MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
NHĐT&PT Hà Tây : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
HSC : Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phòng QHKH : Phòng Quan hệ khách hàng.
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước.
TA2 : Mô hình đổi mới hoạt động của NHĐT&PT Hà Tây.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
Phòng DVKH-DN : Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Phòng KH – TH : Phòng kế hoạch tổng hợp.
VIWASEEN : Tổng công ty đầu tư x
147 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng Cấp Thoát Nước và môi trường Việt Nam.
WB (world bank) : Ngân hàng Thế giới.
VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn của NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2006 -2008 9
Bảng 1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2005 -2008 11
Bảng 1.3. Số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2005-2008 14
Bảng 1.4. Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại NHĐT&PT Hà Tây 16
Bảng 1.5. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức đầu tư 18
Bảng 1.6. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng 19
Bảng 1.7. Kết quả sản xuất những năm gần nhất khi vay vốn của Tổng VIWASEEN 58
Bảng 1.8. Tình hình Quan hệ tín dụng của Tổng VIWASEEN với các ngân hàng khác 59
Bảng 1.9. Tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư xây dựng của Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ 68
Bảng 1.10. Tính toán doanh thu các năm của dự án Xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ 71
Bảng 1.11. Dòng tiền các năm của dự án 73
Biểu đồ 1.1. Mức tăng trưởng vốn huy động của NHĐT&PT Hà Tây 9
Biểu đồ 1.2. Tổng dư nợ của NHĐT&PT Hà Tây 11
Biểu đồ 1.3. Số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2005 -2008 14
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức đầu tư 18
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng 20
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT Hà Tây 5
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình thẩm định dự án ngành xây lắp 28
Sơ đồ 1.3. Phương án lựa chọn công nghệ cho dự án 64
Sơ đồ 1.4. Phương án cấp nước giai đoạn 1 cho dự án 66LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh với ngành tài chính ngân hàng, nền kinh tế Mỹ khủng hoảng xuất phát của các Ngân hàng chuyên cho vay mua bán bất động sản. Kéo theo đó nền kinh tế thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, khủng hoảng kính tế diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính của Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể là thị trường chứng khoán suy giảm nghiêm trọng, các kênh huy động vốn trên thị trường tài chính giảm sút. Khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng giảm mạnh dẫn đến tình trạng nợ cơ cấu và nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng trong nước phải tăng cường kiểm tra chất lượng tính dụng để rà soát phòng ngừa rủi ro.
Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đơn vị tiên phong trong mọi hoạt động cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mọi hoạt động của hệ thống luôn tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về lãi suất trần và sàn lãi suất, liên tục cắt giảm lãi suất theo biến động của thị trường, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây là ngân hàng chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do vậy mọi hoạt động của Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng luôn bán sát chủ trương của Hội Sở trung ương và đặt mục tiêu an toàn tín dụng là mục tiêu quan trọng nhất.
Hiện nay, đầu tư là hoạt động rất sôi nổi, đặc biệt là hoạt động đầu tư theo dự án ngành xây lắp. Đó là cơ sở để xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, các dự án xây lắp thường là những dự án quy mô lớn, sản phẩm của dự án đầu tư ngành xây lắp ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo nền kinh tế. Trong giai đoạn thực tập tại Chi nhánh, em đã có quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng đặc biệt vấn đề thẩm định dự án đầu tư. Em nhận thấy cho vay theo dự án ngành xây lắp là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây" cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm hai nội dung chính:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Chương 2: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Do quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngắn, và còn có nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thẩm định, nên chắc chắn chuyên đề của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô và Quý ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Ái Liên cùng các anh chị phòng Quan hệ khách hàng 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY.
1.1.Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.1.1.Quá trình hình thành:
1.1.1.1.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – trưc thuộc bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Ngân hàng Kiến Thiết có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Sau nhiều lần đổi tên ngày 14/11/1990 Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo quyết định số 401 –CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi căn bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mô hình ngân hàng thương mại, với nghiệp vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển của đất nước. Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Trong những năm gần đây, BIDV tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất nước. Trước yêu cầu hội nhập, để tăng cường sức cạnh tranh, ngày 20/8/2007, thủ tướng chính phủ đã có văn bản 1132/TTg-ĐMDN chấp thuận BIDV xây dựng thí điểm hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng.
1.1.1.2.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây – tiền thân là phòng Đầu tư và Phát triển Hà Sơn Bình, là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 1/6/1990.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà tây luôn thực hiện phương châm lấy “hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động”, “an toàn trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng làm tiêu chuẩn hàng đầu”, đáp ứng hợp lý cao nhất nhu cầu khách hàng về các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng với chất lượng tốt nhất, rủi ro thấp nhất, chi phí thấp nhất. Nhờ sự phối hợp tạo điều kiện kinh doanh của khách hàng, nên hoạt động kinh doanh phục vụ của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây trong những năm qua luôn tích cực tham gia các công tác xã hội như nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu các lớp học tình thương của phường Quang Trung,.
Với những cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, sự đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cùng nhiểu bằng khen của ngành Ngân hàng và UBND tỉnh Hà Tây.
Nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây là:
- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các Tổ chức tín dụng, Tổ chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng VND và ngoại tệ để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng và phi ngân hàng.
- Làm đại lý, ngân hàng phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước
1.1.2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự:
Sau khi triển khai thành công dự án Hiện đại hoá ngân hàng do WB tài trợ vào ngày 12/07/2004 đi dần đến thay đổi một số hoạt động không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh và trong cả bộ máy tổ chức. Đây là sự thay đổi tích cực đối với Chi nhánh dần hình thành một mô hình Chi nhánh Ngân hàng cấp 1 hiện đại phù hợp với hoạt động trong tình hình mới.
Từ ngày 1/10/2008, theo chương trình đổi mới mô hình hoạt hoạt động TA2, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây đã có sự điều chỉnh:
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức NHĐT&PT Hà Tây
BAN GIÁM ĐỐC
Khối tác nghiệp
Khối nội bộ
Khối quan hệ khách hàng
Phòng QHKH1
Phòng QHKH2
Phòng quản lý rủi ro
Phòng DV-KH CN
Phòng giao dịch
Phòng TC-HC
Phòng KHTH
Quỹ tiết kiệm
Phòng DV-KH DN
Phòng TC-KT
Khối quản lý rủi ro
Phòng QL&DV KQ
Phòng QT tín dụng
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Tổng hợp)
Theo cơ cấu tổ chức này: NHĐT&PT Hà Tây chia làm bốn khối hoạt động cơ bản trong đó nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Ban giám đốc chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHĐT&PTHT.
Phòng quan hệ khách hàng 1: chịu trách nhiệm trước pháp luật và ban giám đốc về toàn bộ các hoạt động tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng, công tác tín dụng. Phòng QHKH1 trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng, theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi. Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng tín dụng.
Phòng quan hệ khách hàng 2 cùng với phòng quan hệ khách hàng1 thực hiện các công tác tín dụng và chịu trách nhiệm bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ: quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ. Phòng làm công tác tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Từ đó xây dựng các quy dịnh, biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng.
Phòng quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh, thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng QHKH theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phòng chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; làm công tác thanh toán quốc tế. Phòng DVKH-DN trực tiếp bán sản phẩm/ dịch vụ tài quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định; quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân trực tiếp quản lý các giao dịch của khách hàng là cá nhân.
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ trực tiếp quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám Đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Chi nhánh/ BIDV và của khách hàng.
Phòng giao dịch là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của pháp luật, BIDV và Chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Phòng giao dịch đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và của Chi nhánh của toàn bộ hệ thống BIDV.
Quỹ tiết kiệm là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng; xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng.. Quỹ tiết kiệm tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo đúng quy định của pháp luât, BIDV và Chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất; đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh hoặc của toàn hệ thống BIDV.
Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh bao gồm cả các đơn vị trực thuộc.; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Phòng TC- KT còn có nhiệm vụ đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ quy chế, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo; thực hiện quản lý thông tin khách hàng.
Phòng Tổ chức- hành chính có nhiệm vụ tổ chức nhân sự; công tác hành chính; công tác quản trị, hậu cần. Phòng tổ chức- hành chính thực hiện công tác văn thư theo quy định, quản lý con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Là đầu mối tổ chức hoặc đại hiện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV. Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý.
Phòng kế hoạch - tổng hợp làm nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng KH-TH làm công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức. Đồng thời làm công tác điện toán, công tác nguồn vốn.
1.1.3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Nhóm các sản phẩm huy động vốn:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy ban lãnh đạo Chi nhánh quán triệt chỉ đạo tập trung phát triển nguồn vốn với nhiều hình thức, bằng nhiều phương thức và kết quả đạt được trong 5 năm trở lại đây như sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Hà Tây
giai đoạn 2006 -2008
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ ti êu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.
Tiền gửi từ dân cư
919
861
982
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
419
376
837
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
500
485
145
2.
Tiền gửi từ tổ chức kinh tế
456
690
903
3.
Tiền gửi từ tổ chức xã hội, tổ chức tài chính
120
125
195
Tổng cộng
1495
1676
2080
( Nguồn: Phòng Kế hoạch - tổng hợp)
(Nguồn số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Hà Tây không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 1495 tỷ đồng. Năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 1676 tỷ đồng tăng 181 tỷ đồng tương đương 12% so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động đạt 2080 tỷ đồng tăng 404 tỷ đồng tương đương 24% so với năm 2007. Trong đó tiền gửi từ các tổ chức dân cư có xu hướng tăng, năm 2008 tăng 63 tỷ đồng, tương đương với 6% so với năm 2008. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng tăng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã có những thay đổi phù hợp với tình hình tài chính trong nước. Hiện tượng này có nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân khủng hoảng tài chính trong những năm qua, lãi suất liên tục biến động. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng có xu hướng ngày càng tăng, tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008. Mọi thay đổi về cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với những thay đổi của thị trường.
Sản phẩm tín dụng:
Tín dụng ngày càng được NHĐT&PT Hà Tây chú trọng mở rộng, phát triển. Trong những năm qua, với vai trò là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, với đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. NHĐT&PT Hà Tây luôn được đánh giá là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng áp dụng rộng rãi cho các khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề trên địa bàn. Với phương châm không ngừng đổi mới, đa dạng nhiều loại sản phẩm trên nguyên tắc tất cả khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm của BIDV để lựa chọn những sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện của mình.
Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2005- 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch 2008/2007
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
CL
TL
(%)
CL
TL
(%)
CL
TL
(%)
Tổng dư nợ
916
1104
1338
1647
188
20,52
234
21,19
309
23,09
1.Phân loại theo thời hạn
916
1104
1338
1647
188
20,52
234
21,19
309
23,09
Ngắn hạn
502
588
765
1049
86
17,13
177
30,10
284
37,12
Trung và dài hạn
414
516
573
598
102
24,63
57
11,04
25
4,18
2.Phân loại theo tiền
916
1104
1338
1647
188
20,52
234
21,19
309
23,09
Dư nợ VND
809
995
1228
1536
186
22,99
233
23,41
308
25,08
Dư nợ ngoại tệ
107
109
110
111
2
1,86
1
0,91
1
0.91
3.Phân loại theo thành phần kinh tế
916
1104
1338
1647
188
20,52
234
21,19
309
23,09
a.Quốc doanh
760
932
946
1137
172
22,63
14
1,50
191
20,19
b.NQD
156
172
392
510
16
10,25
220
127,90
118
30,10
(Nguồn: PhòngKế hoạch Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Tây)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, tổng dư nợ của Ngân hàng trong thời gian qua tăng mạnh, năm 2005 là 916 tỷ đồng, năm 2006 là 1104 tỷ đồng tăng 188 tỷ đồng (tương đương 22,63%), so với năm 2005; năm 2007 là 1338 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng (tương đương24,19%) so với năm 2006, năm 2008 là 1647 tỷ đồng tăng 309 tỷ đồng (tương đương 23,09%) so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ, cụ thể qua 4 năm: 54,80%; 53,26%; 57,40%; 63,69%. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn đảm bảo an toàn chính sách tín dụng. Trong đó Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm: 156→ 172→ 392→ 510 tỷ đồng; tuy nhiên cho vay ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do mối quan hệ từ trước sẵn có và do mối quan hệ tốt và mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.
Sản phẩm dịch vụ, thanh toán và thẻ:
Đối với dịch vụ thanh toán:
Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán qua NHĐT&PT Hà Tây có những chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Phạm vi thanh toán không còn bó hẹp trong lượng khách hàng doanh nghiệp ít ỏi mà đã mở rộng ra nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tư nhân cá thể. NHĐT&PT Hà Tây đã và đang từng bước hiện đại hoá phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng.
Các sản phẩm thanh toán chính của NHĐT&PT Hà Tây cung cấp cho khách hàng bao gồm:
- Thanh toán hoá đơn, đây là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng có tài khoản mở tại NHĐT&PT Hà Tây đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả việc sử dụng các dịch vụ, hàng hoá cho người thụ hưởng có tài khoản mở tại tổ chức tín dụng bất kỳ. Hiện tại NHĐT&PT Hà Tây thực hiện việc thanh toán một số lượng khách sử dụng dịch vụ điện thoại cố định của VNPT có mở tài khoản tại NHĐT&PT Hà Tây.
- Chuyển tiền thanh toán trong nước, đây là sản phẩm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của khách hàng từ nơi này sang nơi khác, từ tài khoản này sang tài khoản khác. Đây là sản phẩm phát triển mạnh, chiếm doanh số chủ yếu trong hoạt động thanh toán của NHĐT&PT Hà Tây. Sản phẩm này thường được thanh toán từ tài khoản tiền gửi thanh toán của người yêu cầu hoặc mở tài khoản tiền vay tại NHĐT&PT Hà Tây.
- Thanh toán lương tự động: đây là sản phẩm được NHĐT&PT Hà Tây triển khai thực hiện từ năm 2006. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu chi trả lương cho CBCNV của đơn vị mình thông qua tài khoản mở tại ngân hàng. Đặc biệt đây là sản phẩm NHĐT&PT Hà Tây cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là những đơn vị thực hiện việc chi trả lương theo Chỉ thị 20/2007/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sản phẩm này mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng như tiết kiệm chi phí quản lý giảm chi phí nhân công, giảm giao dịch tiền mặt, tăng độ an toàn trong vận chuyển, chi trả tiền mặt, trong nghiệp vụ kế toán… Đến 31/12/2008 NHĐT&PT Hà Tây đã ký hợp đồng thực hiện việc thanh toán lương qua tài khoản với 70 đơn vị, trong đó có 42 đơn vị thuộc đối tượng chi trả lương theo chỉ thị 20/2007/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện thanh toán, khách hàng có thể lựa chọn một trong các thể thức thanh toán tại NHĐT&PT Hà Tây như: thanh toán bằng tiền mặt tại quầy, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, các hình thức khác như séc, thư tín dụng,..
Đối với dịch vụ thẻ:
Đối với NHĐT&PT Hà Tây đến cuối năm 2004 mới hoàn thiện xong việc hiện đại hoá ngân hàng và bắt đầu phát hành thẻ ATM từ 11/2004 với đối tượng áp dụng phát hành trong năm 2004 là cán bộ công nhân viên của NHĐT&PT Hà Tây. Việc triển khai phát hành thẻ chính thức được áp dụng vào năm 2005 và phát hành duy nhất thẻ rút tiền mặt ATM với các loại thẻ đã triển khai là: thẻ Vạn dặm, eTrans365+ và thẻ Power. Với việc tham gia vào thị trường thẻ muộn so với trên địa bàn, tuy nhiên NHĐT&PT Hà Tây có thể vận dụng những kinh nghiệm trong công tác phát hành thẻ của các ngân hàng đi trước để triển khai công tác phát hành thẻ có hiệu quả hơn.
Bảng 1.3: số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây
giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008
1.Số lượng máy ATM
03
06
10
20
2. Số lượng thẻ đã phát hành
9.970
14.035
20.755
27.850
-Số lượng thẻ phát hành trong năm
9.873
4.065
6.720
7.105
3. Thu phí thẻ phát hành
100
365
205
200
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. NHĐT&PT Hà Tây)
Tuy mới tham gia hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng kết quả đạt được tương đối khả quan, số lượng thẻ NHĐT&PT Hà Tây đã phát hành năm 2005 là 9.873 thẻ, năm 2006 là 4.065 thẻ, năm 2007 là 6.720 thẻ và năm 2008 là 7.105 thẻ.
Số lượng thẻ ATM phát hành tập trung chủ yếu vào loại thẻ eTrans 365+, đây là loại thẻ ghi nợ có nhiều tiện ích của BIDV. Nếu so với thẻ Vạn dặm là loại thẻ hướng tới đối tượng sinh viên, học sinh thì eTrans365+ hướng tới nhiều đối tượng khách hàng. Đối với thẻ eTrans365+ khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản, chuyển khoản, nhắn tin số dư và giao dịch, in sao kê, thanh toán hoá đơn. Với việc dễ dàng thực hiện các giao dịch với mạng lưới ATM, POS của BIDV và hệ thống Banknet trên toàn quốc, thẻ eTrans365+ hiện đang là thẻ chủ lực của BIDV, cũng như của NHĐT&PT Hà Tây.
Các sản phẩm dịch vụ khác:
Dịch vụ bão lãnh.
Đây là mảng dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng và đem lại mức thu nhập lớn trong thu nhập từ dịch vụ. Đặc điểm của dịch vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Hà Tây là dịch vụ gắn liền với hoạt động tín dụng, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các loại bảo lãnh được NHĐT&PT Hà Tây cung cấp như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,… Khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận dịch vụ này.
Đối với dịch vụ Phone Banking .
Hiện tại NHĐT&PT Hà Tây mới triển khai dịch vụ BSMS qua dịch vụ này BIDV sẽ cung cấp các tiện ích: thông tin giao dịch trên tài khoản phát sinh, thông tin tỷ giá, lãi suất, kỳ hành đến hạn trả nợ, địa chỉ hệ thống BIDV ATM,…Dịch vụ này được NHĐT&PT Hà Tây triển khai từ năm 2006.
Đối với dịch vụ HomeBanking.
NHĐT&PT Hà Tây thực hiện sự chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam triển khai thí điểm tại một số khách hàng có nhu cầu. NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai tới 5 khách hàng sử dụng dịch vụ này, đây là các khách hàng có nhu cầu chuyển tiền thanh toán rất lớn. Thông qua dịch vụ này ngân hàng sẽ thu được các khoản phí thuê bao, khoản phí cuyển tiền, sử dụng số dư tạm thời trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng đặc biệt sẽ nâng cao vị thế của BIDV trên địa bàn.
Đối với các dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai vào năm 2006 tại tất cả các điểm giao dịch của mình, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, thái độ phục vụ chu đáo, các món chuyển tiền theo dịch vụ này ngày càng tăng. Năm 2007 tổng số món chuyển tiền kiều hối Westerm Union thực hiện là 344 món, đạt 138% kế hoạch. Bên cạnh đó NHĐT&PT Hà Tây đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện với 51/75 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở trên địa bàn tình Hà Tây, cùng triển khai thực hiện một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV như chuyển tiền, HomeBanking.
1.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.2.1.Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Trong những năm vừa qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây rất chú trọng phát triển tín dụng theo dự án. Số dự án trong những năm qua được Ngân hàng tiến hành thẩm định và chấp nhận dự án cho vay trong những năm qua khá ổn định. Do các dự án cho vay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây đã chia doanh số cho vay theo các lĩnh vực như: xây lắp, công nghiệp chế biến, giao thông vận tải và hàng hoá, sản xuất kinh doanh, hạ tầng đô thị, khách sạn, nhà hàng... Qua việc phân chia theo các ngành Ngân hàng quản lý tốt hơn các dự án vay vốn theo các lĩnh vực. Kết quả đạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo ngành kinh tế
tại NHĐT&PT Hà Tây.
Đơn vị tính Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số dự án thẩm định
29
31
26
Số dự án chấp thuận
27
29
25
Tổng số vốn cho vay
650
525
458
1.Ngành xây lắp
458
380
315
2. Công nghiệp chế biến
115
90
73
3. Ngành thương mại - dịch vụ
47
45
60
4. Các ngành khác
25
15
10
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng vay theo dự án tăng trưởng qua các năm, số lượng dự án được chấp thuận cho vay cũng tăng thể hiện công tác thẩm định đã được chuyên môn hoá rút ngắn được thời gian thẩm định. Tổng doanh số cho vay theo ngành xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian qua hơn 70% tổng số vốn cho vay của Chi nhánh (năm 2006 là 70.4%, năm 2007 là 72.4% và năm 2008 chiếm khoản 68%) và biến động trong các năm do ảnh hưởng của biến động kinh tế cũng như tình hình tài chính thế giới. Điều này thể hiện triển vọng phát triển của ngành xây lắp, sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp. Ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 16% doanh số cho vay tại chi nhánh nhưng có xu hướng giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngành công nghiệp chế biến có yêu cầu phải thành lập hệ thống tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, kiểm định chất lượng. Đây là những khó khăn của một đất nước đang phát triển. Cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ có con số tăng tuyệt đối do quá trình gia nhập thế giới diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, tình hình chính trị ổn định nên ngành du lịch có tiềm năng phát triển.
Đồng thời cũng thể hiện công tác thẩm định dự án ngành xây lắp ngày càng đạt được chất lượng cao do vậy các doanh nghiệp rất an tâm khi gửi dự án đến thẩm định để xin vay vốn trong ngân hàng. Số lượng dự án xây lắp được ngân hàng thẩm định và chấp nhận vay vốn cũng có xu hướng ổn định, ít thay đổi đều thể hiện ở biểu đồ sau:
(Nguồn số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Số dự án chấp thuận cho vay tại Chi nhánh chấp thuận cho vay khá ổn định, giao động không nhiều trong 3 năm gần đây (trung bình hàn năm Chi nhánh chấp thuận 15 dự án ngành xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng). Điều này cho thấy trong những năm gần đây chất lượng công tác thẩm định dự án xây lắp đã được kiểm soát, không còn tình trạng cho vay tràn lan.
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế theo xu hướng hiện đại hoá, ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng mới được thực hiện nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng của nền kinh tế để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Hiện nay, xu hướng cho vay theo dự án xây lắp tại Chi nhánh được chia theo cơ cấu như sau:
Bảng 1.5 cơ cấu cho vay theo dự án xây lắp theo các hình thức đầu tư
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị TB giai đoạn 2006 -2008
Tổng số vốn vay
100
100
100
100
Đầu tư xây dựng mới
64
63
60
62.3
Mua sắm máy móc, thiết bị
29
31
40
33.3
Dự án cải tạo, sửa chữa
7
6
0
5.4
(Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Phòng kế hoạch tổng hợ._.p)
(Nguồn: số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, trong các hình thức đầu tư theo dự án ngành xây lắp thì các dự án đầu tư xây dựng mới luôn chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức đầu tư chiếm 62.3% trong giai đoạn 2006 -2008. Nhưng tỷ lệ dự án đầu tư xây dựng mới xu hướng giảm mạnh theo các năm (năm 2006 là 64%, năm 2007 là 63% và năm 2008 giảm xuống còn 62.3%). Và dự án mua sắm máy móc thiết bị tuy chỉ chiếm 33.3% trong giai đoạn 2006 -2008 nhưng lại có xu hướng tăng lên theo các năm (2006 là 25%, 2007 là 31% và 2008 tăng lên 40%). Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2008 tình hình kinh tế biến động, lãi suất cho vay tăng mạnh đạt đỉnh điểm vào năm 2008 có thời điểm lên đến gần 30%/năm, các dự án đầu tư xây lắp không thể có hiệu quả với mức lãi suất này. Do vậy tình hình vay vốn cho các dự án xây lắp trong năm 2008 bị giảm sút. Nhưng xu hướng chung dự án xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng số vốn cho vay.
Ngoài ra, để quản lý công tác thẩm định dự án cho vay ngành xây lắp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây còn chia các dự án theo lại hình xây dựng như xông trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp, công triìn xâyd ựng giao thông vận tải và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng 1.6: Cơ cấu cho vay theo dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng
Đơn vị tính :%
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá trị TB giai đoạn 2006 -2008
Tổng số vốn vay
100
100
100
100
Xây dựng dân dụng
61
69
81
70.3
Xây dựng công nghiệp
10
9
8
9
Xây dựng công trình GTVT
5
5
4
4.7
Xây dựng cơ sở hạ tầng
24
17
7
16
(Nguồn số liệu tác giả tự tính toán theo số liệu phòng KHTH cung cấp)
(Nguồn số liệu Phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy số lượng dự án công trình xây dựng dân dụng xin vốn tại ngân hàng luôn chiếm trên 60%, tỷ lệ này gia tăng trong các năm (năm 2006 số dự án công trình xây dựng dân dụng mới chỉ chiếm 61% đến năm 2008 đã tăng lên 81%. Những công trình này thường là công trình nhà ở, nhà chung cư, công trình công công (bệnh viện, siêu thị, trường học,...). Đặc biệt trong những năm gần đây chi nhánh cho vay rất nhiều đối với công trình xây dựng văn phòng cho thuê. Công trình xây dựng công nghiệp chỉ chiếm 9% tổng số vốn xin vay tại chi nhánh. Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với các công trình công nghiệp nhẹ như xây dựng nhà máy chế biến, nhà máy dược. Các công trình giao thông vận tại thường không nhiều, Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với công trình cải tạo, sửa chữa đường và cho vay theo yêu cầu của Nhà nước. Công trình xây dựng hạ tầng cơ sở cũng là loại hình dự án Chi nhánh cho vay khá mạnh, chiếm 16% tổng số vốn cho vay. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, các trạm truyền dẫn điện.
1.2.2.Đặc điểm của các dự án đầu tư xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Xây lắp là một trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế. Xây lắp góp phần mở rộng cơ sở hạ tầng thay đổi diện mạo của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Dự án đầu tư ngành xây lắp bao gồm có xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật ... với các hình thức đầu tư mới, cải tạo mua sắm, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công trình. Do vậy dự án đầu tư ngành xây lắp có những đặc điểm sau:
Tổng vốn đầu tư cho một công trình xây lắp thường là rất lớn. Một phần lớn vốn được dùng phục vụ cho quá trình xây dựng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt cho dư án. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây lắp thường xuyên vay vốn tại Chi nhánh như Vinaconex, Viwaseen, Tổng công ty Sông Đà,... Các dự án xin vay vốn của các đơn vị này có tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy quy mô vốn đầu tư dùng cho dự án cần được tính toán kỹ lưỡng, đúng đắn, xác định thời gian huy động vốn hợp lý để không lãng phí vốn hay ứ đọng vốn trong quá trình thi công.
Sản phẩm xây lắp là những công trình, kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Không thể di dời sản phẩm dự án từ nơi này sang nơi khác. Trong quá trình thi công dự án cũng như vận hành kết quả đầu tư, dự án xây lắp chịu tác động rất lớn điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội. Có thể nói điều kiện tư nhiên là một trong những nhân tố quyết định đến thành công của dự án xây lắp, nó quyết định tiến độ của dự án cũng như chất lượng của dự án. Chẳng hạn, nếu một dự án gặp phải tình hình thời tiết bất lợi như mưa, gió, lũ lụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công, từ đó ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Do vậy, trước khi lập dự án cần phải khảo sát điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội để đưa ra chủ trương đầu tư và lựa chọn vị trí dự án hợp lý.
Thời gian thực hiện đầu tư của một dự án xây lắp thường kéo dài. Nó được tính từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt động có thể kéo dài vài năm, có những công trình lớn kéo dài hàng chục năm. Do vậy để quản lý dự án được hiệu quả, nhà quản lý thường chia dự án thành các giai đoạn nhỏ ứng với những mốc chính của dự án để tiện theo dõi và kiểm tra.
Sản phẩm của dự án ngành xây lắp được thiết kế riêng về mặt kỹ thuật. Mỗi hạng mục công trình đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Trong quá trình thực hiện dự án các tiêu chuẩn kỹ thuật luôn được đặt ra và được giám sát chặt chẽ. Việc xây dựng là một quá trình diễn ra lâu dài, nhiều giai đoạn, có thể phát sinh nhiều kẽ hở làm cho quá trình quản lý dự án có gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với nhà quản lý dự án là phải xây dựng được chương trình giám sát phù hợp, sát sao với hoạt động của dự án và nắm được toàn bộ những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến dự án.
Dự án đầu tư ngành xây lắp mang tính rủi ro cao do dự án đầu tư ngành xây lắp thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài, kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên. Trong quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư sẽ không chỉ chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan của con người mà còn chịu ảnh hưởng lớn các nguyên nhân khách quan từ nhiều phía. Do vậy, trong quá trình quản lý cần phải có những biện pháp để ngăn ngừa, tránh né rủi ro có thể xảy ra.
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
Tổ chức điều hành công tác thẩm định dự án.
Đó là việc Ngân hàng bố trí phân công cán bộ thẩm định dự án, quy định trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ thẩm định, các bộ phận tham gia thẩm định cũng như thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận thẩm định.
Việc phân công cán bộ thẩm định hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được diễn ra khách quan, đánh giá chính xác hiệu quả của dự án. Đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo của cán bộ thẩm định trong lĩnh vực thẩm định.
Việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cán bộ tham gia thẩm định để tránh hiện tượng lạm dụng quyền hạn hoặc trốn tránh trách nhiệm khi có công việc phát sinh. Đồng thời tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định, không để chồng chéo công việc và cán bộ thẩm định sẽ luôn có ý thức hoàn thành công việc của mình..
Trong công tác thẩm định cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận một cách chặt chẽ. Từ đó quy trình thẩm định được diễn ra một cách thông suốt, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án.
Do vậy tổ chức, điều hành công tác thẩm định dự án cần được diễn ra một cách khoa học, hợp lý để phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Về nhân tố con người.
Con người là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động. Con người tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là một công việc phức tạp nó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có tính chuyên môn cao, nắm bắt nghiệp vụ vững vàng, tiến hành công tác thẩm định theo đúng trình tự, đầy đủ mọi nội dung để đảm bảo tiến độ thẩm định dự án.
Dự án đầu tư ngành xây lắp là dự án mang tính kĩ thuật cao, đòi hỏi người thẩm định phải nắm được các tiêu chuẩn định mức của ngành, hiểu sâu sắc về lĩnh vực đầu tư. Từ đó, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá chính xác các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật,... của dự án.
Mặt khác, cán bộ thẩm định cần phải nhạy bén với những biến đổi của thị trường. Ngoài ra, cần phải có lòng nhiệt tình, sự say mê, tính trung thực và có trách nhiệm với công việc mình đang làm.
Thông tin thẩm định. Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và khá lớn đến công tác thẩm định dự án.
Như chúng ta đều biết, thẩm định dự án bản chất là một quá trình phân tích và so sánh những thông tin của một bên là khách hàng cung cấp với một bên là cán bộ thu thập. Thông tin càng đầy đủ, chính xác bao nhiêu thì kết luận càng có giá trị cao bấy nhiêu. Nếu thông tin sai lệch thì cán bộ thẩm định có cố gắng đến mấy thì kết quả thẩm định cũng sẽ trở thành vô nghĩa.
Về phía cạnh chủ đầu tư: khi trình dự án họ luôn muốn dự án được chấp thuận cho vay vốn nên mọi số liệu đều được họ đánh bóng làm cho đẹp mắt, đôi khi còn cung cấp thiếu thông tin. Vì vậy trong công tác thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với ngân hàng: luôn muốn có được kết quả thẩm định chính xác. Do vậy trong công tác thẩm định cán bộ thẩm định cần phải thu thập thêm những thông tin từ các dự án có liên quan, hay những đối tác của khách hàng để đảm bảo có một kết quả thẩm định khả thi.
Cơ sở vật chất của ngân hàng:
Có thể nói hoạt động thẩm định khó có thể đạt được chất lượng cao nếu cơ sở vật chất của ngân hàng không đáp ứng yêu cầu.
Trong quá trình thẩm định cơ sở vật chất không chỉ phục vụ đắc lực trong công tác thẩm định mà còn giúp cho cán bộ thẩm định có thể thu thập được thông tin dễ dàng hơn thông qua internet, mạng nối nội bộ,... Đồng thời cán bộ thẩm định sẽ được trợ giúp đắc lực trong công tác thẩm định, phân tích dự án của các phần mềm chuyên dụng như EXCEL,...
Đây chính là nhân tố giúp cho quá trình thẩm định diến ra nhanh hơn, kết quả chính xác hơn.
Chi phí và thời gian thẩm đinh:
Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định của dự án đầu tư. Nếu quá trình thẩm định dự án không được đầu tư một cách chính đáng, thời gian thẩm định ngắn, cán bộ tín dụng sẽ không thể xem xét được đầy đủ và chi tiết các nội dung của dự án. Đặc biệt dự án ngành xây lắp là những dự án đòi hỏi phải được xem xét kỹ lưỡng trong công tác thẩm định kỹ thuật và thẩm định tài chính.
Phần lớn cán bộ tín dụng tại Ngân hàng đều tốt nghiệp từ các trường Đại học chuyên ngành kinh tế, do vậy trong công tác thẩm định dự án càng cần có nhiều thời gian hơn so với công tác thẩm định các nội dung khác. Đồng thời trong quá trình thẩm định dự án, có nhiều nội dung nằm ngoài sự hiểu biết của cán bộ tín dụng. Đối với những nội dung như vậy cần phải hỏi ý kiến các chuyên gia hoặc liên kết với các tổ chức thẩm định chuyên ngành để thẩm định dự án được nâng cao chất lượng.
Chi phí cho thẩm định dự án bao gồm chi phí thu thập thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định, chi phí hỏi ý kiến chuyên gia,....
1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan:
Nhân tố khách hàng vay vốn.
Công tác thẩm định dự án đầu tư xây lắp nói riêng và thẩm định dự án đầu tư nói chung đều dựa trên hồ sơ khách hàng gửi tới. Trong một số trường hợp khách hàng là nhân tố gây khó khăn trong quá trình thẩm định.
Trong trường hợp tình hình tài chính của khách hàng không được khả quan, người vay vốn có thể chỉnh sửa hồ sơ của mình cho hợp lý. Nếu cán bộ thẩm định không phát hiện được sẽ đưa ra những đánh giá sai lầm dẫn đến quyết định cho vay đầu tư vào dự án là sai lầm. Hoặc trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án, khách hàng có thể sửa một vài số liệu để dự án của mình mang tính khả thi cũng sẽ tạo khó khăn cho cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định.
Trình độ lập dự án của nhiều doanh nghiệp còn yếu, thông tin không đầy đủ, chính xác. Như vậy trong quá trình thẩm định dự án cần nhiều sửa đổi, bổ sung dẫn đến thời gian thẩm định dự án kéo dài, chất lượng thẩm định dự án sẽ giảm sút.
Nhân tố môi trường kinh tế xã hội và chính sách quản lý Nhà nước.
Những yếu tố về kinh tế - xã hội của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định của dự án. Nếu một nền kinh tế có nhiều thay đổi như lạm phát tăng nhanh, thất nghiệp gia tăng, cầu tiêu dùng giảm,... sẽ hạn chế việc đưa ra kết luận đầu tư đúng đắn. Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh còn làm giảm độ chính xác khi xây dựng dòng tiền của dự án dẫn đến các kết quả tính toán không còn chính xác. Hoặc một đất nước có nền kinh tế diễn biến không ổn định thì các dự báo trong dài hạn cũng có tính chính xác thấp.
Cơ chế quản lý của nhà nước cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định. Một cơ chế quản lý tốt sẽ loại bỏ những doanh kém hoạt động từ đó sẽ giảm bớt những dự án được lập với mục đích rút vốn ngân hàng mà không đầu tư. Từ đó giúp cho công tác thẩm định của ngân hàng cũng được rút ngắn giai đoạn tìm hiểu về khách hàng cho vay. Nếu cơ chế quản lý không chặt chẽ Nhà nước sẽ không kiểm soát được hành vi doanh nghiệp làm giả mạo số liêu, lừa đảo ngân hàng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định.
Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án. Nếu các văn bản quy phạm và các văn bản quy định tiêu chuẩn của ngành được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu sẽ tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định được nhanh chóng hơn và ngược lại.
Các yếu tố tự nhiên.
Dự án là một tập hợp các dự kiến trong tương lai, thời gian từ khi thực hiện đến khi đi vào khai thác dự án, hoàn vốn đầu tư thường rất dài vì thế cả chủ đầu tư lẫn ngân hàng không thể lường trước được những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế,... Những nguyên nhân này thường khó dự đoán mà nó là nguyên nhân làm cho dự án bất khả thi, làm sai lệch kết quả thẩm định.
1.2.4.Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Bước 1: Cán bộ tín dụng Phòng Quan hệ khách hàng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin vay vốn theo dự án của khách hàng.Nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở để thẩm định, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng cán bộ tín dụng lập phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu.(mẫu tiếp nhận hồ sơ- Phần phụ lục)
Bước 2: Trên cơ sở hồ sơ đã khách hàng gửi tới, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn và dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định, nếu có những vấn đề khúc mắc, cán bộ tín dụng hỏi trực tiếp khách hàng để khách hàng làm rõ, bổ sung các tài liệu nếu cần thiết.
Bước 3: Cán bộ tín dụng lập báo cáo xếp hạng doanh nghiệp và báo cáo thẩm định dự án đầu tư, trình trưởng phòng Quan hệ khách hàng xem xét. Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và sử dụng phần mềm định hạng tín dụng nội bộ để tính điểm thông tin khách hàng. (Mẫu thông tin khách hàng - Phần phụ lục)
Bước 4: Trưởng phòng Quan hệ khách hàng kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ thông qua yêu cầu của cán bộ tín dụng hoặc yêu cầu chỉnh sửa, làm rõ một số nội dung cần thiết.
Bước 5: Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư chuyển đến cấp có thẩm quyền (Phó Giám Đốc, Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng tuỳ thuộc thẩm quyền phê duyệt cho vay vốn) để xem xét và ra quyết định cho vay vốn. Sau đó hồ sơ được chuyển lại cho cán bộ tín dụng để cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng và tiến hành lưu hồ sơ theo quy định.
Sơ đồ 1.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ
Nhận định hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Bổ sung, giải trình
Lập báo cáo thẩm định
Kiểm tra, kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Đạt
Chưa đạt yêu cầu
Chưa rõ
(Nguồn: phòng Quan hệ khách hàng)
Khách hàng
Cán bộ Quan hệ khách hàng
Chưa đầy đủ
Đầy đủ
Lưu hồ sơ, tài liệu
Trưởng phòng QHKH/
Phó Giám Đốc/ Giám đốc
1.2.5. Các phương pháp thẩm định được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho dự án ngành xây lắp:
Phương pháp thẩm định mà NHĐT&PT Hà Tây áp dụng ngày càng khoa học, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, đối chiếu, dự báo, phân tích độ nhạy. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được. Và đồng thời các phương pháp được sử dụng kết hợp với nhau để có được những kết quả chính xác trong quá trình phân tích, đánh giá dự án.
1.2.5.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Theo phương pháp này, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ khái quát đến chi tiết các nội dung của dự án, kết luận trước làm cơ sở cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát:
Cán bộ tín dụng dựa vào các chỉ tiêu cần thẩm định để xem xét một cách tổng quát dự án đầu tư xây lắp. Qua thẩm định tổng quát sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát về dự án, hiểu được quy mô, tính chất của dự án.
Thông thường thẩm định tổng quát chủ yếu xem xét tổng quan dự án nên khó phát hiện ra những sai sót của dự án, trừ trường hợp người lập dự án có trình độ quá thấp, không nắm được mối quan hệ cơ bản giữa các nội dung của dự án.
Thẩm định chi tiết:
Cán bộ thẩm định dựa vào các nội dung thẩm định quy định trong Sổ tay tín dụng của BIDV để xem xét từng nội dung của dự án sau: Thẩm định mục tiêu của dự án, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả của dự án. Nếu các nội dung này hợp lý hoặc chi phí sửa chữa nhỏ, tiếp tục thẩm định khối lượng công việc, chi phí và sản phẩm của dự án, nguồn vốn, số lượng vốn. Nếu các chỉ tiêu này vẫn hợp lý tiếp tục thẩm định kế hoạch tiến độ và tổ chức thực hiện dự án.
Sau khi tiến hành thẩm định từng nội dung cần phải đưa ra nhận xét, kết luận, đồng ý hay không đồng ý những gì cần bổ sung nếu dự án được chấp thuận cho vay vốn do trong quá trình soạn thảo có thể có nhiều sai sót.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng ở hầu hết các dự án ngành xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng.
1.2.5.2.Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Dự án xây lắp với đặc thù có tính kỹ thuật cao, là những dự án xây dựng nên những phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp đặc biệt quan trọng và chủ yếu.
Các nội dung có thể định lượng được trong dự án thường được tính toán thành các chỉ tiêu, trong dự án xây lắp có rất nhiều chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu mang một ý nghĩa riêng và có mức độ quan trọng khác nhau.
Các căn cứ để so sánh đối chiếu đó là các chỉ tiêu tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản pháp luật, văn bản ngành như Luật Xây Dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 112/2006/NĐ-CP, thông tư 06/2007/TT-BXD,... Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán, rà soát các chỉ tiêu của dự án và so sánh với các tiêu chuẩn này để đưa ra nhận xét. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đối chiếu là:
- Các định mức, hạn mức, chuẩn mực.
- Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành.
- So sánh các chỉ tiêu của dự án đang tiến hành thẩm định với các chỉ tiêu của dự án tương tự đã được thẩm định và có kết luận là dự án khả thi.
Trong trường hợp các chỉ tiêu chưa có tiêu chuẩn so sánh ở trong nước thì có thể tham khảo các chỉ tiêu này ở nước ngoài, nhưng phải có sự chuyển đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế trong nước.
1.2.5.3. Phương pháp dự báo:
Dự báo là một phương pháp phổ biến và quan trọng trong các ngành kinh tế. Trong công tác thẩm định dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây cán bộ tín dụng cũng sử dụng phương pháp này . Phương pháp dự báo được sử dụng khi thẩm định phương diện thị trường như dự báo cung cầu sản phẩm, giá cả trên thị trường. Ngoài ra còn là công cụ để dự báo những rủi ro mà dự án có thể gặp phải, dự báo các biến động của nền kinh tế có ảnh hưởng đến dự án.
Trong kinh tế học có rất nhiều phương pháp dự báo như dự báo sử dụng phương trình tuyến tính, dự báo sử dụng mô hình kinh tế lượng, dự báo theo phương pháp bình quân số học. Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây phương pháp được sử dụng phổ biến đó là phương pháp dự báo bình quân số học. .
1.2.5.4.Phương pháp phân tích độ nhạy:
Là phương pháp thẩm định được dùng phổ biến trong thẩm định tài chính dự án. Phương pháp này được sử dụng để xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Sau đó tìm được yếu tố nào tác động đến hiệu quả dự án, yếu tố nào tác động mạnh nhất để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thường giả thiết những nhân tố khác ngoài nhân tố đầu vào được chọn là cố định. Đồng thời phương pháp này không tính đến xác suất của biến cố xấu nhất đối với nhân tố bất định cũng như xác xuất của biến cố tốt nhất, đâu là thông số đáng quan tâm của những nhà phân tích dự án.
Thực tế, trong quá trình thẩm định dự án ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, cán bộ tín dụng luôn sử dụng kết hợp các phương pháp thẩm định để công tác thẩm định được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
1.2.6.Nội dung thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp:
Đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động của dự án đều có những đặc điểm riêng biệt, do đó nội dung thẩm định cũng có những nét khác nhau để đánh giá dự án một cách chính xác, đầy đủ toàn diện. Tuy vậy, hiện nay, NHĐT&PT Việt Nam cũng như NhĐT&PT Hà Tây vẫn xây dựng được nội dung thẩm định cho từng ngành mà vẫn áp dụng nội dung thẩm định chung cho tất cả các ngành. Nhưng trên cơ sở nội dung thẩm định này, cán bộ tín dụng sẽ áp dụng một cách linh hoạt đối với từng loại hình dự án trong từng lĩnh vực cụ thể.
1.2.6.1. Thẩm định khách hàng:
Trước khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Đây là bước trước tiên của công tác thẩm định nhằm đánh giá khách hàng xem có đầy đủ tính pháp lý cũng như năng lực tài chính để cho vay.
1.2.6.1.1. Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng:
Cán bộ tín dụng kiểm tra đánh giá các nội dung sau:
- Khách hàng vay vốn có trụ sở làm việc tại địa bàn nơi chi nhánh thực hiện cho vay hay không.
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự hay không. Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phảo có năng lực hành vi dân sự và năgn lực pháp luật dân sự và phải hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Điều lệ tổ chức của khách hàng vay vốn thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị điều hành.
- Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn hiệu lực trong thời hạn vay vốn.
- Biên bản thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc, kế toán trưởng hợp lệ.
- Quyết định của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc uỷ quyền cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng.
1.2.6.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng:
Về tình hình hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần thu thập những thông tin về:
- Ngành nghề kinh doanh của khách hàng có được phép không, có phù hợp với ngành nghề đăng ký trong giấy phép hay không.
- Xem xét tình hình sản xuất kinh doanh có ổn định không, xu hướng đi lên hay đi xuống, kế hoạch sản xuất có hợp lý không.
- Môi trường kinh doanh có thuận lợi không, doanh nghiệp đang hoạt hoạt động ở phân đoạn thị trường nào.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của Doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau sử dụng những số liệu từ các Báo cáo tài chính. Cán bộ thẩm định cần phải tìm ra các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt. Do vậy mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng của phân tích khách hàng.
Phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp căn cứ vào Báo cáo tài chính gần nhất bao gồm bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (bắt buộc), bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác như số lượng lao động, bảng thanh toán lương/ nhân công.
Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán):
(1) Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng của doanh nghiệp có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và tài sản ngắn hạn.
(2) Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho).
(3) Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ tiêu hoạt động:
(4) Vốn quay vốn lưu động:
Vốn quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, cụ thể là cứ 1 đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
(5)Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu.
(6) Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một chu kỳ kinh doanh, để đạt được doanh thu thì doanh nghiệp phải thu bao nhiêu vòng.
(7)Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị TSCĐ sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn:
(8) Chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng tài sản
Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản =
Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản được tài trợ bằng nợ của doanh nghiệp
(9) Chỉ tiêu nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu:
Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu =
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tổng tài sản của nó.
Chỉ tiêu thu nhập.
(10) Tỷ suất lợi nhuận gộp / doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp / doanh thu thuần =
Lợi nhuân thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đơn vị doanh thu thuần trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận gộp.
(11) Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần:
LN từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần =
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – thu nhập từ hoạt động tài chính + Chi phí cho hoạt động tài chính
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu thuần thu được trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
(12)Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữy bình quân (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thế sinh ra từ một đồng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng càng cao thì ROE càng cao, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
(13) Hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thế sinh ra từ một đồng vốn kinh doanh. ROA càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
(14) Chỉ tiêu EBIT/ chi phí lãi vay:
EBIT/chi phí lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này cho viết hiệu quả sử dụng đòn cân nợ của doanh nghiệp, cứ 1 đơn vị chi phí lãi vay bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Các nhóm chỉ tiêu trên nếu được tính toán một cách chính xác rõ ràng sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn chân thực về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Sau khi tính toán các chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng nhập số điểm tính toán được vào phần mềm định hạng tín dụng khách hàng để tính tổng điểm theo chỉ tiêu tài chính cho khách hàng theo mẫu thông tin xếp hạng khách hàng (phần phụ lục).
1.2.6.1.3.Về quan hệ tín dụng của khách hàng.
Cán bộ tín dụng xem xét quan hệ của khách hàng với Chi nhánh cho vay và các chi nhánh khác cùng hệ thống hoặc với các tổ chức tín dụng khác trên các khía cạnh sau:
- Xem xét tình thình dự nợ tín dụng ngắn, trung, dài hạn và nợ quá hạn (nếu có), mục đích vay vốn của các khoản vay.
- Doanh số cho vay, thu nợ của các ngân hàng.
- Số dư tiền gửi bình quân trên tài sản của khách hàng.
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Sau khi xem xét các mối quan hệ của khách hàng, cán bộ tín dụng sử dụng phần mềm định hạng tín dụng để tính điểm theo chỉ tiêu phi tài chính. Cuối cùng cán bộ tín dụng tính tổng điểm của khách hàng và xếp hạng khách hàng (mẫu thông tin xếp hạng khách hàng-Phần phụ lục).
1.2.6.2. Thẩm định dự án đầu tư:
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình cán bộ tín dụng thực hiện thẩm tra, so sánh một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung của dự án để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả và khả thi của dự án, để từ đoa có quyết định đúng đắn về tài trợ vốn cho dự án. Công tác thẩm định dự án bao gồm các nội dung sau:
1.2.6.2.1. Thẩm định tính cấp thiết và mục tiêu của dự án xây lắp:
Đối với bất kỳ dự án nào nói chung và dự án xây lắp nói riêng, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp.
Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược/quy hoạch phát triển ngành xây lắp, kế hoạch phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của._.rong 12 tháng vừa qua)
3.33%
0 lần
100
3.33
Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá
3.33%
0%
100
3.33
Tình hình nợ quá hạn của dự nợ hiện tại
3.33%
không có NQH
100
3.33
Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng(thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khách…)
3.33%
bidv chưa có lần nào phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng
100
3.33
Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua
3.33%
đạt yêu cầu, hợp tácở mức độ cao
100
3.33
Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN
3.33%
30%
40
1.332
Mức độ sử dụng các dịch vụ ( tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV
3.33%
KH chỉ sử dụng dịch vụ của bidv
40
1.332
Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV
3.33%
14 năm
100
3.33
Tình trạng nợ qua hạn tại các NH khác trong 12 tháng qua
3.33%
không có NQH
100
3.33
Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD
3.33%
Phát triển
100
3.33
Các nhân tố bên ngoài
Triển vọng ngành
3%
phát triển
100
3
Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD
2%
Khó, đòi hỏi đầu tư vốn và lao động lớn, trình độ cao
80
1.6
Tính tổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào ( khối lượng và giá cả)
2%
tương đối ổn định
60
1.2
Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của nhà nước
1.5%
có chính sách khuyến khích
100
1.5
Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên
1.5%
có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể
80
1.2
Các đặc điểm hoạt động khác
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào)
1.90%
bình thường
60
1.14
Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng ( sản phẩm đầu ra)
1.71%
Ko phụ thuộc vào một số ít chủ đầu tư
100
1.71
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu trong 3 năm gần đây
1.52%
25%
100
1.52
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thế) của DN trong 3 năm gần đây
1.52%
22%
100
1.52
Số năm hoạt động trong ngành
2.28%
14 năm
100
2.28
Phạm vi hoạt động của DN( tiêu thụ sản phẩm)
1.52%
toàn quốc
100
1.52
Uy tín của DN với người tiêu dùng
2.28%
có thương hiệu
60
1.368
Mức độ bảo hiểm tài sản
1.52%
0%
20
0.304
Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây
1.71%
có biến động
100
2.71
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
1.52%
có thể tiếp cận nhiều nguồn
100
1.52
Triển bọn phát triên của DN theo đánh giá của CBTD
1.52%
Phát triển nhanh và vững chắc trong 3 đến 5 năm nữa
100
1.52
TỔNG ĐIỂM CỦA THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH
89.21
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VẬT TƯ - GIAI ĐOẠN I
Đơn vị tính : VNĐ
TT
Các hạng mục
Phần XD (trước thuế)
Phần CN (trước thuế)
Thiết bị(trước thuế)
Tổng cộng
Trước thuế
Sau thuế
A
Trạm bơm nước thô
1
Công trình thu
651,107,640
356,761,087
1,007,868,727
1,108,655,600
2
Bể trộn, bể phản ứng, bể lắng
4,834,827,909
2,026,524,616
138,314,250
6,999,666,775
7,693,167,740
3
Trạm bơm
1,347,590,279
3,905,507,185
944,088,000
6,197,185,464
6,769,699,611
4
Nhà hoá chất
673,348,364
111,321,142
903,756,900
1,688,426,406
1,812,081,201
5
Nhà hành chính
749,935,636
749,935,636
824,929,200
6
Phòng điều khiển
592,449,818
592,449,818
651,694,800
7
Cụm xử lý nước 5m3/h(tạm tính)
216,000,000
216,000,000
237,600,000
8
Đường ống nối các hạng mục
109,517,838
109,517,838
120,469,622
9
Hệ thống thoát nước
281,862,545
281,862,545
310,048,800
10
San nền
2,359,898,183
2,359,898,183
2,595,888,001
11
Cổng, tường rào, đường nội bộ và nhà bảo vệ
2,654,349,091
2,654,349,091
2,919,784,000
12
Điện động lực, điều khiển chiếu sáng,chống sét
709,090,909
709,090,909
780,000,000
Cộng A
23,566,251,392
25,824,018,574
B
Trạm biến áp và đường dây cao thế
1
Trạm biến áp
54,545,455
500,000,000
554,545,455
585,000,000
2
Đường dây trung thế 35 KV
81,818,182
81,818,182
90,000,000
Cộng B
636,363,637
675,000,000
C
Tuyến ống truyền dẫn nước thô
1
Tuyến ống HDPE DN450
7,016,788,790
7,016,788,790
7,718,467,669
2
Tuyến ống HDPE DN 500
27,211,788,776
27,211,788,776
29,932,967,654
3
Tuyến ống gang dẻo DN 700
25,765,695,537
25,765,695,537
28,342,265,091
4
Tái lập hoàn trả mặt đường thi công ống DN 700
486,713,409
486,713,409
535,384,750
5
Đường công vụ thi công ống, bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng
6,891,714,982
6,891,714,982
7,580,886,480
Cộng C
67,372,701,494
74,109,971,643
Tổng cộng A+B+C
91,575,316,523
100,608,990,217
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VẬT TƯ- GIAI ĐOẠN II
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Các hạng mục
Phần XD (trước thuế)
Phần CN (trước thuế)
Thiết bị(trước thuế)
Tổng cộng
Trước thuế
Sau thuế
A
Trạm bơm nước thô
1
Bể trộn, bể phản ứng, bể lắng
2,183,299,177
1,013,262,308
1,600,000,000
4,796,561,485
5,196,217,634
2
Đường ống nối các hạng mục
32,855,351
32,855,351
36,140,887
3
Hệ thống thoát nước
56,372,509.00
56,372,509
62,009,760
4
Điện động lực, điện điều khiển, chiếu sáng, chống sét
212,727,273
212,727,273
234,000,000
Cộng A
5,098,516,618
5,528,368,281
B
Trạm biến áp
1
Trạm biến áp
1,100,000,000
1,100,000,000
1,155,000,000
Cộng B
1,100,000,000
1,155,000,000
C
Tuyến ống truyền dẫn nước thô
1
Tuyến ống HDPE DN 500
27,211,608,776
27,211,608,776
29,932,769,654
Cộng C
7,211,608,776
9,932,769,654
D
Trạm bơm tăng áp
1
Trạm bơm tăng áp
6,000,000,000
1,944,496,500
7,944,496,500
8,641,721,325
Cộng D
7,944,496,500
8,641,721,325
Tổng cộng
1,354,621,894
45,257,859,260
BẢNG TỔNG HỢP GIAI ĐOẠN RÚT VỐN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG VÀ LÃI VAY TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG (GD1: 20000M3/ngđ)
CÔNG TRÌNH; DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ, CS45000M3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VND
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Tổng cộng
Quý 1 (15%)
Quý 2 (20%)
Quý 3 (30%)
Quý 4 (35%)
I
Vốn vay từng kỳ
10,822,420
14,429,893
21,644,839
25,252,312
72,149,464
1
Xây lắp
9,355,288
12,473,717
18,710,575
21,829,004
62,368,584
2
Thiết bị
260,102
346,802
520,203
606,904
1,734,011
3
Chi phí khác
691,677
922,236
1,383,354
1,613,913
4,611,180
4
Dự phòng phí 5%
515,353
687,138
1,030,707
1,202,491
3,435,689
II
Vốn vay luỹ tiến từng quý
10,822,420
25,252,313
46,897,152
72,149,464
72,149,464
Lãi vay (10.2%)
275,972
643,934
1,195,877
1,839,811
3,955,594
III
Tổng gốc và lãi vay thi công
11,098,392
25,896,247
48,093,029
73,989,275
159,076,943
BẢNG TỔNG HỢP GIAI ĐOẠN RÚT VỐN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ LÃI VAY TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG
(GD2: 45000M3/ngđ)
CÔNG TRÌNH; DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ, CS45000M3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VND
TT
Chỉ tiêu
Năm 2012
Tổng cộng
Quý 1 (15%)
Quý 2 (20%)
Quý 3 (30%)
Quý 4(35%)
I
Vốn vay từng kỳ
4,783,756
6,378,342
9,567,513
11,162,098
31,891,709
1
Xây lắp
3,854,563
5,139,418
7,709,126
8,993,981
25,697,088
2
Thiết bị
487,672
650,230
975,344
1,137,902
3,251,148
3
Chi phí khác
213,723
284,964
427,446
498,687
1,424,820
4
Dự phòng phí 5%
227,798
303,731
455,596
531,528
1,518,653
II
Vốn vay luỹ tiến từng quý
4,783,756
11,162,098
20,729,611
31,891,709
31,891,709
Lãi vay (10.2%)
121,986
284,633
528,605
813,239
1,748,463
III
Tổng gốc và lãi vay thi công
4,905,742
11,446,731
21,258,216
32,704,948
70,315,637
BẢNG TÍNH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ. CS:45000,3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
TT
Tên tài sản khấu hao
Giá trị khấu hao
Thời gian KH (năm)
Năm khấu hao
GD1
GD2
Giai đoạn 1
2008
2009
2010
2011
2012
2013
1
Xây lắp
89,097,977
36,710,125
20
4,454,899
4,454,899
4,454,899
4,454,899
4,454,899
6,290,405
2
Thiết bị
2,477,159
4,644,497
10
247,716
247,716
247,716
247,716
247,716
712,166
3
Chi phí khác
6,587,399
2,035,458
10
658,740
658,740
658,740
658,740
658,740
862,286
4
Dự phòng phí 5%
4,908,127
2,169,504
10
490,813
490,813
490,813
490,813
490,813
707,763
5
Chi phí lãi vay trong thời gian XD
3,955,594
1,748,463
10
395,559
395,559
395,559
395,559
395,559
570,406
Cộng
107,026,256
47,308,047
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
9,143,025
BẢNG TÍNH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ. CS:45000,3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
TT
Tên tài sản khấu hao
Năm hoạt động
Giai đoạn 2
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
1
Xây lắp
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
2
Thiết bị
712,166
712,166
712,166
712,166
464,450
464,450
464,450
464,450
464,450
3
Chi phí khác
862,286
862,286
862,286
862,286
203,546
203,546
203,546
203,546
203,546
4
Dự phòng phí 5%
707,763
707,763
707,763
707,763
216,950
216,950
216,950
216,950
216,950
5
Chi phí lãi vay trong thời gian XD
570,406
570,406
570,406
570,406
174,846
174,846
174,846
174,846
174,846
Cộng
9,143,025
9,143,025
9,143,025
9,143,025
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
BẢNG TÍNH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN VÀ CÁC CHI PHÍ KHÁC
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ. CS:45000,3/NGĐ
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
TT
Tên TSKH
Năm hoạt động
Giai đoạn 2
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
1
Xây lắp
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
2
Thiết bị
3
CP khác
4
DP phí 5%
5
CP lãi vay thời gian XD
Cộng
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
BẢNG TÍNH TOÁN TRẢ NỢ GỐC VÀ LÃI VAY TRUNG HẠN CHO KHOẢN NỢ GỐC GD 1
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ CS: 45000M3/NGĐ
Đơn vị tịnh: 1000 VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
1
Dự nợ gốc đầu năm
72,149,464
64,132,857
56,116,250
48,099,643
40,083,036
32,066,428
24,049,821
16,033,214
8,016,607
2
Trả nợ gốc hàng năm
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
8,016,607
Quý 1
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
Quý 2
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
Quý 3
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
Quý 4
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
2,004,152
3
Trả lãi hàng năm
7,359,245
6,541,551
5,723,857
4,906,164
4,088,470
3,270,776
2,453,082
1,635,388
817,694
4
Tổng gốc + lãi vay
15,375,852
14,558,159
13,740,465
12,922,771
12,105,077
11,287,383
10,469,689
9,651,995
8,834,301
5
Dư nợ gốc cuối năm
72,149,464
64,132,857
56,116,250
48,099,643
40,083,036
32,066,428
24,049,821
16,033,214
8,016,607
-
BẢNG TÍNH TOÁN TRẢ NỢ GỐC VÀ LÃI VAY TRUNG HẠN CHO KHOẢN NỢ GỐC GD 2
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ CS: 45000M3/NGĐ
Đơn vị tịnh: 1000 VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
1
Dự nợ gốc đầu năm
33,640,172
29,902,375
26,164,578
22,426,781
18,688,984
14,951,188
11,213,391
7,475,594
3,737,797
2
Trả nợ gốc hàng năm
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
3,737,797
Quý 1
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
Quý 2
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
Quý 3
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
Quý 4
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
934,449
3
Trả lãi hàng năm
3,431,298
3,050,042
2,668,787
2,287,532
1,906,276
1,525,021
1,143,766
762,511
381,255
4
Tổng gốc + lãi vay
7,169,094
6,787,839
6,406,584
6,025,329
5,644,073
5,262,818
4,881,563
4,500,307
4,119,052
5
Dư nợ gốc cuối năm
33,640,172
29,902,375
26,164,578
22,426,781
18,688,984
14,951,188
11,213,391
7,475,594
3,737,797
-
BẢNG TÍNH TOÁN DOANH THU CÁC NĂM CỦA DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ
ĐÌNH VŨ CS: 45000M3/NGĐ
Đơn vị tịnh: 1000 VNĐ
Năm
Công suất
Đơn giá
Sản lượng thương phẩm/ngày(m3)
Sản lượng tiêu thụ/năm(m3)
Doanh thu
2008
20,000
2,250
13,300
4,854,500
10,922,625
2009
20,000
2,250
17,100
6,241,500
14,043,375
2010
20,000
2,500
18,050
6,588,250
16,470,625
2011
20,000
2,500
19,000
6,935,000
17,337,500
2012
20,000
2,750
19,000
6,935,000
19,071,250
2013
45,000
2,750
29,925
10,922,625
30,037,219
2014
45,000
3,000
32,063
11,702,995
35,108,985
2015
45,000
3,000
34,200
12,483,000
37,449,000
2016
45,000
3,300
36,338
13,263,370
43,769,121
2017
45,000
3,300
38,475
14,043,375
46,343,138
2018
45,000
3,600
38,475
14,043,375
50,556,150
2019
45,000
3,600
42,750
15,603,750
56,173,500
2020
45,000
4,000
42,750
15,603,750
62,415,000
2021
45,000
4,000
42,750
15,603,750
62,415,000
2022
45,000
4,400
42,750
15,603,750
68,656,500
2023
45,000
4,400
42,750
15,603,750
68,656,500
2024
45,000
4,850
42,750
15,603,750
75,678,188
2025
45,000
4,850
42,750
15,603,750
75,678,188
2026
45,000
5,335
42,750
15,603,750
83,246,006
2027
45,000
5,335
42,750
15,603,750
83,246,006
2028
45,000
5,869
42,750
15,603,750
91,578,409
2029
45,000
5,869
42,750
15,603,750
91,578,409
2030
45,000
6,455
42,750
15,603,750
100,722,206
2031
45,000
6,455
42,750
15,603,750
100,722,206
2032
45,000
7,000
42,750
15,603,750
109,226,250
CỘNG
326,465,490
1,451,101,355
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU CHO
MỘT NĂM SẢN XUẤT /1M3/NĂM
(Tính theo định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch bạn hành cùng quyết định 14/2004/QĐ - BXD ngày 14/5/2004 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng)
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
STT
Nguyên, nhiên vật liệu
ĐV Tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Clo hoá lỏng
kg
0.38
12
4.6
2
Điện cho sản xuất
kwh
127.75
1.1
140.53
3
Phèn
kg
12.78
2.5
31.94
4
Vật liệu khác
%
7
12.39
5
Nhân công (bậc 4/7)
công
0.657
70.05
46.28
Tổng cộng
189.46
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT LIỆU SẢN XUẤT 1 M3 NƯỚC SẠCH
(Tính theo định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch ban hành kèm theo QĐ số 14/2004/QĐ-BXXD ngày 14/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng)
STT
Tên chi phí
Đơn vị tính
Định mứ tiêu hao/1m3 nước sạch
1
Clo hoá lỏng hoạt tính
kg
0.0011
2
Điện cho sản xuất
kwh
0.35
3
Phèn
kg
0.035
4
Vật liệu khác
%
7
5
Nhân công
Công
0.0018
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG & QUẢN LÝ CHO MỘT
NĂM SẢN XUẤT
ĐVT:1000 VNĐ
STT
Tên chi phí
ĐV tính
Khối lượng
CP 1 tháng
CP 1 năm (VNĐ)
Lương và chi phí quản lý
149741
1832683
1
Chi phí lương công nhân vận hành theo QĐ
VNĐ
77138
925653
2
Chi phí lương CB quản lý định biên
VNĐ
35787
465229
3
BHXH 17% lương
%
17
16916
202989
4
CP QLDN 15%lương
%
15
14926
179108
5
CP !LPX 5% lương
%
5
4975
59703
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ, CS:45000M3/NGĐ
Đơn vị tính:1000đồng
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
CS nhà máy
20,000
20,000
20,000
20,000
20,000
45,000
45,000
45,000
Tỷ lệ CS huy động/CS TK
70%
90%
95%
100%
100%
70%
75%
80%
SL thương phẩm/TK (m3ngđ)
13,300
17,100
18,050
19,000
9,000
29,925
32,063
34,200
1
Nguyên nhiên vật liêu
2,519,818
3,239,766
3,419,753
3,599,740
3,599,740
5,669,591
6,074,656
6,479,532
2
Lương quản lý
1,832,683
1,832,683
1,832,683
1,924,317
1,924,317
2,309,181
2,309,181
2,309,181
3
Khấu hao cơ bản và sửa chữa
6,685,068
6,685,068
6,685,068
6,685,068
6,685,068
9,783,037
9,783,037
9,783,037
a
Khấu hao cơ bản
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
9,143,025
9,143,025
9,143,025
b
Sửa chữa lớn 5%KHCB
312,386
312,386
312,386
312,386
312,386
457,151
457,151
457,151
c
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
124,955
124,955
124,955
124,955
124,955
182,861
182,861
182,861
4
Chi phí khác
347,722
410,137
458,682
476,019
510,694
730,013
831,449
3,998,999
a
BH tài sản (0.12% GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
b
Chi phí QLDN(2%DT)
218,453
280,868
329,413
346,750
381,425
600,744
702,180
748,980
c
Phí nước thô (500đ/m3), miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
-
-
-
-
-
-
-
3,120,750
5
Trả lãi vay đầu tư
7,359,245
6,541,551
5,723,857
4,906,164
4,088,470
6,702,073
5,503,124
4,304,175
Tổng
18,744,535
18,709,205
18,120,043
17,591,307
16,808,288
25,193,895
24,501,447
26,874,924
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ, CS:45000M3/NGĐ
Đơn vị tính:1000đồng
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
CS nhà máy
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
Tỷ lệ CS huy động/CS thiết kế
85%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
SL thương phẩm/TK (m3 ngđ)
36,338
38,475
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
1
Nguyên nhiên vật liêu
6,884,597
7,289,474
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
2
Lương quản lý
2,424,640
2,424,640
2,424,640
2,545,872
2,545,872
2,545,872
2,673,165
2,673,165
3
Khấu hao cơ bản và sửa chữa
9,783,037
9,783,037
7,864,711
7,864,711
7,864,711
7,864,711
7,864,711
6,730,733
a
Khấu hao cơ bản
9,143,025
9,143,025
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
6,290,405
b
Sửa chữa lớn 5%KHCB
457,151
457,151
367,510
367,510
367,510
367,510
367,510
314,520
c
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
182,861
182,861
147,004
147,004
147,004
147,004
147,004
125,808
4
Chi phí khác
4,320,494
4,566,976
5,041,330
5,153,677
5,278,507
5,278,507
5,403,337
5,403,337
a
BH tài sản (0.12% GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
b
Chi phí QLDN(2%DT)
875,382
926,863
1,011,123
1,123,470
1,248,300
1,248,300
1,373,130
1,373,130
c
Phí nước thô(500đ/m3), miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
3,315,843
3,510,844
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
5
Trả lãi vay đầu tư
3,105,226
1,906,276
1,525,021
1,143,766
762,511
381,255
Tổng
26,517,994
25,970,402
24,955,117
24,807,440
24,551,015
24,169,760
24,040,628
22,906,650
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC THÔ ĐÌNH VŨ, CS:45000M3/NGĐ
Đơn vị tính:1000đồng
Khoản mục
Năm hoạt động
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
CS nhà máy
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
Tỷ lệ CS huy động/CS thiết kế
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
SL thương phẩm/TK (m3 gđ)
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
1.NVL
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
2.Lương quản lý
2,673,165
2,806,823
2,806,823
2,806,823
2,947,165
2,947,165
2,947,165
3,094,523
3,249,249
.3.KHCB và sửa chữa
6,730,733
6,730,733
6,730,733
6,730,733
1,963,992
1,963,992
1,963,992
1,963,992
1,963,992
Khấu hao cơ bản
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
Sửa chữa lớn 5%KHCB
314,520
314,520
314,520
314,520
91,775
91,775
91,775
91,775
91,775
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
125,808
125,808
125,808
125,808
36,710
36,710
36,710
36,710
36,710
4.Chi phí khác
5,543,770
5,543,770
5,695,127
5,695,127
5,861,775
5,861,775
6,044,651
6,044,651
6,214,732
.BH tài sản (0.12% GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
CPQLDN(2%DT)
1,513,564
1,513,564
1,664,920
1,664,920
1,831,568
1,831,568
2,014,444
2,014,444
2,184,525
Phí nước thô(500đ/m3), miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
,900,938
5.Trả lãi vay đầu tư
Tổng
23,047,084
23,180,742
23,332,098
23,332,098
18,872,346
18,872,346
19,055,222
19,202,580
19,527,387
BẢNG TÍNH DOANH THU - CHI PHÍ & KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1000đ
Khoản mục
Năm hoạt động
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
CSNM(m3/ngđ)
20,000
20,000
20,000
20,000
0,000
45,000
45,000
45,000
Tỷ lệ CS thiết huy động/CS thiết kế
70%
90%
95%
100%
100%
70%
75%
80%
SL thương phẩm/TK(m3ngđ)
13,300
17,100
18,050
19,000
19,000
29,925
32,063
34,200
Doanh thu thuần
10,922,625
14,043,375
16,470,625
17,337,500
19,071,250
30,037,219
35,108,985
37,449,000
Nguyên nhiên vật liêu
2,519,818
3,239,766
3,419,753
3,599,740
3,599,740
5,669,591
6,074,656
6,479,532
Lương quản lý
1,832,683
1,832,683
1,832,683
1,924,317
1,924,317
2,309,181
2,309,181
2,309,181
Kh cơ bản và sửa chữa
6,685,068
6,685,068
6,685,068
6,685,068
6,685,068
9,783,037
9,783,037
9,783,037
Khấu hao cơ bản
6,247,727
6,247,727
6,247,727
,247,727
6,247,727
9,143,025
9,143,025
9,143,025
Sửa chữa lớn 5%KHCB
312,386
312,386
312,386
312,386
312,386
457,151
457,151
457,151
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
124,955
124,955
124,955
124,955
124,955
182,861
182,861
182,861
Chi phí khác
347,722
410,137
458,682
476,019
510,694
730,013
831,449
3,998,999
BHTS (0.12% GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
Chi phí QLDN(2%DT)
218,453
280,868
329,413
346,750
381,425
600,744
702,180
748,980
Phí nước thô(500đ/m3), miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
-
-
-
-
-
-
-
3,120,750
Trả lãi vay đầu tư
7,359,245
6,541,551
5,723,857
4,906,164
4,088,470
6,702,073
5,503,124
4,304,175
Tổng Chi phí
18,744,535
18,709,205
18,120,043
17,591,307
16,808,288
25,193,895
24,501,447
26,874,924
LN trước thuế TNDN
(7,821,910)
(4,665,830)
(1,649,418)
(253,807)
2,262,962
4,843,324
10,607,538
10,574,076
Thuế TNDN phải nộp
-
-
-
-
452,592
968,665
2,121,508
2,114,815
Lợi nhuận sau thuế
(7,821,910)
(4,665,830)
(1,649,418)
(253,807)
1,810,369
3,874,659
8,486,031
8,459,261
BẢNG TÍNH DOANH THU - CHI PHÍ & KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1000đ
Khoản mục
Năm hoạt động
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
1.CSNM (m3/ngđ)
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
2.Tỷ lệ CS huy động/CSTK
85%
90%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
3.SL thương phẩm/TK(m3ngđ)
36,338
38,475
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
4. Doanh thu thuần
43,769,121
46,343,138
50,556,150
56,173,500
62,415,000
62,415,000
68,656,500
68,656,500
5,678,188
5.NVL
6,884,597
7,289,474
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
6.Lương quản lý
2,424,640
2,424,640
2,424,640
2,545,872
2,545,872
2,545,872
2,673,165
2,673,165
2,673,165
7.KHCBvà sửa chữa
9,783,037
9,783,037
7,864,711
7,864,711
7,864,711
7,864,711
7,864,711
6,730,733
6,730,733
Khấu hao cơ bản
9,143,025
9,143,025
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
6,290,405
6,290,405
Sửa chữa lớn 5%KHCB
457,151
457,151
367,510
367,510
367,510
367,510
367,510
314,520
314,520
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
182,861
182,861
147,004
147,004
147,004
147,004
147,004
125,808
125,808
8.Chi phí khác gồm
4,320,494
4,566,976
5,041,330
5,153,677
5,278,507
5,278,507
5,403,337
5,403,337
5,543,770
BHTS (0.12%GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
Chi phí QLDN(2%DT)
875,382
926,863
1,011,123
1,123,470
1,248,300
1,248,300
1,373,130
1,373,130
1,513,564
Phí nước thô (500đ/m3) miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
3,315,843
3,510,844
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
9.Trả lãi vay đầu tư
3,105,226
1,906,276
1,525,021
1,143,766
762,511
381,255
10.Tổng Chi phí
26,517,994
25,970,402
24,955,117
24,807,440
24,551,015
24,169,760
24,040,628
22,906,650
23,047,084
11. LN trước TTNDN
17,251,127
20,372,735
25,601,033
31,366,060
37,863,985
38,245,240
44,615,872
45,749,850
2,631,104
12.Thuế TNDN nộp
3,450,225
4,074,547
7,168,289
8,782,497
10,601,916
10,708,667
12,492,444
12,809,958
14,736,709
Lợi nhuận sau thuế
13,800,902
16,298,188
18,432,744
22,583,563
27,262,069
27,536,573
32,123,428
32,939,892
37,894,395
BẢNG TÍNH DOANH THU - CHI PHÍ & KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: 1000đ
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
1
CSNM (m3/ngđ)
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
45,000
2
Tỷ lệ CS thiết huy động/CSTK
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
3
SL thương phẩm/TK(m3ngđ)
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
42,750
4
Doanh thu thuần
75,678,188
83,246,006
83,246,006
91,578,409
91,578,409
100,722,206
100,722,206
109,226,250
5
Nguyên nhiên vật liêu
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
8,099,415
6
Lương quản lý
2,806,823
2,806,823
2,806,823
2,947,165
2,947,165
2,947,165
3,094,523
3,249,249
7
KHCB và sửa chữa
6,730,733
6,730,733
6,730,733
1,963,992
1,963,992
1,963,992
1,963,992
1,963,992
a
Khấu hao cơ bản
6,290,405
6,290,405
6,290,405
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
b
Sửa chữa lớn 5%KHCB
314,520
314,520
314,520
91,775
91,775
91,775
91,775
91,775
c
Sửa chữa thường xuyên 2% KHCB
125,808
125,808
125,808
36,710
36,710
36,710
36,710
36,710
8
Chi phí khác
5,543,770
5,695,127
5,695,127
5,861,775
5,861,775
6,044,651
6,044,651
6,214,732
a
BH tài sản (0.12% GTTS)
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
129,269
b
Chi phí QLDN(2%DT)
1,513,564
1,664,920
1,664,920
1,831,568
1,831,568
2,014,444
2,014,444
2,184,525
c
Phí nước thô(500đ/m3), miễn 5 năm đầu, giảm 50% 5 năm tiếp
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
3,900,938
9
Trả lãi vay đầu tư
10
Tổng Chi phí
23,180,742
23,332,098
23,332,098
18,872,346
18,872,346
19,055,222
19,202,580
19,527,387
11
LN trước thuế TNDN
52,497,446
59,913,908
59,913,908
72,706,062
72,706,062
81,666,984
81,519,626
89,698,863
12
Thuế TNDN phải nộp
14,699,285
16,775,894
16,775,894
20,357,697
20,357,697
22,866,756
22,825,495
25,115,682
Lợi nhuận sau thuế
37,798,161
43,138,014
43,138,014
52,348,365
52,348,365
58,800,228
58,694,131
64,583,181
BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Vốn đầu tư
107,026,256
47,308,047
LNST
(7,821,910)
(4,665,830)
(1,649,418)
(253,807)
1,810,369
3,874,659
8,486,031
8,459,261
13,800,902
Khấu hao
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
6,247,727
9,143,025
9,143,025
9,143,025
9,143,025
Trả lãi vay
7,359,245
6,541,551
5,723,857
4,906,164
4,088,470
6,702,073
5,503,124
4,304,175
3,105,226
Dòng tiền
(101,241,195)
8,123,449
10,322,167
10,900,083
12,146,566
(27,588,290)
23,132,180
21,906,461
26,049,152
HSCKH
1.000000
0.907441
0.823449
0.747232
0.678069
0.615307
0.558355
0.506674
0.459777
GT hiện tại các năm
(101,241,195)
7,371,550
8,499,780
8,144,886
8,236,205
(16,975,274)
12,915,969
11,099,440
11,976,801
Cộng dồn
(101,241,195)
(93,869,644)
(85,369,864)
(77,224,978)
(68,988,774)
(85,964,048)
(73,048,079)
(61,948,639)
(49,971,838)
NPV
91,852,657
IRR
16%
BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
Vốn đầu tư
LNST
16,298,188
18,432,744
22,583,563
27,262,069
27,536,573
32,123,428
32,939,892
37,894,395
37,798,161
43,138,014
Khấu hao
9,143,025
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
7,350,197
6,290,405
6,290,405
6,290,405
6,290,405
Trả lãi vay
1,906,276
1,525,021
1,143,766
762,511
381,255
Dòng tiền
27,347,490
27,307,962
31,077,526
35,374,777
35,268,025
39,473,625
39,230,297
4,184,800
44,088,566
49,428,419
HSCKH
0.417221
0.378603
0.343560
0.311760
0.282904
0.256719
0.232957
0.211395
0.191828
0.174073
GT hiện tại các năm
11,409,934
10,338,877
10,676,992
11,028,452
9,977,470
10,133,622
9,138,979
9,340,441
8,457,439
8,604,151
Cộng dồn
(38,561,904)
(28,223,028)
(17,546,036)
(6,517,584)
3,459,886
13,593,508
22,732,487
32,072,928
40,530,367
49,134,518
NPV
91,852,657
IRR
16%
BẢNG DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2027
2028
2029
2030
2031
2032
Vốn đầu tư
LNST
43,138,014
52,348,365
52,348,365
58,800,228
58,694,131
64,583,181
Khấu hao
6,290,405
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
1,835,506
Trả lãi vay
Dòng tiền
49,428,419
54,183,871
54,183,871
60,635,735
60,529,637
66,418,687
HSCKH
0.157961
0.143340
0.130073
0.118033
0.107108
0.097195
Giá trị hiện tại của dòng tiền
7,807,759
7,766,729
7,047,848
7,157,042
6,483,229
6,455,532
cộng dồn
56,942,277
64,709,006
71,756,854
78,913,896
85,397,125
91,852,657
NPV
91,852,657
IRR
16%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21726.doc