lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã chuyển dần từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Bên cạnh những thành tựu đạt được đáng kể về mọi mặt đời sống KT-XH, nền kinh tế thị trường với các quy luật kinh tế đặc trưng của nó như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... đã tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động nhưng cũng đầy rủi ro và không kém phần khốc liệt. Trong môi trường đó, sản phẩm của
126 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp sản xuất ra là để tiêu thụ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Với vai trò là tế bào của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực muốn tồn tại trên thị trường đều phải hoạt động có hiệu quả, tự khảng định mình để vươn lên. Khác với cơ chê quản lý kinh tế cũ, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? hạch toán lãi lỗ như thế nào?... lại trở nên rất quan trọng. Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời giúp cho bộ máy quản lý đưa ra quyết định có hiệu quả cao. Công ty liên doanh Happytext Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Là một doanh nghiệp sản xuất với các sản phẩm tiêu thụ cho tiêu dùng nên công tác kế toán tại Công ty cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định. Trong phần hành kế toán, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là một phần hành rất quan trọng. Để không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất mà biểu hiện của nó là chỉ tiêu lợi nhuận - được xác định thông qua hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh - các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin chi tiết về quá trình tiêu thụ, từ đó có được những đánh
giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, kết hợp với kiến thức đã học và quá trình thực tập tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, với sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thanh Quý cùng các cô chú trong phòng tài vụ của Công ty, em đã quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam" làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết của em được trình bày thành ba phần với kết cấu như sau:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Tình hình thực tế về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
phần i
cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất
i - tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất
1-Tiêu thụ thành phẩm
1.1-Khái niệm thành phẩm
Theo quy luật tái sản xuất xã hội, quá trình hoạt động trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm: cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ thành phẩm. Các giai đoạn này diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Sản phẩm của các giai đoạn sản xuất chính là thành phẩm và bán thành phẩm, trong đó thành phẩm thường chiếm tỉ lệ cao. Thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là những sản phẩm được gia công chế biến xong ở những bước công nghệ cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm đã được kiểm tra. Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc một công đoạn hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng), được nhập kho hoặc chuyển giao để tiếp tục chế biến, cũng có thể bán ra ngoài với ý nghĩa như thành phẩm.
Bất kỳ loại thành phẩm nào cũng biểu hiện trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Mặt số lượng phản ánh quy mô, thành phần của đơn vị tạo ra nó và được đo bằng đơn vị mét, kg, cái, chiếc... Chất lượng của thành phẩm phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩm và được xác định bằng tỷ lệ xấu, tốt hoặc phẩm cấp của sản phẩm. Đây là hai mặt độc lập của một thể thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là nguyên nhân giải thích tại sao khi nghiên cứu, quản lý và hạch toán thành phẩm ta phải luôn đề cập đến hai mặt này.
1.2-Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là việc chuyển quyền sở hữu thành phẩm cho khách hàng (người mua), doanh nghiệp (người bán) thu được tiền hoặc được quyền thu tiền, tức là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm (hiện vật) sang vốn bằng tiền (giá trị) và hình thành nên kết quả sản xuất kinh doanh (kết quả tiêu thụ). Ngoài thành phẩm là bộ phận chủ yếu, hàng đem tiêu thụ còn có thể là hàng hoá vật tư hay lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ có thể thoả mãn nhu cầu của các đơn vị khác nhau hoặc của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp được gọi là tiêu thụ ra ngoài (doanh nghiệp). Thành phẩm cũng có thể được cung cấp cho các đơn vị trong cùng một Công ty, tổng Công ty, tập đoàn... đựơc gọi là tiêu thụ nội bộ.
Xét về mặt hành vi, quá trình tiêu thụ thành phẩm là việc đưa thành phẩm từ lĩnh vực sản xuất vào lưu thông để thực hiện việc tiêu dùng theo những mục đích đã định. Thông qua tiêu thụ giá trị sử dụng của thành phẩm được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi thoả thuận giữa người mua và người bán.
Xét về mặt bản chất kinh tế, doanh nghiệp sản xuất nào cũng mong muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ rộng rãi. Bởi vì có tiêu thụ được hàng mới có điều kiện bù đắp được chi phí đã bỏ ra và thu được lợi nhuận.
1.3-Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là cơ sở để có kết quả kinh doanh, nó có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi đơn vị mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với bản thân các đơn vị kinh tế, bán được hàng mới có thu nhập để bù đắp chi phí bỏ ra và hình thành nên kết quả kinh doanh. Từ đó mới có điều kiện để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội...
Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hoá là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) có quan hệ mật thiết với nhau, một khâu có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới các khâu cón lại. Do đó tiêu thụ có vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển của nền kinh tế.
Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng hơn cả và ngày càng trở nên quan trọng. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là mỗi chủ thể kinh tế theo đuổi mỗi mục tiêu kinh tế nhất định. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh đều được bù đắp bằng doanh thu bán hàng và có lãi. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng doanh thu, mở rộng thị trường kinh doanh, củng cố và khảng định vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
2-Xác định kết qủa tiêu thụ
2.1-Khái niệm
Kết quả tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ trong doanh nghiệp chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Trong đó:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm doanh thu
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã thu được hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hàng đã xác định là bán, tức là đã được chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Do đó, tại mỗi thời điểm xác định là bán hàng (tiêu thụ) doanh nghiệp có thể thu được tiền hoặc chưa thu được tiền vì người mua mới chấp nhận trả.
Doanh thu bán hàng = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán sản phẩm
Trong quá trình tiêu thụ cũng có thể phát sinh các khoản như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp.
-Chiết khấu thương mại: là phần giảm trừ cho người mua khi mua nhiều với số lượng lớn.
-Giảm giá hàng bán: là phần giảm trừ cho khách hàng trong các trường hợp đặc biệt như giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất, mẫu mã, chất lượng ghi trong hợp đồng, không đúng thời gian, địa điểm. Đây là những nguyên nhân chủ quan do người bán.
-Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ trối trả lại.
-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cho kho bạc Nhà nước theo số doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo.
+Giá vốn hàng bán là trị giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.
+Chi phí bán hàng (CPBH) là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
+Chi phí quả lý doanh nghiệp là những khoản chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến cả doanh nghiệp.
2.2-Vai trò của việc xác định kết quả tiêu thụ
Xác định kết quả tiêu thụ có ý nghía vô cùng quan trọng không những đối với các doanh nghiệp, đối với các nhà đầu tư mà còn đối với cả các cơ quan chủ quản của Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp, để biết được trong kỳ kinh doanh của mình có đạt được những mục tiêu đề ra không, doanh nghiệp cần phải có những thống kê về các khoản doanh thu, các khoản chi phí và tính toán kết quả của các hoạt động kinh doanh trong kỳ. Kết quả của quá trình tiêu thụ đánh giá một cách chính xác hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả tiêu thụ, doanh nghiệp có thể phân tích được loại sản phẩm nào sản xuất ra mang lại hiệu quả cao hay thấp, để từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng hay chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng khác nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.
Đối với nhà đầu tư và các ngân hàng thì kết quả tiêu thụ chính là một chỉ tiêu quan trọng để giúp họ đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư tiếp hay không đầu tư tiếp vào doanh nghiệp nữa.
Đối với các cơ quan chủ quản nhà nước như quả lý tài chính, thuế...nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính được thuận lợi nhất.
3-Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
3.1-Đối với quá trình tiêu thụ
Để quản lý quá trình tiêu thụ được chặt chẽ và hiệu quả, kế toán cần làm tốt công tác cung cấp các thông tin về quá trình này. Cụ thể như sau:
-Kế toán phải cung cấp các thông tin cần thiết để lập kế hoạch và mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cả về số lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm...trong quá trình vận động từ khâu xuất bán cho tới khi thu được tiền hàng. Dựa vào đó, các nhà quản lý sẽ phải thường xuyên theo dõi, chỉ đạo quá trình bán hàng theo kế hoạch đã lập, kịp thời phát hiện những biến động của thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
-Thường xuyên kiểm tra công việc và tình hình thực hiện hợp đồng bán hàng, đôn đốc thanh toán tiền bán hàng.
-Quản lý giá cả từ khâu lập giá đến khâu thực hiện giá. Doanh nghiệp phải xây dựng một biểu báo giá hợp lý cho từng mặt hàng, từng phương thức bán hàng và từng địa điểm kinh doanh.
-Tổ chức hạch toán tiêu thụ một cách khoa học, chặt chẽ, hợp lý. Phản ánh chính xác kịp thời tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản giảm trừ, các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, các khoản phải nộp ngân sách.
3.2-Đối với qúa trình xác định kết quả tiêu thụ
Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của việc xác định kết quả tiêu thụ, quá trình này phải thực hiện đảm bảo tốt các yêu cầu sau đây:
-Thường xuyên kiểm tra công việc và tình hình thực hiện hợp đồng bán hàng, tính toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Xác định kết quả kinh doanh cần phải chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, để xác định kết quả và cung cấp thông tin theo yêu cầu của quản lý.
-Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.
-Tổ chức phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra các biện pháp, phương hướng giải quyết những vấn đề còn khó khăn và tư vấn cho Giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất.
4- ý nghĩa, nhiệm vụ tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất
Đối với doanh nghiệp, từ số liệu của công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cung cấp, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về sản xuất, giá của sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Dựa vào đó, Giám đốc và các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì sự cân đối giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất với đầu ra là quá trình tiêu thụ. Cũng dựa vào đó, Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngoài mối quan hệ với nhà nước còn có thể liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn hoặc các Công ty nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường... Với những số liệu của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, các đối tác có thể biết được khả năng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.
Vì thế, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý.
Do đó, kế toán nói chung và kế toàn tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng, muốn trở thành công cụ quản lý sắc bén, có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nêu trên thì cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
-Tổ chức theo dõi phản ánh, ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm hàng hoá đã tiêu thụ trên các chỉ tiêu hiện vật và giá trị.
-Tổ chức theo dõi phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, tính toán xác định đúng đắn trị giá vốn thực tế của hàng đã bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, số thuế phải nộp cũng như chi phí và thu nhập hoạt động khác để từ đó xác định chính xác kết quả, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
-Kiểm tra, giám sát và phản ánh tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và kỷ luật thanh toán.
-Cung cấp thông tin kinh tế chính xác, trung thực, đầy đủ kịp thời về tình hình bán hàng, xác định kết quả và phân phối phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp của các bộ phận có liên quan, đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với các hoạt động về tiêu thụ.
Thực hiện tốt các yêu cầu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ hoạt động tiêu thụ thành phẩm khoa học, hợp lý. Đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đó.
II- Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
1-Hạch toán giá vốn hàng bán
1.1-Khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn là giá thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.
1.2-Các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán để tính giá vốn hàng tiêu thụ:
1.2.1-Phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân
Theo phương pháp này, giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo công thức:
Giá thực
tế thành
=
Số lượng
thành
x
Giá đơn
vị
phẩm xuất
kho
phẩm xuất
kho
bình quân
Trong đó tuỳ vào thời điểm tính mà giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:
Cách 1: Phương pháp giá thực tế đơn vị thực tế đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Giá đơn
vị bình quân
=
=
Giá thực tế thành phẩm tồn
đầu kỳ và nhập đầu kỳ
cả kỳ
dự trữ
Lượng thực tế thành phẩm tồn
đầu kỳ và nhập đầu kỳ
+Ưu điểm:Cách tính này đơn giản, dễ làm, giảm bớt công việc tính toán.
+Nhược điểm:Công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới việc quyết toán cuối năm.
Cách 2: Phương pháp giá thực tế bình quân cuối kỳ trước (bình quân đầu kỳ dự trữ). Theo phương pháp này thì:
Giá đơn vị
bình quân
=
Giá thực tế thành phẩm
tồn đầu kỳ
cuối kỳ
trước
Lượng thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ trước)
+Ưu điểm: Cách tính này đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động thành phẩm trong kỳ.
+Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động của giá cả trong kỳ này.
Cách 3: Phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kho thành phẩm, kế toán phải tính lại giá đơn vị bình quân, từ đó căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bình quân vừa tính ta xác định được giá thực tế của thành phẩm tiêu thụ:
Giá đơn
vị bình quân
=
Giá thực tế thành phẩm tồn kho
sau mỗi lần nhập
sau mỗi
lần nhập
Lượng thực tế thành phẩm tồn kho
sau mỗi lần nhập
+Ưu điểm: Cách tính này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật.
+Nhược điểm: Việc tính toán rất phức tạp, không thích hợp với việc làm kế toán thủ công .
1.2.2-Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số thành phẩm nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Với phương pháp náy, kế toán phải mở sổ cho từng loại hàng hoá cả về số lượng, đơn giá và số tiền từng lần nhập xuất hàng.
+Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, thích hợp với những loại hàng cần tiêu thụ nhanh như: Đồ tươi sống, hoa quả, phản ánh đúng gía trị thực của mỗi loại thành phẩm.
+Nhược điểm: Tính toán phức tạp, không có tính cập nhật cao.
1.2.3- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, kế toán giả định về mặt giá trị những sản phẩm nào nhập sau sẽ được xuất trước, xuất hết thứ nhập sau mới đến thứ nhập trước. Do
đó, phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. Đảm bảo tính chính xác về giá trị thành phẩm xuất kho và cập nhật với gía cả thị trường.
1.2.4-Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi thành phẩm theo từng lô hàng và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng( trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất thành phẩm nào sẽ tình theo giá thực tế của thành phẩm đó. Do vậy, phương pháp này thường được sử dụng với các loại thành phẩm có giá trị cao và có tính tách biệt.
+Ưu điểm: Phương pháp này phản ánh một cách chính xác giá thực tế của từng loại lô hàng, từng lần nhập xuất.
+Nhược điểm: Công việc của thủ kho rất phức tạp.
1.2.5-Phương pháp giá hạch toán
Theo phương pháp này, toàn bộ thành phẩm biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại gía ổn định trong kỳ). Cuối kỳ kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế thành
=
Giá hạch toán thành
x
Hệ số giá
phẩm xuất kho
phẩm xuất kho
thành phẩm
Hệ số giá thành phẩm có thể tính cho từng loại, từng nhóm thành phẩm chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.
Hệ số giá
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
thành phẩm
Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá thành nhập kho thống nhất do doanh nghiệp quy định trong một kỳ kế toán.
+Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính, thuận lợi cho các doanh nghiệp có tần số nhập xuất thành phẩm lớn, cho phép phản ánh kịp thời giá trị thành phẩm nhập - xuất.
+Nhược điểm: Phương pháp này cung cấp số liệu không chính xác.
Trên đây là một số phương pháp để xác định giá vốn hàng tiêu thụ, tuỳ thuộc vào từng loại hàng sản xuất kinh doanh và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng một trong các phương pháp trên.
1.3- Phương pháp hạch toán
1.3.1-Tài khoản sử dụng
Để xác định, theo dõi trị giá vốn hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 632: "Giá vốn hàng bán"
TK 632
-Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
-Chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được, tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
-Phản ành khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
-Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào NGTSCĐHH tự xây dựng, tự chế.
-Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
-Phản ánh hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).
-Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản 911 "Xác định kết qủa kinh doanh".
Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán " không có số dư cuối kỳ.
1.3.2-Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán (TK 632)
(Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 154, 155 TK 632 TK 155, 157
Gía vốn hàng tiêu thụ Trị giá vốn hàng bán
bị trả lại
TK 153, 152, 156, 138 TK 627
Khoản hao hụt, mất Chi phí chung cố định cao
mát hàng tồn kho hơn mức bình thường
TK 241, 154 TK 911
Chi phí xây dựng, tự Kết chuyển giá vốn hàng
chế TSCĐ vượt bình tiêu thụ trong kỳ
thường
TK 159
Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được
lập thêm.
Hoàn nhập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
Sơ đồ1.2: Kế toán giá vốn hàng bán ( TK 632)
(Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai định kỳ)
TK 632
TK 155, 157 TK 155, 157
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá thành Cuối kỳ, kết chuyển trị giá
phẩm, hàng gửi bán chưa tiêu thụ thành phẩm, hàng gửi bán
vào giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ
TK 631 TK 911
Gía thành thành phẩm hoàn thành Kết chuyển giá vốn hàng bán
nhập kho hoặc đưa đi tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh
TK 159
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, cả lập dự phòng bổ sung
Hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
2-Hạch toán doanh thu bán hàng
2.1-Khái niệm doanh thu và doanh thu thuần
-Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hàng đã xác định là bán tức là hàng đã được chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là doanh thu chưa có thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc sản xuất sản phẩm không chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế GTGT.
-Doanh thu thuần là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, thuế GTGT đầu ra (doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp).
2.2-Hạch toán giảm giá hàng bán
2.2.1-Khái niệm
Giảm giá hàng bán: Là phần giảm trừ cho khách hàng trong các trường hợp đặc biệt như giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất, mẫu mã, chất lượng ghi trong hợp đồng không đúng thời gian, địa điểm. Đây là những nguyên nhân chủ quan do người bán.
2.2.2-Tài khoản và phương pháp hạch toán
TK 532 "Giảm giá hàng bán".
TK này dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Các khoản giảm giá hàng bán bao gồm giảm giá, bớt giá, hồi khấu.
Bên Nợ:
+Các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận trong kỳ.
Bên Có:
+Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu bán hàng trong kỳ.
TK 532 cuối kỳ không có số dư.
- Phương pháp hạch toán:
Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán, kế toán hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ1.3: Kế toán giảm giá hàng bán (TK 532)
TK 111, 112 TK 532 TK 511, 512
Khách hàng được thanh toán
tiền mua hàng.
TK 3331
VAT
Kết chuyển giảm giá
TK 131 hàng bán
Khách hàng chưa thanh toán
tiền mua hàng
TK 3331
VAT
2.3-Hạch toán hàng bán bị trả lại
2.3.1- Khái niệm
Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết.
2.3.2-Tài khoản và phương pháp hạch toán
-Tài khoản sử dụng: TK 531"Hàng bán bị trả lại"
-Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu của số thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Bên Nợ:
+Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có:
+Kết chuyển toàn bộ doanh thu của số hàng bị trả lại trừ vào doanh thu bán hàng trong kỳ.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
-Phương pháp hạch toán:
Trị giá của số hàng bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn:
Trị giá số hàng
=
Số lượng hàng
x
Đơn giá
bị trả lại
bị trả lại
bán
Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đã nhập lại số hàng này vào kho, kế toán ghi:
Nợ TK 155
Có TK 632: Nếu hàng đã được tiêu thụ
Có TK 157: Nếu hàng đem gửi bán, ký gửi.
Đồng thời hạch toán doanh thu bán hàng bị trả lại như sau:
Sơ đồ 1.4: Kế toán hàng bán bị trả lại ( TK 531)
TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511, 512
Doanh thu hàng bán
bị trả lại.
TK3331 Kết chuyển doanh thu
VAT hàng bán bị trả lại.
2.4-Hạch toán chiết khấu thương mại
2.4.1-Khái niệm
Chiết khấu thương mại là phần giảm trừ cho người khi mua người mua nhiều với số lượng lớn.
2.4.2-Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
-Tài khoản sử dụng: TK 521 " Chiết khấu thương mại"
TK này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Bên Nợ:
+Số chiết khấu thương mại để xác định đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có:
+Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần.
TK521"Chiết khấu thương mại không có số dư cuối kỳ và có 3 tài khoản cấp 2:
.TK5211" Chiết khấu hàng hoá": Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hoá bán ra) cho người mua hàng hoá.
.TK5212" Chiết khấu thành phẩm": Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng hàng hoá đã bán ra cho người mua thành phẩm.
.TK5213" Chiết khấu dịch vụ": Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã cung cấp cho người mua dịch vụ.
-Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.5: Kế toán chiết khấu thương mại (TK5 21)
TK 111, 112, 131 TK 521 TK 511, 512
Số chiết khấu thương mại Kết chuyển số chiết khấu
thực tế phát sinh trong kỳ thương mại cuối kỳ.
TK 3331
VAT
2.5-Hạch toán các khoản thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
2.5.1-Khái niệm
-Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được thu trên phần GTGT của hàng hoá, dịch vụ. Mục đích của thuế GTGT là nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, kiểm soát hoạt động kinh doanh và góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
-Thuế xuất khẩu hàng hoá: Là loại thuế áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân có các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu qua biên giới Việt Nam (trừ hàng vận chuyển qua cảnh, hàng tạm nhập tái xuất...).
-Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán (chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp nhập khẩu (rượu, bia...). Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế TTĐB một lần.
2.5.2-Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
-Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế xuất khẩu, kế toán sử dụng TK 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước".
Kết cấu TK 333 như sau:
Bên Nợ:
+Số thuế, phí, lệ phí đã nộp Nhà nước.
+Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt.
+Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp ngân sách.
Bên Có:
+Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước.
+Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
+Các khoản còn phải nộp ngân sách.
Số dư Có: Phản ánh các khoản còn phải nộp ngân sách.
Số dư Nợ (nếu có): Số nộp thưà cho ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt nhưng chưa nhận.
TK 333 được chi tiết thành các tiểu khoản tương ứng với từng loại thuế như sau:
TK 3331: Thuế GTG đầu ra phải nộp.
TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt.
TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu.
-Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.6: Kế toán tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
TK 111, 112 TK 3331, 3332, 3333 TK 511, 512
Các khoản thuế nộp Xác định số thuế
cho Nhà nước. phải nộp.
2.6-Hạch toán doanh thu
2.6.1-Hạch toán doanh thu bán hàng
- Kế toán sử dụng tài khoản:
+TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
TK này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
+Nguyên tắc hạch toán TK 511:
.Chỉ phản ánh vào TK511 số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ.
.Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào TK 511 số tiền gia công thực tế được hưởng.
+Kết cấu và nội dun._.g phản ánh:
Bên Nợ:
.Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT đầu
ra ) tính trên doanh số bán trong kỳ.
.Số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại kết chuyển trừ vào doanh thu.
.Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
.Tổng số doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.
TK 511 cuối kỳ không có số dư, chi tiết theo nội dung chi phí.
.TK5111-"Doanh thu bán hàng hoá".
.TK5112-"Doanh thu bán thành phẩm".
.TK 5113-"Doanh thu cung cấp dịch vụ".
.TK 5114-"Doanh thu trợ cấp, trợ giá".
-Phương pháp hạch toán: (Sơ đồ số 1.7).
2.6.2-Hạch toán doanh thu nội bộ
-Tài khoản sử dụng:
+TK 512-"Doanh thu nội bộ".
TK này phản ánh doanh thu của số hàng háo, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp... hạch toán toàn ngành. Ngoài ra tài khoản này còn được dùng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hay trả lương, trả thưởng cho cán bộ công nhân viên chức.
TK 512 có kết cấu giống như TK 511 và được chi tiết thành 3 tiểu khoản :
.TK 5121-"Doanh thu bán hàng hoá".
.TK 5122-"Doanh thu bán thành phẩm".
.TK 5123-"Doanh thu cung cấp dịch vụ".
Sơ đồ1.7: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511, 512
TK 111, 112, 131 TK 521, 531, 532 TK 111, 112, 131
Các khoản giảm trừ Kết chuyển các Tổng giá thanh toán
doanh thu phát sinh khoản giảm trừ của hàng tiêu thụ
TK 33311 TK 152, 156
Ghi giảm thuế GTGT Doanh thu bán hàng
của các khoản giảm theo phương thức hàng
trừ doanh thu đổi hàng
TK 911
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định
kết quả sản xuất, kinh doanh của kỳ
3-Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm
3.1-Hạch toán chi phí bán hàng
3.1.1-Khái niệm
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo...
Cuối kỳ kế toán việc kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào thu nhập để tính lợi nhuận về tiêu thụ trong kỳ được căn cứ vào mức độ (quy mô) phát sinh chi phí, vào doanh thu bán hàng và vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sao cho bảo đảm nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Trường hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ lớn trong khi doanh thu kỳ này nhỏ hơn hoặc chưa có thì chi phí bán hàng được tạm thời kết chuyển vào tài khoản 142, 242. Số chi phí này sẽ được kết chuyển một lần hoặc nhiều lần ở các kỳ sau khi có doanh thu.
3.1.2-Tài khoản và phương pháp hạch toán
TK641 "Chi phí bán hàng".
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Nợ:
+Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
+Kết chuyển chi phí bán hàng.
Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết theo nội dung chi phí:
.TK 6411 - "Chi phí nhân viên".
.TK 6412 - "Chi phí vật liệu bao bì".
.TK 6413 - "Chi phí dụng cụ, đồ dùng".
.TK 6414 - "Chi phí khấu hao TSCĐ".
.TK 6415 - "Chi phí bảo hành".
.TK 6417 - "Chi phí và dịch vụ mua ngoài".
.TK 6418 - "Chi phí bằng tiền khác".
- Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.8: Kế toán chi phí bán hàng (TK 641)
TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 152 Trả lương và các khoảntrích Các khoản ghi giảm CFBH
theo lương cho NV (phế liệu thu hồi,vật tư
bán hàng. xuất dùng không hết)
TK 152, 153
Xuất NVL, CCDC phục vụ
cho bán hàng TK 911
TK 214 Kết chuyển vào kết quả
Trích khấu hao TSCĐ ở kinh doanh trong kỳ
bộ phận bán hàng
TK 111, 112, 152, 153, 334, 338...
Chi phí bảo hành thực tế
phát sinh
TK 111, 112, 331...
Giá trị dịch vụ mua ngoài
liên quan đến việc bán hàng
TK 133
Thuế VAT được TK 142, 242
khấu trừ
Kết chuyển CPBH vào
TK 142, 242 chi phí chờ kết chuyển
Phân bổ dần chi phí trả
trước ngắn và dài hạn
TK 335
Chi phí phải trả tính vào
chi phí bán hàng
3.2-Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2.1-Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của toàn doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều loại như: chi phí kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hạn, trong kỳ có ít hoặc không có sản phẩm tiêu thụ, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, chờ kế toán kết chuyển một phần chi phí quản lý sang tài khoản 142(1422), 242 để chờ phân bổ trong những kỳ tiếp theo.
3.2.2-Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
- TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp".
Kết cấu tài khoản 642 như sau:
Bên Nợ:
+ Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thục tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo nội dung chi phí:
.TK 6421 - "Chi phí nhân viên quản lý"
.TK 6422 - "Chi phí vật liệu quản lý"
.TK 6423 - "Chi phí đồ dùng văn phòng"
.TK 6424 - "Chi phí khấu hao TSCĐ"
.TK 6425 - "Thuế, phí và lệ phí"
.TK 6426 - "Chi phí dự phòng"
.TK 6427 - "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
.TK 6428 - "Chi phí bằng tiền khác".
Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334, 338 TK 642 TK 111, 152, 1388...
Chi phí nhân viên
quản lý doanh nghiệp
TK 152, 153(611) Giá trị ghi giảm chi phí
doanh nghiệp
Chi phí vật liệu, dụng cụ
TK 214
TK 911
Chi phí khấu hao
TK 1422, 242
TK 335, 1421
Chi phí Chi phí
Chi phí theo dự toán Kết QLDN QLDN
chuyển chờ kết kết chuyển
chi phí chuyển
quản lý vào kỳ
kinh doanh sau
TK 333
Chi phí QLDN trừ
Thuế, phí, lệ phí phải nộp vào kết quả kinh doanh
TK 139
Trích lập DP nợ phải
thu khó đòi
TK 331, 111, 112...
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi bằng tiền khác
3.3-Xác định kết quả của hoạt động kinh doanh
Kết quả của hoạt động kinh doanh chủ yếu là kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về tiêu thụ. Kết quả đó được tính theo công thức sau đây.
Lãi (lỗ)
về sản
xuất
kinh
doanh
=
Doanh Doanh
thu thuần + thu -
tiêu thụ hoạt
sản phẩm, động
hàng hoá TC
Giá
vốn -
hàng
bán
Chi Chi
phí - phí -
bán hoạt
hàng động
TC
Chi phí
quản lý
doanh nghiệp
*Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
-Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản này xác định kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán, được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại sản phẩm, kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ.
+Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
+Chi phí BH và chi phí QLDN.
+Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh.
Bên Có:
+Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ
+Thu nhập về hoạt động tài chính và thu nhập khác
+Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ)
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
*Tài khoản 421"Lãi chưa phân phối".
Tài khoản này được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ và số phân phối).
Bên Nợ:
+Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+Phân phối số lãi.
Bên Có:
+Số lãi về hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ.
+Xử lý các khoản lỗ.
Số Dư Có:
+Phản ánh số lỗ hay số phân phối vượt quá số lãi tạo ra.
Số Dư Nợ:
+Số lãi chưa phân phối.
-Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.10: Kế toán xác định kết quả kinh doanh (TK 511)
TK 632 TK 911 TK 511, 512
Kết chuyển giá vốn hàng Kết chuyển doanh thu thuần
tiêu thụ trong kỳ về bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 635 TK 515
Chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt
động tài chính
TK 641, 642, 142, 242 TK 421
Chi phí BH, chi phí QLDN Kết chuyển lỗ từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4-Các phương pháp tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm. Hiện nay có một số phương thức tiêu thụ chủ yếu sau:
4.1-Phương pháp tiêu thụ trực tiếp
Theo phương thức này, hàng được giao trực tiếp cho người mua tại kho (hoặc trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng sau khi bán giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng người bán giao.
Khi xuất sản phẩm, hàng hoá kế toán ghi các bút toán sau:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Xuất kho thành phẩm
Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho
+Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111,112 : Tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền mặt
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa có thuế
+ Khi khách hàng mua chịu thanh toán tiền hàng
Nợ TK 111, 112 : Số tiền đã thu của người mua
Có TK 13 1: Số tiền đã thu của khách hàng
4.2-Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận
Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo trị giá vốn thực tế của hàng xuất.
Nợ TK 157 : Hàng gửi bán
Có TK 154 : Xuất trực tiếp không qua kho
Có TK 155 : Xuất kho thành phẩm
Khi được khách hàng chấp nhận một phần hay toàn bộ
+ Phản ánh giá vốn của hàng được chấp nhận
Nợ TK 632
Có TK 157
+ Số hàng gửi bán bị từ chối
Nợ TK 138 (1388, 334): Gía trị hư hỏng chờ xử lý, cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 155, 152 : Nhập kho thành phẩm, phế liệu
Có TK 157 : Trị giá hàng bị trả lại
+Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131
Có TK 3331
Có TK 511
+Khi khách hàng thanh toán tiền hàng
Nợ TK 111,112
Có TK 131
4.3-Phương thức tiêu thụ đại lý (ký gửi)
Theo phương thức này bên bán hàng (gọi là bên giao hàng đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Theo luật thuế GTGT, nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định và phần hoa hồng được hưởng theo tỷ lệ thoả thuận theo doanh thu chưa có thuế thì thuế giá trị gia tăng sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại nếu bên đại lý hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT) hoặc bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị gia tăng này, bên chủ hàng chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.
-Tại đơn vị giao đại lý ký gửi
Số hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Về cơ bản, các bút toán phản ánh doanh thu, giá vốn, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại giống như tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, chỉ khác phần hoa hồng trả cho đơn vị đại lý.
+Phản ánh giá vốn hàng chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lý
Nợ TK 157
Có TK 154, 155
+Phản ánh giá vốn của hàng đại lý đã bán được
Nợ TK 631
Có TK 157
+ Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng giao đại lý đã bán được
Nợ TK 131: Tổng giá bán cả thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT của hàng đã bán
Có TK 511: Doanh thu của hàng đã bán
+ Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận làm đại lý, ký gửi
Nợ TK 641: Hoa hồng trả cho đại lý, ký gửi
Có TK 131: Tổng số hoa hồng phải trả
Trường hợp hoa hồng tính trên giá bán có thuế GTGT
Nợ TK 641: Số hoa hồng phải trả
Nợ TK 3331: Thuế GTGT tính trên hoa hồng
Có TK 131: Tổng số hoa hồng có thuế GTGT trả đại lý
Khi nhận tiền do đơn vị nhận đại lý, ký gửi
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
-Hạch toán tại đơn vị nhận đại lý
Khi nhận hàng căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng ghi Nợ TK 003 hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi. Khi bán đươc hàng hoặc không bán được trả lại ghi Có TK 003.
+ Phản ánh số tiền hàng đại lý đã bán được
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3331: Số tiền phải trả cho chủ hàng
+ Phản ánh hoa hồng được hưởng (không có thuế GTGT)
Nợ TK 331: Hoa hồng được hưởng
Có TK 511
+ Số thuế GTGT phải nộp trên chênh lệch giá hoặc hoa hồng được hưởng (trường hợp hoa hồng tính trên giá bán cả thuế GTGT)
Nợ TK 331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3331
+ Khi thanh toán tiền cho chủ hàng
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
4.4-Phương thức bán hàng trả góp
Bán hàng trả góp là việc bán hàng thu tiền nhiều lần. Sản phẩm hàng hoá khi giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ và người bán ghi nhận doanh thu Tuy nhiên về thực chất, quyền sở hữu chỉ thực sự chuyển giao khi người mua chịu một phần lãi trên số trả chậm theo lãi suất nhất định.
+ Khi xuất hàng giao cho người mua
Nợ TK 632
Có TK 154, 155
+Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lần đầu
Nợ TK 131: Tổng số tiền còn phải thu
Có TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán
trả chậm, trả góp và giá bán ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán
trả ngay chưa có thuế GTGT)
+ Hàng kỳ, tính xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu thực hiện
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
+ Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
4.5-Phương thức tiêu thụ nội bộ
Tiêu thụ nội bộ là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một Công ty, tổng Công ty... Ngoài ra tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ xuất biếu, tặng, xuất trả lương, thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh...
-Khi cung cấp hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị thành viên trong Công ty, tổng Công ty...
+Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 155, 154
+ Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 136 (1368): Phải thu nội bộ
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Thanh toán tiền lương, thưởng cho công nhân bằng sản phẩm, hàng hoá
+ Khi xuất kho sản phẩm thanh toán
Nợ TK 632
Có TK 154, 155, 156
+ Phản ánh doanh thu (tính theo giá thanh toán)
Nợ TK 334: Gía trị sản phẩm thanh toán cho công nhân
Có TK 3331
Có TK 511
4.5.Phương thức hàng đổi hàng
Để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giải quyết hết lượng hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hình thức này. Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm của mình đổi lấy hàng hoá khác của người mua. Giá trao đổi là giá của hàng hoá trên thị trường. Đây cũng là một phương thức tiêu thụ nên doanh nghiệp cần phải lập đầy đủ các chứng từ cần thiết.
+Kế toàn phản ánh trị giá vốn hàng đem trao đổi
Nợ TK 632
Có TK 154, 155, 156
+Phản ánh giá trao đổi
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi.
Có TK 511
Có TK 3331
+Phản ánh giá trị hàng nhận về
Nợ TK 151, 152...
Nợ TK 133
Có TK 131
4.7-Các phương pháp được coi là tiêu thụ khác
Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Phản ánh giá vốn hàng xuất
Nợ TK 632
Có TK 154, 155, 156
+Phản ánh doanh thu
.Nếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiếp tục chế biến, ghi theo chi phí sản xuất hoặc giá thành sản xuất.
Nợ TK 621, 627, 641, 642: Tính vào chi phí kinh doanh
Có TK 512: Doanh thu bán hàng
+Nếu dùng biếu tặng cho khách hàng, công nhân viên chức.
Nợ TK 431
Có TK 512
Có TK 3331
Theo quy định hiện hành, các cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi xuất hàng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng của số hàng đó trong giới hạn chi phí hợp lý khác quy định đối với doanh nghiệp khi tính thu nhập chịu thuế, số thuế GTGT đầu vào của số hàng này không được khấu trừ.
Nợ TK 641: Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí
Có TK 1331: Thuế GTGT không được khấu trừ
III- Tổ chức hệ thống số sách hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin trên thế giới hết sức phát triển. Việc áp dụng máy vi tính để làm công tác kế toán đã không còn xa lạ ở những nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện việc cung cấp thông tin, lưu trữ thông tin...thì máy tính chưa đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết. Ví dụ như tính trung thực của các sổ sách, không được tẩy xoá, sửa chữa, không mang tính pháp lý. Chính vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay cũng như phần lớn các nước trên thế giới hệ thống sổ sách kế toán vẫn được áp dụng phổ biến. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất áp dụng một trong các hình thức sổ sách kế toán sau:
1-Hình thức nhật ký-sổ cái
Đói với hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên một loại sổ tổng hợp duy nhất là Nhật ký-sổ cái. Hình thức này rất đơn giản, dễ ghi chép nhưng không theo dõi chi tiết được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký - sổ cái
Chứng từ
Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ chi tiết TK
chứng từ gốc 631, 511...
Nhật ký-sổ cái TK Bảng tổng
632, 511, 641, 642, 911 hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2-Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ
Với hình thức này sổ kế toán tổng hợp trong kế toán xác định kết quả là Nhật ký chứng từ số 8. Trên đó phản ánh các bút toán kết chuyển để tính ra lãi, lỗ cuối cùng của doanh nghiệp, làm cơ sở ghi vào nhật ký chứng từ số 10. Đơn vị áp dụng hình thức ghi sổ này sẽ có thể theo dõi hết sức chi tiết các nghiệp vụ kinh tế, phát hiện được những sai sót do sự đối chiếu lẫn nhau. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kế toán thạo nghiệp vụ và làm việc với công việc nhiều hơn.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký - chứng từ
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Bảng kê số Nhật ký chứng Sổ chi tiết TK
8 ,9, 10, 11 từ số 8, ... 632, 511, 131
Sổ cái TK Bảng tổng hợp
632, 641, 642... chi tiết
Báo cáo tài chính
3- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ
Kế toán theo dõi chi tiết việc tiêu thụ thành phẩm ở sổ chi tiết bán hàng, sổ thanh toán với người mua và các sổ chi tiết có liên quan.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ - ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ chi tiết TK
chứng từ gốc 632, 511, 641...
Sổ đăng Chứng từ ghi sổ
ký chứng
từ ghi sổ Bảng tổng hợp
Sổ cái TK 632,... chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo
tài chính
4-Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung
Từ các chứng từ liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán vào sổ nhật ký bán hàng đồng thời vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và các sổ chi tiết có liên quan. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và các định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt khi doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.
Nhược điểm: Chưa theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung Sổ chi tiết TK
632, 511, 641...
Nhật ký Sổ cái TK Bảng tổng hợp
bán hàng 632, 511, 641... chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Phần II
Thực tế tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên doanh happytext việt nam
i. Khái quát chung về Công ty liên doanh Happytext Việt Nam
1-qúa trình hình thành và phát triển Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
Tên giao dịch:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty liên doanh.
Cơ quan quản lý cấp trên: Sở công nghiệp Hà Nam.
Trụ sở giao dịch:
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu.
Công ty liên doanh Happytext Việt Nam mà tiền thân của nó là Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bắc Hà, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nam hoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo quyết định số 1194 và theo giấy phép kinh doanh số 820 ngày 12/8/1996 của Sở kế hoạch Hà Nam thì tháng 8 năm 1996, Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Bắc Hà chính thức ra đời .Khi đó Công ty có tên đối ngoại là Bắc Hà Import-Export Company. Khi được thành lập, Công ty có xí nghiệp may 1 và các phòng ban chức năng có trụ sở tại xã Thanh Hà huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, với chức năng sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu, xuất khẩu hàng thêu ren, xuất khẩu trực tiếp.
Cơ sở vật chất ban đầu của Công ty rất đơn sơ, bao gồm một dãy nhà cấp 4, nhà kho và một số máy móc thiết bị: máy khâu, bàn là, máy chữ...Trải qua bao khó khăn thử thách vừa tiến hành sản xuất, vừa xây dựng, Công ty đã đầu tư vốn để nâng cấp mở rộng cơ sở sản xuất thành một công ty sản xuất có đầy đủ các thiết bị sản xuất được bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên để phù hợp với nhu cầu sản xuất và bố trí lại nhà kho cho phù hợp, thuận tiện cho việc nhập cũng như xuất hàng. Trên cơ sở tạo đà phát triển, Công ty đã mua sắm 100% máy may công nghiệp, máy may thùa khuy đính cúc, máy vắt sổ, máy đột dập, máy cắt, máy là...với số vốn đáng kể. Vì thế ngay từ khi ra đời, Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho 371 cán bộ công nhân viên. Hàng năm, Công ty cung cấp cho thị trường Quốc tế hơn 200 000 sản phẩm may mặc và hàng trăm nghìn sản phẩm thêu ren.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Công ty, Công ty đã có điều kiện mở rộng thị trường và tìm đối tác liên doanh. Căn cứ vào tờ trình số 267 TT/CN ngày 25/4/1997 của Sở công nghiệp Nam Hà, được sự đồng ý của Bộ công nghiệp và UBND tỉnh Hà Nam, Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Bắc Hà tiến hành liên kết kinh doanh với nhà máy cơ khí Hà Nam xây dựng xí nghiệp may 2 trên địa bàn thị xã Phủ Lý nhằm tận dụng nguồn nhân lực dồi dào của địa phương.
Tháng 10 năm 1997, xí nghiệp may 2 đi vào hoạt động góp phần nâng sản phẩm may mặc lên 600 000 sản phẩm một năm và tạo việc làm cho trên 700 lao động. Xí nghiệp may 2 ra đời là một bước phát triển nhảy vọt của Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Bắc Hà và Công ty đã được đổi tên thành Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ đó đòi hỏi Công ty không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Tháng 9 năm 2003, xí nghiệp may 3 đã đi vào khởi công xây dựng trên địa bàn thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Dự định đầu tháng 6 năm 2004, xí nghiệp may 3 sẽ đi vào sử dụng, thu hút khoảng trên 500 lao động và góp phần nâng tổng sản phẩm may mặc của Công ty lên trên 1 000 000 sản phẩm mỗi năm.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình của Công ty trong 3 năm gần đây (2001-2002-2003)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm qua
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Mã số 2001 2002 2003
1 Tổng doanh thu 01 70 098 562,5 77 222 774 82 368 395,51
2 Các khoản giảm trừ 03 102 19 700 21 830
3 Doanh thu thuần 10 70 088 362,5 77 203 074 82346 565,51
4 Gía vốn hàng bán 11 68 335 741 75 100 057 79 691 767,01
5 Lợi nhuận gộp 20 1 752 621,5 2 103 017 2 654 798,5
6 Chi phí bán hàng 21 470 200 550 969,09 725 357
7 Chi phí QLDN 22 373 210 517 297 699 795
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 909 211,51023 750,01 1 229 646,5
9 Thu nhập từ HĐTC 31 - - -
10 Chi phí HĐTC 32 - - -
11 Lợi nhuận từ HĐTC 40 - - -
12 Các khoản thu nhập BT 41 - 120 370,264 171 300
13 Thu nhập BT 42 - 107 200 162 000
14 Lợi nhuận BT 50 - 13 170,264 9 300
15 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 909 211,51047 920,274 1 238 946,5
16 Thuế TNDN phải nộp 70 290 947,68 335 334,488 396 462,88
17 Lợi nhuận sau thuế 80 618 263,82 712 585,786 842 483,62
Sau gần 10 năm phấn đấu, với sự nỗ lực đi lên bằng năng lực của chính mình, Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với thành tích đó, Công ty Happytext Việt Nam đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng. Công ty liên doanh Happytext Việt Nam thực sự là một trong những đơn vị mạnh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2- Đặc điểm, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty
2.1-Quy trình công nghệ
2.1.1- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Thành phẩm sản xuất ra đặc biệt là hàng xuất khẩu phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng, đúng thời gian quy định, mẫu mã, chủng loại.
Như vậy, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn như : cắt, may, là, đóng gói... Riêng đối với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua nhiều giai đoạn giặt mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ.
Ta có thể thấy được quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên Nhà cắt Nhà may Thêu
vật Trải vải giáp mẫu May cổ may tay Giặt
liệu đánh số cắt Ghép thành phẩm mài
(vải) nhập kho nhà cắt
Là
KCS
Phân xưởng hoàn
thành đóng gói,
đóng kiện
Nhập kho
2.1.2-Đặc điểm tổ chức sản xuất
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói... bằng các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng với một số lượng sản phẩm tương đối lớn. Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là vải với một số lượng nguyên phụ liệu như cúc, khuy, khoá...Tính chất sản xuất của các loại hàng trong Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty.
Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đã tổ chức 2 xí nghiệp may chính phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Chức năng sản xuất của các xí nghiệp là như nhau. Trong mỗi xí nghiệp may lại chia thành các tổ sản xuất như: tổ cắt, tổ may, tổ là, tổ đóng gói (tổ hoàn thành).
+Tổ cắt: Bộ phận kỹ thuật của phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ giác mẫu theo đơn đặt hàng. Mẫu sau khi được thiết kế theo đơn đặt hàng được chuyển cho tổ cắt. Tổ cắt có nhiệm vụ cắt trên máy công nghiệp theo đúng mẫu đề ra.
+Tổ may: Tiếp nhận sản phẩm của tổ cắt và tiến hành công đoạn may các sản phẩm. Thông thường xí nghiệp duy trì 6 tổ may ở mỗi xí nghiệp.
+Tổ là: Các sản phẩm sau khi may song được chuyển cho bộ phận hoàn thiện để hoàn thành nốt các công đoạn cuối trước khi tiến hành là ủi.
+Tổ đóng gói: Có trách nhiệm đóng gói các sản phẩm nhận từ bộ phận trực tiếp may và tiến hành giao nộp vào kho thành phẩm sau khi được kiểm tra lần cuối về mặt kỹ thuật.
Để phục vụ cho qúa trình may mặc sản phẩm, Công ty còn có các bộ phận phục vụ sản xuất như: điện, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Ngoài ra để quản lý tốt về mặt lao động thúc đẩy chuyên môn hoá, mỗi tổ được bố trí từ 40-50 công nhân được chia thành 3 - 4 truyền may.
3-Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Các hoạt động sản xuất được tổ chức, quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự giám sát và quản lý trực tiếp là các quản đốc phân xưởng. Các kế hoạch sản xuất và các kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, lao động, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị được lập chi tiết theo từng tháng. Trên cơ sở các đơn đặt hàng có sự theo dõi so sánh giữa kế hoạch với kết quả thực tế, theo dõi những nguyên nhân gây ra sai hỏng hoặc ngừng sản xuất, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và chất lượng là người quản lý gián tiếp, thường xuyên xuống các phân xưởng này để kiểm tra tình hình sản xuất ở đây.
Công ty có 2 xí nghiệp sản xuất là xí nghiệp may 1 và xí nghiệp may 2, phân xưởng hoàn thành và hệ thống kho hàng.
-Xí nghiệp may 1 và 2 có chức năng sản xuất là như nhau. Hai xí nghiệp may này sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là vải đề sản xuất ra các sản phẩm may mặc công nghiệp như là áo khoác 2 lớp, áo khoác 3 lớp, áo Jacket, quần Jeans...
-Phân xưởng hoàn thành gồm các khâu: sửa, đo, đóng gói và nhập khẩu.
-Hệ thống kho hàng bao gồm: kho nguyên vật liệu (kho vải), kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho vật tư phụ tùng. Nhìn chung các kho của Công ty còn rất chật hẹp. Các trang thiết bị như: quạt thông gió, máy ẩm độ, hệ thống giá kê...còn thiếu. Do đó, thiếu vải dự trữ trong những tháng trái vụ, không dự trữ nguyên vật liệu trong những thời điểm giá xuống thấp vẫn còn xảy ra trong Công ty, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của Công ty.
Thực tế cho thấy, hoạt động của các phân xưởng không đều giữa các tháng trong năm. Vào vụ, các xí nghiệp phải tăng cường độ làm việc, đến những tháng trái vụ tiến độ sản xuất giảm xuống, máy hoạt động không hết công suất hoặc không hoạt động, thời gian ngừng máy nhiều. Sở dĩ như vậy là do Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, quy mô đặt hàng nhỏ không phù hợp với khả năng sản xuất của Công ty. Mặt khác, sản phẩm của Công ty lại mang tính mùa vụ và luôn biến động theo thị hiếu người tiêu dùng nên hiện tượng trên là không thể tránh khỏi.
Các mặt hàng sản xuất của Công ty rất đa dạng và phong phú, nhiều chủng loại, mẫu mã. Những sản phẩm nổi bật của Công ty có thể kể đó là áo Jacket, áo khoác 2 lớp, áo khoác 3 lớp, áo sơ mi nam...sản lượng ._.iều, nhưng chỉ với số cán bộ kế toán là 6 người. Như vậy, gánh nặng công việc đối với mỗi cán bộ kế toán là quá lớn, có thể gây nên tình trạng nhầm lẫn trong công tác.
-Trước mắt, xí nghiệp 3 của Công ty đang hoàn thành, chưa tiến hành sản xuất nên Công ty bố trí một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi vấn đề này. Nhưng sang tháng 6, khi xí nghiệp này thực sự hoàn thành và đi vào hoạt động thì một nhân viên kế toán không thể đảm nhiệm hết công việc phát sinh.
2- về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam
Thứ nhất: Về công tác tổ chức bán hàng và công tác quản lý bán hàng ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
Đây thực sự la một ưu điểm của Công ty.
Để kích thích quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đến với Công ty, Công ty lên doanh Happytext Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó chủ yếu là thanh toán tiền ngay và trả chậm. Đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được giảm giá, hàng kém phẩm chất có thể được trả lại. Đối với đại lý, hình thức thanh toán là định kỳ bán được bao nhiêu hàng trả tiền bấy nhiêu, nếu không bán được hàng Công ty chấp nhận việc trả lại của các đại lý. Với các đại lý hợp đồng dài hạn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên như hưởng % hoa hồng cao và có thưởng nếu bán được nhiều hàng. Công ty liên doanh Happytext Việt Nam rất coi trọng thị trường nội địa vì đây là thị trường rộng lớn, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp khác. Nếu như thị phần của Công ty chiếm được nhiều thị trường này thì có thể thì nó nâng cao đáng kể được doanh thu bán hàng trong kỳ. Chính vì vậy, Công ty luôn quan tâm đến các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng như giảm giá hàng bán, chấp nhận hàng kém phẩm chất, sai quy cách bị trả lại... Việc này xét về phương diện một đơn vị thành phẩm thì sẽ giảm lợi nhuận nhưng xét trên tổng thể thì nó làm tăng khoản lợi tức cho doanh nghiệp.
Về công tác quản lý doanh thu bán hàng Công ty đặc biệt chú trọng về quy cách, phẩm chất sản phẩm, về khối lượng thành phẩm xuất bán và về giá cả. Với phương trâm kinh doanh "lấy chữ tín làm đầu, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải cách mẫu mã", Công ty liên doanh Happytext Việt Nam luôn có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai: Về kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu.
Ưu điểm:
-Về chứng từ kế toán sử dụng phù hợp với chế độ kế toán và thực trạng của Công ty. Việc thay đổi không viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho khi trả hàng gia công hay xuất bán trực tiếp kể từ ngày 1/1/1999 phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
-Công ty liên doanh Happytext Việt Nam có quy mô lớn, phát sinh nhiều nghiệp vụ. Ngoài hai hoạt động chủ yếu là bán hàng nội địa và xuất trả hàng gia công, Công ty còn tận dụng bông, vải thừa..., bán vật liệu cho một số khách hàng và bán vỏ bao bì cho các Công ty khác. Với một khối lượng lớn và phức tạp các hoạt động như vậy, việc theo dõi cho từng khách hoạt động là rất cần thiết. Nhìn vào sổ chi tiết doanh thu mở cho từng khách hàng, TK 511 bao gồm có: TK 5111, TK 5112, TK 5113, TK 5114, TK 5115 các nhà quản lý có thể nắm bắt được thực trạng của Công ty trong từng lĩnh vực, từ đó có biện pháp và phương hướng giải quyết cho phù hợp.
-Khi có các nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán vừa phản ánh vào sổ chi tiết bán hàng vừa phản ánh vào sổ chi tiết thuế. Với phương pháp ghi chép đầy đủ và khoa học như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các bước hạch toán sau này, như là việc lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoa dịch vụ bán ra vào cuối quý để kê khai nộp thuế.
-Công ty liên doanh Happytext Việt Nam có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tình hình thanh toán tương đối phức tạp, nhưng Công ty đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ bằng công cụ kế toán cụ thể. Đó là Công ty đã mở sổ chi tiết "Phải thu của khách hàng" đến từng khách hàng riêng biệt. Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết TK 131 để lập bảng kê số 11 nhằm thâu tóm toàn bộ tình hình thanh toán của các khách hàng. Việc làm này rất hợp lý, nó phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu theo dõi công nợ của Công ty.
-Do Công ty có nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau, đồng thời khi tiêu thụ chúng được viết chung trên một hoá đơn theo từng lần mua của khách hàng. Do vậy, để đơn giản trong cách ghi chép và tránh cồng kềnh về sổ sách, kế toán đã ghi sổ chi tiết bán hàng theo từng chứng từ với tổng giá bán của tất cả các mặt hàng trên cùng một hóa đơn. Điều này là khoa học và hợp lý vì Công ty không tính lỗ lãi đến từng thứ thành phẩm mà tính chung cho toàn bộ lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
-Trong nghiệp vụ bán hàng nội địa tại Công ty chủ yếu là thông qua các đại lý. Vì vậy, Công ty đã bố trí riêng một kế toán chuyên theo dõi việc bán hàng của các đại lý, vì việc bán hàng của các đại lý diễn ra thường xuyên, liên tục và rất phức tạp, khách hàng bán đến đâu thanh toán luôn đến đó, còn lại có thể trả cho Công ty. Chính nhờ vậy mà các thông tin cần thiết về đại lý luôn được cung cấp đầy đủ, kịp thời, giúp cho kế toán doanh thu và xác định kết quả giảm được khối lượng công việc để tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ bán hàng khác. Như vậy, công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tránh chồng chất công việc, hạn chế được sai sót.
Về tồn tại:
-Đối với các đại lý, để theo dõi chặt chẽ tình hình của các đại lý, kế toán "hàng gửi đại lý" đã lập bảng theo dõi từng đại lý. Song trong bảng này, cột thanh toán chỉ ghi tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT, như vậy sẽ khó theo dõi doanh thu của các đại lý và các khoản thuế GTG.
-Tại Công ty, khi phát sinh các khoản làm giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì cuối quý, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tập hợp trực tiếp vào bảng tổng hợp tiêu thụ , rồi từ đó vào bảng tổng hợp TK. Với việc hạch toán như vậy là không chi tiết, chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Mặt khác, công việc hạch toán lại dồn vào cuối quý có thể gây ứ đọng công việc, hiệu quả không cao.
-Do Công ty áp dụng giá bán động, tuỳ từng khách hàng và thời điểm mua hàng mà giá bán khác nhau, nên trong thực tế có những trường hợp Công ty thay đổi giá bán vào thời điểm cuối tháng, ghi theo giá tạm tính nhưng khách hàng chưa chấp nhận và không phản hồi ngay trong tháng. Công ty đã hạch toán vào doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra của các sản phẩm tiêu thụ trong tháng. Việc giải quyết phần chênh lệch là rất khó khăn, không thể huỷ hoá đơn bán hàng, huỷ kê khai thuế, đồng thời cũng không hạch toán vào khoản giảm giá được vì không phải do chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp này, thường Công ty hạch toán vào TK 531-hàng bán bị trả lại. Do vậy TK 531- hàng bán bị trả lại được sử dụng ở Công ty không phản ánh đúng thực chất nội dung của nó.
Thứ ba: Về kế toán giá vốn hàng bán:
Ưu điểm:
- Để phản ánh giá vốn hàng xuất bán, kế toán căn cứ vào bảng cân đối nhập-xuất-tồn thành phẩm và bảng cân đối nhập xuất tồn TK 157. Trong đó, bảng cân đối nhập xuất tồn TK 157 được theo dõi riêng bởi một kế toán nên tương đối rõ ràng, chính xác, luôn cung cấp kịp thời thông tin cần thiết để xác định kết quả bán hàng. Còn trong bảng cân đối nhập xuất tồn thành phẩm, kế toán đã nêu rõ từng chỉ tiêu nhập xuất thành phẩm nguồn gốc từ đâu, do đó nhìn vào bảng này có thể biết được tình hình cụ thể của từng loại hoạt động. Từ đó, giúp cho ban lãnh đạo có biện pháp khai thác nguồn hàng và tìm hiểu từng hoạt động liên quan đến tiêu thụ, xem loại hình nào có khả năng phát triển được để có kế hoạch cho kỳ sau.
Về tồn tại:
-ở cả phòng kế toán và ở kho cùng theo dõi chi tiết nhập, xuất, tồn thành phẩm chỉ trên chỉ tiêu số lượng mà không theo dõi được chỉ tiêu giá trị hàng ngày vì cuối quý, kế toán mới cung cấp giá thành đơn vị thực tế của thành phẩm. Nhưng với một khối lượng lớn các thành phẩm với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau thì việc xác định giá bán hàng ngày quả là khó đối với Công ty.
-Trong bảng cân đối nhập, xuất, tồn thành phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng sử dụng cho các mục đích khác nhau. Mà ở Công ty lại gồm nhiều loại thành phẩm có mục đích sử dụng khác nhau như TK 1551:thành phẩm kho hoàn thành, TK 1552: thành phẩm kho nội địa, TK 1553: thành phẩm tại các cửa hàng. Chính vì vậy, Công ty nên lập bảng cân đối nhập, xuất, tồn thành phẩm cho những loại có cùng mục đích sử dụng.
-Về cách tính giá thành phẩm: Về nguyên tắc, thành phẩm phải được theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên sự biến động cả về mặt số lượng và giá trị. Tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành công xưởng thực tế, thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Song giá thành công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân chỉ được xác định vào cuối tháng. Trong khi đó, các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho diễn ra thường xuyên. Vì vậy, mỗi lần xuất kho tiêu thụ, thành phẩm chỉ được theo dõi về mặt lượng, còn không phản ánh được trị giá thành phẩm xuất kho.
Thứ tư: Kế toán chi phí bán hàng, chi phí QLDN.
Ưu điểm:
-ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, các chi phí bán hàng, chi phí QLDN phát sinh rất lớn nên kế toán mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại. Đồng thời, với những khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN được chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng sẽ được mở riêng để theo dõi vì khối lượng phát sinh trong kỳ rất lớn.
Tồn tại:
-Công ty không phân bổ chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho từng loại thành phẩm, không tính được kết quả lỗ lãi để từng thứ thành phẩm mà kết chuyển hết sang TK 911 để tính kết quả vào cuối quý.
-Việc lập đồng thời cả bảng kê số 5 và bảng tổng hợp chi phí là không cần thiết vì như vậy sẽ dẫn đến sự trùng lắp.
Thứ năm: Về việc trích lập dự phòng
Tồn tại:
Tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam có một tài khoản "Phải thu của khách hàng" rất lớn, chiếm khoảng 65% doanh thu bán hàng của Công ty. Theo chế độ quy định, để tránh những rủi ro, tổn thất có thế xảy ra trong trường hợp nợ khó đòi, doanh thu được phép lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong thực tế, Công ty không trích lập dự phòng. Do vậy, khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán thì Công ty không có khoản bù đắp, tổn thất sẽ rất lớn.
Thứ sáu: Kế toán xác định kết quả bán hàng.
Ưu điểm:
-Kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty nhìn chung tuân thủ đúng theo chế độ kế toán hiện hành quy định về việc mở sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ..., về việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả bán hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác về kết quả bán hàng theo định kỳ.
Về tồn tại:
- Hiện nay, việc xác định kết quả bán hàng của Công ty được kế toán tập hợp từ các NKCT, bảng tổng hợp liên quan để ghi sổ cái TK 911, như vậy Công ty chưa mở sổ theo dõi kết quả bán hàng một cách chi tiết.
-Về hình thức sổ nhật ký chứng từ, chỉ phù hợp về kế toán thủ công. Sử dụng nhiều bảng biểu phức tạp.
II Sự cần thiết phải hoàn thiện
Những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để có thể tồn tại và phát triển bằng chính thực lực cuả mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm thị trường tiêu thụ, tự bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh... để tự khảng định được vị thế của mình trên thương trường. Muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng phải ngày càng được củng cố, hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế-tài chính . Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp khác, tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán bên cạnh những ưu điểm còn có một số hạn chế nhất định. Yêu cầu của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ nói riêng là phải phản ánh chính xác các thông tin kinh tế-tài chính. Cung cấp cho ban lãnh đạo Công ty, cho các cơ quan quản lý và các bên liên quan những thông tin đúng đắn và hữu ích. Trước kia, trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, Công ty được Nhà nước giao chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất. Từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thị trường đầu ra, tiêu thụ sảm phẩm đều được Nhà nước đảm nhận. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty có quyền chủ động trong kinh doanh theo phương thức thanh toán độc lập, lấy thu bù chi, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản mọi hoạt động của mình. Công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Nếu không có một hệ thống kế toán hoàn thiện, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, thì ban lãnh đạo sẽ không có được thông tin chính xác để giúp họ ra những quyết định đúng đắn, Nhà nứơc sẽ không nắm bắt được tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, các doanh nghiệp khác có mối quan hệ với Công ty sẽ không biết được khả năng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng để đưa ra quyết định cho vay, đầu tư...Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là một trong các yêu cầu cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp.
III-Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tiêu hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên doanh Happytext Việt nam
Có thể nói, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác kế toán còn một số những mặt hạn chế. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng.
Với tư cách là một sinh viên với trình độ nhận thức và hiểu biết về thực tế có hạn, trong thời gian thực tập tại Công ty, qua tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty.
Một là: Đối với các đại lý, trong bảng theo dõi từng đại lý, kế toán nên lập thêm cột thuế GTGT và cột doanh thu tách riêng. Cụ thể như sau:
Bảng số 3.1
đại lý hiệp kh-quý i/2004
S TT
Diễn giải
Thanh toán
15/1
15/2
SL
Doanh thu
Thuế GTGT
Tổng thành tiền
5524
5549
1
Quần âu QA55
25
25
2 045 500
204 550
2 250 000
2
Sơ mi seiden dài tay
90
90
5 318 000
531 800
5 850 000
...
3
Aó 3 lớp MF nữ
25
25
3 409 000
340 900
3 750 000
4
Aó Jacket 02/99
5
5
8 181 000
818 100
9 000 000
...
Tổng cộng
145
145
11 591 000
1 159 100
12 750 000
Hai là: Khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán nên hạch toán luôn vào " Sổ chi tiết bán hàng" phần giảm doanh thu, cuối quý, lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp tiêu thụ và bảng tổng hợp TK.
Ba là: ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đã lập đồng thời cả bảng tổng hợp chi phí bán hàng, bảng tập hợp chi phí QLDN và bảng kê số 5. Theo em đây là việc làm không cần thiết. Hai bảng này đều có nội dung kinh tế tương tự giống nhau, mà hơn nữa cả hai việc đều tiến hành vào cuối quý nên sẽ làm tăng công việc cho kế toán. Vì vậy theo em Công ty nên bỏ Bảng tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN, kế toán chỉ cần lập bảng kê số 5-" Chi phí bán hàng, chi phí QLDN". Với việc làm như vậy thì sẽ tạo cho hệ thống sổ sách kế toán của Công ty được khoa học và hợp lý hơn
Bốn là: Hiện nay, việc xác định kết quả bán hàng của Công ty được kế toán tập hợp trực tiếp từ các NKCT và các bảng tổng hợp liên quan để ghi ngay vào sổ cái TK 911. Theo em, để thuận tiện cho việc hạch toán tránh sai sót, nhầm lẫn khi tổng hợp số liệu thì trước khi vào sổ cái, Công ty nên mở sổ chi tiết TK 911 (Bảng 3.2)
Căn cứ ghi sổ chi tiết TK 911:
-Căn cứ vào bảng cân đối nhập, xuất, tồn thành phẩm và bảng cân đối TK 157 và các sổ kế toán, bảng tổng hợp liên quan kế toán ghi vào phần ghi nợ TK 911, ghi có TK 632, 642, 641.
-Số liệu để ghi có TK 911, ghi nợ TK 511 được lấy từ các bảng tổng hợp các TK.
-Cột ghi nợ TK 911, ghi có TK 421 phản ánh lợi nhuận bán hàng trước thuế của Công ty.
Năm là: Công ty cần trang bị thêm máy vi tính, phần mềm máy vi tính để cơ giới hoá công việc, theo kịp tiến độ hiện đại hoá của đất nước, đáp ứng trình độ vận dụng kiến thức của nhân viên , tránh trường hợp xử lý thông tin một cách thủ công, số lượng sổ sách cồng kềnh, mất thời gian, không cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về các hoạt động kinh tế diễn ra trong Công ty.
Sáu là: Công ty cần phải bố trí, sắp xếp lại khối lượng công việc cho phù hợp với mỗi nhân viên kế toán, tránh tình trạng mất cân đối về thời gian, sổ sách giữa các nhân viên, đảm bảo việc phản ánh thông tin một cách kịp thời có hiệu quả, tránh dồn dập việc quyết toán vào cuối quý.
Bảy là: Công ty nên tuyển thêm nhân viên kế toán bởi với lượng công việc kế toán lớn như vậy mà chỉ có 6 cán bộ thì khối lượng công việc mỗi người phải đảm trách là qua lớn, không đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của các nhân viên.
Tám là: Về việc sử dụng TK kế toán và ghi nhận doanh thu bán hàng. Theo như trình bày ở trên, mọi trường hợp xuất kho có hoá đơn GTGT đều được coi là tiêu thụ, khi đó kế toán ghi luôn bút toán ghi nhận doanh thu. Theo em như vậy là chưa thật phù hợp. Nếu trong trường hợp giao nhận hàng bán cho khách hàng ngay tại kho của Công ty, Công ty chỉ được thực hiện vận chuyển hộ khách hàng thì có thể coi như hàng đã tiêu thụ và có thể ghi các bút toán ghi nhận doanh thu. Còn trong trường hợp thành phẩm không được giao tại kho của Công ty khi xuất bán, mà được vận chuyển đến địa điểm giao nhận khác, rồi mới giao cho đại diện của khách hàng. Lúc này, khi hàng xuất khỏi kho của Công ty nhưng chưa giao cho khách hàng nên chưa được coi là tiêu thụ. Kế toán không được phản ánh doanh thu ngay. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì thứ nhất, hàng thực chất chưa giao, thứ hai, vận chuyển đến địa điểm giao hàng phải mất nhiều ngày, mức rủi ro cao. Theo em, trong trường hợp giao hàng tại các địa điểm xa, chưa nên coi là đã tiêu thụ ngay sau khi xuất kho. Để đề phòng rủi ro, khi hàng xuất kho nên viết "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ", đồng thời phải sử dụng tài khoản 157 "Hàng gửi bán" để theo dõi số hàng này. Khi đó, kế toán ghi bút toán ghi nhận hàng xuất kho:
Nợ TK 157
Có TK 155
Chỉ khi khách hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì viết hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu. Có như vậy mới phản ánh đúng số lượng và chất lượng hàng xuất bán.
Bảng số 3.2
sổ chi tiết tk 911
QUý I/20045
STT
Diễn giải
Ghi nợ TK 911, ghi có TK
Ghi có TK 911, ghi nợ TK
632
641
642
421
Cộng nợ TK 911
511
Cộng có 911
1
Gía vốn hàng bán
46 587 798 459
2
Chi phí bán hàng
2 184 869 749
3
Chi phí QLDN
2 149 575 105
4
Lợi nhuận bán hàng
1 978 437 927
5
Doanh thu thuần
52 900 681 240
Cộng
52 900 681 240
52 900 681 240
Chín là: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Do đặc điểm của Công ty luôn có số phải thu của khách hàng lớn nên để đề phòng những rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho Công ty khi có khách hàng không có khả năng thanh toán, Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi. Có như vậy, Công ty mới có thể chủ động hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi. Căn cứ vào thực tế khả năng trả nợ được xác đinh bằng một trong các cách sau để tính dự phòng nợ phải thu khó đòi lập cho niên độ sau:
-Cách 1: Có thể ước tình tỷ lên nợ phải thu khó đòi trên tổng số bán chịu
Số DF phải thu cần Doanh số Tỷlệ phải thu khó
lập cho niên độ tới = bán chịu x đòi ước tính.
-Cách 2: Dựa vào sổ chi tiết thanh toán với người mua của từng khách hàng phân loại theo từng thời hạn thu hồi nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ, doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng kể cả bằng phương pháp xác minh, xác định số dự phòng cần lập theo % số khó thu.
Số DF cần lập = Số nợ phải thu của x Tỷ lệ không thu được ước
cho niên độ tới khách hàng đáng ngờ tính ở khách hàng đáng ngờ
TK hạch toán: Công ty sử dụng TK 139 để theo dõi khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
TK 131, 138 TK 139 TK 642
Số thiệt hại do nợ khó đòi không Trích lập DF phải thu khó đòi
đòi được đã xử lý xoá sổ vào cuối niên độ kế tóan
TK 711 TK 111, 112
Thu hồi được nợ Hoàn nhập DF phải thu khó
đòi (cuối niên độ)
Theo em, Công ty nên lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo cách hai, đơn giản và hợp lý hơn.
VD: Đối với các khoản nợ phải thu của Công ty Nam Hùng là:
334 956 077 đ, dự đoán khả năng thanh toán là 75%, kế toán sẽ tính ra số dự phòng như sau:
Số dự phòng cần lập cho niên độ tới:
334 956 077 x 15% = 50 243 411,55 đ
Kế toán định khoản nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 6426: 50 243 411,55
Có TK 139: 50 243 411,55
Mười là: Về công tác tăng cường tiêu thụ sản phẩm:
-Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Muốn sản phẩm sản xuất tạo ra được thế cạnh tranh trên thị trường thì trước hết, Công ty phải phân tích nghiên cứu được chu kỳ sống của sản phẩm do mình sản xuất, so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Từ đó đề ra được những chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo giữ uy tín với khách hàng. Đồng thời kết hợp với việc hạ giá thành sản phẩm bằng cách tìm nguồn cung ứng nguyên liệu rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, chú ý đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất...
-Mặt khác, để sản phẩm có thể được quảng bá rộng rãi và tăng khả năng cạnh tranh rộng rãi trên thị trường, Công ty phải duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua các đợt tiếp xúc trực tiếp được tổ chức một cách thường xuyên, có hệ thống để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Ngoài ra, Công ty còn phải có biện pháp khuyến khích thoả đáng nhiều hơn nữa đối với các khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn, hoặc đối với các khách hàng thanh toán tiền nhanh, trước thời hạn quy định để tăng vòng quay của vốn kinh doanh.
Kết luận
Những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước, các doanh nghiệp thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động để hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Đồng thời, phải tự mình tìm các nguồn vốn, tự bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh sao cho đạt hiệu quả nhất. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sụ trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải vận dụng một các linh hoạt, sáng tạo và hợp lý vào thực tiễn, để công tác kế toán phát huy hết vai trò trong quá trình quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thanh Quý và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng Tài vụ của Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác tiêu thụ. Qua đó, em đã nhận thấy được những mặt mạnh của Công ty cần phát huy và một số vấ đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những vấn đề còn chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp, với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam.
Do thời gian thực tập có hạn và hiểu biết về thực tế còn hạn chế, nên các vấn đề đưa ra trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và những người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2004.
Sinh viên
Vũ Thị Huệ
Tài liệu tham khảo
Kế toán các doanh nghiệp sản xuất _ Nhà xuất bản Thống kê
Quản trị sản xuất_ Nhà xuất bản Thống kê
Phân tích hoạt động kinh doanh _ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân _ Nhà xuất bản Thống kê
Hệ thống kế toán doanh nghiệp _ Nhà xuất bản Tài chính
Sơ đồ hướng dẫn kế toán doanh nghiệp _ Nhà xuất bản Tài chính
Luật kế toán _ Nhà xuất bản Tài chính
Kế toán tài chính doanh nghiệp _ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân _ Nhà xuất bản Thống kê
Kế toán tài chính doanh nghiệp _ Trường Đại học Tài chính kế toán.
Quản trị kinh doanh _ Trường Đại học Mở Hà Nội _ Nhà xuất bản Thống kê
Quản trị doanh nghiệp thương mại _ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân _ Nhà xuất bản Thống kê
Thông lệ kế toán quốc tế và kế toán doanh nghiệp _ Học viện Tài chính _ Nhà xuất bản Tài chính
Lý thuyết hạch toán kế toán _ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân _ Nhà xuất bản Thống kê.
mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
phần i: cơ sở lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3
i-tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất 3
1-Tiêu thụ thành phẩm 3
1.1-Khái niệm thành phẩm 3
1.2-Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm 4
1.3-Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ thành phẩm 4
2-Xác định kết quả tiêu thụ 5
2.1-Khái niệm 5
2.2-Vai trò của việc xác định kết quả tiêu thụ 7
3-Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 7
3.1-Đối với quá trình tiêu thụ 7
3.2-Đối với quá trình xác định kết quả tiêu thụ 8
4-ý nghĩa, nhiệm vụ tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất 8
II-HạCH TOáN TIÊU THụ Và XáC ĐịNH KếT QUả TIÊU THụ 10
1-Hạch toán giá vốn hàng bán 10
1.1-Khái niệm giá vốn hàng bán 10
1.2-Các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho 10
1.3-Phương pháp hạch toán 14
2-Hạch toán doanh thu bán hàng 16
2.1-Khái niệm doanh thu và doanh thu thuần 16
2.2-Hạch toán giảm giá hàng bán 17
2.3-Hạch toán hàng bán bị trả lại 18
2.4-Hạch toán chiết khấu thương mại 19
2.5-Hạch toán các khoản thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 20
2.6-Hạch toán doanh thu 22
3-Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm 24
3.1-Hạch toán chi phí bán hàng 24
3.2-Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
3.3-Xác định kết quả của hoạt động kinh doanh 28
4-Các phương pháp tiêu thụ 31
4.1-Phương pháp tiêu thụ trực tiếp 31
4.2-Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận 31
4.3-Phương thức tiêu thụ đại lý 32
4.4-Phương thức bán hàng trả góp 34
4.5-Phương thức tiêu thụ nội bộ 35
4.6-Phương thức hàng đổi hàng 36
4.7-Các phương pháp được coi là tiêu thụ khác 37
III-Tổ CHứC Hệ THốNG Sổ SáCH HạCH TOáN TIÊU THụ Và XáC ĐịNH KếT QUả TIÊU THụ THàNH PHẩM 38
1-hình thức nhật ký-sổ cái 38
2-Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký-chứng từ 39
3-Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ 40
4-Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung 41
phần ii: thực tế tổ chứ hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh happytext việt nam 42
i-Khái quát chung về Công ty liên doanh happytext việt nam 42
1-Qúa trình hình thành và phát triển Công ty 42
2-Đặc điểm, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty 45
3-Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 47
4-Công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 48
5-Thụ trường tiêu thụ 51
5.1-Nguồn nguyên liệu đầu vào 51
5.2-Thị trường đầu ra tiêu thụ 52
6-Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 52
6.1-Tổ chức bộ máy kế toán 52
6.2-Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách, chứng từ tại Công ty 54
ii-tình hình hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh happytext việt nam 58
1-Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 58
1.1-đặc điểm thành phẩm của Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 58
1.2-Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 58
2-Hạch toán doanh thu tiêu thụ 60
3-Hạch toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 80
3.1-Hạch toán giá vốn hàng bán 80
3.2-Hạch toán chi phí bán hàng 83
3.3-Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 87
4-Hạch toán kết quả tiêu thụ 96
5-Phương pháp hạch toán thuế GTGT 99
PHầN III: HOàN THIệN CÔNG TáC Kế TOáN TIÊU THụ THàNH PHẩM Và XáC ĐịNH KếT QUả TIÊU THụ THàNH PHẩM TạI CÔNG TY LIÊN DOANH HAPPYTEXT VIệT NAM 101
I-NHậN XéT CHUNG Về CÔNG TáC Kế TOáN TIÊU THụ THàNH PHẩM Và XáC ĐịNH KếT QUả TIÊU THụ ở CÔNG TY LIÊN DOANH HAPPYTEXT VIệT NAM 102
1-về công tác kế toán nói chung 102
2-Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 105
ii-sự cần thiết phải hoàn thiện 111
iii-một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh happytext việt nam 112
kết luận 119
Tài liệu tham khảo 121
giả thích các từ viết tắt
- TSCĐ : Tài sản cố định
- NGTSCĐHH : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
- VAT : Thuế giá trị gia tăng đầu vào
- TK : Tài khoản
- NVL : Nguyên vật liệu
- CCDC : Công cụ dụng cụ
- CPBH : Chi phí bán hàng
- QLDN : Quản lý doanh nghiệp
- NV : Nhân viên
- DP : Dự phòng
- TC : Tài chính
- GTGT : Thuế giá trị gia tăng
- TP : Thành phẩm
- KQKD : Kết quả kinh doan
- TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
- DN : Doanh nghiệp
- HĐKD : Hoạt động kinh doanh
- HĐTC : Hoạt động tài chính
- TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
- BT : Bất thường
- SH : Số hiệu
- NT : Ngày tháng
- UBND : Uỷ ban nhân dân.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36178.doc