LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.
Bắt nhịp với ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, nắm cơ hội tạo đà phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cùng với các hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu biển. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã mở rộng hoạt động sang rất nhiều ngành nghề liên quan không chỉ đối với công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thuỷ mà cả các hoạt động khác phục vụ kinh tế dân sinh hay cả hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã được Tập đoàn tin tưởng và giao phó thực hiện đầu tư nhiều dự án không chỉ phụ trợ ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là sinh viên năm cuối của khoa Đầu tư – trường Đại học kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại phòng Dự án của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin. Trong gần bốn tháng thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu về đơn vị, về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu chức năng của các phòng ban, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư cũng như công tác lập các dự án đầu tư tại Công ty. Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành công, kết quả, hạn chế những tồn tại trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Công ty trong thời gian qua, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú, anh chị tại Công ty Vinashin Motor đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Chương 1:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VÀ XE MÁY VINASHIN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1.1. Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin ( viết tắt là Công ty Vinashin motor ) được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa Công ty xe máy Lisohaka có trụ sở chính tại: Xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có trụ sở chính: Số 109 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, thành phố Hà Nội.
Công ty thành lập theo Quyết định số: 672/QĐ-CNT-TCCB-TCKT do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký ngày 12 tháng 10 năm 2005; Giấy phép kinh doanh số: 0103014440 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2005.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như của Đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh đẩy nhanh các lĩnh vực: Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy; Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải; Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh; Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nước cho phép.
Hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng nhà xưởng tại Khu Công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2; Xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa ga bằng Composite; Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Tiến tới đầu tư phát triển các ngành du lịch, giải trí, sân golf, tổ hợp dịch vụ du lịch, lữ hành...
Vươn tới thành Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư.
1.1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động của Công ty
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy; lắp ráp hoàn chỉnh ô tô xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm thuộc các lĩnh vực: điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài ngành công nghịêp tàu thuỷ trong nước và xuất khẩu ( không bao gồm thiết kế các phương tiện vận tải).
- Mua bán, xuất khẩu, tổng đại lý, cung cấp các sản phẩm: vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng linh kiện cho sản xuất và tiêu dung.
- Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và thuỷ lợi.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, gas, khí công nghiệp; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế.
- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất), khu đô thị và nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ trường), nhà cho thuê, văn phòng cho thuê.
- Kinh doanh dịch vụ giải trí, sân golf ( không bao gồm các loại hình vui chơi giải trí nhà nước cấm); dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; mua bán và cho thuê tàu.
- Sản xuất, kinh doanh nước giải khát, rượu, bia, sữa ( không bao gồm kinh doanh quán Bar)
- Sản xuất, chế tạo hàng cơ khí, kết cấu sắt thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành công nghiệp khác.
- Đầu tư, xây dựng, khai thác và tổ chức kinh doanh chợ, siêu thị, bách hoá, trung tâm thương mại.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
1.1.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh dưới đây:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
2007
2008
1
2
3
4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
41.956.666.408
126.865.202.749
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
41.956.666.408
126.865.202.749
3. Giá vốn hàng bán
11
39.430.141.277
121.719.239.388
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
2.526.525.131
5.145.963.361
5. Doanh thu hoạt động tài chính
21
134.355.096
375.036.728
6. Chi phí tài chính
22
603.942.740
1.907.376.432
7. Chi phí bán hàng
23
500.000
2.975.361
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
24
504.372.462
1.201.376.952
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
25
1.552.065.025
2.409.271.344
10. Thu nhập khác
30
37.664.221
35.552.156
11. Chi phí khác
31
43.361.551
39.631.435
12. Lợi nhuận khác
32
-5.697.330
-4.079.279
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
40
1.546.367.695
2.405.192.065
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
50
432.982.955
673.453.778
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
52
1.113.384.740
1.731.738.287
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 biến động tích cực theo chiều hướng tăng. Doanh thu năm 2008 là 126.865.202.749 đồng tăng 202,37% so với năm 2007 khiến lợi nhuận tăng 55,54% vào năm 2008. Như vậy trong 2 năm vừa qua, Vinashin motor đã thu được những thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, lợi nhuận tăng khiến lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng. Đây là một chiều hướng rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư của Công ty.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hàng năm, một phần vốn của Công ty được dành đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, một phần dành cho việc đầu tư phát triển Công ty. Đặc biệt là năm 2008, công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các công ty khác. Ngoài ra công ty còn dành phần vốn đầu tư không nhỏ thực hiện việc đầu tư theo nội dung đầu tư như: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; đầu tư cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu. Tổng mức đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển qua các năm như sau:
Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư phát triển 2006-2008
Đơn vị: 1000 đồng
Năm
2006
2007
2008
Khối lượng vốn đầu tư phát triển Công ty
275.826.125
287.813.947
285.319.614
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán tại Công ty 2006,2007,2008
Qua bảng 3 về quy mô vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2008 của công ty, ta có thể nhận thấy tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm có xu hướng giảm theo từng năm. Đặc biệt là năm 2008, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước và quốc tế, tình hình đã tác động rất lớn tới sức mua của thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Do đó việc kinh doanh của công ty giảm sút, lợi nhuận không tăng nhiều như trước, đồng thời việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng bị ảnh hưởng do phải giãn tiến độ nhằm kiềm chế lạm phát….Chính vì thế, quy mô vốn đầu tư phát triển cũng giảm sút.
Bảng 1.3: Tốc độ tăng định gốc (liên hoàn) của vốn đầu tư giai đoạn
2006 - 2008
Năm
2006
2007
2008
Khối lượng vốn đầu tư phát triển Công ty
275.826.125
287.813.947
285.319.614
Tốc độ phát triển liên hoàn
-
4,35%
-8,9%
Tôc độ phát triển định gốc
-
4,35%
3,44%
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.2.1. Nhóm các nhân tố khách quan.
1.2.1.1. Sự biến động của cung cầu sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất.
Sự biến động này gây ảnh hưởng bất lợi hay thuận lợi đến công tác lập dự án còn tùy thuộc vào sự tăng giảm giá cả các nguyên vật liệu đầu vào, nhu cầu của người tiêu dùng…Tại thời điểm thu thập thông tin và phân tích thị trường lập dự án, có thể những kết luận về cung cầu là đúng nhưng một thời gian sau khi việc lập dự án hoàn thành thì những dự đoán không còn chính xác nữa. Cung cầu đột ngột tăng lên hoặc giảm xuống gây ảnh hưởng bất lợi cho dự án.
Đặc biệt là năm 2008, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước và quốc tế, tình hình đã tác động rất lớn tới sức mua của thị trường và tâm lý người tiêu dùng, giá cả của hầu hết tất cả các nguyên vật liệu đầu vào của thị trường trong nước và trên thế giới đều tăng cao. Do đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu vào sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích tài chính ban đầu của dự án, chi phí đầu vào, giá cả đầu ra và kết quả phân tích dự đoán thị trường sản phẩm của dự án.
Đối với các dự án trong ngành xây dựng thì ảnh hưởng của những biến động này càng rõ nét. Nó làm tăng chi phí các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến lợi ích tài chính của chủ đầu tư. Trong năm 2008, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty Vinashin Motor cũng bị ảnh hưởng do phải giãn tiến độ nhằm kiềm chế lạm phát…
1.2.1.2. Những biến động kinh tế vĩ mô.
Những biến động kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát, lãi suất, khủng hoảng cũng tạo ra những rủi ro cho dự án, những chỉ tiêu tính toán sẽ bị sai lệch và trong thời gian này đầu tư thường giảm sút.
Sự biến động kinh tế vĩ mô, lạm phát, khủng hoảng nhà đất, thị trường tín dụng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành của nền kinh tế. Thực tế trong năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát tăng làm cho giá cả của tất cả các mặt hàng đều leo thang, kéo theo đó là lãi suất ngân hàng tăng ở mức quá cao, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp. Sau đợt sốt nhà đất năm 2007, đầu năm 2008 đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường nhà đất cộng với việc các ngân hàng đẩy mức lãi suất lên quá cao đã làm không ít các dự án gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
1.2.1.3. Hệ thống chính sách, luật pháp.
Hệ thống luật pháp, các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư thay đổi gây khó khăn hoặc tạo ra ưu đãi cho dự án cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án.
1.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan.
1.2.2.1. Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ lập dự án
Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác lập dự án. Chất lượng của dự án phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, đạo đức của người lập dự án bởi vì những đánh giá của dự án chủ yếu dựa vào những tính toán phân tích và đánh giá chủ quan của người lập. Tính khả thi của một dự án tùy thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong phân tích, đánh giá của nhà tư vấn. Người lập dự án cần có những phẩm chất sau:
Có trình độ chuyên môn, năng lực kỹ thuật phù hợp với dự án, phải hiểu sâu và vận dụng đúng các văn bản pháp quy hiện hành trong phân tích đánh giá dự án.
Phải am hiểu quy trình công nghệ sản xuất và tính vận hành thực tế của các công trình có quy mô, hiện trạng tương tự như: nắm vững quy hoạch, chiến lược phát triển và phân tích đúng tình hình thị trường của dự án sau khi dự án được đưa vào vận hành.
Một đội ngũ cán bộ giỏi sẽ lập ra một tổ chức hợp lý, phân công điều hành nhiệm vụ rõ ràng, khoa học phối hợp nhịp nhàng trong công tác lập dự án.
1.2.2.2. Các phương tiện hỗ trợ cho công tác lập dự án tại doanh nghiệp
Đó là máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm, phương tiện thông tin liên lạc, phần mềm tính toán thiết kế…Những phương tiện này càng đầy đủ, hiện đại sẽ làm cho việc lập dự án diễn ra thuận lợi với thời gian ngắn nhất, tiết kiện chi phí, công sức của cán bộ lập dự án, từ đó nâng cao chất lượng lập dự án.
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại doanh nghiệp. Để chất lượng công tác lập dự án đạt yêu cầu đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tham gia công tác lập dự án.
1.3. CÁC CĂN CỨ ĐỂ TIẾN HÀNH LẬP DỰ ÁN.
Các căn cứ pháp lý:
Dự án được lập dựa trên các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và địa phương hay các nhiệm vụ cụ thể được Nhà nước giao. Hệ thống các văn bản pháp quy mà dự án phải tuân thủ đó là hệ thống các luật hiện hành về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, tài nguyên…kèm theo đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật về xây dựng, đất đai, tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ riêng của từng ngành…
Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước về các dự án có tính chất tương tự.
1.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY.
1.4.1. Đặc điểm các dự án đầu tư tại Công ty.
Các dự án được lập tại Công ty đa số là các dự án đầu tư xây dựng như các dự án xây dựng nhà máy sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy, nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ…Các dự án có mục tiêu chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinashin Motor nói riêng và Tập đoàn Vinashin nói chung, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư từ việc đầu tư xây dựng các công trình nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ ngành công nghiệp tàu thủy như bình chứa gas, sản xuất ống gân HDPE, thanh profile…với chất lượng tốt, đặc tính ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại, đăp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra các dự án sẽ tạo ra lợi ích kinh tế xã hội như đem lại việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
1.4.2. Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty Vinashin Motor.
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Do đó, quá trình soạn thảo một dự án đầu tư đòi hỏi trải qua rất nhiều công đoạn, cấp độ và liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Nhận thức được vấn đề này, các công ty đều tiến hành lập dự án theo một quy trình riêng cụ thể, rõ ràng và Công ty Vinashin Motor cũng không nằm ngoài quy luật này.
Quy trình lập dự án tại Công ty Vinashin Motor
Diễn giải sơ đồ các bước thực hiện.
Bước 1: Giao việc
Tập đoàn Vinashin và Tổng giám đốc tại Công ty tiến hành giao việc cho trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chức năng có liên quan.
Bước 2: Lập đề cương kế hoạch thực hiện.
Căn cứ vào kế hoạch dự án được giao thì chủ nhiệm dự án, trưởng phòng dự án và trưởng phòng xây dựng tại Công ty lập đề cương chi tiết việc thực hiện dự án.
Nội dung của đề cương dựa trên các văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước.
Bước 3: Phê duyệt đề cương.
Tổng Giám Đốc xem xét và phê duyệt đề cương chi tiết dự án.
Bước 4: Thu thập, kiểm tra tài liệu.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kế hoạch đã lập cho dự án, chủ nhiệm dự án chủ trì liên hệ với các đơn vị chức năng tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác lập dự án. Danh sách tài liệu được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện.
Bước 5: Thực hiện lập báo cáo nghiên cứu.
Nhiệm vụ này do tổ chuyên viên lập dự án trong Công ty tiến hành lập. Tổ chuyên viên lập dự án chủ yếu là các cán bộ trong phòng Dự án của công ty và một số cán bộ được điều phối từ các phòng chức năng khác như phòng xây dựng…có liên quan để tham mưu trong việc lập dự án.
Bước 6: Kiểm tra nội bộ
Sau khi lập báo cáo nghiên cứu, trưởng phòng Dự án và các trưởng phòng chuyên môn có liên quan tiến hành kiểm tra nội bộ công tác lập dự án. Việc kiểm tra này nhằm phát hiện những sai sót ngay trong quá trình lập dự án, và có những đề xuất kịp thời. Nếu có những sai sót thì trưởng phòng chủ trì sẽ góp ý sửa đổi với cán bộ thực hiện. Việc góp ý sẽ ghi thành biên bản kiểm tra.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể.
Sau khi tiến hành kiểm tra nội bộ phát hiện các sai sót để cán bộ lập dự án chỉnh sửa kịp thời, trưởng phòng Dự án cùng với trưởng phòng Xây dựng tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể bao gồm:
Kiểm tra kết quả lập dự án/ hồ sơ thầu theo kế hoạch đã duyệt, việc kiểm tra này nhằm đảm bảo: sự tương thích giữa các phần việc trong dự án, kết quả đầu ra phù hợp với các dữ liệu đầu vào, các công việc khác phù hợp với kế hoạch dự án.
Toàn bộ dự án được chuyển về phòng dự án xem xét, kiểm tra nhằm đảm bảo: các giai đoạn của các phương án thực hiện đã được thực hiện đúng với kế hoạch
Quá trình kiểm tra này nếu sai sót thì sẽ đề nghị cán bộ lập dự án sửa đổi, chỉnh sửa kịp thời trước khi trình lên ban Giám đốc phê duyệt.
Bước 8: Sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể, dự án sẽ được trình lên cho Tổng giám đốc tại Công ty xem xét, kiểm tra và duyệt.
Các tiêu chí dùng để kiểm tra:
Kiểm tra sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Phù hợp với các kết quả thiết kế (nếu có)
Phù hợp với yêu cầu kế hoạch dự án
Hình thức trình bày theo quy định của Công ty.
Thực hiện đúng quy định của Công ty và Nhà nước.
Bước 9: In ấn, giao nộp tài liệu.
Sau khi Tổng giám đốc duyệt, tài liệu được in ấn và gửi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định.
Bước 10: Thẩm định
Các cơ quan có thẩm quyền trên Tập doàn Vinashin sẽ tiến hành thẩm định dự án mà Công ty được giao thực hiện. Việc thẩm định này nhằm đảm bảo dự án có khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra hay không.
Bước 11: Hoàn chỉnh
Sau khi các cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn tiến hành thẩm định dự án, nếu có sai sót trưởng phòng Dự án yêu cầu cán bộ lập dự án chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao tài liệu cho cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn phê duyệt.
Bước 12: Phê duyệt
Cấp có thẩm quyền trên Tập đoàn Vinashin tiến hành phê duyệt dự án để đi vào thực hiện.
Bước 13: Nghiệm thu
Kết thúc dự án chủ nhiệm dự án, trưởng phòng Dự án và trưởng phòng xây dựng tiến hành nghiêm thu.
1.4.3. Phương pháp lập dự án
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình lập dự án nhằm thực hiện các công việc đã được đề ra trong dự án. Mỗi dự án thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện lập dự án.
Hiện tại, cán bộ lập dự án tại Công ty chưa vận dụng nhiều phương pháp trong khi phân tích các khía cạnh của dự án đầu tư. Chỉ có một số phương pháp được sử dụng nhưng không được phân tích kỹ lưỡng như phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phương pháp cộng chi phí.
1.4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin đều được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án, đặc biệt đối với các nội dung nghiên cứu điều kiện vĩ mô, nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau, tùy thuộc điều kiện thực tế về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các cán bộ điều tra…để có thể lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cho phù hợp. Có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin như phương pháp đăng ký trực tiếp, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập thông tin qua những nguồn sẵn có…Tuy nhiên, tại Công ty Vinashin Motor cán bộ lập dự án chỉ sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua những nguồn sẵn có trên báo cáo, văn bản, quy định của Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng ( đài, báo, internet…); các số liệu thống kê theo định kỳ của cơ quan thống kê, Bộ, ngành. Phương pháp này đơn giản, chi phí ít tốn kém hoặc thậm chí không mất chi phí nhưng độ tin cậy của tài liệu không cao.
1.4.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. Các cán bộ lập dự án sẽ tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sau đó, lập bảng so sánh theo các tiêu thức đặc trưng nhằm chỉ ra đặc tính ưu việt, ưu điểm của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại.
Vai trò của phương pháp này rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến tính khả thi của dự án, cụ thể là khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án, căn cứ kết luận sự cần thiết phải đầu tư.
Ví dụ như trong dự án: “xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” hay dự án “ Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” cán bộ lập dự án đều sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để làm căn cứ kết luận sự cần thiết phải đầu tư. Cụ thể được trình bày phần dưới đây.
1.4.3.3. Phương pháp cộng chi phí.
Phương pháp này được cán bộ lập dự án sử dụng để xác định tổng mức vốn đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết cho dự án để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Nội dung của phương pháp cộng chi phí là căn cứ vào các khoản chi phí dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp lại thành tổng mức đầu tư. Khi đó tổng mức đầu tư được xác định dựa trên các đầu mục chi phí theo thiết kế cơ sở của dự án trong phần phân tích kỹ thuật bao gồm:
Chi phí xây dựng
Chi phí thiết bị
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác.
Vốn lưu động ban đầu
Vốn dự phòng
1.4.4. Nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án.
1.4.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Tại công ty, nội dung sự cần thiết phải đầu tư trình bày những vấn đề liên quan như sau: giới thiệu về chủ đầu tư, lý do đầu tư, các căn cứ pháp lý và thực tế, mục tiêu của dự án.
Giới thiệu về chủ đầu tư.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cần thiết phải đầu tư.
Trong những năm qua, với xu thế hội nhập và phát triển, cùng với sự chú trọng đầu tư của chính phủ và sự năng động của lãnh đạo, tập thể cán bộ Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã và đang trên đà tăng tốc.Với quyết định của Thủ tướng chính phủ thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin từ Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một cơ hội lớn và cũng là trách nhiệm lớn đối với mục tiêu đó. Với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn kinh tế Vinashin trong tương lai gần sẽ là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam với ngành nghề đa dạng và đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra.
Bên cạnh đó, sự cần thiết đầu tư các dự án còn xuất phát từ mục tiêu, chiến lược của Tập đoàn Vinashin trong những năm tới đó là:
- Xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với trọng tâm là công nghiệp tàu thuỷ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa và hội nhập ngành công nghiệp Tàu thủy.
Với quyết định của Thủ tướng chính phủ thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin từ Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một cơ hội lớn và cũng là trách nhiệm lớn đối với mục tiêu đó. Với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn kinh tế Vinashin trong tương lai gần sẽ là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam với ngành nghề đa dạng và đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đề ra.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất
công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ. Trong thời gian qua, Công ty Vinashin motor đã được Tập đoàn giao cho lập một số dự án đầu tư. Các dự án mà Công ty lập đa số phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề của Vinashin motor nói riêng và Tập đoàn nói chung. Bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới. Đó là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ và phụ tùng xe máy; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ tàu thuỷ như sản xuất bình chứa Gas bằng Composite, sản xuất thanh profile….
Lý do đầu tư
Thông thường, trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty trình bày các căn cứ để định hướng đầu tư đó là vấn đề quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư cho dự án. Xem dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng hay địa phương nơi thực hiện dự án hay không. Đa số các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do chủ đầu tư “ khai thác thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi.. và thị trường đầu ra”.Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”
Mặt khác, dự án được xây dựng tại địa điểm còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho chính địa phương đó như việc làm, thu nhập, đáp ứng nhu cầu về các loại sản phẩm của dự án như gas, xe máy, ống gân HDPE….Do đó, đây cũng là căn cứ để dự án nhận được ưu đãi từ địa phương và Chính phủ.
c) Các cơ sở thực tế
Ở nội dung này, người lập dự án tại Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường thực tế về sản phẩm dự án trong thời điểm hiện tại và từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu sản phẩm đó trong tương lai để từ đó kết luận sự cần thiết đầu tư. Ví dụ như trong “ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp động cơ, phụ tùng xe máy” người lập dự án đã tiến hành nghiên cứu số lượng xe máy đang lưu hành tại Việt Nam từ năm 1999-2006 như sau:
Sau khi đưa ra nhu cầu về số lượng xe máy trong thời gian qua, người lập dự án tiếp tục dự báo về nhu cầu xe máy tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định quy hoạch phát triển xe máy Việt Nam của Bộ Công Nghiệp. Cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp dự báo để dự báo.
Ngoài ra, trong nội dung nghiên cứu thị trường này, cán bộ lập dự án còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu bằng cách phân tích những đặc tính ưu việt sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại cũng là căn cứ để quyết định sự cần thiết phải đầu tư. Ví dụ như trong dự án “xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” cán bộ lập dự án đã phân tích ưu điểm của ống gân so với ống bê tông trên thị trường hiện tại một cách khá chi tiết và thuyết phục.
ống gân HDPE
ống bê tông cốt thép
2.1: Khả năng chống gỉ sét
Không bị rỉ sét. Chịu được các loại hoá chất có trong nước.
Có thể bị ăn mòn bởi hoá chất theo thời gian.
2.2: Sự kết tủa
Bề mặt trong của ống rất nhẵn độ gồ ghề đạ._.t tới 0,007mm. Mặt khác do sự trơn láng của ống ngăn ngừa hoàn toàn được tình trạng lắng đọng vôi hoặc rong rêu trên thành ống.
Bề mặt bên trong của ống không nhẵn do đó bị vôi mảng bám do kết tủa.
2.3: Khớp nối ống
ống được nong một đầu sau đó seal cao su được gắn vào mặt ngoài thành ống, sử dụng seal cao su để gắn vào nhau. Tại các khớp nối thì khả năng chịu tải trọng vẫn đảm bảo (4kg/cm2). Nước không bị dò rỉ ra ngoài, không gây ô nhiễm môi trường.
Các ống bê tông thì được nối với nhau bằng xi măng nên tỉ lệ % rò rỉ của ống là rất lớn (Khoảng 60%). Khả năng chịu tải trọng của đường ống tại các vết nối bi giảm rõ rệt.
2.4: Tính kinh tế
Do vật liệu làm ống gân là HDPE, cho nên khối lượng của ống rất nhẹ. Vận chuyển lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng, chi phí vận chuyển thấp.
Do ống bê tông được làm bằng xi măng, cốt thép lên khối lượng của ống lớn hơn rất nhiều so với ống gân cùng kích cỡ và chiều dài. Vận chuyển và lắp đặt khó khăn, chi phí vận chuyển cao.
2.5: Khả năng tái chế
Có thể tái chế
Không thể tái chế
2.6: Khả năng chịu nén ngang và va đập
Có thể chịu được nén ngang và va đập cao do tính linh hoạt cao (Có thể chịu được khi thay đổi địa tầng)
Khi sẩy ra va đập có thể gây vỡ ống.
Hay trong dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” người lập dự án còn đưa ra một số nguyên nhân khuyến cáo không nên dùng sản phẩm bình khí bằng sắt mà nên dùng sản phẩm của dự án đó là bình chứa gas bằng Composite “Tuy rằng bình chứa khí bằng sắt ngày nay đang được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới, nhưng hãy đừng vội tin tưởng hoàn toàn vào nó, bởi sự tiềm ẩn những rủi ro của nó với cuộc sống.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến bình khí bằng sắt thường nổ ở một số nơi:
- Bình nạp quá 85% dung tích
- Bình bị tăng nhiệt độ dẫn đến tăng áp suất.
- Van an toàn không xả.
Trên đây là một số dẫn chứng về việc đưa ra các căn cứ thực tế để kết luận sự cấn thiết đầu tư. Như vậy, nghiên cứu một cách khá chi tiết về nhu cầu thực tế cũng như đặc tính về loại sản phẩm của dự án cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nội dung này.
d) Các căn cứ pháp lý.
Đây chính là các căn cứ để tiến hành hoạt động đầu tư của dự án như các văn bản luật, công văn, nghị định, thông tư liên tịch, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật…
Thông thường tại Công ty, nội dung này dựa vào:
Các căn cứ pháp lý Nhà nước liên quan đến dự án: Các quyết định của Nhà nước về việc giao đất cho Chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án; các quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất; nghị định của Chính phủ quy định việc thi hành pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất…
Luật khuyến khích đầu tư trong nước….
Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tăng cường sản xuất nội địa….
Các định hướng, chiến lược phát triển của các Bộ, ngành có liên quan đến sản phẩm dự án..
………
1.4.4.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật
Nghiên cứu kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu các mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Dựa trên số liệu của nghiên cứu kỹ thuật, xác định được phần lớn tổng mức đầu tư cần thiết theo phương pháp cộng chi phí, đồng thời dựa trên các thông số của phần nghiên cứu kỹ thuật mà người ta có thể gián tiếp hoặc trực tiếp xác định được doanh thu cũng như chi phí hoạt động của dự án. Từ đó, người lập dự án có thể soạn thảo và tính toán được chính xác nội dung phân tích tài chính dự án.
Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tập trung phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết. Các dự án tại Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, do đó việc nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ, dây chuyền công nghệ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, khá phức tạp nên được tập trung khá nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật còn bao gồm các nội dung như: quy mô xây dựng, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, các giải pháp quy hoạch, kiến trúc kỹ thuật, giải pháp xây dựng…Cụ thể như sau:
Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình
Thông thường trong nội dung này, người lập dự án chỉ trình bày về quy mô dự án đó là diện tích đầu tư. Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” thì diện tích đầu tư là 2,0269 ha ,hay là dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” thì diện tích đầu tư là 60.000 m2.
Nhìn chung, trong nội dung này người lập dự án không tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng mà chỉ cung cấp những thông tin chung về quy mô của dự án.
Lựa chọn hình thức đầu tư.
Do các dự án của Công ty đều là các dự án đầu tư0 xây dựng công trình nhà máy sản xuất nên ở các dự án mà Công ty lập đều lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng mới 100%, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
Địa điểm xây dựng công trình
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án. Quyết định lựa chọn địa điểm cho dự án là một quyết định có tầm quan trọng trong chiến lược, nó có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng. Do đó địa điểm thực hiện luôn có sẵn trước khi Công ty tiến hành nhiệm vụ lập dự án.
Nhận thấy, Hải Dương là một trong những thành phố có kinh tế phát triển đặc biệt khu công nghiệp Lai Vu- Huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương là nơi có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội khá thuận lợi cho việc thực hiện các dự án. Do đó, các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được xây dựng tại khu công nghiệp này. Trong nội dung này, người lập dự án đã trình bày một số căn cứ để quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng như lọi thế về vị trí địa lý giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, lợi thế sẵn có về thị trường đầu vào ( như lao động, nguyên vật liêu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi…) để từ đó ra quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng.
Giải pháp công nghệ và lựa chọn công nghệ nhà máy.
Đây là nội dung được trình bày khá kỹ lưỡng trong quá trình lập dự án. Thông thường trong nội dung này, người lập dự án sẽ trình bày các phương án lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chon chủng loại và công suất thiết bị. Tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều trình bày đầy đủ các nội dung nói trên. Nhưng đa số nội dung này được cán bộ lập dự án đề cập khá chi tiết trong từng dự án cụ thể. Lựa chọn công nghệ tốt, phù hợp cũng là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình lập dự án, nó quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của dự án.
Ví dụ như trong dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” người lập dự án cũng trình bày khá chi tiết về quy trình công nghệ bao gồm quy trình lắp ráp động cơ xe máy, quy trình sản xuất khung xe, quy trình sản xuất vành xe, quy trình sản xuất nhựa, quy trình sản xuất, lắp ráp giảm sóc; quy trình sản xuất yên….Tất cả đều được sản xuất, lắp ráp ở trong nước cùng với công nghệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhìn chung, nội dung về lựa chọn công nghệ nhà máy của hầu hết các dự án đều được nghiên cứu kỹ và được cán bộ lập dự án trình bày khá đầy đủ và chi tiết trong mỗi dự án đầu tư.
Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật..
Nội dung này được cán bộ lập dự án tại Công ty trình bày khá chi tiệt cụ thể nhất là giải pháp về kỹ thuật. Tuy nhiên khi phân tích các giải pháp này cán bộ lập dự án không tách riêng theo từng nội dung quy hoạch, kiến trúc và xây dựng mà tiến hành phân tích theo từng hạng mục công trình của dự án. Tương ứng với từng hạng mục công trình chính sẽ có giải pháp cụ thể về kết cấu xây dựng và kiến trúc.
Còn riêng giải pháp về kỹ thuật được phân tích cụ thể đối với từng dự án. Đây là một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT ở các dự án của Công ty. Nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách tại phòng Xây dựng nghiên cứu sau đó cán bộ lập dự án sẽ trình bày vào BCNCKT của mình. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là các giải pháp về : hệ thống điện tiêu thụ, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy, nhiên liệu..Ở nội dung các giải pháp về kỹ thuật là một nội dung mà hầu như các dự án đầu tư nào cũng được cán bộ lập dự án nghiên cứu trình bày cụ thể trong dự án đầu tư. Tuy nhiên một số dự án thì trình bày hết các giải pháp về kỹ thuật nhưng có một số dự án chỉ trình bày một số nội dung chính, còn một số dự án thì trình bày khá sơ sài, chung chung. Ví dụ như dự án ‘ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy’’ cán bộ lập dự án trình bày rất chung chung : giải pháp về kiến trúc, xây dựng theo yêu cầu chung của khu công nghiệp. Còn giải pháp về kỹ thuật thì chỉ đề cập đến yêu cầu về vệ sinh môi trường sơ bộ như sau :
Đảm bảo thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cứu hoả.
Dự án của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại, không gây ồn ào, nước thải được xử lý qua hệ thống lọc trước khi thoát ra đường ống thoát nước chung.
Diện tích cây xanh bóng mát sẽ được trồng một cách hợp lý, hài hoà.
Xử lý chất thải rắn và lỏng theo quy định bằng phương pháp tiên tiến không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng điện cho nhà xưởng và nhà làm việc.
Đảm bảo các quy định về môi trường theo luật pháp quy định.
Dự án không hề đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hệ thống cung cấp điện, nước, giao thông liên lạc…
Nhưng bên cạnh đó, dự án ‘’ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite’’ lại được cán bộ lập dự án trình bày khá chi tiết, đầy đủ cả về giải pháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp về điện tiêu thụ nhà máy, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, nhiên liệu. Cụ thể từng nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong ví dụ minh họa phần sau.
Đánh giá tác động môi trường của dự án.
Đây là một nội dung quan trọng nhằm mục đích phát hiện các tác động xấu của dự án đến môi trường. Tuy nhiên có một số dự án chưa đề cập đến vấn đề này như dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xre máy...Trong nội dung này, cán bộ lập dự án sẽ đánh giá tác động môi trường đối với dự án qua 3 giai đoạn : giai đoạn xây lắp, sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo để từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp khắc phục như giải pháp xử lý các chất phế thải, giải pháp phòng cháy chữa cháy.
Sau khi đánh giá được sự tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường xung quanh, cán bộ lập dự án đã trình bày về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung thì ở nội dung này công ty đã thực hiện đầy đủ và chi tiết.
1.4.4.3. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự.
Trong nội dung này, cán bộ lập dự án chỉ nghiên cứu vấn đề dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án chứ chưa đi vào phân tích sâu, cụ thể. Nội dung chủ yếu bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy, kế hoạch nguồn nhân lực, định mức tiền lương cho người lao động, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân công. Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” việc sử dụng nhân lực, định mức tiền lương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng sử dụng nhân lực và định mức tiền lương
Đơn vị:đồng
TT
Chức danh
Số lượng (người)
Định mức lương
1
Giám đốc
01
5.000.000
2
Phó giám đốc
02
4.500.000
3
Quản đốc phân xưởng
03
3.600.000
4
Phòng KH-KD
10
3.000.000
5
Phòng KT-KCS
04
3.000.000
6
Phòng KT-TC
03
3.000.000
7
Nhân viên khác
03
2.000.000
8
Công nhân sản xuất chính
15
2.500.000
Tổng định biên
41
Tổng lương
119.300.000
Tổng lương và các chế độ khác(120%lương)
143.160.000
1.4.4.4. Nghiên cứu khía cạnh tài chính
Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tiến hành nghiên cứu tương đối chi tiết và rõ ràng. Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu khía cạnh tài chính là : xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định dòng tiền của dự án từ đó tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính có liên quan.
Xác định tổng mức vốn đầu tư.
Trong nội dung xác định tổng mức vốn đầu tư, cán bộ lập dự án tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí cần thiết cho dự án bằng phương pháp cộng chi phí theo thiết kế cơ sở của dự án trong phần phân tích kỹ thuật. Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm hai khoản mục chính đó là : vốn đầu tư cho dự án và vốn lưu động cho dự án. Trong vốn đầu tư cho dự án bao gồm tất cả các khoản mục chi phí cần thiết như chi phí đầu tư xây lắp, chi phí đầu tư thiết bị, chi phí dự phòng và một số chi phí khác. Còn nhu cầu về vốn lưu động cho mỗi dự án được dự tính khoảng 20% tổng doanh thu mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động. Khi lập dự án, cán bộ lập dự án sẽ tính toán đầy đủ nhu cầu vốn cho các năm, xác định được nguồn vốn của dự án từ đó xác định được cơ cấu vốn cũng như điều chỉnh quy mô dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn và hiệu quả của dự án. Ta có thể thấy qua dự án : xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE »
Bảng 1.4: Bảng chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE
Đơn vị : 1000 đồng
Tên hạng mục
Thành tiền
I
Chi phí xây dựng
11,014,000
1
San lấp mặt bằng
1,000,000
2
Xây dựng nhà xưởng 2500 sqm
5,000,000
3
Xây dựng văn phòng, nhà ăn, nhà chuyên gia
300 sqm
900,000
4
Trạm biến áp 1000 KVA
1,000,000
5
Hệ thống điện hạ thế
300,000
6
Xây dựng tường bao
300,000
7
Xây dựng đường nội bộ
1,000,000
8
Hệ thống thoát nước
500,000
9
Hệ thống PCCC
300,000
10
Các công trình khác
714,000
II
Chí phí đầu tư thiết bị
52,744,064
1
Hệ thống thiết bị chuyển giao từ hãng cung cấp
1.1
Thiết bị sản xuất ống gân HDPE
49,852,000
2
Hệ thống thiết bị mua sắp trong nước
2.1
Thiết bị văn phòng ( máy tính,bàn ghế,điện thoại)
200,000
2.2
Máy phát điện dự phòng
1,000,000
2.3
Máy làm lạnh giải nhiệt
1,134,444
2.4
Máy nén khí
357,620
2.5
Thiết bị PCCC
200,000
III
Chi phí khác
4,389,969
IV
Chi phí dự phòng 10%( I+II+III)
6,814,803
V
Lãi vay vốn trong thời gian đầu t
7,980,629
VI
Vốn lưu động
20,000,000
Tổng cộng
102,943,465
Nguồn : Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE
Trên đây là một ví dụ cụ thể về xác định tổng mức đầu tư cho một dự án. Đối với các dự án lớn thì cán bộ lập dự án sẽ lập bảng tính chi tiết hơn về số lượng, khối lượng, đơn giá…với nhiều khoản mục chi phí hơn, tính toán phức tạp hơn.
Nguồn vốn đầu tư.
Một dự án khả thi nếu không được đảm bảo các nguồn tài trợ cho dự án thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Dự án khả thi chỉ nên được tiến hành khi triển vọng về các nguồn tài trợ vốn cho dự án được xác định rõ ràng và đầy đủ. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét và phân tích rất kỹ lưỡng. Công ty Vinashin Motor với tư cách là chủ đầu tư thường huy động vốn đầu tư cho dự án chủ yếu là vốn vay và huy động thương mại và vốn tự có. Sau khi xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án, cán bộ lập dự án tiến hành xác định cơ cấu nguồn vốn. Mỗi dự án sẽ xác định cơ cấu hợp lý. Ví dụ như dự án “ đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” thì nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vay và huy động thương mại: 85% (87.501.945.000) và nguồn vốn tự có chiếm 15% tổng mức đầu tư (15.441.520.000).
Phân tích thu nhập- chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, công việc tiếp theo của người soạn thảo là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Để xác định các chỉ tiêu này, người lập dự án sẽ tiến hành công việc theo trình tự đó là : dự tính doanh thu và chi phí trong từng năm hoặc từng thời kỳ của dự án, sau đó xác định dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như IRR, NPV, T…
Dự kiến doanh thu và chi phí.
Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở sản phẩm của dự án. Thông thường các sản phẩm của dự án được lập tại Vinashin motor chủ yếu là các sản phẩm sản xuất ra để phục vụ mục đích kinh doanh và phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Do đó, doanh thu của dự án đều được tính toán trên cơ sở số lượng hàng hóa sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
Chi phí hàng năm của dự án được tính toán gồm rất nhiều các khoản mục tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Nhưng thông thường bao gồm các khoản như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí điện, nước; các khoản chi phí tài chính, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung…..
Trên cơ sở dự kiến doanh thu và chi phí, cán bộ lập dự án sẽ tiến hành tính toán lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của dự án.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí ( không bao gồm khấu hao và lãi vay)
Thuế TNDN = LNTT * 28%
Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TNDN
Xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.
Sau khi tính toán các khoản mục doanh thu và chi phí của dự án, cán bộ lập dự án tiến hành cân đối thu chi và tính toán dòng tiền của dự án. Việc xác định dòng tiền của dự án được tiến hành bởi phần mềm Excel và xác định theo lợi nhuận sau thuế tính ở phần trên. Còn hệ số chiết khấu được xác định như sau: do các dự án của Công ty vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng và huy động thương mại. Do đó, hệ số chiết khấu được xác định là mức lãi suất bình quân của các nguồn trên.
Trên cơ sở dòng tiền và hệ số chiết khấu người lập dự án sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính. Các chỉ tiêu thường được sử dụng như NPV, IRR, T ( thời gian thu hồi vốn đầu tư). Từ đó, loại bỏ các dự án có NPV<0, IRR< r giới hạn….
Trên thực tế, nội dung phân tích khía cạnh tài chính các dự án của Công ty cũng đã tiến hành tương đối đầy đủ, thực hiện theo đúng trình tự. Các nội dung phân tích tương đối chi tiết và logic đáp ứng nhu cầu thực hiện của dự án.
1.4.4.5. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội.
Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và các định chế tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế nội dung này không được cán bộ lập dự án tại Công ty nghiên tập trung nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng. Mà trong hầu hết các dự án được lập, nội dung này thường chỉ được nghiên cứu sơ bộ thông qua: tạo việc làm cho người lao động, tạo khoản nộp cho ngân sách Nhà nước….Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ, phụ tùng xe máy” thì khía cạnh kinh tế xã hội chỉ được đề cập như sau:
* Tổng thu nộp ngân sách giai đoạn 2008-2012:
Thuế GTGT: 74.000.000.000 đồng.
Thuế TNDN: 25.000.000.000 đồng
Tổng nộp ngân sách giai đoạn này là: gần 100.000.000.000 đồng
* Ngoài việc tạo số thu nộp ngân sách cho Nhà nước, nhà máy còn tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương cùng với việc phát triển các ngành nghề phụ theo phản ứng dây chuyền, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.
* Phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
Một trong những điểm yếu của công ty trong khi phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đó là chưa chỉ ra được các tác động về mặt kinh tế của dự án đầu tư như giá trị gia tăng thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV(E), tỷ số lợi ích- chi phí….
1.5. MINH HỌA CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY VINASHIN MOTOR QUA DỰ ÁN “XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH CHỨA GAS BẰNG COMPOSITE”
Đây là một dự án được cán bộ lập dự án tại Công ty tiến hành phân tích khá đầy đủ và chi tiết các khía cạnh của dự án đầu tư, thể hiện tương đối tâm huyết cũng như trình độ của cán bộ công ty đối với dự án mà mình lập ra. Các nội dung trong dự án bao gồm các phần như sau:
1.5.1. Sự cần thiết phải đầu tư.
Trong nội dung này, dự án được trình bày tương đối đầy đủ các căn cứ hình thành dự án đầu tư bao gồm: giới thiệu về chủ đầu tư, lý do đầu tư, các căn cứ thực tế để tiến hành đầu tư.
Giới thiệu chủ đầu tư
Trong phần này, cán bộ lập dự án đã giới thiệu đôi nét về Tập đoàn Vinashin và định hướng chiến lược phát triển tới năm 2010:
- Xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với trọng tâm là công nghiệp tàu thuỷ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
- Phát triển công nghiệp tàu thuỷ thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa và hội nhập ngành công nghiệp Tàu thủy.
Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường.
Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất các thiết bị chứa khí nén, không chỉ đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu cao về các bình chứa Acetylene, Oxy để sửa chữa hoặc để chứa LPG cho các doanh nghiệp kinh doanh Gas hoá lỏng trong ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của thị trường trong nước và nước ngoài.
Lý do đầu tư.
Ở nội dung này, cán bộ lập dự án tại Công ty đã trình bày được một phần tình hình kinh tế xã hội tổng quát tại địa điểm được chọn đó là khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do “ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi.. và thị trường đầu ra”.
Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.”
Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các nội dung chính như ở trên mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung quan trọng khác như: điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình chính trị, điều kiện về dân số, lao động, tình hình phát triển nơi thực hiện dự án…
Các cơ sở thực tế.
Trong nội dung này, cán bộ lập dự án đã tiến hành nghiên cứu tương đối kỹ nhu cầu thị trường về sản phẩm bình chứa Gas của dự án.
Với tốc độ tăng trưởng của ngành khí đốt trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng bình chứa ngày càng tăng. Hiện nay ở nước ta và trên thế giới nói chung, người ta sử dụng hàng tỷ bình để chứa khí hóa lỏng với khoảng 60 triệu bình các loại được sản xuất mỗi năm.
Với loại bình chứa khí nén áp suất cao, thị trường thế giới về bình chứa nén áp suất cao có thể cần tới trên 20 triệu bình hàng năm, và đã có khoảng 240 triệu bình các loại hiện nay đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Công nghệ truyền thống để sản xuất bình chứa khí bằng sắt được sử dụng hàng trăm năm nay hầu như không có bất cứ sự cải tiến đáng kể nào về thiết kế, trọng lượng và tính an toàn của thiết bị áp lực. Trong khi người tiêu dùng ngày nay luôn đi hỏi sự thoả mãn về một công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với cấu trúc vật liệu tiên tiến hơn.
Với loại bình chứa khí an toàn, hiện nay chỉ có khoảng hơn 1,5 triệu bình được cung cấp cho thị trường thế giới, trong khi thị trường rộng lớn này cần tới 10 triệu bình mỗi năm.
Mục tiêu quan trọng là việc sản xuất bình khí an toàn phải được phát triển rộng rãi để thoả mãn cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng và với nhu cầu như vậy, thị trường bình chứa khí nén là một trong những thị trường rất phát triển và tiềm năng.
Sau khi nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm của dự án, cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra đặc tính ưu việt hơn so với sản phẩm cùng loại, và đây cũng là lý do để chọn sản phẩm đầu tư.
Ngày nay, nhân loại luôn cố gắng làm cho cuộc sống tiện nghi hơn, an toàn hơn. Tuy rằng bình chứa khí bằng sắt ngày nay đang được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới, nhưng hãy đừng vội tin tưởng hoàn toàn vào nó, bởi sự tiềm ẩn những rủi ro của nó với cuộc sống.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến bình khí bằng sắt thường nổ ở một số nơi:
- Bình nạp quá 85% dung tích
- Bình bị tăng nhiệt độ dẫn đến tăng áp suất.
- Van an toàn không xả.
Tháng 4/2002, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới giới thiệu các phụ kiện an toàn cộng thêm cho bình khí để tránh bị nạp quá tải, thiết bị đó gọi là van an toàn OPD. Các công ty phân phối LPG nói rằng: nhu cầu trang bị thiết bị thêm này cho bình gas đang tăng tới trên 30 - 40%. Các nước Châu âu thì cho rằng việc lắp đặt thêm van này cần phải đưa vào thành luật bắt buộc.
Vì vậy việc nghiên cứu công nghệ do Cty Compozit - Praha đưa ra 1 giải pháp đơn giản và hiệu quả đối với những vấn đề này: bình gas bằng composite, với phần trên của bình khí có 1 cửa kiểm tra việc nạp quá, với một thước báo có thể nhìn thấy được mức gas, mà qua đây, người mua có thể thấy gas đã được nạp đúng mức chuẩn. Chúng tôi cũng không cần phải trang bị van OPD, với hệ số an toàn vượt 10 lần áp suất làm việc, so với bình sắt chỉ có được hệ số này ở vào khoảng 3 - 5 lần. Thêm nữa bình này 100% được chống nổ bởi các thiết kế đồng nhất: Nếu bình này bị rơi vào hoả hoạn, khi bị đốt nóng ở nhiệt độ quá cao, vỏ bình gas sẽ bị mềm chảy ra trong vài phút, cho phép gas rỉ qua thành bọc chịu lực bên ngoài và làm cho gas cháy từ từ. Đây là giải pháp an toàn nhất để giảm áp suất, cho nên nổ sẽ không thể xảy ra.
Trên đây là nội dung trình bày sự cần thiết phải đầu tư, các nội dung được tiến hành nghiên cứu khá logic và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một nội dung không kém phần quan trọng chưa được đề cập đến đó là các căn cứ pháp lý, các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án. Ngoài ra, trong phân tích thị trường cán bộ lập dự án mới chỉ đưa ra ước lượng về nhu cầu sử dụng sản phẩm ở hiện tại chứ chưa dự báo việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, do đó nên vận dụng các phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
1.5.2. Phân tích khía cạnh kỹ thuật.
a) Địa điểm xây dựng công trình.
Nội dung này cán bộ lập dự án chỉ đề cập đến việc lựa chọn địa điểm một cách sơ sài, chung chung chứ chưa trình bày một cách chi tiết, cụ thể.
Dự án được xây dựng trong khu công nghiệp Lai Vu - Hải Dương với lợi thế gần Sông và đường giao thông chính, nhằm giảm giá thành trong việc nhập vật tư và đóng xuất hàng. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội tại Khu công nghiệp nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương, chủ đầu tư xây dựng một nhà máy gồm một dây chuyền sản xuất bình chứa gas bằng Composite công suất 450.000 bình/năm.Dự án triển khai với diện tích khoảng 6ha (60.000m2).
Bên cạnh đó, những nội dung như điều kiện tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu địa chất công trình hay hiện trạng khu đất không được nghiên cứu trong dự án.
b) Giải pháp công nghệ, lựa chọn công suốt cho nhà máy.
Nội dung này được cán bộ lập dự án tiến hành phân tích khá đầy đủ và chi tiết từ việc lựa chọn công nghệ phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chọn chủng loại và công suất thiết bị…cụ thể như sau:
Lựa chọn công nghệ
Căn cứ vào của thiết bị chứa khí nén cho ngành công nghiệp đóng tàu cũng như nhu cầu cầu các ngành công nghiệp liên quan và tiêu dùng phổ thông. Tránh trùng lặp với các công nghệ cũ, với giá thành ngày càng cao do nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm và bắt ổn định. Đồng thời không giải quyết triệt để các bài toán an toàn và bền vững trong môi trường biển. Hoặc đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở, lưu chứa các nguyên liệu như khí butane/propane, bia, nước khoáng... Những nguyên liệu này được đóng chai dưới dạng áp suất, lưu giữ và vận chuyển. Thông thường, những chất này dễ cháy hoặc/ và dễ nổ khi tiếp xúc ngoài không khí. Tuỳ theo yêu cầu, áp suất bên trong bình có thể điều chỉnh từ 5 đến 100bar.
Dự án đã nghiên cứu, khảo sát và quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất bình làm từ vật liệu polyme và được composite hoá. Tất cả các bình phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Tính kín chắc.
- Đồng hồ báo mức độ.
- Đồng nhất hóa loại dung dịch chứa trong bình.
- Kiểm tra áp suất hoạt động phải đạt hệ số 2.
- Kiểm tra áp suất nổ phải đạt hệ số 5
- Tỷ số khuếch tán thấp nhất khi lưu trữ.
- Van xả tự mở khi tỷ số áp suất vượt quá.
- Trọng lượng thấp.
- Vỏ bọc vòng ngoài chịu ma sát, va đập tốt.
- Giá trị vật chất cao.
- Thiết kế thích hợp, dễ sắp xếp và với vỏ bọc vòng ngoài chịu va đập cao.
- Mức ổn định thời tiết tốt.
- Ít phải kiểm tra lại bình.
- Dễ theo dõi từng công đoạn sản xuất.
Chi tiết của các yêu cầu phải đáp ứng và sự lựa chọn phù hợp như sau:
Tính kín chắc:
Chai P.E.T được thổi hoặc chai với nhiều lớp nhựa được sử dụng như một màng kín chắc. Việc lựa chọn nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào các yêu cầu mục đích sử dụng bình.
Van được thiết kế như sau:
- Vành ngoài của van được gắn vào đầu khuôn trước khi thổi
- Gắn các vòng O và các vòng gia cố trước khi thổi đúc.
Một khoảng trống của van được để lại để kiểm tra độ hở trước khi thổi đúc.
- Đảm bảo quá trình thổi và quấn sợi, các phụ kiện cần được gắn vào bằng keo nhanh khô. Rồi tiếp đó, các chai phải được thử áp suất ở 30atm.
Khả năng chịu áp.
Các bình PET được kiểm tra ngoại quan về tính đồng nhất, ngoại hình, tỳ vết, sau đó, bình được bao bọc bằng composit sợi thủy tinh và epoxy. Tính kín chắc phải phụ thuộc vào các thông ._. đó một số dự án thực hiện chưa được tốt. Lập dự án có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình. Do công ty Vinashin Motor là đơn vị trực thuộc Tập đoàn nên dự án được soạn thảo xong phải qua nhiều cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Lập dự án sẽ do phòng Dự án tại Công ty trực tiếp soạn thảo, sau đó sẽ được trình lên Giám đốc Công ty thẩm định, phê duyệt, cuối cùng sẽ được trình lên Tập đoàn thẩm định và cho phép đầu tư. Do đó, nếu dự án không đạt yêu cầu sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung, hơn nữa lại qua nhiều cấp thẩm định rất mất thời gian, làm chậm tiến độ dự án. Bên cạnh đó, hầu hết các dự án được lập đều không thực hiện đầy đủ việc nghiên cứu trong 3 giai đoạn: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi mà đi thẳng vào nghiên cứu khả thi nên chất lượng chưa cao. Vì vậy, giải pháp đưa ra là: với bước lập đề cương kế hoạch thực hiện, CNDA cần tiến hành lập chi tiết, cụ thể, đưa ra các mốc thời gian quy định cán bộ lập dự án phải hoàn thành công việc của mình đúng thời gian. Tiếp đó, cấn tập hợp, thu thập đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan cho công tác lập dự án. Khi tiến hành lập dự án chính thức cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc cán bộ lập dự án hoàn thành công việc theo đúng thời gian tiến độ.
Lập dự án là công việc mang tính chất tập thể, trách nhiệm gắn liền với từng phòng ban và từng cá nhân tham gia soạn thảo dự án. Để thồng nhất được toàn bộ ý kiến của từng phòng ban và cá nhân là một việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Việc lập dự án không chỉ do mỗi phòng Dự án đảm nhiệm mà còn bao gồm các cán bộ phòng xây dựng, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính nhân sự cùng phối hợp với phòng dự án, do đó sẽ có những quan điểm khác nhau về dự án được lập mà lập dự án là công việc rất cần sự nỗ lực của cả tập thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dự án được lập và hơn nữa gây lên sự thất thoát, lãng phí. Vì vậy, để công tác lập dự án ngày càng hoàn thiện hơn thì cần đổi mới và hoàn thiện quy trình lập dự án tại Công ty. Cần thành lập tổ chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực lập dự án và cử một người làm quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công việc. Phải cần có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban trong Công ty để chất lượng của dự án được lập tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện công việc. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao năng lực trình độ cho CNDA là người chịu trách nhiệm cao nhất và có quyết định lớn nhất đến các công việc liên quan đến dự án. Ngoài ra, cần phải xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý tại Công ty. Bất kỳ một công ty nào muốn hoạt động tốt trước hết phải có một bộ máy quản lý tốt. Nếu Công ty được tổ chức quản lý tốt thì có thể đẩy nhanh được tiến độ thực hiện công việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí, sức lực của con người. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm các bộ phận: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc, phó giám đốc, và các phòng ban. Nếu chức năng lãnh đạo của Công ty luôn được đảm bảo và phù hợp thì các hoạt động của công ty sẽ đi đúng hướng đạt hiệu quả như mong muốn.Do đó, trong thời gian tới công ty nên bồi dưỡng năng lực quản lý cho bộ phân lãnh đạo, bổ sung những nhân sự có trình độ chuyên môn cao trong công tác lập dự án. Cần phân công nhiệm vụ cho các phòng ban một cách rõ ràng là nhiệm vụ hết sức cần thiết hiện nay để khắc phục tình trạng làm việc chồng chéo nhau, đùn đẩy trốn tránh nhiệm vụ. Phải có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ về công việc giữa các phòng ban trong công ty để tạo ra sự thông suốt trong quá trình quản lý các hoạt động của dự án nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất.
2.2.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án.
Qua phần thực trạng công tác lập dự án tại Công ty đã trình bày phần trên, có thể thấy nội dung lập dự án được đề cập khá đầy đủ trong từng dự án nhưng cũng có nhiếu nội dung chưa được chú trọng, chưa chi tiết và thậm chí còn chưa được đề cập đến. Do đó, cần có giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh này. Cụ thể như sau:
2.2.2.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh thị trường.
Trong phân tích thị trường do chủng loại sản phẩm của dự án mà Công ty lập phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề của chính Công ty và Tập đoàn như sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy, sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thủy như sản xuất bình chứa gas, sản xuất thanh profile; dự án sản xuất ống gân HDPE phục vụ cho ngành công nghiệp và xây dựng.
Do vậy, trong phân tích thị trường, Công ty thường tập trung nghiên cứu, xem xét đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường; khả năng cạnh tranh, đặc tính ưu việt so với các sản phẩm cùng loại…Song các nghiên cứu này vẫn chỉ là nghiên cứu sơ bộ, không theo trình tự cụ thể nào, nội dung nghiên cứu còn chưa nhiều. Và đặc biệt trong tất cả các dự án Công ty đã lập không thấy đề cập đến các đối thủ cạnh tranh về các sản phẩm của dự án. Còn các khía cạnh tiếp thị, khuyến thị, quảng cáo…thì hầu như không được đề cập đến. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên nâng cao công tác cho nghiên cứu thị trường của dự án như: cần phải lập ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách về phân tích thị trường, có như vậy thì việc phân tích được đầy đủ, chuyên môn hóa hơn và hiệu quả hơn. Chú trọng hơn nữa đến việc thu thập dữ liệu thông tin, tìm hiểu tình hình thực tế tại vùng mà dự án thực hiện, tích cực khai thác mọi thông tin cần thiết có thể từ các phương tiện sách, báo, Internet, thông tin doanh nghiệp khác. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Cần phân tích một cách kỹ càng, tỷ mỉ các dữ liệu có được từ nghiên cứu thị trường để có được thông tin sát thực nhất vào các nội dung trong dự án. Bên cạnh đó, cần mở rộng thêm khía cạnh nghiên cứu thị trường như là nghiên cứu các đôi thủ cạnh tranh, chiến lược giá, sản phẩm dự tính khi có biến cố xảy ra.
2.2.2.2. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.
Các dự án được lập tại Công ty đa số là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhà máy sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy, nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Do đó, đòi hỏi về mặt kỹ thuật, dây chuyền công nghệ khá phức tạp, hiện tại. Đây là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một số nội dung ở từng dự án khác nhau tiến hành phân tích chưa đầy đủ như nội dung xác định hiện trạng khu đất, các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật…Do đó, đòi hỏi cán bộ không những có tri thức, trình độ chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu giám sát thi công lắp đặt mới có thể tiến hành phân tích đầy đủ. Đội ngũ cán bộ phân tích kỹ thuật chủ yếu là ở phòng Xây dựng tại công ty nhưng vẫn còn thiếu khá nhiều đặc biệt là cán bộ kỹ thuật giỏi. Do đó, giải pháp hoàn thiện cho nội dung này bao gồm:
Tăng cường số lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật. Bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư kỹ thuật để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật đầy đủ, chính xác hơn. Tích cực cử cán bộ trẻ tham gia lập dự án bên cạnh các cán bộ có kinh nghiệm để học hỏi và sát với thực tiễn.
Cần bổ sung thêm một số giải pháp nữa có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật đó là quá trình phân tích đưa nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Với mỗi phương án cần tính toán một cách cụ thể ảnh hưởng của các yếu tố khách quan có thể xảy ra. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa. Qua đó làm tăng thêm uy tín cho công ty, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, tăng cao lợi nhuận.
Nếu phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật là tiền đề cho bước nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu tài chính dự án đầu tư.
2.2.2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính.
Đây là nội dung được Công ty tiến hành phân tích tương đối đầy đủ, chi tiết. Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà đây là nội dung được cán bộ lập dự án rất quan tâm. Nhưng công ty mới chỉ phân tích hiệu quả tài chính các dự án đầu tư thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản như: NPV, IRR, T. Tuy nhiên trên thực tế thì các chỉ tiêu này chưa đủ để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Đó chính là điểm yếu của Công ty nên công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác như: chỉ tiêu lợi ích- chi phí (B/C); vòng quay vốn lưu động, điểm hòa vốn….để đảm bảo tính khả thi cho dự án. Bên cạnh đó, một nội dung không kém phần quan trọng mà Công ty chưa đề cập đến trong phân tích tài chính đó là đánh giá độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên bổ sung nội dung này trong phân tích tài chính dự án cụ thể như sau:
Về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, xem xét tính toán chỉ tiêu:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cần đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1
Về khả năng trả nợ, cần tính toán chỉ tiêu an toàn về khả năng trả nợ của dự án:
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi)
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản, lãi phải trả hàng năm.
Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu để các tổ chức tín dụng coi là một tiêu chuẩn để xem xét chấp thuận việc cung cấp tín dụng cho dự án.
Để phần phân tích khía cạnh tài chính được hoàn thiện hơn, các cán bộ lập dự án nên phân tích dự án trong trường hợp có tính đến trượt giá và lạm phát. Trong thực tế, đây là hai yếu tố thường xuyên xảy ra và có ảnh hưởng rõ rệt. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong hai trường hợp trên là rất cần thiết, nó sẽ nâng cao độ chính xác và tin cậy cho một dự án khi đưa vào thực tế, giúp chủ đầu tư biết ứng phó kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra.
2.2.2.4. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội.
Đa số các dự án tại Công ty trong thời gian qua đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương. Do đó, nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội dự án rất hạn chế, chỉ được đề cập một cách tổng quát đến vấn đề tạo việc làm cho lao động địa phương và đóng góp cho ngân sách xã hội mà chưa thực sự đưa ra những con số ước lượng chính xác, cụ thể, chưa lượng hóa được các tác động về thu nhập, việc làm, của những người có liên quan đến dự án. Vì vậy, trong công tác lập dự án Công ty cần nghiên cứu phân tích kỹ hơn về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội để đánh giá bao gồm một số chỉ tiêu như:
Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.
+ Tổng số tiền thuế và các loại lệ phí nộp cho ngân sách Nhà nước.
+ Mức đóng góp tiền thuế và lệ phí trung bình cho một đồng vốn đầu tư.
Mức đóng góp giải quyết việc làm, bao gồm.
+ Số công nhân được sử dụng cho dự án
+ Mức thu nhập bình quân cho một công nhân trong một đơn vị thời gian (tháng, năm).
Hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng so với quy định trong hợp đồng ( nếu có) nhưng tính toán theo góc độ lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả do sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, do đó sớm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và của sản xuất xã hội.
+ Giải quyết công ăn việc làm do sớm đưa dự án vào hoạt động.
+ Hiệu quả do giảm bớt thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư của chủ đầu tư và của tổ chức xây dựng…
Giá trị sản phẩm gia tăng (giá trị gia tăng thuần túy NVA) : là chênh lệch giữa giá trị sản phẩm đầu ra và giá trị sản phẩm đầu vào. Chỉ tiêu này phản ánh sự đóng góp của dự án đối với sự tăng trưởng của quốc gia. Công thức tính toán như sau:
NVA = O – ( MI + I )
Trong đó:
NVA : là giá trị gia tăng thuần túy do dự án đem lại.
O : là giá trị đầu ra của dự án
MI : là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên dây ( như năng lượng, nhiên liệu, bảo dưỡng…)
Chỉ tiêu này có thể tính cho từng năm của đời dự án, hoặc cả đời dự án và tính bình quân năm của đời dự án. Để tính cho một năm, ta dùng công thức sau:
NVAi = Oi – ( MIi + Di)
Trong đó:
NAVi : là giá trị gia tăng thuần túy năm i của dự án
Oi : là giá trị đầu ra của dự án năm i
Di : khấu hao năm i
Để tính cho cả đời dự án, chúng ta dùng công thức sau:
NVA = ∑ NVAi = ∑ ( O- MI ) ipv - Ivo
Trong đó: Ivo là giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phân tích.
Bên cạnh đó, cần đưa ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của lao động địa phương có dự án được lập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên công trường xây dựng như: thu gom phế thải của các công trình, xử lý nước và hệ thồng nước thải….
2.2.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án.
Hiện nay, tại Công ty Vinashin Motor công tác hoàn thiện phương pháp lập dự án vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Công ty nói chung và phòng Dự án nói riêng chưa thiết lập được hệ thống các phương pháp có hệ thống. Các phương pháp mà công ty đang áp dụng để lập dự án mới chỉ dừng lại ở một số phương pháp như phương pháp dự báo và phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp cộng chi phí. Khi các cán bộ lập dự án tiến hành lập một dự án nào đó thì đầu tiên các cán bộ sẽ được hướng dẫn cách làm một dự án như thế nào chứ không nói đến sử dụng phương pháp nào để lập dự án. Do đó, để nâng cao công tác lập dự án, cần phải lập một hệ thống các phương pháp lập dự án khoa học cao đối với từng loại dự án và từng nội dung trong mỗi dự án. Cụ thể như sau:
2.2.3.1. Áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong nội dung tài chính ở tất cả các dự án.
Trong quá trình lập dự án, việc phân tích độ nhạy tại Công ty cũng chưa được đề cập đến trong phân tích khía cạnh tài chính dự án, do đó khó nhận biết sự thay đổi khi yếu tố trên thực tế thay đổi dẫn đến việc tinh toán không chính xác, hiệu quả chưa cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình biến đổi, nhiều thị trường mới hình thành và có nhiều biến động. Các biến cố như giá cả, lãi suất, tỷ giá, thuế suất…thường xuyên thay đổi theo những chiều hướng khác nhau, rất khó dự báo chính xác. Chúng ta có thể thấy qua ví dụ minh họa đã phân tích ở chương 1, người lập dự án không sử dụng phân tích độ nhạy trong quá trình lập dự án. Nên khi dự án đi vào hoạt động đã có một số vướng mắc do giá cả thị trường tăng lên. Giá nguyên vật liệu, giá thiết bị tăng lên dẫn đến chi phí xây dựng và chi phí trang thiết bị tăng lên nhiều so với thời điểm lập dự án. Từ đó làm cho tổng vốn đầu tư ban đầu tăng lến so với thời điểm lập dự án và các chỉ tiêu phân tích tài chính IRR, NPV sẽ thay đổi theo hướng không tốt. Vì vậy, cần phải tính toán sự thay đổi của tổng mức đầu tư ban đầu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án để dự án khi đi vào hoạt động không bị lãng phí chi phí cũng như không bị trượt giá quá mức. Việc xây dựng hệ thống các phương pháp lập dự án cần bổ sung thêm phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp toán xác suất cho phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty và của từng dự án. Từ đó, đảm bảo cho chất lượng dự án được nâng cao hơn nữa, dự án sẽ mang tính khoa học và tính khả thi cao.
Phương pháp phân tích độ nhạy.
Tăng hay giảm mỗi yếu tố đó theo cùng tỷ lệ % nào đó ( nếu phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố) hoặc tăng hay giảm đồng thời các yếu tố đó (nếu trong tình huống tốt, xấu khác nhau)
Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả xem xét khi có yếu tố thay đổi.
Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố trên. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động tốt xấu, phát huy tác động tích cực đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.
Phương pháp toán xác suất.
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng rủi ro. Bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể. Trong phân tích rủi ro, người ta thường xem xét tính toán 2 số đo cơ bản sau: giá trị kỳ vọng và độ lệch tiêu chuẩn.
+ Giá trị kỳ vọng (EV) là một tiêu thức quan trọng nhất để đánh giá các dự án đầu tư, nó được xác định theo công thức sau:
EV = ∑ Pi × Xi
Trong đó:
EV : là giá trị kỳ vọng
Pi : Xác suất biến cố i
Xi : Giá trị biến cố i
Đối với công tác lập dự án đầu tư, giá trị kỳ vọng là các giá trị kỳ vọng của NPV (EVNPV), IRR (EVIRR). Đây là các chỉ tiêu càng lớn càng tốt, vì vậy dự án có giá trị kỳ vọng càng lớn càng dễ được chọn.
+ Độ lệch tiêu chuẩn
Để hiểu độ lệch tiêu chuẩn trước hết chúng ta nghiên cứu khái niệm phương sai.
Khái niệm phương sai: Phương sai là một số đo cho biết kết quả mà chúng ta thu được khác với giá trị mong đợi như thế nào.
Phương sai: ∂2 = EV ( Xi - µ)2 ; µ là giá trị mong đợi, thường là giá trị kỳ vọng, hay :
∂2 = ∑ Pi ( Xi - µ )2
2.2.3.2. Áp dụng phương pháp so sánh lựa chọn dự án đầu tư
Trong phân tích tài chính dự án, cần sử dụng phương pháp để so sánh lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất theo các chỉ tiêu thu nhập thuần NPV hoặc tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ số lợi ích trên chi phí B/C, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của dự án.
Để thực hiện phương pháp này, các cán bộ lập dự án có thể áp dụng các bước lựa chọn phương án đầu tư theo các chỉ tiêu nói trên. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được các phương án có thể làm cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh và lựa chọn. Tùy thuộc vào từng dự án mà lựa chọn chỉ tiêu so sánh cho phù hợp.
2.2.3.3. Áp dụng phương pháp dự báo bằng hồi quy tương quan
Trong nghiên cứu thị trường cần sử dụng phương pháp dự báo để dự báo tình hinh cung cầu sản phẩm của dự án trong tương lai. Phương pháp dự báo chủ yếu được sử dụng là dự báo bằng mô hình hồi quy tương quan. Cơ sở của phương pháp này là dựa trên quá trình phân tích mối quan hệ giữa đối tượng dự báo và các nhân tố ảnh hưởng đến nó ( nhân tố kết quả và nguyên nhân).
Các bước tiến hành dự báo:
Bước 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến đối tượng dự báo (xác định biến số).
Bước 2: Lựa chọn mô hình hồi quy tương quan ( thông qua việc xác định các tham số của mô hình)
Bước 3: Kiểm tra mô hình thông qua việc tính toán hệ số tương quan, đánh giá sai số dự báo và ước lượng khoảng giá trị và dự báo có thể rơi vào.
Bước 4: Tiến hành dự báo.
2.2.3.4. Hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin hiện nay được cán bộ lập dự án tại Công ty áp dụng chủ yếu mới chỉ là thu thập thông tin, tài liệu trên Internet, báo, đài. Hiện nay hầu hết các dự án tại Công ty được tập đoàn Vinashin giao phó đều có quy mô lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thì Công ty càng cần phải chú trọng hơn nữa đến khâu thu thập thông tin, đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường. Có thể tiến hành thêm phương pháp nghiên cứu hiện trường, điều tra phỏng vấn người tiêu dùng, lựa chọn đúng nhóm người có tính đại diện cao để kết quả điều tra chính xác. Ngoài ra cũng cần tích cực thực hiện cả phương pháp thu thập, nghiên cứu thông tin từ báo chí, tài liệu của các doanh nghiệp khác và các viện nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thu thập thông tin trực tiếp trong phân tích nghiên cứu thị trường sẽ cho những kết luận chính xác hơn về tính hình kinh tế và nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và đòi hỏi nhiều nhân sự thực hiện. Do đó với các dự án có tính chất phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ tình hình thị trường thì công ty mới cần tiến hành phương pháp nghiên cứu hiện trường, và nên thuê các công ty tư vấn chuyên nghiệp thực hiện. Công ty cũng cần dành nhiều kinh phí và phương tiện cho công tác nghiên cứu thị trường.
2.2.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực lập dự án
Để hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm coi trọng đào tạo và quản lý nguồn nhân lực và coi đây là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty Vinashin Motor nói riêng, con người là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Con người là chủ thể quản lý, vận hành quá trình sản xuất, là nhân tố quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Trong công tác lập dự án cũng vậy, dự án là sản phẩm do con người tạo ra do đó muốn có một sản phẩm có chất lượng tốt thì cần phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, đầu tư nguồn nhân lực cho hoạt động lập dự án là một giải pháp rất cần thiết để nâng cao công tác lập dự án tại công ty.
Để có một đội ngũ công nhân giỏi, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ lập dự án.
Thông qua việc liên tục tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, các cuộc trao đổi thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ giữa các phòng ban trong Công ty. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công ty có thể hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo hoặc đặt ra một số tiêu chuẩn cụ thể về bằng cấp, trình độ đối với mỗi cán bộ (yêu cầu có bằng đại học hoặc trên đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…) từ đó để họ có ý thức nâng cao trình độ của mình. Cùng với việc đào tạo về chuyên môn cho các cán bộ thì Công ty cần tạo điều kiện để các cán bộ trong công ty nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, các phần mềm cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án. Cần đề ra một quy định tiêu chuẩn ngoại ngữ và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tin học tại Công ty là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên kể cả cán bộ lãnh đạo, coi đó là một chỉ tiêu để xem xét việc nâng bậc lương định kỳ hàng năm.+ Bên cạnh đó, Công ty tăng cường hơn nữa việc đưa một số cán bộ qua nước ngoài đào tạo để nâng cao trình độ, liên tục tổ chức các cuộc thi để kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để có thể bố trí công việc, giải quyết các chế độ đãi ngộ cũng như có các kế hoạch đào tạo cho phù hợp.
Chú trọng hơn nữa đến việc tuyển dụng, thu hút nhân tài
Hiện nay, việc tuyển dụng lao động của Công ty chỉ đơn giản là nhận hồ sơ sau đó ban lãnh đạo sẽ trực tiếp xét duyệt. Do đó, chỉ mang tính chủ quan và thiếu chính xác, khách quan. Công ty chưa tổ chức được các đợt tuyển dụng công khai, vì vậy chưa có đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành đăng thông báo tuyển dụng, tổ chức thi tuyển công khai minh bạch để lựa chọn được đội ngũ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. công ty cần xây dựng quy chế tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, tuyển dụng đúng đối tượng, có chọn lọc chặt chẽ, đảm bảo tuyển dụng công khai và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhất quyết chỉ tuyển những người có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nghiệm… phù hợp với yêu cầu và tính chất của công việc. Đồng thời hạn chế tối đa việc ưu tiên con em trong ngành bởi vì có những người được nhận vào nhưng không đúng chuyên ngành lại tốn thời gian, chi phí đào tạo lại dẫn đến hiệu quả không cao.
Thông qua các biện pháp quảng cáo tuyên truyền về truyền thống sản xuất kinh doanh, về quy mô hoạt động, triển vọng phát triển của Công ty. Chế độ lương bổng đãi ngộ, tôn vinh những người hiền tài…sẽ thu hút được những nhân tài về cho Công ty. Có cơ chế chính sách tuyển chọn khách quan, chính xác nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự.
Xây dựng cơ chế thưởng phạt hợp lý cho người lao động.
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên có tâm huyết với công việc hơn, phát huy nhiều sáng kiến cải tiến mới. Công ty đã thực hiện chiến lược thu hút nhân tài với chế độ trả lương, thưởng hợp lý đồng thời tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động. Bên cạnh chế độ tiền lương, thưởng hợp lý, thì Công ty cũng cần phải đảm bảo các chính sách về bảo hiểm, chế độ an toàn lao động …cho người lao động. Sự quan tâm này đã tạo động lực để người lao động nỗ lực phấn đấu vì quyền lợi của mình và cũng góp phần vào sự phát triển chung từ đó còn nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần đưa ra những hình thức kỷ luật và xử lý vi phạm xác đáng đối với những trường hợp không hoàn thành kế hoạch, không đảm bảo được chất lượng công trình, không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định của Công ty.
Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng, vì người lao động dù có được đào tạo tốt hay chăng nữa, song nếu không có một môi trường làm việc tốt và thuận lơi để phát huy tối đa khả năng của mình thì hiệu quả làm việc không cao và hiệu quả đầu tư thấp. Do đó, công ty cần tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, tích cực, bố trí, sắp xếp đúng theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao đời sống, văn hóa xã hôi cho cán bộ, công nhân viên. Xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng như: công đoàn, đoàn thanh niên để phát động phong trào thi đua nâng cao hiệu quả …. động của công ty, đồng thời thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định và cuộc sống bình ổn. Khi đó, họ sẽ tâm huyết hơn với công việc và gắn bó lâu dài với Công ty.
2.2.5. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án.
Hiện nay, tại công ty các máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác lập dự án được trang bị khá đầy đủ gồm có các máy tính nối mạng Internet, mạng nội bộ, máy in, máy phô tô, điện thoại cố định giữa các phòng ban, máy fax… Tuy nhiên, các nhân viên trong phòng phát triển dự án vẫn phải tư trang bị máy tính xách tay, điện thoại di động để phục vụ cho công việc của mình. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự án như: thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại, máy tính xách tay…Công ty cần mua sắm thêm các dụng cụ máy tính, máy in, máy phô tô phục vụ cho công tác lập dự án bởi khối lượng công việc của công ty ngày càng lớn. Đặc biệt hiện nay phòng phát triển dự án rất cần một ô tô để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường cho thuận lợi. Do đó, trong thời gian tới công ty cần xây dựng kế hoạch đàu tư mua sắm một ô tô cho ban dự án của công ty.
Việc đầu tư cho các nhân viên trong công ty sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ cho việc lập và và quản lý đầu tư cũng là một giải pháp cần thiết. Hiện nay, trong công tác lập dự án có rất nhiều phần mềm phục vụ cho công tác này. Các phần mềm phổ biến như: Microsoft Word, Excel, Microsoft Profect… Mọi cán bộ lập dự án cần được trang bị đầy đủ kĩ năng để có thể sử dụng tốt những phần mềm này nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí trong công tác lập dự án. Do vậy, công ty cần tổ chức các buổi học và thuê các chuyên gia có kinh nghiệm lập dự án hướng dẫn các cán bộ về cách thức sử dụng, ứng dụng các trang thiết bị, phần mềm này nhằm tin học hóa tất cả các công việc trong công tác lập dự án.
Ngoài ra, để siết chặt thời gian làm việc công ty cần phải trang bị máy chấm thời gian làm việc băng vân tay. Với việc sử dụng máy này sẽ có sự đánh giá khách quan nhất và làm tăng tính tự giác của tất cả các thành viên trong công ty, qua đó mà chất lượng tất cả các dự án được lập ở công ty ngày càng nâng cao.
Bên cạnh đó, cần đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dựa án. Vì cơ sở thông tin dữ liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác lập dự án. Bất kỳ một dự án đầu tư nào để được lập ra phải sử dụng rất nhiều hệ thống thông tin dữ liệu. Thông tin thu nhập được càng nhiều thì dự án càng đạt chất lượng tốt. Vì thế, để nâng cao chất lượng lập dự án thì cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.
Hiện nay, tất cả các dự án được lập tại công ty đều được lưu trữ trên hồ sơ và bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên, trên thực tế cách sắp xếp các dự án vấn chưa khoa học, còn lộn xộn và không theo một trật tự cụ thể do đó việc tìm kiếm về dự án rất khó khăn. Do đó, trong thời gian tới Công ty khắc phục hiện trạng này bằng cách thành lập riêng một phòng chuyên trách trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu thông tin cần thiết cho việc lập dự án.
KẾT LUẬN
Trong sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của hoạt động đầu tư rất quan trọng, nó quyết định tới sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong một thời gian dài đồng thời có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển hay tụt hậu của mỗi ngành sản xuất. Để có thể có được những quyết định đúng đắn những dự án đầu tư có hiệu quả thì việc thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác lập dự án đầu tư do Tập đoàn giao nhưng Công ty Vinashin Motor vẫn còn có nhiều khiếm khuyết cần nhanh chóng khắc phục.
Với những kiến thức đã học em mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, hy vọng đóng góp vào việc hoàn chỉnh việc lập dự án đầu tư trong thời gian tới.
Do thời gian thực tập có hạn, khả năng bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi nhiều điều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô, cán bộ hướng dẫn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Giáo trình lập dự án đầu tư - Xuất bản năm 2006.
2. PGS.TS. Từ Quang Phương; PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Giáo trình Kinh tế đầu tư – Xuất bản năm 2007
3. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Tư liệu giảng dạy môn Lập dự án đầu tư
4. Báo cáo khả thi một số dự án tại Công ty đó là
Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ, phụ tùng xe máy
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thanh profile
5. Đề cương và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư “ dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite”
6. Các văn bản pháp luật của nhà nước về đầu tư.
8. Tạp chí, website kinh tế, tài chính
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21283.doc