Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) chi nhánh Long Biên: ... Ebook Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) chi nhánh Long Biên
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) chi nhánh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong phòng Quan hệ khách hàng- Ngân hàng TMCP quân đội. Các thông tin, số liệu đều được trích dẫn từ các nguồn, địa chỉ rõ ràng.
Nếu vi phạm những lời cam đoan trên, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng kỉ luật.
Sinh viên
Nguyễn Long Bình
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
1.3.1 Thẩm định về năng lực pháp lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. 16
1.3.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án 21
1.3.3 Phân tích kỹ thuật của dự án 23
1.3.4 Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án: 24
1.3.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro 28
1.3.6 Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay 30
2. Thẩm định dự án “Cải tạo 1500 m2 nhà kho thành xưởng sản xuất lắp đặt dây chuyền bánh kẹo năm 2009” 32
2.1 Giới thiệu về dự án: 32
2.1.1 Cơ sở pháp lý: 32
2.1.2 Hình thức và phương án đầu tư: 32
2.2 Thẩm định năng lực pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh: 33
2.2.1 Thẩm định năng lực pháp lý: 34
2.2.2 Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 35
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây 36
2.3 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 37
2.4. Thẩm định kĩ thuật của dự án 39
2.4.1 Về địa điểm xây dựng 39
2.4.2 Qui mô sản xuất và sản phẩm của dự án 39
2.4.3 Hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ. 40
2.5 Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn 40
2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư: 40
2.5.2 Thẩm định tài chính dự án xin vay vốn: 41
2.6 Phân tích rủi ro và các biện pháp khắc phục: 43
2.6.1 Rủi ro cháy nổ: 43
2.6.2 Rủi ro về công nghệ: 44
2.6.3 Rủi ro về thị trường 44
2.6.4 Rủi ro về xây dựng: 44
2.6.5 Các loại rủi ro khác: 44
2.7 Tài sản đảm bảo tiền vay 44
III. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn ở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên 45
1. Những kết quả đạt được 45
1.1 Về qui trình thẩm định: 47
1.2 Về nội dung thẩm định: 47
1.3 Về phương pháp thẩm định 48
2 Hạn chế và nguyên nhân: 48
2.1. Những mặt hạn chế 48
2.1.1 Về công tác thu thập thông tin: 48
2.1.2 Về nội dung, phương pháp, qui trình thẩm định 49
2.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên. 51
2.2.1 Khó khăn từ bản thân ngân hàng. 51
2.2.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 52
2.2.3 Những nguyên nhân khác 53
CHƯƠNG II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONG BIÊN 55
1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Long Biên trong giai đoạn tới. 55
1.1 Về công tác huy động vốn 56
1.2 Về hoạt động tín dụng 56
1.3 Về các hoạt động khác 56
2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên 57
2.1 Giải pháp về thông tin 57
2.2 Giải pháp về qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định. 60
2.2.1 Về qui trình thẩm định 60
2.2.2 Về phương pháp thẩm định 61
2.2.3 Về nội dung thẩm định 62
2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý nhân sự 64
2.4 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 65
3. Những kiến nghị 67
3.1. Kiến nghị với Nhà nước 67
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MB : Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
NHQĐ : Ngân hàng quân đội
MBLB : Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên
TMCP : Thương mại cổ phần
HĐQT : Hội đồng quản trị
QHKH : Quan hệ khách hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
BGĐ : Ban giám đốc
BCTC : Báo cáo tài chính
TSLĐ : Tài sản lưu động
BKHN : Bánh kẹo Hữu Nghị
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả huy động vốn 7
Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay 9
Bảng 3: Tóm tắt sự tăng trưởng của MBLB giai đoạn 2006-2009 11
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây 36
Bảng 5: Hệ thống dây chuyền sản xuất 40
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư của dự án 41
Bảng 7: Sản lượng, công suất của dự án 42
Bảng 8: Kế hoạch trả nợ 42
Bảng 9: Tiền lương 43
Bảng 10: Số dự án cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh 45
Bảng 11: Tỷ lệ nợ xấu thời gian gần đây tại chi nhánh. 46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 5
Sơ đồ 2: Qui trình thẩm định dự án tại chi nhánh 15
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Lợi nhuận MBLB thời gian gần đây 46
LỜI MỞI ĐẦU
Đất nước ta vẫn đang tiếp tục phát triển kinh tế theo đường nối của Đảng và Nhà nước. Đưa đất nước tiến lên thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. Theo chủ trường của Đảng và Nhà nước muốn quá trình CNH – HĐH được hoàn thiện thì tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải tự chủ kinh doanh và tự tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các ngân hàng là một trong những kênh cho vay vốn và dẫn vốn hiệu quả nhất đối với các chủ đầu tư, nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Trước nhu cầu trên thi Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ( MB ) đã ra đời nhằm đáp ưng nhu cầu thiết yếu đó. MB - Long Biên là chi nhánh sau khi được thành lập đã thực hiện rất tốt những mục tiêu này.
Trong ngân hàng, hoạt động quan trọng nhất là hoạt động cho vay, mà để đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng phải tiến hành thực hiện công tác thẩm định xin vay vốn. Xuất phát từ những bất cập của công tác thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, em đã chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Long Biên”. Do còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện chuyên đề được tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo THs.Trần Mai Hoa và các anh chị trong phòng QHKH đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này !
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH LONH BIÊN
I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên.
1. Giới thiệu sơ bộ về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên.
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB) chính thức được thành lập theo quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động kể từ ngày 4/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm. Trụ sở chính của MB được đặt tại số 3 Liễu Giai, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Tính đến 31/12/2008, vốn điều lệ của MB là 3400 tỷ đồng và dự kiến lên đến 7500 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có qui mô lớn tại Việt Nam.
MB luôn là ngân hàng nhà nước xếp hạng A trong những năm qua, liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như: Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, TOP 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, giải thưởng Sao vàng đất Việt và giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do GD group và nhiều tập đoàn quốc tế trao tặng….
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, MB liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Tính đến cuối năm 2008, mạnh lưới chi nhánh của MB đã lên tới 80 điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung, miền Nam với 250 máy ATM, 1100 máy POS.
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên- MBLB là một trong những chi nhánh lớn mạnh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trên địa bàn Hà Nội, được thành lập từ ngày 01/05/2005 với tên gọi: “Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội- Chi nhánh Long Biên” (MBLB)
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0123566825
Đăng kí lần đầu vào ngày: 02/06/2003
Đăng kí thay đổi lần 2 vào ngày: 30/01/2004
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ ngân hàng theo ủy quyền của NHTMCPQĐ (MB).
Khi mới thành lập vào năm 2006, MB chi nhánh Long Biên là chi nhánh cấp II đặt trụ sở tại số 2 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội. Trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ. Đến ngày 01/07/2008, MB chi nhánh Long Biên được chuyển cấp quản lý lên chi nhánh cấp I trực thuộc hội sở. Điều này thể hiện sự cố gắng tích cực của các nhân viên ngân hàng nói chung, nhân viên MB chi nhánh Long Biên nói riêng trong nền kinh tế hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo của MB và Hội Đồng quản trị của chính ngân hàng, MBLB đã kết hợp chính sách mở rộng vận động mời chào khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàn. Chính vì vậy từ khi được giao quyền tự chủ kinh doanh năm 2007, MBLB thực sự đã có những bước đột phá, liên tiếp đạt những thành tích cao trong các đợt thi đua trong toàn ngân hàng, khẳng định một sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, MBLB cũng đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình.Đến nay, ngoài trụ sở chính tại số 2 Ngô Gia Tự, MBLB đã mở thêm một số phòng giao dich khác như phòng giao dich Đông Anh, chi nhánh Bắc Ninh, chi nhánh Hưng Yên là 2 chi nhánh trưc thuộc MBLB.
Mục tiêu hoạt động và phát triển của NHTMCPQĐ:
+ Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Viêt Nam trong các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn tập trung vào:
- Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.
- Tập trung có chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân
- Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn
- Phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư
- Liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và thanh viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh.
+ Sứ mạng:
MB dồn mọi sự nỗ lực vào gây dựng một đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.
Giá trị cốt lõi: giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát triển. Bao gồm các giá trị cơ bản:
Hợp tác ( Teamwork)
Tin cậy ( Trustworth)
Chăm sóc khách hàng ( Customer care)
Sáng tạo ( Creative)
Chuyên nghiệp ( Professional)
2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ban GĐ
Văn phòng
Kế toán và DV KH
BPQL Tín dụng
Phòng QHKH
Bộ phận hỗ trợ QHKH
PGD Nguyễn Văn Cừ
PGD Đông Anh
CN Bắc Ninh
CN Hưng Yên
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính MBLB)
Với cơ cấu tổ chứ này, các chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân định rõ ràng nhưng đồng thời các phòng ban lai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3. Các sản phẩm và dịch vụ chính
Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, USD, EUR..Tiết kiệm có kì hạn, tiết kiêm không kì hạn tích lũy, nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án. Cho vay tiêu dùng sinh hoạt gia đình, cho vay trả góp mua ôtô, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Cho vay du học, mua cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tài khoản tiền gửi thanh toán, tín dụng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán chuyển tiền, dịch vụ ngân quĩ, dich vụ kiều hối, thẻ ATM, dich vụ tư vấn tài chính theo qui định của ngân hàng quân đội, sản phẩm ngoại hối, trả lương qua tài khoản và các dịch vụ khác…
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu càu cần thiết của khách hàng. Trong thời gian sắp tới ngân hàng sẽ không ngừng mở rộng thêm các dịch vụ mới và cải tiến những dịch vụ sẵn có để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhưng yêu cầu của khách hàng.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh
4.1 Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, chi nhánh đã thuc hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa cách thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội. Trong năm 2006, với mục tiêu ổn định và phát triển nguồn vốn, chi nhánh chủ trường tăng cường tiếp thị khai thác các kênh huy động vốn để phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. Dưới đây là bảng kết quả huy động vốn tại MBLB giai đoạn 2006-T8/2009.
Bảng 1: Kết quả huy động vốn
( Đơn vị: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T8/2009
1. Theo đối tượng KH
Tiền gửi dân cư
223,108
284,183
412,373
513,467
DN và tổ chức kinh tế
196,392
336,207
638,059
645,523
2. Theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn
166,595
194,125
271,358
354,862
Tiền gửi có kỳ hạn
252,905
426,265
779,074
804,128
3. Theo đối tượng tiền tệ
Nội tệ
397,74
575,37
993,029
927,702
Ngoại tệ
21,76
45,02
57,403
231,288
Tổng
419,5
620,39
1.050,432
1.158,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-T8/2009, MBLB )
Năm 2007 là 1 năm thành công đối với MB, công tác huy động vốn tại chi nhánh đảm bảo an toàn, đảm bảo lợi ích người gửi và cho ngân hàng vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao 17,7%
Đến năm 2008, chi nhánh xây dựng huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm nên hàng loạt các biện pháp được tích cực triển khai như đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, khai thác nhiều kênh huy động vốn, mở thêm địa điểm giao dịch mới, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ, huy động trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch khách hàng.
Những tháng đầu năm 2009, hoạt động huy động vốn vẫn tiếp tục diễn ra mạnh với những kết quả có lợi.
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2007 là 621,38 tỷ đồng tăng gần 200 tỷ đồng (~ 46,9% ) so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn huy động tăng vọt đạt 1050,512 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 68,2% so với năm 2007. Năm 2009 lượng vốn huy động tiếp tục tăng lên 1158,99 tăng 51% so với năm 2008.
Trong hoạt động huy động vốn nguồn tiền gửi có kì hạn có qui mô và tỉ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, nguồn tiền gửi có kì hạn huy động được 253 tỉ đồng chiếm 60,3 % tổng vốn huy động. Năm 2007 huy động được 426,265 tỉ đồng chiếm 68,7% và năm 2008 huy động được 779 tỉ đồng chiếm 74,2 %. Tỉ trọng tiền gửi có kì hạn tăng lên rất đều đặn, năm 2007, 2008 tăng từ 68% lên 74%. Những tháng đầu năm 2009 lượng vốn này là 1231,128 tỉ đồng gấp 1,6 lần năm 2008, đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng vì nó có tính ổn định cao, giúp cho ngân hàng xác định được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả.
Theo cơ cấu khách hàng, nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế năm 2006 là 196,392 tỉ đồng. Năm 2007 là 336,207 tỷ đồng, tăng 71,4 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động này là 638,059 tỷ đồng, tăng 89,8 % so với năm 2007. Và năm 2009 nguồn vốn huy động này là 972,523 tỉ đồng. Có thể thấy tỉ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế luôn có xu hướng tăng qua từng năm..
Bên cạnh đó, tiền gửi ở khu vực dân cư co xu hướng giảm là do trong năm 2006 tiền gửi ở MBLB chủ yếu là của các hộ kinh doanh cá thể. Còn trong 2 năm vừa qua, đặc biệt năm 2008, MB tập trung và khuyến khích huy động vốn cừ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn. Nhằm đem lại hiệu quả vững chắc cho hoạt động ngân hàng.
Theo đối tượng tiền tệ thì nguồn vốn nội tệ đạt 575,37 tỷ đồng năm 2007, năm 2008 là 993,029 tăng 72,7 % so với năm 2007. Như vậy khẳng định công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, 2008 MBLB đạt mức huy động vốn là 620 và 1050 tỷ đồng là do có thêm 1 số phòng giao dich mới. Đặc biệt, năm 2008 MBLB đã vượt mức chỉ tiêu huy động vốn 1000 tỷ đồng. Đến những tháng đầu năm 2009 nguồn vốn nội tệ được huy động tiếp tục tăng lên 1354,702 tỉ ( tăng gấp 1,36 lần so với năm 2008 ). Đây là một kì tích của MB trong 1 năm mà ngành ngân hàng có nhiều biến động và tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ.
Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại thì 2 khâu quan trọng là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng mở rộng ở tất cả các loại hình: cho vay, cho thuê, chiết khấu và bảo lãnh..
Hoạt động cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau, phân theo thời gian, thành phần kinh tế, loại tiền tệ.
Bảng 2: Kết quả hoạt động cho vay
( Đơn vị: tỉ đồng )
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T8/2009
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
120,735
334,724
499,223
713,424
Trung hạn
13,545
30,716
27,597
35,328
2. Theo thành phần kinh tế
Các DNNN
19,862
23,526
29,496
35,984
Các DN Ngoài NN
114,418
341,914
497,334
712,768
3. Theo loại tiền tệ
Nội tệ
94,032
224,08
349,854
531,686
Ngoại tệ
40,248
141,360
176,976
217,066
Tổng
134,280
365,44
526,830
748,752
( Nguồn: báo cáo kinh doanh 2006-T8/2009, MBLB )
Cho vay nền kinh tế đến 31/08/2008 là 589,92 tỉ đồng, tăng 212,27 tỉ đồng so với năm 2007 ( ~ 56,2 % ). Trong đó dư nợ là 566.323 tỉ đồng ~ 96 % tổng dư nợ, tăng 218,885 tỉ đồng so với năm 2007 ( tăng 63 % ). Tỉ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm theo từng năm 30,212 tỉ chiếm 8 % tỉ trọng năm 2007, năm 2008 là 23,597 tỉ đồng chỉ chiếm 4 % trong tổng dư nợ, giảm 6,615 tỉ đồng ( giảm 22 % ). Và đến những tháng đầu năm 2009 dư nợ trung hạn có tăng nhưng không đáng kể ở mức 35,328 tỉ chiếm tỉ trọng 4,5 % trong tổng dư nợ. Từ đó có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể, lượng dư nợ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 560,424 tỉ đồng, tăng 209,21 tỉ đồng so với năm 2007 (~ tăng 59,6 % ). Năm 2009 là 753,69 tỉ đồng tăng 1,34 lần so với năm 2008.
Về loại tiền, đồng nội tệ vốn chiếm ưu thế chiếm tỉ trọng từ 60%-70%. Năm 2006, dư nợ đồng nội tệ là 412,144 tỉ đồng tăng 180,354 tỉ đồng so với năm 2007 (tỉ trọng tăng 82,2 % ) trong khi dòng ngoại tệ năm 2008 là 176,976 tỉ đồng chỉ tăng 25,916 tỉ so với năm 2007 (17,2 %). Đến năm 2009 dư nợ đồng nội tệ là 572,608 tỉ chiếm tỉ trọng 72,5 % trong tổng dư nợ.
Trong những năm qua, chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng.
Các hoạt động khác
Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng chính xác, an toàn và tuân thủ đúng tập quán quốc tế. Những sản phẩm dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng đều tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hoạt động bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và một số bảo lãnh khác. Hoạt động này đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số và đảm bảo về chất lượng, đóng góp nhiều vào lợi nhuận của ngân hàng.
Hoạt động kho quĩ chấp hành đúng các qui định, hướng dẫn, đúng chế độ kiểm tra, kiểm kê kho quĩ theo định kì hàng tháng để có biện pháp xử lí kịp thời.
Một số những hoạt động khác tại chi nhánh như: hoạt động tài chính kế toán, dịch vụ khách hàng, hoạt động tổ chức tài chính…đều được tiến hành theo đúng các chuẩn mực chung của do ngân hàng quân đội qui định.
Đánh giá kết quả đạt được
Sau vài năm đi vào hoạt động, đối mặt với biết bao nhiêu những khó khăn thử thách của nền kinh tế thị trường, MBLB đã tận dụng tối đa những cơ hội hiếm có và đã thành công phần nào về các mặt tài chính, hoạt động, thưc hiện chiến lược với những kết quả ngoài sự mong đợi.
Bảng 3: Tóm tắt sự tăng trưởng của MBLB giai đoạn 2006-2009
( đv: tỉ đồng )
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T8/2009
Huy động vốn
420
620
1050
1.158,99
Tổng dư nợ
125,78
377,6
589,92
789,674
Lợi nhuận trước thuế
1,2
8,7
22
34
Tổng tài sản
285
314
426
485
( Bản tin tài chính MB tháng 8/2009 )
Kết quả kinh doanh của MBLB luôn tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.Vốn huy động tăng lên liên tục theo các năm và đạt được muc tiêu huy động vốn là 1000 tỉ đồng trong năm 2008. Cụ thể, năm 2006 chỉ là 420 tỉ đồng, tăng lên 620 tỉ năm 2007 ( tăng 200 tỉ đồng ) và năm 2008 là 1050 tỉ, vượt chỉ tiêu 50 tỉ đồng. Và vào những tháng đầu năm 2009, lượng vốn huy động tiếp tục tăng mạnh lên đến 1585,99 tỉ đồng.
Lợi nhuận trước thuế cũng có bước tăng trưởng ấn tượng từ 1,2 tỉ năm 2006 lên 8,7 tỉ năm 2007 ( tăng 7,25 lần ). Năm 2008 đạt 22 tỉ tăng 2,53 lần so với năm 2007 và gấp 20 lần so với năm 2006. Năm 2009 tiếp tục tăng lên 34 tỉ gấp 1,5 lần so với năm 2008.
Qui mô,cơ cấu và chất lượng tài sản của MBLB ngày càng được nâng cấp bao gồm cả tài sản sinh lời ( chiếm 80-90% tổng tái sản có ) và tài sản không sinh lời ( chiếm 10-20% tổng tài sản có ). Năm 2006 đạt 340 tỉ tăng lên 749,2 lần năm 2007 ( gần 2 lần ) và năm 2008 đạt mức 1490 tỉ tăng 2 lần so với năm 2007, gần 4 lần so với năm 2006. Đến năm 2009 đạt mức 1864 tỉ đồng tăng 372 tỉ đồng so với năm 2008.
Những con số trên thực sự ấn tượng đối với một chi nhánh mới bước vào hoạt động được vài năm như MBLB. Giúp cho chi nhánh luôn đạt thành tích cao trong những đợt thi đua toàn ngân hàng. Thể hiện phần nào sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh trong hoạt động quản lí kinh doanh , phục vụ khách hàng
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Long Biên
1 Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Long Biên
Hiện nay, hoạt động cho vay vốn trên thị trường tiền tệ ngày càng phát triển cả về loại hình lẫn chất lượng phục vụ. Khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng để đi vay. Vì vậy để có thể cạnh trạnh được trên thị trường tiền tệ, các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ của chính bản thân mình. Để có thể thực hiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, các cán bộ thẩm định của ngân hàng TMCP Quân đội nói chung, chi nhánh Long Biên nói riêng đã tiến hành thẩm định theo qui trình, phương pháp và nội dung một cách cẩn thận, tránh làm mất thời gian của khách hàng, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của chủ đầu tư. Cụ thể như sau :
1.1 Phương pháp thẩm định
Thẩm định có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng TMCP Quân đội đã áp dụng một cách phù hợp, khoa học các phương pháp thẩm định dự án đang có hiện nay như:
Phương pháp đánh giá, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.
Phương pháp dự báo.
Phương pháp theo trình tự
Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp triêt tiêu rủi ro.
1.1.1 Phương pháp so sánh đối chiếu.
Đây là một phương pháp đơn giản và được dùng rất phổ biến trong khi thẩm định cũng như tái thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng.
Cán bộ thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu liên quan đến dự án về các khía cạnh pháp lý, kĩ thuật công nghệ và khía cạnh tài chính.., xem xét mức độ chính xác của các chỉ tiêu đó theo từng khía cạnh một cách cơ bản, từ đó có cái nhìn tổng quát để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp về các dự án đầu tư, là cơ sở để ra các quyết định đầu tư.
Phương pháp so sánh đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm. Trong qua trình thẩm định cần tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan và các phòng ban trong ngân hàng để có cái nhìn khách quan và chính xác về dự án. Tránh khuynh hướng cứng nhắc chủ quan trong so sánh đối chiếu.
Phương pháp so sánh thường được áp dụng trong tất cả các nội dung của quá trình thẩm định.
1.1.2 Phương pháp dự báo.
Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê thu thập được của đối tượng dự báo, trong một khoảng thời gian nhất định để tổng hợp xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu hiệu quả, tính khả thi của dự án..Các nhân tố hay đối tượng dự báo thường xuyên có tác động đến dự án như:
+ Cung- cầu thị trường về sản phẩm của dự án
+ Giá cả máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật phục vụ cho dự án
+ Giá cả nguyên liệu sản xuất sản phẩm: tuỳ theo là nguồn nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài
+ Các tác động từ chính sách của nhà nước, yếu tố lãi suất, lạm phát…
Đặc điểm của dự án đầu tư là diễn ra trong thời gian dài vì vậy cán bộ thẩm định cần phải sử dụng phương pháp dự báo để xác định chính xác hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, để có thể sử dụng phương pháp này được tốt, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có chuyên môn sâu về tổng hợp số liệu thống kê, có khả năng kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác để có được kết quả mong muốn.
1.1.3 Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư… Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót mới được phát hiện.
Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiện mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Phương pháp này giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát hơn về các khía cạnh của dự án đầu tư.
1.1.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Phương pháp triệt tiêu rủi ro là một phương pháp mới và thực sự cần thiết đối với quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Dự án đầu tư thường có thời gian đầu tư dài, không ai có thể bảo đảm hoàn toàn rằng sẽ không có rủi ro xảy ra. Bất kỳ một dự án nào cũng phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả và tính khả thi của nó. Để đảm bảo tính hiệu quả và vững chắc của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan.
1.1.5 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường được áp dụng trong thẩm định các dự án đầu tư lớn, để xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR…khi các yếu tố khác liên quan thay đổi.
Phân tích độ nhạy là nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với các tác động của các yếu tố liên quan. Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những yếu tố nào và yếu tó nào tác động nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Ngoài ra, nó còn cho phép lựa chọn dự án có độ an toàn cao, chỉ tiêu hiệu quả vững chắc, từ đó tạo cơ sở để ra quyết định đầu tư hợp lý.
1.2 Qui trình thẩm định
Qui trình thẩm định dự án của ngân hàng Quân đội chi nhánh Long Biên áp dụng qui trình thẩm định chung của Ngân hàng Quân đội. Qui trình thẩm định dự án gồm các bước như sau:
B1: Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án, chịu trách nhiệm rà soát lại và thông báo cho đơn vị gửi hồ sơ sửa đổi bổ sung hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
B2: Khi đã có hồ sơ dự án đầy đủ, hợp lệ, các chuyên viên thẩm định sẽ tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung của dự án cũng như đánh giá mức độ tin cậy của các số liệu trong dự án.
B3: Lãnh đạo đơn vị thẩm định chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá của các chuyên viên thẩm định thành báo cáo thẩm định, nêu rõ đề xuất và ý kiến riêng của phòng về dự án, đệ trình ban giám đốc chi nhánh
B4: Ban giám đốc chi nhánh ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án hoặc tài trợ có điều kiện
* Sơ đồ 2: Qui trình thẩm định dự án tại chi nhánh
Phòng QHKH
Phòng giao dịch
Khách hàng vay vốn tài trợ dự án
Nộp hồ sơ dự án
Phạm vi thẩm định
Hồ sơ dự án đầy đủ, hợp lệ
Hồ sơ không đầy đủ
hoặc chưa hợp lệ
Yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh
Lãnh đạo đơn vị thẩm định
BGĐ ra QĐ tài trợ hoặc không tài trợ
Tổng hợp thành báo cáo
TĐTrình BGĐ
Cán bộ TĐ phân tích
đánh giá
1.3 Nội dung thẩm định
Sau khi đã lựa chọn phương pháp thẩm định cán bộ thẩm định sẽ đi vào phân tích, đánh giá từng nội dung cụ thể của dự án. Các dự án xin vay vốn tại ngân hàng gồm rất nhiều loại như: dự án xin vay vốn để bổ sung vốn lưu động, dự án vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và dự án vay vốn để đầu tư mới…Vì vậy nội dung thẩm định chi tiết tương ưng với từng loại dự án sẽ có khác nhau. Tuy nhiện để thẩm định các dự án trên thì cán bộ thẩm định đều tiến hành thẩm định theo các nội dung cơ bản và tùy từng dự ánmà cán bộ thẩm định sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá dự án vay vốn:
- Thẩm định năng lực pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án
- Thẩm định công nghệ - kĩ thuật
- Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh té, khả năng hoàn vốn của dự án
- Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thẩm định các biện pháp bảp đảm tiền vay
Các cán bộ thẩm định tại ngân hàng TMCP Quân đội tiến hành thẩm định các nội dung trên theo trình tự. Tương ứng với từng nội dung cụ thể cán bộ thẩm định có thể lựa chọn phương pháp thẩm định khác nhau để hiệu quả thẩm định là cao nhất, kết quả chính xác nhất.
1.3.1 Thẩm định về năng lực pháp lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Tài liệu sử dụng để đánh giá và thẩm định khách hàng là:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: tùy thuộc vào khách hàng là tư nhân hay doanh nghiệp mà thẩm định, xem xét các giấy tờ liên quan. ( mục 1.3.1.1 )
- Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Các tài liệu khác.
1.3.1.1 Năng lực pháp lý của khách hàng:
Khách hàng vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật hiện hành
* Đối với doanh nghiệp:
- Cán bộ thẩm định cần thiết tiến hành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của:
+ Quyết định thành lập đối ._.với doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty
+ Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài.
+ Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
+ Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước
- Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần quan tâm tới quyền hạn trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doing nghiệp liên doanh. Các qui định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp. Tính pháp lý của các qui định bổ nhiểm giám đốc, kế toán trưởng hoặc người quản lý về tài chính của doanh nghiệp. Người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là ai? ( Chủ tịch hội đòng quản trị, Tổng giám đốc…) Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
* Đối với khách hàng là cá nhân:
Đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực dân sự theo qui định của bộ luật dân sự. Có xác nhận về nhân thân của cá nhân thông qua các giấy tờ như: hộ khẩu thường chú, giấy chưng minh thư, xác nhận của cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương…
1.3.1.2 Thẩm định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với dự án dự kiến đầu tư.
- Ngành nghề kinh doanh được phép họat động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Phân tích thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu và thị phần của sản phẩm.
- Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ
- Lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường. Phân tích chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng của doanh nghiệp. Phân tích các quan hệ giao dịch có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các tài liệu được sử dụng để phân tích đánh giá trong phần này gồm:
+ Tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…
+ Các tài liệu tham khảo khác
Việc thẩm định, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa trên cơ sở các số liệu do khách hàng cung cấp. Do vậy cán bộ thẩm định phải thẩm tra các căn cứ lập báo cáo và tính xác thực của các thông tin số liệu được cung cấp.
* Phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh:
- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chính. ( phản ánh sản lượng, tình hình sản xuất, tình hình bán hàng…)
- Lợi nhuận ( lợi nhuận các loại sản phẩm, lợi nhuận các đơn vị thành viên cũng như toàn doanh nghiệp )
- Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, giá thành sản phẩm. Biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, doanh số và lơi nhuận của toàn doanh nghiệp
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng…
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số này chỉ mức thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản sẵn sàng chuyển thành tiền mà không thất thoát.
+ Hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời.
+ Hệ số thanh toán vốn lưu động:
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động.
+ Hệ số kết cấu tài chính.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu. Không có một cơ cấu vốn lý chung cho mọi doanh nghiệp. Tùy theo tỷ lệ của hai loại vốn đó mà doanh nghiệp có độ ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn khác nhau. Cơ cấu còn mang lại tác động đòn bẩy tài chính.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện qua một số chỉ tiêu:
+ Hệ số nợ tổng quát.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
+ Hệ số thanh toán hằng năm.
+ Hệ số sinh lời ( khả năng sinh lời ).
Các nhóm hệ số trên đây phản ánh các đặc trưng tài chính của doanh nghiệp. Nhưng các hệ số đó mới chỉ đề cập đặc trưng từng mặt hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng các đặc trưng đó thật sự tốt, có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không phải thể hiện qua các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi sau đây:
+ Tỷ số sinh lợi trên vốn tự có (ROE).
ROE cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn tự có như thế nào, hiệu quả khai thác. thu nhập trên vốn tự có. Đó là một ước tính mức lợi nhuận trên mỗi đồng vốn đầu tư vào vốn tự có hoặc nói cách khác là tỷ lệ phần trăm thu nhập trên số tiền đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp. ROE là một thước đo phối hợp về khả năng sinh lời, doanh thu trên tổng tài sản và mứu độ nợ. Nếu ROE dao động qua các năm thì phải phân tích để xác định nhân tố nào trong ba nhân tố gây ra sự dao động đó.
+ Tỷ số sinh lợi trên tài sản (ROA).
Hệ số này cho biết:
Sự kết hợp tác động của mức lãi và thu nhập để biết số phần trăn thu được trên mỗi đồng đầu tư và cho thấy cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp.
Với mỗi đồng đâu tư vào tài sản, ban giám đốc doanh nghiệp đã có thể thu được % lợi nhuận ròng.
Thước đo chủ yếu hoạt động quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Đo lường lợi nhuận trên khoản đầu tư bất kể mức độ vay nợ của doanh ngiệp.
ROA và đòn bẩy tài chính có xu hướng quan hệ ngược chiều.
Sau khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính trên thi cán bộ thẩm định phải đưa ra những đánh giá của mình về hoat động kinh doanh của doanh nghiệp, mức đọ tăng trưởng…Lúc này cán bộ thẩm định có thể áp dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp so với ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Từ đó sẽ rút ra được những nhận xét khách quan nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn.
1.3.1.3 Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng
Xét quan hệ tín dụng của khách hàng đối với cả ngân hàng TMCP Quân đội và các tổ chức tín dụng khác.
- Quan hệ tín dung: Dư nợ tín dụng tại Hôi sở chính Ngân hàng Quân đội và các chi nhánh
+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn
+ Mức độ tín nhiệm
Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác:
+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất.
+ Mức độ tín nhiệm
- Quan hệ tiền gửi:
+ Số dư tiền gửi bình quân.
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
1.3.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án
1.3.2.1 Đánh giá mục tiêu đầu tư:
Phân tích sự cần thiết phải đầu tư của dự án, qui mô đầu tư, công suất thiết kế giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Qui mô vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau.
1.3.2.2 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dich vụ đầu ra của dự án
- Phân tích về cầu sản phẩm:
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: phân tích nhu cầu đối với sản phẩm dich vụ đầu ra của dự án, lượng cầu đối với sản phẩm, định dạng sản phẩm của dự án, đặc tính nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án. Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm dich vụ thay thế đến thời điểm thẩm định. Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đẩu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án. Phân tích khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
- Phân tích lượng cung sản phẩm của dự án:
Đánh giá về cung sản phẩm: xác định năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào? Các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay là do sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Cán bộ thẩm định phải đưa ra đựơc số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ
Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dich vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác, việc định hướg thị trường này có hợp lý hay không. Việc đánh giá thị trường bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
- Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Phân tích phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của dự án. Xem xét sản phẩm của dự án được phân phối theo phương thức nào, mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không, nếu có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. Ngoài ra còn phải đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Phân tích thị trường đầu vào của sản phẩm
Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng cung ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án. Nhu cầu về nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Xem xét đầu vào của một dự án có một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. Phân tích chính sách nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu nguyên lieu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả các phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau: Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không. Những thuận lơi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
1.3.3 Phân tích kỹ thuật của dự án
1.3.3.1 Phân tích địa điểm xây dựng
Trong phần phân tích địa điểm xây dựng, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong qui hoạch hay không. Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tu so với các dự án tương tự ổ địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng tới giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ.
1.3.3.2 Qui mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công suất thiết kế:
Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích về qui mô, công suất thiết kế của dự án dự kiến là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không. Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay là sản phẩm đã có sẵn trên thị trường. Yêu cầu kĩ thuật đối với sản phẩm như thế nào…
1.3.3.3 Thẩm định công nghệ kĩ thuật, thiết bị máy móc
Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích qui trình công nghệ, xem có tiên tiến hay không, ở mức độ nào của thế giới. Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại ở Việt Nam hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, qui cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không. Việc giao hàng lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không. Xem xét đánh giá uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị ngoài việc dự vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này, và trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.
1.3.3.4 Qui mô giải pháp xây dựng, kiến trúc:
Cán bộ thẩm định phân tích, thu thập thông tin về giải pháp xây dựng xem có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có hay không. Cán bộ thẩm định phải xem xét có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không. Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không.
1.3.3.5 Phân tích các tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy ( PCCC )
Đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các qui định hiện hành xem xét dự án có phải lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.
1.3.4 Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án:
Thẩm định tài chính là nội dung quan trọng của công tác thẩm định dự án. Thông qua nội dung này, chủ đầu tư có thể tính toán được hiệu quả của dự án đem lại là bao nhiêu, sau bao nhiêu lâu thì hoàn vốn, độ an toàn vốn cao hay thấp…
1.3.4.1 Phân tích tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh gía tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính toán đầy đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong giai đoạn thục hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Cần phải xem xét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong tưng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tụ có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong quá trình thi công và xác định thời gian vay trả. Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm đinh rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh gia khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn…
1.3.4.2 Thẩm định hiệu quả tài chính
1.3.4.2.1 Căn cứ để tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính
Để nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định sẽ phải dựa vào các phần đã phân tích ở trên. Cụ thể là:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn để đưa vào tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn của dự án, khấu hao, đồng thời cũng kiểm tra được kế hoạch sử dụng vốn của dự án như thế nào, có hiệu quả hay không…
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dich vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cùng với các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, từ đó cán bộ thẩm định có thể dự kiến được chi phí vốn lưu động hàng năm của dự án.
1.3.4.2.2 Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án là bước khá quan trọng trong công tác thẩm định. Việc tính toán có chính xác thì mới đưa ra được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chính xác để làm căn cứ ra quyết định đầu tư.
Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư gồm:
- Xác định mô hình đầu vào và đầu ra của dự án, từ đó xác định được sản lượng, công suất và doanh thu của dự án.
- Xác định chi phí hàng năm của dự án, kế hoạch trả nợ của dự án.
- Xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể.
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án là NPV, IRR, ROE, thời gian hoàn vốn. ( sử dụng phần mềm Microsoft excel để tính toán )
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay, DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án )
Hiệu quả của dự án về các mặt môi trường, xã hội: khả năng tái tạo ngoại tệ, tạo công ăn việclàm, đổi mới công nghệ…
1.3.4.3 Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả tài chính của dự án
a. Giá trị hiện tại ròng (Net present value: NPV)
NPV là chênh lệch giữa các khoản thu và tông các khoản chi của cả đời dự án đã được chuyển về mặt bằng hiện tại (đầu thời kỳ phân tích.
NPV =
Trong đó
Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án..
Ci : Khoản chi phí của năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm ban đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hằng năm của dự án.
n: Số năm hoạt động của dự án.
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá dự án đầu tư.
Dự án được chấp nhận khi NPV>0 khi đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại, dự án không được chấp nhận khi NPV<0. Khi đó, tổng thu của dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra.
b. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return: IRR)
IRR: là tỷ lệ thu nhập hòa vốn hay tỉ lệ hoàn vốn nội bộ nội bộ nghĩa là tại đó giá trị hiện tại ròng tính theo lãi suất chiết khấu đó bằng với giá trị vốn đầu tư. Đó chính là tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án, nghĩa là khi NPV=0 thì dự án cũng tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất là bằng IRR.
IRR được tính bằng công thức.
= 0
Trong đó:
Bi : Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án..
Ci : Khoản chi phí của năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm ban đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hằng năm của dự án.
n: Số năm hoạt động của dự án.
IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Với bản chất của chỉ tiêu này, nó được sử dụng để đánh giá dự án. Dự án được chấp nhận khi IRRr giới hạn. Dự án sẽ không được chấp nhận khi IRR< r giới hạn.
c. Thời gian thu hồi vốn đầu tư. (T)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hằng năm của dự án.
Phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền gồm 2 phương pháp:
Phương pháp cộng dồn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp cộng dồn được thực hiện như sau:
T là năm thu hồi vốn.
Phương pháp trừ dần: Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo phương pháp trừ dần như sau:
Nếu Ivi vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i.
(W+D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.
là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp.
Ta có: Ivi+1 hay Ivi=i-1 (1+r)
1.3.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro
1.3.5.1 Phân loại rủi ro
Việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có phương pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Dưới đây là phân loại một số rủi ro chủ yếu bao gồm:
Rủi ro cơ chế, chính sách
Rủi ro thi công xây dựng hoàn tất
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
Rủi ro về cung ứng
Rủi ro kỹ thuật và vận hành
Rủi ro môi trường và xã hội
Rủi ro kinh tế vĩ mô…
1.3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
- Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là bao gồm tất cả những bất ổn về chính sách của địa điểm xây dựng dự án bao gồm: sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:
+ Khi thẩm định dự án phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án, đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành
+ Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề rủi ro này. Có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.
- Đối với rủi rot hi công xây dựng như: hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Để giảm thiểu rủi ro này thì ngân hàng phải yêu cầu đề xuất chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín, có kinh nghiệm, thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo hành công trình.
- Rủi ro thị trường thu thập, thanh toán: bao gồm thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm. dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh giá bán của sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Để giảm thiểu loại rủi ro này thì cần nhgiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường một cách cẩn thận, dự kiến cung cầu chính xác, phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm…
- Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên liệu đầu vào với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, bảo đảm khả năng trả nợ. Để giảm thiểu rủi ro này thì khi phân tích cần nghiện cứu kỹ thị trường đầu vào, nghiện cứu các nguyên liệu thay thế, đánh giá và tìm kiếm các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với giá cả hợp lý.
- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông tin thiết kế ban đầu. Để loại trừ rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng công nghệ đã qua kiểm chứng, đào tạo bộ phận vận hành dự án có chất lượng tốt, bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng, tự nhiện do thiên tai, bão lũ….
- Rủi ro về môi trường và xã hội: chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng các biện pháp như báo cáo đánh giá về tác động môi trường phải khách quan, toàn diện, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuân thủ các qui định về môi trường.
- Rủi ro kinh tế vĩ mô và các loại rủi ro khác có thể xảy ra….
1.3.6 Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
1.3.6.1 Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
- Đối với tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá ( trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu…) thì cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãi suất, tính thanh khoản của loại giấy tờ đó.
- Đối với tài sản đảm bảo là kim khí quí, đá quí…thì cần phân tích nguồn gốc xuất sứ, khối lượng, hàm lượng ( tỷ trọng % nguyên chất ), giá trị thị trường.
- Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản ( nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sở dụng đất ) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các loại giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến qui hoạch, hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng. Định giá theo khung giá nhà nước, định giá theo giá thị trường, bảo hiểm rủi ro cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp.
- Đối với các tài sản đảm bảo là Động sản ( hàng hóa, phương tiện vận tải…) thì cần thẩm định các nội dung sau: Nguồn gốc, xuất sứ, tích xác thực về các loại giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng. Xác định số lượng, chủng loại, tính năng kĩ thuật, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán. Xác định giá trị theo thị trường, bảo hiểm rủi ro tài sản. Khả năng bảo quản cất giữ, khả năng bán thanh lý. Cong chứng cầm cố đối với khoản vay có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
1.3.6.2 Bảo đảm tiền vay bằng các quyền
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền khai thác tài nguyên…Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Tổng Giám đốc NHQĐ trong từng trường hợp cụ thể.
1.3.6.3 Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba
Cán bộ thẩm định cần phải phân tích năng lực của bên thứ ba như sau: phân tích năng lực pháp luật, uy tín, tài chính của bên thứ ba. Điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba, các khả năng rủi ro có thể xảy ra.
1.3.6.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Cán bộ thẩm định cần giữ các giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đầu tư hình thành từ vốn vay ngân hàng. Giá trị đánh giá tài sản là giá trị hoàn thành. Sauk hi hoàn thành các giấy tờ gốc về sở hữu thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dich đảm bảo.
1.3.6.5 Các hình thức bảo đảm khác:
Đối với các hình thức đảm bảo khác thì được thuẹc hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của tổng giám đốc ngân hàng
Sau khi thẩm định xong hình thức đảm bảo tiền vay cán bộ thẩm định báo cáo trưởng ơhòng nghiệp vụ để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét, là cơ sở đề xuất các điều kiện tín dụng đối với khoản vay.
- Phối hợp với phòng nguồn vốn để cân đối khả năng nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu giải ngân đối với những khoản vay lớn từ 2.000.000.000 đồng trở lên.
- Nhu cầu mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán cho nước ngoài.
- Phối hợp với bộ phận thanh toán quốc tế về các nội dung, điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán…đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
- Phối hợp với bộ phận kế toán về nội dung trong từng trường hợp áp dụng các điều kiện về quản lý doanh thu, kí quĩ vận hành các tài khoản đặc biệt
- Xác định thời hạn của các khoản vay phù hợp với nguồn trả nợ vay của khách hàng.
- Tính toán chi phí của khoản vay, xác đinhj lãi suất cho vay đối với khách hàng làm cơ sở để thỏa thuận lãi suất cho vay hợp lý với khách hàng.
2. Thẩm định dự án “Cải tạo 1500 m2 nhà kho thành xưởng sản xuất lắp đặt dây chuyền bánh kẹo năm 2009”
2.1 Giới thiệu về dự án:
2.1.1 Cơ sở pháp lý:
a. Sự cần thiết phải đầu tư:
Hiện nay, thị trường bánh kẹo trên thị trường cả nước đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng., cả về bánh kẹo trong nước lẫn bánh kẹo ngoại. Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị là doanh nghiệp có thể nói là tiên phong trong sản xuất mặt hàng bánh kẹo tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã ngày một phát triển mạnh ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tại khu vực phía Nam, tuy mới chỉ tham gia vào thị trường từ giữa tháng 8 năm 2008 nhưng đến nay cũng đã phát triển tương đối ổn định. Nhưng vẫn phần nào chưa đáp ứng được hết thị hiếu của khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, 1500 m2 nhà kho tại phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đang bỏ trống, rất thuận lợi để cải tạo thành xưởng sản xuất lắp đặt dây chuyền bánh mỳ, đáp ứng nhu cầu muốn mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực phía Nam của công ty. Vị trí nhà kho cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, gần trục giao thông chính, thuận lợi cho khâu vận chuyển. Vì vậy việc cải tạo nhà kho thành xưởng chế biến bánh mỳ là phù hợp và cần thiết.
b. Chủ đầu tư của dự án:
- Dự án do Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị làm chủ đầu tư.
- Địa điểm: 122, Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 38642579 Fax:: 38642579
- Đại diện: Trịnh Trung Hiếu – Tổng giám đốc
c. Hiện trạng mặt bằng: Đất trống
2.1.2 Hình thức và phương án đầu tư:
a. Mục đích đầu tư:
- Cải tạo nhà kho bỏ trống thành xưởng chế biến bánh mỳ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực
- Gia tăng lợi nhuận cho công ty, tăng tích lũy ngân sách, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo ra nhiều việc làm cho công nhân khu vực lân cận.
b. Mục tiêu đầu tư:
T¹i khu vùc phÝa Nam, tuy míi chØ tham gia thÞ trêng tõ gi÷a th¸ng 6 n¨m 2008 nhng ®Õn nay s¶n lîng ®· ®¹t kho¶ng 200 ngµn chiÕc/ngµy (t¬ng ®¬ng víi hai d©y chuyÒn s¶n xuÊt 150% c«ng suÊt. Tuy nhiªn s¶n lîng ®ã còng chØ ®¹t 50% lîng ®¬n ®Æt hµng. Trong khi ®ã bé phËn ®iÒu tra thÞ trêng dù b¸o ®¬n hµng sÏ cßn tiÕp tôc gia t¨ng trong thêi gian tíi. §Ó thùc hiÖn môc tiªu ®a c¸c s¶n phÈm H÷u NghÞ gia nhËp thÞ trêng c¸c tØnh phÝa Nam, u tiªn s¶n phÈm b¸nh mú ruèc ®· ®îc chµo ®ãn trªn thÞ trêng c¶ níc vµ t¹i khu vùc, ®¬n vÞ quyÕt ®Þnh ®Çu t thªm 02 d©y chuyÒn s¶n xuÊt b¸nh mú t¹i t¹i B×nh D¬ng ®Ó ®¸p øng nhu cÇu tiªu dïng cña thÞ trêng c¸c tØnh phÝa Nam.
Song song víi viÖc ®Çu t mua s¾m c¸c d©y chuyÒn s¶n xuÊt, ®¬n vÞ ph¶i ®Çu t nhµ xëng l¾p ®Æt vµ vËn hµnh d©y chuyÒn. T¹i nhµ kho diÖn tÝch 1.500 m2 t¹i Chi nh¸nh B×nh D¬ng ®¬n vÞ c¶i t¹o thµnh ph©n xëng s¶n xuÊt ®Ó l¾p ®Æt c¸c d©y chuyÒn s¶n xuÊt b¸nh mú.
c. Lựa chọn hình thức đầu tư: tự đầu tư mới
d. Qui mô sau đầu tư:
- X©y míi tñ ñ b¸nh mú víi tæng diÖn tÝch 144 m2: Tñ ñ ®îc x©y g¹ch chØ, nÒn l¸t g¹ch ®á, cã hÖ thèng trÇn vµ cöa b»ng Inox, têng ®îc èp g¹ch men kÝnh ®¶m b¶o yªu cÇu b¶o qu¶n nhiÖt ®é ®Ó ñ b¸nh mú.
- X©y míi khu vùc ®ãng gãi èp g¹ch men kÝnh chung quanh, khu ®¸nh níc sèt diÖn tÝch 190 m2: ®îc ng¨n b»ng khung thÐp vµ kÝnh tr¾ng, trÇn th¹ch cao, ®¶m b¶o yªu cÇu vÒ ®é kÝn ®Ó l¾p ®Æt ®iÒu hoµ vµ vÖ sinh an toµn thùc phÈm.
- Sµ._.trình thẩm định do Ngân hàng TMCP Quân đội quy định cho toàn bộ chi nhánh của Ngân hàng. Quy trình tuy khá đơn giản nhưng cần thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết, không cắt bớt các bước trong quy trình ngay cả đối với dự án nhỏ.
+ Quy trình thẩm định cần được thực hiện độc lập giữa các bộ phận để đảm bảo tính khách quan trong công tác đánh giá. Đồng thời cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các bộ phận thực hiện công tác thẩm định và phòng thẩm định với các phòng ban liên quan để tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định.
+ Vai trò của quy trình thẩm định cần được nâng cao hơn nữa trong nhận thức của cán bộ thẩm định để đảm bảo quy trình luôn được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đưa ra được các nhận định chính xác về dự án.
+ Cần thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm của phòng thẩm định về quy trình thẩm định đã thực hiện trong kỳ. Cần dành thêm ngân sách cho công tác nghiện cứu hoàn thiện quy trình thẩm định.
2.2.2 Về phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định Ngân hàng đang áp dụng hiện nay là các phương pháp sử dụng phổ biến trong hệ thống Ngân hàng cả nước. Một số giải pháp để hoàn thiện phương pháp thẩm định như sau:
+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi dự án đều có những đặc điểm khác nhau. Sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ cho hiệu quả cao nhất trong đánh giá dự án. Ví dụ: Đối phương diện thẩm định khía thị trường của dự án. Khi thẩm định giá cả của sản phẩm có thể sử dụng cả 2 phương pháp: Phương pháp hồi quy tương quan để kết quả dự báo được chính xác. Khi dự thị trường tiêu thụ và mức tiêu thụ sản phẩm lại có thể sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh đối chiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án với thị trường tiêu thụ sản phẩm của các dự án tương tự.
+ Sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau trong cùng một nội dung thẩm định. Trong dự án thường xuyên phải sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ tăng tính an toàn của các kết quả tính toán.
+ Ngiên cứu và bổ sung thêm các phương pháp khác để tăng tính hiệu quả của các phương pháp. Ngân hàng có thể bổ sung thêm hai phương pháp : phương pháp ngoại suy thống kê và phương pháp hồi quy tương quan.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của từng phương pháp.
2.2.3 Về nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định sẽ quyết định công tác thẩm định dự án đầu tư có tốt hay không. Đánh giá đầy đủ và chính xác các nội dung cần thẩm định cán bộ thẩm định mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất về dự án. Một số giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định:
+ Nghiện cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án. Đối với mỗi dự án thì đây là nội dung không thể thiếu được. Tuy nhiện tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung này có thể đươc trình bày trong báo cáo nghiện cứu khả thi hay không. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiện cứu sau đây: Nghiện cứu về tình hình vĩ mô, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường chính trị pháp luật, môi trường tự nhiện và các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng có liên quan đến dự án. Trong các dự án ngân hàng thẩm định ngiên cứu điều kiên kinh tế vĩ mô chỉ được ngiên cứu xem xét ở các dự án lớn. Tuy nhiện đối với các dự án vừa và nhỏ cán bộ thẩm định cũng cần ngiên cứu xem xét. Đặc biệt cần dành sự quan tâm đúng mức trong thẩm định môi trường pháp lý vì nó có thể ảnh hưởng đến việc có thể thu hồi được vốn hay không.
+ Phân tích thị trường
Tất cả các dự án đầu tư được lập đều mang tính chất dự báo trong tương lai. Mỗi dự án đầu tư được lập ra đều chưa được hoàn thiện về phân tích khía cạnh thị trường. Do vai trò vô cùng quan trọng của phân tích khía cạnh thị trường, công tác lập dự án cần hoàn thiện hơn nữa trong khâu phân tích thị trường về hai nội dung:
Về nội dung: cần đưa ra chính xác và cụ thể hơn nữa về sản phẩm của dự án. Xác định thị trường tiềm năng của sản phẩm sát với thực tế. Tìm hiểu sâu và toàn diện hơn các đối thủ cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm và đưa ra những ưu điểm cụ thể của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong tương lai.
Về phương pháp: Cần áp dụng thêm nhiều phương pháp trong phân tích thị trường để nhận định và dự báo được chính xác hơn. Áp dụng kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt trong dự báo cầu của sản phẩm. Không ngừng bổ sung và hoàn thiện hơn các phương pháp để công tác phân tích thị trường được chính xác hơn. Cập nhật các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong khâu phân tích thị trường.
+ Phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật thường rất khó đối với cán bộ thẩm định trong việc đánh giá nội dung và độ chính xác của các báo cáo. Giải pháp tích cực nhất mà các ngân hàng thường áp dụng là thuê các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để đánh giá khía cạnh kỹ thuật của dự án tốt hay không. Ngoài ra đối với các dự án đơn giản cán bộ thẩm định có thể dựa vào những dự án tương tự để đánh giá nội dung của khía cạnh kỹ thuật.
+ Phân tích nhân sự của dự án.
Trong phân tích nhân sự của dự án, cần nêu rõ hơn các phương án huy động và đào tạo công nhân và kỹ sư khi dự án đi vào hoạt động. Ví dụ như ở dự án đầu tư khai thác mỏ đá Bổ sung thêm các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực trong quá trình lập dự án để dự án có thể là cơ sở vững chắc cho quá trình thực hiện dự án và vận hành khái thác.
Áp dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ như Excel, Project… để quản lý dự án được khoa học và chính xác mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phân bổ nguồn nhân lực cho dự án. Có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn định kỹ cho các cán bộ thực hiện công tác lập và thực hiện dự án.
+ Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
Phân tích tài chính là nội dung hết sức quan trọng trong dự án đầu tư, là cơ sở ra quyết định đầu tư, xin vay vốn, xin tài trợ… và ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện và vận hành khai thác dự án. Vì vậy trong công tác phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình chính vì vậy đề công tác phân tích tài chính đạt được tính chính xác cao cần bổ sung một số vấn đề như sau:
Cần xem xét và thẩm định cẩn thận chi tiết vốn đầu tư và tốc độ huy động vốn cả về số lượng và thời điểm huy động vốn. Trong các dự án ngân hàng đã thẩm định chưa ngiên cứu kỹ đến thời điểm huy đông vốn. Thời điểm huy động vốn không chính xác có thể làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và tăng chi phí thực hiện. Cần xem xét và thẩm định từng nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án lớn.
Tính toán chính xác tỷ suất chiết khấu của dự án. Tỷ suất chiết khấu của dự án sẽ quyết định độ chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR, T…Khi tính toán chỉ suất chiết khấu cần căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất chiết khấu của từng nguồn vốn.
Trong các dự án lớn cần tính toán thêm hai chỉ tiêu B/C và RR. Hai chỉ tiêu này cũng cho cán bộ thẩm định một cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của dự án.
Trong phân tích độ an toàn của dự án cần sử dụng nhiều phương pháp hơn nữa để đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu. Hiệu quả dự án khi các yếu tố quan trọng của dự án thay đổi.
Hoàn thiện thêm các nội dung phân tích. Áp dụng các phần mềm thông dụng để tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác như: Excel, Project…
+ Phân tích khía cạnh kinh tế xã - hội của dự án.
Cần đứng trên quan điểm của nhà quản lý khi phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Chú trọng hơn nữa trong phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. Chú ý đến tác động đến môi trường của dự án, do đây đang là vấn đề rất đước quan tâm của các nhà quản lý và dư luận xã hội. Bổ sung các chỉ tiêu trong phân tích kinh tế xã hội như số lao động sử dụng trong dự án, mức đóng góp vào ngân sách khi dự án đi vào hoạt động, thu nhập của người lao động của dự án. .
2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý nhân sự
Vấn đề quan trọng nhất quyết định tới chất lượng thẩm định dự án chinh s là con người. Chất lượng thẩm định dự án muốn đạt yêu cầu, đem lại hiệu quả cao thì nhân viên, cán bộ thẩm định ngoài yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp còn phải có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động và phải có đạo đức tốt. Do đó, việc tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có chuyên môn cao, tổ chức điều hành hoạt động có ý nghĩa, có tác dụng rất lớn. Để thực hiện được công tác thẩm định có chất lượng cao, đáng tin cậy thi Ngân hàng TMCP quân đôi cần:
+ Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lai, tập huấn cho các cán bộ thẩm định. Ngân hàng phải tạo điều kiên cho các cán bộ thẩm định tự nâng cao trình độ kiến thức và năng lực kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm việc. Cần đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, dòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích thị trường tốt…Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức. Đồng thời cũng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ thẩm định có thêm những kiến thức chuyên ngành về các lĩnh vực khác, đảm bảo cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng.
+ Đối với những qui chế nghiệp vụ mới ban hành, thì ngân hàng cần tổ chức tập huấn cho tất cả các cán bộ thẩm định về những qui chế mới đó. Để họ có được đầy đủ những hiểu biết về qui định mới, tránh áp dụng sai qui chế, gây tổn thất thiệt hại cho ngân hàng.
+ Ngân hàng cần phải dựa vào năng lực và chuyên môn của các cán bộ thẩm định để có sự phân công công việc hợp lý.
+ Ngân hàng phải có chính sách ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với cán bọ thẩm định giỏi, làm việc có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao, đòng thời kỉ luật những hành vi tiêu cực đảm bảo cho công tác thẩm định tại ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn và có kết quả tốt hơn, từ đó có thể hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn. Đối với những cán bộ trẻ ít kinh nghiệm phải được các cán bộ giỏi hướng dẫn kèm cặp. Vì vậy phải có sự phân công công việc hợp lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên ngân hàng.
2.4 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định
Công tác thẩm định là công tác rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đây là công tác rất phức tạp, vất vả đỏi hỏi trình độ cao. Vì vậy công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp hỗ trợ của nhiều bên. Để nâng cao chất lượng thẩm định tôi xin đưa ra một số giải pháp về hỗ trợ thẩm định như sau:
+ Do hiện nay mạng nội bộ của ngân hàng chạy khá chậm, điều này khiến cho cán bộ thẩm định rất khó khăn trong việc liên hệ giữa các chi nhánh và phòng ban để thu thập thông tin. Vì vậy, trước mắt là ngân hàng cần phải nâng cấp mạng nội bộ để cán bộ thẩm định có thể liên hệ với nhiều phòng ban ở trong hệ thống một cách thuận tiện, có thể thu thập nhanh nhất, rút ngắn thoèi gian thẩm định. Đồng thời ngân hàng cần đầu tư mua sắm các phần mềm quản lý lưu trữ thông tin, phần mềm hỗ trợ thẩm định để giúp cán bộ thẩm định nhanh chóng xử lý, đánh giá thông tin, tính toán và lập tờ trình dự án có độ chính xác cao, kết quả thẩm định đáng tin cậy. Vấn đề này mặc dù đã được ngân hàng quan tâm tới, đã xúc tiến những hành động cụ thể để thực hiện nó nhưng còn tiến hành chậm, kéo dài thời gian. Vấn đề này không phải là vấn đề mới đối với ngân hàng, nhưng nó vẫn đang đặt ra yêu cầu ngày càng được hoàn thiện hơn nhằm giúp cho cán bộ ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của công việc và nhịp độ phát triển của ngành ngân hàng nói chung.
+ Ngân hàng phải tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chuyên ngành trong nội dung thẩm định kĩ thuật. Nội dung thẩm định về mặt kỹ thuật là những mảng mà ngân hàng thường tỏ ra yếu bởi nó không phải là chuyên môn của cán bộ thẩm định. Mặt khác việc thẩm định kỹ thuật đòi hỏi trình đọ chuyên ngành cao, tốn rất nhiều thời gian, nhiều khi để tiến hành thẩm định kỹ thuật thì sẽ không kịp thời gian trả lời khách hàng theo qui định. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan này có thể giúp cho ngân hàng có những đánh giá khách quan, chuẩn xác hơn về lĩnh vực mà mình không thật sự nắm vững, đảm bảo được thời gian thẩm định đúng thời hạn. Giúp cán bộ thẩm định có thêm những hiểu biết nhất định về những lĩnh vực không thuộc chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm cho chính mình.
+ Bên cạnh đó, ngân hàng cần đảm bảo kinh phí trong việc đi thực tế doanh nghiệp của cán bộ thẩm định rồi chi phí thu thập thông tin…là những hình thức hỗ trợ cán bộ thẩm định, giúp họ có điều kiện công tác tốt hơn. Ngân hàng có thể gắn trách nhiệm cán bộ thẩm định vào những dự án họ đang phân tích bằng cách có những khoản kinh phí cho những dự án thành công hoặc trích tỷ lệ phần trăm tùe hợp đồng vay vốn hoàn thiện. Với những hỗ trợ này có thể làm tăng chi phí ngân hàng nhưng điều này không những cần thiết trong ngắn hạn mà xét về dài hạn thì đó chính là đông lực thuc đẩy ngân hàng phát triển. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải quan tâm đến việc hỗ trợ về mặt tinh thần cho cán bộ nhân viên như thường xuyên tiếp thu các ý kiến của cán bộ thẩm định, căn cứ vào những đóng góp đó để làm cơ sở cho việc phân công bố trí công việc. Điều này góp phần nâng cao, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3. Những kiến nghị
Nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm định tại các ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nói riêng, cũng như để khắc phục những hạn chế đă nêu, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.1. Kiến nghị với Nhà nước
+ Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý ổn định trong lâu dài. Đặc biệt là các qui chế luật pháp liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp…Các qui chế này cần được hoàn thiện nhanh và hợp lý nhất, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của nền kinh tế được diễn ra trong an toàn và lành mạnh. Việc này tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, kích thích doanh nghiệp vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Đồng thời việc tạo lập cơ sở kinh tế ổn định, pháp luật chi tiết cũng giúp cho ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan tới thẩm định dự án cho vay vốn. Giúp ngân hàng có thể đảm bảo hoạt động cho vay của mình được an toàn, có như thế mới phát triển được thị trường tiền tệ ở Việt Nam
+ Công tác kiểm toán là hoạt động hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển thì công tác kiểm toán rất được coi trọng. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hết vai trò của mình hơn nữa, tạo ra sự phổ biến sử dụng trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước cần có các chế tài nghiêm minh đối với những doanh nghiệp bị chứng minh là đưa ra các số liệu thống kê không đúng sự thật. Điều này nhằm buộc các doanh nghiệp phải khai báo thông tin chuẩn xác công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó sẽ góp phần giúp ngân hàng có những thông tin đáng tin cậy để công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả cao.
+ Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần hạn chế sự giúp đỡ để các doanh nghiệp này từng bước tự chủ kinh doanh. Nhà nước nên để ngân hàng được quyền công bằng xét 2 loại hình thức doanh nghiệp là quốc doanh và ngoài quốc doanh, dựa theo những tiêu chuẩn thực tế chứ không nên có chính sách phân biệt đối xử với 2 loại hình doanh nghiệp này. Chẳng hạn như là có qui trình công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn.
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
+ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành trực tiếp các ngân hàng thương mại. Vì thế nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ ngân hàng nhà nước trong công tác thẩm định, giúp công tác thẩm định của các ngân hàng đạt hiệu quả cao, giảm thiểu những thiệt hại không đáng có cho ngân hàng cũng như nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước ngoài việc tổ chức những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm thẩm định tại các ngân hàng thương mại, cần tiến hành hướng dẫn thực hiện qui trình thẩm định, đồng thời cần phải tổ chức các khóa học thường kì cho cán bộ của các ngân hàng do những chuyên gia về tài chính ngân hàng từ WB, IMF hoặc từ các nước có hệ thống tài chính phát triển để họ nắm bắt được những kinh nghiệm kiến thức mới, giúp họ ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình. Đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng thẩm định tại các ngân hàng.
+ Để nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong hoạt động thẩm định tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước phải thường xuyên hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Hiện nay ngân hàng nhà nước đang thực hiện công việc này qua sự hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trung tâm này được đặt tại Vụ tín dụng của ngân hàng nhà nước, có chi nhánh tại các ngân hàng nhà nước các tỉnh thành phố, thu thập thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp ( chủ yếu là doanh nghiệp lớn ). Độ chính xác của những thông tin lấy từ trung tâm này là rất cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Bởi vì đối với các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân thì trung tâm còn hạn chế về mặt thông tin. Do vậy để tăng cường hiệu quả và vai trò của trung tâm này, ngân hàng nhà nước cần đào tạo cán bộ chuyên trách có khả năng phân tích tốt và được trang bị phương tiện hiện đại cho hội đồng thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin, mở rộng qui mô hoạt động nhằm thu thập thông tin rộng hơn không chỉ là từ các doanh nghiệp lớn mà còn từ các đơn vị nhỏ, đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo thuân lợi cho các ngân hàng truy cập và khai thác thông tin từ mạng của trung tâm, có qui định rõ rang về việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị thành viên, giữa đơn vị khác với trunng tâm.
+ Chính phủ cần khuyến khích sự ra đời của các tổ chức chuyên kinh doanh thông tin. Các tổ chức này thực hiện nhiệm vụ thu thập xử lý và đánh giá thông tin về các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, sau đó bán thông tin cho đơn vị cấn sử dụng. Do đó chuyên môn hóa hoạt động, do tác động của qui luật cung cầu thị trường những thông tin này có độ tin cậy cao. Loại hình này đã xuất hiện ở một số nước và đã chứng minh tính hiệu quả, tiêu biểu là ở Mỹ. Đây là hình thức đem lại hiệu quả rất cao cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại các ngân hàng. Đồng thời cũng giúp nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng hóa các ngành nghề. Tuy nhiện, hình thức này chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi có sự can thiệp chỉ huy, điều phối của nhà nước. Có như thế thì mới không xảy ra hiện tượng cung cấp số liệu thông tin không chính xác, không đáng tin cậy.
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội cần phải thành lập một tổ chức chuyên trách việc thu thập xử lý thông tin, sau đó sẽ tiến hành phân loại thông tin và lưu trữ để có thể cung cấp các thông tin kịp thời cho cán bộ tín thẩm định, đảm bảo cho hoạt động thẩm định dự án được tiến hành có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ sở cho toàn hệ thống để cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định. Ngân hàng cần xây dựng các số liệu tổng hợp từ các dự án đã thực hiện để những nhân viên trẻ, mới vào có cơ sở để so sánh đánh giá cũng như tham khảo học hỏi…
+ Ngân hàng tiếp tục xây dựng phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Ngân hàng có kế hoạchbố trí sắp xếp tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định trong toàn hệ thống, có kế hoạch đào tạo hỗ trợ đào tạo cán bộ thẩm định cho các chi nhánh. Ngoài ra, cần phải chú trọng tới vấn đề tuyển nhân viên mới. Trong công tác thẩm định, đòi hỏi phải có trình độ kiến thức cao về tài chính – ngân hàng và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì thế, Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp tiên tiến trong tuyển dụng. Ngân hàng nên đánh giá nhân viên trên cơ sở năng lực trí tuệ của bản thân nhân viên đó. Ngân hàng cần coi trọng khả năng làm việc của ứng viên trong tương lai, khi họ đã có kinh nghiệm chứ không phải xem ứng viên đó có khả năng làm việc ở hiện tại. Điều này giúp Ngân hàng có được những nhân viên có năng lực, nhiệt tình với công việc.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư là một nghiệp vụ rất quan trọng cho việc góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, giảm thiểu rủi ro về vốn vay cho Ngân hàng. Vì vậy chuyên đề đã đi sâu vào nghiện cứu qui trình, phương pháp, nội dung thẩm định dự án và những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Đồng thời chuyên đề cũng đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn đó. Đây là một đề tài tuy không mới nhưng rất thiết thực cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng.
Do bài viết mang tính chủ quan của bản thân nên còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được thành công.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Ths.Trần Mai Hoa và các anh chị trong phòng QHKH ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên!
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS-TS.Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế Đầu tư- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. PGS- TS.Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Lập dự án đầu tư- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo tài chính 3 năm gần đây.
4. Ngân hàng TMCP Quân đội, Hồ sơ dự án “ Cải tạo Bình Dương”
5. Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây.
6. Quyết định số 775/QĐ-CTCP ngày 10/04/2008 về việc phê duyệt DA đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất 2 tầng diện tích 1500 m2, Tổng giám đốc Công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
7. Quyết định số 649/QĐ-CPHN ngày 22/05/2009 về việc thành lập Ban quản lý các dự án xây dựng tại Bình Dương, Tổng giám đốc Công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
8. www.militarybank.com.vn
Phụ Lục 1: Giá thành sản xuất 1 kg sản phẩm
TT
Néi dung
§¬n gi¸ (®/kg)
§Þnh møc %nguyªn liÖu/1mẻ b¸nh
Thµnh tiÒn
1
Nguyªn liÖu chÝnh
Bét mú
9.470
20,21
191.388,70
§êng tr¾ng RS
9.048
3,035
27.460,68
Muèi
3.000
0,24
720,00
Men
17.518
0,2
3.503,60
Phô gia Isbis
80.000
0,1
8.000,00
DÇu ¨n
17.640
3,1
54.684,00
B¬ Bos
34.000
0,3
10.200,00
Trøng gµ
20.600
1,6848
34.706,88
S÷a bét
87.000
0,3
26.100,00
Potasium Sobate
75.000
0,07
5.250,00
Nh©n b¸nh
252.000
1,7
428.400,00
Céng
30,9
790.413,86
Thu håi
30,6
1kg b¸nh
25.830,52
2
Bao b×
4.365,40
3
C¸c chi phÝ s¶n xuÊt
2137,44
TiÒn ®iÖn (40kw/h.1008.75®/kw)*2
294,34
TiÒn níc (4000®/m3)
4.000
0,2
800
Nhiªn liÖu (14lÝt dÇu DO/h)
617,9
Nhiªn liÖu (chÊt ®èt)
400
C«ng cô lao ®éng
25,25
4
Chi phÝ qu¶n lý hµnh chÝnh (=5% tæng §T)
225,87
5
L¬ng c«ng nh©n vµ BHXH
2.626,05
6
TiÒn thuª nhµ xëng hµng n¨m
109,42
7
KhÊu hao c¶i t¹o nhµ xëng (10 n¨m)
48,44
8
KhÊu hao m¸y mãc thiÕt bÞ (7 n¨m)
489,31
9
Tr¶ l·i vay c¶i t¹o nhµ xëng (10.4%/n¨m)
77,67
10
Tr¶ l·i thiÕt bÞ s¶n xuÊt(10,5%/n¨m)
944,06
11
Tr¶ l·i vay vèn lu ®éng(6,2%/n¨m)12vßng
66.620.113.620
6,20%
209,24
12
Chi phÝ söa ch÷a TSC§ (=5% Tæng §T)
225,87
13
Tæng gi¸ thµnh s¶n phÈm
37.289,29
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng )
Gi¸ b¸n: 3000 ®ång/ chiÕc (t¬ng ®¬ng 50.000 ®ång/kg)
Phụ lục 2: Gi á tiền vay vốn đầu tư cải tạo nhà xưởng
TrÞ gi¸ vay (chiÕm 80% tæng vèn ®Çu t c¶i t¹o nhµ xëng): 637.513.600 ®ång
L·i suÊt: 10.4%/ n¨m.
Thêi gian vay: 3 n¨m (36 th¸ng)
Thêi h¹n thanh to¸n gèc vµ l·i: chia ®Òu theo th¸ng
Kú
Sè tiÒn ph¶i tr¶
Tr¶ gèc
Tr¶ l·i
Gi¸ trÞ cßn l¹i
0
637.513.600
1
23.233.829
17.708.711
5.525.118
619.804.889
2
23.080.353
17.708.711
5.371.642
602.096.178
3
22.926.878
17.708.711
5.218.167
584.387.467
4
22.773.402
17.708.711
5.064.691
566.678.756
5
22.619.927
17.708.711
4.911.216
548.970.044
6
22.466.451
17.708.711
4.757.740
531.261.333
7
22.312.976
17.708.711
4.604.265
513.552.622
8
22.159.501
17.708.711
4.450.789
495.843.911
9
22.006.025
17.708.711
4.297.314
478.135.200
10
21.852.550
17.708.711
4.143.838
460.426.489
11
21.699.074
17.708.711
3.990.363
442.717.778
12
21.545.599
17.708.711
3.836.887
425.009.067
13
21.392.123
17.708.711
3.683.412
407.300.356
14
21.238.648
17.708.711
3.529.936
389.591.644
15
21.085.172
17.708.711
3.376.461
371.882.933
16
20.931.697
17.708.711
3.222.985
354.174.222
17
20.778.221
17.708.711
3.069.510
336.465.511
18
20.624.746
17.708.711
2.916.034
318.756.800
19
20.471.270
17.708.711
2.762.559
301.048.089
20
20.317.795
17.708.711
2.609.083
283.339.378
21
20.164.319
17.708.711
2.455.608
265.630.667
22
20.010.844
17.708.711
2.302.132
247.921.956
23
19.857.368
17.708.711
2.148.657
230.213.244
24
19.703.893
17.708.711
1.995.181
212.504.533
25
19.550.417
17.708.711
1.841.706
194.795.822
26
19.396.942
17.708.711
1.688.230
177.087.111
27
19.243.466
17.708.711
1.534.755
159.378.400
28
19.089.991
17.708.711
1.381.279
141.669.689
29
18.936.515
17.708.711
1.227.804
123.960.978
30
18.783.040
17.708.711
1.074.328
106.252.267
31
18.629.564
17.708.711
920.853
88.543.556
32
18.476.089
17.708.711
767.377
70.834.844
33
18.322.613
17.708.711
613.902
53.126.133
34
18.169.138
17.708.711
460.426
35.417.422
35
18.015.662
17.708.711
306.951
17.708.711
36
17.862.187
17.708.711
153.475
0
739.728.281
637.513.600
102.214.681
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng )
Phụ lục 3: Giá tiền vay vốn đầu tư dây chuyền sản xuất
TrÞ gi¸ vay (chiÕm 80% tæng vèn ®Çu t ): 4.507.675.200 ®ång
L·i suÊt: 10.5%/ n¨m.
Thêi gian vay: 5 n¨m (60 th¸ng)
Thêi h¹n thanh to¸n gèc vµ l·i: chia ®Òu theo kú (mçi kú 3 th¸ng)
Kú
Sè tiÒn ph¶i tr¶
Tr¶ gèc
Tr¶ l·i
Gi¸ trÞ cßn l¹i
0
4.507.675.200
1
343.710.234
225.383.760
118.326.474
4.282.291.440
2
337.793.910
225.383.760
112.410.150
4.056.907.680
3
331.877.587
225.383.760
106.493.827
3.831.523.920
4
325.961.263
225.383.760
100.577.503
3.606.140.160
5
320.044.939
225.383.760
94.661.179
3.380.756.400
6
314.128.616
225.383.760
88.744.856
3.155.372.640
7
308.212.292
225.383.760
82.828.532
2.929.988.880
8
302.295.968
225.383.760
76.912.208
2.704.605.120
9
296.379.644
225.383.760
70.995.884
2.479.221.360
10
290.463.321
225.383.760
65.079.561
2.253.837.600
11
284.546.997
225.383.760
59.163.237
2.028.453.840
12
278.630.673
225.383.760
53.246.913
1.803.070.080
13
272.714.350
225.383.760
47.330.590
1.577.686.320
14
266.798.026
225.383.760
41.414.266
1.352.302.560
15
260.881.702
225.383.760
35.497.942
1.126.918.800
16
254.965.379
225.383.760
29.581.619
901.535.040
17
249.049.055
225.383.760
23.665.295
676.151.280
18
243.132.731
225.383.760
17.748.971
450.767.520
19
237.216.407
225.383.760
11.832.647
225.383.760
20
231.300.084
225.383.760
5.916.324
0
5.750.103.177
4.507.675.200
1.242.427.977
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng )
Phụ lục 4: Hiệu quả kinh tế của dây chuyền bánh mỳ
TT
Néi dung
N¨m 1
N¨m 2
N¨m 3
N¨m 4
N¨m 5
1
Tæng doanh thu (Tr.®)
77.760,00
82.080,00
82.080,00
84.672,00
84.672,00
S¶n lîng (TÊn)
1555,2
1641,6
1641,6
1693,44
1693,44
§¬n gi¸ b×nh qu©n (Tr.®/tÊn)
50
50
50
50
50
2
Tæng chi phÝ tríc thuÕ (Tr.®)
68.978,90
72.223,66
72.077,71
74.043,64
73.925,32
a
Nguyªn liÖu (Tr.®/tÊn)
40.171,62
42.403,38
42.403,38
43.742,43
43.742,43
b
Bao b×
6.789,07
7.166,24
7.166,24
7.392,54
7.392,54
c
C¸c chi phÝ s¶n xuÊt
3324,14
3508,82
3508,82
3619,62
3619,62
d
Chi phÝ qu¶n lý hµnh chÝnh
351,28
370,79
370,79
382,50
382,50
e
L¬ng c«ng nh©n vµ BHXH
4320,00
4320,00
4320,00
4320,00
4320,00
g
TiÒn thuª nhµ xëng hµng n¨m
180,00
72
72
72
72
h
KhÊu hao c¶i t¹o nhµ xëng (10 n¨m)
79,69
79,69
79,69
79,69
79,69
i
KhÊu hao m¸y mãc thiÕt bÞ (7 n¨m)
804,94
804,94
804,94
804,94
804,94
k
Tr¶ l·i vay c¶i t¹o nhµ xëng
70,22
42,58945
14,963861
l
Tr¶ l·i thiÕt bÞ s¶n xuÊt
547,26
428,93
310,61
192,28
73,95
m
Tr¶ l·i vay vèn lu ®éng
325,40
343,48
343,48
354,33
354,33
n
Chi phÝ söa ch÷a TSC§
351,28
370,79
370,79
382,50
382,50
o
Chi phÝ b¸n hµng (=15% doanh thu)
11664,00
12312,00
12312,00
12700,80
12700,80
3
ThuÕ VAT (10%)
6897,89
7222,37
7207,77
7404,36
7392,53
4
Tæng chi phÝ sau thuÕ
75876,79
79446,03
79285,48
81448,01
81317,85
5
Thu nhËp chÞu thuÕ TNDN (Tr.®)
1883,21
2633,97
2794,52
3223,99
3354,15
6
ThuÕ TNDN 25% (Tr.®)
470,80
658,49
698,63
806,00
838,54
7
Lîi nhuËn sau thuÕ (Tr.®)
1412,41
1975,48
2095,89
2417,99
2515,61
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng )
Phụ lục 5: Thu nhập dòng
N¨m
Lîi nhuËn rßng
KhÊu hao
Dßng tiÒn trong n¨m
HÖ sè chiÕt khÊu
PV
Céng dån
-7.431,49
1
1.412,41
884,63
2.297,04
0,905797
2.080,65
2.192,42
2
1.975,48
884,63
2.860,11
0,820468
2.346,63
4.559,49
3
2.095,89
884,63
2.980,52
0,743178
2.215,06
6.784,22
4
2.417,99
884,63
3.302,63
0,673168
2.223,22
9.015,65
5
2.515,61
884,63
3.400,24
0,609754
2.073,31
11.102,67
10.417,39
4.423,16
10.938,88
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng )
+) NPV = Thu nhËp dßng DA quy vÒ mÆt b»ng hiÖn t¹i - Vèn §Çu T.
= 10.938,88 tr. ®ång – 7.431,49 tr. ®ång
= 3.507,39 tr. ®ång
( >0) . Dù ¸n ®Çu t cã hiÖu qu¶ vÒ mÆt tµi chÝnh.
+) Thêi gian thu håi vèn ®Çu t:
7.431,49 – 6.784,22
3 n¨m + x 12 th¸ng
2.223,22
= 3 n¨m 3,5 th¸ng
= 3 n¨m 4 th¸ng.
+) HÖ sè hoµn vèn néi bé cña dù ¸n (IRR).
IRR = 26,40% > 10,40% (L·i vay V§T x©y dùng).
Tû suÊt ®Çu t: H = 2,5 lÇn.
Tæng ®Þnh phÝ
10.287,70 tr.®
Tæng biÕn phÝ
289.271,93 tr.®
Tæng doanh thu
411.264,00 tr.®
S¶n lîng BQ
1.645,06 tÊn
Doanh thu ®iÓm hoµ vèn
34.682,27 tr.®
Gi¸ b¸n b×nh qu©n
50 tr.®/tÊn
S¶n lîng hoµ vèn
693,65 tÊn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31220.doc