MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã bước sang năm thứ ba kể từ khi nước ta chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ( ngày 07/11/2006). Trong những năm qua xã hội, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến lớn để hội nhập cùng với kinh tế quốc tế; đời sống của nhân dân ta cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trước.
Trong những năm tới đây, nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng nền tài chính quốc gia vững m
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh, cơ chế tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa.
Ngân sách nhà nước với đặc thù là nội lực tài chính để phát triển trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại hội Đảng X ngân sách Nhà nước hơn lúc nào hết thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong tình hình mới, là động lực của sự phát triển.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách Quận- Huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn quận, huyện.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ, được sự giúp đỡ của các cô, các bác trong phòng và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS, TS Nguyễn Thị Bất, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh" cho luận văn tôt nghiệp của mình.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Quản lý và hiệu quả quản lý ngân sách
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ
Qua việc nghiên cứu đề tài , em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về quản lý ngân sách nói chung và ngân sách huyện nói riêng, cả lý luận và thực tiễn.
Em hi vọng rằng, những ý kiến đề xuất nhỏ bé của mình nêu trong đề tài phần nào giúp cho các cơ quan chức năng trong quá trình kiện toàn Ngân sách Nhà nước, Ngân sách Quận- Huyện.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS Nguyễn Thị Bất; sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô, các bác và các anh chị tại phòng Tài Chính- Kế hoạch huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức nhưng trong đề tài vẫn không thể tránh khỏi những sai xót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của cô giáo và các cán bộ trong trong phòng.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QUẬN – HUYỆN
1.1. Khái quát NSNN, tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp quản lý
Trong thời kì mở cửa hội nhập cùng kinh tế quốc tế ở nước ta như hiện nay không những đòi hỏi sự chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế nói chung mà còn đòi hỏi những chuyển biến cần thiết về cả nhận thức và thể chế tài chính, ngân sách. Do đó việc nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng NSNN sẽ giúp cho chúng ta sử dụng nhạy bén công cụ NSNN trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về NSNN tuy nhiên theo luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam thì: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu- chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy, Ngân sách nhà nước phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể khác trong xã hội. Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của mình. Các quan hệ đó biểu hiện thông qua các nội dung thu- chi của Ngân sách nhà nước, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và nhiệm vụ của Nhà nước trong mỗi thời kì tương ứng.
1.1.1. Tổ chức hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhưng phải đảm bảo hai điều kiện cơ bản là:
- Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó tương đối toàn diện nghĩa là chính quyền cấp đó không chỉ có nhiệm vụ phát triển nhanh chính sách xã hội mà còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý và phát triển kinh tế trên vùng lãnh thổ và cấp chính quyền đó.
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ và chính quyền đó quản lý có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp đó.
Như vậy để có một cấp Ngân sách trước hết phải có một chính quyền với những nhiệm vụ phát triển toàn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu trên vùng lãnh thổ đó.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách ở mỗi nước có sự khác biệt riêng nhưng đều có những nét chung cơ bản là:
- Tính tập trung, thống nhất: bắt nguồn từ yêu cầu của việc tổ chức hệ thống chính quyền.
- Tính tự chủ, chịu trách nhiệm của mỗi cấp Ngân sách xuất phát từ yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của quốc gia.
Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách huyện
Ngân sách xã
Ngân sách cấp huyện
Tổ chức hệ thống ngân sách ở nước ta là hệ thống các cấp ngân sách có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi. Ở nước ta, việc tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước gắn bó với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển của đất nước.
Như vậy NSNN bao gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện)
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã)
Ngân sách Trung ương: phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh, thành phố.
Ngân sách cấp huyện: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế xã hội của chính quyền cấp huyện.
Ngân sách cấp xã: Nhằm đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh đất đai, lao động phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là xây dựng, phát triển nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
1.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước
1.1.2.1 sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN
Ngân sách Nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm nhiều cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...nên cần phải có nguồn tài chính nhất định.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.2.2 Nội dung phân cấp Ngân sách
Phân cấp NSNN chính là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN giữa các cấp chính quyền thường nảy sinh các mối quan hệ quyền lực và quan hệ vật chất… Giải quyết mối quan hệ đó được coi là nội dung của phân cấp ngân sách. Cụ thể phân cấp ngân sách bao gồm các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu- chi, quản lý ngân sách. Đây là nội dung cốt yếu của phân cấp NSNN. Qua phân cấp phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm ban hành các chính sách, chế độ tiêu chuẩn thuộc về ai; phạm vi, mức độ quyền hạn của mỗi cấp trong việc ban hành chính sách chế độ. Có như vậy, việc quản lý và điều hành NSNN mới đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, tránh được tư tưởng cục bộ địa phương.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối ngân sách.Đây là mối quan hệ phức tạp trong phân cấp NSNN vì đây là mối quan hệ lợi ích. Để giải quyết mối quan hệ này trong phân cấp ngân sách cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ kinh tế, chính trị của mỗi cấp chính quyền địa phương; khả năng tạo ra nguồn thu trên từng địa bàn mà chính quyền đó quản lý, đồng thời nghiên cứu các biện pháp có thể áp dụng để điều hòa được mối quan hệ này.
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách, chu trình ngân sách chính là chu trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Phân cấp NSNN phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách và kiểm tra ngân sách sao cho vừa nâng cao được trách nhiệm của chính quyền Trung ương, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương, cơ sở.
1.1.2.3 Các nguyên tắc phân cấp ngân sách
Luật ngân sách năm 2002 quy định chế độ phân cấp quản lý ngân sách rất cụ thể, giao quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương. Trung ương chỉ thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng phải đảm bảo tốt các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội. Phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền không tách rời phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền bằng việc xác định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp. Mặt khác, nguyên tắc này còn là điều kiện đảm bảo tính độc lập tương đối trong quản lý ngân sách nhà nước ta.
b. Nguyên tắc ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vi trí quan trọng của nhà nước Trung ương trong quản lý kinh tế - xã hội của cả nước cũng như điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của các nguồn lực tài chính quốc gia.
Nguyên tắc này được thể hiện
Thứ nhất mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và dựa vào chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách Trung ương. Chính phủ ban hành định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, định mức phân bổ ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.
Thứ hai ngân sách Trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Các khoản thu chủ yếu, có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách Trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước phải do ngân sách Trung ương đảm nhiệm.
Ngân sách Trung ương chi phối hoạt động của ngân sách các địa phương, điều hoà hoạt động ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương.
Trong khi khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ trong quản lý ngân sách của cấp mình, luôn luôn phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Trong bất kỳ trường hợp nào,kết quả phân cấp quản lý ngân sách không được làm suy yếu vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất.
c. Nguyên tắc phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp
Phân cấp quản lý ngân sách phải phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chế độ phân cấp ngân sách nhà nước ta xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch kinh tế - xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và Trung ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh sự co kéo trong quá trình xây dựng kế hoạch ngân sách như trước đây, cũng như tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách cấp trên.
d. Nguyên tắc đảm bảo công bằng trong phân cấp quản lý ngân sách.
Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, nhưng phải cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá xã hội giữa các vùng lãnh thổ, ưu tiên ngân sách cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy phân cấp NSNN là một tất yếu khách quan, nó bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Phân cấp ngân sách trước hết là xác định quyền lực của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến ngân sách; Phân cấp ngân sách còn là việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chu trình ngân sách.
1.2 Ngân sách Quận – Huyện và quản lý ngân sách Quận- Huyện
1.2.1 Ngân sách Quận- Huyện
1.2.1.1 Khái niệm và lịch sử hình thành
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, NSNN của nước ta tổ chức thành hai cấp: Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh, thành phố. Việc phân cấp là phù hợp vơi nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc huy động tối đa nguồn lực tài chính. Ở thời kì này ngân sách quận, huyện chỉ đóng vai trò là một cấp dự toán.
Ngày 15/05/1978, với chủ trương xây dựng quận, huyện thành một cấp có cơ cấu hoàn chỉnh, có tư cách là một đơn vị kinh tế công nông nghiệp phát triển toàn diện, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 108/CP xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp Quận, huyện về quản lý tài chính, ngân sách. Nghị quyết có quy định khoản thu, chi ngân sách Quận- Huyện. Tiếp đó đến ngày 19/11/1983 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị quyết số 138/HĐBT về việc cải tiến ngân sách địa phương, nói rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Ngân sách Quận, Huyện.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Ngân sách Quận, Huyện cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mình. Cụ thể là ngày 27/11/1989 Hội đồng bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 186/ HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có ngân sách Quận, Huyện. Ngày 16/02/1992 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi bổ sung cho Nghị quyết 186/HĐBT ngày 27/11/1989.
Kỳ họp Quốc hội khóa IX đã khẳng định: “ Quận, Huyện là một cấp chính quyền có Ngân sách, ngân sách Quận- Huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thống NSNN “.
Như vậy ngân sách Quận- Huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn Quận, Huyện.
Tìm hiểu qua trình hình thành ngân sách Quận- Huyện ta có thể thấy ngân sách Quận- Huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trước tiên nó giúp ngân sách cấp tỉnh, Trung ương giảm được khối lượng công việc, bên cạnh đó nó cũng giúp các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chín nói riêng từ cơ sở.
Ngân sách Quận- Huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa ngân sách Quận- huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận, huyện trong quá trình phân bổ sử dụng các nguồn lực kinh tế của Quận, Huyện. Mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước XHCN. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của công nhân và nhân dân lao động- bộ phận chiếm tuyệt đối đại đa số trong xã hội. Do vậy lợi ích của Nhà nước XHCN Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Có thể nói việc ngân sách Quận – Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lành mạnh hơn. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua, xét ở cấp độ Quận, Huyện tình hình kinh tế- kinh tế tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, Ngân sách Quận- Huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ trương chính sách cảu Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những điểm đã phát huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết.
1.2.1.2 Vai trò của Ngân sách Quận- Huyện
Ngân sách Quận- Huyện có vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước an ninh- quốc phòng, thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế xã hội, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, giữ vững ổn định công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
a/ Ngân sách Quận- Huyện bảo đảm thực hiện chức năng Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự cấp Quận- Huyện.
Cấp chính quyền Quận, Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- Đó chính là Ngân sách Quận- huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách Trung ương nhưng ngân sách Quận- huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở địa phương. Tùy theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Quận, Huyện mà nhu cầu được đảm bảo là khác nhau.
Hiện nay trên nước ta có trên 1 triệu công chức đang làm việc trong bộ máy Nhà nước. Điều đó có nghĩa là để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản ngân sách khổng lồ. Mặc dù vậy trong khi Nhà nước đang chắt chiu trong chi tiêu và sử dụng và NSNN thì ở một số đơn vị việc sử dụng ngân sách vẫn lãng phí và còn tồn tại rất nhiều sai phạm bất cập. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Quận, Huyện với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt trẽ, cấp phát đúng chính sách, đúng chế độ và hạn mức giúp cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà Nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Quận, Huyện phát triển mọi mặt. Do vậy để có thể đảm bảo được chức năng này, Ngân sách Quận- Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
b/ Ngân sách Quận, Huyện – công cụ thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- tài chính của cấp trên thì Quận, Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết, định hướng. Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Các Quận, Huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng phát triển, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời các Quận, Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Quận, Huyện phải xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước do cấp Quận, Huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quận, Huyện và cũng giúp Quận, huyện chủ động trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.
c/ Ngân sách Quận, Huyện- Phương tiện bù đắp khiếm quyết thị trường đảm bảo công bằng xã hội và các vấn đề môi trường.
Đây là vai trò không thể thiếu đối với Ngân sách mỗi quốc gia. Nó có tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận. Do vậy mà để lại một loạt các hậu quả như: Thất nghiệp, phân cấp giàu nghèo, các vấn đề xã hội, đời sống của nhân dân không được quan tâm, môi trường bị ô nhiễm … Những điều đó tạo ra cho nền kinh tế- xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp Quận, Huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp quản lý giải quyết cụ thể.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Quận và Huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của quần chúng nhân dân, xây dựng và cải tạo các khu vui chơi, giải trí lành mạnh tiến bộ phục vụ cho nhân dân; các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân giúp cho đời sống của nhân dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao.
1.2.1.3. Nội dung Ngân sách Quận, Huyện
Trong nội dung của Ngân sách Quận, Huyện bao gồm có hai nội dung cơ bản đó là Thu ngân sách và chi ngân sách.
a/ Nội dung thu ngân sách Quận, Huyện
Đây chính là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách Quận, Huyện đóng vai trò quan trọng quyết định đến khâu sau ( chi ngân sách). Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách cần phải có chính sách thu hợp lý, hiệu quả.
Chính sách thu ngân sách là tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguồn thu vào cho NSNN
a.1/ Vị trí của chính sách thu ngân sách
Thứ nhất, chính sách thu Ngân sách là một bộ phận trong quản lý kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Việc tăng hay giảm ở một lĩnh vực nào đó được thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế, chính vĩ mô. Một khi chính sách thu ngân sách thay đổi thì lập tức cơ cấu kinh tế dù ít hay nhiều cũng có sự chuyển dịch. Do đối tượng thu của Ngân sách là rất đa dạng, rộng lớn phong phú và đặt biệt nhạy cảm với các chính sách thu ( thuế, phí, lệ phí…)
Thứ hai, các chính sách thu của ngân sách có tác động đến các chính sách quản lý kinh tế, tài chính khác. Dường như vị trí này trùng lặp với vị trí trên nhưng nó hoàn toàn khác. Các chính sách kinh tế, tài chính khác ở đây là thuộc các lĩnh vực ngoài Ngân sách (kinh tế, tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp nên NSNN có thể can thiệp sâu vào doanh nghiệp.
a.2/ Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng và thực hiện các chính sách thu Ngân sách
Một là, các chính sách thu phải góp phần vào khuyến khích và phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Việc đánh thuế có những tác động rất nhạy cảm đến các đối tượng trong nền kinh tế. Và việc thu thuế là có giới hạn nghĩa là thu từ thuế chỉ đạt được hết hiệu quả tối đa tại một điểm thuế suất nào đó. Khi chính phủ cứ tăng thuế để tăng nguồn thu thì sẽ có những tác động rất tiêu cực làm trì trệ tình hình sản xuất, bên cạnh đó còn có xuất hiện hiện tượng trốn thuế, tiêu cực thuế…
Hai là, chính sách phải đảm bảo tập trung quản lý vốn hợp lý nguồn thu cho ngân sách, đồng thời bảo đảm mức sống hợp lý cho các đối tượng dân cư dưới tác động của chính sách thu.
Theo quy định của Nhà nước ta thì tất cả các khoản thu đều được tập trung vào kho bạc Nhà nước cùng với sự phối hợp của Ban Tài chính cơ quan Thuế và Hải Quan.
Ba là, chính sách thu phải đảm bảo công bằng xã hội công bằng cho các tầng lớp dân cư. Ở đây bao gồm cả công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang.
Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối tượng nào có khả năng nộp thuế nhiều hơn sẽ phải nộp nhiều hơn. Còn công bằng theo chiều ngang nghĩa là các đối tượng có khả năng nộp thuế như nhau sẽ phải nộp thuế như nhau.
Bốn là, chính sách thu phải đảm bảo tính quần chúng. Do trình độ của các đối tượng nộp thuế là khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn nhưng việc đưa các chính sách thuế vào áp dụng phải có được tính quần chúng có nghĩa là các chính sách thu phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng thực hiện được thực hiện.
a.3/ Các khoản thu của Ngân sách Quận- Huyện
Theo quy định của Pháp luật nước ta hiện nay, Ngân sách Quận- Huyện có các những nguồn thu như sau:
*/ Các khoản thu 100%
- Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hợp tác xã sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh gồm:
+ Từ bậc 1 đến bậc 3 thu trên địa bàn xã, thị trấn
+ Từ bậc 1 đến bậc 6 thu trên địa bàn phường.
- Thuế phát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia trên địa bàn phường.
- Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do cơ quan thuộc cấp Quận- Huyện quản lý.
- Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp Quận- huyện quản lý.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài cho cấp Quận , Huyện theo quy định của Pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho Ngân sách Quận- huyện.
- Thu từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu từ hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh.
- Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
- Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
*/ Các khoản thu được phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách Quận- Huyện và Ngân sách xã, phường, thị trấn:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà đất.
- Tiền sử dụng đất.
- Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách Trung ương, do tỉnh quy định trong phạm vi được phân cấp.
- Các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào mặt hàng thuốc lá vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát- xa, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh casino…
Riêng đối với thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Được phân chia thêm một phần theo tỉ lệ với lệ phí trước bạ không kể lệ phí trước bạ nhà đất phát sinh nộp trên địa bàn và được tiến hành lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.
b/ Nội dung chi của Ngân sách Quận- Huyện
Nếu như thu ngân sách là quá trình tạo lập hình thành Ngân sách thì chi ngân sách lại là quá trình sử dụng ngân sách. Nó không hoàn toàn ngược lại với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều khiển của quá trình thu tức là không thể chi nhiều trong khi thu ít và ngược lại, đồng thời tạo thêm nguồn thu nhờ việc chi vào đầu tư ngân sách nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh.
Chi ngân sách là quá trình sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.
b.1/ Đặc điểm chi Ngân sách Quận- Huyện
Với tư cách là một quá trình sử dụng quỹ NSNN chi ngân sách có các đặc điểm sau:
Một là, chi tiêu ngân sách luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong mỗi thời kì. Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của Ngân sách và bản chất NSNN. Ngân sách nhà nước mang bản chất chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo xã hội ổn định, phát triển.
Hai là, tác dụng của các khoản chi ngân sách bao giờ cũng được xem xét ở tầm vĩ mô bởi vì thông thường những khoản chi ngân sách sẽ phát huy tác dụng trong phạm vi nhất định. Việc chi tiêu ngân sách Quận- Huyện phải phát huy được tác dụng trong phạm vi Quận, Huyện.
Ba là, tính hiệu quả của các khoản chi được thể hiện toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc điểm này biểu hiện mối quan hệ giữa tài chính với kinh tế, chính trị, xã hội.
b.2/ Một số yêu cầu cần đạt được trong quá trình chi Ngân sách
Thứ nhất, khi xem xét, đánh giá tính hiệu quả của chi Ngân sách, chúng ta phải xây dựng một loạt các chỉ tiêu, chỉ số bao gồm cả định tính và định lượng. Điều đó sẽ giúp cho các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận định, đánh giá đúng đắn hơn, chính xác hơn hiệu quả của chi Ngân sách.
Thứ hai,trong khi thực hiện chi ngân sách vừa phải đảm bảo đúng dự toán vừa đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
b.3/ Nhiệm vụ chi của Ngân sách Quận- Huyện
*/ Chi thường xuyên về:
- Các hoạt động sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo, Y tế thực hiện theo phân cấp của tỉnh.
- Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các hoạt động xã hội khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý:
+ Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp thủy lợi
+ Giao thông.
+ Sự nghiệp hành chính.
+ Các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp huyện.
- Hoạt động của cơ quan cấp Huyện của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của cơ quan cấp Huyện, của mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn TN CSHCM, Hội LHPN VN, Hội nông dân Việt Nam.
- Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Quận, Huyện theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
*/ Chi đầu tư phát triển
Gồm có:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của tỉnh, thành phố.
- Chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông vệ sinh đô thị.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
b.4/ Cấp phát kinh phí, các khoản chi của Ngân sách Quận, Huyện
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và dự toán Ngân sách từng quý; căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm chi, phòng Tài chính tiến hành cấp phát kinh phí theo nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng Ngân sách và thanh toán trực tiếp từ kho bạc Nhà nước cho người được hưởng.
Các hình thức cấp phát kinh phí
- Cấp phát bằng hạn mức kinh phí
Đối tượng cấp phát theo hạn mức kinh phí là các khoản chi thường ._.xuyên của các đơn vị dự toán NSNN bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước; các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới hình thức thu đủ, chi đủ hoặc gần thu- bù chi; các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được NSNN cấp kinh phí.
- Cấp bằng hình thức lệnh chi tiền
Áp dụng với các đối tượng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách, các khoản giao dịch của Chính phủ với các tổ chức và cá nhân nước ngoài; các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi đặc biệt khác theo quyết định của thủ trưởng của cơ quan tài chính.
- Cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện theo quy trình, quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ có những văn bản hướng dẫn thêm.
- Cấp phát kinh phí ủy quyền
Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Hình thức chuyển kinh phí chủ yếu bằng hạn mức kinh phí.Đối với các khoản kinh phí nhỏ, nội dung chi đã xác định rõ thì có thể chuyển kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền.
- Cấp phát cho các tổ chức chính trị- xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp:
+ Đối với các tổ chức chính trị xã hội: Được ngân sách đảm bảo cân đối chi phí hoạt động theo quy định. Sau khi được giao nhiệm vụ chi Ngân sách, từng tổ chức chính trị- xã hội thực hiện phân bổ dự toán ngân sách ( phần được NSNN cấp) chi tiết theo mục lục NSNN hiện hành.
+ Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc đối tượng được Nhà nước tài trợ theo quy định: Cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí như các tổ chức chính trị- xã hội nếu là tài trợ thường xuyên; cấp phát theo hình thức ghi lệnh chi tiền nếu được tài trợ đột xuất theo mục tiêu cụ thể.
c/ Cân đối Ngân sách Quận, Huyện
Cân đối ngân sách là phương hướng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tạo lập và sử dụng ngân sách. Căn cứ vào dự toán thu, cơ chế quản lý Ngân sách mới có thể đưa ra được dự toán chi.
Tuy nhiên để an toàn, các nhà hoạch định chính sách thường đảm bảo tổng thu lớn hơn tổng chi một lượng hợp lý để đề phòng những rủi ro có những khoản chi đột biến. Điều 8 mục 3 luật NSNN có quy định : “Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng chi không được vượt quá tổng thu”. Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định cho Ngân sách địa phương.
Với tư cách là một Ngân sách địa phương, Ngân sách Quận- Huyện cũng phải tuân thủ những quy định vể cân đối Ngân sách. Hầu hết các Quận, Huyện đều có xu hướng khai thác tối đa các nguồn thu trên địa bàn nhằm tạo cho ngấn sách Quận, Huyện đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương. Để có thể cân đối được Ngân sách chúng ta phải tìm cách khai thác các nguồn thu do pháp luật quy định thậm chí có thể đi vay.
Số dư Ngân sách của Quận, Huyện = Tổng số thu ngân sách Quận, Huyện – Tổng chi ngân sách Quận, Huyện.
+ Ngân sách bội thu khi số dư ngân sách Quận, Huyện > 0, tức là tổng thu lớn hơn tổng chi.
+ Ngân sách bội chi khi số dư ngân sách Quận, Huyện < 0, tức là tổng thu nhỏ hơn tổng chi.
Trong trường hợp bội chi ngân sách sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và ảnh hưởng tới cả các năm tiếp theo. Thông thường thâm hụt ngân sách xảy ra do các nguyên nhân sau:
Một là, do Quận, Huyện thực hiện một số chủ trương, chính sách trong việc quản lý kinh tế, quản lý tài chính. Mặc dù đã dự toán nhưng do Quận, Huyện không khảo sát hết các khoản chi nên khi thực hiện chính sách xuất hiện các khoản chi vượt dự toán. Nguyên nhân này xuất phát từ khâu lập dự toán.
Hai là, do sự yếu kém trong quản lý và điều hành ngân sách. Nguyên nhân này là một bức xúc hiện nay- cải cách hành chính. Bộ máy hành chính cồng kềnh, công tác thu chi đều phải trải qua nhiều cửa, cán bộ quản lý yếu kém, biến chất, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu.
Ba là, do tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên. Đó là sự tăng chi cho khắc phục những thiên tai bất thường như lũ lụt,hạn hán… Để khắc phục nguyên nhân này cần có các khoản dự phòng ngân sách cho các vấn đề thiên tai.
Bốn là, do diễn biến của chu kì kinh doanh, thông thường chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kì kinh doanh. Khi chu kì kinh doanh ở giai đoạn tăng trưởng thì chi ngân sách lại ít, khi chu kì kinh doanh đang suy thoái thì chi ngân sách tăng vì phải bơm thêm vốn vào nền kinh tế.
Như vậy, với hai nguyên nhân đầu mang tính chủ quan, xuất phát từ việc quản lý ngân sách. Do vậy, chúng ta cần phải lập dự toán thật chi tiết từ cơ sở, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý, cải cách hành chính, cải tạo cơ sở hạ tầng. Đối với nguyên nhân thứ ba và thứ tư, chúng ta phải luôn luôn theo dõi diễn biến, phân tích để có thể đưa ra những biện pháp phòng chống, khắc phục.
1.2.2 Quản lý ngân sách Quận, Huyện
1.2.2.1 Tính tất yếu của công tác quản lý Ngân sách Quận, Huyện
Trong các phần đã nghiên cứu về Ngân sách Quận - Huyện, về vai trò, chức năng, nội dung của Ngân sách Quận -Huyện. Qua đó ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng, tính phức tạp của Ngân sách Quận -Huyện.
Ngân sách Quận - Huyện là thuộc về chính quyền Quận - Huyện, nó thể hiện tiềm lực tài chính của chính quyền Quận - Huyện. Thế nhưng tiềm lực đó phải tương xứng với nền kinh tế của Quận - Huyện, có nghĩa là phải đủ mạnh, đủ lớn để có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Quận - Huyện. Vậy làm cách nào có thể tạo dựng được một Ngân sách Quận -Huyện đủ lớn mạnh để đáp ứng những yêu cầu trên? Không còn cách nào khác là phải quản lý Ngân sách Quận -Huyện và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Quận -Huyện.
Cho nên quản lý Ngân sách Quận -Huyện là tất yếu bởi:
Thứ nhất, không có một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào tự nguyện nộp thuế cho Nhà nước. Các đối tượng nộp thuế, phí luôn luôn tìm cách trốn thuế, tránh thuế, lách thuế, thậm chí còn “rút ruột thuế”. Như chúng ta đã biết biết, trong những năm qua, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng khuyến khích xuất khẩu đã tạo ra những “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng chính sách hoàn thuế đã “rút” ngân sách đến hàng trăm tỷ đồng. Thế mà, thuế lại là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách. Nếu như chúng ta để cho các đối tượng nộp tự nguyện nộp thuế thì Ngân sách sẽ rỗng không. Lý do này xuất phát từ đặc điểm “không hoàn trả trực tiếp” của thuế. Khác với phí và lệ phi, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Nếu như các đối tượng nộp phí, lệ phí thì họ sẽ được hưởng trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cung cấp còn thuế thì không, các đối tượng phải nộp thuế mà không thu được bất cứ hàng hoá dịch vụ nào.
Thứ hai, các đối tượng được Ngân sách cấp phát chi sẽ ra sức “rút ruột” Ngân sách để phục vụ cho tổ chức, cá nhân mình mà không nghĩ đến tổ chức cá nhân khác. Đây là hiện tượng làm lãng phí, thất thoát Ngân sách.
Chính vì vậy, chúng ta phải quản lý Ngân sách: quản lý từ các nguồn thu đến các khoản chi.
1.2.2.2. Nội dung quản lý ngân sách Quận- Huyện
Ở phần trên chúng ta đã nghiên cứu nội dung Ngân sách Quận- Huyện gồm có: Thu, chi và cân đối ngân sách. Tuy nhiên ở dưới góc độ quản lý thì Ngân sách Quận- Huyện bao gồm các khâu sau:
- Lập dự toán ngân sách Quận- Huyện.
- Chấp hành ngân sách Quận- Huyện
- Kế toán và quyết toán ngân sách Quận- Huyện.
Quản lý ngân sách Quận- Huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp Quận- Huyện; quản lý các khoản thu, chi của Quận- Huyện đã dự toán bởi UBND tỉnh, thành phố và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp trên giao và Quận- Huyện đề ra.
a/ Lập dự toán ngân sách Quận- Huyện
a.1/ Căn cứ lập dự toán Ngân sách Quận -Huyện
Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế -xã hội và tự nhiên.
Hai là, các luật, pháp lệnh thuế chế độ thu; chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quyết định; các chế độ chính sách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi Ngân sách. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung phải được nghiên cứu và ban hành trước thời điểm lập dự toán Ngân sách
Ba là, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý Ngân sách.
Bốn là, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ xung từ Ngân sách cấp trên.
Năm là, chỉ thị của Thủ tướng CP về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán Ngân sách và văn bản hướng dẫn của các Bộ.
Sáu là, số kiểm tra về dự toán Ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.
Bảy là, tình hình thực hiện dự toán các năm trước.
a.2/ Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài chính trong việc lập dự toán Ngân sách Quận -Huyện
Tổ chức làm việc với UBND cấp dưới, các cơ quan đơn vị cùng cấp về dự toán Ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại các khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng Ngân sách và định hướng phát triển kinh tế -xã hội.
Trong quá trình thảo luận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau, cơ quan tài chính ở cấp địa phương phải báo ngay UBND cùng cấp quyết định .
Chủ trì phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, các cơ quan, đơn vị khác liên quan trong việc tổng hợp lập dự toán Ngân sách và phương án phân bổ dự toán Ngân sách của cấp mình.
Phối hợp với cơ quan kế hoạch đầu tư cùng cấp trong việc lập và phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho từng đơn vị, từng dự án, công trình.
Phối hợp với cơ quan quản lý chương trình quốc gia trong việc lập phương án phân bổ dự toán chi chương trình quốc gia.
Đề xuất các phương án cân đối Ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi Ngân sách.
Phòng Tài chính xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thuộc Quận - Huyện, dự toán thu do cơ quan thuế lập; dự toán thu, chi Ngân sách của các xã, phường; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện (gồm dự toán Ngân sách cấp xã và dự toán Ngân sách Quận -Huyện), dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND Quận - Huyện để báo cáo thường trực HĐND xem xét báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính , Sở Kế hoạch -Đầu tư (phần dự toán Ngân sách theo lĩnh vực, dự toán chi đầu tư XDCB), Sở quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan quản lý chương trình quốc gia của tỉnh (phần dự toán chi chương trình quốc gia).
a.3/ Phân bổ, giao Ngân sách Quận -Huyện
Sau khi Quận - Huyện nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách của UBND Tỉnh, Thành Phố, Phòng tài chính có trách nhiệm giúp UBND Quận Huyện trình HĐND Quận- Huyện quyết định dự toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện, phương án phân bổ Ngân sách cấp Quận -Huyện; UBND Quận - Huyện có tránh nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Sở tài chính - vật giá dự toán ngân sách Quận - Huyện và dự toán phân bổ Ngân sách Quận -Huyện đã được HĐND Quận - Huyện quyết định.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND Quận - Huyện, UBND Quận - Huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Quận - Huyện; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung Ngân sách cho từng xã, phường.
a.4/ Điều chỉnh dự toán Ngân sách
Khi có một số đơn vị dự toán phải điều chỉnh, các đơn vị này phải điều chỉnh dự toán Ngân sách của mình (chủ động hoặc theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp hay cơ quan tài chính cấp trên), lập dự toán Ngân sách điều chỉnh gửi cơ quan tài chính cấp trên hoặc cùng cấp, cơ quan kế hoạch và đầu tư. Cơ quan tài chính có trách nhiệm báo cáo UBND.
b/ Chấp hành Ngân sách Quận Huyện
b.1/ Tổ chức thu Ngân sách Quận -Huyện
Căn cứ và tờ khai thuế và các khoản phải nộp NSNN của các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp Ngân sách, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp Ngân sách và ra thông báo thu Ngân sách gửi đối tượng nộp.
Nếu hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu Ngân sách mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thu được quyền yêu cầu Ngân Hàng hoặc Kho Bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp Ngân sách hoặc áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu Ngân sách.
Phương thức thu NSNN: Toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản dưới đây do cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định:
- Thu phí, lệ phí
- Thu thuế Hộ kinh doanh không cố định
- Các khoản thu ở địa bàn xã, nơi không có điểm thu của Kho bạc Nhà nước .
b.2/ Tổ chức chi ngân sách ngân sách Quận- Huyện
Chi ngân sách Quận- Huyện là quá trình sử dụng Ngân sách của Quận- Huyện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Quận- Huyện và thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao.
Căn cứ vào nhiệm vụ chi đã được giao và tình hình thực tiễn trên địa bàn Quận- Huyện thì nhiệm vụ chi Ngân sách của Quận- Huyện được thực hiện. Các nội dung chi chủ yếu như sau:
*/ Chi thường xuyên
- Các hoạt động sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo, Y tế thực hiện theo phân cấp của tỉnh.
- Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các hoạt động xã hội khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý:
+ Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp thủy lợi
+ Giao thông.
+ Sự nghiệp hành chính.
+ Các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp huyện.
- Hoạt động của cơ quan cấp Huyện của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của cơ quan cấp Huyện, của mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn TN CSHCM, Hội LHPN VN, Hội nông dân Việt Nam.
- Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Quận, Huyện theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
*/ Chi đầu tư phát triển
Gồm có:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của tỉnh, thành phố.
- Chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông vệ sinh đô thị.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
c/ Kế toán và quyết toán Ngân sách Quận -Huyện
Các cơ quan quản lý Ngân sách Quận -Huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu chi Ngân sách, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách.
c.1/ Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách
Đơn vị dự toán và cấp chính quyền, phải tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách. Những cán bộ làm công tác kế toán phải được bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và được bảo đảm quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế toán mới phải chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.
Khi giải thể, sát nhập hoặc chia tách đơn vị kế toán, thủ trưởng và kế toán trưởng hoặc người phụ trách công tác kế toán phải hoàn thành việc quyết toán của đơn vị cũ đến thời điểm đó.
c.2/ Báo cáo kế toán thu, chi Ngân sách
Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán và kế toán xuất, nhập quỹ NSNN theo chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thu, chi NSNN theo chế độ kế toán NSNN hiện hành. Hàng tháng, lập báo cáo thu NSNN, chi Ngân sách địa phương gửi UBND và cơ quan tài chính cấp trên.
c.3/ Quyết toán Ngân sách
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán Ngân sách
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN.
- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi cơ quan tài chính phải gửi kèm các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm.
(Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước`)
- Báo cáo quyết toán Ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của Ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán Ngân sách cấp mình.
Phòng Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp Quận - Huyện; tổng hợp báo cáo thu NSNN trên địa bàn; quyết toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện trình UBND Quận - Huyện để gửi Sở tài chính - Vật giá và HĐND Quận - Huyện phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm do HĐND Quận - Huyện phê chuẩn có thay đổi so với quyết toán năm do UBND Quận - Huyện đã gửi Sở tài chính - Vật giá thì UBND Quận - Huyện phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi Sở tài chính - Vật giá.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH
2.1 Một số đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Quế Võ
Quế Võ là một huyện được thành lập năm 1961, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện lỵ là thị trấn Phố Mới.
Huyện Quế Võ ở phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Phía Nam của huyện là sông Đuống; qua sông là các huyện Thuận Thành và Gia Bình. Phía Bắc huyện là sông Cầu; qua bên kia sông là các huyện Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Ở phía Đông giáp huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
Địa hình cơ bản của Quế Võ là đồng bằng. Có một số đồi xót. Huyện có một diện tích nhỏ rừng trồng.
Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm:
● Thị trấn Phố Mới
● 20 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Đức Long, Châu Phong, Đào Viên, Đại Xuân, Hán Quảng, Mộ Đạo, Nhân Hoà, Ngọc Xá, Phượng Mao, Phương Liễu, Phù Lãng, Phù Lương, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống và Yên Giả.
Ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của huyện Quế Võ là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
Quế võ là huyện nông nghiệp, nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên rộng 170,74 km2, được bao bọc bởi 2 con sông đã tạo cho Quế Võ những lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, Quế Võ còn là một miền đất giàu truyền thống văn hiến, khoa cử với những sắc thái riêng đã tạo nên những nét văn hoá truyền thống của vùng Kinh Bắc địa linh nhân kiệt xưa kia.
Con người Quế Võ cần cù chịu khó, khéo léo trong sản xuất. Vì thế, dưới đôi bàn tay tài hoa của người dân Quế Võ, nhiều sản phẩm truyền thống như: sành sứ và gốm mỹ nghệ Phù Lăng, mộc dân dụng đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho người dân Quế Võ đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội.
Diện tích tự nhiên: 170,74 km2
Dân số: trên 150 nghìn người.
Đơn vị hành chính: có 20 xã và 1 thị trấn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12%/năm.
Lương thực bình quân: 611kg/người/năm
Thành công từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (10,5%/năm), cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bắng các giống lúa có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23… Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú trọng. Do vậy, đến hết năm 2001, năng suất lúa bình quân tăng gần 50%, sản lượng lương thực quy thóc tăng 48,6%, bình quân lương thực tăng 1,6 lần so với năm 1996. Nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa hàng hoá như Mộ Đạo, Cách Bi, Việt Hùng; sản xuất lúa Tám Thơm ở Quế Võ (Chi Lăng). Ngoài sản xuất lúa, ở nhiều cơ sở đã đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: trồng dưa chuột xuất khẩu ở Việt Hùng, Phượng Mao, Phương Liễu, Bằng An; cây cà chua ở Hàn Quảng, Phương Liễu; cây ớt xuất khẩu ở Mộ Đạo, Phương Liễu; khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng từng bước phát triển. Trong năm 2001, đàn bò có 11,92 nghìn con, tăng 4%; đàn lợn có 72,3 nghìn con, tăng 1% so với năm 2000. Đặc biệt, chương trình nuôi bò lai Sind ở Đào Viên, Chi Lăng; lợn hướng nạc ở Nhân Hoà, Việt Thống, Việt Hùng, Quế Tân đang được đẩy mạnh và nhân rộng. Phong trào nuôi cá giống, cá thịt, ngan Pháp, vịt siêu trứng tiếp tục được mở rộng. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi, cải tạo ruộng trũng để thả cá đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình trồng rừng theo dự án 327 được duy trì đều đặn qua từng năm, nâng tổng diện tích che phủ rừng toàn huyện lên gần 350ha. Nhiều mô hình vườn đồi và hộ làm kinh tế giỏi xuất hiện ở Châu Phong và Phù Lãng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Quế Võ còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, một bộ phận cán bộ nhân dân còn giữ nếp nghĩ, cách làm cũ. Đây chính là những lực cản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quế Võ.
Bảng 1: Tăng trưởng nông nghiệp huyện Quế Võ
Lĩnh vực
2003
2004
2005
2006
2007
1. Trồng trọt
- Tổng diện tích gieo trồng (ha)
+ Trong đó, diện tích lúa (ha)
- Năng suất lúa (tạ/ha)
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc (tấn)
2. Chăn nuôi (con)
- Ðàn bò
- Ðàn trâu
- Ðàn lợn
19.790
15.588
37,2
66.576
11.000
6.000
55.000
20.032
16.014
41,7
70.815
10.553
5.727
66.843
20.284
16.315
45,7
74.629
10.979
5.766
68.848
21.190
16.967
51,8
87.917
11.222
5.708
70.900
20.640
17.334
52,5
91.725
11.920
5.700
72.300
(Nguồn: Huyện Quế Võ)
Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế.
Với thế mạnh là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc, chế biến hàng lương thực - thực phẩm, CN , TTCN Quế Võ trong những năm qua vẫn được duy trì và phát triển. Giá trị sản lượng giai đoạn 2006 - 2007 tăng bình quân 15,5%/năm. Riêng năm 2007 đạt 37,07 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2006. Trong đó khu vực hợp tác xã đạt 484 triệu đồng, hộ cá thể 36,191 tỷ đồng và doanh nghiệp hỗn hợp là 215 triệu đồng. Nhằm phát huy thế mạnh từ những sản phẩm truyền thống, huyện Quế Võ đã và đang tiến hành quy hoạch và xây dựng 4 cụm tiểu thủ công nghiệp là Phố Mới, Bông Lai, Đông Du và Đại Xuân với mục đích đưa các ngành nghề này đi vào hoạt động tập trung và hướng tới sản xuất hàng hoá.
Cùng với việc quy hoạch các làng nghề thành những cụm tiểu thủ công nghiệp, được Bộ Xây dựng phê duyệt, KCN Quế Võ đã hình thành vào tháng 7/ 2001 và đến nay thu hút được 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động. Trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài là Kính nổi Việt Nhật, Nhà máy Lắp ráp Xe máy Piaggo và Nhà máy Phân vi sinh của Trung Quốc. Đến nay các cụm công nhiêp Phương Liễu-Nhân Hoà,Châu Phong -Ngọc Xá ….cũng đã được hình thành và đi vào hoạt động .Có thể nói, việc hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp và khu công nghiệp đã tạo cho kinh tế Quế Võ một nhân tố mới cho sự phát triển nhanh mạnh trong thời gian tới.
Kết quả hoạt động của các ngành kinh tế khác
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng đang từng bước được củng cố và tăng cường. Hệ thống giao thông nông thôn với 500km đường liên xã, liên thôn , xóm đã được hoàn thành. Mạng lưới bưu điện , thông tin liên lạc có những bước phát triển rộng khắp và đa dạng về loại hình dịch vụ. Hiện toàn huyện Quế Võ có 20/21 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân 100 người dân có 2 máy điện thoại.
Hoà nhịp với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng, kho bạc đã đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ, phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các hộ vay vốn sản xuất kinh doanh đều đạt hiệu quả cao. Tổng dư nợ tín dụng quá hạn năm 2001 là 43 triệu đồng, trong đó có 34 triệu đồng dành cho 7.580 hộ vay để kinh doanh và phát triển sản xuất, góp phần tích cực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo. Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều thành phần tham gia, thị trường mở rộng đến các thôn, xã trong huyện. Tổng mức bán lẻ năm 2001 đạt 85 tỷ đồng, trong đó ngoài quốc doanh chiếm 80%.
Công tác giáo dục, đào tạo cũng đạt được những tiến bộ đáng kể với quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng. Chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm đạt 99%, trung học cơ sở 98%, trung học phổ thông 96,6%. Số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi tăng đáng kể. Hoạt động văn hoá được duy trì. Thể dục - thể thao quần chúng phát triển mạnh và đạt thành tích cao tại các giải của tỉnh ở những môn như: vật, việt dã, bóng chuyền, cầu lông.
Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, huyện Quế Võ đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 với một số chỉ tiêu quan trọng. Theo đó, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14%/năm, đảm bảo an toàn về lương thực và từng bước chuyển diện tích cây lương thực sang trồng lúa hàng hoá. Cơ cấu các thành phần kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ,tăng nhanh sản xuất công nghiệp , TTCN và thương mại dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Quế võ nói riêng có bước phát triển đáng kể. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm kinh tế (GDP) tăng bình quân 15%/ năm, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ hàng năm đều tăng đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2007 huyện đã phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 16% đạt cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng 68%, nông nghiệp 8%, dịch vụ 24%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2.596 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,3 triệu USD, thu ngân sách nhà nước đạt trên 89,4 tỷ đồng nhịp độ tăng trưởng kinh tế 16% giá trị sản xuất giá trị sản xuất nông nghiệp 177 tỷ đồng... hầu hết các chỉ tiêu đều vượt so với mục tiêu của HĐND huyện đề ra.
2.2 Thực trạng quản lý Ngân sách huyện Quế Võ
2.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Quế Võ
Ngân sách Huyện Quế Võ là một bộ phận của Nhà nước nên việc hình thành ngân sách của mình Huyện cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán Ngân sách Huyện Quế Võ vẫn luôn được đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu của từng thời kì phát triển cũng như nhiệm vụ được giao của cơ quan Huyện và các cơ quan Tài chính cấp trên.
Phòng Tài chính- Kế hoạch tổ chức làm việc với UBND cấp dưới, các cơ quan cùng cấp về dự toán Ngân sách. Trong quá trình thỏa thuận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau, cơ quan tài chính ở cấp địa phương phải báo ngay cho UBND cùng cấp quyêt định.
Phòng Tài chính xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thuộc Huyện, dự toán thu do chi cục thuế lập; dự toán thu, chi ngân sách của các xã phường; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách Huyện ( gồm có dự toán Ngân sách cấp xã và dự toán ngân sách Huyện), dự toán các khoản kinh phí ủy quyền trình UBND Huyện để báo cáo thường trực HĐND xem xét báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính- Kế hoạch và các cơ quan cấp trên quản lý lĩnh vực đặc thù.
Sau khi Huyện nhận được Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách của UBND tỉnh, phòng Tài chính có trách nhiệm giúp UNBND Huyện trình HĐND Huyện quyết định dự toán thu, chi Ngân sách Huyện; phương án phân bổ Ngân sách cấp Huyện; UBND Huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, sở Tài chính- Kế hoạch về dự toán Ngân sách Huyện và dự toán phân bổ Ngân sách Huyện đã được HĐND huyện quyết định.
Căn cứ vào Nghị Quyết của HĐND Huyện, UBND Huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn.
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện Quế Võ
Trong giai đoạn từ 2004- 2007 công tác thu – chi ngân sách có những biến động khác nhau nguyên nhân cơ bản là do các chính sách mới của Chính phủ đã tác động đến hoạt động thu- chi của các đơn vị. Bên cạnh đó trong năm 2007 có 3 xã là Vân Dương, Nam Sơn và Kim Chân của Huyện đã được chuyển về Thành Phố Bắc Ninh theo Nghị Định của Chính phủ.
Mặc dù vậy nhưng với sự cố gắng và tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND Huyện và các cơ quan ban ngành có liên quan thì công tác thu- chi ngân sách trong giai đoạn này trên vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được các yêu cầu của thu- chi Ngân sách đúng quy định.
Bảng 2: Kết quả thu - chi ngân sách của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Đơn vị tính: Triệu đồng
SốTT
Chỉ tiêu
Thực hiện
QT
2004
QT
2005
QT 2006
QT 2007
I
Tổng thu ngân sách nhà nước
98.169
152.150
156.276
129.007
1
Tổng thu ngân sách địa phương
39.692
65.911
61.668
30.971
2
Thu trợ cấp từ ngân sách tỉnh
47.642
64.741
64.741
71.698
3
Thu kết dư
523
8.472
13.924
8.513
4
Thu các khoản không cân đối NS
10.332
13.026
17.295
17.398
II
Tổng chi ngân sách địa phương
65.661
95.490
96.790
129.007
1
Chi theo dự toán trong cân đối
63.661
85.362
91.250
111.609
2
Chi không cân đối
2.000
10.128
5.500
17.598
( Nguồn Báo cáo Quyết toán Thu- Chi ngân sách các năm 2004- 2007)
2.2.2.1 Công tác thu ngân sách
Dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội kết hợp với Nghị quyết của huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về quản lý ngân sách, UBND huyện Quế Võ đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN.
Bảng 3: Cơ cấu thu Ngân sách trên địa bàn Huyện Quế Võ
Đơn vị %
Năm
Các chỉ số
2004
2005
2006
200._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27136.doc