Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò to lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của rất nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Với một số lượng đông đảo, chiếm tới hơn 96% tổng số DN, tạo công ăn việc làm cho gần một nửa số lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạch xuất khẩu của cả nước, các DNNVV Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV, vai trò của ngân hàng thương mại, với tư cách là kênh dẫn vốn, ngày càng trở nên quan trọng. Ngược lại đối với các ngân hàng, trong chiến lược kinh doanh của mình, DNNVV luôn chiếm vị trí hàng đầu. Để tạo điều kiện cho nhóm khách hàng này tiếp cận vốn thuận lợi và hiệu quả, các NHTM đã nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng mô hình phương thức quản lý hiện đại vào hoạt động từ đó đã tạo dựng được lòng tin và mối quan hệ gắn bó giữa NH và các DNNVV.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế trong nước và thế giới đang chịu sự ảnh hưởng, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên hoạt động kinh doanh của hầu hết DNNVV Việt Nam đang gặp khó khăn, nhiều DNNVV đã phải hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ, mất khả năng thanh toán… các NHTM vì thế cũng đang đứng trước tình trạng nợ xấu gia tăng do khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút…
Trước thực tế đó, đòi hỏi các Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án ở các Ngân hàng hiện nay chưa được thống nhất đầy đủ về lý luận lẫn thực hành. Chí vì lẽ đó, trong thời gian thực tập ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ,chi nhánh Nam Hà Nội.”
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Chuyên đề này được hoàn thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Hồng Minh và các anh chị cán bộ NHNo &PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn và kính mong sự góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu về Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT VN. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3- Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh xuân,…và thành lập phòng giao dịch số 6 tại trường ĐHKTQD. Phòng giao dịch số 1- chi nhánh Giảng Võ, Chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô..
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều DNNN chưa đứng vũng trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay.. đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các DN đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều NH khác nên đối với Chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân Hàng.. khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNo&PTNT VN và các NH khác đánh giá là một Chi Nhánh hoạt động có hiệu quả, có quy mô lớn.
Thực hiện chính sách của đảng và Nhà nước về CNH- HĐH nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa ban đầu, đóng góp của Chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới NH tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí thành 8 phòng ban. Trong năm 2008 Chi nhánh đã thành lập thêm phòng dịch vụ Marketing, nâng cấp 01 chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I. Hiện tại, chi nhánh Nam Hà Nội gồm 07 phòng nghiệp vụ và 11 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội. Tổng số lao động đến 31/12/2008 là 150 lao động, tăng 01 lao động so với năm 2007.
Phòng tín dụng
Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ
Phòng hành chính nhân sự
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp
Phòng dịch vụ marketing
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Hội Sở
Phòng GD số 5 Thanh Xuân
Phòng GD số 6- ĐH Kinh tế quốc dân
Chi nhánh Nam Đô
Chi nhánh Tây Đô
Chi nhánh Giảng Võ
Ban l·nh ®¹o
Phòng Marketing
Phòng nguồn vốn
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng GD số 4 Triệu Quốc Đạt
Phòng tín dụng
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo và PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
vPhòng tín dụng:
Phòng Tín dụng hay còn gọi là Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi. Phòng có nhiệm vụ sau:
Thu thập quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro.
Thẩm định các khoản vay do Giám đốc quy định.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định ở các chi nhánh trực thuộc.
Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định.
Thực hiện các chế độ thanh tra, báo cáo theo quy định.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu…
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định dự án hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận thực hiện các công trình, các dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thácnguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các chương trình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất với giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, và đề xuất phương hướng khắc phục.
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng ở các chi nhanh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn Nam Hà Nội trực thuộc trên địa bàn.
vPhòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ:
Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hánh quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của NHNo về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân Hàng.
vPhòng hành chính nhân sự:
Xây dựng trương trình công tác hàng tháng, hành quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã dược Giám đốc chi nhánh phê duyệt.Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.
vPhòng thanh toán quốc tế:
Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
vPhòng kế toán Ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn, trình NHNo cấp trên phê duyệt.
v Phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp:
Là Phòng mới được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của NHNo&PTNT.
vPhòng điện toán:
Phòng có nhiệm vụ tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra có nhiệm vụ quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học
vPhòng dịch vụ và marketing:
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khác hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng:
Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhiệm ba chức năng sau:
- Là một tổ chức trung gian tài chính với hoat động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư.
- Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của Khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước.
- Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT VN.
- NHNo&PTNT Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua:
Thực hiện chủ trương và định hướng hoạt động của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Nam Hà Nội xác định nhiêm vụ và mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh là: Huy động vốn, dịch vụ và tín dụng. Từ khâu tổ chức, nhân sự, mở rộng mạng lưới đến cơ chế điều hành kế hoạch, chính sách khách hàng và mọi hoạt động của chi nhánh qua các năm đều bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ trên.
1.1.4.1. Huy động vốn:
Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm. Với nhiều thuận lợi của NH là đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng các hình thức khuyến mãi, tặng quà để nâng cao khả năng thu hút các khoản tiền gửi từ dân cư. Tận dụng mọi mối quan hệ để thu hút các đơn vị, tổ chức kinh tế có , nguồn vốn lớn với giá rẻ. Ngoài ra, Chi nhánh còn tăng cường tìm kiếm tiếp cận tham gia các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy chỉ trong thời gian ngắn Chi nhánh đã huy động được số tiền đủ đáp ứng nhu cầu vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế thiếu vốn.
Bảng 1.1 :Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng - quy VNĐ
Chỉ tiêu
2006
Tỷ trọng
2007
Tỷ trọng
2008
Tỷ trọng
Tiền gửi TCTD
824
10%
572
7%
353
7%
Tiền gửi TCKT
2903
37%
3565
43%
3126
65%
Tiền gửi dân cư
4226
53%
4182
50%
1308
28%
Tổng
7953
100%
8320
100%
4787
100%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo &PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Trong những năm vừa qua, trên địa bàn Hà Nội, các NHTM cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất với nhiều hình thức huy động hấp dẫn. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng được qua nhiều năm, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm và đều đạt vượt mức kế hoạch. Năm 2006, tổng nguồn vốn là 7953 tỷ đồng, vượt 5% so với kế hoạch tốc độ tăng trưởng vốn là 79%. Đến năm 2007, tổng nguồn huy động được là 8320 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2006 và vượt 36% so với kế hoạch. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó lượng vốn huy động giảm đáng kể xuống còn 4787 tỷ đồng nhưng vẫn đạt 130% kế hoạch năm.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần TG, TV TCTD, Chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007, TG TCTD là 572 tỷ, chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn và giảm 252 tỷ so với năm 2006. Tỷ lệ này được giữ nguyên trong năm 2008.
Tiền gửi TCKT có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2007, so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm TG của TCTC, Công ty Chứng khoán và Công ty Bảo hiểm. Đến 31/12/2007, TG TCKT là 3.565 tỷ, tăng 662 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2006, và trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng tiền gửi TCKT giảm nhẹ trong năm 2008 nhưng lại đạt tỷ trọng lớn 65% trong tổng nguồn vốn huy động được.
Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, mức lạm phát trong nước tăng cao khiến đời sống người lao động làm công ăn lương rơi vào khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới việc huy động nguồn tiền gửi dân cư của Ngân hàng, lượng tiền gửi của dân cư tiếp tục giảm mạnh và chỉ đạt 1308 tỷ đồng.
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng:
Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng: như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thoả thuận... cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ tín dụng nói riêng và toàn chi nhánh nói chung, trong năm qua, công tác tín dụng của chi nhánh đã thực sự khởi sắc.
Bảng 1.2: Tình hình hoạt động cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng - quy VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng dư nợ ĐP
1601
1945
1922
Dư nợ ngắn hạn
952
863
1103
Dư nợ trung hạn
88
108
59
Dư nợ dài hạn
561
973
677
Tỉ trọng nợ trung và dài hạn
41%
56%
38%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo &PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Năm 2007, dư nợ địa phương của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tổng dư nợ địa phương năm 2007 đạt 1945 tỷ và giảm nhẹ xuống còn 1922 tỷ trong năm 2008 bằng 98% so với kế hoạch giao.
Cũng trong năm 2007, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Công tác tín dụng trung và dài hạn cũng được chú trọng và phát triển. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả, thực hiện tốt định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng với doanh số tín dụng trung và dài hạn cả năm đạt 1181 tỷ đồng.Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị (thực hiện là 56%, kế hoạch giao là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngân dự án mua Tầu chở dầu của Công ty Vận tải Biển đông (tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ), DA Trường ĐH Thăng Long (49 tỷ)…
Công tác tín dụng ngắn hạn trong năm 2008 có sự tăng trưởng đáng kể. Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1103 tỷ đồng đạt 91% so với năm 2007. Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.3 : Phân tích tình hình nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Nợ xấu
28691
25359
25367
Tỷ trọng
1.79%
1.3%
1.38%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNO&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Chất lượng tín dụng trong những năm vừa qua cũng được cải thiện rõ rệt. So với năm 2006, năm 2007,nợ xấu của Nam Hà Nội giảm 3.332 trđ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 ,2008 lần lượt là 1.3% và 1.38% giảm so với năm 2006 và thấp hơn mức cho phép của Trụ sở chính (3%). Công tác giải quyết nợ quá hạn cũng đã được xử lý trên cơ sở phân loại nợ, đánh giá thực chất nợ xấu để trích dự phòng rủi ro và đảm bảo thực hiện lành mạnh hoá tài chính. Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành đôn đốc thu hồi nợ đảm bảo việc thu nợ đúng hạn.
1.1.4.3. Các hoạt động dịch vụ:
- Hoạt động thanh toán quốc tế:
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng đều tăng qua các năm. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.4: Tổng kết công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị: nghìn USD
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Thanh tóan hàng nhập
103447
147997
73750
Thanh toán hàng xuất
59099
92967
112322
Mua ngoại tệ
107263
154273
162758
Bán ngoại tệ
109404
154287
159689
Thu dịch vụ
209
300
25198
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNO&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
- Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án...
+ Phát hành thẻ : tổng số thẻ chi nhánh phát hành trong năm 2008 là 8.076 thẻ. Trong đó có 7.930 the AMT; 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế.
+ Quản lý giải ngân dự án : Hiện tại Chi nhánh đang là Ngân hàng đầu mối phục vụ giải ngân 6 dự án là : DA Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (102.78 triệu USD) ; Ban quản lý dự án PMU5 (70 triệu USD) ; DA hỗ trợ nông dân nghèo qua sản xuất lụa (0.6 triệu USD) ; DA phát triển độ thị vừa và nhỏ miền trung (2 triệu USD) và DA cải tạo tình trạng dinh dưỡng thông qua bổ sung vitamin A (1.2 triệu USD). Tổng vốn của các dự án là 176.58 triệu USD.
+ Doanh số thanh toán chuyển tiền : tổng số tiền chuyển đi là 6.687 tỷ và tổng số tiền chuyển đến là 7.752 tỷ.
Năm 2008 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 25.198 trđ, tăng , tăng 35% so với năm trước. Tỷ lệ thu dịch vụ đạt 15.08%/tổng thu nhập ròng.
1.1.4.4.Công tác kế toán- tài chính:
Bảng 1.5: Tổng kết công tác kế toán- tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng thu
556189
738093
592083
+ Thu tín dụng
529102
691702
541704
+ Thu dịch vụ
18288
18899
25198
Tổng chi
461630
634409
464823
+ chi trả lãi
433362
550659
399814
Tr.đó: trả phí
5181
20411
19484
Chi phí khác
0
3107
65009
Chênh lệch
94599
103684
127260
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNO&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Qua bảng trên có thể thấy thu nhập của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2008, tổng thu: 592.083 triệu đồng, bằng 89 % so với năm 2007. Trong đó:
+ Thu tín dụng: 541.704 triệu đồng, bằng 85% so với năm trước.
+ Thu dịch vụ: 25.198 triệu đồng, bằng 135% so với năm trước.
- Tổng chi chưa lương: 464.823 triệu đồng, bằng 79% so với năm trước. Trong đó:
+ Chi trả lãi: 399.814 triệu đồng, bằng 79% so với năm trước. Trong đó trả phí là 19.484 trđ, bằng 95% năm trước.
+ Chi khác: 65.009 triệu đồng, bằng 74% năm trước.
- Tổng thu – Tổng chi chưa lương: 127.260 trđ, bằng 178% so với năm trước và đạt 193% kế hoạch giao.
Tổng thu năm 2008 của chi nhánh giảm so với năm trước do từ đầu năm Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHNo Việt Nam đã yêu cầu chi nhánh giảm dư nợ 200 tỷ vào tháng 5/2008.
Tổng chi của Chi nhánh giảm so với năm trước do Chi nhánh thực hành tiết kiệm giảm chi phí hợp lý, điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Do đó quỹ thu nhập năm 2008 của Chi nhánh đã tăng mạnh so với năm trước và hoàn thành vượt mức kế hoạch giao.
Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt: 0.27%.
1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội :
1.2.1 Tổng quan về các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội :
1.2.1.1 Tiêu chí xác định DNNVV :
Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Theo nghị định này, đối tượng được xác định là DNNVV bao gồm các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và Luật DN nhà nước ; Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã ; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký kinh doanh. Như vậy theo định nghĩa này, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn một trong hai tiêu thức lao động hoặc vốn đưa ra trong nghị định đều được coi là DNNVV. Theo cách phân loại này năm 2003, số DNNVV chiếm 96,14% trong tổng số các DN hiện có tại Việt Nam (theo tiêu chí lao động) và chiếm 88,27% (theo tiêu chí vốn đăng ký kinh doanh). Nghị định 90/2001/NĐ-CP chính là một trong những văn bản quan trọng thể hiện sự khuyến khích phát triển DNNVV tại Việt Nam, khẳng định vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế và các chính sách trợ giúp DNNVV phát triển của nhà nước.
1.2.1.2 Đặc điểm các dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV ảnh hưởng tới công tác thẩm định :
Các DNNVV là các DN có quy mô vốn nhỏ và hầu hết hoạt động trong các ngành thương mại dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Cũng như các loại hình DN khác, DNNVV có những đặc điểm nhất định trong quá trình hình thành và phát triển. Các đặc điểm này một mặt tạo thuận lợi, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc vay vốn của DN cũng như công tác thẩm định dự án của các DN này tại ngân hàng.
Về thuận lợi, thường các dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV có vốn ít,mức độ đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp nên việc thẩm định dự án của các DN này thường đơn giản dễ dàng hơn việc thẩm định các dự án quy mô đồ sộ của các DN lớn. Các dự án thường đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro thấp, nên thường được các ngân hàng đánh giá là an toàn.
Vì hoạt động với quy mô nhỏ nên hầu hết các DNNVV đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường do các DN này có lợi thế hơn các DN lớn trong việc nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Nhờ tính năng động này mà các DNNVV dễ dàng tìm kiếm những thị trường ngách và gia nhập thị trường này khi thấy việc kinh doanh có thể thu được nhiều lợi nhuận hoặc rút khỏi các thị trường này khi công việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Lĩnh vực hoạt động của các DN này cũng rất phong phú đa dạng ở nhiều ngành nghề như thương mại, sản xuất, dịch vụ. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng cho các DNNVV sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vòng quay vốn của ngân hàng sẽ nhanh hơn, vì các DNNVV thường vay vốn với thời gian không quá dài, ngân hàng sẽ nhanh chóng thu hồi và tiếp tục cho vay.
Bên cạnh các điểm mạnh trên, các DNNVV có không ít những hạn chế cản trở việc họ tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng. Hầu hết các DNNVV có vốn hình thành DN tương đối nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp hạn chế khả năng vay vốn từ ngân hàng. Phần lớn thủ tục ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo, trong khi đó hầu hết các DNNVV tài sản rất nhỏ do đó TSĐB thường có giá trị thấp, chủ yếu là ở đất của chủ DN nên lượng vốn được phép vay nằm trong giới hạn khiêm tốn so với nhu cầu vốn. Các DN này đều mới thành lập chưa có bề dày và uy tín trên thương trường, lịch sử tín dụng không có hoặc không rõ ràng… điều này khiến cho độ an toàn của các khoản vay không cao, mất điểm trong quá trình thẩm định. Các DNNVV hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu nhiều lĩnh vực, sự phân tán thành nhiều khoản nhỏ trong quy mô vay dẫn đến yêu cầu tập trung nhiều hơn sức lực của cán bộ thẩm định, do đó một cán bộ có thể phải giải quyết nhiều khoản vay hơn.
Hạn chế lớn nhất của các DNNVV chính là năng lực tài chính hạn chế và khả năng quản lý điều hành kém. Các DNNVV thường có cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém lạc hậu, sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, trình độ quản lý thấp không có khả năng trả lương cao cho nhân viên, không thu hút được lao động giỏi. Hầu hết các DN này không có báo cáo tài chính, hoặc báo cáo tài chính không phản ánh hết tình hình thực tế của DN. Mặt khác,các DNNVV rất yếu trong khâu thiết kế và chuẩn bị các dự án vay vốn ngân hàng; Lập luận về sự cần thiết của các dự án cũng như việc tính toán các chỉ tiêu tài chính thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục; điều này đã gây khó khăn cho công tác thẩm định tại ngân hàng.
1.2.1.3. Tình hình cho vay các dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo và PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian qua:
Thời gian qua thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc khuyến khích hỗ trợ phát triển các DNNVV, NHNo và PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc giúp các DN này tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đến hết 31/12/2008 kết quả hoạt động tín dụng DNNVV tại ngân hàng như sau :
Bảng 1.6 : Tình hình tăng trưởng tín dụng của DNNVV
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
1,119,140
1,601,150
1,788,910
2,350,451
Trong đó cho vay DNNVV
287,404
906,294
1,341,924
1,042,965
Ngắn hạn
239,818
371,523
432,637
397,824
trung và dài hạn
47,586
534,771
909,287
645,141
Tỷ trọng/tổng dư nợ
25.68%
56.60%
75.01%
44.37%
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng DNNVV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ gia tăng tín dụng của các DNNVV
Tuy mới hình thành một mô hình quản lý riêng đối với nhóm khách hàng là DNNVV nhưng từ những năm trước đây chi nhánh cũng đã từng bước cơ cấu lại dư nợ cho vay đối với DNNVV. Từ chỗ chỉ tập trung nguồn vốn để cho vay Hộ sản xuất và các Doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty lớn ,chi nhánh đã chuyển cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung cho vay Hộ sản xuất và các DNNVV. Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy dư nợ cho vay DNNVV của NHNo chi nhánh Nam Hà Nội đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, trong đó năm 2006 đạt tỷ lệ tăng trưởng 215%, tiếp tục năm 2007 với tốc độ tăng trưởng đạt 48%, và tụt giảm 22% vào năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dư nợ cho vay DNNVV tăng từ 287404 triệu đồng ở thời điểm cuối năm 2005 lên 1042965 triệu đồng ở thời điểm 31/12/2008. Trong đó tăng chủ yếu ở các khoản vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng dư nợ cho vay cũng tăng từ 25.68% thời điểm cuối năm 2005 lên 75% năm 2007, và giảm xuống còn 44.37% ở thời điểm 31/12/2008. Điều đó thể hiện chi nhánh đã nhận thức tầm quan trọng của việc cho vay DNNVV đối với hoạt động kinh doanh của NHNo nói riêng và nên kinh tế nói chung, bên cạnh đó việc tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với chủ trương của chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo định hướng phát triển của NHNo&PTNT VN, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội đã chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ lệ tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ trọng cho vay DNNN trên tổng dư nợ. Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng nhưng tỷ lệ dư nợ của các DNNVV thuộc thành phần DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, cụ thể như sau:
Bảng 1.7: Phân tích cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
SL
Dư nợ
Tỷ trọng
SL
Dư nợ
Tỷ trọng
SL
Dư nợ
Tỷ trọng
DNNVV
DNNVV
DNNVV
1.DNNN
22
594,546
65.60%
12
799,528
59.58%
18
503,166
48.24%
2.Công ty CP,công ty hợp danh
28
78,286
8.64%
22
331,309
24.69%
26
313,174
30.03%
3.Công ty TNHH
55
191,221
21.10%
27
104,410
7.78%
19
104,561
10.03%
4.DN tư nhân
20
281
0.03%
2
450
0.03%
2
350
0.03%
5.Pháp nhân khác
2
41,960
4.63%
5
106,227
7.92%
2
121,711
11.67%
Tổng cộng
127
906,294
100%
68
1,341,924
100%
67
1,042,962
100%
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng DNNVV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Biểu đồ 1.2 : Phân tích dự nợ DNNVV theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Đến 31/12/2008 tổng số DNNVV còn dư nợ tại NH là 67 DN với số tiền 1042962 triệu đồng. Trong đó nhiều nhất là các DNNN chỉ với 18 DN nhưng chiếm 48% tổng dư nợ DNNVV. Bên cạnh đó tỷ trọng các thành phần kinh tế khác vay vốn tại chi nhánh cũng có sự gia tăng đáng kể. Đến 2008 số công ty cổ phần, công ty hợp danh vay vốn tại NH là 26 DN với dư nợ chiếm 30%, dư nợ DN tư nhân vẫn ở mức thấp chiếm 0,03%.
Bảng 1.8 : Phân tích cho vay DNNVV theo ngành
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Dư nợ
DNNV
Tỷ trọng
Dư nợ
DNNVV
Tỷ trọng
Dư nợ
DNNVV
Tỷ trọng
1.Ngànhcông nghiệp-xây dựng
230,949
25.48%
375,294
27.97%
321,284
30.80%
2.Ngành thương mại, dịch vụ
623,270
68.77%
821,403
61.21%
599,967
57.53%
3.Ngành khác
52,074
5.75%
145,227
10.82%
121,711
11.67%
Tổng cộng
906,293
100%
1,341,924
100%
1,042,962
100%
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động t._.ín dụng DNNVV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Cho vay DNNVV theo ngành kinh tế đã có những thay đổi theo hướng đầu tư đa dạng các ngành nghề. Trong đó thế mạnh chủ yếu là 2 lĩnh vực chính :
Công nghiệp, xây dựng dư nợ 321284 triệu đồng, chiếm 30,8% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV.
Thương mại, dịch vụ dư nợ 599967 triệu đồng, chiếm 57,5% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV.
Có thể nói hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh trong những năm qua đã đạt kết quả khả quan với dư nợ chiếm gần 45% tổng dư nợ cho vay. Nguồn vốn cho vay của chi nhánh đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các DNNVV trên địa bàn, góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh của chi nhánh Nam Hà Nội.
Sự tăng trưởng dư nợ của các DNNVV là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động của các DN nói chung và các DNNVV nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng của các khoản vay của các DN là vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi NH phải có một quy trình, nội dung, cũng như phương pháp thẩm định phù hợp đối với các DN. Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NH là việc cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả kinnh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo Chi nhánh Nam Hà Nội:
1.2.2.1 Quy trình thẩm định :
Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng như chi nhánh Nam Hà Nội chưa ban hành một qui trình, nội dung thẩm định áp dụng riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Chính vì vậy trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định tại cơ sở phải dựa vào qui trình áp dụng chung cho doanh nghiệp để từ đó vận dụng với các DNNVV. Quy trình đó như sau :
Giám đốc
Phê duyệt / không phê duyệt cho vay
Lãnh đạo phòng
(tổ) tín dụng
Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại
Cán bộ thẩm định tín dụng
Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn
(1) (2)
( 1)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn
(2)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định xét duyệt cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Cán bộ thẩm định tín dụng:
Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án/phương án
Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định
Đề xuất cho vay/không cho vay
Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay / không cho vay cho Lãnh đạo Phòng tín dụng
Lãnh đạo Phòng tín dụng
Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/ không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định.
Giám đốc Sở Giao dịch/chi nhánh NHNo & PTNT VN hoặc người được uỷ quyền hợp pháp
Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để quyết định về việc cho vay/không cho vay.
Nếu cần thiết, Giám đốc Sở Giao dịch/ chi nhánh NHNo & PTNT VN có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc Sở Giao dịch hoặc chi nhánh NHNo & PTNT VN xem xét tờ trình để quyết định cho vay / không cho vay.
Quy trình trên được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.
Nhìn chung, quy trình thẩm định dự án SXKD của các DNNVV tại NH thời gian qua được thực hiện một cách khoa học, logic, đảm bảo các bước trong qui trình. Đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng tín dụng của NH thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay các chi nhánh của NHNo&PTNT đã áp dụng mô hình quản lý tín dụng “một cửa”, theo đó cán bộ tín dụng thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Mô hình nhằm giảm thiểu các thủ tục phiền hà cho các DN khi đến vay vốn tại NH, tạo thuận lợi cho các CBTD trong việc quản lý thông tin của khách hàng song nó lại gây nhiều khó khăn khi phải thẩm định các dự án lớn.
1.2.2.2 Các nội dung thẩm định đối với các dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV:
Tùy theo tình hình thực tế và đối tượng khách hàng cụ thể mà nội dung thẩm định cho vay có thể thay đổi song nhìn chung sẽ bao gồm những nội dung sau:
a. Thẩm định khách hàng vay vốn:
* Thẩm định tư cách pháp lý, pháp nhân:
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên mà trước khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét. Năng lực pháp lý được xem là cơ sở để khách hàng có khả năng tham gia vào quan hệ tín dụng hay nói cách khác là khách hàng có “quyền vay vốn”. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và cũng để thực hiện tốt yêu cầu nguyên tắc bảo đảm an toàn vốn vay thì đòi hỏi khách hàng vay phải có đầy đủ năng lực pháp lý. Để xác định doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý hay không, ngân hàng sẽ tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ pháp lý về đơn vị vay vốn theo qui định của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật doanh nghiệp 2005. Doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân cũng có tư cách pháp lý kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Thông thường khi thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng yêu cầu cung cấp một số văn bản sau:
Quyết định thành lập doanh nghiệp, biên bản thành lập doanh nghiệp,…
Điều lệ tổ chức và hoạt động kèm theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (nếu có)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp.
Giấy xác nhận của cơ quan tài chính về mức vốn điều lệ được cấp (đối với doanh nghiệp nhà nước), hoặc biên bản góp vốn của cách thành viên sáng lập công ty có công chứng xác nhận.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất của doanh nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp.
Các tài liệu là cơ sở để cán bộ thẩm định thiết lập hồ sơ pháp lý doanh nghiệp. Cụ thể:
+ Xem xét 3 yếu tố ngành nghề kinh doanh, tổng vốn pháp định, vốn điều lệ có phù hợp không?
+ Thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp theo quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp là bao lâu, có đảm bảo đủ thời gian cho đến khi khoản vay đáo hạn không?
+ Có sự thay đổi về người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp tại thời điểm vay vốn hay không, nếu có thì phải bổ sung các quyết định bổ nhiệm.
+ Trụ sở doanh nghiệp đặt tại đâu?
Thông thường việc thẩm định hồ sơ pháp lý chỉ tiến hành khi doanh nghiệp đến quan hệ vay vốn lần đầu, hoặc không thường xuyên. Còn đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng từ trước thì chỉ cần căn cứ vào hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp lập trước đây, trường hợp có thay đổi gì thì bổ sung thêm vào hồ sơ sự thay đổi đó.
Thời gian qua, tại chi nhánh Nam Hà Nội nội dung thẩm định tính pháp lý, pháp nhân của DN được tuân thủ chặt chẽ. 100% các DN được vay vốn đều có đủ điều kiện về tư cách pháp lý, pháp nhân. Hiện tại chưa có tình trạng sai sót trong thẩm định pháp lý, không có các công ty ma đến lừa đảo vay vốn. Tất cả các DNNVV được vay vốn đều có đăng ký kinh doanh đầy đủ và hợp pháp.
* Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay :
Mục đích sử dụng vốn vay là phương hướng mà theo đó khoản tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp vay được sử dụng. Các Ngân hàng muốn biết một cách đích xác số liệu số tiền vay có được sử dụng vào đúng các mục đích như mua các vật tư, hàng hóa, các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong các dự án hay kế hoạch sản xuất kinh doanh hay không, hay còn sử dụng vào mục đích nào khác. Ngân hàng luôn đòi hỏi người vay phải đưa ra được những lý do vay tiền chính đáng bởi vì như vậy mới thể hiện tính trung thực, độ tin cậy của khách hàng. Một đề nghị vay vốn mà không đưa ra được các lý do đó thì dù khách hàng có tài sản đảm bảo, có khả năng trả nợ thì ngân hàng cũng chẳng bao giờ đáp ứng số vốn đó. Vì vậy cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm do doanh nghiệp lập để xem xét đối tượng xin vay, đối tượng sản xuất kinh doanh có phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh hay không, có thuộc đối tượng pháp luật cấm, hạn chế hay không.
* Thẩm định khả năng tài chính của DNNVV :
Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ có những điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng bởi vì nó phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp đó. Khả năng tài chính vững mạnh sẽ là cơ sở để ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Vì ngoài nguyên nhân nó là sức mạnh cạnh tranh của khách hàng, nó còn là một đảm bảo cho khoản vay trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ từ việc kiếm lợi nhuận từ họ. Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm thường xuyên đến vấn đề phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ pháp lý, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu về tình hình tài chính như :
Bảng cân đối kế toán 2 năm liền kề, quý gần nhất.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề, báo cáo quý gần nhất.
Thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan : báo cáo chi tiết về tình hình công nợ của doanh nghiệp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán(nếu có),…
Các báo cáo trên do doanh nghiệp lập và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của tài liệu theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp do nhà nước ban hành.
Trên cơ sở số liệu các báo cáo có liên quan trên, kết hợp với việc nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp (kể cả thông tin CIC- Trung tâm tín dụng) và trình độ kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp của cán bộ thẩm định, tái thẩm định, đi sâu đánh giá phân tích từ đó đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích tài chính DN là rất nhiều, tuy nhiên đối với DNNV cán bộ thẩm định thường dùng một số hệ số sau :
Ø Tỷ suất tự tài trợ :
Nguồn vốn chủ sở huữ( mục B,nguồn vốn)
Tỷ suất tự tài trợ = x 100%
Tổng nguồn vốn
Việc tính toán chỉ tiêu này nhằm xác định khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn, tỷ lệ hợp lý ít nhất là 8%.
ØChỉ tiêu năng lực đi vay của doanh nghiệp
Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta thì chỉ tiêu này được xác định :
Tổng số vốn của doanh nghiệp
Năng lực đi vay của =
doanh nghiệp Tổng dư nợ vay các tổ chức tín dụng
Trong đó :
+ Tổng số vốn của doanh nghiệp là vốn của chính bản thân doanh nghiệp đó lấy từ các nguồn khác nhau.
+ Tổng dư nợ vay các tổ chức tín dụng bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các khoản vay khác.
Có 2 trường hợp xảy ra :
+ Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 có nghĩa là doanh nghiệp còn tiếp tục có khả năng vay vốn.
+ Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 có nghĩa là ngân hàng cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho vay khi doanh nghiệp đề nghị vay vốn tránh trường hợp sau này doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
Ø Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trong hoạt động tín dụng thì vấn đề khả năng thanh toán của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Bởi vì, nếu không trả đúng kỳ hạn thì gây ách tắc trong khâu huy động vốn và cho vay sau này đồng thời ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngân hàng. Khi thẩm định chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau :
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn(mục A tài sản)
Hệ số thanh toán =
ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn( phần I mục A nguồn vốn)
Hệ số này chỉ mức độ thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản sẵn sàng chuyển thành tiền mà không thất thoát. Chỉ tiêu này >=1 thì DN có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Tuy nhiên một số hệ số quá cao không phải lúc nào cũng là tốt, nó có thể đưa đến nhận định : quá nhiều tiền nhàn rỗi, quá nhiều hàng tồn kho, quá nhiều khoản phải thu. Hệ số này nhỏ hơn có thể nhận định : trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều, dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định hoặc trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong hoạt động kinh doanh để chi trả. Hệ số này còn phụ thuộc chất lượng tài sản ngắn hạn, nhìn chung có thể cho phép hệ số này thấp hơn khi mà chất lượng tài sản ngắn hạn tương đối cao
+ Hệ số thanh toán tài sản ngắn hạn
Vốn bằng tiền(phần I,II mục A tài sản)
Hệ số thanh toán =
tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn( mục A tài sản)
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy hệ số này là hợp lý trong khoảng lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,5 thì DN có thể gặp khó khăn trong thanh toán do vậy DN có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ. Mặt khác, hệ số này nếu quá cao cũng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn đến vòng luân chuyển tiền chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Hệ số đầu tư
Tổng tài sản cố định(II mục B tài sản)
Hệ số đầu tư =
Tổng tài sản
Khi đánh giá phân tích hệ số này phải căn cứ từng ngành, lĩnh vực để đánh giá cho phù hợp. Hệ số này hợp lý với từng lĩnh vực như sau :
Ngành công nghiệp, thăm dò khai thác dầu mỏ : 0,9
Công nghiệp luyện kim : 0,7
Công nghiệp chế biến : 0,1
Các ngành khác nhỏ hơn, nhất là ngành thương mại dịch vụ tùy từng hoạt động kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh cụ thể( đổi mới, thay đổi, nâng cấp) để nhận xét đánh giá.
Thực tế khi cung cấp tài liệu để thẩm định tài chính, các DN chỉ mới đưa ra bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Hai tài liệu này phần lớn chỉ lập cho 1 năm tài chính, rất ít DN đảm bảo cung cấp 2-3 năm liền kề.
Phân tích tình hình tài chính của DN trước khi quyết định cho vay là một nội dung rất quan trọng vì vậy NHNo Nam Hà Nội rất chú trọng đến công tác này. Các DN đến vay vốn đều phải trải qua quá trình thẩm định tài chính thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu này đều được tính toán một cách đơn giản thông qua bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là độ chính xác của các con số mà DN cung cấp. Vì phần lớn DNNVV không qua kiểm toán của cơ quan nhà nước, vì vậy họ có thể lập số liệu có lợi cho DN vay vốn. Do đó cán bộ thẩm định cần kiểm tra và kết luận về tính chính xác của số liệu mà các DN đưa ra thì mới có thể đánh giá đúng về tình hình tài chính của các DN có lành mạnh và khả quan hay không.
b. Thẩm định dự án vay vốn :
* Thẩm định thị trường :
Thẩm định thị trường là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng vì nó là một trong những yếu tố quyết định khả năng hoàn vốn đầu tư, khả năng trả nợ cũng như đóng góp của dự án đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Thẩm định thị trường đối với DN thường được xem xét trên hai khía cạnh là thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ø Thị trường cung cấp nguyên vật liệu :
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy là nguồn trong nước hay nước ngoài ? Nguồn trong nước bao giờ cũng ổn định hơn nguồn nhập khẩu, ít chịu biến động về mặt tỷ giá, phương thức thanh toán hay biến động về tình hình tài chính của khu vực.
Địa điểm xây dựng có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính hay không, trữ lượng, chất lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, có thuận lợi về giao thông để chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm không ?..
Giá cả nguyên vật liệu có phù hợp không ? giá độc quyền hay cạnh tranh ?
Việc khai thác nguyên vật liệu có phù hợp với quy hoạch vùng nguyên vật liệu không ?
Dự đoán nguyên vật liệu của nhà máy trong tương lai có bị thu hẹp hay phải sử dụng các nguyên liệu khác thay thế.
Ø Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được hay không, đây là vấn đề các nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn hết sức quan tâm. Một dự án đầu tư dù quy trình công nghệ có tiên tiến đến đâu nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng và tính khả thi của dự án và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của ngân hàng.
Do vậy khi thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, dưới góc độ nhà tài trợ vốn, ngân hàng cần quan tâm, xem xét và tư vấn cho chủ đầu tư trong một số lĩnh vực có liên quan :
Thị trường hiện tại của sản phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại sẵn có trong vùng, trong nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này.
Đối tượng tiêu thụ sản phẩm dự án : đối tượng là đông đảo người tiêu dùng hay mang tính cá biệt , nhu cầu tiêu dùng, mức độ tiêu dùng.
Giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm so với sản phẩm cùng loại cạnh tranh của đơn vị khác, sản phẩm của dự án có bị các sản phẩm khác thay thế không, khả năng trong tương lai có phải giảm giá không ?
Các biện pháp tiếp thị, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, kể cả chính sách giá cả, tổ chức hệ thống phân phối, bao bì, quảng cáo,…
Từ các vấn đề trên, cán bộ thẩm định nhận xét đánh giá về thị trường hiện tại cũng như tương lại đối với sản phẩm của dự án để có ý kiến trong báo cáo thẩm định.
Thực tế tại NHNo Nam Hà Nội vấn đề thẩm định thị trường chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. CBTD khi tiến hành thẩm định kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường mới chỉ xem xét phân tích chung chung và dừng lại ở nội dung phương án do DN cung cấp như : đếm đủ giấy tờ, thủ tục cần thiết, xem xét sản phẩm chính của DN thuộc loại nào, đối tượng vay vốn để tạo ra sản phẩm ra sao, kết quả hoạt động kinh doanh trong kì thế nào,lãi hay lỗ… mà hầu như chưa quan tâm đến định mức sản xuất sản phẩm, ưu thế tiêu thụ trên thị trường. Một thực trạng là kế hoạch, phương án sản xuất do doanh nghiệp lập chỉ mang hình thức nhằm đối phó với ngân hàng, ước lượng đầu vào, đầu ra gần như do DN tự ‘bốc thuốc’. Điều này gây khó khăn lớn cho CBTD khi thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các kết quả thẩm định hầu như mới chỉ dừng lại ở nhận xét định tính, chủ quan theo kinh nghiệm nghề nghiệp mà thiếu cơ sở khoa học.
* Thẩm định kỹ thuật công nghệ :
Đây là nội dung khá phức tạp, khó khăn cho các cán bộ thẩm định do các cán bộ tại ngân hàng không thể am hiểu chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật của nhiều ngành. Nếu cần thiết phải thuê chuyên gia tư vấn có quy định quyền lợi và trách nhiệm về một số khía cạnh kinh tế và giá cả của máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất.
Đối với khách hàng là DNNVV, đa số dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không có yêu cầu kỹ thuật không quá cao và không quá phức tạp nên nội dung khi thẩm định vấn đề kỹ thuật công nghệ được xem xét trên một số khía cạnh sau :
Ø Thẩm định địa điểm xây dựng : theo các nguyên tắc cơ bản :
Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
Đảm bảo cung cấp đủ kiện, nước cho sản xuất, cơ sở hạ tầng thuận lợi hoặc đã có sẵn.
Gần nơi cung cấp nguồn nhân lực.
Đảm bảo quy hoạch của địa phương.
Không gây ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo an ninh
Từ các yêu cầu đó chúng ta đánh giá phương án địa điểm đã lựa chọn(thường theo phương án thang điểm), nếu đạt yêu cầu(từng tiêu thức đều trên mức bình quân, điểm tổng hợp cao hơn mức yêu cầu) thì phương án địa điểm được coi là chấp nhận. Còn trong trường hợp có nhiều phương án địa điểm chúng ta xác định điểm tổng hợp và lựa chọn địa điểm tối ưu.
Để chọn được địa điểm phù hợp tất cả điều kiện trên là rất khó, tuy nhiên nên nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng từng nhân tố để lựa chọn địa điểm thích hợp nhất.
Ø Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị
Căn cứ vào yêu cầu của DA chúng ta sẽ xác định các yêu cầu về công nghệ. Những vấn đề cần phân tích bao gồm : quy mô DA(để xác định công suất), tính chất sản phẩm(để xác định loại hình công nghê), các yêu cầu pháp lý đối với công nghệ(đảm bảo môi trường, an toàn lao động, chống cháy nổ…), giá cả công nghệ.
Ngoài ra cần xem xét các nội dung sau :
Công nghệ là mới hay cũ, lạc hậu mà các nước phát triển thải ra.
Máy móc thiết bị đi theo công nghệ này do nước nào sản xuất, có khuyến cáo nên dùng hay không ?
So sánh công nghệ trước đó ngân hàng đã đầu tư với công nghệ của dự án này.
Máy móc thiết bị có đồng bộ không, nhà cung cấp có chuyển giao đầy đủ công nghệ không, nếu công nghệ chuyển giao không đồng bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có bảo đảm chất lượng của sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng và phù hợp với khả năng nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ? Nếu không sẽ dẫn đến lãng phí khi vận hành.
Từ các yêu cầu thiết bị công nghệ xác định các tiêu thức đánh giá công nghệ và tiến hành đánh giá công nghệ đã lựa chọn trong DA (có thể theo phương pháp cho điểm) để xác định tính khả thi của phương án công nghệ đã lựa chọn. Nếu có nhiều phương án công nghệ thì tiến hành so sánh để lựa chọn phương án công nghệ tối ưu.
Ø Thẩm định xây dựng nhà xưởng
Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc phù hợp với thiết bị công nghệ lựa chọn, tiến độ thi công phải phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị.
Đảm bảo điều kiện về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động.
Thỏa mãn các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, nhận xét các giải pháp về môi trường.
Bố trí các hạng mục công trình(nhà xưởng, văn phòng, kho bãi,…) tiết kiệm, hợp lý. Xem xét dự toán công trình có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa có dự toán hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư.
Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo Nam Hà Nội chủ yếu là tập trung vào một số lĩnh vực có công nghệ sản xuất tương đối không quá phức tạp, một phần do vốn đầu tư không lớn. Tuy nhiên cũng có một số dự án có kỹ thuật khá phức tạp như : dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nhà máy thủy điện Bắc Bình, nhà máy cán thép nóng cảng Cái Lân, dự án mua tàu chở dầu của công ty Vận tải Biển Đông…Đối với các dự án ngày, NH phải sử dụng kết quả kiểm định của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
* Thẩm định về môi trường và bảo vệ tài nguyên
Căn cứ thông tư hướng dẫn của Bộ khoa học công nghệ môi trường về đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án đầu tư, việc thẩm định môi trường và bảo vệ tài nguyên được tiến hành đánh giá tác động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường (nếu có).Ø Đánh giá những yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường
Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án (chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh thái,…)
Nhận xét khái quát về mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện dự án.
Thuyết minh các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động của dự án(khí thải, nước thải, chất rắn, tiếng ồn…) và dự đoán mức ảnh hưởng có thể xảy ra.
Ø Đánh giá các biện pháp khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường : hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải, chất rắn…, các biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm có được xem xét đến trong dự án không ?
Nếu khía cạnh môi trường và bảo vệ tài nguyên không được quan tâm, khi tiến hành cho vay mà dự án bị đình chỉ hoạt động do ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN từ đó ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng.
Nhưng thực tế đây là nội dung ít được chú trọng xem xét một cách kỹ lưỡng trong công tác thẩm định tại NH. Nguyên nhân là do các DA của các DNNVV có quy mô không lớn, thường chỉ khai thác nguyên liệu và các điều kiện sản xuất giản đơn, không sử dụng nhiều máy móc, hóa chất, nguyên liệu đặc thù hay độc hại, các chất thải của các DA ít tác động tới môi trường.
* Thẩm định về tổ chức quản lý
Việc thực thi dự án sẽ gặp khó khăn thậm chí không có hiệu quả nếu khâu tổ chức và quản lý yếu kém. Vì vậy nhận xét khâu tổ chức quản lý của chủ đầu tư là rất cần thiết.
Khi thẩm định phương diện này cần lưu ý các khía cạnh sau :
Môi trường pháp lý của chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật nhà nước như : luật DN, luật thuế, luật lao động, luật dân sự,…
Năng lực trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý, uy tín điều hành của tổng giám đốc, chủ DN và các thành viên khác trong ban điều hành, mức độ am hiểu đối với các ngành nghề dự định kinh doanh.
Trình độ chuyên môn của các phòng ban trong việc đảm đương nhiệm vụ, khả năng vận hành máy móc thiết bị của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Mối quan hệ trong giao tiếp, tiếp thị.
Chính sách đối với công nhân lao động, chính sách khuyến khích sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo DN là vấn đề hạn chế lớn nhất và cũng là vấn đề đáng quan tâm của ngân hàng. Như đã đề cập ở trên, các DNNVV là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, những DN mới thành lập, ban lãnh đạo thường là những người trẻ tuổi hoặc những người chưa được đào tạo chính thức về trình độ quản lý cũng như chuyên môn về kinh tế, về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các vấn đề pháp luật. Nhưng tại chi nhánh, nội dung thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý chỉ được xem xét ở các dự án lớn, các DN có lịch sử tín dụng lâu dài với NH còn đối với các DNNVV lại thường không được chú trọng, một số dự án còn bị bỏ qua nội dung này do các CBTD phần lớn chỉ quan tâm đến TSĐB của DN.
* Thẩm định phương diện tài chính dự án đầu tư :
Ø Nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ
Tổng VĐT là VĐT được dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án được phân tích, tính toán xác định trong dự án đầu tư.
ViÖc thÈm ®Þnh tæng vèn ®Çu t lµ rÊt quan träng ®Ó tr¸nh viÖc khi thùc hiÖn, vèn ®Çu t t¨ng lªn hoÆc gi¶m ®i qu¸ lín s¶n phÈm víi dù kiÕn ban ®Çu, dÉn ®Õn viÖc kh«ng c©n ®èi ®îc nguån, ¶nh hëng ®Õn hiÖu qu¶ vµ kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n. X¸c ®Þnh tæng vèn ®Çu t s¸t thùc tÕ sÏ lµ c¬ së ®Ó tÝnh to¸n hiÖu qu¶ tµi chÝnh vµ dù kiÕn kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n.
Các vấn đề cần xem xét cụ thể trong việc thẩm định tổng VĐT :
*Nhu cầu vốn
Tổng VĐT được duyệt :…
Gồm : + VĐT cơ bản :…
xây lắp
Thiết bị
Chi phí khác
Dự phòng
Lãi vay trong thời gian xây dựng
+ Vốn lưu động : …
* Nguồn vốn đầu tư
- Vốn tự có… chiếm tỷ trọng trong tổng VĐT…
- Vốn vay… chiếm tỷ trọng trong tổng VĐT…
Vốn vay gồm :
+ Vay quỹ hộ trợ đầu tư… lãi suất…
+ Vay NHTM A…………. lãi suất…..
+ Vay NHTM B………….lãi suất……….
Các loại vốn khác (nếu có)
*Kế hoạch trả nợ
- Tổng mức vay vốn đầu tư cơ bản : + vay NHTM A
+ vay NHTM B
+ vay NHNo
Nếu vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng thì tính chung nhưng phải ghi rõ vốn NHNo tham gia, ngân hàng nào làm đầu mối
Lãi suất cho vay
Thời hạn vay
Thời gian ân hạn
Kỳ hạn nợ
Nguồn trả nợ.
C¸n bé thÈm ®Þnh ph¶i xem xÐt, ®¸nh gi¸ tæng vèn ®Çu t cña dù ¸n ®· ®îc tÝnh to¸n hîp lý hay cha, tæng vèn ®Çu t ®· tÝnh ®ñ c¸c kho¶n cÇn thiÕt cha, cÇn xem xÐt c¸c yÕu tè lµm t¨ng chi phÝ do trît gÝa, ph¸t sinh thªm khèi lîng, dù phßng viÖc thay ®æi tû gi¸ ngo¹i tÖ nÕu dù ¸n cã sö dông ngo¹i tÖ. Th«ng thêng, kÕt qu¶, phª duyÖt tæng vèn ®Çu t cña c¸c cÊp cã thÈm quyÒn lµ hîp lý. Tuy nhiªn, trªn c¬ së nh÷ng dù ¸n t¬ng tù ®· thùc hiÖn vµ ®îc Ng©n hµng ®óc rót ë giai ®o¹n thÈm ®Þnh dù ¸n sau ®Çu t (vÒ suÊt vèn ®Çu t, vÒ ph¬ng ¸n c«ng nghÖ, vÒ c¸c hµng môc thùc sù cÇn thiÕt vµ cha thùc sù cÇn thiÕt trong giai ®o¹n thùc hiÖn ®Çu t, v.v), CBTD sau khi so s¸nh nÕu thÊy cã sù kh¸c biÖt lín ë bÊt kú mét néi dung nµo th× ph¶i tËp trung ph©n tÝch, t×m hiÓu nguyªn nh©n vµ ®a ra nhËn xÐt. Tõ ®ã, ®a ra c¬ cÊu vèn ®Çu t hîp lý mµ vÉn ®¶m b¶o ®¹t ®îc môc tiªu dù kiÕn ban ®Çu cña dù ¸n ®Ó lµm c¬ së x¸c ®Þnh møc tµi trî tèi ®a mµ Ng©n hµng nªn tham gia vµo dù ¸n.
Ø Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Khi quyết định đầu tư khách hàng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như NPV, IRR,PP hay PI. Tương tự khi quyết định cho vay NH cũng dựa vào các chỉ tiêu này. Tuy nhiên, khi lập dự án nộp vào NH mục tiêu của khách hàng là muốn vay vốn ngân hàng nên có thể đã bóp méo các chỉ tiêu này. Do vậy , cán bộ thẩm định cần thẩm định để xác định rõ thực chất của dự án.
*Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng của một DA đầu tư tại thời điểm(đầu thời kỳ phân tích hay cuối thời kỳ phân tích) là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời DA đã được đưa về cùng một thời điểm.
Nếu DA có NPV>=0 thì về mặt tài chính DA có hiệu quả hay DA có thể chịu đựng được về mặt tài chính trong vòng đời DA.
Công thức
n CFi
NPV= ∑
i=0 (1+r)i
CFi : dòng tiền của DA ( kể cả dòng tiền vào và dòng tiền ra)
Dòng tiền vào hàng năm là khoản chênh lệch thu> chi sau khi điều chỉnh các khoản thu nhập- chi phí bao gồm khấu hao cơ bản+lãi tiền vay vốn cố định+ lợi nhuận ròng theo các năm.
Dòng tiền ra hàng năm là chênh lệch chi>thu
Đối với DA mới đó chính là VĐT bỏ vào các năm theo tiến độ tiếp nhận vốn.
r : lãi suất chiết khấu (thường là lãi suất bình quân của các nguồn vốn tham gia vào DA)
1 hệ số chiết khấu
1+r
i : thời gián của vòng đời DA
*Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ IRR :
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của DA về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu=tổng chi. Nói cách khác IRR đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu._.ện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Ngân hàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo. Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án
* Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính
Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án cần quan tâm, xem xét với hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, RR, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ…để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của dự án. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cùng cần quan tâm đến những biến động của môi trường bên ngoài, đến những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với dự án. Đối với yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính toán NPV yếu tố này không bị ảnh hưởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu về tài trợ) song cũng cần thiết phải xem xét đến lạm phát cùng với những thay đổi của thị trường để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn khi phân tích dự án.
* Đối với nội dung phân tích độ an toàn của dự án thông qua phân tích rủi ro
NH nên yêu cầu CBTD phải tiến hành phân tích độ nhạy của dự án bởi đây là biện pháp quan trọng để ước lượng và quản lý rủi ro, những biến động theo chiều hướng bất lợi của một số chỉ tiêu có thể làm thay đổi lớn các số liệu tài chính và dẫn tới sự phá sản của dự án, làm mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hơn nữa, các CBTD cũng phải tiến hành phân tích điểm hòa của dự án, từ đó xác định khả năng thanh toán nợ của dự án.
2.2.4 Hoàn thiện phương pháp thẩm định:
Bên cạnh, các yếu tố thuộc về tổ chức và nội dung, phương pháp thẩm định đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án. Việc vận dụng phương pháp thẩm định nào và ở mức độ như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của cán bộ thực hiện. Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản lý và nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá dự án được khách quan, toàn diện, chuẩn xác và kịp thời.
Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án:
Thứ nhất, kết hợp các phương pháp thẩm định trên cơ sở phát huy những thế mạnh của từng phương pháp. Việc vận dụng các phương pháp phải đảm bảo không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án thông qua việc so sánh, đối chiếu với các văn bản quy định của pháp luật mà còn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể trong từng nội dung. Kết hợp các phương pháp thẩm định trong phân tích, đánh giá giúp nhìn nhận dự án được khách quan và toàn diện hơn.
Thứ hai, lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung của dự án. Bằng trình độ, khả năng và kinh nghiệm, cán bộ thẩm định cần thiết sử dụng phương pháp thích hợp với từng nội dung để đạt hiệu quả công việc. Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp theo hướng: (1) Phương pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của cán bộ thực hiện (2) Phương pháp lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng đúng những yêu cầu, quy định của nhà nước (3) Phương pháp lựa chọn phải tối ưu trong số các phương pháp đưa ra.
Đối với thẩm định các yếu tố thuộc về pháp lý, phương pháp sử dụng có hiệu quả nhất là so sánh, đối chiếu, thẩm định theo trình tự. Đối với các nội dung khác cần kết hợp giữa so sánh, dự báo, phân tích độ nhạy cảm hoặc triệt tiêu rủi ro.
Khi áp dụng phương pháp so sánh cần thiết phải hiểu rõ cơ sở, căn cứ để so sánh và tính toán. Việc so sánh phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, mục tiêu của dự án chứ không chỉ dựa trên ý muốn chủ quan hay mục đích sử dụng của chủ đầu tư. Việc so sánh được thực hiện đối với các dự án tương tự đang hoạt động tuy nhiên những thông tin thu thập chỉ có tính chất tham khảo. Cần phải chú ý đến đặc thù của doanh nghiệp và những khó khăn riêng của dự án khi tiến hành so sánh.
Thứ ba, đối với phương pháp phân tích độ nhạy cảm. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp phát hiện những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Để phát huy có hiệu quả khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những thông số chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến dự án để phân tích, chú ý đến những đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng. Cần quan tâm xem xét thoả đáng đến tỷ suất chiết khấu chuẩn làm cơ sở tính toán chính xác các chỉ tiêu cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Đây là cơ sở và căn cứ cho việc huy động nguồn tài trợ cho dự án.
.
Thứ năm, tăng cường việc áp dụng các mô hình và phương pháp phân tích hiện đại để đánh giá. Sử dụng nhiều phương pháp phân tích rủi ro trong công tác thẩm định dự án. Cần thiết tham khảo các phương pháp đánh giá rủi ro ở các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổng công ty lớn,…để vận dụng. Bước đầu xác định những yếu tố rủi ro có thể xảy ra đối với dự án theo từng giai đoạn (thực hiện đầu tư, vận hành khai thác) sau đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính khả thi.
2.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế, và đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự lớn mạnh của ngành ngân hàng, một trong những ngành then chốt của đất nước thì việc cạnh tranh về chất xám cũng như công nghệ hiện đại giữa các NH là một vấn đề không tránh khỏi. Vì vậy muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường, thì giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà các NH quan tâm hàng đầu.
Riêng trong lĩnh vực tín dụng NH, đây là hoạt động phức tạp và tập trung nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh NH, đòi hỏi công tác thẩm định dự án sản đầu tư của các DN phải thật sự chặt chẽ và không ngừng được nâng cao. Vậy nên, càng đòi hỏi đội ngũ CBTD thực hiện công tác này phải có trình độ vững vàng, kiến thức sâu rộng về mọi mặt của xã hội, nền kinh tế.
Để là tốt công tác thẩm định dự án đầu tư của các DN, các cán bộ quản lý cũng như CBTD không chỉ có năng lực chuyên môn cao mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và có khả năng làm việc dưới nhiều áp lực. Họ phải là những người có kỹ năng phân tích, có sự am hiểu tường tận về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nắm bắt được luật pháp, tập quán, thực tiễn hoạt động của các DN, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về DN, tạo điều kiện để ra quyết định tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro cho NH.
Hiện nay, NHNo Nam Hà Nội có một đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng trẻ, mới ra công tác được một vài năm. Ưu thế của các nhân viên trẻ là rất năng động nhiệt tình, tinh thần sáng tạo và ham học hỏi cao, khả năng nắm bắt công việc nhanh nên dễ đào tạo. Tuy nhiên, đây cũng là những người chưa qua kinh nghiệm về công việc, kiến thức thực tế về mọi mặt kinh tế xã hội chưa vững vàng, nên bản lĩnh trong công việc chưa cao đòi hỏi NH phải mất thời gian và chi phí đào tạo. Do vậy, để phát huy những lợi thế và hạn chế khắc phục những tồn tại trên chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, NH cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân viên, xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý, phải đặt ra các điều kiện và yêu cầu tổi thiểu về trình độ và kinh nghiệm nhằm lựa chọn được những ứng cử viên có trình độ, phẩm chất đạo đức để đảm nhận tốt công việc được giao. Việc tuyển dụng nhất thiết phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, mang tính bài bản, chuyên nghiệp hơn. Có như thế thì NH sẽ giảm được nhiều chi phí và thời gian đào tạo.
Thứ hai, NH có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho CBTD. Hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cử cán bộ đi học các lớp về nghiệp vụ tại các trung tâm uy tín như Trung tâm đào tạo NH, Hiệp hội ngân hàng,…. Trang bị thường xuyên cho cán bộ các kiến thức về pháp luật, thị trường, kinh tế, các chính sách, chủ trương của Nhà nước, địa phương,…tạo điều kiện cho họ tự nâng cao trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa, NH phải đặt ra những điều kiện bắt buộc về chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực tài chính DN, tài chính NH, có khả năng phân tích tài chính, phân tích dự án đầu tư, phương án kinh doanh, nắm bắt và hiểu rõ các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn của NHNN, các cơ quan Bộ ngành cũng như của chi nhánh. Trong quá trình làm việc, NH cũng phải thường xuyên kiểm tra khả năng của nhân viên và kiên quyết sàng lọc những nhân viên không đủ năng lực và tư cách để đáp ứng yêu cầu công việc.
Thứ ba, NH cần thực hiện công tác phân công công việc theo năng lực và sở trường của từng cán bộ để phát huy hết khả năng của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Những cán bộ có trình độ cao, làm việc lâu năm được phân công đảm nhiệm những món vay khó, có giá trị lớn, có thời hạn dài và rủi ro cao, còn những cán bộ trẻ đảm nhận những khoản vay nhỏ có độ rủi ro thấp. Để thực hiện phân công công việc hợp lý thì NH cần phải tìm hiểu về năng lực, sở trường của từng CBTD, thực hiện đề bạt những cán bộ giỏi. Đồng thời, NH cũng cử những cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp cán bộ trẻ.
Thứ tư, NH nên quy định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng đối với từng nhân viên và cán bộ NH, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của họ để kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý. Những trường hợp vi phạm quy định, không hoàn thành công việc được giao phải cương quyết xử lý, thưởng phạt phân minh. Chính điều này sẽ kích thích cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao.
Thứ năm, NH phải có chế độ lương bổng, khen thưởng, trợ cấp hợp lý dành cho những cán bộ hoàn thành tốt công việc, chủ động tích cực tìm kiếm khách hàng. NH cần có chế độ trợ cấp trong trường hợp cán bộ phải đi công tác nhằm làm giảm bớt khó khăn cho cán bộ, khuyến khích tinh thần trách nhiệm làm việc cũng như lòng hăng say công việc của họ.
Thứ sáu, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài những biện pháp nêu trên, NH cũng phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, giao lưu học hỏi kinh giữa các chi nhánh và từ các NH hàng, tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi… Qua đó, các CBTD sẽ học hỏi được kinh nghiệm cũng như bí quyết làm việc lẫn nhau, tự họ sẽ cảm thấy bản thân còn hạn chế ở những điểm nào và tìm cách khắc phục để nâng cao trình độ của mình.
Thứ bảy, một thực tế ở NHNo Nam Hà Nội cũng như nhiều NH thương mại khác là nhiều nhân viên sau khi làm việc vài năm ở NH sẽ chuyển sang làm ở NH khác nơi có chính sách lương bổng, chế độ đãi ngộ cũng như môi trường làm việc tốt hơn. Để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám như trên, chi nhánh cần có chính sách giữ và thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi thông qua chính sách lương bổng, trợ cấp, tạo môi trường là việc thoải mái, cởi mở, tạo điều kiện thăng tiến cho họ. Có như vậy, nhân viên mới cảm thấy thoải mái khi làm việc đồng thời họ cũng thấy rằng giá trị bản thân đã được NH tôn trọng và đề cao.
Tóm lại để nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và hoàn thiên công tác thẩm định nói riêng, trong thời gian tới, NH cần phải đổi mới một số chính sách quản lý, chính sách tín dụng nhằm phát huy sức mạnh nội lực cũng như khuếch trương thương hiệu.
2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ
Công nghệ trang thiết bị là một trong những yếu tố then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi NH. Chính nó đóng vai trò rất lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như vị thế của NH trên thương trường. Vì thế, trong mọi giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh NH đặc biệt là hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận các NH đều đề cập tới các biện pháp nâng cao trình độ công nghệ.
Đối với công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV thì yếu tố công nghệ- trang thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thu thập, xử lý và phân tích các thông số về DN cũng như dự án của họ.
Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ, NHNo Nam Hà Nội đã rất chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy tính nối mạng cho từng cán bộ nhân viên phục vụ công việc. Trong những năm tới, chi nhánh sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án IPCAS “hiện đại hóa hệ thống thông tin ngân hàng”, từ đó sẽ trợ giúp đắc lực cho các CBTD trong các nghiệp vụ của mình.
Như vậy,về trang thiết bị công nghệ là đã có nhưng vấn đề là hiệu quả sử dụng những trang thiết bị đã có tại NH lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới chi nhánh cần giải quyết sớm sự yếu kém trong công nghệ: lựa chon và tuyển dụng những cán bộ tin học có trình độ thực sự, mở các lớp đào tạo về tin học ứng dụng để nâng cao trình độ thực sự của CBTD bởi vì các phần mềm tin học ứng dụng là những công cụ hiệu quả, giúp cho công tác thẩm định nhanh hơn và chính xác hơn, giảm thiểu sai sót.
Một nhược điểm nữa là hiện nay hệ thống máy tính của chi nhánh thường xuyên bị nhiễm virus làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của hệ thống này cũng như làm giảm mức độ bảo mật của hệ thống. Vì vậy, chi nhánh cần trang bị một hệ thống diệt virus chung và hiệu quả. Bên cạnh đó, NH cũng nên xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên về công nghệ thông tin để giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ thống mạng và máy tính trong quá trình sử dụng.
2.2.7 Giải pháp xây dựng chiến lược khách hàng
Ngoài những giải pháp nêu trên thì việc xây dựng chiến lược khách hàng là một giải pháp vô cùng quan trọng bởi công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DN có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính các DN. Nếu như quan hệ giữa NH và doanh nghiệp là tốt đẹp thì việc cấp tín dụng theo nhu cầu của DN sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Do vậy, NH nói chung và CBTD tiếp xúc với khách hàng là các DN nói riêng cần xây dựng chiến lược khách hàng với nội dung sau:
* Củng cố phát triển khách hàng truyền thống
Việc thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng luôn là mục tiêu vươn tới của các NH bởi nó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của NH trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thông qua mối quan hệ lâu dài với khách hàng mà đặc biệt là các DN, NH có điều kiện tham gia vào các hoạt động của các DN, từ đó thực hiện tư vấn cho họ không chỉ trong cách lập hồ sơ vay vốn, lập phương án kinh doanh, dự án đầu tư mà còn tư vấn cho họ về hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc phân tích, xem xét vấn đề tài chính giúp họ nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh,… Điều này, một mặt giúp NH thu thập được các thông tin về DN một cách nhanh nhất, chính xác nhất, mặt khác sẽ tạo được lòng tin đối với DN, họ sẽ trung thành hơn với NH và qua đó, NH cũng có thể thực hiện bán chéo sản phẩm, phục vụ nhu cầu đa dạng của DN cũng như nâng cao lợi nhuận cho NH. Muốn vậy, NH phải có nhiều biện pháp duy trì mối quan hệ lâu dài với các khách hàng tiềm năng, phát triển mạnh như đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm lãi suất cho vay, gia tăng các dịch vụ tiện ích NH miễn phí, thực hiện cho vay không có đảm bảo với những DN có quan hệ thường xuyên và có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, ổn định…
*Mở rộng khách hàng mới
Ngoài biện pháp duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng truyền thống, NH còn phải có chiến lược không ngừng mở rộng khách hàng mới. Tích cực xây dựng chiến lược thu hút khách hàng thuộc mọi lĩnh vực đặc biệt là các DNVVN ngoài quốc doanh bởi đây chính là đối tượng khách hàng mục tiêu của NH và là lượng khách hàng tiềm năng đang ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất. Muốn thực hiện tốt công tác này, NH cần thực hiện các biện pháp sau:
Tăng cường thực hiện công tác quảng cáo khuếch trương hình ảnh NH, hoạt động NH trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo dựng hình ảnh tốt trong lòng khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thực hiện cơ chế lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại…
Tư vấn cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh và dự án đầu tư khả thi để tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn vì đối với các DN lớn việc lập các phưng án kinh doanh hay dự án đầu tư để vay vốn là không mấy khó khăn song đối với các DNNVV với trình độ còn thấp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập hộ sơ vay vốn, lập dự án thì đó là cả một vấn đề.
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội:
Để công tác thẩm định DNNVV của NH đạt chất lượng tốt thì ngoài nỗ lực bản thân của NH thì cần phải có sự giúp đỡ của NHNN, NHNo Việt Nam và các cơ quan Nhà nước.
2.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
2.3.1.1 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín dụng
Đây là chính sách vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân hàng, nó làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định của NH nói riêng. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, đổi mới các cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn hoạt động đối với NHTM.
Song song với việc ban hành, hoàn thiện nhiều văn bản nêu trên, Nhà nước cũng cần phải tăng cường thực hiện việc kiểm tra giám sát từ xa đối với hoạt động của NH. Nhà nước ủy quyền cho NHNN, cơ quan chịu quản lý sực tiếp đối với các NHTM tiến hành thành lập các tổ thanh tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của các NH và có biện pháp giải quyết kịp thời khi có sai phạm cũng như rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng chỉ nên giám sát từ xa, mà không nên trực tiếp can thiệp quá sâu đến hoạt động của từng NH, nên để các NH có quyền tự chủ trong mọi hoạt động của mình, Nhà nước chỉ can thiệp khi có sai phạm xảy ra và với những phán quyết vượt quá thẩm quyền của các NH.
2.3.1.2 Tạo môi trường pháp lý, khuyến khích sự phát triển các DNVVN:
Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm khuyến khích sự phát triển các DNNVV, đơn giản hóa các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh và hoạt động của các DN này, tạo điều kiện để họ được phát triển trong một “sân chơi bình đẳng”, được tiếp nhận thông tin và sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tạo cơ chế cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn NH dễ dàng.
Nhà nước cũng cần ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn các thủ tục về cấp chứng thư, sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất,…, các văn bản dưới luật hướng dẫn việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp. Có như vậy mới khuyến khích các NH mở rộng cho vay đối với DNNVV.
Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa với NHNN trong việc đưa hoạt động và phát triển các Quỹ tín dụng hay quỹ tín dụng cho DNNVV. Thực trạng chung là các DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít, tài chính không đảm bảo, trình độ công nghệ lạc hậu và tài sản đảm bảo không có hoặc giá trị không đủ lớn nên đã hạn chế cơ hội tiếp cận và nâng mức vốn vay các DNNVV đối với ngân hàng. Do đó các quỹ này ra đời và đi vào hoạt động là một biện pháp của Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ giúp các DNNVV tháo gỡ khó khăn vướng mắc để dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.
2.3.1.3 Xây dựng và phát triển các cơ quan, trung tâm chuyên cung cấp thông tin:
Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác thẩm định. Vì vậy, chính phủ cần xem xét tới việc chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu và thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, xử lý, tư vấn, cung cấp thông tin… Tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan nhà nước hoặc công ty kinh doanh chuyên thu thập xử lý thông tin để bán cho những đối tượng cần chúng. Song cần phải có văn bản hướng dẫn việc mua bán thông tin do những tổ chức này cung cấp. Qua các tổ chức này, các cơ quan, Bộ ngành cần phải tiến hành thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hóa các thông tin về tình hình hoạt động của mình, từ đó thông tin được đưa ra một cách hệ thống, thường xuyên đầy đủ, từ đó tạo thuận lợi cho công tác thu thập, xử lý thông tin tại NH.
2.3.1.4 Xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các DN
Hiện nay, có thể thấy rằng công tác quản lý Nhà nước đối với chế độ kế toán, kiểm toán doanh nghiệp chưa thống nhất, đồng bộ và chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng, đặc biệt là đối với DNNVV ngoài quốc doanh, điều đó gây ảnh hưởng tới công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn của các DN. Do vậy, Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm chế tài bắt buộc tất cả các DN đều phải sử dụng thống nhất một chế độ kế toán, phải thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai quyết toán của DN, trong báo cáo tài chính, các DN phải thực hiện lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng phải thực hiện chuẩn hóa các chỉ tiêu phân tích trong tài chính DN về số lượng và cách tính từng chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ hạch toán kế toán theo quy định.
Bên cạnh đó, việc kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, Nhà nước phải quy định rõ ràng những chế tài, biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện sai việc kiểm toán, các DN cố tình sửa đổi báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình.
Hơn nữa, hiện nay ưu đãi của nhà nước chủ yếu dành cho các DNNN, còn những chính sách ưu đãi đối với các DNNVV là chưa rõ ràng, và hạn hẹp. Điển hình như những quy định về bảo đảm tiền vay có khuynh hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước- những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn là hỗ trợ các DN tư nhân mà đa số có quy mô vừa và nhỏ.
2.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với NHTM. Do vậy, các chính sách, định hướng của NHNN đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NH. Để hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
2.3.2.1 Nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC:
Trung tâm thông tin tín dụng CIC được thành lập theo Nghị định 88/NP-CP và quyết định 68/1999/QĐ-NH và được đặt tại Vụ tín dụng của NHNN, có chi nhánh tại NHNN các tỉnh, thành phố, thực hiện thu thập thông tin về các DN và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ khi ra đời đến nay, vai trò và chất lượng hoạt động của trung tâm vẫn còn nhiều bất cập, thông tin chưa đầy đủ và đáp ứng nhu cầu các NH. Do vậy để nâng cao vai trò và chất lượng của trung tâm, cần phải:
Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp trung tâm này trở thành một trung tâm độc lập chuyên cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân hàng, mặt khác cần phối hợp với các cơ quan , bộ ngành để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau.
Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ.
Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng tham gia và trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định, cung cấp thông tin cho CIC một cách đầy đủ và thường xuyên.
Thực hiện tuyển dụng đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trung tâm, cải tiến công nghệ, trang thiết bị để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thu thâp thông tin.
2.3.2.2 Ban hành và hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các TCTD
Căn cứ vào chiến lược phát triển của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thế giới, NHNN cần đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các NHTM, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó quản lý hoạt động của các NH đảm bảo phát triển an toàn bền vững.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của NHNN về quy chế cho vay đối với các DNNVV của các TCTD là chưa thật sự hợp lý, chưa tạo điều kiện cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. NHNN cần có những sửa đổi nhằm quy định rõ ràng hơn và đơn giản hóa các điều kiện cho vay đối với các DNNVV, quy định cụ thể về các ưu đãi, về thủ tục, lãi suất, thời hạn cho vay đối với các DN này tại NH.
2.3.2.3 Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ làm tiêu chuẩn cho các kết quả công tác thẩm định. Cho đến nay, chưa có một cơ quan hay tổ chức nào thực hiện thống kê số liệu và đưa ra các chỉ tiêu mang tính chất trung bình cho từng ngành. Do đó việc đánh giá các chỉ tiêu đặc biệt chỉ tiêu tài chính đều phụ thuộc rất lớn vào cảm tính và kinh nghiệm của CBTD mà không có căn cứ cụ thể. Vì vậy, kiến nghị NHNN trong thời gian tới cần thành lập phòng, ban chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin, phối hợp với các cơ quan ban hành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất cho toàn bộ hệ thốn NH.
2.3.2.4 Hỗ trợ các NHTM về mặt nghiệp vụ
Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ NH về nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư do các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tài chính- tiền tệ trong nước hoặc từ NH thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế đảm nhận giảng dạy. Qua đó, CBTD có thể không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình, nắm bắt được những thành tựu mớ, hiện đại về công tác thẩm định DN từ các nước có nền tài chính phát triển. Hàng năm NHNN nên tổ chức hội nghị toàn ngành ngân hàng để cùng đánh gia, trao đổi kinh nghiệm trong công tác thẩm định cũng như kinh nghiệm quản lý ngành.
2.3.3 Kiến nghị đối với các DNNVV
Bản thân các DNNVVcũng phải có những biện pháp khắc phục những tồn tại thuộc bản thân mình, tạo sự tin cậy và uy tín đối với NH để nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH:
Thứ nhất, các DNNVV cần phải tăng tính chính xác, trung thực các báo cáo tài chính; đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất kinh doanh; tăng tích lũy, tăng cường đầu tư dể tăng năng lực tài chính
Thứ hai, các DNNVV phải thực hiện đổi mới phương pháp điều hành quản lý kinh doanh.
Thứ ba, đào tạo và nâng cao trình độ kinh nghiệm chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách đặc biệt là cán bộ kế toán, cán bộ dự án, marketing, thanh toán quốc tế,…
Thứ tư, xây dựng tốt các phương án và dự án phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có tính hiệu quả và khả thi cao.
Thứ năm, làm quen và mở rộng tiếp cận loại hình “thuê mua tài chính”, đây là loại hình tín dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động của các DNNVV.
Thứ sáu, thực hiện tốt và đầy đủ các quy định của NH về vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn để tạo uy tín, tín nhiệm và cơ hội của các DN trong việc tiếp cận vốn NH.
KẾT LUẬN
Thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã trở thành cột mốc đánh dấu sự hoà nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhiều cơ hội để hoà nhập và phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là khối DN nhỏ và vừa (DNNVV).
Khủng hoảng kinh tế diễn ra tác động tới nhiều thành phần kinh tế, các DNNVV với quy mô nhỏ bé chính là những DN bị tác động nặng nề nhất và đang ở trong tình trạng khó khăn nhất. Để tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV thì nguồn vốn vay từ NH là một trong những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc mở rộng tín dụng tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn kích cầu là vấn đề cần thiết, nhưng phải hết sức thận trọng, phải nâng cao chất lượng thẩm định, hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu, nếu không sẽ có nguy cơ tái lạm phát vì những khoản vốn đi vào nền kinh tế nhiều mà không hiệu quả. Do đó để thực sự tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua khó khăn để phát triển, cũng như nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của NH thì vấn đề nâng cao chất lương tín dụng đối với khu vực này đã trở thành mối quan tâm của hệ thống NHTM nói chung và của NHNo chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng, trong đó công tác thẩm định dự án được coi là trọng tâm.
Thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV nói riêng ở Việt Nam chưa có một bề dày kinh nghiệm, nhất là khi vận dụng vào một nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án của các DNNVV trong hoạt động cho vay của Ngân hàng là vấn đề không dễ, cần nỗ lực không chỉ của bản thân Ngân hàng mà còn cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan hữu quan.
Qua thực tập thực tế tại Ngân hàng cũng như nghiên cứu, phân tích, em đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại NHNo chi nhánh Nam Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian hạn hẹp nên chuyên đề này của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía ngân hàng, nhà trường và các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và NHNo chi nhánh Nam Hà Nội đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu để có thể hoàn thành đề tài của mình!
Em cũng xin được cảm ơn TS Nguyễn Hồng Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế Đầu tư – PGS.Tiến sĩ Từ Quang Phương (chủ biên) Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Giáo trình Lập và Quản lý dự án - Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên) Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Giáo trình Ngân hàng thương mại – Phan Thu Hà (chủ biên) Đại học Kinh Tế Quốc Dân
NHNo&PTNT Việt Nam (2006), Sổ tay tín dụng, tài liệu lưu hành nội bộ
NHNo&PTNT Việt Nam , quy định tạm thời về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ
NHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội , Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2006,2007,2008.
TNHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội, Tổng kết hoạt động tín dụng doanh nghiệp các năm 2006,2007,2008.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21659.doc