Lời mở đầu
Hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta từ năm 1986 tới nay đã và đang phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp chuyên nghiệp xây dựng) ngày càng tăng, phạm vi hoạt động xây dựng ngày càng được mở rộng, số người làm việc trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Mặt khác, để tồn tại, phát triển và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ trong nền kinh tế đều rất coi trọng hoạt động đầu
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty liên doanh công trình giao thông Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư và xây dựng công trình.
Ngày nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều loại máy móc, thiết bị với nhiều tính năng, chất lượng cao trong ngành xây dựng lần lượt ra đời, giảm lao động sống cho con người đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, giảm chi phí quản lý, chi phí nhân công,…từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp nói chung đều phải chú trọng hoàn thiện mọi công tác, mọi phương diện để có thể thích ứng được sự thay đổi chóng mặt này. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đấu thầu là hoạt động thường xuyên cho nên doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu - đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
Để hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu, doanh nghiệp cần chú ý tới hoàn thiện tất cả các mặt: năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý… để tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác. Trong đó, giá tham gia dự thầu là chỉ tiêu có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức dự toán, đơn giá ca máy, giá vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác. Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn để tạo ra khả năng cạnh tranh về giá.
Trong thực tế, việc xây dựng giá dự thầu có thể trúng thầu cực kỳ quan trọng và phức tạp vì nó liên quan nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tê – xã hội của khu vực thực hiện dự án, đặc điểm yêu cầu của dự án… Trong thời gian thực tập ở Công ty liên doanh công trình giao thông Hữu Nghị, em càng thấy rõ tính phức tạp của nó nên đã cố gắng nghiên cứu và tìm ra một số những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác lập giá dự thầu xây lắp của Công ty; đồng thời, cố gắng tìm ra một số giải pháp hy vọng khả thi để có thể hoàn thiện được công tác này cho Công ty.
Chuyên đề nghiên cứu hoàn thiện công tác lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị của em được chia làm 3 phần lớn:
Phần I: Tổng quan về Công ty.
Phần II: Phân tích tình hình thực tế công tác lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty.
Phần III: Một số ý kiến hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thảo – Giảng viên chính, giáo viên hướng dẫn, chị Lan Hương, các anh, chị phòng kế hoạch – kỹ thuật cũng như tất cả các anh, chị ở Công ty Hữu Nghị đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này.
Phần I
Tổng quan về Công ty
I. Thông tin chung về Công ty.
Tên Công ty: Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị (CEFIO).
Tên tiếng Anh: Civil Engineering Friendship Incorporation.
Địa chỉ trụ sở chính: số 61 – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.
Số điện thoại: 048583289.
045572663.
Số Fax: 045580972.
Công ty được thành lập năm 1994, tại xã Phú Thứ – Huyện Kinh Môn – Tỉnh Hải Dương. Công ty được thành lập theo quyết định số 2449QĐ/TCCB-LĐ ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ Giao thông vận tải, là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 829 với Công ty tư vấn thiết kế Giao thông 8 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Giao thông 8 (Bộ Giao thông vận tải).
Giấy phép kinh doanh số 109668 ngày 07 tháng 11 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Hải Dương.
Các ngành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất vật liệu xây dựng Từ năm 1994.
Sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn. Từ năm 1994.
Xây dựng Công trình dân dụng, thuỷ lợi. Từ năm 1994.
Xây dựng các Công trình giao thông. Từ năm 1994.
Sản xuất bêtông thương phẩm Từ năm 2005.
Hình thức hoạt động:
Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được phép hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ Công ty được Bộ Giao thông duyệt theo quyết định số 856 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 3 năm 1995.
Công ty đã có 12 năm kinh nghiệm trong công tác thi công dân dụng, công tác xây dựng công trình cầu, đường.
Một số công trình cầu, đường mà Công ty đã làm: xem phụ lục số 2.
II – cơ cấu tổ chức của công ty
1. Sơ đồ tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động).
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1.Chủ tịch: Vũ Hải Thanh.
2.P.Chủ tịch: Vũ Minh Thụn.
3.Uỷ viờn: Đặng QuangThanh
Giỏm đốc điều hành
Nguyễn Văn Minh
P.GĐ sản xuất vật liệu và thiết bị
Vũ Thanh Lý
P.GĐ phụ trỏch thi cụng
Phũng tổ chức cỏn bộ - lao động
Phũng tài chớnh - kế toỏn
Phũng thiết bị - vật tư
Phũng hành chớnh
Phũng kế hoạch - kỹ thuật
Đội thi cụng số 7
Đội thi cụng số 15
Đội thi cụng số 5
Đội thi cụng số 10
Đội thi cụng số 12
Đội thi cụng số 14
Đội sản xuất đỏ Áng Sơn
Đội thi cụng số 3
Đội thi cụng số 2
Đội sản xuất cấu kiện
Trạm trộn bờtụng tươi
Đội sản xuất vật liệu số 16
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Hội đồng quản trị của Công ty, có trách nhiệm lập chương trình và kế hoạch cho Hội đồng quản trị, đồng thời theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Bộ máy điều hành Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Tức là, giám đốc công ty được sự giúp đỡ của các phòng chức năng trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm phương hướng giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Đặc biệt, các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các đội thi công.
2. Chức năng của các bộ phận.
2.1. Phòng hành chính.
Là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Quản lý văn phòng giao dịch với khách đến làm việc, nội quy cơ quan, giữ gìn trật tự an ninh trong cơ quan trong khi làm việc và phục vụ an ninh ăn ở, sinh hoạt tại cơ quan Công ty.
2.2. Phòng tổ chức cán bộ – lao động.
Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động.
2.3. Phòng tài chính – kế toán.
Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính – kế toán theo pháp luật của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
2.4. Phòng thiết bị – vật tư.
Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm, quản lý vật tư, xe, máy, thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả nhất khả năng sử dụng vật tư, thiết bị và bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa kịp thời kéo dài tuổi thọ thiết bị để tăng hiệu quả vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh.
2.5. Phòng kế hoạch – kỹ thuật.
Là tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các vấn đề về kế hoạch sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng các công trình thi công, tham mưu chính trong công tác đầu tư, giá cả hợp đồng kinh tế, chỉ đạo và điều hành mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý kỹ thuật của giám đốc Công ty.
2.6. Các đội thi công.
Đội xây dựng là hình thức hiệp tác lao động, là lao động tập thể có tổ chức ở khâu đầu tiên trong hoạt động xây lắp, dựa trên sự hợp nhất những cố gắng khác nhau của nhiều người hay một tập thể nhiều loại việc, một giai đoạn công tác riêng biệt hay một hạng mục công trình, một công trình xây dựng. Đội xây dựng là đơn vị cơ bản của Công ty, nó có vị trí như phân xưởng trong doanh nghiệp công nghiệp.
Các đội chia ra:
Các đội thi công phần đường gồm các đội số 7, 15, 14, 3, 2.
Các đội thi công phần cầu gồm các đội số 5, 10, 12
Đội sản xuất đá áng Sơn có nhiệm vụ: khai thác, chế biến đá áng Sơn; vận chuyển cung cấp đá tới các công trường thi công và cung cấp đá cho các khách hàng.
Đội sản xuất cấu kiện: cung cấp cho các khách hàng trong khu vực cũng như các công trình của Công ty.
Trạm trộn bêtông tươi: phục vụ các công trình có sử dụng bêtông; cung cấp cho khách hàng trong khu vực.
Đội sản xuất vật liệu: sản xuất vật liệu phục vụ thi công, cung cấp vật liệu cho khách hàng.
Sơ đồ tổ chức của mỗi đội:
Đội trưởng
Đội phú
Tổ trưởng
Cụng nhõn
kế toỏn đội
Nhõn viờn kỹ thuật
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ – lao động)
III - Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty.
1.1. Sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường.
Ban chỉ huy công trường
Bộ phận kế hoạch kỹ thuật – giám sát thi công
Bộ phận điều độ hành chính
Bộ phận thí nghiệm
Bộ phận tài vụ
Bộ phận vật tư – thiết bị
Bộ phận an toàn lao động và bảo đảm giao thông
Đội thi công đường
Đội thi công cầu
Mũi thi công nền đường
Mũi thi công móng mặt đường và hoàn thiện
Mũi thi công cọc khoan nhồi
Mũi thi công mố và trụ
Mũi thi công dầm
Hoàn thiện
Mũi thi công công trình thoát nước
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật)
1.2. Mô tả sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường.
Ban chỉ huy công trường: gồm chỉ huy trưởng công trình và 2 chỉ huy phó công trình phụ trách từng mảng công việc và an toàn lao động.
Bộ phận kế hoạch – kỹ thuật: có nhiệm vụ giám sát thi công, đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.
Bộ phận điều độ hành chính: có nhiệm vụ quản lý, điều động nhân sự thi công.
Bộ phận thí nghiệm hiện trường: chịu sự giám sát của kỹ sư giám sát đồng thời chịu sự chỉ đạo của chủ nhiệm kỹ thuật để phục vụ kịp thời cho thi công. Phối hợp giám sát hiện trường làm công tác thí nghiệm, giám định và quản lý chất lượng nội bộ. bộ phận này được trang bị đủ các dụng cụ, phương tiện thí nghiệm, đo đạc, kiểm tra.
Các đội thi công chia ra:
+ Đội thi công phần đường: Trong đó lại chia ra:
Mũi thi công nền đường.
Mũi thi công công trình thoát nước.
Mũi thi công móng, mặt đường và hoàn thiện.
+ Đội thi công cầu: Trong đó lại chia ra:
Mũi thi công cọc khoan nhồi.
Mũi thi công mố và trụ.
Mũi thi công dầm.
Hoàn thiện.
Các đội thi công chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ nhiệm điều hành, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm kỹ thuật và cơ quan chức năng để đảm bảo các hạng mục thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành cũng như đáp ứng cao nhất các yêu cầu về tiến độ thi công, chất lượng công trình mà chi phí thấp nhất.
Đội thi công được trang bị đủ năng lực về con người, phương tiện, thiết bị máy thi công, đủ các dụng cụ đo đạc.
Biện pháp an toàn lao động và bảo đảm giao thông: bố trí các nhân viên có thâm niên công tác, hiểu biết rộng về công tác an toàn phòng chống cháy nổ cũng như trật tự an ninh.
- Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường.
+ Ban chỉ huy công trường là bộ máy điều hành nằm trong sự điều hành chung và thực hiện việc điều hành toàn bộ nhiệm vụ thi công ở hiện trường theo quy chế và theo phương án thi công chỉ đạo tổng thể của toàn bộ công trình, chuẩn bị sản xuất, cung cấp cho ban chỉ huy công trường về các mặt như tiền, vốn, vật tư, thiết bị, theo tiến độ thi công.
+ Điều hành cân đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo tiêu chuẩn đạt hiệu quả và đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ đầu tư.
1.3. Quá trình đầu tư xây dựng.
1.3.1. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng.
*Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Phải chứng minh sự cần thiết phải đầu tư.
Chuẩn bị về vốn cũng như tìm nguồn vốn đầu tư.
Địa điểm xây dựng.
Dự kiến khả năng về thị trường đầu ra.
*Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư.
Chuẩn bị xây dựng: mặt bằng, công tác khảo sát, thiết bi, các điều kiện khác liên quan để chuẩn bị xây dựng.
Tổ chức xây dựng.
Đấu thầu, giám sát, theo dõi, kiểm tra…
Bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
*Giai đoạn 3: Đưa công trình vào khai thác, sử dụng, đầu tư bổ sung để khai thác hiệu quả đầu tư, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Quá trình đầu tư xây dựng chỉ kết thúc khi công trình đã được thanh lý.
1.3.2. Tổ chức xây dựng.
* Một số căn cứ để lập biện pháp thi công:
Thông báo mời thầu gói thầu xây lắp.
Hồ sơ thiết kế thi công gói thầu xây lắp.
Các quy định kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu áp dụng cho công trình.
Các điều kiện liên quan đến triển khai thực hiện dự án. Căn cứ vào thực tế mặt bằng, tính chất công việc, năng lực tổ chức thi công, khả năng huy động lực lượng, phương tiện thiết bị của nhà thầu
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Quy địng quản lý chất lượng công trình.
Quy phạm kỹ thuật, an toàn trong xây dựng.
Quy trình thiết kế cầu cống, máy móc, đường ô tô,…
Các tài liệu, quy trình quy phạm, định mức xây dựng cơ bản hiện hành.
* Biện pháp thi công cầu: Các bước thi công chính như sau:
Thi công mặt bằng, lán trại.
Thi công bãi đúc dầm, bãi chứa dầm, chứa vật liệu, thiết bị thi công.
Thi công san ủi mặt bằng, đắp đảo.
Thi công mố.
Thi công trụ.
Thi công đúc dầm bêtông cốt thép DƯL.
Thi công lao lắp dầm vào vị trí.
* Biện pháp thi công phần đường: Phải căn cứ vào địa hình khu vực tuyến đường: vị trí địa lý, điều kiện địa hình, tình trạng tuyến đường hiện tại, tính chất công trình, địa chất tại nơi thi công. Các bước thi công chính như sau:
Giải phóng mặt bằng.
Hướng và giải pháp thi công chỉ đạo.
Tổ chức các dây chuyền xây lắp chính như sau:
+ Tổ chức theo tuần tự hoặc song song, trình tự cho từng hạng mục với ưu tiên công tác thi công móng, mặt đường được thực hiện dứt điểm trong mùa khô.
+ Thi công nền đường.
+ Thi công mặt đường.
+ Thi công lớp móng cấp phối đá dăm.
+ Thi công lớp mặt đường đá dăm.
+ Thi công lề đường.
+ Thi công công trình thoát nước.
+ Thi công hệ thống an toàn giao thông.
+ Tổ chức các dây chuyền phụ trợ.
Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn cho lực lượng thi công và cho nhân dân địa phương, các công trình gần nơi xây dựng.
2. Đặc điểm về lao động.
2.1. Cơ cấu lao động phân theo các tiêu chí khác nhau của công ty.
2.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ.
Bảng cơ cấu lao động theo trình độ trong 5 năm 2002 – 2006.
Đơn vị: người.
Trình độ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Đại học và trên đại học
42
43
45
46
46
Cao đẳng
15
17
17
17
10
Trung cấp
15
20
15
15
15
Tốt nghiệp phổ thông
128
100
113
87
79
Tổng số
200
180
190
165
150
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động).
Sự thay đổi cơ cấu nhân sự theo trình độ này là do hàng năm Công ty luôn có chính sách cử cán bộ đI học để bồi dưỡng kiến thức, tăng năng lực làm việc đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác. Chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển luôn được chú ý để tăng hứng thú trong công việc cho cán bộ công nhân viên. Và một yếu tố tích cực không thể không nhắc tới đó là: Công ty đã thực hiện tinh giảm đến gọn nhẹ bộ máy quản lý làm cho Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, giảm đáng kể những yếu tố không tích cực trong một doanh nghiệp nhà nước.
2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trong 5 năm 2002 – 2006.
Đơn vị: Người.
Độ tuổi
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Từ 45 - 60
30
28
30
32
27
Từ 30 – 45
100
90
92
66
61
Từ 25 – 30
55
50
60
58
52
Dưới 25
15
12
8
9
10
Tổng số
200
180
190
165
150
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động).
Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trên ta thấy: nhân viên từ 30 – 45 tuổi luôn chiếm số lượng nhiều nhất. Nó thể hiện lao động của công ty có độ tuổi trung bình cũng như lao động có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề luôn chiếm tỉ lệ cao. Điều này mạng lại lợi ích thiết thực cho một công ty xây dựng nói chung bởi yêu cầu về lao động đối với công ty xây dựng rất khắt khe xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành: Đơn chiếc, sử dụng trong thời gian dài, chi phí cao,… Do đó, đòi hỏi tính chính xác cao trong quá trình thực hiện công việc. Đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn giúp nâng cao khả năng thắng thầu khi tham gia tranh thầu.
2.2. Đặc điểm về chính sách nhân sự.
Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, tuyển dụng, phát triển lao động để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Cụ thể, Công ty đã cử 3 đồng chí đi học ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thiết kế cũng như làm thế nào để tăng khả năng thắng thầu, tất cả lãnh đạo Công ty từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng đều tham gia vào lớp học quản trị kinh doanh để tăng sự hiểu biết trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý nhân sự nói riêng, 100% cán bộ công nhân viên có nhu cầu đi học để năng cao trình độ đều được Công ty tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, công việc.
Ngoài nhân viên chính thức của Công ty, tại mỗi công trình các đội thuê thêm lao động tại chỗ vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà lại giảI quyết được việc làm cho dân ở vùng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong vùng và nâng cao đời sống nhân dân địa phương.
2.3. Đặc điểm chính sách tiền lương, tiền thưởng, các hoạt động xã hội.
Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ, Ban giám đốc Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên mà kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả cao nên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ năm 2002 đến 2006 đều tăng. Cụ thể: Năm 2002 là 1.112.000đ/tháng; năm 2003 là 1.200.000đ/tháng; năm 2004 là 1.252.000đ/tháng; năm 2005 là 1.273.000đ/tháng; năm 2006 là 1.500.000đ/tháng. Công ty phấn đấu thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2007 sẽ là 1.800.000đ/tháng. (xem thêm phụ lục số 5).
Ngoài tiền lương chính, Công ty luôn có chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển … cho nhân viên thực hiện tốt công việc của mình để tăng hứng thú, tạo động lực trong công việc cho cán bộ công nhân viên.
Hàng năm, Tổng công ty tổ chức cuộc thi tiếng hát hay để tạo ra san chơi giải trí tác động tích cực tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. Những dịp lế 20/10, 8/3 Công ty cũng thường tổ chức đi chơI để tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ trong Công ty giúp phát huy hết năng lực làm việc sáng tạo, hăng say của toàn thể cán bộ công nhân viên.
3. Đặc điểm vật tư – thiết bị.
xem thêm phụ lục số1,3, 4.
3.1. Nguyên vật liệu.
3.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính.
Sắt thép: hợp đồng với nhà máy thép Vinakansai, thép Thái Nguyên.
Ximăng: hợp đồng với công ty đầu tư xây dựng Phú Thái.
Các vật liệu đặc chủng: cáp DƯL, neo, gối, khe co giãn, ... của hãng CVM: hợp đồng mua của Công ty TNHH Kim Nguyên là nhà nhập khẩu chính của Công ty TNHH cơ khí CVM Liễu Châu – Trung Quốc.
Phụ gia: dùng phụ gia của hãng Sika, mua tại văn phòng đại diện của hãng Sika tại Hà Nội.
Cát các loại: mua và khai thác tại Thanh Oai – Hà Tây.
Đá: Công ty có thể tự khai thác đá từ mỏ đá áng Sơn. Nếu địa điểm công trình ở xa mỏ đá áng Sơn Công ty mua tại địa điểm gần hơn để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
3.1.2. Đặc điểm công tác cung cấp vật tư.
- Căn cứ tiến độ thi công xây lắp từng hạng mục, nhà thầu sẽ cung cấp vật tư đầy đủ, đúng chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đảm bảo không gián đoạn sản xuất.
- Nhà thầu cung cấp vật tư kỹ thuật được gắn liền với thi công xây lắp, thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc đã được xác định trong tiến độ thi công chi tiết.
- Quá trình cung cấp vật tư vật liệu có tính đến sự hao hụt trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển nhằm làm giảm bớt chi phí do hao hụt tới mức tối đa.
* Công ty luôn chú trọng đến hoạt động công tác quản lý kho tàng, dự trữ, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu để mang lại hiệu quả cao nhất.
* Tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu trong thời gian vừa qua đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty. Công ty càng quan tam hơn tới tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, sự biến động của thị trường vật tư, dự trữ những phát sinh có thể có khi thi công công trình để đảm bảo giá dự thầu hợp lý, thấp hơn đấu thầu công trình và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
3.2. Thiết bị máy móc.
Năng lực công nghệ hiện có của Công ty so với yêu cầu thực tế là tương đối mạnh, chủng loại đầu tư số lượng lớn, năng suất cao đáp ứng được yêu cầu thi công trên khắp các địa bàn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, Công ty luôn quan tâm đến việc bảo dưỡng, nâng cấp đầu tư theo chiều sâu, những máy móc cũ không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, làm chậm tiến độ thi công được đầu tư, đổi mới.
Hơn nữa, với khối lượng công việc nhiều mà không có đủ máy móc thiết bị sẽ dẫn đến tăng chi phí do phải thuê thêm máy, làm giá dự thầu khó giảm tới thấp nhất.
Công ty đầu tư thêm thiết bị máy móc hiện đại sẽ khắc phục những hạn chế hiện tại như: phải thuê thêm máy để thi công nên khó linh động, gián đoạn tiến độ thi công, thời gian kéo dài dẫn tới chi phí tăng.
4. Đặc điểm về quản lý chất lượng công trình.
Sản phẩm của Công ty là sản phẩl xây dựng. Đặc điểm của sản phẩm này là tồn tại trong thời gian dài, đơn chiếc, chi phí cao cho nên vấn đề bảo đảm chất lượng công trình được quan tâm hàng đầu. Công ty áp dụng mọi biện pháp để duy trì thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo tốt chất lượng và tiến độ thi công.
Bố trí lực lượng giám sát thi công.
Bố trí ban điều hành công trường: Công ty có lực lượng đủ mạnh gồm những cán bộ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đã từng chỉ đạo, thi công các công trình, yêu cầu kỹ thuật cao. Bộ phận này được trang bị đủ các loại thiết bị để kiểm tra giám sát gồm: các loại mya quang học, thước thép... và dụng cụ thí nghiệm trung tâm với đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu của từng dự án.
Các phân đội thi công: Bố trí cán bộ chỉ huy thi công, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm phụ trách tất cả các mũi thi công được trang bị đủ thiết bị kiểm tra và thí nghiệm hiện trường.
Các biện pháp giám sát và quản lý chất lượng.
Công tác giám định chất lượng duy trì thường xuyên, liên tục, có sổ ghi chép theo dõi hàng ngày làm cơ sơ cho việc hoàn công và bảo hành công trình.
Chủ động, duy trì nề nếp tự kiểm tra, giám định chất lượng bằng hệ thống KCS của nhà thầu trước khi có sự kiểm tra nghiệm thu của tổ chức tư vấn giám sát. Công tác kiểm tra chất lượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Kiểm tra chất lượng từng bước theo tiến độ.
+ Kiểm tra chất lượng từng lớp, từng đợt, từng phần việc của hạng mục công trình.
+ Kiểm tra chất lượng từng bộ phận công trình, những công trình ẩn khuất, những kết cấu chịu lực...
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị, biện pháp thi công, lắp đặt... của từng hạng mục công trình.
+ Kiểm tra đặc điểm của thị trường về nhu cầu cũng như hệ thống các nguyên, vật liệu có thể sử dụng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kiểm tra nghiệm thu của tư vấn giám sát, tự giác chấp hành nghiệm túc các yêu cầu của tư vấn giám sát trong việc xử lý những phần việc sai sót, không đảm bảo hợp lý.
+ Thực hiện nghiêm túc mọi quy định trong công tác nghiệm thu theo các văn bản quy phạm hiện hành.
5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty.
Bảng tổng kết tài sản và công nợ của Công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
6 tháng đầu năm 2006
Tổng tài sản có.
Tài sản lưu động.
Tổng số nợ phải trả.
Nợ ngắn hạn
Doanh thu thuần.
Doanh thu từ hoạt động xây lắp
Lợi nhuận trước thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
145111.
104.081.
114.678.
87.880.
33.403.
23.064.
49.
14.
35.
138.504.
101.019.
107.752.
87.405.
31.118.
27.257.
319.
89.
230.
148.729.
112.644.
117.674.
106.360
54.944.
49.264
421.
118.
303.
151.736.
117.998.
120.517.
109.203
23.207.
19.700.
227.
64.
163.
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán).
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Tổng doanh thu.
1.Doanh thu thuần.
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4. Chi phí bán hàng.
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
6.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
7.Doanh thu từ hoạt động tài chính.
8.Chi phí hoạt động tài chính.
9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
10.Các khoản thu nhập bất thường.
11. Chi phí bất thường.
12.Lợi nhuận bất thường.
13.Tổng lợi nhuận trước thuế.
14.Thuế TNDN phải nộp.
15.Lợi nhuận sau thuế.
33.403.538.700.
33.403.538.700.
33.965.179.945.
(5.561.641.245).
1.855.103.999.
1.768.624.049.
(9.185.369.293).
921.583.653.
1.264.209.502.
(342.625.849).
1.090.719.252.
522.941.347.
567.777.905.
(8.960.217.237).
(8.960.217.237).
31.118.731.659.
31.118.731.659.
28.827.715.115.
2.291.016.544.
375.047.012.
1.486.516.463.
72.687.724
910.336.313
1.267.101.658.
(356.765.345).
600.805.938.
353.780.433.
247.025.505.
319.713.229.
319.713.229.
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán).
Qua các bảng tổng kết ở trên ta thấy: Doanh thu từ hoạt động xây lắp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao:
Năm 2003 chiếm 69%,
Năm 2004 chiếm 87,6%
Năm 2005 chiếm 89,7%
Năm 2006 chiếm 82,7%
Điều đó chứng tỏ uy tín của Công ty trong lĩnh vực xây dựng ngày càng được nâng cao. Doanh thu từ hoạt động xây lắp không ngừng tăng và hoạt động xây lắp luôn là lĩnh vực hoát động chính của Công ty. Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đó thành công trong công tác xây lắp, hoàn thiện đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình tay nghề khiến kết quả đạt được ngày càng cao.
- Năm 2002, Công ty đẩy mạng sản xuất kinh doanh, thi công các công trình giao thông đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các dự án, việc quản lý đó đảm bảo chất lượng cũng như tiến đột hi công cho nên việc thực hiện kế hoạch không những đã hoàn thành mà còn vượt mức kế hoạch 6 tỷ đồng
- Năm 2003, 2004 Công ty tiếp tục thi công các hạng mục công trình còn lại. Trước những tình trạng chung trong ngành xây dựng cơ bản là vấn đề thiếu vốn cấp cho các công trình. Sự thay đổi về thiết kế, giá tại các dự án đang phải chờ xét duyệt ở nhiều cấp nên việc thu hồi vốn đầu tư rất chậm, lãi suất ngân hàng cao, trượt giá đồng Yên Nhật lớn, thời gian chờ đợi giải phóng mặt bằng dài, nghiệm thu nhiều thành phần và gặp khó khăn làm cho giá thành các công trình cao ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và kế hoạch đặt ra không hoàn thành.
- Năm 2005, do hoàn thành được các công trình từ năm 2003, 2004 cộng với sự dày dặn kinh nghiệm của cán bộ quản lý nên những khó khăn gặp phải trong năm 2003, 2004 như thiết kế, tiến độ thi công,… được khắc phục dần đã đem lại hiệu quả cho hoạt động của Công ty nói chung mà biểu hiện cụ thể là việc hoàn thành vượt mức kế hoạch.
- Năm 2006, Công ty trúng thầu nhiều công trình mới khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư vẫn tồn tại nên tiến độ thi công cũng chậm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của cán bộ quản lý và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nên kế hoạt đặt ra đã hoàn thành.
6. Đặc điểm về môi trường kinh doanh.
6.1. Môi trường bên trong.
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo của Tổng Công ty cùng sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ và Ban giám đốc Công ty đồng tâm hợp sức tháo dỡ khó khăn, xây dựng Công ty ngày càng bền vững. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiệt tình có năng lực, trình độ đã góp phần nâng cao khả năng thắng thầu khi tham gia đấu thầu của Công ty.
Trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã có định hướng đúng đắn, phù hợp, đầu tư đúng hướng, các biện pháp kỹ thuật, công nghệ mới được áp dụng vào quá trình sản xuất và thi công.
Tất cả điều đó đã giúp Công ty mở rộng, nâng cao uy tín; nhiều bạn hàng, đối tác tín nhiệm.
Tuy nhiên, Công ty cũng mắc phải những khó khăn cơ bản của ngành xây dựng là vấn đề thiếu vốn, vốn chủ yếu là vay tín dụng; thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật chưa tương xứng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và định hướng phát triển của Công ty. Đặc biệt, sự biến động về giá cả trên thị trường: giá điện tăng, giá nguyên vật liệu tăng... làm giá xây lắp tăng đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty.
6.2. Môi trường bên ngoài.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên sự cạnh tranh là rất gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả về giá dự thầu, về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm công tác trong ngành... là rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty phải nỗ lực hết mình phấn đấu để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao uy tín cho Công ty... đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của ngành.
Một thực tế không thể không nhắc tới đó là những bất cập tồn tại trong đấu thấu xây dựng của nước ta đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty Hữu Nghị nói riêng, các Công ty xây dựng nói chung. Đó là các hiện tượng như:
Mua thầu, thông thầu, ...
Luật đấu thầu ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thậm chí có những văn bản không thống nhất gây khó khăn cho việc thi hành.
Phần II
Phân tích tình hình thực tế về công tác lập giá dự thầu xây lắp.
I.Vai trò của công tác lập giá dự thầu đối với công tác đấu thầu của Công ty.
1. Thế nào là giá dự thầu?
Giá dự thầu là giá do các doanh nghiệp xây dựng (nhà thàu) tham gia tranh thầu tự lập ra để tranh thầu với các nhà thầu khác trên cơ sở hồ sơ thiết kế, các yêu cầu của chủ đầu tư (bên mời thầu), các quy định chung về đơn giá và định mức chi phí của nhà nước, các kinh nghiệm khả năng và chiến lược của nhà thầu.
Theo điều 3 khoản 24 trong quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/NĐ - CP năm 1999 thì giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong Hồ sơ mời thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có). Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, là giá do các nhà thầu lập ra để tranh thầu dựa trên Hồ sơ thiết kế, các yêu cầu của bên mời thầu, các định mức, đơn giá, kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu thực tế và dựa vào ý đồ chiến lược tranh thầu.
Đơn giá dự thầu phải được hiểu là đơn giá tổng hợp đầy đủ._. bao gồm: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT đầu ra và các thuế khác (nếu có).
Chi phí trực tiếp khác bao gồm: chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển thiết bị và nhân lực thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.
Một số chi phí khác: chi phí hỗ trợ tạo điều kiện làm việc tại hiện trường cho tư vấn giám sát, chi phí trang thiết bị thí nghiệm hiện trường.
Giá dự thầu phải được hiểu lấy theo mặt bằng giá và thể chế hiện hành tại thời điểm mở thấu. Trên cơ sở khung giá, thể chế hiện hành của nhà nước, nhà thầu có thể bỏ giá theo khả năng thực có của mình để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bảo tồn vốn của nhà thầu nhằm hạ giá thành công trình một cách hợp lý đảm bảo sự phát triển của nhà thầu.
2. Vai trò của công tác lập giá dự thầu đối với Công ty.
Trong đấu thấu, chỉ tiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng thầu cao.
Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố. Nó thể hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp như:
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến.
Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về giá một cách linh hoạt trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dự án, địa điểm của dự án, phong tục tập quán của địa phương có dự án thi công.
Do đó, công tác lập giá dự thầu đối với các công ty xây dựng nói chung, Công ty Hữu Nghị nói riêng là hết sức quan trọng, cần sự phối hợp của tất cả các bộ phận để có thể đảm bảo giá dự thầu lập ra hợp lý, phù hợp khả năng, nguồn lực Công ty mà vẫn cạnh tranh được với các nhà thầu khác khi tham gia tranh thầu và thắng thầu.
II. Thực tế lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty.
1. Các căn cứ lập giá dự thầu xây lắp.
1.1. Bản tiên lượng mời thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt.
Bản tiên lượng mời thầu là văn bản trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư nhằm thông báo cho các nhà thầu về khối lượng mời thầu từng hạng mục xây lắp cụ thể của gói thầu.
Hồ sơ thiết kế cũng là văn bản trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư nhằm hướng dẫn các nhà thầu về kết cấu công trình, các hạng mục,...Từ đó nhà thầu có thể lập giá chính xác, đưa ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý,...
Ví dụ: hạng mục bêtông móng cầu M200 là 200 m3, cán bộ lập giá phải đọc lại bản vẽ xem đã đủ khối lượng chưa, ví dụ đọc bản vẽ thấy hạng mục trên khối lượng là 250 m3 thì cần đưa ra văn bản gửi chủ đầu tư thông báo khối lượng chênh lệch trên, nếu chủ đầu tư phúc đáp lại khối lượng mời thầu vẫn là 200 m3 thì cán bộ lập giá thầu vẫn phải tính đủ cho 250 m3. Nghĩa là: giả sử đơn giá cho 1m3 hạng mục trên là 1.000.000 đồng thì khí tính giá cho cả hạng mục trên cán bộ tính giá sẽ tính như sau:
1000.000 đồng x250/200.
1.2. Biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu.
Là sự bố trí tổng thể của nhà thầu trong công tác thi công gói thầu xây dựng, là lời cam kết về chất lượng của công trình với chủ đầu tư bằng hệ thống bản vẽ và thuyết minh kèm theo.
Biện pháp tổ chức thi công là một trong những tiền để quan trọng trong tính giá dự thầu, đồng thời nó cũng là yếu tố mạnh tạo giá dự thầu cạnh tranh và là cơ sở để chủ đầu tư đưa vào danh sách ngắn.
Biện pháp tổ chức thi công thường đề cập đến các hạng mục như:
- Phương án thi công đặc trưng.
- Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu bố trí thi công gói thầu.
- Bố trí nhân lực chủ chốt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trong quá trình thi công.
- Biện pháp quản lý chất lượng công trình.
- Biện pháp an toàn kỹ thuật công trình.
1.3. Thể chế, định mức, giá ca máy hiện hành.
- Thông tư 04/2005/TT - BXD của Bộ Trưởng Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư 05/2002/TT - BXD ngày 14/3/2003 hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình.
- Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng hướng dẫn và quản lý chi phí xây dựng công trình.
- Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBNDMN ngày 18/1/2001 hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực.
- Thông tư 22/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/200 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với lao động.
- Định mức dự toán xây dựng cơ bản.
- Giá vật tư, vật liệu phổ thông theo thông báo giá của sở xây dựng tỉnh, thành phố.
- Bảng lương A6 ban hành kèm theo nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định về hệ số lương đối với ngành.
- Bảng giá ca máy số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 18/11/1998, quyết định số 10/2001/QĐ-BXD ngày 11/6/2001 và quyết định số 38/2002/QĐ-BXD ngày 27/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
- Một số quy định khác.
2. Quy trình lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty.
2.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu.
Cán bộ phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ thu thập thông tin về các gói thầu như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thấu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng...thông qua: hệ thống thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông (internet, báo đấu thầu...), quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý...
Căn cứ vào các thông tin có được nhân viên phòng kỹ thuật phân tích một cách chi tiết, cụ thể chính xác đối với từng gói thầu: quy mô, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, mức độ cạnh tranh trong đấu thầu...; tìm hiểu những đòi hỏi cụ thể của chủ đầu tư đối với gói thầu.
Qua sự phân tích trên, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của Công ty để lựa chọn ra gói thầu sẽ tham gia tranh thầu. Đồng thời xác định được điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ và dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
2.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu.
2.2.1. Chuẩn bị.
- Chuẩn bị các hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp xây dựng: giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, các thuyết minh về năng lực.
- Điều tra môi trường đấu thầu (điều kiện nơi gói thấu thực hiên) như: địa chất, đặc điểm thi công, khả năng sử dụng nhà thầu phụ, lao động dự trữ, điều kiện kinh tế – văn hoá - xã hội trong vùng,...
- Xác định phương án tổ chức thi công: áp dụng công nghệ mới trong thi công, phương pháp tuần tự, song song,...
2.2.2. Tiến hành lập giá dự thầu.
Nhiệm vụ tính giá dự thầu ở Công ty được giao cho 1 nhân viên phòng kỹ thuật thực hiện. Quy trình tính giá được thực hiện như sau:
Tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Đọc bản vẽ, tính lại khối lượng của hồ sơ mời thầu.
So sánh khối lượng trong tiên lượng mời thầu của hồ sơ mời thầu với khối lượng tự tính.
Làm văn bản gửi chủ đầu tư về khối lượng chênh lệch giữa khối lượng trong tiên lượng mời thầu với khối lượng trong bản vẽ (nếu có).
Lập các biểu mẫu tính giá.
+ Bảng phân tích đơn giá chi tiết.
+ Bảng dự toán chi tiết.
+ Bảng tổng hợp giá trị dự toán xây lắp.
2.3. Trình duyệt giá.
Sau khi lập được đơn giá cho công trình tham gia dự thầu, cán bộ lập giá sẽ tổng hợp giá của toàn bộ gói thầu, trình giám đốc xem xét, phê duyệt. Giám đốc căn cứ vào các yêu cầu của chủ đầu tư, khả nẳng hiện tại của công ty, chiến lược kinh doanh của công ty để xét duyệt. Nừu giám đốc xét thấy phù hợp thì sẽ phê duyệt; còn thấy chưa phù hợp thì bộ phận lập giá phải điều chỉnh lại theo yêu cầu và chỉ đạo của giám đốc.
2.4. Xác định giảm giá dự thầu.
Dựa vào mức độ cạnh tranh, sự hấp dẫn của công trình và thực lực của Công ty, người lãnh đạo quyết định có giảm giá hay không và tỷ lệ giảm giá là bao nhiêu?
Thư giảm giá được để trong phong bì to đựng cùng với hồ sơ dự thầu hoặc để riêng trong một phong bì nhỏ được dán kín có dấu niêm phong và phải được nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
Trong thư giảm giá, Công ty ghi rõ tỷ lệ giảm giá hoặc số tiền giảm, giá bỏ thầu sau giảm giá, giảm giá ở những phần việc gì, đơn giá nào và đơn giá dự thầu trước khi giảm giá. Tổng tiền giảm ở các đơn giá, các hạng mục phải bằng tổng số tiền xin giảm. Có trường hợp Công ty không ghi ró hạng mục, đơn giá được giảm hay tỷ lệ giảm mà chỉ có giá trị giảm thì được hiểu: mức giảm giá đó tính chung cho tất cả các hạng mục hay tính tỷ lệ giảm chung cho tất cả các đơn giá dự thầu.
3. Tổ chức công tác lập giá dự thầu.
3.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu.
Phòng kế hoạch – kỹ thuật có trách nhiệm tìm hiểu thông tin về gói thầu qua thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình; tìm hiểu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp; thông báo mời thầu của chủ đầu tư; các đặc thù của vùng, nguồn vốn đầu tư, tính cạnh tranh của gói thầu,… Từ đó, đưa ra cơ hội thắng thầu.
Sau khi xác định được cơ hội thắng thầu, trình giám đốc để quyết định đơn vị có tham gia tranh thầu hay không.
Công việc này được tiến hành liên tục trong quá trình hoạt động của Công ty.
3.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu.
Tất cả các phòng phối hợp với nhau tham gia vào công tác chuẩn bị hồ sơ năng lực của Công ty:
- Phòng tổ chức cán bộ lao động phụ trách thông tin về lao động, cán bộ,
- Phòng hành chính phụ trách nhiệm vụ xác nhận dấu, các giấy tờ hành chính theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Phòng kế toán – tài chính phụ trách thông tin về năng lực tài chính.
- Phòng vật tư – thiết bị phụ trách thông tin về xe máy thiết bị phục vụ cho thi công.
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật có nhiệm vụ thuyết minh các năng lực của Công ty, thuyết minh biện pháp thi công, dây chuyền công nghệ,…Một cán bộ kế hoạch phối hợp với cán bộ kỹ thuật để bóc tách khối lượng và lập giá dự thầu.
Công việc này tiến hành lâu nhất trong quá trình chuẩn bị đấu thầu. Tuỳ từng gói thầu lớn nhỏ, nhiều hay ít hạng mục mà thời gian thực hiện hoàn thành khác nhau nhưng dài nhất là trong 1 tuần.
3.3. Trình duyệt giá.
Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư, khả năng hiện tại của Công ty, chiến lược kinh doanh của Công ty để xét duyệt. Công việc này sẽ tiến hành ngay sau khi cán bộ lập giá trình giám đốc duyệt và thời gian chỉ mất 1 buổi.
3.4. Xác định giảm giá dự thầu.
Trưởng phòng kế hoạch sẽ đưa ra tỷ lệ giảm giá hoặc giá trị giảm giá nếu cần thiết. Sau đó trình giám đốc quyết định 1 lần nữa. Công việc này cũng chỉ mất 1 buổi.
4. Phương pháp xác định giá dự thầu.
Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc của hạng mục.
Đơn giá dự thầu của công tác xây lắp thứ i (ĐGi) bao gồm:
+ Chi phí vật liệu (VL).
+ Chi phí nhân công (NC).
+ Chi phí máy xây dựng (M).
+ Chi phí chung (C).
+ Thu nhập chịu thuế tính trước hay lãi dự kiến của nhà thầu (L).
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT).
Sau đây là phương pháp xác định các chi phí thành phần trong đơn giá dự thầu:
4.1. Xác định chi phí vật liệu (VL).
Chi phí vật liệu là những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm, các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo…), các thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu chi phí vật liệu tính đến chân công trình. ở đây không kể nguyên vật liệu dùng cho máy thi công, lán trại, thi công, nguyên nhiên liệu các xưởng sản xuất phụ.
*Chi phí vật liệu (VL) được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách chất lượng tính cho 1 đơn vị tính và giá bán các loại vật liệu đó bán tại nơi cung cấp vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình.
Vật liệu bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm có tính đến h`o hụt trong khi thi công theo định mức của doanh nghiệp.
+ Vật liệu phụ: tính theo % so với giá trị nguyên liệu chính (khoảng từ 5% - 10%).
+ Vật liệu luân chuyển như cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim…
Công thức tính chi phí nguyên vật liệu như sau:
VL= S QjxDjvlxkVL
Trong đó:
Qj là lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
Djvl là giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ j.
KVL là hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so vơí tổng chi phí vật liệu chính quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản hoặc kết cấu xây dựng (nếu có).
Giá vật liệu xây dựng bình quân đến hiện trường xây dựng được xác định theo thông báo giá của Liên Sở.
4.2. Xác định chi phí nhân công (NC).
Chi phí nhân công là chi phí tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ lễ tết và một số chi phí lương khác) của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp kể cả công nhân chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. ở đây không tính lương của công nhân điều khiển, công nhân sản xuất ở các phân xưởng phụ cũng như của cán bộ công nhân viên gián tiếp.
Chi phí nhân công được xác định căn cứ vào:
+ Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc.
+ Giá nhân công trên thị trường lao động.
+ Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công.
Công thức tính chi phí nhân công như sau:
NC= S Qj xDnc xknc
Trong đó:
Djnclà mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định trong định mức dự toán xây dựng của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j.
Qj là lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j theo cấp bậc bình quân trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
Knc là hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có).
Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh nhân công xác định theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc xác định theo công trình khi công trình được xây dựng đơn giá theo chế độ tiền lương và các chế độ chính sách tiền lương riêng.
Chi phí nhân công trong dự toán xác định trên cơ sở đơn giá địa phương ban hành đã tính với mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng thì hệ số điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung mới chia cho mức lương tối thiểu đã tính trong đơn giá 350.000đ/tháng.
Như vậy, chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng công trình lập theo đơn giá xây dựng cơ bản nói trên được nhân với hệ số điều chỉnh tương ứng (knc) quy định tại bảng dưới đây.
4.3. Xác định chi phí máy (M).
Chi phí máy là những chi phí phục vụ máy trực tiếp thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình, bao gồm:
+ Chi phí một lần: là những chi phí chỉ phát sinh 1 lần (làm đường tạm chi cầu, tháo cầu…)
+ Chi phí thường xuyên như: chi phí nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công, bảo dưỡng định kỳ, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công.
Chi phí sử dụng máy được xác định căn cứ vào:
4.3.1. Trường hợp thuê máy.
Trường hợp khối lượng công tác làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì thuê máy theo ca. Giá ca máy theo giá thị trường xây dựng, cũng có khi dùng giá ca máy do nhà nước ban hành theo một mặt bằng nhất định và có điều chỉnh cho phù hợp cho người có máy cho thuê đủ bù đắp các chi phí và có lãi
Nếu khối lượng công tác làm bằng máy nhiều và thời gian thi công dài (trên 1 năm) thì công ty phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi để đưa ra quyết định hợp lý.
4.3.2. Trường hợp máy của công ty.
Chi phí trong một ca máy bao gồm:
+ Khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình).
+ Khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng.
+ Chi phí nhiên liệu, động lực, năng lượng.
+ Chi phí tiền công cho thợ máy.
+ Chi phí khác và các chi phí quản lý máy.
Công thức tính chi phí máy như sau:
M = S QjxDjmxkmtc
Trong đó:
Qj là lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản.
Djm là giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j (theo bảng giá dự toán ca máy, thiết bị thi công)>
kmtclà hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có).
Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công xác định theo công trình khi công trình được xây dựng bảng giá ca máy và thiết bị thi công riêng.
Chi phí máy thi công trong dự toán tính theo đơn giá địa phương với bảng giá ca máy và thiết bị thi công đó tính với mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng và chi phí nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tính thì hệ số điều điều chỉnh được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy.
Theo nguyên tắc trên hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng của các tỉnh, thành phố là 1,05. Những tỉnh, thành phố có cơ cấu xây dựng đặc thù sẽ do UBND tỉnh, thành phố quyết định nhưng không vượt quá 1,05.
Đối với các công trình thi công theo tuyến qua nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng bảng giá ca máy riêng thì chủ đầu tư tính toán hệ số điều chỉnh để báo các bộ quản lý ngàng phê duyệt; các trường hợp khác do người quyết định đầu tư quyết định.
Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (kmtc) quy định tại bảng dưới đây.
Bảng hệ số điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình.
Hệ số điều chỉnh
Đơn giá xây dựng cơ bản địa phương tính theo mức lương tối thiểu/ tháng
144.000 đồng
180.000 đồng
210.000 đồng
290.000 đồng
350.000 đồng
450.000 đồng
Chi phí nhân công (knc)
4.32
3.45
2.95
2.14
1.78
1.38
Chi phí máy thi công (kmtc)
1.55
1.50
1.45
1.35
1.32
1.28.
* Ngoài ra, trong chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy) còn có một số chi phí khác về vật liệu, nhân công, máy xây dựng nhưng không định mức trước được như chi phí vét bùn, tát nước, đào hố tôi vôi, điện phục vụ thi công ban đêm…
Theo thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 4 thang 4 năm 2005, chi phí trực tiếp khác này được tính bằng 1.5% so với tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy trong dự toán xây dựng.
TT=1.5%(VL+NC+M)
4.4. Xác định chi phí chung (C).
Chi phí chung là loại chi phí phục vụ chung cho mọi công việc nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình, gồm có: Chi phí quản trị hành chính, chi phí phục vụ công nhân trực tiếp thi công xây lắp, chi phí phục vụ thi công và các chi phí chung khác. Loại chi phí chung này có thể được tách làm 2 phần: chi phí chung trực tiếp phục vụ cho thi công tại công trường đối với từng hạng mục và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng công trình.
Công thức tính như sau:
C = PxT
Trong đó:
C là chi phí chung.
P là định mức chi phí chung, đối với công trình giao thông, mức quy định là 5.3%. Chi tiết xem bảng dưới đây.
T là chi phí trực tiếp. (T= VL+NC+M+TT).
Bảng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
Đơn vị tính: %
TT
Loại công trình
Chi phí chung
Thu nhập chịu thuế tính trước
1
Công trình dân dụng
6.0
5.5
2
Công trình công nghiệp
5.5
6.0
3
Công trình giao thông
5.3
6.0
4
Công trình thuỷ lợi
5.5
5.5
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
4.5
5.5
*Giá thành dự toán xây dựng (Z)
Z= T+C
4.5. Thu nhập chịu thuế tính trước (L).
Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
TL= Zxtỷ lệ quy định
Công thức tính:
Tỷ lệ quy định này đối với công trình giao thông là 6.0%. Chi tiết xem bảng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước ở trên.
*Đơn giá dự thầu trước thuế Z1:
Z1=TL+Z
4.6. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT).
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu… nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung vào đơn giá dự thầu và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.
VAT= Z x TXDGTGT
*Công thức tính:
Trong đó:
G là giá trị dự toán trước thuế.
TXDGTGT là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.(Theo quy định mức thuế suất cho ngành giao thông là 10%)
Z2=Z1+VAT
*Đơn giá dự thầu sau thuế
Các loại chi phí khác được phân bổ bằng 1 - 2% so với đơn giá dự thầu sau thuế.Tức là K=a%xZ2. ( a bằng 1 đến 2 tuỳ theo loại công trình: 1% - đối với những công trình nội đô, 2% cho những công trình ở xa, tuyến đường sắt, giao thông, kênh, mương máng; có trường hợp theo quy định của nhà mời thầu).
*Cộng đơn giá bỏ thầu: G=Z2+K
Bước 2: Xác định giá dự thầu cho từng hạng mục công trình.
Giá dự thầu cho từng hạng mục được xác định bằng tổng giá dự thầu từng hạng mục của hạng mục công trình.
Bước 3: Xác định giá dự thầu cho công trình.
Giá dự thầu được xác định theo công thức:
Gdth=S Qi x ĐGi
Trong đó:
Gdth là giá dự thầu
Qi là khối lượng hạng mục i do bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
ĐGi là đơn giá dự thầu hạng mục thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ cào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
n là số lượng hạng mục do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Cộng các chi phí và thuế trong đơn giá dự thầu ĐGdth.
Ngoài ra, có thể tính thêm hệ số trượt giá (Ktrg) và yếu tố rủi ro (Krr)
và ĐGi = ĐGdth(1+Ktrg+Krr).
Do giá nguyên vật liệu luôn biến động thất thường nên cán bộ lập giá không thể lường hết được sự biến động này. vì vậy, khi tính giá đơn giá trong dự toán tính thêm hệ số trượt giá và yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, thường 2 yếu tố này Công ty thường để trong phân bổ chi phí khác trong từng công việc của hạng mục.
Biểu tổng hợp phương pháp lập giá dự thầu tại công ty.
Giá dự thầu công trình
Gdth= tổng QixDi
Giá dự thầu hạng mục 1
Giá dự thầu hạng mục 2
Giá dự thầu hạng mục 3
Giá dự thầu hạng mục n
Giá dự thầu hạng mục 1
Giá dự thầu công việc m
Giá dự thầu công việc 3
Giá dự thầu công việc 2
Giá dự thầu
công việc 1
Chi phí vật liệu
VL=S QjxDjVL x kVL
Chi phí nhân công
NC= S QixDjncxknc
Chi phí máy thi công
M= S QjxDjmxkmtc
Chi phí chung: C= 5.3%xT
Chi phí trực tiếp
T=VL+NC+M+TT
Trực tiếp phí khác
TT= 1.5%x(VL+NC+M)
Giá thành dự toán xây dựng Z=T+C
Thu nhập chịu thuế tính trước TL=6%xZ
Đơn giá dự thầu trước thuế Z1=Z+TL
Thuế giá trị gia tăng: VAT=10%xZ1
Đơn giá dự thầu sau thuế: Z2=Z1+VAT
Chi phí khác được phân bổ: K=a% xZ2
Đơn giá bỏ thầu:G= Z2+K
III. minh hoạ Lập giá dự thầu của Công ty qua thực tế.
Công trình đường Xã Nà Hẩu (Đoạn An Thịnh - Đại Sơn), Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái.
Công trình tham gia đấu thầu tháng 3 năm 2007.
Gói thầu số 2: KM5+254.8 - KM11+414.47.
Công trình này gồm có 4 hạng mục:
+ Nền đường.
+ Mặt đường.
+ Hệ thống phòng hộ.
+ Công trình thoát nước.
1. Tính giá dự thầu cho hạng mục nền đường.
Hạng mục này gồm 11 công việc:
Vét bùn.
Đào nền đất C2
Đào nền đất C3
Đào nền đất C4
Đào rãnh đá C4.
Đào rãnh đất C3
Đào cấp đất C3
Đào xới đất C3.
Đào nền K95.
Đắp nền K98.
Đá hộc xây vữa M75.
*Tính đơn giá dự thầu cho công việc đắp nền K98.
Các hạng mục khác của hạng mục nền đường cũng làm tương tự như hạng mục trên.( Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá dự thầu).
Đơn giá dự thầu của các hạng mục của hạng mục nền đường cụ thể như sau:
Vét bùn: G1=70,899đồng.
Đào nền đất C2: G2=14,788đồng.
Đào nền đất C3: G3=16,925đồng.
Đào nền đất C4: G4=71,429đồng.
Đào rãnh đá C4: G5=289,412đồng.
Đào rãnh đất C3: G6=35,807đồng.
Đào cấp đất C3: G7=63,926đồng.
Đào xới đất C3: G8=29,685đồng.
Đào nền K95: G9=12,636đồng.
Đắp nền K98: G10=52,785đồng.
Đá hộc xây vữa M75: G11=530,706đồng.
Giá dự thầu của hạng mục nền đường là:
GHM1= S QĩxGi =30.48x70,899 + 1,404.33x14,788 + 7,637x16,925 + 5,001.94x71,429 + 175.14x289,412 + 1,018.48x35,807 + 392.84x63,926 + 3,678.55x29,685 + 4,628.55x12,636 + 3,957.85x52,785 + 75.62x530,706 =1,038,454,612đồng.
2. Tính giá dự thầu cho hạng mục mặt đường.
Hạng mục này gồm có 9 công việc:
Đào khuôn đất C3.
Đào khuôn đá C4.
Bù vênh đá dăm dày 8cm.
Bù vênh cấp phối dày 16cm.
Vá ổ gà.
Móng đá dăm 15cm.
Đá dăm lớp trên dày 15cm.
Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2.
Trồng vỉa.
*Tính đơn giá dự thầu cho công việc láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2.
Các hạng mục khác của hạng mục mặt đường cũng tính tương tự. (Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá dự thầu)
Đơn giá của các hạng mục của hạng mục mặt đường cụ thể như sau:
Đào khuôn đất C3: G1=63,926đồng.
Đào khuôn đá C4: G2=289,412đồng.
Bù vênh đá dăm dày 8cm: G3 =28,219đồng.
Bù vênh cấp phối dày 16cm: G4=29,061đồng.
Vá ổ gà: G5=50,915đồng.
Móng đá dăm 15cm: G6=50,583đồng.
Đá dăm lớp trên dày 15cm: G7=56,756đồng.
Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2: G8=63,685đồng.
Trồng vỉa: G9=18,483đồng.
Giá dự thầu của hạng mục mặt đường là:
GHM2= S QixDi = 2,143.76x63,926 + 1,027.18x289,412 + 3,104.13x 28,219 + 53.25x29,061 + 58.75x50,915 +19,394.02x50,583 +22,804.64x56,756 + 22,804.64x63,685 + 12,046.04x18,483=4,476,722,736đồng.
3. Tính giá dự thầu cho hạng mục hệ thống phòng hộ.
Hạng mục này gồm có 11 công việc như sau:
Cọc tiêu, cọc H.
Mốc lộ giới.
Cột KM.
Đào đất C3.
Đắp đất.
Biển báo tam giác + cột đỡ
Biển báo tròn + cột đỡ
Biển báo chữ nhật 1*1.6 + cột đỡ
Hộ lan mềm tôn sóng.
Đầu công hộ lan mềm tôn sóng.
Bêtông chèn chân cột M100.
*Tính đơn giá dự thầu cho công việc cột KM.
Đơn giá dự thầu của các hạng mục còn lại của hạng mục này cũng tính tương tự (Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá chi tiết)
Đơn giá dự thầu của các hạng mục của hạng mục hệ thống phòng hộ cụ thể như sau:
Cọc tiêu, cọc H: G1=100,697đồng.
Mốc lộ giới: G2= 100,697đồng.
Cột KM: G3= 291,696đồng.
Đào đất C3: G4= 139,161đồng.
Đắp đất: G5= 49,072đồng.
Biển báo tam giác + cột đỡ: G6= 665,781đồng.
Biển báo tròn + cột đỡ: G7= 791,649đồng.
Biển báo chữ nhật 1*1.6 + cột đỡ: G8= 2,321,282đồng.
Hộ lan mềm tôn sóng: G9= 484,550đồng.
Đầu công hộ lan mềm tôn sóng: G10=193,174đồng.
Bêtông chèn chân cột M100: G11=628,304đồng.
Giá dự thầu của hạng mục hệ thống phòng hộ là:
GHM3= S QixDi=161x100,697 + 31x100,697 + 6x291,696 + 86.48x139,161 + 46.19x49,072 + 30x665,781 + 3x791,649 +3x2,321,282 + 578 x 484,550 + 18x193,174 + 30.9x628,304=367,659,122đồng.
4. Tính giá dự thầu cho hạng mục công trình thoát nước.
Hạng mục này gồm có 31 công việc như sau:
Đào đất C3.
Đào nền đá C4.
Đắp đất k95.
Vét bùn.
Đắp cấp phối
Đá hộc xếp khan.
Đá hộc xây vữa M100.
Cống thép.
Cốt thếp cống tròn.
Cốt thép cống bản ứ>10
Cốt thép cống bản ứ<=10.
Bê tông chèn ống cống M100.
Bê tông móng cống M150.
Bê tông xà mũ M150.
Bê tông ống cống M200.
Bê tông xà mũ M200.
Bê tông cống bản M200.
Bê tống cống bản M250.
Làm mối nối ống cống + quét nhựa đường ngoài ống cống ứ75.
Lắp đặt ống cống ứ75.
Phá bỏ khối xây cũ.
Phá bỏ bê tông cống cũ.
Giấy dầu đệm bản và quét nhựa.
Bao tải tẩm nhựa chèn khe phòng lún.
Lắp đặt tấm bản.
Ván khuôn ống cống.
Ván khuôn xà mũ.
Ván khuôn tấm bản.
Ván khuôn tấm bản.
Đinh D<=10.
Cây chống.
*Tính giá dự thầu cho hạng mục bê tông xà mũ M200.
Đơn giá bỏ thầu của các hạng mục khác của hạng mục công trình thoát nước cũng được tính tương tự (chi tiết xem thêm trong bảng phân tích đơn giá dự thầu)
Tổng hợp ta có giá bỏ thầu hạng mục công trình thoát nước là:
GHM4=401,803,864đồng.
Tổng hợp giá dự thầu toàn bộ công trình:
Gdth=GHM1+GHM2+GHM3+GHM4=1,038,454,612+4,476,722,736+ 367,659,122 +
401,803,864= 6,284,640,334đồng.
IV.ảnh hưởng của công tác tính giá dự thầu đến kết quả đấu thầu và kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ hội và thách thức.
1. ảnh hưởng của công tác tính giá dự thầu đến kết quả đấu thầu và kết quả sản xuất kinh doanh.
Như đã nói ở phần I.5 doanh thu từ hoạt động xây lắp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao:
Năm 2003 chiếm 69%,
Năm 2004 chiếm 87,6%
Năm 2005 chiếm 89,7%
Năm 2006 chiếm 82,7%.
Điều đó chứng tỏ uy tín của Công ty trong lĩnh vực xây dựng ngày càng được nâng cao. Doanh thu từ hoạt động xây lắp không ngừng tăng và hoạt động xây lắp luôn là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đó thành công trong công tác xây lắp, hoàn thiện đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình tay nghề khiến kết quả đạt được ngày càng cao.
Công ty luôn quan tâm đến chất lượng của công tác lập giá dự thầu bởi công ty nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư căn cứ vào những tiêu chí chủ yếu như: Kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu, năng lực tài chính, tiến độ thi công, giá dự thầu. Giá dự thầu là một trong những tiêu chí để lựa chọn nhà thầu. Do vậy, công tác lập giá dự thầu ảnh hưởng đến khả năng doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu Công ty đưa ra mức giá quá cao, cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh trong khi phần kĩ thuật chưa có gì nổi trội so với các nhà thầu khác thì khả năng trượt thầu là rất cao. Hơn nữa, trong một quá trình tuyển chọn nhà thầu xây lắp, những nhà thầu được đánh giá về mặt kĩ thuật đạt từ 70% tổng số điểm trở lên thì sẽ tiếp tục được lựa chọn thông qua giá đánh giá
Giá đánh giá= Giá dự thầu +/- sai số học +/- điều chỉnh sai lệch +/-chi phí mặt bằng.
Giá dự thầu cao dẫn tới giá đánh giá cao, khả năng trúng thầu thấp. Mặt khác, công tác lập giá dự thầu có nhiều sai sót thì sai số học lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu.
Công tác lập giá dự thầu một mặt phải đảm bảo khả năng thắng thầu mặt khác phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi, tránh trường hợp đưa ra giá thấp đến khi trúng thầu đi vào thực hiện thì không mang lại hiệu quả.
Tỷ lệ thắng thầu của Công ty trong 5 năm gần đây dưới 40%. Tỷ lệ này là chưa cao.
Năm 2001, Công ty đã trúng thầu 12 công trình, trong đó có 2 công trình trên 20 tỷ.
Năm 2002, Công ty trúng thầu 7 công trình, trong đó có 5 công trình trên 10 tỷ.
Năm 2003, Công ty trúng thầu 5 công trình, trong đó có 2 công trình trên 20 tỷ, 1 công trình trên 30 tỷ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36643.doc