Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản khu vực I

Lời mở đầu Với một nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng đựơc nâng cao chính vì vậy mà mức sống mức sinh hoạt trong mỗi gia đình ngày càng được cải thiện. Do đó nhu cầu về các loại thực phẩm nói chung và thực phẩm thuỷ sản nói riêng là một nhu cầu cần thiết. Cũng chính với sự thay đổi của nền kinh tế như hiện nay đòi hỏi mỗi công ty, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược, cơ chế quản lý, đào tạo phù hợp với chính sách và nhu cầu phát triển của mình n

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm hoàn thiện hơn về chất lượng công tác quản lý từ đó giúp cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Là một sinh viên của khoa Quản lý doanh nghiệp kết hợp giữa lý thuyết đã nghiên cứu về quản lý nhân sự, cùng với quá trình thực tập tại công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I”. Làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần thuỷ sản khu vực I. Chương 2: Thực trạng hoạt động QLNL tại công ty. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của quý thầy cô nhằm giúp cho bài luận văn của em đựơc hoàn thiện và đầy đủ hơn nữa. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa và đặc biệt là thầy Th.s. Vũ Trọng Nghĩa cùng sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần thuỷ sản khu vực I. I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là một thành viên trực thuộc tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam, đựơc thành lập từ năm 1993 có trụ sở chính đóng tại số 36 ngõ Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, điện thoại: 84.04.9713040 – 84.04.6362632, Fax: 84.048210416, Email: cotien@fpt. Việt Nam. - Vốn kinh doanh: 1.378 triệu đồng - Vốn ngân sách và vốn tự có bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lập tại doanh nghiệp là: 1.103 triệu đồng. - Ngành nghề kinh doanh: + Thu mua thuỷ sản – 0705 + Thương nghiệp bán, buôn bán lẻ thuỷ sản – 0701 - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty hạch toán độc lập có dấu và tài khoản riêng. Sau một thời gian đi vào hoạt động, đến ngày 08/12/2003 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước công ty thuỷ sản khu vực I (doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam) thành công ty cổ phần với các nội dung: - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I. - Tên giao dịch tiếng Anh (viết tắt): SEACO. No1 - Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Seaproduct joint – Stock Company Region No1. - Trụ sở giao dịch chính đặt tại: số 36 ngõ Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 84.04.9713040 – 84.04.6362632 - Fax: 84.048210416 - Email: cotien@fpt. Việt Nam. - Ngành nghề kinh doanh. + Thu mua, sản xuất chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thuỷ sản, nông sản, tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. + Tổ chức kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch trong nước, du lịch lữ hành quốc tế, siêu thị, nhà hàng và xây dựng. + Sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. II. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Sau khi đựơc cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty đựơc xác lập phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, cơ cấu tổ chức, quản lý này được xác định theo luật doanh nghiệp 2005, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát, và các phòng ban, phân xưởng sản xuất kinh doanh. Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty hệ thống phòng được cơ cấu thành 03 phòng: Phòng tổ chức – hành chính, phòng kinh tế – tài chính, phòng kinh doanh, 01 trung tâm kỹ thuật và thực nghiệm, 02 phân xưởng, 02 trạm và hệ thống các cửa hàng và quầy. Đại hội đồng cổ đông của công ty là cơ quan chủ sở hữu, có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề trong hoạt động của công ty (những vấn đề thuộc quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông).Giám đốc điều hành hoạt động của công ty và trực tiếp chỉ đạo và điều hành việc sản xuất cũng như kinh doanh của các phòng, ban trong công ty. Ban kiểm soát của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị, cũng như hoạt động của các bộ phận khác trong công ty, nhằm đảm bảo quyền chủ sở hữu của Đại hội đồng cổ đông. Sơ đồ 1:Bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông ( Nguồn : Phòng tổ chức hành cHĐQT Giám đốc Ban kiểm soát Xưởng thuỷ sản đông lạnh Xưởng chế biến thuỷ sản Các cửa hàng và quầy Trạm thuỷ sản Giáp Bát Trạm thuỷ sản Thanh Bình Phòng kinh tế tài chính Phòng kinh doanh TTKT và thực nghiệm KCS Phòng tổ chức hành chính (Nguồn phòng tổ chức hành chính) 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 2.1. Phòng tổ chức hành chính. - Phòng tổ chức hành chính(TCHC) có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, quản lý lao động, thanh tra và thực hiện các chế độ chính sách. - Quản lý toàn bộ người lao động trong công ty về các mặt nhân sự, chính trị, chuyên môn và kỹ thuật. - Tham mưu giải quyết công tác cán bộ trong toàn công ty, thông qua các công tác bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, sử dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. - Thực hiện chính sách khen thưởng, thi đua của công ty. + Công tác hành chính. - Tiếp nhận, kiểm tra và phân phối các loại công văn, giấy tờ đi đến trong nội bộ và ngoài công ty.Quản lý và sử dụng con dấu, cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường, mua sắm vật tư Hành chính, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động. 2.2. Phòng kinh tế tài chính. - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng quản lý tài sản, quản lý sản xuất kinh doanh bằng tiền vốn, quản lý công tác thu chi, tổng hợp và hệ thống hoá các số liệu hạch toán. - Lập kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. - Thực hiện đúng biểu mẫu kế toán - thống kê - tài chính do nhà nước quy định. Hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh, giá thành chi phí lưu thông và các khoản thanh toán ngân sách theo đúng chế độ nhà nước. 2.3. Trung tâm kỹ thuật và thực nghiệm KCS. - Trung tâm kỹ thuật và thực nghiệm là phòng quản lý tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật trong công ty, nghiên cứu thực nghiệm sản phẩm mới và chất lượng của hàng hoá theo tiêu chuẩn của nghành, nhà nước. - Kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm thuỷ sản mua vào, bán ra làm cơ sở để định giá, phân loại sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản phẩm, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường từng khu vực. - Sau khi nghiên cứu thực nghiệm các loại mặt hàng mới có kết quả phải xây dựng quy trình sản xuất, trình Giám đốc duyệt trước khi đưa ứng dụng sản xuất thực tế. 2.4. Phòng kinh doanh. - Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ làm tham mưu, tổng hợp cho các Giám đốc về công tác kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty. - Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện tốt công tác tiếp thị, tính toán đơn giá các mặt hàng kinh doanh lập kế hoạch được giao, thực hiện tốt công tác tiếp thị, tính toán. - Định kỳ tháng, quý, năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch khi cần thiết lập sửa đổi hoặc bổ sung kế hoạch dự kiến và xây dựng kế hoạch kinh doanh thời gian tới kịp trình Giám đốc. - Xem xét cân đối lỗ lãi từng lô hàng, loại hàng, rút kinh nghiệm kịp thời phục vụ tốt cho việc kinh doanh các lô hàng mới. - Đề xuất, tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty dưới mọi hình thức. Ngoài ra là các hệ thống trạm, xưởng, cửa hàng và quầy. 2.5. Các xưởng chế biến thuỷ sản và kinh doanh thuỷ sản đông lạnh: - Là đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng sản xuất đóng gói, tái chế các mặt hàng thuỷ sản theo kế hoạch phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Sản xuất,chế biến đóng gói các mặt hàng thuỷ sản theo quy trình đã được nghiên cứu, đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu kỹ thuật đề ra. - Thực hiện tốt công tác tiếp thị cho việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, các khu vực công nghiệp và các tỉnh phía Bắc. - Phát triển hệ thống đại lý các quầy, điểm bán lẻ sản phẩm, đề xuất phương thức, quy chế giao sản phẩm, thu nộp tiền hàng, tỉ lệ hoa hồng được hưởng cho mọi đối tượng tiêu thụ hàng hoá, nhằm tiêu thụ được hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động. 2.6. Các trạm kinh doanh thuỷ sản Giáp Bát và thuỷ sản Thanh Bình: - Chấp hành tốt các định mức kinh doanh công ty đề ra cho trạm theo từng thời kỳ. - Xây dựng quan hệ giao dịch với nhà ga, làm thủ tục giấy tờ theo đúng quy định để tiếp nhận, gửi và nhận hàng được thuận lợi, tránh hư hỏng, mất mát. - Thực hiện các hợp đồng mua, bán hàng hoá do công ty ký kết và uỷ nhiệm , tổ chức tập chung việc mua bán buôn, bán lẻ hàng thuỷ sản của công ty phù hợp với khả năng kinh doanh của trạm. - Tổ chức tốt việc kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản , hàng tự khai thác khác phù hợp với khả năng kinh doanh của trạm. 2.7. Quầy bán lẻ sản phẩm thuỷ sản. - Tập trung bán sản phẩm của công ty, đặc biệt mặt hàng nước mắm, tuyệt đối không được bán hàng của các đối tượng khác. III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự tại công ty. 1. Đặc điểm về sản phẩm. Hoạt động chính của công ty Cổ phần Thuỷ sản khu vực I là kinh doanh thương mại với mặt hàng kinh doanh chính là mặt hàng thuỷ sản, số lượng rất nhiều, đa dạng và phong phú về chủng loại. Có thể chia thành các nhóm mặt hàng bao gồm: nước mắm các loại, hàng đông lạnh, sản phẩm kinh doanh và sản xuất chế biến(SXCB).Sau đây là bảng về sản lượng của từng loại mặt hàng trong những năm qua: Bảng 1:Bảng tổng hợp sản lượng các loại mặt hàng chính trong 3 năm: TT Mặt hàng ĐV 2005 2006 2007 Sản lượng 1 Nước mắm lít 1.000 lít 650 700 750 2 Nước mắm đóng chai 1.000 chai 700 700 750 3 Sản phẩm KD và XCB khác Tấn 170 300 400 4 Hàng đông lạnh Tấn 100 50 100 ( Nguồn : Phòng kinh doanh) Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sản lượng các mặt hàng chính của công ty trong 3 năm qua cũng đã gia tăng.Về mặt hàng nước mắm lít, sản lượng năm 2005 là 650 nghìn lít và tăng đều trong 2 năm tiếp theo, mỗi năm tăng 50 nghìn lít.Nước mắm đóng chai trong 2 năm 2005 và 2006 tuy không có sự biến động , nhưng sang năm 2007 lại cho thấy sự tăng mạnh đạt đến 850 nghìn chai. Các sản phẩm kinh doanh và SXCB khác cũng lần lượt tăng trong các năm.Về mặt hàng đông lạnh trong năm 2006 tuy có sự giảm sút so với năm 2005 là 50 tấn, nhưng bước sang năm 2007 đã lấy lại được sự ổn định ban đầu, với mức sản lượng đạt 100 tấn, điều đó cho thấy công ty đã có những chính sách thích hợp nhằm ổn định và phát triển mặt hàng này. Tương ứng với mức sản lượng của mặt hàng chính đã cung cấp, công ty đã thu về được lượng doanh thu khá cao được phản ánh chi tiết qua bảng tổng hợp về doanh thu dưới đây: Bảng 2: Bảng tổng hợp doanh thu (DT) các mặt hàng chính trong 3 năm. TT Mặt hàng ĐV 2005 2006 2007 DT Tỷ trọng DT Tỷ trọng DT Tỷ trọng 1 Nước mắm lít Trđ 1.600 19% 2.150 26.6% 3.757 27.5% 2 Nướcmắm đóng chai Trđ 3.200 38% 3.200 39.6% 4.500 33% 3 Sản phẩm KD & SXCB khác Trđ 407 4.84% 630 7.8% 890 6.5% 4 Hàng đông lạnh Trđ 2.000 23.8% 1.000 12.3% 2.000 14.7% 5 Doanh thu Trđ 1.200 14.3% 1.100 13.6% 2.500 18.3% Tổng cộng 8.407 100% 8.080 100% 13.647 100% ( Nguồn: Phòng kinh doanh) Hàng hóa của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ như : Nha Trang, Phan Thiết, Thanh Hoá, Sài Gòn.Từ các công ty chế biến lớn, song cũng có khi từ các công ty chế biến nhỏ như: Cơ sở Đức Tuấn - Sài Gòn, Kim Ngọc - Nha Trang,hàng hoá của công ty sau khi đựơc nhập về có thể phải qua công tác chế biến hoặc chuyển loại, đóng chai tại các xưởng chế biến sau đó nhập kho hoặc bán ngay cho khách hàng. 2. Đặc điểm về thị trường. - Nếu như trước kia thị trường chính của công ty là trên địa bàn Hà Nội , đặc biệt là các huyện ngoại thành, thì đến nay với chiến lựơc không ngừng phát triển của công ty, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng đặc biệt là khu vực phía Bắc. Với chính sách đúng đắn cộng với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc như : Hà Tây, Hải Dương , Vĩnh Phúc.Dưới đây là bảng phản ánh cơ cấu thị trường chính của công ty. Bảng 3 : Tổng hợp về thị trường của công ty trong 2 năm Đơn vị: triệu đồng TT Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng doanh thu 8.080 100% 13.647 100% Hà Nội 3.200 39,6% 4.356 32% Hà Tây 2.600 32,2% 3.200 23,4% Hải Dương 1.150 14,2% 2.000 14,7% Vĩnh Phúc 130 1,6% 1.091 8% Các tỉnh khác 1.000 12,4% 3.000 21,9% (Nguồn : phòng kinh tế - tài chính) 3. Đặc điểm về vốn - Tổng nguồn vốn kinh doanh đã không ngừng gia tăng trong những năm qua, năm 2006 tăng 7,4% so với năm 2005 và tăng 21,5 % trong năm 2007 so với năm 2006. - D tổng tài sản ngày càng tăng, nên việc đầu tư cho tài sản lưu động và tài sản cố định đựơc quan tâm hơn, cụ thể là tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn tăng 4,8 % trong năm 2006 và 17 % năm 200, đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tương tự, tăng 15,5% năm 2006 và 34,5 % năm 2007. - Trong tổng nguồn vốn thì cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu đã có sự chuyển dịch, qua bảng ta thấy vốn vay của công ty có xu hướng giảm dần trong những năm qua, và vốn chủ sở hữu thì không ngừng tăng cường, ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của công ty.Điều này sẽ là điều kiện rất tốt cho công ty, công ty sẽ chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình, việc phụ thuộc vào vốn đi vay là không nhiều, tiền lãi suất cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Tuy nguồn vốn đã không ngừng gia tăng trong những năm qua, nhưng hiệu quả mang lại là không nhiều, không tương xứng với những gì mà công ty đã bỏ ra,như quy mô sản xuất, thị trường chưa được mở rộng, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng tăng một cách không thuyết phục.Nguyên nhân của việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả của mình là do công ty đầu tư một cách dàn trải, không trọng tâm, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Mặc dù đã có những chuyển biến trong vốn chủ sở hữu, nhưng cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay chưa phù hợp, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là 37,57%, điều này chứng tỏ khả năng tự bảo đảm và mức độ độc lập về mặt tài chính là chưa cao, bởi vì đa phần tài sản của doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng vốn đi vay. Dưới đây là bảng về công tác quản lý nguồn vốn của công ty. Bảng 4: Kết cấu vốn của công ty. Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng vốn kinh doanh Trđ 4.850 5.211 6.332 Chia theo tính chất Trđ 4.850 5.211 6.332 Vốn cố định Trđ 10164 1.345 1.809 Vốn lưu động Trđ 3.686 3.886 4.523 Chia theo sở hữu Trđ 4.850 5.211 6.332 Vốn vay Trđ 3.028 2.988 2.933 Vốn chủ sở hữu Trđ 1.822 2.223 3.399 ( Nguồn : Phòng kinh tế tài chính) Qua bảng ta có thể phân tích được công tác quản lý cơ sở vật chất của công ty trong những năm qua, tổng số máy móc thiết bị là: 528,720 trđ trong đó máy móc thiết bị không sử dụng là: 4,147 trđ chiếm 0,08%. IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. Bảng 10: Bảng báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tăng, giảm % năm 2006-2005 Số tăng, giảm % năm 2007-2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Doanh thu bán hàng hoá- dịch vụ 8.407 8.080 13.647 -327 -3,88% +5.567 68,9% 2. Các khoản giảm trừ 95 31 251 -64,3 -67,2% +220 79% 3. Doanh thu thuần về bán hàng hoá, dịch vụ 8.311 8.409 13.396 +97,3 1,17% +4.987 59,3% 4. Giá vốn bán hàng 4.906 4.883 10.521 -22 -0,45% +5.638 115% 5, Lợi nhuận gộp về bán hàng hoá - dịch vụ 3.4.5 3.165 2.884 -240 -7% -281 -8,8% + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN 1.663 1.930 1.485 +266 16% -445 -23% 914 1.125 735 +210 23% -390 -34,6% 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 815 109 154 -70,5 -86,5% +44 -40,5% 7. Thu nhập khác 32 6,7 65 -25,2 -78,8% +59 872% 8. Chi phí khác 60 4,3 60 -55,9 -92,7% +56 1295% 9. Lợi nhuận khác -28 2,3 4 +30 108,4% +1,7 739% 10. Lợi nhuận sau thuế 786 114 827 -672 -589% +713 625% (Nguồn: Phòng kinh tế – tài chính) Bảng 11: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua: S TT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị 2005 2006 2007 Số lượng Số lượng Tăng giảm so với năm trước Số lượng Tăng giảm so với năm trước Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sảnlượng Trđ 4.906 4.883 -22 -0,45 10.521 +5638 +115% 2 Doanh thu tiêu thụ Trđ 8.407 8.080 -327 -3,88% 13.647 +5567 +689% 3 Tổng số lao động Người 125 91 -34 -27,2% 85 -6 -6,5% 4 Tổng số tài sản 4a- Vốn cố định 4b- Vốn lưu động Trđ 4.850 1.164 3.686 5.211 1.345 3.886 361 181 200 +7,4% + 15,5% + 4,8% 1.6.332 1.809 4.523 1.121 464 637 +21,5% +34,5% +17% 5 Lợi nhuận sau thuế Trđ 786 114 -672 -589% 827 713 +625% 6 Tiền lương trung bình của 1 lao động Trđ 0,9 0,9 0 0% 8271,2 0,3 +33,3% 7 Năng suất lao động của 1 CNV(1:3) Trđ 39,24 53,65 14,41 +36,7% 123,77 70,12 +130% 8 Lợi nhuận / Doanh thu (5:2) % 9,3% 1,4% -7,9% 6% 4,6% 9 Lợi nhuận / Vốn kinh doanh (5: 4) % 16.2% 2,2% -14% 13% 10,8% 10 Vòng quay vốn lưu động(2:4a) Số vòng 7 6 -1 7 +1 ( Nguồn: Phòng kinh tế - tài chính) Qua bảng báo cáo tài chính và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy một số mặt đạt đựơc thông qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu bán hàng và dịch vụ nhìn chung đã tăng lên một cách đáng kể, mặc dù năm 2006 có hơi giảm nhưng không đáng kể, cụ thể là giảm 3,88 %. Trong năm 2007 thì tình hình đã thay đổi, doanh thu về bán hàng và dịch vu đã tăng lên mạnh mẽ so với năm 2006 nó đã tăng lên 68,9% tương ứng với 5.567 trđ. Đây quả là một con số ấn tượng đối với một doanh nghiệp vừa mới được cổ phần hoá. Đạt được kết quả trên là do chiến lược mở rộng qui mô sản xuất, qui mô thị trường của công ty trong năm 2007 và là sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Đồng thời đây cũng là do nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản đột nhiên tăng mạnh vào cuối năm 2007 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể. - Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ tăng một cách đáng kể, đây là do hệ quả của việc doanh thu bán hàng và dịch vụ tăng, cụ thể là tăng tới 59,3 % so với năm 2006. - Do chiến lược mở rộng qui mô sản xuất và thị trường nên giá vốn hàng hoá của công ty cũng tăng, trong năm 2007 giá vốn bán đã tăng tới 215% và vượt 115% so với năm 2006.Việc tăng này ngoài nguyên nhân do chiến lược phát triển của công ty mà nó còn chịu tác động của một nguyên nhân khác nữa đo là trong năm 2007 sản lượng đánh bắt thuỷ sản trong nước giảm một cách đáng kể cộng với sự gia tăng hàng loạt các loại nhiên liệu như xăng, dầu, điện , than đã đẩy cho đầu vào của công ty tăng nhanh. Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng giảm, cụ thể là năm 2007 chi phí bán hàng giảm 23 % và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 34,6 % so với năm 2006. Đây là sự nỗ lực của Giám đốc và bộ máy quản lý của công ty. Thông qua các chỉ tiêu trên cũng cho thấy những mặt chưa đạt được như sau: - Năm 2006 công ty bắt đầu hoạt động theo cơ chế cổ phần hoá, qua bảng ta thấy hầu như tất cả các chỉ tiêu đều bị giảm trong năm này, mặc dù là không nhiều, như doanh thu bán hàng và dịch vụ giảm 3,88%, giá vốn hàng bán giảm 0,45%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm tới 86,5%, và đặc biệt là lợi nhuận trước thuế của công ty giảm tới 589%, đây là hệ quả của các chỉ tiêu khác mang lại .Khi mà doanh thu, giá vốn hàng hoá giảm nhẹ và các loại chi phí tăng một cách đáng kể đã tác động tới lợi nhuận. - Các loại chi phí tăng mạnh trong năm 2006, như chi phí bán hàng tăng 16 %, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 23% so với năm 2005. Đây là do sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp phải sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy quản lý đã làm cho chi phí tăng. - Lợi nhuận trong năm 2007 mặc dù tăng tới 625% so với năm 2004 nhưng khi nhìn lại một cách tổng thể thì đây quả là một con số thất vọng bởi vì doanh thu tăng tới 68,9 % tương ứng với 5.567 trđ nhưng lợi nhuận mang lại là hết sức khiêm tốn. Điều này có thể giải thích là do chi phí đầu vào của công ty còn khá cao, rồi chi phí hoạt động tài chính mặc dù đã giảm nhưng không đáng kể. Nếu ta đem so sánh năm 2005 thì điều vừa nói trên càng rõ ràng hơn. - Trong năm 2007 mặc dù doanh thu về bán hàng và dịch vụ tăng một cách mạnh mẽ, nhưng so với kế hoạch mà công ty đã đặt ra trứơc đó thì con số ấy chưa đạt đựơc, điều này cũng là thực trạng của lợi nhuận trước và sau thuế của công ty. Xét một cách tổng thì bối cảnh của công ty có chiều hướng ngày càng khả quan hơn , nhưng khi đi sâu vào từng chỉ tiêu thì không hẳn đã phải là như vậy. Chiều hướng tăng đã xuất hiện ở các chỉ tiêu nhưng lợi nhuận đem lại là không nhiều. Trong khi đó các loại chi phí như chi phí cho đầu vào sản xuất , chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng. Chương 2 Thực trạng hoạt động quản lý nhân lực tại công ty I. Cơ cấu lao động của công ty Bảng 5: Bảng cơ cấu lao động của công ty Đơn vị: người Năm Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 Tăng, giảm của năm 06/05 (%) Tăng, giảm của năm 07/06 (%) Tổng số lao động 125 91 85 -27,2% -6,5% Phân theo trình độ Đại học, cao đẳng 32 35 36 9,3% 2,8% Trung cấp 68 30 25 -44,1% -16,6% Lao động phổ thông 25 26 24 4% -7,6% Phân theo thời gian lao động Hợp đồng dài hạn 67 60 62 -10,4% 3,3% Hợp đồng ngắn hạn 58 31 23 -46,5% -25,8% Phân theo độ tuổi Trên 46 tuổi 30 25 25 -16,7% 0% Từ 36 đên 46 tuổi 35 30 25 -14,3% -16,7% Từ 26 đến 36 tuổi 40 20 15 -50% -25% Dưới 26 tuổi 20 16 20 -20% -25% Phân theo giới tính Nam 70 61 65 -12,8% -26,2% Nữ 55 30 40 -45,5% -33,3% Phân theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 90 70 67 -28,5% -4,3% Lao động gián tiếp 35 21 18 -40% -14,3% (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Sau khi được cổ phần hoá với chủ trương sắp xếp, kiện toàn, tổ chức tại các phòng ban theo hướng gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ, tham mưu và phục vụ tốt công tác kinh doanh. Rà soát, kiện toàn lại lao động của các bộ phận trong công ty sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, mặt khác tăng cường chất lượng lao đông, sắp xếp phù hợp với khả năng lao động, đào tạo lại và không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với công việc được giao. Có qui chế tuyển dụng lao động chặt chẽ, công khai khi công ty có nhu cầu. Với chủ chương đó đã làm cho công tác quản lý nhân lực trong công ty có nhiều sự thay đổi trong bố trí, cơ cấu lại nguồn nhân lực: - Số lượng lao động đã giảm một cách tương đối, năm 2006 giảm 27,2% so với 2005 trong tổng số. Đến năm 2007 giảm 6,5% so với năm 2006 - Cơ cấu về trình độ có sự thay đổi rõ rệt, điều đó được thể hiện trong tổng số lao động có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2006 tăng 9,3% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 2,8% so với năm 2006. Mặt khác số lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông ngày càng giảm. Qua đây ta có thể thấy được chất lượng lao động của công ty ngày càng tốt lên, và công ty ngày càng quan tâm hơn tới yếu tố con người, xem nó là nguồn nhân lực chủ yếu giúp công ty phát triển bền vững. - Theo đó cơ cấu thời gian lao động cũng có nhiều chuyển biến, số lượng lao động dài hạn là đa số, chiếm tới 2/3 trong tổng số lao động của công ty. Điều này sẽ tạo tâm lý rất tốt cho người lao động, bởi vì khi họ được coi là thành viên chính thức trong công ty. Được đóng bảo hiểm cộng với một số tiền nhất định trong công ty sẽ là liều thuốc hữu hiệu kích thích họ làm việc tốt hơn, họ sẽ coi công ty như là gia đình thứ hai của mình. Nhìn chung cơ cấu nhân sự đã có sự chuyển đổi rõ rệt và đạt được những tiến bộ nhất định: Cơ cấu được tinh gọn hơn, chất lượng lao động ngày càng đựơc nâng lên và còn từng bước đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn đọng chưa được giải quyết triệt để, theo kế hoạch sau khi công ty được cổ phần hoá sẽ thành lập ngay phòng quản lý nhân sự hoạt động một cách riêng biệt, nhưng cho đến nay (sau 2 năm được cổ phần hoá) thì vẫn chưa đạt được kế hoạch đã dự định, điều này đã dẫn đến hậu quả trong công tác quản lý nguồn vẫn còn tồn đọng một số vấn đề sau: - Chất lượng lao động trong công ty đã được nâng cao, lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động trong công ty, nhưng hiệu quả lao động, kết quả công việc mà họ mang lại là không tương xứng. - Công ty chưa tạo ra được một môi trường phát triển, cạnh tranh thực sự cho người lao động. Để công ty có thể tận dụng hết nguồn nhân lực chất xám mà công ty đang có. Họ là nhân tố giúp cho công ty không ngừng mở rộng về qui mô sản xuất, qui mô thị trường để ngày một phát triển. Chính vì lý do này mà tổng số lao động của công ty trong những năm qua không tăng, bởi vì thị trường, qui mô sản xuất được mở rộng thì một điều chắc chắn rằng công ty sẽ có nhu cầu về lao động, nhưng ở đây thì công ty lại có xu hướng ngược lại. Đôi khi dấu hiệu giảm về số lượng lao động là dấu hiệu không tốt của một công ty. II. Hoạt động quản lý nhân sự tại công ty 1. Công tác tuyển dụng: 2. Sử dụng và bố trí nhân lực trong công ty Việc sử dụng và bố trí nhân lực đã được ban lãnh đạo công ty giải quyết theo hướng coi trọng về chất lượng và được phản ánh qua bảng sau: Bảng 6: Bố trí nhân lực tại công ty 3 năm qua Đơn vị: người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Bộ phận hành chính 50 25 37 Bộ phận kỹ thuật 12 10 7 Bộ phận công nhân chế biến 63 46 41 Tổng cộng 125 91 85 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Với phương châm coi trọng chất lượng lao động là chính, công ty đã kiên quyết tinh tinh giảm nhân lực tại các bộ phận. Năm 2005 trước khi công ty được cổ phần hoá tổng số lao động là 125 người, phân bố cho bộ phận tài chính là 50 người, bộ phận kỹ thuật là 12 người và bộ phận công nhân sản xuất là 63 người. Sang năm 2006 khi công ty là một doanh nghiệp cổ phần số lượng lao động tại các bộ phận này giảm lần lượt chỉ còn 35, 10, 46 người tức là giảm đi 34 người. Số lao động giảm đi một phần do chuyển công tác, phần lớn vì họ đã làm việc quá lâu trong chế độ cũ, không thể đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty trong hoàn cảnh hiện tại. Năm 2007 số lượng lao động tiếp tục giảm đi ở bộ phận kỹ thuật và bộ phận công nhân sản xuất. Nguyên nhân chính là do công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, lao động còn ít hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công việc. Tuy cắt giảm lao động nhưng công ty vẫn hoạt động ổn định, cho thấy rõ là sản lượng lao động giảm nhưng công ty vẫn hoạt động ổn định, cho thấy rõ là sản lượng tiêu thụ và doanh thu về các mặt hàng chính của công ty đều tăng trong 2 năm 2006 và 2007. Bảng 7: Số lượng cán bộ công nhân viên được tuyển dụng, cắt giảm trong năm 2006 -2007 Đơn vị: người Chỉ tiêu 2006 2007 Số lao động % Số lao động % Tổng số lao động được tuyển 18 100 12 100 Nhân viên các phòng ban 5 28 6 50 Cán bộ kỹ thuật 7 39 4 33 Công nhân 6 33 2 17 Tổng số lao động cắt giảm 52 100 18 100 Nhân viên các phòng ban 20 38,5 4 22,2 Cán bộ kỹ thuật 9 17,3 7 38,9 Công nhân 23 44,2 7 38,9 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Tuy số lượng lao động được tuyển dụng không nhiều, nhưng điều mà công ty quan tâm không chỉ là số lượng mà là chất lượng lao động. Mục đích tuyển dụng của Công ty không không chỉ với nghĩa đơn thuần là tuyển dụng nhân viên mới mà còn là việc lựa chọn người có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đặt người đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, giảm những lao động thừa để mọi thành viên trong Công ty có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách hữu hiệu giúp cho Công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra. Qua việc đánh giá tình hìn thu hút và tuyển dụng lao động của Công ty trong một vài năm qua ta thấy mặc dù số lượng lao động toàn Công ty giảm nhưng đội ngũ cán bộ, nhân viên đã được bổ sung trình độ để phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh. Các lao động này đã phát huy được những năng lực, phẩm chất của mình góp phần đẩy mạnh kết quả kinh doanh giúp cho Công ty ngày càng phát triển. 3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường hiện nay với khá đông đội ngũ cán bộ từ thời bao cấp để lại, ngoài việc cố gắng tìm kiếm nguồn hàng, đẩy mạnh bán ra thì công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty được chú trọng. Trong nền kinh tế bao cấp, tư tưởng của người lao động phần lớn là khi mà họ đã vào biên chế thì họ không quan tâm đến hiệu quả công vịêc, lỗ lãi do nhà nước chịu. Các nhà quản lý thì không năng động, không tự đổi mới và hoàn thiện mình. Vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn không được quan tâm. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các Công ty phải hạch toán chi phí kinh doanh độc lập thì công tác đào tạo là vô cùng cần thiết. Đòi hỏi Công ty phải có những kế hoạch đào tạo hợp lý, thực sự nâng cao đựơc trình độ, năng lực người lao động. Bảng 8: Tổng kết hoạt động đào tạo của Công ty trong 2 năm Chương trình Năm 2006 (Người) Năm 2007 (Người) Đào tạo chương trình chuyên môn 8 8 Đào tạo quản lý kinh tế 6 8 Đào tạo kỹ thuật 12 10 Đào tạo công nhân sản xuất 18 22 Tổng số lượt đào tạo 44 48 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Như trong bảng vẽ cơ cấu lao động của Công ty ta thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng, ngược lại số lao động có trinh độ trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông ngày càng giảm. Do vậy để bắt kịp với tình hình phát triển chung Công ty đã chủ trương đưa ra một số cán bộ, nhân viên đi đào tạo ở các trường Đại học. Công ty cũng tổ chức cho toàn thể cán bộ công nhân viên đi tập huấn nghiệp vụ, giao tiếp, kỹ năng marketing, giới thiệu về sản phẩm. Qua việc đánh giá về công tác đào tạo của Công ty Cổ phần thuỷ sản khu vực ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7455.doc
Tài liệu liên quan