CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập_ Tự Do_ Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tên em là: Lê Văn Sơn
Sinh viên lớp: Kinh tế đầu tư 47B - Khoa: Đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sau 4 năm học tạp trên ghế nhà trường và một thời gian thực tập tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí được sự cho phép cua khoa Đầu tư, sự cho phép và hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Thị Ái Liên, em làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Ho
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí”
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Tổng công ty. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn.
Hà Nội, Ngày 7 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Lê Văn Sơn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước có nhiều thay đổi. Chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến ngành công nghiệp Dầu khí. Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta, đã đóng góp đáng kể vào Ngân sách quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hôi.
Và một trong những Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam góp phần to lớn vào sự phát triển của toàn ngành công nghiệp dầu khí đó là Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí. Sau nhiều năm hoạt động, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí đã có những bước tiến mang tầm vóc quốc tế, đã triển khai công tác tìm kiếm và thăm dò Dầu khí ở nhiều nước trên thế giới và đạt được những kết quả nhất định.
Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí nhất thiết phải được thực hiện theo dự án, vì đây là hoạt động mang tính chất lâu dài, phức tạp và cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Do đó công tác lập dự án là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả, tiến độ của dự án sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập dự án đối với sự thành công của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, nên trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí em đã tìm hiểu, nghiên cứu và đi sâu vào đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí”. Với đề tài này, em rất mong mình có thể hiểu rõ hơn công tác lập dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Tổng công ty.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Tuy vậy, do thời gian tìm hiểu không dài cùng với sự hạn chế và hiểu biết về kiến thức nên bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình giúp đỡ em làm đề tài này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
1.1 Tổng quan về Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí ( PVEP )
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty
1.1.1.1 Vài nét về Tổng công ty PVEP
PVEP là Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Sau nhiều năm hoạt động Tổng công ty đã đạt được những thành tựu to lớn, có những bước phát triển vượt bậc đưa Tổng công ty lên một tầm cao mới, tích lũy được một lượng vốn lớn, phương tiện công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao. Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty đã có những bước tiến mang tầm vóc quốc tế, đã triển khai công tác tìm kiếm và thăm dò Dầu khí ở nhiều nước trên thế giới và đạt được những kết quả nhất định. Tuy còn gặp một số khó khăn nhưng với những thành tựu đã có, cùng với chỉ đạo của chính phủ, của Tập doàn và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Tổng công ty, PVEP đã vượt qua những khó khăn đó, thu được những thành công và đóng góp to lớn vào sự phát triển của Tập đoàn Dầu Khí nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các Công ty dầu khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, ngay từ năm 1987 Tổng cục Dầu khí (sau là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã ra quyết định thành lập Công ty PV-II. Ngày 17/11/1988 Tổng cục Dầu khí đã ra Quyết định số 1195/TC-DK thành lập Công ty Petrovietnam I (PV-I), là tiền thân của Công ty Thăm dò - Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) với nhiệm vụ giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Bắc (PV I) và phía Nam Việt Nam (PV II). Trong giai đoạn 1990 - 1992, số lượng các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký kết tăng cao (thời điểm cao nhất lên tới gần 40 hợp đồng), quy mô và phạm vi hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) và công ty PV II thành Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).
Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày 14/12/2000 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có Quyết định số 2171/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty PVSC.
Ngày 04/05/2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ra quyết định số 1311/QĐ-DKVN thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ - Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thành lập Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Hiện nay PVEP đang giám sát, quản lý, tham gia góp vốn 48 đề án thuộc phạm vi các hợp đồng PSC, JOC, BC; đề án khai thác dầu khí tự lực cũng như các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khác theo phân công của tập đoàn.
1.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng công ty PVEP
a. Chức năng
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí ra đời thay mặt cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nước ngoài, góp phần đóng góp hàng tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Tổng Công ty thực hiện chức năng thu hút đầu tư, khảo sát hàng trăm km địa chấn, thúc đẩy Nhà thầu trong công tác khoan tìm kiếm thăm dò và đã có một số giếng dầu khí, một số mỏ được thẩm lượng và đưa vào khai thác góp phần bổ sung trữ lượng và tăng sản lượng khai thác của PV.
b. Nhiệm vụ
Khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực mà Tổng Công ty quan tâm vào các khu vực được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao thực hiện.
Tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại các khu vực theo hợp đồng dầu khí, các dự án đựợc Tập đoàn giao thực hiện, bao gồm các hoạt động, khảo sát địa chấn, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải, đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát triển dầu khí.
Phát triển, khai thác các mỏ dầu khí. Tham gia thực hiện đầu tư các dự án liên quan nhằm tăng hiệu quả công tác phát triển khai thác mỏ dầu khí.
Triển khai với quy mô và nhịp độ đầu tư lớn hơn trong hoạt động thằm dò khai thác trên địa bàn cả nước, đồng thời tích cực mở rộng địa bàn và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và quản lý đạt tầm quốc tế. Phát triển kinh doanh song song với bảo vệ môi trường.
c. Quyền hạn
Chủ động quan hệ giao dịch để tìm kiếm cơ hội, lựa chọn dự án, xây dựng các dự án để quyết định xin đầu tư hoặc hợp tác đầu tư vơi nước ngoài.
Tham gia đàm phán xây dựng các hợp đồng dầu khí và đàm phán xây dựng ký kết các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.
Tham gia theo dõi việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hỗ trợ Nhà thầu triển khai các hợp đồng dầu khí.
1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bộ máy quản lý và điều hành của PVEP được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc Tổng Công ty trên cơ sở các quy định tại điều lệ tổ chức bộ máy giúp việc và quy chế các đơn vị thành viên. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tư vấn, cố vấn cho Tổng giám đốc Tổng Công ty các vấn đề thuộc chức năng chuyên môn của mình. Trưởng phòng trực tiếp lãnh đạo các công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng Công ty về các công việc liên quan đến trách nhiệm của phòng mình. Giám đốc các xí nghiệp và các trưởng chi nhánh, liên doanh điều hành và văn phòng đại diện có trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các công việc được giao.
Với cơ cấu tổ chức như trên giúp các đơn vị thành viên chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy ý thức tự giác, có trách nhiệm với công việc được giao.
Bộ máy tổ chức của PVEP bao gồm:
- Trụ sở TCT PVEP: Gồm 18 Ban chức năng và Văn phòng
- Chi nhánh PVEP tại TP.HCM
- Văn phòng Đại diện PVEP trong nước: Tại TP Vũng Tàu
- Văn phòng đại diện PVEP tại nước ngoài: CHLB Nga, Venezuela
- Công ty thành viên: 10 (hoạt động ở trong nước: 4/ hoạt động ở nước ngoài: 6)
- Công ty liên doanh: 10 (hoạt động ở trong nước: 9/ hoạt động ở nước ngoài: 1) .
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của PVEP:
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Thăm dò và Dầu Khí Việt Nam
1.1.3.1 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PVEP hiện tại đang diễn ra sôi động ở cả trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, PVEP có hoạt động thăm dò khai thác ở các bể trầm tích gồm Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay Thổ chu, Trường Sa. Ở nước ngoài, PVEP đang có dự ở 13 nước thuộc các khu vực có tiềm năng dầu khí như Trung Đông, Bắc và Trung Phi, Mỹ La tinh, Đông Nam Á. Các hoạt động bao gồm:
• Khảo sát nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực mà Tổng Công ty quan tâm và các khu vực được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao thực hiện;
• Tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại các khu vực theo hợp đồng dầu khí, các dự án được Tập đoàn giao thực hiện, bao gồm các hoạt động khảo sát địa chất, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải, đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí;
• Phát triển khai thác các mỏ dầu khí;
• Tham gia thực hiện và đầu tư các dự án liên quan nhằm tăng hiệu quả công tác phát triển khai thác mỏ dầu khí;
• Xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình thăm dò, khai thác dầu khí;
• Xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị, tài liệu, mẫu vật phục vụ các dự án thăm dò khai thác dầu khí, các hợp đồng dầu khí;
• Xuất, nhập khẩu dầu thô thuộc quyền định đoạt của Tổng Công ty trong các dự án khai thácdầu khí, các hợp đồng dầu khí;
• Đầu tư, mua, bán, chuyển nhượng, ký kết các dự án, hợp đồng dầu khí, các tài sản dầu khí;
• Cung ứng lao động, nhân lực, chuyên gia tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí (không bao gồm môi giới, giới thiệu, tuyển dụng và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
• Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
• Kinh doanh dịch vụ khai thuê hải quan;
* Qui trình hoạt dộng thăm dò và khai thác dầu khí
GIAI ĐOẠN THĂM DÒ
Đánh giá đối tượng và chọn vị trí khoan
Đánh giá sơ bộ triển vọng lô hợp đồng
Khảo sát ĐVL nghiên cứu địa chất
Chọn vùng cấu tạo triển vọng
Khoan thăm dò
Nghiên cứu kết quả khoan và đánh giá phát hiện
Thẩm lượng
Tính trữ lượng
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỎ
Kế hoạch phát triển, khai thác thử
Thiết kế, gọi thầu chế tạo phương tiện , thiết bị
Nghiên cứu vỉa
Lập kế hoạch phát triển, khai thác thử
Vận hành thử
Lắp đặt phương tiện, thiết bị
Khoan khai thác
GIAI ĐOẠN KHAI THÁC
Vận hành bảo trì giêng
Thu gom, xử lý, tang trữ
Hoạt động khai thác thứ cấp
Đo đếm và giao bán sản phẩm
Hình 2: Sơ đò dây truyền thăm dò, phát triển và khai thác một mỏ dầu khí
1.1.3.2 Hoạt động đầu tư
* Xây lắp chuyên ngành dầu khí
- Thiết kế, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa các giàn khoan, chân đế, bồn bể, tháp, hệ thống ống công nghệ... của ngành dầu khí trên đất liền và trên biển.
- Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và gia công ống công nghệ, ren ống, khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí.
- Đóng tàu vận tải dầu, khí và hoá chất.
- Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng và thiết bị phục vụ ngành dầu khí
* Xây dựng công nghiệp:
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, xi măng, VLXD...
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống máy móc, thiét bị công nghệ, thiết bị điều khiển... trong xây dựng công nghiệp.
- Đầu tư, thiết kế và tổng thầu các dự án hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đê kè, bến cảng...
- Xây dựng nhà máy Khí - Điện, nhiệt điện, lắp đặt hệ thống đường dây tải điện
* Xây dựng dân dụng:
- Đầu tư, tư vấn, thiết kế, tổng thầu EPC xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp; đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng...
* Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.
* Đầu tư bất động sản; kinh doanh văn phòng, siêu thị và nhà ở.
1.1.4 Những thành tựu đạt được của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Với quyết tâm cao và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo, được tập thể người lao động nỗ lực thực hiện, về cơ bản PVEP hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2008. Cụ thể:
1.1.4.1. Công tác Thăm dò & Gia tăng trữ lượng:
Hoạt động TKTD
* Thu nổ địa chấn
Tính đến 31/12/2008, PVEP đã/đang thực hiện 15 dự án (đã kết thúc 07 dự án 2D và 07 dự án 3D, đang triển khai 01 dự án) với số lượng thu nổ 38.862 km 2D và 6.815 km2 3D
* Khoan thăm dò thẩm lượng
Tính đến 31/12/2008, PVEP đã và đang thực hiện 20/30 giếng thăm dò (16 trong nước, 04 nước ngoài; đạt 66,7% kế hoạch), 17/19 giếng thẩm lượng (12 trong nước, 05 nước ngoài; đạt 89,5% kế hoạch).
Gia tăng trữ lượng
Từ hoạt động TKTD nêu trên và mua trữ lượng dầu khí ở nước ngoài (Junin 2) trong năm, PVEP đã gia tăng được 118,3 triệu tấn quy dầu (so với kế hoạch là 43,3 triệu tấn), trong đó phần trữ lượng gia tăng của PVEP đạt 103,0 triệu tấn quy dầu. Cụ thể:
Trong nước: 22,2 triệu tấn. Nước ngoài (của PVEP): 96,1 triệu tấn
Đánh giá
Khối lượng công tác TKTD đã thực hiện trong 2008 là rất lớn và cho kết quả khả quan với tỷ lệ TDTL thành công đạt khoảng 37%. Trong hoạt động TKTD năm 2008, PVEP đã phát huy vai trò chủ động, điều hành quyết liệt để vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là thu nổ địa chấn ở vùng ”nhạy cảm” (lô 05.2, 05-1b&c, 112 v.v...).
Trữ lượng trong nước được gia tăng trong năm 2008 thấp hơn kế hoạch (đạt 67% so với kế hoạch) vì nhiều giếng khoan TDTL phải chuyển sang năm 2009 do tình trạng thiếu giàn.
Ở nước ngoài, với việc ký được hợp đồng lô Junin 2 ở Venezuela, PVEP hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra (và hoàn thành mục tiêu gia tăng trữ lượng ở nước ngoài cho giai đoạn 2008-2015).
Tỷ lệ Trữ lượng mới phát hiện/sản lượng khai thác năm 2008 (Reserve Replacement Ratio) ở mức khả quan cho sự phát triển bền vững, cụ thể:
Trong nước: 1,56
Nước ngoài: 19,8 (không tính Junin 2)
Bảng 1: Gia tăng trữ lượng dầu khí của PVEP năm 2008
1.1.4.2. Phát triển mỏ và Khai thác
Phát triển mỏ
PVEP đang triển khai công tác phát triển mỏ tại 15 DA: (1)Lô lô 05-1a (Đại Hùng), (2) Lô 15.1 (CLJOC), (3) Lô 46-02 (TSJOC), (4) Lô 09-2 (HVJOC), (5)Lô 16.1 (HLJOC), (6) Lô 09-3 (VRJJOC), (7)Lô 15-2, (8)Lô 01&02, (9)Lô 52/97 & (10) Lô B&48/95, (11) Lô 06.1, (12) Lô PM3-CAA, (13) Lô PM304, (14) Lô 433a & 416b Algeria, (15) Lô SK305.
Trong năm 2008, PVEP đã đưa 05 mỏ mới ở trong nước vào khai thác (04 mỏ dầu, 01 mỏ khí):
Mỏ Cá Ngừ Vàng, Lô 09.2: First oil ngày 25/7/2008;
Mỏ Bunga Orkid, Lô PM3- CAA: First gas ngày 27/7/2008;
Mỏ Phương Đông, Lô 15.2: First oil ngày 24/8/2008;
Mỏ Sư tử vàng, Lô 15.1: First oil ngày 29/10/2008;
Cụm mỏ Sông Đốc - Lô 46/02: First oil ngày 24/11/2008.
Khai thác
PVEP triển khai công tác khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước tại 12 mỏ/lô ( trong đó là 11 mỏ trong nước và 1 mỏ nước ngoài )
Tổng sản lượng khai thác trong năm 2008 như sau:
Dầu: 7,2 triệu tấn, đạt 95,5% kế hoạch, trong đó phần sản lượng của PVEP là 2,7 triệu tấn. Cụ thể:
· khai thác trong nước: 7,1 triệu tấn (95.5% kế hoạch); trong đó phần sản lượng của PVEP đạt gần 2,6 triệu tấn; và
· khai thác ở nước ngoài của PVEP: 0,1 triệu tấn (~ 100% kế hoạch)
Khí: 6.583 triệu m3, đạt 98,3% kế hoạch.
Bảng 2: Sản lượng khai thác của PVEP năm 2008
Đánh giá
PVEP hoàn thành kế hoạch đưa 05 mỏ mới ở trong nước vào khai thác trong năm 2008, nhưng do các nguyên nhân khách quan (thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng/lắp đặt công trình biển; thị trường cung cấp dịch vụ phát triển mỏ quá tải…), 04/05 mỏ vào khai thác chậm so với kế hoạch (Mỏ Cá Ngừ Vàng, Lô 09.2: chậm tiến độ 25 ngày; Mỏ Bunga Orkid, Lô PM3-CAA: chậm tiến độ 27 ngày; Mỏ Phương Đông, Lô 15.2: chậm tiến độ 24 ngày; Mỏ Sư tử vàng, Lô 15.1: trước tiến độ 14 ngày; Cụm mỏ Sông Đốc - Lô 46/02: chậm tiến độ 04 tháng).
Sản lượng khai thác dầu khí thấp hơn kế hoạch do các nguyên nhân sau:
Chậm đưa 04/05 mỏ dầu khí mới vào khai thác như nêu trên đây;
Tình hình khai thác thực tế tại một số mỏ có nhiều diến biến bất thường và không ổn định ((1) PM3-CAA ; (2) Cái nước, (3) Rạng Đông & Phương Đông - Lô 15.2, (6) STĐ – Lô 15.1).
Công tác dự báo còn bất cập, dẫn đến phải điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu.
1.1.4.3. Phát triển dự án mới
Trong năm 2008, tổng số sự án đã được nghiên cứu đánh giá là 60 cơ hội (khu vực châu Mỹ Latinh: 10 cơ hội, khu vực Trung Đông: 06 cơ hội, Nga & các nước SNG: 10 cơ hội, khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương: 13 cơ hội, khu vực Châu Phi: 11 cơ hội và trong nước: 10 cơ hội), tạo tiền đề thuận lợi để ký kết các dự án mới trong năm 2009.
Trong năm 2008, PVEP đã tập trung nguồn lực để đánh giá các cơ hội đầu tư mới; ở các thị trường lớn là Nga và Venezuela, PVEP/PVEP đã tranh thủ tối đa sự chỉ đạo/hỗ trợ tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị quốc gia để có được những dự án quan trọng.
PVEP đã ký được 12 hợp đồng dầu khí mới trong 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra (09 dự án). Cụ thể:
Trong nước: 04 dự án
Nước ngoài: 08 dự án nước ngoài ((1)Lô Champasak & Saravan - Lào; (2)Lô Savanakhet - Lào; (3)Lô Tanit, (4) Lô Guellala - Tunisia; (5) Lô Marine XI - CH Congo (chưa có hiệu lực); (6) Lô Danan - Iran; (7) Lô Junin - Venezuela; (8) Lô M2 - Myanmar);
Đánh giá
PVEP hoàn thành nhiệm xuất sắc vụ kế hoạch xây dựng dự án mới.
Trong số các dự án mới, dự án Junin 2 ở Venezuela có tầm quan trọng chiến lược, góp phần đảm bảo PVEP thực hiện thành công mục tiêu chiến lược về gia tăng trữ lượng dầu khí ở nước ngoài.
Với sự đóng góp của PVEP, lần đầu tiên Tập đoàn dầu khí có những dự án đầu tiên ở thị trường Nga, một thị trường rất khó khăn đối với các công ty dầu khí nước ngoài.
1.1.4.4. Doanh thu & nộp ngân sách nhà nước và đầu tư
- Tổng công ty Thăm dò và Khai Thác dầu khí Việt Nam đã đóng góp khoảng 30% vào ngân sách Nhà nước trong năm 2008, giải quyết gần 2000 việc làm cho người lao động. Xây dựng nhièu công trình công cộng dân dụng, cải thiện cảnh quan môi trường, là đơn vị đi đầu và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Doanh thu
Với giá dầu cao (có lúc tăng lên tới hơn 140 USD/thùng) trong hơn nửa đầu năm 2008 và đi vào sụt giảm vào cuối năm (giá bán trung bình cả năm là ~ 95 USD/thùng), tốc độ tăng trưởng của PVEP ở mức khá cao, đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và Tập đoàn:
- Tổng doanh thu năm 2008 của PVEP ước tính là 30.700 tỷ VND, đạt 101% kế hoạch (30.368 tỷ VND) được giao, tăng 40,3% so với năm 2007.
Nộp ngân sách Nhà nước ước tính là 10.423 tỷ VNĐ, đạt 106% kế hoạch được giao cả năm, tăng 92% so với năm 2007.
Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của PVEP năm 2008
Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP giai đoạn 2002- 2008
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
Tổng cộng
2002
2002
2004
2005
2006
2007
2008
Gia tăng trữ lượng cả dự án
Tr.tấn
287
Phát triển mỏ
mỏ
1
`
2
4
Khai thác dầu khí
Dầu thô và cond. Khí
Tr.tấn
Tr.m3
3,9
20,1
3,5
481,2
4,5
1.437,1
8,2
4.568,6
8,14
5.515,6
7,33
5.790,7
7,16
5.740
42,7
23.553
Doanh thu dịch vụ
tỷ.VNĐ
22,9
47,6
49,2
71,1
64,9
81,2
84,48
23,553
Doanh thu bán dầu, cond, khí phía VN
Nộp NSNN
Ngoại tệ
Nội tệ
Phần thu của Tập đoàn và PVEP
Ngoại tệ
Nội tệ
Tr.USD
tỷ đồng
Tr.USD
Tỷ đồng
Tr.USD
tỷ đồng
349,2
11,3
182,1
3.8
167,1
7,5
371,2
14,5
214,9
4.8
106,3
9,7
487
769,9
212,6
4.8
106,3
9,7
1.164,3
1.607,0
584,9
201.0
579,4
1.406,0
1.726,4
2.195,9
883,5
246.3
842,9
1.942,6
2.395,5
3.270,9
1096,8
97.8
1298,6
2.291,1
3.459,2
2.324,4
1.405,9
1.6712
1.368,6
1880,6
9.903
10.212
4.581
3.204
4.638
8.218
1.1.4.5 Các hoạt động xã hội của PVEP
- Trong năm 2008, PVEP đã có nhiều hoạt động từ thiện như:
Tại Việt Nam:
- Tháng 8/2008, CĐPVEP ủng hộ 400.000.000đ cho 02 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên bị thiệt hại do cơn bão số 4 gây ra.
- Công đoàn các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh của PVEP cũng đã chủ động triển khai các hoạt động xã hội rất có ý nghĩa, kịp thời đến với những địa phương, nhân dân gặp khó khăn do thiên tai, các gia đình chính sách, đóng góp cho các chương trình an sinh xã hội với số tiền hàng chục ngàn USD, điển hình là các đơn vị như Cửu Long JOC (ủng hộ 10,000USD cho tỉnh Phú Thọ xây 4 nhà bị thiệt hại do cơn bão số 4), Hoàn Vũ JOC (ủng hộ tổng cộng gần 200.000USD cho Hội chữ thập đỏ các tỉnh miền Trung, phía Nam), Công ty Dầu khí Đại Hùng (ủng hộ hàng trăm triệu cho các trường trẻ em khuyết tật, trại thương binh An Hải – Vũng Tàu…)
- Tháng 6/2008, CĐPVEP chuyển 2,5 tỉ đồng hỗ trợ xây 250 nhà Đại đoàn kết cho 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Bình.
- Tháng 4/2008, CBCNV toàn Tổng Công ty đóng góp 02 ngày công lao động (trị giá trên 225 triệu đồng) ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc mua trâu bò sau đợt rét đậm, rét hại.
- Tháng 3/2008, CĐ PVEP xây tặng Nhà Đại đoàn kết cho 02 hộ nghèo dân tộc S’Tieng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Dương với tổng trị giá gần 40 triệu đồng.
- tháng 4/2008, đã đóng góp 240 triệu đồng ủng hộ các chiến sỹ đảo xa trong phong trào “Hướng về Trường Sa” và “Nước ngọt cho Trường Sa”.
- Tháng 10/2007, ủng hộ trên 300 triệu đồng và 20 thùng quần áo, cho đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt trên địa bàn các tỉnh miền Trung, miền núi phía Bắc, hỗ trợ sửa chữa 01 trường mẫu giáo.
- Nhân các dịp kỷ niệm, những ngày lễ của dân tộc, cùng với Đảng uỷ TCT, Công đoàn và Đoàn TN PVEP đã thường xuyên thăm hỏi, tặng quà các địa phương có nhiều đóng góp, các gia đình chính sách trên khắp các địa bàn hoạt động và quê hương cách mạng trên cả nước.
Tại nước ngoài:
- Ủng hộ 37.500USD cho nhân dân Cuba anh em khắc phục hậu quả bão Gustav và Ike.
- Ủng hộ 10.000USD xây dựng trường cấp II Nguyễn Du cho con em Việt kiều tại Viêng Chăn, Lào.
- Ủng hộ 30.000USD cho nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả bão Nargis.
1.2 Thực trạng công tác lập Dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí ( PVEP )
1.2.1 Đặc điểm của các dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí được lập tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí ( PVEP )
1.2.1.1 Khái niệm về dự án Dầu Khí
Dự án Dầu khí: là các dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác dầu khi do Tổng công ty thực hiện với tư cách là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn và điều hành. Dự án Dầu khí bao gồm:
+ Dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác được thực hiện bắt đầu từ giai đoạn tìm kiếm thăm dò;
+ Dự án phát triển, khai thác được thực hiện bắt đầu từ giai đoạn phát triển, khai thác dầu khí;
+ Dự án mua tài sản Dầu khí.
1.2.1.2 Đặc điểm của các dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí
Trong công nghiệp dầu khí, người ta thường chia làm hai nhánh hoạt động chính. Đó là công việc thượng nguồn (thăm dò khai thác dầu khí) và hạ nguồn (lọc hóa dầu và phân phối các sản phẩm dầu khí). Dự án thăm dò khai thác dầu khí có những đặc điểm sau đây:
a) Rủi ro cao
Rủi ro được hiểu là sự làm giảm hoặc mất cơ hội có lợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong dự án thăm dò khai thác dầu khí thường hay gặp rủi ro lớn hơn so với các loại dự án khác, những rủi ro hay gặp phải như: có triển vọng dầu khí, có phát hiện dầu khí nhưng không có giá trị thương mại, giếng khô (giếng khoan không gặp dầu khí), dầu khí khai thác được có hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho cao và trong giai đoạn hiện nay không thể không nhắc tới rủi ro về chính trị. Những rủi ro này dẫn đến sự thua lỗ của nhà đầu tư. Với thực tế đó đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu rủi ro để giảm thiểu những rủi ro này. Hiện nay trong hoạt động dầu khí có thể phân chia các loại rủi ro thường gặp phải như sau:
* Rủi ro về địa chất
Là rủi ro liên quan đến khả năng thành công trong công tác tìm kiếm thăm dò đối với các phát hiện hay khu vực tiềm năng không được như tính toán. Rủi ro nếu xảy ra sẽ dẫn đến khả năng tính kinh tế của đề án nói chung và của các bên tham gia nói riêng khác xa với nhận định khi thành công
* Rủi ro về kỹ thuật và công nghệ
Là rủi ro liên quan đến tính khả thi khi triển khai thực tế các công việc cụ thể của đề án. Khi xảy ra các rủi ro này làm phát sinh chi phí và chậm tiến độ.
* Rủi ro về chính trị
Là rủi ro liên quan đến khả năng thay đổi trạng thái chính trị của quốc gia nơi đang tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các hành động của quốc gia khi thay đổi chính quyền hay chính sách dẫn đến khả năng sung công hay quốc hữu hóa sở hữu đề án.
* Rủi ro về tác hại từ thiên nhiên
Là rủi ro gắn với các hoạt động thiên nhiên gây ra các tác hại đến hoạt động đề án. Khi xảy ra các rủi ro này dẫn đến tiến độ dự án thậm chí làm dừng toàn bộ hoạt động dự án.
Rủi ro cũng có thể được chia làm 3 nhóm chính
Rủi ro về kỹ thuật: địa chất, công nghệ, an toàn..
Rủi ro về quản lý: đầu vào cho dự án, trình độ nhân lực, hậu cần, thông tin…
Rủi ro về thương mại: luật pháp, thị trường, tiến độ, ngân sách, hợp đồng…
Các điều chưa chắc chắn trong hoạt động khai thác.
Rủi ro khi chưa chắc chắn về giá sản phẩm và khí đốt:
Giá dầu thô tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường quốc tê có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến tính kinh tế của đề án. Thông thường giá khí cũng chịu ảnh hưởng tương tự nhưng tùy nơi mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Rủi ro khi chưa chắc chắn về chi phí/ Ngân sách
Khi triển khai thực tế chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến tính toán ngân sách tùy thuộc vào diễn biến thị trường và khả năng kiểm soát chi phí. Tương tự nhu giá sản phẩm trên,chưa chắc chắn về chi phí có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp lên tính kinh tế của đề án.
Rủi ro khi chưa chắc chắn về tiến độ thực hiện dự án
Có nhiều công việc khi dự kiến không thể chắc chắn về mặt tiến độ khi các yếu tố ảnh hưởng vẫn cồn tiềm ẩn nhiều thay đổi như công tác chuẩn bị, phê duyệt, triển khai đấu thầu, mua sắm, lắp đặt, thu xếp tài chính… Chưa chắc chắn về tiến độ có thể dẫn tới khả năng chậm tiến độ trong thực tế ( Phổ biến hơn trường hợp sớm tiến độ ), từ đó ảnh hưởng đến cả đề án trong hệ thống chung
b) Vốn đầu tư lớn
Thực tế cho thấy dự án thăm dò dầu khí dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, để đưa một dự án vào vận hành cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Cho nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có tiềm lưc về tài chính mạnh và ổn định. Bảng thống kê dưới đây sẽ cho thấy rõ về điều này:
Bảng 5: thống kê tình hình sử dụng vốn đầu tư vào một số hạng mục
STT
Hạng mục
ĐVT
Chi phí
1
1 giếng khoan thăm dò trên đất liền
Triệu USD
5-8
2
1 giếng khoan thăm dò ngoài biển
Triệu USD
25-150
3
Thẩm lượng tính thương mại của mỏ
Giếng
7-10
4
Phát triển một mỏ dầu tầm trung
Tỷ USD
50-70
5
1 ngày khoan ngoài biển
USD
200.000
6
Thu nổ, xử lý 1000 km địa chấn
Triệu USD
4-5
7
Xây lắp một giàn khoan
Triệu USD
20-100
c) Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được các thiết bị phục vụ cho các dự án thăm dò dầu khí, hầu hết trang thiết bị dùng trong giai đoạn này đều là trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngoài. Các thiết bị được sử dụng trong giai đoạn này như: các phần mềm tin học chuyên dụng, các thiết bị phân tích phóng xạ, quang học ... các thiết bị sử dụng có quy mô lớn và đỏi hỏi độ chính xác cao.
d)Thời gian thực hiện
Dự án dầu khí thường có thời gian thực hiện dài lên đến hàng mấy chục năm trong trường hợp có sản phẩm để đi vào khai thác, thu hồi vốn.
e) Địa điểm thực hiện
Dự án dầu khí có địa điểm thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố tự nhiên được xác định qua quá trình tìm kiếm thăm dò. Việc triển khai dự án ngoài biển khơi đi kèm với một số khó khăn và chi phí.
f) Chi phí thất bại
Việc dự án Dầu khí thất bại thường đi kèm với mất mát các khoản tiền lớn, lên đến hàng trăm triệu USD. Với một mức độ thất bại về kĩ thuật như nhau thì mức độ thất bại kinh tế có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố gắn với rủi ro trên.
g) Lợi nhuận lớn
Dự án thành công thường dẫn đến các khoản lợi nhuận đáng kể cho cả dự án nói chung và các bên tham gia nói riêng. Việc phân chia lợi nhuận tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và được thực hiện cụ thể qua quy định của pháp luật, các thoả thuận riêng cho dự án, các điều chỉnh trong quá trình thực hiện Dự án.
h) Tỷ lệ đóng góp vào GDP của quốc gia
Dự án Dầu khí thường đóng góp một tỷ lệ dáng kể vào tổng GDP quốc gia, đặc biệt với các quốc gia đang hay chậm phát triển.
i) Yêu cầu trình độ nhân lực
Nhân lực phục vụ cho hoạt động Dự án Dầu khí là nhân lực ở trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến và chuyên nghiệp. Nhu cầu nhân lực trình độ cao và số lượng lớn.
k) Vai trò của thị trường quốc tế
Mối tương tác giữa hoạt động Dự án và thị trường quốc tế là rất chặt chẽ. Quan hệ này ảnh hưởng cả đầu ra lẫn đầu vào toàn bộ quy trình vận hành Dự án. Thị trường bao._. gồm: tài chính, dầu- khí, nhân lực, dịch vụ…Các thị trường vận hành theo các quy luật riêng của riêng mình trong tổng thể luôn biến động. Giá dầu thô là một ví dụ, với quy luật không theo quy luật cung cầu của sản phẩm thông thường.
m) Dầu mỏ (bao gồm dầu và khí) là nguồn năng lượng có cạn kiệt
Theo lý thuyết phổ thông, dầu mỏ là nguồn năng lượng có cạn kiệt. Chính sách khai thác, sử dụng, phân phối đương nhiên bị chi phối.
Lý thuyết khác: Dầu mỏ chưa phải là nguồn năng lượng cạn kiệt. Các yếu tố về khoa học, công nghệ và kỹ thuật mang tính chất quyết định.
Quan tâm tính ngắn hạn hay dài hạn trong quy hoạch.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án
1.2.2.1 Chất lượng đội ngũ nhân viên lập dự án
Một dự án đầu tư là một tập tài liệu mô phỏng ý định của nhà đầu tư. để có được một dự án thì phải có ý tưởng của dự án, có người thực hiện dự án. Do đó khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án thì đầu tiên phải kể đến nhân tố con người. Những người tham gia công tác lập dự án phải am hiểu về dự án, về quy trình và sự cần thiết phải lập dự án, phải có trình độ chuyên môn, năng lực kĩ thuật phù hợp với dự án, phải hiểu sâu và vận dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong phân tích và đánh giá dự án. Ngoài ra, người lập dự án phải am hiểu quy trình công nghệ sản xuất thực tế, trữ lượng dầu có thể khai thác được từ mỏ, các thông tin liên quan đến chi phí và giá cả của Dự án dầu khí, để đánh giá được hiêu quả của dự án một cách chính xác, lường trước được rủi ro có thể xảy đối với dự án và đưa ra những biện pháp phòng ngừa. Do đặc điểm của lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí là tính chất kĩ thuật phức tạp, cần ứng dụng các công nghê hiện đại nên phần lớn lao động của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đều là những người có trình độ Đại học và trên Đại học, tốt nghiệp từ các Trường Đại học chuyên ngành trong và ngoài nước với các số liệu thống kê sơ bộ như sau:
- Số lượng Tiến sỹ: Chiếm khoảng 3%.
- Số lượng Thạc sỹ: Chiếm khoảng 10%.
- Số lượng Kỹ sư, Cử nhân: Chiếm khoảng 70%.
Stt
Trình độ
Số lượng (người)
Năm 2007
Năm 2008
1
Trên đại học
151
219
2
Đại học
854
1180
3
Trung cấp, cao đẳng
13
152
4
Công nhân
75
84
5
Lao động phổ thông
163
51
Tổng
1256
1686
Bảng 6: phân loại theo trình độ lao động
1.2.2.2 Công nghệ sử dụng cho việc lập dự án
Công nghệ là công cụ hữu dụng giúp cho người lập dự án thuận tiện hơn trong việc trình bày dự án, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của dự án, giúp người lập dự án tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tính toán, phân tích độ nhạy, trình bày bảng biểu…và đảm bảo độ chính xác của các phép tính, độ tin cậy đối với việc ra quyết định đầu tư. Tổng công ty đã quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho dự án như hệ thống máy tính hiện đại, mạng internet, các hệ thống thu thập thông tin về dự án…phục vụ cho công tác lập dự án. Trong đó, Tổng công ty luôn ưu tiên đầu tư cho mục đích xử lý minh giải các tài liệu kỹ thuật về địa chấn, địa vật lý, phân tích các dự án đầu tư. Điều đó được thể hiện qua Bảng tổng hợp các phần mềm chuyên dụng dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 7: tổng hợp các phần mềm chuyên dụng trong PIDC
Bảng 1-1
STT
Tên các phần mềm
Chức năng
1
IES - 2D/3D
Minh giải địa chấn 2D/3D
2
CPS – 3C
Vẽ bản đồ
3
Indepth
Chuyển đổi thời gian độ sâu
4
Stratlog
Liên kết địa chất
5
Land 3D Seismic Design
Thiết kế, QC mạng lưới 3D
6
Eclipse Blackoil Pro
Mô phỏng vỉa chứa, dự báo khai thác
7
Well Test 200
Phân tích thử vỉa
8
Well Design
Phần mềm thiết kế giếng khoan
9
Attribute Mapping
Vẽ bản đồ thuộc tính
10
Seismic misstie Alnalysic
Hiệu chỉnh tài liệu địa chấn
11
3D Visualization
Minh giải địa chấn 3 chiều
12
Runtime License (RTE/DM)
Quản lý cơ sở dữ liệu
13
Pipesim
Mô phỏng mạng lưới đường ống, thiết bị
14
Petrel
Mô phỏng vỉa chứa
15
Questor Offshore
Tính toán chi phí
16
OLGA
Mô phỏng dòng chảy trong đường ống
1.2.2.3 Nguồn thông tin sử dụng cho việc lập dự án
Nguồn thông tin cung cấp cho việc lập dự án có đầy đủ và tin cậy thì mới đảm bảo độ chính xác trong công tác lập dự án. Nguồn thông tin có phong phú thì mới tránh được các nhận định chủ quan của người lập dự án, tránh được những sai lầm làm dự án thất bại. Hiện nay, tại Tổng công ty nguồn thông tin thường được lấy từ mạng Internet, từ các đối tác, từ các tổ chức Chính phủ của các nước, từ các công ty dịch vụ, từ sách báo…do vậy đáp ứng được phần nào đối với công tác lập dự án của Tổng công ty.
1.2.2.4 Nguồn kinh phí sử dụng cho việc lập dự án
Do tính chất phức tạp của các dự án dầu khí, hàng năm Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí đã chi ra một khoản tiền rất lớn cho việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ, trả lương cho công nhân viên và các chuyên gia, mua thông tin và hoạt động thăm dò và tìm kiếm dầu…Nguồn kinh phí sử dụng sao cho vừa đủ không dư thừa, và không thiếu hụt là điều rất khó khăn. Nếu nguồn kinh phí thiếu, sẽ không có điều kiện để tìm hiểu sâu về các thông tin liên quan đến dự án, có nguồn số liệu để đưa ra các phương pháp đánh giá hiệu quả và nhận định về các dự án một cách thích hợp và chính xác, rủi ro của dự án cao, khả năng thất bại lớn. Nhưng nếu nguồn kinh phí chi ra thừa, cũng có thể gây đến sự lãng phí. Do vậy, việc đáp ứng đủ kinh phí sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho công tác lập dự án, và độ chính xác của các dự án của Tổng công ty.
1.2.2.5 Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Tổng công ty mô tả dưới dạng văn bản bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống, hướng dấn công viêc, biểu mẫu, tiêu chuẩn quy định nội bộ, các văn bản pháp quy…
Sổ tay chất lượng bao gồm: chính sách chất lượng, tiêu chuẩn hệ thống chất lượng, quy trình thực hiện các công việc và các chính sách chung đối với các hoạt động chất lượng của Tổng công ty.
Các quy trình hệ thống, hướng dẫn công việc: là tài liệu quy định phương thức thực hiện và cách thức kiểm soát các hoạt động của Tổng công ty. Các biểu mẫu, văn bản pháp quy; ghi nhận kết quả thực hiện công việc ghi trong quy trình hướng dẫn. Các văn bản pháp quy gồm các tiêu chuẩn, văn bản, quy chế, quy định, tài liệu từ bên ngoài liên quan đến chất lượng dự án.
Do vậy, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng có sự ảnh hưởng đến công tác lập dự án tại Tổng công ty PVEP qua việc tác động đến chất lượng các dự án được lập.
1.2.2.6 Cơ sở pháp lý
Dự án được lập bao giờ cũng phải có cơ sở pháp lý. Dự án Dầu khí không chỉ diễn ra ở trong nước, mà còn ở nước ngoài, nên việc am hiểu căn cứ pháp lý không chỉ của nước mình mà cả ở nước nơi dự án diễn ra là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ cho thấy việc lập dự án có phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng, của Tổng công ty cũng như của chủ đầu tư khác, mà nó còn liên quan đến các quy định về thuế Tài nguyên, thuế Thu nhập, tỷ lệ phân chia Dầu thô lãi…ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả kinh tế của dự án. Có am hiểu căn cứ pháp lý một cách rõ ràng, thì việc đánh giá dự án mới khách quan và chính xác.
1.2.3 Quy trình lập dự án của PVEP
Thông tin về
Xây dựng kế hoạch tìm kiếm CHĐT
Tìm kiếm cơ hội đầu tư
Đánh giá cơ hội đầu tư
(Tổ dự án )
Báo cáo đánh giá cơ cấu DA
Báo cáo môi trường đầu tư
Báo cáo nhanh/ báo cáo tóm tắt
BC đánh giá cơ hội đầu tư
Tham gia DA DK
( Tổ dự án )
Thẩm định
( HĐ thẩm định )
Đấu giá, đấu thầu
Chào hành cạnh tranh
BÁO CÁO ĐẦU TƯ
Phê duyệt
Thành công
Phương
án tham gia: 2- 8 ngày
10 ngày
CHĐT đi tiếp
Chiến lược KH Tổng GĐ
7 ngày
3
ngày
y
Hình 3: Sơ đồ Quy trình lập dự án Thăm dò và Thác Dầu khí
1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư
(1.1) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm, Đơn vị Chủ trì có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá cơ cấu (proftolio) các Dự án Dầu khí hiện có của Tổng Công ty.
Nội dung chính của Báo cáo đánh giá cơ cấu dự án hiện có bao gồm: tên dự án, địa điểm triển khai dự án, loại dự án, hiện trạng của dự án, tổng mức sản lượng, doanh thu tính đến thời điểm hiện tại của Tổng công ty (nếu có), dự kiến mức sản lượng (nếu có), doanh thu và chi phí của dự án.
(1.2) Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng, cập nhật báo cáo đánh giá tổng thể môi trường đầu tư thế giới, môi trường đầu tư các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Tổng công ty dự kiến triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư trình Tổng Gima đốc.
Nội dung chính của Báo cáo đánh giá môi trường đầu tư bao gồm: đánh giá tổng quan môi trường đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí thế giới, các điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội, luật pháp, hiện trạng ngành công nghiệp dầu khí, cơ cấu tổ chức ngành dầu khí, thuận lợi và khó khăn đối với hoạt đông thăm dò và khai thác dầu khí của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Tổng công ty dự kiến triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư.
(1.3) Phù hợp với chiến lược phát triển và các kế hoạch trung hạn của Tổng công ty, căn cứ vào các báo đánh giá về cơ cấu dự án hiên có và báo cáo đánh giá tổng thể môi trường đầu tư như tại điêu (1) và (2), phục vụ cho năm dương lịch tiếp theo, Đơn vị Chủ trì xây dựng kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư sơ bộ (“ Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Sơ bộ”) chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 hàng năm và kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư chính thức (“ Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Chính thức”) chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm.
a) Nội dung chính của Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Sơ bộ bao gồm: các thông tin sơ bộ về mục tiêu ( số lượng và loại Dự án Dầu khí cần được ký kết, trữ lượng và sản lượng khai thác gia tăng dự kiến), dự kiến ngân sách hoạt động cho Dự án Dầu khí mới, số lượng cơ hội tìm kiếm/ đánh giá và ngân sách cho công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư.
b) Nội dung chính của Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Chính thức: Mục tiêu (số lượng và loại Dự án Dầu khí cần được ký kết, trữ lượng và sản lượng khai thác dự gia tăng dự kiến), dự kiến ngân sách cho hoạt động Dự án Dầu khí mới, số lượng cơ hội tìm kiếm/ đánh giá và ngân cho công tác tìm kiếm cơ hội được cụ thể hoá hoặc sửa đổi bổ sung trên cơ sở các thông trin đã đề cập tại Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Sơ bộ.
(1.4) Đơn vị Chủ trì có trách nhiệm trình Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Sơ bộ và Kế hoạch Tìm kiếm Cơ hội Đầu tư Chính thức cho Tổng Giám đốc chấp thuận làm cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho năm dưong lịch tiếp theo của Tổng công ty và Tập đoàn phê duyệt.
Trong trường hợp phát sinh các cơ hội đàu tư ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt, Đơn vị Chủ trì có trách nhiệm trình Tổng giám đốc xem xét, chấp thuận bổ sung vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để trình Tập đoàn phê duyệt
1.2.3.2 Tìm kiếm cơ hội đầu tư
(2.1) Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đã được tập đoàn phê duyệt theo quy định tại điều (1.4), Đơn vị chủ trì triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư Dự án và lập Báo cáo nhanh kết quả tìm kiếm cơ hội Dự án Dầu khí trình Tổng Giám đốc trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc tiếp cận thông tin sơ bộ của dự án
(2.2) Báo cáo nhanh kết quả tìm kiếm cơ hội Dự án Dầu khí bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tên, địa điểm, loại dự án Dầu khí;
- Đánh giá sơ bộ về Dự án Dầu khí ( tiềm năng dầu khí, hiệu quả đầu tư…);
- Quy trình/ thủ tụ để tiếp cận Dự án Dầu khí;
- Đề xuất kế hoạch đánh giá chi tiết Dự án Dầu khí và chi phí hoặc đề xuất không theo đuổi Dự án Dầu khí
(2.3) Trên cơ sở báo cáo nêu tại điều (2.2), Tổng Giám đốc ra quyết định:
- Tiến hành đánh giá chi tiết Dự án Dầu khí kèm theo kế hoạch và chi phí triển khai; hoặc
- Không theo đuổi Dự án Dầu khí
(2.4) Trong trường hợp cụ thể, Tổng Giám đốc có thể quyết định thành lập Tổ dự án hoặc thuê tư vấn đánh giá Dự án Dầu khí được quyết định theo đuổi quy định tại điều (2.3)
1.2. 3.3 Lập báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư
(3) Trên cơ sở quyết định của Tổng Giám đốc quy định tại điều (7), Đơn vị Chủ trì/ Tổ dự án chịu trách nhiệm lập Báo cáo Đầu tư. Báo cáo Đầu tư đánh giá về mọi mặt như: sự cần thiết, môi trường đầu tư, đánh giá tiềm năng dầu khí, công nghệ mỏ, ý tưởng / kế hoạch phát triển và khai thác mỏ, pháp lý hợp đồng, kinh tế, phương án đàm phán/ chào hàng/ đấu giá/ đấu thầu, kết luận và kiến nghị một cách cụ thể, rõ ràng để trình người có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.3.4 Thẩm định và phê duyệt Báo cáo Đánh giá cơ hội Đầu tư
(4.1) Việc thẩm định Báo cáo đánh giá Cơ hội đầu tư được tiến hành phù hợp với quy định có liên quan của Tổng công ty.
- Người có thẩm quyền có thể chỉ dnh chuyên gia (trong và/ hoặc ngoài Tổng Công ty) hoặc thành lập Hội đồng Thẩm định để thẩm định báo cáo Đánh giá Cơ hội đầu tư.
(4.2) Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của chuyên gia hoặc hội đồng thẩm định, Người có thẩm quyền sẽ quyết định phê duyệt hoặc yêu cầu sửa đổi/ bổ sung Báo cáo đánh giá Cơ hội Đầu tư.
(4.3) Trong trường hợp có yêu cầu sửa đổi/ bổ sung Báo cáo đánh giá Cơ hội Đầu tư, Người có thẩm quyền sẽ quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá Cơ hội Đầu tư trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo sửa đổi.
(4.4) Trong trường hợp đặc biệt, Người có thẩm quyền có thể triệu tập họp các đơn vị và cá nhân liên quan trước khi ra quyết định cuối cùng.
1.2.3.5 Phê duyệt chủ trương tham gia dự án Dầu khí.
(5.1) Đối với các dự án Dầu khí thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi Báo cáo đánh giá Cơ hội Đầu tư được phê duyệt, Tổng giám đốc ra quyết định phê duyệt chủ trương, điều kiện chính và kế hoạch tham gia Dự án Dầu khí và báo cáo Hội đồng Thành viên
(5.2) Đối với các dự án Dầu khí không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi Báo cáo đánh giá Cơ hội Đầu tư được phê duyệt, Tổng giám đốc báo cáo Hội đồng Thành viên các nội dung sau:
+ Thông tin cơ bản về Dự án Dầu khí;
+ Kết quả đánh giá kĩ thuật Dự án Dầu khí;
+ Đề xuất điều kiện tài chính tham gia Dự án Dầu khí;
+ Kế hoạch/ lộ trình tham gia vào Dự án Dầu khí;
+ Ý kiến thẩm định về Dự án Dầu khí.
(5.3) Đối với Dự án Dầu khí thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng Thành viên, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên ra quyết định về chủ trương và điều kiện tài chính tham gia vào Dự án Dầu khí hoặc không tham gia vào Dự án Dầu khí và báo cáo Tập đoàn.
(5.4) Đối với Dự án Dầu khí thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tập đoàn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên thông qua trước khi trình Tập đoàn xem xét phê duyệt/ chấp thuận chủ trương tham gia vào Dự án Dầu khí.
1.2.3.6 Đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu tham Dự án Dầu khí
(6.1) Phương án đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu
+ Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án chịu trách nhiệm xây dựng phương án đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu phù hợp với phê duyệt tại điều ngay trên và trình Tổng giám đốc thông qua.
+ Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề xuất về phương án đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu,Tổng Giám đốc ra quyết định thông qua hoặc yêu cầu Đơn vị chủ trì/ tổ dự án sửa đổi phương án đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu.
(6.2) Tổ chức đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu
Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư hoặc các đối tác tổ chức thực hiện đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu theo phương án đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu đã được Tổng giám đốc thông qua theo quy định tại điều (6.1).
Theo yêu về công việc và/ hoặc theo đề nghị của Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án, Tổng Giám đốc sẽ xem xét quyết định bổ sung các thành phần tham gia thực hiện đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu.
(6.3) Báo cáo kết quả đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu.
Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án có trách nhiệm báo cáo Tổng Giám đốc về kết quả đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu trong vòng 03 ngày làm việc sau khi kết thúc vòng đàm phán hoặc khi kết thúc chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu
Trường hợp có vấn đề phát sinh nằm ngoài phương án được thông qua, Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án báo cáo Tổng Giám đốc trong thời gian sớm nhất để giải quyết phù hợp với thẩm quyền quyết định Dự án Dầu khí.
1.2.3.7 Lập báo cáo đầu tư
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi điều kiện đàm phán, chào hàng, đấu giá và/ hoặc đấu thầu được nước tiếp nhận đầu tư hoặc đối tác chấp thuận, Đơn vị chủ trì/ Tổ dự án trình Tổng Giám đốc Báo cáo Đầu tư trên cơ sở cập nhật Báo cáo Đánh giá cơ hội Đầu tư quy định tại điều (2) và Điều (3).
Nội dung chính của Báo cáo Đầu tư nêu về: sự cần thiết, môi trường đầu tư, đánh giá tiềm năng dầu khí, công nghệ mỏ, ý tưởng/ kế hoạch phát triển và khai thác mỏ, pháp lý hợp đồng, kinh tế, thu xếp vốn, triển khai dự án kết luận và kiến nghị
1.2.4 Phương pháp lập dự án tại PVEP
1.2.4.1 Phưong pháp dự báo
Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai, do đó phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí.
Khi dự báo Tổng công ty dự báo những nôi dung : dự báo nguồn lực đầu vào cho dự án ( máy móc thiết bị, nhân lực sử dụng cho quá trình khoan thăm dò và thẩm lượng), dự báo kết quả đầu ra của dự án ( trữ lượng dầu hay khí của mỏ khai thác ). Dự báo về giá cả, cung cầu, doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Từ đó xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện và thi công.
Trong quá trình soạn thảo phương pháp dự báo được sử dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung: nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu kết quả đầu ra của dự án (trữ lượng đầu ra của dầu hay khí của mỏ khai thác). Đây là yếu tố quyết định liên quan đên chi phí và đánh giá tính kinh tế của dự án.
Để dự báo về kết quả đầu ra của dự án Dầu khí, những người lập dự án thường sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tuỳ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được. Các phương pháp thường được công ty sử dụng:
- Phương pháp dự báo bình quân số học
- Phương pháp hồi quy tương quan
1.2.4.2 Phương pháp phân tích đánh giá:
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính và tính toán chỉ tiêu an toàn cho dự án. Đây là một trong những phương pháp được cán bộ trong Tổng công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Phương pháp phân tích, đánh giá giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau.
a) Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án
Phân tích độ nhạy là phương pháp đánh giá tác động của bất trắc đối với các khoản đầu tư bằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi thế nào khi các biến số bị thay đổi.
Một số dự án đầu tư phải được tính toán, phân tích chặt chẽ trên cơ sở khoa học. Đối với các dự án đầu tư nói chung, ngoài các thông số đầu vào chắc chắn, còn có các thông số chưa thể chắc chắn tại thời điểm đánh giá, chứa đựng độ bất trắc rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí độ rủi ro không những lớn mà còn đa dạng và phức tạp so với các dự án ở các ngành công nghiệp khác như: sự bất ổn về giá dầu, giá khí, trữ lượng, vốn đầu tư, các tai nạn và hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành dự án ...Nếu không đánh giá hết sự ảnh hưởng của các biến số có độ chắc chắn không cao sẽ dẫn đến khả năng nhìn nhận tính kinh tế của đề án sai lệch khi chưa lường trước được các khả năng có thể xảy ra. Do vậy việc phân tích độ nhạy giúp chỉ rõ các biến số chính có thể ảnh hưởng đến dòng chi phí và lợi ích của dự án. Nó đề cập đến việc tính toán lại các kết quả của dự án với các giá trị khác nhau của từng biến một. Sự tổ hợp các giá trị biến đổi khác nhau của các biến cũng được tham khảo. Phân tích độ nhạy gồm 4 bước:
- Bước 1: Chọn các biến số mà quyết định của dự án nhạy cảm với chúng.
- Bước 2: Xác định phạm vi biến động của các biến trên so với mức cơ sở.
- Bước 3: Tính toán ảnh hưởng của các giá trị khác của các biến tới kết quả của dự án bằng cách tính lại NPV và IRR.
- Bước 4: Phân tích các kết quả và thiết kế các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của chúng.
b)Phương pháp phân tích rủi ro:
Mỗi một dự án đều chứa đựng rất nhiều rủi ro từ khi chuẩn bị cho tới khi vận hành kết quả đầu tư. Đặc biệt là các dự án Dầu khí vì có thời gian thực hiện kéo dài và quy mô vốn lớn nên rủi ro lại càng nhiều. Phương pháp phân tích rủi ro rất được chú trọng trong khi tiến hành soạn thảo dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
- Bước 1: Xác định các nhân tố tác động mạnh nhất tới kết quả và hậu quả của dự án. Phân tích các nhân tố theo một số mô hình phân bố đều, phân bố chuẩn.
- Bước 2: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố và đánh giá hiệu quả dự án theo việc phân tích nhân tố đó.
- Bước 3: Xây dựng bảng tổng kết về phân tích xác suất: giá trị kì vọng, độ lệch tiêu chuẩn, xác suất thành công và hiệu quả tương ứng.
Phương pháp phân tích rủi ro là phương pháp sử dụng mô hình hiện đại, đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng và đội ngũ chuyên gia có năng lực.
1.2.5 Nội dung công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
- Mở đầu
+ Nêu lên sự cần thiết: Nêu một cách tổng quan chủ trương của Đảng, của Tập đoàn và nhiệm vụ mà Tổng công ty phải thực hiện đối với việc đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí trong nước và quốc tế, đồng thời nêu những lợi ích tổng quát nhất, những điều kiện ưu tiên có được khi thực hiện dự án, đó là những lý do cần thiết để thực hiện dự án.
+ Mô tả tóm lược dự án, xuất xứ và tiến trình dự án: nêu lên quá trình tiếp cận với dự án. Tại sao lại có các thông tin của dự án, có quyền tham gia đấu thầu dự án, dựa trên những tài liệu nào, những mối quan hệ nào, chủ chương, chính sách hay nghị định nào của Chính phủ liên quan đến dự án.
+ Điều kiện tham gia dự án: thể hiện quyền và nghĩa vụ của PVEP khi tham gia dự án, thông qua các điều khoản ràng buộc có trong hợp đồng như: tỷ lệ % quyền tham gia, các khoản tiền hoa hồng nhà thầu phải trả, diện tích hoàn trả, thời gian hoàn trả, các khoản tiền đóng góp cho phúc lợi xã hội taị nước diễn ra dự án trong quá trình triển khai...
+ Căn cứ pháp lý: Nêu lên tất cả các văn bản pháp lý được đưa ra bởi nhà Nước 2 bên ( nếu là dự án nước ngoài ) về đầu tư thăm dò và khai thác Dầu khí, các quyết định và nghị quyết của Tập đoàn đối với việc hình thành Tổng công ty và chủ trường đầu tư dự án nước ngoài, đồng thời những văn bản thỏa thuận, đàm phán trực tiếp giữa PVEP và bên đối tác liên quan đến việc thực hiện dự án.
- Môi trường đầu tư
+ Nêu lên vị trí địa lý, các điều kiện khí hậu đặc trưng tại nơi diễn ra dự án có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện dự án.
+Điều kiện chính trị, kinh tế- xã hội: nêu tổng dân số, cơ cấu phân bổ dân số theo vùng, ngành, theo tôn giáo; tổng GDP, tỷ lệ đóng góp của các ngành nghề vào tổng GDP, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu, tổng thu nhập xuất khẩu, nhập khẩu, tình trạng cân bằng ngân sách, tình trạng ổn định chính trị và các chính sách phát triển kinh tế của nước hoặc vùng nơi dự án diễn ra.
+Tình trạng ngành công nghiệp dầu khí: Đánh giá một cách tổng quan về quá trình hình thành và sự phát triển ngành dầu khí tại nước, hoặc vùng mà dự án dầu khí diễn ra. Nêu sản lượng và doanh thu có được qua các năm từ hoạt động khai thác dầu khí, các bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển ngành dầu khí của nước hoặc vùng đó, tình trạng tiêu thụ, các thuận lợi, khó khăn của ngành và các công ty lớn trong ngành dầu khí của nước hoặc vùng đó.
+ Nêu cơ chế quản lý ngành dầu khí: Các bộ, các ngành, các công ty quản lý ngành dầu khí tại nơi mà dự án dầu khí diễn ra
+ Pháp lý hợp đồng: Nêu các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, các điều khoản ràng buộc hợp đồng dự án dầu khí như: tỷ lệ phân chia dầu lãi, khoản phải nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân lực...
+ Đánh giá các thuận lợi & khó khăn và biện pháp giảm thiểu rủi ro của môi trường đầu tư : Từ các điều nêu trên, đánh giá một cách tổng quan các thuận lợi khó khăn và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro của môi trường đầu tư nơi dự án diễn ra.
- Nghiên cứu tiềm năng dầu khí của dự án
+ Tìm hiểu về ví trí và lịch sử thăm dò: tìm hiểu về quá trình tìm kiếm thăm dò đã diễn ra trước đây tại khu vức dự án và các khu vực lân cận dự án, đưa ra các và kết quả và đánh giá quá trình đó.
+ Đặc điểm địa chất khu vực: nêu đặc điểm kiến tạo (quá trình hình thành nên cấu tạo địa chất khu vực, các lớp đất đá, các vết đứt, gãy của vỏ trái đất hình thành nên các bể trầm tích dẫn đến các ỏ dầu khí sau này), nếu đặc điểm địa tầng và các trầm tích có trong khu vức đó.
+ Hệ thống dầu khí: nêu nguồn gốc và quá trình hình dẫn đến các đặc điểm của các loại đá sinh, đá mẹ, đá vôi, đá chứa, đá chắn, bẫy và chắn, di tịch dầu khí... có trong các bể trầm tích tại khu vực dự án.
+ Tiềm năng dầu khí:
• Mô tả các phát hiện dầu khí và các cấu tạo tiềm năng
• Khả năng phát hiện các cấu tạo khác
• Đánh giá tiềm năng dầu khí ( sản lượng có thể khai thác tối đa, hoặc tối thiểu từ các mỏ tiềm năng )
• Đánh giá khả năng thành công của các cấu tạo
• Xếp hạng cấu tạo và dự kiến đối tượng khoan
+ Chương trinh tìm kiếm thăm dò/ thẩm lượng/ khai thác: Nêu cơ sở kỹ thuật để tiến hành công tác TK-TD & TL, Chương trình thăm dò - thẩm lượng
- Nghiên cứu Công nghệ mỏ & ý tưởng/ kế hoạch phát triển mỏ
+ Công nghệ mỏ:Tính chất đá chứa và chất lưu, Áp suất và nhiệt độ vỉa, Kết quả thử vỉa, Ranh giới dầu nước của vỉa, Đặc tính kỹ thuật của giếng , Trữ lượng thu hồi và dự báo sản lượng khai thác, Đặc tính kỹ thuật của giếng ,Trữ lượng thu hồi và dự báo sản lượng khai thác
+ Phương án phát triển mỏ: Đưa ra các phương án dự kiến phát triển các mỏ tiềm năng
+ Hiện trạng khai thác và kế hoạch khai thác mỏ ( khi áp dụng)
+ Dự kiến chi phí & tiến độ đầu tư
- Nghiên cứu về Pháp lý hợp đồng
+ Đánh giá chung
+ Quy định chính của hợp đồng & thỏa thuận liên quan
• Quy định chung: hình thức hợp đồng, thời hạn hợp đồng, cam kết công việc tối thiểu
• Quy định về tài chính: giá dầu, thuế, chi phí, chi phí khác, thu hồi chi phí, phân chia dầu lãi
• Quy đinh về quản lý và điều hành dự án
• Quy định về pháp lý: luật áp dụng, giải quyết tranh chấp, bất khả kháng, chấm dứt hợp đồng, bảo hộ đầu tư.
• Tóm tắt các thỏa thuận chuyển nhượng: đối tượng chuyển nhượng, phí chuyển nhượng và điều kiện chuyển nhượng.
- Phân tích khía cạnh kinh tế của dự án
+ Phương pháp đánh giá:
• Sử dụng thông số đầu vào bao gồm điều khoản tài chính hợp đồng và cam kết công việc tối thiểu, dự kiến sản lượng khai thác, chi phí.
• Hiệu quả kinh tế dự án được đánh giá qua các chỉ số kinh tế chính thường được dùng đối với dự án thăm dò gồm: hiện giá thuần chiết khấu 10%/năm (NPV@10%), tỷ suất doanh lợi nội tại (IRR), thời gian hoàn vốn, giá trị dòng tiền mong đợi chiết khấu 10% (EMV@10%).
• Dự án kết thúc theo quy định hợp đồng hoặc vào năm mà các khoản thu của Nhà thầu không đủ để trang trải chi phí trong năm đó;
• Khảo sát sự biến động trong phạm vi có thể dự kiến của các thông số đầu vào đối với các chỉ số kinh tế (Phân tích độ nhạy) để xem xét mức độ ảnh hưởng của các thông số kinh tế đối với hiệu quả đầu tư;
+ Thông số đầu vào:
• Các thông số theo điều kiện tài chính hợp đồng đã ký: tỷ lệ tham gia của các nhà thầu, thuế tài nguyên phải nộp, tỷ lệ phân chia dầu lãi..
• Các thông số khác (giả định ): tỷ lệ triết khấu dòng tiền hăng năm, tỷ lệ trượt giá, giá dầu, do cán bộ lập dự án quyết định dựa trên tình hình thị trường dầu trên thế giới, tại nước diễn ra dự án, dựa trên các đánh giá của tạp chí, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới.
• Các thông số chi phí sản lượng của các phương án trong dự án
+ Hiệu quả dự án: Để xác định được các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế của dự án, thì người soạn thảo dự án sẽ phải tiến hành các công việc theo trình tự như: xác định các khoản doanh thu, chi phí trong từng năm hoặc thời kỳ của dự án, xác định các khoản thuế, phí, phân chia dầu lãi, thu hồi chi phí, sau đó xác định dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như: (i) giá trị hiện tại thuần của dòng tiền tính tại thời điểm quy đổi (NPV); (ii) tỷ suất doanh lợi nội tại (IRR); (iii) thời gian hoàn vốn; và (iv) giá trị đồng tiền mong đợi (EMV). Do PVEP thường tham gia các dự án thăm dò và khai thác dầu khí với tư cách là một nhà thầu có một tỉ lệ % tham gia nhất định nên ngoài việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đối với toàn bộ dự án, thì phải xác định hiệu quả kinh tế đối với các nhà thầu trong đó có PVEP.
Xác định các khoản mục doanh thu, chi phí của dự án :
Doanh thu: Sản phẩm chủ yếu của các dự án thăm dò và khai thác dầu khí là dầu hoặc khí. Nên doanh thu của hàng năm của các dự án thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu là dựa vào sản lượng dầu hoặc khí khai thác được trong từng năm của dự án và giá dầu trên thị trường thế giới trong năm đó. Doanh thu của nhà thầu tham gia dự án được tính dựa trên dầu lãi được phân bổ và phần thu hồi chi phí thực nhận.
Chi phí của dự án bao gồm: Chi phí đầu tư ban đầu (Capex), chi phí vận hành kĩ thuật hàng năm, chi phí dỡ mỏ, chi phí đào tạo, các khoản phí hoa hồng, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên cơ sở các số liệu tổng hợp về doanh thu và chi phí, cán bộ lập dự án sẽ tiến hành tính toán dầu lãi trước thuế và sau thuế của nhà thầu, dòng tiền hàng năm.
Bảng 6:Bảng minh giải cho cách tính hiệu quả dự án của ví dụ minh họa
Tổng doanh thu
A
Tổng chi phí
B= C+D+E+F+G+O
Chi phí capex
C
Chí phí vận hành
D
Chí phí dỡ mỏ
E
Chi phí đào tạo
F
Phí hoa hồng
G
Thuế tài nguyên
H= A* % thuế TN ( theo mức sản lượng)
Thu hồi chi phí thực nhận
K= min(C+D+E, % thu hồi tối đa * (A- H))
Dầu lãi
L= A- H- K
Dầu lãi của PVN
M= (% phân bổ cho PVN) * L
Dầu lãi của nhà thầu
N= L- M
Thuế và phí
O= P+ R
Thuế xuất khẩu
P= (% thuế xuất khẩu) * (N+K)
Doanh thu chịu thuế
Q= N- P
Thuế thu nhập doanh nghiệp
R= (% thuế TNDN)* Q
Dầu lãi sau thuế của nhà thầu._.hất lượng công tác lập dự án. Bởi một dự án Dầu khí được lập cần phải trải qua sự phân tích của nhiều phòng, ban, bộ phận, từ ban bộ phận nghiên cứu và phân tích địa chấn, bộ phận phát triển mỏ tại Ban dự án mới, rồi đến ban Công nghệ mỏ, bộ phận kinh tế tại Ban dự án mới đánh giá, Ban Phát triển khai thác, Ban Sức khoẻ và an toàn môi trường, Ban Luật…nên nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, thì thời gian lập dự án sẽ kéo dài và hiệu quả lập dự án không cao, gây nên sự tranh luận thường xuyên giữa các phòng ban. Do vậy Tổng công ty nên lập một ban chuyên môn, bao gồm các đại diện của các phòng, ban, và mỗi khi có dự án thì họp bàn phương hướng làm việc chung trước khi giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị tiến hành. Như vậy, vừa huy động đước năng lực làm việc sáng tạo của tất cả các cán bộ chuyên môn giỏi, vừa phù hợp với phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty. Hơn nữa, nếu có vướng mắc hay sai sót trong quá trình tiến hành, thay vì chỉ một phòng ban tìm cách giải quyết, ý kiến của nhiều chuyên gia trong Tổng công ty sẽ giúp ích cho đơn vị tiến hành tháo gỡ vấn đề.
Ngoài ra, cần tăng cường thực hiện công tác theo dõi giám sát viêc thực hiên quy trình lập dự án bởi vì trên thực tế do không có sự giám sát chặt chẽ của chủ nhiệm dự án nên một số bước trong quy trình lập dự án tiến hành không tốt hoặc có khi bị bỏ qua, hoặc mốt số bước làm chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các bước tiếp theo. Hiên nay, tại Tổng công ty vẫn còn có nhiều các dự án khi lập xong phải chỉnh sửa lại, hoặc gửi lên các cơ quan thẩm quyển phê duyệt bị gửi trả lại vì chưa đạt yêu cầu nên công tác kiểm tra đánh giá đôi khi còn xem nhẹ. Do đó, sau khi hoàn thành dự án các cán bộ làm công tác lập dự án cần kiểm tra đánh giá lại xem có thiếu sót gì không sau dó trình trưởng ban của mình kiểm tra lại. Để khắc phục vấn đề này thì trưởng các phòng ban cần quan tâm hơn nữa đến công tác lập dự án của từng thành viên trong ban mình, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và có chế độ phạt thưởng thích hợp để có được một dự án hoàn chỉnh trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt
2.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho việc đánh giá dự án :
Hiện nay, tại Tổng công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho việc đánh giá dự án. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ lập dự án, không biết phải dựa vào căn cứ, cơ sở nào cho chuẩn để đưa ra các quyết định cho đúng đắn, chính xác và phù hợp. Vì vậy, Tổng công ty nên có kế hoạch thu thập ý kiến đánh giá, nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm về các mảng công viêc trong công tác lập dự án, để xây dưng lên một hệ thống các tiêu chuẩn thống nhất chung cho việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu của dự án. Đây là một công việc hết sức quan trọng mà Tổng công ty cần thực hiện.
2.2.2 Hoàn thiện nội dung Lập dự án
Tuy các nội dung trong các dự án mà công ty đã lập đã khá là đầy đủ nhưng cũng có nhiều nội dung phân tích chưa sâu, thậm chí còn chưa được quan tâm thoả đáng, trong đó đáng chú ý là nội dung phân tích môi trường đầu tư, phân tích hiệu quả tài chính, phân tích kĩ thuật, phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. Do đó, cần có những giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh nghiên cứu này. Cụ thể phải hoàn thiện nội dung lập dự án như sau:
2.2.2.1 Nghiên cứu môi trường đầu tư
Đối với một dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí thì nội dung nghiên cứu môi trường đầu tư không thể thiếu được. Nội dung này bao gồm các thông tin vê: vị trí địa lý, điều kiện chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, công nghiệp dầu khí, cơ chế tổ chức quản lý ngành dầu khí, pháp lý hợp đồng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc đầu tư tại nước diễn ra dự án. Đây là những nội dung hết sức quan trọng liên quan đến việc triển khai và thực hiện dự án sau này, cũng như những rủi ro mà dự án gặp phải trong đời dự án. Qua tìm hiểu về công tác lập dự án tại Tổng công ty ta có thể thấy rằng, công tác này đã được quan tâm thực hiện những vẫn còn tồn tại một số bất cập. Việc tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư vẫn dừng lại ở mức sơ sài, tìm hiểu thông tin chủ yếu từ mạng internet, một số sách báo, một số dự án tương tự mà chưa có một kế hoạch cụ thể, chưa có một quá trình phân tích và xử lý thông tin một cách chính xác, chưa đưa ra được những nhận định và đánh giá sâu sắc về môi trường đầu tư. Đôi khi, các phần trong nghiên cứu môi trường đầu tư còn xem nhẹ, không đầy đủ, nhất là đối với dự án đầu tư trong nước. Như ví dụ minh họa dự án thăm dò và khai thác dầu khí lô 103- 107 , hoặc các lô 111-1, lô 31 Vĩnh Châu…thì phần tình trạng ngành công nghiệp dầu khí, cơ chế quản lý ngành, căn cứ pháp lý liên quan đến dự án không được đề cập đến.
Trong thời gian tới, Tổng công ty cần phải lập ra một đội ngũ chuyên trách về phân tích môi trường đầu tư của dự án, am hiểu về pháp lý tại nơi mà dự án diễn ra. Có như vậy, việc phân tích sẽ có tính chuyên môn hoá và hiệu quả hơn. Tăng cường hiệu quả hệ thống thu thập thông tin bằng cách hiện đại hoá máy móc thiết bị, đầu tư mua các thông tin từ các công ty dịch vụ có uy tín, thu thập thông tin từ Đại sự quán, từ các tổ chức Chính phủ…để cung cấp nguồn số liệu đầu vào phong phú và chính xác cho việc lập dự án.
2.2.2.2 Phân tích kĩ thuật
Nội dung phân tích kĩ thuật của một dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí được tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết và cụ thể. Một trong những mục đích của việc nghiên cứu kỹ thuật của dự án dầu khí là nhằm xác định thông số kỹ thuật từ đó làm tiền đề cho công tác nghiên cứu khía cạnh tài chính sau này. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà các vấn đề nào được nghiên cứu chi tiết, cụ thể, cần phải xử ký thông tin nhiều hơn, vấn đề nào chỉ cần xem xét sơ bộ.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác lập dự án ở phần trên, chúng ta có thể thấy được nội dung phân tích kỹ thuật tại Tổng công ty là những phần lớn như:
- Đánh giá tiềm năng dầu khí: Vị trí địa lý và lịch sử thăm dò; đặc điểm địa chất khu vực; hệ thống dầu khí; tiềm năng dầu khí; chương trình thăm dò/ thẩm lượng/ khai thác
- Công nghệ mỏ & ý tưởng/ kế hoạch phát triển mỏ: công nghệ mỏ; phương án phát triển mỏ; hiện trạng khai thác và kế hoạch triển khai mỏ ( Khi áp dụng );dự kiến chi phí và tiến độ đầu tư.
Đây là nội dung cần rất nhiều thông tin liên quan đến địa chất, lịch sử thăm dò, đặc điểm địa tầng, trầm tích, cấu tạo đất đá, cấu tạo các mỏ…để xác định số giếng và chi phí liên quan giếng thăm dò, giếng thẩm lượng, giếng phát triển khai thác, mũi khoan…Việc phân tích, đánh gá các thông số kĩ thuật là hết sức khó khăn, do vậy các chuyên gia và các nhân viên lập dự án rất cần các phần mềm chuyên dụng cho việc phân tích địa chất, lập kế hoạch phát triển mỏ. Do đó, giải pháp đưa ra là Tổng công ty cần đầu tư chi phí vào việc mua thông tin, mua các phần mềm chuyên dụng, bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư phân tích địa chấn, kỹ sư phát triển khai thác…để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật đầy đủ và chính xác hơn. Thêm vào đó, trong quá trình phân tích kỹ thuật nên đưa ra nhiều tình huống, nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Nếu phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật là tiền đề cho bước nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu về kinh tế tài chính của dự án. Nếu phương án kỹ thuật được lựa chọn ngay từ đầu là phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì sẽ tránh được các tổn thất sau này cho dự án.
2.2.2.3 Phân tích chỉ tiêu tài chính
Đây có thể nói là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo các dự án đầu tư. Mặt khác, phân tích tài chính dự án còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Trong phân tích tài chính thì phải xây dựng tỷ suất chiết khấu, giá dầu, trượt giá, lạm phát theo đúng các luận chứng kinh tế và kỹ thuật, tham khảo một số ý kiến phân tích đánh giá, trên các tạp chí của các tổ chức kinh tế lớn, các chuyên gia hàng đầu. Các dự án được lập trong thời gian qua có tỷ suất chiết khấu, giá dầu, tỷ số trượt giá, tỷ lệ lạm phát được xác định chủ yếu dựa vào các dự án tương tự, hoặc thông số trên thị trường hiện tại mà hầu như không có sự tính toán nào, không xem xét và đánh giá đến sự biến động của các yếu tố đó trong tương lai. Như trong dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí lô 103- 107 , dựa vào tình hình thị trường người lập dự án xác định mức lãi suất vay thị trường hiện tại là 8%. Sau đó người lập dự án đưa ra mức lãi suất vay dự kiến là 10% mà không có sự tính toán khoa học nào cả, dẫn đến kết quả tính toán chưa thật sự chính xác. Do vậy, các thành viên làm công tác lập dự án cần thiết lập kiến thức tỷ suất chiết khấu để hoàn thiện về nội dung này. Tính tỷ suất chiết khấu tính theo bình quân từ các nguồn huy động vốn khác nhau. Như ví dụ ở trên, người lập dự án phỉa dựa vào tỷ lệ vốn của từng loại, thời điểm phát sinh các nguồn vốn đó, thời điểm cấn tính tỷ suất chiết khấu để tính tỷ suất chiết khấu bình quân. Theo bảng dự kiến vốn đầu tư của dự án (bao gồm vốn đầu tư và vốn vay):
Năm Hợp đồng
2006
2007
2008
2009
2010
Chi phí Thăm dò + Thẩm lượng
16,3
46,8
43,5
-
-
Chi phí Phát triển mỏ
-
-
40,4
73,9
22,0
Vốn tự có
-
-
12,1
22,2
6,6
Vốn vay
-
-
28,3
51,8
15,4
Chi phí vận hành
-
-
-
-
5,5
Chi phí dỡ bỏ
-
-
-
-
1,7
Tổng vốn tự có
16.3
46.8
55.5
22.1
13.8
Tổng vốn vay
-
-
28.3
51.8
15.4
Tổng chi phí của PIDC
16,3
46,8
83,8
73,9
29,2
Ta có cách tính tỷ suất chiết khấu của dự án, tại thời điểm dự án bắt đầu có doanh thu (năm 2010) như sau:
( 16,3*( 1+0.1)^4+46.8*(1+0.1)^3+55.5*(1+0.1)^2+22.1*(1+0.1)+13.8)*0.1+
(28.3*(1+0.08)^2+51.8*(1+0.08)+15.4)*0.08
Rbq= = 9.3%
( 16,3*( 1+0.1)^4+46.8*(1+0.1)^3+55*(1+0.1)^2+22.1*(1+0.1)+13.8)+
(28.3*(1+0.08)^2+51.8*(1+0.08)+15.4)
Ta thấy các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính trong các dự án mà công ty lập vẫn chưa đầy đủ. Qua nghiên cứu một số dự án được lập tại Tổng công ty chúng ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về mặt tài chính rất được chú trọng như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn. Tuy nhiên, trong thực tế với một số dự án thì các chỉ tiêu này chưa đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Đây chính là một điểm còn hạn chế mà cán bộ lập dự án tại Tổng công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu phân tích quan trọng khác như: chỉ tiêu lợi ích- chi phí (B/C), chỉ tiếu suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR), vòng quay vốn lưu động, điểm hoà vốn… để đảm bảo tính khả thi của dự án. Việc tính toán cụ thể, Tổng công ty có thể sử dụng phần mềm Excel để tính toán cho đúng và chính xác. Ngoài ra, Tổng công ty nên đầu tư mua thêm một số phần mềm chuyên dụng, và trang bị kiến thức cho cán bộ lập dự án vê công dụng và cách sử dụng phần mềm trong quá trình phân tích độ nhạy của dự án, khi mà nhiều yếu tố cũng ảnh hưởng tới yếu tố mục tiêu.
Khi phân tích tài chính Tổng công ty cần tính toán thêm các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án như: hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư. Hai chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án được thực hiện thuận lợi.
Ngoài ra, một nội dung không kém quan trọng trong phân tích tài chính đó là đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án. Hiện nay, tại Tổng công ty nội dung này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong công tác lập dự án. Hầu hết các dự án chưa phân tích độ an toàn về mặt tài chính trong báo cáo đầu tư, Do đó để có thể hoàn thiện khía cạnh phân tích tài chính dự án cũng như là nâng cao chất lượng của dự đựơc lập trong thời gian tới, Tổng công ty nên bổ sung một số nội dung đánh giá tài chính như sau:
- An toàn về nguồn vốn: đảm bảo tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn đi vay ≥ 1.
Áp dụng cho dự án minh họa:
Vốn tự có 40.9
= = 0.43 < 1. .
Vốn đi vay 95.4
Hệ số an toàn về nguồn vốn của dự án thấp, mức độ rủi ro cao.
- An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ phả đảm bảo:
+ Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành= Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn ≥ 1
+ Tỷ số khả năng trả nợ của dự án= Nguồn trả nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi )
Áp dụng cho ví dụ dự án minh họa: PVEP trả gốc và lãi trong vòng 5 năm từ năm 2010- 2014
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn trả nợ
15,5
31,1
43,6
43,6
43.6
Trả gôc và lãi
15,3
14,4
13,5
12,6
11,7
Tỷ lệ khả năng trả nợ
1.013
2.16
3.23
3.46
3.726
Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ án toàn về mặt tài chính của dự án đông thời là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận có cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
2.2.2.4 Phân tích chỉ tiêu kinh tế- xã hội
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội trong các dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí thường chỉ được đề cập đến khi các dự án này diễn ra ở trong nước. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chỉ được đề cập một cách sơ bộ, thậm chí mang tính thủ tục bằng những đánh giá chủ quan mang tính định tính. Chủ yếu tập trung vào khía cạnh xã hôi như: tác động của dự án đến lao động, đến việc làm; môi trường sinh thái; đóng góp của dự án vào ngân sách; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tác động đến sự phân phối thu nhập của người dân…như ví dụ nêu trên. Do đó, trong thời gian tới Tổng công ty nên bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội như: giá trị tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E)), tỷ số lợi ích- chi phí kinh tế (B/C(E)) và các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần được đánh giá theo đinh lượng như: tính toán mức đóng góp Ngân sách hàng năm của dự án, tính số lao động được tạo việc làm từ dự án, mức thu nhập cho từng hộ gia đình, năng suất lao động…
Cách xác định các chỉ tiêu kinh tế xã hội:
Về chỉ tiêu giá trị gia tăng : Giá trị gia tăng gồm 2 bộ phận chính là phần lương trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phần thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả cho việc thực hiện dự án, lãi suất phải trả cho cơ quan tài chính, lợi nhuận dự án đem lại cho doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ, quỹ phát triển của doanh nghiệp…Giá trị gia tăng thực NVA được xác định bằng giá trị gia tăng chung trừ đi phần giá trị gia tăng chuyển ra ngoài như lương, lợi tức cổ phần…Đây là phần đóng góp thực của dự án đối với nền kinh tế quốc dân.
Về chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVE, chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ toàn nền kinh tế quy về gốc thời gian hiện tại. Dự án sẽ được chấp thuận nếu NPVE> 0, khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của cả đời dự á quy về hiện tại, ngược lại nếu NPVE < 0, thì dự thức tính:
n
NPVE= ∑
i=0
BEi- CEi
(1+ rs)i
Trong đó:
BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu phân tích kinh tế.
CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính à khoản chi của dự án sau khi có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.
rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội
Về chỉ tiêu lợi tỷ số lợi ích kinh tế B/ C, chỉ tiêu này được sử dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Nếu tổng thu của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi dự án quy về mặt bằng hiện tại tức là B/CE > 1 thì dự án được chấp nhận, và ngược lại khi B/CE < 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc điều chỉnh lại. Chỉ tiêu này được tính như sau:
B/ CE=
∑ni=0
BEi
(1+ rS)i
∑ni=0
CEi
(1+ rS)i
Trong đó:
BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điểu chỉnh về nội dung của các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.
CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi phí và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.
rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội
Ngoài ra, hiện nay Tổng công ty chưa có hệ thống tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội, nên khi tiến hành nghiên cứu nội dung này các cán bộ lập dự án đã chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh để đối chiếu với một số chỉ tiêu có sẵn về kinh tế xã hội mà địa phương đưa ra. Vì vậy giải pháp cho vấn đề này đó là cán bộ làm công tác dự án cần lập ngay hệ thống tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra một khuôn mẫu chung có tính khoa học và nên nghiên cứu theo các chỉ số tổng hợp.
2.2.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác Lập dự án
Đối với các công ty nói chung và Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí nói riêng, nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động, là nhân tố quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Trong công tác lập dự án cũng vây, dự án là sản phẩm do con người tạo ra do đó muốn có sản phẩm tốt thì phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực thật sự, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, đầu tư nguồn lực cho hoạt động lập dự án là một giải pháp rất cần thiết để nâng cao công tác lập dự án tại Tông công ty.
Thứ nhất: Đào tạo đội ngũ cán bộ lập dự án
Việc đào tạo đội ngũ cán bộ lập dự án là việc nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ đó. Hiện nay, có một số thành viên trong Tổng công ty có trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu do vậy cần tổ chức đào tạo hoặc học thêm để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc được giao. Các giải pháp cụ thể là: nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ công nhân viên, khuyến khích và cử các cán bộ trẻ hiện đang đảm nhận các công việc chuyên môn của Tổng công ty tham gia các lớp học nâng cao trình độ cũng như mời các chuyên gia đầu ngành đến giảng dạy về phân tích địa chấn, công nghệ mỏ, phát triển mỏ, đánh giá kinh tế…Đồng thời bổ sung đội ngũ chuyên gia trong và nước ngàoi có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức với sự phát triển của Tổng công ty vào làm việc. Tổng công ty đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các hoạt động đoàn thể trong Tổng công ty để mỗi cán bộ nhân viên xác định rõ được tinh thần trách nhiệm đối công việc được giao, có tinh thần hợp tác với các đồng nghiệp và có ý thức học hỏi, vươn lên để đáp ứng với sự phát triển trong các giai đoạn mới của Tổng công ty.
Cùng với việc đào tạo vê chuyên môn cho cán bộ thi Tổng công ty cần phải tại điều kiện để cán bộ trong Tổng công ty nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, các phần mềm cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án. Mọi cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty phải phấn đầu sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho chuyên môn của mình. Quan tâm chu đáo đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác.
Thứ hai: Đổi mới và hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động
Việc đào tạo và tuyển dụng lao động cần được chú trọng hơn nữa và tiến hành thường xuyên. Hàng năm, Tổng công ty phải có kế hoạch tuyển dụng cán bộ cho từng bộ phận, vị trí trong doanh nghiệp, đảm bảo trong doanh nghiệp luôn có đội ngũ kế cận. Do sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, để tuyển dụng được cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt cần phải có sự đầu tư thích ứng. Tổng công ty có thể áp dụng chính sách học bổng, tài trợ cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, tạo điều kiện cho các sinh viên giỏi được thực tập tại Tổng công ty ngay từ năm thứ 2, thứ 3.
Trong quá trình tuyển dụng, công ty phải đổi mới cách đánh giá cán bộ. Từ xưa đến nay, khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, công ty thường căn cứ và coi trọng kết quả học tập chứ chưa đánh giá đến khả năng thích nghi công việc của họ. Tuy nhiên, ngày nay công tác tư vấn đòi hỏi người cán bộ không những có năng lực chuyên môn mà còn phải nhạy bén trong công việc, nắm bắt các thong tin thị trường và có khả năng giải quyết các tình huống ngoài dự kiến. Do vậy, để đánh giá đúng, cán bộ tuyển dụng phải có cái nhìn bao quát và đưa ra được các biện pháp thử thách, thực tập thích hợp cho từng đối tượng dự tuyển.
Thứ ba: Chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài
Trong cơ chế thị trường, rất nhiều các bộ chuyên môn giỏi hiện nay đều tìm đến làm việc cho công ty nước ngoài hoặc những công ty tư nhân mà họ được trả lương cao hơn. Các cán bộ trẻ cũng không muốn vào làm trong các cơ quan nhà nước có mức thu nhập thấp. Để khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty cần cố những cải tiến cơ chế phân phối thu nhập theưo hướng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Tổng công ty cũng nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các chuyên gia giỏi để khuyến khích họ phát huy hết năng lực, trí tuệ phục vụ Tổng công ty. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế xử phạt đối với các cán bộ làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc, làm giảm uy tín của Tổng công ty.
Thứ tư: Củng cố và hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ
Một trong các nội dung mà Tổng công ty phải quan tâm là phải xây dựng quy hoạch cán bộ cho riêng mình. Quy hoạch cán bộ là phải dựa trên chiến lược trước mắt và lâu dài. Do vậy, trên cơ sở mục tiêu phát triển quy mô tư năm nay đến năm 2025, công ty cần tiến hành tính toán số lượng cán bộ cần thiết cho nghiệp vụ lập dự án. Tuyển thêm các cán bộ còn thiếu và có biện pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ riêng cho từng nhóm cán bộ.
Để tránh lãng phí nguồn nhân lực, bố trí phân công công việc giữa các phòng ban phải phù hợp với chuyên môn của từng người và đảm bảo sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức công tác lập dự án, sao cho công tác này được tiến hành gọn nhẹ, đúng theo trình tự quy định của pháp luật và đảm bảo dự án được lập có chất lượng cao. Ngoài ra, sau khi thống nhất thì nên giao cụ thể cho từng cá nhân để khuyến khích tinh thần trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng của dự án.
2.2.4 Xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư hợp lý
Hiện nay, hoạt động lập dự án tại Tổng công ty được triển khai theo một kế hoạch cụ thể nhưng kế hoạch còn chưa chi tiết, chưa đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn sao cho phù hợp với thực tế, điều này gây khó khăn cho cán bộ làm công tác lập dự án. Căn cứ vào tình hình thực tế trên, ban lãnh đạo Tổng công ty cần lập ra những giải pháp chiến lược phát triển hợp lý nhất cho Tổng công ty, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động để thực hiện chiến lược đó thành hiện thực. Việc xây dựng kế hoạch và chiến lược của Tổng công ty phải có sự tham gia, ý kiến đóng góp của các phòng, ban và cán bộ nhân viên trong Tổng công ty, phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kĩ thuật đầu ngành. Cùng với việc xây dựng kế hoạch chiến lược của Tổng công ty thì công tác lập dự án cũng cần có chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể, hợp lý cho riêng mình. Môi trường luôn luôn biến đổi, do vậy để cho dự án có vẫn đạt được hiệu quả trong sự thay đổi của môi trường thì đòi hỏi người thực hiện lập dự án cần có một tầm nhìn chiến lược, kiến thức chuyên sâu và người lãnh đạo giữ vai trò rất quan trọng để điều chỉnh công việc đi đúng hướng.
2.2.5. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ
Hiện nay, các máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác lập dự án được Tổng công ty trang bị khá đầy đủ gồm có các máy tính nối mạng Internet, mạng nội bộ, máy in, máy photo, điện thoại cố định giữa các phòng ban, máy fax, máy scan, các dụng cụ, thiết bị văn phòng phẩm…Tuy nhiên, số lượng các máy tính xách tay, điện thoại di động trang bị cho các cán bộ công nhân viên chưa được nhiều. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác lập dự án nói riêng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Tổng công ty nói chung, Tổng công ty cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án như: thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại, máy tính xách tay…Ngoài ra, Tổng công ty cần mua sắm thêm các dụng cụ máy tính, máy in, máy photo phục vụ cho công tác lập dự án bởi khối lượng công viêc của Tổng công ty ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cho các nhân viên trong Tổng công ty sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ cho việc lập dự án đầu tư cũng là một giải pháp hết sức hữu ích và cần thiết. Hiện nay, trong công tác lập dự án tai tổng công ty có rất nhiều phần mềm hỗ trợ, phục vụ như: Microsft Word, Excel, Microsft Project, IES - 2D/3D, Indepth, Stratlog , Well Test 200, Well Design…Mọi cán bộ lập dự án cần được trang bị đầy đủ kỹ năng để có thể sử dụng tốt các phần mềm này, nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt được gánh nặng tính toán trong công tác lập dự án, trình bày các bảng biểu, đồ thị, chỉ tiêu một cách rõ ràng, mạch lạc. Do vậy, Tổng công ty cần tổ chức các buổi học bổ sung kiến thức và thuê các chuyên gia có kinh nghiệm lập dự án hướng dẫn các cán bộ về cách thức sử dụng, ứng dụng các trang thiết bị, phần mềm này nhằm tin học hoá tất cả các công việc trong công tác lập dự án. Ngoài ra, Tổng công ty cần đầu tư thêm các phần mềm chuyên dụng, đa dạng để đánh giá được mọi khía cạnh của dự án một cách chính xác và đầy đủ, rõ ràng.
Để đánh giá một cách sát sao thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên, Tổng công ty cần trang bị máy chấm thời gian làm việc bằng vân tay. Với việc sử dụng máy này sẽ có sự đánh giá khách quan nhất và làm tăng tính tự giác của tất cả các thành viên trong Tổng công ty, qua đó mà chất lượng các dự án được nâng cao.
2.2.6 Đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc lập dự án
Cơ sở thông tin dữ liệu luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác lập dự án. Bất kỳ một dự án đầu tư nào để được lập ra phải sử dụng rất nhiều thông tin dữ liệu. Thông tin được thu thập càng nhiều thì dự án càng đạt được chất lượng tốt, tránh được những sai lầm do nhận định chủ quan, thiếu cơ sở của người lập dự án. Vì thế, để nâng cao chất lượng công tác lập dự án thì cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và khoa học.
Hiện nay, tất cả các hồ sơ dự án được lập tại Tổng công ty đều được lưu trữ trên hồ sơ và bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên trên thực tế cách sắp xếp các dự án chưa khoa học, còn lộn xộn và không theo một trật tự nhất định, cụ thể. Do đó quá trình tìm kiếm và rà soát lại thông tin về dự án sau này rất khó. Để khắc phục điều này, Tổng công ty cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp lý, rõ ràng để phục cho công tác lập dự án.
Các dự án nên được tin học hoá và lưu vào bộ nhớ máy tính. Việc sắp xếp dự án phải tuân thủ theo một trình tự khoa học, theo từng năm, từng loại dự án, hoặc từng nước, từng khu vực đầu tư để khi cần tìm thì dễ dàng hơn.
Các thông tin về môi trường đầu tư, tài liệu về kỹ thuật, thăm dò địa chấn, điều kiện tài chính hợp đồng, thương mại…cần phải được tổng kết và phân chia theo các khu vực và các nước cụ thể để có thể đưa ra được những nhận định, phân tích sâu sắc về các nước, các khu vực đó. Khi có các dự án mới cũng thuộc trong các nước, các khu vực đó thì đã có nguồn thông tin và cơ sở đánh giá để sử dụng.
Xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án như: luật đất đai, thuế, luật tài nguyên khoáng sản, luật dầu khí, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế chấp nhận chung, luật thuế xuất nhập khẩu…ở các nước, các khu vực để so sánh đối chiếu khi cần thiết.
Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin cho từng dự án từ các nguồn khác nhau như: thông tin từ sách báo, mạng Internet, từ các dự án tương tự, từ Bộ kế hoạch đầu tư, các cơ quan nhà nước, Chính phủ, các Đại sự quán, các công ty dịch vụ, các đối tác…
KẾT LUẬN
Nội dung bài viết của em nêu lên thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác dầu khí.
Ngành công nghiệp dầu khí hiện này là một trong những ngành có đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các dự án dầu khí nói chung, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí nói riêng có quy mô rất lớn, có nhiều yêu cầu cao và kĩ thuật phức tạp. Chính vì vậy công tác lập dự án là rất quan trọng, công tác lập dự án tốt thì quá trình triển khai dự án sau này mới thuận lợi và chính xác, tính hiệu quả của dự án cao. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hoạt động thăm do và khai thác dầu khi, do triển khai hoạt động thăm dò và khai thác ở nhiều nước khác nhau, nên công tác lập dự án vẫn còn một số những khó khăn và hạn chế cần phải có những giải pháp thích hợp để hoàn thiện hơn.
Qua thời gian tìm hiểu công tác lập dự án tại Tổng công ty, đồng thời vận dụng những lí luận chung em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập của mình. Song vì thời gian tìm hiểu thức tế chưa nhiều, chỉ là bước đầu cùng với sự hiểu biết còn hạn chế, bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong khoa để bản chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư- PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Tiến sĩ Từ Quang Phương chủ biên- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2007
2. Gáo trình Quản lý dự án Đầu tư- TS Từ Quang Phương chủ biên- NXB Lao động xã hội năm 2006.
3. Giáo trình Lập dự án Đầu tư- PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên- NXB Thống kê năm 2002.
4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện năm 2002- 2008 của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí .
5 Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện năm 2008 của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí .
6. Quy trình Lập, Điều chỉnh và Kết thúc Dự án Đầu tư Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
7. Quyết định về việc ban hành Quy định quản lý đầu tư Dự án dầu khí ở nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
8. Website của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
9 Website của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
10 Website Thông tin dầu khí
11. Luận văn tôt nghiệp các khóa trước, các luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ.
12 Số liệu các dự án đã được lập của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
13. Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (NĐ số 12/2009/ NĐ- CP ngày 12/02/2009)
14. Báo cáo đầu tư lô 103- 107 của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
15. Tài liệu đánh giá kinh tế Dự án Dầu khí
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21653.doc