Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài: hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp . LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức quản lý ngày càng được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đơì sống xã hội, ở tất cả các nước trên thế giới . Đó là tiền đề cho sự tăng trưởng , sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự giàu mạn

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về quân sự …nhưng cũng chính sự tăng trưởng phát triển vượt bậc đó cũng mang lại cho con người không ít những khó khăn cản trở như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái , xuất hiện ngày càng nhiều những căn bệnh hiểm nghèo, xung đột sắc tộc giữa các quốc gia với nhau vẫn cứ thường xuyên xẩy ra với những diễn biến vô cùng li kì phức tạp …tất cả những điều đó đều xuất phát từ những yếu kém trong nhận thức, trong sự thua thiệt về kinh tế và cuối cùng là yếu kém trong khâu tổ chức quản lý một nhà nước , một nghành , một xí nghiệp và từ một dự án dù là nhỏ nhất .chính vì thế chúng ta phải tập trung trí tuệ sức lực để giải quyết những khó khăn , khắc phục những rủi ro mà không ai muốn nó xẩy ra với chính mình. Muốn vậy thì mỗi cá nhân , mỗi tổ chức , các nhà nước phải đoàn kết hợp tác để đưa nền kinh tế của đất nước mình nói riêng và của toàn thế giới nói chung đến một cái đích phát triển mạnh mẽ cùng hướng tói sự phát triển toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội . ở Việt Nam trong thời gian gần đây , cùng với nỗ lực của toàn thể nhân dân, của cộng đồng các doanh nghiệp , kết hợp với sức mạnh của nhà nước … chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào . Tốc độ tăng gdp bình quân hàng năm trong thời gian gần đây đạt khoảng hơn 7 % , cơ cấu kinh tế cơ cẩu đầu tư thay đổi hợp lý tích cực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hoá . Hướng theo nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Tuy nhiên chúng ta cũng đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình phát triển của mình . Một thực trạng về nghèo đói , sức ép tăng dân số , khoa học công nghệ lạc hậu , công tác tổ chức quản lý còn gặp nhiều khó khăn , bất cập , hiệu quả quản lý chưa cao …đứng trước thực trạng đó đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người từ những cá nhân , tổ chức , các doanh nghiệp và nhà nước cùng đồng lòng chung sức để vực nền kinh tế đi lên sánh vai với các cường quốc kinh tế trong khu vực và trên thế giới . Chính vì thế các hoạt động đầu tư phát triển , hoạt động quản lý dự án cần phải có sự quan tâm thích đáng về mọi mặt của cả nhà nước và các ngành chức năng có liên quan . Để có thể quản lý đồng bộ về cả vĩ mô và vi mô tất cả các khâu từ công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng đến công tác kế hoạch , quá trình quản lý họat động đầu tư một cách tốt nhất . Từ đó tạo ra một cơ chế quản lý dự án tiến bộ , tạo ra một cớ cấu đầu tư hợp lý nhất, tạo đà cho sự phát triển nội lực của toàn bộ nền kinh tế . CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA. I.Giới thiệu về LILAMA và họat động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của tổng công ty . 1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 1.1. Giai đoạn 1960 – 1975. Ngày 01/12/1960 công ty lắp máy được ra đời từ 3 đơn vị lắp máy lớn nhất lúc đó là công ty lắp máy hà nội (tiền thân là cục cơ khí điện nước), công trường lắp máy hải phòng, công trường lắp máy việt trì. Được hợp nhất lại với 591 cán bộ công nhân viên, trong đó có 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy với phương tiện thô sơ và thiết bị lạc hậu, nhưng ngay từ những bước chập chững ban đầu, bàn tay những người thợ lắp máy đã lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp, dân dụng và quốc phòng quan trọng như: nhà máy nhiệt điện vinh, nhà máy đường vạn điểm 2, nhà máy điện hàm rồng (thanh hóa), việt trì (phú thọ), nhà máy nhiệt điện lào cai, uông bí, nhà máy phân đạm hà bắc, khu công nghiệp điện, đường, giấy và hóa chất việt trì, nhà máy suppe phốt phát lâm thao (Phú Thọ), nhà máy cơ khí hà nội, xi măng Hải Phòng, dệt 8/3… Tuy ngày đầu thành lập với đội ngũ trí thức non trẻ nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên lắp máy đã ra sức học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật qua các chuyên gia liên xô, trung quốc và các nước xhcn để lắp đặt thành công các thiết bị siêu trường, siêu trọng với độ chính xác cao, đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ i của đảng và nhà nước đề ra, đã góp phần xứng đáng vào xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH – hậu phương lớn của kháng chiến chống mỹ cứu nước, đồng thời đào tạo được một lực lượng tinh nhuệ đầu tiên của ngành lắp máy. Đến giai đoạn 1970 – 1975 công ty lắp máy đã có gần 10.000 cbcnv với tay nghề cao, đã tham gia lắp đặt hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở miền bắc. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và kỹ sư ngày càng trưởng thành, tăng nhanh về số lượng, có trình độ chuyên môn cao. 1.2. Giai đoạn 1975 - 1995. Ngày 11/10/1979, công ty lắp máy chuyển hoạt động theo mô hình: “liên hiệp các xí nghiệp lắp máy”. Với truyền thống của ngành lắp máy Việt Nam, cán bộ và những người thợ lắp máy tiếp tục có mặt ở hầu hết các công trình trọng điểm của đất nước. Trong giai đọan 1986- 1995, sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Hòa cùng thắng lợi đó có sự đóng góp không nhỏ của những người thợ lắp máy. Công ty đã hoàn thành bàn giao các công trình đúng và vượt tiến độ với chất lượng cao như các chân đế giàn khoan dầu khí, nhà máy giấy bãi bằng (vĩnh phúc), lắp các trạm biến áp và các trạm bù đường dây 500 kv, gia công trên 3000 tấn cột điện 500 kv và hàng ngàn tấn cột phát sóng truyền hình viba trong cả nước. Ở nước ngoài, chúng ta đã tham gia thi công nhiều công trình có quy mô lớn như trường đại học oran ở angiêri, nhà máy điện ở bungari, thủy điện ở liên bang nga, các công trình ở irac, libi… Bước đột phá lớn vào năm 1993, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt, chỉ tiêu kinh tế luôn đạt ở mức cao. Trong thời gian này, chúng ta đã thành công trong việc chế tạo một khối lượng lớn các thiết bị cho các nhà máy và đã được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng và kỹ thuật. Tiếp đó năm 1995, tại nhà máy xi măng chingphong hải phòng, LILAMA đã đảm nhận toàn bộ công tác lắp đặt và chế tạo gần 35 % khối lượng thiết bị cho nhà máy. Chất lượng sản phẩm không thua kém các sản phẩm nhập khẩu đã chứng minh khả năng chế tạo của những người thợ lắp máy Việt Nam. Nó cũng đánh dấu sự trưởng thành và bước phát triển mới của công ty sang lĩnh vực chế tạo. Thực hiện chủ trương của đảng và quyết định của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 01/12/1995, ngành lắp máy lại một lần nữa chuyển đổi mô hình hoạt động, theo đó liên hiệp các xí nghiệp lắp máy được đổi thành tổng công ty lắp máy Việt Nam. Đây là một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn về chất của các các doanh nghiệp lớn của nhà nước nói chung và tổng công ty lắp máy Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã trao nhiều quyền hơn để các tổng công ty chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Trong suốt 15 năm kể từ khi công ty lắp máy trở thành liên hiệp các xí nghiệp lắp máy với tên giao dịch LILAMA, những công trình trọng điểm của đất nước đều thấm đượm mồ hôi của cán bộ CNV trong toàn liên hiệp, thương hiệu LILAMA đã được các đối tác trong và ngoài nước biết đến như một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. 1.3. Giai đoạn 1996 đến nay. Chủ trương chyển đổi mô hình hoạt động của đảng đã thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt cho các doang nghiệp. Với phong cách làm việc mới, lực lượng lắp máy Việt Nam đã phát huy truyền thống của ngành, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân ngày càng lớn mạnh để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu trong nước và quốc tế trong việc đấu thầu xây dựng các công trình lớn của đất nước. Lãnh đạo tổng công ty lắp máy Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty đến năm 2010 theo đường lối phát của đảng và nhà nước. Trước những khó khăn và thách thức, LILAMA đã vươn lên trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam khi trúng các gói thầu số 2 và 3 nhà máy lọc dầu dung quất, tiếp đến là chế tạo và lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện na dương, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3,4. Đặc biệt với sự kiện LILAMA được chính phủ giao cho làm tổng thầu EPC dự án nhiệt điện uông bí mở rộng công suất 300 MW với vốn đầu tư gần 300 triệu USD, đánh dấu sự đổi ngôi từ làm thuê sang làm chủ, từ chỗ làm thầu phụ cho các tập đoàn Nước ngoài trở thành nhà thầu chính. Nhằm nhanh chóng tạo đà phát triển thành một tập đoàn công nghiệp lớn của Việt Nam, tổng công ty lắp máy Việt Nam đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, chuyển từ một nhà chuyên gia công, làm thuê cho các công trình thành một nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, đóng tàu, du lịch ... Năm 2005 đánh dấu mốc son lịch sử đối với ngành lắp máy, đảng và nhà nước đã trao tặng danh hiệu anh hùng lao động cho tổng công ty lắp máy Việt Nam. 2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của LILAMA trong thời gian gần đây( 2003- 2006) 2.1. Nguồn vốn kinh doanh . Nguồn vốn kinh doanh của tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA chủ yếu là vốn vay . Chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Lượng vốn này càng ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó vốn ngân sách lại ếm một tỷ trọng không đáng kể trong nguồn vốn sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Điều này nói lên một điều rõ ràng rằng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có xu hướng đi theo nền kinh tế thị trường . Sự bao cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất ngày càng giảm dần ,và trong tương lai thì chỉ có các công ty tự bỏ vốn ra để thực hiện sản xuất kinh doanh chứ nhà nước hoàn toàn không chi ngân sách . Còn nguồn vốn tự có của tổng công ty thì càng ngày càng tăng về lượng tuyệt đôi , tăng lên rất nhiều lần tuy nhiên tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng giảm. 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trong thời gian qua . Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập với nhiệm vụ khôi phục kinh tế đất nước. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển xứng đáng với trọng trách của đảng và nhà nước giao phó. Với mục tiêu: “ sản phẩm của chúng tôi là một nhà máy trọn gói” LILAMA đã không ngừng phấn đấu trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam trong các dự án đầu tư. Trong quá trình kinh doanh, tổng công ty luôn xác định mục tiêu kinh doanh là thu lợi nhuận, không phụ thuộc vào nhà nước. Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn thứ 2 trong chiến lược phát triển tổng công ty đến năm 2010. Đây là giai đoạn rất quan trọng với mục tiêu chính là tăng cường khả năng về mọi mặt, tạo đủ sức mạnh để thực hiện vai trò tổng thầu,nhằm tạo bước tăng trưởng cao, có điều kiện tích lũy tài chính. Hình thành các tổ chức tài chính để điều phối các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đồng thời bắt đầu đầu tư vào các ngành mà tổng công ty có lợi thế như xi măng, năng lượng, vật liệu xây dựng… Với những mục tiêu đã đặt ra, toàn thể cán bộ, công nhân viên của tổng công ty đã ra sức phấn đấu hoàn thành các kế hoạch được giao. Qua 5 năm thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2, tổng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Có thể thấy rõ điều đó qua kết quả kinh doanh củatổng công ty theo bảng sau: bang 1. Năm chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị SXKD Tỷ đồng 1478 1924 2338 4815 6121.6 10410 Tổng doanh thu Tỷ đồng 866.7 1010 1667 2356 4387.4 7376 LN trước thuế Tỷ đồng 10.475 14.518 22 26.342 31.7 79.3 Nộp nsnn Tỷ đồng 24.278 21.886 41.7 40.87 78.7 138.8 Kim ngạch XNK 1000USD 11761 8763 95700 136809 129767 386739 Đầu tư XDCB Tỷ đồng 412.7 273 666 3471.5 Laođộng bình quân Người 15218 15226 15798 15584 18.827 19200 Thunhập bình quân 1000 đ/n 1230 1296 1363 1493 1.658 1936000 ( biểu đồ giá trị sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2006) Sơ đồ 1: biểu đồ tăng trưởng giá trị SXKD giai đoạn 2001-2006 Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh và biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển khả quan của tổng công ty lắp máy Việt Nam: Giá trị sản xuất kinh doanh: liên tục tăng trong các năm, nếu như năm 2001 là 1.487 tỷ đồng thì đến năm 2005 đạt 6.121,6 tỷ đồng, tăng gần 5 lần. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhanh. Với năng lực và khả năng tài chính hiện có LILAMA đã bắt đầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình thành công ty tài chính và hình thành cơ cấu một tập đoàn công nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng từ 1.230.000đ đến 1.658.000, tuy nhiên có thể thấy mức tăng còn chậm. Hoạt động xuất nhập khẩu: kim ngạch xuất khẩu từ năm 2003 tăng mạnh. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp đã thực sự phát huy khả năng thương mại và xuất khẩu, mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước, tìm các đầu mối cung cấp hàng ổn định 3. Hoạt động đầu tư của tổng công ty trong thời gian qua. 3.1. Hoạt động đầu tư của tổng công ty năm 2003 A. Công tác chuẩn bị thực hiện các dự án epc được triển khai theo đúng kế hoạch - dự án nhà máy điện uông bí mở rộng 300mw . Đây là dự án điện phức tạp và khó về kỹ thuật , lần đầu tiên do nhà thầu Việt Nam chịu trách nhiệm đảm nhận việc thực hiện theo phương thức epc , nhưng với sự tập trung chỉ đạo , với tinh thần cố gắng vượt khó , kiên trì sáng tạo , đến nay chúng ta đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện dự án và đang triển khai theo đúng mục tiêu kế hoạch đã đề ra . Tổng công ty đã ký hợp đồng epc dự án nhà máy nhiệt điện uông bí mở rộng với tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) vào ngày 19/05/2003 và đã ký kết hầu hết các hợp đồng thầu phụ cung cấp thiết bị , dịch vụ kỹ thuật : hợp đồng cung cấp lò hơi /tuyêc-bin , máy phát (m1&m2), các hợp đồng cung cấp thiết bị gói thầu c5,c11, hợp đồng vận chuyển than (m7) , hợp đồng hệ thống nước làm mát (m8) , hợp đồng đo lường hệ thống điều khiển (i1) , hợp đồng hệ thống khử lưu huỳnh (m11) , hợp đồng trạm ngoài trời(e1)…trên mặt bằng công trường đang thi công các hạng mục xây lắp của dự án : hàng rào tạm , đường nội bộ , nhà điều khiển trạm ngoài trời, nhà hành chính dịch vụ , hệ thống thoátnước , đóng cọc và làm móng khu nhà máy chính, kênh dẫn nước làm mát …: - dự án nhà máy điện cà mau : Sau khi được chính phủ giao thực hiện dự án nhà máy điện cà mau theo hình thức tổng thầu epc , tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA đã thành lập ban dự án điện cà mau vàkhẩn trương tổ chức triển khai, đến nay đã cơ bản hoàn thành công việc chuẩn bị dự án bao gồm các công việc sau : lựa chọn tư vấn nước ngoài ( nhà thầu fichtner của chlb đức ); lập hồ sơ mời thầu các gói thầu trong phạm vi epc ; kết hợp với chủ đầu tư ( tổng công ty dầu khí Việt Nam ) tiến hành công tác khảo sát hiện trường , khảo sát địa chất thuỷ vănvà lập quy hoạch mặt bằng thi công ; triển khai các công việc có liên quan đến các điạ phương như cung cấp điện nước thi công , bố trí lán trại tạm phục vụ thi công . Nhìn chung các công việc tiến triển thuận lợi theo đúng tiến độ dự kiến . - dự án nhà máy xi măng hoàng thạch g/đ3: tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA đã chủ trì phối hợp với tổng công ty xi măng Việt Nam tổ chức đấu thầu gói thầu cung cấp thiết bị cho nhà máy, đến nay đã hoàn thành công tác xét chọn nhà thầu cung cấp và đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả . Tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA đã thành lập ban dự án ximăng hoàng thạch và sẵn sàng để triển khai các công việc sau khi có đầy đủ điều kiện tiến hành . - gói 2&3 dự án nhà máy lọc dầu dung quất : công tác chuẩn bị triển khai thực hiện đã được tổng công ty tiến hành một cách khẩn trương ngay từ ngày thắng thầu epc thi công . Các công việc thiết kế chi tiết cho dự án đã được triển khai với sự tham gia của tư vấn LILAMA ,công ty liên doanh cimas( LILAMA là thành viên) , công ty ctci ( là đối tác đài loan trong liên doanh) và chuẩn bị cho công tác lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị, xây dựng . Nhà máy chế tạo& tổ hợp thiết bị dung quất và các công trình phụ trợ trên công trường như văn phòng điều hành , nhà ở công nhân , hệ thống đường nội bộ , điện, nước phục vụ thi công đã được hoàn thành . Tiến độ bắt đầu thi công gói 2&3 dự án nhà máy lọc dầu dung quất đang phụ thuộc tiến độ triển khai gói 1 của dự án Như vậy trong năm2003 tổng công ty đã tập trung công sức để chỉ đạo một cách toàn diện đối với công tác chuẩn bị thi công các dự án epc và đã đạt kết quả theo kế hoạch đáp ứng sự mong đợi của chủ đầu tư và cấp trên .chúng ta đã hình thành được lực lượng cán bộ kỹ sư được đào tạo thành thạo nghề gnhiệp quản lý dự án epc , chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất ,nguồn tài chính cho thi công theo tiến độ triển khai dự án , đồng thời đàng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nứoc nghiên cứu các cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiệncác dự án epc 3.2. Hoạt động đầu tư của tổng công ty năm 2004 Với mục tiêu đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh , năm 2004 tổng công ty đã đẩy mạnh đầu tư dự án đóng tàu biển LILAMA , dự án sản xuất tấm lợp tôn mạ màu LILAMA dự án nhà hỗn hợp cao tầng LILAMA …, tiếp tục tham gia đầu tư góp cổ phần các dự án công nghiệp trong lĩnh vực xi măng , nhiệt điện , phát triển đô thị ; đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án lớn như thuỷ điện hủa na , nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp nặng số 2 , khu nhà nghỉ cao cấp đồi hùng thắng ( hạ long - quảng ninh ) , trụ sở văn phòng LILAMA tại đường phạm hùng ( hà nội ) và một số dự án khác . Đầu tư xây dựng cơ bản : trong năm 2004 tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 272,9 tỷ đồng . Tập trung vào đầu tư mua sắm các thiết bị thi công , thiết bị cơ khí lớn . Các dự án được thực hiện theo đúng đầu tư xây dựng cơ bản , đạt hiệu quả đầu tư , hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty . - Dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA : Đã khởi công hạng mục Ụ tàu 6.500dwt vào tháng 6 /2004 và hạng mục vỏ ống điện tháng 8/2004 . Hạng mục Ụ tàu 6.500 t đã đóng được 132/432 cọc móng . Phân xưởng vỏ ống điện đã thi công xong cọc móng , đang chế tạo kết cấu thép phần thân . Đã kí kết hợp đồng cung cấp thiết bị làm sạch kim loại , cần cẩu bánh xích 135 tấn . Hoàn thành việc bảo dưõng cổng trục 200 tấn . Dự án gặp phải khó khăn do gặp phải sự biến động thị trường nguyên vật liệu nên nhà thầu thi công Ụ tầu 6.500 dwt không tiếp tục thực hiện gói thầu . Hiện nay đang thực hiện lại gói thầu này Dự án nhà ở hỗn hợp và làm việc cao tầng LILAMA . Dự án khởi công vào tháng 3/2004 , về khối lượng công việc đạt : 7.800m cọc khoan nhồi ; 6400m ép kè thép bảo vệ ống móng ; 13900m3 bê tông cốt thép các loại . Hiện nay công tác thi công đang được triển khai mạnh . Dự kiến trong 2005 sẽ hoàn thành cơ bản phần khung bê tông cốt thép , lắp đặt hệ thống ống kỹ thuật tầng 1-10 trát tường trần 1-5 . Dự án mua sắm máy móc thiết bịcủa tổng công ty : Ngoài việc thực hiện mua sắm các thiết bị gia công cơ khí , để phục vụ thi công trên các công trường , trong năm 2004 đã đầu tư mua sắm 01 cần trục tháp 12 tấn , 02 cần trục thuỷ lực bánh xích 250 tấn và đã cơ bản hoàn thành thủ tục đầu tư 01 cần trục thuỷ lực bánh xích 600 tấn -Dự án nhà máy thuỷ điện Hủa Na : Đây là dự án thuỷ điện có công suất lớn (180mw) với tổng mức đầutư trên 3.500 tỷ đồng . Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do công ty tư vấn thiết kế điện i (evn) phối hợp với viện nghiên cứu thuỷ nông ucraina lập đã được công ty tư vấn đại học xây dựng thẩm định , và hiện nay đã được trình chính phủ để phê duyệt . Công tác nghiên cứu khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi ( bcnckt) bắt đầu được triển khai , dự kiến bcnckt sẽ hoàn tất trong quý III/2005 để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt . Hiện tại, LILAMA đang làm việc với các cơ quan chức năng của ubnd tỉnh nghệ an , ubnd huyện quế phong và các bộ ngành có liên quan để chuẩn bị cho công tác đền bù , giải toả mặt bằng , tái định canh , định cư khu vực lòng hồ , bảo vệ môi trường ,…và thi công tuyến đường giao thông đến công trình . - Dự án xây dựng trụ sở tổng công ty tại đường Phạm Hùng- Hà Nội . Trong năm 2004, tổng công ty tập trung thực hiệncác công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư . Đến nay dự án đã xác định đựoc địa điểm đầu tư , tổ chức xong công tác thi tuyển phương án kiến trúc . Sở quy hoạch kiến trúc hà nội đã có văn bản thoả thuận cho phép xây dựng 25 tầng . Đang triển khai lập dự án đầutư để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt vào quý III /2005 . Dự kiến khởi công xây dựng vào quý IV/2005 . - Các dự án đầu tư khu du lịch cao cấp : + khu du lịch cao cấp đồi Hùng Thắng ( Hạ Long - Quảng Ninh) : ubnd tỉnh quảng ninh đã cho phép LILAMA được cùng 2 nhà đầutư khác nghiên cứu đầu tư đồi hùng thắng . Do có một số nhà đầu tư nứoc ngoài rút không đầu tư nên hiện nay ubnd tỉnh quảng ninh đã đồng ý cho 3 nhà đầu tư trong nước vào triển khai dự án . LILAMA đang thay mặt nhóm nhà đầu tư thực hiện quy hoạch chi tiết trên mặt bằng chung để trình ubnd tỉnh quảng ninh xem xét , phê duyệt . Làm cơ sở phân chia phạm vi khu vực cho từng nhà đầu tư . Dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi và trình phê duyệt trong quý iii /2005 + khu du lịch cao cấp thiên cầm ( hà tỉnh ) : LILAMA đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh hà tỉnh và huyện cẩm xuyên để tiến hành các thủ tục giao cho LILAMA một khu vực khoảng 60 ha để đầu tư khu du lịch cao cấp , vừa làm khu nghỉ dưỡng cho cbcnv tổng công ty vừa để kinh doanh . Dự kiến trong quý ii/2005 sẽ tiến hành lập bcnckt và quý iv /2005 bắt đầu triển khai dự án . Dự án nhà máy tấm lợp tôn mạ màu LILAMA (lm& xd hnlà chủ đầu tư ): Đang đẩy nhanh thực hiện giai đoạn cuối thi công . Hiện tại , chủ đầu tư đang triển khai việc lắp đặt và hiệu chỉnh thiết bị toàn nhà máy . Dự kiến sẽ hoàn thành day chuyền sơn trong tháng 4/2005 và hoàn thành toàn bộ nhà máy trong tháng 6/2005 . - Dự án thuỷ điện sardeung (lm& xd 45-1 là chủ đầu tư ) : Có công suất 5,5 mw với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng đã được bộ xây dựng và tổng công ty evn chấp thuận cho phép đầu tư . Dự án đã lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi và hiện nay đang triển khai công tác chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng và tái định canh định cư khu vực lòng hồ . - Dự án thuỷ điện nậm sọi ( lm&xd số 10 là chủ đầu tư) : có công suất 6,1mw với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng , dự án đã được bộ xây dựng và tổng công ty điện lực Việt Nam chấp thuận cho phép đầu tư . Công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi đang thực hiện . Đang chuẩn bị công tác đền bù , giải toả mặt bằng và xây dựng tuyến đường giao thông vào công trình . Dự kiến trong năm 2005 sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi và khởi công dự án vào quý i /2006 - Dự án thuỷ điện nậm công (lm&xd số 10 là chủ đầu tư ) Có công suất 5,1mw với tổng mức đầu tư 135 tỷ đồng. Dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi . Dự kiến sẽ hoàn thành phê duyệt bcnckt trong năm 2005 và bắt đầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi vào đầu năm 2006 . Dự kiến sẽ được triển khai thi công trong quý I /2006. b. Đầu tư theo hình thức góp vốn cổ phần : Ngoài các công ty cổ phần mà tổng công ty đã tham gia thành lập như công ty cổ phần xi măng thăng long , hạ long , công ty cổ phần xi măng hùng vương , công ty cổ phần nhiệt điện cẩm phả , công ty cổ phần phát triển đô thị , công ty tnhh thuỷ điện bảo lộc , trong năm 2004 LILAMA tiếp tục góp vốn hình thành các công ty cổ phần thuỷ điện sông vàng với tỷ lệ vốn góp 29% (63,8 tỷ đồng) , công ty cổ phần xi măng đô lương với tỷ lệ vốn góp 45% ( 45 tỷ đồng ) và công ty cổ phần xi măng mai sơn với tỷ lệ vốn góp 10% (108tỷ đồng) . 3.3. Hoạt động đầu tư của tổng công ty năm 2005 3.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản A. Chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư lớn : - dự án nhà máy nhiệt điện vũng áng 1 ( Hà Tỉnh ) Theo thông báo 184 /TB-VPCP ngày 28/9 /2005 của văn phòng chính phủ và quyết định 1195/QD- TTG ngày 9/11/2005 của thủ tướng chính phủ quy định một số cơ chế , chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách giai đoạn 200-2010 , tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA được giao làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện vũng áng 1 ( công suất 1000-1200 MW ) . Hiện nay, LILAMA đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh hà tĩnh để xác định địa điểm xây dựng nhà máy , đề nghị bộ giao thông vận tải giao cho LILAMA làm chủ đầu tư xây dựng bến cảng số 3,4 trong khu vực cảng vũng áng để làm cảng nhập than cho nhà máy đồng thời đang tích cực khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư dự án bao gồm : lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình , thu xếp nguồn vốn đầu tư , chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị thi công công trình . - Dự án nhà máy thuỷ điện Hủa Na (180MW) Bộ công nghiệp đã có Văn bản số 6891/BCN- NLDK ngày 19/12/2005 trình thủ tướng chính phủ cho phép đầu tư xây dựng nhà máy . Hiện nay đang tiến hành các thủ tục phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình và các báo cáo chuyên nghành theo quy định bao gồm :báo cáo điều tra đánh giá thiệt hại và lựa chọn điạ điểm quy hoạch tái định cư công trình , báo cáo điều tra điạ chất và khoáng sản lòng hồ , báo cáo đánh giá tác động môi trường , báo cáo giao thông ngoài công trình . Dự kiến sẽ hoàn thành trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trong quý III/2006. thực hiện đầu tư - Dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA Hiện nay đang khẩn trương tiến hành lựa chọn lại nhà thầu thi công ụ tàu 6500 tấn . Đã hoàn thành phẩn xưởng vỏ - ống - điện và sơ chế tôn . Đã thực hiện mua sắm thiết bị làm sạch kim loại cẩu bánh xích 135 tấn , các cẩu trục 10-25 tấn trong phẩn xưởng vỏ- ống- địên . Đã bảo dưỡng xong cổng trục chân dê 200 tấn chuẩn bị sẵn sàng để lắp đặt. -Dự án nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA Đã hoàn thành phần khung , sàn tầng 20/21 tầng. Đang tổ chức đấu thầu các gói thầu hoàn thiện , hệ thống kỹ thuật (điện , nước , thông gió , điều hòa, thang máy) . Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 10/2006. c. Dự án và mua sắm thiết bị lớn đã hoàn thành - Nhà máy sản xuất tấm lợp mạ sơn màu LILAMA Nhà máy công nghệ tiên tiến , thiết bị hiện đại của đức và italia gồm 2 dây chuyền độc lập mạ (80.000tấn /năm) và sơn (50.000tấn/năm) . Ngày 26/11/2005 nhà máy đã khánh thành đi vào sản xuất ổn định - mua sắm cần cẩu bánh xích 600 tấn (demag- cc2800) : đây là cần cẩu có sức nâng lớn nhất Việt Nam hiện nay , việc đầu tư mua sắm đã phục vụ kịp thời và có hiệu quả trong việc lắp đặt một số thiết bị chính , siêu trường , siêu trọngcủa nhà máy nhiệt điện uông bí mở rộng và dự án trung tâm hội nghị quốc gia . - mua sắm máy tiện đứng 2 trụ cnc ( ckx- 5280) với đường kính vật tiện 8m , chiều cao vật tiện 3m . Đây là thiết bị gia công cơ khí hiện đại và lớn nhất Việt Nam . Hiện nay thiết bị đã được vận chuyển đến cảng hải phòng và đang chuẩn bị lắp đặt , đưa vào vận hành quý i/2006. D. Đầu tư theo hình thức góp cổ phần : Đến nay tổng công ty đã tham gia góp vốn vào: các công ty cổ phần xi măng thang long , sông thao , đô lương ; các công ty cổ phần thuỷ điện sông ông , sông vàng ; công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị LILAMA , với tổng số vốn đăng ký 520 tỷ đồng . - Nhà máy xi măng thăng long (2,3 triệu tấn /năm): do công ty cổ phần xi măng thăng long là chủ đầu tư , trong đó LILAMA chiếm cổ phần chi phối (53% ) . - nhà máy xi măng sông thao (2500tấn clanhke/ ngày ) : do công ty cổ phần xi măng sông thao là chủ đầu tư , trong đó LILAMA là cổ đông sáng lập (25%) . Dự án được triển khai theo hình thức epc do tổ hợp nhà thầu EPC (LILAMA là lãnh đạo tổ hợp ) thực hiện. - nhà máy xi măng đô lương ( 2500tấn clanhke/ngày): do công ty cổ phẩn xi măng đô lương là chủ đẩu tư , trong đó LILAMA chiếm cổ phần lớn nhất (45%) . Ngày6/12/2005 chủ đầu tư đã tiến hành động thổ xây dựng nhà máy . Hiện nay đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - nhà máy thuỷ điện Sông Ông (8,1mw) : do công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông là chủ đầu tư , trong đó LILAMA là cổ đông chi phối (60%) . Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 01/08/2005, hiện nay các nhà đầu tư đang tập trung thi công các hạng mục xây lắp và chuẩn bị ký hợp đồng epc gói thầu số một vào ngày16/01/2006. 3.4. Hoạt động đầu tư của tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA năm 2006. A. Đầu tư xây dựng cơ bản : Trong năm 2006 , tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA đã thực hiện 30 dự án ĐTXDCB , bao gồm 2 dự án nhóm a , 8 dự án nhóm b và 20 dự án nhóm c . Giá trị thực hiện 3471tỷ đồng tăng hơn 5 lần so với năm 2005 . - dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 : Nhà máy nhiệt điện vũng áng 1 ( công suất 1200MW) được đầu tư theo quyết định số 1195/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ . Tổng công ty đã tập trung khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư . Ngày 16/12/2006 , HĐQT tổng công ty đã đã có quyết định số 124/TCT-HĐQT phê duyệt dự án đầu tư . Dự án nhà máy xi măng thăng long : Đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật phần xây dựng và thiết kế gia công chế tạo kết cấu thép . Tổng khối lượng chế tạo thiết bị 5028.8 tấn, đạt 65% .tổng khối lượngchế tạo kct 6,614 tấn , đạt 54% . Công tác lắp đặt thiết bị và kết cấu thép bắt đầu từ tháng 11/2006 và théo kế hoạch kết thúc vào quýiv/2007 để tiến hành chạy thử vàoquý i/2008 . -Dự án nhà máy xi măng Sông Thao(2500 tấn clanhke/ngày ) : Thiết kế kỹ thuật công nghệ đã hoàn thành ( trừ các hạng mục nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng ). Đã ký hợp đồng cho toàn bộ 6 lô thầu cung cấp thiết bị giữa tổ hợp tổng thầu EPC với các nhà thầu chính , giữa các nhà thầu chính với các nhà thầu cung cấp nước ngoài. Trên công trường hiện nay đang triển khai xây dựng các hạng mục công trình như xilo xi măng(đạt 72%) , xilô clinker (đạt 98%) , nhà đóng bao (đạt 63%) , kho đa vôi (đạt84%) , khu hành chính (đạt 100%) và kho tổng hợp(đạt 13%). - Dự án nhà hỗn hợp ở và làm việc cao tầng LILAMA : Đã hoàn tất phần xây dựng thô của 21 tầng . Đang triển khai thực hiện các gói thầu hoàn thiện . Dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao công trình quý i/2007. B. Đầu tư theo hình thức góp vốn cổ phần liên doanh: Hiện nay LILAMA đã góp vốn cổ phần vào 8 công ty với tổng số vốn góp trên 600 tỷ đồng đó là : công ty cổ phần xi măng Thăng Long , Sông Thao , Đô Lương, thuỷ điện Sông Ông, Sông Vàng, công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị UDC, công ty cổ phần tư vấn quốc tế LHT, ngân hàng thương mại cổ phần habubank. Tham gia liên doanh với công ty tư vấn cimas,pos-LILAMA . * (bảng tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư phát triển và đầu tư xdcb từ 2003- 2006 và dự kiến năm 2007) ban._.g 2: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số dự án 17 21 22 30 37 Của tổng công ty 3 5 5 9 10 Của 15 công ty con 14 16 17 21 27 Số vốn 412 273 666 3471.5 3708 Vốn ngân sách 65.38 43.02 2.7 14.94 34 Vốn vay 302.53 199.81 576.8 3153.59 3314 Vốn tự có 44.09 30.17 86.5 302.97 360 Trung bình 1706.1 1706.1 1706.1 1706.1 1706.1 Tỷ lệ tăng giảm Vốn định mức (%) -33.73 61.65 742.6 800 - Nhìn vào bảng tổng hợp này ta thấy trong những năm qua tình hình hoạt động đầu tư ở tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA diễn ra khá sôi động . Hoạt động đầu tư qua 4 năm từ 2003 đến 2006 và dự kiến năm 2007 thì số dự án đầu tư liên tục tăng qua các năm . Từ năm 2003 -2004 tốc độ tăng có vẻ chậm hơn , nhưng đến 2007 thì tốc độ tăng số dự án đầu tư là rất mạnh. Năm 2007 dự kiến sẽ có 37 dự án đầu tư được thực hiện , tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2003 . Điều này chúng tỏ các tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA đang ngày càng tăng cươờng công tác đàu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản . 3.5. Những nội dung đầu tư chủ yếu tại tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA -Vốn và nguồn vốn đầu tư + xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật + mua sắm máy móc thiết bị + các thiết kế cơ bản khác Hàng năm, tổng công ty đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản . Có thể thấy rõ qua qui mô và tốc độ tăng vốn đầu tư xdcb qua các năm như sau: Bảng 3 : qui mô và tốc độ tăng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2002-2006 Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đt Tỷvnđ 246.8 412.7 273 804 3471.5 Tốc độ tăng định gốc % 67.22 10.61 225.8 1306.6 Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy trong những năm qua tổng công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực xdcb, đặc biệt là năm 2005- năm cuối cùng của giai đoạn ii, tạo tiền đề thực hiện thành công chiến lược Trong những năm qua , LILAMA đã đầu tư đa dạng hóa sản phẩm vào các lĩnh vực như: - vật liệu xây dựng ( xi măng Thăng Long; Sông Thao; Đô Lương; nhà máy tôn mạ màu LILAMA, nhà máy que hàn Hà Tĩnh…) - đóng tàu biển và các phụ tùng thay thế : cơ sở đóng tàu biển LILAMA trọng tải 6.500 DWT ( công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng ) - các nhà máy điện ( thủy điện Hủa Na công suất 180 mw; thủy điện sông ông 8,1 MW; thủy điện an điềm; nhiệt điện vũng áng – Hà Tĩnh công suất 1000 MW) - các khu du lịch: khu nghỉ mát thiên cầm; khu đô thị trầm sào tại việt trì… - đầu tư phát triển nhà ở, đô thị , văn phòng: nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA, dự án đang triển khai và sẽ hoàn thành vào tháng 12/ 2006; công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị LILAMA(UDC) do LILAMA chiếm cổ phần chi phối 75% đã được thành lập để tham gia vào lĩnh vự đầu tư, kinh doanh nhà ở, đô thị… Về việc huy động vốn Với mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp vào năm 2010, nhu cầu về vốn đối với tổng công ty là rất lớn. Với hàng loạt các dự án đã ký kết và triển khai thực hiện trong những năm qua, tổng công ty đã sử dụng một lượng vốn tương đối lớn, tuy nhiên với tiềm lực tài chính hiện tại chưa đáp ứng được, tình trạng thiếu vốn đã gây nhiều khó khăn cho tổng công ty trong quá trình hoạt động. Đứng trước khó khăn đó, tổng công ty đã chủ động, linh hoạt tìm kiếm các nguồn vốn mới bổ sung cho nguồn vốn đang thiếu hụt.để đáp ứng nhu cầu về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tổng công ty đã thực hiện rất nhiều hình thức khác nhau như: tự tích lũy vốn; vốn vay; tham gia liên doanh, liên kết; góp vốn cổ phần vào các công ty khác; cổ phần hóa các công ty thành viên… + để có được khối lượng vốn lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình tổng công ty LILAMA đã huy động từ 3 nguồn chính: đó là nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có do tích luỹ của tổng công ty và nguồn vốn vay. Thực tế trong những năm qua nguồn vốn kinh doanh của tổng công ty vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vay của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, nguồn vốn tín dụng nhà nước và các tổ chức tài chính, tiếp đó là nguồn vốn từ ngân sách cấp, còn nguồn vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn.(xem bảng).( bang 2) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005  2006 Tổng vốn kd 100,00 100,00 100 100,00 100,00 100  Vốn ngân Sách 19,23 16,14 15,87 15,76 12,63 15,7  Vốn tự có 12,18 10,54 10,70 11,05 10,34 11,8  Vốn vay 68,59 73,32 73,43 73,19 77,03 72,5  bảng 9: tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn kinh doanh giai đoạn 2001-2006. (đơn vị: %) Nguồn: báo cáo huy động vốn của tổng công ty 2001-2005 Nhìn vào bảng 9 ta thấy trong những năm qua nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng vốn kinh doanh, và có xu hướng tăng.trong khi nguồn vốn do ngân sách cấp có xu hướng giảm nguồn vốn tự có không có sự đột biến đáng kể và luôn nằm trong khoảng 10-12%/năm. Trong tương lai cần phải nâng tỷ lệ vốn tự có để chủ động hơn nữa cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình. + về góp vốn cổ phần Thực hiện đúng định hướng chiến lược đa dạng hóa sản xuất, tổng công ty đã đầu tư góp vốn vào nhiều công ty thuộc mọi thành phần kinh tế. Hiện nay tổng công ty đã góp vốn cổ phần vào 9 công ty với tổng vốn 550 tỷ đồng đó là: các công ty cổ phần xi măng Thăng Long(công suất 2,3 triệu tấn/năm), Sông Thao (công suất 2.500 tấn clenker/ngày), Đô Lương (công suất 2.500 tấn clenker/ngày); các công ty cổ phần thủy điện Sông Ông, Sông Vàng; công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị LILAMA-với tổng số vốn đăng kí 520 tỷ đồng. Mục tiêu của LILAMA chỉ tham gia vào các công ty mà LILAMA có tỷ lệ chi phối ( 51%) hoặc tỷ lệ đóng góp đa số ( lớn nhất trong các cổ đông): Công ty xi măng Thăng Long : ( 54% vốn góp ) Xi măng Sông Ông : ( 60% vốn góp ) Xi măng Đô Lương : ( 45% vốn góp ) + về công tác cổ phần hóa: Các công ty thành viên độc lập trong thời gian qua cũng đã tiến hành cổ phần hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chiến lược, đặc biệt là nhu cầu về vốn. Năm 2004 tổng công ty đã tiến hành cổ phần hóa 3 công ty thành viên theo quyết định số 235/ QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ. Năm 2005 tổng công ty tiếp tục tiến hành cổ phần hóa 7 đơn vị và đến năm 2006 sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ các công ty thành viên theo đúng kế hoạch đã đề ra. Về phân bổ và sử dụng nguồn vốn Tổng công ty rất chú trọng trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất. Các dự án, hạng mục xây dựng được quản lý và phân bổ theo đúng nhu cầu và tiến độ thi công công việc. Các dự án đầu tư được chọn lọc và đầu tư theo đúng định hướng của tổng công ty Tuy nhiên , hiện nay thiếu vốn cho các dự án vẫn là vấn đề bất cập đối với tổng công ty, tình trạng nợ đọng dây dưa kéo dài. Mục tiêu thành lập công ty tài chính vào năm 2003 vẫn chưa thực hiện được, do vậy càng gây khó khăn nhiều trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn. - về đầu tư mua sắm thiết bị : trước đây việc đầu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thường được nhà nước cấp bằng nguồn vốn ngân sách. Tuy nhiên việc đầu tư không hiệu quả, thiết bị lạc hậu. Do vậy mà trong thời gian qua, tổng công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Năm 2006, tổng công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị với tổng vốn đầu tư là 2031 tỷ đồng .ngoài ra còn nhiều lĩnh vực đầu tư khác như đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển theo các hình thức liên doanh và góp vốn cổ phần vào các dự án công nghiệp tại Việt Nam và các lĩnh vực đầu tư khác sẽ được xem xét cụ thể hơn trong các phần sau. - tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư của tổng công ty, phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư . Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA cũng thực hiện tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư theo quy định của pháp luật và theo điều lệ thi hành của tổng công ty . Hàng năm công ty tổ chức quản lý hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo các mô hình tổ chức quản lý đã có sẵn. Tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA thường xuyên thành lập ban quản lý dự án để theo dõi quản lý các dự án đang thi công tại hiện trường cũng như một số dự án khác chuẩn bị đưa vào thi công . Các ban quản lý này sẽ được phân định trách nhiệm quản lý rõ ràng đối với từng phần của dự án , công trình . Tuy nhiên tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế cụ thể của từng dự án mà công tác này có những thay đổi cho phù hợp và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý . Tổ chức quản lý tại công ty được thựchiện rất nghiêm ngặt ngoài ra hàng năm , cuối năm tài chính tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA lại lập báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch đầutư sản xuất kinh doanh so với kế hoạch và tiếp tục tổ chức lập kế hoạch đầu tư cho những năm tiếp theo để trình cấp trên xem xét và phê duyệt báo cáo .hoạt động đầu tư tại công ty thường diễn ra một cách trôi chảy và đạt hiệu quả tương đối cao . Không có tình trạng công việc thực hiện trồng chéo hay dỡ dang không tuân theo kế hoạch của tổng công ty. -công tác thẩm định dự án : Công tác thẩm định dự án tại tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật về thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản . Nội dung trình tự thẩm định được thực hiện theo một quy trình đã được quy định sẵn , tuỳ theo từng loại dự án cụ thể , phụ thuộc vào quy mô từng dự án mà áp dụng các biện pháp thẩm định khác nhau. Đối với các dự án có quy mô vốn bé như dự án nhóm c thì phòng kế hoạch đầu tư thuộc tổng côngty tự thẩm định, còn với các dự án lớn quan trọng quốc gia như dự án nhóm a , một số dự án nhóm b … nếu không thuộc thẩm quyền ,chức năng của phòng kế hoạch đầu tư thì công ty sẽ để cơ quan cấp trên có thẩm quyềnphê duyệt và thẩm định , hoặc thuê các chuyên gia tư vấn , các cán bộ chuyên môn có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thẩm định trước khi thực hiện dự án Nội dung thẩm định các dự án đầu tư cũng tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể. Nói chung thường hay thẩm định các chỉ tiêu kinh tế , tài chính, kỹ thuật của dự án, các chỉ tiêu môi trường của dự án . .. Đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính dự án được thẩm định rất chặt chẽ để tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư . Lãng phí các nguồn lực xã hội . Để đảm bảo cho các dự án có hiệu quả ( như các dự án được nêu trên ) thì tổng côngty lắp máy Việt Nam LILAMA cũng đã tiến hành thẩm định rất chặt chẽ các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án . *.biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch -tập trung chỉ đạo tốt công tác quản lý kỹ thuật , quản lý chất lượng công trình dự án thi công . Cần giám sát theo dõi các công đoạn trong quá trình thi công công trình, tập trung quản lý dự án một cách tốt nhất , kịp thời phát hiện và sữa chữa sai sót , đảm bảo dự án thựchiện đúng tiến độ - hoàn thiện công tác đấu thầu một cách hiệu quả nhất, tốt nhất . Tuân thủ các nguyên tắc đầu thầu và luật đấu thầu đã ban hành . Nâng cao năng lực của cán bộ tham gia đấu thầu , đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và giành thắng lợi trong các cuộc đấu thầu . - lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất . Nhanh chóng tiếp cận được với các nguồn tín dụng trong và ngoài nứoc . Mang lại nguồn vốn dồi dào cho đầu tư phát triển . - cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên của tổng công ty . Giúp cán bộ côngnhân viên tiếp cận tót nhất với các kỹ năng quản lý hiện đại tiên tién trong nước và quốc tế. II. Thực trạng quản lý tại tổng công ty LILAMA Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực láp máy với phạm vi hoạt động rộng rãi từ các công trình láp máy thuộc tất cả các dự án từ dự án nhóm c đến dự án nhóm A và tất cả các dự án trọng điểm quốc gia đều có sự tham gia hoạt động lắp máy của tổng công ty . Kể cả các dự án lắp máy phục vụ họat động sản xuất kinh doanh của các nhà xưởng , nhà cao tầng thấp tầng , bệnh viện trường học , các khu sản xuất công nghiệp nặng có liên quan đến lĩnh vực lắp máy . Tổng công ty lắp máy Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí , uy tín của mình trong nước và trên thế giới , dần tạo ra đựoc một thương hiệu mạnh về lĩnh vực lắp máy . Trong thời gian trước đây , hoạt động chủ yếu của tổng công ty là đi làm thuê cho các công trình công nghiệp lắp máy , thi công nhận thầu cho các công trình lắp máy , khi đó công ty chưa có đủ điều kiện về kỹ thuật , năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm để thực hiện các dự án do chính mình làm chủ đầu tư . Nhưng trong những năm gần đây cùng với sự tích lũy năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp máy . Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã chuyển dần từ vị trí của một người làm thuê sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh và làm chủ đầu tư các dự án lớn, trọng điểm. Đây là một hình thức sản xuất kinh doanh khá mới mẻ đối với tổng công ty . Được sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên , cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên công ty . Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận , mở ra cho tổng công ty một hướng sản xuất kinh doanh mới đầy triển vọng , hướng tới sự phát triển bền vũng trên con đường của mình . Trong phạm vi bài viết về chuyên đề thực tập tốt nghiệp này , em xin trình bày về các nội dung thực hiện và quản lý dự án đối với các dự án do công ty làm chủ đầu tư . 1. Tổng quan về quản lý dự án và đặc điểm các dự án do công ty làm chủ đầu tư . 1.1. Tổng quan về quản lý dự án * . Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạmvi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. *. Sự cần thiết phải quản lý dự án phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xhcn , có sự quản lý của nhà nước ở nước ta, đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư. Quản lý hoạt động đầu tư theo dự án là một yêu cầu rất quan trọng. Nâng cao hiệuquả đầu tư cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư từ giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư trong nền kinh tế, môn học quản lý dự án đầu tư đã ra đời và giảng dạy từ năm 1996 đến nay cho các thế hệ sinh viên thuộc ngành kinh tế đầu tư . Ngoài ra còn phổ biến kiến thức này đến sinh viên của một số chuyên ngành khác trong trường đại học kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây khái niệm “ dự án” đã trở nên thân quen đối với các nhà quản lý cao cấp có rất nhiều hoạt động trong tổ chức , cơ quan , doanh nghiệp được thực hiện theo hình thức dự án . Phương pháp quản lý dự án càng trở nên quan trọng và nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong xã hội. Điều này một phần do tầm quan trọng của dự án trong việc phát triển nền kinh tế, sản xuất và đời sống xã. Do vậy cần thiết phải xác định rõ quản lý dự án là gì, nội dung quản lý ra sao, khác với các phương pháp khác như thế nào … do đó quản lý dự án đầu tư là sự cần thiết khách quan. * các phương pháp quản lý dự án. Có nhiều phương pháp quản lý ứng dụng trong quản lý dự án . Dưới đây là một số phương pháp chính: - phân tích hệ thống: là phương pháp trình bày tiến độ hoạt động của toàn bộ dự án thông qua việc sử dụng các sơ đồ mạng . Ví dụ: việc lập kế hoạch dự án . - quản lý theo mục tiêu: là phương pháp tiến hành xác định mục tiêu cần đạt và sử dụng các phương pháp đó để đo lường việc hoàn thiện so với mục tiêu. Phương pháp này thường áp dụng trong việc lập kế hoạch và giám sát dự án - tối thểu hoá chi phí: đây là phương pháp sử dụng để rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tăng them tối thiểu . - phương pháp phân bố đều nguồn lực. Đây là phương pháp điều phối các công việc dự án trên cơ sở đảm bảo nhu cầu nguồn lực tương đối đồng đều trong một thời kỳ sao cho chi phí là tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo đúng thời gian hoàn thành dự án. * đặc điểm của quản lý dự án Quản lý dự án có hai đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động bố trí lại máy móc thiết bị Thứ hai: quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với các phòng ban chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng ban chức năng. Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án là những người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi ngưòi từ các phòng chuyên môn nhằm mục tiêu thắng lợi của dự án. Tuy nhiên giữa họ thường nãy sinh mâu thuẫn về nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thoã mãn các yêu cầu kỹ thuật. 1.2. Giới thiệu những dự án do công ty làm chủ đầu tư và làm tổng thầu * bảng các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư và làm tổng thầu Tt tt Tên dự án Thời gian khởi công Thời gian hoàn thành Tổng mức đầu tư(tỷ đ) Ghi chú 1. 1 Dự án nhà máy tôn mạ màu LILAMA 2002 2004 390 Tập trung hế tạo thiết bị chính cho dự án và lắp đặt thiết bị nhập khẩu 2 2 Dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA( hải phòng) 2004 2004 205 Đã hoàn thành đi vào hoạt động 3 3 Dự án khu du lịch cấp cao Hùng Thắng 2005 2011 350 Đang trong quá trình tổ chức thực hiện nên chưa có số liệu báo cáo 4 4 Dự án nhà hỗn hợp cao tầngởvàlàmviệc 124 124 Minh Khai Hà Nội Quý I/ / 2004 Quý III/ 2006 126 Đã cơ bản hoàn thành đi vào hoạt động 5 5 Dự án nhà máy chế tạo &tổ hợp thiết bị Dung Quất 2003 2004 69 Năm 2004 thực hiện 70 tỷ đồng 6 6 Dự án nhà máy thuỷ Điện Sar Deung( Lâm Đồng) 2004 2010 78 Hịên nay đang trong quá Trình thi công thực hiện 7 7 Dự án cải tạo nâng cấp xưởng cơ khí 5000t/năm 2003 2004 4,373 8 8 Dự án nhà máy thủy điện Hủa Na 2005 3500 9 9 Dự án thuỷ điện Nậm Soi 2006 100 Chưa có kế hoạch năm hoàn thành 10 Dự án nhà máy nhiệt điện vũng áng 1 2006 2009 150 Đã lựa chọn nhà thầu san nền vào đâù tháng 2/2007 11 11 dự án xây dựng trụ sở Tổng công ty tại Đường Phạm Hùng - Hn 2005 2008 65 12 12 Dự án nhà máy thuỷ điện Sông Ông 2004 2008 103 LILAMA chiếm 60% vốn đầu tư 13 13 Dự án nhà máy thuỷ Điện Nậm Công 2006 2009 135 Hiện nay đang thi công Công trình 14 14 Dự án nhà máy nhiệt Điện Cà Mau 2004 2008 100 Tổng công ty làm tổng thầu 1.3. Đặc điểm chung của các dự án do công ty làm chủ đầu tư Với xu hướng chuyền dần từ vai trò người làm thuê sang ngưòi làm chủ. LILAMA đang tích cực đầu tư các dự án mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, cũng như đáp ứng các yêu cầu về lợi ích xã hội mà tổng công ty đặt ra như nâng cao chất lượng dịch vụ cho cộng đồng, tăng thu ngân sách cho chính phủ. Tạo công ăn việc làm cho người lao động… Tông công ty lắp máy Việt Nam LILAMA là một tập đoàn công nghiệp nặng do đó hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của tổng công ty cũng có những nét đặc trưng. Chính vì thế các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất: các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư thường có giá trị lớn, hoạt động đầu tư kéo dài nhiều năm, do đó vốn đầu tư nằm khê đọng khá lâu trong quá trình thực hiện dự án Thứ hai : sản phẩm của dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị do đó có tính chất cố định về mặt địa lý , sản phẩm thường có tính đơn chiếc và có giá trị rất cao so với sản phẩm của các ngành thông thường khác . Sản phẩm thi công được sử dụng trong một thời gian dài, chất lượng sản phẩm dự án phải trải qua thời gian dài sử dụng mới có thể bộc lộ ra các sai sót . Do đó công tác kiểm tra kỹ thuật công trình phải được thực hiện hết sức cần thận. Thứ ba: khi tiến hành thi công các công việc thường có kĩ thuật rất phức tạp , khối lượng công việc lớn bao gồm một tổ hợp các công việc đan xen lẫn nhau, do đó thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài đòi hỏi một sự đầu tư lớn về tiền vốn và lao động. Chính vì vậy công tác tổ chức gặp rất nhiều khó khăn, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người lao động và cán bộ quản lý … Thứ tư: nguyên vật liệu của dự án thường có khối lượng lớn , cồng kềnh , lượng hao hụt lớn … chính vì thế để đảm bảo cho công trình thi công đúng tiến độ thì phải có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ để phục vụ cho công tác thi công một cách tốt nhất. Nguyên vật liệu của tổng công ty là máy móc thiết bị , sắt thép, xi măng, cát sỏi , gạch đá bê tong.. Công tác vận chuyển và bảo quản nguyên liệu vô cùng khó khăn vì mức hao hụt lớn. Thứ năm: công việc lao động hết sức nặng nhọc, môi trường lao động rất khắc nghiệt , thường ở ngoài trời , vì vậy tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết , khí hậu …ngoài ra , có khi phải lao động trong những điều kiện lao động có nhiều yếu tố nguy hiểm nên việc đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên là điều rất quan trọng 2. Thực trạng quản lý dự án tại tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA . 2.1.mô hình quản lý dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư Vì những đặc điểm như trên , những dự án do công ty làm chủ đầu tư , mô hình quản lý dự án áp dụng là mô hình quản lý dự án theo phưong pháp ma trận . Đây la một mô hình khá ưu việt một sự kết hợp ưu điểm giữa hai mô hình đó là mô hình quản lý dự án theo chức năng và mô hình quản lý dự án chuyên trách. Với ưu điểm giống như mô hình quản lý theo chức năng , các cán bộ chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau. Điều này vừa tận dụng được năng lực của những cán bộ quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm cho các dự án khác nhau vừa giải quyết được công việc ở phòng chức năng mà họ thường xuyên làm việc . Bên cạnh đó cũng có được những ưu điểm của mô hình quản lý dự án chuyên trách ví dụ : mô hình này trao quyền cho chủ nhiệm dự án , các quyết định quản lý được thực hiện một cách tập trung thông qua chủ nhiệm, các quyết định đưa ra là chính xác , gắn với quền hạn và trách nhiệm của chủ nhiệm dự án . Giúp dự án thực hiện đúng tiến độ , đúng yêu cầu kĩ thuật trong phạm vi ngân sách được duyệt Hình 4. Mô hình quản lý dự án theo ma trận đối với các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư : BQLDA Chủ nhiệm dự án 2 Chủ nhiệm dự án 1 Tổng Giám Đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh tế-kế hoạch Phòng tài vụ Phòng nhân sự Xí nghiệp xây lắp 1 Xí nghiệp xây lắp 2 Xí nghiệp xây lắp 3 Xí nghiệp xây lắp ... Xí nghiệp xây lắp 1 Xí nghiệp xây lắp 4 Xí nghiệp xây lắp 5 Xí nghiệp xây lắp… Xí nghiệp xây lắp 2 Xí nghiệp xây lắp 3 Xí nghiệp xây lắp 6 Xí nghiệp xây lắp ... Chủ nhiệm dự án … 2.2. Các nội dung quản lý dự án chủ yếu do công ty làm chủ đầu tư Các nội dung quản lý dự án theo viện quản trị dự án quốc tế gồm chín lĩnh vực chủ yếu đó là : • lập kế hoạch tổng • quan quản lý phạm vi • quản lý thời gian • quản lý chi phí • quản lý chất lượng • quản lý nhân lực • quản lý thông tin • quản lý rủi ro • quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán Nhưng trong phạm vi chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, dựa theo sự hướng dẫn của các cô chú anh chị trong tổng công ty. Em xin phép chỉ phân tích các nội dung quản lý chủ chốt của dự án mà được tổng công ty thưòng xuyên chú trọng nhấn mạnh đó là 3 nội dung sau: quản lý tiến độ, quản lý chất lượng và quản lý chi phí 2.2.1. Quản lý tiến độ Tiến độ thực hiện dự án có thể khẳng định là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với một dự án đầu tư . Một dự án được coi là thành công nếu nó đảm bảo đúng tiến độ đã thực hiện , tuy nhiên đó chỉ mới là điều kiện cần còn sự thành công của một dự án không chỉ có tiến độ nêu trên mà còn là sự kết hợp giữa các mục tiêu quản lý dự án đã nêu ở trên . Một dự án nếu chậm trễ tiến độ đầu tư thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác . Chẳng hạn nó làm ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất kinh doanh , làm giảm lợi nhuận , gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, đồng thời chậm tiến độ thi công còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực , gia tăng lãi vay của doanh nghiệp …ngoài ra còn có nhiều phiền toái khác cho nhà thầu như bị phát do chậm tiến độ thi công so với hợp đồng đã ký kết … Tổng công ty lắp máy vn đã nhận ra được tầm quan trọng của công tác quản lý tiến độ do đó cán bộ quản lý cũng như công nhân viên công ty đã hết sức chú trọng vào các kế hoạch và hoạt động cụ thể để có thể mang lại một hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án . Tổng công ty đã chú trọng quản lý tiến độ ở cả ba giai đoạn của một dự án đầu tư đó là : quản lý tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị đẩu tư, trong giai đoạn thực hiện đầu tư, trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư . * trong quá trình chuẩn bị đầu tư Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoạt động quản lý dự án chủ yếu của công ty tập trung vào công việc lập kế hoạch quản lý tiến độ đối với dự án . Đồng thời trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư quản lý tiến độ cũng bao gồm: quản lý các báo cáo , công văn đến đi liên quan đến các giấy phép đẩu tư cũng như các vấn đề luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư của tổng công ty như xin chủ trương đầu tư trình cơ quan quản lý trực tiếp của tổng công ty, xin phê duyệt quy hoạch trình sở kiên trúc quy hoạch phê duyệt , xin thõa thuận về điện nước, pccc thoát nước, môi trường… đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tiên độ đấu thầu , chấm thầu , lựa chọn nhà thầu ... Ban quản lý dự án của tổng công ty cũng phải lên kế hoạch quản lý sao cho họat động đấu thầu xẩy ra đúng như kế hoạch dự kiến ban đầu. Nếu chậm trễ trong khâu này thì sẽ dẫn đến chậm trễ trong các khâu còn lại và sẽ ảnh hưởng đến toàn dự án . * trong quá trình thực hiện đầu tư Trong giai đoạn thực hiện đầu tư quản lý tiến độ dự án của tổng công ty chủ yếu tập trung vào việc xác định các công việc cụ thể của dự án và giám sát tiến độ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được lập . Đồng thời trong quá trình thực hiện dự án cán bộ quản lý dự án cũng thường xuyên theo dõi để cập nhật và điều chỉnh theo đúng tình hình thực tế của quá trình thực hiện dự án . Trong một số dự án do công ty làm chủ đầu tư do sự sai lệch giữa công tác lập kế hoạch và thực tế cho nên khi đi vào giai đoan thi công xây dựng công trình thì không thể thực hiện theo đúng như kế hoạch đã đề ra. Chính vì thế mà công tác giám sát đáng giá tình hình thực tế thực hiệndự án đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khâu quản lý tiến độ. Cũng trong quá trình này họat động quản lý dự án của tổng công ty cũng tập trung vào việc quản lý các họat động đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản… nói chung trong giai đoạn thực hiệnđầu tư tổng công ty chú trọng đặc biệt vào hoạt động quản lý dự án với công việc chủ yếu là giám sát thi công công trình . * trong quá trình vận hành khai thác Trong giai đoạn này quản lý tiến độ gần như rất đơn giản . Ban quản lý dự án sẽ theo dõi kết quả dự án đầu tư và các loại doanh thu, chi phí có diễn ra tương đương với các dự kiến kế hoạch đã đề ra ban đầu hay không để từ đó mà rút ra các kinh nghiệm cho các dự án sau này 2.2.2. Quản lý chất lượng Đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào bên cạnh việc hoàn thành đúng tiến độ thực hiện dự án đã đề ra, quản lý các chi phí phát sinh gây lãng phí cho chủ đầu tư , cho nền kinh tế thì công tác quản lý chất lượng dự án đóng một vai trò cực kỳ quan trọng . Bởi chất lượng công trình là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án , lợi ích và uy tín của tổng công ty , là một gía trị vô hình không thể định lượng được . Quản lý chất lượng theo quy định của nghị định 209/2004/nđ-cp phải đảm bảo một số nội dung sau : + trong giai đoạn khảo sát , lập thiết kế , chủ đầu tư nếu không đủ chuyên môn khả năng thực hiện thì phải thuê tư vấn thực hiện . Trong quá trình đơn vị tư vấn thực hiện công việc khảo sát xây dựng công trình , chủ đầu tư phải tổ chức quản lý theo dõi thực hiện, và phải nghiệm thu báo cáo kết quả nghiệm thu báo cáo kết quả nghiệm thu xây dựng + trong giai đoạn lập thiết kế xây dựng công trình , chủ đầu tư phải có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình . Chủ đầu tư sẽ tự thẩm định thiết kế kỹ thuật , thiết kế kỹ thuật thi công , dự toán và tổng dự toán , nhưng phải báo cáo lại cho cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư khi hoàn thành . Và nội dung của những thiết kế và dự toán này phải đảm bảo phù hợp với nội dung thiết kế và dự toán khối lượng công việc đã được phê duyệt . + trong giai đoạn thi công xây dựng công trình , chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để giám sát quá trình thực hiện dự án, hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án … đối với riêng công tác quản lý chất lượng , chủ đầu tư cũng có thể thuê thêm tổ chức tư vấn giám sát chất lượng nếu ban quản lý dự án hay tư vấn quản lý dự án không có đủ chuyên môn để quản lý Trong quá trình này , tổng công ty phải thường xuyên đôn đốc giám sát công tác giám sát thi công xây dựng do ban quản lý dự án , tư vấn quản lý dự án hay tư vấn giám sát chất lượng thực hiện . Chủ đầu tư phải yêu cầu đơn vị thi công lập nhật ký thi công xây dựng công trình nhằm mục đích xây dựng hệ thống trao đổi thông tin nội bộ giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công, và đơn vị thiết kế thi công xây dựng công trình . Đồng thời chủ đầu tư cũng phải yêu cầu đơn vị thi công xây dựng nghiệm thu nội bộ các công trình xây dựng , bộ phận công trình xây dựng , các hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng trước khi đơn vị thi công phát hành yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu công trình. * trong quá trình chuẩn bị đầu tư Đối với tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA quản lý chất lượng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc quản lý chất lượng các công tác lập kế hoạch thực hiện dự án, tuyên nhân sự quản lý dự án thực sự có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, đánh giá tính khả thi của dự án thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi , xác định đựoc nguồn huy động vốn cho dự án thực sự với chi phí huy động vốn vừa phải, phù hợp với dự án. Quản lý họat động đấu thầu , lựa chọn được nhà thầu thực sự có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện dự án . Làm tốt tất cả những khâu này trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì chất lượng của dự án sẽ được nân._.ồng bộ do đó gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác quản lý dự án của tổng công ty. Luật đầu tư mới ra đời do vậy mà vẫn còn nhiều bất hợp lý trong quá trình thực hiện. Thứ tư: hiện nay, Việt Nam đã trong quá trình toàn cầu hoá , hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới chính vì vậy mà hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với các đối thủ mạnh trên toàn thế giới. Do vậy mà tổng công ty sẽ phải nỗ lực hết mình để nâng cao sức cạnh tranh với các tập đoàn công nghiệp lớn mạnh trên toàn thế giới. Thứ năm: hiện nay, do điều kiện tài chính của tổng công ty cộng với trình độ lạc hậu chung trong công tác quản lý dự án của cả nước cho nên công nghệ sử dụng để quản lý dự án của tổng công ty còn lạc hậu so với công nghệ quản lý của các nước trên thế giới. Các công cụ quản lý dự án còn đơn giản, chưa phong phú do đó không có nhiều cơ hội để lựa chọn. Điều này ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua. Thứ sáu: tổng công ty lắp máy Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hoá do đó nguồn tài chính của tổng công ty , công tác tổ chức chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ công ty nói chung và của công tác quản lý dự án nói riêng. Thứ bảy: vấn còn hiện tượng lãng phí lực lượng lao động trong bộ máy quản lý. Tình trạng công việc ít hơn lao động do đó mà một số người không làm việc hết thời gian hoặc không đủ công việc để bố trí cho lao động, hoặc là những công việc quan trọng tập trung trong tay của một số ít người và một số ít người còn lại làm việc quá nhàn nhã. Điều này dẫn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty chưa thực sự II. Định hướng, mục tiêu của LILAMA trong thời gian tới 1 .Chức năng nhiệm vụ của LILAMA trong thời gian sắp tới Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi có kỹ năng, trình độ trong lĩnh vực lắp máy.Tổng công ty lắp máy Việt Nam là tổng công ty nhà nước, có các chức năng, nhiệm vụ chính được quy định như sau: Các lĩnh vực thi công lắp đặt máy móc, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện có cấp điện áp 500kv Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng: sản xuất và chế tạo thiết bị công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng. Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của nhà nước. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân trong tổng công ty. Tổng công ty lắp máy Việt Nam là đơn vị chuyên tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, và xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng trong và ngoài nước. LILAMA là công ty chuyên ngành về lắp máy, song LILAMA cũng không ngừng tổ chức sản xuất, mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề khác có liên quan đến ngành lắp máy, bao gồm: Lắp máy Tư vấn, thiết kế Chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ Xây dựng 2. Mục tiêu của LILAMA. Mục tiêu lớn nhất của LILAMA là trở thành một tập đoàn công nghiệp nặng , một tập đoàn kinh tế mạnh vào năm 2010. Phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp máy, được nhiều đối tác nước ngoài đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đồng thời mục tiêu lớn nữa của tổng công ty là đa dạng hoá sản phẩm sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Tích cực lao động và học hỏi để dần vươn lên làm chủ , khẳng định ý chí và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lãnh đạo của tổng công ty lắp máy Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty đến năm2010 theo đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước … 3. Định hướng của LILLAMA trong thời gian sắp tới. Với mục tiêu phấn đấu đên năm 2010 LILAMA sẽ trở thành một tập đoàn công nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp máy. Trong những năm tới tổng công ty tíêp tục phát huy thế mạnh sở trường là đấu thầu các dự án lớn và chuẩn bị khởi công các dự án trọng điểm quốc gia . Nhất là phát huy thế mạnh trong lĩnh vực lắp máy. bảng : một số dự án thực hiện trong thời gian tới của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA TT danh mục dự án Tổng vốn đầu tư Địa điểm xây dựng Thời gian khởi công hoàn thành tổng số 3708 A dự án phát triển nhà 54 dự án chuyển tiếp dự án nhóm B 1 dự án nhà hỗn hợpcao tầng ở và làm việc LILAMA 24 Hà Nội 2004-2006 2 dự án xây dựng khu nhà ở CBCNVgiai đoạn 1 của CTCP LILAMA 45-1 23 Đồng Nai 2007-2010 3 dự án làng LILAMA Hải Dương- CTCP LILAMA 69-3 7 Hải Dương 2002-2005 B DỰ ÁN XI MĂNG 2058 dự án chuyển tiếp DỰ ÁN NHÓM A 1615 1 dự án xi măng thăng long 1615 Quảng Ninh 2004-2007 dự án khởi công mới DỰ ÁN NHÓM A 443 1 dự án xi măng đô lương 443 Nghệ An 2007-2009 C dự án sản xuất CN và VLXD 150 dự án chuyển tiếp DỰ ÁN NHÓM B 150 1 dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA 70 Hải Phòng 2004-2007 2 dự án nhà máy sản xuât que hàn hà tĩnh - CTCP LILAMA 5 60 Hà Tĩnh 2005-2006 3 nhà máy chế tạo lọc bụi tĩnh điện - CTCP LILAMA 69-2 20 Hải Phòng 2007-2009 Dự án DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN 1180 dự án chuyển tiếp DỰ ÁN NHÓM A 973 1 dự án nhà máy nhiệt điện vũng áng 1 973 Hà Tĩnh 2006-2011 DỰ ÁN NHÓM B 197 1 nhà máy thuỷ điện sông ông 110 Ninh Thuận 2005-2007 2 dự án nhà máy thuỷ điện Sardeung- CTCP LILAMA 45-1 23 Lâm Đồng 2005-2007 3 dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện NẬM CÔNG- ctcp LILAMA 10 64 Sơn La 2007-2009 DỰ ÁN KHỞI CÔNG MƠI DỰ ÁN NHÓM A 10 1 dự án nhà máy thuỷ điện hủa na 10 Nghệ An 2007-2012 E Dự án cởkhí , kết cấu thép 79 các dự án chuyển tiếp DỰ ÁN NHÓM B 44 1 dự án nhà máy cơ khí việt trì- CTCP LILAMA 3 11 Việt Trì 2003-2005 2 dự án nhà máy chế tạo két cấu thép và thiết bị cở khí- CTCP LILAMA 18 20 Bình Dương 2005-2007 3 dự án mở rộng nhà máy chể tạo thiết bị và KCT bắc ninh- CTCP LILAMA 69-1 13 Bắc Ninh 2003-2005 dự án khở công mới DỰ ÁN NHÓM C 35 1 dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tao thiết bị đồng bộ LÍEMCO 35 F dự án mua sắm thiết bị thi công 168 dự án chuyển tiếp dự án nhóm c 84 1 dự án mua cừ lassen- TCT 36 2006-2007 2 dự án đầu tưmua sắm thiết bị thi công LILAMA 7 7 xưởng hoà cầm,,ĐN 2007 3 dự án mua sắm thiết bị tăng năng lực thi công -LISEMCO 10 4 dự án cải tạo và nâng cao năng lực nhà máy CTTP và KCT- CTCP LILAMA 10 2 nam định 5 dự án cẩu bánh xích 100T - CTCP LILAMA 10 10 6 dự án chế tạo 4 cẩu dàn 50 tấn - CTCP LILAMA 10 16 7 dự án mua sắm 2 ô tô 4 chỗ - CTCP LILAMA 10 2 8 dự án tăng cường thiết bị phục vụ thi công -CTCP LILAMA 10 0 dự án khởi công mới dự án nhóm c 84 1 dự án mua sắm máy móc thiết bị sơn phun phủ chống ăn mòn kim loại -LILAMA 7 3 2007 2 dự án mua 2 cẩu bánh xích 250 tấn 54 2007 3 dự án đầu tư mua sắm đầu kéo có trang bị cẩu thuỷ lực, romoc(2 cái) -CTCP LILAMA 10 3 4 dự án đầu tư dây chuyền phun cát , sơn cho xưởng CTTP và KCT hoà bình và sơn la của CTCP LILAMA 10 1 5 Dự án xe ca đưa đón công nhân - CTCP LILAMA 10 2 6 dự án đầu tư cổng trục 10 tấn - CTCP LILAMA 10 1 7 dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công - CTCP LILAMA 1`0 1 8 dự án nâng cao năng lực sản xuát công ty-LISEMCO 15 2007 9 dự án mua sắm phương tiện thiết bị thi công - CTCP LILAMA 45-4 5 2007 G DỰ ÁN KHÁC 20 dự án chuyển tiếp dự án nhóm C 10 1 dự án trung tâm cơ giới tập trung 10 Hải Dương 2006-2008 dự án khởi công mới dự án nhóm C 10 1 dự án xây dựng nhà học lý thuyết chất lượng cao - trường KT&CN- LILAMA 1 8 Ninh Bình 2007-2008 2 dự án xây dựng nhà văn phòng đại diện, nhà giới thiệu sản phẩm công ty tại sơn la - CTCP LILAMA 10 2 Sơn La 2006-2007 Trong năm 2007 Tổng côngty Lắp Máy Việt Nam LILAMA đang phấn đấu vượt mức hoàn thành kế hoạch đặt ra . Phấn đấu vượt mức năm 2006 tức là tổng côngty sẽ phấn đấu đạt giá trị sản lượng 965900 triệu đồng. Để đạt được điều này đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu bền bỉ của anh chị em công nhân cùng toàn thể các phòng ban và giải pháp hợp lý của ban giám đôc . Đồng thời tích cực nâng cao năng lực quản lý dự án của toàn thể cán bộ quản lý dự án của tổng công ty , nhằm đạt được mục tiêu định hướng đã đặt ra. III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý dự án của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. Nhằm đạt được những mục tiêu, định hướng và khắc phục những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua em xin đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo như sau: 1. Giải pháp nâng cao năng lực QLDA của tổng công ty. Năng lực quản lý dự án của tổng công ty bao gồm cả năng lực về nhân sự tức là trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý dự án và cả năng lực của các biện pháp, công cụ quản lý dự án . Năng lực của các nhà thầu tư vấn tham gia quản lý dự án của tổng công ty. Khi tổng công ty có một năng lực quản lý đủ mạnh thì chắc chắn hoạt động quản lý của họ sẽ đạt được hiệu quả cao hơn 1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển năng lực QLDA của cán bộ công nhân viên. Thứ nhất: về chuyên ngành, tích cực đào tạo kiến thức quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án nhất là đối với các chủ nhiệm dự án và các kỹ sư đã có kinh nghiệm bằng nhiều hình thức : kết hợp với các trường đại học Bách Khoa, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đưa cán bộ đi đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới...tích cực đào tạo trên đại học , đào tạo về công nghệ thiết bị của một số nghành quan trọng trong nền kinh tế như: công nghệ xi măng; lọc hoá dầu, nhà máy nhiệt điện đốt than đốt khí, công nghệ giấy...nhằm nâng cao tầm hiểu biết cho các cán bộ trong lĩnh vực chuyên môn để từ đó khi cần đến những cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực đó thì công ty có thể điều động ngay mà không cần phải thuê các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Đào tạo kỹ sư giám sát công trường cho các nghề xây dựng , lắp máy, chế tạo thiết bị bồn bể và đường ống cao cấp, giám sát công tác hàn kết hợp với bồi dưỡng cán bộ xây dựng. Đồng thời bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho các cán bộ quản lý và cán bộ kế cận tại các trường bồi dưỡng cán bộ - Bộ Xây Dựng , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Đào tạo công nghệ tin học trong thiết kế và quản lý. LILAMA cần phải tiếp nhận chuyển giao giải pháp tin học của Intergraph thông qua các khoá đào tạo của chuyên gia nước ngoài về chương trình quản lý hệ thống, thiết kế( PDS- 2D và 3D) , quản lý tiến độ( Primvera) quản lý hồ sơ tài liệu( Directa) , quản lý mua sắm vật tư thiết bị ( marian) . Bên cạnh đó , trên cơ sở thiết bị đã có , LILAMA nên tổ chức đào tạo lấy các khóa cao hơn. Sau mỗi khoá đào tạo như vậy thì LILAMA sẽ chọn được một số cán bộ giỏi đủ khả năng thay thế chuyên gia nước ngoài trong công tác giảng dạy cũng như quản lý dự án. Muốn nâng cao được năng lực quản lý dự án cho cán bộ quản lý dự án của tổng công ty thì LILAMA cũng nên đào tạo đồng bộ cho các công nhân kỹ thuật chứ không nên chỉ chú trọng vào đào tạo cán bộ quản lý . Có như vậy thì hiệu quả quản lý toàn bộ dự án mới có thể được nâng cao hơn. Thứ hai: Cần phải tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các cán bộ công nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Phấn đấu để hiện đại hoá công cụ quản lý của tổng công ty ví dụ: các hoạt động quản lý dự án của tổng công phải sử dụng máy vi tính , máy fax , máy in, ... Đồng thời phải trang bị các loại thiết bị đảm bảo môi trường làm việc an toàn và tốt nhất cho người lao động như : điều hoà, quạt thông gió... Phải thực hiện tốt hơn nữa chế độ BHXH , BHYT chế độ nghỉ ngơi , lương thưởng kịp thời cho người lao động. Thứ ba: Đổi mới sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức . Tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, phân bố công việc đầy đủ hợp lý phù hợp với chức năng , nhiệm vụ, năng lực của từng người . Tránh tình trạng việc ít người làm thì nhiều dẫ đến tình trạng lãng phí nhân lực và làm việc không hiệu quả. Bố trí lao động đến các đơn vị công ty con để xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để từ đó có báo cáo đầy đủ cụ thể lên cấp trên. 1.2. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho tổng công ty. Hiện nay tổng công ty đang trong giai đoạn cổ phần hoá do đó nguồn vốn huy động cho công tác quản ly, công tác đầu tư xây dựng và đầu tư phát triển chưa thực sự ổn định. Do đó cần phải tìm giải pháp huy động vốn cho tổng công ty. Sau đây là một vài giải pháp thúc đẩy hoạt động huy động vốn mà em đưa ra : Thứ nhất: tận dụng các mối quan hệ làm ăn lâu năm với các tổ chức kinh tế khác để huy động vốn cho công tác đầu tư. Trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại để thương lượng vay vốn của ngân hàng . Thứ hai: huy động nội lực , tức là kêu gọi sự đóng góp ,cho vay của tất cả đội ngũ cán bộ , công nhân viên trong toàn tổng công ty. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ để phục vụ cho hoạt động sản xuát kinh doanh sau đó phân chia lợi ích xứng đáng cho họ. Thứ ba: tích cực tham gia liên doanh liên kết với các công ty trong nước và nước ngoài để thu hút nguồn vốn của họ đầu tư vào tổng công ty. Đây là một nguồn vốn phong phú dồi dào nhất , nếu công ty biết cách huy động thì nó sẽ phục vụ mạnh mẽ cho công tác cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư . Trong thời gian vừa qua , mặc dù tổng công ty cũng đã có chiến lược tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài và trên thực tế cũng đã tham gia liên doanh được với các nước như Đài Loan, Úc, và Nhật Bản ... Tuy nhiên công tác huy động vốn từ những liên doanh này vẫn chưa được đẩy mạnh, số vốn huy động được vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn mục đích sử dụng vốn. Do đó trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa lợi thế đó để thu hút được nhiều vốn hơn nữa và tổng công ty phải làm chủ được nguồn vốn huy động được Thứ tư: thay đổi cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp, trích một tỷ lệ lớn hơn nữa từ lợi nhuận để bổ sung cho quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty. Hợp lý hoá các loại nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn sử dụng cho công tác đầu tư . Hơn thế nữa, tổng công ty cũng nên đa dạng hoá danh mục đầu tư để tránh rủi ro trong hoạt động đầu tư va tăng cao lợi nhuận từ đó mà tích luỹ được vốn vào công tác đầu tư phát triển. Thứ năm: đối với công tác tài chính kế toán phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị, căn cứ vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác... Phòng tài chính kế toán phải lập kế hoạch thu hồi nợ, kế hoạch cung ứng vốn chi tiết cho các đơn vị sản xuất trình tổng gđ phê duyệt, nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý tài chính và nguồn vốn theo đúng quy định của nhà nước , đảm bảo cung ứng vốn đâỳ đủ cho các công trình theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Phòng tài chính kế toán phải có nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư vào các công trình khi công trình đã xong thủ tục thanh quyết toán với chủ đầu tư. 1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quản sản xuẩt kinh doanh của tổng công ty. Sau khi đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực và huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì tổng công ty lắp máy Việt Nam cần phải nâng cao được hiệu quản sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao có nghĩa là một đồng vốn đầu tư của tổng công ty có thể thu về được hơn một đồng lợi nhuận. Đó là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển bền vững toàn công ty. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty, em xin đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo như sau: - Thứ nhất: Trước khi bước vào bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần xem xét trước nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của nó. Xác định đựoc chính xác nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định , lâu dài thì sau đó mới tình đến chuyện đầu ra của sản phẩm đó ra sao. Tránh tình trạng sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh đó bị ứ đọng, tồn kho, khó chiếm được thị phần trên thị trường ... Đặc biệt LILAMA là một tổng công ty chuyên về lắp máy, một tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu của Việt Nam ( trong những năm gần đây mới chuyển dần vào hoạt động sản xuất kinh doanh) cho nên sản phẩm của nó sản xuất ra thường có giá trị cực kỳ lớn, thời gian hoàn thành một sản phẩm là rất dài, sản phẩm lại có tính đơn chiếc chính vì vậy mà khi hoạt động sản xuất không có hiệu quả thì sẽ gây ra tổn thất quá lớn cho tổng công ty. Do đó cần phải nỗ lực hết sức để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho LILAMA - Thứ hai: Cần phải huy động vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để nó hoạt động liên tục , không bị gián đoạn trong suốt quá trình sản xuất, từ đó mà tận dụng được nguồn nhân lực và năng suất lao động tối đa của cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất bị gián đoạn thì sẽ gây tổn thất cực kỳ lớn cho tổng công ty. Mà thiếu vốn hoạt động là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra hiện tượng gián đoạn sản xuất, làm cho toàn bộ hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - thứ ba: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đều phải được đặt duới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo tổng công ty. Mọi kế hoạch sản xuất đều phải được thông qua bới hội đồng quản trị tổng công ty. Thiết lập chương trình quản lý rõ ràng, bất kỳ một dự án sản xuất kinh doanh nào cũng phải được lập dự án nếu là dự án lớn, nếu không cũng phải có bản báo cáo phân tích những thuận lợi khó khăn, phân tích khả năng tài chính để biết được hoạt động sản xuất đó sẽ mang lại lợi nhuận như thế nào sau khi nó đi vào hoạt động. Cần xem mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh như là một dự án nhỏ mà nó cần phải có sự giám sát quản lý thật chặt chẽ. Từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện, vận hành khai thác. Như vậy thì mới mong hoạt động sản xuất kinh doanh đó mang lại hiệu quả cao. - Thứ tư : Đào tạo tay nghề vững chắc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty vì thế mà tay nghề của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động đó. tuyển những công nhân bậc cao có kinh nghiệm vào những vị trí chủ chốt, tuyển những cán bộ điều hành giám sát có năng lực, kinh nghiệm vào việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh cho tổng công ty. làm như vậy thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị méo mó do những nguyên nhân chủ quan của người làm và tất nhiên là hiệu quả sẽ được nâng cao hơn . Thứ năm:Tuỳ thuộc vào đặc tính sản phẩm của từng hoạt động sản xuất mà định vị sản phẩm cho phù hợp với chất lượng, giá cả, thị hiếu trên thị trường. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có bản báo cáo nghiên cứu thị trường trình lên ban lãnh đạo để họ xem xét, phê duyệt rồi ký quyết định có nên đầu tư vào việc sản xuất sản phẩm đó hay không? Sản phẩm đó có nhu cầu thị trường lớn hay bé, nó phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp như thế nào khi nó được tiêu thụ trên thị trường?... Tất cả những công việc đó tiến hành một cách nghiêm chỉnh thì nó sẽ giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa. 2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của tổng công ty. Mặc dù đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lắp máy thế nhưng LILAMA mới thực sự trở thành nhà đầu tư trong những năm gần đây . Hơn nữa kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý dự án của tổng công ty cũng chưa hẳn là nhiều cho nên trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây lắp còn gặp phải những khó khăn vướng mắc. Chính vì vậy mà muốn hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam cần có sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức từ lãnh đạo cho đến các công nhân xây dựng ngoài công trình. Thêm vào đó là sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước để tạo động lực cho Tổng công ty có thể hoàn thiện được công tác quản lý của mình đối với tất cả các dự án do công ty làm chủ đầu tư. 2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức của tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án. Hiện nay bộ máy tổ chức của tổng công ty mặc dầu đã đựơc thay đổi nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế của tổng công ty cũng như tình hình tổ chức của các tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất tương tự. Thế nhưng trong bộ máy tổ chức hiện nay cũng không thể tránh khỏi các yếu nhược điểm của nó. Muốn cho hoạt động quản lý dự án của tổng công ty diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì tổng công ty cần phải thay đổi, chỉnh sữa lại một ít các nội dung trong bộ máy tổ chức: phải đổi mới bộ máy tổ chức bằng cách thay thế những nhà lãnh đạo cao tuổi bằng một nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn , tiếp thu nhanh hơn các vấn đề kinh tế nhạy cảm trên thị trường, nắm bắt tốt hơn các kiến thức quản lý mới nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Bố trí lại nhân lực một cách phù hợp nhất, đúng với khả năng chuyên môn và trình độ của họ, phân công lao động hợp lý , tận dụng hết thời gian lao động của đội ngũ cán bộ và khai thác hết khả năng chuyên môn của từng người để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý dự án nói chung và công tác sản xuất kinh doanh , công tác đầu tư của tổng công ty. 2.2. Sử dụng máy móc công nghệ hiện đại vào quản lý dự án. Máy móc công nghệ trong quản lý dự án đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án. Quản lý dự án hiện nay ở tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã sử dụng nhiều loại máy móc công nghệ tương đối hiện đại như: máy fax, máy vi tính, máy chiếu, điện thoại, mạng internet... Tuy nhiên những loại máy móc này cũng chưa thấm vào đâu so với trình độ sử dụng máy móc công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. Muốn hiện đại hoá các loại máy móc công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản lý dự án ngoài việc sử dụng các loại máy như kể trên thì tổng công ty bằng nỗ lực và trình độ của mình để tạo ra các phần mềm quản lý phục vụ đắc lực cho công tác quản lý dự án. Nếu không đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chế tạo phần mềm thì buộc tổng công ty phải nhập khẩu, mua lại phần mềm quản lý tốt nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Có như vậy thì tổng công ty mới có thể hoàn thiện được công tác quản lý dự án của mình và có thể nâng cao được năng lực quản lý dự án. 2.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và quản lý dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dự án nói chung. Hiện nay, mặc dù đã có luật đầu tư và nghị định hướng dẫn thi hành luật của thủ tướng chính phủ . Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện thì các nhà quản lý dự án vẫn còn kêu ca nhiều về vấn đề có những điều luật trong bộ luật này vẫn chưa hoàn chỉnh , chưa thể hiện được sự minh bạch, rõ ràng trong phân định trách nhiệm cho hệ thống quản lý dự án. Thủ tục tiến hành một dự án đầu tư quá rườm rà cho nên gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý dự án . Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong công tác quản lý tiến độ cũng như chi phí quản lý có liên quan. Do đó các cơ quan quản lý cấp trên cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để thúc đẩy hoạt động quản lý dự án, nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao chất lượng quản lý dự án. 2.4. Đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA. Để hoàn thiện được công tác quản lý dự án cho Tổng công ty ngoài các giải pháp kể trên còn cần phải đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án bằng cách học hỏi kinh nghiệm và thu hút các công cụ quản lý tiên tiến từ bên ngoài bằng cách liên doanh , mở rộng hợp tác đầu tư của công ty với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tương đương. Nếu hoạt động qlda tại tổng công ty được sử dụng nhiều các công cụ quản lý khác nhau thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Đối với các dự án có quy mô, tính chất và đặc điểm khác nhau thì có thể áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý phù hợp nhất với nó để có thể tối đa hoá hiệu quả trong công tác quản lý dự án đối với dự án đó. Hiện nay hầu hết các công ty ở Việt Nam đều áp dụng các công cụ quản lý chủ yếu như: lập kế hoạch quản lý, nhật ký thi công xây dựng công trình, báo cáo định kỳ hoạt động quản lý dự án ... Nhưng xem ra những công cụ quản lý này còn rất lạc hậu so với trình độ quản lý của thế giới . Vì thế mà cần phải đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án để có nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nhà quản lý dự án. 3. Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của tổng công ty lắp máy Việt Nam. Tổng công ty lắp máy Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước do đó nhà nước cần đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty dưới đây là một số kiến nghị của em đến cơ quan nhà nước. - Hoàn thiện và chỉnh sửa các cơ chế pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư của tất cả các lĩnh vực đầu tư nói chung và lĩnh vực đầu tư lắp máy nói riêng. Cần phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với lĩnh vực quản lý dự án . Giúp cho lãnh đạo của tổng công ty sớm tìm ra các giải pháp quản lý thống nhất đối với hoạt động quản lý dự án. Có biện pháp xử lý kịp thời , xác đáng đối với các vi phạm trong công tác quản lý dự án . Từ đó mà nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ tham gia quản lý, thúc đẩy hoạt động quản lý xẩy ra liên tục và đạt hiệu quả cao. - Hỗ trợ vốn cho hoạt động đầu tư: nhà nước cần có chương trình hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động đầu tư , hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, hàng năm nhà nước cần có chương trình tài trợ vốn ngân sách để đầu tư vào các dự án lớn trọng điểm mà tổng công ty làm chủ đầu tư. Nhà nước cũng nên khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay vốn đối với LILAMA để từ đó công ty có thể dễ dàng hơn trong khâu tiếp cận nguồn vốn với các ngân hàng thương mại nhằm thu hút vốn hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty. - Nhà nước cũng nên đặt quan hệ để LILAMA có thể mở rộng hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm sản xuất của tổng công ty trong thời gian gần đây. Nhà nước cũng nên giúp LILAMA khuyếch trương được thương hiệu của mình đối với thị trường các nước trên thế giới. Đó là cơ sở , là định hướng dài hạn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. - Nhà nước cũng nên mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý dự án cấp cao để LILAMA cũng có cơ hội học hỏi và tích luỹ kiến thức rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong khâu quản lý . Do đó không cần phải tốn kém chi phí để thuê các chuyên gia giỏi ở nước ngoài. - Tích cực xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn xây lắp để làm tiền đề hoạt động cho tổng công ty. Các tiêu chuẩn định mức xây dựng phải rõ ràng, logic , phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hệ thống quy chuẩn , định mức xây dựng phải thống nhất trong tất cả các khâu và rõ ràng đối với từng dự án. Để các dự án có thể tuân thủ một tiêu chuẩn chất lượng nhất định giúp cho công tác quản lý dự án diễn ra thuận lợi hơn và đạt hiệu quản cao hơn trong tất cả các nội dung quản lý đưa ra. - Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế wto do vậy mà hoạt động của tổng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xu thế hội nhập. Vậy thì nhà nước cũng nên huấn luyện tư tưởng, xác định những khó khăn, vướng mắc và các thuận lợi một cách rõ ràng , định hướng cho hoạt động của tổng công ty để giúp họ giảm bớt sức ép từ môi trường cạnh tranh từ bên ngoài. Khuyến khích cán bộ quản lý của tổng công ty nên tìm hiểu các luật đầu tư nước ngoài đói với các dự án liên doanh , liên kết và hợp tác làm ăn với nước ngoài. Giảm tối đa các rủi ro bị bên nước ngoài kiện tụng mà nguyên nhân là không hiểu biết luật pháp của đất nước họ. KẾT LUẬN Trong những năm qua, hoạt động quản lý dự án tại tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã đạt được một số thành tựu rất lớn . Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đó vẫn còn một số các nhược điểm, tồn tại trong hoạt động quản lý mà đội ngũ cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo tổng công ty vẫn phải bó tay không thể khắc phục được nó bởi vì có quá nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan làm cho hoạt động quản lý đi chệch hướng so với mục tiêu đặt ra. Hiệu quả của công tác quản lý dự án vẫn chưa cao , chưa phản ánh hết được bản chất của hoạt động quản lý dự án. Mặc dù các dự án của tổng công ty làm chủ đầu tư đều là các dự án lớn , trọng điểm quốc gia nhưng thực sự chưa thu hút được sự quan tâm xác đáng của cơ quan lãnh đạo cấp trên, của các cơ quan ban ngành có liên quan tương xứng với tầm quan trọng của nó. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư phát triển cũng như đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hoạt động quản lý dự án chưa đạt đựơc hiệu quả cao như mong muốn của ban lãnh đạo tổng công ty. Trong những năm sắp tới, tổng công ty lắp máy Việt Nam sẽ đầu tư vào các dự án quan trọng khác với quy mô và tính chất phức tạp rất lớn. Do đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa của ban lãnh đạo tổng công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Đồng thời cũng cần sự quan tâm chỉ đạo của nhiều cơ quan ban ngành có liên quan để tổng công ty làm ăn ngày càng phát đạt hơn nữa, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước... Trong thời gian em thực tập tại tổng công ty , được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú , anh chị... Tại cơ quan đã giúp cho em tích luỹ được khá nhiều các kiến thức thực tế tổng quát về đầu tư phát triển , đàu tư xây dựng cơ bản... Nhất là trong lĩnh vực quản lý dự án . Để em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn khi đi vào làm việc thực tế, đồng thời cũng đã giúp em nhận ra được một số các điểm khác nhau giữa thực tế và chương trình học trong giảng đường đại học... Bên cạnh các cô chú , anh chị tại cơ quan thực tập em đã được sự hướng dẫn chi tiết, tận tình của Thạc Sỹ Nguyễn Thu Hà đã giúp em hoàn thành chương trình chuyên đề thực tập tốt nghiệp của khoá học thứ 45 thuộc Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Em xin chân thành cám ơn ! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31901.doc