Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội

Lời mở đầu Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong một quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của công ty, tiêu thụ thành phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, thông tin về hoạt động tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm cần phải được cung cấp một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời để ban giám đốc của công ty có được những quyết định đúng đắn về kế hoạch

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ, về phương án đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Đó chính là chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Mặt khác, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội, em đã có thời gian được tiếp xúc với công tác kế toán, mà cụ thể là kế toán tiêu thụ, em nhận thấy vẫn còn một số tồn tại trong công tác kế toán về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội” cho báo cáo thực tập của mình. Nội dung báo cáo thực tập của em chia làm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Chương II: Thực tế công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Do hạn chế về mặt thời gian cũng như thiếu kinh nghiệm trong công tác thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý từ phía thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Oanh- giáo viên hướng dẫn báo cáo đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trước năm 1945, tiền thân của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội là một cơ sở sản xuất do một Việt Kiều Trung Quốc đảm nhiêm tại 96 Trần Hưng Đạo. Đến tháng 9 năm 1945, Hà Nội được giải phóng, cơ sở bánh kẹo 96 Trần Hưng Đạo được Nhà nước thu hồi và quản lý. Đến tháng 11 năm 1996, Xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị trở thành đơn vị trực thuộc tổng công ty thực phẩm miền Bắc – Bộ Thương Mại, mọi hạch toán kinh doanh của xí nghiệp đều phụ thuộc vào công ty thực phẩm miền Bắc. Trong thời gian này, Giám đốc công ty thực phẩm miền Bắc đã quyết định điều chuyển toàn bộ vốn tự có của xí nghiệp về công ty, 3000m2 trên tổng số 7.200m2 đất gồm toàn bộ vốn tự có của xí nghiệp để chuyển cho xí nghiệp khác. Trải qua một thời kỳ vận hành khá lâu, để phù hợp với xu thế chung của đất nước thì đầu năm 1996, xí nghiệp xin được cổ phần hoá. Đến 1/1/2001, công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần với đầy đủ tư cách pháp nhân, độc lập về kinh tế, tự chủ về tài chính. Hiện nay, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội đặt trụ sở tại 23 Lạc Trung-Hai Bà Trưng-Hà Nội với quy mô sản xuất đã được mở rộng hơn rất nhiều. Để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bánh kẹo trong nước cũng như sự tin dùng của người tiêu dùng, công ty đã không ngừng tìm tòi, phát triển, khai thác các mặt hàng bánh kẹo bằng việc đổi mới và thái độ phục vụ khách hàng, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên và chămlo chu đáo tới đời sống cho người lao động, nhằm cung cấp được nhất những mặt hàng chất lượng nhất tới khách hàng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Là một công ty cổ phần hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại công ty phải trả lời 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Do đó, chức năng hoạt động của công ty được xác định là : quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bánh kẹo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhằm cung cấp sản phẩm bánh kẹo như: bánh kem xốp, bánh hoa quả, bánh quy, …đáp ứng nhu cầu thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi. -Nghiên cứu nhu cầu thị trường để biết được khả năng tiêu thụ để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất. -Nghiên cứu thị trường cung ứng nguyên vật liệu sản xuất để có kế hoạch dữ trữ tồn kho, nguyên vật liệu thay thế đảm bảo sản xuất liên tục và đáp ứng nhu cầu thị trường. -Luôn đầu tư cải tiến trang thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành mang lại kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao. * Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: Hiện nay, công ty cổ phần có 2 dây chuyền sản xuất chính: một dây chuyền sản xuất bánh quy, một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp. Công ty cũng luôn đầu tư dây chuyền sản xuất, chú trọng an toàn thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ… Mặt khác, một số sản phẩm bánh kẹo mang tính thời vụ như: bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Trung Thu, Tết cổ truyền…nên vào những dịp sản xuất tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ tết, công ty thường thuê thêm khoảng từ 30 đến 40 lao động thời vụ. Do đó, nguồn nhân lực sản xuất của công ty dao động trong khoảng 120 đến 150 lao động. Vì vậy, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị rất chú trọng đến việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ cũng như tay nghề của người lao động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị của công ty. 3. Bộ máy quản lý cuả công ty * Sơ đồ1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, quản lý theo một cấp. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ kinh doanh, công ty đã thiết lập một bộ máy tổ chức, quản lý kinh doanh gọn nhẹ phù hợp. -Chủ tịch hội đồng quản trị là người được trao quyền điều hành mọi hoạt động của công ty và chụi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị. -Ban giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. -Phòng nghiệp vụ kinh doanh: chụi trách nhiệm cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm. -Phòng tài chính-kế toán: có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính phục vụ cho công tác quản lý. -Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, quản lý lao động và tiền lương, theo dõi nhân sự và bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên trong công ty. -Xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và chiếm đa số nguồn nhân lực của công ty. 4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán * Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức kế toán của công ty Theo sơ đồ trên, phòng Tài chính-Kế toán được tổ chức theo quan hệ chỉ đạo giữa cấp trên với cấp dưới và quan hệ phối hợp giữa cấp dưới với nhau. 4.2.Tổ chức công tác kế toán Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đăng ky kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng. Công tác kế toán của đơn vị tổ chức theo quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/2996 của Bộ Tài chính và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính. -Hệ thống chứng từ: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT ngoài ra còn sử dụng chứng từ nội bộ -Hệ thống sổ sách: công ty áp dụng hình thức chứng từ-ghi sổ -Hệ thống TK: sử dụng chủ yếu TK cấp 1,2, mở chi tiết một số TK cấp 2,3 như TK5111, TK5118, TK1551… -Hệ thống báo cáo: gồm báo cáo quản trị, báo cáo kế toán 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Nghị (2005-2006) Đơn vị : triệu đồng TT Chỉ tiêu thực hiện 2005 2006 Chênh lệch(05/06) +/-số tiền +/- tỷ lệ% 1 Doanh thu 491.651.712 592.351.463 10.069.978 83% 2 Giá vốn hàng bán 399.354.973 481.150.568 81.795.595 83% 3 Chi phí quản lý kinh doanh 22.446.412 27.043.870 5.497.458 83% 4 Chi phí tài chính 1.352.991 1.630.110 277.119 83% 5 Lợi nhuận 69.322.609 82.526.915 13.204.306 84% Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuân hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng 83% so với năm 2005 tương ứng là 13.204.306 triệu đồng. *Nguyên nhân: - Doanh thu năm 2006 tăng hơn doanh thu năm 2005 là 10.069.463 triệu đồng. Do công ty tăng sản lượng tiêu thụ lên doanh thu tăng lên so với năm 2005 là 83%. - Giá vốn hàng bán cũng tăng hơn năm 2005 là 81.795.595 triệu đồng. - Doanh nghiệp đầu tư rất nhiều lĩnh vực như : quản lý kinh doanh và tài chính. Lên chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính tăng lên so với năm 2005 là 83%. Cụ thể chi phí tài chính từ 1.352.991 triệu đồng tăng lên 1.630.110 và chi phí quản lý kinh doanh năm 2005 22.446.412 tăng lên 27.043.870 với năm 2006. Qua bảng ta nhận thấy công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả do công ty đã có những kế sách kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, đấy chỉ là những thống kê trên sổ sách chứng từ trên thực tế công ty vẫn còn những bất cập trong công tác kế toán. Chương II Thực tế công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội 1. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ thành phẩm tại công ty *Thị trường tiêu thụ -Thị trường miền Bắc: đây là thị trường tiêu thụ truyền thống và cũng là thị trường chính của công ty, chiếm 70% khối lượng tiêu thụ. -Thị trường miền Trung: chiếm 20% những sản phẩm có giá bán trung bình phù hợp với thu nhập thấp của người dân. -Thị trường miền Nam: tại thị trường này, sản phẩm tiêu thụ còn thấp chỉ chiếm khoảng 10% do chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng nhu cầu người dân có đời sống cao nhất cả nước. *Phương thức tiêu thụ: -Phương thức bán buôn -Phương thức bán hàng qua đại lý -Phương thức bán lẻ *Nhiệm vụ công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả -Cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình tiêu thụ để xác định doanh thu, giá vốn hàng bán, thuế GTGT. -Theo dõi tình hình thanh toán chi tiết để công ty kịp thời xử lý sai phạm và hạn chế tổn thất cho công ty. -Xác lập phương pháp tính giá vốn hàng bán, phân bổ chi phí, kết chuyển giá vốn, doanh thu, chi phí… -Xác định kết quả tiêu thụ, lập báo cáo. 2. Thực tế công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty 2.1. Chứng từ kế toán -Hoá đơn GTGT: là căn cứ pháp lý để ghi nhận doanh thu và là cơ sở để cơ quan thuế kiểm tra. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên. *Biểu mẫu 01: Hoá đơn GTGT -Biên bản hàng bán bị trả lại: Do khách hàng lập gửi kèm với số hàng không đạt yêu cầu , là căn cứ để ghi nhận khoản hàng bán bị trả lại. -Phiếu xuất kho: Được lập khi thoả thuận mua bán đã xong và khách hàng đến nhận hàng. Phiếu xuất kho do kế toán tổng hợp lập là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và tính kết quả kinh doanh. *Biểu mẫu 02: Phiếu xuất kho -Phiếu thu: Do kế toán thanh toán lập khi khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, là căn cứ để ghi quỹ tiền mặt số tiền nhập quỹ. * Biểu mẫu 03: Phiếu thu * Biểu mẫu 04: Bảng kê chứng từ, hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra 2.2. Sổ kế toán -Chứng từ ghi sổ -Sổ cái -Sổ chi tiết *Biểu mẫu 05: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.3. Tài khoản sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm TK511: Doanh thu TK521:Các khoản giảm trừ dt TK3331: Thuế GTGT đầu ra TK131:Phải thu khách hàng TK632: Giá vốn hàng bán TK511: Thành phẩm 2.4. Phương pháp hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm 2.4.1. Kế toán doanh thu: - Hạch toán doanh thu theo phương thức bán lẻ: Ví dụ: Ngày 03/02/2006, Công ty cổ phần dịch vụ vận tải mua hàng theo hoá đơn GTGT số 01736 tại kho của công ty (Biểu mẫu 04-Biểu mẫu 01 hoá đơn GTGT) khi kế toán tiêu thụ tiến hành cập nhập thông tin của hoá đơn GTGT, tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK111 1.150.000 Có TK511 1.045.455 Có TK33311 104.545 - Hạch toán doanh thu theo phương thức bán hàng qua đại lý: Ví dụ: Đại lý tại Hà Đông ngày 01/02/2006 đến nhận hàng theo phiếu xuất kho số 00739 (Biểu mẫu số 06-Sổ xuất kho thành phẩm) đồng thời kế toán bán hàng cũng xuất ngay hoá đơn GTGT số 01729(Biểu mẫu 04) rồi tiến hành cập nhập số liệu thành phẩm xuất kho về số lượng được hạch toán như sau: Nợ TK131 4.657.500 Có TK511 4.234.091 Có TK3331 423.409 - Hạch toán doanh thu của thành phẩm tiêu thụ theo phương thức bán buôn: Ví dụ: KH09-Công ty trách nhiệm hữu hạn xúc tiến thương mại (Biểu mẫu 07-Báo cáo doanh thu bán hàng) được hạch toán như sau: Nợ TK131 24.280.000 Có TK511 22.981.818 Có TK3331 2.298.182 - Đối với sản phẩm sử dụng để biếu tặng cho các đơn vị cá nhân bên ngoài công ty đều được ghi nhận như doanh thu tiêu thụ. Ví dụ: Công ty sử dụng thành phẩm của công ty bao gồm 10 xuất quà (1 hộp mứt, 1 gói bánh kem xốp, 2 gói kẹo hoa quả) biếu tặng theo quyết định của ban giám đốc, được hạch toán như sau: Nợ TK 4158 710.000 Có TK5111 645.455 Có TK3331 64.545 *Biểu mẫu 8: Sổ cái TK511-Doanh thu *. Biểu mẫu 9: Sổ chi tiết bán hàng 2.4.2. Hạch toán hàng bán bị trả lại Ví dụ: Ngày 01/02/2006, công ty nhận được một số mặt hàng đã được xuất bán theo hoá đơn 00914 của tháng trước(21/01/2006) kèm theo hoá đơn GTGT 00914 và biên bản hàng bán bị trả lại , sau đó chứng nhận biên bản hàng bán bị trả lại chuyển cho phòng kế toán và được kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 521 159.000 Có TK3331 15.900 Có TK131 174.900 Cuối tháng lên báo cáo tổng hợp hàng bán bị trả lại được cập nhật vào chứng từ ghi sổ *Biểu mẫu 10: Chứng từ ghi sổ *Biểu mẫu 11:Sổ chi tiết hàng bán bị trả lại Từ sổ chi tiết hàng bán bị trả lại tập hợp số lượng và trị giá hàng bán bị trả lại, tính giá vốn hàng bán, kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào doanh thu tiêu thụ thành phẩm được hạch toán như sau: Nợ TK511 9.253.500 Có TK521 9.253.000 2.4.3. Kế toán giá vốn hàng bán Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ đối với thành phẩm xuất kho tiêu thụ nên giá vốn được xác định như sau: *Biểu mẫu số 12: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán *Biểu mẫu số 13: Chứng từ ghi sổ Giá bình quân cả kỳ dự trữ Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ Giá thực tế thành phẩm xuất trong kỳ Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Giá bình quân cả kỳ dự trữ + + = = x = Trị giá và số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ được xác định từ tháng trước: “DCK = D ĐK + N TK - XTK” và được tổng hợp trong bảng tổng hợp nhập –xuất –tồn thành phẩm của tháng trước. Hạch toán giá vốn hàng bán được định khoản như sau: Nợ TK632 481.150.568 CóTK155 481.150.568 *Biểu mẫu số 14: Sổ cái TK632-Giá vốn hàng bán *Biểu mẫu số 15: Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng 2.4.4. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng Ví dụ: Ngày 27/02/2006, Công ty TNHH Thanh Trúc thanh toán khoản nợ bằng tiền mặt, kế toán thanh toán lập phiếu thu, cập nhập thông tin vào phiếu thu tiền mặt *Biểu mẫu số 16: Sổ chi tiết công nợ Nợ TK111 3.200.00 Có TK131 3.200.000 *Biểu mẫu số 17: Chứng từ ghi sổ *Biểu mẫu số 18: Sổ cái TK131-Phải thu khách hàng 2.4.5.Hạch toán thuế GTGT đâu ra Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên khi thành phẩm được ghi nhận là tiêu thụ, cùng với việc ghi nhận doanh thu bán hàng, kế toán tiến hành theo dõi và phản ánh thuế GTGT đầu ra. Cuối tháng dựa vào bảng kê hoá đơn, chứng từ xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT còn phải nộp và lập tờ khai thuế GTGT để nộp cho cơ quan thuế. Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra Giá tính thuế của hh, dv bán ra Thuế suất thuế GTGT - = = x *Biểu mẫu số 19:Chứng từ ghi sổ *Biểu mẫu số 20:Tờ khai thuế GTGT Nợ TK33311 39.425.005 Có TK133 39.425.005 3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội 3.1. Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm *Biểu mẫu số 21: Sổ cái TK911-Xác định kết quả kinh doanh *Biểu mẫu số 22:Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng = - Kết quả tiêu thụ thành phẩm Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần 111.200.985 = 592.351.463 - 481.150.568 Doanh thu hàng bán bị trả lại Doanh thu tiêu thụ thành phẩm Doanh thu thuần - = 592.351.463 = 601.604.963 - 9.253.500 Lợi nhuận thuần từ hđsxkd Kết quả tiêu thụ thành phẩm Chi phí quản lý kd Chi phí tài chính = - - 82.526.915 = 111.200.985 - 27.043.870 - 1.630.110 3.2. Kế toán kết quả tiêu thụ Công ty là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Vì vậy, em chỉ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh, còn chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh và lên báo cáo. 3.2.1.Kế toán chi phí quản lý kinh doanh * TK sử dụng: TK642-Chi phí quản lý kinh doanh +TK6421-Chi phí bán hàng +TK6422-Chi phí quản lý doanh nghiệp * Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh (Biểu mẫu số 23: Sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh) +Hạch toán chi phí bán hàng: Nợ TK6421 6.295.590 Có TK334 3.261.000 Có TK338 619.590 Có TK214 450.000 Có TK111 1.965.000 + Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK6422 20.748.280 Có TK3334 5.172.000 Có TK338 982.680 Có TK214 2.950.000 Có TK111 11.601.100 Có TK112 42.500 *Biểu mẫu số 24: Sổ cái TK624- Chi phí quản lý kinh doanh 3.2.2.Kế toán xác định kết quả tiêu thụ -TK911-Xác định kết quả kinh doanh -TK421-Lợi nhuận chưa phân phối *Biểu mẫu số 25: Chứng từ ghi sổ +Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK511 592.351.463 Có TK911 592.351.463 +Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK911 481.150.568 Có TK632 481.150.568 +Kết chuyển chi phi quản lý kinh doanh: Nợ TK911 27.043.870 Có TK642 27.043.870 +Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911 1.630.110 Có TK635 1.630.110 +Kết chuyển lãi: Nợ TK911 82.526.915 Có TK421 82.526.915 Chương III Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thụ tại công ty 1. Ưu điểm Công tác kế toán của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Hà Nội được vận dụng một cách linh hoạt và hợp lý theo quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài Chính và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính. Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, hệ thống TK và hệ thống báo cáo kế toán được xây dựng phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ. Giá vốn thành phẩm tiêu thụ được xác định theo giá bình quân cả kỳ dự trữ, phù hợp với đặc điểm ít biến động về giá cả và chi phí sản xuất, thành phẩm hoàn thành được nhập kho hàng ngày. Đặc biệt là quy định rõ giá nhập kho hàng bán bị trả lại. Hàng bán bị trả lại chỉ được phép tạm nhập kho chờ tái chế chứ không được nhập và theo dõi trên sổ nhập kho thành phẩm. Khi thành phẩm được xác nhận là tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ thành phẩm được cập nhập kịp thời theo từng hoá đơn GTGT Tình hình công nợ phải thu cũng được cập nhập và theo dõi liên tục đối với từng khách hàng về giá trị và thời hạn thanh toán. Mỗi khách hàng được quản lý bằng một mã khách hàng đã được mã hoá và khai báo trong danh mục khách hàng ngay khi có giao dịch mua bán hàng hoá với công ty, riêng đối với khách hàng lẻ thì được tập hợp trên cùng một mã khách hàng. Doanh thu từ hoạt động cung ứng bao bì cho một số cơ sở sản xuất nhỏ và thu nhập từ hoạt động cho thuê nhà kho là những khoản thu phụ nhưng lại là những khoản thu thường xuyên của công ty nên việc hạch toán chúng vào TK5118-Doanh thu từ hoạt động khác là rất phù hợp với đặc điểm của các hoạt động kinh doanh này. Trong việc áp dụng hình thức chứng từ - ghi sổ, công ty chỉ sử dụng số lượng CT-GS rất ít, do các kế toán viên đã biết kết hợp các tài khoản có quan hệ đối ứng với nhau trong các nghiệp vụ diễn ra liên tục trong tháng. Ví dụ: như trong giao dịch bán hàng tiêu thụ, theo dõi phát sinh có của TK doanh thu, trong khi đối với công tác kế toán của công ty thì chứng từ ghi sổ chủ yếu được sử dụng để làm căn cứ vào sổ cái. Việc kết hợp giữa các TK đối ứng với nhau, giảm bớt được số lượng CT-GS cũng có nghĩa là sự ghi chép chồng chéo, vẫn đảm bảo được việc ghi chép, theo dõi các đối tượng kế toán. Tuy nhiên, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại cần phải được hoàn thiện. 2. Những tồn tại *Trong một nghiệp vụ bán hàng thường có nhiều chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu…nhưng lại là chứng từ được cập nhập theo các phân hệ kế toán khác nhau bởi các kế toán viên có nhiệm vụ khác nhau: Hoá đơn GTGT do kế toán tiêu thụ nhập vào phân hệ kế toán bán hàng, phiếu thu lại do kế toán thanh toán nhập,… *Đối với các khoản giảm giá trong thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi, quảng cáo được phản ánh trên chứng từ sổ sách kế toán, doanh thu đã được ghi nhận theo giá đã trừ khoản giảm giá. Ví dụ: Trong thời gian khuyến mãi công ty quyết định giảm giá 5% giá bán trên một hộp kẹo cứng: khách hàng mua 5 hộp kẹo cứng giá 14.000đ (giá bán chưa thuế) được hạch toán như sau: Nợ TK111 73.150 Có TK511 66.500 Có TK3331 6.650 Như vậy sẽ không phản ánh được doanh thu thực sự của thành phẩm tiêu thụ, cũng như khoản giảm giá này không được ghi nhận vào chứng từ sổ sách kế toán. *Đối với phương thức bán hàng qua đại lý: người nhận đại lý của công ty không nhận hoa hồng trực tiếp mà phần thu được chính là phần chênh lệch giá bán thành phẩm. Khi xuất hàng coi như là tiêu thụ và kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu tiêu thụ thành phẩm, khoản tiền chưa thanh lý coi như khoản phải thu, làm biến đổi bản chất của phương thức bán hàng qua đại lý. *Đối với các khoản chiết khấu, công ty trừ trực tiếp vào giá bán, ghi nhận doanh thu tiêu thụ thành phẩm theo giá bán đã trừ chiết khấu. Ngay cả việc hạch toán các khoản giảm giá hàng bán do giao hàng không đúng quy cách phẩm chất hoặc không đúng thời hạn hợp đồng cũng không được thực hiện rõ ràng. Việc ghi nhận như vậy không làm thay đổi doanh thu nhưng lại làm giảm doanh thu ghi nhận theo hoá đơn và các khoản chiết khấu cũng không được phản ánh trên sổ sách kế toán nên cũng không phân biệt được đâu là chiết khấu thanh toán, đâu là chiết khấu thương mại đối với những khách hàng mua với số lượng lớn mà lại thanh toán ngay, gây khó khăn cho việc tính thuế GTGT đầu ra trong trường hợp là chiết khấu thanh toán. *Không có sự phân biệt giữa doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng, doanh thu thành phẩm được tiêu dụng nội bộ hay ngoài công ty đều được ghi nhận vào TK511. Mặt khác, một số sản phẩm mang tính thời vụ được tiêu dùng trong khoảng thời gian nhất định nhưng mang lại doanh thu lớn cho công ty đều được ghi nhận vào TK5118. Bánh quy và bánh kem xốp được sản xuất thường xuyên là được theo dõi trên TK riêng biệt. *Thành phẩm tại kho được theo dõi bằng 2 sổ (sổ nhập kho thành phẩm, sổ xuất kho thành phẩm) được ghi tách biệt nhau và theo dõi cho nhiều thành phẩm cùng một sổ,. *Việc hạch toán giá vốn hàng bán chỉ được thực hiện vào cuối tháng khi có đầy đủ thông tin về số lượng về trị giá hàng nhập kho, không đáp ứng kịp thời và chính xác về thông tin trong việc theo dõi, giám sát tình hình xuất kho thành phẩm về mặt giá trị. 3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Trong thời gian thực tập tại công ty, với góc độ là sinh viên, trên cơ sở thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hang hóa dịch vụ, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ tại công ty. *Nên có sự phối hợp và nhất quán giữa các phần hành kế toán cũng như kế toán viên để giảm bớt sự trùng lặp các thao tác không cần thiết, tăng tính hiệu quả trong công việc. *Đối với các khoản giảm giá trong thời gian thực hiện khuyến mãi doanh thu vẫn được ghi nhận giá bán ban đầu (chưa trừ đi khoản giảm giá). Khoản giảm giá được ghi nhận như là chi phí bán hàng được hạch toán vào TK6421. Số lượng thành phẩm tiêu thụ sẽ được cập nhập vào bảng nhập – xuất –tồn để cuối tháng tổng hợp lượng hàng tiêu thụ để tính giá vốn hàng bán. *Đối với phương thức bán hàng qua đại lý hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty nên khi xuất hàng giao cho đại lý thì hàng vẫn chưa coi là tiêu thụ. Kế toán chỉ ghi xuất hàng gửi bán mà không ghi nhận doanh thu ngay, nên bổ sung thêm TK157-Hàng gửi đi bán theo dõi chi tiết tình hình thành phẩm xuất gửi bán đại lý vào hệ thống TK áp dụng trong công ty. Đối với phương thức bán hàng qua đại lý, công ty nên áp dụng hình thức giao đại lý bán theo giá quy định của công ty vì như thế công ty có thể kiểm soát được giá bán của đại lý nhằm đảm bảo cho sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý nhất. Đồng thời việc công ty sẽ trả hoa hồng trực tiếp khi đại lý tiêu thụ được hàng và bán đúng giá nhằm giới thiệu sản phẩm cuả công ty nhờ mạng lưới đại lý mà công ty ký hợp đồng trên cả nước, thay vì việc để đại lý hưởng hoa hồng từ việc bán giá chêng lệch để phân biệt với phương thức bán buôn của công ty. *Phân biệt giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại: chiết khấu thương mại tính trên giá thanh toán có thuế khi khách hàng thanh toán ngay hoặc trả tiền trước thời hạn nên được coi như chi phí sử dụng vốn đối với khoản tiền được thanh toán đó nên được hạch toán vào chi phí tài chính. Việc phân biệt rõ ràng các khoản chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán sẽ đảm bảo được tính chính xác trong tính thuế GTGT đầu ra đối với trường hợp chiết khấu thanh toán. Mặt khác, các khoản chiết khấu thay vì trừ trực tiếp vào giá bán, được tính theo tỷ lệ % trên giá bán và tách biệt khỏi gía bán, sẽ làm cho khách hàng thấy được sự ưu đãi của công ty đối với mình so với những khách hàng khác, khuyến khích khách hàng trong việc thanh toán và mua hàng với số lượng lớn. *Đối với TK511-Doanh thu bán hàng chỉ nên mở chi tiết TK cấp 2:TK5111-doanh thu tiêu thụ thành phẩm ; TK5118-doanh thu từ hoạt động khác để phân biệt doanh thu giữa hoạt động kinh doanh chính và phụ. *Do thành phẩm của công ty có đặc điểm nhập kho hàng ngày nên sử dụng sổ nhập và sổ xuất thành phẩm là thuận lợi cho việc ghi chép nhưng để cho tính chính xác và kịp thời trong công tác kiểm tra giám sát tình hình nhập xuất tồn chi tiết theo từng loại thành phẩm. Nên mở sổ theo dõi tình hình nhập xuất tồn cho từng loại thành phẩm. *Về thực tế, giá thực tế của thành phẩm xuất kho chỉ được tính vào cuối tháng tính theo phương pháp giá hạch toán và giá bình quân cả kỳ dự trữ đều mang lại kết quả như nhau. Vì vậy, chúng ta kết hợp cả 2 phương pháp: trong đó giá hạch toán dùng để tạm tính giá thành phẩm xuất kho; sử dụng giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho. Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò quan trọng đối với tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ còn nhiều bất cập. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm hết sức cần thiết. Nó không chỉ cần thiết cho chất lượng của thông tin kế toán mà còn cần thiết để công ty thực hiện đúng theo chế độ kế toán hướng tới một môi trường lành mạnh, một nền kinh tế phát triển bền vững. 4. sự Cần Thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Tiêu thụ thành phẩm là quá trình chuyển giao quyền sở hữu thành phẩm cho người mua đồng thời công ty nhận về số tiền tương ứng với giá trị của thành phẩm tiêu thụ. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của công ty nên tiêu thụ thành phẩm có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên công ty rất quan tâm và chú trọng đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Những thông tin về tiêu thụ thành phẩm như: doanh thu tiêu thụ của từng thành phẩm, giá vốn hàng bán, khách hàng và tình hình thanh toán,…đều cần được thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời để ban giám đốc của công ty có được những quyết định đúng đắn về tiêu thụ, về phương án đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Vì vậy, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có một vai trò hết sức quan trọng mà cụ thể là: -Cung cấp thông tin cho phòng nghiệp vụ kinh doanh và ban giám đốc biết được tình hình tiêu thụ của từng loại thành phẩm hay hiệu quả của phương thức bán hàng để có sự điều chỉnh về kế hoạch sản xuất cũng như sự điều chỉnh giữa các kênh phân phối sản phẩm. -Theo dõi sát sao công nợ và tình hình thanh toán công nợ để phát hiện các khoản phải thu khó đòi, những khoản thu quá hạn thanh toán, khách hàng mua chụi với số lượng lớn…để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tổn thất. -Tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thông qua báo cáo kế tóan như: kế toán tổng hợp, báo cáo kết quả kinh doanh…giúp cho nhà quản trị có được những quyết định đúng đắn nhất về tiêu thụ thành phẩm. Mặt khác, thông tin về tiêu thụ thành phẩm và đặc biệt là kết quả tiêu thụ còn được những nhà đầu tư quan tâm, đó có thể là điều kiện thuận lợi đối với một công ty cổ phần trong việc vay vốn trong thị trường vốn khi công ty có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ hết sức cần thiết. Nó không chỉ cần thiết cho chất lượng thông tin kế toán mà còn cần thiết cho để công ty thực hiện đúng theo chế độ kế toán nói riêng và pháp luật nói chung, hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, một nền kinh tế phát triển bền vững. 5. Các nguyên tắc chung của việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ -Tính phù hợp: Phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng kế toán tài chính mà doanh nghiệp áp dụng. Đây là công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo thì việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả phải căn cứ vào đặc điểm thành phẩm. -Tính hiệu quả và tiết kiệm: Mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất là lợi nhuận. Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ là được coi là mang tính khả thi nó mang lại những khoản lại tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong việc xử lý và cung cấp thông tin. -Tính chính xác kịp thời: Thông tin kế toán luôn đòi hỏi phải có tính chính xác và kịp thời vì đây là căn cứ để đưa ra quyết định quản trị công ty . -Tính thống nhất: Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất giữa kế toán của công ty với chế độ kế toán do nhà nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32843.doc
Tài liệu liên quan