Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM KẾT
Tên tôi là : Dương Mạnh Hùng
Sinh viên lớp : Đầu tư 48C
Khoa: Kinh tế đầu tư
Sau thời gian thực tập tại phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội cùng với sự hướng dẫn của Ths. Trần Mai Hoa tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa.
Sinh viên
Dương Mạnh Hùng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng Trung Ương
TCTD : Tổ chức tín dụng
TCKT : Tổ chức kinh tế
XDCB : Xây dựng cơ bản
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
DANH MỤC SƠ ĐỒ-BẢNG BIỂU-PHỤ LỤC
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Sơ đồ 3 : Sơ dồ tổ chức Công ty DATEX
Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng năm 2008
Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2006 - 2008
Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Hà Nội 2 tháng đầu năm 2009
Bảng 3: Tổng kết hoạt động cho vay theo thời gian giai đoạn 2006-2008
Bảng 4 : Số dự án được thẩm định theo loại hình cho vay
Bảng 5 : Số dự án được thẩm định theo loại ngành kinh tế
Bảng 6 : Số dự án được thẩm định theo thành phần kinh tế
Bảng 7 : Thẩm định dự án theo thành phần kinh tế năm 2008
Bảng 8: B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n
Bảng 9: Bảng mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt
Bảng 10: Bảng đánh giá giá trị máy móc thiết bị công ty DATEX
Bảng 11: Bảng dự kiến kế ho¹ch nh©n sù nhµ m¸y sîi datex
Bảng 12: Bảng dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn
Bảng 13: Bảng tổng hợp nhu cầu nguyên liệu
Phụ lục 1: Kế hoạch sản xuất sợi cao cấp
Phụ lục 2: Chi phí giá thành hàng năm
Phụ lục 3 : Bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án
Phụ lục 4: Bảng tính độ nhạy dự án
Phụ lục 5: Kế hoạch khấu hao tái sản cố định
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 có tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng vừa rồi là lĩnh vực Ngân hàng Tài chính.
Để có thể đứng vững trong bối cảnh kinh tế đấy biến động như thế này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược phát triển cụ thể và nâng cao các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động của mình. Hoạt động thẩm định với các dự án đầu tư cũng như các dự án xin vay vốn là một trong những hoạt động quan trọng trong qui trình cho vay của mỗi Ngân hàng thương mại. Làm tốt công tác này mới giúp cho việc ra quyết định cho vay đúng đắn đối với mỗi dự án, giúp Ngân hàng , lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả vừa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Trong giai đoạn thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ công, nhân viên của công ty và dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng d, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội”
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương
Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Chương II : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, báo cáo tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn.
Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành dệt may tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
I. Khái quát về Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
1. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh cấp 1, là đơn vị trực thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3- Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 1 địa điểm giao dịch duy nhất tại trụ sở C3 phường Phương Liệt, sau gần 9 năm hoạt động, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới có 13 phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như đường Chùa Bộc, đường Triệu Quốc Đạt, đường Vương Thừa Vũ … và 1 trụ sở chính.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay…, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã chịu ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, các DN đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều NH khác nên đối với Chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân Hàng. Để khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNo&PTNT Việt Nam và các NH khác đánh giá là một Chi Nhánh hoạt động có hiệu quả và có quy mô lớn.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2.1. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ của Chi nhánh đến 31 tháng 12 năm 2008 là 150 người, so với năm 2005 tăng 21 cán bộ. Các phòng ban trong chi nhánh được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
Phßng
kÕ
to¸n
ng©n
quü
C¸c phßng giao dÞch
Phßng
hµnh
chÝnh
nh©n
sù
Phßng
tÝn
dông
Phßng
kÕ
ho¹ch
tæng
hîp
Phßng
kinh
doanh
ngo¹i
hèi
Phßng
kiÓm tra kiÓm to¸n néi bé
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội
Các chi nhánh và phòng giao dịch:
+ Phòng giao dịch Giảng Võ + Phòng giao dịch số 1
+ Phòng giao dịch Nam Đô + Phòng giao dịch số 2
+ Phòng giao dịch Khâm Thiên + Phòng giao dịch số 3
+ Phòng giao dịch số 4 + Phòng giao dịch số 5
+ Phòng giao dịch số 6 + Phòng giao dịch số 7
+ Phòng giao dịch số 8 + Phòng giao dịch số 9
+ Phòng giao dịch số 10
2.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
Ba chức năng chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là: thực hiện chức năng của một trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và làm trung gian thanh toán
a. Thực hiện chức năng của một trung gian tài chính : hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội. Ngân hàng không chỉ kêu gọi khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế như tiền của các hộ gia đình, cá thể, các doanh nghiệp… mà Ngân hàng còn dùng tiền huy động được để cho các thành phần kinh tế khác vay. Chức năng này góp phần kích cầu đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
b. Tạo phương tiện thanh toán: Khi Ngân hàng có cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
c. Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triền nông thôn Nam Hà Nội là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Theo Quy chế về Tố chức và Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nno&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 7 năm 2007, các phòng ban trong Ngân hàng có chức năng và nhiệm vụ như sau:
2.3.1. Phòng tín dụng
Phòng Tín dụng hay với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi. Phòng có nhiệm vụ sau:
Thu thập quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro.
Thẩm định các khoản vay do Giám đốc quy định. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định ở các chi nhánh trực thuộc.
Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định.
Thực hiện các chế độ thanh tra, báo cáo theo quy định.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu…
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thẩm định dự án hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận thực hiện các công trình, các dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thácnguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các chương trình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất với giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, và đề xuất phương hướng khắc phục.
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng ở các chi nhanh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn Nam Hà Nội trực thuộc trên địa bàn.
2.3.2. Phòng kế hoạch tổng hợp
Nhiệm vụ chính là huy động vốn và lập báo cáo thống kê, kế hoạch định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phòng có các nhiệm vụ như sau:
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
2.3.3. Phòng kế toán ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn do Ngân hàng cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán theo quy định. Chấp hành chế độ báo các và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
2.3.4. Phòng điện toán:
Hiện nay phòng này đang được lên kế hoạch để xây dựng với các nhiệm vụ như sau:
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác.
Làm dịch vụ tin học. Thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
2.3.5 Phòng hành chính nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiên chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt
Làm công tác tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ nhân viên…
2.3.6. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng nông nghiệp ; giám sát việc chấp hành quy định của Ngân hàng nông nghiệp về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng …
2.3.7. Phòng kinh doanh ngoại hối
Khai thác ngoại tệ với giá cả hợp lý, thực hiện các hoạt động thanh toán cho khách hàng bằng ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.
2.3.8. Phòng dịch vụ và marketing
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, đề xuất cải tiến sản phẩm.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến quy trình giao dịch, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền…
3. Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng Nam Hà Nội
3.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
3.1.1. Hoạt động huy động vốn
Các hình thức cơ bản của hoạt động huy động vốn :
3.1.1.1.Các khoản tiền gửi của khách hàng
- Tiền gửi tíết kiệm từ dân cư: Đây là một trong những khoản tiền gửi lớn của tất cả các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội. Những chủ thể đem gửi các khoản tiền này sẽ kiếm được một khoản lãi sau một thời gian nhất định. Các khoản tiền gửi tiết kiệm này có thể là không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn.
- Tiền ký gửi: Đây là những khoản tiền mà khách hàng đem ký gửi vào ngân hàng .Việc sử dụng những khoản tiền ký gửi được thực hiện theo những thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng .
3.1.1.2.Thông qua phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh công cụ huy động vốn phổ biến là thông qua các khoản tiền gửi của khách hàng. Các NHTM còn sử dụng các công cụ khác mới mẻ và có hiệu quả hơn để huy động vốn một cách dễ dàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình cũng như những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn khác khi tìm đến Ngân hàng. Một trong những công cụ đó là kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng. Đây là loại giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của Ngân Hàng với người nắm giữ các loại giấy tờ này. Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm còn kỳ phiếu thường được phát hành thường xuyên với các kỳ hạn : 3,6 … 12 tháng. Việc phát hành kỳ phiếu , trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động được đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống.
3.1.1.3. Vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
NHTW cấp tín dụng cho các NHTM dưới nhiều hình thức như cho vay, mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cuả NHTM. Vốn hình thành từ nguồn này đảm bảo cho khả năng thanh toán của NHTM. Các MHTM có thể thu hút vốn bằng cách vay ở các tổ chức tài chính tín dụng. Đối với những ngân hàng ở các nước phát triển có quan hệ rộng khắp thì nguồn vốn này là một nguồn vốn vay thường xuyên và khá quan trọng.
3.1.2. Hoạt động tín dụng
Đây là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tín dụng thương mại đã không thể giải quyết được mọi hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu của tất cả các tổ chức, cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải dược tiến hành một cách liên tục. Chỉ có ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi nó giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng có ba loại quan hệ chủ yếu:
- Quan hệ tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp.
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước.
Các hình thức tín dụng có thể phân chia như sau:
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng có: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá và tín dụng tiêu dùng.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng có: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng có: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
3.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
- Cung ứng các phương tiện thanh toán quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng
3.1.4. Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay,mua bán ngoại tệ,thanh toán quốc tế,bảo lãnh tái bảo lãnh, chiết khấu tái chiết khấu bộ chứng từ và dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
3.1.5. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho phép:
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án vay vốn
Cung ứng các dịch vụ bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam
Thực hiện các nhiệm vụ khác của giám đốc chi nhánh ngân hàng No & PTNT Hà Nội
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Nam Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009
3.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bằng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với các hình thức khuyến mãi tặng quà và các hình thức tiết kiệm dự thưởng, Ngân hàng đã huy động được một lượng lớn số tiền gửi để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá hân, tổ chức kinh tế có nhu cầu sử dụng vốn. Ngoài ra với thuận lợi là chi nhánh cấp 1 đóng trên địa bàn Hà Nội, Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm các dự án đầu tư trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh kết hợp với việc tận dụng các mối quan hệ sẵn có để thu hút vốn từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi với giá rẻ.
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động được là 6.994 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động địa phương là 4.787 tỷ, giảm 514 tỷ so với 31/12/2007, vượt 1.119 tỷ so với KH và đạt 130% kế hoạch năm.
Bảng 1 : Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2006 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
So sánh 2007
+/-
%
Tổng nguồn vốn
7,139
7,488
6,994
-494
93%
1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD
740
572
357
-215
62%
+ Nguồn ngoại tệ quy đổi
0
39
0
-39
+ Tỷ trọng TG TCTD
10%
7%
5%
2. Tiền gửi các TCKT
2,606
2,828
3,126
298
111%
+ Nguồn ngoại tệ quy đổi
112
77
118
41
153%
+ Tỷ trọng TG TCKT
37%
38%
45%
3. Tiền gửi của dân cư
3,793
4,088
3,511
-577
86%
+ Nguồn ngoại tệ quy đổi
402
419
457
38
109%
+ Tỷ trọng TG dân cư
53%
55%
50%
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội)
Mặc dù đã có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra như tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2008 bằng 111% so với 2007, nguồn ngoại tệ qui đổi bằng 153%. Nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến hoạt động của ngân hàng giảm ở một số chỉ tiêu như tổng nguồn vốn giảm 494 tỷ chỉ bằng 93% so với năm 2007.
Nguyên nhân của tình trạng trên :
Đồng tiền mất giá, cùng với tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá vàng tăng nên người dân đầu tư vào các kênh tài chính an toàn như vàng và ngoại tệ, rút bớt tiền gửi trong ngân hàng dẫn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng giảm.
Giá mặt hàng trang thiết bị sản xuất, tiêu dũng cũng như xây dựng tăng cao làm người dân chi tiêu nhiều hơn làm giảm nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Mặt khác, giá cả đầu vào nguyên vật liệu tăng nen các doanh nghiệp hoạt động không có lãi, không mở rộng được qui mô sản xuất nên nhu cầu vay vốn đầu tư cũng giảm từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng phải chịu lãi suất thực tế âm do lãi suất danh nghĩa huy động của các ngân hàng tăng nhưng không bằng với tốc độ trượt giá làm giảm các nguồn tiền gửi vào ngân hàng.
Năm 2008, hầu hết các thành phần kinh tế đều gặp khó khăn và ngân hàng không phải là ngoại lệ. Mặc dù vậy, Ngân hàng vẫn cần phải tiếp tục nâng cao hoạt động, tích cực thực hiện các biện pháp huy động vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.
* Về cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương :
Nguồn vốn huy động VND chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổn nguồn vốn huy động tại địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ ngoại tệ cũng tăng qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế- tài chính thế giới nhưng nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng 153% và của dân cư tăng 109% so với năm 2007. Cụ thể như sau :
- Nguồn tiền gửi, tiền vay của TCTD là 357 tỷ giảm 215 tỷ và chỉ bằng 62% so với năm 2007. Trong đó tỷ trọng TG TCTD chiếm 5% trong tổng số tiền gửi tiền vay. Trong khi tỷ trọng này của năm 2007 là 7%. Nguyên nhân do NHNN khống chế các NHTM giảm tỷ trọng huy động tiền gửi tiền vay từ các TCTD xuống dưới 10% trong tông nguồn vốn. Do đó theo kế hoạch của NHNo& PTNT Việt Nam khống chế tăng trưởng nguồn vốn này nên NHNo Nam Hà Nội phải thực hiện theo kế hoạch đã được giao.
- Nguồn tiền gửi của TCKT là 3126 tỷ chiếm tỷ trọng 45% tổng nguồn vốn. Tăng 298 tỷ và bằng 111% so với năm 2007.
- Nguồn tiền gửi của dân cư là 3511 tỷ giảm 577 tỷ và bằng 86% so với năm 2007. Nguyên nhân do năm 2008 đến hạn thanh toán kỳ phiếu NHNo phát hành năm 2003( kỳ hạn 5 năm). Tiền gửi dân cư chiếm 50% tổng nguồn vốn giảm 5% so với 2007. Cụ thể :
+ Huy động nội tệ là 3054 tỷ giảm 615 tỷ so với năm 2007
+ Huy động dân cư bằng ngoại tệ là 457 tỷ VND tương đương 77 635 ngàn USD vượt 6 456 ngàn USD và bằng 109% so với năm 2007.
Theo số liệu trên, ta có thể tổng hợp thành sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng như sau :
Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng năm 2008
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội)
Bên cạnh đó, nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Nam Hà Nội thay đổi không đáng kể so với năm 2007, nguồn vốn trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn chiếm 68% tổng nguồn vốn.
Theo các số liệu ở trên, ta có thể nhận thấy: cùng với sự phát triển nóng của TTCK đầu năm 2007 là tỷ trọng nguồn tiền gửi của TTCK tại Ngân hàng, lên tới 65% nguồn vốn tại địa phương. Đồng thời nguồn tiền gửi của dân cư giảm sút rõ rệt, từ chiếm 55% tỷ trọng nguồn vốn vào năm 2007 xuống còn 50% trong năm 2008. Điều này một phần vì người dân rút tiền để đầu tư vào chứng khoán, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tuy vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính nhưng Ngân hàng vẫn huy động vượt chỉ tiêu đã đề ra ở nguồn vốn ngoại tệ. Đây là 1 thành công rất lớn của Ngân hàng trong tình hình tài chính đang gặp khó khăn hiện nay, và nó sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút các đối tác nước ngoài trong năm tới.
Bước sang năm 2009, cùng với các gói giải pháp kích cầu của Nhà nước, Ngân hàng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp thu hút vốn như : Xây dựng và triển khai kịp thời các chương trình tín dụng cụ thể ngay từ đầu năm 2009, bố trí vốn và áp dụng lãi suất hợp lý theo chính sách ưu tiên khách hàng của mình, đưa ra các chương trình tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, ... Chính vì vậy, trong hai tháng đầu năm 2009, kết quả nguồn vốn huy động được của Ngân hàng có nhiều khả quan, vượt chỉ tiêu đã đề ra. Tính đến 28/02/09 tổng nguồn vốn toàn Chi nhánh là: 6.986 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương: 4.780 tỷ đồng, tăng 341 tỷ so với đầu năm, đạt 125% kế hoạch quý I và 112 % KH năm. Nguồn vốn tăng do tăng nguồn nội tệ 261 tỷ và tăng nguồn ngoại tệ 80 tỷ.
Bảng 2: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Hà Nội 2 tháng đầu năm 2009
(Đơn vị : Tỷ đổng)
Chỉ tiêu
T12/08
T01/09
T02/09
Cơ cấu
KH QI
KH năm 09
+/- So T01/09
% So KHQI
% So KHnăm
A. Tổng nguồn vốn
6,994
6,645
6,986
341
105%
1- Phân theo loại tiền
4,788
4,439
4,780
100%
3,831
4,267
341
108%
125%
112%
+ Nguồn nội tệ
4,207
3,844
4,105
86%
3,320
3,680
261
107%
124%
112%
+ Ngoại tệ
581
596
676
14%
511
587
80
113%
132%
115%
2-Phân theo thêi gian
4,788
4,439
4,780
100%
3,831
4,267
341
108%
+ TG không kỳ hạn
889
702
805
17%
103
115%
+ TG Ký qũy
39
52
49
1%
-3
93%
+ TG có kỹ hạn < 12T
1,821
1,827
1,924
40%
97
105%
+ TG có kỳ hạn ≥ 12T
2,039
1,858
2,003
42%
144
108%
3-Phân theo TPKT
4,788
4,439
4,780
100%
3,831
4,267
341
108%
125%
112%
+ TG, TV các TCTD
353
249
399
8%
659
150
160%
61%
+ Tiền gửi các TCKT
3,126
2,818
2,888
60%
1,574
70
102%
184%
+ Tiền gửi dân cư
1,308
1,372
1,493
31%
1,598
1,495
121
109%
93%
100%
(Nguồn: Báo cáo giao ban toàn chi nhánh tháng 02 năm 2009)
3.3.2. Hoạt động tín dụng
Với lợi thế huy động vốn dồi dào tạo cho chi nhánh có khả năng mở rộng các hoạt động của mình. Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng: như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thoả thuận... cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ tín dụng nói riêng và toàn chi nhánh nói chung, trong năm qua, công tác tín dụng của chi nhánh đã thực sự khởi sắc. Tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 2.329 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại địa phương là 1.839 tỷ, tăng 135 tỷ so với năm trước. Chi tiết :
Bảng 3: Tổng kết hoạt động cho vay theo thời gian giai đoạn 2006-2008
(Đơn vị : Tỷ đổng)
Chỉ tiêu
30/12/2006
30/12/2007
30/12/2008
2008 so sánh 2007
+/-
%
Tổng dư nợ
3,746
2,234
2,329
95
104%
- Ngắn hạn
1,554
813
1092
279
134%
- Trung hạn
1,355
535
483
-52
90%
- Dài hạn
837
886
754
-132
85%
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
59%
64%
53%
(Nguồn: Báo cáo KQKD 2006 – 2008 NHNo&PTNT Nam Hà Nội)
Tính đến 27/02/2009, tổng dư nợ toàn Chi nhánh là 2.547 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tại địa phương là 2.042 tỷ đồng, tăng 45 tỷ so với tháng trước, đạt 93% KH quý và 93% KH năm.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tăng tổng dư nợ so với năm trước là 1 thành tựu rất đáng mừng của Ngân hàng. Thêm vào đó là việc tỷ lệ nợ xấu giảm 0.09% so với năm trước và giảm 5.62% so với KH giao. Đến 31/12/2008, tổng nợ xấu là 25.367 trđ, bằng năm trước, chiếm 1.38% tổng dư nợ.
Tuy vậy, trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại những yếu tố bất cập như việc cho vay tín dụng chỉ đạt 98% kế hoạch năm, giảm 29 tỷ so với kế hoạch đã đề ra. Để khắc phục tình trạng này, trong hai tháng đầu năm 2009, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế tỷ lệ nợ xấu như hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc quản trị rủi ro, thực hiện các phương pháp phân tích để phòng tránh các rủi ro... Những hoạt động này đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho Ngân hàng, cụ thể là:
- Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 là: 824.8 tỷ, chiếm tỷ trọng 32.38%. Trong đó:
+ Nợ nhóm 2->5 tại địa phương là: 458.5 tỷ chiếm tỷ trọng 22.46%, giảm 54.2 tỷ so với tháng trước. Cụ thể
+ Nợ nhóm 2 dư nợ hộ TW: 366.3 tỷ .
- Nợ xấu: 78.7 tỷ chiếm tỷ trọng 3.86% tổng dư nợ tại địa phương, giảm 48.5 tỷ so với tháng trước.
- Nợ đã xử lý rủi ro: Dư nợ đã xử lý rủi ro đến 28/02/09 là 27.689 trđ.
Nguyên nhân dẫn đến nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tăng do khủng hoảng kinh tế để kiềm chế lạm phát giữa năm 2008 thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và Ngân hàng nhà nước và lãi suất cho vay tăng cao có thời điểm lên đến 21%/năm dẫn đến các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ lãi, gốc đến hạn. Thực hiện quyết định phân loại nợ theo quyết định của NHNN cũng như NH No&PTNT Việt Nam, việc chậm trả lãi cũng như cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) đều bị chuyển nhóm nợ lên nhóm cao hơn.
3.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động cùng với sự vững vàng trong nghiệp vụ, vị thế trong cạnh tranh của toàn Chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng vừa và nhỏ làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số tiền thanh toán hàng nhập là 73.750 ngàn USD, hàng xuất là 112.322 ngàn USD.
Bên cạnh đó thì công tác tiếp thị khách hàng luôn được coi trọng, duy trì mối quan hệt tốt với các khách hàng truyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng. Kết quả là hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh số mua ngoại tệ đạt đến 162.758 ngàn USD. Doanh số bán ngoại tệ là 159.687 ngàn USD.
Công tác dịch vụ ngân hàng: Với chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, công tác dịch vụ ngân hàng trong năm qua tăng mạnh. Doanh số thanh toán chuyển tiền : tổng số tiền chuyển đi là 6.687 tỷ và tổng số tiền chuyển đến là 7.752 tỷ. Năm 2008 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 25.198 trđ, tăng , tăng 35% so với năm trước. Tỷ lệ thu dịch vụ đạt 15.08%/tổng thu nhập ròng.
Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng thông qua dịch vụ thẻ ATM: triển khai dịch vụ thẻ ATM ở tất cả các chi nhánh và các phòng giao dịch. Tổng số thẻ chi nhánh phát hà._.nh trong năm 2008 là 8.076 thẻ. Trong đó có 7.930 thẻ AMT; 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế.
II. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại NH Nam Hà Nội
1. Những quy định của Ngân hàng NNo&PTNT đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư
1.1. Đối tượng cho vay
Các đối tượng được vay bao gồm :
- Khách hàng Việt Nam gồm DNNN, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điểu kiện tại Điều 94 của Bộ luật dân sự, DNTN và công ty hợp danh, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài
1.2. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
1.2.1. Nguyên tắc vay vốn
Khác hàng vay vốn của NH No&PTNT Nam Hà Nội phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tìn dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo đúng mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.2.2. Điều kiện vay vốn
- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết :
+ Khách hàng có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống : tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn và 15% tổng nhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn.
+ Khách hàng có tình hình kinh doanh có hiệu quả : có lãi, có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng; trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NH No&PTNT..
- Khách hàng có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả ; hoặc có dự sán đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả nợ hiệu quả
- Khách hàng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chỉnh phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NH NNo&PTNT.
1.3. Mức tiền cho vay
1.3.1. Căn cứ xác định mức cho vay
Ngân hàng xác định mức cho vay đối với một khách hàng dựa trên các căn cứ sau :
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NH NNo&PTNT.
- Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay
- Khả năng nguồn vốn của NH NNo&PTNT nhưng không được vượt quá mức ủy quyền phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh. Nếu vượt quá phải trình lên cấp trên xin phê duyệt.
- Mức cho vay không có bảo đảm đối với hộ nông thôn, hợp tác xã và chủ trang trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của Chính phủ và NH NNo&PTNT.
1.3.2. Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NH NNo&PTNT tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức khác hoặc những dự án được Chính phủ đòng ý cho vay vượt mức).
1.4. Lãi suất và phí cho vay
Các kỳ trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn, và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thỏa thuận giữa Ngân hàng NNo&PTNT và khách hàng căn cứ vào : đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng năng tài chính, thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng.
1.5. Thời hạn cho vay
Ngân hàng NNo&PTNT và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
2. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
Trong năm 2007, Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội đã tiến hành thẩm định 81 dự án và cho vay tổng số tiền là 2,234 tỷ VNĐ. Sang năm 2008, ngân hàng tiến hành thẩm định 67 dự án và cho vay tổng số tiền là 2,329 tỷ VNĐ. Như vậy năm 2008 tuy số lượng dự án xin vay vốn giảm 14 dự án nhưng tổng số tiền cho vay tăng hơn 4%. Điều này thể hiện giá trị vốn vay của các dự án đã tăng lên, từ 27,58 tỷ VNĐ/dự án vào năm 2007 lên 34,76 tỷ VNĐ/dự án vào năm 2008. Số lượng các dự án được thẩm định được phân chia theo các tiêu chí sau :
2.1. Thẩm định dự án đầu tư theo loại hình cho vay
Vào năm 2007, các dự án xin cấp vốn tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội tập trung nhiều nhất vào các dự án ngắn hạn (34 dự án), nhưng các dự án dài hạn lại chiếm số vốn đầu tư rất lớn, hơn cả hai loại còn lại (886,073 tỷ VND).
Sang năm 2008, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư vào các dự án dài hạn như trước nên số dự án dài hạn được thẩm định và tổng số tiền cho vay cũng giảm so với năm 2007 về cả giá trị và tỷ trọng trong cả 3 loại (từ 38,8% năm 2007 xuống còn 32,4% năm 2008)
Bảng 4 : Số dự án được thẩm định theo loại hình cho vay
(Đơn vị : tỷ VNĐ)
Loại hình cho vay
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dự án
Số tiền
Số dự án
Số tiền
Số dự án
Số tiền
Cho vay ngắn hạn
40
1,567,358
34
813,801
28
1,092,032
Cho vay trung hạn
29
1,368,624
27
535,036
22
483,092
Cho vay dài hạn
16
810,702
20
886,073
17
754,722
Tổng cộng
85
3,746,684
81
2,234,910
67
2,329,837
(Nguồn : báo cáo thẩm định Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội )
2.2. Thẩm định các dự án đầu tư theo ngành kinh tế
So với năm 2007, các dự án xin vay vốn năm 2008 trong các lĩnh vực đều giảm, trong đó ngành công nghiệp là giảm nhiều nhất. Bên cạnh đó, các dự án xin vay vốn chủ yếu tập trung vào ngành thương mại dịch vụ (53 dự án). Các dự án ở lĩnh vực công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (10% tổng số các dự án) nhưng lại có giá trị trung bình dự án cao nhất ( 52056 tỷ VNĐ/ dự án) trong khi giá trị trung bình dự án của ngành thương mại dịch vụ chỉ là 22019 tỷ VNĐ / dự án.
Bảng 5 : Số dự án được thẩm định theo loại ngành kinh tế
(Đơn vị : tỷ VNĐ)
Ngành kinh tế
Năm 2007
Năm 2008
Số dự án
Số tiền
Số dự án
Số tiền
Ngành công nghiệp
12
382,147
7
364,395
Điện
4
132,590
3
212,090
Thép
4
141,179
2
62,589
Da dày, may mặc, dệt
-
-
1
81,436
Khác
4
108,378
1
8,280
Ngành xây dựng
9
179,408
3
105,158
Xi măng
1
91,963
-
-
KD Bất động sản
1
4,709
-
-
Khác
7
82,736
3
105,158
Thương mại, dvụ
54
1,082,128
53
1,167,016
Các ngành khác
6
145,227
4
632,866
Tổng cộng
81
1,788,910
67
2,269,435
(Nguồn : báo cáo thẩm định Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội )
2.3.Thẩm định các dự án đầu tư theo thành phần kinh tế
So với năm 2007, các dự án xin vay vốn năm 2008 của các thành phần kinh tế hầu hết đều giảm, trừ các dự án của công ty cổ phẩn. Nhưng các dự án xin vay vốn của các DN Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tiền cho vay (chiếm 76%)
Bảng 6 : Số dự án được thẩm định theo thành phần kinh tế
(Đơn vị : tỷ VNĐ)
Thành phần KT
Năm 2007
Năm 2008
Số dự án
Số tiền
Số dự án
Số tiền
DN Nhà nước
23
1,207,286
18
1,729,639
Cty CP
24
370,537
26
313,174
Cty hợp doanh
Cty TNHH
27
104,410
19
104,561
DN có VĐT nngoài
DN tư nhân
2
450
2
350
Pháp nhân khác
5
106,227
2
121,711
Tổng cộng
81
1,788,910
67
2,269,435
(Nguồn : báo cáo thẩm định Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội )
2.4. Thẩm định các dự án đầu tư theo loại tiền gửi
Trong năm 2008, các dự án chủ yếu vay vốn bằng đồng nội tệ, chiếm 60% tổng giá trị khoản vay tại ngân hàng. Các dự án vay bằng đồng ngoại tệ chủ yếu là vay bằng đồng đô la Mỹ, còn cho vay ngoại tệ bằng EUR thì chỉ có 1 dự án vay dài hạn.
Bảng 7 : Thẩm định dự án theo thành phần kinh tế năm 2008
Đơn vị: TRD, USD, EUR
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Số dự án
Cho vay nội tệ
1,931,832
53
Cho vay ngắn hạn
1,059,483
32
Cho vay trung hạn
450,592
17
Cho vay dài hạn
421,757
4
Cho vay ngoại tệ (USD)
19,974,837
13
Cho vay ngắn hạn
4,224,567
11
Cho vay trung hạn
272,960
1
Cho vay dài hạn
15,477,310
1
Cho vay ngoại tệ (EUR)
3,329,697
1
Cho vay dài hạn
3,329,697
1
Tổng quy đổi ra VND
2,350,451
67
(Nguồn : báo cáo thẩm định Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội )
III. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vào ngành dệt may tại NH Nam Hà Nội
Đặc điểm và yêu cầu đối với công tác thẩm các dự án đầu tư vào ngành dệt may
§Ó cã thÓ thÈm ®Þnh c¸c dù ¸n ®Çu t vµo lÜnh vùc dÖt may mét c¸ch chÝnh x¸c, khoa häc, ®¶m b¶o cho Ng©n hµng cã thÓ ra quyÕt ®Þnh cho vay ®óng ®¾n th× cÇn ph¶I lµm râ ®Æc ®iÓm cña c¸c dù ¸n ®Çu t vµo lÜnh vùc nµy. Tõ nh÷ng ®Æc ®iÓm ®ã th× c¸n bé thÈm ®Þnh míi cã thÓ x¸c ®Þnh ®îc c¸c néi dung, c¸c yªu cÇu khi thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t vµo lÜnh vùc dÖt may
C¸c ®Æc ®iÓm næi bËt cña lÜnh vùc dÖt may vµ c¸c dù ¸n ®Çu t vµo lÜnh vùc nµy cã thÓ g©y ¶nh hëng ®Õn c«ng t¸c thÈm ®Þnh lµ :
Thø nhÊt, ®èi víi c¸c thiÕt bÞ m¸y mãc phôc vô cho dù ¸n hÇu hÕt lµ c¸c thiÕt bÞ ngo¹i nhËp. V× vËy c¸n bé thÈm ®Þnh ph¶I hÕt søc chó ý tíi khÝa c¹nh kü thuËt cña dù ¸n. LiÖu m¸y mãc thiÕt bÞ nµy cã ®¶m b¶o ho¹t ®éng ®óng qui tr×nh, an toµn vµ hiÖu qu¶ hay kh«ng? Ph¬ng ¸n chuyÓn giao m¸y mãc thiÕt bÞ nµy ra sao, tÊt c¶ c¸c vÊn ®Ò ®ã ®Òu ph¶I ®îc lu t©m.
Thø hai, c¸c s¶n phÈm cña lÜnh vùc dÖt may cã thÓ ®a d¹ng, s¶n phÈm cã thÓ lµ mÆt hµng sîi hoÆc lµ mÆt hµng dÖt may, x¬,….. V× vËy nguyªn liÖu cho mçi qu¸ tr×nh cña mçi s¶n phÈm lµ kh¸c nhau. Nhng hÇu hÕt nguyªn liÖu ®Çu vµo c¬ b¶n lµ b«ng. Nguyªn liÖu nµy cã thÓ lµ trong níc hoÆc níc ngoµi, chÊt lîng cña nguyªn liÖu ®Çu vµo sÏ quyÕt ®Þnh ®Õn chÊt lîng cña s¶n phÈm.
Thø ba, hÇu hÕt s¶n phÈm dÖt may ngoµi tiªu thô thÞ trêng trong níc th× cßn híng ®Õn xuÊt khÈu ( tû träng xuÊt khÈu cã thÓ ®Õn 70%-80% sè s¶n phÈm). Do vËy viÖc thÈm ®Þnh khÝa c¹nh thÞ trêng cña s¶n phÈm hÕt søc quan träng. LiÖu c¸c thÞ trêng nµy cã h¹n ng¹ch víi hµng dÖt may kh«ng, thuÕ nhËp khÈu cã ¶nh hëng g× ®Ðn gi¸ thµnh s¶n phÈm sau nµy kh«ng, chÊt lîng cña s¶n phÈm dÖt may cã ®¶m b¶o ®îc tiªu chuÈn cña c¸c thÞ trêng quèc tÕ kh«ng.
Nhng nãi chung lµ c¸c dù ¸n vµo ngµnh dÖt may cã ®Æc ®iÓm chñ yÕu lµ:
- Sử dụng nhiều lao động (nhất là lao động nữ)
- Ít gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng điện, nước ở mức vừa phải
- Vốn đầu tư không nhiều và thu hồi vốn nhanh
- Phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế giới
Do không có các đặc điểm quá đặc biệt nào của ngành dệt may so với các ngành công nghiệp khác nên yêu cầu đặt ra cho các cán bộ thảm định chỉ là tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn của ngành dệt may trong vấn đề thẩm định chất lượng và các quy định của Ngân hàng.
2. Quy trình và thẩm quyền thẩm định :
2.1.Quy trình thẩm định
Bước 1: Phòng Tín dụng sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng
Bước 2: Cán bộ phòng Tín dụng sẽ kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành.
Bước 3: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng
Bước 4: Thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định
Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện, sau đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định. Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về nhu cầu vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng.
Bước 5: Trình báo cáo thẩm định trưởng phòng Tín dụng và Giám đốc chi nhánh phê duyệt
Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định được chuyển lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay hay không cho khách hàng
Khách hàng
Phòng tín dụng
Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng
Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy định tín dụng hiện hành
Thẩm định chi tiết
Lập báo cáo thẩm định
Thông báo kết quả
Trình trưởng phòng thẩm định và giám đốc chi nhánh phê duyệt
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Nội
2.2 Thẩm quyền thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng CBTD chịu trách nhiệm tiếp nhận, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ và đúng quy định, CBTD sẽ lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ vay vốn lên trưởng phòng Tín dụng.
Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng cùng với hồ sơ vay vốn của khách hàng, trưởng phòng tín dụng kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định của CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, làm rõ các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ. Dựa trên ý kiến của trường phòng tín dụng, CBTD sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ bổ sung cho đến khi hồ sơ của khách hàng đầy đủ và đúng quy định hoặc là soạn thảo văn bản trả lời khách hàng nếu từ chối cho vay.
Sau đó trường phòng tín dụng sẽ kiểm tra lại toàn bộ nội dung hồ sơ vay vốn và tờ trình thẩm định một lần nữa và trình lên lãnh đạo để quyết định
Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phó phòng tín dụng thì trường/phó phòng tín dụng thì trường/ phó phòng tín dụng sẽ ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định có chữ ký của CBTD, lãnh đạo phòng; Ghi ý kiến phê duyệt và các điều kiện (nếu có) vào tờ trình thẩm định cho vay.
Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng thì Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định có chữ ký và đề xuất ý kiến cho vay/không cho vay của lãnh đạo Phòng khách hàng, báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng đã có chữ ký của lãnh đạo Phòng (tổ) quản lý rủi ro (nếu có), báo cáo thẩm định của cơ quan tư vấn (nếu có).
Trường hợp nếu khoản vay vượt quyền phán quyết thì sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lên hội đồng tín dụng/ ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ sau khi cấp trên phê duyệt và trả lời bằng văn bản thì Ngân hàng mới được phép giải ngân.
3.Phương pháp thẩm định
3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp này việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự nhất định từ tổng quát đến chi tiết, kết luận của thẩm định tổng quát là tiền đề cho việc thẩm định chi tiết
B1: Thẩm định tổng quát là dựa vào các nội dung cần thẩm định để xem xét, phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý để từ đó đi sâu vào phân tích thêm. Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may, thẩm định tổng quát là việc tiến hành xem xét tổng thể hồ sơ pháp lý của khách hang, hồ sơ vay vốn để từ đó biết được doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư vào lĩnh vực này không, sản phẩm đầu tư của dự án là gì, mặt hang sợi hay là mặt hang may mặc, máy móc thiết bị của dự án là mua lại hay là nhập mới, xuất xứ từ đầu, qui mô vốn đầu tư của dự án là bao nhiêu. Trên cơ sở các nội dung ta mới dự kiến được các công việc cần làm tiếp theo và những công việc đó có lien quan những nội dung nào để từ đó hoàn thành đựơc công tác thẩm định một cách tốt nhất và nhanh nhất.
B2: Thẩm định chi tiết được tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát. Từ các nội dung đã xem xét ở bước trên, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích cụ thể các nội dung các trong các khía cạnh cần phải phân tích. Ở nội dung phân tích khía cạnh pháp lý cán bộ thẩm định cần xem xét các nội dung như năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, vị thế doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Với khía cạnh kinh tế kỹ thuật, cán bộ thẩm định cần xem xét máy móc thiết bị có phù hợp tiêu chuẩn của ngành dệt may cũng như có phù hợp với nhu cầu sản xuất của đơn vị hay không. Với nội dung phân tích tài chính thì phải xem xét cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, cân đối thu chi thế nào để từ đó xác định kế hoạch trả nợ. Quan trọng nhất trong bước này là kiểm tra lại một cách kỹ càng các nội dung mà chủ đầu tư đưa ra vì có thể chủ đầu tư xác định trên góc độ cá nhân nên nhiều khi dự án còn chứa đựng nhiều yếu tố không chính xác và rủi ro.
Phương pháp này giúp cho cán bộ thẩm định có khả năng kết luận một cách khách quan và chính xác hơn
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và rất hay được dung trong thực tế và được áp dụng nhiều ở Ngân hàng.
Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó có thể rút ra các quyết định đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư.
Sử dụng phương pháp này các chỉ tiêu được ở các nội dung về kỹ thuật công nghệ, khía cạnh tài chính và khía cạnh pháp lý.
Ở khía cạnh pháp lý, các nội dung được so sánh là các văn bản quản lý của ngành, quy hoạch chiến lươc tổng thể của ngành dệt may.
Ở khía cạnh kỹ thuật và công nghệ, các chỉ tiêu được so sánh là chất lượng máy móc thiết bị của các dự án tương tự và định mức kinh tế kỹ thuật của quốc tế, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm do ngành dệt may ban hành, chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu hay không
Ở khía cạnh tài chình là các chỉ tiêu hiệu quả như tỷ số lợi ích- chi phí,NPV của các dự án tương tự, các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thong lệ phù hợp với hướng dẫn chỉ đạo của nhà nước, của ngành dệt may.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu dung để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và của doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.
3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp và các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thuờng nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan, Đây là một phuơng pháp hiện đại được Ngân hang áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư.
Sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cẩm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính như sản lượng đạt thấp hơn dự kiến, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, nhu cầu thị trường giảm, các chính sách của Nhà nước có sự thay đổi,…. Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thong qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T, khả năng hoà vốn, tù đó có thể kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.
Đối với các dự án vào lĩnh vực dệt may, phương pháp phân tích độ nhạy cho thấy mức ảnh huởng chủ yếu của các biến số tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Dựa vào tình hình thị trường sản phẩm dệt may trong và ngoài nước, các biến số sẽ được thay đổi từ 1% đến 5% và cán bộ thẩm định sẽ phân tích ảnh hưởng của các thay đổi trên đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.`
Các biến sổ chính đối với dự án vào ngành dệt may gồm :
Chi phí nguyên vật liệu
Lãi suất cho vay của dự án
Doanh thu từ việc bán mặt hang sợi hoặc dệt may
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá bán
3.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra hệ thống để kiểm tra các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án như:
Cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường: đánh giá về nhu cầu sản phẩm mặt hang dệt may trên thị trường trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng của nó tới doanh thu của dự án.
Giá cả của máy móc thiết bị vì hầu hết đều là nhập ngoại, giá cả phù thuộc vào tỷ giá trên thị trường, đánh giá khả năng hoạt động của máy móc và khả năng thay thế của chúng
Giá cả và khả năng thay thế của nguồn nguyên liệu trong nước và khả năng thay thế của các nguồn nguyên liệu ngoại nhập
Chính sách của nhà nước về lãi suất và các chính sách của ngành dệt may
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng tổng hợp dự liệu từ các nguồn điều tra trực tiếp và gián tiếp hay từ các nguồn thong tin đại chúng, thông tin từ các Bộ Ngành và địa phương. Ngoài ra còn phải kết hợp các phương pháp phân tích như hệ số co giãn, mô hình hồi qui tương quan hay là lấy ý kiến từ chuyên gia. Nếu như làm tốt phuơng pháp này sẽ đem lại kết quả khách quan và chính xác hơn. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy nhưng nó dựa trên các giả định khách quan và phân tích khoa học hơn.
3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, do vậy việc triển khai thực hiện sau này của dự án ( ngay cả khi dự án đi vào khai thác ) có thể phát sinh nhiều rủi ro không lường trước. Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá dự án cân xem xét những rủi ro có thể xảy ro, đây có thể đựơc xem là các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệu quả điều đó cho thấy dự án có độ an toàn cao và ngựơc lại, cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc các biện pháp hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có lien quan đến dự án. Những rủi ro của dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may có thể là những thay đổi về chính sách của ngành,rủi ro về lãi suất, doanh thu không đạt dự kiến hoặc chi phí tăng quá cao, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế có sự biến động,….
Trong một ngân hàng, việc nhận diện rủi ro một phần phụ thuộc vào khả năng của cán bộ thẩm định, một phần sẽ được thực hiện thông qua hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng của ngân hàng đó như hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng .Một hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng được xây dựng tốt sẽ là công cụ hữu hiệu giúp phân biệt mức độ rủi ro giữa các nhóm khách hàng và giúp ngân hàng xác định chính xác hơn về tính chất các khoản cho vay và lập quỹ dự phòng rủi ro phù hợp với từng loại hình cho vay.
4. Nội dung thẩm định
4.1. Thẩm định khách hàng
Mục đích của công tác thẩm định này là tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, bố trí lao động trong doanh nghiệp
4.1.1. Tìm hiểu chung về khách hàng
Ngân hàng sẽ tìm hiều những thông tin dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh trang của công ty trong tương lai, như :
Lịch sử hình thành của công ty hay doanh nghiệp
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Những thay đổi về công nghệ, dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị
Tính hiệu lực của giấy phép đang ký kinh doanh/ giấy hành nghề ( nếu có)
Những thay đổi về tình vốn chủ sở hữu, vốn góp của công ty trong thời gian vừa qua
Lịch sử về các quá trình liên doanh, liên kết, hợp tác, giải thẻ, phá sản
Những thay đổi trong cơ chế quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước hay đã thực hiện cổ phần hóa
Những thay đổi trong sản phẩm, dich vụ của khách hàng
Loại hình hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có liên quan gì đến khía cạnh chính trị và xã hội hay không
Đặc điểm về địa lý của khách hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
Đây là những thông tin quan trọng để đánh giá chung về khách hàng và từ đó giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát về khả năng cạnh tranh của khách hàng trên thị trường, khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.1.2. Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo nơi cho vay các giấy tờ (bản sao có công chứng) sau:
Quyết định thành lập doanh nghiệp: Phải nêu ra được là đơn vị hạch toán độc lập hay phụ thuộc – thời hạn quyết định
Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).Nêu tóm tắt điều lệ như quyền hạn nghĩa vụ về tài chính của DN đó.
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám đốc): Giám đốc là người như thế nào? đã có bao nhiêu năm trong ngành? trình độ chuyên môn ra sao?
Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng: là người như thế nào? đã có bao nhiêu năm trong ngành? trình độ chuyên môn ra sao?
Trong những năm gần đây ban lãnh đạo công ty như thế nào có thay đổi không, kết quả kinh doanh lãi hay lỗ…
Đăng ký kinh doanh: nêu rõ mặt hàng kinh doanh của cty.
Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh).
4.1.3. Vị thế của doanh nghiệp
Vị thế của doanh nghiệp sẽ được cán bộ thẩm định xem xét đánh giá dựa vào bảng so sánh chỉ tiêu trung bình về doanh thu, chi phí, lợi nhuận so với các công ty, doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.
Sơ đồ tổ chức và bố trí lao động của doanh nghiệp : thể hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau :
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ
Tuổi thọ trung bình, thời gian của công việc
Møc thu nhËp b×nh qu©n, møc thu nhËp khëi ®iÓm, nh÷ng thay ®æi cña møc thu nhËp trung b×nh, c¸c chÝnh s¸ch thëng
Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Số lượng trình độ lao động
Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp
Chính sách và kết quả tuyển dụng
Hiệu quả sản xuất : doanh số trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng
Trình độ kỹ thuật : trình độ của các kỹ sư chính, tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về công nghệ...
4.1.5. Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo
Những thông tin ở phần này gồm có :
Danh sách ban lãnh đạo công ty
Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty
Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành
Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp
Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo có khả năng quản lý dựa vào các thông tin tài chính không
4.1.6. T×m hiÓu vµ ®¸nh gi¸ kh¶ n¨ng qu¶n lý cña ngêi xin vay
CBTD t×m hiÓu vµ ®¸nh gi¸ nh÷ng vÊn ®Ò sau:
Tr×nh ®é chuyªn m«n
Kh¶ n¨ng, kinh nghiÖm, c¸ch thøc qu¶n lý, ®¹o ®øc cña ngêi xin vay.
Kh¶ n¨ng qu¶n lý chÆt chÏ c¸c kho¶n nî cña kh¸ch hµng
Uy tÝn cña ngêi xin vay
Kh¶ n¨ng n¾m b¾t thÞ trêng
Nh÷ng mèi quan hÖ néi bé/møc ®é hîp t¸c lÉn nhau cña kh¸ch hµng vay
Ai lµ ngêi ra quyÕt ®Þnh thùc sù trong tæ hîp t¸c?
Nh÷ng thay ®æi vÒ ngêi qu¶n lý?
LiÖu ngêi xin vay cã nh÷ng th«ng tin kÞp thêi vµ chÝnh x¸c vÒ nh÷ng thay ®æi cña thÞ trêng, vÒ t×nh h×nh kinh tÕ vµ c¸c xu híng cña ngµnh ho¹t ®éng?
Ngêi xin vay cã kh¶ n¨ng ra c¸c quyÕt ®Þnh dùa vµo c¸c th«ng tin tµi chÝnh kh«ng?
ViÖc ra quyÕt ®Þnh cã ph¶i ®îc tËp trung vµo mét ngêi vµ c¸ch thøc qu¶n lý cña hä hay kh«ng?
Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng
Nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không, tình hình hoạt động sản xuất của cty, mức lãi lỗi của doanh nghiệp để từ đó xác định xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không.
Các bước tiến hành :
Bước 1 : Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính
CBTD lùa chän nh÷ng h¹ng môc chÝnh nh tiÒn mÆt, c¸c kho¶n ph¶i thu, c¸c kho¶n chi phÝ ®Ó tiÕn hµnh kiÓm tra trùc tiÕp vµ kiÓm tra chÐo víi b¹n hµng, nhµ cung cÊp cho kh¸ch hµng xin vay
C¸c néi dung kiÓm tra gåm :
Cã nh÷ng kho¶n cho vay kh«ng thÓ thu håi ®îc n»m trong phÇn c¸c kho¶n ph¶i thu kh«ng?
Hµng tån kho cã ®îc ®Þnh gi¸ chÝnh x¸c kh«ng? Nh÷ng hµng hãa hoÆc kh«ng sö dông ®îc cã bÞ tÝnh gép vµo hµng tån kho kh«ng?
KiÓm tra l¹i chi tiÕt c¸c kho¶n vay/tr¸ch nhiÖm nî
KiÓm tra nh÷ng kho¶n thanh to¸n/nh÷ng kho¶n thu chê xö lý cã gi¸ trÞ lín
KiÓm tra l¹i chi tiÕt vÒ nh÷ng tµi s¶n cè ®Þnh, ®Æc biÖt lµ nh÷ng kho¶n cã gi¸ trÞ lín.
Nh÷ng kho¶n øng tríc ®· thùc sù ®îc nhËn hoÆc nh÷n kho¶n ®Æt cäc ®· ®îc thu? Nh÷ng kho¶n nµy cã bao gåm nh÷ng kho¶n vay ng©n hµng?
Nh÷ng chi phÝ tr¶ tríc hoÆc nh÷ng chi phÝ tÝch dån cã ®îc h¹ch to¸n hay kh«ng?
Nh÷ng kho¶n thu b¸n hµng, chi phÝ mua, chi phÝ b¸n hµng vµ chi phÝ hµnh chÝnh chung còng nh thu nhËp/chi phÝ phi ho¹t ®éng cã ®îc ph©n lo¹i vµ ph©n bæ chÝnh x¸c hay kh«ng vµ kiÓm tra l¹i chi tiÕt mçi kho¶n môc nµy
KiÓm tra nh÷ng chi tiÕt ®»ng sau nh÷ng kho¶n thu nhËp/chi phÝ phi ho¹t ®éng
KiÓm tra chi tiÕt cña nh÷ng kho¶n thu nhËp/kho¶n lç bÊt hêng, ®Æc biÖt lµ nh÷ng kho¶n cã gi¸ trÞ lín. §èi víi nh÷ng kho¶n lç tõ viÖc b¸n TSC§ h÷u h×nh, viÖc b¸n tµi s¶n ®îc x¸c nhËn.
Bước 2 : Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng
Bước 3: Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
Cán bộ thẩm định xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau. Lưu ý rằng việc tìm hiều thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ, bao gồm :
- Xem xét quan hệ tín dụng
+ Đối với chi nhánh cho vay và cả hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam : dự nợ, mục đích của các khoản vay, mức độ tín nhiệm, không có nợ khó đòi, nợ quá hạn trên 6 tháng...
+ Đối với các tổ chức tín dụng khác : dư nợ gần đây, mục đích vay vốn, mức độ tín nhiệm...
Nhận xét: phải đánh giá được tình hình tài chính của Cty đưa ra được nhận xét tổng quát nhất. Tăng giảm các khoản phải thu so với vốn vay như thế nào, tăng giảm vốn vay so nợ phải trả. tình hình hàng tồn kho như thế nào, khả năng tài chính của Cty tốt hay xấu cho việc đầu tư của Ngân hàng. Căn cứ vào các tiêu chí phân loại DN của NHNo CBTD tự xếp loại DN?…
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin về:
Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp
Thị phần của từng loài sản phẩm trên thị trường
Mạng lưới phân phối sản phẩm
Khả năng cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường
Mức độ tín nhiệm của bạn hàng: chiến lược kinh doanh trong thời gian tới
C¸c kh¸ch hµng quan hÖ giao dÞch cã ¶nh hëng lín ®Õn ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh
Nh÷ng ¶nh hëng tíi viÖc tiªu thô s¶n phÈm (nh viÖc gi¶m thuÕ nhËp khÈu cña Nhµ níc, níc nhËp khÈu thay ®æi chÝnh s¸ch thuÕ, h¹n ng¹ch, v.v..)
Sù can thiÖp cña ChÝnh phñ vµ hç trî cña c¸c ban ngµnh Trung ¬ng, ®Þa ph¬ng (nÕu cã)
C¸c th«ng tin cã ®îc lµ tõ ._.ục, thường xuyên, không chỉ diễn ra trước mắt mà còn phải lâu dài, trước khi cho vay và sau khi vay nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho vốn vay.
Thẩm định dự án đầu tư còn liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên đúc rút,trau dồi kinh nghiệm để công tác thẩm định đạt chất lượng cao.
Hơn nữa, với chức năng quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, hoạt động Ngân hàng có tính chất đặc thù: ngành Ngân hàng phải huy động và tạo mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó một nguồn vốn quan trọng được Ngân hàng sử dụng cho vay là tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng còn phải đảm bảo an toàn và thanh khoản tức là phải hoạt động có trách nhiệm với những đồng tiền của khách hàng và phải thoả mãn bất cứ một nhu cầu rút tiền nào của khách hàng vào bất cứ thời điểm nào. Điều này ảnh hưởng đến tính hiệu quả và an toàn vốn của một Ngân hàng.
Chính vì vậy việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nó giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhận một cách lôgíc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đây là căn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế khả năng thu nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượng cho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn.
2 .Hoàn thiện quy trình thẩm định
Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có một quy trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Quy trình thẩm định là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc phân tích theo một trình tự nhất định từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng.
Quy trình thẩm định được sử dụng như một cẩm nang chuẩn cho cán bộ, nên việc xây dựng một quy trình thẩm định chặt chẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung, phương pháp thống nhất và đảm bảo các yêu cầu sau:
Xây dựng chi tiết, tránh viết chung chung. Quy định rõ từng bước cán bộ thẩm định cần phải làm gì và làm như thế nào
Toàn bộ quy trình phải nằm thực hiện các nguyên tắc tín dụng: vay vốn phải sử dụng đúng mục đích, phải hoàn trả gốc lẫn lãi đúng quy định.
Được xây dựng thống nhất và được phổ biến rộng rãi ở các phòng ban. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các quy trình thẩm định riêng cho một số lĩnh vực phổ biến của ngân hàng như lĩnh vực dệt may, lĩnh vực thủy điện…
Phải thường xuyên cập nhập, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định
Chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Các chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thong tin còn hạn chế, còn ngân hang cũng chưa có một chỉ tiêu về kinh tế- kỹ thuật chuẩn để phục vụ cho công tác thẩm định. Đầu tiên, cán bộ thẩm định nên để ý đến những thông tin cung cấp từ các nguồn dễ tiếp cận như các Bộ ngành, Cục đăng kiểm chất lượng hay các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin này đóng vai trò tương đối quan trọng và hữu ích. Ngoài ra để trợ giúp tốt cho cán bộ thẩm định, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể ( như các chỉ tiêu về máy móc thiết bị, công nghệ đựơc sử dụng) để cán bộ thẩm định có cơ sở tham chiếu. Nhưng đối với các dự án lớn, phức tạp thì cần đầu tư thích đáng cho công tác thẩm định kỹ thuật như thuê chuyên gia tư vấn, am hiểu về lĩnh vực dệt may cũng như các lĩnh vực khác vì chất lượng của bước này quyết định đến tính khả thi của dự án và an toàn nguồn vốn của ngân hàng.
Ngoài ra về phương diện thị trường: khi thẩm định thị trường đầu vào của dự án thì các cán bộ cần phải chú ý xem nguồn đầu vào có dồi dào hay không, có phải nhập khẩu hay không, giá cả và biến động thế nào, tất cả các nội dung phân tích này cần phải định lượng rõ rang, tránh tình trạng dự đoán chung chung sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét doanh thu, chi phí của dự án từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động có thể gây ra những sai lầm trong việc ra quyết định.
4. Đào tạo cán bộ thẩm định
Trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.
Bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, cần bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.
Một thực trạng phổ biến hiện nay là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều được đào tạo từ khối ngành kinh tế, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng mọi thứ mới chỉ dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung. Để làm được điều này, Chi nhánh cần:
- Thưỡng xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, cử các cán bộ tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ tín dụng, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, luật, thanh toán quốc tế,… Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống để họ có thể truyền đạt các kinh nghiệm cho nhau, nâng cao chuyên môn của mình. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án. Việc tiến hành đào tạo, nâng cấp hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu.
- Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Hơn nữa bên cạnh việc phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá, cán bộ cần tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó.
- Lưu ý tích cực đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng...
- Ngân hàng cần thực hiện chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần, kịp thời cho các cán bộ thẩm định thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Những phần thưởng sẽ tạo động lực cho cán bộ làm việc tốt hơn.
- Đồng thời với chế độ khen thưởng thì cũng cần có các biện pháp xử lý những cán bộ làm chưa tốt hoặc cố tình làm sai. Phải có một cơ chế gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với hiệu quả công việc, cụ thể là phải chịu trách nhiệm với cấp trên và pháp luật nếu làm sai. Điều này sẽ khiến các cán bộ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm hơn.
- Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cho cán bộ thẩm định. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động thẩm định: đó là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy cần xác định đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, nghiêm túc tuân thủ các quy trình, văn bản của cấp trên.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh những sai sót đáng tiếc.
5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin
Trong thời đại hiện nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh, thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như: những thông tin về người xin vay vốn, những thông tin từ sổ sách của Ngân hàng, những thông tin bên ngoài tín dụng…
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình Ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức, nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin, Ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại Ngân hàng.
- Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ : Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng Công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặt khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng bao gồm ba nội dung chủ yếu:
+ Thông tin về kinh tế xã hội nói chung : các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực… tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất…
+ Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên Bộ.
+ Thông tin về thị trường giá cả : bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.
- Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các Ngân hàng thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và các ngân hàng khác, đảm bảo khách hàng cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, không gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định.
- Có thể thuê các nhà tư vấn trong lĩnh vực thông tin hoặc điều tra thị trường để có được thông tin chính xác, trung thực.
- Lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng quan tâm, do đó Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. Với sự trợ giúp của công nghệ tin học, Ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hoàn thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mạng máy tính của Ngân hàng.
Để nâng cao được tính khả thi của các giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án. Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những Công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.
III. Một số kiến nghị
1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan.
- Nhà nước cần công bố rộng rãi các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xá hội theo ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trong từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các ngân hang thương mại có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng và kế hoạch kinh doanh vủa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, vừa đảm bảo được lợi ích cho các ngân hang và phục vụ mục tiêu phát trine kinh tế- xã hội của đất nước.
- Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách.
- Nhà nước với vai trò là người quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, để công tác thẩm định các dự án tại ngân hàng thương mại thuận lợi, Nhà nước cần:
+ Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế,… giảm thiểu những đột biến xấu trong môi trường kinh tế làm ảnh hưởng xấu cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và các Ngân hàng nói riêng.
+ Nhà nước cần công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch phát triển ngành…
+ Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh dể làm cơ sở cho Ngân hàng trong việc so sánh các chỉ tiêu tính toán được
+ Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, lập các báo cáo theo đúng quy định, tạo điều kiện giúp ngân hàng thẩm định tài chính các doanh nghiệp được thuận lợi hơn.
- Nhà nước cần có một số biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho các Ngân hàng khi cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn.
- Đề nghị Nhà nước phối hợp với các Bộ xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành, làm cơ sở để so sánh, đánh giá các dự án.
- Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Trước khi được thẩm định tại Ngân hàng, các dự án đã được tiến hành thẩm định tại các bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh… Đối với các cơ quan này, vấn đề là phải thẩm định một cách thận trọng để cho Ngân hàng lấy đó làm căn cứ cho công việc thẩm định của mình.
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thẩm định dự án, Ngân hàng Nhà nước cần:
- Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, kiện toàn và củng cố lại, tập trung phát triển theo định hướng của ngân hàng về vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh là rất cần thiết nhằm tạo ra sự hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thưong mại.
- Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các ngân hàng nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư như việc hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ Ngân hàng thương mại trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính.
NHNN cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thong nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng,…. Sao cho phù hợp với các qui định và thông lệ quốc tế.
- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các Ngân hàng thương mại phục vụ cho công tác thẩm định. Để nâng cao vai trò của CIC, Ngân hàng Nhà nước cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các các Ngân hàng thương mại về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định.
- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện sai sót trong công tác tín dụng và đặc biệt là công tác thẩm định.
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Đề nghị Ngân hàng hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung và dài hạn băng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ban ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Ngân sách của Nhà nước.
Do trình độ của cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoài ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... nên đề nghị Ngân hàng hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định.
Bên cạnh đó, Ban thẩm định nên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn nghiệp vụ, giúp cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn.
4.Kiến nghị với chủ đầu tư :
Để thuận lợi cho công tác thẩm định, ngân hàng yêu cầu các chủ đầu tư lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình.
Các dự án đầu tư xin vay vốn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng để ngân hàng không phải tốn thời gian và công sức để thẩm định lại
Các báo cáo tài chính và văn bản có liên quan gửi lên cho ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực và cần phải được các cơ quan kiểm toán xác nhận để đảm bảo tính minh bạch và lành mạnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án đầu tư chỉ là một trong những khía cạnh cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư dự án, đặc biệt dưới góc độ ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc mở rộng tín dụng an toàn hiệu quả ở các ngân hàng.
Chủ đề nghiên cứu này không phải là hoàn toàn mới, song nó luôn là vấn đề cấp thiết và là sự quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Vì vậy hoàn thiện công tác thẩm đinh đối với dự án đầu tư có vai trò hết sức to lớn.
Đề tài tuy khá hạn hẹp song rất có ý nghĩa bởi tính phức tạp cũng như tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư. Em rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô hướng dẫn để em có thể hoàn thành được đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình lập dự đầu tư- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên)- Đại học KTQD
Giáo trình Kinh tế đầu tư-PGS.TS Từ Quang Phương-PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên) – Đại học KTQD
Sổ tay tín dụng- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
Dự án đầu tư nhà máy kéo sơi- Cty Cổ phần thương mại XNK DATEX và các báo cáo tài chính liên quan.
Báo cáo tín dụng và báo cáo thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No& PTNT Nam Hà Nội.
Luận văn tốt nghiệp các khóa trước
Các tài liệu khác
MỤC LỤC
Phô lôc sè 1: KÕ ho¹ch s¶n xuÊt sîi cao cÊp
§VT: triÖu ®ång
STT
Néi dung
N¨m SX thø 1
N¨m SX thø 2
N¨m SX thø 3
N¨m SX thø 4
N¨m SX thø 5
N¨m SX thø 6
N¨m SX thø 7
N¨m SX thø 8
N¨m SX thø 9
N¨m SX thø 10
1
C«ng suÊt thiÕt kÕ cña dù ¸n (4.800 tÊn sîi/ n¨m)
2
HÖ sè CS ph¸t huy (%)
70%
80%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
3
Sè lîng s¶n phÈm ( tÊn)
3,360
3,840
4,320
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4
Gi¸ b¸n 1Kg kh¨n thµnh phÈm 57.000 §ång/ Kg)
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
5
Doanh thu
184,800
211,200
237,600
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
Phô Lôc 2 : Chi phÝ gi¸ thµnh hµng n¨m
§VT: triÖu ®ång
STT
Kho¶n môc chi phÝ
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
N¨m 6
N¨m 7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
HÖ sè ®¹t c«ng suÊt
70%
80%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
C«ng suÊt(tÊn/n¨m)
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
I
Chi phÝ biÕn ®æi (Kh«ng VAT)
105,490
120,521
135,552
150,311
150,311
150,311
152,185
152,185
152,185
152,185
1
Nguyªn liÖu chÝnh ( b«ng1,3kg/1kgsäi)
83,349
95,256
107,163
119,070
119,070
119,070
119,070
119,070
119,070
119,070
2
Bao b×=75®/1kg
252
288
324
360
360
360
360
360
360
360
3
Tem d¸n=30®/1kg
101
115
130
144
144
144
144
144
144
144
4
Chi phÝ èng sîi=120®/1kg
403
461
518
576
576
576
576
576
576
576
5
Chi phÝ diÖn=3,4kw*1000d/1kW
11,424
13,056
14,688
16,320
16,320
16,320
16,320
16,320
16,320
16,320
6
Chi phÝ ní+ PCCC=42®/1kg
141
161
181
202
202
202
202
202
202
202
7
Chi phÝ nh©n c«ng=1000®/1kg
3,360
3,840
4,320
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
8
Chi phÝ b¶o hiÓm=19%nh©n c«ng
638
730
821
912
912
912
912
912
912
912
9
Chi phÝ c«ng cô dông cô=1%NVLC
833
953
1,072
1,191
1,191
1,191
1,191
1,191
1,191
1,191
10
Chi phÝ ph©n xëng=0,2%NLC
167
191
214
238
238
238
238
238
238
238
11
Chi phÝ qu¶ng c¸o, b¸n hµng=0,5% DT
1,056
1,188
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
12
Chi phÝ l·ivay vèn lu ®éng(10.5%)
2,709
3,095
3,481
3,858
3,858
3,858
5,732
5,732
5,732
5,732
13
Chi phÝ sña ch÷a thêng xuyªn 0,5% DT
1,056
1,188
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
1,320
II
Chi phÝ cè ®Þnh
71,087
70,782
67,397
64,059
60,489
56,841
53,061
49,281
45,501
41,721
1
KhÊu hao (XL 23 n¨m, TB 13 n¨m)
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
2
Söa ch÷a=10% KH
2,949
2,949
2,949
2,949
2,949
2,949
2,949
2,949
2,949
3
L·i vay ®Çu t
38,622
35,183
31,613
28,043
24,473
20,825
17,045
13,265
9,485
5,705
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
L·i vay vèn NHTM(11% n¨m)
38,622
35,183
31,613
28,043
24,473
20,825
17,045
13,265
9,485
5,705
4
TiÒn thuª ®Êt+ phÝ(2,500d/m2+2080®)
232
232
232
232
232
232
232
5
Chi phÝ qu¶n lý(=0,7%DT)
1,478
1,663
1,848
1,848
1,848
1,848
1,848
1,848
1,848
1,848
6
Chi phÝ BHTS ( 0,35% tµi s¶n)
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
1,497
Tæng Céng( Ct)
176,577
191,303
202,949
214,370
210,800
207,152
205,246
201,466
197,686
193,906
Phô Lôc 3: TÝnh hiÖu Qu¶ kinh tÕ cña dù ¸n
§VT: triÖu ®ång
STT
Kho¶n môc
Thêi gian ®t
Thêi gian thùc hiÖn dù ¸n
N¨m 1
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m5
N¨m6
N¨m 7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
c«ng suÊt( tÊn/n¨m)
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
1
HÖ sè ph¸t huy c«ng suÊt(%)
80%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
2
Sè lîng s¶n phÈm SX tiªu thô
3,840
4,320
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
4,800
- Hµng b¸n néi ®Þa
1,152.0
1,296.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
1,440.0
-Hµnh xuÊt khÈu
2,688.0
3,024.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3,360.0
3
- Gi¸ b¸n (cã VAT)
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
55.0
I
Tæng lîi Ých hµng n¨m( Bi)
211,200
237,600
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
1
Tæng doanh thu
211,200
237,600
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
264,000
- Hµng b¸n néi ®Þa
63,360
71,280
79,200
79,200
79,200
79,200
79,200
79,200
79,200
79,200
- Hµng xuÊt khÈu
147,840
166,320
184,800
184,800
184,800
184,800
184,800
184,800
184,800
184,800
2
Gi¸ trÞ tµi s¶n thu håi
II
Chi phÝ gi¸ thµnh hµng n¨m( Ct)
176,577
191,303
202,949
214,370
210,800
207,152
205,246
201,466
197,686
193,906
III
Tæng chi phÝ hµng n¨m( Ci=It+Cot)
427,700
114,801
139,242
157,204
170,596
171,096
182,237
180,865
181,923
182,981
184,040
1
Chi ®Çu t ( It)
427,700
2
Chi phÝ ho¹t ®éng hµng n¨m(Cot)
114,801
139,242
157,204
170,596
171,096
182,237
180,865
181,923
182,981
184,040
Trong ®ã thuÕ c¸c lo¹i( Tn)
6,336
12,612
15,358
13,759
14,259
21,620
22,154
23,212
24,270
25,329
- ThuÕ GTGT(tÝnh víi DT néi ®Þa)
6,336
7,128
7,920
7,920
7,920
7,920
7,920
7,920
7,920
7,920
- ThuÕ TNDN( Vtn) ( 28%)
5,484
7,438
5,839
6,339
13,700
14,234
15,292
16,350
17,409
IV
Thu nhËp sau thuÕ( TNst)
28,287
33,685
45,692
35,871
38,941
35,229
36,601
39,322
42,044
44,766
Lîi nhuËn luü kÕ
28,287
61,972
107,664
143,535
182,476
217,704
219,077
257,027
261,121
301,792
V
C©n b»ng thu chi(Bi-Ci)
(427,700)
96,399
98,358
106,796
93,404
92,904
81,763
83,135
82,077
81,019
79,960
VI
Tæng nguån tr¶ nî
84,964
85,304
90,139
79,694
78,273
72,026
69,206
67,331
65,456
63,582
- KhÊu hao ( 90%, 70%KH)
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
26,541
- Lai vay vèn ®Çu t
38,622
35,183
31,613
28,043
24,473
20,825
17,045
13,265
9,485
5,705
- TNST 70%)
19,801
23,580
31,985
25,109
27,259
24,660
25,621
27,526
29,431
31,336
VII
KÕ ho¹ch tr¶ nî
70,622
69,183
65,613
62,043
58,473
56,825
53,045
49,265
45,485
41,705
1
Tr¶ nî gèc
32,000
34,000
34,000
34,000
34,000
36,000
36,000
36,000
36,000
36,000
- Nguån vèn vay NHTM
32,000
34,000
34,000
34,000
34,000
36,000
36,000
36,000
36,000
36,000
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2
L·i vay cè ®Þnh
38,622
35,183
31,613
28,043
24,473
20,825
17,045
13,265
9,485
5,705
VIII
C©n b»ng tr¶ nî( VI-VII)
14,342
16,120
24,526
17,650
19,800
15,201
16,162
18,067
19,972
21,877
IX
Nguån hîp ph¸p kh¸c ®Ó tr¶ nî
X
TÝch luü sau tr¶ nî
0
14,342
30,462
54,988
72,638
92,438
107,639
108,599
125,705
128,571
147,582
Dòng tiền
-369,923
63,175
75,182
65,361
68,431
64,718
66,091
68,812
71,534
207,056
NPV
62,844
IRR
14.52%
Phô lôc 4: b¶ng tÝnh ®é nh¹y dù ¸n
Doanh thu
NPV
62,844
-5%
-3%
-1%
1%
3%
Chi phi
-3%
21,877
46,426
70,974
95,522
120,070
-1%
8,288
32,831
57,374
81,917
106,460
1%
(5,302)
19,236
43,774
68,312
92,850
2%
(12,096)
12,439
36,974
61,510
86,045
3%
(18,891)
5,642
30,174
54,707
79,240
5%
(32,481)
(7,953)
16,575
41,102
65,630
DT
IRR
14.52%
-5%
-3%
-1%
1%
3%
5%
CP
-5%
12.75%
14.32%
15.92%
17.52%
19.15%
20.80%
-3%
11.89%
13.45%
15.04%
16.64%
18.26%
19.90%
-1%
11.02%
12.59%
14.16%
15.75%
17.36%
18.99%
1%
10.16%
11.72%
13.29%
14.87%
16.48%
18.10%
3%
9.31%
10.86%
12.42%
14.00%
15.59%
17.20%
5%
8.45%
10.00%
11.55%
13.12%
14.71%
16.31%
PHỤ lôc sè 5: KÕ ho¹ch khÊu hao tµI s¶n cè ®Þnh
§VT : TriÖu ®ång
STT
Tªn h¹ng môc, tµi s¶n
Tæng gi¸ trÞ
Thêi h¹n khÊu hao
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
N¨m 6
N¨m 7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
Gi¸ trÞ cßn l¹i
1
X©y l¾p
101,961
23
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
4,433
57,630
2
ThiÕt bÞ
324,713
13
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
24,978
74,934
3
Kh¸c + DP
1,026
13
79
79
79
79
79
79
79
79
79
79
237
Tæng céng
427,700
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
29,490
132,801
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31215.doc