Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình- Nội: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình- Nội
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình- Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
bé m«n kinh tÕ ®Çu t
&
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực
Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội
Giáo viên hướng dẫn : Ths.Trần Mai Hoa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : Kinh Tế Đầu Tư 47D
Hµ Néi, 05 – 2009
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
bé m«n kinh tÕ ®Çu t
&
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng
Chuyên ngành : Kinh tế đầu tư
Lớp : Kinh Tế Đầu Tư 47D
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Mai Hoa
Hµ Néi, 05 – 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hằng
Sinh viên lớp: Đầu tư 47D
Khoa: Kinh tế Đầu tư
Sau thời gian thực tập tại Phòng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đinh- Hà nội. Dưới sự hướng dẫn của Ths. Trần Mai Hoa tôi đã lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội " để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không hề có sự sao chép của bất kỳ ai khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng Danh mục chữ viết tắt
NHCT
Ngân hàng Công thương
CNCB
Công nghiệp chế biến
DAĐT
Dự án đầu tư
CTCP
Công ty cổ phần
TCT
Tổng công ty
DN KHL
Doanh nghiệp khách hàng lớn
DN KHVVN
Doanh nghiệp khách hàng vừa và nhỏ
DN KHCN
Doanh nghiệp khách hàng cá nhân
DN VVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Danh mục bảng biểu
Sơ đồ 1.1
Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Bảng 1.2
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ba đình giai đoạn 2005-2008
Bảng 1.3
Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.4
Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh từ 2005- 2007
Bảng 1.5
Cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.6
Số dự án đã thẩm định và dự án cho vay tại CN NHCT Ba Đình
Bảng 2.1
Cơ cấu nợ hai ngành Xây dựng và CNCB tại CN 2007- 2008
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Ngành ngân hàng nói riêng cũng không nằm ngoài những diễn biến đó.Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này mới là lúc những mặt yếu kém, những định hướng không thực sự tích cực của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động tại CN NHCT Ba Đình nói riêng cũng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn hết. Nhận thức được vấn đề đó, với nỗ lực đóng góp chung vào mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chi Nhánh đã có những thay đổi và định hướng cụ thể từng bước đi, chiến lược cạnh tranh để mở rộng và tiếp tục khẳng định uy tín của mình.
Ngay trong thời kỳ khủng hoảng này, các tổ chức nói chung không chỉ chống đỡ với những khó khăn mà còn phải có sẵn những định hướng đầu tư hợp lý để bắt kip nhanh chóng chu kỳ đi lên của nền kinh tế. Đánh giá nhìn nhận các ngành một cách toàn diện cũng là một việc cần phải làm để ngành ngân hàng nói chung có thể đảm đương tốt nhiệm vụ luân chuyển, phân phối vốn trên thị trường. Có thể thấy, khi nền kinh tế đi vào ổn định sau khủng hoảng, ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) sẽ có được những bước phát triển nợ rộ nhất định; đây được coi là một thị trường tiềm năng cho vay trung và dài hạn, đây cũng sẽ là một thị trường lợi thế với Chi Nhánh do có thể tận dụng tối đa lợi thế về uy tín và quan hê tín dung với nhiều khách hàng lâu năm.
Xem xét về các dự án vay vốn chung tại chi nhánh, các dự án trong lĩnh vực CNCB chiếm phần đông số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh nhưng quy mô tín dụng còn xếp hạng hai sau lĩnh vực Xây dựng .Điều đáng nói là chất lượng tín dụng của nhóm này cũng chỉ có nợ thuộc nhóm I và nhóm II.Chính vì vậy, mục đích lớn nhất của bài viết này là Tập trung vào phân tích và chỉ ra những điểm cần quan tâm chủ yếu trong lĩnh vực CNCB thông qua việc phân tích đặc điểm ngành, qua DAĐT trong ngành nói chung, để từ đó giúp cho Công tác TĐDA trong lĩnh vực này nói riêng có thể tiến hành nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả cao.
Bài viết có đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội”, được khai thác theo ba chương chính như sau:
Chương I: Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực Công nghiệp chế biên tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
Chương II: Thực trạng thẩm định DADT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại chi nhánh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại CN NHCT Ba Đình.
Do vẫn còn hạn chế về kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức chuyên sâu về ngành, cũng như do hạn chế về thời gian nên Bài Chuyên đề này chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Em rất mong được sự thông cảm của quý thầy cô và những ai quan tâm.
Em xin gửi lời cảm ơn tới sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Mai Hoa , và các anh chị Chi nhánh NHCT Ba Đình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
Chương I
Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
I.Giới thiệu chung về Chi nhánh NHCT Ba Đình – Hà nội.
1.Lịch sử hinh thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ba Đình được thành lập từ năm 1961 với tên gọi ban đầu là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội; có địa điểm đặt tại 142 Đội Cấn – Hà nội. Ngân hàng hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước quận Ba Đình.
Từ khi thành lập, ngân hàng hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu với mô hình quản lý một cấp (NHNN), bao gồm hai chức năng chính: quản lý tín dụng tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng đảm nhiệm công tác huy động vốn tiết kiệm của nhân dân trong khu vực và cung ứng tiền mặt thanh toán cho tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
Từ năm 1988, Nghị định số 53/HĐBT được ban hành đã tạo tiền để đổi mới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thời gian này, hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ba đình nói riêng tập trung chuyên tâm chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Đến tháng 11/1990 theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam, khi đó ngân hàng Ba Đình trở thành một chi nhánh của NHCT Việt nam.
Kể từ ngày 1/4/1993, sau khi có quyết định số 93/NHCT của Tổng giám đốc NHCT VN (24/3/1993), chi nhánh NHCT Ba Đình hoạt động với tư cách là chi nhánh của NHCT VN, tức là đã có sự chuyển đổi mô hình quản lý từ ba cấp xuống còn hai cấp. NHCT Ba đình trực thuộc thẳng NHCT VN. Ngân hàng có trách nhiệm tiến hành các hoạt động kinh doanh đúng theo các quyết định mà NHCT VN ban hành về việc áp dụng các hình thức huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán và tiến hành các hoạt động dịch vụ, chính sách lãi suất.
Ngay từ khi chuyển đổi, chi nhánh gặp không ít khó khăn do lạm phát cao, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn trì trệ do chưa bắt kịp với biến động của thị trường và sự cạnh tranh của gần 80 tổ chức tín dụng. Do đó, từ năm 1993 trở về trước hoạt động của chi nhánh kém hiệu quả, không phát huy hết thế mạnh của mình.
Để giải quyết những khó khăn, chi nhánh đã kết hợp hài hoà nhiều biện pháp: cải tạo và kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh, từ khâu tổ chức nâng cao trình độ cán bộ đến cải tiến cơ sở vật chất trong công nghệ ngân hàng; mở rộng quan hệ với nhiều đơn vị thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trước hết là trên địa bàn quận, sau đó mở rộng sang các địa bàn khác; tích cực củng cố, phát triển và hoàn thiện các mặt nghiệp vụ, bảo đảm phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiên; nắm vững và vận dụng chính sách khách hàng mềm dẻo trong khuôn khổ cho phép; khai thác triệt để các hình thức huy động vốn để thoả mãn mọi nhu cầu thanh toán và vay vốn của khách hàng.
2.Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 704/QĐ – NHCT – 06/04/2006 Của Tổng Giám đốc NHCT VN về việc “ Ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng , ban tại chi nhánh NHCT” , quyết định 1500/QĐ – NHCT1 về việc “ Sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phũng , ban chi nhánh NHCT” và quyết định số 068/QĐ – CNBĐ - TCHC năm 2007 , hiện nay Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình gồm cú 11 phòng. Cụ thể như sau:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn. (KH DNL)
- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. (KH DNVVN)
- Phòng khách hàng cá nhân. (PKH CN)
- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề (PQLRR&NCVĐ)
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. (PTTXNK)
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng tiền tệ kho quỹ.
- Phòng tổng hợp.
- Phòng thông tin điện toán.
- Phòng giao dịch Tây Hồ.
-Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử.
Giám đốc
Phó Giám đốc và Kế toán trưởng
Khối kinh doanh
Khối dịch vụ
Khối quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Khối hỗ trợ
Khối công nghệ thông tin
P. Khách hàng DNL
P. Khách hàng DN vừa và nhỏ
P. Khách hàng cá nhân
Tổ thẻ
P.Thanh toán XNK
P. Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.
P. Tổ chức hành chính
P. Kế toán
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổng hợp tiếp thị
P. Thông tin điện toán
Sơ đồ1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Mỗi phòng có một chức năng nhất định, thể hiện ngay trong tên gọi của phòng. Đặc biệt ở ba phòng khách hàng, công tác tiếp nhận hồ sơ khoản vay, tiến hành thẩm định và kết luận quyết định cho vay được từng phòng trực tiếp đảm nhận, có lưu chuyển và trợ giúp của phòng QLRR&NCVĐ để tái thẩm định, thẩm định rủi ro độc lập và cuối cùng là chuyển đến cấp có thẩm quyền.
3.Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
3.1Tình hình huy động vốn
Huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn đầu vào cho các nghiệp vụ là một hoạt động có tính trọng yếu với bất cứ ngân hàng nào. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức trong lĩnh vực tín dụng nói chung, và các TCTD ngay trong địa bàn Quận Ba Đình nói riêng, Chi Nhánh đã nỗ lực và có được những kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây, kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua.
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại CN NHCT Ba Đình giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số tiền
Số tiền
Mứctăng
/giảm
%tăng/
giảm
Số tiền
Mứctăng
/giảm
%tăng/
giảm
Số tiền
Mức tăng/giảm
%tăng/ giảm
Tổng nguồn vốn
4164
4350
186
4.47%
5141
791
18.18%
4492
-649
-12.62%
1.Theo đối tượng khách hàng
TG của TCKT
2050
1962
-88
-4.29%
2817
855
43.58%
2817
0
0.00%
TG của dân cư
2114
2388
274
12.96%
2324
-64
-2.68%
2305
-19
-0.82%
2.Theo loại tiền gửi
VNĐ
3469
3497
28
0.81%
4040
543
15.53%
3410
-630
-15.59%
Ngoại tệ
695
853
158
22.73%
1101
248
29.07%
1082
-19
-1.73%
Đơn vị : Tỷ đồng
Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy đông được có chiều hướng gia tăng trong hai năm 2006 và 2007. Đặc biệt là năm 2007, mức tăng trưởng cao, đạt tới 18,18% tương ứng 791 tỷ đồng so với năm 2006. Lý giải cho kết quả này chính là cộng hợp bởi rất nhiều những điều kiên thuận lợi trong nền kinh tế giai đoạn lúc đó. Cụ thể, năm 2007 là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt. Hơn nữa là chính sách vĩ mô của chính phủ trong điều hành nền kinh tế: như cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ…
Trong giai đoạn 2005- 2007, nguồn huy động tiết kiêm của Chi Nhánh có những thay đổi nhanh chóng. Năm 2006, khi nguồn huy đông chủ yếu cho nguồn vốn của ngân hàng là khối dân cư; thì sang tới năm 2007, nguồn chủ yếu lại là các Tổ chức kinh tế với mức tăng tới 43,58%..Bước sang năm 2008 - năm mà những bất ổn của nền kinh tế thế giới, thị trường tài chính Mỹ bắt đầu có những tác động cụ thể tới nền kinh tế Việt Nam - thì hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp gửi tiền đã gặp phải những khó khăn nhất định trước biến động của thị trường, theo đó là những đợt dao động giá dầu, giá vàng thất thường, tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng…Số lượng tiền gửi không gia tăng nhưng giữ được ở mức ổn định (mức tăng 0%) cũng thực sự là một kết quả đáng mừng. Cùng trong khó khăn chung, nên số lượng tiền gửi từ phía khách hàng cá nhân cũng giảm sút tỷ lệ 0.82%.
Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy động bằng VND có xu hướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2007 cụ thể: Tiền gửi VND năm 2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 0,81%), đến ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷ đồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với 15,53%) so với năm 2006. Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 1101 tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED, đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định nên tiền gửi VND tăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh (22,37%). Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm, Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ tăng 29% so với năm trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VND nhiều hơn so với tốc độ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND. Sang năm 2008, cùng với đà suy giảm chung, mức huy động tiền gửi bằng VND và USD đều giảm chung, và mức giảm của VND nhiều hơn do ảnh hưởng nhiều từ diễn biến lạm phát trong nước.
3.2.Hoạt động tín dụng
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “Phát triển- An toàn- Hiệu quả”. Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành.
Bảng1.3: Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba Đình 2005-2008
Đơn vị : Tỷ đồng
NămChỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Mức tăng
Tỷ trọng
Số tiền
Mức tăng
Tỷ trọng
số tiền
mức tăng
tỷ trọng
Tổng dư nợ
2816
100%
2360
-456
100%
2643
283
100%
3201
558
100%
Theo thời gian
Ngắn hạn
1850
65,7%
1861
11
78,9%
2195
334
83,05%
2087
-108
65.20%
Trung dài hạn
966
34,3%
499
-467
21,2%
448
-11
16,95%
1114
666
34.80%
Theo TPKT
DNNN
1708
60.65%
986
-722
41.78%
1120.6
134.6
42.4%
1728.54
607.94
54%
DNNQD
1108
39.35%
1374
266
58.22%
2522.4
1148.4
57.6%
1472.46
-1049.94
46%
Nguồn : Phòng khách hàng DNVVN
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, , công ty Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I giảm 71 tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm. Tuy nhiên, sang năm 2007 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷ tăng hơn so với năm trước là 283 tỷ. Điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của chi nhánh, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
3.3.Hoạt động thẩm định và công tác quản lý rủi ro:
Trong Chi Nhánh NHCT, công tác quản lý rủi ro do phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề đảm nhiệm chuyên trách. Tuy vậy, do tính chất rủi ro tiềm ẩn ở tất cả các hoạt động có tính sinh lời của ngân hàng, vì vậy, quản lý rủi ro được tổ chức thực hiện liền kề, sát sao với từng hoạt động. Quan trọng nhất là quản lỷ rủi ro với các hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Để đảm bảo các rủi ro được dự tính và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, các hợp đồng tín dụng có tính rủi ro cao đều phải trải qua quá trình thẩm định. Công tác thẩm định được các cán bộ tín dụng trực tiếp tiến hành đối với từng đối tượng khách hàng do họ quản lý. Công việc được tiến hành theo những trình tự nhất định. Thẩm định áp dụng bắt buộc với những khoản vay trên 7 tỷ, những khoản vay của khách hàng mới, những khoản vay không có tài sản bảo đảm, những khoản vay do cấp trên yêu cầu…
Công tác thẩm định được tiến hành cụ thể, nghiêm ngặt đã là một bước phòng ngừa rủi ro trọng yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, các hoạt động này đòi hỏi những cán bộ thẩm định có kỹ năng, kinh nghiệm tốt, cũng nhưn một hệ thống thông tin thông suốt. Vì vậy, trong hệ thống ngân hàng Công thương đã duy trì và xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng quy củ, áp dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý. Thông tin được đảm bảo thông suốt, có sự hỗ trợ từ phía trung ương với các chi nhánh, các sở giao dịch, các đối tác quen thuộc qua hệ thống này.
Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh còn được kiểm soát bởi một Ban thanh tra trực thuộc NHCT Việt Nam , chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động tại ngân hàng. Công việc này được tiến hành thường xuyên, tối thiểu mỗi quý một lần với yêu cầu đảm bảo, tất cả các hồ sơ cho vay đều dược kiểm tra trong năm.
3.4.Nghiệp vụ bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiều năm qua nghiệp vụ này của chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm 2005, phát hành được 1374 món, với giá trị 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2006, chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món (tăng 533 món so với năm 2005) với giá trị 491,85 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 183,85 tỷ đồng). Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng (tăng hơn cuối năm trước là 115 tỷ đồng, tương đương 23%). Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687 món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đồng (tương đương 26,87%). Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt 650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với 6,46%).
Bảng 1.4:Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh từ 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Mức tăng/ giảm
Tỷ lệ %
2007
Mức tăng /giảm
Tỷ lệ %
Số món
1374
1907
533
38,78%
1687
-220
-11,54%
Giá trị
308
491,85
183,85
59,69%
645,51
136,71
27,79%
Số dư bảo lãnh tính 31/12
496
611,34
115
23%
650,84
39,5
6,46%
Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN - NHCT Ba Đình
3.5.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
Trong năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 493,37 triệu USD và chênh lệch mua bán đạt 1357 triệu đồng. Sang năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 873,73 triệu USD, tăng 78% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam. Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệu đồng, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu đồng.
3.6.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương 2815 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61 triệu USD, tăng 78% so với năm 2006. Như vậy có thể nói rằng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đều phát triển qua các năm. Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó là tuy khối lượng thanh toán quốc tế lớn nhưng tại chi nhánh chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng thời các cán bộ Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng đánh giá cao. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi nhánh nói riêng mà còn nâng cao uy tín của hệ thống NHCT Việt Nam nói chung.
3.7.Công tác tiền tệ kho quỹ:
Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14610 tỷ VND, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2%. Đến năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ của Ngân hàng đạt 15931 tỷ VND và 294 triệu USD, tăng hơn năm 2006 là 1321 tỷ đồng. Bên cạnh việc doanh số thu chi tiên mặt ngày càng tăng qua các năm thì điều quan trọng hơn cả đó là Ngân hàng đã chấp hành các quy chế về thu chi tiền mặt, vận chuyển giao nhận tiền tiếp quỹ từ NHNN về chi nhánh và từ chi nhánh đến các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, quy chế xuất, nhập, ra vào kho nên đã không xảy ra sai sót nào cả trong cả ba năm. Ngoài ra, trong năm 2006, Ngân hàng đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VND, 12200 USD và 3000 EUR. Trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 triệu VND, người có nhiều món tiền trả lại là 22 món với số tiền là 28,1 triệu đồng. Sang năm 2007, Ngân hàng đã chi trả tiền thừa cho khách hàng được 411 món với số tiền là 1,404 tỷ đồng và 1400 USD, thu giữ 254 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 19,48 triệu đồng. Với công tác nghiệp ngân quỹ tại chi nhánh được thực hiện một cách an toàn tuyệt đối như vậy một lần nữa đã giúp Ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.
3.8.Các hoạt động khác:
a, Phát triển dịch vụ thẻ
Tính đến năm 2006, ngân hàng đã phát hành được 5831 thẻ ATM, lắp đặt được 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng. Tính riêng trong năm 2006 ,ngân hàng phát hành được 60 thẻ Tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch , thiết lập và lắp dặt 20 máy thanh toán EDC. Tuy nhiên đây còn là những con số vẫn rất khiêm tốn trước nhu cầu mở rộng các dịch vụ khách hàng tiện ích qua thẻ từ của ngân hàng. Trong năm 2007, số thẻ huy đông được là 3509 thẻ ATM, và 108 thẻ Visa. Sang đến năm 2008, số lượng thẻ ATM đã gia tăng nhanh chóng, được khoảng hơn 10000 thẻ ATM.
b, Phát triển các điểm giao dịch
Việc phát triển mạng lưới giao dịch của ngân hàng đã được thực hiện đạt kết hoạch. Trong năm 2006, chi nhánh đã cải tạo, nâng cấp địa điểm Quỹ tiết kiệm 26- Quán Thánh và Quỹ tiết kiệm 21- Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo thiết kế của NHCTVN trong quý II/ 2006. Sang năm 2007, phòng nghiệp vụ đã xây dựng và hoàn thành 12 qui trình nghiệp vụ nội bộ , nhằm đảm bảo chuẩn hóa, quy trình hóa các hoạt động của chi nhánh gồm các quy trình quan trọng như : quy trình phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng liên quan, các quy chế về khen thưởng, chính sách khách hàng chiến lược, quy chế kiểm tra chéo… Chi nhánh đã được Tổng cục chất lượng cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000: 2001 trong giai đoạn 2008- 2011. Trong Chính sách chất lượng của NHCT Việt Nam có đề rõ, phương châm hoạt động của là “ Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”.
II .Khái quát về công tác cho vay theo các dự án đầu tư nói chung tại Chi nhánh.
Phần này tập trung giới thiệu những quy định của ngân hàng đối với hình thức cho vay theo DA.Theo quy định của NHCT, Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dich vụ mà khách hàng gửi đến Ngân hàng cho vay( gọi tắt là các DAĐT, PASX ) là một tâp hơp những đề xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.Bắt đầu từ cách hiểu trên, chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi nghiên cứu các quy định chung liên quan đến công tác tín dụng các dự án đầu tư tại CN NHCT Ba đình như sau:
1.Về đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay trung và dài hạn tại Chi Nhánh bao gồm:
+ Các pháp nhân là Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ Luật Dân sự.
+Cá nhân và hộ gia đình. + Tổ hợp tác.
+Doanh nghiệp Tư nhân +Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, nhìn chung lại thì nhóm khách hàng của các khoản vay trung và dài hạn chủ yến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến…
2.Về điều kiện cho vay theo dự án.
Nhìn chung, với tất cả những khách hàng tới ngân hàng, đều phải đáp ứng được một số yêu cầu trước nhất. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của các món vay khác nhau mà những điều kiện đòi hỏi sẽ được điều chỉnh và có sự khác nhau nhất định. Vì các khoản vay theo dự án đều là những khoản vay trung và dài hạn, tính rủi ro ẩn chứa cao,cho nên ngân hàng yêu cầu đối tượng khách hàng vay vốn theo dự án phải đảm bảo một số điều kiện chính như sau:
Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật ,Có phương án, dự án khả thi, hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật,Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp,Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,Tại thời điểm cho vay, khách hàng không có nợ xấu nội bảng tại bất cứ Tổ chức tín dụng nào; và không còn nợ đã được xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT…
Bên cạnh đó là một số những yêu cầu cụ thể khác mà khách hàng khi tới NHCT sẽ được tư vấn cụ thể để có thể hoàn tất các thủ tục và giấy tờ cần thiết , đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình thông qua các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng DN VVN và phòng Khách hàng lớn.
Các điều kiện cho vay theo dự án nói riêng và các khoản cho vay trung và dài hạn nói chung, luôn được CN NHCT cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu thực tiền từ nền kinh tế.
Chẳng hạn, theo văn bản số 4110/ CV- NHCT35 năm 2006, có quy định mới về mức vốn chủ sở hữu khi tham gia vào dự án, phương án vay vốn. Cụ thể, “Nhằm để hạn chế rủi ro và kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn phù hợp với đặc điểm thời hạn vay vốn, NHCV chỉ được quyết định cho vay trung, dài hạn khi tổ chức kinh tế có VCSH tham gia tối thiểu bằng 50% tổng nhu cầu vay vốn của phương án hoạt tổng vốn đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu động của dự án. Trường hợp không đáp ứng được mức này, nhưng tối thiểu phải có 10%, chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định…”.
3.Về hạn mức và thời hạn cho vay:
Hạn mức tín dụng ( xác định trong phương thức cho vay theo hạn mức) là mức dư nợ cho vay tối đa duy trì trong một thời hạn nhất định mà NHCV và khách hàng thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng tín dụng.( HĐTD).
Chi nhánh xác định hạn mức cho vay trung và dài hạn như sau:
Nhu cầu vay =
Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án
--
Vốn tự có và các nguồn vốn khác tham gia DA
Theo đó,có thể xác định thời hạn cho vay bằng cách:
Thời hạn cho vay
=
Thời gian thi công thực hiện dự án
+
Thời hạn trả nợ
Thời hạn trả nợ =
Số tiền NH cho vay
Số tiền trả nợ NH bq hàng năm
Nguồn trả nợ bao gồm:
+Khấu hao tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay ngân hàng
+Lợi nhuận tạo ra từ dự án có thể trả nợ
+Các nguồn khác.
4.Mức lãi suất áp dụng với loại hình cho vay theo dự án.
Trong quy đinh ban hành nội bộ thuộc hệ thống NHCT, lãi suất cho vay phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng với mức rủi ro tín dung của khoản vay và các loai chi phí. Hơn nữa, trước những biến động của nền kinh tế, các ngân hàng đều có những điều chỉnh nhất định, kịp thời về lãi suất. Cụ thể, tại CN NHCT Ba Định, mức lãi suất cho vay được xác định như sau:
+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ
Với những khoản vay mới phát sinh, mức lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng thêm biên độ tối thiểu 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12% năm và không vượt quá 150% LSCB của NHNN VN thông báo ở từng thời kỳ. Trong những trường hợp đặc biệt phát sinh, giám đốc sẽ xem xét và quyết định.
Với hợp đồng tín dụng đã ký và tiếp tục giải ngân, các giấy nhận nợ đến kỳ hạn điều chỉnh lãi suất thì áp dụng mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thông báo từng thời kỳ và không thấp hơn 12%/năm.
+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng USD
Lãi suất của những khoản vay này được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng với biên độ tối thiểu 3%/năm nhưng không thấp hơn 6,7%/năm.
5.Quy trình cho vay theo DAĐT tại chi nhánh.
Quy trình cho vay( tín dụng) là hệ thống các công việc được thiết kế thực hiện theo trình tự mà các cán bộ tín dụng và các phòng ban có liên quan trong Ngân hàng phải thực hiện để xây dựng các quan hệ tín dụng thông suốt, hiệu quả. Thông thường các ngân hàng đều xây dựng cho mình một quy trình chung thống nhất ,có ý nghĩa mang tính định hướng là chủ yếu; Tại Chi nhánh NHCT Ba đình , quy trình cho vay theo dự án được xây dựng cụ thể có những bước chính như sau:
Bước 1:
Nhận hồ sơ tín dụng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục xin vay vốn. Những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ được hướng dẫn và tiếp nhận tại từng cụ thể; có PKH CN, PKH DNVVN, PKH DNL. Tại đây cán bộ tín dụng hướng dẫn cho Khách hàng cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ tín dụng thường bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ khoản vay, Hồ sơ DAĐT và Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay.
Bước 2:
Sau khi đã nhận Hồ sơ đầy đủ theo quy định, hồ sơ sẽ được Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định độc lập để xây dựng Tờ trình xét duyệt khoản vay. Cùng với quá trình này, bộ hồ sơ cũng được gửi tới phòng Quản lý rủi ro và các phòng khác có liên quan để đưa ra ý kiến đóng góp ( tùy theo mức độ và tính chất của DAĐT ._.muốn vay vốn).
Bước 3:
Xét duyệt và quyết định cho vay: Sau quá trình thẩm định ở bước 2, cán bộ tín dụng thông báo lại với Giám đôc Chi nhành và trình lên Hội đồng xét duyệt để xem xét và đưa ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định, Ngân hàng phải lập văn bản thông báo cho KH biết rõ nội dung (nếu không cho vay phải ghi chi tiết lý do).
Bước 4:
Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, NH và KH tiến hành soạn thảo và kí kết hợp đồng tín dụng ( có sự tham gia đóng góp của phòng QLRR và các phòng có liên quan).
Bước 5:
Tiến hành giải ngân nguồn vốn cho vay theo nhu cầu và tiến độ dự án.
Bước 6:
Kiểm tra và giám sát vốn vay, tiến hành thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh có thể xảy ra. Hết thời hạn cho vay, ngân hàng thực hiện thanh lý Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tiếp đó, tiến hành giải chấp Tài sản bảo đảm nếu khoản vay có tài sản bảo đảm. Công việc cuối cùng là lưu Hồ sơ Tín dụng và Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Trên đây là những bước chính của một quy trình tín dụng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh. Đối với việc các dự án trong lĩnh vực CNCB xin vay vốn, về cơ bản cũng được tiến hành trình tuần tự như trên.
III- Khái quát về công tác thẩm định các DAĐT nói chung tại Chi nhánh
1.Quan điểm, mục đích công tác thẩm định DAĐT vay vốn nói chung tại CN NHCT Ba Đình – Hà nội.
a , Quan điểm và mục đích thẩm định DAĐT vay vốn.
Một DAĐT khi được tiến hành thường sử dụng, huy động rất nhiều nguồn lực. Chính vì vậy, công tác thẩm định dự án là công việc mang tính trọng yếu, nó đảm bảo cho việc thực hiện dự án diễn ra suôn sẻ và thành công trên nhiều góc độ chủ thể nhìn nhận về dự án như : Nhà nước, chủ đầu tư, các nhà đồng tài trợ….
Là một chủ thể có quan hệ là tổ chức cung cấp vốn cho các dự án, Ngân hàng coi ” Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của khách hàng để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu tư dự án.”
Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoan sau của chu kỳ dự án. Do đó, kết quả của thẩm định phải độc lập với tất cả ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào liên quan tới dự án. Vì thực chất, mục đích của thẩm định dự án là phát hiện nhằm ngăn chặn những dự án xấu, song vẫn không bỏ sót các dự án tốt trong quy luật ngày càng khan hiếm các nguồn lực, đảm bảo nguồn tiền của Ngân hàng được sử dụng hợp lý và hiệu quả.
b ,Ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT vay vốn.
Trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng là khách quan, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh mà có khi còn đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của ngân hàng. Do vây, yêu cầu đặt ra là các ngân hàng cần thiết phải tiến hành tốt công tác thẩm định DAĐT một cách đầy đủ , toàn diện trước khi tài trợ vốn.Qua những phân tích trên, đối với các NHTM, thẩm định dự án có những ý nghĩa sau:
-Là cơ sở tương đối vững chắc để xác định để được hiệu quả đầu tư của dự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư; từ đó giúp ngân hàng ra quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.
-Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án thông qua việc phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế giảm bớt yếu tố rủi ro.
-Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm vốn trong quá trình thực hiện.
-Giúp Ngân hàng phân loại được các dự án do khách hàng mang tới, tìm được dự án phù hợp với định hướng đầu tư của ngân hàng trong tương lai.
2.Khái quát về các DAĐT được thẩm định tại Chi nhánh.
Chi nhánh NHCT Ba đình là một chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam hoạt động và hạch toán độc lập. Trên thực tế, quy mô vốn hoạt động của Chi nhánh cũng không phải là nhỏ. Nhiều khách hàng lớn của Chi nhánh là các đơn vị, tổng công ty( TCT), công ty lớn cũng có bề dày thành tích phát triển trong nhiều năm, chẳng hạn như: TCT Thép, TCT lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần BOT, CTCP Hóa dầu, CT vận tải Biển Đông, Vietso Petro, TCT Thăm dò và khai thác dầu khí, TCT xây dựng đường thủy...
Bên cạnh những khách hàng lớn, Chi nhánh còn có quan hệ với hơn mấy trăm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN) bên trong và ngoài nội thành Hà nội, cùng với đó là khối lượng khách hàng cá nhân đông đảo.
Từ việc phân loại từng đối tượng khách hàng như trên; các khoản vay vốn cũng được phân chia về các phòng và từng phòng sẽ chịu trách nhiệm quản lý từng nhóm khách hàng cụ thể, gồm PKH DNL, PKH DNVVN, PKH CN. Một DAĐT hay một phương án sản xuất vay vốn trung và dài hạn, khi tiếp nhận đều được cán bộ tín dụng các phòng tiến hành thẩm định theo quy trình nhất định.
Năm 2008, Chi Nhánh bắt đầu triển khai Công tác Chất lượng, tiêu chuẩn hóa các hoạt động , nên thời hạn thẩm định và quyết định cho vay từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ cũng được quy định rõ ràng. (trường hợp cho vay theo dự án đầu tư với khách hàng là các tổ chức kinh tế) là :
* Với khoản vay thông thường, thời gian không lớn : 20 ngày làm việc.
* Trường hợp khoản vay phức tạp, Ngân hàng cho vay có thể thoả thuận với khách hàng thời gian thẩm định, quyết định cho vay dài hơn thời gian đã công bố.
Xét về cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại Chi Nhánh, có tới 85% dư nợ là cho vay theo DAĐT, chính vì vậy khi xem xét một cách tương đối đến công tác TĐ DAĐT, chúng ta có thể phân tích thông qua cơ cấu tín dụng tại CN như bảng dưới đây
Bảng1.5 Cơ cấu tín dụng trung&dài hạn tại NHCT Ba đình 2005-2008
Đơn vị : tỷ đồng, %
NămChỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
Tổng dư nợ
2816
100%
2360
100%
2643
100%
3201
100%
Ngắn hạn
1850
65,7%
1861
78,9%
2195
83,05%
2087
65.20%
Trung dài hạn
966
34,3%
499
21,2%
448
16,95%
1114
34.80%
Nguồn: Phòng Khách hàng DNVVN
Qua bảng số liệu ta thấy, cơ cấu cho vay trung & dài hạn thay đổi phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cũng như định hướng phát triển của Chi Nhánh trong mỗi thời kỳ; song nét chung là, cho vay Vốn lưu động, cho vay ngắn hạn vẫn là định hướng kinh doanh chính và là thế mạnh của Chi Nhánh. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm dưới 35%, có xu hướng giảm trong hai năm 2006, 2007 và có sự tăng vượt bậc trong năm 2008. Điều này hoàn toàn hợp lý khi số đông các khách hàng của Chi Nhánh là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương nghiệp và khách hàng cá nhân.
Thực tế trong công tác thống kê, theo dõi số liệu tại Chi Nhánh NHCT Ba đình hiện nay, không có kênh theo dõi một cách có hệ thống, đầy đủ về số lượng, cơ cấu các DAĐT đã tiếp nhận, đã thẩm định và cũng không có các báo cáo đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định đã triển khai. Đây cũng là một hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh nói riêng. Phần lớn hoạt động quản lý thẩm định DAĐT được trực tiếp tổ chức tại các phòng KH DNL và phòng KH DNVVN thông qua tổng dư nợ cho vay, và tình trạng nợ xấu của các khoản vay.
Với mục đích đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình cho vay vốn theo DA tại CN, dưới đây là một Bảng số liệu có được thống kê thông qua quá trình tổng hợp trên các báo cáo hàng năm của Chi nhánh về Doanh số thu nợ, số lượng khách hàng có các khoản vay trung & dài hạn, Tổng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tổng vốn đầu tư bình quân của các dự án ..cùng các thông tin thu nhặt được trong quá trình hỏi đáp trực tiếp với các nhân việ tín dụng tại Chi nhánh.
Nhìn chung, số lượng dự án được tiếp nhận và thẩm định tại CN trong một năm là không nhiều. Số lượng dự án được chấp thuận có chiều hướng suy giảm trong hai năm 2007-2008. Năm 2007 là thời điểm nợ rộ của thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn hữu hiệu khác trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tìm kiếm nguồn vốn vay tại các ngân hàng. Thêm nữa là những biến động không ổn định và có chiều hướng bất lợi của giá cả nhiều loại mặt hàng như xăng dầu, USD, vàng..cùng những rung chấn đầu tiên của khủng hoảng kinh tế bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2007.
Bảng1.6: Số dự án đã thẩm định và dự án cho vay tại CN NHCT Ba Đình.
Đơn vị: số DA, Tỷ đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
2816
2360
2643
3201
Tổng dư nợ Trung và dài hạn
966
499
448
1114
Số DA chấp nhận
21
25
18
16
Số DA từ chối
2
3
3
4
Số DA đã thẩm định
23
28
21
20
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điện tử tại phòng Tổng hợp của CN
Nguyên nhân chính khiến các dự án bị từ chối có thể kể như:
+ Do Hồ sơ không đầy đủ, không bổ sung hoặc có bổ sung song vẫn không đầy đủ.
+ Do dự án muốn vay vốn với số lượng vốn quá lớn, vượt quy định.
+ Do các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
+ Do lịch sử quan hệ tín dụng của Khách hàng với Chi nhánh hoặc với tổ chức tín dụng khác không tốt.
+ Tài sản đảm bảo không đáp ứng đươc yêu cầu.
Tuy số lượng dự án tiếp nhận không nhiều nhưng Tổng doanh số cho vay, giải ngân hàng năm đối với loại tín dụng này cũng đạt những con số đáng kể. Nhìn nhận chung trong số các dự án đã được xét duyệt cho vay, mỗi năm gần 50% là thuộc ngành CNCB ; Tiếp sau đó là số lượng các dự án trong lĩnh vực xây dựng ; số ít còn lại là các DAĐT, phương án sản xuất phân bổ đều trong các lĩnh vực khác có quan hệ tín dụng với ngân hàng ( như Công nghiệp khai mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp..). Số lượng các dự án trong lĩnh vực xây dựng tại Chi nhánh tuy chiếm khoảng 25% nhưng lại chiếm từ trên 50% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh. Từ đó có thể thấy, phần lớn các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh là các dự án có mức vay vốn vay tương đối, đa phần tập trung tại PKH DNVVN, tổng dư nợ cho vay với các loại dự án này chỉ chiếm khoảng 25%-30% trong tổng dư nợ trung và dài hạn.
Chương II
Thực trạng thẩm định DAĐT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến
tại chi nhánh.
I. Khái quát về đặc điểm và số lượng của các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại CN.
1. Vài nét về ngành công nghiệp chế biến (CNCB) nói chung.
Theo GSTS Nguyễn Đình Phan- Đại học Kinh tế quốc dân, Công nghiệp được xác định là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành những tư liệu sản xuất và những tư liệu tiêu dùng.
Công nghiệp được chia thành 3 nhóm ngành gồm: công nghiệp khai khoáng (Minning); công nghiệp chế biến ( Manufacturing); công nghiệp sản xuất và cung cấp điện nước (Electricity & Water supply).
Trong đó, Công nghiệp chế biến được hiểu là ngành sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học nhằm làm thay đồi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Theo đó, ngành CNCB có những đặc điểm như sau:
Một là, các nguyên liệu, các sản phẩm đã qua lao động của công nhân là đối tượng lao động chính của CNCB; các nguyên liệu này được sản xuất và khai thác trong tự nhiên, chúng có nguồn gốc từ trong nước hoặc từ nước ngoài, hoặc được cung cấp từ các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng.
Hai là,CNCB là một trong ba nhóm ngành trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, giữ vai trò là hoạt động tiếp nối sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác. Nó không chỉ bảo tồn giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn, lợi nhuận thu được nhiều hơn.
Ba là, do tính đa dạng về nguồn nguyên liệu và nhu cầu nhiều của thị trường nên CNCB cũng mang tính đa dạng vê ngành nghề, phong phú về chủng loại sản phẩm với nhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc… khác nhau.
Bốn là, hoạt động của CNCB không chỉ lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, vào tình hình phát triển KH- CN mà còn phụ thuộc vao nhu cầu giá cả, thị trường, vào mức độ mở cửa của nền kinh tế nên CNCB thường có tính biến động lớn và nhạy cảm cao với thị trường. Do đó, tại mỗi thời điểm, mỗi nơi, ngành CNCB sẽ tạo ra những đặc điểm riêng khác về số lượng, chất lượng, cơ cấu, kiểu dáng của các loại sản phẩm.
Những đặc điểm nêu trên cho chúng ta có một quy trình của ngành CNCB như sau:
Nguyên liệu à Chế biến à Thị trường
Phụ lục số 01 nêu ra cụ thể những ngành lớn trong lĩnh vực CNCB được quy đinh trong Hệ thống phân ngành kinh tế theo nghị định 75/CP ngày 27/10/1993.
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, triển khai gói kích cầu 1 tỷ đôla của chính phủ với chương trình hỗ trợ lãi suất thì ngành CNCB cũng là một trong những nhóm ngành được quan tâm, nhận được nhiều hỗ trợ trước hết đối với các nhu cầu vay vốn lưu động, ngắn hạn, sau đó là vốn vay trung và dài hạn nhằm khuyến khích để phát triển. Mức lãi suất hỗ trợ chung cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2009 đến 31/12/2011.
Qua đó chúng ta có thể thấy, CNCB đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH- HĐH đất nước. Phát triển CNCB ( nhất là giá trị gia tăng) được là tiêu chuẩn, là thước đo đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một nước.
2. Đặc điểm các DAĐT trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại CN NHCT Ba Đình- Hà nội.
Từ những đặc điểm chung về ngành CNCB như đã phân tích ở trên, chúng ta rút ra được một số những điểm quan trọng cần lưu ý trong mỗi dự án thuộc lĩnh vực này như sau :
-Về sản phẩm của dự án :Khác với sản phẩm của ngành xây dựng ( nhà ở, văn phòng cho thuê, chung cư …), giá cả mỗi đơn vị ( tính trên m2) là cao,sản phẩm có tính di động thấp,chịu ảnh hưởng nhiều từ phía thị trường tài chính (thị trường bất động sản), mức độ phát triển nền kinh tế thì sản phẩm của ngành CNCB- giá cả từng đơn vị sản phẩm không lớn nhưng quy mô sản lượng nhiều, tính linh động cao, chịu tác động mạnh của thị trường cạnh tranh với những đòi hỏi tới chất lượng, tính năng, mẫu mã, kiểu dáng, giá thành,..Hơn nữa sản phẩm phải luôn có sự cập nhật liên tục theo thời gian, theo những cải tiến và đòi hỏi của thị trường. Do vậy, giải quyết khâu đầu ra của sản phẩm không chỉ đơn thuần là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng mà phải sẵn sàng chiến lược marketing sản phẩm cụ thể, nghiên cứu thị trường phải có sự đầu tư kỹ lưỡng và cẩn trọng. Mặt khác, các dự án đều có độ trễ thời gian nhất định; vì thế, trong quá trình thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực CNCB này, Cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm nhiều tới giải pháp thị trường đầu ra, tính thuyết phục của các giải pháp được đưa ra, những dự báo logic về khả năng cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm để giảm thiểu rủi ro cho dự án trước những biến động của thị trường . Nói chính xác hơn, công tác dự báo thị trường cho sản phẩm của dự án phải được tính toán một cách toàn diện trên nhưng tác động đa phương diện của các nhân tố. Xem xét, thẩm định mảng dự báo thị trường trong các dự án CNCB, đòi hỏi phải khách quan, tính hợp lý, logic có sức thuyết phục cao.
-Về công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư cho toàn dự án, nó mang tính chất quyết định tới thành công của dự án; Đây cũng là khâu quan trọng, đảm bảo cho sản phẩm của dự án có thể đáp ứng được yêu cầu về công suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của thị trường hay không? Có đủ mạnh để cạnh tranh với các sản phẩm khác không? Nhưng đây đồng thời cũng là khâu ẩn chứa nhiều rủi ro về công nghệ mà dự án có thể gặp phải: máy móc dây chuyền không đồng bộ, không đạt công suất như thiết kế…Vì thế, việc lựa chọn công nghệ phải có tính hợp lý, theo những tiêu chuẩn và xu hướng ứng dụng công nghệ hiện tại. Việc quan tâm đến trình độ công nghệ lựa chọn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của dự án và chủ đầu tư, mà còn là tác nhân gián tiếp ảnh hưởng đến trình độ công nghệ đất nước, đến tiến trình từng bước hiện đại hóa sản xuất của nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng khi tiến hành thẩm định, cần có những phân tích chi tiết, tới hợp lý của công nghệ, khả năng tiếp nhận công nghệ và có tham vấn cần thiết cho đơn vị đầu tư.
-Về nguồn cung nguyên nhiên liệu đầu vào: yếu tố này đảm bảo cho sự vận hành trơn tru của dự án khi đưa vào khai thác, sản xuất. Do vậy, cần có sự lựa chọn hay xác định việc xây dựng những khu vực cung cấp nguyên, nhiên liệu đầu vào có tính ổn định cao. Phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành CNCB là sản phẩm của các ngành Công nghiệp khai mỏ và nông lâm, ngư nghiệp. Nhìn chung, tiềm năng nguyên vật liệu đầu vào cho ngành CNCB ở nước ta còn rất lớn, nhưng chúng ta lại bị hạn chế vì chưa xây dựng, tập trung các vùng và khai thác tốt thế mạnh từng vùng do sự phát triển chưa đều hiện nay. Chính vì vậy, nhiều ngành phải sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Khi đó mức độ biến động giá cả, rủi ro với dự án sẽ cao hơn.
-Về quy mô vốn đầu tư cho dự án: Mức vốn đầu tư phụ thuộc vào lĩnh vực, sản phẩm chế biến cụ thể. Song phần lớn đều đòi hỏi một mức vốn đầu tư tương đối ; khoản vay từ ngân hàng bao gồm cả vay cho xây lắp, mua sắm TSCĐ và vay vốn lưu động.
- Về chủ đầu tư thực hiện dự án: Khác với phần lớn các dự án trong lĩnh vực xây dựng , chủ đầu tư chủ yếu là các nhà thầu xây dựng thì các dự án trong lĩnh vực CNCB chủ yếu được triển khai bởi chính đơn vị đứng ra bỏ vốn ,vay vốn và quản lý dư án. Dự án có thể do môt công ty lập và triển khai ( các dự án mở rộng quy mô, công suất) song đa phần là chủ đầu tư thành lập hẳn tác nhân kinh tế mới, xây dưng và vận hành theo suốt dự án luôn.(các dự án mới ).
Có thể thấy,ngành CNCB cung cấp các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm đóng vai trò đầu vào tiếp theo của công đoạn sản xuất khác nên nếu nền sản xuất trong nước không phát triển nhanh với trình độ tiên tiến thì sẽ rất khó để giành được thị trường trong nước trước sức cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm ngoại. Do vây, cùng với việc khuyến khích phát triển các ngành CNCB ( đặc biệt trong lĩnh vực thế mạnh như da giày, may mặc...) các dự án CNCB nói chung rất cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cơ quan có liên quan.
Tham gia vào hệ thống tín dụng của nền kinh tế, Chi Nhánh NHCT Ba Đình đóng vai trò như một trong hàng ngàn mối truyền dẫn và phân bố những nguồn vốn tạm nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất phát triển. Cho vay, tài trợ các dự án trong lĩnh vực CNCB cũng là một trong những hoạt động thường xuyên của Chi nhánh.Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNCB có quan hệ tín dụng với Chi nhánh vào khoảng trên dưới 30 đơn vị. Trong đó, có một số khách lớn, gắn bó với Chi nhánh trong nhiều năm như: TCT Lương thực Miền Bắc, CTCP Vigracera, CTCP Công nghệ cao Traphaco, Tập đoàn Công nghệ Thông tin Việt Nam ….
Theo phân tích trên, do tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh thường dao động dưới 30% tổng dư nợ tại CN; thêm nữa, hơn 50% trong số đó được sử dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực Xây dựng; khoảng 5-10% phục vụ cho dự án khai mỏ,dịch vụ vận tải, nông nghiệp; còn lại là các khoản vay trong lĩnh vực CNCB. Chính vì vậy, xét riêng phần cho vay trung và dài hạn thì cho vay trong lĩnh vực CNCB cũng có đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Chi nhánh. Khi nền kinh tế trên đà phát triển,các điều kiện đầu tư thuận lợi, các dự án CNCB cũng sẽ được khuyến khích nhiều và chắc chắn sẽ nở rộ cùng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đa dạng ngành nghề lĩnh vực. Khi đó, cho vay đầu tư vào các dự án CNCB cũng là một thị trường tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng cho ngành ngân hàng nói chung và CN nói riêng.
Thực tế tại Chi nhánh hiện nay, phần lớn các DAĐT trong lĩnh vực CNCB (>2/3 số dự án) đều là các dự án đầu tư mới, và ngành nghề đầu tư chủ yếu là sản xuất bao bì, in ấn các loại,thực phẩm …Trong đó, rất nhiều dự án có địa điểm lựa chọn triển khai tập trung tại các KCN xung quanh Hà nội như KCN Phố nối, KCN Đại An, KCN Thăng long…Quy mô của các dư án cũng tương đối.Tổng mức đầu tư của những dự án đều vượt trên 20 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư chủ yếu ( trên 60%) vào các máy móc, dây chuyền công nghệ chế tạo ra sản phẩm. Một điểm nữa là; sản phẩm của các dự án CNCB vay vốn tại Chi Nhánh không chỉ hướng tới thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường tiêu thụ xung quanh khu vực dự án thực hiện ( Hà nội, Hà Tây, Hưng Yên, Hải phòng…);mà nhiều dự án cũng cung cấp các sản phẩm hướng ra xuất khẩu ;chẳng hạn,DA sản xuất Sản phẩm Thịt đông lạnh xuất khẩu của Công ty Thực phẩm Miền Bắc bắt đầu giải ngân năm 2006, Dự án chế biến và xuất khẩu Cà phê hòa tan kết hợp sản xuất phân vi sinh…
Xem xét tính biến động rủi ro tín dụng mà các dự án trong lĩnh vực CNCB gây ra, ta có thể phân tích thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu nợ hai ngành Xây dựng và CNCB tại CN 2007-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2007
2008
Chỉ tiêu
Nợ nhóm I
Nợ nhóm II
Nợ nhóm III-V
Nợ nhóm I
Nợ nhóm II
Nợ nhóm III-V
Xây dựng
352.187
99.467
29.42
544.43
2.34
24.42
CNCB
294.41
4.51
0
152.24
17.47
0
Cho vay NH+TDH khác
1841.407
10.301
11.298
2364.625
18.591
76.956
Tổng nợ
2488.004
114.278
40.718
3061.295
38.329
101.376
Nguồn : Dữ liệu được tổng hợp từ phòng Tổng hợp CN NHCT Ba Đình.
Từ bảng số liệu chúng ta thấy, trong năm 2008 cùng với bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế, số dư nợ nhóm I trong với lĩnh vực CNCB có suy giảm đáng kể ( giảm còn khoảng 50% so với năm 2007). Thêm vào đó, là các khoản nợ nhóm II tăng nhiều ( tăng thêm 12,96 tỷ đồng ), phản ánh tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp vay nợ và các dự án đang giải ngân trong 2 năm này.Tuy nhiên,trong lĩnh vực này, không có các khoản nợ xấu ( nhóm III- IV). Trong khi đó, nhóm ngành xây dựng lại có những biến động lớn về số nợ xấu. Nợ xấu nhóm III- V ở mức cao nguyên nhân do biến động về giá cả nguyên vật liệu xây dựng, xăng dầu và các đầu vào khác. Ở các nhóm ngành khác (gồm cả tín dụng ngắn hạn , trung và dài hạn khác) cũng có biến động lớn tập trung ở các khoản nợ của các doanh nghiệp trong ngành thương nghiệp và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.
Qua đó có thể thấy, các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB trước những biến động của nền kinh tế vẫn có được mức độ ổn định nhất định. Việc chỉ có các khoản nợ xấu nhóm I , nhóm II thực sự là môt điểm đáng để tâm, mức rủi ro tín dụng đươc hạn chế nhiều hơn như cho vay trong lĩnh vực xây dựng.
3.Phương pháp thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại chi nhánh.
TĐDA là một khâu cần thiết và quan trong đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ trung và dài hạn của Ngân hàng. Nhận thức được vấn đề đó, nên việc đảm bảo cho công tác TĐDA đạt được chất lượng và hiệu quả cao là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng chính là một thách thức, một nhiệm vụ khó khăn chung ở các tổ chức cho vay bởi kết quả đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, phương pháp thẩm định được áp dụng thế nào, áp dụng ra sao cũng là một điều kiện mang tính tiên quyết cho chất lượng chung của TĐDA nói chung.
Các phương pháp thẩm định nhìn chung đều được áp dụng đan xen, kết hợp. Hiện nay, ở hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và CN NHCT Ba đình nói riêng, phương pháp thẩm định DAĐT là phương pháp thẩm định tổng hợp; bao gồm: Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh theo chỉ tiêu ( trong đó đều có tính đến giá trị thời gian của tiền), phương pháp tính độ nhạy…Kết hợp các phương pháp đó, cán bộ thẩm định sẽ có những so sánh, lựa chọn và kết luận, làm căn cứ cho các quyết định, các quyết định tín dụng sau này.
Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp thẩm định theo trình tự là thẩm định đi từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau từ đó đưa ra kết luận chung.
Đối với một dự án, thẩm định tổng quan là quá trình đánh giá dự án ở mức độ tổng thể một cách chung nhất về tầm quan trong và sự cần thiết của dự án.
Chẳng hạn, với các dự án trong lĩnh vực CNCB, bước đầu tiên Cán bộ tín dụng sẽ xem xét về mục tiêu của dự án ( mục tiêu lợi nhuận và xã hôi), xem xét sự cần thiết của dự án ( dự án sản xuất sản phẩm gì? Đáp ứng nhu cầu thế nào của thị trường…), quy mô, thời gian xây dựng và vận hành dự án ra sao…Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về dự án, giúp định hướng những nội dung cụ thể hơn cần thực hiện tiếp theo.
Dựa trên kết quả của thẩm định tổng quan, công việc tiếp theo sẽ là thẩm định chi tiết, là công việc sẽ đi sâu vào dự án, đánh giá dự án trên các nội dung, phương diện cụ thể như về khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính dự án…
Phương pháp so sánh đối chiếu
Thẩm định theo phương pháp so sánh là việc so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với chỉ tiêu chuẩn; các chỉ tiêu thường dùng là: các định mức, các hạn mức ( mức vốn đầu tư, suất đầu tư), chỉ tiêu của các dự án tương tự, các chỉ tiêu tiên tiến của ngành, của máy móc công nghệ…
Số liệu được sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu gồm các số liệu thu thập trên thực tế và các dữ liệu điện tử được lưu giữ tại Chi nhánh.
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Là phương pháp phân tích nhằm thấy được những ảnh hưởng của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc; Cụ thể trong công tác Thẩm định DAĐT, các biến phụ thuộc là NPV và IRR. Từ đó, giúp đánh giá chính xác hơn những tính rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi có thể. Các biến độc lập có tác động lên NPV và IRR bao gồm các chỉ tiêu đã sử dụng để ước tính ra NPV và IRR như:
+ Tỷ giá hối đoái + Tỷ lệ lạm phát
+ Công suất máy móc, thiết bị + Sản lượng tiêu thụ
+ Mức giá bán + Tốc độ tăng giá
+Các định mức tiêu hao năng lượng, chi phí nguyên nhiên vật liệu
+ Tỷ lệ khấu hao…
Phương pháp này gồm có: phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy hai chiều.
Phân tích độ nhạy một chiều cho phép phân tích sự ảnh hưởng một cách riêng lẻ của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc như NPV hoặc IRR. Ví dụ : phân tích những biến đổi của NPV, IRR nếu như giá bán sản phẩm bị giảm đi 5% hay 10%, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không cho thấy được ảnh hưởng cộng hợp cùng lúc của 2 biến độc lập tác động tới các biến phụ thuộc.Phương pháp phân tích độ nhạy hai chiều đã giúp khắc phục nhược điểm này.Ví dụ là khi xem xét NPV và IRR khi có sự biến động đồng thời của sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm …
Ngoài các phương pháp kể trên, còn có các phương pháp khác cũng rất hiệu quả tuy nhiên mức độ áp dụng phức tạp hơn như phương pháp kịch bản, phương pháp dự báo…
Trên thực tế áp dụng tại Chi nhánh, các Cán bộ tín dụng thường áp dụng linh hoạt và có sự kết hợp các phương pháp vào với nhau cho tất cả các loại hình dự án ( trong đó có các dự án trong lĩnh vực CNCB). Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cán bộ tín dụng ban đầu sẽ tiến hành thầm định theo trình tự dưới sự phân công của Trưởng phòng. Sau đó, trong quá trình thẩm định, tới từng nội dụng, cán bộ tín dụng sẽ áp dụng đồng thời việc so sánh đối chiếu các tiêu chí cần thẩm định của Hồ sơ này với các Hồ sơ tương tự, hoặc với bộ số liệu đã có, cũng có thể cho các biến số thay đổi để xem tính bền vững của dự án; rồi bên cạnh những thông tin chung, cán bộ tín dụng có thể đưa ra những dự báo cho dự án…Việc áp dụng linh hoạt, kết hợp các phương pháp giúp khai thác những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của từng phương pháp. Từ đó giúp cho các kết luận đưa ra trong quá trình thẩm định chuẩn xác và khoa học hơn. Tuy nhiên,cũng tùy thuộc vào tính chất ( quy mô vốn, mục đích vay vốn, thời hạn vay, uy tín khách hàng…) mà mức độ áp dụng các phương pháp cùng nhau là nhiều hay ít, áp dụng phương pháp đơn giản hay phức tạp.Cụ thể hóa việc các phương pháp thẩm định được thực hiện thông qua Quy trình thẩm định được trình bày dưới đây.
4.Quy trình thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh.
Tiếp nhận một dự án xin vay vốn, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành các bước như quy trình tín dụng từ việc tiếp nhận hồ sơ, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đến bước tiến hành thẩm định từ Khách hàng và đến thẩm định dự án cụ thể; kết quả cuối cùng của quá trình thẩm định là quyết định phê duyệt có cho vay hay không. Quy trình thẩm định này được áp dụng chung với các loại dự án để đảm bảo cho công tác quản lý chất lượng thẩm định, đồng thời đảm bảo các hoạt động được tiến hành tuần tự, logic, đầy đủ và hiệu quả. Khi đó, chất lượng của công tác thẩm định mới được đảm bảo.Quy trình thẩm định được xây dựng trên nền tảng cơ bản của quy trình cho vay như đã trình bày ở trên. Và các dự án thuộc lĩnh vực CNCB cũng áp dụng nhất quán Quy trình thẩm định như sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện Hồ sơ vay vốn
+Bước 2: Tiến hành thẩm định các điều kiện cần thiết để tiến hành cho vay vốn.
* Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý (với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi).
b/ Hồ sơ khoản vay
c/ Hồ sơ DAĐT
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
*Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng.
*Thẩm định DAĐT cụ thể.
Các bước sau chỉ được thực hiện nếu có được kết quả hợp lý, và khả quan ở các bước trước.
Kết quả của bước 2, cán bộ tiến hành thẩm định phải lập được tờ trình trình lên Trưởng phòng , đưa ra kết luận về các nội dung thẩm đinh, đề xuất cho vay hay không? Xác định nội dung, phương thức, cách thức và lãi suất cho vay ..
+Bước 3:Tiến hành tái thẩm đinh, thẩm định riêng biệt
Đối với các dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp, hồ sơ dự án sẽ được gửi qua phòng QLRR &NVĐ để tiến hành quá trình thẩm định riêng biệt. Phòng này sẽ đưa ra một bản kết luận riêng về dự án và khách hàng vay vốn.
+ Bước 4: Tiến hành trình duyệt khoản vay:
Là khi cán bộ tín dụng trình Tờ trình thẩm định lên trưởng phòng ,trưởng phòng kết hợp với việc xem xét, kiểm tra lại bộ Hồ sơ, đưa ra ý kiến và gửi lên Giám đốc Chi Nhánh để ra quyết định phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay.
Với những dự án cần thành lập Hội đồng thẩm định, thì bước trên sẽ được chuyển tới Hội đồng thẩm định ( cán bộ được thành lập theo sự phân công của Ch._.hời gian thu hồi vốn là 54 tháng.
Nhận xét ví dụ minh họa:
Qua ví dụ trên kết hợp với nội dung thẩm định đã trình bày, có thể thấy, về cơ bản cán bộ thẩm định đã đi hết các tiêu chí cần xem xét, có những phân tích đủ cơ sở để đưa ra kết luận về việc có nên cho vay hay không?. Như vậy có thể nói là công tác thẩm định đã có kết quả.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính được tính toán tương đối đầy đủ
Áp dụng kết hợp,linh hoạt nhiều phương pháp thẩm định với những nội dung phù hợp.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm như :
+ Nguồn thông tin tuy đã có tính cập nhật trong phân tích, song các căn cứ nêu ra để tính toán thẩm định, vẫn chủ yếu dựa vào các tài liệu do Khách hàng cung cấp), tính thuyết phục chưa cao.
+ Chưa cụ thể các chỉ tiêu phân tích tài chính về Công ty TNHH TM&SX Xuân Mai, tuy là đối tác khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh.
II.Đánh giá công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại CN.
Những mặt tích cực đạt được.
Trước những biến động của nền kinh tế trong hai năm vừa qua, kết quả mà Chi Nhánh đạt được là rất đáng tự hào. Tổng mức vốn huy động trong năm 2008 tuy có giảm sút nhưng mức dư nợ vẫn tăng cao; hiệu suất sử dụng vốn vẫn được duy trì khá, lợi nhuận đạt được đảm bảo mức thu nhập ổn định và có phần thưởng khích lệ xứng đáng cho những nỗ lực của toàn thể cán bộ trong toàn CN.
Trong lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn nói riêng, chi nhánh cũng hoàn thành được những chỉ tiêu kế hoạch ở mức cao hơn kỳ vọng. Tổng dư nợ trung và dài hạn năm 2008 tăng vượt bậc, chiếm tới 34,80% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong khi đó, các khoản nợ xấu ( nhóm III- V) tập trung và phát sinh nhiều ở tín dụng ngắn hạn, do những ảnh hưởng tức thời của khủng hoảng kinh tế; còn đối với tín dụng trung và dài hạn, mức biến động ít hơn. Do tới hơn 85% tín dụng TDH là cho vay theo dự án nên có được kết quả này , phải kể đến những đóng góp của công tác TĐDA, đã giúp đánh giá, đảm bảo lựa chọn được những dự án có mức độ an toàn cao trước rủi ro thị trường, rủi ro kinh doanh…đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Chi nhánh.
Nhìn hẹp hơn với công tác thẩm định DAĐT trong lĩnh vực CNCB nói riêng và trong hoạt động thẩm định DAĐT nói chung tại chi nhánh, có thể rút ra những mặt tích cực chung mà Chi nhánh đã đạt được như sau:
Một là, Quy trình TĐ DA nói chung đã được xây dựng có hệ thống, tập trung trong quản lý, bao quát đầy đủ các nội dung cần thiết chung :yêu cầu các giấy tờ cần thiết về Hồ sơ vay vốn, về Hồ sơ Khách hàng, và Hồ sơ dự án.
Hai là, Nội dung yêu cầu thẩm định các dự án trong lĩnh vực CNCB được xây dựng tương đối đầy đủ, các chỉ tiêu tài chính được xác định tương đối chính xác theo phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý và đều đã được phân tích ở trạng thái động , giúp cho việc lựa chọn, ra quyết định cho vay ít tính rủi ro hơn.
Nhìn chung tại các tổ chức tín dụng khác và tại Chi Nhánh nói riêng, các nội dung cần thẩm định các dự án, phương thức sản xuất đều được xây dựng thành quy chế chung và gần tương đồng nhau. Nội dung này đã được học hỏi, tham khảo lẫn nhau và có sự tự hoàn thiện dần theo những thay đổi và đòi hỏi của những biến động mới trong nền kinh tế cũng như nhu cầu, mục tiêu phát triển ở mỗi nơi áp dụng. Nó bao gồm việc xem xét, thầm tra sơ qua lại gần như toàn bộ các nội dung của một dự án, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể; trong đó, đặc biệt chú trọng mảng Thẩm định tài chính. Kết quả của báo cáo này giúp Chi Nhánh xem xét việc đảm bảo được tính sinh lời và khả năng hoàn trả vốn và lãi vay theo thỏa thuận của khách hàng, từ đó, giúp ngân hàng ra quyết định cho vay hay không?. Nhận thức được vấn đề đó, nên nội dung Thầm định Tài chính đã được xây dựng chi tiết, cẩn trọng .Tuy vậy, phải khẳng định, kết quả của Thẩm định tài chính được đảm bảo bởi hiệu quả và chất lượng của các nội dung thẩm định trước đó : như về giá cả nguyên vật liệu dự tính, giá nhân công, chi phí xây lắp và máy móc thiết bị…
Phương pháp thẩm định cũng đã được áp dụng linh hoạt khoa học và có sự hỗ trợ cho nhau. Đầu tiên là theo quy trình Thẩm định, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo trình tự, sau đó, khi đi sâu vào từng nội dung cụ thể, ở từng tiêu chí cần thiết thì áp dụng các phương pháp như so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy. Kết hợp với các căn cứ tính toán và phương pháp logic đã giúp cho kết quả thẩm định có tính chất thuyết phuc và có ý nghĩa hơn cho Cấp lãnh đạo khi ra quyết định cho vay.
Ba là, Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định về khách hàng, về sản phẩm, về ngành liên quan đến dự án được xây dựng đa dạng, hiện đại, có tính cập nhật thường xuyên, giúp các Cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian thẩm định và hiệu quả công việc được đảm bảo.
Hiện nay, nguồn thông tin trong Chi nhánh đã được xây dựng khá đa dạng. Ngân hàng vẫn liên tục đặt hàng và liên kết và nhận thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn đặt mua các số báo định kỳ hàng tuần, hàng tháng tập trung thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành ngân hàng, các chính sách tài khóa của Chính phủ như : Tạp chí ngân hàng, Các văn bản pháp quy, Bản tin thị trường (thông tin về giá cả các mặt hàng trong nước và trên thế giới)… Kết hợp với cấu trúc hiện đại hóa sử dụng công cụ máy tính và băng thông Internet, các nhân viên cán bộ tín dụng của Chi Nhánh cũng đều được tranh bị một máy tính cá nhân riêng, có khả năng truy cập vào thế giới World Wide Web để tự mình tìm kiếm, thu nhặt những thông tin liên quan tới ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng mà mình đang quản lý và xử lý hồ sơ.
Với những Thông báo, quyết định, những thông tin trong nội bộ ngành từ Ngân hàng Nhà nước, trong hệ NHCT về điều chỉnh Lãi suất, tỷ giá, tổ chức thì được in và gửi tới từng cán bộ tín dụng theo từng chức năng cụ thể. Do vậy, tính cập nhật tin tức rất nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng công tác thống nhất quản lý và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống tại Chi nhánh.
Bốn là, có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban (các phòng khách hàng với phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề), giữa các cán bộ tín dụng, giúp đảm bảo tính tương hỗ, tính hiệu quả và yêu cầu của công tác thẩm định.
Nhìn lại quy trình cho vay, với những dự án có tính chất phức tạp và cần có sự thẩm tra, xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thì công tác thẩm định được tiến hành độc lâp ở các hai phòng: Phòng KH DNL hoặc KH DNVVN cùng với phòng QLRR&NCĐ. Các hồ sơ và thông tin được trao đối từ phòng khách hàng sang phong Quản lý rủi ro, tại đây, các nhân viên phụ trách tiếp nhận sẽ thực hiện công tác thẩm định một cách độc lập khác, và báo cáo kết quả lên cấp trên. Cấp trên sẽ căn cứ vào báo cáo ở các phòng và căn cứ vào đó để ra quyết định cho vay hay không?.
Ngay việc tiến hành thẩm định hai lần ở hai phòng riêng biệt đã cho thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định và tính chắc chắn, giảm trừ rủi ro trong việc xây dựng mô hình tổ chức, ra quyết định và quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Thông qua đó, nó giúp khắc phục những hạn chế mà đơn lẻ một cán bộ tín dụng có thể mắc phải, hoặc dưới góc nhìn, quan điểm khai thác và xử lý thông tin khác nhau, các kết luận có thể trái chiều nhau với các dự án phức tap, mức vốn đăng ký xin vay lớn, thời gian hoàn trả dài…cũng giúp đem lại một cái nhìn toàn diện để ra được một kết luận chính xác.
Ngoài những mặt tích cực cụ thể như trên, phải kể đến việc áp dụng Công tác Chất lượng từ năm 2008, nhằm chuẩn hóa hơn nữa thời gian tiến hành thẩm định ,định hướng cho cán bộ tín dụng tập trung vào công việc, năng cao hiệu suất hoàn thành công việc, tiết kiệm chi phí và tạo ra sự hài lòng cho khách hàng vay vốn tại Chi nhánh. Bên cạnh đó là tính năng lực và phân công công việc cho các cán bộ tín dụng tại các phòng. Việc phân công phụ trách các khoản vay trung dài hạn, ngắn hạn được phân bổ tập trung cho những người có kinh nghiệm. Do vậy, qua quá trình tích lũy, cán bộ tín dung sẽ có chuyên môn hơn trong việc giải quyết các hồ sơ vay vốn trong nhiều lĩnh vực mà vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
2.Những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, nhìn vào những biến động còn cần phải khắc phục về các khoản nợ nhóm II, nợ xấu nhóm III-V tại Chi Nhánh cũng vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định , cần được thẳng thắn nhìn nhận để hoàn thiện như sau:
Một là, việc xây dựng một quy trình cho vay, nội dung thẩm định chung cho toàn hệ thống khiến cho nhiều khi ,công tác thẩm định tiến hành mang tính dập khuôn, chưa xác định được hệ thống những nội dung thẩm định có tính chất bắt buộc cần tập trung cho từng loại hình dự án, để công tác thẩm định có thể rút ngắn thời gian hơn nữa và hiệu quả cũng được đảm bảo hơn.
Cụ thể trong với các chỉ tiêu tài chính sử dụng để đánh giá tình hình tài chính dự án cũng mới chỉ dừng lại ở việc xác định chỉ số và ra kết luận độc lập trên những chỉ số đó. Bản thân việc xây dựng các chỉ số cũng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Từ đó mà kết luận nhiều khi vẫn sai lệch so với diễn biến trong tương lai. Do vậy, cần những nghiên cứu,kết hợp giữa các chỉ tiêu để giảm thiểu những hạn chế riêng rẽ.
Hai là, mặc dù các phương pháp thẩm định đã được đề cập cụ thể, và đã có sự áp dụng cụ thể, linh hoạt tại từng dự án.Tuy nhiên, mức độ áp dung chưa sâu và việc áp dụng các phương pháp này còn đối khi gặp nhiều khó khăn, nhất là trong một thời gian hạn định cụ thể hiện nay đối với công tác thẩm định. Đầu tiên phải kể đến mức độ sẵn có các nguồn thông tin cần thiết Chi nhánh ( các loại chi số trung bình ngành, dự liệu các dự án tương tự…), hay trình độ am hiểu về lĩnh vực thẩm định của cán bộ tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng các bản dự báo, phân tích tình hình tương lai và kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ như Excel, phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh…
Ba là, do quy mô của chi nhánh còn nhỏ, số lượng Cán bộ tín dung tại các phòng không nhiều ,trình độ đội ngũ làm công tác tín dụng vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu nên chất lượng công tác thẩm định vẫn còn dừng lại ở mức độ nhất định; Hơn nữa, điều này cũng gây ra những hạn chế trong việc phát triển tín dụng cho vay , mở rộng đối tượng khách hàng của Chi Nhánh.
Bốn là, Hệ thống kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định tại Chi Nhánh còn hạn chế; Việc quản lý chỉ dừng lại trên đánh giá tổng dư nợ , phân loại nợ theo từng nhóm chứ chưa có những đánh giá tổng hợp, chi tiết tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể hay cũng chưa thống kê về mức độ nợ xấu ở các loại hình DAĐT, ở các phòng có dự án.. Và mặc dù tín dụng ngắn hạn là chủ yếu tại Chi Nhánh, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, tín dụng dài hạn cũng đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.Hơn nữa, điều mà Chi Nhánh có được là mối quan hệ tốt đẹp với nhiều khách hàng lâu năm, lại là những TCT, Tập đoàn có uy tín trong nền kinh tế, nên vị thế của Chi Nhánh rất có lợi cho việc mở rộng và khai thác thêm về mảng tín dụng dài hạn. Do đó, xây dựng được hệ thống kiểm soát, đánh giá thường xuyên công tác tín dụng để giúp hoàn thiện công tác này sẽ là một lợi thế lớn và cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra cho định hướng phát triển của Chi Nhánh trong tương lai.
Chương III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại CN NHCT Ba Đình.
Mục tiêu và phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.
Năm 2009, được đánh giá là một năm mà nền kinh tế thế giới còn phải tiếp tục gánh chịu những tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cùng với chính sách điều hành nền kinh tế của Chính phủ trước bối cảnh tác động từ nền kinh tế bên ngoài, CN NHCT cũng xác định và xây dựng cho mình một định hướng phát triển nhất định trong thời gian tới. Cụ thể trong năm 2009 này, CN lên kế hoạch cho một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
1.Về nguồn vốn:
- Tổng nguồn vốn huy động VNĐ: 6.000 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn huy động VNĐ : 4.700 tỷ đồng
+ Ngoại tệ quy đổi VNĐ: 1.300 tỷ đồng
- Số dư điều chuyển vốn bình quân lên NHCT Việt Nam 1.300 tỷ đồng
2.Dư nợ cho vay nền kinh tế: 31/12/2009 đạt 4.500 tỷ đồng
+Dư nợ VNĐ : 3111 tỷ đồng
+Dư nợ ngoại tệ ( quy đổi): 1389 tỷ đồng
-Cơ cấu dư nợ:
+Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ = 31% Tổng dư nợ
+Tỷ lệ cho vay DNNN = 47% Tổng dư nợ
-Chỉ tiêu nợ xấu: 31/12/2009 : 90 tỷ
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ giảm còn 2%
- Chỉ tiêu thu nợ ngoài bảng: phấn đấu 100% số nợ ngoại bảng của năm 2008
- Chỉ tiêu thu dich vụ: đạt 40 tỷ đồng
- Chỉ tiêu thẻ : ATM : 20.000 thẻ
- Cơ sở chấp nhận thẻ :15
-Chỉ tiêu lợi nhuận : Phấn đấu đạt 240 tỷ Lợi nhuận sau trích DPRR.
Công tác phát triển mạng lưới: dự kiến mở từ 3-4 điểm giao dịch mới. Thực hiện việc di dời một số Quỹ tiết kiệm hiện có chưa đảm bảo yêu cầu về diện tích và hiệu quả thị trường.
3.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh Ba Đình
Phân tích đánh giá thị trường, từng ngành kinh tế, từng địa phương, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để định hướng đầu tư tín dụng phù hợp hiện tại cũng như lâu dài, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay.
Tuyệt đối không vì tăng trưởng mà hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng, đảm bảo tăn trưởng đi đôi với chất lượng. Giảm tỷ trọng nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm V trong tổng dư nợ tín dụng.
Giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, SXKD không hiệu quả.
II-Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DA ĐT vay vốn nói chung và trong lĩnh vực CNCB nói riêng tại CN NHCT Ba Đình.
Xem xét từ tổng quan tới việc phân tích, đánh giá cụ thể vào quá trình thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB tại CN, qua những thành quả và những mặt hạn chế còn tồn tại, và những định hướng mà CN đã xác định trong năm tới, ở đây xin được đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TĐ DAĐT nói chung, và các DAĐT trong lĩnh vực CNCB nói riêng như sau:
Một là, cần phải xây dựng thêm hệ thống nội dung, các chỉ tiêu cụ thể cần tập trung chủ yếu cho những ngành nghề, lĩnh vực có vai trò trong hoạt động tín dung trung và dài hạn của CN.
Cụ thể trong lĩnh vực CNCB, có thể bổ sung thêm một số nôi dung cần phân tích kỹ trong một số nội dung trọng yếu như trong khâu dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: chẳng hạn thêm những tiêu chí cụ thể để đảm tính hợp lý cho những dự đoán trong tương lai, dựa trên công suất máy móc, nhu cầu của thị trường theo diễn biến của nền kinh tế nói chung, sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh…
Khâu dự báo này được đảm bảo mới có thể đưa ra kết luận xác thực hơn về các chỉ tiêu tài chính của dự án trong tương lai, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho CN.
Hai nữa, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tín dụng cũng là một nội dung quan trọng, cần thực hiện định kỳ, thường xuyên và nghiêm túc với tất cả các loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh. Kết quả nội dung này không chỉ bổ sung thêm thông tin quan trọng trong việc ra quyết định mà còn giúp CN kiểm soát được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Việc phân tích nên thực hiện định kỳ 6 tháng một lần trên cơ sở quyết toán của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cần đi sâu là: Phân tích chi tiết tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả (thời diểm phát sinh, đối tượng, khách hàng), phân tích dư nợ hiện tại, quan hệ vay, trả, so sánh với doanh thu cùng thời điểm của doanh nghiệp. Phân tích tình hình thị trường về khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp (chủng loại, khối lượng, giá cả), mối quan hệ giữa cung và cầu sản phẩm, thị phần sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Tính toán các chỉ số đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp (chỉ số thanh toán nhanh, hệ số tài trợ vốn).
Từ đó có thể tính toán mức tồn kho hợp lý, loại khỏi tồn kho những vật tư, hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, đánh giá tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ những khoản phải thu khó đòi, phải trả quá hạn để tìm giải pháp cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thanh toán.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tương đối toàn diện, như trên, ngoài việc giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về bức tranh kinh doanh của mình, đồng thời ngân hàng cũng có cơ sở đưa ra những phán quyết tín dụng mới xác thực hơn.
Hai là, tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế trong những con số, chỉ tiêu tài chính, tiến tới việc phân tích kết hợp các chỉ tiêu này để giảm thiểu hạn chế riêng lẻ, đưa ra những kết luận sát thực hơn so với thực tế. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích, khả năng toán học và am hiểu chuyên môn là những yêu cầu mà không dễ một Cán bộ tín dụng có thể làm tốt được. Trong thời đại công nghệ hiện nay, Chi nhánh có thể nghĩ tới việc đặt hàng thiết kế một phần mềm có khả năng tự kết hợp những chỉ tiêu phân tích tổng hợp sau những thao tác cập nhật đơn giản, vừa giúp chuẩn hóa các con số tính toán, vừa giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định dự án.
Ba là, hoàn thiện, tiếp tục xây dựng và tìm kiếm, mở rộng nguồn thông tin trong nội bộ và nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp để phục vụ cho công tác Thẩm định được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.
Theo đó, Chi nhánh cần tìm kiếm các đầu mối thông tin hiệu quả bằng tất cả các phương tiện cụ thể như qua dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức chuyên cung cấp thông tin, qua phương tiện truyền thông, tạo dựng các mối quan hệ trao đổi uy tín với các tổ chức tín dụng khách …Đặc biệt, công tác lưu giữ thông tin của các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng cũng cần được nâng cấp, đảm bảo tính hệ thống, khoa học, nhanh chóng khi xử lý.
Bốn là, Trình độ cán bộ tín dụng phải được kiểm tra và bồi dưỡng thường xuyên, có tính câp nhật liên tục trước những đòi hỏi của thị trường .
Năm là, Nên có những báo cáo định kỳ về chất lương công tác thẩm định các dự án nói chung được tiến hành tại Chi Nhánh thông qua Tổng dư nợ, qua các chỉ số nợ, xem xét từng ngành để có thể kịp thời củng cố, bổ sung, giám sát chặt chẽ hơn công tác cho vay tín dung Trung và dài hạn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.
Đây chính là yếu tố quyết định tới chất lượng của công tác thẩm định nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống kinh doanh tín dụng của Chi nhánh. Chi nhánh cũng cần thiết kế đều đặn và có tính cập nhật liên tục những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để tổ chức đào tạo cho các cán bộ tại CN. Hơn nữa, phải có chương trình và tiêu chuẩn tuyển chon nhân viên vào làm ban đầu hiệu quả, đảm bảo tuyển dung được những cá nhân có năng lực nhất, hạn chế bớt chi phí và thời gian đào tạo lại sau tuyển dụng.
Sáu là, Phối hợp chặt chẽ hơn nữa sự hỗ trợ giữa các phòng ban : đặc biệt là các phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng QLRR&NCVĐ.
Tổ chức các phòng ban tại CN hiện nay đã có tính tương hỗ nhất định, tuy nhiên cán bộ lãnh đao cần có sư sát sao, gắn kết hơn nữa quan hệ giữa các cán bộ tín dụng tại các phòng, cũng như yêu cầu sư trao đổi bắt buôc về nghiệp vụ chuyên sâu khi cần thiết để khai thác tốt nhất các nguồn lực và cho hiệu quả công việc tốt nhât.
Kết luận
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song hoạt động kinh doanh tín dụng của CN vẫn đạt đươc nhiều kết quả đáng tự hào. Tổng dư nợ vẫn được duy trì cao và tăng trưởng đều, đặc biệt trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Đóng góp cho thành tích này có vai trò rất lớn của công tác thẩm định dự án vay vốn nói chung vì tín dụng cho vay theo DA ĐT chiếm tới 85% tổng dư nơ trung và dài hạn.
Sau khi phân tích kỹ lượng các đặc điểm của các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB cũng như thực trạng cho vay, tiến trình thẩm định các dự án này tại CN đã giúp đem lại một cái nhìn khái quát hơn về khía cạnh này tại CN NHCT. Hơn nữa, mục tiêu của bài viết là những khai thác cá nhân đối với thực trạng công tác thẩm định DAĐT vay vốn nói chung và trong ngàng CNCB nói riêng tại CN . Hi vọng bài viết đạt được phần nào mục tiêu đặt ra. Em rất mong quý thầy cô và những ai quan tâm tới đề tài có những nhận xét và góp ý để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại- Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Chủ biên: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà- 2007.
2. Giáo trình Kinh tế và Quản lý Công nghiệp-Đồng Chủ biên: GS.TS.Nguyễn Đình Phan, GS.TS. Nguyễn Kế Tuân – Nhà xuất bản ĐH KTQD tháng 5- 2007.
3. Dự đoán tình hình phát triển Công nghiệp Việt Nam : Lý thuyết, triển vọng và giải pháp- Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Công Như- Nhà xuất bản Thông kê – Hà nội 2004.
4. Các văn bản hướng dẫn thi hành trong hệ thống Ngân hàng Công thương 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Ba Đình từ 2005-2007.
6. . Báo cáo tổng hợp Phòng khách hàng II- Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
7.
8.
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhóm các ngành lớn trong lĩnh vực Công nghiệp Chế biến
Sản xuất thực phẩm và đồ uống
Sản xuất kim loại
Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị)
Dệt
Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu
Sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú
Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính
Thuộc, sơ chế da, sản xuất vali, túi xách, yên đệm và giày dép
Sản xuất máy móc và thiết bị điện chưa được phân vào đâu
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ gường,
tủ, bàn, ghế); sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
Sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học
và đồng hồ các loại
Xuất bản, in, sao bản ghi các loại
Sản xuất xe có động cơ , rơ moóc
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân
Sản xuất phương tiện vận tải khác
Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất các thiết bị khác
chưa được phân vào đâu
Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic
Tái chế
Sản xuất các sản phẩm khác từ khoáng chất phi kim loại khác
( Theo nghị định 75/CP ngày 27/10/1993- Hệ thống ngành kinh tế quốc dân)
Bảng tính khấu hao TSCĐ đầu tư
Phụ lục 03
Đơn vị : Triệu đồng
Tên tài sản
Nguyên giá
số năm KH
Khấu hao năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Máy móc thiết bị
57,558
10
5,756
5,756
5,756
5,756
5,756
5,756
574
574
574
574
Nhà xưởng
23,919
20
1,196
1,196
1,196
1,196
1,196
1,196
1,246
1,246
1,246
1,246
Lãi vay trong thời gianXD
3,632
10
363
363
363
363
363
363
363
363
363
363
Phương tiện vận tải
5,000
10
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
TỔNG
90,109
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
2,683
2,683
2,683
2,683
ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN
Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4.50%
Phụ lục 04
1000®
N¨m 0
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
N¨m 6
N¨m7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
I. Tæng hîp chi phÝ
C«ng suÊt khai th¸c
0%
85%
90%
90%
90%
90%
93%
93%
93%
93%
93%
S¶n phÈm tiªu thô
B×a carton 5 líp (m2)
10,771
11,405
11,405
11,405
11,405
11,785
11,785
11,785
11,785
11,785
B×a carton 3 líp (m2)
13,464
14,256
14,256
14,256
14,256
14,731,200
14,731
14,731
14,731
14,731
Gi¸ thµnh s¶n xuÊt
158,182
164,724
163,164
161,604
159,924
163,563
156,826
156,826
156,826
156,826
1. Chi phÝ cè ®Þnh
17,942
16,622
15,062
13,502
11,822
10,743
4,007
4,007
4,007
4,007
KhÊu hao c¬ b¶n TSC§
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
7,865
2,683
2,683
2,683
2,683
Chi phÝ b¶o hiÓm Nhµ m¸y
428
428
428
428
428
428
428
428
428
428
L·i vay ®Çu t
7,264
5,944
4,384
2,824
1,144
0
0
0
0
0
PhÝ sö dông HTCS
91
91
91
91
91
91
91
91
91
91
KH söa ch÷a thêng xuyªn
2,344
2,344
2,344
2,344
2,344
2,360
805
805
805
805
2. Chi phÝ biÕn ®æi
140,240
148,102
148,102
148,102
148,102
152,819
152,819
152,819
152,819
152,819
Nguyªn vËt liÖu
125,619
133,008
133,008
133,008
133,008
137,442
137,442
137,442
137,442
137,442
B×a carton 5 líp (m2)
65,704
69,569
69,569
69,569
69,569
71,888
71,888
71,888
71,888
71,888
B×a carton 3 líp (m2)
59,915
63,439
63,439
63,439
63,439
65,554
65,554
65,554
65,554
65,554
L¬ng vµ BHXH
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
§iÖn n¨ng
69
74
74
74
74
76
76
76
76
76
Qu¶n lý phÝ 10% l¬ng
510
510
510
510
510
510
510
510
510
510
Chi phÝ kh¸c 5% Dthu
7,972
8,441
8,441
8,441
8,441
8,722
8,722
8,722
8,722
8,722
II. Tæng hîp doanh thu
1. Gi¸ b¸n s¶n phÈm:
B×a carton 5 líp (1000®/m2)
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
B×a carton 3 líp (1000®/m2)
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
Tæng doanh thu
159,441
168,820
168,820
168,820
174,447
174,447
174,447
174,447
174,447
174,447
Lîi nhuËn tríc thuÕ
1,259
4,095
5,655
7,215
8,895
10,884
17,621
17,621
17,621
17,621
ThuÕ TNDN
0
0
0
541
667
816
1,322
1,322
1,322
1,322
Lîi nhuËn sau thuÕ
1,259
4,095
5,655
6,674
8,228
10,068
16,299
16,299
16,299
16,299
Dòng tiền hàng năm
16,338
17,854
17,854
17,313
17,187
17,933
18,982
18,982
18,982
18,982
Vốn đầu tư
90,109
Dòng tiền ròng
-90,109
16,338
17,854
17,854
17,313
17,187
17,933
18,982
18,982
18,982
18,982
* Hiệu quả tài chính
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
0.79%
2.43%
3.35%
4.27%
5.10%
6.24%
10.10%
10.10%
10.10%
10.10%
LN Sau thuế/ Vốn tự có
4.53%
14.74%
20.35%
24.02%
29.62%
36.24%
58.67%
58.67%
58.67%
58.67%
LN sau thuế/ Tổng vốn đầu tư
1.32%
4.31%
5.59%
7.02%
8.65%
10.59%
17.14%
17.14%
17.14%
17.14%
NPV ( Suất chiết khẩu 14.4%)
955 > 0
IR
14.71% >14.4%
Doanh thu hòa vốn
148,987
135,448
122,736
110,025
96,335
86,655
32,320
32,320
32,320
32,320
Điểm hòa vốn
93.40%
80.20%
72.70%
65.20%
57.10%
49.70%
18.50%
18.50%
18.50%
18.50%
Khả năng trả nợ
Nguồn trả nợ
9,074
11,910
13,470
14,489
16,043
17,933
18,982
18,982
18,982
18,982
Nguồn từ khấu hao TSCĐ đầu tư
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
2,683
2,683
2,683
2,683
Nguồn từ lợi nhuận sau thuế
1,259
4,095
5,655
6,674
8,228
10,068
16,299
16,299
16,299
16,299
Nợ phải trả
11,000
13,000
13,000
14,000
9,534
0
0
0
0
0
Hệ số trả nợ
0.82
0.92
1.04
1.03
1.68
ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN
Độ nhạy của dự án khi Chi phí NVL tăng 5%
Phụ lục 05
1000®
N¨m 0
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
N¨m 6
N¨m7
N¨m 8
N¨m 9
N¨m 10
I. Tæng hîp chi phÝ
C«ng suÊt khai th¸c
0%
85%
90%
90%
90%
90%
93%
93%
93%
93%
93%
S¶n phÈm tiªu thô
B×a carton 5 líp (m2)
10,771
11,405
11,405
11,405
11,405
11,785
11,785
11,785
11,785
11,785
B×a carton 3 líp (m2)
13,464
14,256
14,256
14,256
14,256
14,731,200
14,731
14,731
14,731
14,731
Gi¸ thµnh s¶n xuÊt
165,588
172,547
170,987
169,747
171,635
164,899
164,899
164,899
164,899
164,899
1. Chi phÝ cè ®Þnh
17,942
16,622
15,062
13,502
11,822
10,743
4,007
4,007
4,007
4,007
KhÊu hao c¬ b¶n TSC§
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
7,865
2,683
2,683
2,683
2,683
Chi phÝ b¶o hiÓm Nhµ m¸y
428
428
428
428
428
428
428
428
428
428
L·i vay ®Çu t
7,264
5,944
4,384
2,824
1,144
0
0
0
0
0
PhÝ sö dông HTCS
91
91
91
91
91
91
91
91
91
91
KH söa ch÷a thêng xuyªn
2,344
2,344
2,344
2,344
2,344
2,360
805
805
805
805
2. Chi phÝ biÕn ®æi
147,646
155,925
155,925
155,925
155,925
160,892
160,892
160,892
160,892
160,892
Nguyªn vËt liÖu
125,619
133,008
133,008
133,008
133,008
137,442
137,442
137,442
137,442
137,442
B×a carton 5 líp (m2)
65,704
69,569
69,569
69,569
69,569
71,888
71,888
71,888
71,888
71,888
B×a carton 3 líp (m2)
59,915
63,439
63,439
63,439
63,439
65,554
65,554
65,554
65,554
65,554
L¬ng vµ BHXH
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
6,069
§iÖn n¨ng
69
74
74
74
74
76
76
76
76
76
Qu¶n lý phÝ 10% l¬ng
510
510
510
510
510
510
510
510
510
510
Chi phÝ kh¸c 5% Dthu
8,348
8,839
8,839
8,839
8,839
9,133
9,133
9,133
9,133
9,133
II. Tæng hîp doanh thu
1. Gi¸ b¸n s¶n phÈm:
B×a carton 5 líp (1000®/m2)
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
B×a carton 3 líp (1000®/m2)
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
6.00
Tæng doanh thu
166,954
176,774
176,774
176,774
176,774
182,667
182,667
182,667
182,667
182,667
Lîi nhuËn tríc thuÕ
1,365
4,227
5,787
7,347
9,027
11,302
17,768
17,768
17,768
17,768
ThuÕ TNDN
0
0
0
551
667
827
1,333
1,333
1,333
1,333
Lîi nhuËn sau thuÕ
1,365
4,227
5,787
6,796
8,360
10,475
16,435
16,435
16,435
16,435
Dòng tiền hàng năm
16,444
17,986
17,986
17,435
17,309
18,069
19,119
19,119
19,119
19,119
Vốn đầu tư
90,109
Dòng tiền ròng
-90,109
16,444
17,986
17,986
17,435
17,309
18,069
19,119
19,119
19,119
19,119
* Hiệu quả tài chính
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
0.82%
2.39%
3.27%
4.16%
5.11%
6.19%
9.73%
9.73%
9.73%
9.73%
LN Sau thuế/ Vốn tự có
4.91%
15.21%
20.83%
24.46%
30.09%
37.70%
59.16%
59.16%
59.16%
59.16%
LN sau thuế/ Tổng vốn đầu tư
1.44%
4.44%
7.15%
8.78%
10.73%
17.28%
17.28%
17.28%
17.28%
17.28%
NPV ( Suất chiết khẩu 14.4%)
1,525 >0
IR
14,89%> 14,4%
Doanh thu hòa vốn
155,147
140,932
127,705
114,479
100,235
90,123
33,613
33,613
33,613
33,613
Điểm hòa vốn
92.90%
79.70%
72.20%
64.80%
56.70%
49.30%
18.40%
18.40%
18.40%
18.40%
Khả năng trả nợ
Nguồn trả nợ
9,180
12,042
13,602
14,611
16,165
18,069
19,199
19,199
19,199
19,199
Nguồn từ khấu hao TSCĐ đầu tư
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
7,815
2,683
2,683
2,683
2,683
Nguồn từ lợi nhuận sau thuế
1,365
4,227
5,787
6,796
8,360
10,475
16,435
16,435
16,435
16,435
Nợ phải trả
11,000
13,000
13,000
14,000
9,534
0
0
0
0
0
Hệ số trả nợ
0.83
0.93
1.05
1.04
1.70
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2687.doc