Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải

Lời nói đầu Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước như hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp phải chủ động về hoạt đông sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và những đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải là một doanh nghiệp có chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng các đường dây tải điện và các trạm biến áp nhằm mang ánh sáng đến tất cả mọ

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i miền trong tổ quốc, mỗi một sản phẩm một công trình hoàn thành đều có vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tiến hành sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Trong doanh nghiệp xây dựng, Đội xây lắp là những bộ phận cơ bản, đơn vị trực tiếp sản xuất, khâu đầu tiên trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức xây lắp, cùng với sự tiến bộ về quy mô, khoa học kỹ thuật, các đặc trưng của sản phẩm xây dựng, môi trường địa bàn sản xuất sản phẩm, cũng như tính chất đặc thù của ngành thì công tác quản lý đội xây lắp càng khó khăn. Việc quản lý các đội xây lắp phải đảm bảo cho các đơn vị này hoạt đông có hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đề ra đúng tiến độ, đảm bảo đúng kỹ thuật và quy định, quy chuẩn, chất lượng công trình. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về quá trình quản lý các đội xây lắp từ khi đơn vị nhận thi công công trình đến khi nghiệm thu bàn giao công trình, nhận thấy vấn đề quản lý đội xây dựng được công ty hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với tất cả các doanh nghiệp xây lắp nói chung và của công ty nói riêng tôi đã chọn đề tài: ” Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải ”. Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về công ty Phần II: Thực trạng quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải. Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp. Do kiến thức thực tế và lý thuyết còn hạn chế, nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn cùng với sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải. Em chân thành cảm ơn Sinh viên: Thạch văn huyền Phần I: Tổng quan về công ty I. Tổng quan v ề công ty Thông tin chung về doanh nghiệp Tên công ty -Tên giao dịch -Tên viết tắt Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải ĐÔNGHẢI CONSULTING AND CONTRUCTION JONT STOCK COMPANY ĐÔNG HẢI.,JSC Địa chỉ -Trụ sở chính -Văn phòng làm việc Số 26/173/75 Đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Số 1 dãy A-D74 ngách 379/42 Đường Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Tài khoản -Mã số thuế 102010000009214 Tại ngân hàng công thương khu vực Ba Đình Hà Nội 0101366674 Điện thoại -Fax -Email 04.7615506 04.7614329 DONGHAI@yahoo.com 5. Đăng ký kinh doanh 0103002192 cấp ngày 6/5/2003, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 22 tháng 9 năm 2004 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải thành lập ngày 6 tháng 5 năm 2003 theo sự cho phép của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, theo quyết định số 1645/QĐ-BXD ngày 4 tháng 12 năm 2003 của bộ xây dựng. ·Tên giao dịch: ĐÔNG HẢI CONSULTING AND CONTRUCTION JOINT STOCK COMPANY ·Tên viết tắt: ĐÔNGHẢI., JSC ·Trụ sở chính của công ty đặt tại: Số 26/173/75 Đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Công ty đang trong giai đoạn phát triển công ty đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên, nhưng có thể nói trong những năm qua công ty đã không ngừng hoàn thiện phát triển về quy mô cũng như cơ cấu tổ chức, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, hiệu quả hoạt động của công ty không ngừng được tăng lên. Sự cố gắng nỗ lực của công ty đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng không những thúc đẩy sự phát triển của công ty mà còn góp phần đóng góp ngân sách Nhà Nước, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Tuy mới thành lập được nhiều năm nhưng công ty đã tiến hành xây dựng được nhiều công trình, hệ thống lưới điện trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà tây, Phú thọ, Lào cai.. Và các công trình quốc gia như trang bị hệ thống lưới điện cho sân vật động quốc gia Mỹ Đình và các công trình điện nông thôn. Chức năng nhiệm vụ: ·Về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chia làm 2 mảng chính đó là tư vấn và xây lắp, làm tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các gói thầu, đồng thời tiến hành thi công xây lắp công trình, đặc biệt là các công trình điện năng. Đi đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải thực hiện tốt phân phối theo lao động, tổ chức tốt đời sống, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong công ty, bảo đảm an toàn sản xuất, giữ vệ sinh môi trường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chấp hành chế độ chính sách và pháp luật của Nhà Nước. ·Về ngành nghề kinh doanh, Tập trung vào các lĩnh vực sau: -Khảo sát, thiết kế điện khí hoá xí nghiệp, điện khí hoá nông nghiệp, khảo sát thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng điện dân dụng, công nghiệp thuộc ngành điện, khảo sát thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35KV đối với công trình điện năng. -Tư vấn mời thầu, giám sát lập hồ sơ mời thầu về xây lắp và mua sắm thiết bị. -Xây dựng dân dụng công nghiệp giao thông, thuỷ lợi và công trình điện đến 35 KV. -Buôn bán thiết bị điện, thiết bị thi công công trình, máy móc tự động háo và dây chuyền tự động. -Sản xuất chế tạo, lắp đặt thiết bị điện, thiết bị thi công công trình, máy móc tự động hoá và dây chuyền tự động. -Sản xuât buôn bán thiết bị viễn thông. -Sản xuất buôn bán các loại máy biến áp, dây điện, bảng điện, tủ bảng điện, vật tư ngành điện. -Sản xuất, gia công buôn bán các sản phẩm cơ khí, kim khí, mạ kim loại. -Trang trí nội ngoại thất công trình. -Sản xuất, gia công buôn bán các sản phẩm từ nhựa, cao su, polime, giấy, catton, da, thuộc da. -Sản xuất buôn bán thiết bị văn phòng, đồ dùng văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình. -Dịch vụ vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách, cho thuê xe ô tô -Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Cơ cấu sản xuất Hoạt động chính của công ty tập trung vào tư vấn và xây lắp, toàn công ty chia ra làm nhiều bộ phận, trong đó mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định, như phòng khảo sát thiết kế có chức năng tạo lập các bản vẽ thi công, các công trình hay hạng mục công trình, phòng tư vấn có nhiệm vụ tìm hiểu các gói thầu, xem xét năng lực của minh và của đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu từ đó có chính sách thích hợp để tăng khả năng thắng thầu. Năng lực nhận thầu của công ty dựa trên 3 yếu tố cơ bản: -Yếu tố con người (nhân lực) -Yếu tố công nghệ (thiết bị và khoa học kỹ thuật) -Yếu tố kinh tế (Nguồn vốn) Toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ và có sự gắn kết với nhau giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau nhưng luôn hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện bất cứ một công trình nào từ các bộ phận sản xuất đến các bộ phận phục vụ sản xuất. Khi có được bản vẽ thi công thì bộ phận sản xuất trực tiếp (Các đội xây lắp) sẽ có nhiệm vụ thi công đúng như thiết kế dưới sự giám sát của chủ đầu tư, các bộ phận phục vụ sản xuất có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho các đội sản xuất bảo đảm cho công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt. Các đội xây lắp và các dơn vị phụ trợ: có chức năng tổ chức các công trình xây lắp theo đúng hợp đồng kinh tế do công ty ký kết, đảm bảo đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế. Cơ cấu tổ chức của đội này bao gồm: Đội trưởng, đội phó, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế, tổ trưởng và các công nhân. Về cơ cấu sản xuất bao gồm: Các đội sản xuất, Đội xe, Đội xây lắp điện, Xưởng thiết bị điện, xưởng cơ khí, xưởng mạ … Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận: -Đội xe: có nhiệm vụ vận chuyển vật tư thiết bị điện đến chân công trình, cơ cấu tổ chức đội xe bao gồm: Tổ trưởng, nhân viên kinh tế, các lái xe. -Xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công chế biến xà sắt, hộp bảo vệ công tơ phục vụ các công trình điện trong công ty. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Quản đốc, nhân viên kinh tế, công nhân cơ khí bậc cao và thợ lành nghề. -Xưởng thiết bị: gia công, cung cấp các thiết bị điện phục vụ công trình. -Xưởng mạ: Đảm bảo chất lượng vật liệu đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo về màu sắc v.v… -Đội xây lắp điện có nhiệm vụ tiến hành thi công tại công trình theo đúng như thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư. Bên cạnh đó các đội này có thể tự tìm các hợp đồng bên ngoài để tiến hành thi công xây lắp Cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty gồm có: -Giám đốc. -Giúp việc giám đốc có phó Giám đốc . -Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất trực thuộc do giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành quản lý Như vậy tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, quản lý theo chế độ một thủ trưởng, có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có trách nhiệm quyền hạn nhất định. Một doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi một sự phục tùng kỷ luật hết sức nghiêm ngặt, sự điều khiển cả bộ máy quản trị theo những quy tắc thống nhất từ trên xuống. Hiện tại công ty có một bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện hoạt động của xí nghiệp đến từng đội sản xuất theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải Hội đồng quản trị Ban cố vấn Giám đốc Ban kiểm soát Phòng marketing-kế hoạch Phó giám đốc KT Phó Giám đốc TC-XL Phòng hành chính Ban an toàn Phòng thiết kế Phòng sản xuất Đội sản xuất Đội xe Đội xây lắp diện Tổng kho Xưởng thiết kế I Xưởng thiết kế II Xưởng thiết bị điện Xưởng cơ khí Xưởng mạ Theo sơ đồ này, chúng ta thấy rằng bộ máy quản lý của công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, cơ cấu lao động được chia thành: -Ban Giám đốc:Giám đốc là người đứng đầu xí nghiệp, là người lãnh đạo cao nhất của công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nắm quyền ra quyết định về tất cả các vấn đề của công ty.Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng: phòng Marketing-kế hoạch; Phòng tổng hợp. Giám đốc công ty đại diện cho Nhà thầu quan hệ với chủ đầu tư để ký kết hợp đồng, Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trên công trường, Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty bao gồm có các phó giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ. -Phó giám đốc: là những người giúp việc và tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được giao, cũng như những công việc được Giám đốc uỷ quyền khi vắng mặt. Trong công ty hiện nay có 2 phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách thiết kế, tư vấn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các phòng thiết kế, khảo sát và các xưởng thiết kế. Phó giám đốc phụ trách tài chính xây lắp trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp và các đội như: Đội sản xuất, đội xe, đội xây lắp điện, tổng kho và các xưởng khác. Các phòng ban chức năng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo dõi kiểm tra bộ phận chuyên môn trên công trường, giải quyết các vướng mắc về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng,có nhiệm vụ tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến, giúp Giám đốc và các phó giám đốc chuẩn bị các quyết định theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng như các cán bộ cấp dưới thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý, Trách nhiệm chung của các phòng ban chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác nhằm đảm bảo cho tất cá các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng, các phòng ban không có quyền trực tiếp chỉ huy các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. Các phòng ban chức năng gồm có: -Ban cố vấn: Tham mưu giúp Giám đốc về quản lý xây dựng công trình, nhằm đảm bảo công trình xây dựng theo đúng thiết kế, đúng quy định hiện hành và đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế. Kiểm tra giám sát kỹ thuật chất lượng biện pháp an toàn trong thi công đối với các tổ đội sản xuất trong việc thi công từng hạng mục. -Phòng Marketing, kế hoạch: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác lập dự toán. -Phòng vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức cung ứng vật tư thiết bị đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật tư thiết bị của công ty -Ban an toàn: Tham mưu giúp Giám đốc hướng dẫn và đề xuất kỹ thuật an toàn cho các đơn vị thi công trong công ty và chế độ bảo hộ lao động, kiểm tra quy trình, quy phạm cho người lao động, giám sát các đơn vị thi công, phát hiện những sự cố về an toàn lao động để báo cáo lãnh đạo xử lý kịp thời. -Phòng hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý cán bộ, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, công tác thi đua khen thưởng, lao động tiền lương, và thực hiện các chính sách về lao động tiền lương. Như vậy trong công ty, Đội xây lắp là những đơn vị trực tiếp sản xuất chính, sản phẩm là những công trình xây lắp đã hoàn thành và bàn giao. II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý đội xây lắp Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý (Mục I) Đặc điểm về sản phẩm. Ngành xây dựng là ngành sản xuất cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động: Xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo, hay hiện đại hoá các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây lắp có những đặc điểm riêng và có những ảnh hưởng đến công tác quản lý đội xây lắp thể hiện: Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là những công trình vật kiến trúc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian tiến hành sản xuất thường dài, do đó đòi hỏi công tác quản lý càng phức tạp hơn, đòi hỏi tổng hợp về các mặt không những về kỹ thuật, vật tư, tài chính mà còn quản lý cả về lao động, tổ chức chăm lo đời sống cho nhân viên trong đội. Thứ hai: Đặc điểm về sản phẩm xây lắp là cố định tại nơi sản xuất, các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất như: Xe, máy, thiết bị thi công, nhân công…phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Điều này làm cho công tác quản lý đội xây dựng gặp nhiều khó khăn và phức tạp do không những bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên mà còn gặp phải nhiều vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu, các vấn đề về dân cư như đền bù giải phóng mặt bằng v.v.. Thứ ba: Địa bàn hoạt động của công ty khá rộng, khi có công trình mới, hoặc công trình hoàn thành thì máy thi công, nhân công đều phải di chuyển đến nơi khác để phục vụ cho thi công công trình mới điều này dẫn đến việc quản lý đội xây dựng thường không dễ ràng. Thư tư: Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi bàn giao thường kéo dài và tuỳ theo từng công trình có mức thời gian khác nhau. Mỗi công trình khi tiến hành thi công đều chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, Hoạt động của đội xây lắp lại chủ yếu diễn ra ngoài trời điều này chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên như nắng, mưa, lũ lụt v.v..Do đó việc quản lý giám sát chặt chẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, đảm bảo đúng tiến độ. Hiện nay tổ chức xây lắp nước ta chủ yếu theo hình thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các đội, xí nghiệp xây dựng nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng ở các bộ phận trực tiếp thi công. Như vậy có thể nói rằng những đặc điểm cơ bản về sản phẩm của ngành xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đội xây dựng ở công ty. Việc quản lý đội đòi hỏi phải gắn liền với từng công trình, phù hơp với tiến độ thực hiện công trình và các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Quy trình công nghệ khi thực hiện công trình điện Đội xây dựng có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp xây dựng, nên các đặc điểm về quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, tổ chức đội. Mỗi biến đổi trong quy trình công nghệ sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức đội, và yêu cầu có một cơ chế quản lý tương ứng. Quy trình công nghệ có thế thực hiện qua các bước sau: -Xem xét hồ sơ thiết kế do chủ đầu tư bàn giao -Tham gia nhận bàn giao thực tế. -Gia công sản xuất các loại kết cấu: thép, bê tông… -Mua các thiết bị cần thiết: Máy biến áp, dây dẫn, cột điện… -Chuyên chở các loại vật tư thiết bị, cấu kiện tập trung tại chân công trình. -Tiến hành lắp đặt thi công theo đúng hồ sơ thiết kế dưới sự giám sát của chủ đầu tư. -Xử lý tại hiện trường các phát sinh, sửa đổi so với hồ sơ thiết kế cùng với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn -Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình -Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình. -Đóng điện bàn giao công trình -Lập các loại hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình và ban giao cho chủ đầu tư. Quy trình này được thực hiện ở từng bộ phận, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau và tuỳ theo đặc điểm của từng công trình. Thông thường sau khi ký kết hợp đồng với chủ đầu tư sẽ giao lại công trình cho đội đảm nhiệm, đội tiến hành thi công công trình, sau khi hoàn thành sẽ làm thanh quyết toán và cùng với các phòng ban của công ty ban giao cho chủ đầu tư. Quá trình hoàn thành một công trình phụ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình, và tuỳ theo quy mô của từng công trình. Đặc điểm về lao động Lao động là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của lực lưọng sản xuất và là nguồn sáng tạo ra sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công ty trong thời gian qua, số lượng và chất lượng của công ty không ngừng được tăng lên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1:Cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 số lượng (người0 Tỷtrọng (%) số lượng (người) Tỷ trọng (%) số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1.Tổng số nhân viên 250 100 271 100 310 -Khối phòng ban 30 12 43 15,87 46 14,83 -Khối sản xuất 220 88 231 84,13 264 85,17 2. Trình độ 250 100 271 100 310 100 -Đại học 28 11,2 35 12,9 42 13,5 CĐ-Trung cấp 42 16,8 50 18,5 57 18,4 3.Cơ cấu giới tính -Nam -Nữ 230 20 92 8 247 24 91.14 8.86 282 28 90.96 9.04 4. Lứa tuổi -Từ 18-30 -Từ 30-40 -Từ 40-50 -Trên 55 160 55 25 10 173 57 25 10 212 62 26 10 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động của công ty ngày càng tăng ở các phòng ban và khối sản xuất. Trong đó tỷ trọng công nhân sản xuất trực tiếp đã tăng từ 84,13% năm 2004 lên 85,17% năm 2005. Trình độ chuyên môn của người lao động cũng được nâng cao, đặc biệt là trình độ đại học đã tăng lên qua các năm từ 28 người năm 2003 lên 42 người năm 2005. Số lượng lao động có trình độ Đại học tập trung nhiều ở các phòng ban, họ đều là những người có trình độ nên có khả năng thực hiện tốt việc quản lý xí nghiệp từ giám sát, chỉ đạo điều hành tới các đội xây lắp và các đơn vị khác trong công ty để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Lực lượng lao động có trình độ sau Đại học và công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các đội xây lắp và các đơn vị phụ trợ, họ tuy chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của công ty nhưng họ đều là những người lao động đã được qua đào tạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao. Ngoài lực lượng lao động chính trong công ty, trong quá trình tiến hành thi công xây lắp công trình đã huy động thêm nhiều lao động phổ thông tại địa phương nhằm tận dụng tối đa lực lượng lao động vào những công việc không cần đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhằm tiết kiệm chi phí nhân công cho công trình. Tuy nhiên lực lượng lao động này do không có kỹ năng và trình độ tay nghề nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Về độ tuổi người lao động, chủ yếu là người lao động có độ tuổi từ 20-40 tuổi, đây là những lực lượng lao động trẻ với sự năng động, nhiệt tình sẽ là nguồn lực quan trọng của công ty trong tương lai. Hàng năm công ty không ngừng tổ chức các cuộc phỏng vấn, thi tuyển để tuyển chọn thêm lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đặt ra của công ty, hơn nữa trong quá trình làm việc luôn có sự chỉ bảo tận tình của những cán bộ có kinh nghiệm trong công ty. Việc quản lý lao động được giao cho từng bộ phận, các bộ phận có trách nhiệm chấm công, đánh giá chất lượng lao động và báo lại cho người phụ trách. Đặc điểm về vốn kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có các nguồn vốn kinh doanh huy động từ các nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn vay, nó là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Riêng đối với ngành xây dựng, nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, nó liện quan đến mọi khâu, mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, với mỗi giai đoạn xây dựng sẽ có những nhu cầu về vốn khác nhau. Các nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc trang bị nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, xây dựng lán trại, cùng các chi phí khác… Trong giai đoạn xác định dự án, xây dựng dự án, đánh giá dự án, nhu cầu về vốn phục vụ cho công tác nghiệp vụ tại văn phòng nên quy mô huy động là nhỏ Trong giai đoạn tổ chức thực hiện thi công dự án, nhu cầu về vốn đặc biệt lớn, các chi phí trong giai đoạn này chủ yếu là chi phí cho nguyên vật liệu, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân công, chi phí cho quản lý, chi phí bảo lãnh công trình. Trong giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình, chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị công trình, chủ yếu là chi phí bảo lãnh công trình thường chiếm khoảng từ 5-10% giá trị tổng dự toán. Sau khi ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ với doanh nghiệp các đội cần được doanh nghiệp ứng trước một phần vốn để thực thi công trình. Yêu cầu đặt ra cho công ty là phải ứng đủ vốn và kịp thời theo từng giai đoạn thi công xây lắp. Nếu lượng vốn không đủ hoặc hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Cơ cấu vốn của công ty thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Cơ cấu vốn của công ty qua các năm Đơn vị: Tỷ Đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ phải trả 24,2 30,6 31.28 Nguồn vốn CSH 2,81 2,75 2,856 Tổng nguồn vốn 26,9 32,39 33,45 Cơ cấu vốn theo tính chất -Vốn lưu động -Vốn cố định 9.12 17,78 10,36 22,03 10,54 22,91 Nguồn; phòng Tài chính Qua bảng số liêu trên ta thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn Nợ phải trả. Công ty đã huy động nguồn vốn này chủ yếu là từ nguồn nợ ngắn hạn bằng cách mua lượng vật tư trả chậm của các nhà cung ứng, nợ các đợn vị, vay ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, tốc độ tăng nợ phải trả của công ty hàng năm không ngừng được tăng lên cùng với nguồn vốn chủ sở hữu, điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc điểm về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị thi công hiện đại là yếu tố quan trọng trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành xây lắp, hạn chế những rủi ro và hạn chế xảy ra . Việc sử dụng những phương tiện và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình của các đơn vị thi công. Hàng năm công ty đều có kế hoạch đại tu sửa chữa lớn cho máy móc thiết bị hiện đại, về lâu dài công ty có kế hoạch không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công suất và đa năng phục vụ cho công tác thi công, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tham gia cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế Bảng 3: Báo cáo kiểm kê MMTB thuộc tài sản cố định Đơn vị: Đồng Tên TSCĐ Năm sử dụng Số lượng Nguyên giá giá trị còn lại Máy trộn bê tông 1999 1 12.466.021 9.254.000 Máy khoan bê tông cầm tay 2000 1 17.996.365 10.854.014 Bộ ép cốt thủy lực 2002 1 22.997.000 21.524.325 Đầu ép cốt thủy lực 14325 mm Hàn quốc 2003 1 8.792.761 8.456.698 Bơm thủy lực hoạt động bằng tay 2003 1 7.785.005 5.647.100 Máy trộn bê tông 2001 1 5.000.000 3.504.000 Máy đột dập 2003 1 9.081.548 8.458.200 Bộ dụng cụ thi công pháp 2002 1 195.258.225 150.368.177 Tó 3 chân dài 12m (105*6) 2004 1 7.600.000 7.600.000 Tổng 28.6976.925 25.666.514 7. Đặc điểm về thị trường Không giống như thị trường tiêu thu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng tiêu dùng, thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm, thị trường hoạt động của công ty chính là nơi công ty tiến hành sản xuất sản phẩm, thi công xây lắp các công trình điện. Do sản phẩm sản xuất ra ở đâu thì bàn giao và đưa vào sủ dụng ở đó nên địa bàn sản xuất cũng chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của công ty có đặc thù là công ty chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm khi đã có hợp đồng. Khi có các công trình công ty tự xem xét khả năng của mình để tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng tạo ra sự chủ động trong việc tìm kiếm việc làm cho người lao động. Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia ký kết hợp đồng do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong nước, về mảng tư vấn có các đối thủ lớn như: công tư tư vấn thiết kế điện I, Trung tâm tư vấn thiết kế điện lực I, và các doanh nghiệp Nhà Nước khác như Công ty xây lắp I, công ty xây lắp II, công ty xây lắp III, công ty xây lắp IV trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam, Xí nghiệp xây lắp điện của công ty điện lực Hà nội. Đây đều là các Xí nghiệp có uy tín và năng lực trong ngành. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước có ưu thế trong việc chỉ định thầu, những công trình Nhà nước, cấp trên giao xuống với nguồn vốn do ngành điện làm chủ đầu tư, thì công ty phải chủ động tìm kiếm tham gia cạnh tranh để ký kết hợp đồng. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường để mở rộng phạm vị hoạt động và tăng giá trị các hợp đồng xây lắp, các công trình điện phụ thuộc rất lớn vào năng lực uy tín của Công ty và cụ thể là của từng đơn vị xây lắp trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công các công trình, điều này yêu cầu công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý hoạt động của tất cả các đơn vị trong công ty, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận. Phần II Thực trạng công tác quản lý đội ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải. Tổ chức đội của công ty Cơ sở để tổ chức đội và mô hình cụ thể đội xây lắp 1.1 Cơ sở hình thành đội xây lắp Trong công ty đội xây lắp là một cấp cơ bản trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty, chuyên làm nhiệm vụ thi công các công trình điện năng là đơn vị sản xuất trực tiếp có vị trí quan trọng đóng vai trò như một phân xưởng sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp. Cùng với sự phát triển đi lên của công ty, quy mô của công ty ngày càng mở rộng, các đội xây lắp cũng không ngừng tăng lên về quy mô cũng như chất lượng Sự hình thành của các đội xây lắp chủ yếu căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao đó là xây dựng, thi công các công trình công nghiệp thuộc ngành điện, khảo sát thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV đối với công trình điện năn, xây dựng dân dụng công nghiệp giao thông, thủy lợi và công trình đến 35 KV, sản xuất lắp đặt thiết bị điện, thiết bị thi công công trình, máy móc tự động hóa và dây chuyền tự động. Với các chỉ tiêu kế hoạch được giao cao hơn năm trước, công ty cũng từng bước xây dựng lực lượng lao động đông đảo đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hiện nay số lượng công trình công ty tham gia ký kết ngày càng nhiều, và số lượng đội xây lắp hiện tại không đáp ứng được yêu cầu thực tế do đó hàng năm công ty đã không ngừng tăng số lượng đội xây lắp cả về số lượng và chất lượng. Mỗi một công trình hoàn thành sẽ giúp cho công ty tích lũy được những kinh nghiệm đáng quý trong việc hoàn thiện năng lực tổ chức thi công của mình. Đặc điểm về tổ chức thi công: Để đạt được các mục tiêu trên công tác điều hành sản xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư với nhà thầu, các bộ phận chuyên môn của nhà thầu với các đơn vị thi công trên công trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vướng mắc, tồn tại kịp thời trong thi công từ các tổ chức sản xuất đến các đội thi công đều thông qua sự kiểm tra giám sát và giải quyết của các bên có liên quan theo đúng chức năng và quyền hạn của mình. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài công trường của nhà thầu: Để tạo sự chủ động trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh của các phòng ban, đơn vị thành viên trực thuộc công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải, công ty đã có các quy chế và quy định cụ thể trong các lĩnh vực Đối với từng bộ phận và yêu cầu các bộ phận phải thực hiện tốt các chức năng của mình. Do đó việc quản lý đội tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất trong việc quản lý đội từ công ty xuống công trường đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thi công các công trình đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đặc điểm về vị trí công trình: Hiện nay công ty đã và đang thực hiện rất nhiều các công trình có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc gia do đó chất lượng công trình là yêu cầu trước tiên mà công ty cần đáp ứng. Nhưng để có được một công trình đảm bảo đúng chất lượng, thời gian thì công ty phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng của cán bộ nhân viên trong công ty và đặc biệt là hoàn thiện cơ cấu tổ chức đội là các đơn vị trực tiếp thi công thực hiện công trình. Bảng 4 stt Danh mục các công trình đã và đang thực hiện năm 2004-2005 Tên công trình Khối lượng thực hiện Trị giá hợp đồng Thời gian thực hiện Năm khởi công Năm hoàn thành 1 Thiết kế, thi công công trình cấp điện và chiếu sáng khu đô thị Hà Hải phường Lê Thanh Nghị thành phố Hải Dương 420 km cáp ngầm 22KV, 03 TBA, 4,658Km Đường cáp ngầm hạ áp, 986 công tơ và 326 vị trí đèn đường trang trí 5236147000 2004 2004 2 Thi công chống quá tải, xóa bán diện qua 9 công tơ tổng thuộc các TBA UBND thị trấn Nga Sơn- Thanh Hóa 550 KM đường dây 35KV, o2 TBA 180KVA, 10,34Km đường dây hạ áp 0,4 KV và 987 công tơ 1992782000 2004 2005 3 Thi công: Đường dây 35 KV và 2 TBA 250KVA-35(22)/0,4K._.V thực hiện thi công nhà máy phong điện Phương Mai 9,2Km đường dây 35KV và 02 TBA 250KVA 1723000000 2003 2004 4 Thi công đường dây xuất tuyến 22 KV, TBA tăng áp 2x10MVA-6/22KV và hệ thống hòa đồng bộ thuộc dự án xây dựng nhà máy phong điện Phương Mai I tại tỉnh Bình Định của công ty cổ phần phong điện Phương Mai 22Km đường dây 22KV 2 mạch AC-95, TBA tăng áp 2x10MVA-6/22kV và hệ thống hòa đồng bộ 15510298337 2004 2005 5 Thi công: Đường cáp ngầm 22KV, TBA (2x1250+1x180)KVA-22/0,4KV, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cáp lực hạ thế và khu xử lý nước thải nhà máy thiết bị điện tử viễn thông công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ thuật công nghệ điện-Điện tử- viễn thông xã Việt Hưng huyện gia lâm Hà Nội 3,8 Km cáp ngầm 24KV Cu-3x240, 01 TBA (2x1250+1x180)KVA; 01 hệ thống chiếu sáng, 01 hệ thống cáp lực hạ thế và khu xử lý nước thải 4000m3/Ngày. 9640000000 2003 2004 6 Thi công đường dây 36 KV, TBA 1000KVA-35/0,4kV và dịch chuyển TBA 180KVA-35/0,4KV Nhà máy PUZOLAN Sơn tây-Hà Tây 230m Đường dây 35kV, 01 TBA 1000kVA-35/0,4kV, di chuyển 01 TBA 180kVA-35/0,4kV 486000000 2003 2003 7 Thi công đường cáp ngầm và TBA 400KVA-22(6)/0,4KV Khu vực khai thác tận thu Titan thuộc công ty TNHH XD tổng hợp Hoàng Hòa Xóm trong xã ngư hòa Huyện Lệ thủy tỉnh Quảng Bình 100m cáp ngầm 22KV và 01 TBA 400KVA-22(6)/0,4kV 365000000 2003 2003 8 Thi công đường cáp ngầm và TBA KIOS 100KVA 22(10)/0,4KV cấp điện cho nhà sáng tác Tam Đảo Bộ văn hóa thông tin 100m cáp ngầm 22KV và 01 TBA KIOS 100KVA-22(10)/0,4KV 330000000 2004 2004 9 Thi công chống quá tải lưới điện thị tứ khánh thiện huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình 40m đường dây 10kV; 01 TBA 180kVA-10/0,4kV; 3,5km cáp vặn xoắn 0,4kV vµ 398 công tơ 550000000 2005 2006 10 Thi công: Đường cáp ngầm 35kV, 04 TBA KIOS 400KVA-35/0,4KV, hệ thống chiếu sáng cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế và 2 máy phát điện công suất 400KW. Cung cấp và lắp đặt 4 dây chuyền sản xuất cáp viễn thông cho nhà máy sản xuất linh kiện của công ty thương mại và đầu tư sao biển tại khu công nghiệp gián khẩu Huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình 3,12km cáp ngầm 35KCu-3x150; 04 TBA KIOS 400KVA-35/0,4kV; 570m cáp ngầm chiếu sáng 1.625m cáp tổng hạ thế; 8.250m cáp lực cấp điện nhà xưởng; 02 máy phát điện 400kW; 04 dây chuyền sản xuất cáp viễn thông 20215000000 2005 Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch hàng năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 15 16 18 Số lượng đội xây lắp 2 3 5 Nguồn: phòng tài chính Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn từ số lượng 2 đội xây lắp năm 2003, đến nay công ty đã tăng lên 5 đội xây lắp đang hoạt động. Đây là yêu cầu thực tế do ngành điện là ngành giữ vai trò trọng điểm của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điện năng là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Ngành điện lực đang triển khai mạnh mẽ các dự án mở rộng mạng lưới cung cấp điện đến các vùng nông thôn, miền núi. Các dự án nâng cấp, cải tạo, chống qua tải mạng lưới điện hiện cũng đang được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của đất nước. Như vậy công tác mở rộng, xây lắp mạng lưới điện ngày càng nhiều, khối lượng công việc của công ty là rất lớn, để hoàn thành công trình đúng tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình đòi hỏi công ty phải xác định được số lượng các đơn vị xây lắp hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. Là một doanh nghiệp cổ phần mới thành lập cho nên công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp xây lắp khác trên thị trường thì việc củng cố số lượng xây lắp hiện có và hình thành đội xây lắp mới sẽ tạo ra sự chủ động trong tìm kiếm việc làm cho công ty 23 Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy trong một vài năm qua công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và đã phần nào nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường. Việc hình thành các đội xây lắp mới là căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, căn cứ vào nhiệm vụ, chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho hoạt động của công ty có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Do địa bàn hoạt động của công ty là tương đối rộng bao gồm đại đa số các tỉnh phía bắc và các công trình xây dựng được thi công tại các địa phương khác nhau, sản xuất xây lắp có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định. Đối với mỗi công trình thi công đòi hỏi lực lượng lao động cũng như phương tiện sản xuất, nguyên vật liệu phải luôn di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ địa phương này sang địa phương khác, công trình này sang công trình khác. Để giảm được những chi phí di chuyển không cần thiết có thể làm tăng chi phí công trình, công ty đã tiến hành phân giao địa bàn hoạt động cho các Đội xây lắp và các đội này khi tiến hành thi công lắp đặt các công trình cần có những mối quan hệ nhất định với địa phương trong việc giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công, phải nắm rõ tình hình địa phương, tận dụng những ưu thế sẵn có của địa phương như lao động, nguyên vật liệu máy móc để góp phần làm giảm chi phí thi công, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương này. Như vậy có thể nói rằng việc phân chia đội xây lắp một mặt làm giảm bớt những chi phí không cần thiết, mặt khác giúp các đơn vị trong công ty có thể ổn định và giữ vững địa bàn thi công xây dựng lên các đội điện vững mạnh, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn của mình. 1.2 Mô hình đội xây lắp Mô hình tổ chức đội xây lắp điện trong công ty là mô hình các Đội tổng hợp. Trong Đội có sự hợp nhất giữa các công nhân gồm nhiều ngành nghề với cơ cấu ngành nghề tương thích với yêu cầu kỹ thuật thi công công trình nhằm hoàn thành một công trình xây lắp. 1.3 Quy trình quản lý đội xây lắp Quy trình quản lý đội xây lắp được thực hiện theo một quy trình thống nhất, thông suốt từ chủ thể quản lý là công ty đến khách thể quản lý là các đội. Mô hình tổng quát quy trình quản lý đội xây dựng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau Quy trình quản lý đội xây lắp Giai đoạn kết thúc Hoàn tất hồ sơ thanh quyết toán Nghiệm thu bàn giao công trình Giai đoạn thi công Giai đoạn chuẩn bị thi công Tiến độ và chất lượng công trình Tổ chức thi công Lập phương án, tiến độ thi công Tiên lượng các yếu tố sản xuất (Vật tư thiết bị, lao động, tài chính) Công tác BHLĐ Từ sơ đồ quản lý xí nghiêp ta thấy rằng Đội xây lắp phải chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật, chịu sự quản lý theo chức năng của các phòng ban. Ở công ty, do công ty không phảI là doanh nghiệp Nhà nước nên hầu hết các công trình đều do công ty tự tìm kiếm, tham gia để tranh thầu, để có được những công trình theo đúng nhu mong muốn, công ty cần có đầy đủ thông tin về khách hàng của mình, phải có mối quan hệ làm ăn với khách hàng, phải có hệ thống tại các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng kế hoạch kỹ thuật, có nhiệm vụ tìm kiếm, tập hợp, xử lý thông tin về các công trình dự án sẽ được xây dựng dựa vào chiến lược phát triển của từng vùng, khu vực, ngành của Nhà nước và ở từng địa phương. Phòng kế hoạch chủ trì lựa chọn dự án, gửi hồ sơ dự thầu, tổ chức tham gia đấu thầu. Hồ sơ dự thầu chỉ được gửi đi khi đã dự tính được các lợi ích thu được từ dự án, khả năng thực hiện các mục tiêu của dự án cũng như khả năng thắng thầu. Sau khi có các thông tin ban đầu về công trình, dự án được xác lập căn cứ vào đơn giá xây dựng của khu vực, vào các văn bản quy định hướng dẫn việc lập giá dự toán công trình, và căn cứ vào giá cả thị trường, phòng kế hoạch dự án chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành; -Lập dự toán công trình đấu thầu -Thẩm định dự án của các đơn vị đăng ký hồ sơ đấu thầu. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, Căn cứ vào đề nghị của phòng kế hoạch giám đốc doanh nghiệp lựa chọn đội thi công và đặc biệt quan trọng là việc xác định mức khoán nộp đối với từng dự án, thông thường khoảng 5-8% giá trị xây lắp công trình. Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận của dự toán trên cơ sở mức giá cạnh tranh cũng như mục tiêu về thị trường mà doanh nghiệp đặt ra cho đội. Đội xây lắp sau khi hợp đồng nội bộ với công ty, sẽ triển khai các hoạt động xây lắp, bắt đầu từ việc tiếp nhận và quản lý các nguồn lực từ công ty, xí nghiệp như máy móc, tài chính, nguyên vật liệu. Các đội cũng thực hiện ứng vốn bằng các nguồn lực của mình. Đội trưởng có vai trò quan trọng trong thực thi sản xuất cũng như cơ chế quản lý nội bộ đội. Đội trưởng phải trực tiếp ở công trình chỉ huy, đôn đốc việc xây lắp và là người chịu trách nhiệm trước công ty và bên A về chất lượng sản phẩm và tiến độ của công trình. Đội trưởng tham gia quá trình nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình. Mọi giao dịch phải thực hiện thông qua công ty và xí nghiệp, đội chỉ nhận lại công trình theo hình thức khoán các hợp đồng với công ty. Quá trình thanh quyết toán công trình được thực hiện trực tiếp giữa công ty với bên A, sau đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán lại cho Đội trên cơ sở các tỷ lệ khoán đã ký kết. 2. Chức năng, nhiệm vụ của đội -Chức năng Chức năng của các đội xây lắp điện trong công ty là tổ chức thi công các công trình, với tư cách là một tổ chức cơ bản trực thuộc doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, cho nên chức năng chủ yếu của đội là thực thi công trình, trực tiếp thi công xây lắp và điều hành tác nghiệp tại hiện trường nhằm đảm bảo công trình đúng thiết kế, chất lượng, tiến độ, hiệu quả theo đúng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch được giao. Trong điều kiện hiện nay các đội còn có thể chủ động tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân viên trong đội, do đó chức năng của Đội còn là khai thác, mở rộng và củng cố thị trường do đó quyền hạn của Đội cũng được mở rộng hơn. Chức năng thứ hai của Đội là Tạo ra lợi nhuận, Đội là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, Đội phải có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thành xuất sắc công trình của mình đảm bảo cho công ty hoạt động và phát triển bền vững. -Nhiệm vụ của đội : Nhiệm vụ chính của các đội xây lắp điện theo quy định của công ty đó là: +Phải thực hiện tốt các kế hoạch được giao, là đầu mối tổ chức thi công các công trình được giao +Góp phần khai thác và mở rộng, củng cố thị trường +Thực hiện đúng quy trình quy phạm, kỹ thuật xây dựng đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ công trình và các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động. +Tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào cho công trình như nhân công, vật liệu, sử dụng máy và các chi phí khác vv.. Do đội quản lý +Hoàn tất hồ sơ quyết toán các công trình xây lắp tham gia nghiệm thu và bàn giao các công trình đã hoàn thành. +Thực hiện sự chỉ đạo của các phòng chức năng xí nghiệp liên quan đến việc quản lý các mặt công tác của đơn vị. +Hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác thống kê kế toán thuộc phạm vi phân cấp +Thực hiện chế độ phân phối hợp lý, hơp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. +Tổ chức bảo quản, lưu trữ các chứng từ thanh quyết toán công trình, chứng từ thanh toán quyền lợi, chế độ lao động của người lao động tại đơn vị. Ngoài ra còn thực hiện tốt các phong trào của đơn vị. Các đội xây lắp của công ty được giao phụ trách các địa bàn hoạt động theo bảng sau: 27 Bảng 6: bảng phân giao địa bàn hoạt động của các Đội STT Tên đội Địa bàn phụ trách 1 Đội điện 1 Thanh hóa, ninh bình,Nghệ an 2 Đội điện 2 Lạng sơn, thái nguyên 3 Đội điện 3 Hưng yên, hải dương, Hà nội 4 Đội điện 4 Tuyên quang, yên bái 5 Đội điện 5 Phú thọ, Hà tây,Hải Dương Như vậy với địa bàn hoạt động rộng lớn như vậy, mỗi đội xây lắp được phân giao phụ trách một số địa bàn và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhìn vào bảng số liêu trên ta thấy một số địa bàn có đến 2 đến 3 đội phụ trách, đây là do yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do yêu cầu công việc đòi hỏi đúng tiến độ thi công do đó công ty đã phải huy động các đội từ nơi khác đến cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một số địa bàn rộng lớn thì công ty cũng giao cho một số đội cùng phụ trách. II. Công tác quản lý đội 1. Cơ cấu tổ chức của đội và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận 1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý đội xây lắp 28 Sơ đồ cơ cấu tổ chức đội Đội trưởng Đội phó Tổ trưởng Nhân viên kỹ thuật Nhân viên kinh tế Công nhân Đội trưởng: Phải có trình độ trung cấp kỹ thuật xây dựng trở lên hoặc trung cấp quản lý xây dựng trở lên, do Giám đốc công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, nếu như không có các bằng cấp quy định như trên thì công ty căn cứ vào số năm công tác, khả năng quản lý, uy tín để xem xét có khả năng hành nghề không. Đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty trong việc việc sản xuất kinh doanh, quy định thu chi tài chính, quyết định thu chi giao nộp, lao động tiền lương, phân phối lợi nhuận và đảm bảo các quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên thuộc quyền theo quy định của công ty và của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của đội trưởng: Nhiệm vụ: -Phải có phương án tổ chức quản lý Đội một cách chính xác, khoa học, hiệu quả , trực tiếp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thi công các công trình theo đúng hồ sơ và hợp đồng kinh tế và đảm bảo đúng quy định của công ty và Nhà nước 29 -Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về: +Chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình +Đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình +Đảm bảo đầy đủ các thủ tục xây dựng cơ bản như: hợp đồng kinh tế, dự toán, thiết kế, lệnh khởi công, kế hoạch vốn, các văn bản nghiệm thu.v.v.. +Phải kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành quy trình quy phạm kỹ thuật, bảo hộ lao động, an toàn hàng hóa vật tư, tiền vốn tài liệu trong quá trình thi công. Tổ chức nghiệm thu các công trình do các thành viên trong đội tiến hành. +Thực hiện phân phối lao động tiền lương cho các thành viên trong đội theo nguyên tắc phân phối lao động công bằng trong xã hội. +Chịu trách nhiệm trước công ty về quản lý tài chính như: Đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, giao nộp đầy đủ các chỉ tiêu và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật đối với từng công trình cụ thể. Chức năng quyền hạn của đội trưởng: +Góp phần cùng ban giám đốc trong việc mở rộng thị trường mới cũng như khai thác sâu thị trường hiện tại +Lập kế hoạch đầu tư hàng tháng, hàng quý theo đúng quy định, thường xuyên báo cáo về tiến độ thi công, về sử dụng tài chính, triển khai nhanh quyết toán để thu hồi vốn. +Duy trì nghiêm túc các chế độ hội họp, sinh hoạt ở công trường, tăng cường quản lý về mọi sinh hoạt của công nhân trên công trường và chịu trách nhiệm với các vi phạm của người lao động trong thẩm quyền quản lý. quyền hạn của đội trưởng: -Phân công, bố trí lao động phù hợp với từng công việc cụ thể -Tham gia kiểm tra, tính toán đề nghị thay đổi giá cả, khối lượng, biện pháp thi công , giải pháp công nghệ khi có những phát sinh dự kiến ngoài dự toán -Quyết định trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, thuê lao động phục vụ công tác thi công -Đình chỉ công tác với những cán bộ, công nhân viên không đủ năng lực, công nhân phạm lỗi và báo cáo với công ty để có biện pháp kịp thời xử lý. 30 Đội phó: Có chức năng giúp việc cho đội trưởng theo nhiệm vụ được giao do giám đốc bổ nhiệm phụ trách các mặt quản lý ở đơn vị theo sự phân công ủy quyền của đội trưởng. Đội phó lãnh đạo quản lý công việc chung, phụ trách điều hành nhân lực trên công trường, cấp phiếu công tác. Bên cạnh đó đội phó còn phải chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật thi công. Nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế: Trong biên chế đội phải có ít nhất một cán bộ kỹ thuật là kỹ sư xây dựng hoặc trung cấp xây dựng có thâm niên nghề từ 3 năm trở lên, nhân viên kinh tế có trình độ từ trung cấp trở lên làm nhiệm vụ thống kê kế toán, tổng hợp chi phí thi công, công tác lương hoặc trả công cho người lao động. Mỗi nhân viên này đều phải chịu sự quản lý, phân công của đội trưởng thực hiện các công việc liên quan đến chức danh của mình -kế toán đội: Phải thực hiện ghi đúng số liệu ban đầu, lập chứng từ sổ sách kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác và khoa học chịu sự quản lý kiểm tra của ban tài chính công ty về công tác tài chính, chuyên môn sổ sách cũng như hoạt động của đội theo phân cấp quản lý. *Tổ trưởng: Do đội trưởng đề xuất, và có sự đồng ý của ban giám đốc, nhiệm vụ chính của tổ trưởng -Quán xuyến bố trí công việc hàng ngày cho những công nhân do mình quản lý -Yêu cầu cấp vật tư đề xuất với Đội theo từng giai đoạn thi công, và đối với từng hạng mục công trình -Chịu trách nhiệm về quan hệ giữa địa phương và bên A tại công trường thi công -Chấm công, đánh giá năng lực của từng người, đề xuất các giải pháp thưởng phạt theo chế độ. Cán bộ kỹ thuật: 31 -Chịu trách nhiệm trước đội trưởng về việc chuẩn bị, triển khai công trình, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra nghiệm thu công trình hoàn thành, phát hiện các sai phạm trong thi công và đưa ra cách xử lý. -Tổ chức và quản lý lao động vật tư máy móc, bảo hộ lao động, an toàn lao động, lập biện pháp thi công theo dõi tiến độ, an toàn lao động, chất lượng công trình. -Hoàn tất các sổ nhật ký công trình 1.2 Cơ cấu lao động của Đội Bảng 7: Cơ cấu lao động của Đội Đơn vị: Người Tên Đội Đội trưởng Đội phó Số tổ Tổ trưởng Nhân viên kinh tế Số công nhân Đội 1 1 2 4 3 1 25 Đội 2 1 2 2 2 1 16 Đội 3 1 2 1 1 1 21 Đội 4 1 2 3 2 1 31 Đội 5 1 2 2 1 1 23 Nguồn: phòng tổ chức lao động 2. Quản lý lao động. 2.1 Nhiệm vụ của Đội trong quản lý lao động Lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, là nhân tố quan trọng trong lực lượng sản xuất, đặc biệt trong đội xây lắp lại chính là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra lợi nhuận cho công ty vì vậy việc quản lý lao động trong công ty là hết sức cần thiết đòi hỏi các đội và các đơn vị phải thực hiện tốt chức năng của mình 32 Bảng 8: Phân công chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị Đơn vị Chức năng Nhiệm vụ Đội xây lắp -Sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý vào từng công việc. -Quản lý lực lượng lao động thuê ngoài theo đúng nội quy, quy chế công ty đề ra -Lập báo cáo kế hoạch bố trí nhân sự (số lượng, chất lượng, trình độ…) -Lập bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc của từng người lao động. -Tùy từng công trình cụ thể công ty có thể huy động, bổ sung thêm lao động kỹ thuật và lao động phụ trợ bên ngoài để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và phải có báo cáo gửi về phòng tổ chức lao động -Chấp hành mọi biện pháp thuyên chuyển của cấp trên Công ty -Quản lý lực lượng lao động tham gia thi công công trình -Duyệt kế hoạch bố trí lao động của đơn vị, thuyên chuyển, điều động nhân lực hợp lý giữa các đơn vị sản xuất -Kiểm tra việc thực hiện chấm công của đơn vị. 2.2 Tình hình thực tế quản lý lao động ở đội Cơ cấu lao động của Đội gồm 2 bộ phận: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động gián tiếp là bộ phận quản lý như: đội trưởng, đội phó, kế toán, thủ quỹ Đội…Đây là bộ phận hưởng lương theo thời gian, ngoài ra còn được hưởng mức lương theo phần trăm hoàn thành công trình, do vậy cách tính lương theo thời gian là khá linh hoạt, thúc đẩy được bộ phận quản lý đôn đốc hoàn thành công trình 33 Lao động trực tiếp:Bao gồm toàn bộ công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, thi công. Bộ phận này hưởng lương theo phương thức khoán sản phẩm, chiếm đại đa số trong cơ cấu lao động của công ty. Về vấn đề đào tạo bồi dưỡng: Đối với lực lượng lao động tại các đội xây lắp, hàng năm để nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ lao động này công ty đều tổ chức bồi dưỡng, nâng bậc CNKT, nâng lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động để khuyến khích người lao động tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cũng như hạn chế các vi phạm xảy ra. Việc quản lý lực lượng lao động trong quá trình thi công giúp cho công ty quản lý được việc làm của từng người lao động từ đó điều phối hợp lý việc làm, đảm bảo cho người lao động của công ty có việc làm ổn định. Điều này đòi hỏi số lượng lao động phải được phân bố hợp lý giữa các đơn vị, Tránh tình trạng có đội xây lắp trong quá trình thi công thiếu lao động phải thuê thêm lao động ở bên ngoài ngược lại ở trong các đơn vị khác vấn có những người lao động không có việc làm phải chấm công chờ việc hay có việc làm nhưng không thường xuyên tuy nhiên vấn đề quản lý lao động hiện tại của công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn ví dụ như công trình: Thi công đường dây xuất tuyến 22 KV, TBA tăng áp 2x10MVA-6/22KV và hệ thống hòa đồng bộ thuộc dự án xây dựng nhà máy phong điện Phương Mai I tại tỉnh Bình Định của công ty cổ phần phong điện Phương Mai do đội xây lắp 1 phụ trách đã phải huy động thêm lao động ở các đội khác tham gia thi công đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.Như vậy vấn đề đặt ra là công ty cần phải bố trí lại lực lượng lao động hợp lý sao cho lực lượng lao động giữa các đơn vị là tối ưu nhằm đạt mục tiêu đem lại việc làm đầy đủ cho người lao động. 3.Quản lý vật tư 3.1 Nhiệm vụ của đội. 34 Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo lên thực thể sản phẩm, thiếu nguyên vật liêu thì quá trình sản xuất trở lên gián đoạn không thể thực hiện được. Chất lượng nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải nói riêng. Trong quá trình thi công khi phát sinh các sự cố và chi phí các đội phải có phương án giải trình lên ban giám đốc và có trách nhiệm ghi chép khối lượng vật tư lắp đặt vào sổ nhật ký công trình. Và nhiệm vụ quan trọng khác của các đội là kiểm tra vật tư trước khi lắp đặt và sau khi lắp đặt. 3.2 Thực tế công tác quản lý vật tư ở đội Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là sản phẩm đặc thù nên công ty thường sử dụng một số loại nguyên vật liệu như: cột bê tông, máy biến thế, sứ cách điện, khóa néo, khóa đỡ, cáp nhôm bọc, cầu chì, dây dẫn…Vật tư xây lắp công trình thường lấy từ các nguồn sau: -Bên A cấp -Công ty mua -Đơn vị thi công tự mua Mỗi công trình hoàn thành đều là sự tổng hợp của rất nhiều loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu được chia làm 2 loại: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, tùy vào tính chất của công trình mà công ty có thể dự trữ nguyên vật liệu hoặc khai thác nguyên vật liệu tại chỗ ở địa phương. Do đó nguyên vật liệu có thể bảo quản tại kho của công ty và bảo quản tại nơi tiến hành thi công. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các công trình điện có đặc điểm là có kích thước lớn, cồng kềnh. Ngoài những nguyên vật liệu bảo quản tại kho thì còn có các nguyên vật liệu công ty sẽ mua và vận chuyển thẳng đến chân công trình theo đúng tiến độ công trình nhằm giảm chi phí bảo quản ở công ty xây lắp điện, những vật tư mà bên A cấp hay công ty mua là những loại có giá trị lớn, còn lại là những vật tư do đơn vị thi công tự mua. Công tác quản lý số lượng cũng như chất lượng vật tư là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng công trình hoàn thành đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty là từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, các xí nghiệp sản xuất thiết bị điện. Một số loại máy móc hiện đại thì công ty nhập từ nước ngoài. 35 Bảng 9 :Thổng kê vật liệu, thiết bị phần trạm biến áp Công trình đường dây 35KV patần-Trung tâm huyện Mường Tè-Lai châu Tên vật liệu thiết bị Ký hiệu Đơn vị Khối lượng Ghi chú Phần thiết bị Máy biến áp 180KVA-35/0,4KV 180KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào dọc 100KVA-35/0,4KV 100KVA-35/0,4KV Máy 3 Vào dọc 50KVA-35/0,4KV 50KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào dọc 180KVA-35/0,4KV 180KVA-35/0,4KV Máy 1 Vào ngang 100KVA-35/0,4KV 100KVA-35/0,4KV Máy 5 Vào ngang 50KVA-35/0,4KV 50KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào ngang Thu lôi van Thu lôi van 35KV ZnO-35KV Bộ 15 Tủ hạ thế 400V-300A 400V-300A Tủ 3 400V-150A 400V-150A Tủ 8 400V-75A 400V-75A Tủ 4 Phần vật liệu chính Móng cột trạm MT-3 móng 30 Cột bê tông li tâm LT-12B cột 30 Xà néo dây đỉnh trạm 35KV vào dọc XĐT-D1 bộ 7 Xà néo dây đỉnh trạm 35KV vào dọc XĐT-D2 bộ 7 Xà néo dây đỉnh trạm vào ngang XĐT-N bộ 8 Xà đỡ dây trung gian XTG Bộ 15 Xà đỡ cầu chì SI XCC Bộ 15 Xà đỡ thu lôi van XTLV Bộ 15 Xà đỡ máy biến áp XĐMBA Bộ 15 Côliê chống trợt MBA Côliê-MBA Bộ 30 Ghế cách điện 36 GCĐ Bộ 15 Giá đỡ ghế cách điện GĐG-CĐ Bộ 15 Ghế thao tác tủ hạ thế GTT-THT Bộ 15 Cổ dề bẳt tủ hạ thế và giá đỡ cáp hạ thế CDTHT & G§CHT Bộ 15 Côliê ghế sứ CGS Bộ 15 Thang thao tác TT Bộ 15 Hộp chống tổn thất HCTT Bộ 15 Tiếp địa trạm RT Bộ 15 Tay giữ thanh đồng TGT§T Bộ 90 Cầu chì SI-35KV SI-35kV Bộ 15 Sứ cách điện 35KV VHĐ-35 quả 261 Cáp tổng PVC ruột đồng 3x150+1x95 m 18 Máy 180 Cu-XLPE/PVC 3x95+1x50 m 48 Máy 100 3x50+1x35 m 24 Máy 50 Cáp PVC xuất tuyến 3x70+1x35 m 135 Máy 180 Cu-XLPE/PVC 3x50+1x35 m 480 Máy 100,50 Dây đồng mềm DM70 m 180 Đầu cốt đồng M150 Cái 18 M95 Cái 54 M70 Cái 147 M50 Cái 136 M35 Cái 49 ghíp đồng M50 Bộ 45 Ghíp nhôm 3BL A50 Bộ 156 Ghíp đồng nhôm các loại AM Bộ 164 Dây nhôm lõi thép AC50 m 180 Thanh đồng tròn F8 m 203 Biển tên trạm BT300x500 Biển 15 Biển an toàn BAT400x700 Biển 15 Khoá Việt tiệp Cái 15 Băng dính cách điện PVC-500 Cuộn 75 Nguồn: phòng kỹ thuật 37 Công ty có một trụ sở chính để bố trí các phòng ban và mảng tư vấn, khảo sát, đội xe. Ngoài ra còn có nhà xưởng cho các đội sản xuất, kho nguyên vật liệu và dụng cụ thi công. Do công ty mới thành lập nên nhìn chung hệ thống máy móc thiết bị còn mới, chưa bị khấu hao hết tuy nhiên số lượng còn chưa đầy đủ, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu sủ dụng của toàn công ty, của các đơn vị, đội điện đang hoạt động. 4. Quản lý máy thi công 4.1 Nhiệm vụ của đội Máy móc thiết bị (MMTB) thi công hiện đại là yếu tố quan trọng trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành xây lắp, hạn chế những rủi ro và hạn chế xảy ra. Việc sử dụng các phương tiện và thiết bị cũ lạc hậu sẽ ảnh huởng đến chất lượng và tiến độ công trình của các đơn vị thi công. Hàng năm công ty đều có kế hoạch đại tu sửa chữa lớn cho MMTB hiện đại, về lâu dài công ty có kế hoạch không ngừng đầu tư đổi mới MMTB hiện đại, công suất và đa năng phục vụ cho công tác thi công, đáp ứng kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tham gia cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Về quản lý MMTB công ty có quy định như sau: MMTB loại lớn dùng để thi công công trình như: cẩu, ô tô…gọi chung là máy thi công, Đội có quyền thuê ngoài hoặc thuê của Công ty. Khi thuê MMTB của công ty, các Đội phải ký kết hợp đồng thuê theo mẫu. 38 Thông thường máy thi công thuê ngoài tuy thuận tiện không phải chịu chi phí vận chuyển song thường có giá trị cao hơn máy thi công của công ty. Do đó nhu cầu thuê máy của công ty là rất lớn. Việc thuê máy của công ty phải được ký kết hợp đồng trong đó ghi rõ tên công trình, loại máy thuê, thời gian thuê, số ca, tiền thuê máy, trách nhiệm của mỗi bên. Căn cứ vào hợp đồng thuê máy thi công, công ty sẽ có lịch điều động kịp thời MMTB từ nơi khác chuyển về. Nhiệm vụ của đội trong quản lý máy thi công là phải bảo quản tốt máy thi công do công ty chuyển đến và sử dụng hợp lý máy thi công đảm bảo hiệu quả cao nhất, hướng dẫn công nhân trong đội của mình cách sử dụng máy thi công tránh những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến chất lương công trình. 4.2 Thực tế công tác quản lý máy thi công ở Đội. Ở công ty thực tế hiện nay có 5 đội điện đang hoạt động do đó nhu cầu về máy thi công là rất lớn do đó việc quản lý máy thi công gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều công trình số lượng máy thi công không đáp ứng được yêu cầu công trình về số lượng cũng như chất lượng nên ngoài máy thi công sẵn có công ty vẫn có kế hoạch thuê máy từ bên ngoài đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng tiến độ. 39 Bảng 10: DANH SÁCH MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG Mô tả thiết bị Trọng tải, công suất Số lượng từng loại Năm sản xuất Số lượng thuộc sở hữu Số lượng đi thuê Thời gian huy động cho công trình 1.Phục vụ vận chuyển - Ôtô tải KAMAZ 5T 3 1995 3 Toàn bộ thời gian thi công - Ôtô tải KAMAZ 8T 2 1996 2 2. Phục vụ thi công móng, làm đường, tiếp địa - Máy đào KOMATSU gàu 1-1,2m3 2 1998 2 Toàn bộ thời gian thi công - Máy trộn bê tông Dung tích 500l 5 2002 2 3 - Máy đầm dùi 10 2003 4 6 - Máy hàn chạy xăng 4 2003 2 2 - Xe cải tiến 11 2004 11 - Khoan tay 6 2003 6 - Máy đo điện trở suất 1 2005 1 - Ván Khuôn thép m2 400 2005 400 - Máy phát điện chạy xăng 5kW 3 2005 3 3. Phục vụ lắp dựng cột - Cần cẩu URAL 25T 1 1995 1 Toµn bé thêi gian thi c«ng - Cần cẩu HUYNDAI 5T 2 2000 2 - Xe thô sơ bành lốp 10 2005 10 - Tời tó 10m 10 2005 4 6 - Máy đo kinh vĩ THEO20 2 1995 2 - Puli 25 2003 10 15 - Máy tời 40 9 1998 3 6 4. Thí nghiệm hiệu chỉnh - Súng bắn bê tông 3 2003 3 Toàn bộ thời gian thi công - Búa bật nảy 3 2002 3 - Thước cặp 12 2002 12 - Máy đo điện trở cáp ngầm 1 2004 1 5. Các loại khác Toàn bộ thời gian thi công - Xẻng 60 2006 60 - Cuốc 40 2006 40 - Búa chim 20 2006 20 - Trang phục bảo hộ lao động 120 2006 120 ... Nguồn: phòng Kỹ thuật Nhìn chung với số lượng máy móc thiết bị hiện đại như trên. Các công trình công ty thực hiện đều đảm bảo đúng chất lượng đúng như theo thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư. Như vậy có thể thấy được vai trò của MMTB trong việc nâng cao chất lượng, đẩy nhanh chất lượng thi công, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, do đó công ty luôn có chủ trương đại tu sửa chữa, trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32540.doc
Tài liệu liên quan