Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank)

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank): ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank)

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, hệ thống tài chính thế giới luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các quốc gia diễn ra ngày càng khốc liệt nhằm giành vị thế trên thương trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các Ngân hàng Việt Nam một mặt phải đối mặt với những thách thức do yếu tố cạnh tranh toàn cầu gây ra, mặt khác phải đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình thu hút và sử dụng vốn, đặc biệt là thông qua việc đầu tư vào các dự án có hiệu quả để phục vụ cho công cuộc CNH – HĐH `đất nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Để thực thi đường lối phát triển kinh tế đó, các ngân hàng cần chú trọng đến các hoạt động đầu tư, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn đầu tư. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc, do biến động của thị trường cạnh tranh, tỉ giá hối đoái thay đổi... Do đó, để đầu tư có hiệu quả thì trước tiên các công ty phải làm tốt công tác lập dự án và ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án một cách toàn diện, kỹ lưỡng trước khi đi vào thực hiện đầu tư. Như vậy hoạt động thẩm định giúp cho ngân hàng vừa tránh được rủi ro mà cũng giúp cho đầu tư đúng hướng an toàn, tạo tiềm lực cho nền kinh tế ngày một đi lên. Ngoài ra, việc thẩm định dự án tốt còn góp phần hạn chế tình trạng một số công ty kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ hoặc có thể phá sản, hạn chế tình trạng mất khả năng trả nợ các nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. Với uy tín thương hiệu và lợi thế kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam, VCB luôn dẫn đầu trong hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói chung cũng như trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư nói riêng, đặc biệt là đối với những dự án có nguồn vốn lớn, thời gian hoạt động lâu dài, có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế xã hội Việt Nam. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHNT cũng vì thế mà đóng vai trò rất quan trọng. Nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHNT, góp phần đưa hoạt động này ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần đưa hoạt động tín dụng của NHNT ngày càng phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, tôi chọn đề tài nghiện cứu: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SGD NH TMCP NTVN 1. Vài nét về SGD NH TMCP NTVN a. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD NH TMCP NTVN Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN VN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT VN theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Vietcombank giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (NH TMCP NTVN) qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ. Ngày 27/12/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chính thức công bố kết quả cuối cùng của phiên đấu giá cổ phần NHNT. Tổng số 97,5 triệu cổ phần Vietcombank chào bán đã được bán hết. Tổng giá trị cổ phần bán được là 10.516.320.430.000 đồng. Và theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, cổ phiếu Vietcombank sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 6/2008, đánh dấu một bước phát triển mới của NHNT. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2007, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 1 Sở Giao dịch, 58 Chi nhánh, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc (Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư VCBF, Công ty Thuê mua tài chính Vietcombank Leaco; Công ty chứng khoán Vietcombank Securities,...) 2 Văn phòng đại diện (tại Pháp và Singapore) và 1 Công ty con tại nước ngoài (Công ty tài chính Vinafico tại Hồng Kông), với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế (theo báo cáo kết quả kinh doanh 2007). b. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD NH TMCP NTVN Sở giao dịch là một đơn vị trực thuộc NH TMCP NTVN, là đơn vị hạch toán phụ thuộc NH TMCP NTVN nên không có tư cách pháp nhân tài sản của sở giao dịch là do ngân hàng cấp và hoạt đông theo quy định của pháp luật. Chức năng nhiệm vụ của sở giao dịch bao gồm - Cung cấp các sản phẩm thanh toán cho nền kinh tế như tài khoản tiền gửi, séc tức là tạo tiền cho nền kinh tế - Huy động tiền gửi có kì hạn ngoại tệ, cung cấp phương tiện thanh toán trong nước, ngoài nước, tham gia các hoạt động tiền tệ khác như ngoại hối - Huy động vốn: nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiiền gửi thanh toán của cá nhân trong và ngoài nước - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, tráI phiếu - Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu, đầu tư do NH TMCP NTVN phân bổ - Cho vay: bằng đồng việt nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nền kinh tế theo hạn mức được ngân hàng uỷ quyền - Thực hiện nhiệm vụ cho vay bảo lãnh táI bảo lãnh … - Thực hiện thanh toán quốc té như chiết khấu, kinh doanh ngoại tê, thu hộ …. - Thực hiện các dịch vụ cất giữ, bảo quản giấy tờ có giá Sơ đồ tổ chức bộ máy 19 PHßNG GIAO DÞCH Tæ §¶NG §OµN PHã GI¸M §èC PHßNG QU¶N LÝ NH¢N Sù GI¸M §èC PHßNG HµNH CHÝNH NH¢N Sù C¸C PHßNG NGHIÖP Vô Bao gồm các phòng ban: Phòng bảo lãnh: Phòng bảo lãnh là nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM _CP NTVN, có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ Bảo lãnh và tái bảo lãnh của Sở giao dịch NH TM _CP NTVN đối với khách hàng theo các văn bản quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của Nhà nước, NHNN và NH TM _CP NTVN, đồng thời tuân thủ các thoả ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt Nam là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia. Phòng đầu tư dự án: Phòng đầu tư dự án là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấo tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng tại Sở giao dịch NH TM _CP NTVN theo đúng quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NH TM _CP NTVN Phòng kế toán tài chính: Phòng kế toán tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc Sở giao dịch trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại Sở giao dịch theo đúng luật kế toán thống kê của Nhà nước quy định của Bộ tài chính, của NHNN, NH TM_CP NTVN. Phòng kế toán giao dịch: Phòng kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thược Sở giao dịch NH TM _CP NTVN có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú và không cư trú c), có quan hệ giao dịch với Sở giao dịch NH TM _CP NTVN theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN và NH TM _CP NTVN. Phòng khách hàng đặc biệtP: Phòng khách hàng đặc biệt là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM _CP NTVN, có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách khách hàng đối với khách thể nhân và cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của sở giao dịch Phòng kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng chuyên môn thuộc sở giao dịch NH TM _CP NTVN, có chức năng tham mưu và giúp ban lãnh đạo trong việc kiểm tra giám sát thực hiện các văn bản của pháp luật, quy chế của NHNN, quy định của NH TM _CP NTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tín dụng của Sở giao dịch NH TM _CP NTVN, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của ngân hàng và khách hàng tại sở giao dịch. Phòng hành chính quản trị: Phòng hành chính quản trị là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NH TM _CP NTVN có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc Sở giao dịch trong công tác hành chính, quản trị tại Sở giao dịch. Nghiên cứu xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch NH TM _CP NTVN trên địa bàn HN và các vùng lân cận theo phương hướng, kế hoạch phát triển NH TM _CP NTVN của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạn nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của NH TM _CP NTVN với khách hàng trên thị trường. - Phòng hối đoái: Phòng hối đoái là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM _CP NTVN có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân (cư trú và không cư trú c) Phòng ngân quỹ: Phòng Ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NH TM _CP NTVN, có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có giá tại Sở giao dịch NH TM _CP NTVN, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà nước, của ngành ngân hàng và NH TM_CP NTVN. . Phòng thanh toán nhập khẩu: Phòng thanh toán nhập khẩu là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NH TM_CP NTVN có chức năng thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hoá nhập khẩu tại sơ giao dịch NH TM_CP NTVN, theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP NTVN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế qua ngân hàng mà NH TM_CP NTVN tham gia. Phòng thanh toán xuất khẩu:Phòng thanh toán xuất khẩu là phòng nghiệp vụ của Sở giao dịch NH TM_CP NTVN có chức năng thực hiện toàn bộ công tác thanh toán hàng hoá xuẩt khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước với ngoài nước qua Sở giao dịch NH TM_CP NTVN theo đúng quy định, quy chế, quy trìng nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP NTVN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế qua ngân hàng mà NH TM_CP NTVN tham gia. Phong thanh toán thẻ: Phong thanh toán là phòng nghiệp vụ của Sở giao dịch NH TM_CP NTVN, có chức năng phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ Vietcombank tại sở giao dịch NH TM_CP NTVN, theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NH TM_CP NTVN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tếvề nghiệp vụ thẻ mà NH TM_CP NTVN tham gia. Phòng tín dụng ngắn hạn: Phòng tín dụng ngắn hạn là phòng nghiệp vụ ngắn hạn thuộc sở giao dịch NH TM_CP NTVN có chức năng thực hiện triển khai nghiệp vụ cho vay đối với nhừng phương án kinh doang của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NH TM_CP NTVN. Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng: Phòng tin học Phòng tiết kiệm :Phòng tiết kiệm là phòng nghiệp vụ thuộc SGD có chức năng thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ tại SGD theo đúng chế độ và thể kệ quy định của NHNN VN và NH TM_CP NTVN. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ là phòng nghiệp nghiệp vụ tại Sở giao dịch NH TM_CP NTVN có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc SDG về quản trị , điều hành lãi suất, tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD theo đúng quy định về quản lý vốn và quản lý ngoại hối của NHNN VN và NH TM_CP NTVN. Phòng vay nợ viện trợ: Phòng vay nợ viện trợ là phòng nghiệp vụ thuộc SGD NH TM_CP NTVN có chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc SGD trong việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay nợ viện trợ ODA. Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch Sở giao dịch NH TM_CP NTVN ( gọi tắt là phòng giao dịch) là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Sở giao dịch NH TM_CP NTVN, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc sở giao dịch NH TM_CP NTVN, có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ có liên quan đế hoạt động tiền gửi của các pháp nhân. c. Một số hoạt động chủ yếu của SGD NH TMCP NTVN NH TMCP NTVN là 1 trong những ngân hàng có tiềm năng lớn về kinh tế và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vào năm 2006, sgd NH TMCP NTVN triển khai quy trình cấp tín dụng theo chuẩn mực quốc tế, từng bước tập trung hoá hoạt động tác nghiệp, đẩy mạnh phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cấp và mở rộng các kênh và sản phẩm thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty thành viên. Đến cuối năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình Tập đoàn tài chính đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 8.000 người. Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), trong đó huy động vốn đạt 152 nghìn tỷ VND – chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành, tổng dư nợ gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), chiếm khoảng 10,3% thị phần trong cả nước, tỷ lệ nợ quá hạn kiềm chế ở mức thấp là 1,19% và nợ xấu là 2,66%. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Ngoại thương đạt xấp xỉ 2.900 tỷ VND, hệ số sinh lời bình quân trên tổng tài sản (ROAA) năm 2006 đạt 1,89% và hệ số sinh lời bình quân trên vốn (ROAE) 29,42%. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương được S&P xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D, mức tín nhiệm cao nhất được S&P xếp hạng cho một ngân hàng thương mại tại Việt nam. Hoạt động tín dụng: Năm 2005 hoạt động tín dụng của sở giao dịch tiếp tục được mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng đạt 3.518 tỷ đồng, tăng 8.95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này của toàn hệ thống Vietcombank là 15.7%. Trong khi đó, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà nội tăng 20.6% so với cuối năm 2004; thị phần cho vay của sgd NHNT chiếm 3.34% trên địa bàn Hà nội. Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2003 khi NH TMCP NTVN có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của Thành phố Hà nội, cụ thể: - Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 1.807 tỷ đồng (quy VNĐ), chiếm 51.38% tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2005 đạt 1.711 tỷ đồngD, chiếm 48.62% tổng dư nợ. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VCBHN đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sở giao dịch NH TMCP NTVN luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của sở giao dịch đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005 đạt 861 triệu USD, tăng 15,06% so với năm 2004. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2005 đạt 11, 56 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2004. Nhu cầu ngoại tệ khách hàng mua để trả nợ, nhận nợ vay và thanh toán với nước ngoài rất lớn, trong khi đó, lượng ngoại tệ mua vào từ nguồn của sgd NHNTVN không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết đó. Vì vậy sgd NTVN đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tự lo tìm nguồn mua ngoại tệ, kể cả từ các nguồn giá cao, áp dụng chính sách ưu đãi tỷ giá mua chuyển khoản bằng tỷ giá bán ra của Ngân hàng để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân bán ngoịa tệ cho ngân hàng đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời để tăng thêm doanh thu cho ngân hàng. Bảng 2: Số liệu hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2005 Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 % so với năm 2004 - Doanh số mua vào 430.933 115,19 + Mua của Tổ chức K.tế 270.521 152,65 + Mua của VCB TW 66.195 119,02 + Mua của TCTD 76.380 73,44 - Doanh số bán ra 429.823 114,93 + Bán cho tổ chức K.tế 280.675 132,68 + Bán cho VCBTW 66.960 214,94 + Bán cho TCTD 76.358 76,86 Mặc dù khối lượng và doanh số ngoại tệ tăng cao nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh luôn được thực hiện đúng chế độ Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động phát triển dịch vụ thẻ: NH TMCP NTVN hiện nay đang nắm giữ kỉ lục về việc phát hành nhiều sản phẩm thẻ nhất Việt Nam, theo báo cáo tàI chính mới đây, năm 2007 ngân hàng có 20 842 thẻ tín dụng quốc tế và 842 195 thẻ ghi nợ tăng tương ứng 118% và 50.8% so với năm 2006, đưa thị phần thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng phát hành tương ứng là 19.3% và 27.5% so với năm ngoái. Đồng thời doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng phát hành tăng 34.1% và chiếm 25%thị phần cả nước còn doanh số sử dụng thẻ ghi nợ tăng lên 62.4% so với nam 2006. Đây là kết quả đáng mừng cho ngân hàng TMCP NTVN trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Kết quả kinh doanh của sở giao dịch nam 2005 - Tổng thu: 437.396.479.861 đồng, tăng 37% so với năm 2004 - Tổng chi: 370.760.561.209 đồng, tăng 55% so với năm 2004 - Lợi nhuận: 66.635.818.652 đồng Tổng lợi nhuận của Chi nhánh năm 2005 giảm so với năm 2004 là do từ đầu năm 2005, sở giao dịch đã trích lập dự phòng rủi ro 67.7 tỷ đồng theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 Do đó, nếu tính gộp cả khoản 67.7 tỷ đồng rủi ro nếu trên thì lợi nhuận của sở giao dịch ước đạt 134.3 tỷ, tăng 70% so với năm 2004 2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2008 Theo báo cáo tài chính của NH TMCP NTVN thì mặc dù Việt Nam đang bị ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính ở Mĩ nhưng ngân hàng vẫn có những kết quả kinh doanh tốt. Vào quý 3-2008 tổng tài sản ngân hàng đã đạt mức 206 239 065 triêu VND cao hơn nhiều so với toàn năm 2007 là 197 408 036 triệu VND. Đây là một con số đáng khích lệ trong tình hình hiện nay, các số liệu khác như lợi nhuân đều cho thấy ngân hàng đang phát triển rất tốt và tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định qua các năm. Duới đây là báo cáo cụ thể như sau: Báo cáo tài chính NH TMCP NTVN Đơn vị tính: Triệu VND Quý III(2008) Năm (2007) Năm (2006) Kết quả hoạt động Tổng thu nhập - 5.763.393 5.039.557 Tổng chi phí - (1.627.740) (1.291.160) Lợi nhuận trước thuế 580.137,533 3.192.119 3.877.256 Lợi nhuận sau thuế 404.277,742 2.407.061 2.861.039 Bảng cân đối kế toán Tổng cộng tài sản 206.239.065,95 197.408.036 167.127.832 Vốn và các quỹ 13.279.070,427 14.068.877,569 - Vốn điều lệ 120.100.860,26 4.429.337 4.356.737 Lưu chuyển tiền tệ Từ hoạt động kinh doanh - 7.856.832 (5.559.440) Từ hoạt động đầu tư - (855.306) (655.620) Từ hoạt động tài chính - 63.558 75.433 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - (8.648.580) (6.139.577) Về hoạt động tín dụng năm 2007 : tỉ trọng sử dụng vốn cho tín dụng tăng 39% vào cuối năm 2006 lên 49% vào cuối 31/12/2007. Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tại cuối năm 2007 đạt 97.532 tỉ đồng tăng 44% so với năm 2006.Dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 53.5% so với cuối năm trước đạt 45.854 tỉ đồng, chiếm 47.5% tổng dư nợ cho vay. Cho vay ngắn hạn có số dư là 51.678 tỉ đồng, tăng 36.4% so với năm 2006. 3. Vài nét về hoạt động thẩm định dự án ở SGD NH TMCP NTVN Thẩm định bao nhiêu dự án, ngành lĩnh vực gì? Vốn đầu tư bao nhiêu? Thẩm định năm nào? Cũng như các ngân hàng khác thẩm định dự án đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong công tác cho vay. Vì thế sgd NH TMCP NTVN luôn chú trọng đến quy trình này. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra một sân chơi mới cho thị trường tài chính, mở rộng tài trợ cho các dự án đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Vì thế số lượng các dự án được cho vay đã tăng trưởng cao, dư nợ ngày một tăng qua các năm. Thông qua số liệu sau Số lượng dự án vay vốn được thẩm định và cho vay tại sgd NH TMCP NTVN Mục Số lượng dự án luỹ kế Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Dự án xin vay 90 130 150 Dự án thẩm định 88 130 150 Dự án đã cho vay 80 110 140 ( Nguồn : Thống kê từ Phòng đầu tư dự án sgd NH NTVN) Lưọng dự án xin vay cùng với quá trình phát triển của ngân hàng đã tăng lên đáng kể . Đặc biệt theo thống kê của phòng đầu tư dự án thì các dự án chủ yếu là các dự án xây dựng như nhà máy, công ty, v.v... 4. Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD NH TMCP NTVN a. Căn cứ tiến hành thẩm định dự án đầu tư tại SGD NH TMCP NTVN Căn cứ pháp lý: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của sgd NH TMCP NTVN tuân theo sự điều chỉnh bằng các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước và các quy định chung của NHNT. Cụ thể bao gồm: Các văn bản pháp luật chung của Nhà nước: - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 2 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. - Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tin dụng ngày 15/6/2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. - Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. - Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Quyết định số 1467/2001/QĐ-NHNN ngày 21/11/2001 của Thống đốc NHNN về Điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay đối với khách hàng. - Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. - Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005). - Nghị quyết số 56/2006/QH11 do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. - Các văn bản khác có liên quan. Các văn bản về chính sách TD của Ngân hàng Ngoại thương: - Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị NHNT về Quy chế cho vay đối với khách hàng. - Quyết định số 133/QĐ-NHNT ngày 31/12/2001 của Tổng giám đốc VCB quy định khu vực đầu tư của chi nhánh VCB. - Quyết định số 19/QĐ-NHNT ngày 05/02/2002 của Tổng giám đốc VCB quy định khu vực đầu tư chi nhánh VCB. - Quyết định số 30/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc VCB về việc xác định Giới hạn TD đối với khách hàng. - Quyết định số 100/QĐ-NHNT ngày 12/06/2002 của Tổng giám đốc VCB về điều chỉnh thẩm quyền duyệt Giới hạn TD. - Quyết định số 49/QĐ-NHNT ngày 12/04/2002 của Tổng giám đốc VCB về hạn mức phán quyết trong 1 lần cho vay dự án đầu tư, cấp bảo lãnh và mở LC miễn ký quỹ. - Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Tổng giám đốc VCB về việc ban hành Quy trình TD đối với khách hàng là doanh nghiệp. - Các văn bản khác có liên quan. Căn cứ đề xuất cho vay đầu tư dự án: Căn cứ đề xuất cho vay đầu tư dự án bao gồm các văn bản sau đây: - Văn bản pháp lý về tư cách pháp nhân, về năng lực tài chính của chủ đầu tư (giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của chủ đầu tư). - Văn bản đề nghị cấp tín dụng của chủ đầu tư. - Hồ sơ dự án đầu tư. Bao gồm dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), văn bản thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở và các giấy tờ khác có liên quan (giấy phép đầu tư, giấy phép xuất, nhập khẩu,,...). - Thông tin phản ánh quan hệ giao dịch của chủ đầu tư đối với NHNT và các TCTD khác. Thông tin về tài sản bảo đảm (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu máy móc thiết bị, xe cộ...). b. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại SGD NH TMCP NTVN Đối với Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung, thẩm định dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình quyết định đến khả năng cho vay hay không cho vay dự án đầu tư, quyết định đến hiệu quả của khoản vay và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Quy trình thẩm định đầu tư dự án của Ngân hàng Ngoại thương được xây dựng trên cơ sở “Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp” do Tổng giám đốc NHNT ban hành. Quy trình này đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại sgd NH TMCP NTVN PHÒNG TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TÌM HIỂU NHU CẦU VAY VỐN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ KHOẢN ĐỀ XUẤT CHO VAY LẬP BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG TRÌNH TR/PHÓ PHÒNG QHKH DUYỆT KÝ TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG 1 THẢO LUẬN VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG 1 NHẬN & KIỂM TRA TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA HỒ SƠ ĐỀ XUẤT CHO VAY DỰ ÁN PHÙ HỢP VỚI CÁC CS, QĐ HIỆN HÀNH CHO ĐIỂM TÍN DỤNG & PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG THẨM ĐỊNH CHI TIẾT LẬP BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRÌNH TR/PHÓ PHÒNG ĐTDA DUYỆT KÝ 2 QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN LÝ NỢ CẤP PHÊ DUYỆT CÓ THẨM QUYỀN PHÒNG QHKH PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN LÝ NỢ Hoặc Có Không 2 CB THẨM ĐỊNH LẬP BIÊN BẢN HỌP HĐTD /THÔNG BÁO PHÊ DUYỆT GĐ/PGĐ QLRR GĐ/PGĐ QHKH HĐTD CƠ SỞ THUỘC PHÊ DUYỆT CỦA TW? PHÒNG QHKH TW ĐỀ XUẤT LẦN 2 PHÒNG ĐTDA TW THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LẦN 2 P.TGĐ QLRR P.TGĐ QHKH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HĐTD TW CB THẨM ĐỊNH TW LẬP THÔNG BÁO PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG (NẾU CÓ) CBKH LẬP THÔNG BÁO TÁC NGHIỆP (TRƯỜNG HỢP GHTD) CB THẨM ĐỊNH RÀ SOÁT THÔNG BÁO TÁC NGHIỆP - NHẬP DỮ LIỆU - NHẬN & LƯU GIỮ HỒ SƠ Đối với các chi nhánh của NHNT không có phòng Đầu tư dự án: Quy trình thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Đề xuất cho vay. Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư. - Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản vay. Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, Phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nếu có ý kiến về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay cần được áp dụng. - Bước 3: Phê duyệt khoản vay. Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng giám đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng quản trị phê duyệt. - Bước 4: Soạn thảo và ký kết Hợp đồng. Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chứ ký trên hợp đồng theo quy định. Sau khi hoàn tất, cán bộ QHKH chịu trách nhiệm lập Thông báo tác nghiệp chuyển CBRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện nhập dữ liệu. - Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống. Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn. Đối với các chi nhánh có phòng Đầu tư dự án (Hội sở chính, Chi nhánh NHNT Hà Nội, chi nhánh NHNT TPHCM,…): Quy trình được thực hiện tương tự như quy trình trên, trong đó: + Phòng ĐTDA thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quy định đối với phòng QLRR. + Phòng ĐTDA chịu trách nhiệm trực tiếp soạn thảo và trình lấy các chữ ký trên các loại hợp đồng theo quy định (thay thế nhiệm vụ của phòng QHKH). b. Phương pháp thẩm định dự án dư án đầu tư tại SGD NH TMCP NTVN Phương pháp thẩm định theo trình tự: Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét khái quát, phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, có thể đưa ra những nhận định tổng quát về dự án. Tuy nhiên thẩm định tổng quát ít khi phát hiện những sai sót cần bác bỏ. Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Đây là thẩm định tỉ mỉ, chi tiết, đi sâu vào từng nội dung của dự án. Trong từng nội dung thẩm định, đều có những ý kiến nhận xét, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về chấp nhận hay sửa đổi. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo. Phương pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. So sánh các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. So sánh các chỉ tiêu trong trường hợp sau: - Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, các tiêu chuẩn về công trình do pháp luật quy định. - Tiêu chuẩn về khoa học, công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. Cần chú ý trường hợp có nhiều chỉ tiêu của dự án, tùy từng loại dự án có thể lựa chọn ra những chỉ tiêu quan trọng, cơ bản để xem xét kỹ. Điều đó giúp cho người thẩm định đi đúng trọng tâm, rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định. Phương pháp phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Phương pháp này giúp chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nê._.n sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra phân tích độ nhạy còn giúp chủ đầu tư lựa chọn những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Trong quá trình thực hiện dự án luôn xuất hiện nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Mỗi loại rủi ro đều có phương pháp xử lý nhất định, nó tùy thuộc vào từng nội dung thẩm định, nguồn số liệu đầu tư xây dựng công trình, thông tin thu thập được của dự án. Một số rủi ro đã được quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng,… Phương pháp dự báo Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Các phương pháp dự báo thường dung là phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương quan, sử dụng hệ số co giãn của cầu… 5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại SGD NH TMCP NTVN Dựa trên Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của NHNT thì nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm các phần sau: 5.1. Đề xuất cho vay dự án đầu tư Đây là bước đầu đối với một quá trình cấp vốn cho vay dự án và được thể hiện bởi Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư do phòng QHKH lập. Báo cáo đề xuất cho vay dự án thể hiện quan điểm của phòng QHKH về các vấn đề: - Các thông tin liên quan đến khách hàng, chủ đầu tư. - Các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất cho vay dự án. - Các lợi ích của NHNT có thể nhận được trong việc cấp vốn vay đến dự án đầu tư - Chính sách khách hàng đang áp dụng. 4.1.1. Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu theo quy định Cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và toàn bộ các hồ sơ tài liệu liên quan theo các quy định hiện hành của pháp luật và NHNT. Cán bộ khách hàng cần thu thập thông tin liên quan càng nhiều càng tốt và dưới dạng văn bản để có thể lưu vào hồ sơ tín dụng như các căn cứ thuyết minh cho Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư. Bao gồm: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực tài chính của chủ đầu tư - Thông tin liên quan đến dự án đầu tư. Bao gồm dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), văn bản thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở và các giấy tờ khác có liên quan. - Thông tin phản ánh quan hệ giao dịch của chủ đầu tư đối với NHNT và các TCTD khác. - Thông tin về tài sản bảo đảm. - Các thông tin khác có liên quan. 4.1.2. Đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của NHNT đối với khoản tín dụng đề xuất CBKH phải kiểm tra sự phù hợp của đề xuất GHTD/cấp tín dụng của khách hàng đối với chính sách tín dụng / GHTD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng, CBKH có thể trao đổi thêm với CBRR để cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp như: Tiếp tục thu thập thêm thông tin, đàm phán với chủ đầu tư về các điều kiện cho vay thích hợp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện được cấp vốn vay, CBKH phải báo cáo Trường/Phó phòng xin ý kiến thực hiện. CBKH chỉ được phép từ chối cấp đề xuất cho vay khi đã có ý kiến chấp thuận của Trưởng/Phó phòng QHKH. Trường hợp thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, CBKH thực hiện bước lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư tiếp theo. 4.1.3. Lập báo cáo đề xuất tín dụng CBKH chịu trách nhiệm lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu quy định. Tại phần kết luận của báo cáo, đối với đề xuất cho vay dự án đầu tư, CBKH nêu rõ: - Cung cấp toàn bộ các thông tin có liên quan đến khoản đề xuất cấp vốn vay theo mẫu quy định. - Xác định nhu cầu tín dụng thực tế của chủ đầu tư. - Sự phù hợp của khoản cho vay cụ thể đối với GHTD và chính sách đối với khách hàng. - Mức giá sản phẩm. - Đánh giá các lợi ích NHNT thu được trong quan hệ tín dụng với khách hàng. - Các chính sách tín dụng khác áp dụng đối với khách hàng. Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư với đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/Phó phòng QHKH cùng toàn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan sau đó được chuyển tiếp sang phòng QLRR để thực hiện Thẩm định rủi ro. 5.2. Thẩm định rủi ro Thực hiện: Phòng QLRR, phòng ĐTDA. Thẩm định rủi ro là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản đề xuất cấp tín dụng và được thể hiện bởi Báo cáo thẩm định rủi ro/Báo cáo thẩm định dự án (đối với phòng ĐTDA hoặc phòng QLRR nếu chi nhánh không có phòng ĐTDA). CBRR thực hiện thẩm định đầu tư dự án dựa trên các cơ sở: Các loại rủi ro chung liên quan đến chủ đầu tư, các loại rủi ro liên quan đến dự án đang đề cập và các loại rủi ro khác. Thẩm định rủi ro cụ thể bao gồm: - Đánh giá tính phù hợp so với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT. Đồng thời kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ, loại giấy tờ phải xuất trình (bản gốc hay bản sao) theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ. - Cho điểm tín dụng và phân loại doanh nghiệp: Đây là quá trình thẩm định chi tiết các loại rủi ro liên quan đến dự án đầu tư trên các khía cạnh sau: + Thẩm định khía cạnh thị trường: Các loại rủi ro liên quan đến ngành nghề / mặt hàng kinh doanh của dự án đầu tư (thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm, phương án tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra). + Thẩm định khía cạnh tài chính: Các loại rủi ro liên quan đến năng lực tài chính / phi tài chính của dự án đầu tư (nguồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của dự án...). - Thẩm định khía cạnh kỹ thuật: Mời các chuyên gia, các cơ quan quản lý ngành của DAĐT hoặc Tổng cục đo lường chất lượng xem xét, đánh giá mức độ rủi ro về mặt kỹ thuật của dự án. Đánh giá các loại rủi ro khác. Về nguyên tắc, việc thẩm định các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng được thực hiện tương tự theo các quy định như đã nêu ở trên. Riêng trường hợp doanh nghiệp đã được xác định GHTD và thời hạn sử dụng GHTD còn hiệu lực, CBRR không cần thẩm định lại các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng trừ khi thu thập được các thông tin mới phản ánh mức độ rủi ro của doanh nghiệp tăng lên. Đối với các Chi nhánh có riêng phòng ĐTDA: Phòng ĐTDA chịu toàn bộ trách nhiệm về việc thẩm định đầu tư dự án theo các nội dung như đã nêu ở trên. Trường hợp cần thiết, phòng ĐTDA có thể đề nghị phòng QLRR cung cấp bổ sung các thông tin liên quan đến rủi ro ngành nghề / mặt hàng của dự án đang đề cập hoặc sự phù hợp của việc đầu tư dự án so với các chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT. Kết qủa của thẩm định rủi ro phải được thể hiện bởi một Báo cáo thẩm định dự án theo mẫu quy định, mạch lạc, rõ ràng và phản ánh trung thực các thông tin thu thập tổng hợp. Phòng ĐTDA chịu tráh nhiệm lập Báo cáo thẩm định dự án theo các quy định đối với phòng QLRR như đã nêu ở trên. Báo cáo thẩm định phải phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây nên tác động rủi ro đối với khoản cho vay dự án đang đề cập với thái độ khách quan. Tại kết luận của Báo cáo thẩm định, CBRR nêu rõ: Đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng cho vay dự án đầu tư. Hình thức cấp tín dụng cho vay dự án đầu tư. Mức cấp tín dụng cho vay dự án đầu tư cụ thể. Hình thức bảo đảm tín dụng cho vay dự án đầu tư. Các điều kiện cấp tín dụng cho vay dự án đầu tư. Phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay. 5.3. Phê duyệt tín dụng Thực hiện: Hội đồng tín dụng TW. P.TGĐ phụ trách QHKH và P.TGĐ phụ trách rủi ro. Trưởng phòng QHKH TW và QLRR TW. HĐTD cơ sở. GĐ/PGĐ phụ trách khách hàng và GĐ/PGĐ phụ trách rủi ro tại chi nhánh. GĐ/PGĐ chi nhánh không có phòng QLRR và Trưởng/Phó phòng QLRR tại chi nhánh có thẩm quyền. Quy trình phê duyệt tín dụng được thực hiện sau khi báo cáo đề xuất tín dụng có đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/Phó phòng QHKH và Báo cáo thẩm định có đày đủ chữ ký của CBRR và Trưởng/Phó phòng QLRR. Riêng đối với các chi nhánh có phòng ĐTDA, quy trình phê duyệt đầu tư dự án được thực hiện sau khi Báo cáo đề xuất tín dụng có đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/phó phòng QHKH và Báo cáo thẩm định dự án có đầy đủ chữ ký của CB ĐTDA và Trưởng/Phó phòng ĐTDA. Quy trình phê duyệt đầu tư dự án: Đối với các chi nhánh có phòng ĐTDA: Phòng ĐTDA được thành lập với chức năng và nhiệm vụ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư vì vậy bộ hồ sơ đề xuát đầu tư dự án đầy đủ bao gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng có đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/phó phòng QHKH và Báo cáo thẩm định dự án có đầy đủ chữ ký của CB ĐTDA và Trưởng/Phó phòng ĐTDA đính kèm cùng các chứng từ khác có liên quan. Trường hợp cần thiết, phòng ĐTDA có thể đề nghị phòng QLRR cung cấp thêm thông tin về ngành hàng để bổ sung cho Báo cáo thẩm định dự án. Đối với các chi nhánh không có phòng ĐTDA: Quy trình phê duyệt cho vay dự án được thực hiện sau khi Báo cáo đề xuất tín dụng có đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/Phó phòng QHKH và Báo cáo thẩm định có đầy đủ chữ ký của CBRR và Trưởng/Phó phòng QLRR. Trường hợp Chi nhánh không có phòng QLRR, việc thực hiện chức năng của QLRR trong quy trình này do Tổng giám đốc phân công cho một Chi nhánh khác đảm nhiệm. Khoản cho vay dự án chỉ được coi là phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh không có phòng QLRR trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Trưởng/Phó phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh có thẩm quyền trên Báo cáo thẩm định rủi ro. Khoản tín dụng vượt thẩm quyền của phòng QLRR được trình tiếp lên GĐ/Phó giám đốc phụ trách rủi ro của Chi nhánh có thẩm quyền để xem xét phê duyệt. 5.4. Ký kết hợp đồng – Ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống – Lưu giữ hồ sơ tín dụng an toàn. 5.4.1. Ký kết hợp đồng cho vay dự án và các hợp đồng có liên quan. Bước 1: Soạn thảo hợp đồng. Thực hiện: - Phòng QHKH / ĐTDA. Sau khi khoản cấp cho vay dự án đã được phê duyệt theo quy định, CBKH chịu trách nhiệm thương lượng lại với khách hàng về các điều kiện vay vốn mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt. Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà cấp có thẩm quyền phê duyệt, CBKH có thể cân nhắc và xin ý kiến chấp thuận của Trưởng/phó phòng QHKH về việc đàm phán lại với khách hàng nhằm tăng cao lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Đối với trường hợp này, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước đề xuất tín dụng như đã nêu ở trên. Trường hợp khách hàng chấp thuận các điều kiện vay vốn mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt, CBKH căn cứ đặc điểm của từng khoản vay tiến hành lựa chọn các mẫu hợp đồng phù hợp, điền đầy đủ các thông tin cần thiết trình Trưởng/phó QHKH duyệt và ký nháy vào tất cả các trang của hợp đồng. Đối với các chi nhánh có riêng phòng ĐTDA, CB ĐTDA phối hợp cùng CBKH soạn thảo hợp đồng và trình Trưởng/phó phòng ĐTDA ký rà soát tên từng trang của Hợp đồng. Bước 2: Ký kết hợp đồng. Thực hiện: Phòng Quan hệ khách hàng.. Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay dự án thuộc bộ phận QHKH sẽ chịu trách nhiệm đứng tên đại diện cho Ngân hàng thực hiện các thủ tục ký kết các hợp đồng và các giấy tờ khác có liên quan theo nội dung đã được phê duyệt. Đồng thời đảm bảo các chữ ký trên các Hợp đồng phải là của người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật. Đối với các Hợp đồng thế chấp, câm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, CBKH chịu trách nhiệm về việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên. 5.4.2. Ghi nhập và giám sát dữ liệu trên hệ thống. 4.4.2.1. Lập Thông báo tác nghiệp Thực hiện: CBKH và CBRR Sau khi hoàn tất thủ tục: Xác định GHTD hoặc ký kết các loại Hợp đồng hoặc sửa đổi tín dụng, CBKH chịu trách nhiệm soạn thảo Thông báo tác nghiệp. Thông báo tác nghiệp đính kèm cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết được lưu giữ an toàn được chuyển đến CBRR kiểm tra lần cuối và ký xác nhận, sau đó được chuyển sang bộ phận quản lý nợ. Thông báo tác nghiệp chỉ được coi là hợp lệ khi có đầy đủ hai chữ ký của CBKH và CBRR. 4.4.2.2. Ghi nhập dữ liệu vào hệ thống. Thực hiện: Phòng quản lý nợ. Căn cứ nội dung thông báo tác nghiệp, CB QLN chịu trách nhiệm đối chiếu só sánh với các thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm và thực hiện ghi nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống. Dữ liệu nhập vào hệ thống phải đảm bảo chính xác và khớp đúng với thông tin ghi tại Thông báo tác nghiệp và các hồ sơ lưu. CB QLN không được phép sửa đổi dữ liệu trên hệ thống trừ khi nhận được Thông báo tác nghiệp mới hợp lệ. Trường hợp thông tin trên Thông báo tác nghiệp không khớp đúng với thông tin nêu tại bộ hồ sơ đính kèm, CB QLN chuyển trả Thông báo tác nghiệp cho CBKH để CBKH thực hiện sửa đổi trên cơ sở có sự rà soát của CBRR. 4.4.2.3. Phối hợp, giám sát dữ liệu trên hệ thống. Thực hiện: Phòng QLN, CBKH, CB QLRR. Việc nhập dữ liệu trên hệ thống phụ thuộc trách nhiệm của CB QLN và được kiểm tra lại bởi Trưởng/phó phòng QLN. Trong suốt quá trình theo dõi quản lý khoản vay, CBQLN tiếp tục chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện kịp thời sự không khớp đúng và/hoặc sự không phù hợp về mặt thông tin giữa các loại văn bản nhận được và thông tin trên hệ thống.... đồng thời phải báo ngay cho CBRR biết để có biện pháp xử lý kịp thời. 4.4.2.4. Lưu giữ hồ sơ vay an toàn. Thực hiện: Phòng Quản lý nợ. Căn cứ thông tin nêu tại bản Thông báo tác nghiệp, CBQLN nhận hồ sơ chứng từ theo danh mục hồ sơ lưu đính kèm, ký xác nhận trên một liên Thông báo tác nghiệp và chuyển trả lại cho CBKH đển CBKH lưu giữ cập nhật hồ sơ và theo dõi thực hiện. CB QLN là người chịu trách nhiệm gửi các giấy tờ cần thiết tới bộ phận Kế toán hạch toán/Kho quỹ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về quy chế lưu giữ chứng từ theo quy định hiện hàng. Đồng thời phòng/bộ phận QLN phải lưu giữ tối thiểu các chứng từ sau: Hồ sơ khách hàng: Các giấy tờ chứng minh tư các pháp lý của doanh nghiệp, Giấy bổ nhiệm Tổng giám đốc/Giám đốc và Kế toán trưởng, Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan khác (nếu có), Báo cáo tài chính doanh nghiệp qua các năm. Hồ sơ GHTD (yêu cầu cập nhật qua các năm): Báo cáo đề xuất GHTD, Báo cáo thẩm định (bản gốc), Biên bản họp Hội đồng tín dụng (bản gốc), Thông báo tác nghiệp (Thông tin GHTD – bản gốc) Hồ sơ tín dụng: Hợp đồng tín dụng (bản bốc), Đề nghị vay vốn của khách hàng (bản sao), Báo cáo đề xuất tín dụng (bản sao), Báo cáo thẩm định (bản sao), Biên bản họp HĐTD nếu có (bản sao), Thông báo tác nghiệp (Thông tin Hợp đồng tín dụng – bản gốc) và các giấy tờ khác có quy định tại Thông báo tác nghiệp. Hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có): Hợp đồng thế chấp, cầm cố (bản sao), các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản thế chấp, cầm cố có liên quan (bản sao), Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh giữa khách hàng và Ngân hàng (bản gốc) Toàn bộ các tài liệu lưu giữ theo chế độ lưu giữ chứng từ kế toán phải được lưu giữ trong két/tủ an toàn và được ghi vào Sổ đăng ký lưu giữ kèm theo phiếu giao nhận hồ sơ. 6. Ví dụ minh họa về công tác thẩm định dự án tại SGD NH TMCP NTVN Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại và Văn phòng (PLASCHEM PLAZA) Phòng lập Đầu tư dự án Sở Giao dịch Cấp duyệt cao nhất: Hội đồng tín dụng Hội sở GIAO DịCH Báo cáo đề xuất TD tham chiếu 01QHKH.VCB-PLC2007 Ngày 15/03/2007 Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa (PLASCHEM) Mã CIF 78911 Xếp hạng Tín dụng BB Tên dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại và Văn phòng (PLASCHEM PLAZA) Địa điểm đầu tư Khu Mả Tre - đường Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội Công suất thiết kế 01 khối nhà làm việc 15 tầng và 01 tầng hầm; diện tích đất xây dựng khoảng 950 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 14.250 m2 Nguồn trả nợ Khấu hao và Lợi nhuận sau thuế từ các hoạt động của Công ty Trị giá cấp Tín dụng bằng VND tương đương 144.000.000.000 VND Thời hạn vay: 10 năm Thời gian ân hạn: 24 tháng Thời gian rút vốn: 30 tháng Lãi suất Lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng lãi trả sau của SGD.VCB + 3,60%/năm, 6 tháng điều chỉnh một lần Phí Sẽ thống nhất với Chủ đầu tư khi đàm phán hợp đồng tín dụng Biện pháp đảm bảo Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có thuộc Dự án, thế chấp bổ sung bằng tài sản bảo đảm cho HĐ PHẦN PHÊ DUYỆT GIáM ĐốC/PGĐ PHụ TRáCH QLRR GIáM ĐốC/PGĐ PHụ TRáCH QHKH B. THẨM ĐỊNH CHI TIẾT ( Bước 1 Đánh giá tính phù hợp so với các quy định có liên quan của phỏp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT ) Căn cứ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngày 05/03/2007 và hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa (PLASCHEM). Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa đã có quan hệ tín dụng với Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000. Hiện Công ty còn dư nợ theo Hợp đồng tín dụng số 01/2005/PLASCHEM-HĐTD. Hồ sơ năng lực pháp lý và năng lực tài chính Công ty cung cấp thêm và cho dự án này gồm những tài liệu sau: Tài liệu pháp nhân của bên vay: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 056619 ngày 04/10/1999 Tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của bên vay: Báo cáo quyết toán năm 2006; Báo cáo quyết toán năm 2005; Đánh giá hồ sơ pháp lý của dự án. Ngoại trừ Giấy phép xây dựng Công ty đang làm thủ tục xin cấp, Hồ sơ pháp lý dự án phù hợp với quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản và quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bao gồm những tài liệu sau: Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa ngày 25/01/2007 phê duyệt dự án đầu tư Trung tâm thương mại và Văn phòng. Biên bản họp hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa ngày 18/01/2007 quyết định đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại tại khu Mả Tre, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội (toàn bộ cổ đông hiện tại của Công ty là thành viên Hội đồng quản trị và nội dung của biên bản này phù hợp với Điều lệ của Công ty); Công văn số 16/CPN ngày 26/01/2007 của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa gửi Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Tổng dự toán Công trình trung tâm thương mại và văn phòng PLASCHEM PLAZA do Công ty Tư vấn kiến trúc và xây dựng TT-As lập. Quyết định số 6456/QĐ-UB ngày 16/09/2005 của Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội về việc cho phép Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 3.076 m2 đất tại phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng Trung tâm Thương mại và văn phòng. Hợp đồng thuê đất số 155-2005/TNMTNĐ-HĐTĐTN ngày 31/10/2005 (thời hạn 50 năm) với Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại và Văn phòng đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội của Sở Xây dựng Hà Nội ngày 21/07/2006 (Công ty Tư vấn Kiến trúc - Xây dựng TT-As lập). Văn bản thoả thuận về Quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế kiến trúc sơ bộ của dự án số 296/QHKT-P2 ngày 13/02/2005 của Sở Quy hoạch Kiến trúc. Văn bản thoả thuận về môi trường của dự án số 8091/STNMTNĐ-QLMT ngày 06/12/2004 của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. Văn bản thoả thuận phương án cấp điện cho dự án số ..../ĐLHN/ĐLLB-KT ngày 31/03/2005 của Công ty Điện lực Hà Nội. Văn bản thoả thuận cấp nước cho dự án số 90/KNNS2 ngày 08/04/2005 của Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội. Văn bản cấp số liệu kỹ thuật khu đất xây dựng dự án số 753/VQH-T2 ngày 17/11/2004 của Viện Quy hoạch Hà Nội. Văn bản thoả thuận phòng cháy chữa cháy cho dự án số 424 CV.DA/PC23 ngày 16/11/2004 của Công an Hà Nội. Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại và văn phòng đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa. Báo cáo tư vấn PLASCHEM TOWER của Công ty CB Richard Ellis. Hợp đồng Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình Trung tâm thương mại và văn phòng Plaschem Plaza số 460-06/CTTV ngày 18/08/2006 ký với Công ty Tư vấn Đại học xây dựng. Hợp đồng Tư vấn đấu thầu và Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình số 01-2007/HĐ-TVXD ký với Công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng Chi nhánh tại Hà Nội. Hợp đồng Cung cấp dịch vụ tư vấn và Tư vấn thiết kế số 1110/05/HĐKT ngày 12/10/2005 ký với Công ty Tư vấn Kiến trúc - Xây dựng TT- Associates. Hợp đồng Tư vấn đấu thầu và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ngày 01/03/2007 với Công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng - Chi nhánh Hà Nội. Công văn giải trình một số chỉ tiêu trong xây dựng Trung tâm thương mại ngày 14/05/2007 của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa. Công văn số 72/CPN ngày 11/05/2007 của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa giải trình về số dư nợ vay đến 10/05/2007 và quan hệ tín dụng. Bảng kê các khoản mục đã chi bằng vốn tự có cho Dự án ngày 11/05/2007 của Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa. Bảng kê chi tiết các tài khoản: phải thu khách hàng 131, phải trả nhà cung cấp 331, vay dài hạn 341 và 3417, phải thu nội bộ 136. ( Bước 2: thẩm định khía cạnh tài chính năng lực sản xuất kinh doanh) Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh Điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng Theo phiếu trả lời thông tin tín dụng số 306XL/NHNT-TTTD ngày 23/04/2007 của Phòng thông tin tín dụng NHNTVN, Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa xếp hạng BB năm 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính 2005-2006 a. Hoạt động kinh doanh Công ty đã khẳng định được vị trí trong lĩnh vực thương mại nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm nhựa, trong đó hoạt động thương mại nguyên liệu nhựa là nguồn tạo doanh thu chính của Công ty. Hiện nay Công ty có những bộ phận sản xuất sau: 01 phân xưởng sản xuất dép diện tích 11000 m2 ở Dương Xá - Gia Lâm, 01 phân xưởng sản xuất bạt nhựa diện tích 10.000 m2 ở Phú Thị - Gia Lâm, 01 phân xưởng sản xuất bạt nhựa và 01 phân xưởng sản xuất hạt Taican tổng diện tích 17.000 m2 ở Dương Xá - Gia Lâm. Doanh thu năm 2006 của Plaschem đạt 990 tỷ VND trong đó từ hoạt động thương mại là 760 tỷ, chiếm 86,36% tong doanh thu và từ hoạt động sản xuất là 230 tỷ, chiếm 13,64%. Lợi nhuận sau thuế đạt 152 triệu VND, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2006 là 11,82% và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 5,5%. Thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của Plaschem như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 880,887 990,987 Giá vốn hàng bán 670,171 762,907 Lợi nhuận gộp 210,716 228,080 Chi phí bán hàng - - Chi phí quản lý 8,116 9,292 Chi phí hoạt động 8,116 9,292 Kết quả hoạt động kinh doanh 202,600 218,788 Thu nhập hoạt động tài chính 2,567 1,027 Chi phí hoạt động tài chính 4,558 2,977 Kết quả hoạt động tài chính (1,991) (1,950) Kết quả hoạt động bất thờng 376 (4,848) Thu nhập trớc thuế 200,985 211,990 Thuế thu nhập 56,276 59,357 Thu nhập sau thuế 144,709 152,633 Cổ tức u đãi Cổ tức thờng - 0% Thu nhập giữ lại 144,709 152,633 b. Tình hình tài chính Một số thông số phản ánh tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 8,369 19,248 Đầu t ngắn hạn - - Phải thu khách hàng 64,992 109,345 (Quick assets) 73,361 128,593 Hàng tồn kho 70,193 154,699 Trả trớc ngời bán, phải thu # 40,092 13,090 Tài sản lu động khác 81,783 111,986 Tổng tài sản lu động 265,429 408,368 TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại) 5,667 115,841 Hao mòn luỹ kế (2,917) (31,620) Tài sản cố định vô hình - - XDCB dở dang 14,867 1,547 Đầu t, tài sản dài hạn khác - - Tổng tài sản dài hạn 20,534 117,388 Tổng tài sản 285,963 525,756 Vay NH, DH đến hạn trả 55,047 78,610 Phải trả nhà cung cấp 85,170 146,301 Thuế phải trả 5,537 2,137 Phải trả ngắn hạn khác 82,914 123,556 Tổng nợ ngắn hạn 228,668 350,604 Vay dài hạn - 13,439 Nợ dài hạn - 66,450 Nợ dài hạn khác - 17 Tổng công nợ 228,668 430,510 Vốn kinh doanh 50,000 79,000 Thặng d vốn - - Các quỹ từ lợi nhuận sau thuế 960 2,099 Nguồn vốn ĐTXDCB - Lợi nhuận cha phân phối 936 1,148 Vốn chủ sở hữu 51,896 82,247 Tổng nguồn 280,564 512,757 Một số chỉ số phản ánh tình hình tài chính của Công ty như sau: Chỉ tiêu đánh giá Năm 2005 Năm 2006 Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán hiện tại 1.16 1.16 Hệ số thanh toán nhanh 0.32 0.37 Hệ số thanh toán tức thời 0.04 0.05 Số ngày thu hồi nợ 26.9 40.3 Số vòng quay tài khoản phải thu 13.6 9.1 Khả năng hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho 9.5 4.9 Số vòng quay vốn lu động 24.0 17.2 Doanh thu / Tổng tài sản (Asset turnover) 3.08 1.88 Doanh thu / Vốn chủ sở hữu 16.97 12.05 Doanh thu / Tài sản cố định (Fixed asset turnover) 42.90 8.44 Khả năng sinh lợi Lãi gộp/ Doanh thu (Gross margin) 23.92% 23.02% Chi phí hoạt động / Doanh thu 0.92% 0.94% Kết quả hoạt động / Doanh thu 23.00% 22.08% Kết quả hoạt động / Tổng tài sản 0.71 0.42 Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE) 278.84% 185.58% Thu nhập sau thuế / Doanh thu 16.43% 15.40% Thu nhập sau thuế / Tổng tài sản (ROA) 0.51 0.29 Rủi ro tài chính Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu - 0.97 Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu 4.41 5.23 Tổng nợ / Giá trị ròng TSCĐ 11.14 3.67 Nợ dài hạn / Tổng tài sản - 0.15 Tổng nợ / Tổng tài sản 0.80 0.82 Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản 0.18 0.16 (bước 3: thẩm định khía cạnh thi trường ) Triển vọng trong thời gian tới Đặc điểm của ngành nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu, trong khi giá của nguyên liệu này lại phụ thuộc và biến động mạnh theo giá dầu mỏ. Mặc dù vậy trong thời gian qua ngành nhựa vẫn đạt được mức tăng khá. Năm 2006, ngành nhựa vẫn tiếp tục đà tăng trưởng lớn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 500 triệu USD (tăng trên 42% so với năm 2005). Sở dĩ ngành nhựa có thể đứng vững như vậy là do các doanh nghiệp đã rút ra nhiều kinh nghiệm lớn từ đợt biến động giá năm 2004, nhất là việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã mở rộng được thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan…, các doanh nghiệp nhựa đang tập trung khai thác các thị trường thuộc khu vực Tây á, Châu Phi và Trung Đông. Chính quá trình thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế đã giúp các doanh nghiệp thích ứng được với việc tăng giá nguyên liệu. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, trong bối cảnh này sản phẩm nhựa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc, Thái Lan… Đối với nhựa cao cấp, nước ta lại càng yếu thế hơn, do công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề thấp… Hiện Trung Quốc, một trong những nước có nền công nghiệp nhựa phát triển và lớn nhất thế giới, liên tục có sự phát triển và lớn nhất thế giới, với mức tăng trung bình 19,5%/năm. Hiệp hội chất dẻo Trung Quốc cho biết, năm 2005, sản lượng nhựa tổng hợp của nước này đạt 21,419 triệu tấn và lượng nhựa tiêu thụ là 38,348 triệu tấn. Đây sẽ là một áp lực không nhỏ cho ngành nhựa Việt Nam, khi chúng ta phải mở cửa thị trường theo các điều khoản trong WTO. Đặc biệt, hiện nay, thị trường đồ chơi trẻ em bằng nhựa của nước ta hoàn toàn bị các sản phẩm của Trung Quốc chiếm lĩnh. Vì vậy, để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đứng vững trên thị trường thế giới khi Việt Nam hội nhập WTO thì các doanh nghiệp nhựa cần tích cực tiếp cận các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và công nghệ sản xuất nhưng có giá trị nhập khẩu cao như Hoa Kỳ, EU, Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Bên cạnh đó cần hoàn thiện quy hoạch sản xuất và nguồn nguyên liệu, đồng thời, đầu tư mở rộng các dự án sản xuất hàng nhựa chất lượng cao như: nhựa cao cấp, các vật liệu mới kết hợp với plastic, các sản phẩm phục vụ ngành kỹ thuật cao như ôtô, xe máy, tàu thuỷ, máy bay, hàng điện tử… để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhựa thế giới. Hoạt động kinh doanh của Plaschem: Hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của Công ty vẫn là thương mại nguyên liệu ngành nhựa, Plaschem hiện là một đầu mối nhập khẩu hạt nhựa lớn nhất miền Bắc cả về bán buôn và bán lẻ, chiếm khoảng 50% thị trường này. Về lâu dài ngành nhựa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu này nên hoạt động thương mại nguyên liệu nhựa vẫn là thế mạnh của Công ty. Nhà máy Bạt nhựa Tú Phương của Công ty sử dụng công nghệ hiện đại của Cộng hoà áo, sản phẩm chủ đạo là bạt nhựa được sử dụng trong công nghiệp xây dựng (che phủ và vải địa kỹ thuật lót móng trong thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi), trong nông nghiệp (lót ao, đầm nuôi tôm), và trong một số hoạt động khác (báo container, bao ôtô, lều bat...). Bắt đầu hoạt động năm 2002, đến nay sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường nội địa và bắt đầu xuất khẩu. So với các công ty sản xuất sản phẩm nhựa khác, Plaschem có thế mạnh của một nhà sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp đồng thời là nhà cung cấp nguyên liệu nhựa hàng đầu tại thị trường miền Bắc, có khả năng chủ động nguồn và cân đối chi phí nguyên vật liệu. Đánh giá các yếu tố phi tài chính Mô hình tổ chức và quản lý điều hành Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mô hình công ty cổ phần đã được chứng minh là mô hình tổ chức doanh nghiệp tiên tiến và được áp dụng hàng loạt tại Việt Nam. Hàng loạt công ty nhà nước đã được cổ phần hoá và rất nhiều công ty TNHH đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa có bộ máy quản lý gọn nhẹ, số lượng nhân viên quản lý ít nhưng vẫn đảm bảo vận hành hiệu quả và tiết kiệm chi phí lương. Năng lực và kinh nghiệm bộ máy lãnh đạo Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa được thành lập tháng 10 năm 1999 bởi một số cá nhân trước đây làm việc tại Công ty Thương mại và Dịch vụ (Traserco) - Bộ Thương mại, bộ phận kinh doanh hạt nhựa và hoá chất. Kế thừa những kinh ng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22324.doc
Tài liệu liên quan