MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đ
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với các cơ quan nhà nước.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy. quận Hải An với điều kiện địa lý- kinh tế thuận lợi, tiếp giáp biển, là trọng điểm phát triển cảng biển, càng hàng không, là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiểm năng lấn biển khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Quận Hải An thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là quận mới thành lập vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa bàn quận Hải An cần phải được quản lý nhằm phát huy nguồn lực, tiền tài, lợi thế có sẵn của quận. Song thực tế, quá trình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An gặp một số những trở ngại, khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với quá trình thực tập tại UBND quận Hải An,em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An”.
Nội dung đề tài bao gồm phần chính sau:
Phần I: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An
Phần II: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư của UBND quận Hải An
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND quận Hải An và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Là một sinh viên, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình hoàn thành đề tài này, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài có chất lượng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư cấp nhà nước của UBND quận Hải An
Vài nét về quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô
1. Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước, của bộ, ngành, địa phương
1.1 . Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước
Nhà nước XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình trong đó có việc quản lý hoạt động đầu tư. Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư với các nội dung sau:
- Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Nhà nước ban hành, sửa chữa, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan như luật thuế, luật đất đai, luật đấu thầu,…và các văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến khích hoạt động đầu tư, mặt khác đảm bảo cho đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đầu tư. Trên cơ sở chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương và vùng lãnh thổ, xây dựng các qui hoạch, kế hoạch đấu thầu, trong đó, quan trọng là việc xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn…Từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên.
- Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư. Nhà nước ban hành các chính sách, chủ trương quan trọng như chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng linh hoạt, chính sách ưu đãi đầu tư…nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thủ tục đầu tư, Nhà nước đề ra các giải pháp huy động vốn tối đa và phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn đặc biệt vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, kịp thời điều chỉnh bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách.
- Ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư. Nhà nước mà đại diện là ngành thống nhất quản lý các định mức kinh tế-kỹ thuật liên quan đến ngành mình như ban hành những qui định về yêu thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường…
- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư. Nhà nước xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu cho từng lĩnh vực hoạt động đầu tư.
- Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao.
- Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát. Các cơ quan quản lý nhà nươc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, qui định của nhà nước, những cam kết của chủ đầu tư (như chuyển nhượng, bổ sung mục tiêu hoạt động, tăng vốn để đầu tư chiều sâu, gia hạn thời gian hoạt động, giải thể…).
- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước. Nhà nước đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình. Đối với dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án.
1.2 . Nội dung quản lý đầu tư của bộ, ngành, địa phương
- Các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, qui hoạch đầu tư cho Bộ, ngành và địa phương của mình.
- Xác định danh mục các dự án đầu tư của ngành, địa phương mình lập dự án tiền khả thi và khả thi.
- Xây dựng các kế hoạch huy động vốn.
- Hưỡng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành mình, địa phương mình lập dự an tiền khả thi và khả thi.
- Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành mình, địa phương mình liên quan đến đầu tư
- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý.
- Hỗ trợ và trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư như cấp đất, giải phóng mặt bằng, thuê và tuyển dụng lao động, xây dựng công trình….
- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, qui định dưới luật…nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcvà hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư.
2. Bộ máy quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô
Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT). Chức năng của Bộ KH-ĐT là:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư để trình chính phủ các dự án, luật, pháp lệnh có liên quan đến đầu tư.
Xác định phương hướng đầu tư và cơ cấu đầu tư cũng như tổng hợp, trình thủ tướng chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm.
Chịu trách nhiệm trước chính phủ về toàn bộ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các Bộ, bàn ngành, địa phương khác để kiểm tra, giám sát các dự án trong nền kinh tế theo phân cấp
Bộ Xây dựng. Bao gồm chức năng sau:
Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng đô thị và nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chủ trì, cùng với các Bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định, thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm A ( Nhóm B, C do Sở chuyên ngành kỹ thuật thẩm định).
Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong việc thực hiện các dự án đầu tư.
Chủ trì cùng với Bộ KH- ĐT, bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra việc thực hiện Luật Xây dựng.
QUỐC HỘI
Chi nhánh ngân hàng ở địa phương
UBND các cấp
CHÍNH PHỦ
Chủ đầu tư
Bộ Tài chính
Bộ Xây dựng
Ngân hàng nhà nước
Bộ TN-MT
Bộ KH-CN
Các bộ có liên quan
Bộ chuyên ngành
Sở Tài chính
Sở Xây dựng
BỘ KH-ĐT
Sở TN-MT
Sở KH-CN
Các Sở chuyên ngành
Các Sở có liên quan
H 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý đầu tư tầm vĩ mô
Giới thiệu chung về UBND quận Hải An
Quá trình hình thành và phát triển của UBND quận Hải An - Thành phố Hải Phòng
Quận Hải An được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Hải và quận Ngô Quyền - thành phố Hải Phòng theo Nghị định số 106/2002/NĐ- CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ. Chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 5 năm 2003, có 6 đơn vị hành chính gồm 05 xã: Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải, Đằng Hải (thuộc huyện An Hải) và 1 phường Cát Bi (thuộc quận Ngô Quyền).
Tổng diện tích tự nhiên: 9.552,38 ha. Phía Đông giáp huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, phía Nam giáp huyện Kiến Thụy, phía Bắc giáp huyện Thuỷ Nguyên và biển.
Đến tháng 4/2007, thực hiện Nghị định số 54/2007/NĐ- CP ngày 05/4/2007 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các quận Lê Chân, Kiến An, Hải An và huyên An Lão - thành phố Hải Phòng. Quận Hải An đã được Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh địa giới hành chính các phường Đằng Lâm, Cát Bi để thành lập thêm phường Thành Tô, chia tách Đông Hải thành 2 phường mới là Đông Hải 1, Đông Hải . Tính đến thời điểm tháng 10/2007, quận Hải An có 08 đơn vị hành chính là các phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Lâm, Nam Hải, Đằng Hải, Tràng Cát, Thành Tô và Cát Bi. Với dân số 82.408 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động: 49.411 người, người có công với cách mạng: 1.500 đối tượng.
Được thành lập từ 5 xã thuần nông và phường Cát Bi là phường tập trung dân cư có thu nhập thấp của quận Ngô Quyền, nên dân của Hải An là dân nông nghiệp, trong dân không có nghề phụ, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng của quận đô thị loại 1, tính chất đất chua mặn, hệ thống đê điều dài nên gây khó khăn cho công tác phòng thủ an ninh. Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Trung ương, của các cấp, các ngành thành phố, sự chỉ đạo sát sao của Quận uỷ, HĐND, UBND quận nên trong những năm qua Hải An đang từng bước đi lên xây dựng đô thị mới , xác định Công tác quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển quận, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.
Được Trung ương quan tâm đầu tư những công trình trọng điểm như khu công nghiệp Đình Vũ, nâng cấp sân bay Cát Bi thành san bay cấp 4, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; được thành phố ban hành Nghị quyết 24/NQ- TU xác dịnh rõ Xây dựng quận Hải An cơ bản trở thành đô thị mới, có hạ tầng kỹ thuật văn minh, hiện dại, là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc; là trung tâm Công nghiệp và Dịch vụ; có kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế phát triển, là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông Nam thành phố, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã họi được giữ vững, có hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Uỷ ban nhân dân quận đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố, tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các phường tăng cường công tác quản lý quy hoạch không gian đô thị quận dến năm 2020, quy hoạch chi tiết khu Trung tâm hành chính quận, v.v...
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu quản lý theo chức năng
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Hải An là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND quận và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Các cơ quan này sẽ chịu sự chịu đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hải Phòng.
Các cơ quan chuyên môn làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trong đó:
- Đứng đầu là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách
- Phó thủ trưởng: là người giúp Thủ trưởng chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn.
Chủ tịch UBND quận Hải An
Phó chủ tịch phụ trách nội chính
Phòng Tư pháp
Phòng TC-KH
Phòng TN-MT
Thanh tra
Phó chủ tịch phụ trách kinh tế
Phòng Quản lý đô thị
Phòng HĐND & UBND
Phòng Y tế
Phòng Văn hoá- Thông tin
Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội
Phòng Giáo dục
Phó chủ tịch phụ trách văn xã
Phòng Kinh tế
H 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của UBND quận Hải An
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải An bao gồm các cơ quan sau
Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, lao động- thương binh và xã hội.
Phòng Tài chính- Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh.
Phòng Giáo dục: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp cấp huyện.
Phòng Văn hoá- Thông tin- Thể thao: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình.
Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyển, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thì hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác.
Phòng Kinh tế: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông, lâm, ngư, định canh, định cư, kinh tế mới, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và hợp tác xã.
Phòng Quản lý đô thị: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà nước và công sở, giao thông bưu chính, viễn thông.
Thanh tra quận: là cơ quan chuyên môn thực hiện UBND quận có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND quận.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Hội đồng nhân dân và UBND quận như sau:
Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân và tham mưu một số công việc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận giao.
Tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước, giúp Chủ tịch UBND quận tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện, tham mưu giúp UBND cấp huyện về công tác ngoại vụ, thi đua khen thưởng.
Ngoài ra, Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận còn đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND quận về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch- Tài chính
Phòng Kế hoạch- Tài chính là cơ quan thuộc UBND quận Hải An, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính- Vật giá, Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hải Phòng.
Phòng Kế hoạch- Tài chính làm việc theo chế độ Thủ trưởng.
- Phòng Kế hoạch- Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính- Vật giá và Sở Kế hoạc & Đầu tư Hải Phòng.
Phòng Kế hoạch- Tài chính làm việc theo chế độ Thủ trưởng, trong đó:
- Trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Quận uỷ, HĐND, UBND quận về toàn bộ công việc của phòng.
- Phó trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc được phân công phụ trách, được uỷ quyển thay mặt Trưởng phòng duy trì, điều hành hoạt động của phòng khi Trưởng phòng đi công tác vắng.
- Cán bộ, viên chức phòng Kế hoạch- Tài chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2.2.1- Chức năng
- Tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Qui hoạch, kế hoạch- đầu tư, đăng ký kinh doanh, quản lý tài chính- vật giá, xổ số kiến thiết trên địa bàn quận.
2.2.2- Nhiệm vụ
* Công tác quy hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội toàn quận, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với các ngành chức năng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn quận.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Công tác quản lý đầu tư và xây dựng
- Tổng hợp nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn quận, đề xuất bố trí vốn cho các dự án đầu tư, trình HĐND quận thông qua, báo cáo UBND thành phố và các Sở chuyên ngành phê duyệt.
- Đối với dự án do UBND thành phố giao UBND quận làm chủ đầu tư: Thực hiện chức năng đầu mối trong việc thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt.
- Đối với các dự án thuộc thẩm quyển quyết định đầu tư của UBND quận: Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư) trình UBND quận quyết định. Ngoài ra, tham mưu cho UBND quận trong việc xét thầu, hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu), thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, trình UBND quận quyết định.Và chủ trì thẩm định quyết toán các công trình báo cáo Uỷ ban nhân quận quyết định.
- Triển khai các văn bản quy định của Nhà nước, của địa phương về công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn quân.
* Công tác tài chính, vật giá, đăng ký kinh doanh, xổ số kiến thiết
Công tác tài chính
Lập dự toán thu chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân quận thông qua,báo cáo UBND thành phố và Sở Tài chính- Vật giá Hải Phòng.
Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân phường xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách.
Căn cứ chỉ tiêu phân bổ ngân sách của thành phố và nghị quyết của HĐND quận, xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND quận.
Tổ chức thực hiện kế hoạch thu, dự toán ngân sách theo Luật ngân sách Nhà nước.
Lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND quận, trình UBND thành phố và Sở Tài chính- Vật giá.
Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách trên địa bàn quận.
Công tác vật giá
Thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân cấp( với cấp quận được thẩm định ( với cấp quận được thẩm định những lô hàng hoặc những hàng hoá đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng).
Thực hiện chức năng đấu mối thẩm định giá các loại hàng hoá có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố, Sở Tài chính- vật giá phê duyệt.
Công tác đăng ký kinh doanh: tham mưu cho UBND quận quản lý, tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối đơn vị kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận.
Công tác hoạt động xổ số kiến thiết:
Tham mưu cho UBND quận chỉ đạo phòng đại diện xổ số kiến thiết về chủ trương, biện pháp thực hiện phát hành xổ số kiến thiết trên địa bàn, nhằm không ngừng tăng nguồn thu cho ngân sách, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn quận.
Phối hợp cùng các ngành chức năng tham gia thực hiện các biện pháp chống tệ nạn số đề trên địa bàn.
Phân công nhiệm vụ phòng
Trưởng phòng: Phụ trách chung, lãnh đạo, điều hành giải quyết toàn bộ các công việc chung của phòng. Chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả công tác trước Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn cấp trên về toàn bộ hoạt động của phòng. Ngoài ra, trực tiếp phụ trách công tác qui hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng các chính sách quản lý tài chính, công tác tổ chức cán bộ phòng. Và ký toàn bộ các văn bản đề xuất với UBND quận về lĩnh vực chuyên môn của phòng và các khoản chi ngân sách.
Phó trưởng phòng: Tham mưu giúp trưởng phòng xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của quận, phụ trách ngân sách Uy Ban nhân dân phường, phụ trách công tác đăng ký kinh doanh, được uỷ quyền ký đề xuất với UBND quận cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động xổ số kiến thiết; phụ trách công tác xây dựng dự toán ngân sách chung của quận; thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
Kế toán chi: Gồm 2 kế toán chi
Kế toán phòng : Thực hiện công tác giao dịch với Kho bạc Nhà nước quận, theo dõi các quĩ tại kho bạc, trực tiếp quản lý và cấp hỗ trợ ngân sách cho các phường và các đơn vị ngành dọc không hưởng lương tại quận, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thu chi ngân sách, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
Kế toán quận: Có trách nhiệm tham mưu cho phòng xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận, quản lý và cấp phát ngân sách cho các đơn vị hưởng lương tại ngân sách quận, tham mưu hội đồng nghiệm thu, kiểm tra hồ sơ, theo dõi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình do UBND quận quản lý, thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân công (với cấp quận được thẩm định những lô hàng hoặc hàng hoá đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng), tham mưu cho phòng thực hiện chức năng đầu mối thẩm định giá các loại hàng hoá có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố, sở Tài chính- vật giá phê duyệt, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
Kế toán thu: Viết giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước Quận cho các đơn vị, giao dịch với Kho bạc về các nguồn thu ngân sách, tổng hợp báo cáo nguồn thu ngân sách theo định kỳ và đột xuất, làm công tác quản lý quĩ tiền mặt của phòng, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
Theo dõi, quản lý công tác đầu tư XDCB:
Đối với các dự án do UBND thành phố giao UBND quận làm chủ đầu tư: Tham mưu cho phòng thực hiện chức năng đầu mối thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt.
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND quận: Tham mưu cho phòng trong việc thẩm định dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư), báo cáo UBND phê duyệt; tham mưu cho phòng trong việc xét thầu, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu đối với các gói thầu được chỉ định thầu), thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, trình UBND quận quyết định; thẩm định giá trị quyết toán công trình, báo cáo lãnh đạo phòng, trình UBND quận phê duyệt; làm nhiệm vụ kế toán phòng Kế hoạch- Tài chính; thực hiện nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công
Quản lý ngân sách phường: Hướng dẫn, quản lý thu- chi ngân sách phường, kiểm tra trình tự thủ tục xây dựng cơ bản, tham gia nghiệm thu công trình đầu tư tại phường; lập trình chi trợ cấp ngân sách, chi đầu tư phát triển báo cáo lãnh đạo phòng; kiểm tra, đôn đốc tiến độ thu xổ số và các nguồn thu khác tại phường, tham gia hội đồng kiểm kê, đền bù thuộc địa bàn phường quận được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm khác do trưởng phòng phân công.
Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An
Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An
Công tác thẩm định dự án
Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư
Theo Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Chủ tịch UBND quận quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương và các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng sẽ uỷ quyền quyết định đầu tư đối với một số dự án nhóm C cho UBND quận thực hiện.
Công tác thẩm định dự án được UBND quận Hải An giao cho Phòng Kế hoạch- Tài chính thực hiện thẩm định các dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND quận và các dự án do UBND thành phố Hải Phòng giao UBND quận làm chủ đầu tư.
Quy trình thẩm định dự án
Quy trình tổ chức thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự sau:
Tiếp nhận hồ sơ dự án. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với các công trình không phải lập dự án mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định. Phòng Tài chính- Kế hoạch của UBND quận Hải An sẽ là đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định.
Thực hiện công việc thẩm định. Quận Hải An sẽ là đơn vị đầu mối trong việc tổ chức thẩm định, phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở ( hoặc thiết kế bản vẽ thi công).
Tiếp nhận hồ sơ
Thực hiện công tác thẩm định
Lập báo cáo kết quả thẩm định
Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
H 1.3: Quy trình thẩm định dự án
Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo mẫu quy định của Bộ KH-ĐT ( ở phần phục lục).
Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Đối với với những dự án với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách quận, Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được gửi tới Chủ tịch UBND quận Hải An phê duyệt
Đối với những dự án thuộc ngân sách thành phố và ngân sách quận có quy mô từ 5 tỷ đồng trở lên thì trình lên Sở KH-ĐT Hải Phòng phê duyệt, quyết định.
Như vậy, quy trình thẩm định dự án của UBND quận Hải An thực hiện tương tự giống quy trình thẩm định dự án đầu tư đã được học trong bộ môn Kinh tế đầu tư.
Phương pháp thẩm định
Do đặc thù của UBND quận chỉ thẩm định đối với những dự án quy mô nhỏ không lớn hơn 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách địa phương, thẩm định dự án thực chất chỉ là thẩm định về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý, về mặt xã hội,…Trong quá trình thẩm định, tuỳ thuộc vào từng nội dung dự án mà UBND quận sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc là tập hợp nhiều phương pháp. Các phương pháp thẩm định dự án được sử dụng hiện nay bao gồm có:
(1) Phương pháp thẩm định trình tự
(2) Phương pháp so sánh chỉ tiêu
(3) Phương pháp phân tích độ nhạy
(4) Phương pháp dự báo
(5) Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Thông thường, tại UBND quận thường áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Với phương pháp này, công tác thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Theo đó, UBND quận sẽ tiếp nhận hồ sơ và giao cho phòng Tài chính- Kế hoạch tiến hành thẩm định khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất nhất tính phù hợp, hợp lý của dự án như về mặt tư cách pháp lý, sự phù hợp về quy hoạch phát triển chung quận. Qua đó, cho phép hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ hơn quy mô, tầm quan trọng của dự án đối với xã hội. Sau khi thẩm định tổng quát, việc thẩm định sẽ được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định về mặt kỹ thuật, về tài chính, về mặt xã hội,…..
Đối với các dự án là đầu tư xây dựng các công trình, các dự án quy mô nhỏ, ngoài việc sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, các cán bộ thuộc phòng Kế hoach- Tài chính còn kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu. Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu, định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, thông lệ. Các chỉ tiêu mà quận thường được sử dụng để so sánh, đối chiếu như chỉ tiêu xây dựng, chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu
Nội dung thẩm định
Theo văn bản pháp lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của nhà nước.
Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án. Đối với các cơ quan nhà nước, thì thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án là khâu cơ bản. Tại UBND quận Hải An, việc thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án đầu tư là nhằm:
Thứ nhất, xem xét dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành UBND quận Hải An đã đề ra.
Thứ hai, thẩm định dự án có tuân thủ theo những quy định, chế độ, luật pháp của nhà nước, các quy định của thành phố Hải Phòng, của UBND quận đã đề ra.
Thứ ba, xem xét nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Nội dung của thẩm định kỹ thuật là xem xét địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, đánh giá sự phù hợp về quy hoạch địa điểm, tính kinh tế địa điểm, phân tích, đánh giá các thông số kỹ thuật, các định mức giá, thẩm định những ảnh hưởng của dự án tới môi trường.
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Thẩm định khía cạnh tài chính là việc xem xét đánh giá những số liệu cụ thể của vốn đầu tư, cho phép đánh giá tình khả thi về mặt tài chính của dự án. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định của phòng Tài chính- Kế hoạch thường bỏ qua thẩm định hiệu quả tài chính, khả năng rủi ro có thể xảy. Điều này là do đặc điểm của các dự án do UBND quận thẩm định chủ yếu là những dự án quy mô nhỏ, dự án là những công trình công cộng phục vụ dân sinh,phục vụ cho hoạt động của quận. Nội dung thẩm định tài chính quả quận gồm:
- Thẩm định tổng vốn đầu tư, tiến độ bỏ vốn. Ở đây, sẽ được cán bộ quận thẩm định toàn bộ vốn đầu tư xây dựng để xem có phù hợp với ngân sách của quận, với đơn giá xây dựng. Sau đó, kiểm tra việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
- Thẩm định nguồn huy động vốn: Nguồn vốn của các dự án trên địa bàn quận bao gồm hai nguồn chính là nguồn vốn của quận và nguồn vốn của thành phố. Việc thẩm định nguồn vốn huy động chỉ nhằm làm rõ mức vốn đầu tư cũng như xác định rõ nguồn cung cấp vốn.
Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Thẩm định khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án mang lại.
Công tác đấu thầu
Công tác tổ chức đầu thầu của quận HảI An được tiến hành dựa trên những quy định sau:
- Trước tháng 4 năm 2006, công tác đấu thầu thực hiện theo Nghị đinh 88/1991/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 về Quy chế đấu thầu; Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 về việc sửa đổi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33051.doc