Hoàn thiện công tác quản lý lao động- Tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội

Lời nói đầu Chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, mỗi doanh nghiệp cần tự tìm cho mình một phương thức quản lý mới, phù hợp với đặc điểm sản xuất riêng để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm góp ý bởi ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn của nó. Tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động, vì nó là nguồn thu chủ yếu giúp họ đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. ở phạm vi

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý lao động- Tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra. Vì vậy, việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương là khoản thu nhập người lao động đảm bảo cho nhu cầu cơ bản về tinh thần và vật chất, Tiền lương thật sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Hiện nay, trong các doanh nghiệp hình thức trả lương đang được áp dụng là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Có rất nhiều vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trả lương trong các doanh nghiệp để làm sao tiền lương được chia công bằng, hợp lý đối với người lao động và phát huy vai trò của tiền lương nhằm khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động- tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Để hoàn thiện nội dung luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Lê Thế Tường cũng như sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị Nhà máy thiết bị bưu điện . Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ tận tình đó. Nội dung luận văn chia làm 3 chương như sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động – tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện. Chương II: Tình hình quản lý lao động và chi trả tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện . Chương III: Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý lao động và chi trả tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Chương I Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện I. Những vấn đề chung về lao động – tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Lao động Lao động là một hoạt động có ý thức của con người nhằm tác động tới những đối tượng cụ thể tạo ra giá trị nhất định. Sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm Tư liệu lao động và Đối tượng lao động, nhờ sức lao động của con người dùng tư liệu lao động tác động tới đối tượng lao động tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của xã hội. 2. Tiền lương Tiền lương là hình thức phân phối để thù lao cho người lao động đã hao phí sức lao động vào một công việc nhất định. Trong sản xuất, tiền lương là chi phí sử dụng nhân công hay chi phí sản xuất kinh doanh và là bộ phận cấu thành của giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường khi mà thị trường lao động tồn tại, thì tiền lương còn được hiểu là giá cả sức lao động, có nghĩa là tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định do người sử dụng lao động giao cho. Mặt khác, tiền lương phải bao gồm các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động. Tiền lương gồm có tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế... + Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số tiền lương mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Trong thực tế mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa. Lợi ích mà người lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ và số thuế mà người lao động sử dụng tiền lương đó để mua sắm và đóng thuế. Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối lượng tiền lương lớn mà thực tế họ quan tâm tới khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến tiền lương thực tế. + Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đóng các khoản thuế theo qui định của chính phủ. Chỉ số tiền lương thực tế tỉ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định. 3. Vai trò của tiền lương - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích hay hạn chế người lao động làm việc. + Tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thành quả lao động và phát huy năng lực của mình cao hơn. + Tiền lương thấp không đủ sống sẽ không làm cho người lao động quan tâm đến thành quả của họ và không phát huy được năng lực của mình. - Tiền lương là một loại chi phí quan trọng trong chi phí kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố chi phí luôn luôn được người sử dụng lao động quan tâm, chi phí tiền lương cao trong khi kết quả sản xuất kinh doanh nhỏ sẽ khiến cho chủ doanh nghiệp gặp khó khăn và không có tích lũy. Chi phí tiền lương thấp, chi phí kinh doanh thấp chủ doanh nghiệp có lợi, nhưng người lao động bị thiệt, họ sẽ không làm việc tích cực và chủ doanh nghiệp sẽ bị thiệt. - Tiền lương là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng hàng đầu của Nhà nước nói chung của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bởi vì nó liên quan đến đời sống người lao động và tác động quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả, hữu ích công tác. Nó là chính sách phân phối liên quan đến nhiều chính sách khác nhau: phân bổ lao động vào các ngành nghề, các khu vực, phát huy năng lực sáng tạo, phát huy sáng kiến đổi mới công nghệ. Do vậy việc đưa ra chính sách tiền lương hoàn chỉnh là một việc khó khăn. Do đó bên cạnh chế độ tiền lương người ta còn kèm theo một chế độ tiền thưởng với nhiều hình thức phạt khác nhau. Điều đó không chỉ đảm bảo đời sống cho người lao động mà còn là cách thức để kích thích lợi ích người lao động để họ quan tâm tới các vấn đề khác nhau có tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương tác động đến việc quản lý kinh tế, tài chính, quản lý lao động và kích thích sản xuất. 4. Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương được trả để tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài bảo vệ sức khỏe, đời sống tinh thần cho người lao động và gia đình họ, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH Theo chế độ hiện hành, nghị định 12 CP ngày 12/1/1995 quy định về BHXH của Chính phủ, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế làm việc trong kỳ hạch toán. Trong đó 15% người sử dụng lao động phải nộp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 5% trừ trực tiếp vào tiền lương cơ bản của người lao động. Quỹ BHXH là quỹ trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức... do cơ quan BHXH quản lý. BHYT Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành được hình thành từ hai nguồn: một phần do doanh nghiệp phải gánh chịu, phần còn lại người lao động phải nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương và được phép trích 3% trên tổng mức lương cơ bản, trong đó 2% trích được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% trừ lương cơ bản của người lao động. Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan BHXH để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên như: khám bệnh, chữa bệnh, viện phí...trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. KPCĐ KPCĐ là một bộ phận được trích 2% từ tiền lương thực tế của doanh nghiệp trả cho người lao động và được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích KPCĐ theo quy định là 2%, doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, KPCĐ doanh nghiệp trích được, trong đó một phần nộp lên công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, cùng với tiền lương phải trả công nhân viên là chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Quản lý việc tính toán, trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, có ý nghĩa không những đối với việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn cả với việc đảm bảo quyền lợi người lao động trong doanh nghiệp trước mắt và lâu dài. II. Quỹ tiền lương và chế độ, hình thức tiền lương 1. Quỹ tiền lương Theo quy định của Chính phủ quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho toàn bộ số công nhân viên do doanh nghiệp quản lý và sử dụng kể cả trong và ngoài danh sách. Quỹ lương của doanh nghiệp gồm các quỹ sau: - Tiền lương tính theo thời gian. - Tiền lương tính theo sản phẩm. - Tiền lương công nhật, lương khoán. - Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất do khách quan, thời gian nghỉ phép, đi học hoặc điều đi làm nghĩa vụ theo qui định. Các nội dung trên quỹ tiền lương còn được chia thành tiền lương chính và tiền lương phụ để phục vụ cho công tác quản lý và phân tích chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. - Tiền lương chính là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng thỏa đáng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. - Tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định cho nghỉ phép, hội họp, lễ tết ngừng sản xuất... Việc phân chia quỹ tiền lương như trên có ý nghĩa nhất định trong công tác quản lý lao động của doanh nghiệp. Quản lý tiền lương và chế độ tiền lương theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo sự tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lao động và tiền lương để đảm bảo lợi ích ngưòi lao động, lợi ích của doanh nghiệp. 2. Những nguyên tắc cơ bản của xác định tiền lương a. Yêu cầu và xác định tiền lương - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Gắn lương với năng suất lao động ( trong sản xuất ). Tiền lương là một đòn bẩy làm tăng năng suất lao động không ngừng. Nâng cao năng suất lao động sẽ tạo cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, xác định tiền lương phải đạt yêu cầu làm tăng năng suất lao động. Mặt khác đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tiền lương thì doanh nghiệp mới có tích lũy. - Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác dụng trực tiếp đối với động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền lương. b. Những nguyên tắc trả tiền lương - Nguyên tắc một: Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau ( nếu thể hiện nguyên tắc phân phối theo lao động ). Nguyên tắc này đòi hỏi khi trả lương không được phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc mà dựa vào số lượng, chất lượng lao động để trả lương. - Nguyên tắc hai: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Nguyên tắc này được hiểu theo một cách đơn giản là: + Năng suất lao động là cái làm ra. + Tiền lương là cái chi trả. Nguyên tắc ở đây là cái làm ra phải lớn hơn cái chi trả. - Nguyên tắc ba: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành và các khu vực khác nhau ( nguyên tắc trả lương khác nhau cho lao động khác nhau ). Làm các công việc, hoạt động khác nhau thì tiền lương khác nhau. III. Các hình thức trả lương 1. Hình thức trả lương theo thời gian - Chủ yếu áp dụng cho người làm công tác quản lý, công nhân làm những việc khó định mức được chính xác chặt chẽ. - Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai chế độ theo thời gian đơn giản và thời gian có thưởng. - Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Lương cơ bản X Hệ số cấp bậc công việc Ngày công Lương thời gian = X thực tế Ngày công theo chế độ làm việc - Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả lương có thưởng này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng, khi đạt được chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Trong quá trình sản xuất do mất điện hay máy hỏng do các nguyên nhân khách quan công nhân buộc phải ngừng sản xuất thì chấm ngừng việc và vẫn được hưởng nguyên 100% lương. Tiền lương sản phẩm trong tháng = Khối lượng công việc hoàn thành đủ tiêu chuẩn ´ Đơn giá Tùy vào điều kiện tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà áp dụng các chế độ trả lương theo sản phẩm cho phù hợp. Có 6 chế độ trả lương theo sản phẩm. + Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân. + Chế độ trả lương sản phẩm tập thể. + Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến. + Chế độ trả lương sản phẩm khoán. + Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng. + Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. 3. Hình thức tiền thưởng Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những đòn bẩy kinh tế khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật công nghệ. IV. Nội dung quản lý lao động và chi trả tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện Nội dung quản lý lao động Phân loại lao động. Do lao động trong doanh nghiệp là đa dạng và luôn biến động nên để cho việc quản lý số lượng người lao động và hạch toán kết quả lao động được chính xác, kịp thời, phản ánh chân thực trình độ cũng như năng suất, chất lượng lao động thì cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau: Phân loại theo thời gian lao động gồm: + Lao động thường xuyên trong danh sách ( gồm cả hợp đồng dài hạn và ngắn hạn) + Lao động tạm thời mang tính thời vụ. Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: + Lao động trực tiếp sản xuất: Là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. Lao động trực tiếp sản xuất bao gồm những người điều khiển thiết bị máy móc để sản xuất ra sản phẩm ( kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp), những người phục vụ quá trình sản xuất( vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất). + Lao động gián tiếp: Là bộ phận người lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp là bao gồm nhân viên kỹ thuật ( trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế ( trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ các phòng ban...), nhân viên quản lý hành chính ( những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư....). Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh + Lao động thực hiện chức năng chế biến: bao gồm những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng... + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những người lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, nghiên cứu thị trường, quảng cáo tiếp thị, chào hàng... + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những người lao động tham gia hoạt động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như Giám đốc, nhân viên các phòng ban... Thống kê số lượng lao động: Là việc hạch toán về mặt số lượng từng lao động, theo chuyên môn, cấp bậc công việc, trình độ tay nghề...của công nhân viên để phản ánh số hiện có và sự biến động về lao động trong doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về lao động. Việc quản lý sẽ được thực hiện trên sổ sách lao động của doanh nghiệp và của từng bộ phận theo mẫu quy định thành 2 bản, một bản do phòng lao động quản lý và ghi chép, một do phòng tài vụ quản lý và ghi chép. Xác định thời gian lao động: Kế toán sử dụng bảng chấm công( mẫu số 01- LĐTL). Bảng chấm công là chứng từ ghi chép ban đầu quan trọng nhất, bảng này được lập hàng ngang cho từng tổ sản xuất. Tổ trưởng tổ sản xuất có trách nhiệm ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công của đơn vị mình về số ngày làm việc, số ngày nghỉ việc của người lao động, nếu nghỉ việc theo ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... đều phải có chứng từ nghỉ việc do các bộ phận có thẩm quyền cấp và được ghi vào bảng chấm công theo những kí hiệu qui định. Cuối tháng người phụ trách phải tổng cộng và quy ra công có xác nhận của người phụ trách doanh nghiệp rồi gửi lên phòng kế toán để làm căn cứ tính lương cho công nhân viên. Bên cạnh bảng chấm công kế toán còn phải sử dụng một số chứng từ khác như: Bảng thanh toán làm thêm giờ, phiếu báo ngừng sản xuất, phiếu nghỉ ốm... những chứng từ này làm cơ sở để tính và thanh toán phụ cấp, trợ cấp BHXH cho công nhân viên. Theo dõi kết quả lao động Theo dõi kết quả lao động: là việc theo dõi kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng khối lượng công việc đã hoàn thành của từng người hoặc từng bộ phận. Kế toán sử dụng các loại báo cáo về kết quả lao động như: Phiếu giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành... Các chứng từ này phải do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, ( quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận) sau đó chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động tòan đơn vị rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận, cuối cùng chuyển về phòng tài vụ để làm căn cứ tính lương, thưởng, đồng thời cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp. 2. Một số biện pháp về quản lý lao động tiền lương a. Yêu cầu quản lý lao động và lao động sống. Thực chất yêu cầu quản lý lao động đặt ra chính là yêu cầu quản lý về số lượng lao động. Quản lý số lượng lao động theo từng loại lao động, theo nghề nghiệp công việc, trình độ tay nghề ( cấp bậc kỹ thuật của công nhân viên). Quản lý lao động cần thực hiện trên “ sổ sách lao động của doanh nghiệp “. Người quản lý chủ doanh nghiệp có mối quan tâm lớn đỗi với khoản chi phí về lao động sống này làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa. Với chủ doanh nghiệp, càng giảm chi phí bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đối với người lao động chi phí này là khoản bù đắp hao phí lao động mà họ bỏ ra. Về phía người lao động bù đắp này càng lớn càng tốt. Đây chính là mâu thuẫn trong bản thân một khoản chi phí đã làm cho nó vận động đến sự thống nhất và không ngừng hoàn thiện, nên vấn đề đặt ra là quản lý khoản chi phí này phải như thế nào để đạt đến sự thống nhất hòa hợp với sự mâu thuẫn này. Một mặt doanh nghiệp cần tăng mức thu nhập của người lao động để khuyến khích sản xuất. Mặt khác doanh nghiệp cần hạ thấp chi phí để giảm giá thành. Việc tăng cường cần phải phù hợp với định mức lao động không làm cho chi phí tiền lương tăng nhanh tránh tình trạng đội giá thành sản phẩm. Tổ chức và phân loại công nhân viên trong doanh nghiệp - Phải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Nhà máy để bố trí lao động và các bộ phận khác nhau phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ. - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo dây chuyền đồng bộ và bố trí lao động vào dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng mắt khâu gắn với trình độ trang bị công nghệ cho mỗi khâu. - Trong mỗi bộ phận ( cả gián tiếp và trực tiếp) đều phải bố trí đủ việc làm trong giờ chế độ và tổ chức sự phối hợp giữa các công việc trong một bộ phận và các bộ phận với nhau. - Thực hiện việc chấm công rõ ràng rành mạch. - Tăng cường kỷ luật lao động, chống đi trễ về sớm gắn kỷ luật với khen thưởng thi đua. - Kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng lao động, tận dụng giờ công ngày công và hoàn thành công việc. Chương II tình hình quản lý lao động và chi trả tiền lương tại Nhà máy thiết bị bưu điện I. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy thiết bị bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Năm 1954, Tổng cục bưu điện thành lập Nhà máy thiết bị truyền thanh, trên cơ sở mặt bằng diện tích sử dụng 22.000 m2 và thiết bị cơ sở Nhà máy dây thép của Pháp. Từ năm 1954 đến năm 1997 trải qua nhiều lần chia tách rồi sát nhập nhà máy vật liệu từ loa vào thành Nhà máy thiết bị bưu điện theo quyết định số 202/ QĐ- TCBĐ ngày 15/3/1996 của Tổng cục bưu điện Nhà máy có hai cơ sở tại: 61 Trần Phú, Hà Nội và 63 Nguyễn Huy Tưởng, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, nhà máy có văn phòng tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1997, nhà máy lại tiếp nhận khu kho đồi A02 Lim - Hà Bắc. Từ khi được tiếp nhận đến nay nhà máy không ngừng phát huy mọi khả năng có thể, hệ thống kho tàng được cải tạo tu sửa và đưa vào hoạt động trở thành cơ sở sản xuất thứ ba của nhà máy. Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ở ngân hàng để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trong suốt quá trình hoạt động của mình, nhà máy đã trưởng thành về mọi mặt. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhà máy vẫn đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh. Vừa liên tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nhà máy vẫn không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường nhằm ký kết được nhiều hợp đồng, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm ăn cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh của nhà máy. Ta có thể thấy được điều này qua một số chỉ tiêu tổng quát sau: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của nhà máy đạt được trong các năm qua Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2002/2001 Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 149.714.552 153.395.310 3680758 2,5 Các khoản giảm trừ 1.092.825 1.312.964 220139 20,1 Doanh thu thuần 148.621.726 152.082.346 3460620 2,3 Giá vốn 120.011.774 121.416.798 1405024 1,17 Chi phí bán hàng 13.304.165 11.217.850 -2086315 -15,7 Chi phí QLDN 13.627.140 8.458.435 -5168705 -37,9 S lợi nhuận trước thuế 8.846.971 9.646.992 800021 9 Thuế TNDN phải nộp 2831030 3087037 256007 9 Lợi nhuận sau thuế 6015941 6559955 544014 9 Số lao động 601 640 39 6,5 Số người quản lý 92 99 7 7,6 Lương bình quân 1.231 1.452 221 17,9 Qua bảng biểu trên chúng ta thấy trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt, đến nay Nhà máy đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Năm 2002, giá trị tổng doanh thu của Nhà máy so với năm 2001 tăng 360758 nghìn đồng tương đương với 2.5%. Doanh thu thuần của Nhà máy tăng đều hàng năm, năm 2002 doanh thu thuần của Nhà máy so với năm 2001 tăng 3460620 nghìn đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy giảm.Chi phí bán hàng của năm 2002 so với năm 2001 giảm - 2086315 nghìn đồng tương đương – 15.7% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm – 5168705 nghìn đồng tương đương – 37.9%. Điều này cho thấy chi phí giảm thì doanh thu tăng, nói lên Nhà máy làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi. Số người quản lý trong Nhà máy so với số lao động trong tòan Nhà máy là 15,6%, số tỷ lệ này là hơi cao. Lương bình quân của CNV toàn Nhà máy năm 2002 là 1452 nghìn đồng, năm 2001 là 1231 nghìn đồng ( tức tăng 17.9%) cho thấy Nhà máy quan tâm đến đời sống người lao động. Tuy nhiên doanh thu tăng chậm, lương tăng quá nhanh sẽ làm tăng lợi nhuận trước thuế và sau thuế. II. Đặc điểm hoạt động của Nhà máy Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Kho nhựa và tạp phẩm Kho sắt thép dụng cụ Hàng nhập ngoại PX ép nhựa Composite PX khuôn mẫu PX đột dập Kho bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp Kho thành phẩm Sơ đồ 03: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Bộ máy của Nhà máy đã không ngừng được tinh giảm, cải tiến nhằm xây dựng một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả, linh hoạt, có năng lực, có trình độ, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thông suốt và năng động. - Giám đốc Nhà máy : Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của Nhà máy, tổ chức, duy trì, xem xét, đưa ra quyết định cuối cùng về phương hướng, kế hoạch, dự án đầu tư, chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự của Nhà máy. - Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật các sản phẩm của Nhà máy. Chỉ đạo khối kỹ thuật, công nghệ, thiết lập các tiêu chuẩn sản phẩm. - Phó giám đốc sản xuất: Chỉ đạo kiểm soát quá trình sản xuất, bảo quản hàng lưu kho, đóng gói, xếp dỡ - Trưởng phòng kỹ thuật số: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các đợt đánh giá chất lượng nội bộ, tiếp nhận các thông tin về chất lượng sản phẩm, tổ chức thực hiện các biện pháp phong ngừa. - Trưởng phòng CN1,2 Nghiên cứu, triển khai thực hiện thiết kế sản phẩm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các đơn vị, tiếp nhận thông tin về chất lượng sản phẩm, đề xuất các biện pháp giải quyết. - Trung tâm bảo hành: Tổ chức thực hiện việc bảo hành các sản phẩm của Nhà máy sản xuất. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về cách lắp đặt và sử dụng điện thoại. - Phòng kinh doanh điện thoại: Lập kế hoạch sản xuất cho sản phẩm điện thoại hàng năm, quý gửi lên phòng đầu tư, lên kế hoạch nhập khẩu vật tư, linh kiện từ nước ngoài. Theo dõi tiêu thụ, thực hiện hợp đồng với các nhà cung ứng. - Phòng đầu tư phát triển: Dự thảo các phương hướng, kế hoạch, dự án đầu tư, chiến lược sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Phòng KHKD: Lập kế hoạch chi tiết cho cơ sở, theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch, cung cấp vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng thay thế sửa chữa đáp ứng yêu cầu kế hoạch của cơ sở. - Phòng vật tư: Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch mua vật tư, lựa chọn nhà cung ứng và tiến hành mua vật tư. - Phòng tổ chức: Lập kế hoạch đào tạo, quy định về tổ chức nhân sự, bộ máy điều hành, bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu để đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh. - Phòng tiếp thị: Tìm kiếm khách hàng, thương thảo kí hợp đồng và kiểm soát thực hiện hợp đồng. Cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm của Nhà máy, theo dõi về chất lượng, tiến độ giao hàng để báo cáo Nhà máy. - Phòng KHGC: Tổ chức việc tiếp nhận sản phẩm gia công - Phòng CNĐT: Tiếp nhận thông tin về chất lượng sản phẩm điện thoại, tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa. Kiểm soát thiết bị đo lường liên quan đến sản phẩm điện thoại. Bộ máy trên là khá đẩy đủ nhưng cũng thấy rõ là quá cồng kềnh trong Nhà máy không lớn chỉ trên 600 người. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy Phòng tài vụ của nhà máy có 7 người, đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau + Kế toán trưởng (trưởng phòng): có nhiệm vụ quản lý tài chính tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều tra và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán và tài chính của đơn vị. Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc. + Kế toán tổng hợp (phó phòng): tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp còn đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, định kỳ lập báo cáo kế toán. + Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình biến động của TSCĐ. Ngoài ra kế toán TSCĐ còn theo dõi tình hình nhập, xuất quỹ tiền mặt (kiêm kế toán tiền mặt). + Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của nhà máy đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên công tác kế toán vật liệu có khối lượng công việc khá lớn. + Kế toán tiền lương: tính trên cơ sở đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, hạch toán lương và trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, thanh toán lương, phụ cấp cho công nhân viên nhà máy. + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ (kiêm kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp): theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm trên cơ sở các chứng từ, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thuế GTGT đầu ra. + Kế toán tiền gửi: giao dịch với ngân hàng, kiêm thủ quỹ bảo quản tiền mặt. Sơ đồ: Phòng tài chính kế toán thống kê Kế toán trưởng Kế toán thu chi, TSCĐ Kế toán NVL, tiền lương KT theo dõi công nợ KT tiêu thụ, kho TP Kế toán tổng hợp Kế tóan ngân hàng Nhân viên kế toán của các chi nhánh trực thuộc III. Công tác quản lý lao động của Nhà máy. Đặc điểm về lao động của Nhà máy. Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất và yếu tố quyết định kết quả của quá trình kinh doanh. Theo số liệu thống kê năm 2002, Nhà máy có 640 CBCNV, số lượng và chất lượng lao động của Nhà máy được trình bày qua bảng sau: Trong bảng ta thấy số lao động trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong Nhà máy (84,5%). Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Nhà máy được mở rộng. Nhìn chung lao động của Nhà máy biến động lớn, lao động nữ chiếm 64,6% tổng số lao động toàn Nhà máy nên việc nghỉ các chế độ thai sản, ốm đau, nuôi con... chiếm khoảng gần 10% tổng quỹ thời gian sản xuất. Tổng hợp một số đặc điểm về lao động như vậy để thấy rằng Nhà máy luôn gặp khó khăn trong công tác điều động lao động. Cơ cấu lao động toàn Nhà máy ( năm 2002) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ ( % ) Tổng số lao động toàn Nhà máy Trong đó được phân chia như sau: Theo giới tính - Nam - Nữ Theo TC lao động và trình độ đào tạo Lao động trực tiếp sản xuất - Bậc 1 - Bậc 2 - Bậc 3 - Bậc 4 - Bậc 5 - Bậc 6 trở lên Lao động gián tiếp Trung cấp và sơ cấp Đại học và cao đẳng 2.3. NV quản lý Nhà máy 640 227 413 541 117 95 145 11._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4605.doc
Tài liệu liên quan