Mục Lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong 2 năm vừa qua:
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế của nước ta đã có những biến đổi đáng kể, hoạt động đầu tư trở nên sôi động hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Cùng theo dòng chảy kinh tế đó, Hải Dương lại là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Do đó, trong những năm gần đây, Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế - Xã hội, hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều với các hình thức đầu tư đa dạng. Để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cần phải có chính sách đầu tư hợp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh thì chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất điều đó phụ thuộc vào công tác quản lý đầu tư của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của tỉnh trong việc quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh. Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, do đó việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết và vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, em đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước và đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương”.
Đề tài của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua
- Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Do còn nhiều hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Trần Mai Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên để thực tập này.
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1. 1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư Hải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôi phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và đất nước. Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới, Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư.
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Đấy là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 10.8 %/ năm; nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1 %/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đi vào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế…
Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có 11 phòng ban chức năng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khít với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Một trong số đó là phòng thẩm định đầu tư tại sở KH&ĐT. Đây là phòng có vị trí quan trọng tại sở KH&ĐT. Với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình công cộng, hạ tầng của các cơ quan nhà nước, hệ thống giao thông và lưới điện bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và các nguồn vốn khác trình giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét, ban hành.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong sở thẩm định kế hoạch đấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
- Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư cho các dự án trong nước theo luật đầu tư.
- Theo dõi, tổng hợp, theo dõi định kỳ các báo cáo giám sát đầu tư theo quy định về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan, giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách.
1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự đóng góp quan trọng của các dự án FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007 đạt trên 11%, năm 2008 đạt 10.5%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 580 USD, năm 2007 đạt 620 USD, năm 2008 đạt 750 USD. Dự kiến đạt 1.000 USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tỉnh và là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm ẩn tham gia đầu tư vào tỉnh Hải Dương.
Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng chưa cao. Tính năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (10.5%/ mục tiêu là 11-11.5%), chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ qua các năm: Tỷ trọng Nông – Lâm - Thuỷ sản; Công nghiệp – xây dựng; dịch vụ từ 34,8%- 37,2%- 28,0% năm 2000 sang 26,9%-43,7%- 29,4% năm 2006. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: %
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nông-lâm nghiệp
29.8
26.9
25.5
25.8
Thuỷ sản - công nghiệp
42.5
43.7
44
43.7
Xây dựng-dịch vụ
27.7
29.4
30.5
30.5
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Với những ưu thế của mình cùng với những chính sách quy hoạch phát triển đúng đắn, tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu phát triển đồng đều ở mọi lĩnh vực kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dich hợp lý. Ngành xây dựng và dịch vụ tăng tỷ trọng từ năm 2006 là 29.4%, năm 2007 tăng 1.1%. Đến năm 2008 thì tỷ trọng này là không đổi. Đây cũng là một tín hiệu vui vì năm 2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, chịu sự tác động tiêu cực của suy thoái toàn cầu, đồng thời trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lạm phát cao...vậy mà tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ vẫn ổn định. Điều này chứng tỏ Hải Dương đã từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng.
Xong cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng chậm, thiếu những ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển phân tán, nhỏ lẻ. Các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị còn chậm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động trong các ngành có sự dịch chuyển theo hướng chuyển dịch của sản xuất. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 82,4% năm 2000 xuống 67,5% năm 2006, công nghiệp xây dựng từ 9% lên trên 18,6%, các ngành dịch vụ từ 8,6% lên 13,9%. Điều này thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Đơn v ị : %
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nông-lâm nghiệp
70.9
67.5
62.5
60.4
Thuỷ sản-công nghiệp
16.3
18.6
21.8
23.4
Xây dựng - dịch vụ
12.8
13.9
15.7
16.2
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Cơ cấu lao động của tỉnh đã chuyển hướng tích cực điều này chứng tỏ cơ cấu ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh những năm gần đây có tiến bộ, cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường và giá trị kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng ra nhiều châu lục (Châu Á khoảng 60-70%, châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác). Dưới đây là bảng thể hiện tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua:
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu
253
290
337.6
606
Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu
324.3
382.5
430.1
643
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua có sự chuyển biến tốt cả về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch từ các mặt hàng gia công (như hàng may mặc, giày da) sang các mặt hàng chế biến như: hàng điện tử, dây và cáp điện...Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh đều tăng qua các năm. Năm 2006 tổng giá trị xuất khẩu là 290 triệu USD, tăng 14.6% so với năm 2005. Đáng chú ý nhất là trong năm 2008 so với năm 2007. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2008 đạt 606 triệu USD, tăng 79.8% so với năm 2007. Hải Dương là 1 tỉnh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của mình, do đó Hải Dương không ngừng thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế giá trị nhập khẩu hàng hoá trong những năm gần đây liên tục tăng. Điển nhấn là từ năm 2007 và năm 2008.Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu đạt 643 triệu USD, tăng 49.5% năm 2007. Sở dĩ như vậy vì đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên điạ bàn tỉnh Hải Dương. Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ xuất khẩu tăng mạnh hơn so với sự tăng của nhập khẩu, điều này chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Hải Dương có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng của tỉnh.
1.2.2. Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua
Những kết quả đạt được:
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc. Cùng với sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo đúng mục tiêu, kế hoạch của Đảng và nhà nước ta đặt ra là hướng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 trong điều kiện khó khăn về kinh tế, thiên tai, dịch bênh diễn biến phức tạp khó lường...Trước những khó khăn và thách thức đó, tỉnh Hải Dương không ngừng cố gắng và tìm mọi biện pháp khắc phục, kết quả là tỉnh Hải Dương vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế là 10.5%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tình hình kinh tế của tỉnh.
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của tỉnh Hải Dương đã có bước phát triển mạnh mẽ: kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với nhiều loại mặt hàng đa dạng chủng loại và ngày càng được nâng cấp với kỹ thuật ngày càng hiện đại và tinh vi hơn, từ chỗ chỉ xuất khẩu các loại mặt hàng mang tính chất gia công như may mặc, giày da... dần chuyển sang xuất khẩu các mặt hàng mang tính chất kỹ thuật đòi hỏi phải có trình độ tay nghề như xuất khẩu các loại mặt hàng như: hàng điện tủ, dây cáp điện... Điều này cho thấy có sự phát triển rõ rệt về trình độ của đội ngũ nhân lực và trình độ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp của tỉnh ngày càng tiến bộ và phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đi cùng với nó là sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ; Đời sống nhân dân được đảm bảo góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội được chỉ đạo hiệu quả; công tác cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí tiếp tục được chú trọng; trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến...Tuy vậy, vẫn tồn tại một số mặt hạn chế yếu kém như sau:
Một số hạn chế yếu kém:
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng không đều, tiêu biểu năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (đạt 10.5%/ mục tiêu 11-11.5%) chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc. Nguyên nhân chính của hạn chế trên là do khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có nhiều thách thức và cơ hội mới đối với các nhà đầut tư trong và ngoài nước. Đồng thời với mỗi địa phương lại có những khó khăn và thuận lợi và khó khăn nhất định như không thể nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế trong thời gian ngắn. Trong nhiều vấn đề phát sinh, mặc dù đã kịp thời có chủ trương và có văn bản chỉ đạo nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn bị chậm trễ dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp, trong tổ chức thực hiện có những việc chưa lường hết những khó khăn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn rất cao chiếm trung bình hơn 60% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh. Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng chậm, thiếu những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn như ngành công nghiệp điện tử, tự động hoá, chế tạo linh kiện điện tử... Bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển phân tán, nhỏ lẻ. Các ngành dịch vụ chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó, tốc độ tăng trưỏng còn thấp, tỷ trọng đóng góp của nó vào thu nhập quốc dân của tỉnh có chiều hướng tăng nhưng với tốc độ chậm. Nguyên nhân của những tồn tại trên chủ yếu là do Hải Dương là một tỉnh thuần nông, hầu hết lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, theo số liệu thông kê năm 2006 Hải Dương có 1.067,9 nghìn người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở các ngành là 962.836 người, trong đó một số ngành chủ yếu là nông lâm, thuỷ sản 649.91 người chiếm 67.5%; công nghiệp 179.087 người chiếm 18.6%; dịch vụ 133.834 người chiếm 13.9%. Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp khoảng 25%, năng suất lao động chưa cao. Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghệ còn ít...
1.3. Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005-2008
1.3.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương
1.3.1.1. Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước
* Huy động vốn:
Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn gồm rất nhiều nguồn như: Nguồn vốn Nhà nước (Nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước); Nguồn vốn từ khu vực tư nhân (nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân; nguồn vốn hộ gia đình); Xét trên góc độ xem xét của đề tài ta chỉ đề cập tập trung vào nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua về thực trạng huy động và sử dụng nó. Nếu xét về vốn ngân sách nhà nước thì đối với mỗi một quốc gia nói chung việc tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu. Nhưng để tăng trưởng và phát triển thì không thể thiếu vốn đầu tư và vốn đầu tư quan trọng hàng đầu là vốn ngân sách nhà nước. Để tăng nguồn vốn ngân sách thì cần phải tăng nguồn thu cho ngân sách, theo báo cáo của sở tài chính thì thu ngân sách của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây luôn tăng qua các năm. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
đơn vị: triệu đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Quyết toán qua các năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu NSNN trên địa bàn
1,496,914
1,838,500
2,509,075
Tổng thu NSNN trừ tiền sử dụng đất
1,226,464
1,552,109
2,167,673
1
Thu từ DNNN trung ương
291,335
519,294
733,530
2
Thu từ DNNN Địa phương
94,650
18,973
21,962
3
Thu từ DN có vốn ĐTNN
580,105
607,005
859,925
4
Thu thuế Ngoài quốc doanh
78,505
107,957
182,607
5
Thu từ sổ số kiến thiết
9,065
10,796
-
6
Thuế thu nhập cá nhân
14,508
19,302
64,044
7
Thuế SD đất nông nghiệp
1,580
2,063
2,531
8
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
11,502
12,044
19,302
9
Thu tiền sử dụng đất
270,450
286,391
341,402
10
Thuế nhà đất
9,354
12,133
15,280
11
Tiền thuê đất
9,350
11,914
26,852
12
Thu phí xăng dầu
55,080
49,259
39,943
13
Lệ phí trước bạ
32,015
33,574
58,306
14
Thu phí - lệ phí
31,750
37,290
46,480
15
Thu tiền bán nhà, thuê nhà
275
563
11,533
16
Thu khác ngân sách
4,350
40,716
19,171
17
Các khoản thu tại xã
3,040
4,176
-
Nguồn: Phòng thẩm định sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương
Với mục đích sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hậ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải…do đó với khối lượng vốn lớn như vậy thì cần phải có sự đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Công tác thẩm định các dự án đầu tư lại càng trở lên quan trọng và cần thiết để các dự án đầu tư đúng mục đích và chống được hiện tượng thất thoát lãng phí trong việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn thu chủ yếu của nguồn vốn ngân sách nhà nước từ việc thu thếu và lệ phí... chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn thu thếu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng đều qua các năm đặc biệt là năm 2006 và năm 2008 vì đây là mốc quan trọng đánh dấu Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào đầu tư. Do đó, lượng thuế thu được từ nguồn này tăng đột biến năm 2007. Chiếm 34.27% tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng so với năm 2006 là 41.7%. Tiếp theo là nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương cũng tăng đáng kể chiếm 29.23% tổng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh, tăng 41.25% so với năm 2006. Nhìn chung ngốn vốn ngân sách của tỉnh Hải Dương tuơng đối lớn và tăng đều qua các năm. Năm 2006 tổng nguồn vốn ngân sách tăng so với năm 2005 là 1.11 lần, tương đương tăng 115.4%. Riêng năm 2007 tổng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hải Dương đạt hơn 2500 tỷ đồng tăng so kế hoạch dự toán năm 2007 là 2000 tỷ đạt 125% kế hoạch đặt ra. Và tăng so với năm 2006 là 1.36 lần, tương đương với tăng 36.5%. Đây là một tín hiệu vui vì trong giai đoạn này, Hải Dương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhằm đưa Hải Dương trở thành một trong những tỉnh có tình hình kinh tế phát triển mạnh nhất trong nước.
* Kế hoạch sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước nói chung tỉnh Hải Dương đã đặt ra kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm nhằm mục đích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện đưa tỉnh Hải Dương trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về kinh tế.
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TỔNG CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
2,339,773
2.252.346
1,271,058
I
Chi đầu tư phát triển
519,111
613.9
372,060
1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
474,395
566.12
368,280
2
Chi đầu tư phát triển khác
44,716
47.78
3,780
II
Chi thường xuyên
988,752
1.394.807
560,619
1
Chi quốc phòng
15,815
23.387
12,373
2
Chi an ninh
5,231
9.174
4,100
3
Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề
626,008
712.246
152,882
4
Chi y tế
128,808
160.88
150,050
5
Chi khoa học công nghệ
13,270
15.6
16,600
6
Chi văn hoá thông tin
14,842
20.702
11,651
7
Chi phát thanh, truyền hình
6,534
11.735
6,127
8
Chi thể dục thể thao
8,621
11.578
7,105
9
Chi đảm bảo xã hội
24,201
60.793
28,041
10
Chi sự nghiệp kinh tế
53,993
113.557
65,240
11
Chi quản lý hành chính
76,160
233.815
93,540
12
Chi trợ giá
-
-
-
13
Chi khác ngân sách
5,349
6.053
450
14
Chi chương trình mục tiêu địa phương
9,920
15.287
12,460
III
Chi trả nợ gốc và lãi huy động đầu tư CSHT theo khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN
-
-
-
IV
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1,300
1.23
1,230
V
Chi dự phòng ngân sách
43,562
62.611
40,126
VI
Chi chương trình mục tiêu trung ương
267,921
179.798
170,395
VII
Chương trình dự án khác
3,075
3,000
VIII
Kinh phí cải cách tiền lương
123,628
Nguồn: Sở kế hoạch và đâu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng kế hoạch chi ngân sách trên ta thấy: Năm 2006 tổng chi ngân sách đã vượt tổng thu ngân sách 413,846 triệu đồng. Đây cũng là năm có tổng chi ngân sách lớn nhất 2,339,773 triệu đồng. Trong khi năm 2008 tổng chi ngân sách là 1,271,058 triệu đồng, trong năm 2007 tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển cao nhất trong 3 năm đạt 613.9 triệu đồng gấp 1.18 lần năm 2006, và 1.65 lần năm 2008. Trong đó tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ bản 566.12 triệu đồng, chi cho đầu tư phát triển khác 47.78 triệu đồng.
Nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO do đó để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài chọn địa phương mình để đầu tư thì Hải Dương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách tốt nhất để tạo điều kiện mời gọi các nhà đầu tư.
Với kế hoạch phân bổ vốn như trên thì Uỷ Ban tỉnh Hải Dương đã phối hợp với các ngành, các phòng ban của tỉnh đề ra kế hoạch vốn cho các ngành, lĩnh vực sao cho phù hợp với điều kiện phát triển tỉnh.
Dưới đây là bảng kế hoạch cụ thể về tình hình phân bổ vốn ĐTXD cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây như sau:
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong 2 năm vừa qua:
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục
Tổng vốn
đầu tư
Năm 2007
Năm 2008
Trong đó
Tổng vốn
Xây
lắp+Thiết bị
KTCB
khác
TỔNG SỐ
1.942.014
392.520
137.640
122.755
14.885
CÔNG TRÌNH CHUYỂN TIẾP
1.878.727
392.520
123.876
110.605
13.271
NÔNH NGHIỆP- THUỶ LỢI-NÔNG THÔN
373.422
12.050
24.775
22.005
2.770
Nông nghiệp
2.060
1.050
775
775
-
Dự án chuyển tiếp
2.060
1.050
775
775
-
Dự án nhóm C
2.060
1.050
775
775
-
Hệ thống đê kè cống
323.296
6.500
17.000
14.660
2.340
Dự án chuyển tiếp
308.296
6.500
2.000
900
1.100
Dự án nhóm B
308.296
6.500
2.000
900
1.100
Dự án mới khởi công
15.000
-
15.000
13.760
1.240
Dự án nhóm C
15.000
-
15.000
13.760
1.240
Thuỷ nông + hồ đập
48.066
4.500
7.000
6.570
430
Dự án chuyển tiếp
48.066
4.500
7.000
6.570
430
Dự án nhóm B
40.502
4.500
2.900
2.800
100
Công nghiệp - Giao thông
883.307
195.570
49.550
43.670
5.880
Công nghiệp
12.500
4.100
3.716
3.500
216
Dự án chuyển tiếp
12.500
4.100
3.716
3.500
216
Dự án nhóm C
12.500
4.100
3.716
3.500
216
Giao thông
870.807
191.470
45.834
40.170
5.664
Dự án chuyển tiếp
870.807
191.470
45.834
40.170
5.664
Dự án nhóm B
781.375
178.738
25.334
21.700
3.634
Dự án nhóm C
89.432
12.732
20.500
18.470
2.030
Y tế - Giáo Dục-VHXH-TDTT
438.030
142.450
24.776
22.540
2.236
Y tế
253.101
93.400
7.433
6.850
583
Dự án chuyển tiếp
253.101
93.400
7.433
6.850
583
Dự án nhóm B
224.101
87.500
4.500
4.200
3
Dự án nhóm C
28.601
5.900
2.933
2.650
283
Giáo dục
48.236
20.650
8.671
8.050
621
Dự án chuyển tiếp
48.236
20.650
8.671
8.050
621
Dựa án nhóm C
48.236
20.650
8.671
8.050
621
Văn hoá - xã hội - TDTT
136.693
28.400
8.672
7.640
1.032
Dự án chuyển tiếp
136.693
28.400
8.672
7.640
1.032
Dự án nhóm B
112.427
19.400
3.000
2.400
600
Dự án nhóm C
24.266
9.000
5.672
5.240
432
An ninh - Quốc phòng
1.975
650
1.239
1.130
109
Công trình chuyển tiếp
1.975
650
1.239
1.130
109
Dự án nhóm C
1.975
650
1.239
1.130
109
Công cộng - Quản lý NN
181.933
41.800
23.536
21.260
2.276
Công cộng
32.620
11.400
9.910
8.960
950
Dự án chuyển tiếp
32.620
11.400
9.910
8.960
950
Quản lý Nhà nước
149.373
30.400
13.626
12.300
1.326
Công trình chuyển tiếp
149.373
30.400
13.626
12.300
1.326
Dự án nhóm B
110.000
13.500
5.000
4.500
500
Dự án nhóm C
39.373
16.900
8.626
7.800
826
Công trình mới khởi công
63.287
-
13.764
12.150
1.614
Dự án nhóm B
45.000
-
6.000
5.000
1.000
Dự án nhóm C
18.287
-
7.764
7.150
614.000
Công trình sử dụng vốn vượt thu 2008
24.500
-
Nguồn : Phòng thẩm định sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Dự vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số vốn đầu tư XDCB năm 2008 là hơn 1.942 tỷ đồng, trong đó đã thông bảo vốn đến hết năm 2007 là 392.52 tỷ đồng. Hầu hết các dựa án được đầu tư trong giai đoạn này là những dự án về công nghiệp – giao thông chiếm tỷ trọng tương đối cao với tổng mức đầu tư 45.5%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đây được coi là điều kiện quan trọng nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một nhà đầu tư sẽ xem xét về tình hình kinh tế xã hội của một địa phương một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định đầu tư chẳng hạn như: Khi quyết định đầu tư vào một khu công nghiệp nào đó mà điều kiện cơ sở vật chất trong hàng rào tốt nhưng lại chưa có sự đầu tư ngoài hàng rào khu công nghiệp, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư,sẽ tạo tâm lý e ngại khi đưa ra quyết định đầu tư...
Tuy tổng mức vốn là tương đối lớn nhưng vốn thông báo để đầu tư thì lại có phần rất khiêm tốn. Như tổng vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 là 1.942 tỷ đồng nhưng thông báo vốn hết năm 2007 chỉ là 392.52 tỷ đồng. Tức là số vốn công trình phải chuyển tiếp sang năm 200._.8 là 1.878 tỷ đồng.Sở dĩ như vậy là do 1 phần nguồn vốn ngân sách còn tương đối thấp và lượng vốn này phải dàn trải đều cho các năm kế tiếp. Vì vậy, trong năm tới đây tỉnh Hải Dương đang cố gắng hoàn thành kế hoạch của năm 2008 và xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản tương đối tốt tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Ngành
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Nông - Lâm - Thuỷ lợi
19.950
38.400
19.470
24.775
2
Công nghiệp - Giao thông
51.400
85.000
104.889
49.550
3
Y tế - giáo dục - Văn hoá
20.810
50.480
104.800
24.776
4
Công cộng - Quản lý nhà nước - ANQP
37.310
50.060
48.040
24.775
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp và giao thông vận tải luôn chiếm tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất. Năm 2006 tổng vốn cho công nghiệp – giao thông là 85.000 triệu đồng gấp 1.65 lần năm 2005, tương đương tăng 65.36 %. Năm 2007 tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng là 104.889 triệu đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 54.139 triệu đồng, tăng 193,74 % so với kế hoạch và tăng 287.88 % so với năm 2006. Điều này hoàn toàn hợp lý với tình hình phát triển của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn này. Vì đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải tạo nền móng cơ sỏ hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế. Thực hiện đúng chủ trương phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông –lâm - thuỷ sản. Hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020.
1.3.1.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn FDI :
Hải dương là một trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Hải Dương đã thu hút được 663,6 triệu USD vốn FDI. Năm 2007 đạt 481,3 triệu USD, trong đó có 32 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký là 262 triệu USD và lượng vốn bổ sung của 16 dự án là 219,3 triệu USD. Tính đến cuối năm 2007, các doanh nghiệp Nhật Bản đã có 24 dự án đầu tư tại Hải Dương, với tổng số vốn đăng ký 592,2 triệu USD; Đài Loan có 38 dự án với tổng số vốn đăng ký 515,5 triệu USD và nhiều dự án của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Sinh-ga-po, Đan Mạch, Pháp… Chính vì vậy mà chỉ trong vòng 2 năm 2006 và 2007, Hải Dương thu hút được lượng vốn FDI cao hơn 60% tổng vốn FDI mà tỉnh đã thu hút trong nhiều năm trước đó. Dự báo, Hải Dương có thể thu hút vốn FDI lên đến 1 tỷ USD vào năm 2010.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 188 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, voíư tổng vốn đăng ký là 2tỷ 182,5 triệu USD (trong khu công nghiệp 92 dự án với số vốn 1 tỷ 322 triệu USD, ngoài Khu công nghiệp 96 dự án với tổng số vốn 860,5 triệu USD); có 106 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 58.000 lao động đang làm việc tại các nhà máy. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí quan trọng trọng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Nguồn vốn ODA: Xuất phát từ đặc điểm của nguồn vốn ODA là nguồn vốn góp phần quan trọng cho đầu tưu phát triển, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Theo thống kê thì năm 2007 tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào tỉnh Hải Dương là 30.000 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng ODA là 25.000 triệu đồng. Hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh thông qua thu hút đầu tư trong và ngoài nuớc vào địa bàn tỉnh, thúc đẩy nhanh thương mại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cải thiện các dịch vụ xã hội và góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo nhằm đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển mạnh trên cả nước.
Song Tỉnh chưa chủ động về nguồn vốn đầu tư: Đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, địa phương còn thấp. Vốn trong nước nhất là vốn ngân sách còn hạn chế và luôn thiếu hụt so với nhu cầu phát triển. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn phải cạnh tranh với các tỉnh bạn trong vùng.Các chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành chưa đồng bộ và chậm đổi mới.
1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 50 năm, Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương không ngừng phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác đầu tư, đảm bảo cho việc đầu tư của tỉnh luôn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là trong công tác thẩm định các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, Sở KH &ĐT tỉnh Hải Dương đã không ngừng tự hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư. Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, Sở KH &ĐT đã nghiên túc thực hiện theo đúng quy định của thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước quy định. Đó là việc áp dụng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đã được phê duyệt vào việc thẩm định tính phù hợp của dự án với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Điều này được thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng theo xu hướng phát triển chung của đất nước, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - thuỷ sản. Nó phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Hầu hết các dự án trên địa bàn tỉnh do Sở KH & ĐT thẩm định đều được tổ chức thẩm định theo đúng quy định và đúng thời gian, xử lý việc ra quyết định hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư kịp thời. Số lượng các dự án tồn đọng không nhiều, các dự án đầu tư sau khi đã được thẩm định thì đi hoạt động tốt
và hiệu quả.
1.3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
TT
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Số dự án được thực hiện trong năm
127
139
151
169
Dự án nhóm A
0
0
0
0
Dự án nhóm B
15
16
20
20
Dự án nhóm C
112
123
131
149
2
Số dự án được quyết định đầu tư trong năm
6
10
35
4
Dự án nhóm A
0
0
0
0
Dự án nhóm B
0
0
3
0
Dự án nhóm C
6
10
32
4
3
Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm
65
69
105
39
Dự án nhóm A
0
0
0
0
Dự án nhóm B
0
5
1
0
Dự án nhóm C
65
64
104
39
4
Số dự án được thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm
127
82
151
169
Dự án nhóm A
0
0
0
0
Dự án nhóm B
15
12
20
20
Dự án nhóm C
112
70
131
149
5
Số dự án có vi phạm thủ tục đầu tư
0
0
0
0
6
Số dự án phải điều chỉnh
5
8
16
23
7
Số dự án phải ngừng thực hiện vì những lý do khác nhau
0
0
0
6
8
Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả
0
0
0
0
Nguồn: phòng thẩm định sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số dự án được thực hiện qua các năm đều tăng:
Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12 dự án. Trong 127 dự án được thực hiện trong năm 2005 bao gồm 71 dự án mới và 56 dự án chuyển tiếp. Trong 139 dự án được thực hiện trong năm 2006 có 80 dự án mới và 59 dự án chuyển tiếp. Các dự án đều thực hiện đảm bảo đúng trình tự từ khâu lập dự án, thẩm định dự án và đấu thầu, tổ chức thi công xây lắp, quản lý chất lượng công trình, không có trường hợp sai sót trong đấu thầu, trong quản lý chất lượng công trình và thanh quyết toán công trình. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước đểu thuộc dự án nhóm B và C. Tổng dự án của năm 2005 là 127 dự án, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng là 65 dự án, đạt 51%. Năm 2006 số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng là 69 dự án, đạt 50%. Khối lượng thực hiện cả năm của năm 2005 đạt 130.5% kế hoạch, năm 2006 đạt 144.6% kế hoạch. Nhiều công trình đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán được do yêu cầu của Nhà nước phải kiểm toán trước khi đi vào quyết toán nhưng thủ tục kiểm toán hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì công tác kiểm toán chưa đủ số lượng người để trải ra các công trình nên thủ tục thanh quyết toán rất khó khăn và chậm trễ. Những công trình trọng điểm gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cụ thể là : Đường và cầu 118, cầu Hàn, đường 52 m, đường 20A, đường gom QL5A, thư viện tỉnh...
Năm 2008 tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 169 dự án tăng so với năm 2005 là 42 dự án, năm 2006 là 30 dự án, năm 2007 là 18 dự án. Số dự án kết thúc đi vào hoạt động của năm 2007 là 105 công trình trong tổng số 151 công trình, hạng mục công trình, đạt 70%, trong khi năm 2006 số công trình đi vào hoạt động là 69 công trình đạt 50%. Năm 2008 số dự án đi vào hoạt động là 60 dự án trên tổng số 169 dự án đạt 35.5% . Như vậy, trong năm 2008 số dự án đi vào hoạt động thấp hơn so với năm 2007 là 45 công trình là do trong năm 2007 việc tăng cường công tác giám sát đầu tư đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tưu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và chất lượng công trình được bảo đảm. Còn trong năm 2008 có tổng số 169 dự án có 20 dự án nhóm B, 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyển tiếp, 17 dự án đầu tư mới) vì với số lượng dự án chuyển tiếp lớn nên năm 2008 chủ yếu bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp vì các công trình phải đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành và bàn giao đưa vào sủ dụng.
1.3.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Trong những năm vừa qua công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương đã ngày càng tiến bộ, thực hiện theo đúng quy trình về trình tự, tiến độ, thủ tục, rút ngắn thời gian, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Việc phân cấp trong quản lý đầu tư được thực hiện nghiêm túc, theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Việc tổ chức thực hiện dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực; nội dung, mục tiêu và quy mô đầu tư của dự án đã bám sát vào quyết định đầu tư được duyệt; các thủ tục về đấu thầu, tổ chức xây dựng công trình, nghiệm thu thanh quyết toán vốn đầu tư luôn được quán triệt và nghiêm túc thực hiện, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, trong những năm trở lại đây công tác thẩm định tại Sở Kế Hoạch và đầu tư Hải Duơng đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng số dự án quy hoạch:
54
48
99
Đã thẩm định đề cương và quy hoạch
45
22
54
Đang hoàn thiện trình duyệt
8
9
35
Đã được phê duyệt
1
17
10
2
Tổng số dự án chuẩn bị đầu tư
103
73
57
Đã thẩm định dự án (QM+DA)
56
28
28
Đang thiết kế thi công (để trình duyệt DA)
46
3
12
Đã được phê duyệt
31
42
17
Nguồn: Phòng thẩm định sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Qua các bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2006 với tổng số dự án được bố trí thực hiện trong năm là 139 dự án bao gồm 80 dự án mới và 59 dự án chuyển tiếp. Trong khi tổng số dự án được ghi trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2006 là 164 công trình. Trong đó chuyển tiếp từ năm 2005 sang là 53 công trình, có 18 công trình đi vào sử dụng, 35 công trình chuyển tiếp sang năm 2007; số dự án mới khởi công là 111 công trình, trong đó 51 công trình hoàn thành đi vào sử dụng, 60 công trình chuyển tiếp sang năm 2007. Tổng số dự án thực hiện quy hoạch và chuẩn bị đầu tư là 159 dự án, số dự án được phê duyệt là 32 dự án đạt 20.1%. Số dự án đang hoàn thiện để trình duyệt là 54 dự án đạt 34%, số dự án đã thẩm định là 101 dự án, đạt 63.5%.
Năm 2007, tổng số dự án đầu tư trong kế hoạch là 151 công trình, gồm: 20 dự án nhóm B, 131 dự án nhóm C. Hầu hết các dự án được triển khai theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó còn có 16 dự án bị điều chỉnh, bao gồm: 1 dự án nhóm B, 15 dự án nhóm C (trong đó 4 dự án phải điều chỉnh cả nội dung và vốn đầu tư). Trong khi đó, tổng số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư là 121 công trình, đạt 80.1% kế hoạch. Về cơ bản các dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư trong năm 2007 đạt tỷ lệ thấp: Dự án quy hoạch đạt khoảng 35%, Dự án chuẩn bị đầu tư đạt khoảng 57.15% so với kế hoạch giao.
Năm 2008, tổng số dự án đầu tư trong năm kế hoạch là 169 dự án, trong đó có 20 dự án nhóm B và 149 dự án nhóm C (trong đó có 152 dự án chuyển tiếp và 17 dự án đầu tư mới). Năm 2008 chủ yếu tập trung hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ những năm trước, số dự án bị điều chỉnh là 23 dự án, tăng hơn so với năm 2007 là 7 dự án, trong khi đó số dự án phải điều chỉnh của năm 2006 là 80 dự án. Trong năm 2008 có 1 dự án bị trì hoãn là Dự án Cầu Bát Nạo (Kim Thành), có 5 dự án bị dãn tiến độ thực hiện. Trong khi đó, tổng số dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư là 156 công trình với tổng số 99 dự án quy hoạch, trong đó có 33 dự án mới và 66 dự án quy hoạch chuyển tiếp.Khối lượng thực hiện được khoảng 55% kế hoạch giao. Số dự án đã thẩm định là 82 dự án, đạt 52.6%, số dự án đang hoàn thiện trình duyệt là 47 dự án đạt 30.1%, số dự án được duyệt là 27 dự án, đạt 17.3%.
Qua bảng 9 ta thấy tổng số dự án quy hoạch của năm 2008 là 99 dự án tăng 45 dự án so với năm 2006 và 51 dự án so với năm 2007. Số dự án hoàn thiện trình duyệt tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 26 dự án so với năm 2007, và 28 dự án so với năm 2006. Tuy nhiên, số dự án quy hoạch được phê duyệt là tương đối thấp, năm 2006 được 1 dự án chiếm 1.85% trong tổng số 54 dự án quy hoạch. Trong tổng số các dự án chuẩn bị đầu tư qua các năm tăng giảm khác nhau, năm 2006 là 103 dự án, năm 2007 là 73 dự án, năm 2008 là 57 dự án, điều này phụ thuộc vào số dự án chuyển tiếp từ những năm trước. Hầu hết các dự án chuẩn bị đầu tư đều đã thẩm định hơn 50%, các dự án được phê duyệt để quyết định đầu tư đều đạt kết quả tương đối.
Như vậy trong những năm qua thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bản tỉnh Hải Dương đã có nhiều bước tiến triển tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần lựa chọn được những dự án khả thi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao cho tỉnh nhà.
1.3.2.3. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án
* Về nội dung thẩm định:
Theo văn bản quản lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải tuân theo các quy định trong văn bản quản lý của nhà nước. Xong nhìn chung các nội dung thẩm định tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung sau:
Sự cần thiết và mục tiêu dự án
- Sự cấn thiết của dự án đầu tư;
- Mục tiêu của dự án: loại sản phẩm, dịch vụ;
Quy mô
- Công suất sản phẩm, dịch vụ;
- Tổng vốn đầu tư
- Số lượng lao động
Vị trí và diện tích đất xin thuê
- Vị trí thực hiện dự án: Bản vẽ sơ đồ khu vực xin thuê đất
- Diện tích đất xin thuê: Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng;
Các hạng mục đầu tư xây dựng
- Danh mục máy móc thiết bị: Tên, số lượng, thông số kỹ thuật, nước sản xuất, giá trị;
- Sơ đồ và quy trình công nghệ sản xuất
- Các hạng mục xây dựng, cấp điện, cấp thoát nước
Năng lực tài chính của chủ đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn tự có: vốn pháp định, tài sản và tiền vốn hiện có
+ Vốn huy động: các cam kết của nguồn tham gia;
+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng: Cam kết hoặc khế ước cho vay.
- Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây
Hiệu quả của dự án
- Hiệu quả kinh tế- xã hội
- Hiệu quả tài chính;
- Thời gian hoàn vốn;
Tư cách chủ đầu tư
- Tư cách pháp nhân
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh;
Thời gian xây dựng và đưa dự án vào hoạt động
Phương án bảo vệ môi trường.
- Xử lý chất thải rắn, khí, lỏng;
- Phòng chống cháy nổ.
* Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Đặc thù của những dự án sử dụng vốn ngân sách chủ yếu là những dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, do đó phương pháp sử dụng chủ yếu trong thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách là phương pháp so sánh đối chiếu. Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Tiến hành phương pháp này như sau:
Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà Nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ tỉnh, quốc gia, quốc tế.
Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
Các tiêu chuẩn về tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư
Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...của ngành theo từng định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định của những dự án tương tự đế so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp đã lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu các khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu hay chi phí nói chung...)
Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng...)
1.3.2.4. Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư
Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nộp hồ sơ dự án bao gồm :
1- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư ( bản thuyết minh và các bản vẽ)
2- Tờ trình đề nghị xin chấp thuận đầu tư
3- Bản sao công chứng Quyết định thành lập doanh nghiệp ( hoặc biên bản của các sáng lập viên thành lập doanh nghiệp)
4- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5- Thuyết minh về năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất.
( Chủ đầu tư nộp 7 bộ hồ sơ dự án về Sở Kế hoạch và Đâu tư)
Nội dung của Dự án đầu tư gồm các nội dung sau:
- Mục tiêu dự án
- Quy mô của dự án
- Địa điểm và diện tích đất xin thuê để thực hiện dự án
- Danh mục máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
- Hiệu quả đầu tư và các giải pháp vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
Khi nhận hồ sơ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có phiếu nhận hồ sơ để giao lại cho nhà đầu tư. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành thẩm định dự án theo những nội dung quy định. Ngay sau khi thẩm định dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Sở Địa chính, Sở Xây dựng và UBND huyện, thành phố ( trong đó có trưởng phòng địa chính huyện hoặc trưởng phòng quản lý đô thị thành phố và cán bộ địa chính xã, phường) tổ chức xác định mốc giới và tạm tính diện tích khu đất cho thuê để làm cơ sở chấp thuận đầu tư.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi đã có đủ hồ sơ dự án do chủ đầu tư đã chỉnh sửa và số liệu xác định mặt bằng thuê đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư lập tờ trình về những nội dung đã thẩm định để báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh xem xét quyết định chấp thuận đầu tư. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi có thông báo ý kiến đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh trình lãnh đạo tỉnh ra Văn bản chấp thuận đầu tư.
Trong trường hợp dự án chưa được chấp thuận. Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành có liên quan để thông báo và làm việc với nhà đầu tư.
Sau khi có Văn bản chấp thuận dự án đầu tư của UBND tỉnh, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Sở Địa chính chủ trì đo đạc lập bản đồ địa chính và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục thuê đất để trình UBND tỉnh quyết định thu hồi và giao đất cho nhà đầu tư.
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định thu hồi đất. Sở Tài chính Vật giá chủ trì cùng với các sở, ngành và chính quyền địa phương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với các sở, ngành và Ban giải phóng mặt bằng của địa phương tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian hoàn thành không quá 15 ngày làm việc, từ khi có phương án đền bù giải phóng mặt bằng được duyệt
Sau khi đền bù giải phóng mặt bằng, Sở Địa chính chủ trì cùng Phòng Địa chính các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố và UBND cấp xã tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư và làm thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian không quá 5 ngày làm việc.
Sau khi có quyết định giao đất, chủ đầu tư tiến hành lập thiết kế tổng mặt bằng và thiết kế kỹ thuật của các hạng mục công trình theo quy định của Nhà nước trình Sở Xây dựng thẩm định.
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế tổng mặt bằng và thiết kế kỹ thuật trình lãnh đạo UBNDtỉnh phê duyệt và làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng trong thời gian không quá 10 ngày làm việc
Việc sử dụng đất phải bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả và đúng với thời gian quy định trong quyết định giao đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với các sở, ngành và địa phương liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư theo nội dung đã được chấp thuận và thường xuyên báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
Nếu sau 1 năm kể từ khi có Văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định thu hồi chấp thuận đầu tư và quyết định giao đất.
1.3.2.5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương
Khi thẩm định một dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách tại sở Kế hoạch và đầu tư thì cần phải có những thủ tục như sau:
* Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng:
+ Thông tư hướng dẫn số 06/1999/TT-BKH ngày 21/11/1999 và Thông tư số 07/2000/TT-BKH ngày 03/7/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập và thẩm định dự án đầu tư; một số thông tư chỉ thị của các Bộ.
- Quyết định số 638/2001/QĐ-UB ngày 20/3/2001 của UBND tỉnh Hải Dương về phân cấp và uỷ quyền thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
* Nội dung hồ sơ
- Hồ sơ dự án nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm 7 bộ gốc, mỗi bộ gồm:
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư)
- Tờ trình của chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án
- Bản vẽ mặt bằng qui hoạch và mặt bằng vị trí xây dựng công trình
- Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng cắt công trình
- Bản vẽ phối cảnh của công trình
- Bản vẽ thuyết minh về khảo sát địa chât công trình, hoặc bản thuyết minh về địa chất công trình làm cơ sở tính toán nền móng công trình.
- Mỗi dự án đưa ra ít nhất 2 phương án xây dựng, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để tìm ra phương án tối ưu
Bản vẽ hiện trạng và văn bản được cấp đất để xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền.
*Quy trình thực hiện
Bước 1: Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ kiểm tra:
Kiểm tra tính hợp thức của các loại văn bản theo quy định. Nếu đầy đủ, làm phiếu tiếp nhận. Tuỳ theo từng loại hồ sơ dự án sẽ thông báo trả kết quả sau khi có quyết định phê duyệt các cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Nghiên cứu nội dung hồ sơ dự án và chuẩn bị tổ chức hội nghị thẩm định:
+ Cán bộ phòng được giao nhiệm vụ thẩm định dự án phải nghiên cứu kỹ dự án và viết phiếu thẩm định dự án.
+ Thời gian nghiên cứu 2-3 ngày.
+ Trưởng phòng kiểm tra lại phiếu thẩm định báo cáo Giám đốc Sở về kế hoạch tổ chức hội nghị thẩm định dự án.
+ Sau khi Giám đốc Sở thống nhất về kế hoạch thẩm định dự án. Phòng Thẩm định gửi giấy mời, hồ sơ báo cáo tóm tắt dự án tới các sở, ngành có liên quan, chủ đầu tư ( gửi trước ngày tổ chức hội nghị thẩm định từ 3-5 ngày)
Bước 3: Tổ chức hội nghị thẩm định dự án:
+ Chủ trì hội nghị thẩm định: Giám đốc Sở ( hoặc Phó Giám đốc sở phụ trách thẩm định)
+ Sau khi có kết luận của chủ trì hội nghị thẩm định, hội nghị thông qua biên bản, trong đó ghi rõ nội dung kết luận của hội nghị và thời gian mà chủ đầu tư ( hoặc tư vấn giúp chủ đầu tư) phải chỉnh sửa dự án để gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư ( nếu có)
Bước 4: Nhận lại hồ sơ dự án sau khi đã chỉnh sửa và lập tờ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Nộp dự án đã chỉnh sửa ( nếu có) về tổ tiếp nhận hồ sơ.
+ Phòng Thẩm định dự án đầu tư lập tờ trình để trình Giám đốc ký. Trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện:
- Dự án nhóm C: 10-16 ngày
- Dự án nhóm B: 14-25 ngày
+ Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổ tiếp nhận và trả hồ sơ sẽ gửi thông báo tới chủ đầu tư đến nhận Quyết định phê duyệt dự án
* Lệ phí thẩm định
Lệ phí thẩm định dự án được căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước
Sơ đồ thực hiện
Bộ phận tiếp nhận một
cửa
Tiếp nhận hồ sơ
Trách nhiệm
Trình tự các bước
Giao nhiệm vụ
Lãnh đạo Sở/ Trưởng phòng TĐ ĐT
Kiểm tra hồ sơ
Chuyên viên thụ lý
Chủ Đầu tư
Bổsung
hồ sơ
Giám đốc sở
phòng TĐ ĐT
Lấy ý kiến thẩm định TKCS
Giám đốc sở, Phòng TĐ ĐT, chuyên viên thụ lý
Lấy ý kiến các ngành
Chuyên viên thụ lý
Xử lý, thẩm định
Phòng TĐĐT Chuyên viên thụ lý
Soạn tờ trình hoặc báo cáo
Lãnh đạo sở
Xem xét, ký trình UBND tỉnh
Mẫu biểu và tài liệu liên quan
UBND tỉnh Chuyên viên thụ lý
Quyết định
Văn thư, Chuyên viên thụ lý
Nhận quyết định và lưu hồ sơ
1.4. Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương
1.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án
+ Tên dự án: Dự án đầu tư: Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng.
+ Địa điểm xây dựng:
Huyện Gia Lộc, Tứ kỳ, Bình Giang, Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.
+ Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Hải Dương
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA công trình Nông nghiệp & PTNT Hải Dương.
+ Đơn vị tư vấn lập dự án:
- Công ty TNHH tư vấn xây dựng Trung Thành
- Phạm Nguyên Tài - Giám Đốc
Nguyễn Ngọc Linh - Chủ nhiệm công trình
+ Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn thực hiện dự án: 100% bằng nguồn vốn ngân sách (đầu tư bằng trái phiếu chính phủ)
+ Thời gian thực hiện dự án
- Từ tháng 01/2008 – 05/2008
Căn cứ vào nguồn vốn và để phục vụ kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Dự án sẽ được triển khai và hoàn thành vào trong năm 2009.
Tổ chức thực hiện: UBND tỉnh giao cho Sở nông nghiệp & PTNT Hải Dương chịu trách nhiệm trước chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND tỉnh Hải Dương về việc lập thủ tục XDCB, hồ sơ kỹ thuật, hồ sở đấu thầu, chỉ đạo giám sát thi công, tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành khối lượng, chất lượng và thời gian quy định. Chấp hành nguyên tắc, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về công tác XDCB trong quản lý các dự án.
1.4.2. Quy trình thẩm định của dự án
Dự án đầu tư : Nạo vét và xây dựng công trình trên hệ thống kênh nhánh thuộc hệ thống Bắc – Hưng tại sở KH&ĐT dựa trên cơ sở xem xét Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ nông nghiệp & PTNT, xét duyệt thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Sở KH&ĐT đã tổ chức thẩm định dự án này theo một quy trình khép kín gồm:
- Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch thẩm định.
- Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu, xem xét, đánh giá dự án trên các mặt nội dung và lập báo cáo thẩm định.
- Trình duyệt văn bản xử lý dự án cụ thể, dự án này sẽ được trình lên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Dự án được thẩm định trên các mặt:
- Cơ sở pháp lý của dự án
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
- Lợi ích kinh tế-xã hội của dự án.
- Tác động đến môi trường của dự án.
- Các vấn đề về kỹ thuật.
1.4.3. Các mặt được thẩm định của dự án
1.4.3.1. Cơ sở pháp lý để lập dự án
- Luật xây dựng số 16/2003/QH, ngày 26/11/2003 của Quốc hội CHXHCN Việt Nam
- Nghị định số 16/2005/NĐ – CP, ngày 07/02/2005 của chính phủ “ Về quản lý chất lượng đầu tư xây dựng công trình”
- Nghị định số 112/2004/NĐ – CP ngày 29/9/2006 của chính phủ “ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ – CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”
1.4.3.2. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
* Hệ thống thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải
Về tưới: Hệ thống tưới Bắc – Hưng Hải được xây dựng từ 1956 – 1957, lấy nước từ sông Hồng qua cống Xuân Quan vào trục chính Bắc Hưng Hải, cung cấp nước tưới cho 4 tỉnh, trong đó Hải Dương có 7 huyện, thành phố, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 46.699 ha và đất canh tác 43.445 ha.
Hệ thống này lấy nước chủ yếu từ sông Hồng qua cống Xuân Quan,ngoài ra còn lấy bổ sung qua các công dưới đê sông Đuống, sông Thái Bình, sông Luộc và lấy nước ngược từ Cầu Xe- An Thổ vào (khoảng 30% lượng yêu cầu)
Về tiêu:
Với 4 tiểu khu: vùng này có diện tích cần tiêu : 76.823 ha, trong đó diện tích tiêu ra sông bằng động lực: 30.000ha (gồm tiêu ra sông Thái Bình:10.009 ha, sông Luộc 19.391 ha) thực tế tiêu được 27.500 ha.
Tiêu tự chảy và tiêu bằng động lực vào trục chính Bắc Hưng Hải ra Cầu Xe An Thổ:46.891 ha, thực tế tiêu được 42.901 ha.
Hiện trạng hệ thống công trình trong khu vực dự án:
Tiêu nước chính cho là hệ thốn Bắc Hưng Hải với cống đầu mối là Cầu xe, An Thổ và một số trạm bơm tiêu ra sông Thái Bình và sông Luộc. Dự án đề cập đến hệ thống thủy lợi thuộc khu vực Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm 04 huyện: Gia lộc, Thanh Miện, Bình Giang, Tứ kỳ. Sở KH&ĐT sẽ xem xét thẩm định các yếu tố mà dự án phân tích đánh giá một số hệ thống công trình theo huyện đang xuống cấp nghiêm trọng để trình Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Nông nghiệp & PTNT để bộ ra quyết định đầu tư:
1. Huyện Bình Giang
Tuyến kênh Làng mới – Cao xá – Thái Dương dài 4.846 m, tưới cho lưu vực 717 ha, gồm 5 trạm bơm do địa phương quản lý, Tổng lưu lượng yêu cầu: 14.800 m3/h;
Hiện trạng của tuyến kênh: Kênh hiện nay đã bồi lắng nhiều,cao độ đáy trung bình từ +0,5 đến +0,2m, không đảm bảo cung cấp nước cho các trạm bơm tưới. Về mùa tiêu kênh không tiêu thoát nước kịp gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng nhiều và không đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp
Hiện trạng của các công trình trên kênh: Tuyến kênh ._. phát triển kinh tế với phát triển xã hội (đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái). Gắn hiệu quả trước mắt với phát triển lâu dài, đảm bảo phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng, các huyện trong tỉnh.
Đến năm 2020, Hải Dương muốn trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hoá tiên tiến thì cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể như sau:
Về kinh tế:
- Tăng nhanh mức GDP/ người, đạt khoảng 16.5 triệu đồng giá hiện hành, tương đương với 900-920 USD năm 2010; vào năm 2020: trên 60 triệu đồng giá hiện hành, tương đương với 2300-2500 USD.
- Nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
đơn vị: %
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2016- 2020
Tổng sản phẩm GDP
11
11.5
11.1
Giá trị sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản
4 – 4.5
3.5-3.7
3.2-3.
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng
17.4
15-16
15-16
Giá trị sản xuất dịch vụ
12- 13
11.5-12.5
13-14
Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng với xu thế giảm dần, song quy mô công nghiệp lớn nên giá trị tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng nhanh, đồng thời tăng trưởng ngành dịch vụ gia tăng giảm dần nhưng ở mức tương đối cao. Kết quả là tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế tăng ở mức cao hơn giai đoạn trước đó và tương đối ổn định.
- Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ: Năm 2010: nông nghiệp và thuỷ sản đạt 21 %, công nghiệp 46%, dịch vụ 33 %, năm 2020 với cơ cấu: Nông nghiệp, thuỷ sản 16%, công nghiệp 47% và dịch vụ 37%.
- Tỷ trọng huy động GDP vào ngân sách nhà nước năm 2010: 14 – 15%/ GDP; năm 2020 : 20-22%.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, giai đoạn đến năm 2010: tăng trưởng tổng kinh ngạch xuất khẩu: 25%/ năm và giai đoạn tiếp theo tăng 25-30%; thu hút nguồn vốn bên ngoài cho phát triển đạt khoảng 36-39% tổng vốn đầu tư (bao gồm cả FDI)
- Phát triển từng bứơc đô thị theo hướng hiện đại. Hoàn chỉnh cơ bản và hiện đại hoá hệ thống giao thông nội thị trong thành phố và các đô thị nộ tỉnh. Tăng tỷ lệ đô thị hoá từ 20% hiện nay lên khoảng 25% năm 2010; 40-42% vào năm 2020.
Về mặt xã hội
Giảm tỷ lệ sinh hằng năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0.8-0.9%/ năm
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 35-40 % năm 2010 và 75-80% năm 2020.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm
100% hộ dân được sử dụng nước máy, 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước máy và hợp vệ sinh vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.
Tăng tuổi thọ bình quân lên: 72 tuổi vào 2010 và 74 tuổi vào 2020.
Phấn đấu chỉ số HDI đạt khoảng 0.75 -0.78 vào 2020; duy trì thứ tự xếp hạng cao trong số 10 tỉnh thành phố có chỉ số HDI cao nhất cả nước.
2.2. Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hải Dưong trong thời gian tới.
Hải Dương huy động tối đa các nguồn lực của thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên cho những lĩnh vực, dự án trọng điểm, cấp bách. Tiếp tục triển khai những công trình lớn đã được ghi trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Về công tác quy hoạch: Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, vùng; quy hoạch chi tiết các khu, cụm CN và làng nghề làm cơ sở cho công tác xây dựng KH và thu hút, bố trí dự án đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo quy hoạch; khắc phục tình trạng mất cân đối, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy hoạch, giữa quy hoạch và kế hoạch hàng năm.
Vốn đầu tư XDCB: bố trí theo nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự: thanh toán nợ cho các công trình XDCB hoàn thành đã có quyết toán được phê duyệt, các công trình trọng điểm của tỉnh, công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành trong năm 2008 - 2009, vốn đối ứng của dự án ODA, chương trình MTQG, vốn chuẩn bị đầu tư. Đối với các công trình đầu tư mới chỉ bố trí cho các dự án quan trọng, cấp bách, có hiệu quả KT-XH cao. Bố trí cơ cấu vốn đầu tư phù hợp với nhóm công trình nhằm tránh nợ đọng kéo dài. Chỉ đạo, đôn đốc tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án quan trọng. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giải phóng mặt bằng giao cho các dự án.
Nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, tích cực thu hút đầu tư từ các nguồn vốn. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia cho phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, phòng chống tội phạm, giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội.
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Đơn vị: Triệu đồng
Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2009
TT
Danh mục
I
Vốn Ngân sách ĐP quản lý
694.660
1
* Vốn Ngân sách
292.060
* Vốn xây dựng cơ bản tập trung
288.280
Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
3.780
2
Cân đối từ nguồn thu sử dụng đất
300.000
3
Vốn Trung ương hỗ trợ
102.600
* Vốn trương trình mục tiêu Quốc gia
25.500
* Vốn hỗ trợ công trình quan trọng
47.100
* Vốn nước ngoài (ODA)
30.000
II
Dự kiến phân bổ
694.660
a
Tỉnh phân bổ
592.060
b
TW phân bổ
102.600
Chi tiết tỉnh phân bổ
1
Huyện, thành phố quản lý
220.000
a
NS cấp huyện theo QĐ 210
30.000
b
Thu sử dụng đất
190.000
2
Tỉnh quản lý
372.060
XDCB tập trung
258.280
Thu từ sử dụng đất (30%)
110.000
Hỗ trợ doanh nghiệp
3.780
III
Phân bổ vốn NS do tỉnh quản lý
372.060
A
Tổng hợp chung
372.060
1
Vốn QH+CBĐT, đối ứng vốn TW, ODA
73.000
2
Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
3.780
3
Chưa phân bổ (thu từ đất)
20.000
4
Phân bổ đợt này
275.280
4.1
Thanh toán KLHT+trả nợ
137.640
4.2
CT chuyển tiếp
123.876
4.3
CT mới khởi công
13.764
B
Phân bố cụ thể
372.060
I
Vốn QH đối ứng vốn trung ương, ODA, WB, ADB
73.000
a
Các DA đầu tư từ nguồn thu SD đất
9.000
b
Vốn đối ứng
54.000
b.1
Nước sạch nông thôn
5.000
b.2
Vốn ADB
3.000
b.3
Dự án điện nông thôn Re2
5.000
b.4
GTNT WB2-4
4.000
b.5
Chương trình y tế (phòng chống HIV)
2.000
b.6
Chương trình Văn Hoá
2.000
b.7
Xã hội (Trung tâm giáo lao động xã hội)
4.000
b.8
Vốn ODA, WB
29.000
* CB rác Tây Ban Nha
7.000
* Hệ thống thoát nước thành phố Hải Dương
8.000
* Cấp nước TP Hải Dương GĐ2
10.000
* Cấp nước WB
4.000
c
Quy hoạch
10.000
II
Chưa phân bổ
20.000
III
Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
3.780
Nguồn: Chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2009 (Sở KH&ĐT)
2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Sở KH& ĐT
2.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương.
Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư .
Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả thi và tính hiện thực của dự án.
Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào.
Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án , cần thiết phải thẩm định. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án đem lại. Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những sơ hở gây ra tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án là cần thiết. Nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
2.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án
Thông tin là một yếu tố rất quan trọng để tiến hành công tác thẩm định và là điều kiện tiên quyết để lựa chọn được những dự án đầu tư có chất lượng tốt. Đặc biệt trong công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, đây là một hoạt động phức tạp, liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của những cơ quan quản lý khác nhau. Vì vậy để tạo được nguồn thông tin tốt cho công tác thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở các cấp. Vấn đề then chốt là nhằm đảm bảo duy trì chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Ngoài chế độ báo cáo thống kê theo quy định chung của nhà nước, Sở kế hoạch và đầu tư cần có báo cáo và thông tin nhanh về tình hình đầu tư trên địa bàn để Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời nắm bắt và xử lý các vấn đề phát sinh.
Sở KH& ĐT cần phải nhận thức và nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý thông tin của cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, đánh giá dự án. Để khai thác tốt các nguồn thông tin phục vụ cho công việc của sở trong thời gian tới Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cần thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của các tỉnh trong cả nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn để có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật và vận động đầu tư. Bên cạnh đó, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác có thể trợ giúp cũng là một trong những giải pháp không kém phần hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu hụt thông tin. Việc thiết lập được mối quan hệ lâu dài sẽ giảm chi phí và thời gian thu thập thông tin, chưa kể đến thông tin thu thập được chắc chắn sẽ có tính chính xác cao hơn.
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thuận tiện, hiện đại, đảm bảo tính chính xác của thông tin, truy cập thông tin một cách nhanh chóng. Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng trong đó tập hợp những thông tin cần thiết về các ngành kinh tế, các lĩnh vực, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ từ trên xuống dưới. Nghiên cứu và phát triển mạng thông tin nội bộ, phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện trao đổi thông tin.
Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích, đánh giá dự án. Đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị như trang bị, đổi mới hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, fax...), trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để truy cập, xử lý thông tin kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Đưa các chương trình phần mềm tin học ứng dụng vào phân tích, đánh giá dự án để nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định.
2.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án đầu tư
2.3.3.1.Về phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm:
Đề cao cơ chế tự chịu trách nhiệm. Cơ chế này cần được quán triệt đến các cá nhân và tổ chức thực hiện thẩm định dự án. Đối với cá nhân thì những nhận xét đánh giá phải khách quan, trung thực, đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao. Đối với tập thể (phòng thẩm định), việc xem xét, đánh giá dự án đặc biệt là những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần xem xét một cách khách quan mục tiêu của dự án vì mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, thống nhất trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, không phải do ý kiến chủ quan của một nhóm người. Hạn chế việc thông đồng, bao che với nhau trong quản lý hoạt động đầu tư, có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ.
2.3.3.2.Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư :
Quy trình thẩm định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án. Để thực hiện tôt khâu này cần phải có một quy trình thực hiện thẩm định hợp lý, khoa học. Do nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án là:
a) Phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về các mặt như: khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thì còn cần chú ý hơn tới thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội vì nó trực tiếp tác động tới đời sống người dân, môi trường xã hội ... để bảo đảm dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao.
b) Đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, chấp nhận hay không chấp nhận dự án. Sau khi xem xét đánh giá chuyên môn, công việc tiếp theo là lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nên để công tác thẩm định được cặn kẽ và chính xác, việc tổ chức thẩm định dự án tại sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương nên chia các thành viên tham gia thẩm định thành hai tổ chuyên môn khác nhau để tập khai thác đúng trình độ chuyên môn của các chuyên viên thẩm định:
+ Tổ chuyên môn: Hiện tại là phòng thẩm định đầu tư bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn sâu liên quan đến nội dung dự án.
+Tổ quản lý: Hiện tại là phòng quy hoạch tổng hợp gồm các thành viên vừa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ quản lý tốt nhưng có thể sự hiểu biết chuyên môn không về chuyên ngành nhưng lại có khả năng quản lý cao, tổng hợp ý kiến của các thành viên trong tổ.
Tuỳ thuộc nội dung, tính chất dự án cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể quyết định thành lập Nhóm chuyên gia hoặc chọn tư vấn phản biện để tiến hành thẩm định các dự án. Cách thức sử dụng tư vấn chuyên môn thẩm định đối với từng dự án có thể áp dụng các cách linh hoạt: có thể đầy đủ các hình thức tổ chức (có cả nhóm chuyên gia, có cả các tư vấn độc lập), hoặc có thể sử dụng một hay một vài hình thức (chỉ gồm nhóm chuyên gia hay một vài tiểu ban chuyên môn, thậm chí có thể chỉ yêu cầu một vài chuyên gia phản biện). Trên cơ sở ý kiến của các tư vấn chuyên môn nói trên, cơ quan thẩm định sẽ xem xét quyết định để có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Mặt khác Sở KH&ĐT - với tư cách là cơ quan thẩm định - cần phối hợp với các Sở, ngành, văn phòng tư vấn để hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vấn tương đối ổn định, có mối quan hệ thường xuyên hơn để huy động nhanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác thẩm định. Nhóm chuyên gia liên ngành, các tiểu ban chuyên môn và tư vấn độc lập cũng cần sử dụng thông tin, trao đổi, phối hợp với nhau trong quá trình thẩm định đánh giá dự án theo nhiệm vụ được giao.
Việc thực hiện tốt một quy trình thẩm định hợp lý một mặt sẽ đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp được giữa các ngành, các địa phương trong việc đánh giá thẩm định dự án, đồng thời đảm bảo tính khách quan, trung thực và cho phép phân tích sâu sắc, có căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn, giúp Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ thẩm định của mình.
2.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Trong công tác thẩm định dự án, đội ngũ cán bộ là những người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩm định. Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án yêu cầu đối với cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, vận dụng các kiến thức và phương pháp phù hợp trong thẩm định dự án. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thẩm định, để mọi thành viên lấy đó làm hướng phấn đấu.
Đối với cán bộ thẩm định tại phòng thẩm định đầu tư thì cần gắn trách nhiệm với kết quả cụ thể của công việc, tạo tính tự giác cao trong công việc và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thẩm định các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách.
Đối với thành viên hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định có vai trò quan trọng, đóng góp các ý kiến cụ thể đối với từng vấn đề của dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thành viên Hội đồng cần bao gồm rộng rãi không chỉ là những người lãnh đạo của Sở, các ngành liên quan mà còn gồm các chuyên gia am hiểu và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến dự án như luật pháp, tài chính, xây dựng, kỹ thuật, môi trường….đồng thời nên quy định rõ trách nhiệm của các thành viên khi tham gia Hội đồng.
Đồng thời Sở KH&ĐT nên tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án. Định kỳ tổ chức những lớp học đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thẩm định theo các chuyên đề khác nhau: như bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về kinh tế, tài chính doanh nghiệp, phân tích và đánh giá hiệu qủa đầu tư. Cần cử cán bộ theo học những khoá đào tạo chuyên ngành về thẩm định trong và ngoài nước.
Một giải pháp tương đối quan trọng là có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Gắn liền trách nhiệm vật chất với kết quả của công việc. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động các phong trào thi đua trong năm, tổng kết khen thưởng thoả đáng, kịp thời theo từng đợt. Khuyến khích sự năng động, sáng tạo của cán bộ trẻ trong công tác thẩm định vì đây là lực lượng sẽ đóng góp lâu dài cho sở. Tạo điều kiện thuận lợi để số cán bộ trẻ này tiếp tục học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Phân công cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn, giúp đội ngũ cán bộ trẻ dần trưởng thành, đồng thời góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ chung trong toàn Sở.
Việc cải tiến quy trình tổ chức thẩm định, hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định cần được quán triệt đến từng cá nhân, tổ chức và được tiến hành đồng bộ để nâng cao chất lượng thẩm định.
cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định hiện tại cũng như cán bộ kế cận trong tương lai. Trang bị và khuyến khích họ hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác thẩm định, phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong tổ chức thẩm định.
2.3.5. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định dự án là cơ sở quan trọng để đưa ra những nhận xét, đánh giá có độ chính xác và tin cậy. Nội dung thẩm định dự án toàn diện, khách quan, chuẩn xác sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định. Ngược lại, nếu nội dung thẩm định không đầy đủ, các nhận xét đưa ra không có căn cứ khoa học thì chất lượng và hiệu quả thẩm định dự án không đảm bảo. Khi đó, kết quả thẩm định sẽ thiếu căn cứ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm. Cần thẩm định đầy đủ và toàn diện các nội dung của dự án như: các yếu tố về pháp lý, về công nghệ kỹ thuật, về kinh tế, tài chính, về tổ chức quản lý thực hiện dự án, về hiệu quả của dự án.
Nội dung thẩm định dự án phải khách quan, toàn diện không chỉ dựa hoàn toàn trên các nội dung do tổ chức tư vấn lập. Bên cạnh những nội dung đã có trong hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định cần làm việc độc lập, đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực những nội dung của dự án. Để đảm bảo những phân tích, đánh giá xuất phát từ thực tế cán bộ thẩm định cần thiết phải đi khảo sát thực địa, thu thập thêm các thông tin từ nhiều nguồn để phục vụ cho công việc. Do đặc điểm đầu tư sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mà đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng thường gắn liền với đất, trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành thẩm định kỹ phương án tổ chức quản lý thực hiện dự án đặc biệt đối với các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di rời dân. Sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng dẫn đến gia tăng chi phí sử dụng vốn và các chi phí phát sinh chi trả cho người dân, chi phí của nguyên vật liệu đầu vào cho dự án. Do vậy khi thẩm định kỹ nội dung này cần làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quản lý dự án, tính khả thi của những phương án thực hiện. Trên thực tế vấn đề này là khâu yếu nhất trong thẩm định cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam.
Đối với những dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thì nội dung thẩm định cầm phải được chú trọng tới nội dung:
Điều kiện pháp lý của dự án như: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi, về nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng.. cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng khía cạnh này vì khi dự án được thực hiện nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của đất nước, tránh tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư.
Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án cần quan tâm, xem xét với hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, RR, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ cần phải xem xét đến các khía cạnh như về nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn và các điều kiện huy động, khả năng hoàn vốn, khả năng vay trả, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của dự án. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cùng cần quan tâm đến những biến động của môi trường bên ngoài, đến những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với dự án. Đối với yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính toán NPV yếu tố này không bị ảnh hưởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu về tài trợ) song cũng cần thiết phải xem xét đến lạm phát cùng với những thay đổi của thị trường để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn khi phân tích dự án.
Đối với nội dung thẩm định kinh tế xã hội:
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì khía cạnh kinh tế xã hội là nội dung thẩm định quan trọng nhất. Đây là căn cứ quan trọng để quyết định cho phép đầu tư. Đối với nhà đầu tư thì mục tiêu của họ là lợi nhuận. Khả năng sinh lời do dự án mang lại chính là thước đo và là động lực thúc đẩy bỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư. Song đối với nhà nước, trên phương diện một quốc gia thì lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như nó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự pháp triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vì phân tích kinh tế - xã hội nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội mà dư án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích của nền kinh tế và toàn xã hội thu được với chi phí xã hội bỏ ra khi thực hiện dự án.
Đây là một nội dung khá phức tạp cả trong quá trình lập và thẩm định dự án. Nhìn chung, nội dung phân tích kinh tế xã hội trong các dự án đầu tư ở Việt nam mới dừng lại ở các chỉ tiêu chủ yếu, đơn giản, dễ tính như số lao động có việc làm, mức độ đóng góp cho ngân sách, những tác động đến môi trường xã hội (đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước). Các chỉ tiêu được đánh giá mang tính chất định tính, những phân tích định lượng không nhiều. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tể xã hội, để cho công tác thẩm định dự án đầu tư đảm bảo các yêu cầu đặt ra, việc tính toán đầy đủ trên phương diện kinh tế xã hội là rất cần thiết. Để tiến hành thẩm định nội dung này cần phải hoàn thiện và bổ sung thêm về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dựa án đầu tư. Về cơ bản, tiêu chuẩn đáng giá hiệu quả kinh tế xã hội phải bảo đảm rằng khi có một công cuộc đầu tư chứng minh rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó. Do đó khi đáng giá hiệu quả khía cạnh này cần phải chú trọng đến các nội dụng:
Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, tốc độ phát triển.
Phân phối lại thu nhập thê hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của tầng lớp dân cư.
Gia tăng số lao động có việc làm. Cần phải chú trọng mục tiêu này vì nó là mục tiêu chủ yếu của chiếm lmược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, vì tỉnh có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, thừa lao động nông nhàn ở khu vực nông thông và thiếu việc làm.
Phải xây dựng thêm các tiêu chuẩn đánh giá:
Tăng thu ngân sách
Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện
Phát triển kinh tế - xã hội của các huyện nghèo, miền núi của tỉnh Hải Dương nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
Khi thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải thẩm định rõ ràng nội dung tác động của dự án về mặt xã hội và môi trường của dự án đầu tư như: Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động đến lao động và việc làm như: Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án và số lượng lao động có việc làm gián tiếp từ dự án, số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư. Cần làm rõ tác động của dự án tới môi trường sinh thái như tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực như làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương,...Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy khi phân tích dự án tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực thì cần phải được quan tâm một cách thoả đáng hơn, kỹ lưỡng hơn vì mục đích của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là lợi ích kinh xã hội, lợi ích mà dự án đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Em đã phần nào hiểu biết thêm về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, cũng như về hoạt động quản lý dự án đầu tư tại Sở. Với chức năng là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư được phân cấp tại tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác thẩm định dự án đầu tư ví dụ như: Số dự án được thực hiện đầu tư tăng lên qua các năm, sô dự án phải chỉnh sửa hoặc ngừng hoạt động giảm xuống. Hầu như các dự án đầu tư sau khi được thẩm định và được cấp phép đầu tư đều hoạt động có hiệu quả. Các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đã phần nào phát huy tác dụng của mình, hạn chế các tác động tiêu cực trong đầu tư như tiến độ thực hiện kéo dài, tăng mức vốn giải ngân hay hiện tượng tham nhũng lãng phí trong đầu tư đã phần nào giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, thì thực trạng về thực hiện công tác thẩm định các dự án ngân sách trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định ví dụ như về nhận thức của đội ngũ thẩm định, về phương pháp thẩm định, thông tin và trang thiết bị phục vụ thẩm định, hạn chế về nội dung thẩm định...Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đang từng bước hoàn thiện công tác thẩm định đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế này. Với mục đích đầu tư hiệu quả, mở cửa thông thoáng đón ngày càng nhiều các đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành một tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế nhất miền Bắc.
Qua chuyên đề này em đã để cập đến phần nào tình hình công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có một số giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Trong khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi, Em hy vọng rằng các biện pháp em đưa ra dù không nhiều song cũng phần nào làm tư liệu tham khảo cho quá trình hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài em đã gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc nhưng em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của Ban lãnh đạo Sở, cùng với các anh chị phòng thẩm định dự án đầu tư phát triển, phòng quy hoạch tổng hợp, phòng nông nghiệp. Đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Tiến Sĩ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn !.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Từ Quang Phương chủ biên “Giáo trình kinh tế đầu tư” – Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – “ Giáo trình lập dự án đầu tư” – Nhà xuất bản Thống kê - 2005
PGS.TS Mai Văn Bưu chủ biên – “ Hướng dẫn lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư” – Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hoá giáo dục công đồng – Nhà xuât bản Thống kê Hà Nội – 2003.
4. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà nội.
5. Trần Thị Mai Hương (2006), “Đề xuất giải pháp trong việc vận dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng, 458 (4), tr 30-31.
6. Trần Thị Mai Hương (2006), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư”, Tạp chí Xây dựng, 465 (11), tr 11-12.
7. Các văn bản luật, nghị định và thông tư sửa đổi bổ sung về Đầu tư xây dựng, thông tư hướng dẫn về thẩm định đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước…
8. Niên Giám thống kê - Bộ kế hoạch và đầu tư
9. Tài liệu tham khảo thẩm định dự án đầu tư tại phòng thẩm định đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
10. Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách từ 2005 – 2007 sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương.
11. Một số trang Web : www.haiduong.gov.vn
www.diendankinhte.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21658.doc