Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á: ... Ebook Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Trong nỗ lực thu được lợi nhuận, các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung không thể chối bỏ rủi ro mà phải hoạt động gắn liền với rủi ro đó. Ngân hàng thương mại không thể không cho vay mà chỉ có thể làm cho hoạt động cho vay của mình trở nên an toàn hơn, và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, Nhà nước khuyến khích mở cửa đầu tư cho tất cả mọi thành phần kinh tế thì rủi ro mà dự án gặp phải ngày càng nhiều, đa dạng và khó kiểm soát hơn. Do vậy, khi tiến hành cho vay đối với một dự án thì ngân hàng cần tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro cẩn thận để có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là một ngân hàng trẻ trong hệ thống NHTM nước ta nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế. Để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và hệ thống NHTM nói chung thì công tác đánh giá rủi ro cần được quan tâm hơn và cần được hoàn thiện hơn. Trước tình hình đó em quyết định đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề thực tập của em gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Chương 2: Một só giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á đã giúp em có cái nhìn thực tế về công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng để em có thể hoàn thành xong đề tài này. PHẦN 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Bắc Á Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (gọi tắt là Ngân hàng) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0052/NH-CP ngày 01 tháng 09 năm 1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực Miền Trung Việt Nam. Thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động. Sau hơn 10 năm hoạt động , đến tháng 8 năm 2009, theo số liệu thông báo của Ngân hàng Nhà nước vốn điều lệ của ngân hàng Bắc Á đã lên tới 1792 tỷ đồng. Có mạng lưới hoạt động ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước như Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến... Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam. Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng. Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại như huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán…Ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng: Huy động vốn ngắn hạn trung dài hạn; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Cổ phiếu, thương phiếu, trái phiếu giấy tờ có giá khác; Hùn vốn liên doanh và mua cổ phần; Làm dịch vụ thanh toán; Phát hành thanh toán thẻ nội địa; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; Huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; Ngân hàng có trụ sở chính tại 117 Quang Trung , thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Văn phòng hội sở tại 60 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các chi nhánh Hà Nội, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh… 1.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Sơ đồ 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của NHTMCP Bắc Á HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG KHỐI NGÂN HÀNG BÁN BUỐN KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN CÔNG NGHỆ & TIN HỌC BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KHỐI TÁC NGHIỆP & HỖ TRỢ BỘ PHẬN PHÁP CHẾ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHỐI NGUỒN VỐN & KINH DOANH NGOẠI TỆ HỘI ĐỒNG ALCO KHỐI NGÂN HÀNG BÁN LẺ BAN KIỂM SOÁT CHI NHÁNH & PHÒNG GIAO DỊCH BỘ PHẬN PR & MARKETING ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Bắc Á 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Cung cấp cho khách hàng và thị trường các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tối ưu nhằm đem lại giá trị gia tăng tối đa cho khách hàng, lợi nhuận thỏa đáng cho cổ đông và đóng góp tối đa vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước nhà. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể Đại hội cổ đông: Là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức của NHTMCP Bắc Á. Đại hội cổ đông bầu ra ban kiểm soát để giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị và ban hành tổng giám đốc Hội đồng quản trị: Bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ mộ tỷ lệ cổ phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của ban tổng giám đốc điều hành. Ban tổng giám đốc: Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị, có chức năng nhiệm vụ điều hành những họat động của Ngân hàng và quản lý rủi ro tiền tệ thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược hợp tác sản xuất, Marketing. Hội đồng tín dụng: Cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay, bảo lãnh mở L/C trong và ngoài nước gia hạn, miến giảm lãi tại địa bàn. Xem xét kiến nghị tổng giám đốc, Hội đồng quản trị thay đổi các chính sách tín dụng. Bộ phận kiểm toán nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của nhà nước. Khối quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng, quản lý giám sát rủi ro, thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo các giới hạn tín dụng, phản ánh đề nghị cấp tín dụng, thực hiện đúng chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng. Chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các vấn đề, quản lý khai thác và xử lý tài sản, khai thác và xử lý tài sản, đảm bảo nợ vay theo quyết định của ngân hàng nhằm thu hồi khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý theo dõi thu hồi các khoản nợ đã có được xử lý rủi ro. Khối tài chính kế toán: Có chức năng xử lý nhiệm vụ chuyển tiền, quản lý tài khoản khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp quản lý chi tiêu nội bộ Bộ phận hành chính- nhân sự: Có chức năng theo dõi công tác nhân sự, và công tác hành chính quản trị của chi nhánh theo chỉ đạo của Ban tổng giám đốc. Ban công nghệ & tin học: Đưa ra một số phần mềm, quản lý kinh doanh chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác. Bộ phận PR & Marketing: Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn và thị trường tín dụng. Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phầm dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh & phòng giao dịch: Huy động tiết kiệm đông Việt Nam và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ, dịch vụ thu đổi ngoại tệ và trả tiền kiều hối, dịch vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, nhận gửi và thành toán séc nhờ thu các nhân, quản lý các tài khoản tiền gửi của cá nhân đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay thế chấp, cầm cố tài sản. 1.1.4 Một số hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á Ngân hàng Bắc Á huy động vốn từ nhiều nguồn, và đã có sự thay đổi rõ rệt và cả chất lượng và số lượng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư và các doanh nghiệp tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nguồn vốn được huy động từ các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên Ngân hàng đang có những chủ trương giảm số dư và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng để góp phần bảo đảm nền tảng ổn định, giảm sự phu thuộc vào thị trường dễ biến động, tránh đe dọa khả năng thanh toán khi thị trường diễn biến phức tạp. Ngân hàng chú trọng vào hoạt động thu hút nguồn vốn từ dân cư và các doanh nhiệp, đặc biệt từ các định chế tài chính như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm gần đây: Đơn vị: tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền %Tăng Số tiền %Tăng (Giảm) (Giảm) 1 Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng 4140 8588 107,44 2676 -68,84 2 Tiền gửi khách hàng 1486 2255 51,75 3663 62,44 a. Tiền gửi từ doanh nghiệp 465 602 29,46 538 -10,63 b. Tiền gửi từ cá nhân 1021 1653 61,9 3125 89,05 3 Vốn tài trợ, ủy thác 19 29 52,63 21 -27,59 4 Các khoản huy động khác 156 230 47,44 169 -26,52 5 Tồng nguồn vốn 5801 11102 91,38 6529 -41,2 Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng năm 2007, 2008 Từ bảng số liệu ta có biểu đồ về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong những năm gần đây như sau: Biểu 1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á Qua bảng tình hình huy động vốn của Ngân hàng và biểu đồ biểu thị tình hình huy động vốn, ta thấy có sự thay đổi rõ nét về nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2007, được coi là năm Ngân hàng Bắc Á khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính, với tổng số tiền huy động được trong năm lên tới 11102 tỷ đồng, tăng lên 91,38% so với năm 2006. Là nguồn vốn huy động lớn nhất từ trước tới nay. Tất cả các loại tiền gửi trong năm cũng đều tăng lên, vượt mức 50% so với năm 2006. Trong đó, số vốn huy động liên ngân hàng lên tới 8588 tỷ đồng, vượt 107,44% so với năm 2006. Quy mô Ngân hàng ngày càng mở rộng, vị thế ngày càng được khẳng định. Tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng năm 2008 đạt 6.529 tỷ đồng, giảm 4.573 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương giảm 41,2%. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã có sự thay đổi rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt 2.676 tỷ đồng, giảm 68,84% so với đầu năm. Với chủ trương giảm số dư và tỷ trọng từ thị trường liên Ngân hàng được Ngân hàng quán triệt đầu năm. Việc giảm số dư và tủ trọng phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng góp phần đảm bảo nền tảng ổn định, giảm sự phụ thuộc vào thị trường biến động, tránh sự đe dọa khả năng thanh khoản khi thị trường diễn biến phức tạp. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động từ thị trường này đạt 3.663 tỷ đồng, tăng 1.498 tỷ đồng, tương đương tăng 62,44% so với đầu năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 3.125 tỷ đồng, tăng 89,05% so với đầu năm. Huy động từ các doanh nghiệp tăng mạnh lên đến 538 tỷ đồng sau khi Ngân hàng chú trọng vào hoạt động thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt các định chế tài chính như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính… Trong năm 2008, Ngân hàng Bắc Á cũng đã triển khai thành công hai chương trình khuyến mại lớn là chương trình “Tri ân khách hàng mừng sinh nhật Bắc Á” và chương trình “Căn hộ hạnh phúc”. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã triển khai chương trình “Chăm sóc khách hàng VIP” với việc tặng thẻ khám bệnh miễn phí tại bệnh viện FV Sài Gòn và bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho các khách hàng có số dư tiền lớn. Các chương trình khuyến mại đã được thực hiện thành công với kết quả là gia tăng mạnh số vốn huy động và quảng bá hình ảnh tới đông đảo khách hàng. Bên cạnh mục đích quảng bá hình ảnh, chương trình khuyến mại cũng được xem là một thông điệp nói lời tri ân đối với các khách hàng gắn bó và ủng hộ Ngân hàng Bắc Á trong thời gian qua. 1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn tại NHTMCP Bắc Á Bảng 1.2 Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ 2768 100 4709 100 6481 100 Nợ ngắn hạn 1514 54,7 1905 40,45 3297 50,87 Nợ trung hạn 1129 40,79 2325 49,37 2507 38,68 Nợ dài hạn 125 4,52 479 10,17 677 10,45 Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2006-2007-2008 Qua bảng tình hình cho vay của Ngân hàng ta thấy: Tổng dư nợ của năm 2007 đạt 4709 tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch đặt ra. Tổng dư nợ năm 2007 chủ yếu do Ngân hàng tiếp tục giải ngân cho các cam kết tín dụng đã ký đối với các dự án lớn trên địa bàn cả nước như: Dự án khách sạn CELADON Huế; dự án thủy điện Za Hưng tại Quảng Nam; dự án khu công nghiệp Nam Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh; Dự án khu du lịch tại Hòa Bình; dự án khoáng sản tại các tỉnh Tây Nguyên, Yên Bái… và một số dự án lớn khác trên địa bàn cả nước. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Bắc Á tăng trưởng cao trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 6.481 tỷ đồng, tăng 1.772 tỷ đồng, tương đương tăng 36,68% so với cuối năm 2007. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 3297 tỷ đồng (chiếm 50,87%), dự nợ trung hạn 2.507 tỷ đồng (chiếm 38,68%); dư nợ dài hạn 677 tỷ đồng (chiếm 10,45%) Bảng 1.3: Bảng tình hình dư nợ theo chất lượng nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á: Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nợ đủ chỉ tiêu 2683 96,93 4650 98,75 6364 98,19 Nợ cần chú ý 66 2.38 35 0,74 76 1,17 Nợ dưới tiêu chuẩn 5 0.18 8 0,17 24 0,37 Nợ nghi ngờ 8 0.28 7 0,15 7 0,11 Nợ có khả năng mất vốn 6 0.22 6 0,13 10 0,15 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2006-2007-2008 Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5): 21 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng dư nợ. Định kỳ hàng quý Ngân hàng thực hiện việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo nguồn xử lý các rủi ro tín dụng khi cần thiết và tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Số tiền dự phòng rủi ro hoàn toàn nhập vào thu nhập: 1,14 tỷ đồng. Trong năm 2007, Ngân hàng không xử lý rủi ro khoản nợ xấu nào. Đối với các khoản nợ đã dung quỹ dự phòng rủi ro để xử lý trong năm trước, Ban điều hành vẫn chỉ đạo các bộ phận đôn đốc để tận thu. Nhìn chung hoạt động cho vay đã thực hiện đúng định hướng chỉ đạo trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng lan rộng, các Chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm tránh tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Mức tăng trưởng cho vay cao chủ yếu tập trung tại Hội sở chính do giải ngân các dự án đã cam kết từ trước. Trong năm 2008, Bộ phận quản lý rủi ro đã đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát rủi ro của hoạt động cho vay. Nhờ có hoạt động hiệu quả trên cở sở nhận diện những rủi ro tiềm ẩn, hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng đã góp phần nâng cao chất lượng các món vay, quản lý rủi ro một cách khoa học và linh hoạt. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,8% trên tổng số dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,63% tổng dư nợ. Các chỉ số này mặc dù tăng nhẹ so với năm 2007 bởi những tác động tiêu cực chung của nền kinh tế nhưng nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn an toàn đã đặt ra. 1.1.4.3 Hoạt động đầu tư Ngân hàng có các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá, chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn, đầu tư vào Chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Trong nền kinh tế suy thoái như hiện nay, Ngân hàng đặt ra kế hoạch và chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do vậy, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện đầu tư góp vốn vào các dự án có hiệu quả đã cam kêt từ trước và đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Từ thành công do hoạt động đầu tư mang lại, Ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng như thủy điện, bất động sản, trồng rừng, khoáng sản ... trên cơ sở an toàn nhưng phải đảm bảo hiệu quả mang lại lợi ích nhiều nhất cho các cổ đông. Bảng 1.4 Tình hình hoạt động đầu tư của Ngân hàng: Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Tỷ lệ 2007/2006 Số tiền Tỷ lệ 2008/2007 Góp vốn đầu tư dài hạn 69,4 176,6 2.56 263,3 1.49 Đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá: 5,2 184,5 35.5 273,7 1.48 a.Ck sẵn sàng để bán 0,2 179,5 897.5 268,7 1.5 b.Cất giữ đến ngày đáo hạn 5 5 1 5 1 Tổng tài sản 59,3 361,1 6,1 537 1.49 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm2006-2008 Trong năm 2007, Bắc Á tiếp tục góp vốn liên doanh vào các dự án, mua cổ phần của các tổ chức khác đạt 176,6 tỷ đồng, gấp 2,56 lần so với 2006. Các dự án Tổ chức mà Ngân hàng tham gia góp cổ phần đang hoạt động rất có hiệu quả chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm qua. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tham gia thị trường chứng khoán với tổng mức đầu tư 184,5 tỷ đồng, trong đó chứng khoán sẵn sang để bán: 179,5 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn: 5 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2008, các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá đạt 273,7 tỷ đồng (chiếm 45%) , góp vốn vào đầu tư dài hạn đạt 263,3 tỷ đồng (chiếm 44%), còn lại là chứng khoán kinh doanh đạt 66 tỷ (chiếm 11%) Sự sụt giảm vào đầu tư chủ yếu là từ khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đến hạn trong năm đạt 1.700 tỷ đồng. Hơn nữa năm 2008 ghi nhận những khó khăn của thị trường chứng khoán, Ngân hàng đã đặt ra kế hoạch và chiến lược đầu tư thận trọng, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Do vậy, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu thực hiện góp vốn các dự án có cam kết từ trước và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. 1.1.4.4 Dịch vụ bảo lãnh Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ Bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.  Các loại bảo lãnh: · Bảo lãnh vay vốn:  Bảo lãnh vay vốn trong nước;    Bảo lãnh vay vốn nước ngoài; · Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng; · Bảo lãnh dự thầu; · Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; · Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; · Bảo lãnh hoàn thanh toán; · Bảo lãnh bảo hành; · Bảo lãnh bảo dưỡng; · Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; · Các loại bảo lãnh khác. Các hình thức bảo lãnh · Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác; · Thông báo bảo lãnh; · Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu; · Các hình thức khác theo qui định của pháp luật 1.1.4.5 Dịch vụ chuyển tiền Chuyển tiền ra nước ngoài: Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài của ngân hàng TMCP Bắc Á sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Dịch vụ này được sử dụng vào các mục đích: Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho người thân. Đi công tác, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài. Thanh toán các loại phí, lệ phí cho nước ngoài. Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài. Chuyển tiền cho người được thừa kế ở nước ngoài. Đi định cư ở nước ngoài. Những mục đích khác được pháp luật cho phép. Chuyển tiền nhanh trong nước: Qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển tiền điện tử, số tiền của khách hàng sẽ được chuyển tới tay của người nhận an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra, ngân hàng TMCP Bắc Á đang tiến hành giao dịch chuyển tiền nhanh theo yêu cầu khẩn cấp của quý khác tại một số thành phố lớn. Đến với dịch vụ này của ngân hàng TMCP Bắc Á khách hàng sẽ rất hài lòng với thủ tục đơn giản, an toàn và chỉ cần 5 phút, tiền sẽ được chuyển tới tận tay người nhận. 1.1.4.6 Các hoạt động kinh doanh khác 1.1.4.6.1 Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tác động từ khủng hoảng kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng sụt giảm, hơn nữa sự cạnh tranh 1.1.4.6.2 Hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch Ngoài hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á còn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn. Hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á đang trực tiếp đầu tư, quản lí và khai thác Khách sạn Xanh (Green Hotel) đạt tiêu chuẩn 3 sao tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Với cơ sở vật chất 3 toà nhà 5 tầng (một toà nhà hướng ra biển), gần 200 phòng tiện nghi đầy đủ (27 phòng VIP, 6 phòng đặc biệt). Hệ thống Nhà hàng được trang bị các thiết bị sang trọng, hệ thống ánh sáng và âm thanh hiện đại. Bao gồm một nhà hàng hướng ra biển với sức chứa 300-400 người, và một nhà hàng sức chứa 100-150 trong khuôn viên vườn hoa cây cảnh rất đẹp và lãng mạn. Đặc biệt ở đây còn có rất nhiều các phòng riêng từ 5-10 người hoặc từ 20-40 người phục vục quý khách tổ chức tiệc chiêu đãi, ngoại giao, các buổi giao lưu văn nghệ, sinh nhật… Ngoài ra Ngân hàng còn có bể bơi thông minh, quầy bar-cà phê, các dịch vụ vui chơi giải trí, siêu thị Maximark, tổ chức tham quan du lịch, bán hàng lưu niệm, đặt vé máy bay, tầu hoả… 1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bắc Á năm 2006-2008 Năm 2008 thật sự là một năm khó khăn của thị trường tài chính Việt Nam trước sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các khoản nợ dưới chuẩn Mỹ. Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm theo xu hướng chung của nền thế giới, tính đến cuối năm 2008, chỉ số Vn-index đã giảm 65% so với đầu năm. Phải đối mặt với khủng hoảng tài chính trong năm 2008 nhưng Ngân hàng Bắc Á dưới sự điều hành linh hoạt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên ngân hàng đã từng bước vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến năm 2008, Ngân hàng Bắc Á đã có hai lần tăng vốn điều lệ, lần thứ nhất tăng vốn điều lệ từ mức 940 tỷ đồng lên mức 1.016 tỷ đồng, lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần. Lần thứ hai vào cuối năm 2008, vốn điều lệ tăng lên đến 1.315 tỷ đồng do các cổ đông đóng góp. Tính chung cả năm, vốn điều lệ tăng 39,9% so với đầu năm, đáp ứng các yêu cầu về vốn điều lệ của Ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ nhằm gia tăng năng lực vốn chủ sở hữu trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn là một sự cố gắng lớn của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và các cổ đông của Ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bắc Á trong mấy năm gần đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị: Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Tăng (giảm)% Số tiền Tăng (giảm)% 1 Thu nhập lãi thuần 102.314 221.679 116,66 223.008 0,6 2 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.118 7.188 542,93 6.044 -15,92 3 Lãi thuần từ dịch vụ khác 18.268 1.437 -92,134 2.693 87,4 4 Thu nhập từ vốn góp cổ phần - 356 - 10.829 -96,96 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 84.466 174.743 106,88 123.399 -29,38 6 Chi phí hoạt động 26.584 50.472 89,86 88.981 76,3 7 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.837 10.139 109,61 438 42,2 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 79.629 164.604 106,71 122.961 -25,3 9 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 22.210 44.848 101,93 33.077 -26,25 10 Lợi nhuận sau thuế 57.419 119.756 108,6 89.884 -24,96 Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Ngân hàng Bắc Á năm 2006-2007-2008 Trong năm 2007, Ngân hàng Bắc Á đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong hoạt động kinh doanh cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, Bắc Á đã vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng, huy động vốn, mở rộng mạng lưới, dư nợ tín dụng và lợi nhuận: kết quả kinh doanh của Ngân hàng với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên tới 106,78% từ 79.629 triệu đồng năm 2006 lên tới 164.604 triệu đồng năm 2007. Tỷ lệ cổ tức trên vốn chủ sở hữu đạt mức tăng cao từ 12,35% năm 2006 lên tới 26,91% năm 2007. Tổng thu nhập cả năm 2008 đạt 1.427 tỷ đồng, tăng 812 tỷ đồng so với 2007, tương đương tăng 132% so với 2007. Trong đó thu từ lãi và tương đương lãi 1.349 tỷ đồng, chiếm 95,5% tổng thu cả năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 122.961 triệu đồng, giảm 41643 triệu đồng, tương đương giảm 25,3% so với năm 2007. Lợi nhuận năm 2008 đạt thấp hơn 2007 và kế hoạch đề ra ban đầu nhưng là một nỗ lực rất lớn, trong bối cảnh phải đảm bảo an toàn hoạt động, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và chia sẽ khó khăn với khách hàng. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Bắc Á vẫn luôn dành sự quan tâm lớn tới các hoạt động xã hội và cộng đồng nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Trong năm 2007, Ngân hàng Bắc Á đã có một số hoạt động thiết thực như tài trợ xây dựng trường học, bệnh xá cầu cống cho vùng sâu vùng xa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt và người nghèo… Đặc biệt, Ngân hàng đã đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự và Báo Tiền Phong phát động và tổ chức cuộc tìm kiếm và sưu tầm kỷ vật kháng chiến trên phạm vi toàn quốc trong khoảng thời gian 2008-2010. 1.2 Công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định vốn vay của ngân hàng TMCP Bắc Á Nền kinh tế thị trường đang phát triển như vũ bão, thông tin được cập nhật thường xuyên, nền công nghiệp ngày càng hiện đại thì bên cạnh nó là rủi ro luôn luôn tiềm ẩn, nó là yếu tố không thể tách rời trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Rủi ro là khả năng xảy ra một biến cố không lường trước được, biến cố mà ta hoàn toàn chưa biết chắc, nằm ngoài dự kiến, gây nên những tổn thất kinh tế, làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập, và làm lợi nhuận giảm so với dự kiến ban đầu. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, do đó những rủi ro trong ngân hàng gặp phải là rất lớn, và ngày càng phức tạp hơn. Rủi ro trong ngân hàng gặp phải là tất yếu trong cả những ngân hàng giỏi cũng như ngân hàng mới thành lập và nó là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng cả thế giới chứ không riêng gì một quốc gia nào. Rủi ro xảy ra trong ngân hàng là tất yếu và không thể triệt tiêu được rủi ro. Vì vậy, ngân hàng phải chấp nhận rủi ro, phải tự trang bị cho mình các biện pháp cách thức để đối phó với rủi ro, đưa ra quyết định phù hợp. Đối với mỗi dự án xin vay vốn, ngân hàng đều phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng, thẩm định và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với chủ đầu tư, đối với dự án đầu tư đề từ đó xác định được tính khả thi của dự án rồi mới đưa ra quyết định cho vay hay không. 1.2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á 1.2.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTMCP Bắc Á a. Quy trình tổng quát về đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Bắc Á Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á Tiếp nhận hồ sơ Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra Phân tích và đánh giá rủi ro Xác định các rủi ro về chủ đầu tư Xác định rủi ro trong bảo đảm tiền vay Xác định rủi ro của dự án Thẩm định tính pháp lý Thẩm định dự án (kỹ thuật, tài chính, thị trường…) Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay Nguồn: Quy trình quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng Bắc Á Theo sơ đồ ta thấy quy trình đánh giá rủi ro của ngân hàng TMCP Bắc Á bao gồm ba công viêc quan trọng. Việc thứ nhất là phải nhận diện được các loại rủi ro có thể xảy ra với dự án; từ đó phân tích đánh giá rủi ro dự án; cuối cùng từ việc phân tích rủi ro dự án cán bộ tín dụng sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những rủi ro của dự án. Khi khách hàng đến ngân hàng TMCP Bắc Á làm thủ tục vay vốn sẽ được cán bộ tín dụng đón tiếp và hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết. Sau khi nhận đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng bắt đầu tiến hành thẩm định dự án. Bắt đầu là thẩm định tính pháp lý của dự án tiếp theo là thẩm định dự án bao gồm thẩm định thiết kế kỹ thuật, tình hình tài chính, tình hình thị trường của dự án. Cuối cùng cán bộ ngân hàng thẩm định điều kiện an toàn vốn vay của khách hàng. Trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành xem xét nhận diện các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Tiếp theo đó cán bộ ngân hàng sẽ phân tích và đánh giá rủi ro để đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các loại dự án có thể xảy ra. Nhằm đảm bảo tính an toàn cho dự án, đảm bảo tính hiệu quả của dự án cho vay, đồng thời cũng là đảm bảo tính an toàn trong việc cho vay vốn tại ngân hàng Bắc Á. b. Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng Bắc Á Sơ đồ 1.3 Quy trình chi tiết đánh giá rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á Có Khách hàng Tiếp thị và tiếp nhận nghiên cứu tín dụng của ngân hàng Thu thập, phân tích, thẩm định khách hàng, dự án, lập báo cáo đề xuất thẩm định Phù hợp với chính sách, quyết định Chuyển báo cáo và đề xuất thẩm định và hồ sơ sang phòng quản lý rủi ro Trình lãnh đạo phòng QHKH/PGĐ xem xét phê duyệt đề xuất tín dụng Cán bộ quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ và thực hiện đánh giá rủi ro Lập báo cáo đánh giá rủi ro Trình lãnh đạo phòng rà soát Cấp có thẩm quyền phê duyệt xác nhận không Phòng giao dịch Bộ phận QL RR Nguồn: Quy trình quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng Bắc Á 1.2.2.2 Phương pháp quản lý rủi ro của ngân hàng TMCP Bắc Á đã dùng: Ngân hàng đã và đang sử dụng nhiều phương pháp nhằm phát hiện được nhiều rủi ro xảy ra đối với dự án. Đó là phương pháp quản lý rủi ro bằng phương pháp định tính và cả định lượng. Phương pháp định tính được ngân hàng sử dụng nhằm nhận diện rủi ro bằng các cơ sở lý luận những rủi ro không thể lượng hóa được. Đó là những biện pháp quản lý rủi ro như đánh giá rủi ro về năng lực pháp lý của khách hàng cũng như của dự án xin vay vốn, rủi ro về cơ chế chính sách liên quan đến dự án, rủi ro về thị trường thu nhập thanh khoản của dự án... Phương pháp định lượng mà ngân hàng đang sử dụng nhằm l._.ượng hóa được các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra cho dự án xin vay vốn. Những phương pháp định lượng mà ngân hàng TMCP Bắc Á thường hay dùng như: Phương pháp phân tích độ nhạy: Là phương pháp định lượng có nhiều ưu điểm và được các ngân hàng thương mại sử dụng rất phổ biến. Bản chất của phương pháp này là phân tích độ nhạy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhạy cảm của dự án mà cụ thể là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận, NPV, IRR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Như vậy, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Sau khi đánh giá được độ nhạy cảm của dự án đối với những yếu tố rủi ro xảy ra, cán bộ ngân hàng sẽ đánh giá mức độ rủi ro của dự án và đồng thời các cán bộ ngân hàng cũng quyết định cho vay hay không. Trên cơ sở đó giúp cho nhà đầu tư lường trước được những tình huống, cân nhắc được lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án, nhằm quyết định đầu tư phù hợp. Phương pháp quản lý rủi ro theo trình tự: theo phương pháp này sẽ đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự của quy trình thẩm định, quản lý rủi ro từ chi tiết đến tổng hợp. Trước hết là xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định để từ đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định. Từ đó xác định xem những rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ. Phương pháp dự báo: Phương pháp này sẽ sử dụng các số liệu điều tra, thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. 1.2.2.3 Nội dung quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đi vào sản xuất có thể xẩy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xẩy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến đồng thời Ngân hàng cũng như chủ đầu tư chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Bước đầu tiên trong công tác quản lý rủi ro là nhận diện rủi ro, công việc này sẽ giúp cho cán bộ xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án xin vay vốn. Công việc này rất quan trọng, nó quyết định đến tính khả thi của dự án xin vay vốn, nó là cơ sở để từ đó có thể tiến hành phân tích đánh giá các loại rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Trong từng nội dung cụ thể của công tác thẩm định dự án đều có thể nhận diện được các loại rủi ro. Để nhận diện các loại rủi ro được chính xác, dễ dàng ngân hàng đã sử dụng một số dấu hiệu nhận biết, các dấu hiệu này có thể được nhận ra trong một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm nhất định, vì vậy cán bộ ngân hàng cần nhận biết chúng một cách có hệ thống. Khi tiếp nhận các hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân loại các khoản vay để từ đó khoanh vùng các dự án có một số điểm tương đồng hay nói cách khác các nhóm rủi ro cũng được phân vùng. Trên cơ sở đó cán bộ ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát các khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo như sau: Thứ nhất, các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng: Trì hoãn hoặc gây khó khăn, cản trở đối với cán bộ ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra có dấu hiệu không thực hiện các quy định của ngân hàng, vi phạm pháp luật, chậm gửi hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu; thiếu một số giấy tờ quan trọng như báo cáo thuế, kết quả về lưu chuyển tiền tệ… Thứ hai, các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng: Các dấu hiệu này thường xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nói chung và của dự án nói riêng. Các dấu hiệu này có thể là do sự chênh lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến ban đầu khi lập dự án, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của dự án, có nhiều khoản chi phí bất hợp lý phát sinh. Ngoài ra dấu hiệu này còn ở chỗ cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành thay đổi thường xuyên, giữa các thành viên trong hội đồng quản trị nảy sinh các mối quan hệ bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp.. trong quá trình quản lý… Do vậy, cán bộ ngân hàng cần có sự quản lý chặt chẽ, có sự kiểm tra giám sát thường xuyên đối với khách hàng vay vốn. Thứ ba, các dấu hiệu khác như dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán của khách hàng; các dấu hiệu có liên quan đến thị trường như khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới, các chính sách của Nhà nước thay đổi đặc biệt là các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, các biến số kinh tế vĩ mô… ảnh hưởng xấu đến dự án. a. Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn a1. Các rủi ro về mặt pháp lý Cán bộ ngân hàng đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án, hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Cán bộ ngân hàng đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ, năng lực pháp lý của chủ dự án, tính khả thi của dự án xin vay vốn. Căn cứ vào các quy định hiện hành của Chính phủ, tại quyết định 324/2006/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước Việt Nam và quyết định của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Bắc Á về cho vay trung dài hạn để kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ. a2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng Cán bộ tín dụng kiểm tra tư cách của chủ đầu tư cần nhận biết được ý đồ thiện chí của chủ đầu tư. Đối với khách hàng có thái độ hợp tác tức là tạo điều kiện cung cấp thông tin cho cán bộ ngân hàng một cách đầy đủ chính xác, đầy đủ, nhanh chóng. Đối với khách hàng có thái độ nóng vội trì hoãn cung cấp thông tin và thông tin không đầy đủ thì ngân hàng cần có biện pháp tìm hiểu thông tin và cần cân nhắc việc cho vay đối với dự án này. Trong công tác quản lý rủi ro về chủ đầu tư ngân hàng có thể gặp một số rủi ro như sau: * Rủi ro về mặt pháp lý của khách hàng: Những rủi ro này xảy ra do các giấp tờ pháp nhân, thể nhân cung cấp không đầy đủ chính xác. Công ty chia tách hay sát nhập mà không thể hiện sự thay đổi đó trên giấy phép đăng ký kinh doanh, điều này gây rủi ro cho ngân hàng vì pháp nhân cũ đứng ra vay vốn của ngân hàng thực chất không tồn tại nữa. Rủi ro cũng có thể xảy ra khi khách hàng làm giả giấy tờ đăng ký kinh doanh để đứng ra vay vốn; các quyết định bổ nhiệm, biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, điều lệ công ty không hợp lệ… Cán bộ ngân hàng cần xem xét năng lực pháp lý của chủ đầu tư, để quản lý hạn chế rủi ro xảy ra. Khi thẩm định dự án các cán bộ thẩm định sẽ phải yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ đã qua công chứng và phải đối chiếu với bản chính khi nhận hồ sơ pháp lý. Cán bộ ngân hàng cần xác minh thông tin của khách hàng qua kiểm tra thực tế, theo dõi sát sao tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ cũng phải nắm được một số điểm nhận dạng và cơ chế các loại giấy tờ nếu phát hiện có nghi ngờ để phối hợp với bộ phận pháp chế và các cơ quan có liên quan để xác minh tính chính xác của giấy tờ. Những hồ sơ pháp lý khách hàng cần phải cung cấp cho ngân hàng gồm: Quyết định thành lập công ty Điều lệ doanh nghiệp Quyết định bổ nhiệm chủ tịch, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, kế toán… Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Bản đăng ký mã số thuế Bản đăng ký mẫu, con dấu chữ ký khách hàng … * Rủi ro về năng lực quản trị điều hành của chủ đầu tư. Cán bộ ngân hàng cần kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, sự phù hợp của dự án đầu tư. Xem xét khả năng quản lý, điều hành của chủ đầu tư với dự án thông qua việc xem xét uy tín của chủ đầu tư trên thị trường và những kinh nghiệm của chủ đầu tư đã thực hiện những dự án tương tự. Xem xét quy mô của dự án có phù hợp với năng lực tài chính của chủ đầu tư hay không, chủ đầu tư có khả năng quản lý điều hành toàn bộ quá trình của dự án hay không. Nếu chủ đầu tư không điều hành quản lý dự án hay một phần nào đó của dự án mà cần thuê bộ phận quản lý riêng thì phải có hợp đồng thuê quản lý. Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, chủ đầu tư hiện nay đang quan hệ với những tổ chức tín dụng nào, dư nợ là bao nhiêu, mục đích vay vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng là như thế nào… để đánh giá thực chất về chủ đầu tư hiện nay, đánh giá mức độ rủi ro cho vay đối với khách hàng. * Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Cán bộ ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua bản cân đối kế toán, báo cáo tài chính qua hai năm gần nhất, báo cáo kết quả kinh doanh, bản thuyết minh, báo cáo của doanh nghiệp vay vốn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…Báo cáo tài chính đã kiểm toán hay chưa. Tốc độ gia tăng về tổng nguồn vốn, tổng tài sản, nguồn vốn tự có của khách hàng xem có đủ điều kiện theo tỷ lệ quy định hay không. Sau đó phân tích tài chính doanh nghiệp để xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp nhằm phát hiện những rủi ro về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu hay dùng để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: ◦ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: hệ số đánh giá khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh… ◦ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động: chỉ tiêu quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. ◦ Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn: chỉ tiêu tổng nợ phải trả/ tổng tài sản; tổng nợ phải trả/ tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; tổng tài sản lưu động/ tổng tài sản. ◦ Nhóm chỉ tiêu thu nhập: các hệ số lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần. ◦ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: hiệu quả sử dụng lao động; hệ số chi phí lao động. b. Rủi ro liên quan đến dự án Dự án là tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó thường có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan. Các cán bộ ngân hàng khi xem xét rủi ro về dự án sẽ xem xét đánh giá dự án một cách chi tiết, chặt chẽ, phân tích một cách cẩn thận các chỉ tiêu tài chính dự án, dòng tiền của dự án, thị trường đầu vào, đầu ra của dự án. Đánh giá vấn đề kỹ thuật công nghệ sử dụng trong dự án, tư cách, năng lực của chủ đầu tư… Từ đó đưa ra được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, rút ra được dự án có khả thi hay không và dự án có được vay vốn của ngân hàng hay không. Trong nội dung này, cán bộ ngân hàng sẽ xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra với dự án như rủi ro về thị trường về cung cầu sản phẩm, rủi ro về yếu tố đầu vào của dự án. Rủi ro về vấn đề kỹ thuật, công suất thiết kế, công nghệ mà dự án sử dụng. Rủi ro về vốn, cơ cấu vốn, rủi ro về hiệu quả tài chính và các các chỉ số NPV, IRR… Rủi ro về thị trường gồm có những rủi ro do sản phẩm của dự án không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, công suất của dự án lớn hơn nhu cầu mà thị trường cần, các loại sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh, giá bán sản phẩm thấp không đủ khả năng trả nợ… Rủi ro thị trường do cung ứng đầu vào có thể xảy ra do nguồn cung cấp không đủ, dự án sử dụng loại nguyên liệu khan hiếm, giá cả đắt đỏ, hiệu quả sử dụng dự án thấp. Công nghệ sử dụng trong dự án có phù hợp với trình độ người sử dụng hay không, tuổi đời công nghệ, chi phí mua sắm lắp đặt công nghệ có đắt đỏ không… Nguồn vốn của dự án được huy động từ những nguồn nào, có cơ cấu hợp lý hay không, đánh giá hiệu quả dự án thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, các chỉ số độ nhạy của dự án để kết luận dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không. Từ đánh giá tất cả các mặt của dự án để dẫn đến kết luận là dự án có khả thi hay không, có nên cho dự án vay vốn hay không. b1. Rủi ro về cơ chế chính sách Rủi ro về chính sách là những rủi ro bất ổn định chính trị, những rủi ro về chính sách tại nơi xây dựng dự án, ví như những chính sách thay đổi về quy hoạch, kế hoạch, những thay đổi về chính sách thuế, các chính sách liên quan đến dòng tiền của dự án. Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hàng năm của dự án thay đổi, do đó các chỉ tiêu hiệu quả dự án như NPV, IRR của dự án cũng bị thay đổi theo. Hạn nghạch thuế quan, hoặc các giới hạn thương mại khác như làm giảm sản lượng, tăng chi phí của các dự án. Những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi các mức lương tối thiều, các chính sách đối với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Chính sách kiểm soát ngoại hối: chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của nhà đầu tư. Chính sách lãi suất của Chính phủ thay đổi để kiểm soát lãi suất cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư… Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách, khi thẩm định cần phải xem xét mức độ tuân thủ các quy định của dự án thông qua hồ sơ dự án để đảm bảo rằng dự án được chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định có liên quan. Chủ đầu tư nên có những dự án theo quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ để tận dụng những ưu đãi của Nhà nước b2. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán Loại rủi ro này thường bao gồm các loại rủi ro do thị trường không chấp nhận sản phẩm của dự án; cung đối với sản phẩm, dịch vụ mà dự án cung cấp quá thừa so với nhu cầu thực tế. Rủi ro do sức ép cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh, giá bán sản phẩm thấp dẫn đến doanh thu không đủ bù đắp các khoản chi phí của dự án. Dẫn tới việc dự án không có khả năng trả nợ. Có thể hạn chế rủi ro này bằng cách: Nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá thị trường, phân đoạn xác đinh thị trường mục tiêu cẩn thận. Dự kiến cung cầu sản phẩm cần phải có căn cứ, không nên có những dự báo quá lạc quan. Rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải xem xét cầu sản phẩm của dự án và cung sản phẩm của dự án * Đánh giá tổng quan về cầu sản phẩm dự án: cán bộ tín dụng cần phải xem xét nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, mức thu nhập bình quân đầu người hiện tại của từng vùng thị trường tiêu thụ, cần xác định thói quen tập quán tiêu dùng của người địa phương nơi dự án được thực hiện. Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng phải định dạng được sản phẩm của dự án là sản phẩm mới của thị trường hay là sản phẩm đáp ứng thêm nhu cầu của thị trường. Xác định nhu cầu Tổng mức tiêu thụ Tổng tồn kho đầu kỳ Tổng tồn kho cuối kỳ Tổng xuất khẩu Tổng nhập khẩu Tổng SP sản xuất trong kỳ hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dịch vụ của dự án. Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất nhập khẩu cuả sản phẩm. Người ta thường xác định nhu cầu thị trường bằng công thức: = = + + + - - Công thức này được áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm cùng loại trong thời gian nhất định trong năm và phạm vi thị trường nhất định. Trên sơ sở đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án xác định được sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư, của cơ cấu sản phẩm, sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư, kiểm tra phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế… nhằm mục đích tránh những rủi ro cho ngân hàng cũng như cho chủ đầu tư. Nhu cầu tiêu thụ năm sau Lượng tiêu thụ năm trước Tốc độ tăng trường bình quân * Đánh giá về cung của sản phẩm dự án: Khi dự án đi vào hoạt động, cán bộ ngân hàng cần xác định số lượng tiêu thụ sản phẩm này trong 3-5 năm gần đây (nếu sản phẩm của dự án là bổ sung nhu cầu thị trường). Xác định năng lực các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, chất lượng sản phẩm của họ như thế nào. Mặt hàng này ở Việt Nam phải nhập khẩu bao nhiêu phần trăm, phải tìm ra nguyên nhân của nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay do nguyên nhân sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. Trên cơ sở đó đưa ra được những dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi các doanh nghiệp khác, các đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường đầu ra của sản phẩm dự án. Có thể dự kiến nhu cầu tương lai thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân: = Sau khi tính toán được nhu cầu tiêu thụ hiên tại, nhu cầu tiêu thụ năm sau và dự đoán được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm những năm tiếp theo, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được sự phù hợp của công suất thiết kế, công suất hoạt động của dự án xem nó có phù hợp với nhu cầu hay không, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu… Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng. Cán bộ tín dụng cần phải xem xét sản phẩm của dự án sẽ được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối sản phẩm hay không. Nếu phương thức bán hàng là trả chậm hay trả ngay để từ đó có dự kiến những khoản thu chi khi thanh toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính lưu động của dự án. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu vào của dự án, bằng các biện pháp như phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành sản phẩm… Xem xét các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tài chính và có khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Xem xét những hỗ trợ của Chính phủ đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra. b3. Rủi ro về khả năng cung cấp yếu tố đầu vào Yếu tố đầu vào của dự án rất là yếu tố quyết định đến sự thành bại của dự án, nếu muốn sản phẩm bán ra với giá rẻ thì yếu tố đầu vào phải rẻ. yếu tố đầu vào của một dự án bao gồm nguyên nhiên vật liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ của dự án. Rủi ro có thể xảy ra khi các yếu tố đầu vào cung cấp cho dự án không đủ số lượng, giá cả cao hơn so với dự kiến, chất lượng không đảm bảo yêu cầu… ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án, đến hiệu quả của dự án và ảnh hưởng trong việc vận hành thanh toán các khoản nợ của dự án. Hạn chế rủi ro này bằng cách như sau: * Trong quá trình thẩm định dự án, yêu cầu cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ của dự án. Cần đưa ra những nhận định có tính khoa học ngay từ khi bắt đầu tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án và tình hình cung cấp đầu vào để có biện pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra. * Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đầu vào đề xem xét tối ưu lựa chọn của mình. * Nên ưu tiên những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với những nhà cung ứng có uy tín, các điều khoản thỏa thuận về giá cả, xem xét dự án có phương án dự phòng hay không. * Linh hoạt về thời gian, số lượng nguyên vật liệu mua vào b4. Rủi ro về quá trình thi công xây dựng công trình Theo nghị định 52/NĐ-CP về chi phí quản lý xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng và khai thác dự án. Cán bộ ngân hàng Trong quá trình thi công xây dựng công trình gồm có các rủi ro về dự án như dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số kỹ thuật ban đầu, hoàn tất dự án không đúng thời hạn, công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án… muốn giảm thiểu đươc các rủi ro này cần có những giải pháp như: * Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng, cán bộ vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm, có năng lực * Có thể ký hợp đồng vân hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt nếu vi phạm rõ ràng. * Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, lụt lội, động đất, chiến tranh… * Lựa chọn những nhà thầu xây dựng có uy tín, có sức mạnh tài chính, có kinh nghiêm và những nhà thầu đã từng làm việc với chủ đầu tư * Thực hiện nghiêm túc quá trình bão lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. * Hỗ trợ các cấp có thẩm quyền, dự phòng tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. * Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công xây dựng công trình. * Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng * Với những hợp đồng chìa khóa trao tay, cần phải có sự phân chia rõ ràng các bên. b5. Rủi ro về các điều kiện kinh tế vĩ mô Rủi ro về các điều kiện kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới dự án như tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…Để hạn chế những loại rủi ro này cần phải: Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm. Bảo vệ các hợp đồng như chỉ số hóa, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng… Đảm bảo các cam kết của nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối… b6. Rủi ro về kỹ thuật vận hành Cán bộ tín dụng xem xét máy móc thiết bị, công nghệ, mà dự án sử dụng có đảm bảo về chất lượng không Trình độ người sử dụng vận hành công nghệ có tương xứng với máy móc công nghệ hay không Máy móc thiết bị sử dụng trong dự án có bảo quản bảo dưỡng tốt không. b7. Rủi ro về tài chính dự án: Dựa vào phân tích tài chính của dự án là công việc rất quan trọng, dựa vào đây ngân hàng phân tích được dự án có khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng hay không để từ đó đưa ra được kết luận cho vay hợp lý nhất. Trong quá trình quản lý rủi ro dự án, khi phân tích tài chính của dự án, cán bộ thẩm định cũng như cán bộ quản lý rủi ro xem xét những khía cạnh tài chính của dự án như: Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của các phương án nguồn vốn, nhằm mục đích tránh tình trạng dự án đi vào thực hiện thì tổng vốn đầu tư sẽ tăng lên hoặc giảm bớt quá lớn so với dự án ban đầu dẫn đến không cân đối được nguồn vốn. Cán bộ quản lý rủi ro cần xem xét dự án đã dự tính tổng mức vốn đầu tư hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã đủ các khoản cần thiết hay chưa. Trong đó cần xem xét đến các yếu tố lạm phát trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ... Cán bộ quản lý rủi ro cần đánh giá lại khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, đánh giá chi phí của từng loại nguồn vốn, điều kiện vay đi kèm từng loại nguồn vốn. Thẩm định dòng ngân lưu của dự án, có thể dùng hai phương pháp để ước lượng dòng ngân lưu là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp là dòng ngân lưu hoạt động sẽ bao gồm dòng tiền vào được tạo ra từ các hoạt động của dự án trừ đi dòng tiền ra. Phương pháp gián tiếp xác định dòng ngân lưu bằng lợi nhuận sau thuế + khấu hao + vốn lưu động thu hồi cuối kỳ dự án+ phần thanh lý chưa khấu hao-vốn đầu tư ban đầu- chi phí vốn lưu động ban đầu- chi phí tiếp tục đầu tư- phần thay đổi nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào dòng ngân lưu hay dòng tiền từ đó xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn nội bộ T... từ đó kết luận dự án có hiệu quả về mặt tài chính hay không, dự án có khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không. Thẩm định chi phí sử dụng vốn, suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá phải trả khi đầu tư cho dự án. Chi phí sử dụng vốn được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào công ty chủ đầu tư hoặc rủi ro của dự án. Do vậy cán bộ quản lý rủi ro cần phải xem xét từng loại nguồn vốn cho dự án và tỷ trọng từng loại là bao nhiêu. * Nội dung phân tích độ nhạy cảm của dự án xin vay vốn: Ngoài các phương pháp định tính đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, ngân hàng thường xuyên sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn. Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp định lượng có nhiều ưu điểm và được các ngân hàng thương mại sử dụng rất phổ biến. Bản chất của phương pháp này là ph©n tÝch ®é nhạy nh»m kh¶o s¸t, ®¸nh gi¸ møc ®é nhËy c¶m cña dù ¸n (mµ cô thÓ lµ cña c¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ tµi chÝnh cña dù ¸n nh­: Lîi nhuËn, NPV, IRR, DSCR, ...) ®èi víi sù biÕn ®éng cña c¸c yÕu tè liªn quan. Hay nãi c¸ch kh¸c, ph©n tÝch ®é nhạy nh»m x¸c ®Þnh hiÖu qu¶ cña dù ¸n trong ®iÒu kiÖn biÕn ®éng cña c¸c yÕu tè ®Çu vµo cã liªn quan ®Õn chØ tiªu hiÖu qu¶ tµi chÝnh. Trên cơ sở đó giúp cho nhà đầu tư lường trước được những tình huống, cân nhắc những lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Phương pháp này bao gồm 4 bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải phân tích dự án Bước 2: Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một điều chỉnh duy nhất Bước 3: Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư, khả năng trả nợ cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi Bước 4: Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp của một biến số thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời. Bảng phân tích độ nhạy của dự án Chỉ tiêu Yếu tố thay đổi Tiêu cực nhất (-20%) Tiêu cực (-10%) 0% Tích cực (+10%) Tích cực hơn nữa (+20%) NPV IRR c. Quản lý rủi ro dự án sau khi cho vay: Đối với dự án đã được vay vốn, ngân hàng TMCP Bắc Á đã tiến hành đánh giá, quản lý rủi ro khách hàng cũng như dự án vay vốn. Nhằm hạn chế việc dự án được sử dụng vay vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao dẫn đến việc khách hàng không hoàn trả được nợ hoặc không chịu trả nợ, cố ý chây ỳ không chịu trả nợ. Trong công tác quản lý rủi ro sau khi cho vay, cán bộ ngân hàng tiến hành các công việc: Rà soát định kỳ: Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện việc rà soát định kỳ với các dự án ít nhất một năm 2 lần. Việc rà soát bao gồm: đánh giá tình hình kinh doanh của dự án kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản tiền vay tại ngân hàng, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng cam kết trong thỏa thuận bảo đảm và các vấn đề liên quan khác... Đồng thời cán bộ thẩm định tiến hành xếp loại khách hàng, và xếp loại rủi ro theo chất lượng dự án vay vốn. Đối với dự án có nguy cơ cao, cán bộ thẩm định cần kiểm tra, kiến nghị lên tưởng phòng chuyển hồ sơ dự án sang bộ phận quản lý nợ xấu tại ngân hàng để theo dõi và kiểm tra chặt chẽ hơn. Rà soát bất thường: Cán bộ thẩm định phải tiến hành kiểm tra đột xuất ngay lập tức các dự án đầu tư nếu có các sự kiện sau xảy ra liên quan đến dự án: + Qua số liệu thu thập được từ dự án cho thấy lợi nhuận trước thuế không đủ để trả lãi vay ngân hàng hoặc các khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đến hạn của dự án. + Chậm thanh toán trả lãi, gốc đúng hạn + Có sự thay đổi về vốn chủ sở hữu, cơ cấu điều hành pháp lý của dự án vay vốn. + Có sự suy giảm nghiêm trọng về tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của dự án + Có sự thay đổi trong đội ngũ quản lý chủ chốt của dự án + Những tổn thất của nhà cung cấp chính hoặc khách hàng chủ yếu của dự án + Giá trị tài sản đảm bảo thay đổi theo hướng bất lợi sau khi đánh giá lại tài sản đảm bảo. 1.2.2.4 Đặc điểm của rủi ro có thể xảy ra khi cho vay dự án tại ngân hàng TMCP Bắc Á Những dự án xin vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng thường gặp phải những rủi ro có những đặc điểm như sau Đối với những dự án vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, rủi ro về khách hàng và cả dự án xin vay vốn. Là dự án đầu tiên xin vay vốn tại ngân hàng mà chưa có dự án tương tự như những dự án vay vốn để mở rộng sản xuất do vậy rủi ro gặp phải là rất lớn. Ngoài ra những dự án đầu tư mới xin vay vốn tại ngân hàng thường thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... đặc điểm của những dự án này là có vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn chậm. Do đó gây khó khăn cho cả ngân hàng và chủ đầu tư trong việc kiểm soát, quản lý sử dụng vốn đúng tiến độ. Nếu tiến độ giải ngân chậm hay tiến độ xây dựng không đúng kế hoạch sẽ gây thất thoát lãng phí và ngân hàng và chủ đầu tư sẽ là người trực tiếp chịu mọi rủi ro và hậu quả. Khả năng quản lý kém dẫn đến tình trạng kinh doanh không có hiệu quả. Bởi lẽ trong những năm gần đây tại ngân hàng Bắc Á những khách hàng đến vay vốn thường để mở rộng quy mô sản xuất, đa phần tập trung vào phát triển cơ sở vật chất chứ ít khách hàng quan tâm đến việc vay vốn để đổi mới quy cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực và theo quy định của pháp luật. Quy mô kinh doanh phình quá to so với tư duy và bộ máy quản lý là nguyên nhân dẫn tới phá sản của dự án khả thi mà đúng ra nó có thể thực hiện được trên thực tế. Điều này gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng Bắc Á nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Quy mô tài sản, nguồn vốn quá nhỏ là đặc điểm chung hầu hết của khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Hơn nữa thái độ ghi chép sổ sách kế toán của khách hàng vẫn còn thiếu tính chính xác, trung thực, khách quan. Do vậy sổ sách kế toán của khách hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là phản ánh tính thực chất tình hình tài chính của khách hàng. Điều này gây khó khăn trong quản lý rủi ro của ngân hàng. Dự án xin vay vốn tại ngân hàng trong giai đoạn gần đây đều là những dự án có trình độ kỹ thuật cao, cần phải nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài như dự án thủy điện Za Hưng tại tỉnh Quảng Nam, dự án thủy điện Thái An tại tỉnh Hà Giang, dự án khu công nghiệp Nam Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh... Những dự án này yêu cầu kiến thức chuyên môn, kỹ thuật vận hành công nghệ cao, điều này lại còn rất yếu kém ở nước ta. Vậy nên rủi ro về những dự án này cho ngân hàng thường cao, thiếu chắc chắn. Đặc điểm của công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng TMCP Bắc Á xuất phát từ phía ngân hàng như: + Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ: NHTM CP Bắc Á còn rất lỏng lẻo và hầu như chỉ tồn tại trên hình thức kiểm tra nội bộ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Nó giúp cho ngân hàn._.trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. + Ngân hàng phải có chế độ, chính sách khen thưởng cả vật chất lẫn tinh thần hợp lý đối với mỗi cán bộ tín dụng, quy định tiền thưởng phải rõ ràng tạo động lực cho cán bộ tín dụng phấn đấu. Đồng thời phát hiện và phê bình và tự phê bình kịp thời những biểu hiện sa sút về đạo đức để uốn nắn kịp thời và xử lý nghiêm minh những cán bộ tha hóa về phẩm chất đạo đức và cố ý làm sai trái các quy định chung của ngân hàng. Về phía cán bộ thẩm định: +Phải tích cực tham gia các chương trình bồi dưỡng do ngân hàng tổ chức. + Phải thường xuyên tham khảo nhiều văn bản hay pháp luật mới, các vấn đề xã hội liên quan đến đầu tư. + Phải luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho người cán bộ quản lý rủi ro. 2.2.4 Giải pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin báo cáo về dự án đầu tư. Thông tin là yếu tố quan trọng để tiến hành quản lý cho vay dự án đầu tư. Việc nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin của khách hàng, của dự án vay vốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án. Việc thu thập tài liệu phải dưới mọi hình thức đa dạng hơn và thật thật nhiều thì càng chính xác với các hình thức như: - Các thông tin từ khách hàng cung cấp, qua sách báo, internet… - Các thông tin thực tế dự án và doanh nghiệp xin vay vốn. - Thông tin từ CIC (Trung tâm thong tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam). - Thông tin từ bạn hàng, đối tác, nhà cung cấp đầu vào của doanh nghiệp để đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của khách hàng. -Thông tin từ các chuyên gia nghiên cứu, internet… - Thông tin từ các văn bản pháp luật, quy trình, quy chế, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành... Ngoài ra cán bộ thẩm định cần phải gặp gỡ người đại diện của công ty xin vay vốn chất vấn trực tiếp, cần phải đến tận nơi khảo sát thực tế trụ sở làm việc, hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Từ những gì thu thập được cán bộ tín dung kết luận tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro cho vay của dự án. 2.2.5 Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro Để công tác quản lý rủi ro cho vay dự án đạt hiệu quả cao việc cần thiết là chọn được một phương pháp thực hiện tốt, khoa học. Cần phải đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro cả về định tính lẫn định lượng. a. Những phương pháp định tính đánh giá rủi ro dự án có thể áp dụng như: * Phương pháp ma trận SWOT: Mô hình SWOT là một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay một đề án kinh doanh. Thông qua việc phân tích 4 yếu tố chính: Điểm mạnh (S- Strength); Điểm yếu (W- Weakness); Cơ hội (O- Opportunity); Thách thức (T-Threat). Trong đó Strength, Weakness là những nội tại của công ty; Opportunity, Threat là những tác nhân từ bên ngoài. Sơ đồ 2.1 Mô hình ma trận SWOT S- Điểm mạnh W- Điểm yếu O- cơ hội T-Thách thức Mô hình phân tích SWOT được thể hiện dưới dạng một ma trận có hai hàng, hai cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh (Strength); Điểm yếu (Weakness); Cơ hội (Opportunity); Thách thức (Threat). Ứng dụng phương pháp này được dùng trong quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư xây dựng khu chung cư Long Tân mở rộng của công ty Licogi 16: S- Điểm mạnh: tìm những điểm mạnh của công ty Licogi 16 có được trong hiện tại Công ty Licogi 16 có lợi thế gì? Công ty Licogi 16 có thể thi công xây dựng tốt hơn những công ty xây dựng khác không? Công ty có gì đặc biệt nhất và có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Điểm mạnh của công ty Licogi 16 gì trên thị trường? Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, và từ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường. W- Điểm yếu: nhằm phát hiện ra những gì còn tồn tại của công ty để từ đó đánh giá công ty Công ty Licogi 16 phải cải tiến cái gì? Công ty phải tránh cái gì? Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là Yếu đối với công ty Licogi 16? Khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: Có phải người khác dường như nhận thấy được Điểm yếu mà công ty Licogi 16 không thấy? Có phải đối thủ cạnh tranh đang làm tốt hơn khách hàng này? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực? O- Cơ hội Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại cho công ty Licogi 16 trong giai đoạn hiện nay? Đâu là xu thế tốt mà công ty đang mong đợi? Những cơ hội được xem là có hiệu quả thường được mang đến như sau: * Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rông và hẹp hay không * Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà công ty tham gia không * Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống của thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh lân cận- là những nơi công ty đang hoạt động chính… * Những sự kiện tại địa phương * Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không. T- Thách thức Trở ngại của công ty Licogi 16 là gì? Đối thủ của công ty đang phát triển những gì? Có phải đang có những thay đổi đối với nghề nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ của công ty? Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của công ty hay không? Công ty Licogi 16 đang có nợ xấu hay có vấn đề đối với vốn lưu đông hay không? Liệu có điểm yếu nào của công ty đe dọa nghiêm trọng đến công việc của công ty không? Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra được những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm của Licogi 16. Qua việc sử dụng ma trận SWOT, cán bộ quản lý rủi ro có thể nhận định được tình hình bên trong của doanh nghiệp và những nhân tố bên ngoài nào tác động đến doanh nghiệp đó. Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của khách hàng vay vốn. Thông qua đó cán bộ quản lý rủi ro rút ra được những rủi ro, mức độ rủi ro nhằm quản lý rủi ro cho vay dự án đạt hiệu quả cao hơn. b. Phương pháp định lượng mà ngân hàng có thể dùng thêm: Phương pháp phân tích độ nhạy: Phương pháp định lượng mà ngân hàng dùng là phương pháp phân tích độ nhạy, tuy nhiên việc phân tích chỉ dừng lại ở việc xem xét sự thay đổi của yếu tố khi một yếu tố nào đó ảnh hưởng đến nó thay đổi, điều này dẫn đến thu thập, đánh giá rủi ro không chính xác. Ngân hàng nên phân tích độ nhạy theo hướng xem xét sự thay đổi của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố đó cùng thay đổi để việc thu thập đánh giá chính xác và hiệu quả hơn, xem xét được toàn diện hơn các rủi ro liên quan đến dự án. Áp dụng phân tích độ nhạy vào ví dụ trên ta có: Khi cho chi phí và doanh thu hàng năm thay đổi ta thu được bảng sau: Bảng 2.2 Bảng phân tích độ nhạy khi chi phí tăng 10% và doanh thu giảm 5% Chỉ tiêu Đơn vị Ban đầu Mức thay đổi chi phí Mức thay đổi doanh thu Tăng 10% Giảm 5% NPV Triệu đồng 24.031,5 9.855 IRR % 19,37 13,15 Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: phương pháp này dựa vào mức rủi ro dự kiến. Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều trong thực tiễn và ngân hàng TMCP Bắc Á cũng có thể áp dụng phương pháp này. Nguyên tắc của phương pháp này là điều chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro, hoặc có thể chấp nhận mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất một mức bù cần thiết cho rủi ro, sau đó thực hiện lại việc tính toán NPV, IRR... theo mức lãi suất mới thực hiện được sau khi đã điều chỉnh theo mức rủi ro quyết định đầu tư sẽ được chọn theo nguyên tắc của chỉ tiêu được chọn. Áp dụng phương pháp này vào dự án mới, giả sử mức bù rủi ro là 3%, 5% thì tỷ lệ chiết khấu của dự án tương ứng là 14,7% và 16,7%. Ta có kết quả như bảng sau: Bảng 2.3 Bảng điều chỉnh hệ số chiết khấu Mức bù rủi ro Lãi suất r % NPV (triệu đồng) IRR % 3% 14,7 14 15,89 5% 16,7 7,8 17 Phương pháp hệ số tin cậy: Phương pháp này điều chỉnh các giá trị của dòng tiền dự kiến bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kỳ thực hiện của dự án. Giá trị ai= ; trong đó CCFi là giá trị các nguồn thu nhập ròng không có rủi ro trong thời kỳ i; RCFi là giá trị các nguồn thu nhập ròng dự kiến trong thời kỳ t. Mức độ rủi ro của năm i càng lớn thì hệ số ai càng nhỏ. Như vậy: CCFi= ai x RCFi (ai<1), từ đó xác định NPV hoặc IRR của dự án. Nếu dự án có hiệu quả thì chứng tỏ dự án có vững chắc có thể chấp nhận được, ngược lại khước từ dự án. Áp dụng phương pháp này vào dự án ta có: khi tỷ suất của dự án là r=11,7% thì ta có dòng tiền CFi; sau đó nếu hệ số điều chình dòng tiền ai thay đổi thì ta có dòng tiền mới là ai*CFi. Từ đó ta tính được chỉ tiêu hiệu quả của dự án NPV mới. Bảng 2.4: Bảng điều chỉnh dòng tiền của dự án HSCK 1 0.89526 0.80148 0.71753 0.64237 0.57509 0.51485 0.46092 0.41264 0.36942 CFi -23844199 2171902 1072515 -12478288 -12610558 -15874839 9532405 42458340 45520110 42099954 ai 1 0.85 0.8 0.7 0.6 0.55 0.5 0.45 0.4 0.35 ai*CFi -23844199 1846117 858012 -8734802 -7566335 -8731161 4766203 19106253 18208044 14734984 NPV 23421146 Vậy NPV của dự án khá lớn khi có những yếu tố rủi ro xảy ra đối với dự án, hay dự án khả thi về mặt tài chính. 2.3. Một số kiến nghị 2.3.1 Đối với Nhà nước: -Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngày càng hoàn thiện hơn các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái như hiện nay. - Kinh nghiệm cho thấy, Nhà nước bằng các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, giữ tỷ giá hối đoái cố định, tạo ra hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Bắc Á nói riêng. Vì vậy, trong nề kinh tế khủng hoảng như hiện nay, ngân hàng trung ương cần đưa ra một chính sách tiền tệ hợp lý hơn, phải đảm bảo theo sát với tín hiệu của thị trường, can thiệp của cơ quan Nhà nước phải thông qua thị trường tiền tệ gián tiếp như: lãi suất tái chiết khấu, thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại trên ngân hàng Nhà nước… Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành, lãnh đạo trực tiếp các ngân hàng thương mại, do đó rất cần thiết phải hỗ đưa ra được các tiêu chuẩn định mức, tiêu chuẩn trong thẩm định dự án, giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng chuẩn hóa được các rủi ro trong tín dụng cho vay. 2.3.2 Đối với Ngân hàng -Ngân hàng cần phải có những chính sách làm bớt rườm rà trong thủ tục cho khách hàng, không ỷ nhiều vào chế độ bảo hộ của nhà nước, tự mình nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. - Có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung và dài hạn-đây là nguồn huy động vốn ổn định, tập trung đồng thời cũng là kênh sử dụng vốn hiệu quả, Ngân hàng nên bám sát thực tiễn để thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, tổ chức thường xuyên, hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, giúp kinh nghiệm cán bộ được nâng lên đáng kể, giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, và an toàn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Nâng cao hoạt động công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, nắm bắt được sự cần thiết của thông tin hiện đại từ các cơ sở trở lên, cần có quan hệ trao đổi thông tin với các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng… để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của các chi nhánh của Ngân hàng. Ngoài ra, Bắc Á nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trên cả nước. - Ngân hàng nên chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp là khách hàng mới để thu thập các thông tin từ phía khách hàng nhanh chóng, chính xác hơn, mở rộng thị trường, nắm bắt được kịp thời các chủ trương kế hoạch của Nhà nước, của ngành, thường xuyên chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt lĩnh vực tín dụng và thẩm định dự án. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận phòng ngừa rủi ro, hoạt động của bộ phận phòng ngửa rủi ro góp phần tích cực trong công tác tín dụng ở các chi nhánh, nhưng sản lượng thông tin còn chưa cập nhật. Cần nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp nâng cấp trang thiết bị cho bộ phận phòng ngừa rủi ro, tuyển chọn nhân viên cán bộ năng động có trình độ bổ sung cho bộ phận này. Cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nên khuyến khích các chi nhánh của mình đưa ra từng chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với tình hình nơi hoạt động. Ngoài ra, Ngân hàng nên mở rộng chi nhánh ra các khu vực khác của Việt Nam như mở rộng các tỉnh miềm Bắc, miền Nam. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư luôn gắn liền và tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng và bắt đầu khôi phục khủng hoảng thì nguy cơ rủi ro của các dự án đầu tư ngày càng cao hơn và nặng nề hơn. Đứng trên cương vị là người cho vay vốn thì ngân hàng không tránh khỏi những rủi ro từ hoạt động đầu tư này. Khi các dự án gặp rủi ro thì ngay lập tức các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng lớn. Do vậy để tồn tại và phát triển thì quản lý rủi ro là công việc không chỉ doanh nghiệp mà ngân hàng cũng cần được quan tâm. Qua thực tiễn, tại ngân hàng TMCP Bắc Á đã triển khai quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng và có những thành quả đã đạt được. Em đã tìm hiểu đánh giá và rút ra những thành công, hạn chế nguyên nhân của những hoạt động này tại ngân hàng. Từ đó rút ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng. Rất mong những giải pháp và kiến nghị của em sẽ có thể phần nào đóng góp được trong công tác quản lý rủi ro của ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và sự phát triển của ngân hàng nói chung. Do tính phức tạp của quản lý rủi ro và hạn chế về thời gian ngiên cứu, kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và của bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 2. Giáo trình Lập dự án đầu tư – NXB Đại học kinh tế quốc dân HN năm 2007 3. Giáo trình NHTM khoa tài chính ngân hàng trường ĐH kinh tế quốc dân- NXB đại học kinh tế quốc dân năm 2007 4. Bài giảng “ Quản lý rủi ro trong đầu tư” của TS. Nguyễn Hồng Minh 5. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2006, 2007, 2008 6. Báo cáo tổng kết cuối năm của giám đốc ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2008 7. Các quy định, quy chế áp dụng đối với quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á 8. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Long Tân mở rộng tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 9. Website: Bộ kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.vn. Phụ lục 1: Bảng tính chi phí hàng năm Đơn vị: nghìn đồng STT Koản mục chi phí Năm xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Tiền lương hàng năm ban quản lý 300000 300000 300000 300000 450000 450000 450000 450000 450000 450000 2 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 31500 31500 31500 31500 47250 47250 47250 47250 47250 47250 3 Chi phí quản lý hàng năm 32000 48000 48000 48000 48000 32000 48000 48000 48000 48000 4 Các chi phí khác 21000 21000 21000 21000 31500 31500 31500 37800 37800 37800 Tổng chi phí hoạt động 384500 400500 400500 400500 576750 560750 576750 583050 583050 583050 5 Khấu hao hàng năm 50362274 50362274 50362274 50362274 50362274 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 6 Trả lãi vay hàng năm 5689969 5689969 11379937 7902734 3477203 3793312 5689969 4741641 2844984 948328 0 tổng chi phí (C) 56052243 56436743 62142711 58665508 54239977 46358644 48239301 47306973 45416616 43519960 42571632 Phụ lục2: Bảng kế hoạch trả lãi vay của dự án STT Các chỉ tiêu Thời gian xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Vốn vay theo phân kỳ đầu tư 47416406 39513671 23708203 0 0 23708203 23708203 0 0 0 0 2 Trả gốc hàng năm 15805469 28976692 36879427 21073921 7902734 7902734 15805469 15805469 7902734 0 3 Trả lãi vay hàng năm 5689969 5689969 11379937 7902734 3477203 3793312 5689969 4741641 2844984 948328 0 4 Nợ gốc còn lại hàng năm 71124609 65856119 28976692 7902734 23708203 39513671 23708203 7902734 0 0 Tổng số gốc+ lãi phải trả hàng năm 21495438 40356629 44782161 24551124 11696046 13592703 20547110 18650453 8851062 0 Đơn vị: Nghìn đồng Nguồn: Dự án xây dựng khu dân cư Long Tân mở rộng Phụ lục 3:Bảng chi phí khấu hao Đơn vị: nghìn đồng STT Khoản mục chi phí số tiền khấu hao Năm xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng 146186843 29237369 29237369 29237369 29237369 29237369 2 Chi phí xây dựng khu thấp tầng 105624529 21124906 21124906 21124906 21124906 21124906 3 Chi phí xây dựng khu cao tầng 251931491 41998582 41998582 41998582 41998582 41998582 41998582 Tổng 503742863 50362275 50362275 50362275 50362275 50362275 41998582 41998582 41998582 41998582 41998582 41998582 Nguồn: Dự án xây dựng khu dân cư Long Tân mở rộng Phụ lục4: Bảng kế hoạch kinh doanh của dự án Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Doanh thu 59819100 61508513 66105458 80058277 74983614 74938614 76579533 49496768 52095080 44783520 44494288 2 Chi phí hoạt động 0 307600 320400 320400 320400 461400 448600 461400 546000 546000 546000 3 Lợi nhuận gộp 59819100 61200913 65785058 79737877 74663214 74477214 76130933 49035368 51549080 44237520 43948288 Khấu hao hàng năm 50362274 50362274 50362274 50362274 50362274 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 Thuế VAT 1884973 2038556 2456460 3724898 3259474 3999403 3453969 1537354 1773564 1108877 1082583 _ Theo doanh thu 5438100 5591683 6009587 7278025 6812601 6961755 6416321 4499706 4735916 4071229 4044935 _Thuế VAT được khấu trừ -3553127 -3553127 -3553127 -3553127 -3553127 -2962352 -2962352 -2962352 -2962352 -2962352 -2962352 Theo xây lắp -3439410 -3439410 -3439410 -3439410 -3439410 -2867542 -2867542 -2867542 -2867542 -2867542 -2867542 Theo chi phí khác -113717 -113717 -113717 -113717 -113717 -94810 -94810 -94810 -94810 -94810 -94810 4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 7571853 8800083 12966324 25650705 21041466 28489229 30688382 5509432 7786934 1140061 877123 Trả lãi vay hàng năm 5689968 5689969 11379937 7902734 3477203 3793312 5689969 4741641 2844984 948328 0 5 Lợi nhuận trước thuế 1881885 3110114 1586387 17747971 17564263 24695917 24998413 767791 4941950 191733 877123 Thuế thu nhập 28% 526928 870832 444188 4969432 4917994 6914857 6999556 214981 1383746 53685 245594 6 Lợi nhuận ròng 1354957 2239282 1142199 12778539 12646269 17781060 17998857 552810 3558204 138048 631529 lợi nhuận tích lũy (KHCB+LN) 51717231 52601556 51504473 63140813 63008543 59769642 59987439 42541392 45546786 42126630 42620111 Phụ lục 5:Bảng Doanh thu hàng năm về bán căn hộ chung cư (giá sàn) Đơn vị: nghìn đồng STT Khoản mục năm XD 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Doanh thu từ bán căn hộ chung cư 5a, 5d 0 16277760 19487040 21260352 12056448 11844480 8085888 10639872 8866560 0 0 1 Tầng trệt mỗi khu 64 căn hộ Hệ số chuyển nhượng căn hộ dự kiến 0,00% 15,00% 20,00% 20,00% 25,00% 15,00% 5,00% Số căn nhà chuyển nhượng 0 10 13 13 16 10 3 0 0 0 0 Giá chuyển nhượng trung bình 310200 310200 310200 310200 310200 310200 310200 310200 310200 310200 310200 Doanh thu hàng năm dự kiến 0 2977920 3970560 3970560 4963200 2977920 992640 0 0 0 0 2 Từ tầng 2 đến tầng 5 mỗi khu Hệ số chuyển nhượng căn hộ dự kiến 0,00% 15,00% 17,50% 19,50% Số căn nhà chuyển nhượng 0 38 45 50 20 26 20 31 26 0 0 Giá chuyển nhượng trung bình 346350 346350 346350 346350 346350 346350 346350 346350 346350 346350 346350 Doanh thu hàng năm dự kiến 0 13299840 15516480 17289792 7093248 II Doanh thu từ bán căn hộ chung cư 5b, 5c 0 0 0 10282080 11758896 9702480 14553720 13207896 15423120 16872120 11020488 1 Tầng trệt và tầng lửng mỗi khu 60 căn hộ Hệ số chuyển nhượng căn hộ dự kiến 0,00% 10,00% 10,00% 8,00% 12,00% 15,00% 15,00% 20,00% 10,00% Số căn nhà chuyển nhượng 0 0 0 6 6 5 7 9 9 12 6 Giá chuyển nhượng trung bình 483000 483000 483000 483000 483000 483000 483000 483000 483000 483000 483000 Doanh thu hàng năm dự kiến 0 0 0 2898000 2898000 2318400 3477600 4347000 4347000 5796000 2898000 2 Từ tầng 2 đến tầng 5 mỗi khu 216 căn hộ Hệ số chuyển nhượng căn hộ dự kiến 0,00% 10,00% 12,00% 10,00% 15,00% 12,00% 15,00% 15,00% 1100% Số căn nhà chuyển nhượng 0 0 0 22 26 22 32 26 32 32 24 Giá chuyển nhượng trung bình 341856 341856 341856 341856 341856 341856 341856 341856 341856 341856 341856 Doanh thu hàng năm dự kiến 0 0 0 7384080 8860896 7384080 11076120 8860896 11076120 11076120 8122488 III Doanh thu từ bán căn hộ chung cư 5e 440 căn hộ Hệ số chuyển nhượng căn hộ dự kiến 0,00% 0,00% 0,00% 12,00% 8,00% 10,00% 10,00% 12,50% 15,00% 15,00% 17,50% Số căn nhà chuyển nhượng 0 0 0 53 35 44 44 55 66 66 77 Giá chuyển nhượng trung bình 353400 353400 353400 353400 353400 353400 353400 353400 353400 353400 353400 Doanh thu hàng năm dự kiến 0 0 0 18659520 12439680 15549600 15549600 19437000 23324400 23324400 27211800 Nguồn: Dự án xây dựng khu dân cư Long Tân mở rộng Phụ lục 6: Bảng cân đối đồng tiền khi doanh thu giảm 5% đồng thời chi phí tăng 10% BẢNG CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN KHI DOANH THU GiẢM 5% ĐỒNG THỜI CHI PHÍ TĂNG 10% STT Các chỉ tiêu Năm xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Dòng ngân lưu vào Lợi nhuận ròng -798531 -58076 -1324106 9809933 9860351 14958692 15120872 -1353652 1535361 -1621579 -1117686 Khấu hao hàng năm 50362274 50362274 50362274 50362274 50362274 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 Tổng 49563743 50304198 49038168 60172207 60222625 56947274 57109454 40634930 43523943 40367003 40870896 2 Dòng ngân lưu ra Phân bổ vốn đầu tư 75561429 50374286 50374286 75561429 75561429 75561429 50374286 0 0 Tổng 75561429 50374286 50374286 75561429 75561429 75561429 50374286 0 0 0 0 3 Dòng ngân lưu thuần -25997686 -70088 -1336118 -15389222 -15338804 -18614155 6735168 40634930 43523943 40367003 40870896 suất chiết khấu r=11,7% 1 0.8953 0.8015 0.7175 0.6424 0.5751 0.5149 0.4609 0.4126 0.3694 0.3307 Dòng ngân lưu (đã chiết khấu) -25997686 -62747 -1070874 -11042239 -9853234 -10704773 3467603 18729548 17959856 14912414 13517066 NPV1 9854934 Phụ lục 7: Bảng cân đối dòng tiền khi chi phí tăng 10% BẢNG CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN KHI CHI PHÍ TĂNG 10% STT Các chỉ tiêu Năm xây dựng Năm vận hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Dòng ngân lưu vào Lợi nhuận ròng 1354956 2156230 1055691 12692031 12559761 17656482 17877735 428232 3410784 -9372 484109 Khấu hao hàng năm 50362274 50362274 50362274 50362274 50362274 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 41988582 Tổng 51717230 52518504 51417965 63054305 62922035 59645064 59866317 42416814 45399366 41979210 42472691 2 Dòng ngân lưu ra Phân bổ vốn đầu tư 75561429 50374286 50374286 75561429 75561429 75561429 50374286 0 0 Tổng 75561429 50374286 50374286 75561429 75561429 75561429 50374286 0 0 0 0 3 Dòng ngân lưu thuần -23844199 2144218 1043679 -12507124 -12639394 -15916365 9492031 42416814 45399366 41979210 42472691 suất chiết khấu r=11,7% 1 0.8953 0.8015 0.7175 0.6424 0.5751 0.5149 0.4609 0.4126 0.3694 0.3307 Dòng ngân lưu (đã chiết khấu) -23844199 1919622 836490 -8974245 -8119206 -9153307 4886975 19550859 18733736 15507997 14046821 NPV1 25391542 Phụ Lục 9: Giải pháp kết cấu kỹ thuật của dự án 1.Phương án kiến trúc khu 5e. Diện tích toàn khu 5e là 1,67ha Khối chung cư cao 12 tầng có 4 đơn nguyên Tòa nhà 12 tầng nổi Tổng diện tích xây dựng 5250 m2 tổng diện tích sàn xây dựng 47520 m2 Mật độ xây dựng =20%. Hệ số sử dụng đất=2,5 lần + Cơ cấu công năng của một nguyên đơn ở: Mặt bằng tâng hầm: 690 m2 Bãi để xe diện tích: 480 m2 Diện tích thang bộ: 45 m2 Diện tích nhà bảo vệ: 46 m2 Diện tích kho: 42 m2 Diện tích hành lang: 77 m2 +Mặt bằng tầng trệt: 780 m2 Hệ thống siêu thị: 540 m2 Sảnh cho đơn nguyên: 80 m2 2 phòng bảo vệ tổng diện tích: 20 m2 3 thang bộ tổng diện tích: 34 m2 2 thang máy tổng diện tích: 8 m2 Hành lang: 98 m2 Tầng kỹ thuật: Được bố trí từ cao độ cốt +3.60 đến cốt +4.500; hệ thống đường ống sẽ được đấu nối trong tầng kỹ thuật. + Tầng điển hình: 760 m2 Hành lang tầng : 100 m2 2 thang bộ tổng diện tích: 28 m2 2 thang máy tổng diện tích: 8 m2 +Từ tầng 2- 12, mỗi tầng có 10 căn hộ trong đó: mỗi căn hộ có diện tích là: 62m2 gồm: 2 phòng ngủ có tổng diện tích: 26 m2 1 phòng khách diện tích : 16 m2 1 bếp : 8 m2 2 ban công tổng diện tích : 12 m2 Tổng số căn hộ của khu 5e là: 110 căn hộ 3.Sân vườn khu chung cư cao tầng: Sân vườn sẽ được bố trí xung quanh các khu chung cư với các thảm cỏ xen kẽ là những bụi cây cảnh có chiều cao không quá 3m. Sân trong khu chung cư lót gạch xi măng tương tự trên: S sân vườn khu 5a diện tích: 0,39 ha S sân vườn khu 5b diện tích: 0,4 ha S sân vườn khu 5c diện tích: 0,858 ha S sân vườn khu 5d diện tích:1,043 ha S sân vườn khu 5e diện tích: 1,086 ha Khu dân cư cao tầng khu 5b có n= 280 (người), S cây xanh = 0,62ha* 65% Khu dân cư cao tầng khu 5c có n= 560 (người), S cây xanh = 1,32ha* 65% Khu dân cư cao tầng khu 5d có n= 716 (người), S cây xanh = 1,64ha* 65% Khu dân cư cao tầng khu 5e có n=1200 (người), S cây xanh=1,67ha* 65% 2.Phương án kiến trúc khu 5a, 5b, 5c, 5d Diện tích toàn khu 5a, 5b, 5c, 5d là 4144 ha Khối chung cư cao 5 tầng có 14 đơn nguyên Toà nhà có 5 tầng nổi Tổng diện tích xây dựng 10.182 m2 với tổng diện tích sàn xây dựng là 50118 m2 Mật độ xây dựng cho chung cư là 30%; Hệ số sử dụng đất = 1,5 lần Cơ cấu công năng cho một đơn nguyên ở: + Khu 5b, 5c (bao gồm 6 đơn nguyên) Mặt bằng tầng trệt và tầng lửng: 945 m2 Để xe máy, xe đạp : 60 m2 Cầu thang bộ diện tích : 60 m2 Sảnh cho đơn nguyên : 20 m2 10 căn hộ kể cả tầng lửng : 805 m2 +Tầng thang bộ điển hình: Diện tích 750 m2 Cầu thang bộ diện tích : 66 m2 Diện tích hành lang : 150 m2 +Từ tầng 2-5, mỗi tầng có 09 căn hộ trong đó 3 căn hộ loại 1 diện tích mỗi bộ : 71 m2 1 căn hộ loại 2 diện tích mỗi bộ : 62 m2 1 căn hộ loại 4 diện tích mỗi bộ : 50 m2 + Khu 5a, 5d (bao gồm 8 đơn nguyên) Mặt bằng tầng trệt 676 m2 Để xe đạp máy, xe đạp : 90 m2 Cầu thang bộ diện tích : 36 m2 Sảnh cho đơn nguyên : 20 m2 8 căn hộ vị trí tại tầng trệt : 428 m2 Cầu thang bộ diện tích : 36 m2 Diện tích hành lang : 120 m2 +Từ tầng 2 đến tầng 5, mỗi tầng có 8 căn hộ trong đó: 6 căn hộ loại 1 diện tích mỗi hộ: 70 m2 2 căn hộ loại 2 diện tích mỗi hộ : 48 m2 Tổng số căn hộ khu 5a, 5b, 5c, 5d là 569 căn hộ. 4. Giải pháp sử dụng nguyên vật liệu chính Vật liệu chịu lực chính là bê tông cốt thép. - Thép đã sử dụng trong công trình là thép liên doanh. - Tường bao bằng gạch BLOCK liên kết với gạch máy đặc - Tường ngăn xây bằng gạch máy nhiều lỗ - Kính sử dụng màu 5mm -Gạch lát sử dụng gạch liên doanh - Bậc thang ốp Granito sản xuất tại nhà máy - Lan can bằng INOX cao 1,3m - Chống nóng bằng máy tôn - Cửa sổ mặt đứng sử dụng khuôn nhôm liên doanh - Cửa chính vào căn hộ bằng hai lớp cửa, trong là cửa gỗ nhóm II, ngoài là cửa sắt hộp sơn tĩnh điện - Hành lang chung trang bị đèn sự cố thụ động bật khi có sự cố MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm gần đây: 7 Biểu 1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á 7 Bảng 1.2 Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á 9 Bảng 1.3: Bảng tình hình dư nợ theo chất lượng nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Bắc Á: 10 Bảng 1.4 Tình hình hoạt động đầu tư của Ngân hàng: 11 Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 15 Bảng 1.6 Kế hoạch thu xếp vốn 35 Bảng 1.7: Tổng kết tài sản 42 Bảng 1.8: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006, 2007 và 2008 44 Bảng 1.9: Số chi tiết cơ cấu đất xây dựng nhà ở chung cư 52 Bảng 1.10 Tổng vốn đầu tư của dự án: 54 Bảng 1.11: Bảng tính dòng tiền của dự án 56 Bảng 1.12 Bảng phân tích chất lượng nợ cho vay các dự án đầu tư 60 Bảng 1.13: Trích dự phòng rủi ro tín dụng 61 Bảng 1.14: Bảng số dự án xin vay vốn, số dự án được duyệt 62 Bảng 1.15: Bảng tổng kết hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á 62 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 69 Bảng 2.3 Bảng điều chỉnh hệ số chiết khấu 81 Bảng 2.4: Bảng điều chỉnh dòng tiền của dự án 82 BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á 17 Sơ đồ 1.3 Quy trình chi tiết đánh giá rủi ro tại ngân hàng TMCP Bắc Á 19 Các ký hiệu viết tắt trong bài NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN: Ngân hàng Nhà nước KTTC: Kỹ thuật thi công TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HĐQT: hội đồng quản trị QHKH: quan hệ khách hàng PGĐ: phó giám đốc. Lời cam kết Tên tôi là: Phạm Thị Thuận. Sinh viên lớp: Đầu tư 48B Khoa: Kinh tế Đầu tư Sau 4 năm học tập, 15 tuần thực tập tại NHTM CP Bắc Á, được sự cho phép của khoa Đầu tư cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Từ Quang Phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của việc áp dụng những kiến thức học tập được tại nhà trường và những kiến thức thực tế tại ngân hàng TMCP Bắc Á. Nó là công trình nghiên cứu của riêng tôi chứ không sao chép từ bất kỳ một chuyên đề, luận văn nào khác. Hà Nội ngày 5/1/2010 Sinh viên Phạm Thị Thuận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31221.doc
Tài liệu liên quan