MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KHCN : Khoa học công nghệ
HTQT: Hợp tác quốc tế
KH&CN: Khoa học và công nghệ
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
XDCB: Xây dựng cơ bản
Viện KHLNVN: Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CNQSD: Chứng nhận quyền sử dụng
BVTV: Bảo vệ thực vật
BVR: Bảo vệ rừng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm
Bảng 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH &
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN do cơ quan nhà nước giao
Bảng 3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN tự tìm kiếm từ 2003-2008
Bảng 4: Hoạt động phối hợp với các tổ chức khác và hợp tác quốc tế
Bảng 5: Số công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài
Bảng 6: Sơ đồ quy trình lập dự án tại Trung tâm nước
Bảng 7:Dự báo nhu cầu sử dụng đất các ngành đến năm 2010
Bảng 8: Cơ cấu dân số và lao động
Bảng 9 : Cơ cấu vốn đầu tư năm 2005
Bảng 10: Hiện trạng đất đai vùng dự án
Bảng 11: Diện tích đất trồng rừng
Bảng 12: Giải pháp kỹ thuật
Bảng 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy
Bảng 14: Khối lượng dự án
Bảng 15: Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 16: Kế hoạch khai thác
Bảng 17: Số lượng dự án được lập tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp giai đoạn 2000-2008
Bảng 18: Bảng tổng kết năng lực tài chính của Trung tâm
Bảng 19 : Tổng kết nguồn nhân sự của Trung tâm
Bảng 20: Tổng chi phí và giá thành sản phẩm
Bảng 21: Tổng doanh thu
Bảng 22: Tổng doanh thu
Bảng 23: Hiệu quả kinh tế của dự án
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái đất mà người ta đã quan sát được trong các thập kỷ gần đây. Đặc biệt sự biến đổi khí hậu hiện nay càng trở nên trầm trọng và bằng chứng đáng lo ngại là hai cực của Trái đất đang nóng gấp hai lần so với mức trung bình toàn cầu. Nước ta có đường bờ biển dài từ Bắc tới Nam và lại nằm sát ngay đường xích đạo nên được đánh giá là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề biến đổi khí hậu. Theo tính toán của các nhà khoa học từ Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường cho thấy, nước biển đang dâng lên tại Việt Nam và đến năm 2010, mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm so với 3 năm trước đó. Mực nước biển sẽ dâng lên 33 - 45 cm vào năm 2050 và có thể tiếp tục dâng thêm. Khi mực nước biển dâng thêm 1 m, 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, 40.000 km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km2 vùng ven biển bị chìm. Thành phố Hồ Chí Minh và phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Khi bị xâm nhập mặn cùng với thủy triều dâng sẽ làm biến đổi dòng chảy tạo nên nhiều dòng chảy rối và bất thường tạo nên hiện tượng sạt lở bờ sông. Một trong những giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng để giảm thiểu những tác động tiêu cực này đó là “trồng cây gây rừng”.
Trước thực trạng trên, ban lãnh đạo cùng cán bộ tại Trung tâm ứng dựng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp-Viện Lâm nghiệp Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, nỗ lực hoạt động để cải tạo và gây dựng lại nguồn tài sản quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người- đó là “rừng”.
Em hi vọng với đề tài lựa chọn là “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp” sẽ đưa ra cái nhìn chân thật nhất về hoạt động lập dự án tại Trung tâm qua đó tìm ra những hướng đi, giải pháp đúng đắn nhất
Chuyên đề bao gồm hai chương chính:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Trần Mai Hoa và các anh chị cán bộ tại Trung tân ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Do còn thiếu kinh nghiệm nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được lời nhận xét của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện bài viết hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT LÂM NGHIỆP
Tổng quan về Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Tên gọi: Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp
Tên giao dịch quốc tế: Forestry Scientific Technical Application and Research Center
Tên viết tắt: FSTARC
Trụ sở chính: 365 Phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Cơ quan quyết định thành lập: Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trung tâm ứng dụng KHKT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam tại kho bạc nhà nước và có trụ sở chính tại 365 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiền thân của Trung tâm là “Xưởng công cụ mẫu” trực thuộc Viện nghiên cứu lâm nghiệp (nay là Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 1011/TCCB ngày 26 tháng 9 năm 1983 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Sau đó được chuyển thành “Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp” theo quyết định số 73/TCCB ngày 17 tháng 1 năm 1986 của Bộ trưởng bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đến ngày 15 tháng 5 năm 1990 có quyết định số 277/TC-LĐ của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho phép đổi tên thành “Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp” (dưới đây gọi tắt là trung tâm). Trung tâm cũng đã tiến hành đăng ký hoạt động khoa học công nghệ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số : A-144 cấp ngày 4 tháng 11 năm 2004 của Bộ Khoa học Công nghệ. Ngày 16 tháng 11 năm 2007 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định số 3623/QĐ-BNN-TCCB phê duyệt đề án chuyển đổi trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định tại nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Trong suốt hơn 20 năm thành lập đến nay, mặc dù đã có những bước thăng trầm nhưng Trung tâm vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Các hoạt động của trung tâm cũng gắn bó với nhiều địa phương trong cả nước, đưa những tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp. Đội ngũ cán bộ Trung tâm cũng dần dần trưởng thành, cơ sở vật chất hạ tầng cũng đang từng bước đổi mới. Đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ 21 Trung tâm đang từng bước tự khẳng định mình, các hoạt động của Trung tâm đã đi vào chiều sâu, tiềm năng và cơ hội đang mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên, trước mát cũng còn nhiều tồn tại do quá khứ để lại như: cơ chế bao cấp đã thấm sâu vào một số cán bộ, năng lực và trình độ yếu, tổ chức bộ máy hưa hợp lý, chưa xác định được trọng tâm hoạt động…. Mặt khác cơ chế chính sách ngày càng đổi mới như: cơ chế khoán thu, cải cách hành chính, luật khoa học công nghệ… đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn nữa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
1.1.2.1 Chức 4năng nhiệm vụ theo qui định của cơ quan chủ quản
- Ứng dụng và triển khai những thành quả nghiên cứu của Viện KHLNVN
- Thực hiện một số đề tài về ứng dụng mở rộng của Viện giao và chuyển giao kỹ thuật công nghệ về lâm sinh bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ.
- Tổ chức thực hiện các chương trình hoặc công việc về hợp tác quốc tế được Viện phân công.
- Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của tổ chức như chế biến lâm sản, túi bầu trồng cây, công cụ cải tiến.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường.
- Thực hiện khảo sát và điều tra cơ bản, xây dựng, lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng.
- Thiết kế và thi công các loại nhà lưới nhà kính, sản xuất và tiêu thụ cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh và cây môi trường đô thị, các loại sản phẩm Lâm nghiệp.
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ xây dựng và phát triển rừng; Nghiên cứu phát triển cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường; Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc.
- Sản xuất và kinh doanh cây giống lâm nghiệp, cây cảnh quan; Chế biến các loại sản phẩm lâm nghiệp.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, Cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; Khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; Thực hiện phòng chống côn trùng gây hại thực vật rừng và các công trình xây dựng. Hợp tác với các tổ chưc trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ lâm nông nghiệp.
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ theo quyết định chuyển đổi theo qui định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP
(Quyết định 3623/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/11/2007)
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Lâm nông nghiệp
- Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi trường đô thị. Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu (theo qui định của nhà nước).
- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin tư liệu, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm
BAN GIÁM ĐỐC
- GIÁM ĐỐC
- PHÓ GIÁM ĐỐC
TRẠM
THỰC NGHIỆM
KHKT LÂM NGHIỆP
- THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- VƯỜN ƯƠM
- SẢN XUẤT, DỊCH VỤ
PHÒNG
LNXH & PTNT
- LNXH
- Khuyến lâm
- Dịch vụ KT
TRẠM THỰC NGHIỆM KHKT
- Thực hiện đề tài
- Vườn ươm
- Sản xuất, dịch vụ
PHÒNG
LÂM SINH ĐÔ THỊ & NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI
- Cây xanh đô thị cảnh quan môi trường
- Bếp Lâm nghiệp
PHÒNG
TỔNG HỢP
- HCQT
- KTTC
- TCLĐ
PHÒNG
ỨNG DỤNG
KT LÂM SINH
- Đề tài KHCN
- Dự án 661
- Chuyển giao KTLS
1.1.3.1. Ban giám đốc:
+ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm
1.1.3.2. Phòng Tổng hợp
+ Thực hiện các công việc về hành chính quản trị của cơ quan
+ Thực hiện công tác tài chính kế toán
+ Giúp việc cho lãnh đạo về công tác tổ chức lao động
1.1.3.3. Phòng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Lâm sinh
+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm sinh
+ Triển khai các dự án, các nhiệm vụ thuộc các nguồn vốn điều tra cơ bản, chương trình mục tiêu, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lâm sinh.
+ Thực hiện nhiệm vụ HTQT thuộc các lĩnh vực chuyên môn của phòng
1.1.3.4. Phòng Lâm sinh đô thị và Năng lượng sinh khối
+ Thực hiện các đề tài, dự án về cây cảnh quan môi trường đô thị
+ Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến năng lượng sinh khối, hệ thống Bếp đun cải tiến, Bioga,...
+ Thực hiện các nhiệm vụ HTQT thuộc các lĩnh vực chuyên môn của phòng
1.1.3.5. Phòng Lâm nghiệp xã hội và Phát triển nông thôn
+ Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông khuyến lâm
+ Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển Nông nghiệp và nông thôn: Xóa đói giảm nghèo, 135,..
+ Tổ chức tập huấn, chuyển giao KHCN
+ Thực hiện các hợp đồng dịch vụ KHKT: thiết kế và thi công xây dựng vườn hoa cây cảnh, vườn ươm các loại, nhà lưới, nhà kính, phòng chống mối mọt côn trùng phá hoại, xây dựng bản đồ các loại...
1.1.3.6. Trạm thực nghiệm KHKT lâm nghiệp Tân Lạc
+ Xây dựng hiện trường thí nghiệm của các đề tài KHCN
+ Chuyển giao kỹ thuật cho địa phương
+ Sản xuất và dịch vụ: cây giống, nấm ăn và du lịch sinh thái
+ Quản lý và bảo vệ hiện trường
Tình hình hoạt động nghiên cứu của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
1.1.4.1. Các dự án trung tâm đã tham gia và thực hiện:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do cơ quan nhà nước giao từ năm 2001 đến 2008: Trung tâm đã chủ trì thực hiện 6 đề tài, 5 dự án cấp Bộ và 8 nhiệm vụ KHCN. Trong đó có 3 đề tài, 4 dự án và 6 nhiệm vụ đã được tổng kết đánh giá, số còn lại hiện đang tiếp tục thực hiện. Cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do cơ quan nhà nước giao
TT
Tên đề tài, dự án, chương trình
Năm thực hiện
Cấp quản lý
Kết quả nghiệm thu
Kết quả ứng
Dụng
01
Đề tài Xây dựng mô hình trồng rừng Trám trắng thuộc chương trình 661
1999 – 2004
Bộ NN và PTNT
Đạt loại khá
15 ha
02
Đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
xây dựng mô hình trồng cây cung cấp gỗ củi có năng suất cao ở vùng
đồng bằng thuộc chương trình 661
2000 – 2004
Bộ NN và PTNT
Đạt loại tốt
75.000 cây phân tán
03
Đề tài Xây dựng mô hình trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở phía bắc Việt Nam thuộc chương trình 661
2003 – 2007
Bộ NN và PTNT
04
Đề tài Điều tra, đánh giá và xây dựng bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng thuộc Dự án 661
2003 – 2006
Bộ NN và PTNT
Đạt loại khá
Tập ĐMKTKT số 38/2005 ngày 6/7/2005
05
Đề tài Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn theo phương thức hỗn giao cây bản địa với cây phù trợ để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thuộc Dự án 661
2005 – 2006
Bộ NN và PTNT
06
Đề tài Nghiên cứu trồng rừng Trám đen phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả thuộc chương trình Khoa học công nghệ
2004 – 2007
Bộ NN và PTNT
07
Dự án Điều tra cơ bản: “Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc chương trình điều tra cơ bản hàng năm
2001 – 2002
Bộ NN và PTNT
Đạt loại tốt
Tập báo cáo khoa học, bản quy hoạch mạng lưới vườn ươm trong cả nước kèm bộ bản đồ
08
Dự án điều tra cơ bản: “Điều tra, đánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc thuộc chương trình điều tra cơ bản hàng năm
2002 – 2004
Bộ NN và PTNT
Tập báo cáo khoa học xác định tập đoàn cây trồng rừng SX có hiệu quả
09
Dự án bảo vệ môi trường: “ Nghiên cúu sử dụng hợp lý vùng đất bán ngập ở một số hồ chứa phục vụ thủy lợi, thủy điện phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm mô hình trồng cây lâm nghiệp tại một số hồ thuộc chương trình môi trường
2005 – 2008
Bộ NN và PTNT
10
Xây dựng Qui phạm kỹ thuật trồng rừng Trám trắng
2007
Bộ NN và PTNT
Đã nghiệm thu cấp Bộ
TC ngành 04 TCN24-2001
11
Nhập giống và Trồng thử nghiệm Bạch đàn Brazil tại Tân Lạc, Hòa Bình
2005
Bộ NN và PTNT
Đã nghiệm
Thu
5 dòng Bạch đàn
12
Tập huấn kỹ thuật làm bếp tiết kiệm tại Hà Giang
2001
Bộ NN và PTNT
13
Xây dựng Qui trình kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh
2004
Bộ NN và PTNT
Đã nghiệm thu cấp Bộ
14
Thử nghiệm nhân giống cây xanh bốn mùa tại Phủ Chủ Tịch bằng phương pháp giâm hom
2005 – 2006
Bộ NN và PTNT
300 cây
15
Tham gia thực hiện một số nội dung về xây dựng vườn giống gốc, tập huấn kỹ thuật cho dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị thoái hóa do JICA tài trợ tại Hòa Bình
2003 – 2008
Xây dựng được 01 nhà giâm hom khoảng 100 m2
16
Điều tra đánh giá thực trạng phong trào trồng cây phân tán và xây dựng đề án phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán trong cả nước
2006
Cục Lâm nghiệp
340 triệu đồng
Đã hoàn thành đề án và được Bộ ban hành
17
Điều tra đánh giá xây dựng Quy định nghiệm thu bàn giao các công trình lâm sinh sau giai đoạn đầu tư XDCB
Cục Lâm nghiệp
2004
450 triệu đồng
Đã hoàn thành công trình và trình Bộ ban hành
18
Dự án xây dựng mô hình sản xuất nông lâm ngư nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông và Đông viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Cục HTX và PTNT
2004-2006
400 triệu đồng
XD được 2 ha quýt ghép, 28 ha cây LN, 5 ha ngô lai
19
Dự án Xây dựng mô hình trồng tre lấy măng và ngô lai nhằm nâng cao thu nhập xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Lập Chiêng huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình
Cục HTX và PTNT
2005
465 triệu đồng
42,5 ha tre, 5 ha ngô lai với 230 nhóm hộ tham gia
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN do tổ chức khoa học công nghệ tự tìm kiếm từ 2003-2008: Trung tâm đã tự tìm kiếm được 04 hợp đồng KHCN do các cơ quan trong và ngoài ngành đặt hàng: 01 hợp đồng từ Ban quản lý dự án EU Cao Bằng – Bắc Kạn, 01 hợp đồng chuyển giao kỹ thuật bếp lò từ Ủy ban y tế Hà Lan Việt Nam đặt hàng và 02 hợp đồng từ các đơn vị trong Viện. Cụ thể như sau:
Bảng 3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH & CN tự tìm kiếm từ 2003-2008
TT
Tên nhiệm vụ
Tổ chức đặt hàng
Năm thực hiện
Giá trị hợp đồng
Kết quả triển khai
01
Đánh giá hiệu quả của hợp phần Lâm nghiệp thuộc dự án Phát triển nông thôn Cao Bằng Bắc Kạn do cộng đồng Châu âu tài trợ
Ban quản lý dự án EU đặt hàng
2003 – 2005
450 triệu đồng
Đã có b/c đánh giá bằng tiếng Anh và tiếng Việt
02
Chuyển giao và tập huấn kỹ thuật xây bếp lâm nghiệp (BLN)
Worlddl bank
(WB)
330 triệu đồng
Mở được 07 lớp tập huấn, XD được 250 bếp
03
Xây dựng mô hình trồng một số cây bản địa tại Sơn La
Chương trình PT nông thôn miền núi phía Bắc
2003-2006
470 triệu đồng
XD được 10 ha rừng trồng tại Sơn La
04
Điều tra đánh giá ảnh hưởng của một số dạng rừng của các tỉnh miền Trung đến môi trường
Trung tâm Sinh thái môi trường rừng - Viện KHLVN
2007
370 triệu đồng
Báo cáo chuyên đề kèm tài liệu có liên quan
Nguồn:Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Những hoạt động phối hợp, tham gia với các tổ chức khác, hợp tác quốc tế bao gồm:
Bảng 4: Hoạt động phối hợp với các tổ chức khác và hợp tác quốc tế
TT
Tên nhiệm vụ
Tổ chức phối hợp
Giá trị công trình
Kết quả thực hiện
01
Dự án: “ Phục hồi rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam
Chính phủ Nhật Bản
670 triệu đồng
- Xây dựng được vườn giống gốc
- Xây dựng được 01 vườn ươm
giâm hom
02
Triển khai các đề tài, dự án điều tra cơ bản trong khuôn khổ kế hoạch được duyệt hàng năm
Phòng Lâm sinh, Kinh tế của Viện và cácTrung tâm trong Viện KHLNVN
450 triệu đồng
- Báo cáo KH
- Mô hình trồng rừng Trám ghép
Tại Sơn La
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Bảng 5: Số công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước
TT
Tên bài
Số hiệu, Tên tạp chí, Tên nhà xuất bản, thẩm quyền ban hành
Thời gian
1
- Điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên (1998 – 1999)
- Thông tin KHKT LN - Viện KHLNVN
3/2001
2
- Điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển hóa thành rừng giống tại các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên
- Thông tin KHKT LN - Viện KHLNVN
4/2001
3
- Kết quả trồng thử nghiệm Bạch Đàn Brazil tại Tân Lạc Hòa Bình.
- Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp – Viện KHLNVN
3/2004
4
- Lâm sinh đô thị - Một nội dung thiết thực phục vụ xã hội
5
- Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý qui hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
6
- Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống trám đen bằng phương pháp ghép.
7
- Triển khai bếp đun cải tiến cho vùng nông thôn miền núi.
8
- Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền Bắc Việt Nam
9
- Kết quả thực hiện đề tài “Rà soát xây dựng bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng”
10
- Kết quả thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình trồng rừng Trám Trắng (Canarium album Raeusch)”
11
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Sấu ghép
12
- Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền Bắc Việt Nam
- Tạp chí NN và PTNT– Bộ NN&PTNT
6/2005
13
- Vấn đề rà soát xây dựng bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng
- Tạp chí NN và PTNT– Bộ NN&PTNT
11/2006
14
- Qui phạm kỹ thuật trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch)
Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 24 – 2001; Bộ Nông nghiệp & PTNT
2001
15
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng
QĐ 38/2005/QĐ/BNN-LN ngày 06/7/2005
2004
16
Đề án trồng cây Lâm nghiệp trên đất phân tán
Bộ NN & PTNT
2008
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Các dự án đang trong quá trình thực hiện:
Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục tham gia triển khai khá nhiều dự án. Trong đó, chúng ta có thể kể đến một số dự án trọng điểm như:
Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ
Dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang- tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi
Dự án khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc huyện Krông Bông tỉnh Daklak
Khái quát về công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Đặc điểm các dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Trung tâm với chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về lâm nông nghiệp nên các dự án được xây dựng tại đây mang đặc điểm khá đặc trưng, chứa đựng tính hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Cụ thể các dự án tại Trung tâm có những đặc điểm sau:
- Là các dự án lập với mục đích nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để phục vụ xây dựng và phát triển rừng. Ví dụ dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” đã đưa ra được các giải pháp hữu ích phục vụ cho việc cải tạo và phát triển rừng như: Keo lai tự nhiên: 7 giống trong đó có 1 giống QG (BV33) và 6 giống TBKT (BV71; BV73; BV75; TB1; TB7; TB11); Keo lá tràm: 4 giống TBKT (BVlt25; BVlt83; BVlt84; BVlt85). Những giống này đã được khảo nghiệm tại Hà Tây, Hoà Bình, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương với quy mô 2-3ha cho một khảo nghiệm ở mỗi địa điểm và đã cho thấy năng suất có thể đạt được cho mỗi giống như:
Keo lai tự nhiên 20-25m3/ha/năm ở Quảng Bình, Hoà Bình; 30-35m3/ha/năm ở Bình Dương
Keo lá tràm đạt được 15-17m3/ha/năm tại Quảng Bình; 20-25m3/ha/năm tại Bình Dương
- Các dự án nhằm phát triển cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường.
- Các dự án xây dựng mô hình nông lâm: Ví dụ cụ thể chính là dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở xã Lập Chiệng huyện Kim Bôi –tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu của dự án là xây dựng được một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp chăn thả gia cầm có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho các hộ nông dân đang sống ở các xã nghèo thuộc tỉnh Hoà Bình; góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về phương pháp tiếp cận với KHKT và cách làm ăn có hiệu quả phục vụ cho chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
- Các dự án để phục vụ hoạt động thi công các công trình lâm sinh, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới nhà kính, vườn sưu tập thực vật. Dự án “Đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Đại Lải” là ví dụ minh chứng cho đặc điểm này. Cơ sở nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Đại Lải của Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ hiện đang quản lý 1078 ha đất lâm nghiệp. Đây là hiện trường nghiên cứu khoa học lâm nghiệp rất quan trọng của vùng Đông Bắc cũng như của ngành lâm nghiệp.
- Các dự án để thực hiện phòng chống côn trùng gây hại thực vật rừng và các công trình xây dựng. Đây là đặc điểm của các dự án của phòng lâm nghiệp xã hội và phát triển nông thôn. Ví dụ như dự án “Phòng chống mối mọt tại sân gôn Chí Linh- Hải Dương”.
- Tiến hành lập dự án để phục vụ cho việc khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Có thể nói những dự án có đặc điểm như trên đều là những dự án có quy mô lớn, phạm vi thực hiện rộng như một tỉnh. Dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010” là một ví dụ. Với tình trạng suy giảm trầm trọng vốn rừng cả về số lượng và chất lượng, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành thiếu đồng bộ, chưa có các vùng chuyền canh, công nghệ thiết bị lạc hậu, trình độ thấp, cơ sở hạ tầng phúc lợi phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp còn yếu kém, phân công lao động chưa hợp lý, nên yêu cầu phải có sự quy hoạch tổng thể lâm nghiệp vùng là cần thiết.
- Thời gian thực hiện phụ thuộc vào từng dự án. Đối với những dự án thuộc lĩnh vực lâm sinh đô thị và cảnh quan môi trường thì thời gian có thể dưới 10 năm, nhưng đối với những dự án để phục vụ xây dựng và phát triển rừng thì thời gian có thể kéo dài đến 50 năm. Ví dụ như dự án “Trồng rừng nguyên liệu –keo tai tượng tại huyện Bắc Đà tỉnh Hòa Bình”, thời gian thực hiện dự án lên đến 50 năm (kể từ năm 2008-2058) với tính chất dự án đầu tư gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I là đầu tư trồng rừng nguyên liệu keo tai tượng trên đất sản xuất tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn thuộc huyện Đà Bắc bằng 100% vốn đầu tư của công ty và chu kỳ klinh doanh là 8 năm; Giao đoạn II là giai đoạn mở rộng quy mô vốn đầu tư trồng rừng nguyên liệu-keo tai tượng tại các xã còn lại của huyện Đà Bắc.
- Vốn dành cho việc thực hiện cũng như lập dự án tại Trung tâm chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước. Bởi lẽ các dự án được lập tại Trung tâm đều là những dự án có tính hiệu quả kinh tế-xã hội cao, chủ đầu tư khi đầu tư vào thì hiệu quả tài chính không cao. Như dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc sông Cái- Tỉnh Ninh Thuận” thì vốn được huy động từ hai nguồn là Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, mua trang thiết bị... và Vốn ngân sách địa phương do nhân dân đóng để làm đường xá.
- Đặc điểm quan trọng của các dự án của Trung tâm phải kể đến là các dự án chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên- xã hội. Đặc điểm này đòi hỏi các cán bộ lập phải có phương pháp thu thập thông tin sao cho chính xác và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để thích ứng với những yếu tố bất định.
Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Việc xác định rõ các nhân tố tác động tới công tác lập dự án đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của dự án. Nếu các cán bộ lập dự án mà xác định được các yếu tố tác động đến hoạt động lập dự án và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì hiệu quả chắc chắn sẽ đến với dự án. Tuy nhiên, nếu các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác lập dự án không được xác định chính xác sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lập dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Cụ thể hoạt động lập dự án của trung tâm chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Biến động kinh tế vĩ mô:
Biến động kinh tế vĩ mô bao gồm sự tác động của các nhân tố về kinh tế văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, nhân tố tác động mạnh nhất tới các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đó chính là chủ trương quy hoạch của vùng, miền nơi dự án diễn ra. Các chủ trương quy hoạch của vùng miền sẽ cung cấp cho người lập đầy đủ các thông tin để có thể lựa chọn được giống cây cũng như địa điểm thực hiện dự án tốt nhất, tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra như đang thực hiện dự án thì bị thu hồi đất…
Điều kiện môi trường tự nhiên:
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, có thể nói rằng điều kiện môi trường tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thành công của dự án. Việc lựa chọn được loại cây trồng thích hợp cũng như thời điểm, kỹ thuật thực hiện dựa rất nhiều vào yếu tố môi trường. Do đó, để dự án đạt hiệu quả cao, các cán bộ lập dự án cần tiến hành xem xét những điều kiện cũng như những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới dựu án, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế một cách tốt nhất.
Năng lực, trình độ của cán bộ:
Bất kỳ dự án thuộc lĩnh vực nào đi nữa, để có được hiệu quả cao trong hoạt động lập, thì cán bộ lập luôn đóng vai trò quan trọng. Một người cán bộ lập dự án tốt sẽ giúp chủ đầu tư phát hiện ra những điểm sai sót, cũng như đưa ra được những ý tưởng có tính khả thi cao cho chủ đầu tư. Phẩm chất cần có của một cán bộ lập dự án tốt là: Trình độ chuyên môn, năng lực cũng như khả năng vận dụng thực tiễn cao.
Phương tiện kỹ thuật:
Có thể nói đây là nhân tố có tác động không nhỏ tới thành công của dự án. Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác lập dự án mà tốt thì việc thu thập thông tin cũng như các tính toán của người lập dự án được chính xác hơn rất nhiều, kèm theo đó là tiết kiệm được một lượng lớn thời gian trong việctính toán một khối lượng công việc lớn. Nói tóm lại, phương tiện kỹ thuật đóng vai trò trợ giúp đắc lực cho cán bộ lập, và gián tiếp tác động đem lại tính khả thi cho dự án.
Công tác tổ chức:
Sự phối hợp hoạt động giữa các công việc, các bộ phận chặt chẽ sẽ góp phần tạo nên sự hiệu quả cho dự án. Nếu công tác tổ chức không hoàn chỉnh, thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận sẽ dễ dẫn đến thiếu sót, không đưa ra được những phương án tối ưu nhất. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Phương pháp lập dự án:
Các phương pháp mà Trung tâm thường sử dụng trong công tác lập dự án như phương pháp dự báo, thu thập thông tin. Phương pháp lựa chọn cho hoạt lập dự án sẽ đóng vai trò quyết định tính hiệu quả của dự án. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ giúp cho quá trình lập dự án diễn ra thông suốt và liên tục.
Quy trình lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Tùy thuộc vào đặc điểm của mình mà mỗi doanh nghiệp có một quy trình lập dự án khác nhau. Quy trình lập dự án là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án. Một quy trình hợp lý, đảm bảo chặt chẽ sẽ giúp cho tiến trình lập dự án diễn ra thuận lợi, đảm bảo về mặt thời gian cũng như thông tin thu thập phục vụ cho quá trình lập dựa án. Dưới đây là quy trình lập dự án tại Trung tâm:
Bảng 6: Sơ đồ quy trình lập dự án tại Trung tâm
Trách nhiệm
Các bước tiến hành
Tài liệu, mẫu biểu
Ban giám đốc nhận nhiệm vụ và giao cho trưởng các phòng chức năng
Giao và nhận nhiệm vụ
Kế hoạch về nhiệm vụ
Cán bộ tham gia lập dự án
Thu thập thông tin và khảo sát thực địa
Bản báo cáo khảo sát thực địa
Chủ nhiệm dự án
Lập kế hoạch chi tiết
Kế hoạch lập dự án
Nhóm cán bộ lập dự án
Lập dự án
Dự án
Chủ nhiệm dự án
Trình ban giám đốc và lấy ý kiến đánh giá của chủ đầu tư
Quyết định chỉ đạo và biên bản của chủ đầu tư về dự án
Cán bộ lập cùng chủ nhiệm dự án
Hoàn thiện lại dự án
Chủ nhiệm dự án
Trình ban giám đốc phê duyệt
Dự án hoàn chỉnh
Nguồn: Phòng tổng hợp- Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Cụ thể quy trình lập dự án của Trung tâm như sau:
-._. Bước 1: Giao và nhận nhiệm vụ: Cơ quan chủ quản cấp trên là Viện Lâm nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành giao nhiệm vụ cho Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm cũng có thể tiến hành lập dự án từ các hợp đồng tự ký với các tổ chức khác ngoài cơ quan chủ quản. Khi đã có được nhiệm vụ, Ban giám đốc cùng phòng tổng hợp sẽ xác định dự án thuộc lĩnh vực nào và phân về các phòng chức năng. Đại diện của các phòng chức năng (thường là trưởng phòng) sẽ tiếp nhận dự án thông qua quyết định giao nhiệm vụ và bản kế hoạch dự án. Sau đó, trưởng phòng sẽ tiến hành phân công chủ nhiệm đề tài và các cán bộ tham gia vào công tác lập dự án. Căn cứ để phân công là dựa trên năng lực chuyên môn của các cán bộ cũng như lịch làm việc của các cán bộ trong phòng để đảm bảo công việc được phân công hợp lý tránh tình trạng một người ôm đồm quá nhiều việc.
- Bước 2: Thu thập thông tin và khảo sát thực địa: Các dự án về lâm nghiệp đòi hỏi các cán bộ lập phải nắm vững các thông tin về điều kiện tự nhiên xã hội, để từ đó mới có được những giải pháp kỹ thuật hợp lý. Do đó, sau khi nhận được nhiệm vụ, các cán bộ sẽ phải tiến hành thu thập các thông tin cũng như khảo sát thực địa, nơi sẽ tiến hành thực hiện dự án. Ngoài việc thu thập thông tin từ thực địa, cán bộ lập dự án cũng sẽ tiếp nhận các tài liệu có liên quan từ chủ đầu tư. Sau khi đã có những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác lập dự án, cán bộ lập dự án sẽ phải thiết lập một bản báo cáo về kết quả khảo sát thực địa. Bản báo cáo này sẽ được lưu tại thư viện của Trung tâm, dùng làm tài liệu cho các dự án nghiên cứu về sau.
- Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết: Sau khi đã kiểm tra thực địa và có đầy đủ thông tin về địa điểm sẽ tiến hành dự án, mỗi cán bộ được nhận nhiệm vụ sẽ lập một bản kế hoạch chi tiết về lịch trình cũng như các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình lập dự án. Bản kế hoạch chi tiết cụ thể sẽ được chủ nhiệm dự án lập dựa trên các bản kế hoạch của từng cán bộ tham gia vào công tác lập. Sau đó, chủ nhiệm dự án sẽ lấy ý kiến từ các cán bộ, hoàn chỉnh lại bản kế hoạch chi tiết và trình lên ban giám đốc xem xét và phê duyệt.
- Bước 4: Lập dự án: Bản kế hoạch sau khi đã được Ban giám đốc phê duyệt sẽ là căn cứ để các cán bộ lập dự án dựa vào đó để tiến hành lập dự án. Khi đã có đủ thông tin cũng như các phương tiện cần thiết, các cán bộ sẽ tiến hành lập dự án đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư (cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ). Một bản dự án hoàn chỉnh sẽ được đưa ra trong giai đoạn này.
- Bước 5: Dự án sau khi đã được hoàn thành sẽ được đóng quyển và trình lên ban giám đốc, đồng thời một bản sẽ được gửi tới chủ đầu tư. Ban giám đốc đọc và phê duyệt dự án cũng như đưa các ý kiến chỉ đạo bằng văn bản xuống cho chủ nhiệm dự án. Còn chủ đầu tư sẽ đọc và có thể tự thẩm định hoặc thuê tổ chức tư vấn thẩm định dự án cho mình. Sau đó, văn bản thể hiện ý kiến đóng góp cũng như yêu cầu bổ sung của chủ đầu tư sẽ được gửi tới chủ nhiệm dự án.
- Bước 6: Hoàn thiện dự án: Sau khi đã nhận được ý kiến chỉ đạo từ ban giám đốc cũng như những ý kiến bổ sung và yêu cầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập dự án sẽ tiến hành sửa chữa và bổ sung những nội dung còn thiếu xót. Về cơ bản các nội dung của dự án vẫn được giữ nguyên, cán bộ lập dự án chỉ tiến hành bổ sung, sửa đổi những nội dung còn chưa rõ ràng và chính xác mà thôi.
- Bước 7: Cán bộ lập dự án đã chỉnh sửa và hoàn thiện lại bản dự án theo ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc cũng như chủ đầu tư. Nếu những ý kiến đó không hợp lý, cán bộ lập dự án sẽ có văn bản đề nghị giải trình về vấn đề, và nhận ý kiến chính thức từ ban giám đốc. Quy trình lập dự án sẽ kết thúc bằng một bản dự án hoàn chỉnh và theo đúng yêu cầu đưa ra của chủ đầu tư.
Phương pháp lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Phương pháp sử dụng trong lập dự án được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Lựa chọn được một phương pháp sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện có được những thông tin cần thiết, có được những lựa chọn đúng đắn cho lập dự án. Ngược lại, nếu phương pháp không phù hợp, dự án được lập sẽ chứa đựng nhiều sai sót, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án. Ở Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp, các cán bộ lập dự án thường có sự quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn phương pháp. Trước khi thực hiện hay đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp lập dự án, các cán bộ đều ngồi thảo luận và phân tích sự phù hợp của phương pháp lựa chọn. Các phương pháp thường được sử dụng trong lập dự án của Trung tâm bao gồm:
Phương pháp dự báo:
Phương pháp dự báo chính là việc sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp thích hợp để xác định các yếu tố cần quan tâm ví dụ như xu hướng phát triển tương lai về cung cầu về gỗ, nguyên liệu của dự án, dự báo về việc sử dụng đất trống, trọc và đất nông nghiệp cho mục đích xây dựng cơ sở hại tầng, dân cư, dự báo về môi trường… Ví dụ trong dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010”, phương pháp dự báo đã được cán bộ sử dụng để dự báo về nhu cầu sử dụng đất các ngành như sau:
Bảng 7:Dự báo nhu cầu sử dụng đất các ngành đến năm 2010
Đơn vị tính: Ha
Hạng mục
Hiện trạng (1997)
Bổ sung thêm
Tổng nhu cầu đến 2010
Sử dụng vào đất nông nghiệp
Giao thông
Thủy lợi
Công nghiệp
Dân cư
Các ngành khác
5.951
7.661
_
7.170
10.942
2.670
3.119
_
1.901
1.449
8.621
10.781
2.187
_
12.442
1.640
2.240
437
992
126
Nguồn: Các ngành và phân viện QH và TKNN miền Trung năm 1998
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động lập dự án tại Trung tâm. Việc đi khảo sát thực địa chính là một cách để thu thập thông tin. Ngoài ra các cán bộ còn có thể thu thập thông tin thông qua các phương tiện truyền thông như ti vi, sách báo, mạng Internet… Thông tin thu thập sẽ được các cán bộ xử lý, phân tích để thông tin được phù hợp với nội dung sử dụng. Và phương pháp này được dùng chủ yếu trong nội dung phân tích điều kiện kinh tế xã hội. Đây là phương pháp khá phổ biến và đơn giản. Vấn đề đặt ra là cán bộ lập dự án phải lựa chọn, tìm kiếm được nguồn thông tin cho thích hợp cũng như việc phân tích thông tin có hiệu quả và thích hợp nhất. Trong dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo ở xã Dương Phong huyện Bạch Thông và xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn”, sau khi đã khảo sát thực địa và thu thập số liệu từ nhiều nguồn, các cán bộ lập đã thống kê được nội dung dân cư và lao động tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông và xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn như sau:
“Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày, Dao (Chiếm khoảng 90% dân số) và chỉ có một ít người Kinh. Toàn vùng còn khoảng 35% hộ nghèo (Theo qui định của Bộ LĐ&TBXH là những hộ có thu nhập dưới 80.000 đông/người/tháng), một điều lưu ý là tỉ lệ tái nghèo hàng năm tại đây là tương đối cao (năm2003 là 4,5%) chi tiết thể hiện trong biểu sau:
Bảng 8: Cơ cấu dân số và lao động
TT
Nội dung
Xã Dương Phong
Xã Đông Viên
1
Tổng số dân toàn xã
1.670 người/360 hộ
2.281 khẩu/496 hộ
Trong đó: + Người Tày
1.050 (62,8%)
1.489 (65,28%)
+ Người Dao
480 (28,7%)
500 (21,92%)
2
Số Thôn bản
10
12
3
Tỉ lệ hộ đói nghèo
38%
32%
Nguồn: Tổng hợp
1.2.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu:
So sánh đối chiếu là phương pháp tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có được một thư viện thông tin phong phú. Nội dung của phương pháp là so sánh đối chiếu với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, với các dự án mẫu đã từng thực hiện trước kia… Việc so sánh đối chiếu này thường được thể hiện ở việc vận dụng các văn bản pháp lý của dự án. Đây được coi là một căn cứ để xác định sự chính xác, mức độ hợp lý cũng như đánh giá tính khả thi của dự án. Ví dụ như thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư. Đây chính là một trong những căn cứ để so sánh trong việc lập dự án và quản lý chi phí cho thực hiện dự án.
Nội dung lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Sau khi đã nhận được nhiệm vụ được giao từ ban giám đốcvà tiến hành khảo sát thực địa, các cán bộ lập dự án sẽ bắt đầu tiến hành lập dự án theo các nội dung cơ bản sau:
Căn cứ, cơ sở xây dựng dự án:
Trong nội dung này, dự án sẽ nêu rõ sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư, cũng như những căn cứ pháp lý để lập dự án. Đây là nội dung mà bất kì dự án nào cũng cần, là căn cứ để chủ đầu tư cũng như cơ quan thẩm định đánh giá các tác động đến hiệu quả của dự án.
* Sự cần thiết phải đầu tư:
Nghiên cứu sự cần thiết phải tiến hành đầu tư chính là nghiên cứu những lợi ích hay tác động mà nếu dự án được thực hiện sẽ đem lại cho chủ đầu tư, cho kinh tế-xã hội lý do tiến hành hoạt động đầu tư hay mục tiêu mà dự án mong muốn đạt được. Các dự án mà trung tâm lập đều nhất thiết phải có phần nêu sự cần thiết phải đầu tư này và đặt ngay đầu dự án. Ví dụ như trong dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang” đã được cán bộ lập khẳng định: “Xây dựng tổ chức quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang (trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) ngoài tác dụng chung của dự án là bảo vệ rừng đầu nguồn sông Lại Giang trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn bảo về nguồn nước cho hệ thống công trình hồ , đập thủy lợi trên lưu vực, hạn chế xói mòn, rửa trôi, nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, tạo thêm việc làm, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa, từng bước nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống cho nhân dân trong khu vực trên cơ sở tham gia công tác bảo vệ rừng, làm nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại, kinh tế vườn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái”.
* Căn cứ pháp lý:
Căn cứ pháp lý là mục nêu lên các văn bản pháp luật, công văn, nghị định, chỉ thị của nhà nước, của các Bộ ngành hay của cơ chủ quản… Đây chính là cơ sở, căn cứ để tiến hành dự án, đưa ra quy chuẩn chung, tạo thuận lợi cho cơ quan thẩm tra tính xác thực của dự án. Cụ thể các văn bản thường được sử dụng là:
- Văn bản thể hiện chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt của ngành, địa phương hay nhiệm vụ cụ thể được nhà nước giao
- Hệ thống các văn bản pháp quy chung cũng như có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, luật đất đai, luật nôi trường, luật đấu thầu, luật xây dựng…
- Các quyết định ban hành để hướng dẫn thi hành một số lĩnh vực thuộc ngành lâm nghiệp. Một số văn bản mà chúng ta có thể kể đến như: quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp&PTNT về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, quy trình lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp 10 TCN 346-98 Ban hành kèm theo Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp &PTNT…
Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
Nội dung nghiên cứu các điều kiện vĩ mô là nội dung quan trọng trong dự án của ngành lâm nghiệp. Trên lý thuyết, nội dung nghiên cứu điều kiện vĩ mô bao gồm các mục như: nghiên cứu môi trường kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tình hình ngoại thương, tình hình thâm hụt ngân sách…), môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho việc thực hiện dự án, tình hình quy hoạch và kế hoạch triển khai dự án. Nhưng trên thực tế tùy thuộc theo đặc điểm của các dự án, mà cán bộ lập sẽ sử dụng các nội dung khác nhau. Đối với các dự án thuộc ngành lâm nghiệp, các cán bộ của Trung tâm luôn chú trọng tới việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới tình hình phát triển lâm nghiệp như địa hình, các loại tài nguyên nước, khí hậu, thủy văn…, thực trạng phát triển chung của ngành lâm nghiệp tại địa điểm tiến hành thực hiện dự án, vấn đề quy hoạch phát triển của vùng… Sở dĩ những nội dung này được các cán bộ quan tâm chú trọng là do các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, điều kiện khí hậu, đất đai. Có xác định các yếu tố trên chính xác thì cán bộ lập dự án mới có thể tìm ra được các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Nhờ đó, dự án mới được đánh giá có tính khả thi cao. Cụ thể:
- Điều kiện tự nhiên dự án sẽ giới thiệu cho chúng ta rõ về vị trí địa lý của nơi tiến hành dự án, các điều kiện về địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng khí hậu…Đây đều là những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả của dự án. Nội dung này được nêu khá chi tiết và cụ thể, thậm chí có những dự án, cán bộ lập tách hẳn mục điều kiện tự nhiên ra thành một chương riêng biệt. Ví dụ như trong dự án “Đầu tư xây dựng Trạm thực nghiệm KHKT Lâm nghiệp Tân Lạc, Hoà Bình - thuộc Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp theo dự án 661” nội dung phân tích điều kiện tự nhiên đã được cán bộ lập phân chia thành các mục nhỏ bao gồm: vị trí địa lý, địa hình vùng dự án, điều kiện khí hậu thời tiết, tổng diện tích đất tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế-xã hội: Khía cạnh điều kiện xã hội sẽ giúp cho chúng ta đưa ra điều kiện chi phối hoạt động của dự án, có thể là tạo thuận lợi hay cản trở quá trình thực hiện dự án. Trong phần này các cán bộ lập dự án sẽ giới thiệu kỹ về điều kiên dân sinh, làm tiền đề nghiên cứu phục vụ cho các giải pháp về nhân sự, hay thực trạng hoạt động phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của vùng dự án.
- Quy hoạch và kế hoạch là nội dung cần thiết, đưa ra các quan điểm phát triển vùng, dựa vào đó để chúng ta có thể đưa ra được các giải pháp về lựa chọn cây trồng phù hợp hay địa điểm thực hiện dự án. Về mặt nguyên tắc, nghiên cứu vấn đề quy hoạch và kế hoạch phải được đi trước để làm tiền đề cũng như cơ sở cho công tác lập dự án. Đối với các dự án như “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010” thì nghiên cứu khía cạnh chủ trương quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định đóng vai trò quan trọng. Do đó, các cán bộ lập đã tách riêng khía cạnh quy hoạch ra thành một chương riêng biệt.
Thông tin thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm
Đối với các dự án nói chung, nghiên cứu thị trường nhằm mục đích xác định được thị phần mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai và cách thức chiếm lĩnh đoạn thị trường đó. Về mặt lý thuyết, nội dung này bao gồm phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại, xác định loại thị trường và sản phẩm của dự án, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm của dự án, dự báo cung cầu trong tương lai cũng như lựa chọn hình thức tiếp thị và đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khác với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, dự án thuộc ngành lâm nghiệp không đề cao khía cạnh thị trường. Thậm chí có những dự án bỏ qua nội dung nghiên cứu này. Nếu có nêu thì cũng chỉ đề cập qua về lí do lựa chọn loại giống cây trồng, mức giá thị trường của sản phẩm đó hiện tại… Ví dụ bằng phương pháp dự báo, cán bộ lập dự án đã khẳng định trong dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” là: “Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến lâm sản của Việt Nam ngày càng phát triển. Chính vì vậy nhu cầu về gỗ phục vụ công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng tăng cao. Theo tổ chức USDA Foreign Agricultural Service, năng lực chế biến gỗ của Việt Nam được dự đoán 2,2 - 2,5 triệu m3/năm. Tuy nhiên hiệu suất chỉ đạt 55 - 60% tổng năng lực, mà nguyên nhân chính là do thiếu nguyên liệu. Mặt khác nhu cầu tiêu thụ gỗ trong nước là khá cao 1,4 - 1,5 triệu m3 (không kể bột giấy). Năm 2005, giá trị hàng xuất khẩu về gỗ gia dụng của Việt Nam lên đến 1,5 tỷ đô la. Tuy nhiên giá trị nhập khẩu nguyên liệu về gỗ lại chiếm tỷ lệ tương đối cao 33% (500 triệu đô la). Chính vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển cho ngành lâm nghiệp tới năm 2010 nhằm cung cấp hàng năm 24,5 triệu m3 gỗ nguyên liệu cho công nghiệp (kể cả công nghiệp chế biến giấy và đồ gia dụng). Giá trị xuất khẩu của công nghiệp chế biến lâm sản phải đạt 2,5 tỷ đô la vào năm 2010. Vì vậy, nhu cầu thị trường về gỗ gia dụng và gỗ nguyên liệu từ rừng trồng ở nước ta còn rất lớn.
Về phương án sản phẩm. Sản phẩm của rừng trồng với chu kỳ 6 năm chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy. Năng suất rừng trồng dự kiến:
Keo lai ở Hà Tây 18m3/ha/năm, ở Nghệ An, Quảng Bình 24m3/ha/năm.
Bạch đàn lai ở Hà Tây 12m3/ha/năm, ở Nghệ An, Quảng Bình 18m3/ha/năm.
Về sản phẩm dự kiến của dự án.
- Giống được đưa vào trồng thử là giống vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, đã qua khảo nghiệm và được đánh giá là giống có năng suất cao hơn giống sản xuất.
- Những nơi được chọn để trồng thử có điều kiện tương đối đại diện cho từng vùng. Khi thành công sẽ có điều kiện để áp dụng cho cả vùng. Dự kiến sau khi kết thúc dự án sẽ xác định được năng suất sau 6 năm gây trồng, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất mở rộng, thu hồi được vốn và có lãi”.
Các giải pháp kỹ thuật của dự án
Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là bước phân tích sau khi đã tiến hành nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhu cầu thị trường. Bước nghiên cứu này sẽ là tiền đề để tiến hành nghiên cứu khía cạnh tài chính cũng như những dự toán vốn đầu tư cần thiết để thực hiện dự án. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp khác nhau mà dự án sẽ đưa ra một mô hình phân tích cụ thể. Đối với các dự án thuộc ngành lâm nghiệp, phân tích, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Trong nội dung này, cán bộ lập sẽ giới thiệu cụ thể về các giải pháp để xác định loại cây trồng cho dự án, các giải pháp về giống, giải pháp phòng trừ sâu bệnh, các giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cũng như các giải pháp về khuyến lâm.
- Giải pháp cây trồng cho dự án: Bằng những thông tin có được thông qua phần nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, các cán bộ sẽ đưa ra các lý do và lựa chọn loại cây trồng thích hợp cho điều kiện vùng dự án. Ví dụ như trong dự án “”Đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Đại Lải giai đoạn 2003-2007” cán bộ đã nêu: “Mô hình rừng thực nghiệm Đại Lải được xây dựng trên khu đất trống chưa sử dụng, diện tích rừng PAM kém chất lượng cần được cải tạo. Diện tích đất thuộc khu vực Lũng Vả và Lũng Suối Ang (Khu I, II) có độ cao trên 100m, độ dốc sườn 18-200, thềm thoải từ 5-100, tầng đất dầy (AB>50cm), đất hưoi chua (PH kel từ 4-4,5), xa Trung tâm được xây dựng các mô hình rừng Thông nhựa và Thông Caribe. Đây là những loài cây trồng đã được khảo nghiệm và công nhận xuất xứ, các mô hình rừng trồng đã thấy rõ tính ưu việt của chúng”.
- Hệ thống cung cấp và quản lý giống: Sau khi đã lựa chọn được loại cây trồng thích hợp, để dự án có thể được tiến hành suôn sẻ, vấn đề cung cấp giống cây cũng là điều mà cán bộ lập dự án cần quan tâm. Trong mục này, cán bộ lập dự án sẽ cung cấp cho chủ đầu tư về các giải pháp về nguồn giống cũng như hệ thống giúp cho quá trình quản lý giống sao cho chất lượng giống cây trồng đảm bảo nhất. Cụ thể hệ thống cung cấp giống sẽ được xử lý ra sao, có thể là xây dựng vùng cung cấp giống mới như trong dự án “Trồng rừng nguyên liệu-keo tai tượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình” hay huy động nguồn nguyên liệu có sẵn trong thị trường như trong dự án “Xây dựng rừng phòng hộ thuộc đầu nguồn sông Cái- tỉnh Ninh Thuận”. Sau khi lựa chọn được hệ thống cung cấp giống, vấn đề đưa ra giải pháp để bảo quản giống cũng được quan tâm. Các cán bộ lập dự án sẽ dựa vào các quy định về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền quy định mà đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc xây dựng hệ thống bảo quản giống. Chất lượng giống cây có được đảm bảo thì hiệu quả và năng suất cây trồng mới đạt chất lượng tốt nhất.
- Sau khi đã có những phân tích cụ thể về loại cây cũng như giống cây trồng, việc trồng cũng như chăm sóc cây là vấn đề cần quan tâm đến. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ như giải pháp về lựa chọn giống, cách để phòng trừ sâu bệnh hay các giải pháp về khuyến lâm khác sẽ được cán bộ lập nêu cụ thể. Tùy thuộc vào từng dự án, cán bộ sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp.
Tuy nhiên trên thực tế không phải dự án nào cũng nêu đầy đủ các nội dung trên, và cũng có những dự án đưa ra thêm một số các giải pháp kỹ thuật khác cần thiết. Ví dụ như trong dự án “Xây dựng rừng phòng hộ thuộc đầu nguồn sông Cái – Tỉnh Ninh Thuận” thì ngoài các giải pháp cần thiết nêu trên, cán bộ lập dự án đã đưa thêm một số giải pháp về việc bảo vệ rừng như sau: “Đối tượng rừng cần bảo vệ là rừng đã qua thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh, rừng non mới phục hồi. Biện pháp được áp dụng tiến hành như sau: Tiến hành thiết kế cụ thể, lập hồ sơ cho các khu rừng cần bảo vệ (đến tiểu khu). Xây dựng kế hoạch tác nghiệp và tiến hành giao khoán cho cá hộ gia đình, đơn vị nhận bảo vệ, kỹ thuật tác động chủ yếu là hạn chế người, trâu bò vào tác động vào khu rừng, thường xuyên khảo sát phát hiện và đề phòng các nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, đốt rừng bừa bãi và sâu bệnh hại”.
Kế hoạch tổ chức bộ máy và nhu cầu lao động
Trong phần này, cán bộ lập dự án sẽ giúp cho chủ đầu tư cũng như cơ quan thẩm định xác định nhu cầu về lao động của dự án là bao nhiêu, cơ cấu tổ chức để thực hiện dự án là như thế nào hay chế độ làm việc cũng như tiền lương dành cho người lao động ra sao. Kèm theo đó, tiến độ thực hiện dự án cũng sẽ được đưa ra trong nội dung này. Nghiên cứu kế hoạch tổ chức bộ máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng vốn cho dự án. Do vậy nội dung này cần được lập đầy đủ.
Để lập được nối dung đầy đủ và chính xác, cán bộ lập dự án cần phải nắm rõ các yếu tố có liên quan như hệ thống pháp luật có liên quan trực tiếp ví dụ như nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ về việc quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng, hay quyết định số 186/2005/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
Mặc dù là cần thiết nhưng trên thực tế, một số dự án của Trung tâm vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến nội dung kế hoạch tổ chức lao động, và chỉ nêu một cách xơ xài. Ví dụ như trong dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo ở xã Dương Phong huyện Bạch Thông và xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn", cán bộ chỉ nêu:
- Cơ quan quản lý đầu tư:
+ Chủ quản đầu tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Chủ đầu tư: Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp - Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam.
+ Cơ quan phối hợp chính:
. Viện thổ nhưỡng nông hoá
. Trung tâm khuyến nông khuyến lâm Bắc Kạn
. Phòng nông nghiệp 2 huyện Bạch Thông và Chợ Đồn
. UBND xã Dương Phong và xã Đông Viên
Tổ chức điều hành:
+ Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt sẽ thành lập ban điều hành, gồm các thành viên như sau:
. Chủ nhiệm công trình:Trung tâm ứng dụng KHKT LN
. Các cộng tác viên: gồm Viện KHLN Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hóa và địa phương.
Giải pháp về vốn đầu tư
Đối với một dự án sản xuất kinh doanh thì nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính là khá quan trọng và được xem là căn cứ chủ đầu tư có thực hiện dự án hay không và nếu dự án vay vốn thì có khả năng hoàn trả hay không. Tuy nhiên, các dự án trong ngành lâm nghiệp mà cụ thể là các dự án Trung tâm lập chủ yếu là vốn từ ngân sách nhà nước, mang tính phúc lợi xã hội cao. Do vậy, cán bộ lập dự án chỉ nêu như sau: (Ví dụ từ dự án "Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở xã Lập Chiệng huyện Kim Bôi - tỉnh Hoà Bình").
Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước: 500 triệu
Thời gian: 1 năm (2005)
Năm 2005: Hoàn tất các hoạt động đầu tư tại hiện trường
Kinh phí đầu tư năm 2005:
Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước: 500,0 triệu đồng
Bảng 9 : Cơ cấu vốn đầu tư năm 2005
Đ/V tính: đồng
TT
Nội dung, khoản mục
Kinh phí thực hiện
Tổng số:
500.000.000
1
Chuẩn bị đầu tư
3.750.000
2
Hỗ trợ vật tư
354.164000
-
Giống
261.833.000
-
Phân bón, thuốc BVTV, thức ăn …
92.331.000
3
Kinh phí triển khai
142.086.000
-
Tập huấn kỹ thuật
25.420.000
-
Tham quan đầu bờ
37.619.000
-
Hội nghị tổng kết
22.210.000
-
Thuê cán bộ theo dõi
33.200.000
-
Xăng xe, kiểm tra đánh giá
23.637.000
Với cây lâm nghiệp thời gian đầu tư lớn hơn nhưng đến năm thứ 4 đã có thể có thu hoạch và sau 5 năm thu hoạch ổn định có thể đạt:
+ Tre luồng: 3.000.000 đồng/ha/năm
+ Tre măng Đài Loan: 4.000.000 đồng/ha/năm
+ Trám ghép đạt: 3.500.000 đồng/ha/năm
Tuy nhiên, ngoài các dự án do cơ quan chủ quản giao xuống, Trung tâm cũng nhận và ký kết hợp đồng tư vấn cũng như lập dự án cho các tổ chức bên ngoài để tiến hành trồng cây nguyên liệu. Đối với những dự án trên thì việc đánh giá hiệu quả tài chính cũng là cần thiết. Trong những dự án này, cán bộ lập dự án sẽ đề cập một cách cụ thể về tổng chi phí của dự án, tổng thu nhập của dự án sau một chu kỳ kinh doanh, và thời gian thu hồi vốn của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án sẽ được lập dựa trên các tiếu chí là:
- Vốn lâm sinh: bao gồm chi phí dành cho việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, cây nguyên liệu, chi phí để quản lý, thiết kế, thẩm định dự án. Ví dụ trong dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang tỉnh Bình Định- Quảng Ngãi”, phận chi phí lâm sinh được xác định như sau:
Chi phí xây dựng rừng : 43306,5 triệu đồng
Chi phí bảo vệ rừng: 9590,1 triệu đồng
Chi phí khoanh nuôi 12126,4 triệu đồng
Chi phí trồng rừng: 21590 triệu đồng
- Vốn chi cho xây dựng hạ tầng phục vụ dự án: Đây là nguồn chi chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức vốn đầu tư của dự án. Nó bao gồm chi cho xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho, trạm bảo vệ, mua sắm trang thiết bị cần thiết, dụng cụ phục vụ cho hoạt động trồng và bảo vệ. Ngoài ra, phần chi phí cho việc làm đường lâm đường lâm nghiệp, đường băng cản lửa cũng được liệt vào trong nội dung này.
Như đã nói ở trên những dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp thường là những dự án có thời gian là tương đối dài, do đó việc tính toán thu nhập của dự án sẽ được tiến hành trên 1 chu kỳ kinh doanh (trồng → chăm sóc → bảo vệ). Tổng thu nhập sẽ được xác định dựa vào doanh thu từ 1 ha cây trồng trong chu kỳ xác định nhân với diện tích đất dự kiến trồng. Lợi nhuận sau thuế chính là khoản thu nhập nếu thực hiện dự án, tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và trừ đi thuế. Phần thuế được tính tùy thuộc vào từng dự án nhưng thường là 15% của phần lợi nhuận trước thuế.
Thời gian thu hồi vốn của dự án cũng được xác định trong 1 chu kỳ kinh doanh của dự án. Tuy nhiên, với nội dung này, cán bộ lập chỉ nêu lên con số thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu, mà chưa đưa ra cụ thể chi tiết cách xác định trong dự án. Tùy từng cán bộ mà họ lựa chọn phương pháp cộng dồn hoặc trừ dần.
Đánh giá hiệu quả dự án
Đánh giá hiệu quả dự án chính là việc cán bộ lập dự án tổng kết lại những điều sẽ đạt được nếu dự án được thực hiện. Cụ thể nội dung của phần này sẽ được nêu như sau :
- Hiệu quả xã hội: điều kiện dân sinh sẽ được cải thiện ra sao, đời sống người dân có được cải thiện hay không, đánh giá chủ quan về sự thay đổi của xã hội nếu dự án được thực hiện… chính là những nội dung chúng ta có thể tìm thấy trong mục này. Ví dụ trong dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo ở xã Dương Phong huyện Bạch Thông và xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn” thì hiệu quả xã hội đã được khẳng định như sau:
Giải quyết việc làm cho ít nhất là 70 hộ dân (với khoảng 50 lao động thường xuyên) tham gia, giảm tối đa các tệ nạn xã hội ở địa phương.
Thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu, quảng canh và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tiến bộ KHKT.
- Hiệu quả môi trường: Ô nhiễm môi trường là một hiên trạng không thể phủ nhận tại Việt Nam. Nhờ việc thực hiện dự án, môi trường sẽ được cải thiện ra sao, mức độ ô nhiễm sẽ giảm như thế nào… là nội dung mà cán bộ lập dự án sẽ đem đến cho chúng ta trong mục hiệu quả môi trường. Ví dụ như hiệu quả môi trường mà dự án “Xây dựng rừng phòng hộ thuộc đầu nguồn sông Cái – tỉnh Ninh Thuận”sẽ đem lại là :
Nâng cao độ che phủ của rừng lên trên 70%
Hạn chế tối đa lũ lụt, hạn hán góp phần ổn định sản xuất và đời sống cho người dân vung hạ lưu
Tuy nhiên, cán bộ lập dự án lại không nêu về đánh giá tổng hợp về hiệu quả kinh tế mà dự án sẽ đạt được. Đây có thể coi là một thiếu xót mà cán bộ lập dự án cần quan tâm và bổ sung.
Minh họa một dự án cụ thể
Dưới đây là một vài nét giới thiệu chung về dự án:
- Tên dự án: “Dự án trồng rừng nguyên liệu-keo tai tượng Acacia Mangium Wild tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình”.
- Địa điểm thực hiện dự án là tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn huyện Đà Bắc.
- Thời gian thực hiện là 50 năm từ năm 2008 đến năm 2058
- Chủ đầu tư là Công ty TNHH một thành viên D&G Hòa Bình
- Cơ quan phối hợp thực hiện là UBND 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn
- Mục tiêu của dự án:
Về kinh tế: Sử dụng tối đa lợi thế tự nhiên, xã hội của vùng nhằm khai thác có hiệu quả đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất và quỹ đất dự phòng phát triển lâm nghiệp chưa có rừng, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến ổn định lâu dài cho công ty, xác định diện tích rừng, phân chia trạng thái rừng và đưa ra giải pháp để trồng rừng, làm đường lâm nghiệp để vận chuyển cây giống, vật tư trồng rừng và vận chuyển lâm sản sau khai thác rừng được thuận lợi
Về môi trường: Nâng cao độ che phủ của rừng, tăng cường khả năng phòng hộ của rừng, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch.
Về xã hội: Giải quyết được việc làm cho hơn 300 lao động thường xuyên và tăng thu nhập cho hàng vạn người dân trong vùng dự án, đưa các thôn bản vùng cao, vùng sâu 6 xã cảu huyện Đà Bắc phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm…
Căn cứ, cơ sở xây dựng dự án
Sự cần thiết phải đầu tư:
Hiện nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Đà Bắ._.ặc dù mỗi phòng đều có các cán bộ nắm rõ về công tác lập dự án song như vây tạo ra sự thiếu chặt chẽ trong các phòng ban, dễ dẫn đến tình trạng vào một thời điểm có phòng “ngồi chơi” còn có phòng không đủ nhân sự làm việc. Và như vây, hiệu quả của dự án sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
- Các dự án của Trung tâm đòi hỏi cần có thời gian để thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nhiều, mà tâm lý của chủ đầu tư bao giờ cũng mong muốn thời gian lập dự án ngắn nhất. Đây chính là điểm hạn chế mà tất cả các dự án thuộc mọi lĩnh vực gặp phải.
- Về nội dung lập dự án, đặc biệt là nội dung về thông tin thị trường và tài chính còn quá sơ sài, chưa đầy đủ và rõ ràng. Cụ thể là:
Đối với nội dung nghiên cứu điều kiện kinh tế-xã hội, cán bộ lập vẫn chưa quan tâm đến một số chỉ tiêu như lãi suất, tốc độ tăng trưởng hay như hệ thống kinh tế vĩ mô và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. Những yếu tố này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nhưng lại là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các dự án. Ví dụ ngay như dự án “Trồng rừng nguyên liệu –keo tai tượng Acacia Mangium Wild tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình” thì nội dung điều kiện kinh tế-xã hội, cán bộ lập vẫn chưa nêu lên được các vấn đề như lãi suất, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hiện nay. Cán bộ lập dự án mới chỉ quan tâm đến yếu tố phát triển kinh tế của địa điểm thực hiện dự án mà cụ thể là huyện Đà Bắc. Với những dự án trồng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh như trên, vấn đề về lãi suất cũng như tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của dự án mà cụ thể ảnh hưởng đến quyết định bỏ vốn đầu tư của chủ đầu tư. Ví dụ như trong dự án này cán bộ lập có thể bổ sung thêm phần nội dung tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình như sau: Tổng sản phẩm quốc dân giai đoạn 2000-2005 của tỉnh Hòa Bình tưng bình quân khoảng 7% trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 5,1%. Đây là tín hiệu tốt cho việc đầu tư của chủ đầu tư.
Trong nội dung phân tích khía cạnh thị trường, cán bộ lập chưa nêu bật lên được thị trường đối với sản phẩm là gì, hay xác định rõ quy mô của dự án. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc lựa chọn giải pháp công nghệ. Nội dung này mới chỉ được nêu lên một cách chung nhất, chưa đi vào phân tích cụ thể chi tiết.
Đối với dự án như trồng rừng phòng hộ thì có thể chủ đầu tư không cần quan tâm, nhưng đối với những dự án trồng cây nguyên liệu như trên ví dụ thì cần nêu rõ dòng tiền, cũng như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án. Từ đó làm tiền đề cho chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, các dự án vẫn chưa nêu bật được nguồn vốn được huy động như thế nào, hay vay ngân hàng thì với mức lãi suất ra sao, tiến độ huy động vốn là thế nào. Đây cũng là thiếu xót mà cán bộ cần quan tâm. Ví dụ như trong dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu”, nội dung phân tích tài chính của dự án cán bộ mới chỉ nêu tổng chi phí và tổng doanh thu thông qua các bảng biểu như sau:
Bảng 20: Tổng chi phí và giá thành sản phẩm
( Trong thời gian thực hiện dự án)
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Tổng số chi phí
Trong đó chia theo sản phẩm
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
A
Chi phí trực tiếp
4.097.470
1
Nguyên vật liệu năng lượng
778.680
2
Điện nước xăng dầu
34.000
3
Chi phí lao động
3.266.790
4
Sửa chữa bảo trì thiết bị
5
Chi phí quản lý
18.000
B
Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định
215.918
6
Khấu hao thiết bị cho dự án 10%
23.500
-
Khấu hao thiết bị cũ
14.900
-
Khấu hao thiết bị mới
8.600
7
Khấu hao nhà xưởng dự án 10%
111.700
-
Khấu hao nhà xưởng cũ
34.200
-
Khấu hao nhà xưởng mới
77.500
8
Thuê thiết bị
9
Thuê nhà xưởng
10
Phân bổ chi phí hỗ trợ công nghệ
80.718
11
Tiếp thị, quảng cáo
12
Chi khác (lãi, các loại phí)
-
Tổng số chi phí sản xuất thử nghiệm (A + B)
4.313.388
-
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra (m3)
18.648
-
Giá thành một đơn vị sản phẩm
231.614đ/m3
Bảng 21: Tổng doanh thu
(Cho thời gian thực hiện dự án)
Đơn vị: 1000đ
TT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Trữ lượng
Sản lượng
Giá bán
Thành tiền
1.
Keo lai
M3
22.680
15.876
300
4.762.800
2.
Bạch đàn lai
M3
3.960
2.772
320
887.040
Tổng cộng:
26.640
18.648
5.649.840
Bảng 22: Tổng doanh thu
(Cho 1 năm đạt 100% công suất)
Đơn vị: 1000đ
TT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Trữ lượng
Sản lượng
Giá bán
Thành tiền
1.
Keo lai
M3
3.780
2.646
300
793.800
2.
Bạch đàn lai
M3
660
462
320
147.840
Tổng cộng:
4.440
2.756
941.640
Tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh tế mà dự án có thể đem lại. Dựa vào các số liệu cũng như mẫu bảng biểu của Trung tâm thì chúng ta có thể bổ sung nội dung tài chính bằng cách thêm một bảng dòng tiền đơn giản như sau:
Bảng 23: Hiệu quả kinh tế của dự án
(Cho 1 năm đạt 100% công suất)
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Thành tiền
1.
Tổng số vốn đầu tư cho dự án
1.601.460
2.
Tổng chi phí trong 1 năm
718.898
3.
Tổng doanh thu trong 1 năm
941.640
4.
Lãi gộp = (3) – (2)
222.742
5.
Lãi dòng = (4) – (Thuế + lãi vay + các loại phí)
200.468
6.
Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí hỗ trợ công nghệ trong 1 năm
35.986
TT
Nội dung
Năm/Tỷ lệ
7.
Thời gian thu hồi vốn: T (ước tính, năm)
6,7 năm
8.
Tỷ lệ lãi dòng so với vốn đầu tư % (ước tính)
12,52%
9.
Tỷ lệ lãi dòng so với tổng doanh thu % (ước tính)
21,29%
Trong đó:
Tổng vốn đầu tư bao gồm: Tổng giá trị còn lại của thiết bị máy móc và nhà xưởng đã có + Tổng giá trị thiết bị máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới + chi phí hỗ trợ công nghệ
Thuế bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác nếu có trong năm.
Lãi vay là các khoản lãi vay phải trả trong năm.
Thời gian thu hồi vốn (T) được tính như sau:
T = (Tổng vốn đầu tư) / (Lãi dòng + Khấu hao)
= 1.601.460 / (200.468 + 35.986)
= 6,7 năm
Lãi dòng
- Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư = × 100% =12,52%
Tổng vốn đầu tư
Lãi dòng
- Tỷ lệ lãi ròng so với doanh thu = × 100% =21,29%
Doanh thu
Các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đều là những dự án có tính hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Tuy nhiên, các dự án được lập thì còn nêu chuyên mục này quá sơ xài. Cán bộ mới chỉ nêu đến hiệu quả về xã hội và môi trường nhận được mà chưa nêu lên hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại. Dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010” thì hiệu quả kinh tế-xã hội mới chỉ được các cán bộ lập dự án nêu hiệu quả về môi trường và xã hội như sau:
Hiệu quả môi trường: Đối với hiệu quả môi trường tuy ý nghĩa đạt được của dự án là rất to lớn, song đánh giá chúng trong điều kiện nước ta (nhiều nước đang phát triển khác) còn rất khó khăn. Ở đây lấy chỉ tiêu độ tàn che để biểu hiện ý nghĩa này: Nâng cao độ che phủ hiện tại của rừng từ 31,3% hiện nay lên 51,2% vào năm 2010. Sự tăng lên của lớp che phủ thực vật sẽ làm giảm mô đun xói mòn đất, điều tiết và dự trữ nguồn nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, hạn chế lũ lụt, hạn chế ô nhiễm không khó, góp phần ổn định sản xuất, đời sống nhân dân trong tỉnh và cá vùng phụ cận.
Hiệu quả xã hội của dự án: Dự án sẽ tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho khoảng 50.000 lao động với 30.000 hộ gia đình nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ dân trí cũng như mức sống cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nẹn xã hội, các dịch bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng; đời sống của nhân dân được nâng cao sẽ là nhân tố quan trọng góp phần củng cố an ninh quốc phòng và trật tự xã hội; thông qua thực hiện các dự án sẽ tạo cho cảnh quan từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ các di tích lịch sử đến các danh lam thắng cảnh, các khu công nghiệp…ngày càng trở lên tươi đẹp hơn, trong sạch hơn với độ che phủ và không gian xanh được gây trồng, tạo tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái và nhân văn của tỉnh.
Ngoài nội dung trên, cán bộ có thể bổ sung thêm nội dung hiệu quả về kinh tế mà dự án sẽ đem lại. Cụ thể như:
“Việc thực hiện dự án sẽ làm tăng trữ lượng rừng từ 7-8 triệu m3 gỗ từ diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới trong vùng phòng hộ và đặc dụng; cung cấp 9500 m3 gỗ phục vụ nguyên liệu, xây dựng dân dụng từ diện tích rừng trồng thuộc vùng sản xuất; thu được từ trồng cây ăn quả là 96000 triệu đồng/năm; thu được từ sản phẩm vườn rừng, cây công nghiệp là 130000 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu từ 2000 đến 2010 đạt từ 20-25 triệu USD/năm; thúc đẩy sự phát triển của một số ngành nghề khác như tạo giống cây con phục vụ trồng rừng, cây ăn quả, cây xanh cảnh quan và tạo thêm việc làm cho một bộ phận dân cư trên địa bàn”.
- Quy trình lập dự án được đưa ra hợp logic, song việc đưa khuôn mẫu như vậy sẽ làm giảm tính sáng tạo của cán bộ lập, tạo sự gò bó, mà trong thực tế mỗi dự án mang những đặc điểm khác nhau.
Nguyên nhân
Những hạn chế trên chủ yếu là bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan như:
Do áp lực công việc đòi hỏi phải lập trong một thời gian ngắn, cán bộ bị hạn chế dẫn đến việc thu thập thông tin chưa đầy đủ hay việc lập dự án không được chi tiết, lập vội vàng dẫn đến những sai sót trong tính toán.
Do sự thay đổi, bổ sung liên tục của các chính sách, pháp luật
Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, do đó khả năng ứng dụng các thành tựu vào công tác lập dự án chưa cao, làm cho thời gian lập dự án là chưa hiệu quả kéo dài
Thủ tục thẩm tra còn rườm ra, thông qua nhiều khâu, nhiều nơi. Do đó thời gian lập dự án còn dài, và bị hạn chế
Nguyên nhân chủ quan như:
Bộ máy, cũng như công tác tổ chức còn hạn chế, chưa đồng bộ
Cán bộ đang được trẻ hóa, sự nhạy bén, thói quen làm việc cũng như kinh nghiệm làm việc theo nhóm còn hạn chế
Trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động lập dự án còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại
Định hướng phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Định hướng phát triển: Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Trung tâm sẽ chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định NĐ115/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005. Do vậy phương hướng của Trung tâm trong thời gian tới là cải tổ toàn diện từ bộ máy tổ chức đến hoạt động. Cụ thể như sau:
Phương hướng hoạt động
Dự kiến thay đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Lâm nông nghiệp
- Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi trường đô thị. Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu (theo qui định của nhà nước).
- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin tư liệu, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng.
Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ: nội dung, quy mô, phạm vi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp (số lượng dự kiến hàng năm)
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
+ Về lâm sinh:
Tiếp tục thực hiện các đề tài KHCN và các dự án điều tra cơ bản đã được phê duyệt. Hoàn thành tốt kế hoạch hàng năm và báo cáo sơ kết tổng kết các đề tài và dự án .
Xây dựng các đề tài dự án nghiên cứu trồng các loài cây bản đia có giá trị kinh tế cao và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn. Tham gia vào các nội dung lâm sinh thuộc dự án “Phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Xây dựng các mô hình trình diễn trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thành công của các đề tài thuộc lĩnh vực cải thiện giống, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng bền vững đất dốc nhằm khẳng định lại các kết quả nghiên cứu trước khi nhân rộng. Đồng thời thông qua các mô hình cũng để chuyển giao công nghệ cho sản xuất nhằm phục vụ phát triển lâm nghiệp các tỉnh trong cả nước
+ Về lâm sinh đô thị:
Tập trung vấn đề nghiên cứu tuyển chọn và phát triển các loài cây tạo cảnh quan môi trường cho các khu đô thị, công sở, khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa.
Nâng cao kỹ thuật từ khâu thiết kế, quy hoạch đến thi công các hạng mục cây xanh, cây cảnh để khai thác các hợp đồng dịch vụ và chuyển giao cho các khu đô thị, khu di tích, khu công nghiệp.
Chuyển giao kỹ thuật và thiết kế các công trình vườn hoa cây cảnh và cây xanh.
+Về năng lượng sinh khối:
Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý nhiên liệu sinh khối (củi, rơm, rạ,...), hoàn thiện kỹ thuật xây dựng bếp lâm nghiệp cải tiến.
Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ dưới các hình thức: chuyên gia tư vấn, tập huấn chuyển giao, xây dựng mô hình mẫu… nhằm tạo việc làm và tăng nguồn thu cho Trung tâm.
+ Lâm nghiệp xã hội: xây dựng các dự án khuyến lâm, dự án xây dựng mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào khó khăn thuộc nguồn ngân sách nhà nước
Sản xuất và dịch vụ:
Sản xuất cây giống
Dịch vụ phòng chống mối cho cây trồng và các công trình xây dựng
Sản xuất các loại nấm ăn
Liên doanh, liên kết trồng rừng kinh tế, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm rừng trồng và các sản phẩm sau nghiên cứu khoa học
Tư vấn thiết kế và thi công các công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ và đăng ký hoạt động KHCN cho phép
(Dự kiến hàng năm thu từ các hợp đồng dịch vụ KHKT (5-10 hợp đồng) và các hoạt động SXKD khác chiếm khoảng 40% tỷ trọng thu nhập của Trung tâm.
Xác định ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi trường đô thị.
- Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: lâm sinh, lâm sinh đô thị, năng lượng sinh khối, lập các dự án đầu tư lâm nghiệp, thiết kế và thi công các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; lập các loại bản đồ rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng.
- Tăng cường năng lực làm việc:
- Trang thiết bị và phương tiện:
Phát huy hiệu quả thiết bị đã có, nâng hiệu suất sử dụng lên trên 70%
Xây dựng hoàn thiện bộ phận căn vẽ bản đồ để phục vụ cho việc lập dự án, thiết kế công trình lâm sinh cây xanh đô thị và môi trường
Hoàn thiện phòng thí nghiệm để đưa vào sản xuất hiệu quả
Mua sắm thêm các thiết bị thông tin , tuyền truyền phục vụ việc chuyển giao
Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Nâng cấp khu làm việc tại Trung tâm 365 Minh Khai
Mua sắm thêm các thiết bị vật tư cho các phong làm việc tại trạm Tân Lạc, Hòa Bình
Hoạt động chuyển giao công nghệ
- Chuyển giao khoa học công nghệ:
Chuyển giao kỹ thuật gây trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển xã hội nói chúng và phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng.
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn cho bà con vung nông thôn miền núi
Chuyển giao kỹ thuật đắp bếp lâm nghiệp cải tiến tiết kiệm chất đốt cho người dân.
- Sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ:
Phát huy tiềm năng của trạm thực nghiệm khoa học kỹ thuật Tân Lạc, Hòa Bình để sản xuất cây con phục vụ trồng rừng của các tỉnh Tây Bắc, cung cấp cây cho dự án “Phục vụ rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam (RENFODA) do chính phủ Nhật Bản tài trợ
Thiết kế kỹ thuật và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan và liên kết với địa phương để trồng rừng kinh tế
Dịch vụ phòng chống mối cho cây xanh và các công trình xây dựng
Giải pháp thực hiện:
- Giải pháp hành chính, tổ chức:
Hoàn thiện và phê duyệt chính thức đề án xây dựng định hướng phát triển của Trung tâm
Công khai hóa chức năng nhiệm vụ và năng lực hoạt động của Trung tâm trên các tờ thông tin của Viện và ngành nhằm thúc đẩy phối hợp nghiên cứu khoa học và tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực chuyển giao và dịch vụ KH&CN
Bàn bạc thống nhất trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng để sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo tinh thần của nghị định 10 của Chính phủ
Quy hoạch trung và dài hạn đội ngũ cán bộ công chức cảu Trung tâm để đảm đương các nhiệm vụ trong từng giai đoạn
Chọn và gửi cán bộ đi đào tạo ở các lĩnh vực quản lý, chuyên môn. Nghiệp vụ để đủ điều kiện hoàn thành tốt công tác được giao.
- Giải pháp về vốn:
Thường xuyên liên hệ với Viện và Bộ để đăng ký thực hiện các đề tài, dự án từ nguồn vốn NSNN
Mở rộng quan hệ với các cơ quan ngoài ngành để hợp tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN, đặc biệt là tiếp tục giữ các mối quan hệ với các đối tác cũ như: Ban quản lý rừng cảnh quan môi trường khu công nghiệp Dung quất, các sở ban ngành thuộc tỉnh Hòa Bình, dự án phát triển nông thôn Cao Bằng-Bắc Cạn do EU tài trợ, dự án trồng rừng Việt Đức…
Tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình ĐCĐC, dự án 661……
Tăng cường hoạt động sản xuất, dịch vụ và chuyển giao KHCN: hướng dẫn kỹ thuật, làm bản đồ, quy hoạch thiết kế và thi công các công trình cây xanh đô thị cảnh quan môi trường, lập và thiết kế dự án đầu tư, xây dựng bếp lò, sản xuất cây con, trồng nấm…
Tăng cường thu hút vốn đầu tư để sử dụng hiệu quả quỹ đất tại trạm Tân Lạc, Hòa Bình. Lấy trạm làm cơ sở để xây dựng nguồn thu ổn định cho Trung tâm
- Giải pháp khác:
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa các đơn vị trong Viện và các cơ quan ngoài Viện
Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên và địa phương có liên quan
Tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ phát huy năng lực chuyên môn, xin một tình nguyện viên người nước ngoài nói tiếng Anh để nâng cao khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học.
Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Công tác tổ chức lập dự án
Quá trình lập dự án đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố như cán bộ lập cho đến quy trình lập. Có làm tốt công tác tổ chức quá trình lập thì dự án mới đạt được hiệu quả cao. Hiện nay quá trình lập dự án của Trung tâm nói chung là phù hợp với xu thế phát triển chung. Song để hoàn thiện hơn nữa quá trình lập dự án, một số giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng như:
Cần có sự tổ chức, phối hợp giữa các phòng ban, tránh tình trạng có những thời điểm, có phòng không có việc còn có phòng thiếu nhân sự làm.
Cơ cấu bổ sung nhân sự cho những phòng ban quan trọng để giải quyết được tình trạng quá tải công việc trong một phòng ban
Xây dựng và hoàn thiện lại quy trình lập dự án sao cho hợp lý ví dụ như cần có bước lập kế hoạch sơ bộ trước rồi mới tiến hành hoạt động thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập dự án
Kiểm tra mức độ hợp lý và chính xác tất cả các yếu tố có liên quan trong quá trình lập dự án như chi phí sử dụng cho công tác lập, tài liệu phục vụ cho công tác lập, quá trình lập dự án.
Đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá và kiểm tra chất lượng trong chính nội bộ doanh nghiệp
Nội dung lập dự án
Mặc dù nội dung dự án luôn đảm bảo đủ các phần, song một số nội dung còn sơ xài. Do đó, giải pháp cho việc hoàn thiện nội dung lập dự án bao gồm:
- Nghiên cứu điều kiện vĩ mô bao gồm có nghiên cứu các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội và quy hoạch dự án. Về cơ bản những nội dung này đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Song để nâng cao được chất lượng cũng như đảm bảo tính chính xác cao cho các số liệu thu thập trong nội dung này, Trung tâm nên xem xét đến việc tăng cường chi phí cho cán bộ lập dự án, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm công tác lập dự án. Thông thường chi phí dành cho các cán bộ chiếm khoảng 10%-12% chi phí lập dự án. Để đảm bảo được chất lượng công tác lập dự án, Trung tâm có thể nâng mức này lên là 15%-17& chi phí lập dự án.
- Nghiên cứu về thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm: Như đã phân tích ở trên, đây không phải là nội dung thật sự quan trọng trong các dự án thuộc lĩnh vức lâm nghiệp. Do vậy, cán bộ lập làm nội dung phân tích thị trường tương đối sơ xài. Với mục đích nâng cao tối đa hiệu quả lập dự án, Trung tâm nên lập ra một đội ngũ cán bộ được huy động từ nhân viên trong các phòng ban để nhằm mục đích đào tạo kỹ năng chuyên trách về lĩnh vực này. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác lập dự án cũng như hoàn thiện hơn nữa nội dung của dự án được lập.
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật: Nội dung này được Trung tâm lập khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, để hoàn thiện nội dung này hơn nữa, việc đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ vẫn cần được quan tâm. Cử các cán bộ tham gia vào các lớp đào tạo, đi học nâng cao trình độ, tiếp nhận những phương pháp kỹ thuật mới, góp phần làm tăng hiệu quả của dự án.
- Nghiên cứu tài chính dự án: Cán bộ nên bổ sung phân tích thêm một số các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cần thiết như dòng tiền, IRR để tăng tính vững chắc cho tính hiệu quả của dự án. Ngoài ra cán bộ cũng nên giải trình đầy đủ và chi tiết hơn nữa về vấn đề nguồn vốn cho dự án như nguồn vốn được huy động từ những nguồn cụ thể nào, với mức độ huy động là bao nhiêu. Dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi” là một ví dụ. Cán bộ mới chỉ nêu giải pháp về vốn như sau: “Căn cứ vào quyết định 556/TTg ngày 12/09/1998 của Thủ tướng chính phủ và thông tư số 01-NN-KH/TT ngày 3/1/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 556/TTg. Nguồn vốn xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực đầu nguồn sông Lại Giang bao gồm:
Vốn ngân sách: Đầu tư cho việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, mua trang thiết bị phương tiện
Vốn vay với lãi suất thấp : Đầu tư hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp và xây dựng trang trại
Vốn ngân sách địa phương : Tính bằng sức lao động cảu nhân dân tham gia xây dựng rừng phòng hộ và thu được từ việc thu thuế từ các công trình thủy nông và thuế lâm sản trong vùng
Vốn tài trợ của chính phủ, các tổ chức môi trường quốc tế để xây dưungj rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Nội dung trên vẫn còn nêu chung chung mà chưa nêu rõ cụ thể về nguồn vốn được huy động cụ thể ra sao. Sau khi tìm hiểu và hỏi ý kiến của các cán bộ lập dự án tại Trung tâm, tôi xin bổ sung nội dung này chi tiết như sau:
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn được xác định theo công trình hoặc dự án đầu tư. Nguồn vốn này là động lực chủ yếu để xây dựng rừng phòng hộ. Tổng số nguồn tiền chi trong ngân sách nhà nước ta là 50.584,5 triệu đồng. Trong đó tỉnh Bình Định là 45.209,0 triệu đồng và tỉnh Quảng Ngãi là 5.375,5 triệu đồng. Nguồn vốn vày được tập trung chủ yếu để xây dựng rừng phòng hộ.
Vốn ngân sách địa phương: Nguồn vốn này thu được từ việc thu thuế từ các công trình thủy nông và thu từ thuế lâm sản trong vùng. Nguồn vốn này được ước tính là 462,0 triệu đồng trong đó tỉnh Quảng Ngãi là 144,0 triệu đồng và tỉnh Bình Định là 318,0 triệu đồng.
Vốn vay với lãi suất ưu đãi: Nguồn vốn này được ước tính là 6.980,0 triệu đồng trong đó tỉnh bình Định là 6.959,7 triệu đồng và tỉnh Quảng Ngãi là 20,3 triệu đồng. Nguồn vốn này được tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp và xây dựng trang trại.
Nghiên cứu hiệu quả dự án: Như đã đề cập ở trên, cán bộ lập mới chỉ đề cập đến hiệu quả xã hội cũng như hiệu quả môi trường mà không đề cập đến hiệu quả kinh tế của dự án. Do đó, cán bộ lập nên bổ sung phần hiệu quả kinh tế. Đây được coi như là một phần đánh giá, tổng kết lại toàn bộ những hiệu quả mà dự án đem lại cho nền kinh tế, cho chủ đầu tư
Nguồn nhân lực cho quá trình lập dự án
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho một dự án. Do đó, để nâng cao công tác lập dự án, Trung tâm nên quan tâm đến một số vấn đề như:
- Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trẻ còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Chú trọng công tác tuyển dụng lao động. Trung tâm có thể tiến hành liên kết trực tiếp với một số trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp như trường đại học nông nghiệp, trường cao đẳng lâm nghiệp để tuyển chọn các sinh viên ưu tú, bổ sung vào đội ngũ cán bộ có chất lượng cao
- Phân công, bố trí cho các cán bộ làm việc theo đúng nhiệm vụ, tạo điều kiện cho cán bộ có thể phát huy được thế mạnh và vận dụng những kiến thức đã được đào tạo.
- Việc đầu tư xây dựng quy chế tiền lương tốt trong Trung tâm thành một loại hình văn bản riêng và phổ biến đến mọi nhân viên như một phần của văn hóa Trung tâm là rất nên làm. Trung tâm cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc...
- Kèm theo đó, Trung tâm cũng nên xây dựng một chế độ thưởng phạt rõ ràng, minh bạch, công khai chỉ ra những cán bộ làm chưa tốt và khen thưởng những cán bộ đạt thành tích tốt. Từ đó, khuyến khích các cán bộ phát huy tinh thần làm việc cũng như tránh mắc khỏi những sai lầm không đáng có.
- Thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Đây là phương pháp gián tiếp giúp cho Trung tâm có thể “giữ chân” các cán bộ có năng lực chuyên môn.
Phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho quá trình lập dự án
Phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác lập dự án là nhân tố trức tiếp tác động đến hoạt động lập dự án. Có được những phương tiện phục vụ tốt, hiện đại sẽ giúp giảm bớt thời gian cho quá trình lập cũng như đảm bảo tính chính xác cao. Một vài giải pháp mà chúng ta cần quan tâm như:
- Thường xuyên kiểm tra, đại tu chất lượng các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động thu thập thông tin cũng như cho hoạt động lập dự án.
- Xem xét mức độ hiện đại của công nghệ được sử dụng. Nếu quá lạc hậu không còn phù hợp với thời đại, cần có giải pháp khắc phục, đầu tư mới để nâng cao chất lượng lập dự án.
- Nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể lựa chọn được công nghệ thích hợp nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng “mua về để đấy” gây thất thoát lãng phí cho chính bản thân Trung tâm.
- Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện lại hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập ví dụ như lập ra một thư viện tài liệu, lưu trữ lại tất cả các tài liệu có liên quan phục vụ cho hoạt động lập dự án bao gồm các văn bản pháp quy, các sách báo….
Phương pháp sử dụng trong lập dự án
- Ngoài các phương pháp thường được sử dụng, Trung tâm có thể nghiên cứu thêm một số cách phân tích như ngoại suy thống kê để dự báo các thông tin cần thiết, hay phương pháp phân tích độ nhạy để xác định và khẳng định tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Tăng cường thêm chi phí để bổ sung thêm các phương pháp như hỏi ý kiến chuyên gia. Đây là phương pháp đòi hỏi chi phí lớn nhưng nó đặc biệt phù hợp với những dự án chịu tác động của nhiều yếu tố và tính bất định lớn
Phương pháp thu thập số liệu
- Vận dụng triệt để các phương tiện kỹ thuật cần thiết để công tác thu thập số liệu được chính xác và nhanh chóng hơn
- Tăng cường đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, bổ sung chi phí cho hoạt động thu thập số liệu như nâng mức bình quân khoảng 2-5% chi phí lập dự án lên mức 7%. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể sẽ thay đổi linh hoạt theo từng dự án. Ví dụ như những dự án có thể tận dụng được nguồn số liệu đã được lưu trữ tại thư viện thông tin chi phí này có thể giảm để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
Một số giải pháp khác hạn chế nguyên nhân khách quan:
- Cập nhật kịp thời những thay đổi của pháp luật và phổ biến cho các cán bộ nhân viên hiểu rõ về những thay đổi
- Kiến nghị lên cơ quan cấp trên về những điều bất hợp lý trong các chính sách vĩ mô, và ý kiến đóng góp hạn chế những điều bất hợp lí.
KẾT LUẬN
Có thể nói, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp ra đời và phát triển được như ngày hôm nay là có sự đóng góp của cả tập thể cán bộ nhân viên. Nhờ có Trung tâm mà hàng ngàn ha rừng đã được thiết lập trở lại, tạo ra môi trường an toàn hơn cho cuộc sống con người, hàng trăm các giải pháp khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, nâng cao đời sống con người...
Hoạt động lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp ngày càng được nâng cao và chất lượng các dự án ngày càng được hoàn thiện. Nội dung của dự án được các cán bộ lập nêu khá đầy đủ và đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án được hiệu quả và thuận lợi.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.S Trần Mai Hoa đã giúp em hoàn thành bài viết. Rất mong nhận được đóng góp của cô để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình lập dự án đầu tư- Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008
Giáo trình kinh tế đầu tư- Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS-TS Từ Quang Phương- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007
Báo cáo tài chính năm 2004,2005,2006,2007,2008 của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Các dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Các văn bản pháp luật có lien quan như luật đầu tư 2005
Một số tài liệu tham khảo khác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*
* *
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là : Trần Thị Trà My
Sinh viên lớp : Đầu tư 48C
Khoa : Kinh tế Đầu tư
Mã sinh viên : CQ481859
Sau 04 tháng thực tập tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp, hướng sự hướng dẫn của Th.S Trần Mai Hoa, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp” để nghiên cứu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép của bất kỳ luận văn hay luận văn khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Sinh viên
Trần Thị Trà My
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31633.doc