Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà cổ phần Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà cổ phần Hà Nội: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng, sau hơn một năm vào WTO vẫn là một lĩnh vực nóng, đem lại lợi nhuận cao và đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng đang trải qua giai đoạn mà sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.Có hơn 74 ngân hàng đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam như: Các TCTD nhà nước, NHTM Cổ phần đô thị, NHTM Cổ phần nông thôn, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh chưa kể các Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Pháp lệnh Ngân hàn... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà cổ phần Hà Nội

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà cổ phần Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được ra đời và sau này được chuẩn hoá thành các luật về NHNN và các tổ chức tín dụng đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện; đặc biệt, tạo điều kiện cho các ngân hàng: - Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh; - Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ hai đặc điểm nêu trên của các ngân hàng trong thời kỳ sau đổi mới, bộ phận thẩm định của các ngân hàng ngày càng được khẳng định, phát triển mạnh và hoàn thiện hơn bởi những lý do sau: Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, đối tượng, thành phần tín dụng cũng phong phú hơn. Nghiệp vụ tín dụng trở nên phức tạp và do đó, chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, tính chuyên môn hoá trong hoạt động này trở nên cấp thiết. Thẩm định dần trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng và thậm chí có xu hướng rõ rệt là tách ra trở thành một nghiệp vụ, một bộ phận riêng biệt so với tín dụng. Thứ hai, tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao và tiến tới hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định cho vay của các ngân hàng, trong điều kiện rủi ro tăng lên theo quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, đã khiến cho các ngân hàng phải có một bộ phận thẩm định đối với những khoản cho vay lớn để có cách nhìn khách quan, toàn diện, giảm thiểu rủi ro nhờ hạn chế được những quyết định thiếu chính xác do cảm tính, do quan hệ quen thuộc hoặc do trình độ hạn chế của cán bộ tín dụng về một lĩnh vực kỹ thuật nào đó... CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007. Khái quát một số nét hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Giới thiệu chung về công ty Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, tên viết tắt Habubank là NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ NH trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được NHNN Việt Nam xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. Cơ cấu tổ chức, chức năng nghiệp vụ của công ty Chức năng, nhiệm vụ Phương châm hoạt động Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ NH có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao. Chức năng Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện. NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nhiệm vụ của NH; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh NH. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp NH dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank ) Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức của một NHTMCP. Đại hội đồng cổ đông cử ra Ban kiểm soát để giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của Ban điều hành. Dưới Hội đồng quản trị có Ủy ban Quản lý tài sản và Ủy ban chính sách tín dụng. Có chức năng và nhiệm vụ quản lý tài sản và quản lý tín dụng, giám sát những hoạt động liên quan của Ban điều hành Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc điều hành và 4 Phó tổng giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị có chức năng nhiệm vụ là điều hành mọi hoạt động của NH và quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược-hợp tác -marketting. Dưới Tổng giám đốc điều hành có 4 Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ NHDN và phát triển kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ NH cá nhân, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ còn quản lý rủi ro hoạt động. Ba Phó tổng giám đốc còn lại thì quản lý rủi ro tín dụng. Dưới Ban điều hành còn một loạt các phòng ban chức năng hỗ trợ quản lý và kiểm toán nội bộ: + Văn phòng: hỗ trợ Ban điều hành trong quản lý. + Phòng thanh tra kiểm toán nội bộ: kiểm soát nội bộ + Phòng tài chính kế toán: quản lý, ghi chép tình hình tài chính của NH + Phòng đầu tư: phụ trách mảng đầu tư của NH. + Phòng phát triển kinh doanh: quản lý cả quá trình trước, trong và sau khi cho khách hàng vay vốn + Phòng thanh toán quôc tế: mở L/C, bảo lãnh... + Phòng nghiệp vụ, ngoại hối, ngân hàng: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vào thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở. Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch và 26 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ NH doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ NH cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Nguồn nhân lực Với tốc độ phát triển hoạt động ngành NH và sự cạnh tranh ngày càng cao tên thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của bất kỳ NH nào. Năm 2006 đánh dấu một mốc son trong quá trình phát triển của Habubank với những thành công rực rỡ không chỉ ở việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cả về chất và về lượng. Năm 2006, tổng số nhân viên Habubank là 540 cán bộ ( tăng 1,5 lần so với năm 2005) với tỷ suất gìn giữ nhân viên gần 100%. Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng như NH mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất. Khái quát một số nét về hoạt động kinh doanh 1.1.3.1.Thực trạng về các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK Hoạt động tạo lập vốn NH đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Kể từ khi thành lập, vốn cổ đông của NH đã được phát triển tại các thời điểm sau: Vốn tăng lên (triệu) Được NHNN Việt Nam chấp thuận theo Ngày 50000 QĐ số 58/1999/QĐ-NHNN5 18/3/96 57000 QĐ số 443/1999/QĐ-NHNN5 21/12/99 63170 QĐ số 424/2000/QĐ-NHNN5 22/99/2000 70000 QĐ số 498/2000/QĐ-NHNN5 05/12/2000 71044 QĐ số 87/NHNN-QLTD 05/02/2002 80000 QĐ số 576/ NHNN-QLTD 06/09/2002 120000 QĐ số 170/NHNN-QLTD 07/04/2003 200000 QĐ số 45/NHNN-HAN7 11/02/2004 300000 QĐ số 89/NHNN-HAN7 21/01/2005 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank ) Ngày 25/12/2007 vừa qua, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II. Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ đông đặt ra từ đầu năm 2007. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm vừa qua. Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới. Hoạt động huy động vốn Tình hình huy động vốn Mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều NH mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NH thương mại liên tục được mở rộng kết hợp với việc “chạy đua” về lãi suất. Bằng các biện pháp hữu hiệu Habubank đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với NH, mở thêm kênh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu... Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Habubank phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước, sau thời gian ngắn (10 ngày) toàn hệ thống huy động được 131 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2006. Kết quả này sẽ tạo đà cho năm 2007 phát triển thêm sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển của Habubank. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, Habubank cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, NH để tăng cường nguồn vốn huy động. Tổng vốn huy động của Habubank đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VNĐ, tăng trưởng 98,76% so với năm 2005, trong khi đó năm 2005 đạt 4,841 tỷ đồng, tăng trưởng 88,74% so với năm 2004 ( tương đương với 3.361.391). Số liệu cụ thể:Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: Tr VNĐ Số dư nguồn vốn huy động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền gửi tiết kiệm 2.486.367 3.595.212 Tiền gửi khách hàng 609.908 1.371.878 Huy động LNH 1.806.110 4.776.242 Tổng huy động 4.902.385 9.743.332 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-2007 của Habubank) Cơ cấu NV Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NV chủ sở hữu 391.464 1.756.381 3.179.345 TG khách hàng 3.096.272 4.616.096 TG thanh toán, gửi và vay từ NH và các TCTD 1.852.728 5.119.006 Các khoản phải trả 184.324 193.835 369.003 Tổng NV 5.524.791 11.685.318 23.518.684 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 - 2007 của Habubank) Chỉ số an toàn vốn Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của NH là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Điều 81- Luật các tổ chức tín dụng 12/1997 đã quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn này. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8%. Năm 2004 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank lầ 8,44%. Tỷ lệ này năm 2005 đạt 8,89%. Đây cũng là một tiêu chí để World Bank tăng hạn mức cho Habubank trong Dự án tài chính Nông thôn II từ 49 tỷ đồng năm 2004 lên 85 tỷ đồng năm 2006. Chỉ số an toàn vốn của Habubank trong năm 2006 đạt 14%. Đây là chỉ số mà Habubank đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động cho vay Cho vay khách hàng. Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng- là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho NH. Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Habubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chính phủ... Để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho Habubank, dư nợ trung và dài hạn luôn giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay chiếm 33,70% năm 2004, 31% năm 2005 và 21,61% năm 2006.Đồng thời hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty Cổ phần, TNHH năm 2004-2006 chiếm tỷ trọng lớn từ 52% năm 2004, đến 65%năm 2005, và 59,63% năm 2006. Dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 23% năm 2004, 29% năm 2005,26,45% năm 2006.Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho NH đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng. Bảng 3: Tổng dư nợ giai đoạn 2004-2006 Năm 2004 % Tổng nguồn Năm 2005 % Tổng nguồn Năm 2006 %Tổng nguồn Năm 2007 %Tổng nguồn Tổng dư nợ (Tr VNĐ) 2.362.641 3.330.218 5.983.267 9.419.378 Phân theo thời hạn - Cho vay ngắn hạn 66,30% 69% 70,39% 70,84% - Cho vay trung, dài hạn 33,70% 31% 29,61% 29,16% Phân loại theo loại hình DN - DNNN 23% 3% 9,88% 9,88% - CTCP, TNHH 52% 65% 59,63% 59,63% - DN có vốn ĐTNN 2% 3% 1,41% 1,41% - Cá nhân, hộ gia đình 23% 29% 26,45% 26,45% Phân loại theo ngành kinh tế - Thương mại 73% 65,94% 63,51% 60,15% - Nông, lâm nghiệp 0,23% 0,98% 0,21% 0,20% - Sản xuất và chế biến 9,08% 3,8% 3,18% 2,55% - Xây dựng 9,92% 8,68% 1,02% 6,15% - Vận tải và thông tin liên lạc 4,71% 1,99% 25,91% 27,75% - Các ngành khác 3,06% 18,61% 6,17% 3,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank) Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của NH là điều Habubank luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2006 vừa qua, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý. Hoạt động đầu tư Đầu tư vào thị trường Liên NH và thị trường mở. Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Habubank trên thị trường liên NH. Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trưòng mở. Habubank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các NH trên các địa bàn mới như: Cần Thơ, Long An, Thanh Hóa...và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều NH mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Doanh số giao dịch trên thị trường liên NH tăng 3,2 lần so với năm 2005, đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, Habubank cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong năm 2006 Habubank đã được Bộ Tài chính công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và đã kết hợp với Công ty chứng khoán Habubank bảo lãnh phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho Tập đoàn Vinashin. Kết quả thu lãi tiến gửi năm 2006 của NH đạt 422,55 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. Đầu tư Chứng khoán. Trong năm 2006 công ty chứng khoán Habubank đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau: + Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán + Lưu ký chứng khoán + Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán + Bảo lãnh phát hành chứng khoán + Môi giới chứng khoán Sau 9 tháng đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2006 tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại Habubank Securities là 1500 tài khoản và tổng giá trị khớp lệnh là 2000 tỷ VNĐ. Mặc dù 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng Công ty chứng khoán Habubank đã kinh doanh có hiệu quả cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Habubank Securities là 18,4 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả hay không được đánh giá trên 3 khía cạnh: phục vụ tốt cho kinh doanh thương mại của khách hàng của NH, tự doanh mang lại lợi nhuận cao cho NH và tuân thủ tốt các quy định quản lý rủi ro củaNHNN và của Habubank.Trong năm 2006, bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên NH, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội và Hà Đông, Hà Tây. Tại địa bàn Hà Tây, Habubank là NH đầu tiên mở được đại lý. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2004 xấp xỉ 1,7 tỷ USD với lợi nhuận đạt xấp xỉ 4,5 tỷ VNĐ, bằng 428% kết quả 2003, vượt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông quy định. Năm 2005, tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ đạt 1,94 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2004, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,56 tỷ VNĐ. Năm 2006 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 3,634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005, lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ VNĐ, đạt 117% kế hoạch. NH đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. 1.1.3.2. Thực trạng về tình hình các hoạt động dịch vụ khác Bảo lãnh Năm 2004 NH đạt lợi nhuận từ bảo lãnh là 2,8 tỷ VNĐ, tăng 76% so với 2003, vượt 35% so với kế hoạch được giao. Năm 2005 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của NH đạt 6,98 tỷ VNĐ, tăng 154% so với năm 2004. Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VND, tăng 69% so với năm 2005. Thanh toán quốc tế Doanh số hoạt động năm 2004 của mảng kinh doanh này tăng trưởng rất tốt nhờ tuân thủ chính sách đóng gói sản phẩm dịch vụ để bán chéo một cách hiệu quả, tổng cộng tăng 37% so với năm 2003 và vượt kế hoạch được giao, đạt 159 triêu USD.Năm 2005 giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của Habubank đạt 151 triệu USD. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cả chất và lượng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Habubank. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ Thanh toán của Hội đồng quản trị, toàn NH đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số TTQT và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động. Doanh số TTQT năm 2006 cũng là năm Habubank đạt được giải thưởng về Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 dành cho NH có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các NH đại lý, tăng và sử dụng có hiệu quả hạn mức L/C xác nhận tại các NH nước ngoài như Citibank, SCB, SMBC, ANZ, BNP, Commonwealth, UOB, Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BHF, Fortis Bank...Thiết lập mã khóa giao dịch trực tiếp với hàng chục NH ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng. Mở rộng mạng lưới NH đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vũng lãnh thổ.Trong năm, NH đã tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái cấp vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu. Mục tiêu của Habubank trong năm 2007 là tiếp tục nâng cao doanh số Thanh toán quốc tế, đạt tối thiểu 150% doanh số năm 2006, nâng cao mức phí thu từ hoạt động thanh toán, trong đó có TTQT lên 171% so với năm 2005, tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ hợp tác với các NH đại lý nhằm tạo sự thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, nghiên cứu và đưa vào cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Dịch vụ Ngân hàng tự động Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của NH, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2005 là năm Habubank tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể: + Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn các giao dịch trên thẻ. + Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24 h + Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ + Triển khai dịch vụ + Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của NH. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thể khi thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ thẻ của NH. + Phát hành loại thẻ Habubank Quickcard (phát hành nhanh) cho các chủ thẻ theo đó khách hàng có htể nhận thẻ ngay sau khi đăng ký mà không cần phải quay lại NH lần nữa. Trong năm 2007, Habubank sẽ triển khai dự án mua hệ thống switch mới cho NH và hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thể phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế. Mở rộng các tiện ích kết nối giữa các NH thành viên VNBC, triển khai dịch vụ thẩu chi cho thẻ ghi nợ nội địa đã phát hành và nghiên cứu khả năng phát hành thẻ tín dụng trong nước và quốc tế. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực vận tải biển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực vận tải biển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Đặc điểm của các doanh nghiệp vận tải Biển Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Trong xu thế chung đó, dù vận tải biển chiếm 80% lưu lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Ngành vận tải biển Việt Nam thu ngoại tệ chủ yếu ở dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vận tải thuê và cho thuê các dịch vụ vận tải biển, thuyền viên, thuỷ thủ, dịch vụ sửa chữa tàu, dịch vụ bến bãi thu ngoại tệ ... Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Hiện tại, đội tàu biển quốc gia có 970 tàu, tổng trọng tải đạt 2,85 triệu USD, xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 4/11 nước ASEAN. Con số 970 tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam này không phải là nhiều song cũng không hẳn là quá ít. Đội tàu vận tải Việt Nam không thiếu tàu mà chủ yếu là thiếu chất lượng. Theo số liệu từ Vụ Thương mại - Dịch vụ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổng vận chuyển tuyến nước ngoài của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam mấy năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa theo kịp đà tăng vũ bão của thế giới. Cụ thể, xuất khẩu dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải năm 2002 đạt 250 triệu USD, năm 2003 là 260 triệu USD... Những nguyên nhân cản trở tàu Việt ra biển lớn Thị phần của đội tàu Việt Nam vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tăng chậm như vậy phần do chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam chưa cao, trong khi giá cước lại cao nên chưa có sức cạnh tranh. Các chủ hàng nội của Việt Nam đã quen với tập quán bán FOB dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được "mua tận gốc" và có quyền chỉ định tàu chuyên chở. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là "bán tận ngọn" và dành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở. Nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng đội tàu biển của Việt Nam "thiếu việc làm". Phía Hiệp hội chủ tàu Việt Nam cho rằng, ngoài những nguyên nhân trên, việc Nhà nước ta cho phép các công ty liên doanh sản xuất đầu tư khép kín từ sản xuất kinh doanh cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải đã làm cho cạnh tranh trong dịch vụ vận tải biển trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, việc bảo hộ ngành đóng tàu trong nước thông qua áp dụng thuế nhập khẩu, thuế VAT cho nhập khẩu tàu biển từ nước ngoài cũng làm cho các doanh nghiệp vận tải biển khó khăn hơn trong việc đầu tư tàu, đặc biệt là những tàu lớn, có chất lượng tốt. Từ đây, các doanh nghiệp vận tải bị suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển từ chủ hàng. Cũng theo Hiệp hội chủ tàu Việt Nam thì những thay đổi lớn trong ngành hàng hải quốc tế gần đây như áp dụng Bộ luật an toàn hàng hải ISM Code, an ninh hàng hải ISPS, bộ luật về đào tạo và cấp chứng chỉ cho thuyền viên STCW 95 hay tình trạng cướp biển và khủng bố quốc tế… đã, đang và sẽ còn là gánh nặng cho các chủ tàu Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận và cho ý kiến về Đề án Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và đã ra Nghị quyết về 'Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020'. Văn bản chiến lược và Nghị quyết chưa được công bố, song Bộ Kế hoạch Đầu tư và tin tức của báo chí cho biết: "Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển". Theo Quyết định Số 1195/QĐ-TTg Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100%. “Các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó”. Đó là một trong những cam kết được các chuyên gia trong ngành giao thông vận tải đánh giá là sẽ có tác động nhiều nhất đến các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Chính vì vậy các doanh nghiệp Vận tải biển Việt Nam đang tích cực trẻ hoá đội tàu để tăng cường khả năng cạnh Tình hình thẩm định và cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải Bảng 1.2 :Tổng dư nợ giai đoạn 2004-2007 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ (Tr VNĐ) 2.362.641 3.330.218 5.983.267 9.419.378 Phân loại theo ngành kinh tế - Thương mại 1.724.728 2.195.946 3.799.973 5.665.756 - Nông, lâm nghiệp 5.434 32.636 12.565 18.839 - Sản xuất và chế biến 214.528 126.548 190.268 240.194 - Xây dựng 234.374 289.063 61.029 579.292 - Vận tải và thông tin liên lạc 111.280 66.271 1.550.264 2.613.877 - Các ngành khác 72.297 619.754 369.168 301.420 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm ._.2004-2007 của Habubank) Bảng 1.3 : Tình hình thẩm định dự án vay vốn tại Habubank năm 2004-2007 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 DỰ ÁN XIN VAY VỐN Tổng số dự án 78 109 181 269 Tổng số tiền (triệu đồng) 913.526 1.309.952 2.084.288 3.157.115 DỰ ÁN ĐƯỢC CHẤP NHẬN Tổng số dự án 59 85 136 211 Tổng số tiền (triệu đồng) 795.243 1.100.000 1.771.645 2.746.690 DỰ ÁN BỊ TỪ CHỐI Tổng số dự án 19 24 45 58 Tổng số tiền (triệu đồng) 118.283 209.152 312.643 410.425 TỶ LỆ ĐƯỢC CHẤP NHẬN Về số dự án 75,6% 78% 75,0% 78,5% Về số tiền 87% 84% 85% 87% TỶ LỆ BỊ TỪ CHỐI Về số dự án 24,4% 22% 25% 21,5% Về số tiền 13% 16% 15 % 13% TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN Số tiền quá hạn/ Dư nợ vay theo dự án 1,5% 1,20% 1,17% 1,15% THỜI GIAN THẨM ĐỊNH TRUNG BÌNH MỘT DỰ ÁN (ngày) 27 25 24,5 22 (Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội) Quy trình thẩm định dự án đầu tư Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội: KHÁCH HÀNG PHÒNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH PHÒNG KIỂM TRA XÉT DUYỆT Bước 1: Phòng Phát triển kinh doanh tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trao đổi đề nghị khách hàng bổ sung, sau khi hồ sơ đầy đủ chuyển sang bước 2. Bước 2: Phòng Phát triển kinh doanh tiến hành thẩm định, lập tờ trình thẩm định. Cán bộ thẩm định và Trưởng phòng ký tờ trình thẩm định chuyển Phòng kiểm tra xét duyệt. Bước 3: Phòng kiểm tra xét duyệt xem xét hồ sơ trước khi trình Ban điều hành, nếu thấy còn phải giải trình thêm thì đề nghị Phòng Phát triển kinh doanh giải trình và thu thập thêm thông tin bổ sung. Sau khi xem xong, Phòng kiểm tra xét duyệt lập phiều kiểm tra xét duyệt và gửi cùng bộ hồ sơ lên Ban điều hành Bước 4: Ban điều hành xem xét, nều thấy điểm nào chưa rõ thì đề nghị Phòng Phát triển kinh doanh giải trình, khi đạt yêu cầu thì duyệt tờ trình. Nếu khoản vay của dự án trong phạm vi từ 5 tỷ đồng trở xuống thì Ban điều hành duyệt và chuyển lại hồ sơ cho Phòng Phát triển kinh doanh, nếu vượt 5 tỷ đồng thì duyệt và chuyển Hội đồng quản trị xem xét Bước 5: Hội đồng quản trị xem xét, nếu thấy điểm nào cần giải trình thì đề nghị Phòng Phát triển kinh doanh giải trình rõ, khi đạt yêu cầu thì Phê duyệt tờ trình chuyển Phòng Phát triển kinh doanh để thông báo cho khách hàng. Nội dung thẩm định dự án đầu tư Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, Habubank thẩm định trên các nội dung như: thẩm định về khách hàng và thẩm định chi tiết dự án đầu tư. Các văn bản pháp lý mà ngân hàng đang sử dụng cho quá trình thẩm định gồm: Luật NHNN số 06/1997/QHX được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung. Quy chế cho vay của NHNN ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của Habubank ban hành theo quyết định số 710/QĐ-Habubank ngày 05/07/2005 Các Bộ luật, luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan Thẩm định dự án đầu tư có nhiều nội dung. Về cơ bản, nội dung thẩm định dự án đầu tư được xem xét trên 5 nhóm chủ yếu đó là: Thẩm định về khách hàng Năng lực Pháp lý Khách hàng vay vốn có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn hiệu lực phù hợp với thời hạn cho vay. Xem xét điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng để nắm rõ về phương thức tổ chức, quản trị điều hành. Xác định người đại diện pháp nhân trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân (do điều lệ của tổ chức quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Xem xét uỷ quyền vay vốn có phù hợp chuẩn mực của HBB và thời hạn vay. Bảng 1.4: Mẫu Hồ sơ Pháp lý Số Ngày Được cấp/ký bởi Giấy CN kinh doanh Điều lệ hoạt động Bổ nhiệm giám đốc Bổ nhiệm kế toán trưởng Ủy quyền vay vốn Nêu trong phần nhận xét này các vấn đề đặc biệt liên quan đến tính pháp lý của Doanh nghiệp, năng lực hành vi nhân sự của người đại diện doanh nghiệp... (nếu có). Mô hình tổ chức và quản trị điều hành Quy mô hoạt động. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh Số lượng lao động trình độ trong doanh nghiệp, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp Trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất của người lãnh đạo cao nhất. Trình độ quản trị điều hành. Uy tín của lãnh đạo trong đơn vị và ngoài tổ chức. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động. Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp, thị phần của từng loại sản phẩm trên trên thị trường. Mạng lưới phân phối sản phẩm. Khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường. Mức độ tín nhiệm của bạn hàng. Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Chính sách khách hàng. Các khách hàng quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Các rủi ro chủ yếu Rủi ro về chính sách, chế độ của Nhà nước. Rủi ro bất khả kháng. Rủi ro thị trường. Các rủi ro khác... Tham khảo qua các kênh thông tin khác Thông tin thông qua trung tâm tín dụng (CIC). Qua khách hàng, bạn hàng của tổ chức. Qua những người thường xuyên tiếp xúc với người vay (nhân viên, người nhà...). Thẩm định chi tiết dự án     Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án Nội dung thẩm định này với nhiệm vụ là xem xét tính hợp pháp của dự án theo quy định của pháp luật. Sự phù hợp của các nội dung dự án với những quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản của pháp luật, chế độ chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đó Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư. Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư được xem xét trên các khía cạnh sau: Đây là nội dung đầu tiên được xem xét đầu tiên khi thẩm định dự án. Nếu coi nhẹ hoặc bỏ qua nội dung này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Đã có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án: Kết luận khái quát về mức độ thoả mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án. Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án. Đánh giá sản phẩm của dự án. Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự bảo cung cầu thị trường vế sản phẩm của dự án Đánh giá các phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm Xem xét khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án     Nội dung thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án. Đánh giá công suất của dự án: Xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án. Đánh giá mức độ chính xác của công suất lựa chọn Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn: Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án. Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng Thẩm định ảnh hưởng dự án đến môi trường Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án Thẩm định nội dung này nhằm xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành, đảm bảo mục tiêu dự định của dự án.  Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án Đánh giá nguồn nhân lực của dự án Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. Thẩm định dòng tiền của dự án Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án. Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án Đánh giá về mặt kinh tế quốc gia và lợi ích của xã hội mà dự án mang lại thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội mà dự ấn mang lại. Các chỉ tiêu này cần được kiểm tra và đánh giá cụ thể để thấy được các tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội. Phương pháp thẩm định     Tùy thuộc vào nội dung cần thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích dự án mà sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp nào và hiệu quả của việc vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ và khả năng của cán bộ thực hiện. Khi xem xét về các phương pháp thẩm định dự án có thể chia thành phương pháp chung và phương pháp cụ thể.      Thẩm định theo trình tự Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước khi làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát Thẩm định chi tiết Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu     Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và rất hay dùng trong thực tế. Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế, và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, các dự án đã và đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư. Sử dụng phương pháp này, các chỉ tiêu được so sánh với các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi, với các định mức sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... của  ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và của doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.     Phương pháp phân tích độ nhạy        Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện có biến động nghịch chiều của các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó của dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án. Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (Giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T), khả năng hòa vốn... từ đó có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án [34]. Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.  Phương pháp dự báo     Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu... có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án. Để sử dụng tốt phương pháp này, yêu cầu những nhà phân tích cần có các kỹ năng tổng hợp (tổng hợp các số liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua các thông tin đã thu thập trên báo chí, tạp chí, Internet, hội thảo, đề án phát triển ngành, quy hoạch địa phương...) sau đó phải biết phân tích và có thể phải sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp này nếu được sử dụng tốt trong công tác lập và thẩm định dự án sẽ nâng cao mức độ chuẩn xác của những kết quả tính toán. Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy tuy nhiên các số liệu trong phân tích độ nhạy được giả định trên cơ sở chủ quan thì các số liệu trong phương pháp này mang tính khách quan. Phương pháp triệt tiêu rủi ro    Quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, do vậy việc triển khai thực hiện sau này của dự án (ngay cả khi dự án đi vào khai thác) có thể phát sinh nhiều rủi ro không lường trước. Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá dự án cần xem xét những rủi ro có thể xảy ra, đây được xem là những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệu quả điều đó cho thấy dự án có độ an toàn cao và ngược lại, cần phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc các biện pháp hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất tác động của các rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.   Rủi ro thường được phân ra làm hai giai đoạn như sau: Giai đoạn thực hiện dự án Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động.   Như vậy, tùy thuộc vào khả năng của cán bộ thẩm định cũng như yêu cầu của dự án mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Trên thực tế, dự án đầu tư được thẩm định bằng sự kết hợp của hai hay nhiều phương pháp. Việc kết hợp các phương pháp sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho phân tích, đánh giá dự án được toàn diện, tăng độ tin cậy của các kết quả tính toán. Phương pháp truyền thống thường được áp dụng với cách làm đơn giản, mang lại kết quả nhanh chóng, song mức độ chính xác chưa cao. Đối với các phương pháp hiện đại việc vận dụng đòi hỏi phải có kỹ năng, mất nhiều thời gian và cho kết quả với độ chính xác cao hơn. CHƯƠNG II: MINH HOẠ THỰC TẾ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI Tên dự án đầu tư: “Dự án mua tàu chở Container cũ trọng tải 7.020 DWT” Giới thiệu chung về chủ đầu tư: Công ty Vận tải Biển Đ Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hoá nội địa, ven biển Vận tải vật tư nguyên vật liệu xây dựng Vận tải hàng siêu trường và siêu trọng Cẩu các cấu kiện tẩm lớn có trọng tải 200-600 tấn Giới thiệu dự án đầu tư Mục đích đầu tư: đầu tư mua tàu chở hàng Container Pretty Billow Tổng vốn đầu tư cho dự án: 8.339.330,00 USD Nguồn vốn: Vay thương mại: 7.089.000 USD Vốn tự có: 1.250.630 USD Thời gian hoàn vốn đầu tư Thẩm định chi tiết dự án Mô tả dự án và đặc điểm dự án Thông số của tàu Tên tàu : Pretty Billow Năm/ nơi đóng : 1996/Korea Loại tàu : Container Ship Số lượng Container : 420 Teus Chủ tàu : Pretty Billow Shipping SA Quốc tịch : Panama Đăng kiểm : NK (Nhật) Cấp tàu : NS* Container Carrier MNS* Kích thước L*B*D : 112,5m*18,2m*8,7m Trọng tải : 7020 DWT Dung tích : GRT/NRT=4914/2306 Máy chính : Ssang Young- Man B&W 6L35 WC-4560PH Tốc độ : 13,5 hải lý/h Thuyền viên : 20 người Tổng mức đầu tư : 8.339.330,00 USD Tiền mua tàu : 7.400.000,00 Chi phí tiếp nhận : 1.000.000,00 USD Thuế trước bạ : 31.250,00 USD Thuế nhập khẩu (10%) : 740.000,00 USD Chi phí lắp đặt và thẩm định dự án : 18.380.00 USD Chi phí dự phòng khác : 50.000,00 USD Nguồn vốn Vay thương mại : 7.089.000,00 USD Vốn tự có : 1.250.630,00 USD Thẩm định nội dung dự án Xác định sự cần thiết phải đầu tư Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, một trong những vùng thị trường xuất khẩu đang phát triển với tốc độ nhanh và đầy tiềm năng. Vùng biển Đông Nam Á ngay từ những kỷ nguyên đầu tiên, đánh giá là bản lề nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ngày nay, vùng biển đã phát triển và hoạt động sôi động với các cảng biển chung chuyển lớn nhất thế giới như Hongkong, Singgapore…Là cửa ngõ thông thương với các nền kinh tế lớn trên thế giới như Châu Á, Châu Mỹ… Trong bối cảnh khu vực hoá, và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành tất yếu, nền kinh tế nước ta nói riêng cũng như một số quốc gia nói chung có mối quan hệ hữu cơ nền kinh tế trong khu vực cũng như với toàn thế giới thông qua các chính sách mở cửa, đối ngoại mà nổi bật là các hoạt động kinh tế ngoại thương- hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đây là sự kiện nổi bật trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những cam kết khi gia nhập WTO mà trước hết là những cam kết tự do thương mại hoá, một mặt đòi hỏi chúng ta có những đóng góp nhất định đồng thời cũng tạo cho chúng ta đặc biệt là cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Điều này sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của hoạt động kinh tế vận tải mà trong đó vận tải hàng hải chiếm 80%. Thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển ngày càng trở nên bức xúc. Với thế mạnh về địa lý, bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước (với trên 3.200 km bờ biển) chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển các cơ sở đóng tàu, cảng biển và đội tàu sánh sai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở những điều kiện, cơ hội như trên thì việc nghiên cứu đầu tư và phát triển đội tàu vận tải biển là đòi hỏi cấp thiết và quan trọng trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy vai trò mũi nhọn của ngành hàng hải Việt Nam trong tiến trình phát triển hội nhập của nền kinh tế nước ta. Mặt khác, xu thế phát triển hình thức vận tải container ngày trở nên rõ ràng. Số lượng hàng hoá được vận chuyển bằng hình thức Container tăng lên nhanh chóng. Thị trường đóng tàu Container trên thế giới đang nóng dần lên. Mỗi năm người ta chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều các tàu Container trọng tải lớn phục vụ việc vận chuyển hàng hoá. Như vậy, thông qua xu thế phát triển chung ngành hàng hải quốc tế cũng như ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy việc mở rộng quy mô đội tàu Container nói chung và đầu tư thêm của Container của Công ty vận tải Biển Đ phù hợp và cần thiết. Nhận xét: Phần này cán bộ thẩm định đã tham khảo quy hoạch phát triển ngành, đây là văn bản rất quan trọng mang tính định hướng trong việc phát triển ngành vận tải biển . Thẩm định khía cạnh thị trường dự án Tổng quan về xu thế Container hoá trong vận tải hàng hoá: Trên thế giới từ lâu các chủ tàu đã thấy được ưu thế vượt trội hơn hẳn của việc sử dụng tàu Container chuyên dùng so với các tàu hàng khô tổng hợp. Việc các Container để chuyên chở hàng hoá trở nên ngày càng phát triển trong những năm thập niên 70. Thị trường vận chuyển hàng hoá bằng Container trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10% trong suốt giai đoạn từ 1995-2005. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng container trên các tuyến chính đánh giá là rất lớn, tỷ lệ sử dụng hết chỗ các tàu Container cao, đặc biệt là thời điểm sau Tết âm lịch. Các tàu Container hoạt động trên tuyến giữa châu Á và bờ Đông nước Mỹ qua kênh Panama, tuyến xuyên Thái Bình Dương đến bờ Tây nước Mỹ đều có tỷ lệ xếp chỗ không dưới 90%. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển, với tình hình phát triển thương mại quốc tế hiện nay, vận tải quốc tế bằng Container sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức khoảng 9% cho đến năm 2015. Tại Việt Nam theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng số hàng xuất nhập khẩu bằng container qua các cảng Việt Nam năm 2001 xấp xỉ 600.000 TEU, hàng hoá nội địa khoảng 100.000 TEU. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2010 dự kiến đạt khoảng 15%/năm. Đội tàu container của Việt Nam chủ yếu là đội tàu của Tổng Công ty Hàng Hải làm nòng cốt chiếm lĩnh được khoảng 12% thị phần hang hoá xuất nhập khẩu Tình hình hàng hoá qua các cảng biển của Việt Nam Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển mạnh khiến khối lượng hàng hoá xếp dỡ tại các cảng ngày một gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các cảng biển Việt Nam tăng trưởng liên tục với mức độ trung bình khoảng 15% trong suốt giai đoạn từ năm 2003-2005 Bảng: Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các cảng biển Việt Nam từ năm 2003-2005 Cảng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lượt tàu 1.000 tấn Lượt tàu 1.000 tấn Lượt tàu 1.000 tấn MIỀN BẮC 4.466 21.040 4.638 25.580 5.071 30.563 MIỀN TRUNG 6.478 8.700 7.675 10.760 6.780 10.754 MIỀN NAM 14.504 34.211 7.608 38.278 8.093 43.997 TỔNG 25.448 63.879 19.921 74.618 19.944 85.314 CONTAINER 1.534.122 TEUs 19.922.980 TEUs 2.293.548 TEUs (Nguồn: Hiệp hội Cảng biển Việt Nam) Khối lượng hàng hoá qua cảng vận chuyển bàng container cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005, khối lượng Container qua các cảng đạt hơn 2,29 triệu TEUs. So với năm 2003 chỉ tiêu này như vậy đã tăng 49,5%. Bảng :Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container qua các cảng biển Việt Nam từ 2003-2005. Đơn vị: TEU Cảng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 MIỀN BẮC 388.273 516.365 654.640 MIỀN TRUNG 97.183 80.286 86.771 MIỀN NAM 1.048.666 1.326.257 1.552.137 TỔNG 1.534.122 19.922.980 2.293.548 (Nguồn: Hiệp hội Cảng biển Việt Nam) Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam năm 2006 đạt 154.498 triệu tấn, tăng 11,02% so với năm 2005. Trong đó, hàng container đạt 3,42 triệu TEUs, tăng 17,5%. Tổng quan về năng lực cung cấp dịch vụ vận tải biển Container ở Việt Nam Trong những năm gần đây, đội tàu container trên thế giới phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu vận tải quốc tế bằng Container đang tăng trưởng liên tục với tốc độ 9%/năm cho đến năm 2015. Hiện nay, đội tàu vận tải Container mang thương hiệu Việt Nam chỉ có Vinaliné- b Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm có 15 tàu với tổng trọng tải là 7.541 TEUs. Theo đánh giá của AXS- Alphaliner- tập đoàn Vận tải biển Pháp về năng lực vận tải Container, Vinalines xép thứ 70/100 với năng lực vận tải Container là 90611 TEUs (bao gồm cả tàu thuê và tàu đóng mới). STT TÊN TÀU NĂM ĐÓNG LOẠI TÀU TRỌNG TẢI NƠI ĐÓNG DT NT DWT VINALINES Đan Mạch 1 VĂN LANG 1983 Container 6.000 Đan Mạch 2 HỒNG BÀNG 1984 Container 6.000 Nhật 3 DIÊN HỒNG 1984 Rôtcơit 6.289 Achentina 4 VĂN PHONG 1985 Container 11.272 Hàn Quốc 5 MÊ LINH 1983 Container 11.225 Hàn Quốc 6 VẠN XUÂN 1984 Container 11.235 Đức 7 PHÚ MỸ 1988 Container 14.101 Đức 8 PHÚ TÂN (ORIENT) 1985 Container 14.101 Đức 9 VN SAPPHIRE 1987 Container 14.101 Đức 10 PHONG CHÂU 1983 Container 16.050 Đức 11 TÂY SƠN 01 2004 Hàng khô 12.500 Hạ Long 12 TÂY SƠN 02 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long 13 TÂY SƠN 03 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long 14 TÂY SƠN 04 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long 15 VINALINES PIONEER 1998 Container 588 Nhật (Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam) Hiện nay ở Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 09 Công ty trực thuộc đang cung cấp dịch vụ vận tải sông biển với 112 tàu- tổng trọng tải là 1.356.508 DWT. Tuy nhiên, phần lớn đội tàu vận tải của các công ty này là tàu hàng khô, số tàu chở container chủ yều thuộc đội tàu của Vinalines. Mặt khác, phần lớn các tàu này có tuổi thọ cao, năng suất khai thác thấp làm giảm hiệu quả kinh doanh và thị phần vận tải biển quốc tế nên hiện tại Vinalines đang xem xét mở rộng quy mô hoạt đọng của đội tàu. Bảng:Đội tàu Việt Nam Cỡ tàu Số lượng Tổng DWT DWT trung bình Tuổi trung bình <500 261 68.940 264 10,8 500-1.999 90 93.707 1.041 14,8 2.00-3.999 22 63.134 2.870 20,9 4.000-6.999 26 136.043 5.232 23,5 7.000 35 401.078 11.460 21,47 Tổng cộng 434 762.902 1.758 13,77 (Nguồn: Thống kê của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam) Ngoài ra, đội tàu của Tập đoàn trong thời gian vừa qua đã có sự phát triển mạnh. Trong đó, Công ty Vận tải Biển Đ là một trong những đơn vị thành viên trực thuộc, có năng lực vận tải biển container tốt nhất. Hiện tại, Công ty đang quản lý và khai thác 06 tàu container và sắp tới sẽ đưa thêm 02 tàu container 1700 vào khai thác vận tải. Mặt khác, theo các cam kết gia nhập WTO, ngành vận tải biển container sẽ đối mặt sự cạnh tranh lớn với các hãng vận tải nước ngoài. “Các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó”. Các hãng nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực quản lý, công nghệ cao sẽ cạnh tranh mạnh với các hãng vận tải nội địa Việt Nam. Chính vì thế ngay từ bây giờ các hãng tàu Việt Nam đã lên kế hoạch mở rộng quy mô hiện tại và trẻ hoá đội hình các tàu trong đó có các tàu vận tải container. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh Hiện nay, tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và hàng về Việt Nam chủ yếu qua cảng chuyển tải tại Singapore, Hongkong, Káohiung, Trung Quốc, Hàn Quốc,…lượng hàng qua tuyến khu vực khá lớn đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng luân chuyển tới và từ Việt Nam. Vì vậy, thị trường vận tải biển trong khu vực cũng là một thị trường lờn mà các hãng tàu Việt Nam muốn và đang vươn tới. Một số hãng tàu tiêu biểu tham gia vận tải container đến và từ Việt Nam có thể liệt là APL, P&O Nedlloy, Mitsui, Cosco, Hung’-A, Hanjin, Huyndai, Wanhai, Zimlines, Hapglloy, K’liné, RCL, MSC… với tổng sản lượng tháng vào khoảng 15.000 TEU. Tuy nhiên, các hãng này chủ yếu chạy tuyến Singapore về Sài Gòn hoặc Hải Phòng, việc vận chuyển hàng từ Hải Phòng đi Hongkong, Kaoshiung chỉ mang tính chất phụ thêm khi thiếu hàng cho các tuyến chính của hãng. Đội tàu container mang thương hiệu Việt Nam hiện nay chủ yếu là đội tàu của Vinaliné phần lớn là các tàu cũ, tính năng hạn chế do đó khai thác không còn hiệu quả. Hiện nay, Vinalines đang chuyển dần về vận chuyển trên tuyến nội địa. Căn cứ vào sản lượng container khai thác có thể thấy hiện nay trên tuyến quốc tế chỉ có đội tàu của Vinalines tham gia vận tải với thị phần 12% lượng hàng hoá xuât nhập khẩu qua cảng Việt Nam. Còn trên tuyến nội địa hiện nay thị phần đuợc chia theo tỷ lệ như sau: Vinalines 36%, Vinafco 22% và Bisco 42%. Qua đó, có thể thấy sự chiếm lĩnh thị trường của Công ty Vận tải Biển Đ ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, tuyến Hải Phòng-Hồ Chí Minh-Laem chabang- Bangkok chỉ có tàu Vạn Phúc của công ty Vận tải Biển Đông đang khai thác độc lập. Tổng doanh thu của tàu trong năm 2006 trên tuyến này khoảng trên 82 triệu đồng. Ngoài ra, còn một số hãng tàu nước ngoài đang khai thác trên tuyến vận tải này như: Hãng tàu Gold Star Lines, Sumbudry, Roy&IK và Cosco. Có thể nói, tuyến Việt Nam tới Bangkok là một cảng lớn trong khu vực, nằm ở vị trí bản lề nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cửa ngõ thương mại lớn nhất trong khu vực có hàng hoá thông qua rất lớn. Đây là cơ hội cho các Công ty vận tải do vẫn chưa có sự cạnh tranh lớn trên tuyến vận tải này. Bên cạnh đó, lượng hàng hoá vận chuyển trên tuyến Việt Nam- Thái Lan rất đa dạng, gồm nhiều chủng loại hàng hoá. Hàng xuất: chủ yếu phải vận tải container rỗng đẻ chứa hàng. Một số mặt hàng như: nông sản, đồ gỗ, cao su… Hàng nhập: phong phú, đa dạng với nhiều mặt hàng. Chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, vật liệu sản xuất, linh kiện xe máy…Tại thời điểm hiện nay, để có chỗ trên tàu, khách hàng thường phải đặt chỗ trước hàng tháng. Lượng hàng nhập về Việt Nam có 60% là về cảng Sài Gòn, còn 40% là hàng về cảng Hải Phòng và các thành phố phía Bắc. Năm 2006. theo thống kê của cảng Hải Phòng, lượng hàng hoá qua cảng đạt hơn 11 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2005. Lượng container qua cảng đạt 464.000 TEUs, tăng 16,5% so với năm 2005 Bảng 2.1: Lượng hàng hoá qua cảng Hải Phòng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng sản lượng 8.575.000 MT 10.350.000 MT 10.518.000 MT 10.500.000 MT 10.511.000 MT 10.511.000 MT Nhập 4.358.000 MT 5.370.000 MT 5.401.000 MT 5.370.000 MT 5.370.000 MT 5.199.000 MT Xuất 1.336.000 MT 1.400.000 MT 1.758.000 MT 1.800.000 MT 1.911.000 MT 2.825.000 MT Nội địa 2.881.000 MT 3.580.000 MT 3.359.000 MT 3.300.000 MT 3.230.000 MT 3.127.000MT Container 219.000 Teus 228.000 Teus 377.000 Teus 398.300 Teus 398.300 Teus 464.000 Teus (Nguồn: www.haiphongport.com.vn) Tại cảng Bangkok và Laem chabang- Thái Lan, tổng lượng hàng hoá 02 cảng này 04 tháng đầu năm 2007 tăng cao, trong đó lượng hàng chuyển về các cảng Hải Phòng và Sài Gòn khoảng 15.000 TEUs/tháng STT Tên cảng Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng số (TEU) 1 Bangkok 246.980 255.852 502.832 2 Laem chabang 757.150 734.026 1.491.176 Tổng cộng 1.004.130 989.878 1.994.008 (Nguồn: www.business-in-asia.com) Như vậy, có thể thấy nhu cầu luân chuyển hàng hoá._. xác định tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính của dự án. Việc ước tính tổng mức đầu tư hợp lí cho dự án cần thẩm định luôn có sự tham khảo các dự án cùng loại tương tự về quy mô, giải pháp công nghệ Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên quan tâm thẩm định tính khả thi của từng nguồn vốn. Hiện nay Ngân hàng vẫn chỉ quan tâm nhiều đến tổng mức đầu tư, còn nguồn huy động trong nhiều dự án chưa được quan tâm thẩm định nhất là đối với vốn chủ sở hữu. Bởi vì chủ đầu tư thường có xu hướng tăng giá trị của vốn tự có bằng cách nâng cao giá trị của tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần phải thẩm định thật kĩ năng lực huy động vốn tự có bởi khi dự án triển khai, nếu như một trong các nguồn vốn không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. Thẩm định dòng tiền của dự án STT Chỉ tiêu Giải thích Năm 0 Năm … Năm n 1 Dòng tiền vào =(2)+(3)+(4) 2 Doanh thu 3 Thanh lý TSCĐ 4 Thu hồi VLĐ 5 Dòng tiền ra =(6)+(7)+(8)+(9)+(10)+(11)+(12) 6 VCĐ 7 VLĐ ban đầu 8 Chi phí hàng năm Không bao gồm: KHTSCĐ, lãi vay 9 Bổ sung TSCĐ 10 Bổ sung VLĐ 11 Thuế 12 Dòng tiền ròng =(1)-(5) Giải pháp về phương pháp thẩm định Habubank cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phương pháp thẩm định dự án. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng. Habubank nên áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, đồng thời chú ý tới việc đánh giá hiệu quả tài chính, giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp. Giải pháp về tổ chức thẩm định và quy trình thẩm định Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hoá hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Ngân hàng nên quan tâm hàng đầu tới nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Thực hiện chuyên môn hoá trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng như thành lập Phòng Thẩm định độc lập trực thuộc Ban điều hành hay bộ phận thẩm định nằm trong Phòng phát triển kinh doanhvà bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần được chuyên môn hoá theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung và phương pháp thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống. Để hạn chế những rủi ro Habubank có thể gặp phải thì việc thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án là một công việc phải làm của Ngân hàng Các dự án được đưa đến NHTM có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Vì vậy, việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế, trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống của từng ngân hàng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Cần có sự kết hợp giữa Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh của từng ngân hàng. Ngân hàng Trung ương sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. Giải pháp về nguồn nhân lực Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, Ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng cán bộ; bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người. Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước, Ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. Giải pháp về thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, các ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài. Bên cạnh đó, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Bên cạnh những giải pháp trên, các ngân hàng cũng nên phát triển hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư. Một số kiến nghị Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Kiến nghị với Nhà nước và các bộ, ngành liên quan Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Việc trao quyền quyết định ở một mức nhất định sẽ khai thác được năng lực và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định (điều kiện thứ ba của thực hiện chuyên môn hoá). Áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 trên các mặt nghiệp vụ chính được chọn: Tín dụng ngắn- trung- dài hạn, thẩm định, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế. Mục đích áp dụng là chuẩn hoá và văn bản hoá các quy trình nghiệp vụ; thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phong cách, hình thành nề nếp làm việc khoa học và thống nhất. Cùng với việc áp dụng quy trình thẩm định chuẩn ISO 9001 thì việc kiểm soát và quy trách nhiệm cá nhân trở nên dễ thực hiện hơn. Khi xảy ra gây thiệt hại, ngân hàng có thể xem xét cán bộ thẩm định có thực hiện đúng quy trình và các nguyên tắc thẩm định không, từ đó, xác định được lỗi chủ quan hay cố ý của người thẩm định. Vì vậy, tuy bản chất của quy trình ISO không nói lên chất lượng công việc nhưng là điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho việc phân công, phân quyền, phân nhiệm, phục vụ cho hướng đi chuyên môn hoá hoạt động của ngân hàng. . Bảng 8: Độ nhạy của dự án Trường hợp chi phí nhiên liệu tăng 10% Đơn vị Tr.đ Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.434.348 6.281.268 6.434.348 5,975,107 6.434.348 7.934.348 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4,975,107 5.434.348 5.434.348 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.863.416 6.459.562 6.468.843 5,982,381 5,991,757 5.508.713 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.431.898 3.503.817 3.288.486 3,504,043 3.504.164 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1,312,242 719.927 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175,472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 570.932 -178.294 -34.495 -7.273 442,591 2.425.635 NPV quan điểm chủ đt 879.805 IRR 21% PVFCFi -1.250630 509.761 -142.135 -24.553 -4.622 251,138 1.228.902 Cộng dồn PVFCFi -1.250630 -740.869 -883.004 -907.556 -912.179 -661,041 567.861 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 6,45 Tháng Quan điểm Ngân hàng Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dòng tiền vào 0 6.434.348 6.281.268 6.434..348 5.975.107 6.434..348 7.934.348 Doanh thu 5.434.348 5.218.268 5.434..348 4.975.107 5.434..348 5.434.348 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.557.884 4.490.360 4.618.201 4.366.789 6.679.515 4.788.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.431.898 3.503.817 3.288.486 3.504.043 3.504.164 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175.472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.876.464 1.790.908 1.816.147 1.608.319 1.754.833 3.145.562 NPV quan điểm chủ đt 608.759 IRR 11% PVFCFi -8.339.630 1.730.579 1.523.266 1.424.638 1.163.528 1.170.824 1.935.554 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.609.051 -5.085.785 -3.661.147 -2.497.619 -1.326.795 608.759 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 8,23 tháng Bảng 9: Độ nhạy của dự án: trường hợp doanh thu giảm 5% Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.161.613 6.017.205 6.162.631 5.726.352 6.162.631 7.662.631 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4726.352 5.162.631 5.162.631 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.863.416 6.459.562 6.468.843 5.819.305 5.813.628 5.330.584 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.294.157 3.362.083 3.158.729 362.309 3.362.431 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1.312.242 719.927 Thuế TNDN 54.272 23.092 77.988 44.983 175,472 161.811 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 570.932 -269.246 -128.083 -92.953 442.591 2.332.047 NPV quan điểm chủ đt 460.706 IRR 15% PVFCFi -1.250630 426.200 -214.641 -91.167 -59.07 198.033 1.181.488 Cộng dồn PVFCFi -1.250630 -824.430 -1.039.071 -1.130.238 -1.189.311 -991.278 190.210 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 10,07 Tháng Quan điểm Ngân hàng Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dòng tiền vào 0 6.161.613 6.017.205 6.162.631 5.726.352 6.162.631 7.662.631 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4726.352 5.162.631 5.162.631 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.557.884 4.490.360 4.618.201 4.366.789 6.679.515 4.788.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.294.157 3.362.083 3.158.729 362.309 3.362.431 Thuế TNDN 54.272 23.092 77.988 44.983 175,472 161.811 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.782.876 1.699.956 1.722.559 1.522.639 1.661.244 3.051.974 NPV quan điểm chủ đt 189.660 IRR 9% PVFCFi -8.339.630 1.644.267 1.445.906 1.351.225 1.101.544 1.108.382 1.877.967 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.609.051 -5.085.785 -3.661.147 -2.497.619 -1.326.795 608.759 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 10,79 tháng Bảng 2.4: Cân đối nguồn trả nợ và nghĩa vụ trả nợ Đơn vị: USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Nguồn trả nợ 1.429.068 1.437.077 1.583.641 1.482.569 1.740.726 1.712.770 - LNST 237.692 245.702 392.266 291.193 549.350 521.395 - Khấu hao 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 * Nghĩa vụ trả nợ 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 Trả gốc Habubank 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 *Cân đối sau trả nợ 669.068 -82.923 63.641 82.569 540.726 1.023.770 Bảng 3: Lịch trả nợ gốc và lãi vay vốn cố định Quý Niên kim Dư nợ đầu kỳ Trả gốc Trả lãi Dư nợ cuối kỳ Lãi suất 7,80% 0,0195 Năm 1 I 138.236 7.089.000 0 138.236 7.089.000 II 138.236 7.089.000 0 138.236 7.089.000 III 518.236 7.089.000 380.000 138.236 6.709.000 IV 510.826 6.709.000 380.000 130.826 6.329.000 Năm 2 I 503.416 6.329.000 380.000 123.416 5.949.000 II 496.006 5.949.000 380.000 116.006 5.569.000 III 488.596 5.569.000 380.000 108.596 5.189.000 IV 481.186 5.189.000 380.000 101.186 4.809.000 Năm 3 I 473.776 4.809.000 380.000 93.776 4.429.000 II 466.366 4.429.000 380.000 86.366 4.049.000 III 458.956 4.049.000 380.000 78.956 3.669.000 IV 451.546 3.669.000 380.000 71.546 3.289.000 Năm 4 I 414.136 3.289.000 350.000 64.136 2.939.000 II 407.311 2.939.000 350.000 57.311 2.589.000 III 400.486 2.589.000 350.000 50.486 2.239.000 IV 393.661 2.239.000 350.000 43.661 1.889.000 Năm 5 I 336.836 1.889.000 300.000 36.836 1.589.000 II 330.986 1.589.000 300.000 30.986 1.289.000 III 325.136 1.289.000 300.000 25.136 989.000 IV 319.286 989.000 300.000 19.286 689.000 Năm 6 I 208.436 689.000 195.000 13.436 494.000 II 204.633 494.000 195.000 9.633 299.000 III 200.831 299.000 195.000 5.831 104.000 IV 106.028 104.000 104.000 2.028 0 Tổng cộng 7.089.000 Bảng 4: Tính lãi vay đầu tư vốn cố định Đơn vị : USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dự nợ đầu kì 7.089.000 6.329.000 4.809.000 3.289.000 1.889.000 689.000 Trả lãi 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 689.000 Trả gốc 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 Dư nợ cuối kì 6.329.000 4.809.000 3.289.000 1.889.000 689.000 0 Bảng 5: Tính lãi suất chiết khấu Lãi suất r Tổng mức đầu tư 9.339.630 -Vay VCĐ 7.089.000 7,80 %/năm 0,0843 /năm - Vay VLĐ 1.000.000 7,00 %/năm -Vốn tự có 1.250.630 13,14 %/năm Bảng 2 : Tính khấu hao tài sản cố định Đơn vị: USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng Giá trị còn lại Khấu hao thiết bị 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 7.148.254 1.191.376 Nguyên giá Tuổi thọ (năm) - Thiết bị 8.339.630 7 - Khấu hao 1.191.376 Bảng 1: Doanh thu Doanh thu tuyến vận tải Tuyến Sản lượng (TEU) Giá cước (USD) Doanh thu (USD) 20’LD 40’LD 20’LD 40’LD Hải Phòng - HCM 150 50 220 340 50.000 Hải Phòng – Thái Lan 10 0 280 506 2.800 HCM-Thái Lan 20 10 50 100 2.000 Thái Lan-HCM 80 30 320 610 43.900 Thái Lan-Hải Phòng 70 20 200 1..260 74.200 HCM-Hải Phòng 80 60 240 360 40.800 Giá cước cho 1 chuyến kép/năm 213.7000 USD Tổng doanh thu Stt Nội dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Số chuyến kép/năm 25,4 24,7 25,4 23,3 25,4 25,4 2 Doanh thu tuyến vận tải 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 3 Hoạt động BT Kiểm tra trung gian Hoạt động BT Kiểm tra định kỳ Hoạt động BT Hoạt động BT 4 Tổng doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 Bảng 7: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án Đơn vị: USD Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.434.348 6.281.268 6.434.348 5,975,107 6.434.348 7.934.348 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 5.892.538 5.434.348 5.434.348 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.765.280 6.364.191 6.370.707 5.893.622 5.410.577 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.367.313 3.299.438 3.367.518 3.163.705 3.367.744 3.367.865 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1,312,242 719.927 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 669.068 -82.923 63.641 82.569 540.776 2.523.771 NPV quan điểm chủ đt 1.319.267 IRR 28% PVFCFi -1.250.630 597.382 -66.106 45.298 52.474 306.823 1.278.621 Cộng dồn PVFCFi -1.250.630 -653.248 -719.354 -674.055 -621.581 -314.759 963.862 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 2,95 Tháng Quan điểm Ngân hàng Dòng tiền vào 0 6.434..348 6.281.268 6.434..348 5.975.107 6.434..348 7.934.348 Doanh thu 5.434.348 5.218.268 5.434..348 4.975.107 5.434..348 5.434.348 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.459.748 4.394.989 4.520.065 4.276.946 4.581.380 4.690.650 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.367.313 3.299.438 3.367.518 3.163.705 3.367.744 3.367.865 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.974.600 1.886.279 1.914.283 1.698.161 1.852.968 3.243.698 NPV quan điểm chủ đt 1.048.221 IRR 12% PVFCFi -8.339.630 1.821.085 1.604.384 1.501.619 1.228.524 1.236.300 1.995.940 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.518.545 -4.914.1615 -3.412.542 -2.184.018 -947.718 1.048.221 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 5,70 tháng Bảng 6: Lợi nhuận-Chi phí Đơn vị: USD Stt Khoản mục chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Trung bình chuyến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Doanh thu (Bi) 5.434.348,14 5.281.267,91 5.434.348,14 4.975.107,45 5.434.348,14 5.434.348,14 31.993.767,91 213.700,00 A Chi phí biến đổi 3.022.741,65 2.954.767,23 3.022.741,65 2.818.818,41 3.022.741,65 3.022.741,65 17.864.552,23 119.324,95 1 Phí đại lý (2%DT) 108.686,96 105.625,36 108.686,96 99.502,15 108.686,96 108.686,96 639.875,36 4.274,00 2 Nguyên nhiên liệu 1.362.993,51 1.324.599,33 1.362.993,51 1.247.810,96 1.362.993,51 1.362.993,51 8.024.384,33 53.598,28 3 Cảng phí 305.157,59 296.561,60 305.157,59 279.369,63 305.157,59 305.157,59 1.796.561,60 12.000,00 4 Chi phí xếp dỡ 643.003,58 625.080,95 643.003.58 589.235,67 643.003,58 643.003,58 3.786.330,95 25.290,52 5 Chi phí thuê vỏ container 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 65.700,00 20.917,96 6 Chi phí lưu bãi 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 420.000,00 438,84 7 Chi phí trả lãi vay VLĐ 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 10.901.420,68 2.805,36 B Chi phí cố định 2.081.478,64 1.985.248,64 1.866.793,64 1.751.853,89 1.648.619,65 1.567.426,21 624.000,00 72.815,23 1 Chi phí lương thuyền viên 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 118.560,00 4.167,96 2 BHXH, y tế, công đoàn 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 219.000,00 791,91 3 Nước ngọt, thực phẩm 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.500,00 7.148.254,29 1.462,79 4 Khầu hao TSCKK/năm (Dt) 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 422.496,00 47.746,23 5 Chi phí SCL 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 168.996,00 2.822,03 6 Chi phí sữa chữa TX 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 1.684,137 1.128,80 7 Lãi vay vốn cố định tính vào giá 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 30.927 1.684.137 11.249,07 8 Bảo hiểm thân tàu (0,56%) 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 280.211,57 1.871,65 9 Bảo hiểm TNDS 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 162.162,00 1.083,15 10 Phí đăng kiểm và thông tin 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 60.000,00 400,77 11 Chi phí quản lý và đào tạo 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 13.603,83 90,87 Tổng cộng 5.104.220,29 4.940.015,88 4.889.535,29 4.570.672,30 4.671.361,30 4.590.167,85 28.765.972,91 192.140,18 Lợi nhuận 330,127.85 341.252,03 544.812,85 404.435,15 762.986,84 844.180,28 3.227.794,99 21.559,82 Chi phí BQ/chuyến: 192.140,18 USD Stt Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Chi phí hoạt động kinh doanh 3.297.313 3.229.438 3.297.518 3.093.705 3.297.744 3.397.865 2 Nhu cầu vốn lưu động 824.328 807.360 824.379 773.426 824.436 824.466 3 Vốn vay ngân hàng 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Quan điểm của người viết Stt Khoản mục chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Trung bình chuyến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 A Chi phí biến đổi 3.022.742 2.954.767 3.022.741 2.818.818 3.022.742 3.022.742 1 Phí đại lý (2%DT) 108.687 105.625 108.687 99.502 108.687 108.687 2 Nguyên nhiên liệu 1.362.994 1.324.599 1.362.994 1.247.811 1.362.994 1.362.994 8.024.384 53.598 3 Cảng phí 305.158 296.562 305.158 279.370 305.158 305.158 1.796.562 12.000 4 Chi phí xếp dỡ 643.004 625.081 643.003 589.236 643.004 643.004 3.786.331 25.291 5 Chi phí thuê vỏ container 521.950 521.950 521.950 521.950 521.950 521.950 65.700 20.918 6 Chi phí lưu bãi 10.950 10.950 10.950 10.950 10.950 10.950 420.000 43.884 7 Chi phí trả lãi vay VLĐ 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 10.901.421 2.805 B Chi phí cố định 2.081.479 1.985.249 1.866.794 1.751.854 1.648.620 1.567.426 10.279.105 199.887 1 Chi phí lương thuyền viên 104.000 104.000 104.000 104.000 104.000 104.000 118.560 4.168 2 BHXH, y tế, công đoàn 19.760 19.760 19.760 19.760 19.760 19.760 219.000 79.191 3 Nước ngọt, thực phẩm 36.500 36.500 36.500 36.500 36.500 36.500 7.148.254 1.463 4 Khầu hao TSCĐ/năm (Dt) 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 422.496 47.746 5 Chi phí SCL 70.416 70.416 70.416 70.416 70.416 70.416 168.996 2.822 6 Chi phí sữa chữa TX 28.166 28.166 28.166 28.166 28.166 28.166 1.684 1.129 7 Lãi vay vốn cố định tính vào giá 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 30.927 1.684.137 11.249 8 Bảo hiểm thân tàu (0,56%) 46.702 46.702 46.702 46.702 46.702 46.702 280.212 1.872 9 Bảo hiểm TNDS 27.027 27.027 27.027 27.027 27.027 27.027 162.162 1.083 10 Phí đăng kiểm và thông tin 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 60.000 40.077 11 Chi phí quản lý và đào tạo 2.000 2.100 2.205 2.315 2.431 2.553 13.604 9.087 12 Tổng cộng 5.104.220 4.940.016 4.889.535 4.570.672 4.671.361 4.590.168 13 Lợi nhuận trước thuế 330.128 341.252 544.813 404.435 762.987 844.180 14 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 15 Thuế thanh lý tài sản 86.415 16 LNST 237.692 245.702 392.266 291.193 549.350 521.395 Chi phí BQ/chuyến: Stt Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Chi phí hoạt động kinh doanh 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 2 Nhu cầu vốn lưu động 824.328 807.360 824.379 773.426 824.436 824.466 3 Vốn vay ngân hàng 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Quan điểm của người viết: Trường hợp chi phí nguyên nhiên liệu tăng 10% Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 7.625.724 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.487.884 3.420.360 3.548.200 3.296.789 3.609.515 3.718.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.433.612 3.361.898 3.433.816 3.218.486 3.434.043 3.434.164 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175.472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 1.946.464 1.860.908 1.886.148 1.678.318 1.824.833 3.906.938 NPV quan điểm chủ đt 353.556 IRR 1/(1+r)^n 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9.339.630 1.795.134 1.582.800 1.479.542 1.214.162 1.217.519 2.404.029 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.544.496 -5.961.696 -4.482.154 -3.267.992 -2.050.473 353.556 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 10,24 tháng Quan điểm của người viết: Trường hợp doanh thu giảm 5% Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.162.631 5.017.205 5.162.631 4.726.352 5.162.631 7.354.006 Doanh thu 5.162.631 5.017.205 5.162.631 4.726.352 5.162.631 5.162.631 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.313.667 3.251.051 3.373.984 3.137.295 3.435.299 3.544.570 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ ban đầu 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 Thuế TNDN 16.355 21.613 76.467 43.590 137.555 160.290 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 1.848.963 1.766.154 1.788.647 1.589.057 1.727.332 3.809.437 NPV quan điểm chủ đt -83.063 IRR 1/(1+r)^n 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9.339.630 1.705.214 1.502.206 1.403.060 1.149.586 1.152.467 2.344.035 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.634.416 -6.132.210 -4.729.150 -3.579.564 -2.427.097 -83.063 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 12,43 tháng Quan điểm của người viết về: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 7.625.724 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.389.748 3.324.989 3.450.065 3.206.946 3.511.380 3.620.651 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ ban đầu 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 2.044.600 1.956.279 1.984.283 1.768.161 1.922.968 4.005.073 NPV quan điểm chủ đt 793.016 IRR 1/((1+r)^n) 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9339630 1885640,201 1663918,039 1556522,135 1279157,151 1282994,517 2464414 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.453.990 -5.790.072 -4.233.550 -2.954.392 -1.671.398 793.016 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 8,14 tháng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12042.doc
Tài liệu liên quan