LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các điều kiện kinh tế, xã hội được cải thiện đáng kể, cuộc sống nhân dân ngày một khởi sắc, diện mạo đất nước ngày một vững bước đi lên.
Có được điều đó là do Đảng, Nhà nước đã có một chính sách phát triển đúng đắn hợp lý gắn liền với thời cuộc. Trong đó phải kể tới quan điểm phát triển kinh tế vẫn dựa trên nội lực là chính đã thu được nhiều thành tựu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững; giữ vững an ninh tài chính quốc gia trong phát triển và hội nhập. Mặt khác, Đảng cũng chủ trương phát triển toàn diện giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, thu hẹp tối đa khoảng cách giàu nghèo.
Trong đó ngân sách nhà nước với ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển, trong những năm qua đã khẳng định vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại Hội Đảng X, ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng hơn lúc nào hết hiểu rõ trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong tình hình mới - là động lực của sự phát triển. Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn địa phương.
Mặt khác ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung gian ở giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trò của mình đối với kinh tế địa phương.
Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần có một ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện trong đổi mới công tác quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm.
Xuất phát từ vấn đề này, trong thời gian thực tập tại phòng tài chính – kế hoạch huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn, với những kiến thức đã đựơc tiếp thu ở nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo cô giáo đặc biệt là cô giáo Phan Thị Hạnh cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính – kế hoạch đã hướng dẫn em tập trung tìm hiểu và phân tích tình hình quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
Mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần củng cố tăng cường công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn được tốt hơn.
Đề tài được trình bày theo nội dung sau:
Chương 1: Ngân sách nhà nước và sự cần thiết tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện trong điều kiện hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách huyện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua (2004 – 2007)
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng hòan thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Qua việc nghiên cứu đề tài, em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức mới về quản lý ngân sách nói chung và ngân sách huyện nói riêng, cả về lý luận và thực tiễn tuy nhiên không tránh khỏi sai sót do trình độ còn hạn chế.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phan Thị Hạnh; sự giúp đỡ của các cô, chú Phòng Tài chính – kế hoạch Huyện Bắc Sơn để em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG 1:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
1.1 Ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Trong hệ thống tài chính thống nhất ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Cho đến nay, thuật ngữ “ ngân sách nhà nước”được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất. Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước. Các nhà kinh tế Nga cho rằng “ ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước”
Các nhà kinh tế Pháp đưa ra quan điểm: “ngân sách nhà nước là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị công) hoặc tư ( doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến và cho phép”.
Còn ở Trung Quốc: “ngân sách nhà nước là kế hoạch thu - chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”.
ở Việt Nam, ít nhất cũng có những nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước :
Giáo trình quản lý tài chính công: ngân sách nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước do Hiến pháp quy định.
Giáo trình quản lý tài chính nhà nước: ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của ngân sách nhà nước. Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ ngân sách nhà nước lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thuật ngữ này chỉ các khoản thu và các khoản chi của nhà nước để thể chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp về ngân sách nhà nước ( quyết định về các khoản thu, các khoản chi, tổng số thu, tổng số chi ..) còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện. Trong thực tế vai trò điều hành ngân sách của chính phủ rất lớn nên còn thuật ngữ “ngân sách chính phủ “ mà thực ra là nói tới “Ngân sách nhà nước”.
Giáo trình lý thuyết tài chính: “ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”.
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 – 03 – 1996 cũng có ghi: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Trong khi đa số đều dừng ở khâu dự toán thì quan niệm của Luật Ngân sách nhà nước đã đề cập đến khâu lập và thực hiện dự toán ngân sách. Quan niệm của Luật ngân sách là sâu sắc hơn cả, vừa phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách ( toàn bộ các khoản thu, chi ) vừa thể hiện được tính chất “dự kiến” chưa xảy ra của ngân sách (trong dự toán ) đồng thời cũng phản ánh quá trình chấp hành ngân sách ( được thực hiện ); vừa phản ánh tính niên độ của ngân sách ( trong một năm ) đồng thời thể hiện được tính pháp lý của ngân sách ( đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ); vừa thể hiện quyền chủ sở hữu ngân sách (thu, chi nhà nước ) đồng thời cũng thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của ngân sách nhà nước (đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ).
Như vậy định nghĩa về ngân sách như trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 1998 là đúng đắn. Định nghĩa này đã nhìn nhận ngân sách nhà nước một cách toàn diện theo nhiều góc độ khác nhau.
1.1.2 Quá trình hình thành và phân cấp ngân sách nhà nước
ở việt nam ngân sách nhà nước xuất hiện và tồn tại từ lâu song các hoạt động của nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội. Chỉ sau khi sự xâm lăng của thực dân Pháp đã đạt được kết quả sự cai trị của chúng đã chuyển từ các viên chức quân sự sang tay các viên chức dân sự và hai thành phố Hà Nội Hải Phòng được công nhận là hai thành phố có tư cách pháp nhân có ngân sách riêng vào năm 1981 mở đầu cho việc hình thanhg ngân sách độc lập của các tỉnh và thị xã khác, thì cơ chế tài chính và hệ thống ngân sách ở nước ta mới được hình thành đầy đủ và hoàn chỉnh.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ( năm 1945) Nhà nước ta đã thực hiện quyền lực về ngân sách nhà nước đã có nhữung chính sách mang tính chất cách mạng triệt để, như sắc lệnh về việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ thống thuế mới với quan điểm giảm bớt gánh nặng thuế khoá cho dân nghèo. Tiếp theo đó là hàng loạt các biện pháp nhằm khẳng định quyền lực về tài chính và củng cố ngân sách của nhà nước Việt Nam, như phát hành tiền kim khí ( ngày 1-12- 1946) và giấy bạc Việt Nam (ngày 3 - 2- 1946); đặt ra “ Quỹ Độc lập” nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Nói chung trong giai đoạn kháng chiến ( 1946 – 1954) thì vấn đề huy động và chi tiêu của ngân sách nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến thắng lợi. Đến năm 1967 chế độ phân cấp quản lý ngân sách ra đời. Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương( các tỉnh, thành phố ở phía Bắc). Như vậy cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1967 chỉ có một ngân sách nhà nước.
Năm 1972 Nhà nước ban hành “điều lệ ngân sách xã” ngân sách xã được xây dung nhưng chưa được tổng hợp ngân sách nhà nước.
Năm 1978 Chính phủ ra quyết định số 108/CP ngân sách địa phương được phân thành hai cấp: ngân sách tỉnh ( thành phố) và ngân sách huyện( quận).
Với nghị quyết 138/HĐBT ( ngày 19 – 11- 1983) ngân sách xã được tổng hợp vào ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp:
- ngân sách trung ương
- ngân sách tỉnh, thành phố
- ngân sách huyện ( quận, thị xã).
- ngân sách xã ( phường, thị trấn).
Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20 – 03- 1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật Ngân sách nhà nước. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Theo đó thì hệ thống ngân sách nước ta được chia ra làm bốn cấp:
- ngân sách trung ương
- ngân sách cấp tỉnh
- ngân sách cấp huyện
- ngân sách cấp xã
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, là vai trò quan trọng của ngân sách trong cơ chế thị trường. Vai trò này về mặt cụ thể có thể đề cập đến ở nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau song trên góc độ tổng hợp có thể khái quát trên ba khía cạnh sau:
1.1.3.1 Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội
Vai trò này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Xác định một cách khoa học đặt ra một tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào ngân sách nhà nước, lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh quan hệ nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm, đảm bảo nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định, thực hiện điều tiết hợp lý lợi ích trong nền kinh tế quốc dân. Xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, nhằm trang trải bội chi ngân sách nhà nước. Xác định vai trò quyền sở hữu tài sản công và tài nguyên quốc gia để giải quyết nguồn huy động.
1.1.3.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong ổn định và tăng trưởng kinh tế
Thể hiện ở việc kích thích, tạo hành lang, môi trường và gây sức ép. Nhà nước thực hiện chính sách thuế để vừa kích thích vừa gây sức ép. Tạo điều kiện thuận lợi trên các mặt tài chính, để khuyến khích các thành phần kinh tế có doanh lợi trong đầu tư phát triển. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên, sức lao động, thị trường...Đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn các công trình trọng điểm, các cơ sở kinh tế then chốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, để có thêm những sản phẩm chủ lực tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm chỗ dựa cho các ngành các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế. Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả thị trường, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
1.1.3.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc ổn định chính trị bảo vệ thành quả cách mạng
Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, trong ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho ổn định chính trị thông qua ngân sách nhà nước bảo đảm các nhu cầu và điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của bộ máy nhà nước trong việc quản lý mọi lĩnh vực của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ và phát triển những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng.
1.1.3.4 Vai trò kiểm tra của ngân sách nhà nước
Thông qua ngân sách nhà nước kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản nhà nước, chống thất thoát lãng phí, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính.
Ngoài ra ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, quốc phòng, an ninh là ngân sách can thiệp vào kinh tế. Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát triển kinh tế dù đó là kinh tế kế hoạch tập trung hay kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không một Nhà nước nào không sử dụng ngân sách để tác động vào nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, vai trò công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định, điều tiết vĩ mô của một Ngân sách phát triển đã được nhận thức vận dụng rất khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi Nhà nước, tuỳ theo bối cảnh kinh tế của mỗi thời kỳ.
Tất cả những điều đó thể hiện vị trí quan trọng của ngân sách nhà nước với tư cách là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm, hiệu quả để Nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần phải nắm chắc cơ chế tác động của thu, chi ngân sách đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ và làm chủ cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của ngân sách nhà nước để phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của ngân sách nhà nước.
1.2 Ngân sách nhà nước huyện và sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện trong điều kiện hiện nay
1.2.1 Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước huyện
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ngân sách nhà nước ta tổ chức thành hai cấp: Ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố. Việc phân cấp như vậy là phù hợp với nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc huy động tối đa nguồn lực tài chính. ở thời kỳ này, ngân sách nuyện đóng vai trò là một cấp dự toán.
Ngày 15 /5 /1978, với chủ chương xây dựng huyện thành một cấp có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, có tư cách là một đơn vị kinh tế công nông nghiệp phát triển toàn diện, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị Quyết 108 /CP xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện về quản lý tài chính, ngân sách. Nghị quyết có quy định các khoản thu, chi ngân sách huyện. Ngày 19 /11 /1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 138 / HĐBT về cải tiến phân cấp ngân sách địa phương, nói rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của ngân sách huyện.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đà đổi mới của nền kinh tế đất nước, ngân sách huyện cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mìmh. Cụ thể, ngày 27 /11 /1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị quyết số 186 /HĐBT vè phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có Ngân sách Huyện. Ngày 16 /2 /1992 HĐBT ban hành Nghị quyết số 186 / HĐBT sửa đổi bổ sung nghị quyết186 / HĐBT ngày 27/11/1989.
Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá IX khẳng định: huyện là một cấp chính quyền có ngân sách, ngân sách huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thống ngân sách nhà nước.
Như vậy, ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện.
Khảo sát quá trình hình thành ngân sách huyện, nhận thấy ngân sách huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trước tiên, nó giúp cho Ngân sách cấp tỉnh, trung ương giảm được khối lượng công việc. Tiếp theo, nó giúp cho các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng từ cơ sở.
Ngân sách huyện mang bản chất của ngân sách nhà nước, đó là mối quan hệ giữa ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện, mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của công nhân và nhân dân lao động, bộ phận người chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Do vậy, lợi ích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Có thể nói, việc Ngân sách Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt ngân sách nhà nước mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, xét riêng ở cấp độ huyện, tình hình kinh tế - tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, Ngân sách Huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã pháy huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết.
1.2.2 Vai trò của Ngân sách Huyện
Như đã nêu trong định nghĩa Ngân sách Huyện có vai trò của ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước; an ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
1.2.2.1 Ngân sách Huyện bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự cấp Huyện.
Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thồng các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- Đó chính là Ngân sách Huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng Ngân sách Huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở điạ phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau.
Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả nước. Để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách khổng lồ. Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước, nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện phát triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
1.2.2.2 Ngân sách Huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế
Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết , định hướng. Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Sẽ không có một cơ câú kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Các Huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời các Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Thuế là một phương tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô kinh tế, Huyện có thể sử dụng công cụ này để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cấp Huyện phải xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng, đó là các doanh nghiệp Nhà nước do cấp Huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Huyện
1.2.2.3 Ngân sách Huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường.
Đây là vai trò không thể thiếu đối với Ngân sách mỗi quốc gia. Nó có tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả. Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến: Thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em, người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm... Những điều đó tạo ra cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sông văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ.
1.2.3 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước huyện
1.2.3.l Nội dung thu ngân sách huyện
Đây là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến khâu sau: chi ngân sách. Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách cần phải có chính sách thu hợp lý hiệu quả. Chính sách thu Ngân sách là tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguồn thu vào cho ngân sách nhà nước
* Vị trí của chính sách thu Ngân sách
Thứ nhất, chính sách thu Ngân sách là một bộ phận trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Việc tăng hay giảm thu ở một lĩnh vực nào đó được thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế, tài chính vĩ mô. Một khi chính sách thu ngân sách thay đổi thì lập tức cơ cấu kinh tế, dù ít hay nhiều cũng có sự chuyển dịch. Bởi vì, đối tượng thu của Ngân sách là rất đa dạng, rộng lớn, phong phú, đặc biệt là nhạy cảm với các chính sách thu (thuế, phí, lệ phí...).
Thứ hai, các chính sách thu của ngân sách có tác động đến các chính sách quản lý kinh tế, tài chính khác. Dường như vị trí này trùng lắp vị trí trên, nhưng không, nó hoàn toàn khác. Các chính sách kinh tế, tài chính khác ở đây là thuộc các lĩnh vực ngoài ngân sách (kinh tế, tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp...). Do việc có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nên ngân sách nhà nước có thể can thiệp sâu vào doanh nghiệp.
* Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng và thực hiện các chính sách thu ngân sách
Một là, các chính sách thu phải góp phần vào khuyến khích và phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng lưu thông hàng hoá và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Như phần trên đã trình bày, các đối tượng nộp thuế rất nhạy cảm với việc đánh thuế. Thế mà, việc thu thuế là có giới hạn, có nghĩa là, thu bằng thuế chỉ đạt được kết quả tối đa tại một điểm thuế suất nào đó. Đây là hiện tượng “thuế giết thuế, có nghĩa là với chủ trương tăng thuế để tăng thu Ngân sách, nhưng đến khi thực hiện lại có tác động ngược lại: Sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hiện tượng trốn thuế phát triển do tâm lý “lười lao động”.
Hai là, chính sách thu phải đảm bảo tâp trung quản lý hợp lý nguồn thu cho Ngân sách, đồng thời bảo đảm mức sống hợp lý cho các đối tượng dân cư dọ tác động của chính sách thu. Theo quy định của Nhà nước, tất cả các khoản đều được tập trung vào Kho Bạc Nhà nước cùng với sự phối hợp của Ban Tài Chính, cơ quan thuế, Hải quan.
Ba là, chính sách thu phải đảm bảo công bằng xã hội cho các tầng lớp dân cư. ở đây bao gồm cả công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Công bằng theo chiều dọc có nghĩa là đối tượng nào có khả năng nộp thuế nhiều hơn phải nộp nhiều hơn. Công bằng theo chiều ngang có nghĩa là các đối tợng có khả năng nộp thuế như nhau sẽ phải nộp thuế như nhau.
Bốn là, chính sách thu phải đảm bảo tính quần chúng. Do trình độ của các đối tượng nộp thuế là khác nhau, thậm chí chênh lệch rất lớn, việc đưa ra một chính sách thuế quá khó hiểu, phức tạp là một sai lầm. Bởi vì chi phí cho việc tuyên truyền, giải thích chính sách thu đó sẽ rất lớn. Khi đó, chính sách thu có khi lại phản tác dụng. Do đó, nội dung chính sách thu phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ dàng được chấp nhân.
* Các khoản thu của Ngân sách Huyện
Theo quy định của pháp luật, Ngân sách Huyện có các nguồn thu như sau:
Các khoản thu 100%
a) Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh gồm:
Từ bậc 1 đền bậc 3 thu trện địa bàn xã, thị trấn
b) Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường.
c) Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp Huyện quản lý.
d) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp Huyện quản lý.
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
g) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho Ngân sách Huyện.
h) Thu từ xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái phép luật theo phân cấp của tỉnh.
i) Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
k) Bổ xung từ ngân sách cấp tỉnh.
l) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách Huyện và Ngân sách xã, thị trấn.
a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
b) Thuế nhà đất.
c) Tiền sử dụng đất.
d) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách trung ương, do tỉnh quy định trong phạm vi tỉnh được phân cấp.
e) Các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ nhà đất; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào mặt hàng (Ngân sách địa phương hưởng 100%). Việc phân cấp cho Ngân sách các cấp ( tỉnh, huyện, xã ) do cấp tỉnh quy định. Riêng tỷ lệ phần trăm phân chia thuế sử dụng đất nông nghiệp cho xã, thị trấn tối đa là 100%, tối thiểu là 20%.
1.2.3.2 Nội dung chi của Ngân sách Huyện
Nếu như quá trình thu là quá trình tạo lập, hình thành Ngân sách thì chi Ngân sách là quá trình sử dụng Ngân sách. Nó ngược lại hoàn toàn với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều khiển của quá trình thu ( Không thể chi nhiều trong khi thu ít và ngược lại ) đồng thời, lại tạo thêm nguồn thu ( Đầu tư Ngân sách nhàn rỗi vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ).
Chi Ngân sách là quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.
* Đặc điểm chi Ngân sách Huyện
Với tư cách là một quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, chi Ngân sách huyện có các đặc điểm sau:
Một là, chi tiêu Ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong mỗi thời kỳ. Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của Ngân sách và bản chất Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước mang bản chất chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo xã hội ổn định, phát triển.
Hai là, tác dụng của các khoản chi Ngân sách bao giờ cũng được xem xét ở tầm vĩ mô bởi vì thông thường, những khoản chi Ngân sách sẽ phát huy tác dụng trong phạm vi nhất định. Việc chi tiêu Ngân sách Huyện phải phát huy được tác dụng trong phạm vi Huyện.
Ba là, tính hiệu quả của các khoản chi được thể hiện toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc điểm này là biểu hiện mối quan hệ giữa tài chính với kinh tế, chính trị, xã hội.
* Một số yêu cầu cần đạt được trong quá trình chi Ngân sách.
Thứ nhất, khi xem xét, đánh giá tính hiệu quả của chi Ngân sách, chúng ta phải xây dựng một loạt các chỉ tiêu, chỉ số bao gồm cả định tính và định lượng. Điều đó sẽ giúp cho các nhà phân tích đúng đắn hơn, đánh giá chính xác hơn tính hiệu của của chi Ngân sách.
Thứ hai, thực hiện chi Ngân sách đúng dự toán, tiết kiệm, hiệu quả.
Nhiệm vụ chi của Ngân sách -Huyện
Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, Ytế thực hiện theo phân cấp của tỉnh.
b) Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
c) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi.
- Giao thông.
- Sự nghiệp thị chính.
- Các sự nghiệp kinh tế khác.
- Quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
+ Quốc phòng: G._.iáo dục quốc phòng; tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ; đăng ký quân nhân dự bị; huấn luyện dân quân tự vệ.
+ An ninh, trật tự và an toàn xã hội: Tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ an ninh; hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh; tổng kết phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc; hỗ trợ trật tự, an ninh cơ sở.
đ) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp huyện.
e ) Hoạt động của cơ quan cấp huyện của ĐCS Việt nam.
g ) Hoạt động của cơ quan cấp huyện, của Mặt trận tổ quốc Việt nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh VIệt nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông Dân Việt nam.
h ) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
i ) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của tỉnh, thành phố.
- Chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông vệ sinh đô thị.
- Chi bổ xung cho Ngân sách cấp dưới.
Cấp phát kinh phí, các khoản chi của Ngân sách -Huyện
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm được giao và dự toán Ngân sách quý; căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Phòng Tài chính- Vật giá tiến hành cấp phát kinh phí theo nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng Ngân sách và thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người được hưởng
Các hình thức cấp phất kinh phí:
a) Cấp phát bằng hạn mức kinh phí
Đối tượng cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí là các khoản chi thường xuyên của các đơn vị dự toán của ngân sách nhà nước , bao gồm :
- Các cơ quan hành chính Nhà nước
- Các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới hình thức thu đủ , chi đủ hoặc gán thu - bù chi.
- Các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp kinh phí.
b) Cấp phát bằng hình thức lệnh chi tiền
Đối tượng cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với Ngân sách , các khoản giao dịch của Chính Phủ với các tổ chức và cá nhân nước ngoài; các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới và một số khoản chi đặc biệt khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính .
c) Chi cho vay của Ngân sách Huyện
Đối với các khoản chi cho vay của Ngân sách Huyện cơ quan tài chính chuyển nguồn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển tiền theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp .
Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính trong trường hợp cho vay trực tiếp có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào NSNN và quyết toán theo chế độ quy định.
d) Chi trả nợ vay của Ngân sách Huyện
Đối với các khoản chi trả nợ, Chi cục Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo lệnh chi của Phòng Tài chính - Vật giá.
e) Đối với chi sự nghiệp kinh tế:
Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát, thanh toán theo quy trình cấp phát hạn mức kinh phí trừ một số khoản kinh phí sự nghiệp kinh tế có tính chất đặc thù Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn riêng.
f) Đối với các khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia
Đối với các khoản chi đã giao cho các đơn vị trực tiếp thực hiện thì cấp phát theo quy trình.
Đối với các khoản chi uỷ quyền thì cơ quan tài chính cấp trên chuyển kinh phí uỷ quyền cho cơ quan tài chính cấp dưới để cấp phát .
g) Cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Thực thiện theo quy trình quy định của Chính Phủ, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn thêm.
h) Chi bằng hiện vật và ngày công lao động
Đối với các khoản chi Ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật được duyệt, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt nam để làm lệnh ghi thu, ghi chi Ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước .
Đối với các khoản chi bằng ngày công lao động: Căn cứ giá ngày công lao động được duyệt, cơ quan tài chính làm lệnh ghi thu, ghi chi gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi Ngân sách
i) Cấp phát kinh phí uỷ quyền:
Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ Ngân sách từ cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Hình thức chuyển kinh phí chủ yếu bằng hạn mức kinh phí. Đối với các khoản chi nhỏ, nội dung chi đã xác định rõ thì có thể chuyển kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền.
k) Cấp phát cho các tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp:
- Đối với các tổ chức chính trị -xã hội:
+ Các tổ chức chính trị -xã hội được Ngân sách bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động theo quy định.
+ Sau khi được giao nhiệm vụ chi Ngân sách, từng tổ chức chính trị -xã hội thực hiện phân bổ dự toán Ngân sách (Phần được ngân sách nhà nước cấp ) chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí hàng quý cho các tổ chức chính trị- xã hội theo quy trình cấp phát hạn mức kinh phí quy định, trừ các trường hợp đặc biệt thủ trưởng cơ quan tài chính quyết định cấp phát bằng lệnh chi tiền.
- Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc đối tượng được Nhà nước tài trợ kinh phí theo quy định:
+ Cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí như các tổ chức chính trị -xã hội nếu là tài trợ thường xuyên.
+ Cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền nếu được tài trợ đột xuất theo mục tiêu cụ thể.
1.2.4 Sự cần thiết phải tăng cường ngân sách huyện trong điều kiện hiện nay
1.2.4.1 Dự toán Ngân sách quý
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ thu lập dự toán thu Ngân sách quý có chia ra khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Dự toán thu quý gửi trước ngày 10 của tháng cuối quý trước.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng Ngân sách lập dự toán chi quý (có chia tháng), chi tiết theo các mục trên của mục lục ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, lập dự toán chi Ngân sách quý (có chia ra tháng ), gửi cơ quan tài chính đồng cấp trước 10 ngày của tháng cuối quý trước .
Cơ quan tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành Ngân sách quý báo cáo UBND. Trong báo cáo, cân đối Ngân sách phải được lập một cách chắc chắn, đồng thời nêu rõ các biện pháp thực hiện và các kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền.
1.2.4.2Tổ chức thu Ngân sách Huyện .
Căn cứ và tờ khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp Ngân sách, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp Ngân sách và ra thông báo thu Ngân sách gửi đối tượng nộp.
Nếu hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu Ngân sách mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thu được quyền yêu cầu Ngân Hàng hoặc Kho Bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp Ngân sách hoặc áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu Ngân sách.
Phương thức thu ngân sách nhà nước: Toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản dưới đây do cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định:
-Thu phí, lệ phí
-Thu thuế Hộ kinh doanh không cố định
-Các khoản thu ở địa bàn xã, nơi không có điểm thu của Kho bạc Nhà nước .
*Hoàn trả các khoản thu Ngân sách Huyện .
Các trường hợp được trả thu Ngân sách là:
+Thu không đúng chính sách, chế độ.
+Trả lại đối tượng nộp theo chính sách của Nhà nước .
Việc hoàn trả các khoản thu Ngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, Ngân sách Huyện được hưởng khoản thu này từ cơ quan tài chính cấp Huyện ra quyết định hoàn trả. Nếu khoản thu đã phân chia giữa Ngân sách các cấp thì cơ quan tài chính ở cấp cao nhất ra quyết định hoàn trả.
Hai là, khoản thu đã hạch toán vào chương, loại, khoản, mục, tiểu mục nào thì hoàn trả từ chương, loại, mục, tiểu mục đó. Trường hợp hoàn trả cho khoản thu đã quyết toán vào niên độ Ngân sách các năm trước cơ quan tài chính ra lệnh cấp hoàn trả vào chương “ Các quan hệ khác của Ngân sách".
Ba là, khoản thu đã hạch toán và quỹ Ngân sách Huyện thì được hoàn trả từ quỹ Ngân sách Huyện .
Bốn là, căn cứ vào chứng từ hoàn trả của cơ quan tài chính, Kho Bạc Nhà nước hạch toán giảm thu hoặc hạch toán chi ngân sách nhà nước và thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng .
*Tăng giảm thu, chi Ngân sách
Số tăng thu hoặc tiết kiệm chi số dự toán được đuyệt được sử dụng để giảm bội chi, tăng trả nợ hoặc bổ sung quỹ dự chữ tài chính, hoặc tăng chi một số khoản cần thiết khác, kể cả tăng chi cho Ngân sách cấp dưới nhưng không được tăng chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương hoặc các khoản trợ cấp, thưởng có tính chất tiền lương.
Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải xắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng.
Khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi xắp xếp lại các khoản chi, cơ quan chủ quản đơn vị sử dụng Ngân sách không xử lý được thì từng cấp phải chủ động sử dụng dự phòng cấp mình để xử lý. Nếu không còn dự phòng Ngân sách thì sắp xếp lại chi để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất.
*Xử lý thiếu hụt tạm thời
Khi xảy ra thiếu hụt Ngân sách tạm thời do nguồn thu và các khoản vay trong kế hoạch tập trung chậm hoặc có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ Ngân sách .
Ngân sách Huyện được vay quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Các khoản vay quỹ dự trữ tài chính phải được hoàn trả trong năm Ngân sách. Nếu đến thời hạn mà không trả thì bên cho vay có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước trích tài khoản của bên vay để trả nợ.
*Sử dụng quỹ dự phòng, quỹ dự trữ tài chính.
Dự phòng Ngân sách được sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và trong trừơng hợp phát sinh nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư .
*Kế toán và quyết toán Ngân sách Huyện .
Các cơ quan quản lý Ngân sách Huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu chi Ngân sách, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách.
*Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách
Đơn vị dự toán và cấp chính quyền, phải tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách. Những cán bộ làm công tác kế toán phải được bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và được bảo đảm quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế toán mới phải chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.
Khi giải thể, sát nhập hoặc chia tách đơn vị kế toán, thủ trưởng và kế toán trưởng hoặc người phụ trách công tác kế toán phải hoàn thành việc quyết toán của đơn vị cũ đến thời điểm đó.
*Khoá sổ kế toán Ngân sách
Hết kỳ kế toán ( tháng, quý, năm ) các đơn vị dự toán và Ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán.
*Báo cáo kế toán thu, chi Ngân sách
Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán và kế toán xuất, nhập quỹ ngân sách nhà nước theo chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thu, chi ngân sách nhà nước theo chế độ kế toán ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng tháng, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước , chi Ngân sách địa phương gửi uỷ ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên.
*Quyết toán Ngân sách
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán Ngân sách:
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước .
- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi cơ quan tài chính phải gửi kèm các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm.
( Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước)
- Báo cáo quyết toán Ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của Ngân sách cấp trên vàobáo cáo quyết toán Ngân sách cấp mình.
Phòng Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp Huyện; tổng hợp báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; quyết toán thu, chi Ngân sách Huyện trình uỷ ban nhân dân huyện để gửi Sở tài chính - Vật giá và hội đồng nhân dân Huyện phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm do hội đồng nhân dân Huyện phê chuẩn có thay đổi so với quuết toán năm do UỶ ban nhân dân Huyện đã gửi Sở tài chính - Vật giá thì UỶ ban nhân dân Huyện phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi Sở tài chính - Vật giá.
1.2.4.3 Sự cần thiết của công tác quản lý Ngân sách Huyện
Ngân sách Huyện là thuộc về chính quyền Huyện, nó thể hiện tiềm lực tài chính của chính quyền Huyện. Thế nhưng tiềm lực đó phải tương xứng với nền kinh tế của Huyện, có nghĩa là phải đủ mạnh, đủ lớn để có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện. Vậy làm cách nào có thể tạo dựng được một Ngân sách Huyện đủ lớn mạnh để đáp ứng những yêu cầu trên? Không còn cách nào khác là phải quản lý Ngân sách Huyện và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Huyện.
Cho nên quản lý Ngân sách Huyện là sự cần thiết bởi:
Thứ nhất, không có một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào tự nguyện nộp thuế cho Nhà nước. Các đối tượng nộp thuế, phí luôn luôn tìm cách trốn thuế, tránh thuế, lách thuế, thậm chí còn “rút ruột thuế”. Như chúng ta dã biết, trong những năm qua, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng khuyến khích xuất khẩu đã tạo ra những “lỗ hổng”, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng chính sách hoàn thuế đã “rút” ngân sách đền hàng trăm tỷ đồng. Thế mà, thuế lại là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách. Nếu như các đối tượng nộp tự nguyện nộp thuế thì Ngân sách sẽ rỗng không. Lý do này xuất phát từ đặc điểm “không hoàn trả trực tiếp” của thuế. Khác với phí và lệ phi, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Nếu như các đối tượng nộp phí, lệ phí thì họ sẽ được hưởng trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cung cấp còn thuế thì không, các đối tượng phải nộp thuế mà không thu được bất cứ hàng hoá dịch vụ nào.
Thứ hai, các đối tượng được Ngân sách cấp phát chi sẽ ra sức “rút ruột” Ngân sách để phục vụ cho tổ chức, cá nhân mình mà không nghĩ đến tổ chức cá nhân khác. Đây là hiện tượng làm lãng phí, thất thoát Ngân sách.
1.2.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Ngân sách Huyện
* Nhân tố khách quan
Ngân sách Huyện là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan.
Nhân tố giá cả
Giá cả là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, do vậy nó có tác động mạnh đến Ngân sách. Người ta thường phân tích giá cả thông qua các chỉ số: Lạm phát; chỉ số giá tiêu dùng...
Thông thường, khi lập dự toán, các cấp Ngân sách đều phải quan tâm đến yếu tố giá cả được biểu hiện qua chỉ số lạm phát, nếu không chấp hành dự toán sẽ vấp phải những cản trở khó khăn đó là “vỡ kế hoạch”. Khi lạm phát tăng nhanh, giá cả trượt dài, các khoản thu, chi theo kế hoạch sẽ không thể đảm bảo tính hiệu quả được.
Tuy nhiên, Ngân sách lại có thể điều chỉnh được giá cả thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và một loạt các công cụ kinh tế vĩ mô khác tác động vào các quy luật kinh tế trên thị trường.
Các nhân tố về văn hoá, chính trị, xã hội
Ngày nay, khi thế giới đang chuyển biến manh mẽ theo xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, các sự kiện chính trị diễn ra liên tiếp. Các cuộc chiến tranh đều mang màu sắc văn hoá. Các dân tộc quốc gia đang tìm cho mình những nét riêng, độc đáo khi phát triển và hội nhập. Tất cả các sự kiện đều ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó mà ảnh hưởng đến Ngân sách .
Trong phạm vi huyện, Ngân sách huyện chịu ảnh hưởng của các chính sách, chủ trương của Đảng là c hính. Các yếu tố về văn hoá xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý Ngân sách
* Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan bao gồm các nội dung xuất phát từ bản thân đơn vị quản lý. Đó là trình độ chuyên môn, thái độ hành vi, ý thức chấp hành, kiểm tra giám sát....trong công tác quản lý ngân sách địa phương.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN BẮC SƠN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA ( 2004 - 2007)
2.1 Khái quát về phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Khái quát về huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
2.1.1.1 Về địa lý hành chính
Bắc Sơn là huyện miền núi vùng cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, có đường quốc lộ 1B đi qua, cách trung tâm Thành phố Lạng Sơn 85 km, cách thành phố Thái Nguyên 75 km. Tổng diện tích tự nhiên 69.999,95ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp và khả năng lâm nghiệp chiếm 3/4 tổng tiện tích; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp 33.125,3 ha, chiếm 48,5%; đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 11.459,7 ha, chiếm 16,4%; đất nuôI trồng thuỷ sản 98,85 ha, chiếm 0,11%; đất phi nông nghiệp 1.630 ha chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng 22.980,4ha, chiếm 32,8%.
Toàn huyện có 19 xã và một thị trấn, gồm 224 thôn bản; trong đó có 3 xã và thị trấn thuộc khu vực vùng I, có 13 xã vùng II, và 3 xã thuộc vùng III ; trong đó toàn huyện hiện nay có 6 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; dân số hiện nay là 66.546 người, gồm 14,044 hộ; dân số sống ở nông thôn chiém 93,7%, dan số sống ở khu vực thị trấn, thị tứ chiém 6,3%. Huyện Bắc Sơn có 5 dân tộc chính, dân tộc tày chiếm 65,55%, dân tộc dao chiếm 10,92%, dân tộc nùng chiếm 8,34%, dân tộc mông và dân tộc khác chiếm 0,48%.
2.1.1.2 Về kinh tế
Bắc Sơn là huyện miền núi, nền kinh tế của huyện cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện miền núi khác của các tỉnh miền núi phía Bắc. Nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; các ngành công nghiẹp xây dựng, thương mại dịch vụ còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất nhỏ bé chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Nền kinh tế mới có bước phát triển nhanh và ổn định trong khoảng 8 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân hàng năm thời kỳ thời kỳ 2000- 2005 là 9,46%; năm 2007 là 10,21%, trong đó ngành Nông-Lâm nghiệp tăng 5,7%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,5%, thương mại- dịch vụ tăng 21,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, hướng đẩy mạnh c ông nghiệp hoá hiện đại hoá, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 72,84% năm 2001 xuống còn 62,99% năm 2007, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 7,1% năm 2001 lên 9,01% năm 2007; Thương mại - dịch vụ chiếm từ 20,06% năm 2001 lên 28,0% năm 2005.
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,9%; sản lượng lương thực có hạt năm 2001 đạt 22.598 tấn, đến năm 2007 đạt lên 31.026 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 343,3 kg/ người/ năm năm 2001 lên 466,2 kg/ người/năm năm 2007. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, tỷ trọng giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp ngày càng tăng. Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn, như vùng thuốc lá ( giá trị sản xuất hàng năm của cây thuốc lá khoảng 45 đến 55 tỷ đông), vùng hồi, vùng quýt ( giá trị sản xuất hàng năm khoảng 40 - 45 tỷ đồng). Trồng rừng mới hàng năm được thực hiện tốt, kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả, nên đã nâng độ che từ 28 % năm 1986 lên 45% năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 6,7 triệu đồng/người/năm.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm , đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bi, xe máy các loại, sản xuất vật liệu xây dựng các loại với quy mô ngày càng lớn, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 13,5%.
Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 18,3%/ năm, do vậy đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ( Điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối) và đầu phát triển được chú trọng, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 là 200 tỷ đồng.
Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cả 4 mùa. Phong trào làm đường bê tông xi măng nông thôn đang phát triển mạnh; 95% số xã có xã, thị trấn và 62% số hộ có điện lưới quốc gia; hệ thống các công trình thuỷ lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp tăng thêm năng lực tưới tiêu, nhiều công trình trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dan; không còn phòng học tranh tre nứa lá.
2.1.1.3.Về văn hoá - xã hội
Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội được trú trọng:Trong những năm qua sự nhiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Mạng lưới trường, lớp phát triển vững mạnh, đáp ngày một tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động đến trường đạt trên 99,5 % ; số học sinh giỏi các cấp ngày một tăng, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ ; phổ cập trung học cơ sở đến nay được 16/20 đơn vị ; xây dựng được 2 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Công tác phòng bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Hàng năm triển khai và thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về ytế, hàng năm trẻ em được tiêm chủng đat trên 95%. Mạng lưới ytế từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố cả về số lượng và chất lượng, Đến nay đã có 100% trạm xá xã được kiên cố hoá; cán bộ y tế xã được đào tạo cơ bản, nhiều trạm xá xã đã có bác sỹ, các thôn đều có cán bộ ytế.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em đã đạt được những tiến bộ rát quan trọng, tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt từ 0,5-0,6%o, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hiện nay còn 27%.
Các hoạt động văn hoá thông tin phong phú, đa dạng và có nhiều chuyển biến tịch cực, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, định hướng dư luận góp phần giữ gìn và từng bước được phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, gia đình văn hoá từng bước thực hiện có hiệu quả, đã có 62,5% số hộ đạt gia đình văn hoá; 100% số thôn bản xây dựng được quy ước, hương ước đưa vào thực hiện. Đến nay có 100% số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 80% số hộ được xem truyền hình, 60% số xã có sân chơi thể thao, 25% số xã có điểm văn hoá vui chơi ; hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay đạt 6 máy điện thoại/100 dân; 100% xã có báo đọc trong ngày.
Các cấp uỷ, chính quyền đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để xoá đói giảm nghèo. Do vậy, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2007 chỉ còn 22,2% ( Theo tiêu chí mới ), số hộ khá và giàu ngày càng tăng; triển khai thực hiện tốt phong trào" Đền ơn đáp nghĩa", " Uống nước nhớ nguồn", giải quyết tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các hoạt động từ thiện và các chính sách xã hội khác.
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh luôn được quan tâm, củng cố; thực hiện tốt huấn luyện dân quân, tự vệ; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo môi trường và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.4 Mục tiêu định hướng của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010)
Xác định phương hướng chuyển dịch kinh tế phù hợp với phương hướng của Tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương, dựa trên khả năng khai thác các lợi thế cho mục tiêu phát triển. Tập trung sức thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn trước, khắc phục những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế huyện nhà, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Quan tâm đúng mức tới phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng phát huy nhân tố con người; chăm lo về y tế, giải quyết các vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững ổ định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn (2006-2010) là 9,5-10%. Trong đó: Ngành nông lâm nghiệp tăng 5,8%-6,5/năm; Công nghiệp-xây dựng tăng 19-20%; ngành thương mại-dịch vụ tăng 21-22%.
- Cơ cấu kinh tế đến 2010: Ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 19%; thương mại- dịch vụ chiếm 29%.
- Thu ngân sách hàng năm tăng từ 15 % trở lên.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số dưới 1%/năm.
- 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về ytế xã.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 22%
- Tạo thêm việc làm mỗi năm cho trên 1.000 lao động.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu/người/năm
- 90% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
- 100% số xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa đến trung tâm xã
- 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch.
- Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn dưới 14.
- 50% số xã có trường mầm non.
- 100% trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi
- Phổ cập trung học cơ sở đạt 100%.
- 90% dân số được xem truyền hình
- 50% số thôn có nhà văn hoá
- 100% số xã có sân thể thao.
2.1.2 Khái quát về phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của phòng tài chính kế hoạch huyện Bắc Sơn tỉnh lạng Sơn
* Địa chỉ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn: Tiểu khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
* Điện thoại: 025.837.226
* Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn, tiền thân của nó là Ban tài chính huyện, được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ 20; qua nhiều lần sáp nhật với các Phòng Kế hoạch và phòng thương nghiệp để đến năm 2001 đổi tên thành phòng kế hoạch - Tài chính - Thương mại huyện Bắc Sơn, cán bộ lúc đó có 18 người: đến năm 2006 đổi tên thành Tài chính - Kế hoạch huyện Bắc Sơn.
2.1.2.2 Vị trí và chức năng của phòng tài chính kế hoạch
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, là cơ quan tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, ngân sách, tài sản, giá cả; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính và Kế hoạch đầu tư.
2.1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện
Phòng tài chính kế hoạch huyện có nhiệm vụ trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách; đề ra các chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương hàng năm theo khung kế hoạch và hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Sở Kế hoạch đầu tư và của Sở Tài chính
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn trong những năm vừa qua ( 2004-2007)
Công tác thu ngân sách trong những năm qua
Huyện đã có nhiều cố._.m định giá, thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.
-Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản ký hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước; thực hiện tốt chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ácc đơn vị sự nghiệp công lập. Ccá đơn vị trên phải xây dựng và lập được kế haọch, quy chế chi tiêu nội bộ, theo tháng , quý, năm được cơ quan thông qua và được cơ quan tài chính cấp huyện phê duyệt.
- Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngấn sách, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm,thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, việc mua sắm trang bị và sửa chữa ácc thiết bị tài sản trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải theo dúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị phải được cơ quan tài chính thẩm định về nhu cầu, giá cả theo đúng quy đinh hiện hành.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn; thẩm định chặt chẽ gía mua sắm tài sản và giá trị quyết toán các công trình dựng cơ bản hoàn thành, giảm trừ các khoản chi sai chế độ hiện hành.
- Triển khai thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục ,y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở những khu vực những địa bàn có điều kiện để huy động cao nhất nguồn lực trong dân, vừa đảm bảo tăng đầu tư xã hội cho lĩnh vực này, vừa tiết kiệm chi Ngân sách, giành vốn cho đầu tư phát triển.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đạt hiệu quả kinh tế –xã hội cao nhất.
3.2.6 Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua kho bạc
- Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh, chi trả các khảon chi Ngân sách Nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi cảu thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng từ cần thiết káhc theo quy định và có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi theo điều 51 của luật ngân sách. Việc thanh toán vốn và kinh phí ngân sách thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ kho bạc Nhà nước cho người được hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp, kho bạc tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để đơn vị chủủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với kho bạc theo đúng quy định.
- Người phụ trách công tác tài chính, kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính- ngân sách, chế độ kế táon ngân sách, chế độ kiểm tra nội bộ, ngăn ngừa, phát hiệnvà kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm;
- đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì việc cấp phát phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định gửi cơ quan cấp phát vốn. Cơ quan cấp phát vốn kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và thực hiện thanh toán khi có đủ điều kiện theo quy định.
3.2.7 Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn.
- Thực trạng cán bộ làm công tác quản lý thuế, tài chính, kho bạc, cán bộ kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp từ huyện đến xã, thị trấn tuy đủ về số lượng ( toàn huyện có khoảng 105 người) nhưng còn yếu về chất lượng. Hầu hết lực lượng cán bộ trên mới có trình độ đào tạo trung cấp. Một số ít đơn vị còn có cán bộ sơ cấp. Chế độ quản luý tài chính ngân sách hiện nay luôn đổi mới và ngày càng được nâng cao; việc cập nhật kiến thức quản lý mới theo hướng tiếp cận quản lý tiên tiến ngày càng cao, với trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý ngân sách cấp huyện còn hạn chế nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu cảu quản lý ngân sách cảu địa phương. để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cảu quản lý tài chính ngân sách, các nagnhf thuế, kho bạc tỉnh đã, đang thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ cảu mình nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chuyên môn theo chương trình kế hoạch của Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước Trung ương đề ra.
- Riêng cán bộ ngành tài chính từ huyện đến xã, thị trẩn tực tiếp do huyện quản lý, nhất là cán bộ kế toán các đơn vị hành chính, sự nghiệp công, cán bộ kế toán ngân sách xã còn nhiều yếu kém. để đáp ứng tốt nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách của địa phương đối với những cán bộ còn trẻ, có tinh thần rtrách nhiệm cần phải đào tạo và đào tạo lại bằng ácc hình thức đào tạo khác nhau. đối với cán bộ có tuổi cao, năng lực yếu có kế hoạch bố trí phân công công việc khác. Trong đó những cán bộ đủ tuổi nghỉ theo chế độ 132 mà năng lực yếu thì giải quyết cho nghỉ theo chế độ này; đặc biệt cần chú trọng tuyển mới cán bộ có trình độ đại học chính quy tốt nghiệp ácc trường kinh tế tài chính để thay thế dần những lực lượng cán bộ có tuổi và có trình độ năng lực yếu, để đáp ứng ngày một tốt hơn việc quản lý ngân sách địa phương.
3.3 Một số kiến nghị nhằm góp phần hòan thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Huyện là một tất yếu, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Các cơ quan quản lý Ngân sách huyện cần hiểu rõ và từng bước nhanh chóng nâng cao chất lượng quản lý và điều hành Ngân sách. Tuy nhiên, không chỉ ở các huyện, để có thể thực hiện tốt công tác khó khăn này đòi hởi phải có sự tham gia, góp ý của toàn thể các ban ngành chức năng và quần chúng nhân dân. Do vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau nhằm nâng cao hiều quả công tác quản lý cấp huyện:
*Xác định thẩm quyền của quốc hội trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩm quyết toán Ngân sách. Để khắc phục tính trùng lắp và chồng chéo trong việc quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp xin đề xuất biện pháp sau: Nhà nước sửa đổi cơ bản các điều có liên quan của Hiến Pháp năm 1992 và sửa đổi cơ bản Luật ngân sách nhà nước. Theo đó, Quốc hôi chỉ quyết định dự toán Ngân sách Trung ương và phân bổ Ngân sách Trung ương ( chứ không quyết định ngân sách nhà nước một cách tổng thể như hiện hành nữa). Đây là biện pháp khá căn bản về cơ chế quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương với định hướng như sau:
Thứ nhất, Quốc hội quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách Trung ương cho từng Bộ, cơ quan Trung ương; quyết định bổ sung từ ngân sách nhà nước cho Ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thông qua báo cáo tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước. Tương tự, về quyết toán, Quốc hội phê chuẩn quyết toán Ngân sách Trung ương và thông qua báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước.
Thứ hai, Quốc hội quyết định các chương trình dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn Ngân sách Trung ương. Thứ ba, Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán Ngân sách Trung ương trong trường hợp cần thiết.
Thứ tư, hội đồng nhân dân quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách cấp mình, không bao gồm Ngân sách cấp dưới. hội đồng nhân dân phê chuẩn Ngân sách cấp mình và thông qua báo cáo tổng hợp Ngân sách cấp mình và cấp dưới; điều chỉnh dự toán Ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm trong biện pháp này là: Khi hội đồng nhân dân các cấp hoàn toàn tự chủ quyết định Ngân sách cấp mình thì vai trò quản lý vĩ mô của các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ có bị giảm đi không? Có đảm bảo được nguyên tắc tập trung trong quản lý Ngân sách hay không? Sẽ không đáng lo ngại về vấn đề này, vì Quốc hội đã quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách Trung ương là ngân sách chủ đạo của cả nước một cách trực tiếp, đồng thời đã quyết định mức bổ sung từ Ngân sách Trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thông qua báo cáo tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, thì vẫn bảo đảm dược yêu cầu quản lý vĩ mô và tính thống nhất của nền tài chính Quốc gia.
Mặt khác, Quốc hội và các cơ quan Trung ương còn có quyền thực hiện chức năng giám sát tình hình chấp hành Ngân sách địa phương, có quyền ban hành các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức thống nhất trong cả nước, buộc các địa phương phải chấp hành. Hơn nữa, cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên (bao gồm cả cấp Trung ương) vẫn đảm đương nhiều nhiệm vụ kinh tế- xã hội tại địa phương và đây cũng là vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên chuyển kinh phí từ Ngân sách cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Như vậy, việc hội đồng nhân dân các cấp hoàn toàn tự chủ quyết định Ngân sách cấp mình không làm giảm vai trò quản lý vĩ mô của các cơ quan quản lý cấp trên, cũng như không làm giảm tính tập trung thống nhất.
*Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho các cấp Ngân sách theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới. +Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, đặc biệt chú trọng cơ chế cho phép các địa phương, cơ sở mở rộng thêm nguồn thu tuỳ theo khả năng đặc thù của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi nên thực hiện như sau: +Về phân cấp nguồn thu: Luật NSNN đã xác định cụ thể các khoản thu từng cấp Ngân sách được hưởng 100%, các nguồn thu điều tiết... Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp này cho thấy cần phải hoàn thiện cơ chế này theo hướng.
Thứ nhất, nguồn thu Ngân sách mỗi cấp được hưởng 100%. Đây được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp Ngân sách, vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho Ngân sách cấp dưới. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho Ngân sách cấp Huyện, Xã và tương đương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... với thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, nên mạnh dạn phân cho hai cấp là Huyện và Xã và để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm tới các nguồn thu này.
Thứ hai, với nguồn thu phân chia giữa các cấp Ngân sách cần hòan thiện thiện hướng: Giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa Ngân sách các cấp. +Về phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp Ngân sách: Trước hết, cần rà soát lại toàn bộ các quy định về phân cấp quản lý kinh tế- xã hội hiện hành để xác định rõ các nhiệm vụ quản lý giữa các cấp chính quyền. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc sửa đổi cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi theo 3 nhóm:
-) Nhóm 1: Nhóm các nhiệm vụ chi cấp trên chi phối và đảm nhận 100%. Đây là những nhiệm vụ được phân cấp gắn với vai trò chủ đạo, chi phối và điều tiết của Ngân sách cấp trên đối với Ngân sách cấp dưới.
-) Nhóm 2: Nhóm các nhiệm vụ chi cấp dưới phải đảm nhận 100% gắn trực tiếp với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương cấp dưới. Đây là nhiệm vụ chi có tính chất địa phương rõ nét, sát sườn. Cơ sở có điều kiện chăm lo và khả năng thực hiện tốt hơn cấp trên.
-) Nhóm 3: Nhóm các nhiệm vụ chi liên đới giữa cấp trên và cấp dưới: Thành phố trực thuộc Trung ương với các địa phương. Khi đã phân cấp thì phải phân cấp "trọn gói". Đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì Ngân sách đài thọ toàn bộ. Khắc phục tình trạng một đơn vị, một nhiệm vụ mà có nhiều cấp cùng quản lý, cùng chi.Việc phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền cần phải được quy định trong các Luật và phải được chi tiết hoá bằng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ và thống nhất.
*Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp. Để có hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu Ngân sách phù hợp cần thực tốt những yêu cầu sau:
-Khẩn trương rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; xoá bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu; ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý tài chinh, Ngân sách.
- Trung ương chỉ ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chủ yếu, quan trọng thống nhất trong phạm vi toàn quóc, còn địa phương quyết định các định mức phân bổ Ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, y tế, sinh hoạt cho cán bộ phường trên cơ sở khung của Trung ương. Các định mức này phải tính theo các đồi tượng phục vụ cụ thể. Tất nhiên để đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính Quốc gia, ngoài các chế độ đã được Trung ương phân cấp, địa phương chỉ được quy định chế độ chi riêng theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Trong trường hợp này phải đảm bảo:
+ Phải thực sự là yêu cầu cần thiết của địa phương, cơ sở nhằm thúc đẩy nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
+ Phải đảm bảo sự hài hoà với các chế độ của TƯ
+ Khả năng thu cân đối nguồn bằng cách tăng thu, tiết kiệm chi nhưng không ảnh hưởng đến các nguồn chi đã quy định. Quy định sự phối hợp giữa các cơ quan và các cấp, ngành đảm bảo chế độ, tiêu chuẩn, định mức ban hành sát với thực tế, có tính khả thi cao không những phù hợp với điều kiện đặc thù chi của từng ngành, từng lĩnh vực mà còn với điều kiện địa lý, kinh tế- xã hội của từng vùng.
*Hoàn ttiện cơ chế bổ xung cho Ngân sách Địa phương.
Xuất phát từ tình hình cụ thể ở Việt Nam, cần hoàn thiện cơ chế bổ xung cho Ngân sách địa phương như sau:
+ Đối với việc bổ xung Ngân sách địa phương như sau: Cơ chế này chỉ áp dụng đối với các địa phương được xác định là thu thường xuyên không đủ chi thường xuyên. Do đó, còn gọi là cơ chế bổ xung ( hỗ trợ ) chi thường xuyên. Mục tiêu bổ xung, chi thường xuyên lả để đảm bảo cho tất cả các địa phương có đủ nguồn kinh phí trang trải các nhiệm vụ chi thường xuyên theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, đúng mức đã được cấp trên ban hành. Nhưng do các dịa phương có các điều kiện tự nhiên, kĩ thuật - xã hội khác nhau , cho nên cần cộng thêm hệ số cho từng vùng để đảm bảo công bằng.
+ Đối với cơ chế bổ xung có mục tiêu: Bổ xung có mục tiêu phải căn cứ vào một số yêu cầu: Mức thu nhập bình quân đầu người cả nước; Căn cứ vào số thu (thuế )bình quân đầu người cả nước có tổng thu Ngân sách địa phương và của từng địa phương; căn cứ vào chính sách phát triển vùng động lực, khuyến khích và tạo iều kiện cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kĩ thuật - xã hội ở các địa phương đặc biệt khó khăn. Riêng đối với những địa phương có nguồn thu khá, thừa khả năng đảm bảo chi thường xuyên và một phần chi đầu tư phát triển thì Nhà nước có thể xem xét bổ xung một phần cho những công trình trọng điểm với quy mô lớn, đồng thời khuyến khích khai thác để thu hồi vốn...
*Hoàn thiện quy trình Ngân sách địa phương theo hướng tăng cường tính độc lập tương đối của địa phương.
Muốn đảm bảo tính độc lập tương đối của địa phương trong việc lập, quyết định dự toán, phân bố và phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương, thì ngoài việc quy định Quốc Hội chỉ quyết định và phân bổ dự toán Ngân sách Trung ương, hội đồng nhân dân quyết định và phân bổ dự toán Ngân sách địa phương, về phía Chính Phủ cần phải bỏ cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi cho các địa phương, thay vào đó là cơ chế thu, chi theo luật - địa phương phải chấp hành, bởi vì, thu theo kế hoạch là nếp làm quyen thuộc của thời kì nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, điều này dễ dẫn đến khả năng lạm thu, không khuyến khích tích tụ vốn để đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài
*Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý thu, chi Ngân sách xã
Muốn thực hiện phân cấp thu, chi cho Ngân sách phường có hiệu quả phải nhận thức đúng về Ngân sách phường, phải có sự quan tâm thường xuyên, chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, bảo đảm thực hiện chặt chẽ nghiêm túc các nhiệm vụ, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu, chi Ngân sách phường.
*Đổi mới quy trình thu thuế đối với các với các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tự khai, tự tính, tự nộp cho doanh nghiệp
Ngiên cứu kết hợp tờ khai thuế đồng thời với việc thanh toán thuế, tiến tới bỏ thông báo thuế, nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, giảm chi phí hành thu thuế. Hệ thống chính sách, thủ tục và các mẫu biểu quy định về thuế cần được nghiên cứu cải tiến thống nhất, đơn giản, dẽ hiểu để các doanh nghiệp có thể thực hiện việc tự tính tự khai thuế của mình một cách chính xác, đầy đủ và dễ dàng hơn.Tổ chức sắp xếp lại bộ máy nghành thuế, bổ xung lực lượng cho đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra thuế, nâng cao chất lượng đội ngũ này. Bên cạnh đó, cần tăng mức phạt và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm chế độ kê khai nộp thuế, cần giao quyền cho cơ quan thuế khởi tố vụ án các vi phạm nghiêm trọng của Luật thuế.Thành lập bộ phận dịch vụ thuế của các doanh nghiệp tại các Cục thuế với chức năng giải thích, hướng dẫn, trả lời các vướng mắc về chính sách cũng như các thủ tục kê khai, tính thuế. Bên cạnh đó, cần phát triển dịch vụ tư vấn thuế. ở nứoc ta dịch vụ này còn khá mới mẻ và chỉ có ít một số công ty tư vấn tài chính thực hiện tư vấn thuế giúp ngưòi được tư vấn khai thuế sao cho số thuế phải nộp đúng theo Luật và có thể "tiết kiệm" chi phí về thuế. Trên thực tế, có nhiều doanh ngiệp kinh doanh nhiều ngành hàng khác nhau trong khi hệ thống thuế chưa đảm bảo được yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm thì tư vấn thuế là hết sức cần thiết.
Cần ban hành Luật kế toán để các doanh nghiệp thực hiện chế độ sổ sách chứng từ kế toán theo Luật, cơ quan thuế có căn cứ xác định nghĩa vụ thuế cũng như thuận lợi trong việc điều tra, xử lý vi phạm về thuế. Cơ quan thuế cần trang bị phương tiện làm việc hiện đại như máy tính và tiến hành kết nối thông tin với Kho bạc nhà nước. Mặc dù đây là một việc làm cần nhiều chi phí nhưng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý thuế.
*Tăng cưòng thanh tra tài chính.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế đang vận theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh kinh tế, nên định hướng của công tác thanh tra nói chung, công tác thanh tra tài chính nói riêng không thể vượt ra ngoài phạm vi chung nhất về phương pháp quản lý một nền kinh tế thị trường. Công tác thanh tra tài chính phải được phát triển để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Thanh tra Tài chính tuy trực thuộc Bộ Tài chính nhưng là thanh tra chuyên lĩnh vực Tài chính, khác với thanh tra nghành, ví dụ như thanh tra Ngân hàng. Công tác thanh tra, kiểm tra Tài chính có thể thực hiện ở hầu hết các nghành các cấp, các đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính- kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, giữ vững sự lãnh đạo vĩ mô của Nhà nước. Do vậy, thanh tra Tài chính cần sớm được kiện toàn về mọi mặt cả về tổ chức cũng như số lượng và chất lượng thanh tra viên.
Công tác thanh tra Tài chính thời gian tới càng tập chung thì hiệu quả càng cao. Hiện tại, theo cơ cấu tổ chức, ngoài thanh tra Tài chính ở Bộ Tài chính còn có thanh tra thuế, thanh tra Kho bạc. Các hệ thống thanh tra này hoạt động chưa có sự gấn kết với nhau, đôi khi còn chồng chéo dẫn tới giảm hiệu lực của công tác thanh tra. Đi đôi với kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Tài chính, pháp lệnh thanh tra được ban hành từ những năm 1990 đến nay cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế càng được sửa đổi. Pháp lệnh sửa đổi cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra, tránh tình trạng người đi thanh kiểm tra về Tài chính - kế toán lại không am hiểu gì về công tác Tài chính -kế toán .Việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra và nâng cao năng lực thanh tra viên nhằm nâng cao uy tín của tổ chức thanh tra củng là một trọng tâm mà thời gian tới phải làm .
*Công khai Ngân sách
Công khai Ngân sách là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách Ngân sách nằm đánh giá, kiểm tra, quản lý Ngân sách một cách khách quan. Ngày 20/11/1998, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế công khai Tài chính đối với ngân sách nhà nước các cấp đơn vị dự toán Ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, để quyết định này thực sự đi vào cuộc sống cần phải thực hiện các công việc sau:
- Các tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm công khai Ngân sách của cấp mình phải thực sự thấy được sự cần thiết và lợi ích đối với công khai Ngân sách Nhà nước, từ đó tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trong pham vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện; các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân giám sát việc thực hiện. Tuyên truyền cho các cán bộ công nhân viên, các tầng lớp nhân dân thấy được lợi ích và phải có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện quản lý, công khai Ngân sách của cơ quan và của địa phương mình.
Phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định về công khai Ngân sách.
- Việc ban hành quyết định này cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã thể hiện được đường lối của Đảng là dân biết, dân làm, dân kiểm tra; Thực hiện công bằng, dân chủ trong công tác quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí đẩy lùi tệ tham nhũng, quan liêu.
*Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách giá cả nhằm góp phần cân đối Ngân sách
Giá cả là một chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế, biểu hiện tình trạng kinh tế, tình trạng Ngân sách. Để ổn định giá cả từ đó tạo cân đối cho Ngân sách cần phải làm tốt các công việc sau:
Một là, bình ổn được giá cả thị trường để góp phần ổn định nguồn thu, chi Ngân sách.
Hai là, tăng cường quản lý giá bằng các hình thức thích hợp như: Thực hiện quy chế thẩm định giá, và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách mua sắm các thiết bị, vật tư, tài sản sẽ góp phần làm giảm chi Ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.Trong thời gian tới, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giá cả và cơ quan Tài chính trong việc quản lý chi mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp, đặc biệt là chi mua sắm máy thiết bị tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì chắc chắn sẽ giảm được chi Ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ngoài ra, việc quản lý chặt chẽ chi cho đền bù thiệt hại khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng xây dựng, chi cho việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá cho miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc; chi trợ giá cho việc thực hiện chính sách xã hội, công tác tuyên truyền...Thông qua việc kết hợp chặt chẽ giảm quản lý giá cả và quản lý Tài chính thì cũng sẽ giảm được chi cho Ngân sách, bảo đảm thực hiện chi đúng chính sách, sử dụng nguồn vốn trợ giá, trợ cước có hiệu quả.
Ba là, phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng quản lý giá cả nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tăng thu cho Ngân sách.
Như vậy Quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách giá, cơ chế quản lý giá và hệ thống giá ở nước ta trong thời gian vừa qua đã góp phần giải quyết một phần khó khăn cho Ngân sách Nhà nước. Trong thời gian tới, dưói sự chỉ đạo trực tiếp của Chính Phủ, ngành giá sẽ có sự kết hợp chặt chẽ hơn với ngành Tài chính để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá cả, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội.
*Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn chứng từ. Công tác sổ sách hoá đơn chứng từ là việc ghi chép, phản ánh điều hành, quản lý, sử dụng Ngân sách. Nó là công cụ để các cấp Ngân sách nhìn nhận, xem xét lại việc quản lý Ngân sách của mình và dự kiến kế hoạch Ngân sách năm sau. Đó cũng là phương tiện tối ưu dể thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác Ngân sách.
Tuy nhiên, trong tình hình mới đã có nhiều thay đổi, chế độ sổ sách, hoá đơn, chứng từ đã không còn phù hợp nữa, tạo trở ngại trong kế toán Ngân sách. Do vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, nhiệm vụ nhanh chóng sửa đổi, bổ xung những bất cập, lạc hậu cho phù hợp, tiện lợi.
Đề nghị Nhà nước cần hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, tạo chủ động tối đa cho chính quyền huyện và cơ sở.
- Cần sửa đổi hoặc bổ sung để hoàn thiện luật ngân sách nhà nước hiện hành theo hướng phân cấp mạnh cho chính quyền huyện và cơ sử. Cụ thể là phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cao hơn cho chính quyền huyện, tạo thế chủ động cân đối ngân sách cho cấp huyện và xã, thị trấn. Cụ thể: đối với huyện có nguồn thu quy mô nhr đề nghị Trung ương, tỉnh phân cấp, phân chia 100% các khoả thu cho ngân sách cấp huyện, đó là các khoản thu:
+ Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh
+ Thuế sử dụng đat nông nghiệp
+ Thuế sử dụng đất
+ Thu tiền sử dụng đất
+ Thu phạt tịch thu :
+ thuế tài nguyên
` + Các khoản thu khác ngân sách
- Về nhiệm vụ chi, đề nghị Trung ương, tỉnh cần phân cấp cho cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, cụ thể: chi đầu tư xây dựngnácc trường phổ thông quốc lập các cấp, điện thắp sáng, cấp thoát nước, gaio thông đô thị...
Đổi mới quy trình thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế, gồm tổ chức doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhằm nâng cao ý thức tự đăng ký thuế, tự khai, tự tính, tự nộp thuế, ấn định thuế. Đảm bảo đúng quy trình, đơn giản thủ tục, chặt chẽ, hiệu qủa trong công tác thu thuế mà Tổng cục Thuế đã ban hành.
Tăng cường công tác thanh tra tài chính
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản công trên phạm vi toàn huyện. Trong quá trình thanh tra, kiểm trâtì chính ngân sách nếu phát hiện vi phạm phải kiến nghị kịp thời cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ và tuỳ theo mức độ vi phạm thanh tra tài chính sử ký kịp thời theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Công khai ngân sách:
Các cấp ngân sách từ huyện đến xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp phải công khai dự toán thu, chi ngân sách theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Cá đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bội bộ, thực hiện công khai quyết toán chi đến chương, loại, khoản, mục, tiểu mục chi ngân sách bằng các hình thức thông báo trong hội nghị tổng kết năm, hội nghị cán bộ công nhân viên chức, niêm yết quyết toán chi tại trụ sở cơ quan đơn vị để cán bộ công nhân viên chức biết, qua đó, cán bộ, nh ân viên đơn vị biết và kiểm tra, giám sát, góp phần làm lành mạnh, minh bạch hoá chi tiêu ngân sách, tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách, góp phần chống tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu ngân sách nhà nước.
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chinh sách giá cả nhằm góp phần cân đối ngân sách.
- Đề nghị nhà nước tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo đúng lộ trình đã đặt ra, thực hiện bình đẳng trong sản xuát kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh cảu nền kinh tế.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách giá cả, giá cả phải được hình thành trên cơ sở đầu vào và đầu ra một cách đầy đủ và do thị trường, do quan hệ cung cầu quyết định. Nhà nước nên xoá bỏ bao cấp giá hiện nay như: giá xăng dầu, điện, than, giá các sản phẩm khác do ácc doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ, chống độc quyền về giá, hạn chế cao nhất việc dùng ngân sách nhà nước để cấp bù giá cho một số sản phẩm hiện nay, gây khó khăn cho cân đối ngân sách nhà nước, nhằm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý cụng khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cỏch làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính.
Nõng cao hiệu quả quản lý Ngõn sỏch huyện Bắc Sơn là tất yếu, đó là một quá trỡnh lõu dài và sẽ gặp khụng những khú khăn, vướng mắc, vỡ vậy đũi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cỏ nhõn, từng cấp, nghành.
Thông qua chuyên đề thực tập: “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hiện nay.” em muốn nêu những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyờn nhõn, trong cụng tỏc quản lý chi ngõn sỏch huyện, đồng thời trỡnh bày một số giải phỏp nhằm nâng cao hiệu quả cụng tỏc quản lý Ngõn sỏch huyện. Tuy nhiên với khả năng trỡnh độ và thời gian có hạn, chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để chuyên đề được hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngõn sỏch huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê huyện Bắc Sơn,tỉnh Lạng Sơn (2004 – 2007)
2. Tập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn 2001 – 2010
3. Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Bắc Sơn nhiệm kỳ (2001 – 2005) và (2006 – 2010)
4. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn trình tại các kỳ họp HĐND hàng năm từ (2004 – 2007)
5. Các tập quyết toán thu chi huyện Bắc Sơn từ (2004 – 2007)
6. Một số báo cáo tổng kết năm của chi cục thuế, của phòng tài chính kế hoạch từ 2004 – 2007
7. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2007),Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đại học kinh tế quốc dân,Hà Nội.
8. TS Nguyễn Thị Bất, TS Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý Thuế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2000) Cải thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên.
10. Bộ Tài chính ( 2004,Hoàn thiện quy trình Ngân sách viêt nam (Đánh giá chi tiêu công - giai đoạn II)
11. Bộ Tài chính (Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005) Thông tư hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán Ngân sách và các tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27297.doc