LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực theo cơ chế thị trường với xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Trong đó, kết quả đổi mới hoạt động ngân hàng đã góp phần xứng đáng vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Là một ngân hàng ra đời từ năm 1959, Chi nhánh NHCT Ba Đình có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với những thay đổi củ
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nền kinh tế đất nước. Đầu tiên với tên gọi Chi điếm ngân hàng Ba Đình trực thuộc NH Hà Nội rồi chuyển thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi nhánh NHCT KV Ba Đình trực thuộc NHCT Thành phố Hà Nội.Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh không ngừng phát triển theo định hướng” ổn định – an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động và cơ cấu - mạng lưới và tổ chức.Từ năm 1995 đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên tục được NHCT VN công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất.Có được kết quả như vậy có công đóng góp to lớn của hoạt động tín dụng.Công tác thẩm định dự án tại Ngân Hàng giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được , công tác thẩm định dự án tại NH vẫn còn nhiều tồn tại.
Trong thời gian thực tập tại NH, việc tìm hiểu tình hình thẩm định tại NH cho thấy các dự án đã góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu cho ngân hàng, tăng trưởng cho các danh nghiệp từ đó góp phần làm tăng GDP quốc gia và ổn định cuộc sống người lao động.Tuy nhiên một số dự án vẫn gặp nhiều vướng mắc như thi công kéo dài, kém phát triển hiệu quả cũng như khả năng trả nợ thấp…Những tồn tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong cũng có một phần của công tác thẩm định dự án.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài” Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình” cùng với những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư để hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT KV Ba Đình ngày càng phát triển theo đúng định hướng “ổn định – an toàn – hiệu quả & phát triển”.
2. Kết cấu chuyên đề
Tên chuyên đê” Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình”
Ngoài lời mở đầu và trang kết luận, nội dung chuyên đề có 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV
Ba Đình
I.Vài nét về chi nhánh NHCT KV Ba Đình
1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
1.1 Lịch sử hình thành NHCT quận Ba Đình
- Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.
Kết quả là một loạt NHTMQD ra đời ( NHCT – NHNT – NHĐT & PT – NHNN & PTNT)
- Ngân hàng Ba đình được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh tên gọi là Chi Nhánh NHCT quận Ba Đình, trực thuộc NHCT thành phố Hà nội.
1.2. Quá trình phát triển NHCT quận Ba Đình
- Từ khi thành lập NH công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (TW- thành phố - Quận). Với mô hình này trong những năm đầu thành lập hoạt động kinh doanh của NH kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế.
- Trước những khó khăn từ mô hình tổ chức quản lý, bắt đầu từ ngày 01/04/1993, NHCT VN thực hiện thí điểm mô hình NHCT hai cấp ( cấp TW - Quận) cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ.
Ngay sau một loạt đổi mới, NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động theo mô hình 1 NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường.
- Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định – an toàn - hiệu quả” và phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu mạng lưới, bộ máy tổ chức.
- Từ năm 95 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh liên tục được NHCT VN công nhận là môt trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT VN.
2.Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
2.1 Chức năng
NHCT Ba Đình là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, với phong cách giao tiếp, phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh.
Với bộ máy hoạt động có trên 300 cán bộ - nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã phát triển trên địa bàn rộng gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ.NH Ba Đình luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động của một chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô.Thực tế cho thấy, từ năm 1995 đến nay, chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ
Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có một số nhiệm vụ sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là các cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ , thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm định, tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHVN và NHCT VN.
- Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN.Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.
- Chi nhánh có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của mình
2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Bảng 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
KH
DN
lớn
Phòng
KH
DN
vừa
và nhỏ
Phòng
KH
DN
Cá nhân
Phòng
QLRR
&Nợ
Có vấn đề
Phòng
kế toán
giao dịch
Phòng
Thanh toán
XNK
Phòng
tiền
tệ
kho
quỹ
Phòng
TC –
HC
Phòng
TT
điện
toán
Phòng
tổng
hợp
Phòng
Giao
dịch
Tây
Hồ
Tổ thẻ
Và DV
Thanh
Toán
điện tử
3.Khái quát về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của NHTM nói chung và NHCTKV Ba Đình nói riêng.
Bảng1.2 : T ình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
1
Tổng vốn huy động
Tỷ đồng
5.141
2
Tiền gửi VNĐ
Tỷ đồng
4.040
3
Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ
Tỷ đồng
1.101
(Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007)
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2007 đạt 4947 tỷ đồng.So với năm 2006 thì tổng nguồn vốn huy động tăng 12.45%.
So với kế hoạch đặt ra cho năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 98.86%
Về cơ cấu nguồn vốn: Vốn được huy động từ 2 nguồn chính là tiền gửi của TCKT và tiền gửi từ dân cư.
Bảng1.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
1
Tổng tiền gửi
Tỷ đ
5.141
2
Tiền gửi TCKT
Tỷ đ
2.817
3
Tiền gửi dân cư
Tỷ đ
2.324
(Nguồn: BCKQHĐKD của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2007)
+ Tiền gửi TCKT đạt 2817 tỷ, so với cuối năm trước tăng 855 tỷ, tương đương tăng 43.6%.
Nhìn kết quả tổng kết có thể thấy rằng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng đột biến, nguyên nhân là chi nhánh đã có những chính sách quan tâm hơn đến những doanh nghiệp tiềm năng.
+ Tiền gửi dân cư đạt 2324 tỷ, so với cuối năm trước bằng 97.3%.
3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Năm 2007 là năm hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh được củng cố nhưng nợ nhóm vẫn chiếm tỷ trọng hơn 10% tổng dư nợ.Dư nợ trong quý II/2007 còn thấp hơn nhiều so với tổng dư nợ cuối năm trước , có thời điểm bằng 87.5% kế hoạch.
Bảng1.4: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền cho vay của chi nhánh NHCT KV Ba Đình đến ngày 31.12/2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
1
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ đ
2.643
2
Dư nợ cho vay VNĐ
Tỷ đ
1.844
3
Dư nợ cho vay ngoại tệ quy VNĐ
Tỷ đ
799
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007)
- Tình hình dư nợ năm 2007 của chi nhánh so với năm 2006 ở mức tương đương.
Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh : Cho doanh nghiệp nhà nước vay: dư nợ chiếm 42.4%, so với kế hoạch giảm 2.6%, nhưng so với năm trước tăng 0.62%.Với nguồn cho vay không có tài sản bảo đảm: chiếm 59.6%, so với kế hoạch tăng 18.6%, so với năm trước tăng 15.3%.
Về chất lượng tín dụng: Nợ nhóm II và nợ xấu gia tăng.
3.3 Hoạt động tài trợ thương mại
- Bảo lãnh trong nước
Năm 2007 chi nhánh đã phát hành 1.087 món, doanh số đạt 645,51 tỷ đ, so với năm2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đ, tương đương với tăng 26.87%.
Phát hành 950 L/C nhập khẩu giá trị 227,3 triệu USD, so với năm trước doanh số tăng 90,31 triệu USD, tương đương với tăng 65,9%.
- Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền
Thanh toán NNK năm 2007 đạt 311,61 triệu USD, bao gồm cả chứng từ XNK gửi đi, tăng 78% so với năm 2006.
- Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ cả năm đạt 833,37 triệu USD, giảm 45,36 triệu usd so với cuối năm 2006.
3.4 Các mặt hoạt động khác
- Phát triển dịch vụ thẻ
Năm 2007, chi nhánh đã phát hành được 3509 thẻ ATM, so với kế hoạch đạt 43.86%.
- Kế toán giao dịch
Cuối năm 2007, sau khi đã hoàn thành gom hoàn toàn CIF, số tài khoản tiền gửi chi nhánh đang quản lý là 4989 tài khoản tại phòng kế toán giao dịch.
Khối lượng thanh toán trong nước đạt 383.593 món với doanh số thanh toán là 68.357 tỉ . - Quản lý kho quỹ
Năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH đạt 15.931 tỷ VNĐ và 294 triệu USD. Ngoài ra, NH cũng chi trả tiền thừa cho khách được 411 món với số tiền là 1.404.205.000 đồng và 1400 usd.
- Phát triển các điểm giao dịch
Trong năm 2007, chi nhánh đã phát triển được thêm 2 điểm giao dịch tại đường Láng và Cửa Nam.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc thực hiện quy chế tự kiểm tra và kiểm tra chéo đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là công tác tín dụng, kết quả là không phát sinh thêm đơn vị mới có nợ nhóm II.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 – 2007
4.1 Về huy động vốn
Bảng 1.5 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn
2004-2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Tổng vốn đầu tư
tỷ đồng
3.639
4.164
4.400
4.947
2
Phân theo loại tiền gửi
2.1
Tiền gửi VNĐ
tỷ đồng
2.984
3.469
3.497
3.900
2.2
Tiền gửi ngoại tệ
tỷ đồng
655
6.952
853
1.047
3
Phân theo chủ thể
3.1
Huy động từ TCKT,TC
tỷ đồng
1.806
2.050
1.962
2.680
3.2
Huy động từ dân cư
tỷ đồng
1.833
2.114
2.388
2.267
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004- 2007)
Phân tích số liệu thống kê từ bảng, ta thấy :
* Năm 2005, tổng vốn huy động tăng so với năm 2004 là 525 tỷ, tương đương mức tăng là 14.43%. Trong đó:
Vốn huy động là TG VNĐ tăng 16.25% so với năm 2004.
Vốn huy động là ngoại tệ tăng 6.1 % so với năm 2004
- Về cơ cấu vốn năm 2005: Huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác tăng 244 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 13.5% và tiền gửi dân cư tăng 281 tỷ, tức tăng 13.5%.
* Năm 2006 : Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 cao hơn năm 2005 là 16.4%.
- Số dư tiền gửi TCKT đến 31/12/2006 so cùng kỳ năm 2005 giảm 88 tỷ.Trong đó:
Tiền gửi thường xuyên của một số doanh nghiệp có nguồn TG lớn là 1135 tỷ, so với đầu năm giảm 152 tỷ.
Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ so cùng kỳ năm 2005 tăng 13.17 %.
* Năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động bình quân cao hơn năm 2006 là 12.43%.Do vậy tiền gửi theo VNĐ và tiền gửi ngoại tệ đều tăng.
Về cơ cấu, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế tăng khoảng 1.37 lần, tuynhiên tiền gửi huy động từ dân cư lại giảm.
4.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bảng1.6 Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn
2004- 2007
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
Dư nợ cho vay
Tỷ đ
1.894
2.816
2.360
2.373
Giá trị nghiệp vụ bảo lãnh
Tỷ đ
570
496
491.85
645.51
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
Theo bảng ta thấy:
- Năm 2005, dư nợ cho vay tăng 922 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 48.7%.Trong đó dư nợ dưới dạng VNĐ tăng 641 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng
48.96% và ngoại tệ tăng 281 tỷ so với năm 2004 tức tăng 48.03%.
Rõ ràng thấy rằng tình hình dư nợ năm 2005 tăng nhiều hơn so với năm 2004 cả dưới dạng VNĐ và ngoại tệ.
Về nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2005 NH phát hành 1.374 món, với giá trị 308 tỷ đ, đến ngày 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ.Như vậy có thể thấy, tình hình dư nợ năm 2005 tăng nhiều hơn năm 2004, song số nghiệp vụ bảo lãnh năm 2005 lại giảm.
- Năm 2006, Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2006 so với cuối năm 2005 bằng 83.8%. Về nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2006 giá trị nghiệp vụ bảo lãnh lại giảm so với năm 2005. Mặc dù mức độ giảm không đáng kể:4.15 tỷ đ.
- Năm 2007, Dư nợ bình quân năm 2007 là 2.373 tỷ đ.Ta có thể thấy, năm 2007 mức dư nợ bình quân tương đương năm 2006.
Nợ nhóm II thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn 10% tổng dư nợ.Nợ nhóm II đến ngày 31/12/2007 dư 114.278 triệu đồng, tăng 31.078 Triệu, tương đương tăng 37% so với kế hoạch năm.Nợ xấu đến 31/12/2007 là 40.718 triệu so với kế hoạch tăng 28.918 triệu, bằng 245% kế hoạch.
4.3 Hoạt động tài trợ thương mại
Bảng1.7 thể hiện tổng doanh số kinh doanh tiền tệ và tổng thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Kinh doanh ngoại tệ
USD
205.253.876
493.370.638
878.730.000
833.370.000
2
Thanh toán XNK
USD
131.611.842
159.009.733
175.000.000
311.610.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
Theo bảng số liệu ta thấy:
- Năm 2005, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 220.116.762 USD, bằng 180.55% so với năm 2004. Tổng giá trị thanh toán bằng xuất nhập khẩu tăng 20.8% so với năm 2004.Như vậy, năm 2005 hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh rất phát triển với tổng doanh số mua bán tiền tệ và tổng giá trị thanh toán bằng xuất nhập khẩu đều tăng so với năm 2004.
- Năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 78% so với năm 2005. Tổng doanh số
thanh toán XNK đạt 175 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005.
- Năm 2007, Tổng doanh số mua bán ngoại tệ cả năm giảm 45.36 triệu USD so với năm 2006.Tổng giá trị thanh toán XNK tăng 78% so với năm 2006. Như vậy có thể thấy trong năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh giảm song tổng giá trị thanh toán XNK lại tăng đáng kể so với năm trước.
4.4 Các mặt hoạt động khác
a. Phát triển dịch vụ thẻ
- Cuối năm 2005 chi nhánh đã phát hành 3.142 thẻ ATM, 25 thẻ Visa/Master card, lắp đặt 11 máy thanh toán thẻ riêng.
- Đến năm 2006, chi nhánh đã phát hành được 2.908 thẻ ATM, đưa tổng số thẻ của chi nhánh lên 5.831 thẻ. Đã lắp đặt 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng…Phát hành 60 thẻ tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch, thiết lập và lắp đặt 20 máy thanh toán EDC.
- Năm 2007,Chi nhánh đã phát hành được 3.509 thẻ ATM, so với kế hoạch đạt 43.86%, so với năm 2006 tăng 601 thẻ, bằng 20.7%.Đồng thời chi nhánh cũng phát hành 108 thẻ tín dụng quốc tế so với kế hoạch đạt 90%, so với năm 2006 tăng 48 thẻ, băng 80%. Tính đến 31/12/2007 Chi nhánh hiện đang quản lý 9.430 thẻ ATM, 136 thẻ tín dụng quốc tế và thiết lập được 22 đơn vị chấp nhận thẻ.
b. Kế toán giao dịch
- Năm 2005, Khối lượng thanh toán 227.435 món, trong đó có 136.515 món thanh toán không dùng tiền mặt, tổng giá trị thanh toán đạt 36.916 tỷ VNĐ.
- Năm 2006, khối lượng thanh toán là 299.755 món, tăng 8.2% so với năm 2005, tổng giá trị thanh toán đạt 47.863 tỷ, tăng 29.6% so với năm 2005.Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 81.35%, tăng 3.49% so với năm 2005.
- Năm 2007, Khối lượng thanh toán trong năm đạt 383.593 món, với doanh số thanh toán là 68.357 tỷ đ.So với năm 2006, khối lượng thanh toán tăng 83.838 món tương đương với
tăng 27.97%, doanh số tăng 20.494 tỷ đ, tương đương tăng 42.8%. Như vậy có thể thấy năm 2007 khối lượng thanh toán và doanh số của chi nhánh đều tăng lên.
c. Quản lý kho quỹ
Bảng1.8 thể hiện tình hình quản lý kho quỹ tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2004 - 2007
STT
Chỉ tiêu Năm
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
DS thu chi tiền mặt
tỷ vnđ
triệu usd
15.025
127
11.051
333
14.610
390
15.931
294
2
Trả cho KH nộp thừa
món
400
460
398
411
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
- Năm 2006, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH trong năm tăng 32.2% so với năm 2005. Kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu.
- Năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH trong năm đạt tăng hơn năm 2006 là 1.321 tỷ đ.
d. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên các mặt hoạt động nghiệp vụ ngày càng được chú trọng và được thực hiện chặt chẽ tại chi nhánh. Đặc biệt là việc triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ và an ninh mạng.
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh NHCT KV Ba Đình đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và đạt hiệu quả của hoạt động cho vay.Bên cạnh đó, với phương châm “ Lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của ngân hàng”, ngân hàng phục vụ khách hàng vơí thái độ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp vì vậy cho đến nay NHCT Ba Đình liên tục được NHCT VN công nhận là một trong những chi nhánh hoạt động xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam.
Thực tế là, qua hàng năm số dự án chi nhánh thẩm định ngày càng tăng lên cùng với tổng số vốn đầu tư. Đặc biệt tập trung trong hai lĩnh vực là công ngiệp xây dựng và thương nghiệp.Sự tăng lên ngày càng nhiều số dự án cho vay ở hai ngành này theo đúng xu thế phát triển hiện đại.
Có kết quả như vậy là do chi nhánh đã có mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng lớn, truyền thống, bên cạnh đó tích cực mở rộng quan hệ với những khách hàng khả thi.Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn trong mối quan hệ với khách hàng.
Ngoài ra, còn phải kể đến công sức đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc đảm bảo thời gian tiến hành thẩm định.Các cán bộ thẩm định luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình và nội dung thẩm định đã được ngân hàng soạn thảo.Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành thẩm định, đối với từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, với từng hoàn cảnh khác nhau, các cán bộ thẩm định đã có sự linh hoạt trong quy trình và nội dung thẩm định.Chi nhánh với sự phân cấp trách nhiệm thẩm định rõ ràng, từng phòng chịu trách nhiệm thẩm định với từng loại khách hàng khác nhau, do vậy mà các dự án chi nhánh tiến hành thẩm định đều đem lại hiệu quả cao cho cả khách hàng và bản thân chi nhánh.Từ nguồn vốn mà ngân hàng cho vay mà các doanh nghiệp vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất góp phần tăng GDP cả nước từ đó mà tác động tăng trưởng kinh tế.Ngoài ra phải kể đến tác động xã hội của dự án: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao cuộc sống người lao động.
Tại các phòng có chức năng thẩm định, có thể thấy trình độ cán bộ thẩm định ngày càng nâng cao, phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế.Các cán bộ thẩm định không chỉ đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện một thái độ tích cực trong quan hệ với khách hàng. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định thường xuyên được đi học tập để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ.Ngoài ra, các cán bộ này còn tích cực tìm hiểu những lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động thẩm định để công tác thẩm định tiến hành dễ dàng, chính xác.
Tuy nhiên một yếu tố phải kể đến đó là chi nhánh vẫn chưa có một phòng thẩm định độc lập. Công việc thẩm định được thực hiện ngay tại phòng giao dịch với khách hàng.Chi nhánh có 3 phòng chính giao dịch khách hàng là : Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng doanh nghiệp cá nhân.Tại 3 phòng này lại trực tiếp tiến hành thẩm định với từng loại khách hàng mà phòng đảm nhận giao dịch. Những cán bộ thẩm định chính là những cán bộ tín dụng. Vì thế nhiều trường hợp, dự án kỹ thuật phức tạp, một số cán bộ gặp trở ngại trong quá trình thẩm định. Điều này trở thành một trở ngại cho chi nhánh trong hoàn cảnh nước ta hội nhập quốc tế vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.Hiện nay, Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có 3 phòng thực hiện công tác thẩm định dự án, đó là:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn tổ chức thẩm định với những dự án đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức thẩm định với những dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phòng khách hàng cá nhân tổ chức thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các cá nhân.
Các phòng đều tiến hành thẩm định theo một quy trình chung mà NHCT VN đưa ra là:
2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, các quy định về điều kiện và tư vấn lập hồ sơ vay vốn.
+ Khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Hướng dẫn hoàn thiện, đối chiếu, tiếp nhận hồ sơ.
-Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ. Sau khi kiểm tra nếu đầy đủ cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình.Nếu chưa đầy đủ, yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn
a. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
Cán bộ tín dụng kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng: Với hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định kiểm tra các nội dung sau:
+ Tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng
+ Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên
+ Ngoài ra xác minh quyền hạn, trách nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp
+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp, kế toán trưởng, giấy uỷ quyền..
+ Thời hạn hợp đồng còn lại của doanh nghiệp
+ Ngành nghề được phép kinh doanh
- Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Tính xác thức của hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Thẩm định báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư , khả năng vay trả, nguồn trả.
+ Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong điều kiện kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai.
- Kiểm tra mục đích vay vốn:
+ Kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay của NHCT VN.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
+ Với khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn với quy định quản lý ngoại hối.
b. Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư gồm điều tra về:
- Khách hàng vay vốn:
+ Điều tra về ban lãnh đạo
+ Tình trạng tài sản cố định
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng
+ Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay( nếu có)
Để thẩm định những nội dung này, cán bộ thẩm định lấy thông tin từ hồ sơ vay vốn hoặc thu thập từ thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng, bạn hàng.
- Về phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư: Tìm hiểu giá cả, cung cầu thị trường, đầu ra, kinh nghiệm, năng lực , khả năng quản lý, thực hiện của dự án.
c. Kiểm tra xác minh thông tin
Việc kiểm tra xác minh thông tin từ các nguồn:
+ Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT>
+ Qua trung tâm thông tin tín dụng NHNN ( CIC) và phòng thông tin kinh tế - tài chính – NH - NHCT VN.
+ Qua các bạn hàng, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ.
+ Quản lý trực tiếp khách hàng cho vay
+ Các NH mà khách hàng hiện vay hoặc trước vay.
d. Phân tích ngành: Tìm hiểu và phân tích ngành mà phương án vay vốn và dự án đầu tư thực hiện.
e. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn:
- Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp.s
- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
f. Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
- Tính toán lãi phí hoặc các lợi ích thu được.
- Xét tổng thể các lợi ích khác khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng.
g. Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích để đưa ra kết lụân về :
- Tính khả thi
- Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư
- Khả năng trả nợ
- Những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.s
h. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
2.3 Xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay.
2.4 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
- Xem xét khả năng nguồn vốn:
+ Cân đối nguồn vốn (nội và ngoại tệ), với những khoản vay lớn
+ Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ ( với những khoản vay thanh toán nước ngoài)
- Xác định lãi suất cho vay
- Xem xét điều kiện thanh toán
2.5 Lập tờ trình thẩm định
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định cho vay lên trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền. Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ tín dụng chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để lập tờ trình thẩm định
2.6 Tái thẩm định khoản vay
Tổng giám đốc ngân hàng CT VN quy định giá trị của khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ.
Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một tổ trưởng hoặc phó phòng tín dụng làm thành viên.Những thành viên này không bao gồm những cán bộ tín dụng đã thẩm định lần đầu.
Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất có cho vay hay không và chịu trách nhiệm về các công việc nêu trên.
2.7 Trình duyệt khoản vay
- Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở
+ Cán bộ tín dụng trình tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng ghi rõ ý kiến của mình về khách hàng, phương án vay vốn có được duyệt không để cho vay theo quy định của pháp luật và NHCTVN.
+ Trưởng phòng tín dụng: kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm…theo quy định hiện hành, ghi rõ trên tờ thẩm định ý kiến của mình.
+ Giám đốc ngân hàng phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình.
- Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở
+ Cán bộ tín dụng cũng thực hiện trách nhiệm như trên.
+ Trưởng phòng thẩm định đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở triệu tập họp HĐTĐ cơ sở, chỉ đạo cán bộ thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng thẩm định cơ sở.
+ Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở: Triệu tập và điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có thể mô tả theo sơđồsau:
Bảng 1.9 : Sơ đồ quy trình thẩm định được thực hiện tại chi nhánh NHCT
KV Ba Đình
Nội dung
Khách
Hàng
Chi nhánh
Hội sở chính
Fòng KH
Fòng/bp phụ trách NV
Fòng khác
Fòng thông tin điện toán
Phòng kế toán
Giám đốc
Hội đồng tín dụng
Phòng khách hàng
Phòng quản lý tín dụng
Phòng quản lý nợ có vấn đề
Phòng kế hoạch tổng hợp và đầu tư
Tổng giám đốc
Hội đồng tín dụng
N/c
thiếu
Yêu cầu bổ sung
Thông báo tới KH
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Đủ
TĐ
Tái TĐ
Y/c giải thích thêm
Chuẩn bị ký HĐ
Xác định NV, lãi suất
Từ chối
Duyệt
Tham gia khi có đề nghị
Xác định điều kiện thanh toán
Xét duyệt cho vay
Ký HĐTD
Xét duyệt cho vay
Thiếu y/c
bổ sung
Tiếp nhận, ktra hồ sơ
Thẩm định
Tham gia ý kiến
Tham gia ý kiến
CĐ NV
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Chi nhánh NHCT KV Ba Đình)
3.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Hiện nay, Chi nhánh NHCT KV Ba Đình chủ yếu áp dụng các phương pháp là :Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy.
3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong hoạt động thẩm định tại các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng.Thẩm định theo phương pháp này là cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết.
Giai đoạn thẩm định tổng quát: cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cơ bản, tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Thể hiện ở việc thẩm định tính pháp lý, sự cần thiết, mục tiêu chung, quy mô ._.của sự đầu tư.
Giai đoạn thẩm định chi tiết: Cán bộ thẩm định đánh giá một cách chi tiết theo từng khía cạnh của dự án.Cụ thể gồm: Khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, Khía cạnh tài chính, kinh tế, xã hội, tổ chức quản lý dự án…
3.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu chính của dự án đang thẩm định với những chỉ tiêu tương tự của các dự án đang hoạt động, hoặc đã được tiến hành thẩm định trước đây.Phương pháp này là một phương pháp đơn giản đã được các cán bộ thẩm định sử dụng ngay từ những ngày đầu làm công tác thẩm định.So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu để đánh giá một cách trực quan, đánh giá bước đầu hiệu quả và tính khả thi của dự án cần thẩm định.Những chỉ tiêu thường được so sánh là những chỉ tiêu cơ bản, dễ nhận thấy đó là:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế các công trình xây dựng: xây dựng công trình nhà ở, trường học, giao thông, văn phòng…
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết cho dự án được so sánh với các tiêu chuẩn công nghệ quốc gia, quốc tế và tác động môi trường của nó.
- Các chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho từng loại tài sản..
- Các định mức sản xuất, công suất thiết kế, công suất thực tế, nguyên liệu, nhân công…được so sánh với các định mức kỹ thuật hiện hành.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của dự án như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, lợi ích/ chi phí…
3.3 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo là một phương pháp quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư.Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích khía cạnh thị trường và dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Về khía cạnh thị trường những nội dung cần tiến hành phân tích trong phương pháp dự báo là:
- Mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án
Khách hàng vay vốn có những cơ cấu sản phẩm để thay đổi đa dạng không nếu có biến động về thị trường.
Mức độ biến động về giá bán sản phẩm.
Về khía cạnh nguyên vật liệu và nguồn cung cấp đầu vào của dự án:
Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án?
Chính sách nhập khẩu với nguyên vật liệu đầu vào thế nào?
Những biến động về giá mua nguyên vật liệu, nếu nguyên vật liệu là nhập khẩu thì tỷ giá thế nào?
Dự án mà đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn, cả vùng nguyên liệu thì kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu thế nào?
Cán bộ thẩm định tiến hành dự báo một loạt những chỉ tiêu trên dựa trên số liệu điều tra thống kê.
3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp phân tích độ nhạy cũng là một phương pháp quan trọng được các cán bộ thẩm định sử dụng thường xuyên trong quá trình thẩm định. Đây là việc khảo sát sự ảnh hưởng của việc thay đổi một hay hai nhân tố đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Hay đó chính là việc đánh giá tính bền vững của dư án trong trường hợp có rủi ro.Có hai phương pháp phân tích độ nhạy là: phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy hai chiều.
- Phân tích độ nhạy một chiều: Các bước khi phân tích độ nhạy một chiều:
+ B1: Từ các thông số ban đầu & kết quả tính toán để lựa chọn một nhân tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Ví dụ như chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu…
+ B2: Lập bảng bao gồm nhân tố đã lựa chọn, NPV, IRR như sau:
Bảng 1. 10 : Bảng minh hoạ các chỉ tiêu khi phân tích độ nhạy một chiều
Đơn giá sản phẩm
NPV
IRR
NPV cơ sở
IRR cơ sở
Giá 1
Giá 2
Giá 3
(Nguồn: Sổ tay tín dụng NHCT KV Ba Đình)
+ B3: Tính toán các giá trị NPV, IRR tương ứng với các trường hợp theo bảng trên.
- Phân tích độ nhạy hai chiều:
+ Từ các thông số ban đầu & kết quả tính toán chọn hai nhân tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính dự án và khả năng trả nợ của dự án.
+ Chọn NPV hoặc IRR là cơ sở phân tích
+ Lập bảng như sau:
Bảng 1.11 : Bảng minh hoạ phân tích độ nhạy hai chiều
Giá nguyên vật liệu/ tỷ giá
NPV cơ sở
Tỷ giá 1
Tỷ giá 2
Tỷ giá 3
Giá 1
Giá 2
Giá 3
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Chi nhánh NHCT KV Ba Đình)
4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư
4.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
Thẩm định năng lực pháp lý khách hàng: cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra năng lực pháp lý, với khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng là cá nhân nội dung kiểm tra là khác nhau.
4.1.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp
- Cán bộ thẩm định kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các quyết định thành lập, kiểm tra giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh.
- Kiểm tra quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trong hợp đồng liên doanh nếu doanh nghiệp đó là liên doanh.
- Kiểm tra tính pháp lý của quyết định bổ nhiệm giám đốc, người quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán trưởng.
- Tìm hiểu về đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.
- Thời hạn đăng ký hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.1.2 Đối với khách hàng là cá nhân
- Khách hàng đủ tuổi để có thể tham gia kinh doanh: từ 18 tuổi trở lên
- Tư cách pháp nhân của khách hàng
4.2 Thẩm định về năng lực hoạt động , tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình
tài chính và uy tín khách hàng.
4.2.1 Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Nội dung thẩm định về năng lực hoạt động của doanh nghiệp gồm: Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh, xác định các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.2 Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng.
- Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích các nội dung: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng..
Cụ thể, cán bộ thẩm định sử dụng các chỉ tiêu sau để tiến hành phân tích:
Mức sinh lời từ hoạt động bán hàng:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ bán hàng/ doanh thu
Hệ số lãi ròng = (TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/( Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)
Hai hệ số này càng cao càng tốt vì phản ánh mức sinh lời càng cao.
Suất sinh lời trên vốn ( ROA, ROE)
Suất sinh lời trên tài sản ( ROA)
ROA = lãi ròng ( lỗ ) / bình quân tổng số tài sản đầu kỳ & cuối kỳ
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
ROE = lãi ròng ( lỗ )/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Mức sinh lời trên tài sản tài chính:
= Thu nhập từ các khoản lãi & cổ tức/ Bình quân tài sản tài chính đầu kỳ & ckỳ
+ Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng
Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu (%) = ( Doanh thu kỳ hiện tại/ Doanh thu kỳ trước) – 1
Tỉ lệ tăng trưởng LNKD ( %) = ( LNKD kỳ hiện tại/ LNKD kỳ trước) – 1
Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh cần > 0 và càng cao thì càng tốt.
+ Nhóm chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động
Hệ số vòng quay tài sản ( số lần/ năm) = DT thuần/ Tổng TS bình quân đkỳ & ckỳ
Tiền gửi dự trữ hàng tồn kho
= ( Hàng tồn kho bình quân Đkỳ & ckỳ/ Giá vốn hàng bán) * 365
- Thẩm định tình hình tài chính : Thẩm định các khoản phải thu, hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt, chỉ tiêu tổng tài sản/ nguồn vốn, các chỉ tiêu phản ánh nội lực tài chính, khả năng thanh toán, hệ số thanh toán nhanh.Cụ thể như sau:
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng tự tài trợ
Hệ số tài sản cố định= TSCĐ / Vốn chủ sở hữu
Hệ số này càng nhỏ càng an toàn .
Hệ số thích ứng dài hạn = ( TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/ ( VCSH + Nợ dài hạn)
Hệ số này cần đảm bảo không vượt quá 1.
Hệ số nợ: So với vốn chủ sở hữu = NPT/VCSH
So với tài sản = NPT/ Tổng TS
Hệ số tự tài trợ = VCSH / Tổng nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ cao phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng cao, tức hệ số càng cao càng tốt.
Khả năng trang trải lãi = Lợi nhuận từ kinh doanh/ Chi phí lãi vay
Hệ số về khả năng trang trải lãi lớn hơn 1 thì tốt.
Khả năng hoàn trả nợ vay = ( LNTT & Cp trả lãi vay)/ ( Nợ gốc + Cp trả lãi vay)
Hệ số về khả năng hoàn trả nơ vay cao thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng cao.
4.3 Thẩm định dự án đầu tư
4.3.1 Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
Để thẩm định cơ sở pháp lý của dự án, cán bộ thẩm định căn cứ vào các loại tài liệu, văn bản sau:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư
- Công văn của sở địa chính nơi doanh nghiệp tiến hành vận hành kết quả đầu tư về việc thu hồi đất.
- Đơn xin thuê đất của doanh nghiệp
- Tờ trình của doanh nghiệp về việc xin thông báo vị trí thuê đất xây dựng với các dự án xây dựng.
- Thông báo của UBND tỉnh, thành phố về việc: Ý kiến của UBND tỉnh, thành phố về dự án đầu tư theo luật khuyến khích trong nước trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc chấp thuận dự án đầu tư.
- Văn bản đề nghị xác định hạng đất.
- Quyết định của UBND tỉnh , thành phố về việc thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp.
- Hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và sở địa chính tỉnh, thành phố.
- Biên bản giao đất giữa doanh nghiệp, UBND xã ( phường, thị trấn) nơi doanh nghiệp thuê đất và sở địa chính tỉnh, thành phố đó.
- Nghị quyết và biên bản họp của hội đồng quản trị doanh nghiệp.
4.3.2 Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ.
* Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Thị trường trong nước
+ Xu hướng tiêu dùng trong nước về loại sản phẩm của dự án
+ Doanh thu trong mấy năm gần đây của loại sản phẩm dự án.
+ Tính cạnh tranh của thị trường trong nước.
- Thị trường nước ngoài
+ Sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài chưa? Khả năng tiêu thụ thế nào?
* Chính sách của nhà nước với loại sản phẩm của dự án: Nhà nước có chính sách khuyến khích không? Chính sách gì?
* Thế mạnh sản phẩm của dự án
- Đánh giá khả năng bị thay thế sản phẩm của dự án
- Những thế mạnh của sản phẩm dự án so cới các sản phẩm tương tự khác, những sản phẩm có khả năng thay thế.
* Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Tính sẵn có của nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm?
- Sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân không?
* Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế của nhà nước với sản phẩm của dự án
- Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước
- Chính sách khuyến khích của tỉnh, thành phố nơi dự án thực hiện đầu tư.
* Khối lượng sản phẩm và dự kiến mức tiêu thụ.
4.3.3 Thẩm định về hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư là gi? tự doanh hay doanh nghiệp của nhà nước, liên doanh…
- Mang lưới tiêu thụ sản phẩm thế nào? Có hệ thống đại lý, chi nhánh, các cửa hàng bán lẻ…?
4.3.4 Thẩm định về phương án địa điểm
Địa điểm xây dựng là một yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án.Những khía cạnh cần xem xét với một địa điểm để xây dựng là: Địa điểm xây dựng đó óc thuận lợi về giao thông hay không, có thuận lợi trong việc cung cấp nguyên vật liệu, điện , nước không. Đặc biệt địa điểm xây dựng này có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án không.
Nếu so sánh chi phí đầu tư ở địa điểm xây dựng này với chi phí đầu tư của dự án khác ở địa điểm tương tự để xem địa điểm này chi phí có cao không.
Nếu địa điểm này không thuận lợi về thị trường tiêu thụ hoặc thị trường tiêu thụ ở xa thì có ảnh hưởng đến lợi nhuận dự án hay khả năng trả nợ không.
4.3.5 Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư
Những nội dung cần xem xét khi tiến hành thẩm định kỹ thuật dự án đó là:
- Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
- Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc
- Thẩm định về quy mô và giải pháp xây dựng
- Thẩm định các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước, cứu hoả…
Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.Với quy mô sản xuất của dự án cần tính toán sự phù hợp của công suất thiết kế dự án.Với sản phẩm của dự án thì đó là sản phẩm mới hay sản phẩm đã quen thuộc trên thị trường.Sản phẩm này có mẫu mã, chất lượng thế nào và có đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hay không.
Một nội dung nữa đó là thẩm định về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc.Cần xem xét:tính hiện đại của quy trình công nghệ,có phù hợp với trình độ, tay nghề của nhân lực Việt Nam hay không, giá cả và phương thức thanh toán công nghệ có hợp lý không, việc giao hàng và lắp đặt thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng góp phần chuyển giao công nghệ hiệu quả cao.
Về quy mô, giải pháp xây dựng.
Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc phải phù hợp với quy mô dự án và cơ sở vật chất hiện có của dự án.Với từng hạng mục công trình phải dự toán, hạng mục nào phải thực hiện trước, hạng mục nào có thể thực hiện sau.
Cuối cùng là việc thẩm định các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước phục vụ cho xây dựng công trình.
+ Về nhân lực: Kế hoạch về sử dụng nhân lực hiện tại của doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực mới.
+ Về cơ sở hạ tầng: Công trình có được xây dựng theo quy hoạch của khu vực không: về độ cao của công trình chuẩn, bố trí thoát nước, giao thông, các công trình phụ trợ..
+ Về điện: Kế hoạch của doanh nghiệp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện: nguồn điện ổn định, hệ thống tải điện.
+ Hệ thống chống sét
+ Về cấp thoát nước và xử lý nước thải: Nguồn nước doanh nghiệp sử dụng, hệ thống thoát nước được thiết kế phải phù hợp với tổng mặt bằng qua hệ thống xử lý nứơc thải công nghiệp và theo quy hoạch thoát nước của tỉnh , thành phố.
+ Hệ thống cứu hoả: Phương án cứu hoả của doanh nghiệp, các bình bọt cứu hoả phải được đặt tại vị trí thuận tiện để xử lý.
Thẩm định kỹ thuật là nội dung mang tính chuyên môn cao vì vậy với những dự án có kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định cũng gặp chút khó khăn. Vì vậy, việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật tại NHCT KV Ba Đình chỉ ở mức độ là xem xét công suất thiết bị, mức độ hiện đại của công nghệ cần thẩm định so với những công nghệ tương tự trong nước.
4.3.6 Thẩm định các yếu tổ đảm bảo đầu vào dự án
Để đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu của dự án cán bộ thẩm định dựa trên cơ sở hồ sơ dự án : những nội dung trong hồ sơ dự án cần quan tâm như: báo cáo trữ lượng tài nguyên, giấp phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua ngoài,…bên cạnh đó là dựa vào đặc tính kỹ thuật của dây truyền công nghệ. Cán bộ thẩm định xác định những nội dung sau:
Thứ nhất, Doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
Thứ hai, xem xét nguồn cung ứng đầu vào: có đa dạng không?Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp có quan hệ với nhà cung cấp từ trước hay mới thành lập quan hệ.Khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào?
Thứ ba, với những nguyên liệu đòi hỏi nhập khẩu, cần quan tâm chính sách nhập khẩu nguyên liệu.
Thứ tư, giá mua hay nhập khẩu có hay biến động không, tỷ giá thế nào nếu nhập khẩu.
Thứ năm, dự án gắn vào vùng nguyên vật liệu thì khả năng xây dựng vùng nguyên vật liệu như thế nào?
Những phân tích ở trên là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra kết luận về khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của dự án.
4.3.7 Thẩm định về phương diện tài chính dự án đầu tư
Khi thẩm định tình hình tài chính là đi thẩm định các chỉ tiều tài chính như: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, thẩm định nguồn vốn, thẩm định doanh thu, chi phí từ đó tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn…phân tích các chỉ tiêu này và rút ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án.
4.3.7.1 Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư:
Việc xác định tổng vốn đầu tư rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện dự án vốn đầu tư tăng hoặc giảm quá lớn so với dự kiến ban đầu. Việc xác định tổng mức đầu tư sát thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.Cán bộ thẩm định cần xem xét:
- Xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư được tính toán hợp lý chưa?
- Trong tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa.
- Xem xét yếu tố làm tăng chi phí: do trượt giá, phát sinh thêm chi phí, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ.
Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn cần tập trung phân tích để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.Sau đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo những mục tiêu dự kiến ban đầu.
+ Vốn đầu tư xây lắp: Cơ sở thẩm định loại vốn này là tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị, kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển và bảo quản theo định mức chung về giá trung bình.Với loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.
+ Chi phí phụ: cơ sở để tính toán là theo quy định hiện hành của nhà nước.Các khoản chi phí này được xác định theo định mức: tính theo tỷ lệ % hoặc tính theo giá cụ thể như chi phí khảo sát xây dựng,chi phí thiết kế, lệ phí thẩm định…Và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra khảo sát thu thập số liệu, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án….
Bên cạnh đó, trong việc xác định tổng mức đầu tư một số nội dung cũng cần chú ý như: Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu..
Sau khi đã xác định vốn đầu tư hợp lý thì cán bộ thẩm định cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo kế hoạch tiến độ đầu tư.Cần so sánh nhu cầu về vốn và khả năng đảm bảo vốn cho dự án về số lượng và tiến độ.Nếu khả năng đảm bảo vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về vốn thì dự án được chấp nhận.Nếu nhỏ hơn thì phải giảm quy mô dự án, hoặc xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo đồng bộ với quy mô dự án.
Xem xét tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn: vốn cố định, vốn lưu động có phù hợp với dự án không. Cơ cấu vốn: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn cấp pháp như thế nào để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý.Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu có đảm bảo tính an toàn của nguồn vốn hay không.Dự án có tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư trên 60% thì khó có thể trả nợ, đe doạ tính an toàn của dự án.
4.3.7.2 Khi tiến hành thẩm định doanh thu, chi phí thường tiến hành lập bảng xác định doanh thu, chi phí.Doanh thu phải được tính toán trên cơ sở công suất của dự án.
4.3.7.3 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án:
Hai chỉ tiêu NPV ( Giá trị hiện tại thuần của dự án) và IRR( Hệ số hoàn vốn nội bộ) là hai chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét hiệu quả tài chính dự án.Do vậy, khi thẩm định khía cạnh tài chính dự án, các cán bộ thẩm định tại NHCT KV Ba Đình chỉ sử dụng chủ yếu 2 chỉ tiêu này.
Về bản chất, NPV chính là chỉ tiêu phản ánh về tiền lời từ dự án đầu tư.NPV cho biết quy mô hiện giá tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn.Do đó:
+ NPV <0 dự án bị lỗ
+ NPV = 0 , dự án hoà vốn
+ NPV > 0 , dự án thu được lãi
Như vậy một dự án khả thi là dự án có điều kiện cần là NPV>0.
IRR là hệ số hoàn vốn nội bộ, hay là lãi suất chiết khấu mà tương ứng với nó giá trị của NPV = 0, IRR là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chấp nhận được.Cụ thể:
+ IRR Dự án không có khả năng trả nợ
+ IRR = Lãi suất vay -> Dự án hoạt động đủ trả nợ
+ IRR > lãi suất vay -> Dự án vừa trả được nợ vừa có lãi
Việc tính toán những chỉ tiêu về khả năng sinh lời phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định lãi suất cho vay.Dựa trên các thông số về mức và kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và các loại chi phí mà lãi suất cho vay được giám đốc sở giao dịch/ Chi nhánh NHCT và các phòng nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể.Quy trình xác định lãi suất cho vay tại NHCT KV Ba Đình được thực hiện sau khi công tác thẩm định khách hàng hoặc phương án đầu tư hoàn tất.Quy trình gồm:
* Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính tóan lãi suất cho vay ( Chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn, chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng)
* Dựa trên số liệu đã tổng hợp, cán bộ tín dụng tính toán lãi suất cho vay.
LSCV = chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Trong đó: Chi phí vốn = Chi phí vốn chủ sở hữu ( Nếu trụ sở chính có phân bổ)* tỷ lệ an toàn vốn + Chi phí huy động vốn * ( 1- Tỉ lệ an toàn vốn) + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động.
* Cán bộ tín dụng đối chiếu lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng cùng thời gian
Đảm bảo: lãi suất cho vay không được nhỏ hơn lãi suất sàn cho vay
Lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì cán bộ tín dụng phải đề xuất áp dụng một mức lãi suất phù hợp
Lãi suất tính được lớn hơn lãi suất thị trường cán bộ tín dụng phải tìm kiếm biện pháp điều chỉnh lợi nhuận và chi phí của khoản vay nhằm đảm bảo lãi suất thực phải > 0.
Biện pháp: Tăng điểm tín dụng của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro ( Thông qua việc yêu cầu khách hàng tăng tài sản bảo đảm/ tìm kiếm tổ chức bảo lãnh có uy tín..), sử dụng một số dịch vụ khác của NH cho vay để bù đắp nguồn thu cho NHCV như bán ngoại tệ cho NHCV, gửi tiền NH, …tại NHCV.
* Cán bộ tín dụng đề xuất mức lãi suất cho vay và nội dung tờ trình thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây là những chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình tính toán các chỉ tiêu này phải chú ý đến tỷ lệ chiết khấu. Đây là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dự án cũng như công việc thẩm định dự án.Thông thường một dự án khi tính toán NPV thường sử dụng tỷ lệ chiết khấu ở mức 10%.Nếu tăng lên nhiều hơn 10% dự án có thể bị loại bỏ. Đặc biệt trong tính toán IRR, việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp để so sánh với tỷ lệ chiết khấu mà có NPV = 0, là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán.
Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án
Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội là việc xem xét lợi ích mà dư án đem lại cho cộng đồng, quốc gia.Thông qua các tiêu chuẩn đánh giá là:
Gia tăng số lao động có việc làm
Phân phối thu nhập và công bằng xã hội
Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
Nâng cao mức sống cho nhân dân, người lao động
Tận dụng, khai thác tài nguyên, những tác động đến môi trường.
Nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật người lao động
Nâng cao trình độ tổ chức quản lý
Phát triển kinh tế, đời sống nhân dân các vùng, địa phương còn khó khăn.
Cán bộ thẩm định dựa vào các báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính chất định tính sau:
- Đánh giá sự gia tăng số lao động có việc làm thông qua số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án( tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư).Phương pháp như sau:
Số lao động tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.
- Đánh giá sự tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ:
+ Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án ( tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư). Phương pháp tính như sau:
Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ
+ Tổng chi tiền nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu.
- Nâng cao mức sống của dân cư: Được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện được
- Các tác động đến môi trường sinh thái
- Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư từng năm và bình quân cả đời dự án
- Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động: thể hiện ở chi tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơ vị vốn đầu tư.
- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư.
- Mức nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: Thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
4.3.9 Thẩm định về ảnh hưởng môi trường sinh thái
Hiện nay, tác động về môi trường sinh thái là một trong những nội dung rất được quan tâm khi các cơ quan tiến hành thẩm định một dự án đầu tư.Tại NHCT, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định việc dự án phải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái bằng việc sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm và thông gió đối với khối nhà xưởng.
Đối với chất thải, doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, chất lương của hệ thống xử lý chất thải này ra sao?, có theo đúng tiêu chuẩn quốc tế không, đúng tiêu chuẩn ngành nghề kinh doanh quy định không.
4.3.10 Thẩm định về tổ chức quản lý của dự án
- Về phương thức tổ chức quản lý. Để đánh giá phương thức tổ chức quản lý, cán bộ thẩm định thường đánh giá thông qua năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực của dự án.
+ Kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư.Chủ đầu tư có am hiểu trong lĩnh vực của dự án không, có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án tương tự không.
+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu, bao gồm nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp …
+ Trình độ đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật, kỹ sư..
Để dự án đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng dự án thì dự án đòi hỏi những yêu cầu với đội ngũ lao động tham gia dự án.Có những dự án phức tạp phải thuê chuyên gia, để đảm bảo chất lượng dự án. Đây cũng là điều kiện tốt cho công nhân, nhà quản lý tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc với các chuyên gia.Khi tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định cũng phải xem xét chi phí cho việc thuê chuyên gia có ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng trả nợ của dự án không.
Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng trong công tác tổ chức quản lý đó là: bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án phải đảm bảo phù hợp với cơ chế, pháp luật hiện hành, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
4.4 Phân tích hiêụ quả & khả năng đảm bảo và trả nợ vay
Trên cơ sở những chỉ tiêu kinh tế tài chính: NPV, IRR đã tính toán ở trên, cán bộ thẩm định đưa ra khẳng định xem dự án có hiệu quả không, có thể cho vay được không.Cụ thể:
- Xem xét chỉ tiêu NPV> 0 -> Dự án hoạt động có lãi
- Xem xét chỉ tiêu IRR > Lãi suất vay -> Với mức lãi suất hiện tại, dự án vừa trả được nợ, vừa có lãi.
Như vậy, dự án có hiệu quả, Ngân hàng có thể cho vay được.
Cán bộ thẩm định xác định phương án cho vay: Gồm xác định lại số tiền cho vay, phương thức cho vay, phương thức phát tiền vay, thời gian giải ngân.Sau đó, xác định phương án thu nợ: với việc xác định nguồn trả nợ hàng năm, thời gian cho vay và số kỳ hạn trả nợ gốc.
4.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Mỗi dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu vận hành kết quả đều gặp phải không ít rủi ro. Có những rủi ro có thể đa dạng hoá từ đó làm giảm thiểu rủi ro, nhưng cũng có những loại rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá vì vậy vấn đề quan trọng đầu tiên cần làm là tiến hành phân loại rủi ro.
Một số loại rủi ro phổ biến như: rủi ro thị trường, rủi ro kỹ thuật và vận hành, rủi ro môi trường xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro cơ chế chính sách…
Sau khi xác định được các rủi ro phổ biến thường hay gặp, cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro.Mỗi loại rủi ro lại có biện pháp phòng ngừa đặc trưng cho mỗi loại.Những biện pháp này có thể do chủ đầu tư thực hiện, có thể do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư thực hiện.Một số loại rủi ro với những biện pháp giảm thiểu rủi ro như:
- Rủi ro thị trường: là rủi ro xảy ra do thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu cho sản phẩm hoặc do sức ép cạnh tranh nên giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất.Do đó biện pháp giảm thiểu rủi ro là:
+ Trước khi cho sản phẩm xâm nhập thị trường, và ngay khi bắt đầu đầu tư phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để đưa ra những dự báo chính xác cho cung sản phẩm.Kết quả dự báo Cung cầu sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá hành vi người tiêu dùng.Nếu không xác định chính xác hành vi người tiêu dùng có thể đưa ra dự báo sai về cung, cầu sản phẩm và là nguyên nhân gây ra rủi ro về thị trường.
+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tích cực sáng tạo, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, khách hàng tin tưởng sản phẩm.Tăng tính linh hoạt của sản phẩm, tạo một cơ cấu sản phẩm đa dạng, đây cũng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro quan trọng.
- Rủi ro kỹ thuật và vận hành: Đây là rủi ro xảy ra với việc dự án không thể vận hành ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Đây là một rủi ro xảy ra và gây hậu quả đáng kể, ảnh hưởng đến kết quả toàn dự án, ảnh hưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Để phòng ngừa rủi ro này:
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng công nghệ đạt chất lượng đã được chứng nhận.
+ Kết quả vận hành không thành công có thể nguyên nhân nằm ở tay nghề của công nhân vận hành, do đó, bộ phận vận hành phải đảm bảo có tay nghề và kinh nghiệm vận hành.
+ Phải làm bảo hiểm cho những sự kiện bất khả kháng, không lường trước được như thiên tai, lũ lụt, động đất…
+ Nếu có hợp đồng trong việc vận hành, phải có quyền thay người vận hành nếu người có nhiệm vụ vận hành không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Khâu vận hành cũng là khâu có thể xảy ra thất thoát, gian lận, ăn bớt do đó để tránh trường hợp này, cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ ngân sách vận hành.
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là rủi ro phát sinh do tác động của những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: tỷ giá, lạm phát, lãi suất thị trường..
Để giảm thiểu rủi ro này:
+ Ngay khi tiến hành đầu tư, phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng môi trường vĩ mô của dự án.
+ Tự bảo hiểm
+ Đảm bảo các cam kết của nhà nước.
- Rủi ro về cơ chế chính sách: Đây là rủi ro phát sinh do sự bất ổn về cơ chế, chính sách tại địa điểm xây dựng dự án. Đó là những rủi ro về thuế, văn bản, luật, nghị định, các chế tài có liên quan đến đồng tiền của dự án.Các giảm thiều loại rủi ro cơ chế chính sách:
+ Khi thẩm định dự án phải xem xét tính tuân thủ pháp luật của dự án.
+ Chủ đầu tư đảm bảo có những hợp đồng ưu đãi về những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến cơ chế, Chính sách này.
Trên đây là việc phân loại m._.h chóng và đầy đủ.Ngoài ra, khi ngân hàng cho vay vốn có thể gặp rủi ro là một dự án đầu tưu xin vay vốn ở nhiều ngân hàng với ý đồ xấu.Do đó, việc xây dựng mạng lưói thông tin thông suốt giữa các chi nhánh trong và ngoài hệ thống là hết sức cần thiết.Dưới đây là mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin tín dụng thống nhất từ Trụ sở chính NHCT VN đến các chi nhánh theo kiểu hình thành tập hợp kết hợp với phân tán.
Bảng 2.3 : Sơ đồ mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin tín dụng
Thu thập thông tin tín dụng NHNNVN ( CIC)
Ban lãnh đạo
NHCT VN
Phòng thông tin
KT – TC – NH
Trụ sở chính NHCT VN
CIP
Chi nhánh NHNN B
CIP
Chi nhánh NHNN A
Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính
Sở giao dịch/ Chi nhánh NHCT
Sở giao dịch/ Chi nhánh NHCT
Bộ, ban ngành có liên quan
Nguồn thông tin khác
Khách hàng
Khách hàng
Thực hiện mạng lưới thông tin thống nhất như trên là cách rất hữu ích cho công tác thu thập và cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định tiến hành nhanh chóng và đạt kết quả cao. Cụ thể:
+ Thông tin được tập trung và lưu trữ tại Phòng thông tin kinh tế - tài chính – ngân hàng tại trụ sở chính NHCT VN. Thông tin đựơc tập hợp tại đây từ nhiều nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng NHNN VN ( CIC), các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính, Các bộ , ngành có liên quan, Sở giao dịch/ chi nhánh NHCT, Các nguồn thông tín khác.
+ Trong đó, phòng thông tin tại trụ sở chính NHCT này lại có mối quan hệ hai chiều qua lại với Trung tâm CIC, các phòng nghiệpvụ tại trụ sở chính, sở giao dịch/ chi nhánh.Tức là phòng này vừa thu thập thông tin lại vừa cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của các phòng trên.
+ Tại sở giao dịch/ chi nhánh thông tin được cung cấp từ chính khách hàng và giữa các sở giao dịch/ chi nhánh với nhau.Mặt khác lại có thông tin thông suốt giữa các sở giao dịch/ chi nhánh của NHCT VN với các chi nhánh của NHNN VN.
Như vậy có thể thấy, mạng lưới thông tin này đựơc xây dựng đảm bảo thông tin thông suốt giữa các chi nhánh của NHCT VN, giữa chi nhánh và NHCT VN, giữa NHCT VN và NHNN VN, giữa các chi nhánh của NHCT VN với các chi nhánh của NHNN VN. Điều quan trọng là đầu mối tiếp nhận và lưu trữ toàn bộ thông tin là tại phòng thông tin KT – TC – NH trụ sở chính NHCT VN.
* Để kết quả thẩm định được chính xác cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác: từ ngân hàng nhà nước, công ty kiểm toán, mạng Internet, từ các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với khách hàng cần thẩm định.
- Từ ngân hàng nhà nước, cán bộ thẩm định có thể khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng CIC
- Thông tin từ các công ty kiểm toán có độ chính xác cao tuy nhiên thông thường nguồn thông tin này rất khó lấy được.
- Mạng Internet hiện nay đã trở nên hết sức phổ biến phục vụ cho hoạt động thu thập thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Vì thế đây cũng là nguồn cung cấp thông tin không thể thiếu cho công tác thẩm định dự án.Tuy vậy, nguồn thông tin này lại rất khó kiểm soát độ chính xác vì thế, cán bộ thẩm đinh chỉ nên sử dụng thông tin từ Internet để tham khảo.
- Thông qua các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực có thể đánh giá được tình hình hoạt động chung của toàn ngành.Qua đó , xác định được thị trường tiêu thụ của dự án, thị trường nguyên vật liệu đầu vào, những cơ hội và thách thức của ngành, những chi phí và thấy được sản phẩm mà dự án sản xuất đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống..
Như vậy có thể thấy, ngân hàng có rất nhiều nguồn để thu thập thông tin, nhưng để thu thập thông tin từ những nguồn bên ngoài dễ dàng đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng trong cả nước, với các doanh nghiệp có liên quan…
* Nâng cao chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp
- Cần nâng cao chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp về bản thân khách hàng và dự án đầu tư.Hiệu quả hoạt động thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của thông tin. Đặc biệt thông tin do khách hàng cung cấp bởi nó phiến diện từ phía khách hàng.Do đó, cán bộ thẩm định cần kiểm tra kỹ càng thông tin do khách hàng cung cấp bằng cách: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng, sau khi phỏng vấn, cán bộ thẩm định phải xuống điều tra trực tiếp cơ sở kinh doanh để đánh giá đúng khả năng và hiệu quả quản lý.
* Vấn đề xử lý thông tin cần được chú trọng.Những thông tin thu thập được ban đầu ở dạng thô rất khó cho việc sử dụng, do đó lượng thông tin này cần được phân loại, sắp xếp: loại thông tin nào trực tiếp phục vụ công tác thẩm định, loại thông tin nào chỉ để tham khảo; Mảng thông tin phục vụ cho thẩm định khía cạnh thị trường, mảng thông tin phục vụ khía cạnh kỹ thuật, tài chính…
* Sau khi xử lý xong lượng thông tin này, cần lưu trữ cẩn thận để sử dụng đúng mục đích và kịp thời.Hiện tại nhà nước chưa có một cơ quan phụ trách việc tổng hợp số liệu ngành phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.Vì thế, ngân hàng phải tự tổng hợp và lưu trữ nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động của ngân hàng mình.Thông tin lưu trữ phải đảm bảo những yêu cầu:
- Thông tin phải đáp ứng tính kịp thời: Theo định kỳ hoặc khi có phát sinh, mọi thông tin về khách hàng phải được thu thập, ghi chép và xử lý kịp thời.
- Thông tin phải đảm bảo độ tin cậy.Thông tin phải phản ánh chính xác mức độ rủi ro, nguồn lực của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng.Nguồn thông tin cung cấp phải có cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tiễn.Mọi thông tin từ các nguồn không hợp lệ, cán bộ thẩm định chỉ sử dụng để tham khảo.
- Thông tin phải đa dạng, được tổng hợp và sắp xếp khoa học theo từng nội dung cụ thể.
- Thông tin phải đảm bảo hoà hợp với các nguồn thông tin khác trong nền kinh tế.
Tóm lại nguồn thông tin phải giúp ngân hàng có quyết định điều chỉnh đúng đắn với hoạt động tín dụng cung cấp cho khách hàng.
2.Một số kiến nghị
2.1 Kiến nghị với nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan
Những thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng vì hoạt động của các ngân hàng chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và văn bản pháp quy.Do đó, để hoạt động của ngân hàng đẩy mạnh và đúng đắn thì Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có một số giải pháp về một số mặt:
- Về môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh luôn là yêú tố quan trọng hàng đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích đầu tư trong nước.Những môi trường kinh doanh không thuận lợi bởi những quy định, quy chế mập mờ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đi vay.Bên cạnh đó, mặc dù chính phủ công bố bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tuy nhiên lại tương đối ưu đãi với các doanh nghiệp quốc doanh, tạo sự không nỗ lực của các doanh nghiệp quốc doanh trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ vào công tác thẩm định dự án.Các cán bộ thẩm định cũng có thái độ ưu tiên hơn đối với các dự án của doanh nghiệp quốc doanh. Đồng thời cũng tạo sự khắt khe đối với các doanh nghiệp tư nhân, như thế có thể bỏ qua một số dự án khả thi.
Để khắc phục thực tế này, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định tạo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp từ đó, công tác thẩm định cũng nâng cao hơn, bình đẳng hơn.
- Bên cạnh việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, Nhà nước cần có những đề án hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp vừa và nhỏ, để các doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vay của ngân hàng.Mặt khác, sự phát triển không ổn định của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gây khó khăn nhiều cho công tác thẩm định của ngân hàng.
- Nhà nước cần đồng bộ, rõ ràng trong hệ thống luật, văn bản liên quan: Luật đất đai từ trước tới giờ luôn là một vấn đề phức tạp cần được quan tâm một cách thoả đáng.Thực tế, mọi doanh nghiệp kinh doanh đều sử dụng đất,nhưng cơ chế đất đai lại rất phức tạp, nhiều quy trình, thủ tục vì thế khi các cán bộ thẩm định thẩm định dự án này cũng rất mất thời gian. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần bổ sung thêm một số điều luật cần thiết về quy định thời gian cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng của các bên trong hợp đồng thuê đất, những định giá về thuê đất, quy hoạch tổng thể về đất đai.
- Về hệ thống, tiêu chuẩn kế toán.Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng chế độ kế toán sơ sài.Gây khó khăn cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời cán bộ thẩm định mất nhiều thời gian để so sánh, đối chiếu số liệu với các chứng từ gốc.Do vậy, nhà nước cần có các quy định về hình thức xử phạt thích đáng đối với những doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, sử dụng các chứng từ giả. Đồng thời, nhà nước cũng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kế toán để các doanh nghiệp áp dụng đầy đủ.
- Nhà nước cần hỗ trợ thông tin hơn nữa.Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin, cung cấp dịch vụ định giá tài sản…Hiện nay đã có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng hiệu quả chưa cao vì thế cần có sự hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước hơn nữa.
Mặt khác, mô hình trung tâm tín dụng CIC ở Việt Nam hiện còn rất mới.Trung tâm này được thành lập từ năm 1999, là một tổ chức hành chính sự nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng.Tuy nhiên các thông tin vẫn chưa đảm bảo tính cập nhật và chính xác cao bởi vì nó phụ thuộc vào báo cáo do các ngân hàng thương mại cung cấp. Để trung tâm CIC hoạt động hiệu quả thì NHNN cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin.
2.2 Kiến nghị với NHCT VN
- NHCT VN liên tục định hướng, hướng dẫn cụ thể trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư.Hoạt động thẩm định của chi nhánh để đạt kết quả cao và theo sát kế hoạch của NHCT thì NHCT VN phải luôn định hướng, hướng dẫn cụ thể để công tác thẩm định tại chi nhánh đi đúng hướng, mang nét đặc trưng của một NHCT.
- NHCT VN cần có sự hỗ trợ chi nhánh trong công tác thu thập thông tin.Các ngân hàng thường thu thập thông tin từ nguồn trung tâm tín dụng CIC.Do đó, để đảm bảo lượng thông tin thu thập chính xác NHCT VN cần tăng cường hoạt động của phòng quản lý rủi ro để phòng ngừa trường hợp thông tin có thể sai lệch, thiếu chính xác.
- NHCT VN nên nghiên cứu và cập nhật những trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến..vào phục vụ công tác thẩm định để đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian thẩm định.
- Bên cạnh đó, NHCT VN phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước, các Bộ, ngành để kịp thời phổ biến cho các chi nhánh trong hệ thống.
- Có chính sách quản lý hợp lý để nhanh chóng phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý.NHCT luôn kiểm tra, theo dõi hoạt động thẩm định của chi nhánh để sai sót được phát hiện kịp thời tránh hậu quả khó lường, tổn hại lợi ích của NH.
- Thẩm định phương diện kỹ thuật với các dự án xây lắp thường gặp khó khăn vì cán bộ thẩm định không được đào tạo chuyên sâu về các nội dung kỹ thuật do đó, NHCT VN cần có các biện pháp hỗ trợ công tác thẩm định như: tổ chức dịch vụ tư vấn kỹ thuật hoặc tuyển thêm nhân viên chuyên ngành kỹ thuật sau đó về đào tạo thêm cho họ nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ thẩm định.
- NHCT VN cần tăng cường hơn nữa các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định để đáp ứng hơn nữa yêu cầu của tiến trình hiện đại hoá ngân hàng. Áp dụng thêm nhiều hình thức đào tạo, nhiều cuộc thi, các buổi hội thảo…Để cán bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp thu kinh nghiệm và hiểu biết thêm ở nhiều lĩnh vực.
- NHCT VN hiện nay nên thực hiện các giải pháp cần thiết để tiếp tục tiến trình cổ phần hoá.Nhà nước đang tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính.Việc cổ phần hoá là giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu lượng vốn dài hạn để cho vay đồng thời cổ phần hoá có tác dụng gắn liền trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ ngân hàng với các ngân hàng.Khi đó, họ có trách nhiệm với công việc của mình hơn.
Trên tiến trình chuẩn bị cổ phần hoá, NHCT dần hoàn tất các thủ tục.Cụ thể, thời gian vừa qua NHCT VN đã chính thức tuyên bố chuyển thương hiệu ngân hàng từ Incombank thành Vietinbank. Đây như một dấu hiệu lớn về sự chuyển mình của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.
KẾT LUẬN
Công tác thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.Vìđó là cơ sở cho việc ra quyết định ngân hàng có cho khách hàng vay hay không.Việc nghiên cứu này chỉ góp phần nhỏ với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình.Trong chuyên đề này, tác giả tập trung vào hai nội dung chính:
- Trên cơ sở lý luận được học ở trường và thực tiễn thực tập tại Chi nhánh để nghiên cứu về thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT KV Ba Đình từ đó đánh giá những kết quả đạt được và một số mặt còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh.
- Thông qua những nghiên cứu, đánh giá ở trên, tác giả xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với NHCT VN, với các cơ quan nhà nước nhằm góp phần làm hòan thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ỏ Chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, chắc rằng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, ban Giám Đốc để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TH.S Phan Thu Hiền đã trực tiếp hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế đầu tư
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương
2. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
3. Sách lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư (2003)
ThS. Đinh Thế Hiển
4. Các tài liệu ban thẩm định – Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình cung cấp:
- Tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình.
- Quy trình thẩm định và kiểm soát hồ sơ tín dụng
- Quy chế cho vay đối với khách hàng của ngân hàng
- Quy định liên quan đến tài sản đảm bảo
- Các nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng của NHCT.
- Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm – GMP”.
5. Các báo tạp chí
- Tạp chí ngân hàng tài chính
- Báo đầu tư
- Tạp chí kinh tế phát triển
6. Các website:
www.incombank.com.vn
www.vnexpress.com.vn
www.tuoitre.com.vn
Phụ lục số 01: Dự kiến kế hoạch sản xuất trong 09 năm
Theo số lượng
TT
Tên thuốc
Đơn vị
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Tổng cộng
I. Số lượng
1
Cốm Đan sâm
Kg
7,000
7,700
8,855
10,449
11,494
12,068
12,672
14,573
17,487
102,298
2
Cốm Đan sâm tam thất
Kg
2,000
2,200
2,530
2,985
3,284
3,448
3,621
4,164
4,996
29,228
3
Cốm Ampelôp
Kg
1,500
1,650
1,898
2,239
2,463
2,586
2,715
3,123
3,747
21,921
4
Cốm Boganic
Kg
10,000
11,000
12,650
14,927
16,420
17,241
18,103
20,818
24,982
146,140
5
Cốm Curcumin
Kg
2,950
3,245
3,732
4,403
4,844
5,086
5,340
6,141
7,370
43,111
6
Cốm Redulfat
Kg
3,000
3,300
3,795
4,478
4,926
5,172
5,431
6,245
7,495
43,842
7
Cốm Solvella
Kg
2,000
2,200
2,530
2,985
3,284
3,448
3,621
4,164
4,996
29,228
8
Cốm Tradin
Kg
2,000
2,200
2,530
2,985
3,284
3,448
3,621
4,164
4,996
29,228
9
Cốm Ích mẫu
Kg
7,000
7,700
8,855
10,449
11,494
12,068
12,672
1,901
2,281
74,420
10
Độc hoạt tang kí sinh
Hộp
100,000
110,000
126,500
149,270
164,197
172,407
181,027
208,181
249,818
1,461,400
11
Cadep
Hộp
180,000
198,000
227,700
268,686
295,555
310,332
325,849
374,726
449,672
2,630,520
12
Cúc thanh minh mục
Viên
1,000,000
1,100,000
1,265,000
1,492,700
1,641,970
1,724,069
1,810,272
2,081,813
2,498,175
14,613,998
13
Dưỡng cốt hoàn
Hộp
50,000
55,000
63,250
74,635
82,099
86,203
90,514
104,091
124,909
730,700
14
Hà thủ ô nhai
Viên
20,000,000
22,000,000
25,300,000
29,854,000
32,839,400
34,481,370
36,205,439
41,636,254
49,963,505
292,279,968
15
Hoàn điều kinh
Hộp
85,000
93,500
107,525
126,880
139,567
146,546
153,873
176,954
212,345
1,242,190
16
Hoạt huyết DN
Viên
100,000,000
110,000,000
126,500,000
149,270,000
164,197,000
172,406,850
181,027,193
208,181,271
249,817,526
1,461,399840
17
Lục vị ẩm
Hộp
30,000
33,000
37,950
44,781
49,259
51,722
54,308
62,454
74,945
438,420
18
Nhân sâm tam thất
Viên
20,000,000
22,000,000
25,300,000
29,854,000
32,839,400
34,481,370
36,205,439
41,636,254
49,963,505
292,279,968
19
Philatop
Ống
4,000,000
4,400,000
5,060,000
5,970,800
6,567,880
6,896,274
7,241,088
8,327,251
9,992,701
58,455,994
20
Sitar
Hộp
100,000
110,000
126,500
149,270
164,197
172,407
181,027
208,181
249,818
1,461,400
21
Slaska
Lọ
200,000
220,000
253,000
298,540
328,394
344,814
362,054
416,363
499,635
2,922,800
22
Thập toàn đại hổ
Hộp
60,000
66,000
75,900
89,562
98,518
103,444
108,616
124,909
149,891
876,840
23
Trà Casoran
Hộp
50,000
55,000
63,250
74,635
82,099
86,203
90,514
104,091
124,909
730,700
24
Trà gừng
Hộp
120,000
132,000
151,800
179,124
197,036
206,888
217,233
249,818
299,781
1,753,680
25
Trà hà thủ ô
Gói
1,200,000
1,320,000
1,518,000
1,791,240
1,970,364
2,068,882
2,172,326
2,498,175
2,997,810
17,536,798
26
Trà hà thủ ô 100g
Lọ
6,000
6,600
7,590
8,956
9,852
10,344
10,862
12,491
14,989
87,684
27
Trà thanh nhiệt tiêu thực
Hộp
60,000
66,000
75,900
89,562
98,518
103,444
108,616
124,909
149,891
876,840
28
Trapha
Hộp
1,600,000
1,760,000
2,024,000
2,388,320
2,627,152
2,758,510
2,896,435
3,330,900
3,997,080
23,382,397
29
Viên sáng mắt
Hộp
500,000
550,000
632,500
746,350
820,985
862,034
905,136
1,040,906
1,249,088
7,306,999
II. Công suất dự kiến
Công suất
%
60
80
85
90
95
100
100
100
100
(Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm”)Phụ lục số 02: Dự kiến kế hoạch doanh thu trong 09 năm
Theo giá trị Đơn vị : triệu đồng
STT
Tên thuốc
Đvị
Đơn giá (đ)
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Tổng cộng
1
Cốm Đan sâm
Kg
320,000
2,240,000
2,464,000
2,833,600
3,343,648
3,678,013
3,861,913
4,055,009
4,663,260
5,595,913
32,735,356
2
Cốm Đan sâm tam thất
Kg
675,000
1,350,000
1,485,000
1,707,750
2,015,145
2,216,660
2,327,492
2,443,867
2,810,447
3,372,537
19,728,898
3
Cốm Ampelop
Kg
700,000
1,050,000
1,155,000
1,328,250
1,567,335
1,724,069
1,810,272
1,900,786
2,185,903
2,623,084
15,344,698
4
Cốm Boganic
Kg
500,000
5,000,000
5,500,000
6,325,000
7,463,500
8,209,850
8,620,343
9,051,360
10,409,064
12,490,876
73,069,992
5
Cốm Curcumin
Kg
2,000,000
5,900,000
6,490,000
7,463,500
8,806,930
9,687,623
10,172,004
10,680,604
12,282,695
14,739,234
86,222,591
6
Cốm Redulfat
Kg
1,440,000
4,320,000
4,752,000
5,464,800
6,448,464
7,093,310
7,447,976
7,820,375
8,993,431
10,792,117
63,132,473
7
Cốm Solvella
Kg
520,000
1,040,000
1,144,000
1,315,600
1,552,408
1,707,649
1,793,031
1,882,683
2,165,085
2,598,102
15,198,558
8
Cốm Tradin
Kg
1,800,000
3,600,000
3,960,000
4,554,000
5,373,720
5,911,092
6,206,647
6,516,979
7,494,526
8,993,431
52,610,394
9
Cốm ích mẫu
Kg
400,000
2,800,000
3,080,000
3,542,000
4,179,560
4,597,516
4,827,392
5,068,761
760,314
912,377
29,767,920
10
Độc hoạt tang kí sinh
Hộp
12,850
1,285,000
1,413,500
1,625,525
1,918,120
2,109,931
2,215,428
2,326,199
2,675,129
3,210,155
18,778,988
11
Cadep
Hộp
15,200
2,736,000
3,009,600
3,461,040
4,084,027
4,492,430
4,717,051
4,952,904
5,695,840
6,835,008
39,983,900
12
Cúc thanh minh mục
Viên
1,500
1,500,000
1,650,000
1,897,500
2,239,050
2,462,955
2,586,103
2,715,408
3,122,719
3,747,263
21,920,998
13
Dưỡng cốt hoàn
Hộp
16,190
809,500
890,450
1,024,018
1,208,341
1,139,175
1,395,633
1,465,415
1,685,227
2,022,273
11,830,032
14
Hà thủ ô nhai
Viên
171
3,420,000
3,762,000
4,326,300
5,105,034
5,615,537
5,896,314
6,191,130
7,119,799
8,543,759
49,979,875
15
Hoàn điều kinh
Hộp
4,760
404,600
445,060
511,819
603,946
664,341
697,558
732,436
842,301
1,010,762
5,912,824
16
Hoạt huyết DN
Viên
428
42,800,000
47,080,000
54,142,000
63,887,560
70,276,316
73,790,132
77,479,638
89,101,584
106,921,901
625,479,131
17
Lục vị ẩm
H ộp
11,900
357,000
392,700
451,605
532,894
586,183
615,492
646,267
743,207
891,849
5,217,197
18
Nhân sâm tam thất
Viên
190
3,800,000
4,180,000
4,807,000
5,672,260
6,239,486
6,551,460
6,879,033
7,910,888
9,493,066
55,533,194
19
Philatop
Ống
324
1,296,000
1,425,600
1,639,440
1,934,539
2,127,993
2,234,393
2,346,112
2,698,029
3,237,635
18,939,742
20
Sitar
Hộp
12,850
1,285,000
1,413,500
1,625,525
1,918,120
2,109,931
2,215,428
2,326,199
2,675,129
3,210,155
18,778,988
21
Slaska
Lọ
10,000
2,000,000
2,200,000
2,530,000
2,985,400
3,283,940
3,448,137
3,620,544
4,163,625
4,996,351
29,227,997
22
Thập toàn đại bổ
Hộp
17,100
1,026,000
1,128,600
1,297,890
1,531,510
1,684,661
1,768,894
1,857,339
2,135,940
2,563,128
14,993,962
23
Trà Casoran
Hộp
6,000
300,000
330,000
379,500
447,810
492,591
517,221
513,082
624,544
749,453
4,384,200
24
Trà gừng
Hộp
4,750
570,000
627,000
721,050
850,839
935,923
982,719
1,031,855
1,186,633
1,423,960
8,329,979
25
Trà hà thủ ô
Gói
857
1,028,400
1,131,240
1,300,926
1,535,093
1,688,602
1,773,032
1,861,684
2,140,936
2,569,123
15,029,036
26
Trà hà thủ ô 100g
Lọ
18,000
108,000
118,800
136,620
161,212
177,333
186,199
195,509
224,836
269,803
1,578,312
27
Trà thanh nhiệt tiêu thưc
Hộp
9,500
570,000
627,000
721,050
850,839
935,923
982,719
1,031,855
1,186,633
1,423,960
8,329,979
28
Trapha
Hộp
2,380
3,808,000
4,188,800
4,817,120
5,684,202
6,252,622
6,565,253
6,893,515
7,927,543
9,513,051
55,650,106
29
Viên sáng mắt
Hộp
6,660
3,330,000
3,663,000
4,212,450
4,970,691
5,467,760
5,741,148
6,028,206
6,932,436
8,318,924
48,664,615
Phụ lục 03 : Báo cáo thu nhập và chi phí
(Tăng 5% chi phí)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
A
Doanh thu
99,734
109,707
126,163
148,872
163,759
171,947
180,545
202,558
243,069
B
Chi phí
70,000
96,877
105,942
119,126
137.888
141,373
154,098
160,525
164,264
198,531
I
Chi phí biến đổi
81,464
85,637
99,153
117,428
128,753
134,980
141,521
158,264
188,077
1
Nguyên phụ liệu
37,907
39,397
46,157
55,105
60,316
62,182
65,191
72,895
87,074
2
Nhiên liệu
1,396
1,536
1,766
2,084
2,293
2,407
2,528
2,836
3,403
3
Lượng NC
6,785
7,144
8,065
9,337
10,171
11,629
12,111
13,343
14,612
4
BHYT, BHXH,KPCĐ: 19% NC
1,251
1,357
1,532
1,774
1,932
2,020
2,111
2,345
2,776
5
Chi phí bán hàng 15% DT
15,960
16,456
18,924
22,331
24,564
25,792
27,082
30,384
36,460
6
Chi phí marketing, qcáo, 5% DT
5,200
5,485
6,308
7,444
8,188
8,597
9,027
10,128
12,153
7
Chi phí quản lý DN 10% DT
9,973
10,971
12,616
14,887
16,376
17,195
18,055
20,256
24,307
8
Chi phí lãi vay VLĐ 3% DT
2,992
3,291
3,785
4,466
4,913
5,158
5,416
6,077
7,292
II
Chi phí cố định
10,800
15,260
14,300
13,460
12,620
11,780
11,360
6,000
1,000
1
Khấu hao TSCĐ
5,000
10,000
10,000
10,000
10,000
10,000
10,000
5,000
Thiết bị
2,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
Nhà xưởng
3,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
1,000
2
Sửa chữa bảo dưỡng
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
Thiết bị 2% NG
600
600
600
600
600
600
600
600
600
Nhà xưởng 1% NG
400
400
400
400
400
400
400
400
400
3
Lãi vay vốn cố định
4,800
4,260
3,300
2,460
1,620
780
360
C
Thu nhập chịu thuế
2,857
3,765
7,037
10.984
22,386
17,849
20,020
38,294
44,538
Thuế TNDN 28%
334
1,207
6,268
4,998
5,606
10,722
12,471
D
Lợi nhuận sau thuế
2,857
3,765
6,703
9.777
16,118
12,851
14,414
27,572
32,067
E
Nguồn trả nợ vay
8,371
11,013
10,641
10.415
10,664
9,350
9,243
8,514
6,413
- 60% KH TSCĐ
3,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
3,000
-
- 20% LNST
571
753
1,341
1,955
3,224
2,570
2,883
5,514
6,413
Lãi vay VCĐ
4,800
4,260
3,300
2,460
1,440
780
360
Nợ vay phải trả
7,800
11,260
24,000
9,460
8,620
7,780
3,360
-
-
Nợ gốc
3,000
7,000
7,000
7,000
7,000
7,000
3,000
Nợ lãi vay VCĐ
4,800
4,260
3,300
2,460
1,620
780
360
Dư nợ còn lại
(41,000)
38,000
31,000
24,000
17,000
10,000
3,000
Cân đối khả năng trả nợ
571
(247)
341
955
1,206
1,570
5,883
8,514
6,413
Dòng tiền
(29,000)
(3,403)
3,465
7,243
11,157
13,248
19,491
24,414
32,572
32,067
NPV
30,122
>0
IRR
26.43%
> 12%
Phụ lục số 04 : Báo cáo thu nhập và chi phí
Giảm 5% giá bán
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
A
Doanh thu
94,747
104,222
119,855
141,428
155,571
163,350
171,518
192,430
230,916
B
Chi phí
70,000
92,264
100,897
113,453
130.888
141,373
146,760
152,881
164,264
189,277
I
Chi phí biến đổi
81,464
85,637
99,153
117,428
128,753
134,980
141,521
158,264
188,077
1
Nguyên phụ liệu
37,907
39,397
46,157
55,105
60,316
62,182
65,191
72,895
87,074
2
Nhiên liệu
1,396
1,536
1,766
2,084
2,293
2,407
2,528
2,836
3,403
3
Lượng NC
6,785
7,144
8,065
9,337
10,171
11,629
12,111
13,343
14,612
4
BHYT, BHXH,KPCĐ: 19% NC
1,251
1,357
1,532
1,774
1,932
2,020
2,111
2,345
2,776
5
Chi phí bán hàng 15% DT
15,960
16,456
18,924
22,331
24,564
25,792
27,082
30,384
36,460
6
Chi phí marketing, qcáo, 5% DT
5,200
5,485
6,308
7,444
8,188
8,597
9,027
10,128
12,153
7
Chi phí quản lý DN 10% DT
9,973
10,971
12,616
14,887
16,376
17,195
18,055
20,256
24,307
8
Chi phí lãi vay VLĐ 3% DT
2,992
3,291
3,785
4,466
4,913
5,158
5,416
6,077
7,292
II
Chi phí cố định
10,800
15,260
14,300
13,460
12,620
11,780
11,360
6,000
1,200
1
Khấu hao TSCĐ
5,000
10,000
10,000
10,000
10,000
10,000
10,000
5,000
200
Thiết bị
2,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
4,000
Nhà xưởng
3,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
1,000
200
2
Sửa chữa bảo dưỡng
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
1,000
Thiết bị 2% NG
600
600
600
600
600
600
600
600
600
Nhà xưởng 1% NG
400
400
400
400
400
400
400
400
400
3
Lãi vay vốn cố định
4,800
4,260
3,300
2,460
1,620
780
360
C
Thu nhập chịu thuế
2,483
3,325
6,402
10.540
14,198
16,590
18,637
28,166
41,639
Thuế TNDN 28%
334
1,207
3.975
4,645
5,218
7,886
11,659
D
Lợi nhuận sau thuế
2,483
3,325
6,068
9.333
10,223
11,945
13,419
20,280
29,980
E
Nguồn trả nợ vay
8,297
10,925
10,514
10.327
9,665
9,169
9,044
7.056
6,116
- 60% KH TSCĐ
3,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
6,000
3,000
120
- 20% LNST
497
665
1,214
1,867
2,045
2,389
2,684
4,056
5,996
Lãi vay VCĐ
4,800
4,260
3,300
2,460
1,620
780
360
-
Nợ vay phải trả
5,800
12,260
11,300
10,460
9,620
8,780
1,360
-
-
Nợ gốc
1,000
8,000
8,000
8,000
8,000
8,000
1,000
Nợ lãi vay VCĐ
4,800
4,260
3,300
2,460
1,620
780
360
Dư nợ còn lại
(41,000)
38,000
31,000
24,000
17,000
10,000
3,000
-
Cân đối khả năng trả nợ
2,497
(1,335)
(786)
(133)
45
389
7,684
7,056
6,116
Dòng tiền
(29,000)
(4,777)
2,025
5,608
9,713
11,443
20,585
23,419
25,280
30,180
NPV
24,216
>0
IRR
23.45%
> 12%
Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm
Danh mục các chữ viết tắt
NHCT
NHNN
KV
NHCT VN
NHNN VNNHNT
NHĐT&PT
NHNN & PTNT
TW
TSCĐ
LNKD
TS
NPT
VCSH
UBND
TNHH
HĐQT
ĐHĐCĐ
CNH –HĐH
VNĐ
Ngân hàng công thương
Ngân hàng nhà nước
Khu vực
Ngân hàng công thương Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng ngoại thương
Ngân hàng đầu tư và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trung ương
Tài sản cố định
Lợi nhuận kinh doanh
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Uỷ ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Việt Nam Đồng
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình 6
Bảng1.2 : T ình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2007 7
Bảng1.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 7
Bảng1.4: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền cho vay của chi nhánh NHCT KV Ba Đình đến ngày 31.12/2007 8
Bảng 1.5 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 9
2004-2007 9
Bảng1.6 Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 10
Bảng1.7 thể hiện tổng doanh số kinh doanh tiền tệ và tổng thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007 11
Bảng1.8 thể hiện tình hình quản lý kho quỹ tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2004 - 2007 13
Bảng 1.9 : Sơ đồ quy trình thẩm định được thực hiện tại chi nhánh NHCT 19
KV Ba Đình 19
Bảng 1. 10 : Bảng minh hoạ các chỉ tiêu khi phân tích độ nhạy một chiều 23
Bảng 1.11 : Bảng minh hoạ phân tích độ nhạy hai chiều 23
Bảng 1.12 : Phân bổ tổng mức đầu tư dự án “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm” 43
Bảng 1.13 Bảng dự kiến doanh thu – chi phí 45
Bảng 1.14 : Dòng tiền dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm” 47
Bảng 1.15 : Kế hoạch trả nợ dự án xây dựng “ Nhà máy Dược Văn Lâm” 50
Bảng 1.16: Tình hình quan hệ tín dụng của công ty cổ phần TRAPHACO và NHCT 52
Ba Đình. 52
Bảng 1.17: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ 03 năm gần nhất của NHCT KV 52
Ba Đình với công ty cổ phần TRAPHACO 52
Bảng 2.1 : Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cụ thể của Chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2008 65
Bảng 2.2 : Thời gian tối đa quy định đối với các công việc trong công tác thẩm định 76
dự án đầu tư. 76
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33053.doc