Tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng: ... Ebook Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Để doanh nghiệp mình có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải có chính sách, chiến lược đúng trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân tích tài chính được sử dụng như một công cụ đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, phân tích tài chính có ý nghĩa cho việc ra các quyết định tài chính bởi phân tích tài chính làm giảm đi sự tín nhiệm vào linh cảm, sự chuẩn đoán và trực giác thuần tuý, điều này góp phần thu hẹp phạm vi không chắc chắn trong quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên hiện nay, do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng đã chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động này. Do vậy, công tác phân tích tài chính chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho các nhà quản trị công ty trong việc ra các quyết định tài chính. Trong bối cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một yêu cầu bức thiết. Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng và phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân tích tài chính của công ty.
- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng trên giác độ nhà quản trị doanh nghiệp, thời gian từ 2005 đến 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là:
- Phương pháp luận duy vật lịch sử, biện chứng
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
5. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải và và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp dù tồn tại ở loại hình nào đều mong muốn đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Quyết định sản xuất cái gì, quyết định sản xuất như thế nào và quyết định sản xuất cho ai.
Một công cụ hữu hiệu giúp cho việc thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản trên đó là công cụ tài chính. Hoạt động tài chính sẽ góp phần thực hiện các vấn đề kinh tế cơ bản trên của doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần xác định rõ:
- Đầu tư vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn, nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp.
- Vốn của doanh nghiệp được huy động từ đâu, vào thời điểm nào với một cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất.
- Quản lý vốn và tài sản như thế nào để hiệu quả sử dụng là cao nhất.
- Đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng về tài chính.
- Quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn và dài hạn thế nào để đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
Các vấn đề trên chưa phải là tất cả các nội dung của tài chính doanh nghiệp nhưng đó là các vấn đề trọng yếu nhất liên quan đến cách thức tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp. Muốn vậy, công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp cần phải được chú trọng.
1.1.2. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp.
Trên thực tế, có rất nhiều chủ thể quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp tùy theo mục tiêu mà họ theo đuổi. Do đó, việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và đối tượng sử dụng kết quả phân tích.
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Mối quan tâm hàng đầu của họ là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Kết quả từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá được một cách cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, hiệu quả kinh doanh cũng như dự báo được các cơ hội, rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai, làm cơ sở cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính phù hợp.
Đối với chủ ngân hàng và các chủ nợ, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn,... Vì vậy họ luôn tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai,... Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem sắp tới có bán hàng chịu cho doanh nghiệp hay không. Vì vậy họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới,...
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết, dự báo và đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.
1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Bố trí nhân sự và phương tiện phục vụ phân tích
Xuất phát từ mục tiêu của phân tích là giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được toàn diện tình hình tài chính và đề ra các quyết định tài chính, yêu cầu phân tích phải được tiến hành thường xuyên (phân tích theo năm, theo quý, theo tháng) và phân tích mọi mặt tình hình tài chính của doanh nghiệp (phân tích từng bộ phận của doanh nghiệp, toàn doanh nghiệp, từng mảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Căn cứ trên thời gian phân tích và khối lượng công việc phân tích mà doanh nghiệp bố trí nhân sự cũng như phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động phân tích.
Doanh nghiệp cần có một cán bộ phụ trách về hoạt động phân tích. Số lượng nhân viên phân tích phụ thuộc vào khối lượng công việc phân tích. Đội ngũ cán bộ và nhân viên phân tích phải có kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, nắm bắt được các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường và các thông tin khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương tiện phục vụ phân tích bao gồm: máy vi tính, phần mềm phân tích, giấy tờ làm việc, phương tiện tính toán,…
1.2.2. Thu thập thông tin
Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Nguồn thông tin bao gồm cả những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp như các thông tin liên quan đến môi trường kinh tế nói chung, các thông tin liên quan đến ngành; những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác,...trong đó, các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính.
1.2.2.1. Các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin về một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
- Các luồng tiền
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
- Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh các báo cáo tài chính. Mẫu số B09-DN
Do báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu và rất quan trọng phục
vụ phân tích nên doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán hiện hành.
ØBảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản cơ cấu vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể đánh giá sự phân bổ nguồn tài chính ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp có phù hợp với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hay không? Tính thanh khoản của doanh nghiệp ra sao? Từ đó đưa ra các quyết định tài chính như thế nào?
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: một phần là tài sản và một phần là nguồn vốn. Phần tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
- Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
- Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc
- Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Phần nguồn vốn cho thấy nguồn tiền nào dùng để mua tài sản. Nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn. Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:
- Được dự kiến thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
- Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ khi kết thúc kỳ kế toán năm.
Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn. Nợ dài hạn của doanh nghiệp có thể do phát hành trái phiếu hay vay trực tiếp ở ngân hàng.
Phần còn lại của nguồn vốn là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại, các quỹ của doanh nghiệp,...
ØBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh (hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động tài chính; hoạt động khác).
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp.
ØBáo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có lien quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
Luồng tiền từ hoạt động tài chính
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Còn đối với luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính thì lập theo phương pháp trực tiếp.
ØThuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác:
- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
- Giải trình cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
- Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu
- Những thông tin khác, gồm:
+ Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
+ Những thông tin phi tài chính
1.2.2.2. Các thông tin khác
Ngoài những thông tin quan trọng được lấy ra từ các báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải thu thập thêm các thông tin khác trong nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài doanh nghiệp như thông tin về môi trường kinh tế, thông tin về ngành kinh tế, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các thông tin khác trong nội bộ doanh nghiệp như: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm hiện tại và phương hướng nhiệm vụ năm kế tiếp, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng giai đoạn, các báo cáo thường niên,... góp phần làm rõ ràng, chi tiết hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các thông tin về môi trường kinh tế
Là các thông tin về tình hình kinh tế trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời các thông tin này có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm trong tay những cơ hội kinh doanh, làm mạnh thêm tiềm lực tài chính. Vì vậy, để đánh giá khách quan và chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phải xem xét cả các thông tin từ môi trường kinh tế có liên quan như luật pháp, biến động thị trường,…
Các thông tin về ngành
Doanh nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động chung của ngành nghề mà mình đang kinh doanh. Đặc điểm của ngành liên quan đến tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, sự thay đổi công nghệ, chiến lược cạnh tranh, khuynh hướng tiêu dùng tương lai,… đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, các thông tin về ngành nghề kinh doanh được đăng tải trên các tạp chí tài chính, sách báo,…là thật sự cần thiết cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.3. Lựa chọn phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích tài chính thường được sử dụng là: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp DUPONT.
1.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
- Điều kiện so sánh: Khi so sánh, các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian và thời gian, về nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.
- Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc để so sánh). Tùy theo yêu cầu phân tích mà chọn căn cứ thích hợp như khi nghiên cứu tốc độ tăng trưởng thì kỳ gốc là số liệu của kỳ trước, khi nghiên cứu biến động thực tế so với mục tiêu đặt ra thì kỳ gốc là số liệu của kỳ kế hoạch,...
Khi phân tích, nhà phân tích thường:
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu.
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.2.3.2. Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuối thời gian liên tục và theo từng giai đoạn.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm tỷ số khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài chính của mình.
Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng chắc chắn ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính. Phân tích số tỷ số có thể làm bộc lộ ra các xu thế biến động mà các xu thế này thường khó xác định bằng sự kiểm tra riêng rẽ các bộ phận cấu thành tỷ số.
Tuy nhiên, một tỷ số đơn lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số chúng ta cần phải có sự so sánh:
- So sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn của ngành cho phép người phân tích rút ra những nhận định có ý nghĩa về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sở đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
- So sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy được xu hướng biến động của tỷ số là tốt lên hay xấu đi.
1.2.3.3. Phương pháp DUPONT
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số.
Theo phương pháp này, người phân tích có thể tách riêng, phân tích tác động của từng yếu tố (biến số) tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp, từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp này còn gọi là phương pháp tách đoạn.
Các tỷ số tài chính đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác, các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác.
Ví dụ với chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu như sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Tổng tài sản bình quân
-
Tổng nợ phải trả bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
ROE =
Tổng tài sản bình quân
-
Tổng nợ phải trả bình quân
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 1
ROE = × ×
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1- Tỷ số nợ
Như vậy, vận dụng phương pháp Dupont có thể giúp ta phân tích những nguyên nhân tác động tới doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đó là: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tỷ số nợ. Từ đó, có giải pháp tài chính thích hợp để tác động tới từng yếu tố gây ảnh hưởng nhằm làm tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu.
1.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngoài việc so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng, ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng
Đầu tiên ta chuyển bảng cân đối kế toán dưới dạng 1 phía theo hình thức Bảng cân đối báo cáo. Trên dòng ta liệt kê toàn bộ tài sản và nguồn vốn đã được chuẩn hóa. Trên cột ta xác định số đầu năm, cuối kỳ theo lượng và tỷ trọng của từng loại so với tổng số và có thêm cột so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ về cả lượng và tỷ lệ phần trăm thay đổi. Sau đó tiền hành tính toán phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định của doanh nghiệp và ngành.
Mẫu bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp: xem bảng 1.1 (Phụ lục 1.1).
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, người ta trình bày Bảng cân đối kế toán dưới dạng bảng cân đối báo cáo (trình bày 1 phía) từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc:
+ Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn
+ Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn
+ Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau
Cuối cùng tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng theo mẫu: xem bảng 1.2. (Phụ lục 1.2)
Nội dung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn như thế nào? Nguyên nhân tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Ngoài việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, trên thực tế, người ta còn phân tích theo luồng tiền, xác định nguyên nhân làm thay đổi (tăng (giảm)) tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ, dựa vào sự thay đổi trong từng chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán đều dẫn tới sự tăng (giảm) tiền mặt tương ứng, theo nguyên tắc:
+ Tăng tiền mặt là giảm tài sản và tăng nguồn vốn
+ Giảm tiền mặt là tăng tài sản và giảm nguồn vốn
+ Tổng cộng tăng (giảm) tiền mặt đến cuối kỳ đúng bằng sự thay đổi trên dòng tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ của Bảng cân đối kế toán.
Phương pháp phân tích này giúp ta xác định khả năng chuyển đổi vật tư, hàng hóa và tài sản thành tiền mặt trong kỳ.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn…
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản ngắn hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Có thể biểu diễn mối quan hệ của VLĐ thường xuyên như sau:
Tài sản
Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
A. Nợ phải trả ngắn hạn
VLĐ thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn
B. Nợ trung, dài hạn
B. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn
C. Vốn chủ sở hữu
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản.
Khi nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn
Hoặc tài sản ngắn hạn < Nguồn vốn ngắn hạn
Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên <0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản dài hạn. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản dài hạn một phần nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vây, giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
Khi nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn
Hoặc tài sản ngắn hạn > Nguồn vốn ngắn hạn
Tức là vốn lưu động thường xuyên >0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn, phần thừa đó đầu tư vào tài sản ngắn hạn, đồng thời tài sản ngắn hạn>nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Vốn thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không?
Hai là: Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?
Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây; nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, cần sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (tài sản ngắn hạn không phải là tiền)
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây, các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho._. và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
1.2.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu phân tích là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
Mẫu bảng phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: xem bảng 1.3 (Phụ lục 1.3)
1.2.4.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho các nhà quản trị biết được tiền của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì; xác định quỹ tiền tệ tối ưu nhất, không những đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp mà còn giảm được chi phí cơ hội của đồng tiền; dự đoán luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp,… Ngoài ra, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ, chính xác tình hình thanh toán của khách hàng cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp cần so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh”, chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư”, chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính”.
1.2.4.4. Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu được phân thành bốn nhóm chính. Tùy mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác.
Ø Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các tỷ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm tỷ số này bao gồm các tỷ số chủ yếu sau:
Tỷ số thanh toán hiện hành: Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là tỷ số thanh toán hiện hành. Tỷ số này được tính bằng công thức:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động và các khoản phải trả khác.
Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm nhất vì nó cho biết các khoản nợ của họ có được trang trải bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hay không?
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá thấp, doanh nghiệp không chỉ gặp rắc rối về vấn đề thanh toán mà rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao có thể phản ánh rằng doanh nghiệp quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng).
Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho bởi trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn cả vì phải mất nhiều thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất.
Tỷ số thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn
Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn (nợ phải trả) đến hạn trả tiền.
Tỷ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán ngay (tức thời) bằng nguồn tiền hiện có của doanh nghiệp để trang trải cho các khoản nợ đến hạn thanh toán.
Ø Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn
Nhóm tỷ số này phản ánh mức chủ động về tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Tỷ số nợ): Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản.
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả bao gồm toàn bộ nợ ngắn hạn và dài hạn, tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ trọng giữa nợ với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhập trước thuế và lãi vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Lãi vay bao gồm tiền lãi phải trả cho các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn và tiền lãi của các hình thức vay mượn khác như trả lãi trái phiếu.
Lãi vay được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp nên tạo ra phần tiết kiệm thuế. Do vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một mức sử dụng nợ hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Tỷ số cơ cấu tài sản
Tỷ số cơ cấu tài sản cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp, bao nhiêu phần trăm là tài sản ngắn hạn và bao nhiêu phần trăm là tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn
Tỷ số cơ cấu tài sản =
Tổng tài sản
Đối với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau thì cơ cấu tài sản khác nhau. Do đó, khi đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản cần dựa vào mức trung bình của ngành để xem xét. Nếu việc bố trí cơ cấu tài sản này không hợp lý sẽ dẫn tới mất cân đối trong kinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.
Tỷ số cơ cấu vốn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số cơ cấu vốn =
Tổng nguồn vốn
Tỷ số này còn gọi là tỷ số tự tài trợ, dùng để phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Ø Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động
Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động và sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này cần phân tích các tỷ số sau:
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác,…
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu,...Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Tỷ số này có thể được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân.
Thời gian của kỳ phân tích
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Ngược lại, nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân của việc tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua chính sách bán chịu dẫn tới kỳ thu tiền bình quân cao.
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả và cũng thể hiện rằng doanh nghiệp dự trữ vừa đủ hàng tồn kho phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ. Song nếu mức tồn kho quá thấp sẽ không đủ nhu cầu cho sản xuất và hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, chưa kể nhiều khi doanh nghiệp phải dự trữ hàng tồn kho nhằm tránh biến biến động tăng giá hàng tồn kho ở kỳ sau.
Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh chúng ta có thể nhận thấy liệu có công ty giữ kho nhiều dưới dạng tài sản ứ đọng không tiêu thụ được không? Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của công ty cao. Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho.
Thời gian của kỳ phân tích
Số ngày tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh thì sẽ thu được về bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Tỷ số này nói lên 1đồng tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn bình quân
Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả không phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ số này cần lưu ý là trong tài sản dài hạn có tài sản cố định mà tài sản cố định phải được xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm báo cáo.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản : Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Ø Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Tỷ số sinh lời đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn.
Doanh lợi tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên 1 đồng tài sản của công ty, cho biết với mỗi đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Doanh lợi tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
1.2.5. Đánh giá tình hình tài chính và đưa ra các quyết định tài chính
Kết quả từ phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận biết được tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu. Từ đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời. Các quyết định tài chính cơ bản gồm:
Quyết định đầu tư: là quyết định chi tiền ra để mua sắm hoặc đầu tư vào một loại tài sản nào đó. Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong các loại quyết định tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho nhà đầu tư. Đối với doanh nghiệp, quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái của bảng cân đối kế toán. Cụ thể nó bao gồm những quyết định sau:
- Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh?
- Mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên như thế nào?
- Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào tài sản ngắn hạn? bao nhiêu vào tài sản dài hạn? Chi tiết hơn doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu vào tiền mặt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày? Nên mua sắm những tài sản cố định nào?
Như vậy, một doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào những tài sản nào? Giải đáp cho vấn đề này là dự toán vốn đầu tư – đó là quá trình kế hoạch hóa và quản lý đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình này, nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư mang lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là, giá trị hiện tại các dòng tiền do các tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành các tài sản đó. Tất nhiện, việc lựa chọn loại tài sản và cơ cấu tài sản hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình kinh doanh.
Quyết định tài trợ: Nếu quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định tài trợ liên quan đến bên phải của bảng cân đối kế toán. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Nếu lựa chọn nguồn vốn vay thì nên sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn hay nguồn vốn vay dài hạn hoặc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay vay trên thị trường vốn và vay bao nhiêu? Nếu lựa chọn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu thì nên lựa chọn giữa sử dụng lợi nhuận để lại hay nên phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn? Một cơ cấu giữa nợ và vốn của chủ sở hữu thế nào là tốt nhất? Đó là những quyết định liên quan đến quyết định tài trợ trong hoạt động của doanh nghiệp.
Quyết định quản lý tài chính ngắn hạn: Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng nhập tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ. Nhà quản trị doanh nghiệp phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời với vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Một số vấn đề về quản lý tài sản ngắn hạn như: doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu không? Nếu bán chịu thì nên bán với thời hạn nào? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào?
1.2.6. Lập báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
Báo cáo phân tích là sản phẩm cuối cùng của công tác phân tài chính doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ mọi nội dung của công tác phân tích tài chính. Báo cáo phân tích thường gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tên báo cáo
- Thời gian của báo cáo
- Họ tên và chức vụ của cán bộ phân tích
- Thông tin sử dụng trong phân tích
- Phương pháp sử dụng trong phân tích
- Nội dung phân tích
- Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
- Đưa ra các quyết định tài chính
- Địa điểm, ngày, tháng, năm, chữ kỹ của người lập báo cáo phân tích
Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành mẫu thống nhất về báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự xây dựng mẫu báo cáo phân tích phù hợp với thực tế công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Công tác phân tích tài chính được coi là hoàn thiện khi kết quả công tác phân tích giúp nhà quản trị đánh giá được toàn diện, sát thực tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra được các quyết định tài chính tài chính kịp thời, đúng đắn. Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cần chú ý tới hàng loạt các nhân tố sau:
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Khái niệm về công tác phân tích tài chính ở nước ta chưa thực sự phổ biến nên nhiều nhà quản trị vẫn chưa hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp. Do đó, trong các doanh nghiệp công tác phân tích tài chính vẫn chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng đầu tư, xây dựng. Vì thế, công tác phân tích tài chính chỉ mang tính chất hình thức, tổ chức sơ sài, không áp dụng được nhiều vào thực tiễn quản lý tài chính doanh nghiệp.
Các nhà quản trị doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác phân tích tài chính đa phần do họ không thấy được những lợi ích to lớn mà phân tích mang lại. Chỉ khi nào các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, thực sự coi công tác phân tích là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp và có sự đầu tư thích đáng thì công tác phân tích tài chính mới dần đi vào hoàn thiện.
1.3.1.2. Số lượng, trình độ cán bộ phân tích
Số lượng cán bộ phân tích ảnh hưởng đến thời gian thực hiện phân tích, do đó ảnh hưởng đến tính kịp thời của kết quả phân tích. Vì thế, căn cứ vào khối lượng công việc phân tích, doanh nghiệp cần bố trí số lượng cán bộ phân tích và chỉ định cán bộ phụ trách phù hợp. Trình độ cán bộ phân tích là một nhân tố quyết định đến chất lượng kết quả phân tích. Trình độ của cán bộ phân tích ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin, phương pháp, nội dung sử dụng khi phân tích. Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính chủ yếu là thông tin kế toán, do vậy, cán bộ phân tích tài chính trước hết phải có sự hiểu biết sâu sắc về kế toán tài chính của doanh nghiệp. Cán bộ phân tích phải dựa vào mục tiêu của phân tích để lựa chọn phương pháp phân tích, nội dung phân tích phù hợp. Đây là một công việc nhạy cảm phụ thuộc vào trình độ của người phân tích. Trình độ của cán bộ phân tích còn ảnh hưởng đến tính khoa học, hiệu quả của việc tổ chức công tác phân tích. Bên cạnh trình độ chuyên môn, do tính chất phức tạp của phân tích tài chính, cán bộ phân tích còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn nhưng lại không có đạo đức thì kết quả phân tích có thể bị làm sai lệch, ảnh hưởng đến tính đúng đắn của các quyết định tài chính.
1.3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác phân tích
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến thời gian của công tác phân tích, từ đó ảnh hưởng đến tính kịp thời của các quyết định tài chính. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng máy vi tính, internet, phần mềm phân tích, nối mạng nội bộ,… trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đảm bảo thông tin được thu thập, phương pháp sử dụng cũng như nội dung phân tích được thực hiện thuận lợi, chính xác và kịp thời. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí công tác phân tích, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng kết quả phân tích để ra các quyết định tài chính.
1.3.1.4. Chất lượng thông tin phân tích
Thông tin phân tích càng đầy đủ và chính xác thì kết quả phân tích càng được cụ thể, chất lượng càng cao. Từ đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được toàn diện tình hình tài chính của công ty, đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Ngược lại, nếu thông tin phân tích không đầy đủ, không chính xác kết quả phân tích sẽ không được cụ thể, không chính xác, các nhà quản trị sẽ nhìn nhận sai lệch về tình hình tài chính doanh nghiệp, dẫn đến các quyết định tài chính sai, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng thông tin, doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán khoa học, theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán; có chế độ kiểm soát đối với mọi thông tin kế toán; thường xuyên cập nhật thông tin như: sự thay đổi của chính sách kế toán, thông tin kinh tế trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin về ngành kinh doanh,…
1.3.1.5. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích chính là cách thức mà các nhà phân tích tài chính sử dụng để tác động vào các đối tượng phân tích (Các báo cáo tài chính). Khi đã có các thông tin chính xác, đầy đủ thì việc lựa chọn đúng phương pháp phân tích tài chính là rất quan trọng. Mỗi phương pháp phân tích có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ: khi sử dụng phương pháp phân tích tỷ số để phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị thấy rằng để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu thì cần có biện pháp tăng lợi nhuận sau thuế nhưng nếu sử dụng phương pháp phân tích DUPONT để phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị có thể tác động tăng lợi nhuận sau thuế hoặc doanh thu thuần hoặc tăng tỷ số nợ. Tuy nhiên, phương pháp DUPONT thực hiện phức tạp hơn so với phương pháp phân tích tỷ số. Vì vậy, để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện, sát thực tình hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ phân tích phải lựa chọn các phương pháp phân tích tài chính phù hợp.
1.3.1.6. Nội dung phân tích
Mỗi nội dung phân tích sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận tình hình tài chính doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Ví dụ: phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy được vốn của doanh nghiệp được huy động từ những nguồn nào và với số vốn đó doanh nghiệp đã sử dụng để đầu tư cho loại tài sản nào? Nhưng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh lại giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp có đủ tài trợ cho tài sản dài hạn, vốn lưu động thường xuyên có đủ đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên?...Nội dung phân tích càng đầy đủ, chính xác thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng được thể hiện rõ nét, quyết định tài chính càng đúng đắn. Vì vậy, cán bộ phân tích cần thực hiện đầy đủ và chính xác các nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.3.1.7. Tính khoa học của báo cáo phân tích
Toàn bộ nội dung của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được thu nhỏ lại trong báo cáo phân tích. Do đó, nếu báo cáo phân tích được trình bày khoa học sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ hiểu, dễ hình dung về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như các quyết định cần thực hiện từ kết quả phân tích. Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành mẫu thống nhất về báo cáo phân tích, doanh nghiệp tự lập báo cáo phân tích phù hợp với thực trạng công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán, văn bản pháp luật của Nhà nước
Chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán là những quy định về cách hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Tại Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính xây dựng và áp dụng thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp. Những quy định về hạch toán kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thuế GTGT, luật thuế thu nhập doanh nghiệp,…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Do đó, bất kể một sự thay đổi nào của chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật có liên quan sẽ tác động ngay đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, làm thay đổi kết quả phân tích tài chính. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật có liên quan. Có như vậy, thông tin phục vụ phân tích mới chuẩn xác và có ý nghĩa.
1.3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Doanh nghiệp muốn kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao, phục vụ hiệu quả cho các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, nhà phân tích phải có sự so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoặc các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp tương đương cùng ngành.
Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Tác động cụ thể của các nhân tố đó sẽ được nghiên cứu thông qua thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (PTS) được thành lập ngày 01/01/2001 theo quyết định số 1705/2000/QĐ-BTM ngày 07 tháng 12 năm 2000 của Bộ Thương Mại trên cơ sở cổ phần hoá Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà, một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I với vốn Điều lệ đăng ký lần đầu là 8,1 tỷ đồng, đến nay sau 7 năm hoạt động, Công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh 7 lần, lần thay đổi gần đây nhất vào ngày 15/01/2008 với việc tăng vốn điều lệ lên: 34,8 tỷ đồng. Hình thức cổ phần hoá là: Bán một phần giá trị thuộc vốn chủ sở hữu nhà nước. Trong đó tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ 51% cổ phần.
Kinh doanh vận tải, kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà, kinh doanh cầu cảng, kho bãi.
Sau 7 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động (2001-2007), các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty đã phát triển ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 40%/năm. Đội tàu chuyên dung vận chuyển hàng lỏng của công ty với 23 con tầu có trọng tải từ 400 tấn đến 1.600 tấn, chất lượng thoả mãn các quy phạm đăng kiểm, được khách hàng trong và ngoài ngành đánh giá là đội tầu chở dầu và hóa chất lớn nhất có chất lượng dịch vụ tốt nhất miền Bắc.
Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng có 01 đơn vị thành viên là Xí nghiệp sửa chữa và đóng tầu Hồng Hà có chức năng là sửa chữa và đóng mới tầu trọng tải đến 2.000 tấn.
Bước sang năm 2007, công ty tiếp tục đứng trước những thách thức và khó khăn do có sự thay đổi trong cơ chế, chính sách pháp luật, với việc Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO và việc kiện toàn các thể chế tài chính đối với những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi công ty phải đổi mới về công tác quản trị và chiến lược phát triển nhằm thích ứng với thời kỳ mới.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một công ty đa ngành nghề. Hiện nay công ty có những ngành nghề kinh doanh sau:
- Kinh doanh vận tải sông;
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu;
- Sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ;
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà;
- Xuất nhập khẩu và mua bán vật tư thiết bị, hàng hoá;
- Dịch vụ hàng hải và các dịch vụ thương mại khác;
- Dịch vụ nạo vét luồng lạch và san lấp mặt bằng;
- Sản xuất sản phẩm cơ khí;
- Vận tải hành khách đường thuỷ và đường bộ, kinh doanh cảng biển, kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh kho bãi.
Trong đó lĩnh vực kinh vận tải sông, sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ, kinh doanh xăng dầu là những lĩnh vực kinh doanh truyền thống và chủ đạo của công ty:
Kinh doanh vận tải sông:
Đây là lĩnh vực kinh doanh truyền thống và chủ đạo của Công ty. Từ khi chuyển sang mô hình cổ phần Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất, định biên lại lao động trên các tàu, bố trí lại các tuyến vận tải để khai thác tối đa năng lực vận tải của các tàu, tiết kiệm chi phí. Đồng thời Công ty cũng chú trọng đào tạo lại đội ngũ sỹ quan nhằm nâng cao tay nghề cũng như chất lượng dịch vụ. Và đặc biệt Công ty liên tục đầu tư và đóng mới các tàu vận tải để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
+ Số lượng phương tiện : 20 tàu
+ Trọng tải: 5.400 tấn tương đương 6.400 m
+ Số lượng phương tiện: 20 tàu tự hành
+ Trọng tải: 10.470 tấn tương đương 12.408 m
- Hiện nay, đội tàu vận tải của Công ty được bố trí trên các tuyến chính:
+ Tuyến B12 - Khu vực I
+ Tuyến B12 - Bắc Ninh
+ Tuyến B12 - Phú Thọ (Bến Ghót)
+ Tuyến B12 - Bắc Giang
+ Tuyến B12 - Hà Nam Ninh
+ Tuyến B12 - Khu vực III
+ Tuyến Lan Hạ - Hải Phòng …..
Sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ
Khi bước sang Công ty cổ phần, lĩnh vực này được Công ty xác định là một trong những ngành nghề kinh doanh chinh, góp phần giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho vận tải. Trong những năm qua HĐQT, Ban Giám đốc Công ty luôn nghiên cứu, tìm tòi và đề ra những giải pháp nhằm ổn định và phát triển sản xuất, cụ thể:
- Phát huy những lợi thế sẵn có là việc phục vụ sửa chữa, đóng tầu nội bộ, tăng cường tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, thực hiện cơ chế giá linh hoạt để thu hút khách hàng, từng bước khẳng định năng lực sửa chữa của Công ty (về chất lượng, giá thành, thời gian sửa chữa) tạo lòng tin của khách hàng.
- Đầu tư mới trang thiết bị như hệ thống phun cát, phun sơn, máy tiện băng dài, máy uốn tôn, máy hàn công nghệ cao, máy cưa cắt kim loại nhằm nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian sửa chữa.
- Tăng cường tuyển dụng và đào tạo nâng cao tay nghề cho thợ, tổ c._.ng ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPVO), vinashin.com.vn (trang web của công ty đóng tàu ty đóng tàu Nam Triệu), bachdangshincorp.com.vn (trang web của Tổng công ty công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng),…; tài liệu phân tích của các tổ chức tư vấn tài chính chuyên nghiệp như HSBC, CIC,… để phân tích.
Để thông tin phân tích được cập nhật thường xuyên, cán bộ phân tích chuyên trách cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ. Mỗi cán bộ phụ trách một mảng, có thể là một số tài khoản nhất định,…Cán bộ phụ trách mảng nào thì có nhiệm vụ cập nhật thông tin về mảng đó.
3.2.4. Áp dụng phương pháp DUPONT
Hiện tại công ty PTS mới chỉ áp dụng hai phương pháp truyền thống trong phân tích là Phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Hai phương pháp này mới chỉ phản ánh được các chỉ tiêu cơ bản và sự biến động của các chỉ tiêu này qua nhiều kỳ, mà chưa thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chỉ tiêu cần phân tích. Do đó, nhà quản trị ít có lựa chọn khi đưa ra quyết định. Ví dụ với chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Công ty muốn tăng ROE thì công ty cần có biện pháp để tăng lợi nhuận sau thuế.
Nhưng với ưu điểm của phương pháp DUPONT sẽ giúp các nhà quản trị công ty thấy được tác động của từng yếu tố tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp như thế nào? Từ đó nhà quản trị có nhiều lựa chọn để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình tài chính thực tế của công ty. Ví dụ với chỉ tiêu ROE:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Tổng tài sản bình quân
-
Tổng nợ phải trả bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
ROE =
Tổng tài sản bình quân
-
Tổng nợ phải trả bình quân
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 1
ROE = × ×
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1- Tỷ số nợ
Như vậy, phương pháp phân tích tài chính DUPONT chỉ ra rằng: ROE phụ thuộc vào 3 tỷ số là: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ số nợ. Do đó, nếu công ty muốn tăng ROE thì phải có biện pháp tăng lợi nhuận sau thuế hoặc tăng doanh thu thuần hoặc tăng tỷ số nợ. Hay nói cách khác, công ty có 3 lựa chọn để tăng ROE: hoặc là tăng lợi nhuận sau thuế hoặc tăng doanh thu thuần hoặc tăng tỷ số nợ. Vì lý do trên, tác giả đề xuất đưa phương pháp phân tích tài chính DUPONT vào sử dụng.
Vận dụng phương pháp DUPONT vào phân tích tỷ số ROE tại công ty PTS như sau:
3.852,76 94.729,22 1
ROE năm 2006 = × ×
94.729,22 55.379,15 1- 0,58
ROE năm 2006 = 0,04 × 1,71 ×2,38 = 0,16 = 17%
15.094,3 160.754,36 1
ROE năm 2007 = × ×
160.754,36 69.817,27 1- 0,57
ROE năm 2007 = 0,094 × 2,3× 2,32 = 0,50= 50%
Như vậy, năm 2006, trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh mang lại 17 đồng lợi nhuận sau thuế là bởi trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân có 58 đồng hình thành từ vay nợ, việc sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 171 đồng doanh thu và trong 100 đồng doanh thu có 4 đồng lợi nhuận.
Sang năm 2007 có sự thay đổi tích cực hơn, trong 100 đồng vốn chủ hữu bình quân đưa vào kinh doanh mang lại 50 đồng lợi nhuận sau thuế là bởi trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân có 57 đồng hình thành từ vay nợ, việc sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 230 đồng doanh thu nhưng trong 100 đồng doanh thu có 9,4 đồng lợi nhuận sau thuế.
Giả định công ty muốn tăng ROE năm 2008 lên 60% (0,6), công ty có thể tác động lên các tỷ số sau:
- Điều chỉnh doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, giữ hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ số nợ không đổi. Như vậy, để ROE = 0,6 thì doanh lợi tiêu thụ sản phẩm được xác định:
0,6
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = = 0,11
2,3 × 2,32
Muốn doanh lợi tiêu thụ sản phẩm bằng 0,11 (11%) thì công ty phải tăng lợi nhuận sau thuế lên đến (160.754,36 × 0,11) = 17.683 triệu đồng hoặc điều chỉnh % tăng lợi nhuận > % tăng doanh thu thuần. Biện pháp là giảm chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí tiền công,…
- Điều chỉnh hiệu suất sử dụng tổng tài sản, giữ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và tỷ số nợ không đổi. Như vậy, để ROE = 0,6 thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản được xác định:
0,6
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = = 2,75
0,094 × 2,32
Muốn hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng 2,75 (275%) thì công ty phải tăng doanh thu thuần lên đến (69.817,27 × 2,75) = 191.997,49 triệu đồng hoặc điều chỉnh % tăng doanh thu thuần > % tăng tổng tài sản bình quân. Biện pháp là co ngắn chu kỳ kinh doanh bằng cách rút ngắn khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Điều chỉnh tỷ số nợ, giữ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản không đổi. Như vậy, để ROE = 0,6 thì tỷ số nợ được xác định: 1 0,6
=
1- Tỷ số nợ 0,094 × 2,32
Tỷ số nợ = 0,64 (64%)
Công ty muốn tác động thông qua tỷ số nợ để tăng ROE thì phải thay đổi cơ cấu vốn, tăng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lên 64%.
Như vậy, để tăng tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2008 lên 60%, công ty có thể tác động tăng lợi nhuận sau thuế lên 17.683 triệu đồng hoặc điều chỉnh % tăng lợi nhuận > % tăng doanh thu thuần hoặc tăng doanh thu thuần lên 191.997,49 triệu đồng hoặc điều chỉnh % tăng doanh thu thuần > % tăng tổng tài sản bình quân hoặc tăng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lên 64%.
3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích
3.2.5.1. Bổ sung tỷ số chưa được công ty phân tích
Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của công ty các năm qua, có thể tính toán và phân tích thêm một số tỷ số tài chính nhằm làm rõ hơn tình hình tài chính của công ty, bao gồm:
Ø Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn
Bảng 3.1: Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn
Tỷ số
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
%
60
58
57
Tû sè nî trªn vèn chñ së h÷u
%
151
138
132
Tû sè thanh to¸n l·i vay
Lần
8,35
6,19
17,21
(Nguån sè liÖu: C«ng ty PTS (2005 -2007), B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n vµ B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh)
Qua ph©n tÝch tû sè nî cho thÊy, c«ng ty chñ yÕu tµi trî tµi s¶n b»ng nî ng¾n h¹n. Tuy nhiªn, nî ng¾n h¹n víi thêi gian tr¶ nî ng¾n ®· ®îc ®Çu t hîp lý cho tµi s¶n ng¾n h¹n, tr¸nh rñi ro vÒ thanh to¸n ng¾n h¹n. Qua tÝnh to¸n tû sè nî trªn vèn chñ së h÷u cho thÊy tû träng nî ph¶i tr¶ ngµy cµng gi¶m trong tæng nguån vèn. Trong khi ®ã, c«ng ty sö dông nî kh¸ hiÖu qu¶, doanh lîi tæng tµi s¶n lín h¬n l·i suÊt cho vay b×nh qu©n cña c¸c ng©n hµng, kÕt hîp ph©n tÝch tû sè thanh to¸n l·i vay cña c«ng ty trong 3 n¨m ®Òu lín h¬n 1, cho thÊy c«ng ty hoµn toµn cã kh¶ n¨ng tr¶ nî l·i vay, n¨m 2007 c«ng ty kh«ng chØ thõa kh¶ n¨ng thanh to¸n l·i vay mµ cßn gia t¨ng lîi nhuËn cho chñ së h÷u. Do ®ã, c«ng ty nªn xem xÐt ®iÒu chØnh l¹i c¬ cÊu vèn theo híng t¨ng tû träng nî dµi h¹n vµ gi¶m tû träng vèn chñ së h÷u trong tæng nguån vèn.
Ø Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động
Bảng 3.2: Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động
Tỷ số
§¬n vÞ tÝnh
N¨m 2005
N¨m 2006
N¨m 2007
Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu
Vßng
9,74
10,82
14,94
Kú thu tiÒn b×nh qu©n
Ngµy
38,55
33,73
24,43
Vßng quay hµng tån kho
Vßng
3,14
3,26
4,46
Sè ngµy tån kho
Ngµy
116,38
111,94
81,84
HiÖu suÊt sö dông tµi s¶n ng¾n h¹n
Vßng
2,51
2,63
3,66
HiÖu suÊt sö dông tµi s¶n dµi h¹n
Vßng
4,18
4,88
6,21
HiÖu suÊt sö dông tæng tµi s¶n
Vßng
1,57
1,71
2,3
(Nguån sè liÖu: C«ng ty PTS (2005 -2007), B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n vµ B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh)
- Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu t¨ng nªn kú thu tiÒn b×nh qu©n gi¶m. Cô thÓ, n¨m 2005 cần 38,55 ngµy ®Ó thu håi c¸c kho¶n ph¶i thu nhng ®Õn n¨m 2006 th× chØ cÇn 33,74 ngµy vµ n¨m 2007 chØ cßn 24,43. Cã ®îc kÕt qu¶ ®ã lµ do c«ng ty ®· yªu cÇu kh¸ch hµng ®Æt tríc tiÒn hµng, gãp phÇn lµm gi¶m c¸c kho¶n ph¶i thu vµ h¹n chÕ viÖc bÞ chiÕm dông vèn. KÕt qu¶ trªn cho thÊy c«ng ty ®· thùc hiÖn tèt chÝnh s¸ch b¸n hµng vµ thu håi nî, c«ng ty cÇn ph¸t huy chÝnh s¸ch nµy vµo c¸c n¨m sau.
- Vßng quay hµng tån kho n¨m 2005 lµ 3,14 vßng vµ n¨m 2006 lµ 3,26 vßng. Sè vßng quay hµng tån kho t¨ng lµm cho sè ngµy lu©n chuyÓn 1 vßng tån kho gi¶m, n¨m 2005 sè ngµy lu©n chuyÓn mét vßng tån kho lµ 116,38 ngµy, ®Õn n¨m 2006 gi¶m xuèng cßn 111,94 ngµy. §Õn n¨m 2007 vßng quay hµng tån kho tiÕp tôc t¨ng lªn ®Õn 4,46 vßng, tøc t¨ng 1,2 vßng so víi n¨m 2006, lµm cho sè ngµy lu©n chuyÓn 1 vßng tån kho gi¶m xuèng chØ cßn 81,84 ngµy. Vßng quay hµng tån kho cña c«ng ty lín chñ yÕu lµ do c«ng ty cã ngµnh kinh doanh lµ ®ãng míi, söa ch÷a ph¬ng tiÖn thñy víi chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh lín, thêi gian hoµn thµnh s¶n phÈm dµi, thêng lµ 1 n¨m, dÉn ®Õn thêi gian tiªu thô hµng tån kho kÐo dµi. Tuy nhiªn, vßng quay hµng tån kho t¨ng dÇn qua c¸c n¨m dÉn ®Õn sè ngµy tån kho gi¶m lµ dÊu hiÖu cho thÊy c«ng ty ®· thùc hiÖn tèt viÖc qu¶n lý hµng tån kho.
- HiÖu suÊt sö dông tæng tµi s¶n t¨ng qua c¸c n¨m cho thÊy c«ng ty ®· sö dông hiÖu qu¶ tµi s¶n ng¾n h¹n vµ tµi s¶n dµi h¹n.
3.2.5.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Hiện nay, công ty chưa phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn mà phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn lại rất cần thiết đối với công ty trong việc đưa ra quyết định tài trợ và quyết định đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các bảng cân đối kế toán qua các năm ta có thể lập bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho các năm 2006 và 2007 của công ty PTS như sau:
Bảng 3.3: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
ChØ tiªu
Năm 2006
Năm 2007
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
Sö dông vèn
1. TiÒn
337
9%
1.422
5%
2. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n
0%
1.182
4%
3. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n
368
10%
3.643
13%
4. Hµng tån kho
2.220
61%
6.527
24%
5. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c
93
3%
129
0%
6. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n
46
1%
0%
7. Tµi s¶n cè ®Þnh
9.834
36%
8. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n
4.657
17%
9. Nî ng¾n h¹n
128
4%
10. Nî dµi h¹n
423
12%
Céng sö dông vèn
3.614
100%
27.393
100%
Nguån vèn
1. Nî ng¾n h¹n
12.227
45%
2. Nî dµi h¹n
3.642
13%
3. Vèn chñ së h÷u
2.004
55%
11.358
41%
4. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c
118
3%
78
0%
5. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n
0
0%
23
0%
6. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c
102
3%
65
0%
7. Tµi s¶n cè ®Þnh
1.390
38%
Céng nguån vèn
3.614
100%
27.393
100%
(Nguồn số liệu: công ty PTS (2005 - 2007), Bảng cân đối kế toán)
Căn cứ vào bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho thấy: Năm 2006, công ty chủ yếu tăng cường vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu 2.004 triệu đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn (chủ yếu là do phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ) và trích khấu hao tài sản cố định 1.390 triệu đồng, chiếm 38%.
Với tổng số nguồn vốn tăng cường được thì đa phần là nguồn vốn dài hạn 3.614 triệu đồng và được công ty đầu tư chủ yếu vào hàng tồn kho 2.220 triệu đồng, chiếm 61%; tài trợ các khoản phải thu 368 triệu đồng, chiếm 10%, trả nợ dài hạn 423 triệu đồng, chiếm 12%; tăng tiền dự trữ 337 triệu đồng, chiếm 9%.
Như vậy, phần tăng lên của nguồn vốn dài hạn được đầu tư chủ yếu cho phần tăng lên của tài sản ngắn hạn. Thực trạng trên cho thấy công ty chưa sử dụng tối ưu nguồn vốn dài hạn bởi nguồn vốn dài hạn có đặc trưng là thời gian thanh toán dài và chi phí sử dụng vốn cao trong khi đó tài sản ngắn hạn lại có thời gian thu hồi vốn ngắn. Do đó, công ty không khai thác triệt để nguồn vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2007, công ty chủ yếu tăng cường vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu 11.354 triệu đồng, chiếm 41% (chủ yếu là do phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ); vay ngắn hạn 12.227 triệu đồng, chiếm 45%; vay dài hạn 3.642 triệu đồng, chiếm 13%.
Với tổng số nguồn vốn tăng lên là 27.393 triệu đồng, gồm 12.227 triệu đồng là nguồn vốn ngắn hạn (chiếm 45%) và 15.166 triệu đồng là nguồn vốn dài hạn (chiếm 55%), công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định 9.834 triệu đồng, chiếm 36% (đóng tàu PTS 23 trị giá 3.568 triệu đồng và mua tàu PTS Hải Phòng 01 trị giá 5.967 triệu đồng); hàng tồn kho 6.527 triệu đồng, chiếm 24%; đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào công ty cổ phần cảng cửa Cấm) 4.657 triệu đồng, chiếm 17%; tài trợ các khoản phải thu 3.643 triệu đồng, chiếm 13%; còn lại là dự trữ tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn.
Với nguồn vốn ngắn hạn 12.227 triệu đồng (chiếm 45% tổng nguồn vốn) công ty đã đầu tư cho tài sản ngắn hạn 12.903 triệu đồng (chiếm 46% tổng tài sản), như vậy nguồn vốn ngắn hạn không đủ tài trợ tài sản ngắn hạn, công ty đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư là 676 triệu đồng. Nguồn vốn dài hạn còn lại là 14.491 triệu đồng công ty để tài trợ hết cho tài sản dài hạn. Như vậy, năm 2007 so với năm 2006, công ty đã sử dụng tối ưu nguồn vốn tăng cường được, cụ thể: tài sản dài hạn được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn và một phần nguồn vốn dài hạn được tài trợ cho phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn.
Như vậy, qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, các nhà quản trị công ty đã thấy được nguồn vốn của công ty được tăng cường chủ yếu từ những nguồn nào? Và với nguồn vốn được tăng cường đó công ty dùng để đầu tư vào những tài sản nào? Nguồn vốn đó có được sử dụng tối ưu hay không? Là cơ sở để các nhà quản trị công ty đưa ra các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ đúng đắn.
3.2.5.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Công ty chưa tiến hành phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, vì thế các nhà quản trị công ty không thấy được vốn của công ty có đủ tài trợ cho tài sản nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh? Hay công ty đầu tư qua nhiều vào tài sản làm giảm sức sinh lời của đồng vốn? Ảnh hưởng đến việc đề ra các quyết định đầu tư của các nhà quản trị công ty. Do đó, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động phân tích tài chính của công ty.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – tài sản dài hạn
VLĐ thường xuyên năm 2005 = 24.271 – 20.125 = 4.146
VLĐ thường xuyên năm 2006 = 25.971 – 18.680 = 7.291
VLĐ thường xuyên năm 2007 = 40.916 – 33.082 = 7.834
Như vậy, nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn. Tức là vốn lưu động thường xuyên >0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn, phần thừa đó đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Mặt khác, tài sản ngắn hạn trong cả 3 năm 2005, 2006, 2007 của công ty đều lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Như vậy, dựa vào chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên giúp các nhà quản trị công ty thấy được:
- Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Tài sản dài hạn của công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.
Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây, nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty còn có thể sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (tài sản ngắn hạn không phải là tiền)
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2005 = 33.304 – 30.322 = 2.982
Nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2006 = 35.892 – 30.194 = 5.698
Nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2007 = 46.061 – 42.421 = 3.640
Thực tế cho thấy: nhu cầu VLĐ thường xuyên của công ty > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn, cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tại đây, các tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài, công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Để tài trợ phần chênh lệch này, doanh nghiệp cần tới VLĐ thường xuyên. Do VLĐ thường xuyên > nhu cầu VLĐ thường xuyên → Vốn bằng tiền dương, cụ thể:
Vốn bằng tiền năm 2005 = 4.146 - 2.982 = 1.164
Vốn bằng tiền năm 2006 = 7.291 - 5.698 = 1.593
Vốn bằng tiền năm 2007 = 7.834 - 3.640 = 4194
Tuy nhiên, vốn bằng tiền trong cả 3 năm đều nhỏ hơn nợ ngắn hạn cho thấy công ty không có khả năng thanh toán nhanh. Như vậy, Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
3.2.5.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền thuần từ từ hoạt động kinh doanh năm 2006 (6.289 triệu đồng) có giảm nhẹ so với năm 2005 (8.397 triệu đồng) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2007 (16.820 triệu đồng) nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại được điều chỉnh cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ chỉ còn 844,99 triệu đồng năm 2005, 336,64 triệu đồng năm 2006 và tăng lên 1.422,11 triệu đồng năm 2007.
Phân tích chi tiết các nhân tố làm tăng và làm giảm lưu chuyển tiền thuần từ hoạt từ hoạt động kinh doanh cho thấy:
- Tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và tăng mạnh qua các năm, năm 2006 tăng 41% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 70% so với năm 2006.
- Tiền chi cho họat động kinh doanh chủ yếu dùng để chi trả cho nhà cung cấp, số tiền chi cho nhà cung cấp năm 2006 tăng 44% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 68% so với năm 2006.
Kết hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, phân tích tình hình thanh toán của khách hàng và tình hình thanh toán của doanh nghiệp với nhà cung cấp như sau:
- Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 160.754,36 triệu đồng
- Thu từ từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 172.268,57 triệu đồng.
- Phải thu khách hàng là 6.812,96 triệu đồng.
- Khách hàng đặt trước là 19.627,88 triệu đồng
Thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn hơn doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 11.514,21 triệu đồng, chủ yếu do khách hàng đặt trước tiền hàng cho công ty.
- Giá vốn hàng bán là 134.762,73 triệu đồng
- Chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ là 136.966,05 triệu đồng
- Phải trả người bán là 3.553,73 triệu đồng
- Trả trước cho người bán 4.332 triệu đồng
Chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ lớn hơn giá vốn hàng bán 2.203,32 triệu đồng, chủ yếu do công ty đặt trước cho người bán.
Như vậy, lượng tiền công ty chiếm dụng của khách hàng lớn hơn lượng tiền công ty bị người bán chiếm dụng.
Bảng 3.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị: Triệu đồng
ChØ tiªu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2006 so với Năm 2005
Năm 2007 so với Năm 2006
Lượng
%
Lượng
%
I. Tình hình biến động
Lu chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh
8.397,43
6.288,57
16.819,70
-2.108,87
-25%
10531,13
167%
Lu chuyÓn thuÇn tõ ho¹t ®éng ®Çu t
546,72
(1.146,22)
(12.922,75)
-1.692,94
-310%
-11776,53
1027%
Lu chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh
(8.099,16)
(4.805,71)
(2.474,84)
3.293,45
-41%
2330,87
-49%
Lu chuyÓn tiÒn thuÇn trong kú
844,99
336,64
1.422,11
-508,36
-60%
1085,47
322%
TiÒn vµ t¬ng ®¬ng tiÒn ®Çu kú
185,86
1.030,85
1.367,49
844,99
455%
336,64
33%
II. Nhân tố ảnh hưởng
1. Nhân tố làm tăng tiền
a. Từ hoạt động kinh doanh
78.528,85
104.422,06
187.006,55
25.893,20
33%
82.584,50
79%
1.TiÒn thu tõ b¸n hµng, cung cÊp dÞch vô vµ doanh thu kh¸c
71.437,60
101.066,54
172.268,57
29.628,94
41%
71.202,02
70%
2. TiÒn thu kh¸c tõ ho¹t ®éng kinh doanh
7.091,25
3.355,51
14,737.99
-3.735,74
-53%
11.382,47
339%
b. Từ hoạt động đầu tư
781,15
829,52
128.83
48,38
6%
-700,70
-84%
1. TiÒn thu tõ thanh lý, nhîng b¸n TSC§ vµ c¸c tµi s¶n dµi h¹n kh¸c
766,50
808,16
55.43
41,66
5%
-752,73
-93%
2. TiÒn thu l·i cho vay, cæ tøc vµ lîi nhuËn ®îc chia
14,65
21,36
73.40
6,71
46%
52,04
244%
c. Từ hoạt động tài chính
9.170,00
8.992,56
46.226,85
-177,44
-2%
37.234,29
414%
1. TiÒn thu tõ ph¸t hµnh cæ phiÕu, nhËn vèn gãp cña chñ së h÷u
4.670,00
1.492,56
-3.177,44
-68%
-1492.56
-100%
2. TiÒn vay ng¾n h¹n, dµi h¹n nhËn ®îc
4.500,00
7.500,00
46.226,85
3.000.00
67%
38726.85
516%
2. Nhân tố làm giảm tiền
a. Từ hoạt động kinh doanh
(70.131,42)
(98.133,49)
(170.186,85)
-28.002,07
40%
-72.053,36
73%
1.TiÒn chi tr¶ cho ngêi cung cÊp hµng ho¸ vµ dÞch vô
(56.607,84)
(81.598,70)
(136.966,05)
-24.990,87
44%
-55.367,35
68%
2.TiÒn chi tr¶ cho ngêi lao ®éng
(8.707,31)
(10.056,74)
(15.915,93)
-1.349,44
15%
-5859.18
58%
3.TiÒn chi tr¶ l·i vay
(439,95)
(735,60)
(2.123,68)
-295,65
67%
-1.388,08
189%
4.TiÒn chi nép thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp
(272,43)
(663,44)
(1.419,46)
-391,01
144%
-756,02
114%
5.TiÒn chi kh¸c cho ho¹t ®éng kinh doanh
(4.103,90)
(5.079,01)
(13.761,74)
-975,10
24%
-8.682,73
171%
b. Từ hoạt động đầu tư
(234,43)
(1.975,74)
(13.051,58)
-1.741,32
743%
-11.075,83
561%
1. TiÒn chi ®Ó mua s¾m, x©y dùng TSC§ vµ c¸c tµi s¶n dµi h¹n kh¸c
(234,43)
(1.975,74)
(8.394,58)
-1.741,32
743%
-6.418,83
325%
2. TiÒn chi ®Çu t gãp vèn vµo ®¬n vÞ kh¸c
(4.657,00)
-4.657,00
c. Từ hoạt động tài chính
(17.269,16)
(13.798,27)
(48.701,70)
3.470,89
-20%
-34.903,43
253%
1. TiÒn chi tr¶ nî gèc vay
(16.010,00)
(12.220,00)
(44.756,85)
3.790,00
-24%
-32.536,85
266%
2. Cæ tøc, lîi nhuËn ®· tr¶ cho chñ së h÷u
(1.259,16)
(1.578,27)
(3.944,84)
-319,11
25%
-2.366,57
150%
(Nguồn: Công ty PTS (2005 - 2007), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
3.2.6. Lập báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả xin đề ra một mẫu báo cáo phân tích như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG
16 Ngô Quyền – Hải Phòng
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Cho năm tài chính kết thúc ngày… tháng… năm….
1. Đội ngũ cán bộ thực hiện phân tích bao gồm:
Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: ……………
Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: ……………
Ông (bà): ………………………………………….Chức vụ: ……………
2. Thông tin phân tích:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh Báo cáo tài chính
(Có kèm theo các báo cáo)
Cùng các thông tin khác:
- …
3. Phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tỷ số
- Phương pháp DUPONT.
…
4. Nội dung phân tích:
- Phân tích bảng cân đối kế toán
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
…
(Có kèm theo nội dung phân tích)
5. Đánh giá tình hình tài chính
- Đánh giá về quyết định đầu tư
- Đánh giá về quyết định tài trợ
- Đánh giá chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn
…
6. Đưa ra quyết định:
- Quyết định đầu tư
- Quyết định tài trợ
- Quyết đinh quản lý tài chính ngắn hạn
…
Hải Phòng, ngày…. tháng… năm…
Người lập báo cáo phân tích
Ký tên
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
- Tổng công ty cần đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và phát triển hệ thống thông tin nội bộ nhằm giúp các đơn vị thành viên có thể cập nhật, nắm bắt những thông tin hữu ích phục cho việc phân tích tài chính nói riêng và phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nói chung.
- Tổng công ty cần đưa ra quy định bằng văn bản buộc các đơn vị thành viên tiến hành công tác phân tích tài chính định kỳ, đảm bảo sử dụng hệ thống phương pháp phân tích đồng bộ, khoa học ; nội dung phân tích đầy đủ, thống nhất. Đây là cơ sở cho công ty PTS tổ chức tốt công tác phân tích tài chính tại công ty, đồng thời có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của mình với các đơn vị bạn trong tổng công ty để xác định mục tiêu phấn đấu cũng như có các quyết sách tài chính phù hợp.
- Hàng năm, tổng công ty nên tổ chức hội nghị phân tích tài chính để tạo một diễn đàn chung cho các đơn vị trong tổng công ty học hỏi lẫn nhau và cũng là một cách để đưa công tác phân tích tài chính trở thành một hoạt động thường xuyên không thể thiếu của các đơn vị thành viên trong tổng công ty.
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Nhà nước cần chế độ hỗ trợ, khuyến khích phát triển các tổ chức chuyên nghiệp về lĩnh vực phân tích tài chính. Các tổ chức này sẽ hỗ trợ thông tin và tư vấn về tổ chức công tác phân tích tài chính cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các tổ chức chuyên nghiệp sẽ đứng ra thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp.
- Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chính sách pháp luật. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư kinh doanh nhưng cũng có không ít thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thấy được vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và không ngừng hoàn thiện công tác này, bởi thông tin tài chính không những cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tài chính trên cơ sở các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng, cùng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng”.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex nhằm đưa ra các biện pháp hữu ích, có khả thi với điều kiện hoạt động của công ty nhưng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, hơn thế nữa các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam chưa chú trọng đến công tác này, nếu có thực hiện phân tích thì phân tích rất sơ sài, theo cảm tính mà không tổ chức thành công tác phân tích tài chính hoàn chỉnh, khoa học. Do vậy, nội dung của luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn mong nhận được những góp ý chân thành của các thầy cô và độc giả quan tâm để tác giả có thể trưởng thành hơn trong lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2)
2. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3)
3. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp
4. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2003), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính – NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (2005, 2006, 2007), Báo cáo tài chính.
6. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (2005, 2006, 2007), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ.
7. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (2007-2011), Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh.
8. David Blake, Phân tích thị trường tài chính, NXB Thống kê.
9. PGS.TS Lưu Thị Hương – PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. PGS.TS Lưu Thị Hương – PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Liên Hoa – Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp.
13. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp.
14. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính, Hà Nội.
15. TS Nguyễn Quang Thu (2005), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê.
16. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Thành phố Hồ chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.2
Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
Cuối kỳ so với đầu năm
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
I. Tài sản
II. Nguồn vốn
Phụ lục 1.2
Bảng 1.2: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
1. Sử dụng vốn
…
Cộng sử dụng vốn
2. Nguồn vốn
…
Cộng nguồn vốn
Phụ lục 1.3
Bảng 1.3: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm N-1
Năm N
Năm N/Năm N-1
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu Giá vốn hàng bán
3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
4. Gi¸ vèn hµng b¸n
5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh
7. Chi phÝ tµi chÝnh
Trong ®ã: Chi phÝ l·i vay
8. Chi phÝ b¸n hµng
9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp
10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh
11. Thu nhËp kh¸c
12. Chi phÝ kh¸c
13. Lîi nhuËn kh¸c
14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ
15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh
16. Chi phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i
17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-7.doc