LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền Kinh tế Quốc dân. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác trong nền Kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, sản xuất kinh doanh bao gồm các hoạt động: xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hóa các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Do đó ngành xây dựng có một vai trò r
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều công trình khi đưa vào sử dụng gặp phải sự cố hoặc công trình nhanh xuống cấp, làm mất lòng tin đối với người sử dụng, giảm uy tín của các doanh nghiệp; Nhà nước.
Chất lượng nói chung cũng như chất lượng công trình nói riêng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế phá vỡ các hàng rào thuế quan. Theo M.E. Porter (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị chất lượng công trình cũng như tình hình quản trị chất lượng của Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long. Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long.
Chương 2: Thực trạng quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần
xây dựng số 12 Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị chất lượng công trình tại công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
Trong quá trình viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long. Quí công ty đã tạo những điều kiện tốt nhất để em được thực tập và có những nghiên cứu sát thực phục vụ cho chuyên đề. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn đến cô giáo Ths. Nguyễn Thu Thủy, trước và trong quá trình viết Chuyên đề tốt nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và sự hiểu biết có hạn, Chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
CHUƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 12 THĂNG LONG
1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
1.1.1. Những thông tin chung.
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long
- Tên giao dịch: Thang Long No 12 Construction Joint Stock Company
- Tên viết tắt: TL 12 JSC
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Địa chỉ trụ sở chính: 134 - Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
- Điện thoại: 043.7574720
- Fax: 043.7571207
- Email: hanoitl12jsc@yahoo.com
- Tài khoản:
Tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
0021 0005 87842
Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ - Hà Nội
05611 000 3807
Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long
2201 0000 004 412
- Vốn điều lệ: 5.544.524.900 đồng
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Thi công nền móng công trình (khoan cọc nhồi, đóng cọc, ép cọc);
Xây dựng công trình giao thông: cầu, đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, bến cảng, hầm;
Xây dựng công trình công nghiệp: kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp dựng cột ăngten thu phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
Xây dựng công trình dân dụng: nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở, xây dựng lắp đặt điện nước;
Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35 KV;
Xây dựng công trình thủy lợi;
Phá đá trên cạn, dưới nước;
Lặn phục vụ các công trình dưới nước;
Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép, kết cấu bê tông đúc sẵn;
Sản xuất vật liệu xây dựng;
Sửa chữa cơ khí, máy móc, thiết bị;
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty CPXD số 12 Thăng Long (trước đây là Công ty Cổ phần cơ giới Thăng Long) được thành lập theo quyết định số 587/TC ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, tách ra từ Xí nghiệp thi công cơ sở hạ tầng Thăng Long.
Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với những bước đi thăng trầm, để đến nay Công ty đã là một tập thể vững mạnh trong khối các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam.
Giai đoạn từ tháng 11/2002 – 1/2003:
Trong giai đoạn mới thành lập, Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn: nguồn vốn còn hạn chế, chưa có đội ngũ lãnh đạo giúp việc, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít mà lại được điều động từ nhiều đơn vị khác nhau. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra trước mắt là làm sao xây dựng được bộ máy quản lý và các đơn vị sản xuất đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của Công ty trong những buổi đầu thành lập, tìm được việc làm cho cán bộ công nhân viên, và điều hành công việc sản xuất kinh doanh như thế nào. Thời gian đầu khi Công ty chưa tự đấu thầu tìm kiếm công việc được, Tổng Công ty đã giao cho công trình cầu Kiền - Hải Phòng và thi công khoan cọc nhồi trụ T20, T22 cùng nhiều trụ khác của công trình cầu Yên Lệnh - Hưng Yên. Bằng sự cố gắng của cả tập thể công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Giai đoạn từ năm 2003 – 2004:
Đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi đầu tiên trên bước đường xây dựng và phát triển của Công ty bằng việc đổi tên Công ty thi công cơ giới và thương mại Thăng Long thành Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long theo quyết định số 59/TC ngày 24/01/2003 của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long.
Ngày 06/03/2003, Công ty đã được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Giai đoạn từ năm 2004 – 2005:
Với sự nỗ lực không mệt mỏi, không quản ngại khó khăn cộng với sức mạnh hiện có, Công ty đã đạt được những thành công nhất định, cụ thể là: Lần đầu tiên Công ty tham gia đấu thầu và được ban quản lý dự án Thủy điện 5 tín nhiệm giao thi công công trình đường vào thủy điện Buôn Kốp tỉnh Đắc Lăk với tổng giá trị 20 tỷ đồng, rồi lần lượt trúng thầu các công trình như: Đường nối Quốc lộ 7 – Quốc lộ 48 tỉnh Nghệ An với giá trị 16 tỷ đồng, công trình Quốc lộ 61 tỉnh Hậu Giang 35 tỷ đồng, công trình xây dựng móng bồn chứa axit tại khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng giá trị 4 tỷ đồng, công trình thủy điện Sê San tỉnh Gia Lai giá trị 9 tỷ đồng và công trình Quốc lộ 91 tỉnh Cần Thơ 25 tỷ đồng. Kết thúc năm 2004 thành quả đạt được sau một năm phấn đấu đó là mức tăng trưởng rõ rệt.
Giai đoạn từ 2005 – 2006:
Năm 2005, Công ty đạt được nhiều thành công so với năm trước. Ngoài các công trình đã trúng thầu Công ty lại tiếp tục tham gia thi công những công trình như công trình xây dựng đường nối bờ phải cầu Đồng Nai III giá trị 5,9 tỷ đồng, bên cạnh đó được Tổng Công ty tin tưởng giao nhiệm vụ cho thi công hàng loạt các công trình như: công trình cầu Vĩnh Tuy với giá trị 12 tỷ đồng, công trình Bắc Ninh – Nội Bài giai đoạn II giá trị 21 tỷ đồng, công trình cầu Thanh Trì giá trị 8,9 tỷ đồng, công trình cầu Hiệp Thượng 7,1 tỷ đồng và đặc biệt là công trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương với tổng giá trị lên tới 5 tỷ đồng. Kết quả thực hiện giá trị sản lượng năm 2005 không những đạt được kế hoạch mà còn vượt kế hoạch đề ra.
Giai đoạn từ tháng 2/2006 đến nay
Sau gần 4 năm thành lập với sự chỉ đạo sáng suốt, Đảng bộ Công ty đã vạch ra phương hướng, nghị quyết đúng đắn và phù hợp với điều kiện thị trường do đó Công ty đã đạt được những kết quả đáng tự hào. Đó là kết quả của sự đoàn kết trong Đảng bộ, tập thể lãnh đạo và lực lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ban Giám đốc Công ty đã thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và đề ra mục tiêu phấn đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Công ty đã vạch ra. Năm 2006 sẽ xây dựng Công ty trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, khẳng định vị trí của mình trong Tổng Công ty và tiến xa hơn nữa trong ngành Giao thông vận tải.
Có thể nói, trong quá trình phát triển của mình, tuy Công ty CPXD số 12 Thăng Long hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhưng ban lãnh dạo Công ty đã xem xét năng lực hiện có, nghiên cứu thị trường và đề ra mục tiêu mang chiến lược là tập trung chủ yếu vào xây dựng các công trình giao thông như cầu, đường; và thi công nền móng công trình như khoan cọc nhồi. Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể CBCNV đã đặt ra mục tiêu, trong thời gian tới, quyết tâm thực hiện, hoàn thành và bàn giao các công trình đang thi công đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Với kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, cùng với năng lực chuyên môn, sự tận tình công việc cũng như phương châm lấy Chữ tín hàng đầu, Công ty tin tưởng rằng quý khách hàng sẽ hài lòng khi đến với Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long.
1.1.4. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty CPXD số 12 Thăng Long
1.1.4.1. Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, Công ty CPXD số 12 Thăng Long có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà Tổng Công ty giao cho. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra là:
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn.
Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ và kế hoạch đã được duyệt.
Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, hạch toán kinh doanh phải phù hợp với luật pháp và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lí, nhân viên thành thạo công việc đáp ứng được yêu cầu và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chịu trách nhiệm trước các cổ đông, pháp luật của Nhà nước về các mặt hoạt động sản xuất của công ty.
Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các chức năng đã định.
1.1.4.2. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động cụ thể của Công ty được tổng kết qua các kỳ Đại hội:
Ổn đinh tổ chức và hoàn thiện quy chế để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, quyết tâm xây dựng Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Tập trung sửa chữa nhằm khai thác tối đa, hiệu quả của các thiết bị khoan cọc nhồi, tiếp tục đầu tư các công nghệ để thi công các công trình nhỏ, trung, lớn. Xây dựng đội ngũ cán bộ từ cơ quan đến đơn vị gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý, công nhân lành nghề, xây dựng đội ngũ Đảng viên ưu tú và các tổ chức đoàn thể vững mạnh
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Công ty CPXD số 12 Thăng Long
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC VẬT TƯ, THIẾT BỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Phòng Vật tư – Thiết bị
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kế hoạch
Phòng Kinh tế - Kỹ thuật
Xưởng sửa chữa
Đội xây dựng số…
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 1
Đội xây dựng số 10
Xưởng bê tông
Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty, là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt, thay mặt Công ty quyết định những vấn đề mang tính chất quan trọng liên quan đến hoạt động của Công ty về quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, có những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể sau:
Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của Công ty trước Tổng Công ty hay pháp luật.
Quyết định các chính sách, quy định, quy chế trong Công ty; tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế này.
Có quyền đề nghị cấp trên khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Giám đốc, các Trưởng Phòng, Kế toán trưởng…hay các CBCNV trong Công ty.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của Nhà Nước, lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hành của mình.
Các Phó Giám đốc Công ty là những người tham mưu cho Giám đốc trong công việc tổ chức quản lý, điều hành Công ty. Hiện nay trong Công ty có 3 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Giám đốc |Kinh doanh, Phó Giám đốc Vật tư – Thiết bị. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được phân công. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc như sau:
Phó Giám đốc phải hoàn thành phần việc do Giám đốc giao phó với tinh thần trách nhiệm cao; căn cứ vào tình hình chung và phần việc của mình mà có thể đề xuất tham gia ý kiến. Nhưng khi chỉ đạo công việc thì phải thực hiện đúng và đầy đủ những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà Giám đốc đề ra.
Phòng Kỹ thuật: Chức năng của Phòng Kỹ thuật là tham mưu, giúp cho Giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể của Phòng Kỹ thuật như sau:
- Lập phương án tổ chức thi công chi tiết, bóc tách khối lượng, dự trù vật tư, thiết bị, nhân lực cho công tác thi công công trình có hiệu quả.
- Kết hợp với các Phòng ban khác để hỗ trợ ra ý kiến, đề xuất cách khắc phục những khó khăn, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, soạn thảo các quy trình khi được Tổng Giám đốc phân công.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật thi công, thiết kế tổ chức thi công phục vụ công tác thi công theo quy chế của Nhà Nước, kiểm tra nghiệm thu quy cách, chất lượng sản phẩm thi công trước khi đưa vào sử dụng.
- Theo dõi khối lượng thi công của các công trình, cung cấp bảng tổng hợp tiền lương về khối lượng vật tư, thiết bị cho bộ phận kinh tế làm bản khoán.
Phòng Kỹ thuật có quyền hạn sau: đình chỉ công tác đơn vị vi phạm quy trình kỹ thuật có liên quan đến dự án, được quyền kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật tại các đơn vị hay phê duyệt khối lượng các công trình trong các hồ sơ thanh toán nội bộ.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Là Phòng tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch, giao khoán, giao việc liên doanh liên kết và công tác kiểm tra tiến độ sản xuât. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật các quy định, thông tư hướng dẫn của Nhà nước, giúp Giám đốc soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
- Lập chi tiết kế hoạch của từng công trình để Giám đốc xét duyệt, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất, phát hiện và báo cáo kịp thời các sai phạm.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ có liên quan đến kế hoạch, liên doanh, liên kết. Chịu trách nhiệm đặt hàng gia công các sản phẩm kết cấu thép, bán thành phẩm phục vụ cho thi công.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ chính sách, đào tạo, hành chính quản trị, tổng hợp và tổ chức thực hiện theo lệnh của Giám đốc về các lĩnh vực được phân công. Cụ thể:
* Chức năng
Xây dựng phương án sắp xếp lao động hợp lý, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ và quản lý hồ sơ, lý lịch CBCNV.
Phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Bộ đến các CBCNV.
Thực hiện chế độ chính sách với người lao động theo đúng quy định của pháp luật, ghi biên bản, lưu giữ và cung cấp thông tin các buổi làm việc cho lãnh đạo Công ty khi cần thiết.
* Nhiệm vụ
Về công tác tổ chức lao động, chế độ, tiền lương:
- Quản lý hồ sơ của CBCNV từ cấp trưởng phòng trở xuống, quản lý và theo dõi diễn biến nhân sự của toàn công ty.
- Xét tuyển lao động, tiếp nhận lao động, làm thủ tục ký hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn, thử việc, lao động thời vụ, đề nghị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động đối với CBCNV không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động, khi công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao động vi phạm các quy chế, quy định của công ty.
- Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của công ty và các văn bản quy định khác của nhà nước.
- Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động, tiền lương và các hình thức bảo hiểm với các cơ quan quản lý khác.
- Kết hợp với các phòng và Hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn đốc CBCNV thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm việc và công tác thực hành tiết kiệm.
Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ:
- Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng công ty (trang thiết bị văn phòng, xe cộ, điện nước...)
- Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ công ty đi công tác.
- Tổ chức cuộc họp, hội thảo, Đại hội của công ty.
- Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo
- Quản lý dấu theo quy định của bộ Công an và quy định sử dụng của Giám đốc, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu các văn bản pháp quy của nhà nước, các quyết định, công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức của công ty.
- Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền địa phương, các đơn vị trong địa bàn và với cơ quan quản lý cấp trên.
- Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm lo tới đời sống, văn hoá xẫ hội, thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình CBCNV công ty.
- Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán số liệu, tài liệu khi chưa có ý kiến của lãnh đạo
Phòng Vật tư - Thiết bị: Là bộ phận nghiệp vụ về quản lý vật tư, thiết bị của Công ty, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực: mua bán, cấp phát vật tư, quản lý vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị. Cụ thể:
- Công tác vật tư: Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc những biện pháp cần thiết để bảo quản, tiết kiệm vật tư, quản lý thanh toán cấp phát xăng dầu hàng tháng cho xe con công tác.
- Công tác thiết bị: Quản lý về số lượng và tình trạng kỹ thuật của từng thiết bị trong Công ty; lập kế hoạch mua sắm thiết bị hàng năm; tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn các thiết bị, giúp Giám đốc duyệt những biện pháp lắp đặt, tháo dỡ thiết bị, cũng như biện pháp an toàn khi tháo dỡ.
Phòng Vật tư - Thiết bị có thể đình chỉ việc cấp phát vật tư và báo cáo Giám đốc khi các đơn vị thực hiện không đúng các yêu cầu theo quy chế quản lý kinh tế của Công ty. Đình chỉ các hoạt động của thiết bị và báo cáo Giám đốc khi đơn vị quản lý hoặc người sử dụng thiết bị làm sai quy trình quản lý sử dụng thiết bị.
Phòng Tài chính – Kế toán: Chức năng của Phòng là tham mưu cho Giám đốc về công tác kế toán - tài chính - thống kê.
Công tác kế toán: Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của Công ty. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Cung cấp số liệu thường xuyên và đột xuất cho Giám đốc để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán thống kê tại đơn vị trong Công ty. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh về thống kê kế toán, có trách nhiệm đảm bảo trung thực chính xác số liệu kế toán.
Công tác tài chính: Hàng tháng, hàng quý, năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tiền lương, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách Nhà nước lập kế hoạch phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng tháng phối hợp với các phòng ban, đơn vị quyết toán thuế và báo cáo thuế. Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan, các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thu hồi nợ và vốn của Công ty. Lập báo cáo tài chính đúng, chính xác và kịp thời để nộp cơ quan hữu quan.
Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng những điều đã quy định theo chức năng, nhiệm vụ, có thể ngưng việc cho vay, chi trả tiền khi có biểu hiện gian lận về kinh tế hoặc không đúng nội dung, mục đích thuộc lĩnh vực kinh doanh sản xuất của Công ty và báo cáo Giám đốc để giải quyết. Ngoài ra, Phòng Tài chính - Kế toán còn có mối quan hệ với các bộ phận khác trong Công ty trong các công tác như: phổ biến, hướng dẫn các quy định của Nhà nước và Công ty về các chế độ, thủ tục, chứng từ…
Các trung tâm, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất
- Các trung tâm, xí nghiệp, nhà máy thuộc công ty phải thực hiện theo đúng sự uỷ quyền và phân cấp quản lý của Giám đốc công ty, được thể hiện trong quyết định thành lập và thể chế hoá ở quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng, ban nghiệp vụ của công ty, đặc biệt là công tác tổ chức, công tác tài chính kế toán và thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp lệnh của nhà nước.
- Phải hạch toán đầy đủ mọi chi phí, thực hiện báo cáo đầy đủ đúng định kỳ theo tháng, quý, năm.
- Phải chấp hành thực hiện chỉ tiêu kinh tế được Giám đốc giao thực hiện hàng năm gồm:
+ Doanh số:
+ Lợi nhuận:
- Thực hiện các khoản trích nộp phí lên công ty nghiêm chỉnh đúng kỳ hạn.
- Thực hiện tốt chế độ quản lý, sử dụng người lao động theo quy định của nhà nước, của công ty.
- Thực hiện trả lương và đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, cũng như các chế độ quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước, của công ty.
- Các khoản đầu tư tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị máy móc có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên), các đơn vị phải có công văn trình giám đốc công ty duyệt mới được thực hiện.
Như vậy ta thấy cơ cấu tổ chức quản trị rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức các bộ phận thành các xưởng, đội riêng biệt như đội chuyên làm đường, đội chuyên làm cầu…giúp hạn chế sự chồng chéo trong quản lý và thi công. Mặt khác giám đốc, người trực tiếp điều hành chung, được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng và các phó giám đốc có thể nắm bắt tổng hợp các thông tin và ra các quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, giảm bớt sự căng thẳng trong việc điều hành lao động. Điều đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
Tuy nhiên cơ cấu tổ chức quản trị này đòi hỏi trưởng các cấp (bộ phận) phải có trình độ tổng hợp, việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận, tổ đội sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Cần tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị linh hoạt để, giám sát chặt chẽ hơn hoạt động thi công công trình , nhằm nâng cao chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3. Một số kết quả đã đạt được
Sau nhiều năm hoạt động Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định
Công ty đã hoàn thành và bàn giao một số công trình đưa vào sử dụng.
Bảng 1.3a: Một số công trình trọng điểm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên công trình
Thời gian hoàn thành
Giá trị công trình
1
Cầu Vĩnh Tuy
Tháng 12 năm 2004
12.015,70
2
Cầu Hiệp Thượng
Tháng 11 năm 2005
7.122,20
3
Cầu Thanh Trì
Tháng 6 năm 2006
8.853,80
4
Đường vào Thủy điện Sesan 4
Tháng 9 năm 2006
9.236,00
5
Công trình Đà Rằng
Tháng 9 năm 2005
3.906,20
6
Cầu Yên Lệnh
Tháng 3 năm 2006
25.000,00
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Đây là một kết quả đáng khích lệ, khi mà Công ty cùng với các đơn vị thi công khác đã hoàn thành một số công trình trọng điểm của cả nước: Đường nối Quốc lộ 7 – Quốc lộ 48 tỉnh Nghệ An với giá trị 16 tỷ đồng, công trình Quốc lộ 61 tỉnh Hậu Giang 35 tỷ đồng, công trình xây dựng móng bồn chứa axit tại khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng giá trị 4 tỷ đồng, công trình thủy điện Sê San tỉnh Gia Lai giá trị 9 tỷ đồng và công trình Quốc lộ 91 tỉnh Cần Thơ 25 tỷ đồng , công trình xây dựng đường nối bờ phải cầu Đồng Nai III giá trị 5,9 tỷ đồng, công trình cầu Vĩnh Tuy với giá trị 12 tỷ đồng, công trình Bắc Ninh – Nội Bài giai đoạn II giá trị 21 tỷ đồng, công trình cầu Thanh Trì giá trị 8,9 tỷ đồng, công trình cầu Hiệp Thượng 7,1 tỷ đồng, công trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương với tổng giá trị lên tới 5 tỷ đồng. Đặc biệt là việc khánh thành cây cầu bê-tông lớn nhất bắc qua sông Hồng nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam trị giá 25 tỉ đồng. So với kế hoạch, công trình hoàn thành trước 10 tháng.
Bên cạnh những kết quả đạt được đó thi chúng ta cũng không thể không nhắc đên chất luợng của những công trình. Đây là một vấn đề hết sức nhức nhối của ngành xây dựng. Điển hình là 2 công trình gân đây là cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì. Với việc chậm tiến độ thi công, cầu Thanh Trì chậm đưa vào sử dụng tới hai năm rưỡi và chất lượng công trình chưa đảm bảo, sập một đoạn ở cầu Vĩnh Tuy gây thiêt hại về cả người và của cải.
Để biết rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta cùng xem xét về doanh thu, lợi nhuận, và những đóng góp cho Nhà nước của Công ty. Ta có bảng sau:
Bảng 1.3b: Bảng doanh thu, lợi nhuận
Đơn vị: nghìn đồng
Năm kê khai
Danh mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng tài sản
76.174.659
116.297.986
107.616.656
117.235.841
114.119.282
4. Doanh thu
31.260.794
73.992.483
74.992.762
63.722.510
64.396.205
5. LN trước thuế
359.078
717.344
1.201.049
237.133
151.424
6. Thuế TNDN
100.542
97.429
168.147
33.198
42.399
7. LN sau thuế
258.536
619.915
1.032.902
203.935
109.025
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Biểu đồ 1.3c: Biểu đồ Tài sản, Doanh thu, LN trước thuế của
công ty CPXD số 12 Thăng Long
Doanh thu tăng đều qua các năm 2004, 2005, 2006; năm 2007 doanh thu giảm 15% so với năm 2006 tương ứng giảm 11.270.252 nghìn đồng, năm 2008 cao hơn năm 2007 một chút. Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận rất thấp và tăng giảm thất thuờng, năm 2004 giảm 180.075 nghìn đồng, tương ứng giảm 33,4%; năm 2005 tăng 358.266 nghìn đồng, tương ứng tăng 99,77%, năm 2006 tăng, đến năm 2007 giảm mạnh ( 963.916 nghìn đồng), tương ứng giảm 80%. Năm 2008 lợi nhuận cũng giảm mạnh, giảm 85.709 nghìn đồng, tương ứng giảm 36,14%. Ngân sách đóng góp cho Nhà nuớc chưa cao năm 2006 là 168.147 nghìn đồng, năm 2007 là 33.198 nghìn đồng, giảm 134.949 nghìn đồng. Năm 2008 là 42.399 nghìn đồng, tăng 9.201 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh còn chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực của doanh nghiêp.
Nguyên nhân là do việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp chưa cao, khả năng quản lý về tài chính, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực chưa đạt hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng công trình, khặng định uy tín trên thị trường.
1.4. Một số đặc điểm Kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long.
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
Do đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng nên sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp dài…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán, quá trình xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, thiết bị thi công, lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng…Và đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đến tiến độ thi công
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, con người, nhiều khi thay đổi chủ trương trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình “chắp vá” thiếu nhất quán, không đồng bộ. Đặc điểm này đòi hỏi việc phải tổ chức, thực thi, giám sát, nghiệm thu chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình như thiết kế, dự toán: các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp).
Sản phẩm xây dựng cũng đa dạng, nhiều hình thái khác nhau như nhà máy khác xa con đường, con đê hay hồ nước. Ngoài ra trong xây dựng còn ảnh hưởng của lợi thế so sánh do điều kiện địa lý của từng địa điểm đem lại. Đó chính là giá cả nguồn vật liệu, máy móc thuê ngoài, nhân công tại địa phương…
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở nước chủ yếu theo hình thức “khoán gọn” các công trình, các hạng mục cho các đội xây dựng. Việc giao khoán trên sẽ có tác động nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng của các bộ phận thi công.
1.4.2. Đặc điểm về công nghệ
Hiện nay, quá trình thi công, xây dựng các công trình ở Công ty chủ yếu được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn dự án tham gia từ công thông báo của các ban quản lý dự án (Chủ đầu tư).
Giai đoạn 2: Lập dự toán, đấu thầu dự án theo thiết kế kỹ thuật.
Giai đoạn 3: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật khi trúng thầu.
Giai đoạn 4: Triển khai thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, lập dự toán thực tế để giao công việc cho các đơn vị.
Giai đoạn 5: Quản lý công trình thi công, lập biện pháp tổ chức thi công, lập dự toán thực tế để giao công việc cho các đơn vị.
Giai đoạn 6: Nghiệm thu và thanh toán với chủ đầu tư và đơn vị sản xuất.
Giai đoạn 7: Quyết toán công trình khi hoàn thành cho chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Nhận mặt bằng thi công
Sơ đồ 1.4.2a: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi.
Đạt
Đào xúc
Đào đất
Công tác bêtông
Công tác xây lát
Nghiệm thu
Không đạt
Xử lý
Bàn giao
Sơ đồ 1.4.2b: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi
Đổ bê tông dầm cột mặt cầu
Nhận mặt bằng thi công
Đặt bờ vây
Bơm cạn nước
Đào đất móng cầu
Đổ bê tông móng cầu
Xây kè đá
Đắp đất 2 mặt đầu cầu
Không đạt
Xử lý
Nghiệm thu
Đạt
Bàn giao
Sơ đồ 1.4.2c: Quy trình thi công và nghiệm thu công trình đường
Nhận mặt bằng th._.i công
Dọn dẹp mặt bằng thi công
Đào nền đánh cấp
Thi công nền đường
Gia cố mái đường
Cấp phối sỏi quội
Cấp phối đá dăm
Cấp phối đá dăm
Thi công mặt đường
Hoàn htiện mặt đương
Xử lý
Không đạt
Ngiệm thu
Đạt
Bàn giao
Đây chính là quy trình công nghệ của Công ty. Các công việc cụ thể trong việc thi công và hoàn thiện công trình sẽ được phân công cụ thể cho các tổ, đội xây lắp.
Quy trình công nghệ này đỏi hổi mỗi thành viên trong ban dự án đều phải nắm rõ để lập một kế hoạch chính xác về tiến độ cũng như chi phí công trình; công nhân làm đúng từng bước, tránh sai xót, thực hiện các công việc đảo lộn, gây tốn thời gian ; chi phí, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
1.4.3. Đặc điểm về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
1.4.3.1. Đặc điểm về thị trường
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền Kinh tế Quốc dân. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác trong nền Kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, sản xuất kinh doanh bao gồm các hoạt động: xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hóa các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Do đó ngành xây dựng có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Xu thế ngày nay thị trường xây dựng ngày càng phát triển do nhu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở tăng cao. Sản phẩm xây dựng ngày càng được coi trọng trong tất cả các lĩnh của đời sống xã hội. Đó là một thị trường sôi nổi và cạnh tranh rất ác liệt đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp xây dựng, mà đặc biệt là các nhà quản lý cần có những biện pháp để công ty có thể trúng thầu và nhận được những hợp đồng lớn của ngành xây dựng. Sau khi nhận được hợp đồng rồi thì doanh nghiệp cần làm gì để tạo dựng được uy tín cho doanh nghiệp mình? Đó cũng là câu hỏi cho những doanh nghiệp xây dựng hiện nay khi mà chất lượng công trình xây dựng trong những năm gần đây đang xuống dốc. Có những công trình mà chất lượng rất kém, không thể sử dụng được, thậm chí chưa đưa vào sử dụng mà đã bị hỏng hóc, trục trặc.
Như vậy để có thể đứng vững được trên thị trường xây dựng, Công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng công trình, có những biện pháp, chính sách phù hợp phát triển thị trường riêng của mình.
1.4.3.2. Đặc điểm về khách hàng.
Khách hàng: Là tư nhân, nhà nước. Các hợp đồng xây dựng ký được chủ yếu là do đấu thầu đạt được.
Khách hàng có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng công trình. Vì chính khách hàng là người đưa ra những yêu cầu về chất lượng, là người trực tiếp giám sát đơn vị thi công xây dựng. Việc đảm bảo chất lượng tốt sẽ được khách hàng tín nhiệm, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
1.4.3.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.
Trong lĩnh vực xây dựng, rào cản về vốn, công nghệ đối với việc thành lập một doanh nghiệp mới là rất lớn, nên công ty ít bị đe dọa bởi các đối thủ tiềm năng, mới xâm nhập vào thị trường xây dựng. Các đối thủ chính của Công ty là các công ty trong lĩnh vực xây dựng như: Tổng công ty xây dựng Hà Nôi, Tổng công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nôi. Bên cạnh đó còn có các công ty ngoài Bộ xây dựng như Bộ quốc phòng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tràng An, Lũng Lô, Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty xây dựng Miền Trung, Tổng công ty lắp máy Lilama, …
Do đó Công ty cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ để có chính sách ứng phó thích hợp. Cụ thể:
- Tổng công ty xây dựng Sông Đà: Có uy tín và thế mạnh trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, và các công trình đê đập.
- Tổng công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam: Có thế mạnh về các công trình và xuất nhập khẩu nguyên vật liệu.
- Tổng công ty Lilama: Có uy tín và thế mạnh trong lắp đặt các công trình công nghiệp.
- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tràng An, Lũng Lô: Là những tổng công ty quân đội có sức mạnh về huy động nguồn nhân lực, có khả năng và kinh nghiệm trong thi công các công trình có tính chất đặc biệt, các công trình An ninh quốc phòng.
Các công ty nước ngoài chủ yếu tham gia đấu thầu và nhận các công trình có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty nước ngoài trúng thầu thường là các công ty của chính những nước có nguồn vốn đầu tư hoặc là các công ty xây dựng nước ngoài được chủ đầu tư mời dự thầu. Đây là những công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và uy tín lớn. Công ty nên mở rộng mối quan hệ với các công ty xây dựng nước ngoài để nhận làm thầu phụ khi tham gia đấu thầu quốc tế nếu như Công ty không trúng thầu nhằm học hỏi kinh nghiệm.
Như vậy đối thủ cạnh tranh là các công ty Xây dựng trong nước, nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là không ít, mức độ cạnh tranh là rất cao. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
1.4.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiện nay Công ty có 79 thiết bị phuc vụ cho thi công công trình. Dưới đây là danh mục một số thiết bị thi công
Bảng 1.4.4: Danh mục một số thiết bị thi công
STT
Danh mục thiết bị
Năm, nước SX
Đơn vị
Số lượng
Tính năng KT
Tình trạng
1
2
3
4
4
5
Trạm trộn bê tông Asphalt
VN-99
Trạm
01
80tấn/h
mới
Trạm trộn Base
VN-200
Trạm
01
100tấn/h
mới
Máy rải bê tông Asphalt
Nhật-99
cái
01
500tấn/h
mới
Máy xúc KOBELCO
Nhật-98
cái
05
V=0,55m3
mới
Máy xúc HITACHI
Nhật-95,96
cái
02
V=0,90m3
tốt
Máy xúc Komatsu
Nhật-95,96
cái
04
V=0,90m3
tốt
Máy ủi C100
Nhật-97
cái
05
108CV
mới
Máy ủi DZ171
Nga
cái
03
130CV
mới
Máy ủi DT75
Nga-99
cái
04
75CV
tốt
Máy san tự hành
Nhật-94
cái
04
108CV
tốt
Ôtô vận tải thùng 2,5T
HQ
cái
02
tốt
Ô tô vận tải tự đổ KMAZ
Nga – HQ
cái
20
G=15tấn
mới
ÔtôMix
Nga
cái
05
V=6m3
tốt
Máy trộn bê tông di động
TQ-94,96
cái
05
tốt
Máy trộn vữa
Đức-95,97
cái
03
V=165lít
tốt
Máy đầm dùi, đầm bàn
TQ-VN
cái
10
tốt
Cẩu tự hành Sumitomo
Nhật
cái
01
G=10tấn
mới
Máy vận thăng
Nga-VN
cái
07
G=500kg
mới
Máy ép thủy lực
TQ-95
cái
01
G=80kg
tốt
Máy bơm nước các loại
Nhật-98
cái
10
10m3/h
tốt
Máy hàn các loại
Nga-VN
cái
07
10- 33Kw
tốt
Dàn giáo thép
VN
cái
2000
tốt
Máy khoan bê tông BOSS
Đức
cái
07
tốt
Máy tiện
cái
01
mới
Kích nâng thủy lực
Việt Nam
06
tốt
Máy cắt bê tông MCD.12
Nhật-99
Bộ
02
tốt
Máy nén khí H5A
Liên Xô-99
Bộ
01
3.5m3/phút
tốt
Máy nén khí XAS
Bỉ-94
Bộ
02
4m3/phút
tốt
Kích căng kéo DUL
Nhật -2001
Bộ
01
tốt
Máy phun sơn
Việt Nam
cái
02
mới
Búa khoan đá
Nhật
bộ
02
2,5m3/phút
mới
Dây chuyền khoan cọc nhồi ED-5500
Nhật
bộ
04
D60KPD80KP
mới
Dây chuyền khoan cọc nhồi RT3-ST D 1000- D2000
Nhật
bộ
02
D60KPD80KP
mới
Dây chuyền khoan cọc nhồi QJ250 từ D 1000- D 2000
Nhật
bộ
02
D60KPD80KP
mới
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Đặc điểm của ngành xây dựng là sử dụng khá nhiều trang thiết bị cồng kềnh, có gia giá trị cao. Tiền đầu tư cho máy móc thiết bị là khá cao.Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long sử dụng khá nhiều may móc thiết bị có công nghệ cao, chủ yếu là của Nhật và một số nước khác như Nga, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc. Với trang thiết bị này Công ty có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của các công trình đề ra. Tuy nhiên những máy móc thiết bị thi công này đều là nhưng đời cũ của Nhật Bản. Vì vậy để có thể đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật chất lượng công trình, Công ty cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.4.5. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Bảng 1.4.5: Bảng thống kê nhân lực năm 2008
Công ty CPXD số 12 Thăng Long
STT
Loại nhân lực
Số người
Tị lệ %
Bậc
Số năm công tác
1
Kỹ sư
40
20,20
1/8-5/8
Từ 3-15năm
2
Cử nhân
22
11,11
1/8-5/8
Từ 3-15năm
3
Công nhân làm đường
15
7.58
3/7-7/7
Từ 3-15năm
4
Công nhân lắp ráp cầu
25
12,63
3/7-7/7
Từ 3-18năm
5
Công nhân sửa chữa
7
3,54
3/7-7/7
Từ 3-16năm
6
Công nhân kích kéo
23
11,62
3/7-7/7
Từ 3-20năm
7
Công nhân sắt hàn
29
14,64
3/7-6/7
Từ 3-17năm
8
Công nhân điện
1
3,54
3/7-5/7
Từ 2-12năm
9
Công nhân vận hành máy
17
8,58
3/7-7/7
Từ 3-15năm
10
Lái ôtô
5
2,52
1/4-4/4
Từ 2-20năm
11
Lao động phổ thông
8
4,04
3/7-6/7
Từ 3-15năm
Tổng cộng
198
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lao động trong công ty có bậc tay nghề, với số năm kinh nghiệm là khá cao. Hơn nữa số kỹ sư chiếm tỉ lệ lớn nhất (20,2%), số cử nhân cũng chiếm tỉ lệ khá cao (11,11%), còn lao động phổ thông chiếm tỉ lệ rất thấp (4,04%). Điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu công việc của ngành. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo ra được những công trình có chất lượng cao, ghóp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
1.4.6.1. Đặc điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
- Doanh nghiệp xây lắp là những đơn vị kinh tế cơ sở, tế bào của nền Kinh tế Quốc dân, nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây lắp để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp đáp ứng nhu cầu vật chất của xã hội
- Quá trình hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, đó là sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng do doanh nghiệp mua ngoài hay tự sản xuất. Nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nói chung thường có đặc điểm:
+ Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
+ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào sản xuất, nguyên vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Phần lớn nguyên vật liệu trong hoạt động xây lắp vẫn mang đặc điểm chung của nguyên vật liệu các ngành sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của hoạt động xây lắp nên có một bộ phận vật liệu (vật liệu luân chuyển) không mang những đặc điểm trên. Vật liệu luân chuyển có thể tham gia vào chi phí kinh doanh hoặc một số kỳ kinh doanh.
Từ đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình xây lắp. Chất lượng của nguyên vật liệu quyết định chất lượng sản phẩm xây lắp. Nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không đúng yêu cầu sẽ gây thiệt hại không nhưng về vật chât mà còn đe dọa đến tính mạng của con người. Trong quá trình xây lắp cần phải huy động nhiều lao động, do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời sẽ làm gián đoạn tiến trình thi công tạo ra sự bất ổn định trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời kéo dài thời gian là kéo dài thời gian huy động vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.4.6.2. Phân loại nguyên vật liệu
Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu công cụ, dụng cụ có vai trò, tính năng lý hoá riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu công cụ dụng cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu công cụ dụng cụ một cách khoa học,hợp lý. Tại Công ty xây dựng số 12 Thăng Long cũng tiến hành phân loai nguyên vật liệu.
Song việc phân loại vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở kho.
* Đối với vật liệu của công ty được phân loại như sau:
+ NVL không phân loại thành NVL chính, vật liệu phụ mà được coi chúng là vật liệu chính: "Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, vôi ve, đá, gỗ… Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng, xi măng P400, xi măng P500, … thép tấm, gạch chỉ, gạch rỗng, gạch xi măng.
+ Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu.
+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô.
+ Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa, vỏ bao xi măng… Nhưng hiện nay công ty không thực hiện được việc thu hồi phế liệu nên không có phế liệu thu hồi.
Việc phân loại vật liệu như trên giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu
Công ty bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ trong hai kho theo mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ô xy hoá vật liệu - công cụ dụng cụ, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi được đưa thẳng tới công trình.
* Đối với công cụ - dụng cụ như sau:
- Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng…
- Bao bì luân chuyển: vỏ bao xi măng…
- Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phục vụ thi công…
1.4.7. Đặc điểm về tài chính
Bảng 1.4.7a: Bảng tổng hợp số liệu tài chính
Đơn vị: nghìn đồng
Năm kê khai
Danh mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng tài sản
76.174.659
116.297.986
107.616.656
117.235.841
114.119.282
2. Tổng nợ phải trả
70.643.231
110.290.938
101.082.872
110.570.222
107.567.690
3. Vốn lưu động
5.531.428
6.007.048
6.529.784
6.665.618
6.544.965
4. Doanh thu
31.260.794
73.992.483
74.992.762
63.722.510
42.399
5. LN trước thuế
359.078
717.344
1.201.049
237.133
151.424
6. Thuế TNDN
100.542
97.429
168.147
33.198
42.399
7. LN sau thuế
258.536
619.915
1.032.902
203.935
109.025
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Từ bảng trên ta tính được một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1.4.7b: Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Khả năng thanh toán
Lần
1.08
1.05
1.06
1.06
1.06
2. Tỷ suất sinh lời của tài sản
%
0.47
0.62
1.12
0.20
0,13
3. Tỷ suất sinh lời vốn CSH
%
6.49
11.94
18.39
3.56
2.31
4. Hệ số tài trợ
Lần
0.07
0.05
0.06
0.06
0.06
Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán qua các năm đều lớn hơn hoặc bằng 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng chi trả. Tuy nhiên hệ số này đều rất thấp, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp chưa cao. Hơn nữa hệ số tài trợ (tỉ lệ giữa Tổng nguồn vốn chủ sở hưu với Tổng số nguồn vốn) rất thấp, năm 2003 cao nhất (= 0,11). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không độc lập về mặt tài chính, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ băng số vốn đi chiếm dụng. Như vậy rủi ro về mặt tài chính là rất cao.
Mặt khác ta thấy tỉ suất sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu đều rất thấp, đặc biệt là năm 2007 (0,2% và 3,56 %), 2008 (0,13% và 2.31%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao. Điều đó đòi hỏi công ty cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để có thể ổn định và nâng cao tiềm lực tài chính của mình. Có như vậy công ty mới có đủ khả năng tham gia đấu thấu, cũng như đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, từ đó mới nâng cao được chất lượng công trình.
1.5. Quy định của Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Chất lượng công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để có thể bảo đảm chất lượng công trình đưa vào sử dụng Nhà nước đã ban hành những tiêu chuẩn về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng. Bên cạnh đó thì công tác giám sát, kiểm định chất lượng cũng hết sức sát sao. Nhà nước đã thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Vụ quản lý hoạt động xây dựng, Vụ kiến trúc và quy hoạch xây dựng, vụ vật liệu xây dựng, các phòng thí nghiệm xây dựng…
Một số quy định của Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Chỉ thị số 10/1998/CT-BXD ngày 28/09/1998. V/v: Đảm bảo kỹ thuật an toàn trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình Xây dựng cũ.
Quyết định 791/1998/QĐ-BXD ngày 10/09/1998. Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng.
Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003. Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chỉ thị số 06/2002/CT-BXD ngày 05/11/2002. Về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình nhà chung cư cao tầng.
Thông tư 05/2001/TT-BXD ngày 30/08/2001. Hướng dẫn công tác bảo trì công trình XD
18/06/2001 Quyết định 11/2001/QĐ-BXD ngày 18/06/2001. Công nhận chất lượng các công trình , sản phẩm XD các đơn vị , tập thể, cá nhân được bằng khen về chất lượng XD đợt 1 năm 2001
Quyết định 06/2001/QĐ-BXD ngày 22/05/2001. ban hành Quy chế vận động và công nhận công trình sản phẩm XD đơn vị cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của ngành XD trong kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chỉ thị số 08/2000/CT-BXD-XĐXD ngày 26/12/2000. Tiếp tục đổi mới , phát huy hiệu quả cuộc vận động, đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm XD trong kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chỉ thị số 06/2000/CT-BXD ngày 21/08/2000. Triển khai áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000
Quyết định 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/08/2000. Ban hành quy định quản lý chất lượng công trình Xây dựng.
Quyết định 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999. Ban hành quy định quản lý chất lượng công trình XD.
Quyết định 1028/1998/QĐ-BXD ngày 20/10/1998. Về việc công nhận chất lượng các công trình, sản phẩm xây dựng các đơn vị, tập thể, cá nhân được bằng khen về chất lượng xây dựng đợt IV năm 1998
Quyết định : 1547 /QĐ-BCĐ, ngày 13 tháng 11 năm 2006. ban hành Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
Quyết định 15/2006/QĐ-BXD, ngày 02 tháng 6 năm 2006. Ban hành quy định chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước .
Thông tư 02 /2006/TT-BXD, ngày 17 tháng 5 năm 2006. Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
Chỉ thị 06/2006/CT-BXD ngày 27/4/2006. Về tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc vận động Đảm bảo và nâng cao chất lưượng công trình, sản phẩm xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010
Quyết định số 1857/QĐ-BXD ngày 29/09/2005 của Bộ Xây dựng. Về việc ban hành chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình theo loại công trình xây dựng.
Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005. Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005. Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
Chỉ thị 04/2005/CT-BXD ngày 8/6/2005. về việc tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004. Quản lý chất lượng công trình
Quyết định 27/2003/QĐ-BXD ngày 11/12/2003. Quyết định ban hành Quy chế làm việc của HĐNTNN.
Quyết định số 1404/QĐ-BCĐCLC ngày 3/12/2008 của Trưởng ban Chỉ đạo công trình chất lượng cao Về việc công nhận các danh hiệu thi đua chất lượng cao ngành Xây dựng đợt 2 - năm 2008.
Thông tư 16/2008/TT-BXD, ngày 11 tháng 9 năm 2008. Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Quyết định 1072 /QĐ- HĐNTNN, ngày 28 tháng 8 năm 2008 Về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng
Nghị định 49/2008/NĐ-CP, ngày 18 tháng 4 năm 2008. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Quyết định 06/QĐ-BXD, ngày 03 tháng 01 năm 2008. Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà chung cư theo TCXDVN 373 - 2006.
Quyết định 1293/QĐ-UBNNCT, ngày 11 tháng 10 năm 2007. Quyết định ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ.
Quyết định 1340/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 10 năm 2007. Về việc thành lập Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ.
Quyết định 04/2007/QĐ- HĐNTNN, ngày 22 tháng 01 năm 2007. Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng.
Thông tư 08 /2006/TT-BXD, ngày 24 tháng 11 năm 2006. Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.
Chỉ thị 13 /2006/CT-BXD, ngày 23 tháng 11 năm 2006. Về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 THĂNG LONG
2.1. Tình hình chất lượng công trình của Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
Căn cứ phân loại chất lượng công trình
Việc phân loại chất lượng như trên được căn cứ vào quy định của Nhà nước về chất lượng công trình. Công trình xây dựng được phân thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4) với chất lượng sử dụng tương ứng là chất lượng cao, chất lượng tương đối cao, chất lượng trung bình và chất lượng thấp.
Việc phân loại chất lượng công trình xây dựng căn cứ dựa trên những tiêu chí sau:
Về quy hoạch: Tuân thủ không gian, bảo đảm hệ số sử dụng đất…
Về kiến trúc: Lựa chọn các giải pháp kiến trúc ngoài nhà bảo đảm yêu cầu về an toàn, thẩm mỹ, bền lâu, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Về kết cấu: Đặc biệt coi trọng công tác khảo sát địa chất để lựa chọn giải pháp thiết kế bảo đảm các yêu cầu tuổi thọ sử dụng, ổn định, an toàn, hiệu quả. Tính toán thiết kế kết cấu phải quan tâm đến tác động của trọng tải ngang (gió, bão, động đất...) có tính đến khả năng chịu tải của công trình khi có sự gia tăng thêm tải trọng... Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như hệ thống cơ điện trong nhà cao tầng đòi hỏi bảo đảm độ tin cậy và an toàn cao và được kiểm tra thường xuyên. Công trình chung cư phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống cháy nổ, phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và vận chuyển chất thải rắn...
Hiện nay việc phân chia chất lượng công trình xây dựng còn mang tính hình thức, chưa có những tiêu chí cụ thể để xác định công trình nào đạt chất lượng cao, chất lượng tưong đối cao; hay chất lượng tốt, chất lượng khá. Việc đánh giá chất lượng chỉ dừng lại ở việc là công trình đạt chất lượng hay không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn đề ra. Công việc này chủ yếu do phòng kỹ thuật thực hiện vì Công ty không có bộ phận riêng quản trị chất lượng.
Để đánh giá một cách chính xác các tiêu chí trên thì cơ quan Nhà nước, chủ đầu tư, cũng như Công ty phải căn cứ vào các công tác sau:
Công tác khảo sát xây dựng
Công tác thiết kế công trình
Công tác khảo sát nhà thầu phụ
Công tác thi công xây dựng công trình
Công tác bảo hành công trình
Công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.
Thực trạng chất lượng công trình
Trong suốt những năm vừa qua bằng sự cố gắng nỗ lực hết mình những gì mà Công ty làm được thật đáng được ghi nhận.
Trong những năm trở lại đây số công trình đạt yêu cầu của Công ty là 100%, nhiều công trình được đánh giá cao. Công ty luôn bàn giao đúng tiến độ các hạng mục công trình. Điều này chứng tỏ chất lượng công trình của Công ty là cao. Qua đây ta có thể thấy được chất lượng nghiệm thu của Công ty đạt loại tốt vì đã có những công trình đưa vào sử dụng và được đánh giá là đạt chất lượng tốt và trong quá trình sử dụng cũng không để xảy ra những khiếu nại của khách hàng về chất lượng công trình xây dựng.
Bảng 2.1. Một số công trình đạt chất lượng cao
STT
Tên công trình
Tính chất công trình
Giá trị (tr.đồng)
1
Công trình Nội Bài – Bắc Ninh
6000m
115650,40
2
Công trình Sài Gòn – Trung Lương
Khoan cọc nhồi CKN, bệ , thân xà mũ
32922,56
3
Cầu sông Mã
Khoan cọc nhồi CKN, bệ , thân xà mũ
9406
4
Đóng cọc nhà máy xi măng Nghi Sơn
Đóng cọc BTCT
10466
5
Cầu Vạn Điểm
Khoan cọc nhồi CKN, bệ , thân xà mũ
16015
6
Cầu Trung Hòa
Khoan cọc nhồi CKN, bệ , thân xà mũ
26815
7
Cầu Yên Lệnh
Khoan cọc D1000
18719
8
Cầu Kiền
Khoan cọc D1000
21440
9
Gói thầu số 7: Xây mới 3 cầu và sửa chữa 1 câu trên QL61 – Hậu Giang
Toàn bộ
35092
10
Gói thầu số 5: Xây dựng 2 cầu trên QL91B – tỉnh Cần Thơ
Toàn bộ
24943
11
Thi công 7 cầu trên QL7 nối QL48 – Nghệ An
Toàn bộ
16753
12
Công trình cầu Đông Trù
Khoan cọc nhồi CKN, bệ , thân xà mũ
36679
13
Công trình cảng Cái Lân – Quảng Ninh
Toàn bộ
70000
14
Đường dẫn đầu cầu phía Nam cầu Đà rằng
2800m
40000
Công tác quản lý chất lượng chặt chẽ đã giảm thiểu và loại trừ nhiều các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và chi phí khắc phục sự cố công trình, giảm tối thiểu công việc phải làm lại của các đội xây dựng, cố gắng tiết kiệm cả cho chủ đầu tư. Việc tăng uy tín của Công ty luôn được đánh giá là một trong những lá cờ đầu của phong trào chất lượng ngành xây dựng. Điều này càng có ý nghĩa to lớn hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay
2.2. Thực trạng công tác quản trị chất lượng công trình tại Công ty CPXD số 12 Thăng Long
2.2.1. Thực trạng công tác quản trị chất lượng khảo sát
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát xây dựng và được chủ đầu tư phê duyệt. Việc khảo sát xây dựng phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiế kế.
Công tác khảo sát được Công ty tuân theo đúng như Nghị định 209/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công ty sẽ cử người đi khảo sát địa chất, xem xét đặc điểm điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi công trình dự định xây dựng. Sau đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, từ đó có những biện pháp thích hợp. Công tác khảo sát tốt sẽ giúp cho việc thiết kế được thuận lợi hơn và từ đó sẽ nâng cao được chất lượng công trình xây dựng. Sau khi đã đưa ra được kết quả tốt nhất, kết quả này sẽ lưu vào hồ sơ theo mẫu quy định, hồ sơ này được lưu trong vòng 3 năm. Chủ đầu tư chịu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát sát xây dựng. Công tác khảo sat là khâu đầu tiên, quyết định các khâu còn lại. Chỉ cần một sự sai sót trong khâu khảo sát có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cả về người và của. Chính về thế mà công tác thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu cần phải chặt chẽ và cẩn thận.
2.2.2. Thực trạng công tác quản trị chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
Công trình xây dựng được thiết kế dựa trên nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Dựa trên báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật; dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng và các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây dựng. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
Công việc chính của Công ty là xây lắp các công trình nên kết quả khảo sát và thiết kế công trình xây dựng sẽ được chủ đầu tư cung cấp, Công ty dựa vào đó mà thi công. Trong trường hợp thi công mà xảy ra sự cố gì do kết quả khảo sát, hoặc phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu qủa đầu tư của dự án, Công ty sẽ bàn bạc với bên chủ đầu tư để thống nhất biện pháp giải quyết thích hợp.
2.3.3. Thực trạng công tác kiểm soát nhà thầu phụ của Công ty.
Do Công ty là đơn vị thi công công trình cho nên việc thuê nhà thầu phụ cũng không phải là nhiệm vụ chính. Vì vậy mà việc kiểm soát nhà thầu phụ của Công ty chỉ là một khía cạnh nhỏ, không được quan tâm nhiều như những mảng khác trong việc quản lý chất lượng. Công ty chỉ thực hiện thuê nhà thầu phụ khi thực sự cần và nhà thầu phụ chỉ thực hiện một hạng mục công trình nhỏ trong công trình lớn mà Công ty nhận thi công. Công ty tiến hành giao phần trăm công trình cho nhà thầu phụ, ví dụ trong 3 tỷ đồng thì chỉ giao khoảng 20% cho nhà thầu phụ kiểm soát, trách nhiệm về số phần trăm này phần lớn là thuộc nhà thầu phụ, Công ty chỉ có trách nhiệm giám sát và kiểm tra các kết quả thi công các công việc có đạt yêu cầu không. Nếu nhà thầu phụ không hoàn thành đúng như chất lượng đã ký kết thì Công ty có quyền bắt nhà thầu phụ phải đền bù thiệt hại do chất lượng công trình không đạt yêu cầu như thiết kế gây ra.
Chỉ tiến hành ký hợp đồng với các nhà thầu phụ có các tiêu chuẩn: năng lực thực hiện, đảm bảo chất lượng, đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, kịp về thời gian để kịp thời phục vụ cho tiến độ và chất lượng công trình; giá cả hợp lý, thuận tiện trong thanh toán, có cam kết về chất lượng và bảo hành, có uy tín trên thị trường.
Đội xây dựng theo dõi và xem xét trong quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu phụ để quyết định duy trì hoặc loại bỏ.
Trưởng phòng kế hoạch phối hợp cùng đội trưởng đội xây dựng tiến hành xem xét và đánh giá nhà thầu phụ sau khi nhà thầu phụ hoàn thành một phần việc hay hạng mục công trình. Các căn cứ để đánh giá bao gồm: căn cứ vào kết ._.bê tông, việc đổ bê tông, việc lấy mẫu .. đúc và nén mẫu .. Thanh tra thử nghiệm kết quả phải đánh giá kết luận được phần kết cấu đã xây xong như dầm, cột, tường, .. phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình và có thể tiếp tục các phần việc về kiến trúc, điện, máy, .. an toàn.
Không đạt và hành động khắc phục
Chỗ không đạt có thể được báo cáo phát hiện do nhiều nguồn như:
- Giám sát thầu phụ của nhà thầu chính
- Giám sát của tư vấn giám sát đối với nhà thầu chính
- Giám sát của tư vấn thiết kế khi thực hiện quyền tác giả-Đại diện của chủ đầu tưtheodõicôngtrình-Kiểm tra của cơquanhữu tráchMọi thiếu sót đều cần được đối xử theo các cách:
- Làm lại để đạt yêu cầu kỹ thuật qui định-Chấp nhận có sửa chữa một phần hoặc không cần sửa
- Loại bỏ hoàn toàn
Hành động khắc phục: Trước tiên tìm ra nguyên nhân của sự không đạt để làm cơ sở cho hành động khắc phục. Để làm việc này tham khảo bảng sau:
Không đạt có liên quan đến
Chịu trách nhiệm khảo sát
Quyết định hành đông khắc phục
Thẩm tra hoạt động khắc phục
Thiết kế
Cácbản vẽ tronghợp đồng
Cácbản vẽ thi công
Thicông
Hoàn thiện
Tưvấn
Tưvấn
Thầu chính
Thầu phụ
Tưvấn,thầu chính
Tưvấn
Tưvấn
Thầu chính
Thầu phụ
Tưvấn,thầu chính
Tưvấn
Tưvấn
Tưvấn,thầu chính
Thầu chính
Tưvấn,thầu chính
Yêu cầu các hành động khắc phục
Kiểm tra chất lượng nội bộ
Yêu cầu khắc phục (số…)
Bộ phận / dự án : Đại diện :
Hệ CL đãđược kiểm tra: Ngàykiểm tra :
Người kiểm tra : Ngàykiểm tra lần trước :
Trạng thái vi phạm hoặc sai sót
Người đại diện của bộ phận ký Ngày:
Việc khắc phục cần làm
Người kiểm tra ký : Ngày:
Người đại diện của bộ phận ký : Ngày:
Việc cần làm đề phòng tái diễn sai sót
Người kiểm tra ký : Ngày :
Người đại diện của bộ phận ký Ngày:
Hành động tiếp sau :
Người kiểm tra ký : Ngày :
3.2.1.4.3. Kiểm tra cuối cùng và bàn giao
Giám đốc dự án hoặc giám đốc thi công chuẩn bị lịch kiểm tra tất cả các công việc có phân công trách nhiệm cho từng việc kiểm tra.
Lịch kiểm tra cuối cùng và phân công trách nhiệm
Trách nhiệm kiểm tra
Công việc cần kiểm tra
Ngày
Ghi chú
Liên quan đến cộng đồng
Môi trường
An toàn phòng hỏa
Kiểm tra xây lắp
Công trình công cộng
Cây xanh
Vê điện
Thoá tnước thải, nước mưa - Cấp nước - Vệ sinh môi trường - Sức khỏe – Dân cư.
Bình xịt - Hệ thống báo cháy - Thoát.
Sự phù hợp về kích thước mặt đứng, âm,... cầu thang.
Đường
Toàn khu vực
Kiểmtra trạm. Nhà thầu phụ về điện phải có mặt
Nhà thầu đặc biệt về hệ thống cứu hỏa phải có mặt
Khi bàn giao cuối cùng các việc cần làm tại hiện trường là:
- Tổ chức bàn giao sổ tay bảo trì, các bản vẽ công trình, bảo hành, chìa khóa..
- Tập hợp bộ các bản ghi chất lượng, ảnh chụp đưa về cơ quan điều hành đầu nãođề lưu giữ
- Tổ chức việc hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và xóa nợ
- Lập quyết toán tài chính với các thầu phụ và chủ đầu tư
3.2.1.5. Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000
Hướng vào khách hàng (Customer focus)
Sự lãnh đạo (Leadership)
Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)
Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)
Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Mutually Beneficial supplier relationships).
Để công trình đạt chất lượng cao, Công ty cần thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo làm đúng ngay từ đầu, giảm bớt chi phí chất lượng do giảm bớt chi phí khắc phục, phòng ngừa.
3.2. 2. Đổi mới, nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng cho Cán bộ công nhân viên trong Công ty.
3.2.2.1. Cơ sở của giải pháp
- Con người là trung tâm của mọi hoạt động quản trị. Điều đó cũng đúng với quản trị chất lượng nói riêng. Đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tất cả các quy trình, nội dung được xây dựng tốt nhưng có được thực hiện theo đúng những gì đã viết ra hay không lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và nhận thức của con người. Việc đào tạo về chuyên môn thường được quan tâm hơn hơn vấn đề giáo dục ý thức nên nhiều khi sự hạn chế trong nhận thức lại gây ra những trở ngại lơn ch quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
- Giáo dục – đào tạo là nhiệm vụ đầu tiên để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Nâng cao nhận thức về quản lý chất luợng giúp tất cả nhân viên hiểu rằng hệ thống quản lý chất lượng là bộ tiêu chuẩn về chất lượng của hệ thống quản lý. Hoạt động giáo dục này còn làm cho nhân viên thấy được chất lượng được tạo ra từ sự đóng góp của tất cả mọi thnàh viên và khuyến khích họ tự nguyện tham gia hét lòng vì mục tiêu chất lượng của công ty.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
- Đổi mới nhận thức phải từ lãnh đạo cấp cao cho đến cán bộ quản lý cấp trung gian và toàn bộ nhân viên. Công ty cần nhận thức rằng hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng là tốt hay kém thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về nhà quản lý chứ không phải của cán bộ kỹ thuật. Do đó nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng phải được chuyển đổi từ nhà quản lý cấp cao sau đó là sự tham gia hưởng ứng của tất cả các thành viên
Lãnh đạo cần nhận thức được vai trò của mình trong việc xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng và cam kết thực hiện phải tham gia vào các hoạt động của hệ thống quản lý chất luợng.
Đào tạo cho cán bộ cấp trung gian để họ thấy được việc trực tiếp chỉ đạo và triển khai thực hiện các công việc hàng ngày của họ chính là đang áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế. Họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về chất lượng nếu có những sai xót xảy ra ở bộ phận mình so với các quy trình hướng dẫn.
Nâng cao nhận thức của nhân viên về quản lý chất lượng qua việc làm cho họ hiểu hệ thống quản lý chất lượng là văn bản mô tả những công việc họ vẫn làm thường ngày và họ phải tuân thủ một cách nghiêm túc và đầy đủ các bước của quá trình đó.
- Đổi mới nhận thức về quản lý chất lượng cho toàn Công ty có thể được thực hiện theo các biện pháp sau:
Cử nhân viên đi học các khóa đào tạo ngắn hạn. Bên cạnh đó các nhân viên nên thường xuyên đi dự các cuộc hội thảo, cuộc hội họp về vấn đề phổ biến, nâng cao nhận thức về ISO.
Phát động phong trào thi đua giữa các phòng ban về chất lượng và có những chế tài khuyến khích nhân viên trong Công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng như khen thưởng các thành viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng.
3.2.2.3. Lợi ích khi áp dụng giải pháp
- Hệ thống quản lý chất lượng sẽ được thực hiện một cách đúng đắn dẫn đến đạt được hiệu quả tốt
- Mọi người nhận thức được lợi ích của Công ty cũng chính là lợi ích của họ. Vì vậy họ thực sự nhiệt tình đóng góp ý kiến trong việc tìm ra các điểm bất hợp lý của hệ thống và phát hiện các cơ hội cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả mà việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng manh lại.
- Tạo được bầu không khí làm việc tập thể, chan hòa, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và hết mình.
3.2.3. Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin trong công tác quản lý chất lượng giữa các bộ phận và đội thi công
3.2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp
3.2.3.1.1. Cơ sở lý luận
Hệ thống thông tin nội bộ đóng một vai trò quan trọng để mọi nhân viên, tùy theo cương vị của mình, có được những thông tin thích hợp về hiện đại của tổ chức như chính sách, mục tiêu chất lượng, các vấn đề có liên quan đến khách hàng, người cung ứng, các yêu cầu của luật pháp, chất lượng sản phẩm, tình hình cải tiến của các bộ phận và đội xây dựng khác…Có như vậy mới khiến mọi nhân viên tham gia đóng góp ý kiến chủ động, tổ chức mới tạo dựng được phong trào, huy động được tri thức của mọi nhân viên. Trao đổi thông tin là một quá trình chuyển tin từ người truyền thông tin đến người nhận. Khi trao đổi thông tin có thể sử dụng các hình thức, phương tiện khác nhau: bằng miệng, fax, thư điện tử, bảng tin, công văn…
Một tổ chức cần có hai phương thức thông tin: phương thức dọc và phương thức ngang. Phương thức dọc được trao đổi giữa giám đốc, phó giám đốc với các cấp dưới như các bộ phận và các đội xây dựng. Phương thức ngang đề cập đến việc truyền thông tin đúng và giữa các cấp, quá trình, cá nhân với nhau tức là truyền tin trong cùng một cấp. Việc trao đổi thông tin có hiệu lực khi mỗi thành viên của Công ty chịu tác động của cả hai hệ thống trên sao cho giúp đỡ việc cải tiến hiệu năng của tổ chức trực tiếp hướng mọi người vào việc đạt được các mục tiêu chất lượng.
3.2.3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Như đã nêu ở trên, do đặc thù của ngành xây dựng, các đội thường đóng tại công trường, ở Hà Nội chỉ là trụ sở chính cho nên việc trao đổi thông tin nội bộ về quản lý chất lượng giữa giám đốc, các phòng ban và các đội gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, tăng cường trao đổi thông tin nội bộ nhằm đưa ra các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng của Công ty và các đơn vị một cách thường xuyên từ lãnh đạo Công ty đến các đơn vị, người lao động và ngược lại.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Để tăng cường trao đổi thông tin nội bộ, Công ty cần có những giải pháp sau:
3.2.3.2.1. Hội nghị điều độ sản xuất
Cách thức áp dụng hội nghị điều độ sản xuất như sau:
- Hội nghị này thường được áp dụng cho các công trình trọng điểm.
- Thời gian: vào một buổi chiều cố định trong tuần nhưng ưu tiên vào các chiều cuối tuần để các đội có cơ hội tổng kết lại công tác quản lý chất lượng trong tuần vừa qua.
- Địa điểm: tại công trường.
- Chủ trì: giám đốc hoặc phó giám đốc.
- Nội dung hội nghị: kiểm tra mục tiêu tiến độ, chất lượng sản phẩm, công tác quản lý chất lượng theo quy trình, hội ý và giải quyết kịp thời những khó khăn và vướng mắc nảy sinh (nếu có).
3.2.3.2.2. Hội ý chất lượng nhanh đầu giờ
Cách thức tiến hành hội ý chất lượng nhanh đầu giờ:
- Địa điểm: tại công trường hoặc tại Công ty.
- Thành phần: giám đốc hoặc phó giám đốc, trưởng phòng các bộ phận tại Công ty, đội trưởng, đội phó sản xuất, cán bộ phụ trách tại công trường.
- Thời gian: 20 phút ba buổi sáng trong tuần (thường là đầu tuần, giữa tuần và cuối tuần).
- Nội dung: kiểm tra những công việc chủ yếu đã và đang thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết, những công việc phát sinh và thay đổi so với kế hoạch, các thông tin về công tác quản lý chất lượng, thông tin về việc đảm bảo chất lượng công trường, hội ý và giải quyết những điểm không phù hợp nảy sinh.
3.2.4. Tăng cường công tác xử lý phản hồi của khách hàng và công tác đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng, luôn luôn coi khách hàng là số một.
3.2.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp
3.2.4.1.1. Cơ sở lý luận
Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi chất lượng sản phẩm trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định sự mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầu của họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là điều kiện tiên quyết đối với mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Các nghiên cứu cho thấy: để bán được sản phẩm dịch vụ cho một khách hàng mới thì tổ chức phải chi phí gấp hơn 6 lần so với việc giữ một khách hàng cũ. Một khách hàng không thỏa mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu của họ cho từ 8-10 người khác. Nếu giữ được thêm khoảng 5% số lượng khách hàng ở lại với Công ty thì Công ty có thể gia tăng tới 85% lợi nhuận và 70% khách hàng có khiếu nại vẫn trung thành với Công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng.
Như vậy khách hàng là vô cùng quan trọng. Các Công ty cần phải giữ được càng nhiều khách hàng cũ càng tốt, hay nói cách khác, Công ty cần phát triển cao tỷ lệ duy trì khách hàng. Nền kinh tế khách hàng được đặc trưng bởi mong đợi vô bờ bến của khách hàng về tốc độ, sự dễ dàng và chất lượng của các giao dịch. Do đó việc hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Feigenbaum đã nói: “Nếu anh muốn thấy được chất lượng hàng hóa của anh thì hãy đi ra ngoài và hỏi người tiêu dùng”.
Tăng cường xử lý phản hồi của khách hàng để giải quyết và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo uy tín và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là một trong những kênh đánh giá sự hài lòng của khách hàng, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng là một công cụ sống còn của cơ hội cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, đem lại sự hài lòng cho khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng còn là dịp để doanh nghiệp có cơ hội nhìn lại quá trình sản xuất kinh doanh của mình, xem xét quá trình đó đã hiệu quả chưa và kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa cho phù hợp.
3.2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
Như trên đã nói lên những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty là do gặp khó khăn về trao đổi thông tin nên việc theo dõi phản hồi của khách hàng và đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng còn nhiều hạn chế vì thường ý kiến phản hồi của khách hàng chưa được cập nhật và thông suốt từ lãnh đạo đến các đội xây dựng. Bởi vậy, Công ty phải tiến hành thống nhất cách thức xử lý những khiếu nại của khách hàng để giải quyết những yêu cầu chính đáng và thu thập thông tin phục vụ việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Muốn vậy phải xác định khách hàng là ai, họ cần gì và phải làm như thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào, từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công đến việc bảo trì công trình, Công ty luôn cần tâm niệm rằng mình làm là vì “khách hàng”. Có như vậy chất lượng công trình mới được đảm bảo, khiếu nại của khách hàng sẽ giảm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Tăng cường công tác xử lý phản hồi của khách hàng, tạo lập mối quan hệ với khách hàng bằng nhiều phương thức: email, điện thoại, fax…
Khi có khiếu nại của khách hàng phải giải quyết ngay. Phân loại các khiếu nại, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Tùy thuộc vào từng khiếu nại mà có phương án xử lý nhất định: sửa chữa, phá bỏ và làm lại…
Phân công trách nhiệm cho các cá nhân và bộ phận để quản lý khách hàng. Có sổ riêng để khi các ý kiến đánh giá, khiếu nại lặp lại thì lập phiếu yêu cầu hoạt động khắc phục, phòng ngừa và xử lý theo thủ tục.
Có thể khái quát các bước xử lý phản hồi của khách hàng như sau:
- Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng.
- Phân tích để tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết.
- Tổ chức thực hiện.
Các bước tăng cường công tác đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng:
- Phiếu đánh giá của khách hàng.
- Biên bản nghiệm thu từng phần; biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
- Tổ chức thực hiện.
3.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ
3.2.5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp
3.2.5.1.1. Cơ sở lý luận
Ta biết rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình cũng như quản lý chất lượng công trình. Trong quá trình sản xuất, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm làm ra, nếu công nghệ là tiên tiến và hiện đại thì nó cho phép chúng ta có được những chỉ tiêu chất lượng hoàn hảo hơn, có thể làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất do đó mà hạ giá thành sản phẩm. Còn ngược lại với công nghệ lạc hậu, cũ kỹ thì không những ta không thể kiểm soát được, khống chế được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất mà còn gây lãnh phí về thời gian, nguyên vật liệu, sức lao động…làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, nhiều khi sản phẩm làm ra không đủ chất lượng đành phải loại bỏ gây lãnh phí và tốn kém.
Như vậy trong quá trình sản xuất, muốn có được những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá hợp lý thì phải được trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại.
Trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ có một số vai trò chủ yếu như là các công cụ, phương tiện kiểm tra, phân tích, giám sát cũng như các phương tiện thông tin liên lạc. Các công nghệ trong quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng mà được trang bị đầy đủ, tiên tiến, hiện đại thì nó đảm bảo cho việc kiểm tra được rõ ràng chính xác, quá trình nắm bắt cũng như truyền đạt thông tin được tiến hành một cách nhanh, chính xác, gọn và kịp thời. Ngược lại, nếu các công nghệ trong quản lý mà không được trang bị đầy đủ, hoặc lạc hậu thì nó làm cho công tác kiểm tra trở lên khó khăn hơn, kết quả kiểm tra thường có độ chính xác thấp, việc phân tích chất lượng thường chậm trễ, thiếu chính xác…Do vậy, muốn quản lý chất lượng có hiệu quả thì cần thiết phải trang bị một cách đầy đủ hệ thống thiết bị máy móc và hệ thống này phải đảm bảo tính tiên tiến hiện đại.
3.2.5.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tiễn quản lý chất lượng công trình của Công ty và xu hướng phát triển của công trình xây dựng trong những năm gần đây:
Hiện nay trong quản lý nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng, hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã được trang bị một cách khá đầy đủ từ các phương tiện kiểm tra bình thường đến các phương tiện kiểm tra tiên tiến hiện đại nhưng hiềm một điều thực tế các công nghệ này chưa được sử dụng đúng mức, nó gần như là một đồ trưng bày, có cho đủ. Thực trạng này đòi hỏi Công ty phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng một cách có hiệu quả các công nghệ đã có trong quản lý để đạt kết quả cao trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm - chất lượng công trình xây dựng.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xây dựng trong vài năm gần đây là kết quả của đường lối đổi mới nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Sự gia tăng nhanh chóng của các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đã đặt ra yêu cầu mới cho đổi mới và hoàn thiện công nghệ máy móc xây dựng của Công ty nhằm phục vụ mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của mình.
Trước đây, nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Công ty là do Nhà nước cấp, quản lý đầu tư Nhà nước, thực hiện cũng là Nhà nước. Từ đặc điểm hành chính bao cấp này dẫn đến sự thiếu coi trọng chất lượng công trình.
Hiện nay do chơ chế thị trường người chủ đầu tư công trình muốn có công trình đẹp nhất, tốt nhất mà nhà thầu xây dựng muốn có chi phí thấp nhất trong thiết kế và thi công xây lắp, do vậy mà cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến để tăng cường hiệu quả vốn đầu tư và thi công xây lắp.
Các loại công trình trong giai đoạn hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình cao tầng, kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yêu cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao. Yêu cầu thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng và vận hành công trình hợp lý.
Mặt khác nhiều công trình sử dụng vốn nước ngoài cũng như các công trình liên doanh yêu cầu chất lượng cao, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài đòi hỏi công nghệ xây dựng đổi mới, hoàn thiện. Bên cạnh đó do máy móc của Công ty không đủ nên nhiều khi Công ty phải đi thuê ở bên ngoài.
Thời gian qua do trình độ công nghệ xây lắp của Công ty còn thấp, chủ yếu vẫn đang sử dụng các phương tiện, vật liệu xây dựng, công nghệ mang tính truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, tốc độ xây dựng chậm, mặt bằng thi công ảnh hưởng nhiều đến công tác môi trường, đó cũng là nguyên nhân tạo nên những khó khăn làm cho việc đáp ứng các giải pháp kết cấu và hình thức kiến trúc hiện đại.
3.2.5.2. Nội dung giải pháp
Từ những cơ sở lý luận trên đặt ra yêu cầu cấp bách với Công ty hiện nay là phải tìm cách nâng cao trình độ công nghệ của mình một cách nhanh nhất để nắm bắt, đi tắt, làm chủ công nghệ hiện đại; từ đó tạo sức mạnh, ưu thế trên thị trường xây dựng trong nước cũng như tạo điều kiện trong nước có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là một số nước láng giềng trong khu vực…
Trong thời gian vừa qua, Công ty đã tiến hành đổi mới và mua sắm một số thiết bị máy móc mới như công nghệ thi công khoan cọc nhồi, công nghệ kéo căng ứng trước thi công cốt thép của Pháp, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là hầu hết các công nghệ mới này mới chỉ được đầu tư mua sắm để đi vào hoạt động chứ chưa kịp thời đầu tư nắm bắt sâu về công nghệ, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhận chuyển giao và phân tích, đánh giá các công nghệ xây dựng vẫn chưa được thực hiện. Từ những lý do trên xét thấy Công ty cần nhanh chóng đổi mới đầu tư tăng cường trình độ công nghệ xây dựng của mình theo các khía cạnh sau:
Trước hết Công ty phải ý thức được trong việc đổi mới công nghệ và đầu tư cho công nghệ có ý nghĩa chiến lược cho sự sống còn trong sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tiến hành đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các loại công trình cao tầng.
Đầu tư phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt coi trọng các giải pháp công nghệ mới về nền móng trong trường hợp đất yếu, giải pháp về công nghệ kỹ thuật công trình đảm bảo với điều kiện khí hậu và môi trường Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng hỏa, tiết kiệm sử dụng năng lượng…
Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất trang thiết bị hiện đại trong kinh doanh. Muốn đạt được những công trình có chất lượng cao phải sử dụng trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.
Hiện nay những công nghệ sản xuất, trang bị mà Công ty cần và có thể đầu tư phát triển bao gồm: Công nghệ giàn giáo, công nghệ vận chuyển theo chiều cao cần trục tháp, cần cẩu bánh xích và bánh hơi, vận thăng; công nghệ bê tông các loại; công nghệ chế độ các loại cầu kiện, cốp pha kim loại, kích căng ứng xuất trước; các loại máy đào đất…
Hình thành và trang bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng của các bộ phận.
Hệ thống các máy móc thiết bị, dụng cụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó là bộ phận không thể thiếu được bởi lẽ nó là tiếng nói bằng số trong công tác quản lý chất lượng xây dựng. Nếu như khách hàng không có hệ thống máy móc, công cụ này thì không thể có cách gì xác định chất lượng công trình cao hay thấp của công trình.
Hiện nay tại Công ty, hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng đã bước đầu được trang bị, nhưng với xu hướng quốc tế hóa như hiện nay, để Công ty có nhiều khả năng và cơ hội liên doanh hợp tác với những hãng xây dựng nước ngoài cùng thi công xây lắp các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác lớn thì yêu cầu đặt ra với Công ty là cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng hiện đại, đầy đủ các công cụ này có độ chính xác cao, tốc độ xử lý thông tin nhanh, dễ dàng thuận tiện trong sử dụng và được thừa nhận của cộng đồng.
Với tình hình như hiện nay thì Công ty cần trang bị một số loại máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng công trình sau:
- Máy siêu âm để kiểm tra độ khít kín của mối hàn.
- Máy súng bắn điện tử để kiểm tra cường độ bê tông.
- Máy động lực thủy tĩnh để kiểm tra tâm mốc.
- Đồng hồ vạn năng để kiểm tra các thiết bị điện chống sét.
- Máy bơm áp lực để kiểm tra các đường ống.
3.2.6. Kiến nghị với Nhà nước.
Vấn đề chất lượng chịu tác động trực tiếp của quy luật cung cầu. Ngày nay yêu cầu về chất lượng không chỉ là đối với sản phẩm mà còn là yêu cầu về an toàn, tiện ích, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khan hiếm…Để đáp ứng những đòi hỏi đó, trách nhiệm quản lý chất lượng không chỉ thuộc về doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của các nhà quản lý cấp vĩ mô đặc biệt là Nhà nước
- Xu thế hội nhập Kinh tế quốc tế như hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán về nâng cao chất lượng để tăng cường khả năng cạnh tranh. Muốn vậy Nhà nước phải có những định hướng cơ bản về đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho công tác chất lượng. Hoàn thiện hơn nữa những tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng để làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức ở các nước để nâng cao trình độ chất lượng và quản lý chất lượng cho toàn ngành xây dựng và cả nước
- Đảm bảo hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập khấu phục vụ cho thi công công trình phải đáp ứng được yêu cầu vê sinh, an toàn cho quá trình thi công, không nhập khẩu những sản phẩm phế thải từ các nước trên thế giới.
Hiện nay công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại địa phương còn nhiêu chồng chéo, không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ. Do đó phải nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước . Cụ thể
- Đổi mới trong quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Đổi mới nhận thức về quản lý Nhà nước. Nhà nước cần tập trung xây dựng các văn bản quy phạm phát luật phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thị trường.
Đổi mới tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình. Cần có sự phân định rõ ràng chức năng của từng cơ quan.
Đổi mới cách thức quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Phải đổi mới công nghệ quản lý Nhà nước nhằm từ bỏ phương pháp quản lý cứng nhắc, can thiệp trực tiếp quá sâu về chuyên môn mà không phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Cần hướng tới sự phân công tinh vi hơn, chuyên nghiệp hơn .
- Xây dựng đội ngũ các bộ công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Lực lượng cán bộ phải được bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý chất lượng và phải được sát hạch. Ai không thỏa mãn các tiêu chí thì chuyển sang các lĩnh vực khác.
Xây dựng nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
KẾT LUẬN
Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Kéo theo đó là sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, rất nhiều công trình hiện đại, chất lượng cao sẽ được mọc lên. Đó chính là xu thế phát triển của xã hội. Điều này đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, nâng cao phát triển, có đủ khả năng xây dựng những công trình yêu cầu cao.
Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long cũng không nằm ngoài quy luật đó. Muốn dứng vững, cạnh tranh trên thị trường Công ty phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị đặc biệt là công tác quản trị chất lượng, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, phát huy được sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Trải qua một quá trình xây dựng và phát triển tuy kết quả đạt được còn chưa cao nhưng những gì mà cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long mang lại là rất đáng trân trọng. Hi vọng rằng với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long đã tạo điều kiện cho em vào thực tập cũng như đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Em xin được chân thành cám ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thu Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Những ý kiến quý báu của cô không chỉ giúp đỡ em trong giai đoạn thực tâp, làm chuyên đề tốt nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc sau này. Cuối cùng em xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm chuyên đề tốt nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm mà các thầy cô đã mang lại cho em là vô cùng quý báu. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động – Xã hội.
Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nxb Lao động – Xã hội.
Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội.
Nguyễn Ngọc Huyền (2003), Giáo trình Quản trị chi phí kinh doanh, Nxb Thống kê
Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê.
Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, Báo cáo kết quả kinh doanh; Bảng cân đối kế toán năm 2004; 2005; 2006; 2007; 2008, Phòng Kế toán.
Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, Quá trình hình thành; Cơ cấu tổ chức; Đặc điểm về công nghệ; Bảng lương; số liệu về Máy móc trang thiết bị; số liệu về các công trình đã và đang thi công, Phòng Kinh tế - Kế hoạch.
Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, Kết quả chất lượng công trình, Phòng Kinh tế - Kế hoạch.
Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, Các biên bản nghiệm thu; Nhật ký thi công công trình, Phòng Quản lý kỹ thuật – Vật tư.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình.
Nguyến Tiến Cường, Áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 trong xây dựng.
46 – 03, Quản trị kinh doanh Công nghiệp, Nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống chất lượng theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 tại Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
46 – 27, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông. Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
44 – 05, Quản lý chất lượng công trình tại Công ty cổ phần đầu tư số 4, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2
Cơ cấu tổ chúc bộ máy quản trị
8
Bảng 1.3a
Một số công trình trọng điểm
15
Bảng 1.3b
Bảng doanh thu, lợi nhuận
17
Biểu đồ 1.3c
Biểu đồ tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế
17
Sơ đồ 1.4.2a
Quy trình thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi
20
Sơ đồ 1.4.2b
Quy trình thi công và nghiệm thu công trình cầu
21
Sơ đồ 1.4.2c
Quy trình thi công và nghiệm thu công trình đường
22
Bảng 1.4.4
Danh mục một số thiết bị thi công
26
Bảng 1.4.5
Bảng thống kê nhân lực năm 2008
27
Bảng 1.4.7a
Bảng tổng hợp số liệu tài chính
31
Bảng 1.4.7b
Một số chỉ tiêu tài chính
32
Bảng 2.1
Một số công trình đạt chất lượng cao
38
Bảng 2.2.4.2
Định mức nguyên vật liệu của các hạng mục thi công công trình mở rộng tuyến đường Nội Bài – Bắc NInh
45
Bảng 2.3.6
Số vụ tai nạn lao động
58
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2059.doc