Tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Đoàn Minh Giang: ... Ebook Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Đoàn Minh Giang
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Đoàn Minh Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập tại trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, qua sự giảng dạy của các thầy cô mỗi sinh viên đều được trang bị những kiến thức cần thiết nhất về ngành học của mình. Được sự giúp đỡ của nhà trường mỗi người đều được tiếp cận và tìm hiểu thực tế nhằm trang bị thêm những kiến thức có ích trong thực tế tránh khỏi những ngỡ ngàng khi ra trường.
Với sự giới thiệu của nhà trường em được đến công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG thực tập .
Công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG., JSC là một công ty chuyên đầu tư, tư vấn các ngành nghề kinh doanh. Công ty được thành lập cách đây 5 năm. Quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của công ty là những kiến thức cần thiết để em liên hệ giữa lý thuyết đã được học ở nhà trường áp dụng vào thực tế nghiên cứu hoạt động kinh doanh ở công ty .Từ đó phân tích, đánh giá tổng hợp để viết thành khoá luận.
Sau một khoảng thời gian thực tập tại công ty cổ PHẦN ĐẦU TƯ & XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG cùng với sự giúp đỡ của cô PHAN THU HIỀN trong bộ môn kinh tế đầu tư và các cô chú, anh chị trong công ty em đã hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này. Tuy vậy trong cách đánh giá của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ thêm của cô PHAN THU HIỀN để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG.
I, Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
1, Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty thành lập vào tháng 5 /2001 với tên gọi công ty XNK FIC.
+ Địa chỉ: Trung Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội.
Năm 2004 công ty tạm ngừng hoạt động.
+Tháng 5 năm 2005 công ty chính thức hoạt động trở lại với tên gọi công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
+ Trụ sở chính: tầng 3 -Nhà B3A -Khu đô thị Nam Trung Yên -Trung Hoà -Cầu Giấy -Hà Nội.
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Bá Tiến – Giám Đốc công ty.
- Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ công sáng lập.
- Vốn điều lệ ban đầu 1,8 tỷ đồng.
- Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp – Chi nhánh Đông Anh
Qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, ngày 20/5/2006 tên công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC chính thức ra đời.Với các ngành nghề kinh doanh: + Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính.
+ Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ
+ Buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử
+ Du lịch nội đại và cho thuê xe du lịch.
+ Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài.
- Hình thức hoạt động:
+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
+ Công ty có thể thay đổi hình thức và mục tiêu chức năng sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ và các nội dung khác trong hồ sơ đăng kí kinh doanh khi hội đồng quản trị xét có lợi nhất đồng thời phải khai báo với sở kế hoạch đầu tư Hà Nội để cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh và phải dăng báo để thông báo.
Công ty được thành lập với các thành viên cùng với chức vụ như sau: Giám đốc: Nguyễn Bá Tiến.
Giám đốc: Ngô Đình Lợi
Hoàng Thị Nguyệt.
Kế toán: Đào Ngọc Hà; Lê Thị Thuỷ.
Trưởng phòng hành chính: Nguyễn Thị Hoan
Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Bá Luân.
Trưởng ban dự án: Trần Quang Mên.
Trong đó giám đốc đồng thời là chủ tịch HĐQT.
Công ty hoạt động trên hình thức công ty cổ phần và hoạt động chủ yếu là tư vấn dự án và trực tiếp đầu tư.
2, Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban công ty.
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Hội đồng quản trị
Giám đốc
P. Giám đốc nhân sự
P. Giám đốc kinh doanh
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Ban dự án
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và nhân viên công ty.
a, Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền hợp pháp của công ty.
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
b, Ban giám đốc:
Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
c, Phòng hành chính - tổng hợp:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và công ty. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại công ty, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
d, Phòng kinh doanh:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của công ty.
e, Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại cña công ty theo đúng quy định hiện hành.
f, Ban dự án:
Là nơi tiếp nhận các dự án do các công ty khác gửi đến và giúp họ viết hoặc hoàn thiện dự án, qua đó gửi các dự án cho ngân hàng để giúp họ vay vốn.
Mặc dù mỗi phòng ban có 1 chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có những mối quan hệ công viếc mật thiết giúp cho công ty hoạt động được hiệu quả và khoa học.
3, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
3.1, Một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty.
Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song trong giai đoạn này đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành nghề kinh doanh được bổ sung, ban đầu công ty chỉ kinh doanh ở lĩnh vực tư vấn dự án và tư vấn việc làm trong và ngoài nước là chủ yếu, cho giai đoạn này đến nay công ty đã mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh như: Tư vấn đầu tư và trực tiếp đầu tư tài chính, tư vấn bất động sản, cung cấp các dịch vụ du lịch, trực tiếp đầu tư trồng rừng.
Về Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính, các dự án công ty thu hút về tư vấn ngày càng nhiều, các dự án này tăng lên cả về tổng vốn đầu tư và thời gian. Tuy nhiên các dự án mà công ty thu hút vẫn chủ yếu là các dự án của các doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH, công ty cổ phần, mà vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư ngoài nước cũng như của các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó lĩnh vực đầu tư tài chính có trong ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty nhưng vẫn chưa được triển khai.
Về lĩnh vực Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ, đây cũng là một trong các hoạt động đang diễn ra một cách sôi động trong công ty. Tại công ty thông thường khách hang đến nhờ công ty tư vấn mua bán bất động sản cũng đồng thời nhờ công ty tư vấn luôn về thủ tục cấp tách sỏ đỏ. Lượng khách hang tìm đến công ty trong lĩnh vực này cũng khá nhiều
Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài trong các năm qua thì thị trường của công ty về lĩnh vực này luôn được mở rộng bởi công ty có hệ thống cộng tác viên khá rộng lớn và hoạt động tương đối mạnh, lĩnh vực này đã đem lại nguồn thu khá lớn cho công ty.
Ngoài các hoạt động trên thì buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử, du lịch nội đại và cho thuê xe du lịch đã và đang được công ty triển khai từ năm 2005, và cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Số lượng nhân viên tăng hơn gấp đôi, đồng thời lương tăng gấp 1,5 lần. Ban đầu thành lập công ty chỉ có hơn 10 người, đến nay số lượng đã tăng lên 50 người. Mức lương trung bình tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/người ban đầu lên 2 triệu đồng/tháng/người hiện nay.
* Các mặt còn tồn tại:
- Một số bộ phận có dấu hiệu chững lại như việc tư vấn lao động trong và ngoài nước.
Hiện nay tai nước ta nhu cầu việc làm trong nước cũng như xuất khẩu lao động rất nhiều do đó hoạt động tư vấn lao động cũng dã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên trong thời gian qua hoạt động này có dấu hiệu chững lại do chậm đổi mới với nhu cầu của thị trường và thêm vào đó là một số mâu thuẫn tại nội bộ công ty
- Bộ phận hành chính còn chưa làm việc đúng năng lực.
Bộ phận hành chính chưa kết hợp tốt với các phòng ban để thực hiện các công việc. Công tác quản trị văn phòng thực hiện cũng chưa được tốt.
- Ban giám đốc quản lý công ty còn lỏng lẻo, đặc biệt chưa chăm lo thiết thực tới đời sống nhân viên.
- Đôi khi ý thức của một số nhân viên chưa được tốt.
Một số nhân viên khi không có sự có mặt của lãnh đạo thường sao nhãng công việc, nói chuyện riêng và chơi điện tử …
3.2, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng doanh thu qua các năm như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
đ v: triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Doanh thu
1.856,23
2.663,33
0
4.332,25
4.899,26
2
Chi phí
1.712,06
2.602,60
39,34
3.059,13
3.279,88
3 = 1- 2
LN trước thuế
144,17
60,73
-39,34
1.273,12
1619,38
4
LN từ hoạt động tài chính
0
0
0
0
0
5
LN bất thường
0
0
0
0
0
6
Thuế phải nộp
40,37
17,00
0
356,47
453,43
7
LN sau thuế
103,8
43,73
-39.34
916,65
1.165,95
8
LN bình quân/lao động
5,19
1,67
0
22,9
23,32
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Sau năm 2004 tạm ngừng hoạt động thì lợi nhuận của công ty đã tăng lên một cách mạnh mẽ, đóng góp thuế do đó cũng tăng lên. từ bảng trên ta thấy công ty không có nguồn thu từ hoạt động tài chính cũng như nguồn thu bất thường nào. Năm 2002 công ty được thành lập và cũng trong năm này lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 103,8 triệu đồng đây là một con số không phải là nhỏ với một công ty mới hoạt động nhất lại là hoạt động trong lĩnh vực tư vấn là chủ yếu. Năm 2003 công ty bỏ tiền ta chi tiêu nhiều hơn song thu thu về không cao mặc dù có tăng hơn năm trước, điều này đã gây khó khăn lớn cho công ty về lĩnh vực tài chính. Đến cuối năm này, một số cổ đông lại rời bỏ công ty do vậy để tồn tại và củng cố lại công ty, ban giám đốc quyết định cho công ty tạm ngừng kinh doanh. Năm 2005 công ty hoạt động trở lại và đã thu được những thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, nguồn nhân lực được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Do có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, năm 2006 công ty lại tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Qua bảng trên cũng có thể thấy lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng lên mặc dù số lượng lao động tăng lên bình quân mỗi năm là 15 người.
Như vậy giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn mà công ty CP Đầu tư XNK ĐMG có nhiều biến động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã đi vào ổn định và lợi nhuận thu được ngày càng cao.
II,Tình hình đầu tư của Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
1. Vốn, nguồn vốn đầu tư tại công ty.
1.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư.
Bảng 2: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn Đầu tư thực hiện
triệu đồng
442.3
163.5
****
397.3
298
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
triệu đồng
-278.8
****
397.3
-81.3
3
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-63.03
****
-20.4
4
Tốc độ tăng định gốc
%
-63.03
****
-10.17
-32.6
Biểu đồ 1: Quy mô vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002 – 2006 (triệu đồng)
Qua đây ta thấy do đa số hoạt động của công ty là hoạt động tư vấn nên vốn đầu tư không nhiều. Sau 5 năm hoạt động thì tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty vào năm 2002 đạt cao nhất với 442.3 triệu đồng, do năm nay là năm mà công ty ra đời do đó phải đầu tư nhiều máy móc thiết bị cũng như là cơ sở hạ tầng. Năm 2003 khi đã đi và hoạt động ổn định hơn thì công ty lại gặp khó khăn khi một số cổ đông sang lập rời bỏ công ty, điều này gây ra khó khăn lớn cho công ty, doanh thu giảm đáng kể và sang năm 2004 công ty tạm ngừng hoạt động nên vốn đầu tư thực hiện không có. Đến năm 2005 công ty đầu tư trở lại song số vốn này cũng không nhiều, qua bảng 2 và biểu đồ 1 thì có thể thấy rõ rang vốn đầu tư công ty các năm biến động mạnh, namư sau thấp hơn năm trước và thấp hơn năm 2002. Lượng tăng tuyệt đối, tốc độ tăng định gốc cũng như liên hoàn của lượng vốn này hàu như đạt âm. Qua bảng vốn đầu tư thực hiện theo nguồn vốn ta cũng thấy đến năm 2005 công ty đã liên doanh với các công ty trong nước, đến năm 2006 đã liên kết được với nước ngoài. Vốn đầu tư của hai năm này cũng hạn chế và còn thấp là do năm 2005 cũng là năm công ty chính thức theo đuổi dự án trồng cây Jatropha tại tỉnh Sơn La. Dự tính năm 2007 khi dự án được giải ngân công ty sẽ tiến hành trồng cây, năm 2007 vốn đầu tư của công ty sẽ có bước nhảy vọt đáng kể.
Bảng 3: Vốn đầu tư thực hiện của công ty theo nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư thực hiện
442.3
163.5
0
379.3
298
2
Vốn tự có
256.2
98.1
0
113.7
44.7
3
Vốn vay
177.1
65.4
0
189.65
119.2
4
Vốn liên doanh, liên danh trong nước
0
0
0
75.8
44.7
5
Liên kết, liên doanh với nước ngoài
0
0
0
0
89.4
nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Cơ cấu về vốn đầu tư của công ty quan các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Bảng cơ cấu vốn đầu tư của công ty CP Đầu Tư & XNK ĐMG
Đơn vị: %
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Vốn tự có
60
60
0
30
15
2
Vốn vay
40
40
0
50
40
3
Vốn liên doanh, liên danh trong nước
0
0
0
20
30
4
Liên kết, liên doanh với nước ngoài
0
0
0
0
15
nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Biểu đồ 2: Cơ cầu nguồn vốn đầu tư của công ty ĐMG 2002 – 2006
Qua các năm công ty đầu tư bằng vốn tự có có xu hướng giảm xuống cả về số lượng lẫn tỷ trọng vốn. Do hoạt động tư vấn nên năm 2002, 2003 công ty không liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nào mà chỉ kinh doanh bằng vốn tự có và vốn vay. Năm 2005 thì do mới trở lại hoạt động sau một năm tạm nghỉ lúc này vốn vay trong vốn đầu tư của công ty là gần 190 triệu đồng, chiếm 50% tổng vốn, cũng trong năm này một vài doanh nghiệp nhỏ trog nước cùng lien kết liên doanh với công ty trong hoạt động xúc tiến đầu tư trồng rừng tại Sơn La, nguồn vốn này tuy ít song cũng đã chiếm tới 15%. Cuối năm 2006 khi mà vào năm 2007 công ty sẽ tiến hành đầu tư trồng rừng tại Sơn La thì công ty cũng đã hợp tác với một đối tác nước ngoài cùng dầu tư và lĩnh vực này, tháng 12/2006 đã huy động được 90 triệu đồng mua sắm máy móc, chiếm khoảng 15%.
1.2. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư của công ty theo nội dung đầu tư:
Bảng 5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
giai đoạn 2002-2006
đv: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
1, Đầu tư xây dựng cơ bản
86
83
0
92
88,4
2, Đầu tư mua sắm MMTB
336.3
68,5
0
277.3
169.6
3. Khác
20
12
0
10
40
Tổng
442.3
163.5
0
379.3
298
nguồn: báo cáo tài chính qua các năm
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nên đầu tư và xây dựng cơ bản ít hơn là đầu tư và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho các hoạt động của công ty, ngoài 2 hoạt động đầu tư này thi cũng có những khoản đầu tư khác nhưng không đáng kể.
2. Dự án đầu tư của công ty.
Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn song công ty hiện đang tham gia đầu tư dự án trồng 99.000 ha rừng bằng cây Jatropha tại tỉnh Sơn La, do đó công ty đã và đang tập trung lập kế hoạch và tổ chức quản lý dự án này. Dự án này được chia làm ba giai đoạn, giai đoận một trồng 10.000 ha rừng với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ dồng, được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009, giai đoạn hai trồng 30.000 ha trong ̀ năm tiếp theo và trong 10 năm tiếp theo trồng nốt diện tích còn lại. Dự tính tổng vốn đầu tư trong cả 3 giai đoạn lên tới khoảng 2000 tỷ đồng.
III, Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu đoàn minh giang.
1. Phương pháp lập dự án tại công ty.
1.1. Phương pháp phân tích đánh giá.
Phương pháp phân tích đánh giá được áp dụng hầu hết trong nội dung cũng như quy trình lập dự án tại công ty. Từ các thông tin mà đối tác cung cấp và số liệu do công ty nghiên cứu có được, qua đó phân tích, đánh giá phục vụ dự án. Một số phương pháp phân tích đánh giá được công ty sử dụng như:
1.1.1. Phân tích theo chỉ tiêu.
Theo phương pháp này dự án được căn cứ và các chỉ tiêu nhất định qua đó các thành viên trong ban dự án chọn lọc các thông tin cần thiết và đưa ra phương án tốt nhất cho dự án. Trong nội dung phân tích tài chính thì bắt buộc trong các chỉ tiêu xác định hiệu quả phải đạt được những chỉ tiêu nhất định thì dự án mới khả thi. Trong phân tích chỉ tiêu tài chính các chỉ tiêu thường được sử dụng đó là: Giá trị hiện tại thuần NPV, chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR, chỉ tiêu lợi ích trên chi phí B/C, Thời gian thu hồi vốn T. Trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì các chỉ tiêu mà công ty sử dụng trong quá trình lập dự án đó là: Số lao động thu hút được, Mức đóng góp và ngân sách địa phương, Mức đóng góp thuế, và một số chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
1.1.2. Phân tích rủi ro.
Công tác lập dự án tại công ty luôn phải xác định được những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và đề ra được những phương án tốt nhất cho dự án để hạn chế tối đa mà dự án gặp phải. Công việc phân tích rủi ro trong quá trình lập dự án ban dự án của công ty luôn phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để cùng bàn bạc, trao đổi sau đó cùng nhau đưa ra các rủi ro mà dự án có thể gặp phải và các biện pháp đối phó. Có thể nói dự án nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro nhất định, các rủi ra thường được nêu ra như: Sự biến động của thời tiết, biến động của thị trường , biến động nhân sự trong cơ cấu làm việc, biến động chính sách và môi trường đầu tư… Khi phân tích rủi ro bao giờ ban dự án cũng như chủ đầu tư đều cần phải áp dụng phối hợp với phương pháp dự báo.
1.2. Phương pháp dự báo và phương pháp so sánh
Dự án tại công ty bao giờ cũng có thời gian từ 15 năm trở lên, do vậy phương pháo dự báo là rất quan trọng và nó cũng đã được các thành viên trogn quá trình lập dự án áp dụng linh hoạt và triệt để. Phương pháp dự báo đòi hỏi phải căn cứ vào những cơ sở thực tiễn và sự nhạy bén với những biến động của thị trường. Phương pháp này được công ty áp dụng khá tốt. Bên cạnh đó công ty còn áp dụng cả phương pháp so sánh và lập dự án có nghĩa là so sánh đối chiếu các nội dung trong dự án với các chỉ tiêu nhất định và so sánh các phương án, các dự án với nhau.
2, Quy trình lập dự án tại công ty.
Quy trình lập dự án tại công ty là các bước thưc hiện nhằm có thể hoàn tất hòn chỉnh một dự án từ khâu tiếp nhận một dự án đến khi kết thúc dựa án.
* Quy trình lập dự án tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Quan hệ quản lý
Thứ tự quy trình lập dự án
Tiếp nhận dự án
Đánh giá dự án
Nghiên cứu thị trường
Tổ chức lập dự án
Lập dự án
Kiểm tra đánh giá dự án
Gửi dự án cho đối tác
Kết thúc dự án
BAN GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN DỰ ẦN
*Giải thích sơ đồ:
- Tiếp nhận dự án:
Đây là công đoạn đầu tiên của công tác lập dự án tại công ty. Trưởng ban dự án là người trực tiếp đứng ra tiếp nhận các dự án từ đối tác. Trong giai đoạn này thì trưởng ban dự án và một và thành viên khác trong ban dự án nắm bắt một số thông tin chính về chủ đầu tư của dự án, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu của chủ đầu tư trong dự án được tiếp nhận… Sau khi tiếp nhận trưởng ban dự án tổ chức cho các nhân viên trong ban dự án đánh giá dự án.
- Đánh giá dự án:
Các nhân viên cùng trưởng ban dự án đánh giá, nhận xét từ tổng quan cho tới chi tiết dự án tiếp nhận. Từ những thông tin sơ bộ có được sau khi tiếp nhận dự án các thành viên cùng xem xét yêu cầu của chủ đầu tư về dự án với các nội dung trong dự án, định hướng phương pháp lập dự án cho phù hợp với yêu cầu. Sau ®ã trưởng ban dự án căn cứ và công việc của từng người tæ chøc cho c¸c thành viªn ban dự án thực hiện nghiªn cøu thÞ trêng.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường.
Là công đoạn quan trọng cũng nhất tốn kém nhất cả về thời gian và chi phí. Giai đoạn này ban dự án tiến hành thu thập và xử lý thông tin trên thị trường, phục vụ công tác lập dự án. Những người được phân công làm công tác nghiên cứu thị trường thường là những người đã hoàn thành công việc của mình tại dự án trước và họ cũng là người tham gia chủ yếu vào công tác lập dự án của dự án họ đang nghiên cứu thị trường.
Công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thị trường là trưởng ban dự án cùng các thành viên được phân công xuống trụ sở của đối tác và địa điểm thực hiện dự án để làm việc trực tiếp với đối tác và thu thập các thông tin cần thiết khác phục vụ công tác lập dự án. Trong trường hợp thiếu những thông tin mà ban dự án không có được thì yêu cầu họ chuẩn bị và gửi thông tin cho mình sau.
Sau đó dựa vào những nội dung và yêu cầu của chủ đầu tư thì thành viên trong ban dự án sẽ tiến hành nghiên cứu đầy đủ để tiến hành lập dự án hoàn chỉnh. Công tác nghiên cứu thị trường này có thể được tiến hành song song với việc lập dự án sau này.
- Tổ chức lập dự án:
Trong giai đoạn này trưởng ban dự án cùng các thành viên nghiên cứu thị trường căn cứ vào công việc cụ thể của từng người phân công công việc viết dự án cho hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng thành viên. Công việc được phân công chủ yếu dựa vào nội dung của dự án, cùng với việc thu thập, xử lý thông tin có được từ công tác nghiên cứu thị trường.
- Lập dự án.
Tõ c¸c th«ng tin cã ®îc ë c¸c giai ®o¹n trªn vµ phèi hîp víi c¸c chuyªn gia vÒ kü thuËt, ban dù ¸n tiÕn hµnh lập dự án hoàn chỉnh theo từng nội dung đã được phân công.
- Kiểm tra đánh giá.
Sau khi viết xong, dự án sẽ được trưởng ban dự án và các thành viên kiểm tra để khắc phục các thiếu sót và hoàn thiện dự án. Sau đó dự án được trình giám đốc xem xét và thông qua.
- Gửi dự án cho đối tác.
Dự án được gửi cho đối tác để kiểm tra, ký tên, đóng dấu. Lúc này chủ đầu tư sẽ đến công ty xem xét, kiểm tra xem dự án có gì bổ xung sửa đổi hay không, nếu có thì yêu cầu ban dự án điều chỉnh lại cho phù hợp, nếu không thì tiến hành ký tên, đóng dấu, và làm các thủ tục cần thiết khác.
- Kết thúc dự án:
Trưởng ban dự án sẽ tiến hành tổng hợp cả quá trình lập dự án, chỉ ra những thiếu sót cũng như các thành tựu đã đạt được trong công tác lập dự án vừa hòan thành để rút kinh nghiệp cho các dự án sau.
Ở sơ đồ nêu trên thì mũi tên nét đứt thể hiện quan hệ quản lý trong đó ta thấy ban giám đốc quản lý trong công đoạn tiếp nhận dự án, kiểm tra đánh giá dự án khi dự án hoàn thành, còn laịi là trưởng ban dự án phải tiến hành quản lý toàn bộ quy trình lập dự án.
3. Tổ chức thực hiện.
3.1. Tổ chức phân công công việc.
Hiện nay ban dự án của công ty có 7 người, 1 trưởng ban và 6 nhân viên. Khi tiếp nhận, cũng như tổ chức thực hiện lập dự án thì trưởng ban dự án chịu trách nhiệm phân công công việc cho các nhân viên của ban dự án. cụ thể như sau:
- Trưởng ban dự án là người trực tiếp làm việc với đối tác khi họ có nhu cầu lập dự án, và trực tiếp trả lời họ có tiếp nhận tư vấn lập dự án giúp họ hay không. Bên cạnh đó trưởng ban dự án tổ chức cho 1 nhân viên làm viêc cùng đối tác về một số nội dung trong dự án phải lập.
- Trưởng ban dự án tiến hành xem xét đánh giá dự án, bố trí thời gian, công việc cho nhân viên để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Thực hiện công viêc này, trưởng ban dự án thường bố trí 2 đến 3 nhân viên cùng với trưởng ban đi đến công ty của đối tác, tìm hiểu và lấy các số liệu cần thiết, thực hiện nghiên cứu thị trường. Các nhân viên còn lại vẫn tổ chức hoàn thành các dự án chưa hoàn thành.
- Tiếp đến trưởng ban dự án giao cho trưởng nhóm viết dự án phân công công việc cho các thành viên để lập dự án, trưởng nhóm sẽ xem xét phân công từng nội dung của dự án cho từng thành viên dựa trên các số liệu thu thập được. Một số nội dung có thể trưởng ban sẽ liên hệ với một số cơ quan khác để thực hiện như thiết kế bản vẽ, đánh giá công nghệ... Trong công đoạn này công tác nghiên cứu thị trường có thể vẫn được tiến hành song song để bù đắp các thông tin thiếu hụt và sửa chữa các thông tin sai lệch trong dự án.
- Các thành viên được phân công thực hiện viết các nội dung trong dự án dựa vào số liệu có được, trưởng nhóm viết dự án thực hiện điều chỉnh và xem xét các nội dung của trong dự án đang được lập.
- Sau khi dự án hoàn thành sẽ được trưởng ban dự án xem xét kiểm tra và yêu cầu điều chỉnh nếu cần.
- Trưởng ban dư án gửi dự án cho đối tác để đối tác xem xét, ký tên đóng dấu.
3.2. Nhiệm vụ các phòng ban trong công tác lập dự án:
Như đã nói ở trên thì mặc dù các phòng ban trong công ty được phân công chức năng và nghiệm vụ rõ ràng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong công tác lập dự án thì nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty như sau:
- Phòng Kế toán:
Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, phạt, BHXH, BHYT, CPCĐ cho toàn nhân viên công ty nói chung và thành viên ban dự án nói riêng.
Thực hiện tạm ứng, thanh toán các hoản chi phí cho các thành viên ban dự án khi ban dự án yêu cầu để phục vụ công tác lập dự án.
Thực hiện thu tiền từ đối tác yêu cầu lập dự án và các khoản phí có liên quan, đồng thời thu hồi kinh phí nếu công việc chưa được thực hiện.
Trong một số trường hợp cử một số nhân viên của phòng mình giúp đỡ ban dự án ở một số nội dung trong lập dự án.
- Phòng hành chính - tổng hợp:
Tổ chức đón tiếp các đối tác đến làm dự án, thực hiện quản trị văn phòng, hành chính với ban dự án. Phòng hành chính - tổng hợp cũng là nơi phối hợp với ban dự án khi tiếp nhận dự án, và sổ các dự án tiếp nhận cũng như các dự án hoàn thành và được giao cho đối tác.
- Phòng kinh doanh:
Lập kế hoạch kinh doanh để trình ban giám đốc, thực hiện công tác thị trường tìm kiếm các dự án về cho công ty, đồng thời kết hợp với ban dự án làm công tác thị trường phục vụ công việc lập dự án trong những trường hợp cần thiết.
4, Nội dung lập dự án.
Do hầu hết các dự án mà công ty tiếp nhận để viết là để giúp các đối tác vay vốn do đó trong công tác lập dự án của công ty thì phải hoàn thành tất cả các nội dung trừ hồ sơ kỹ thuật sẽ được bên thuê cung cấp. Trong trường hợp bên thuê không có thì công ty sẽ nhận trọn gói dự án và hồ sơ kỹ thuật công ty sẽ liên kêt với các đối tác khác để thực hiện. Để có thể vay được vốn thì bắt buôc bên thuê phải cung cấp cho công ty hồ sơ pháp lý. Các nội dung của công tác lập dự án tại công ty được thể hiện như sau:
4.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là bước đầu tiên của quá trình lập dự án đầu tư, tuy nhiên với tư cách là một công ty tư vấn lập dựa án thì công việc nghiên cứu cơ hội đầu tư công ty không phải đảm nhận mà giai đoạn này đã được bên đối tác hoàn thành trước khi tìm đến công ty nhờ tư vấn một dự án hoàn chỉnh
4.2 Nghiên cứu tiền khả thi:
Các dự án mà công ty tiếp nhận chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án thường là các dự án của doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH, hay doanh nghiệp tư nhân do đó các dự án này đều không phải dự án nhóm A hay dự án quan trọng quốc gia nên các dự án lập tại công ty đều không phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, do vậy mà công ty cũng không phải tiến hành nghiên cứu tiền khả thi cho các dự án. Các công việc trước khi lập dự án hoàn chỉnh đểu được đối tác hoàn thành.
4.3 Dự án đầu tư:
- Các giấy tờ cần thiết ban đầu:
Đây là các giấy tờ mà khi tiếp nhận dự án công ty yêu cầu bên thuê phải cung cấp, một số giấy tờ nếu không có đủ có thể cung cấp sau.
+ Đăng ký kinh doanh.
+ Đăng ký thuế.
+ Quyết định bổ nhịêm Giám đốc, Kế toán trưởng.
+ Hộ khẩu, CMND phô tô công chứng của Giám đốc, Kế toán
+ Chi tiết tài khoản tại ngân hàng.
+ Điều lệ công ty.
+ Biên bản họp hội đồng về việc vay vốn.
+ Xác nhận không dư nợ ngân hang.
+ Chấp thuận đầu tư.
+ Chứng chỉ quy hoạch
+ Hợp đồng thuê đất.
+ Biên bản bàn giao đất.
+ Báo cáo tài chính 2 năm và 2 tháng gần nhất.
Dự án khi lập thường bao gốm các nội dung sau:
Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án đầu tư:
Với nội dung này dự án phải nêu lên được đÞa chØ, trô së chÝnh cña c«ng ty, gi¸m ®èc, kÕ to¸n trëng, §iÖn tho¹i, GiÊy phÐp ®¨ng kÝ kinh doanh, Tµi kho¶n, m· sè thuÕ, Ngµnh nghÒ kinh doanh, địa điểm thực hiện dự án. Sau đó là phần nêu tóm tắt dự án.
Sự cần thiết phải đầu tư:
+ Cơ sở pháp lý của dự án: những cơ sở căn cứ, các điều luật, nghị định, quyết định để dự án thực hiện.
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn nơi dự án xây dựng giúp cho dự án có tính khả thi cao.
Trong nội dung này dự án đánh giá nhu thị trường đầu ra và đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, đặc điểm tại địa điểm thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
Mục tiêu đầu tư:
Dự án được thực hiện với mục tiêu chính nào, mục tiêu của chủ đầu tư, mục tiêu của địa phương, của xã hội, cộng đồng.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hôi của vùng thực hiện dự._. án
Thông thường nội dung này nằm trong phần II của một dự án. Cụ thể như sau:
+ Vị trí địa lý: Nêu lên cụ thể vị trí của địa điểm thực hiện dự án, và những vùng tiếp giáp dự án.
+ Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án: nêu lên đặc điểm về đại hình của vùng thực hiện dự án, có thuận lợi hay khó khăn gí cho dự án hoạt động tốt; nêu rõ khí hậu của vùng thưc hiện dự án như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió mùa…. Trong nội dung này cũng cần nêu lên tình hình giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nước phục vụ cho dự án có thuận lợi hay không.
+ Điều kiện xã hội của cùng thực hiện dự án: Nêu lên đặc điểm xã hội của vùng thực hiện dự án như: tình hình an ninh trật tự, nguồn lao động, con người , văn hoá cũng như các chính sách xã hội tại địa phương…
- Hình thức đầu tư, sản lượng sản phẩm của dự án:
+ Hình thức đầu tư: Nêu rõ chủ đầu tư trực tiếp ở đây là ai, các hạng mục công trình nào nâng cấp, sửa chữa hay xây mới, đồng thời cũng nêu rõ số lượng và diện tích của các hạng mục.
Thông thường các chủ đầu tư thực hiện dự án thường áp dụng song song hai hình thức đầu tư là phương thức tự làm và phương thức thuê ngoài, thì trong nội dung này cần phải nêu rõ những công việc gì tự làm và công việc gì thuê ngoài. Và nêu lên thời gian xây dựng.
+ Sản lượng và sản phẩm: Với dự án thực hiệnn thì sản phẩm của dựa án là gì và dự kiến sản lượng cảu các sản phẩm này trong những năm dự án được đưa vào khai thác.
Quy trình công nghệ và các yếu tố đầu vào cần đáp ứng của dự án.
+ Quy trình công nghệ: Nêu lên sơ đồ cuả công nghệ được sử dụng cho dự án, sau đó giải thích sơ đồ này. Qua đó nêu lên được những ưu việt của dây truyền này cũng như những nhược điểm của nó.
+ Các yếu tố đầu vào cần đáp ứng: Qua dây truyền vừa xem xét thì nêu lên các nguyên nhiên vật liệu, nhân lực… cần phải có cho dây truyền và nêu lên các yếu tố đầu vào này ảnh hưởng thế nào đến dây truyền đang hoạt động.
Tổ chức quản lý và bố trí lao động:
Nêu lên sơ đồ quản lý của doanh nghiệp và sơ đồ tổ chức của dự án và giải thích các sơ đồ đó. Nêu rõ số lượng lao động của mỗi bộ phận trong sơ đồ đó, và mức lương của lao động.
Giải pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
+ Giải pháp an toàn lao động: Nêu lên các giải pháp và phương án nhằm đem đến an toàn cho người lao động trong sản xuất.
+ Giải pháp vệ sinh môi trường; Đánh giá dự án hoạt động tác động như thế náo tới môi trường, và nêu ra các phương án khác phục các tác động tiêu cực đó về nguồn nước, bụi, tiếng ồn, chấ thải…
Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng:
Nêu lên phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tấng kỹ thuật nếu có; sơ đồ mặt bằng của địa điểm thực hiện dự án; các phương án thiết kế kiến trúc của các công trình.
Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
Đây là nội dung mà trong đó có các sơ đồ cùng các chú thích thể hiện được tiến độ thực hiện một dự án đầu tư.
Phương án tiến hành sản xuất kinh doanh cho dự án
Nêu lên phương án kinh doanh hiệu quả nhất cho dựa án
Phân tích hiệu quả tài chính dự án
Khi tiến hành phân tích tài chính dự án ta phải nêu được các cơ sở tính toán, qua đó hoàn thiện các nội dung sau:
+ Doanh thu hàng năm của dự án
+ Chi phí hằng năm của dự án
+ Khấu hao hàng năm máy móc thiết bị
+ Chi phí lãi vay và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng
+ Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của dự án
+ NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, khả năng trả nợ của dự án.
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Sau khi hoàn thành nội dung phân tích tài chính dự án thì tiến hành phân tích kinh tế xã hội , trong nội dung này dự án nêu lên các ảnh hưởng của dự án đến kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án như tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế, những tác động tích cực khác…..
- Kết luận và kiến nghị
Nêu lên các kết luận về tính hiệu quả của dự án qua đó đưa ra các kiến nghị và phần ký tên đóng dấu của chủ đầu tư.
5, Thực trạng công tác lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel Văn Chấn – Yên Bái” tại công ty Đoàn Minh Giang.
5.1 Phương pháp lập dự án
Trong các phương pháp lập dự án của công ty đã nêu ở trên thì thông thương công ty áp dụng tổng hợp hết các phương pháp để hoàn thành một dự án. Dự án này cũng vậy công ty sử dụng phương pháp phân tích đánh giá và phương pháp dự báo cũng như là phương pháp so sánh để hoàn thành dự án này. Các chỉ tiêu được sử dụng để lập dự án này đó là các chỉ tiêu như: NPV, IRR, B/C, T, khả năng trả nợ, số lao động, mức đóng góp …
5.2 Quy trình lập dự án
- Tiếp nhận dự án
Được sự giới thiệu của các đối tác kinh doanh trên thị trường, công ty Cổ phần xây dựng Quang Thịnh tại Văn Chấn, Yên Bái đã tìm đến công ty Cổ phần Đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang để tư Vấn lập dự án nhằm Vay vốn để nhanh chóng thực hiện dự án. Trưởng ban dự án là Trần Quang Mên trược tiếp đứng ra tiếp nhận dự án này. Theo bên Công ty Quang Thịnh thì công ty đã có đầy đủ các số liệu cần thiết và công ty mong muốn nhanh chóng hoàn thành dự án chậm nhất là 1 tuần để trình các cấp.
- Đánh giá dự án
Sau khi xem xét đánh giá tính khả thi của dự án cũng như công tác lập dự án, trưởng ban quản lý dự án quyết định tiếp nhận dự án này và đồng ý lập dự án tại trụ sở công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh trong 1 tuần. Tiếp đến Trưởng ban dự án bố trí 3 thành viên khác và 2 cộng tác viên Cùng trưởng ban tiến hành đến tại trụ sở của công ty Cổ phần xây dựng Quang Thịnh tiến hành lập dự án.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường.
Do số liệu của dự án hầu như đã có đầy đủ nên công tác nghiên cứu thị trường của dự án này không tốn quá nhiều thời gian, tuy nhiên không vì thế mà công tác thị trường được bỏ qua. Khi tiếp xúc với dự án thì các thành viên trong ban dự án tiến hành lấy các thông tin cần thiết về chủ đầu tư cũng như mục tiêu đầu tư, đến địa điểm thực hiện dự án, tiến hành kiểm tra xem các dữ liệu mà công ty Quang Thịnh có đúng với thực tế không. Qua quá trình xem xét thì nhận thấy các số liệu mà công ty Quang Thịnh cung cấp là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên vẫn còn thiếu do vây các thành viên trong ban dự án phải tiến hành thu thập cho đầy đủ.
- Tổ chức lập dự án
Khi các thông tin cần thiết đã có đầy đủ Trưởng ban dự án tiến hành phân công công việc theo nội dung cũng như khả năng chuyên môn của từng người.
- Lập dự án:
Các thành viên trong ban dự án tiến hành lập dự án ngay tại trụ sở của công ty Cổ phần xây dựng Quang Thịnh, cùng phối hợp với nhau và với các thành viên trong công ty để hoàn thành các nội dung được giao. Công tác lập dựa án hoàn chỉnh được tiến hành từ ngày thứ hai khi đoàn của ban dựa án đến tại trụ sở của đối tác. Sau 5 ngày làm việc liên tục với mức độ tập trung cao dự án đã hành thành một cách hoàn chỉnh.
- Kiểm tra đánh giá:
Khi dự án hoàn thành trên máy tính được in ra một bản cho trưởng ban dự án và giám đốc công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh là Nguyễn Hồng Quang và kế toán trưởng là Hoàng Thị Minh Hoa xem xét đánh giá và yêu cầu chỉnh sửa lại một số nội dung.
- Gửi dự án cho đối tác
Do dự án được lập ngay tại công ty của đối tác nên việc bàn giao dự án cũng diễn ra một cách thuận tiện hơn. Sauk hi dự án được hoàn thành công ty Quang Thịnh tiến hành ký tên đóng dấu và dự án và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác để cung cấp cho trưởng ban dự án để làm các thủ tục vay vốn.
- Kết thúc dự án:
Dự án được hoàn thành các thành viên trở về công ty đúc kết các mặt được và chưa được của việc lập dự án vừa rồi.
5.3 Tổ chức thực hiện:
Do dự án này được tiến hành khi ban giám đốc đi công tác do vậy mọi việc được giao cho Trưởng ban dự án hoàn toàn quyết định ở mọi khâu, từ khi tiếp nhận dự án cho đến khi kết thúc dự án.
Ban đầu khi tiếp nhận dự án Trưởng ban dự án liên hệ với phòng kế toán cũng như phòng hành chính tổng hợp tổ chức sắp xếp và cung cấp kinh phí cho các thành viên đi công tác đến Văn Chấn, Yên Bái.
Trưởng ban dự án căn cứ và tình hình làm việc của các thành viên trong ban dựa án sắp xếp cho các thành viên đến tại công ty Quang Thịnh làm việc. Vì có nhiều công việc nên ban dự án chỉ có 3 thành viên thực hiện chuyến công tác lần này, do vậy cần phải huy động thêm 2 người từ các phòng ban khác để có thể hòan thành được dự án trong thời gian sớm nhất.
Như vậy sau khi tiếp nhận dự án Trưởng ban dự án đã bố trí cho đoàn gồm 6 người đi làm việc tại Yên Bái.
Sau khi tới trụ sở của Công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh tất cả các thành viên cung làm việc với bên đối tác và đảm nhận công việc, sau đó Trưởng ban dự án giao việc cụ thể cho từng người. Nơi ăn uống và nghỉ ngơi được trưởng ban dự án và bên công ty đối tác tạo điều kịên tốt nhất.
Trong các thành viên của ban dự án thì có một nhóm trưởng đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng dự án trước trưởng ban dự án, cũng là người trực tiếp làm việc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên. Trưởng ban dự án chịu trách nhiệm trước phía công ty đối tác và là người đứng ra thực hiện ký kết các hợp đồng giữa hai bên.
5.4 Nội dung dự án:
Trong dựa án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel tại Văn Chấn – Yên Bái” của công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh các nội dung của một dự án hoàn chỉnh dược các thành viên trong đoàn công tác hoàn thiện như sau:
5.4.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án đầu tư:
Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh
Trụ sở chính: khu 3 Cát Thịnh - Văn Chấn - Yên Bái
Điện thoại: 029.873498
fax : 029873217
Giấy phép đăng ký kinh doanh 1603000043 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Yên Bái cấp ngày 08-10-2004.
Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Yên Bái cấp ngày 01- 09- 2005
tài khoản số: 421101000034 tại ngân hàng N0N & PTNT Vực Tuần, Văn Chấn, Yên Bái.
Các ngành nghề kinh doanh:
- Khai thác đất sét.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
- San tạo mặt bằng.
- Vận tải hàng hoá.
Vốn điều lệ: 2.188.000.000 đồng (hai tỷ một trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn).
Mệnh giá cổ phần 100.000 VND/cổ phần.
5.4.2 Sự cần thiết phải đầu tư:
* Các cơ sở pháp lý
- Căn cứ vào Luật Đầu tư ngày 29/11/2005.
- Căn cứ vào nghị định 108/2006/NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật đầu tư.
- Căn cứ nghị định 164/NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.
- Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 08/07/ 1999 của chính phủ ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý đầu tư về xây dựng.
- Căn cứ vào nghị định 12/2000/NĐ- CP ngày 05/05/2000 của chính phủ sửa đổi bổ sung quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
- Căn cứ vào nghị định 07/2003/NĐ- CP ngày 31/01/2003 của chính phủ về sửa đổi bổ sung quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
- Căn cứ vào nghị định 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ quyết định số 15/2000/QĐ- BXD của bộ xây dựng ngày 24/07/2000 quy định về đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung.
- Căn cứ quyết định số 153/QĐUB ngày 08/06/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc chấp thuận dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuynel công suất 20 - 25 triệu viên/ năm, huyện Văn Chấn, Yên Bái.
- Căn cứ quyết định số 123/QĐ- UB ngày 27/07/2005 của UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về việc tạm thời giao đấ xây dựng Nhà máy gạch Tuynel tại địa bàn Huyện Văn Chấn.
- Thông báo số 55/TB-NB ngày 11/08/2005 của UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về kết luận của Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn về việc xây dựng Nhà máy gạch Tuynel công suất 20- 25 triệu viên / năm của công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh tại khu rừng Si - Thị trấn nông trường Nghĩa Lộ.
* Căn cứ thực tiễn.
+ Bối cảnh thực hiện dự án.
Dự án đầu tư của công ty cổ phần xây dựng Quang Thịnh được hình thành trong bối cảnh có những thuận lợi mà dự án phải nêu ra
Văn Chấn là một huyện có tiềm năng lớn về nguyên liệu đất phục vụ cho sản xuất gạch xây dựng. Hiện nay trên địa bàn, qua khảo sát thực tế chỉ có các sản xuất gạch thủ công năng xuất, chất lương thấp, không đảm bảo vệ sinh, cảnh quan môi trường. Việc xây dựng Nhà máy gạch Tuynel vừa đảm bảo chất lượng các công trình, vừa thực hiện đúng theo tinh thần Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/07/2000 của bộ xây dựng tới năm 2010 không còn lò thủ công sản xuất gạch ngói đất sét nung tại tất cả các địa phương.
Trên một diện tích đất 13ha, dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, thực hiện mục tiêu Ỏxoá đói giảm nghèoÕ cho đồng bào dân tộc. Đó là ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội của dự án.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel công suất 20 - 25 triệu viên/năm tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phù hợp với chủ trương của tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Yên Bái về việc phát triển sản xuất mặt hàng vật liệu xây dựng. Vì vậy, dự án đã được UBND tỉnh Yên Bái khuyến khích, ủng hộ.
+ Thị trường đầu vào.
Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là đất sét. Theo Quyết định số 15/2000/QĐ- BXD ngày 24/07/2000, đất sét đế sản xuất gạch phải là đất sét mỏ, đất sét đồi đã được quy hoạch sử dụng: đất sét bãi hoang không có khả năng canh tác; đất sét nạo vét khơi sâu ao, hồ, sông, suối; đất ven sông ngoài hành lang bảo vệ đê, ven ngòi không dùng để sản xuất nông nghiệp; đất đê đã huỷ bỏ, đất hạ cốt ruộng đã quy hoạch theo thiết kế được duyệt. Có thể sử dụng loại đất khác như: đất chân ruộng đã bạc mầu, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn đã được xử lý đảm bảo chất lượng phù hợp với TCVN 4353/1998.
Tiêu chuẩn của nguyên liệu đất sét được nêu chi tiết trong dự án là các tiêu chuẩn về:
- Thành phần hoá học:
- Thành phần hạt:
- Độ dẻo:
- Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào:
Nguyên liệu chính - đất sét phục vụ dự án trước mắt lấy tại mỏ của nhà máy do công ty được cấp phép khai thác và sử dung lâu dài và vận chuyển ở khu vực xung quanh, cự ly 8 ¸ 10 km.
Các loại nhiên liệu chính sử dụng cho dự án là điện, nước, than, dầuẶ đều không phải nguồn nhiên liệu khan hiếm. Dự án có thể chủ động nguồn nhiên liệu tại địa phương: Về điện, than, dầu diezel:
+ Thị trường đầu ra.
Hiện nay, gạch nung là loại vật liệu xây dựng có nhu cầu rất lớn và thường xuyên cho quá trình xây dựng, công nghiệp ở Nước ta. Kinh tế tỉnh Yên Bái đang phát triển một cách mạnh mẽ, do đó lượng gạch sử dụng cho vật liệu xây dựng tăng lên cả cung và cầu. Năm 2004 tổng sản lưọng gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh la 100.200.000 viên, Sản phẩm gạch ED5, ED2 và gạch tuynel trên địa bàn Yên BáI đượ nêu cụ thể trong dự án, năm 2004, nhu cầu gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh như sau:
- Công Trình nhà nước: Tổng diện tích xây dựng 300.000m2, cần 70.000.000 viên
- Công trình dân dụng: Tổng diện tích xây dưng 250.000m2, cần 50.000.000 viên.
Tổng nhu cầu:120.000.000 viên/năm.
(Nguồn số liệu trên tổng hợp từ sở xây dựng, sở tài chính tỉnh Yên Bái).
5.4.3 Vị trí địa, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội cảu vùng thực hiện dự án.
* Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.
- Điều kiện tự nhiên.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp Lào Cai, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp Sơn La.
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22.50C, lượng mưa trung bình là 1700 mm/ năm, độ ẩm trung bình là 85%. Diện tích đất nông nghiệp là 66692.4ha. Đất chưa sử dụng hiện có là: 33669ha, trong đó đất có khẳ năng sử dụng trong nông nghiệp là 1971.7ha chiếm 0.6% diện tích đất chưa sử dụng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
Chủ trương,chính sách của tỉnh là mở rộng khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, khuyến khích việc đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Mặc dù đã có những chính sách khuyến khích thông thoáng nhưng chưa cho đến nay Yên Bái chưa có nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn.
* Địa điểm xây dựng.
Vị trí : Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel được đặt tại khu vực rừng Si - suối Mùa, là quỹ đất nông nghiệp chuyên dùng của Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ thuộc địa bàn thị trấn nông trường Nghĩa Lộ quản lý.
Thực trạng khu vực đặt nhà máy:
Tông điện tích có thể sản xuất gạch Tuynel là 13ha, Công ty đã lấy thử mẫu đất và sản xuất thử, chất lượng gạch đạt yêu cầu.
Hiện vật trên đất: cây chè và hoa màu khác, chè cằn cỗi có năng suất thấp, chết khoảng nhiều.
Nhà ở của dân cư trên đất khai thác: không có.
Hệ thống điện: có đường điện 35 kv đi qua khu vực nhà máy.
Có suối nước cạnh khu vực sản xuất.
Hệ thống đường giao thông: có đường giao thông nông thôn từ khu vực nhà máy đến quốc lộ 32.
Khí hậu: số ngày có nắng trong năm: 260 ngày, nhiệt độ trung bình năm > 20%. Thuận tiện cho việc sản xuất gạch.
5.4.4 Hình thức dầu tư, sản lượng và sản phẩm.
* Hình thức đầu tư.
- Đầu tư mới toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ hiện đại để sản xuất gạch.
- Đầu tư xây dựng mới toàn bộ hệ thống thiết bị nhà xưởng, nhà kho, trụ sở giao dịch và một số công trình phụ trợ khác (nhà văn phòng, nhà nghỉ, hệ thống bãi tập kết nguyên vật liệu và sử lý nước thải, trạm điện Ặ) phục vụ cho sản xuất.
- Chế biến gạch đáp ứng chất lượng, số lượng cung cấp cho các cơ sơ xây dựng trong và ngoài tỉnh. Nâng cao giá trị kinh tế địa phương, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
- Tạo thêm công việc làm cho người lao động, có thu nhập ổn định.
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Để thực hiện dự án, công ty áp dụng song song hai phương thức thực hiện là phương thức tự làm và phương thức thuê ngoài.
+ Phương thức tự làm: do các cổ đông sáng lập và đội ngũ cán bộ, nhân viên công ty thực hiện. phương thức tự làm chủ yếu thực hiện ở các công việc sau:
· Mua sắm máy móc thiết bị.
· Tuyển dụng và đào tạo lao động.
· Kí hợp đồng cung ứng các yếu tố đầu vào.
· Quảng cáo và xúc tiến thương mại.
· Tổ chức tiêu thụ hàng hoá.
+ Phương thức thuê ngoài: thực hiện các công việc sau đây.
Lập dự án đầu tư.
Thiết kế thi công.
Lắp đặt máy móc, thiết bị.
- Thời gian thực hiện đầu tư: dự án được tiến hành đầu tư từ tháng 4/2005, tháng 1/2006 sẽ đi vào khai thác.
* Lựa chọn sản phẩm và sản lượng:
Gạch nung là vật liệu không thể thiếu được của các công trình xây dựng. Từ các công trình nhỏ có quy mô ia đình đến các công trình quốc gia thì gạch là sản phẩm nền tảng tạo nên hình dáng công trình.
Với thực trạng nhu cầu thị trường, sản phẩm của dự án lựa chọn là gạch tuynel. Đây là loại gạch được sản xuất bằng công nghệ mới và được nung trong lò nung tuynel. Sau khi đầu tư, nhà máy có công suất 15 triệu viên trong hai năm đầu va sẽ tăng trong các năm tiếp theo.Sản phẩm gạch của nhà máy với các danh mục như sau:
TT
Tên sản phẩm
Kích thước
(mm)
Độ rỗng
Mục đích
sử dụng
1
Gạch đặc
220x105x60
Xây tường chịu lực
2
Gạch xây 2 lỗ nhỏ
220x105x60
25 - 30 %
Xây tường chịu lực,xây cách nhiệt.
3
Gạch xây 2 lỗ to
220x105x60
30 - 40%
Xây cách âm, cách nhiệt
4
Gạch rỗng 6 lỗ
220x150x105
30 - 40%
Xây cách âm, cách nhiệt
Công ty đã lấy thử mẫu đất tại địa phương để sản xuất thử trước khi ra quyết định đầu tư xây dựng nhà máy. Kết quả sản xuất thử cho thấy:
Độ rỗng tạo hình: 32
Độ ẩm tạo hình: 18-22%
Thời gian phơi tự nhiên: 3-5 ngày
Độ co phơi sấy: 6,3%
Nhiệt độ nung: 980-1050oC
Độ hút nước: 8-18%
Độ co toàn phần: 12%
Màu sắc: đỏ
Cường độ nén> 75 kg/cm2
Như vậy mẫu đạt tiêu chuẩn sản xuất gạch.
5.4.5 Quy trình công nghệ và các yếu tố đầu vào cần đáp ứng
* Công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất được mô tả như sau:
- Bước 1: Khai thác nguyên liệu
Đất sét được khai thác bằng máy xúc về bãi chứa đất dự trữ để phơi sơ bộ.
- Bước 2: Tạo hình
Đất set đã có đủ thời gian phong hoá được đưa vào máy cấp liệu thùng trong nhà chứa đất. Máy cấp liệu thùng ủi đều nguyên liệu lên băng tải số1,ổn định về lượng theo yêu cầu kỹ thuật. Than được nghiền nhỏ tới cỡ hạt từ 1-3mm, pha vào đất với tỷ lệ 100-120kg/1.000 viên gạch tiêu chuẩn.
Sau khi phối liệu qua cán thử, khe hở giữa hai quả cán điều chỉnh tư 1-3mm tuỳ theo yêu cầu từng loại sản phẩm. Máy cán thô có tác dụng phá cấu trúc ban đầu của đất.Sau đó đất được chuyển lên máy nhào hai trục băng tải số 2. Tại đây, máy nhào trộn đồng đều và pha với nước, điều chỉnh độ dẻo từ 8-20%, sau đó phối liệu được chuyển đến máy cán mịn nhờ băng tải số 3.Máy cán mịn cán mỏng đất làm tăng thêm độ dẻo.
Phối liệu sau khi qua máy cán mịn được đưa xuống máy nhào đùn có thiết bị hút chân không. Phối liệu được đẩy qua khuôn tạo hình, qua máy cắt thành viên gạch mộc, đưa vào ủ trong nhà từ 24-36 giờ, sau đó đưa vào đập ti thành viên ngói dập thủ công.Sản phẩm được đưa lên các xe vận chuyển chuyên dùng đưa đi phơi trong nhà kính và trong sân phơi.
- Bước 3: Phơi bán thành phẩm
Gạch mộc được phơi tự nhiên trong nhà kính kết hợp với phơi ngoài sân đẵ khắc phục được các nhược điểm so với cáng phơi ngoài trời trước đây:
+ Tỷ lệ phế phẩm thấp
+ Rút ngắn thời gian phơi, giảm diện tich sân phơi
+ Chủ động sản xuất trong mọi điều kiện thời tiết
Sau khi phơi tới độ ẩm còn 4-8% gạch mộc được tập kết lên các xe goòng. Mật độ xếp, khối xếp trên goòng tuỳ thuộc từng loại sản phẩm và độ ẩm của gạch mộc khi lên goòng. Thông thường, mỗi goòng xếp từ 1500-2000 viên gạch quy tiêu chuẩn.
- Bước 4: Sấy và nung gạch
Phân xưởng sử dụng hệ thống lò sấy Tuynel công suất dự kiến 30 triệu viên/năm.Ưu điểm của hệ thống lò nung- sấy Tuynel:
+ Rút ngắn thời gian phơi, giảm độ ẩm vào lò
+ Giảm chi phí nhân công
+ Giảm tiêu hao nhiên liệu so với lò đứng
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tận thu nhiệt trong quá trình nung để sấy gạch, giảm ô nhiễm môi trường;
+ Cải thiện điều kiện làm việc cho nhân công.
Tổng số goòng bố trí trong lò là 29 xe được bố trí như sau:
+ Vùng sấy đốt trước:10 xe
+ Vùng nung: 9 xe
+ Vùng làm nguội:10 xe
Các lỗ than trong lò: bố trí10-20 vị trí theo chiều dọc, cuối lò bố trí một quạt BPNo8 thổi không khí lạnh vào làm nguội sản phẩm, một phần không khí này được đốt nóng đến 500-6000C đi tới vùng nung để kết hợp đốt cháy than, phần còn lại sau khi đốt nóng đến 150-2000C sẽ được hút qua các cửa hút được bố trí trên vị trí 22-23 bằng quạt BHPN8, lượng không khí này được chuyển qua kênh trên nóc lò và đẩy trên vòm lò trên vị trí goòng số 6-8 hỗn hợp khối lò từ vùng nung và không khí từ vùng làm nguội sang đưụoc hút ra khỏi lò từ các cửa hút khói trên vị trí số1, có nhiệt độ từ 100-2000C bằng quạt BHPN8 cấp cho sấy hoặc qua ống khói ra ngoài.
Goòng gạch mộc được đưa vào lò sấy sau 15-19giờ được đẩy vào lò nung, thời gian nung từ 36-45 giờ tuỳ thuộc vào độ ẩm vật liệu và khối xếp.
* Đánh giá về công nghệ đã lựa chọn
Công nghệ lựa chon là công nghệ tiên tiến hiện nay và đã được áp dụng thành công tại nhiều cơ sở sản xuất trong nước. Qua điều tra khảo sát tại cơ sở đã ứng dụng nhân thấy công nghệ có các ưu điểm sau:
+ Chất lượng sản phẩm tăng về các chỉ tiêu cơ lý cũng như ngoại quan
+ Sản xuất được các sản phẩm phức tạp, tăng cường khả năng đa dạng hoá sản phẩm;
+ Phế phẩm tại các công đoạn giảm hơn so với trước từ 5-15%, chi phí nguyên vật liệu như đất, than giảm 5-15%;
+ Công nghệ tạo hình hút chân không với độ chân không cao (>0.8) làm tăng độ dẻo đưa vào sản xuất;
+ Trình độ cơ giới hoá cao do đó điều kiện lao động của công nhân được cải thiện rất nhiều so với lao động thủ công;
+ Việc xử lý ô nhiễm dễ dàng, giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường;
+ Công nghệ có độ phức tạp không cao, công nhân chỉ cần học từ -
tháng vẫn học được công nghệ dây chuyền;
+ Các thiết bị trong dây chuyền đều đã được sản xuất tại các cơ sở trong nước nên có thể chủ động trong việc thay thế phụ tùng và sửa chưã.
Quy trình sản xuất gạch Tuynel ưu việt hơn sản xuất gạch thủ công như:
+Tiết kiệm diện tích sân phơi gạch mộc, rút ngắn thời gian phơi, giảm độ ẩm vào lò, giảm tỷ lệ gạch hỏng do mưa bão;
+ Nguyên liệu chỉ bằng 60-80%;
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm;
+ Giảm tiêu hao nhiên liệu so với lò đứng, tận thu nhiệt trong quá trình nung đẻ xây gạch, giảm ô nhiễm môi trường
+ Giảm chi phí nhân công tăng năngn suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.
Ngoài ra công ty có thể chủ động sản xuất trong mọi thời tiết, điều kiện lao động được cải thiện đáng kể, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động.
5.4.6 Tổ chức quản lý và bố trí lao động
* Giải pháp lao động:
Công ty sử dụng lao động trong vùng, nhu cầu lao động được thể hiện rõ trong dự án, cả về số lượng và tiền lương.
Ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng
Nhà máy hoạt động liên tục không nghỉ trong năm.
Các khoản bảo hiểm trích trên lương cơ bản: 19% trong đó BHXH 15%, BHYT 2%, kinh phí công đoàn 2%.
* Sơ đồ tổ chức quản lý:
Ban giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuât
Phòng kinh tế
Phòng kế toán
Các phân xưởng sản xuất
Tổ tạo hình
Tổ xếp đốt
Tổ ra lò
Tổ cơ khí
5.4.7 Giải pháp an toàn lao độn và vệ sinh môi trường.
* Giải pháp an toàn lao động
Trong sản xuất công nghiệp, an toàn lao động cho người và thiết bị là rất quan trọng. Trong sản xuất gạch lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Trong quá trình làm việc mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động nhà nước đã ban hành như: Qui phạm về quản lý vận hành máy móc, qui phạm về an toàn phòng chống cháy nổ, qui phạm an toàn về điện.
Mọi người khi làm việc phải mang đầy đủ bảo hộ lao động đúng chủng loại quy định để phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.
Trước ca làm việc người đốc công, an toàn viên phải kiểm tra an toàn tại nơi làm việc của đơn vị mình. Nếu phát hiện có sự cố không an toàn phải tiến hành xử lý ngay. Khi đảm bảo an toàn mới được cho người lao động vào làm việc.
Người công nhân vận hành máy móc phải thường xuyên kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng để cho máy móc thiết bị hoạt động tốt và đảm bảo an toàn khi làm việc. Tất cả người lao động trong đơn vị phải được huấn luận an toàn lao động theo đúng nghề nghiệp của mình và được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Nhà nước.
* ảnh hưởng của dự án tới môi trường và các giải pháp xử lý:
Đặc điểm của sản xuất gạch đất sét nung thường có những tác động đến môi trường như sau:
a. Nguồn khí thải
+ Các loại bụi: hình thành từ khi đốt than ở các lò, được thải ra theo khói lò và khi dỡ gạch thành phẩm.
+ Giảm nồng độ bụi bằng phương pháp tăng tăng lượng than pha trong sản phẩm khi tạo hình.
+ Sử dụng nguồn than và đất có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
b. Tiếng ồn:
+ Các thiết bị trong dự án thuộc loại tiên tiến có hiệu suất rất cao và đều có hệ thống giảm chấn do đó độ rung và tiếng ồn giảm.
+ Khu vực sản xuất xa khu dân cư nên khồn ảnh hưởng.
Chất thải rắn: Lượng than xỉ và gạch phế phẩm rất thấp từ 300 - 400m3/năm. Nhà máy sẽ tổ chức đóng gạch không nung phục công trình dân dụng như san lấp, mở rộng mặt bằng, bán cho dân có nhu cầu sử dụng, tạo thêm việc làm cho công nhân.
d, Nước thải : Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, lưu lượng ít từ 10 - 15 m3/ngày, hầu như không gây ô nhiễm. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ trang bị bể xử lý với dung tích 1000 m3 được xử lý đáy thấm 3 lớp: đất pha cát, cát sỏi, xỉ than.
Tại khu vực khai thác đất sẽ tạo nên hệ thống ao hồ liên hoàn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
e, Trồng cây bóng mát:
5.4.8 Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng.
Tổng mặt bằng công trình xây dựng sản xuất gạch Tuynel nằm trên diện tích 2,7 ha tại thị trấn nông trường Nghĩa Lộ Huyện Văn Chấn, tỉnh ._.m hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
2.1, Xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển đúng hướng cho công ty nói chung và công tác lập dự án nói riêng.
Xây dựng chiến lược phát triển đúng hướng cho công ty là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết bất cứ công ty nào, để đề ra được một chiến lược phát triển đúng đắn thì công việc trước hết là phải nghiên cứu chiến lược cũng như kế hoạch phát triển chung của cả nước, của các địa phương sau đó cần căn cứ vào thị trường cũng như thực tế của công ty mình mà lập ra được chiến lược phát triển hợp lý nhất cho công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển thì cần phải tiếp tục xây dựng các kế hoạch để thực hiện các chiến lược đó thành hiện thực. Việc lập ra các kế hoạch phát triển đòi hỏi có sự tham gia của các phòng ban và nhân viên trong công ty và phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế.
Khi đã có được chiến lược và những kế hoạch phát triển đúng hướng thì công ty sẽ có tiềm cơ hội và tiềm lực rất lớn để phát triển, tất cả còn lại chỉ phụ thuộc vào việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trong việc thực hiện các kế hoạch nêu trên thì người lãnh đạo giữ vai trò rất quan trọng để điều chỉnh công viêc đi đúng hướng.
Trong công tác lập dựa án cũng cần có chiến lược và kế hoạhc phát triển cho triêng mình căn cứ vào các nội dung của chiến lược và kế hoạch phát triển cuả cả công ty. Để đưa công tác đi lên và thích ứng với sự biến đổi rất nhanh của thị trường và các môi trường phát triển khác đòi hỏi người thực hiện công tác dự án cần có một tầm nhìn chiến lược và thêm vào đó là các giải pháp cụ thể mang tính thiết thực và hiệu quả cao.
2.2, Thực hiện cải tổ công ty trong cơ cấu tổ chức, quy trình và tác phong làm việc.
Ban dự án là một bộ phận trong tổng thể toàn công ty để công tác lập dự án nâng cao được chất lượng cơ cấu và tác phong làm việc phải được cải tổ nhằm tạo ra sự phối hợp tốt nhất giữa các phòng ban và tác phong của nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn. Một số giải pháp được cần được nêu ra như:
Ban giám đốc cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng ban và cho chính từng thành viên trong ban giám đốc.
Hiện nay các phòng ban nhiều lúc làm việc chồng chéo với nhau, do vậy đôi khi công việc không rõ là của bộ phận nào, dẫn tới đùn đẩy công việc cho nhau và thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và của từng người. Do đó cần phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban một cách rõ ràng là nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay.
Cần thiết lập cơ cấu điều hành tập trung và phát huy được thế mạnh của mỗi người.
Để thiết lập cơ cấu điều hành tập trung đồng thời lại phát huy được thế mạnh của từng người công ty cần đưa ra nội quy làm việc mới, cách thức làm việc mới, việc này cần có sự tham gia đóng góp của tất cả thành viên trong công ty và các chuyên gia. Cơ chế điều hành tập trung là cơ chế mà trong đó cấp dưới chịu sự điều hành của cấp trên, và được sự điều hành của một lãnh đạo cao nhất, tuy nhiên cơ chế này có thể gây đến tình trạng mất dân chủ trong các hoạt động tại công ty, do đó bên cạnh cơ chế tập trung cần thiết lập một cơ chế dân chủ cụ thể là khi các vấn đề liên quan tới quyền lợi của các nhân viên thì cần phải có sự đóng góp của các nhân viên này. Bên cạnh đó tinh thần làm việc dân chủ cũng sẽ phát huy được thế mạnh của từng người. Các lãnh đạo của các phòng ban trong công ty nói chung và ban dự án nói riêgn cần nắm bắt được những thế mạnh riêng ở các nhân viên của mình, qua đó phân công lao động sao cho hợp lý nhất. Đồng thời công ty cũng cần phải thực hiện đúng luật lao động của Nước cộng hoà XHCN Việt Nam.
Tuyển thêm các nhân viên có trình độ và thành lập một tổ bán hàng mới.
Hiện nay công ty đang rất thiếu nhân lực để làm công tác thị trường, đội ngũ này cần năng động trong sự biến động của thị trường. Cần thành lập tổ bán hàng mới là công tác mang tính chiến lược trong công ty, hiện nay tổ do thiếu nhân viên thị trường, tổ bán hàng sẽ phụ trách việc tìm kiếm và lôi kéo khách hàng về cho công ty. Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng ngành nghề kinh doanh và tổ bán hàng này sẽ phụ trách toàn bộ công việc chuyển giao sản phẩm tới người tiêu dùng.
Quy trình làm việc cần được thiết lập lại, trong đó môĩ phòng ban chỉ làm chuyên môn của minh và chỉ chịu sự điều hành của một thủ trưởng duy nhất. Không để nhân viên của phòng này làm nhiệm vụ vủa phòng khác. Việc phân công công việc này tạo ra sự chuyên môn hóa trong các công việc tạ công ty, qua đó làm tăng chất lượng công việc.
Thiết chặt giờ giấc làm việc, không để lãng phí thời gian của công nhân viên. Bên cạnh đó cần giao việc cho các phòng ban cũng như là các nhân viên một cách hợp lý hơn.
Hiện nay giờ giấc làm việc của các thành viêc trong ty được quản lý khá lỏng lẻo do vậy gây ra lãng phí cả về thời gian và tiền bạc cho công ty. Trong ban dự án tình trạng này vẫn còn xảy ra, các thành viên đôi lúc nghỉ việc không rõ lý do, việc này cần sớm được giải quyết bằng cách thiết lập một chế độ khên thưởng và sử phạt trong việc thực hiện giờ giấc làm việc.
Thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, khen thưởng rõ ràng.
Tiền lương, tiền thưởng cũng như tiền phạt trong công ty cần thực hiện nghiêm minh rõ ràng làm động lực cho nhân viên phấn đấu hết mình vì công việc. Để làm được điều này trước hết lãnh đạo phải gương mẫu, người thực hiện phải hết sức cương quyết.
Triển khai được những nghị quyết của các cuộc họp thành hiện thực.
Một thực tế của công ty hiện nay là chưa biến được các nghị quyết của các cuộc họp vào thực tế làm việc của công ty. Các cuộc họp trong công ty diễn ra khá nhiều và cũng đã đề ra những cải tổ và biện pháp cho công ty nói chung ban dự án nói riêng song sau đó các biện pháp này dường như bị quên lãng mà không được triển khai. Thực trạng này ở trogn ban dự án tuy ít song đôi lúc vẫn diễn ra. Để khăc phục được điều này, điều quan trọng nhất là lãnh đạo phải chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc của họ theo các kế hoạch trong các cuộc họp đã đề ra.
2.3. Các giải pháp hoàn thiện phương pháp lập dự án:
Hoàn thiện phương pháp lập dự án trong công tác lập dựa án ở công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang hiện nay chưa được trú trọng đúng mức. Công ty nói chung và ban dự án nói riêng chưa thiết lập được hệ thống các phương pháp lập dựa án có hệ thống để chat lượng các dự án được lập nâng cao hơn nữa, hay nói cách khác là mang tính khoa học và tính khả thi cao. Các phương pháp mà công ty đang áp dụng để lập dự án là phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp dự báo và phương pháp so sánh. Khí các thành viên trong ban dự án tiến hành lập một dự án nào đó các thành viên ba đầu được hướng dẫn cách làm một dự án theo cách như thế nào chứ không nói tới là sử dụng phương pháp nào trong lập dự án. Do đó để nâng cao công tác lập dự án, ban dự án của công ty cần thiết lập hệ thống các phương pháp lập dự án có tính khoa học cao đối với từng dự án và từng nội dung trong mỗi dự án. Việc phân tích độ nhạy trong lập dự án tại công ty cũng chưa được quan tâm đúng mức vì vậy bên cạnh việc xây dựng hệ thống phương pháp lập dự án cần phải tiến hành bổ xung một số phương pháp mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của công ty và của từng dự án.
2.4, Giải pháp khắc phục các nhược điểm trong quy trình lập dự án.
Trong quy trình lập dự án hiện nay là cồng kềnh và phải trải qua nhiều bước, ban dự án cần nhập bước một và bước hai là bước tiếp nhận dự án và bước đánh giá dự án lại làm một, bởi hai công việc này nên tiến hành song song, trong quá trình tiếp nhận phải vừa đánh giá qua đó nên xem có tiếp nhận dự án hay không và sau đó lại đánh giá lần nữa trước ban dự án xem thuộc loại dự án, cách thức làm dựa án. Bên cạnh đó cần tăng cường thêm một nhân viên vào bước này để phụ trách vấn đề chuyên môn khi tiếp nhận dự án.
Cần có giải pháp tăng cường sự theo dõi giám sát việc thực hiện quy trình lập dự án, trên thực tế do không có sự giám sát đầy đủ nên một số bước trong quy trình ở một số dự án đã bị bỏ qua. Việc này đôi khi được sự cho phép của trưởng ban dự án và một số các lãnh đạo. Để làm có thể khắc phục được điều này thì ban dự án cần mở rộng cách thức lập dự án theo cách trích thưởng theo sản phẩm là các dự án hòan thành và phân công cho 1 thành viên trong ban dự án giám sát chặt hẽ quy trình làm việc của dự án. Các lãnh đạo cần bố trí công việc hợp lý hơn nữa để có thể kiểm tra được công việc của nhân viên một cách thường xuyên hơn nữa.
Trú trọng công tác nghiên cứu thị trường khi lập dự án.
Nghiên cứu thị trường là công tác được xem là một trong những công tác quan trọng nhất trong lập dự án. Đôi khi trong quy trình lập dự án công tác này bị xem nhẹ, do đó công ty cần tạo điều kiện hơn nữa cho nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và trưởng ban dự án cần quan tâm chỉ đạo công việc nghiên cứu thị trường này. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường mặc dù đã được quan tâm hơn song vẫn chưa chi tiết và đầyđủ, đặc biệt trong một số dự án công tác này lại bị xem nhẹ, có nhiều yếu tố chủ quan. Mức kinh phí mà công ty duyệt cho công tác nghiên cứu thị trường đã tăng lên đáng kể song như vậy vẫn chưa đủ do đó công ty cần tăng cường thêm kinh phí cho công tác thị trường này, bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn kinh phí này để tránh thất thoát lãng phí. Kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường là yếu tố rất quan trọng, khi có đủ kinh phí thì các tành viên trogn ban dự án mới có thể thực hiện đươc việc tìm hiểu và lấy các thong tin từ thị trường một cách đầy đủ nhất, đặc biệt là việc nghiên cứu các điều kiện ở vùng thực hịên dự án và các thông tin khác có liên quan. Công ty cần lưu ý không được vì thiếu kinh phí mà bỏ qau công tác này vì như vậy dựa án được lập nên sẽ không sát với thực tế thậm chí là còn xa vời, không khả thi, làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
Cần tăng cường thực hiện công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi dự án hoàn thành nhằm tránh các thiếu sót không đáng có trong dự án. hiện nay tại công ty do đại đa số các dựa án khi hoàn thành sau khi kiểm tra đánh giá không phải sửa lại nên công tác kiểm tra đánh giá dự án đôi khi bị xem nhẹ. Do đó sau khi hoàn thành dự án các thành viên trong ban dự án là những người lập nên dự án cần kiểm tra đánh giá lại xem có thiếu xót gì không sau đó trình trưởng ban dự án kiểm tra lại lần nữa, trưởng ban dự án cần quan tâm hơn nữa đến việc kiểm tra này tránh tình trạng dự án có nhiều thiếu sót mà vẫn dược gửi cho đối tác, điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến nội dung dự án và uy tín công ty.
2.5, Giải pháp trong khâu tổ chức thực hiện.
Phân công công việc rõ ràng cho các thành viên, tránh tình trạng người làm không hết việc người lại không có việc.
Hiện nay số lượng dự án mà công ty đang tiếp nhận là khá lớn, do vậy đòi hỏi các thành viên trong ban dự án cần hết sức làm việc, tuy nhiên đôi khi việc phân công công việc không rõ ràng làm cho một số thành viên hoàn thành sớm công việc hoặc không có số liệu để làm việc, có nhiều thời gian rảnh rỗi., trong khi đó một số thành viên khác lại làm không hết việc. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do việc cứng nhắc khi phân công công việc, theo đó khi tiến hành lập một dự án các công việc được giao cho các thành viên thường cố định, ít tính đến thời gian hoàn thành trong mỗi nội dung. Do đó có những nội dung hoàn thành được trong một thời gian ngắn thì lại phải chờ nội dung khác hoàn thành hoặc là chờ phân công dự án tiếp theo. Vì thế để khắc phục được tình trạng này người phân công công việc cho các thành viên ban dựa án cần cập nhật việc lập dự án của các thành viên sát sao hơn để khi một thành viên hoàn thành công việc nào đó cần có công việc hỗ trợ các thành viên khác. Mặt khác phải có cơ chế làm việc để tăng khả năng làm việc nhóm của các thành viên trong ban dự án.
Công việc tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty còn nhiều bất cập làm cho việc hoàn thành dự án bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là bị ngưng trệ. Tuy nhiên đôi lúc các lãnh đạo trong công ty laị không nhận thấy vấn đề này và do đó các bất cập vẫn không được giải quyết, nên để có thể khắc phục được cá nhược điểm trong khâu tổ chức thực hiện việc đầu tiên là ban lãnh dạo công ty cần quan tâm đúng mực các vấn đề mà các thành viên trong công ty đề xuất.
Cần thực hiện cố định cho một số thành viên thực hiện đánh giá dựa án trong và sau khi tiếp nhận vì hiện tại công việc đánh giá các dự án trong lúc tiếp nhận cũng như là sau khi tiếp nhận được bố trí cho nhiều người thay phiên nhau nên hay bị thay đổi vì thế việc thực hiện thường qua loa đại khái khiến cho các công việc tiếp theo bị ảnh hưởng. Việc bố trí cố định thành viên làm công việc này không phải chỉ cho thành viên này chỉ làm mỗi công việc đánh giá dựa án mà cần kết hợp với các công việc khác cho hợp lý. Công việc này nên giao cho trưởng nhóm dự án đảm nhận vì qua đánh giá thì trưởng nhóm sẽ phối hợp với các thành viên khác thực hiện lập dự án tốt hơn.
Quan tâm nhiều hơn và đúng mực hơn với công việc tổ chức viết dự án sau khi có các thông tin từ nghiên cứu thị trường để có thể có được một dự án hoàn chỉnh với chất lượng tốt nhất. Sau khi có đầy đủ các thông tin và số liệu cần thiết cho một dự án thì việc hòan chỉnh một dự án chỉ diễm ra tại văn phòng làm việc, các thành viên đảm nhận công việc này phải làm việc lien tục là tập trung cao độ với máy tính, do vậy việc mệt mỏi là không thể tránh khỏi. Công ty cấn có chế độ đãi ngộ thoả đáng để kích thích cho mọi ngờu làm việc, song song với đó là có biện pháp xử lý kỉ luật nghiêm khắc với các thành viên vi phạm kỷ luật tại công ty.
Thiết lập quy chế phối hợp giữa các phòng ban linh động hơn nữa trong quá trình lập dự án, theo đó các nhân viên ở các phòng ban có thể phối hợp với nhau mà không bắt buộc có chữ ký của lãnh đạo phòng ban trong một số trường hợp, tránh trạng khi lãnh đạo đi công tác, việc lập dự án lại phải chờ ý kiến của lãnh đạo, khiến công việc trở nên trì trệ. Lãnh đạo công ty cần xem xét ngay vấn đề này và thiết lập quy chế làm việc cần tham khảo ý kiến của tất cả thành viên trong công ty.
2.6, Giải pháp hoàn thiện các nội dung trong lập dự án.
Như đã nói ở phần thực trạng các nội dung trong công tác lập dựa án tại công ty thường tuân theo một khuân mẫu cố định do đó mỗi khi có sự thay đổi về một mặt nào đó lại làm một số các thành viên lúng túng. Để khắc phục nhược điểm này các thành viên trong ban dựa án cần có sự hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc, và ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp để bố trí công việc nào mà thành viên đó thông thạo nhất. Công việc được phân công phải phát huy được thế mạnh của từng nười và hạn chế được yếu điểm của họ.
Cần phân tích một cách kỹ càng, tỉ mỉ các dữ liệu có được từ nghiên cứu thị trường để có được những thông tin sát thực nhất đưa vào các nội dung trong dự án, tranh trường hợp sử dung các yếu tố chủ quan xa rời thực tế ngay khi đã có đủ thông tin. Công tác nghiên cứu thị trường phải mang tính khách quan không được gán các thông tin chủ quan và kết quả nghiên cứu thị trường. Tôn trọng yếu tố khách quan là nguyên tắc không thể thiếu trong lập dự án.
Trong nội dung phân tích tình hình kinh tế xã hội của dự án thì việc phân tíhc điêù kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng thực hiện dự án do các dự án thường ở xa nên việc điều tra nghiên cứu về nội dung này chưa được thực hiện đúng với nguyên tắc. Vì vậy lập dự án các thành viên thường lấy nội dung này ở một số dựa án tương tự tại đại phương đó, nên đôi khi các con số có trong dựa án là không chính xác. Tình trạng này cần được khắc phục ngay bởi tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thực hiện dự án. Cần tổ chức nghiên cứu về vùng dự án và có thể phối hợp với địa phương và chủ đầu tư cung cấp các thông tin cần thiết.
Nội dung phân tích kỹ thuật trong dựa án các thành viên lập thường dựa vào việc phân tích cảu đối tác họăc là phải đi thuê bởi trong công việc này ban dự án chưa tành viên thực hiện kỹ thuật. Do đó cần tuyển thêm các nhân viên về thực hiện mảng nghiên cứu kỹ thuật nhằm tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí cho việc lập dự án.
Trong nội dung phân tích tài chính thì phải xây dựng công việc xác định tỷ xuất chiết khấu theo đúng các luận chứng kinh tế và toán học. Các dự án được lập trong thời gian qua có tỷ suất chiết khấu đều dựa vào các dự án tương tự mà không có sự tính toán nào. Các thành viên trong ban dự án cần thiết lập kiến thức cho việc tính toán tỷ suất chiết khấu để hòn thiện về nội dung này. Thêm vào đó các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính traong các dứan mà công ty tiếp nhận vẫn chưa đầy đủ. Thông thường trong các dự án thì các thành viên trong ban dự án chỉ tính các chỉ tiêu đó là NPV, IRR, Thời gian thu hồi, còn các nội dung khác như Khả năng trả nơ, B/C, suất đầu tư… vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu và đưa vào dự án. Do vậy cần bổ xung các nôi dung này vào dự án, đồng thời cũng tạo ra thời gian đủ để các thành viên trong ban dự án hoàn thành, không nên giao quá nhiều việc trogn một thời gian ngắn, điều này gây áp lực về thời gian và làm cho một số nội dung bị bỏ qua.
Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hiện nay các dự án nêu ra thường rất chung chung, không cụ thể, mới nêu ra được số lao động, mức đóng góp ngân sách, còn các lợi ích khác nêu ra song chưa được tính toán cụ thể. Giải pháp cho vấn đề này đó nằm trong lĩnh vực chuyên môn của các thành viên trong ban dự án và việc cấp kinh phí để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, do vậy công ty cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội vẫn chưa được ban dự án thiết lập, do vậy khi tíên hành nghiên cứu nội dung này ban dự án chủ yếu dựa và phương pháp so sánh để đối chiéu với một số chỉ tiêu đã có sẵn về kinh tế xã hội mà địa phương đưa ra. Vì vậy giải pháp cho vấn đề này đó là ban dự án cần thiết lập ngay hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra một khuôn mẫu chung có tính khoa học và nên ngiên cứu theo chỉ số tổng hợp.
2.7, Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Công tác lập dự án là công tác rất quan trọng của công ty, trong đó nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất trong công tác lập dự án. Ban dự án của công hiện nay có 7 người kể cả trưởng ban, có thể nói như vây là không đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng dược khối lượng công việc hiện có. Dự án tìm tới công ty có không ít công ty phải từ chối vì không có đủ nhân lực thực hiện. Nhu cầu về nhân lực trong ban dự án thể hiện quan bảng sau: (không tính trưởng ban)
Nhu cầu này được trưởng ban và các thành viên trong ban dự án tổng kết qua các năm
Bảng 10: Nhu cầu về nguồn nhân lực trong ban dự án
Đơn vị: người
Năm
Thực có
Nhu cầu
Tốt nghiệp cao đẳng
Tốt nghiệp đại học
Tốt nghiệp cao đẳng
Tốt nghiệp đại học
2002
2
2
2
3
2003
3
2
3
4
2004
3
2
0
0
2005
3
3
3
5
2006
3
3
3
6
Để công tác lập dự án hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác cần tuyển và đào tạo nhân viên có khoa học và quy củ hơn. Nhưng trong hiện tại cần phối hợp với các phòng ban khác để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho ban dự án.
Đào tạo đội ngũ lập dự án có trình độ. Hiện nay một vài thành viên trong ban dự án có trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu do vậy cần tổ chức đào tạo hặc học thêm để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc được giao. Do công việc lập dự án cần sự thích ứng nhanh với các biến đổi của thị trường cũng như là các cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương nên công ty cần tạo điều kiện để các thành viên trong ban dự án liên hệ với thị trường nhiều hơn nữa để có thể nắm bắt được xu thế biển đổi chung và có hướng đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp với biển đổi đó.
Tuyển thêm một nhân viên am hiểu pháp luật, kỹ thuật.
Vào thời điểm hiện tại có thể nói công ty không có thành viên nào trực tiếp làm tư vấn luật pháp, đồng thời cập nhật các thông tin về luật pháp, trong khi đó nước ta hiện nay các bộ luật nghị định sửa đổi liên tục. Cùng với đó là công ty đang cần thực hiện tuyển các nhân viên về luật và kỹ thuật về xây dựng phục vụ cho hoạt động của công ty và tư vấn cho công tác lập dự án. hặc là công cần cho nhân viên đặc biệt là các thành viên trong ban dự án học thêm và nâng cao trình độ về kỹ thuật cũng như là thiết kế để giảm dần các nội dung của dự án phải thuê ngoài.
Thêm vào đó trong định hướng phát triển công ty nói chung và ban dự án nói riêng đó là tiếp nhận các dựa án có nước ngoài tham gia, vì thế cần tổ chức tuyển dụng và đào tạo ngay từ bây giờ các thành viên cả trogn ban dự án và một các phòng ban khác có dựpc trình độ ngoại ngữ tương xứng, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2.8, Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ phục vụ công tác lập dựa án.
* Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chuyên dụng, và đầu tư vào cơ sở vật chất nhiều hơn nữa
Nhu cầu về máy móc thiết bị có thể nói hiện nay công ty không đáp ứng đủ nhu cầu:
Bảng 11: Nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị tại công ty CP Đầu tư XNK
Đoàn Minh Giang
đơn vị: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Mua sắm máy móc thiết bị
336.3
68.5
0
277.3
169.6
Nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị
380
120
0
320
290
Nhu cầu cần tăng thêm
43.7
51.5
0
42.7
120.4
Nguồn: Kế hoạch đầu tư hằng năm và Báo cáo tài chính các năm
Qua bảng trên có thể thấy kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị của công ty thường lớn hơn thực hiện, trong khi đó nhu cầu thực tế lại thường là lơn hơn kế hoạch.
Do đó công ty cần mua sắm thêm các dụng cụ như máy tính, máy in. pho to phục vụ cho công tác lập dự án. Mặc dù cơ sở vật chất của công ty là khá đầy đủ, song hiện nay khối lượng công việc là rất lớn, do đó công ty cần trang bị thêm các máy móc để công việc thực hiện được thuận lợi hơn. Hiện nay, số lượng máy tính cho công việc là không đủ, đặc biệt công ty cần mua sắm thêm một số máy tính xách tay để phục vụ cho các thành viên đi công tác xa. Đặc biệt hiện nay ban dự án rất cần một ôtô để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, công ty cần xây dựng kế hoạch đầu mua sắm 1 ôtô cho ban dự án.
Ban dự án rất cần phải đi liên hệ trực tiếp với chủ dự án, và tìm hiểu các thông tin trên thị trường nên việc trang bị các máy móc thiết bị là không thể thiếu, ban dự án cần xây dựng kế hoạch mua sắm và trình lãnh đạo công ty thông qua kế hoạch này, phục vụ nhằm nâng cao công tác chất lượng lập dự án tại công ty.
* Đổi mới công nghệ đang sử dụng tại các phòng ban nói chung và ban dựa án nói riêng.
Để thiết chặt giờ giấc làm việc công ty cần trang bị máy chấm thời gian làm việc bằng vân tay, đẻ đánh gái khách quan nhất và tăn tính tự giác cảu tất cả các thành viên trong công ty, qua đó công tác lập dự án cũng có chất lượng được nâng cao hơn.
Hệ thống máy tính đang làm việc tại công ty cần có nối mạng với nhau và kết nối Inernet, ban dự án cần rất nhiều thông tin do vây việc truy cập mạng là rất nhiều và rất cần thiết. Bên cạnh đó cần thiết lập cho hệ thống máy tính một chế độ bảo mật cao.
Trên là các giải pháp được đưa ra thông qua thực trạng của công ty CP Đầu tư XNK Đoàn Minh Giang trong những năm trở lại đây. Hi vọng rằng các giải pháp này sẽ được công ty lưu tâm và góp phần vào sự phát triển của cong ty.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang nhận thấy đây là công ty mặc dù còn non trẻ nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những thuận lợi và khó khăn riêng và để khắc phục những khó khăn đó khoá luận cũng đã nêu ra một số biện pháp chính để khắc phục, và hi vọng những biện pháp này sẽ giúp ích được cho công ty.
Tuy vậy khoá luận này không tránh khỏi nhiều thiếu sót, do đó rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1. NguyÔn B¹ch NguyÖt “ Gi¸o tr×nh lËp dù ¸n ®Çu t”
2. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
3. Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ.
4. Nghị định của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ.
5. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh.
6. Th«ng tư 06/1999/TT-BXD Hướng dẫn xử lý ý c¸c vÊn ®Ò chuyÓn tiÕp tõ §iÒu lÖ QL§T&XD 42/CP-92CP sang thùc hiÖn Quy chÕ QL§T&XD 52/CP.
7. Th«ng t sè 08 híng dÉn mét sè néi dung vÒ lËp, thÈm ®Þnh, phª duyÖt dù ¸n ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh vµ xö lý chuyÓn tiÕp thùc hiÖn NghÞ ®Þnh sè 16/2005/N§-CP ngµy 07/02/2005 cña ChÝnh phñ.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Trang 8: Bảng 1: Kết quả hoạt động sả xuất kinh doanh của công ty
Trang 9: Bảng 2: Vốn đầu tư thực hiện của công ty theo nguồn vốn
Trang 10: Bảng 3: Bảng cơ cấu vốn đầu tư của công ty
Trang 11: Bảng 4: Bảng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư của công ty
Trang 14: Sơ đồ quy trình lập dự án tại công ty.
Trang 34: Bảng Sản phẩm gạch cuả dự án được lập bởi công ty
Trang 39: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của dự án được lập tại công ty
Trang 44: Bảng Vốn đầu tư của dự án được lập tại công ty.
Trang 45: Bảng Số lượng lao động của dự án được lập tại công ty.
Trang 48: Bảng 5: Các dự án công ty đang tiếp nhận để lập dự án
Trang 53: Bảng 6: Dự án được lập tại công ty được giải ngân
Trang 70: Bảng 7: Nhu cầu về nguồn nhân lực trong ban dự án
Trang 71: Bảng 8: Nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị tại công ty CP
Đầu tư XNK Đoàn Minh Giang.
Môc lôc
Danh môc c¸c b¶ng, biÓu, s¬ ®å, h×nh vÏ
Lêi nãi ®Çu
Chương I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG.
I, Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
1, Quá trình hình thành và phát triển.
2, Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban công ty.
3, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
II,Tình hình đầu tư của Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
1. Vốn, nguồn vốn đầu tư tại công ty.
2. Dự án đầu tư của công ty.
III, Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu đoàn minh giang.
1. Phương pháp lập dự án tại công ty.
2, Quy trình lập dự án tại công ty.
3. Tổ chức thực hiện.
4, Nội dung lập dự án.
5, Thực trạng công tác lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel Văn Chấn – Yên Bái” tại công ty Đoàn Minh Giang.
IV, Đánh giá chung.
1, Đánh giá về công tác lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel tại Văn Chấn, Yên Bái”
2, Đánh giá về công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
Chương II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP
DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU
ĐOÀN MINH GIANG.
I, Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2006 -2010.
1, Định hướng phát triển của công ty.
2, Định hướng trong công tác lập dự án tại công ty.
II, Một số giải pháp nhằm hoàn thiỆn công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
1, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy gạch Tuynel tại Văn Chấn, Yên Bái”
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
KÕt luËn
Trang
1
2
2
2
4
6
9
9
14
14
14
16
20
22
27
52
52
53
64
64
64
65
66
66
67
82
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0025.doc