Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt Hà Đông

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông 6 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần dệt Hà Đông 11 Sơ đồ số 1.3: Trình tự ghi sổ chung tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 13 Bảng số 2.1: Mã hóa thành phẩm nội địa 16 Bảng số 2.2: Mã hoá tên khăn nội địa 16 Bảng số 2.3: Mã hoá khối lượng khăn nội địa 17 Bảng số 2.4: Mã hoá kích thước thành phẩm nội địa 17 Bảng số 2.5: Mã hoá chất lượng thành phẩm nội địa 17 Bảng số 2.

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6: Mã hoá màu sắc thành phẩm nội địa 18 Bảng số 2.7 : Mã hoá thành phẩm xuất khẩu 18 Bảng số 2.8: Mã hoá tên khăn xuất khẩu 19 Bảng số 2.9: Mã hoá màu sắc thành phẩm xuất khẩu 19 Bảng số 2.10: Bảng tỷ trọng doanh thu của các khách hàng chính năm 2008 21 Biểu 2.1 : Phiếu xuất kho 25 Biểu số 2.2: Bảng kê số 8 27 Biểu số 2.3 : Nhật ký chứng từ số 8 28 Biểu số 2.4: Sổ Cái TK 632 29 Biểu số 2.5: Phụ lục hợp đồng 31 Biểu số 2.6: Hoá đơn GTGT của thương vụ bán hàng 34 Biểu số 2.7: Sổ chi tiết TK 5112( Trích quý IV- năm 2008) 35 Biểu số 2.8: Sổ Cái TK 511 37 Biểu số 2.9: Phiếu thu 42 Biểu số 2.10 : Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng 43 Biểu số 2.11: Bảng kê số 11 44 Biểu số 2.12: Sổ Cái TK 131 45 Biểu số 2.13: Tờ khai thuế GTGT 47 Biểu số 2.14 Bảng kê số 5 52 Biểu số 2.15 : Sổ Cái TK 641 54 Biếu số 2.16 : Sổ Cái TK 642 55 Biểu số 2.17: Sổ Cái TK 515 57 Biểu số 2.18 : Sổ Cái TK 635 59 Biểu số 2.19: Sổ Cái TK 911 60 Biểu số 2.20 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 61 Bảng 3.1 : Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ngiệp so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 và 2008 70 Phụ lục số 2.1: Bảng kê nhập- xuất-tồn thành phẩm xuất khẩu 85 Phụ lục số 2.2 : Hợp đồng mua bán 87 Phụ lục số 2.3 : Bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra 89 Phụ lục số 2.4 : Bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào 90 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TK : Tài khoản PT : Phiếu thu HĐ : Hoá đơn CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GTGT : Giá trị gia tăng CP : Cổ phần Cty: Công ty VNĐ : Việt Nam đồng TP : Thành phẩm CKTT : Chiết khấu thanh toán PS : Phát sinh KH : Khách hàng LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sâu rộng tại khắp các quốc gia trên thế giới như hiện nay, các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và công ty cổ phần dệt Hà Đông nói riêng đang đứng trước các cơ hội và thách thức to lớn trong đổi mới công nghệ, bộ máy làm việc và các hoạt động trong tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa. Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Doanh nghiệp vì nó là cơ sở để thu hồi vốn đầu tư ban đầu, tạo lợi nhuận cho quá trình duy trì hoạt động bộ máy làm việc và là tiền đề cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn nói riêng hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Từ tầm quan trọng trên đã đặt ra các yêu cầu với công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty là phải cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về doanh thu, các khoản chi phí liên quan và lợi nhuận của Doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp đảm bảo sự quản lỹ vĩ mô của Nhà nước, quá trình quản trị nội bộ Doanh nghiệp. Công ty cổ phần dệt Hà Đông đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh . Vì vậy, trong những năm qua, cùng với hoạt động chung của phòng kế toán tài chính, phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty đã nhận được quan tâm đúng mức của bộ máy quản lý công ty. Tuy nhiên công tác kế toán tại phần hành này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.Qua quá trình thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức chuyên ngành kế toán đã tích lũy được trong 4 năm học qua, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em. Thông qua việc làm chuyên đề này, em hi vọng có thể nâng cao hiểu biết thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tại phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần như sau: PHẤN MỘT: Tổng quan chung về công ty cổ phần dệt Hà Đông PHẦN HAI: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông PHẦN BA: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông Em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS Đặng Thị Loan đã hướng dẫn em rất tận tình và các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập. Mặc dù đã rất cố gắng và có quá trình làm việc nghiêm túc nhưng do giới hạn về mặt thời gian và trình độ, chuyên đề này không thể tránh các sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và các cô, chú, anh, chị trong công ty cổ phần dệt Hà Đông để em hoàn thiện chuyên đề của mình. Sau đây là nội dung chuyên đề thực tập: PHẦN MỘT : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG 1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ phần dệt Hà Đông Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một công ty sản xuất kinh doanh trong ngành dệt, hiện tại là công ty thành viên của tổng công ty dệt may Hà Nội. Trải qua quá trình hình thành phát triển, công ty đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường dệt may Việt Nam và các thị trường xuất khẩu danh tiếng như Mỹ và Nhật. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần dệt Hà Đông Tên Tiếng Anh: Hanosimex Ha Dong textile joint stock company Tên viết tắt: Hanosimex- HĐT Trụ sở chính : Số 1- Phố Cầu Am- Thành phố Hà Đông- Hà Nội Điện thoại: 0433824403 Fax: 0433824505 Email: nmhadong@hn.vn.vn Giám đốc: Đặng Thái Hưng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0303000404 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu vào ngày 21/12/2005, sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại vào ngày 06/01/2009 Mã số thuế: 0500476693 Công ty cổ phần dệt Hà Đông- Hanoisimex là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập. Tiền thân của công ty là nhà máy dệ Hà Đông. Theo quyết định số 135/QĐ-TCLĐ ngày 17/2/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ về việc sáng lập công ty cổ phần dệt Hà Đông và xí nghiệp hiệp sợi dệt kim Hà Nội và đổi tên thành nhà máy dệt Hà Đông Thực hiện quyết định số 2628/QĐ-BCN ngày 17/8/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp chuyển nhà máy dệt Hà Đông thành công ty cổ phần dệt Hà Đông- Hanosimex Kể từ ngày 1/1/2006 công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ 13 tỷ đồng ( trong đó công ty dệt may Hà Nội nắm giữ 52% và các cổ đông khác nắm giữ 48% cổ phần Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh, gia công các sản phẩm dệt may. Ngoài ra công ty còn kinh doanh siêu thị nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí và cho thuê văn phòng Hiện nay công ty đã dần khẳng định được mình trong ngành dệt với các lao động trình độ đại học là 32 người, trình độ trung cấp là 20 người và trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 500 người. 1.2. Nhiệm vụ, chức năng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may, với các sản phẩm chính là các loại khăn cao cấp tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước và các sản phẩm dệt may nhận gia công. Vì thế công ty có các nhiệm vụ, chức năng sản xuất chính như sau: 1.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Các nhiệm vụ chủ yếu của công ty cổ phần dệt Hà Đông là: + Ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực của công ty; + Điều hành dây chuyền sản xuất của công ty, tìm nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất; + Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước đưa công ty phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ; + Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như ngoài nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; + Phải có định hướng mới trong lĩnh vực quản lý nhân sự, coi con người là yếu tố quan trọng đưa đến thành công. 1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh Chức năng của công ty cổ phần dệt Hà Đông bao gồm: + Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có giá trị cao như : khăn mặt, quần áo; + Thực hiện các hoạt động sản xuất có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty; + Trực tiếp tham gia mua bán, kí kết với các đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm dệt, chẳng hạn xuất khẩu khăn mặt sang Nhật, Mỹ 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông Với những chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên, ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, công ty đã xây dựng và tổ chức một bộ máy quản lý tập trung thống nhất nhằm điều hành các hoạt động của công ty, thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ sản xuất của công ty. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông (xem sơ đồ 1.1) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc nhân sự Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch thị trường Ngành may Phòng tổ chức hành chính Ngành dệt Ngành nhuộm Ngành cơ điện Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty: Đại hội đồng cổ đông: + Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần dệt Hà Đông + Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thông qua định hướng phát triển của công ty: Đại hội đồng cổ đông quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán: quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên, hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; - Quyết định, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị Tài sản; - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Xem xét và xử lý các sai phạm của hội đồng quản trị; - Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Hội đồng quản trị + Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. + Hội đồng quản trị có các chức năng chủ yếu sau: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của công ty; - Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo những quy định và điều lệ của công ty; - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định, quyết định lương và lợi ích khác của người quản lý đó; - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc hàng ngày của công ty; - Quyết định cơ cấu, tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông,kiến nghị mức cổ tức được trả, kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Ban kiểm soát + Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, thành viên ban kiểm soát có thể bầu lại với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế; + Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Đồng thời ban kiểm soát cũng chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; + Ban kiểm soát kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính đồng thời thẩm định báo cáo tài chính hàng năm. Giám đốc Giám đốc vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho công nhân viên chức, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội đại biểu công nhân. + Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; + Giám đốc cũng là người điều hành trực tiếp tới các Phó giám đốc và các phòng ban trong công ty, đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý, quy định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty. Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ xây dựng chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, có trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, các tiến bộ kĩ thuật, định mức chi phí vật tư, nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm, ký kết hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị cho công ty, cung cấp thiết bị cần thiết cho kiểm tra kịp thời khi có sự cố xảy ra. Phó giám đốc kỹ thuật cũng chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật. Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính có vai trò giám sát tất cả các nguồn vốn trong công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp đầy đủ chính sách kịp thời các thông tin cho quản lý cấp trên và các phòng ban liên quan có chức năng tổ chức thực hiện mọi chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính. Phòng kế hoạch thị trường Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng có chức năng tiếp cận nhanh nhạy với thị trường kinh doanh thích hợp nắm bắt các yếu tố của thị trường để cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính của công ty có chức năng giám sát công tác tổ chức cán bộ, các định mức lao động, tiền lương, BHXH, các chế độ công tác điều hành sự nghiệp. 1.4. Tổ chức kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông đã được tổ chức và dần hình thành các phần hành kế toán nhằm chuyên môn hóa công việc,thực hiện các chức năng cơ bản đã trình bày ở trên. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà Đông ( sơ đồ 1.2) Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần dệt Hà Đông Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán nguyên vật liệu kiêm thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông gồm 5 nhân viên và các nhân viên thực hiện các phần hành kế toán độc lập.Trong đó có 4 nhân viên kế toán có trình độ đại học chuyên ngành kế toán, 1 nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành Ngân hàng. Các nhân viên đều có năng lực, tinh thần làm việc cao, có trách nhiệm với công việc được giao. Tuy bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, tuy nhiên các phần hành kế toán được phân chia chưa bao quát hết các nghiệp vụ kế toán trong công ty dẫn đến khối lượng công việc của kế toán tổng hợp tương đối nhiều, chưa thực sự phù hợp. 1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may, vì vậy công ty đã tổ chức để lựa chọn vận dụng chế độ kế toán phù hợp với các văn bản pháp luật, chuẩn mực kế toán hiện hành. Cụ thể các chế độ kế toán áp dụng tại công ty như sau: Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT): phương pháp khấu trừ Phương pháp định giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán, tờ khai quyết toán thuế được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ tài chính. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký- chứng từ với quy trình ghi sổ chung như sau: (sơ đồ 1.3) Sơ đồ số 1.3: Trình tự ghi sổ chung tại công ty cổ phần dệt Hà Đông Chứng từ kế toán gốc Xử lý các nghiệp vụ Nhập dữ liệu kế toán vào phần mềm kế toán Fast Accoungting Phần mềm kế toán xử lý dữ liệu và cho các thông tin đầu ra ( Sổ chi tiết các TK, Bảng kê, Nhật ký chứng từ, Sổ Cái các TK) Kế toán in, lưu trữ các dữ liệu cần thiết theo quy định và yêu cầu quản lý Khóa sổ kế toán và chuyển sang kỳ sau PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG 2.1 Đặc điểm công tác tiêu thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 2.1.1. Đặc điểm thành phẩm 2.1.1.1 Đặc điểm chung của thành phẩm Thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông chủ yếu là các sản phẩm dệt may như khăn ăn, khăn rửa mặt các loại, khăn tắm, áo tắm, thảm và một số thành phẩm phụ khác như khăn bếp, bộ lót nồi,…Do công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến và kiểm tra khác nhau. Sản phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến hoặc kiểm tra của giai đoạn tiếp theo theo một chương trình liên hoàn chặt chẽ: bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất à dệt à kiểm tra chất lượng sản phẩm mộc à tẩy nhuộm à kiểm tra chất lượng sản phẩm sau sấy à Cắt à May à Thu hóa à Kiểm tra chất lượng thành phẩm à đóng kiện à nhập kho. Như đã nói ở trên, các thành phẩm của công ty là sản phẩm cuối cùng của một quá trình sản xuất liên tục với các khâu sản xuất, chế biến và kiểm tra liên tục nên các thành phẩm dệt may của công ty đều là các sản phẩm có chất lượng cao (đặc biệt là thành phẩm xuất khẩu) và đã dần xây dựng cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Thành phẩm mang thương hiệu Hanoisimex của công ty cổ phần dệt Hà Đông đã dành được các chứng nhận uy tín về chất lượng như: Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO - 9001: 2000 Được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2000 đến nay Đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt từ năm 2003 đến nay Đặc biệt, đối với thành phẩm xuất khẩu với yêu cầu cao về chất lượng thành phẩm, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các thị trường tiêu thụ khó tính như Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha,…nên các thành phẩm có quy trình kiểm tra chất lượng khoa học và cẩn thận, khi thành phẩm xuất khẩu không đảm bảo chất lượng sẽ được chuyển qua kho thành phẩm nội địa hoặc được lưu kho để bán khăn cân. Về giá cả, các sản phẩm của công ty có giá cả cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành dệt may, tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần không ngừng nâng cao công nghệ sản xuất, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí để hạ giá thành thành phẩm, từ đó có thể giảm giá bán, tăng tính cạnh tranh hơn nữa cho sản phẩm dệt của công ty trên thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm của công ty dệt Hà Đông có đối tượng tiêu dùng rất rộng rãi, do mặt hàng sản xuất chính của công ty là các loại khăn với doanh thu khăn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 90%) trong doanh thu tiêu thụ của công ty. Mặt hàng khăn xuất khẩu của công ty ngày càng được ưa chuộng tại Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha… do quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng cao. 2.1.1.2. Đặc điểm công tác quản lý thành phẩm tại công ty Công tác mã hóa thành phẩm: Thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất liệu, trọng lượng, kích thước. Hiện tại thành phẩm của công ty có hơn 200 loại thành phẩm khác nhau. Điều này cũng đặt ra nhiều yêu cầu cho công tác quản lý thành phẩm của công ty, đặc biệt là công tác mã hoá phục vụ cho quá trình theo dõi và hạch toán. Thành phẩm của công ty được phân loại thành hai loại chính: thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu. Cả hai loại thành phẩm này được mã hóa theo quy định của công ty về mã hóa thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu, phòng kế hoạch thị trường và phòng kế toán tài chính có thể theo dõi, kiểm tra sự biến động về số lượng và giá trị của thành phẩm. Việc mã hóa thành phẩm được quy định như sau: Đối với thành phẩm nội địa Thành phẩm nội địa được mã hóa thành 6 nhóm như sau: ( bảng số 2.1) Bảng số 2.1: Mã hóa thành phẩm nội địa Nhóm 1 2 3 4 5 6 Mã hóa XX X XXXX /XXXXXX /X -X Trong đó: + Nhóm 1: Lĩnh vực sản xuất sản phẩm: - Khăn mộc và vải có nổi bông dạng một được mã hóa: 11 - Khăn bông thành phẩm, vải nổi bông và sản phẩm từ vải nổi bông nhập kho bán nội địa được mã hóa: 12 + Nhóm 2: Mã hóa tên khăn (xem bảng 2.2) Bảng số 2.2: Mã hoá tên khăn nội địa Tên khăn Mã hóa Khăn ăn, khăn tay, khăn bếp, khăn túi H Khăn ảo( khăn ép nhỏ cho du lịch) D Khăn tắm B Khăn thảm M Áo choàng tắm A + Nhóm 3: Mã hóa khối lượng (xem bảng số 2.3) Bảng số 2.3: Mã hoá khối lượng khăn nội địa Loại sản phẩm Trọng lượng Khăn g/ tá Vải nổi bông g/m2 Sản phẩm may từ vải nổi bông g/ chiếc + Nhóm 4: Mã hóa kích thước (xem bảng số 2.4) Bảng số 2.4: Mã hoá kích thước thành phẩm nội địa Loại sản phẩm Kiểu mã hóa Đơn vị Khăn Chiều rộng x chiều dài (cm) x (cm) Vải nổi bông Chiều rộng x chiều dài (cm) x (m) Áo choàng tắm Chiều rộng x chiều dài (cm) x (cm) + Nhóm 5: Nhóm mã hóa này dùng để mã hóa các thông số khác như chỉ số sợi bông, mật độ sợi, kiểu dọc,… với các sản phẩm có các thông số khác giống nhau + Nhóm 6: Mã hóa chất lượng của sản phẩm (xem bảng số 2.5) Bảng số 2.5: Mã hoá chất lượng thành phẩm nội địa Cấp Mã hóa 1 1 2 2 Ngoài ra còn có mã hóa màu sắc cho sản phẩm (xem bảng số 2.6) Bảng số 2.6: Mã hoá màu sắc thành phẩm nội địa Màu sắc Mã hóa White WH Yellow YE Orange OR Blue BL Brown BR Beige BE Olive OL Red RE Pink PK Violet VL Black BK Green GN Grey GR Navy NV Đối với thành phẩm xuất khẩu Việc mã hóa thành phẩm xuất khẩu đang được phòng kỹ thuật hoàn thiện, tuy nhiên hiện tại việc mã hóa này vẫn đang được thực hiện theo 6 nhóm như sau (xem bảng số 2.7) Bảng số 2.7 : Mã hoá thành phẩm xuất khẩu Nhóm 1 2 3 4 5 6 Mã hóa XX XX XX -XXX -XXXXXXX /X + Nhóm 1: Mã hóa lĩnh vực sản xuất: khăn, vải nổi bông, các sản phẩm từ vải nổi bông xuất khẩu + Nhóm 2: Mã hóa khách hàng: 2 chữ cái đầu tiên của khách hàng + Nhóm 3: Mã hóa năm sản xuất: 2 ký tự cuối của năm sản xuất + Nhóm 4: Mã hóa thứ tự của từng đơn đặt hàng theo khách hàng + Nhóm 5: Tên khăn và màu đặt cho mặt hàng (tên trước, màu sau) Bảng số 2.8: Mã hoá tên khăn xuất khẩu Loại sản phẩm Mã hóa Khăn thêu T Khăn in I Khăn zắc- ca có logo J Khăn có border X Khăn có logo và border B Khăn có kẻ dọc và pas K Khăn dệt có border chìm D + Nhóm 6: Mã hóa màu sắc của sản phẩm (bảng số 2.9) Bảng số 2.9: Mã hoá màu sắc thành phẩm xuất khẩu Màu sắc Mã hóa White WH Yellow YE Orange OR Blue BL Brown BR Beige BE Olive OL Red RE Pink PK Violet VL Black BK Green GN Grey GR Navy NV Nhìn chung công việc mã hóa thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông đã phần nào góp phần tích cực vào quá trình quản lý thành phẩm, đồng thời đã tạo điểu kiện thuận lợi cho kế toán tiêu thụ thành phẩm có thể dễ dàng hạch toán kế toán trong điều kiện các nghiệp vụ xuất sản phẩm để tiêu thụ diễn ra khá thường xuyên, các thành phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên công tác mã hóa cần hoàn thiện hơn xuất phát từ yêu cầu quản lý và hạch toán thực tế tại công ty. 2.1.1.3. Thị trường tiêu thụ thành phẩm Có thể nói công ty dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất có uy tín trong ngành dệt và thị trường tiêu thụ của công ty được coi là một lợi thế cạnh tranh của công ty. Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp dệt may khác thuộc tổng công ty dệt may Hà Nội, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất, quản lý và lưu trữ thành phẩm, thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần dệt Hà Đông cũng được phân loại thành hai thị trường tiêu thụ lớn như sau: Thị trường tiêu thụ nội địa Thị trường nội địa của công ty cổ phần dệt Hà Đông chủ yếu là các công ty trực thuộc tổng công ty dệt may Hà Nội như: phòng kinh doanh thuộc tổng công ty, công ty thời trang, công ty cổ phần may Đông Mỹ, công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Tuấn Linh. Ngoài ra còn có công ty Hoàng Anh là khách hàng thường xuyên của mặt hàng khăn cân và một số khách lẻ khác. Nhìn chung thị trường tiêu thụ nội địa của công ty mới chỉ bao trùm thị trường miền Bắc, các thị trường miền Trung và miền Nam chưa có nhiều khách hàng, trong tương lai công ty cần có các chính sách mở rộng hơn nữa các thị trường này. Thị trường xuất khẩu Do công ty mới cổ phần hóa cách đây không lâu, hiện tại đang hoạt động dưới hình thức công ty mẹ- công ty con, là đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội nên thị trường xuất khẩu các thành phẩm của công ty là do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội tìm kiếm và mở rộng. Các thủ tục pháp lý từ khâu chuyển hàng và xuất khẩu qua biên giới của công ty đều được Tổng công ty thực hiện. Hiện nay các thành phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản và Mỹ- vốn là các thị trường rất khó tính và đã tạo được uy tín cao trên các thị trường này. Các khách hàng chính của công ty cổ phần dệt Hà Đông với các mặt hàng nội địa và xuất khẩu hiện nay vẫn chủ yếu là Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội và các công ty thuộc tổng công ty. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng tỷ trọng doanh thu sau đây: Bảng số 2.10: Bảng tỷ trọng doanh thu của các khách hàng chính năm 2008 Khách hàng Doanh thu (VNĐ) Tỷ trọng trên tổng doanh thu(%) Tổng doanh thu (2008) 111.271.542.909 100% Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 92.686.312.836 83,3% Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan 924.585.251 0,83% Công ty cổ phần thời trang 2.075.002.957 1,86% Chi nhánh công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan 93.272.303 0,08% Trung tâm dệt kim phố nối 38.112.932 0,03% 2.1.2 Các phương thức tiêu thụ tại công ty Thành phẩm của công ty dệt Hà Đông chủ yếu được tiêu thụ theo 3 phương thức, đó là: Phương thức tiêu thụ trực tiếp : công ty giao hàng trực tiếp tại kho của công ty cho khách lẻ và khách hàng mua khăn cân. Kênh tiêu thụ trực tiếp của công ty chủ yếu là cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty Phương thức tiêu thụ giao đại lý: Công ty mới có 1 đại lý tiêu thụ là công ty cổ phần thời trang thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Đối với thị trường gia công: Công ty nhận gia công (sử dụng nguyên liệu mà đối tác cung cấp) và giao hàng theo hợp đồng cho các đối tác. Đối với thị trường xuất khẩu: Đầu năm (hoặc cuối năm trước) phòng Xuất Nhập Khẩu của Tổng công ty sẽ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện tất cả các thủ tục hợp đồng xuất khẩu các thành phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông. Sau đó, trước các tháng hoặc các quý, phòng Xuất nhập khẩu sẽ gửi đơn hàng cụ thể với số lượng và mặt hàng cụ thể cho công ty sản xuất và tiến hành giao hàng theo đơn đặt hàng. 2.1.3 Các phương thức thanh toán tại công ty Các phương thức thanh toán mà công ty cổ phần dệt Hà Đông sử dụng là hai hình thức thanh toán trực tiếp và chuyển khoản qua Ngân hàng: Phương thức thanh toán trực tiếp: Đây là hình thức thanh toán chủ yếu của công ty. Phương thức thanh toán này thường áp dụng đối với các khách lẻ, khách hàng không thường xuyên, các hợp đồng sản xuất tiêu thụ và gia công có giá trị nhỏ. Phương thức chuyển khoản của Ngân hàng: phương thức thanh toán này thường được áp dụng đối với các hợp đồng gia công và xuất khẩu có giá trị lớn và các đối tác có sự ngăn cản về địa lý với công ty như các khách hàng miền Nam và miền Trung Ngoài ra đối với các đối tác có cả giao dịch bán hàng và mua hàng với công ty thì công ty có phương thức thanh toán bù trừ tiền hàng với các công ty này. Đối với các khách hàng truyền thống của công ty như Tổng công ty cổ phần dệt Hà Đông và các công ty trực thuộc Tổng công ty, công ty TNHH Hoàng Anh,… thì công ty có các chính sách thanh toán linh hoạt hơn: các công ty này khi mua hàng không cần ứng trước tiền hàng, còn đối với các khách hàng khác, công ty yêu cầu ứng trước tiền hàng từ 20-30% giá trị thanh toán của hàng hoá. 2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán Công ty cổ phần dệt Hà Đông áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thành phẩm xuất kho. Công thức tính như sau: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Giá thực tế TP nhập trong kỳ Số lượng TP tồn đầu kỳ + Số lượng TP nhập trong kỳ Giá TP xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Vào đầu kỳ kế toán, kế toán tổng hợp sẽ khai báo phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ cho thành phẩm xuất kho tại phân hệ kế toán hàng tồn kho của phần mềm kế toán Fast Accounting và việc tính giá thành phẩm xuất kho sẽ được phần mềm tự động cập nhật theo phương pháp đã khai báo. Để xác định và hạch toán giá vốn hàng bán, công ty cổ phần dệt Hà Đông đã sử dụng những chứng từ hạch toán như sau: Phiếu xuất kho Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá Báo cáo tổng hợp nhập- xuất kho TP nội địa và TP xuất khẩu Công tác kế toán giá vốn hàng bán diễn ra cụ thể theo các dẫn chứng tài liệu như sau: Kế toán tổng hợp căn cứ vào hợp đồng bán hàng và các phụ lục đồng kèm theo để làm thủ tục xuất kho thành phẩm và lập phiếu xuất kho gồm 3 liên, liên 3 lưu tại phòng kế toán tài chính để hạch toán (xem biểu số 2.1) cùng với bảng kê chi tiết đính kèm . Đến cuối tháng phần mềm cũng tự động cho các số liệu trên Bảng kê nhập- xuất- tồn thành phẩm (xem phụ lục số 2.1) Biể._.u 2.1 : Phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG Mẫu số 01-VT Ban hành kèm theo QĐ số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 3 tháng 12 năm 2008 Số : PX 112 TK Nợ: 632 TK Có: 155 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Trần Mạnh Địa chỉ: Phòng kinh doanh- Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Lý do xuất : xuất bán theo hợp đồng Xuất tại kho: Thành phẩm xuất khẩu STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất Mã hàng Chất lượng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Khăn bông các loại (có bảng kê chi tiết đính kèm) IXK Chiếc 416.260 1674064380 Tổng cộng tiền hàng: 1674064380 Tiền thuế VAT: 167.406.438 Tổng cộng tiền thanh toán 1.841.470.818 Số tiền bằng chữ: Một tỷ tám trăm bốn mươi mốt triệu bốn trăm bảy mươi nghìn tám trăm mười tám đồng ./. Người lập phiếu ( Ký, ghi rõ họ tên) Người nhận hàng ( Ký, ghi rõ họ tên) Thủ kho ( Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) Tại kho thành phẩm xuất khẩu, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất kho để vào thẻ kho và theo dõi về mặt số lượng các thành phẩm này. Mỗi chứng từ được ghi trên 1 dòng của thẻ kho, thẻ kho của công ty được mở cho từng loại thành phẩm khác nhau. Tại phòng kế toán tổng hợp kế toán theo dõi thành phẩm tiến hành mở sổ kế toán chi tiết cho từng loại thành phẩm tương ứng với thẻ kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho ở trên, kế toán cập nhật thông tin vào mẫu phiếu xuất kho trong phần mềm kế toán, máy tính sẽ tự động sinh ra bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán từ tài khoản kho sang tài khoản giá giá vốn. Cuối kỳ, kế toán dựa vào chức năng tính lại giá vốn của phần mềm kế toán để phần mềm tự động tính giá vốn trên từng thành phẩm. Sau đó chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào bảng kê số 8, Nhật ký chứng từ số 8,và các Sổ Cái TK 155,632. Cụ thể ngày 3 tháng 12, căn cứ vào phiếu xuất kho 112, máy tính sẽ cập nhật thông tin, đến cuối quý, sau khi có giá thành thực tế thành phẩm xuất kho với từng mặt hàng đã xuất (cụ thể trong bảng kê chi tiết đính kèm), phần mềm kế toán sẽ tự động hạch toán với bút toán như sau: Nợ TK 632 : 1.456. 924.260 Có TK 155: 1.456. 924.260 Vào thời điểm cuối quý, phần mềm kế toán cũng tự động kết chuyển số dư TK 632 về TK 911 để xác định kết quả kinh doanh theo bút toán: Nợ TK 911: 1.456. 924.260 Có TK 632: 1.456. 924.260 Dưới đây là Bảng kê số 8( Biểu số 2.2), Nhật ký chứng từ số 8 (biểu số 2.3) và Sổ Cái TK 632 ( biểu số 2.4) Biểu số 2.2: Bảng kê số 8 C ÔNG TY CỔ PHẦN DỆT H À ĐÔNG BẢNG KÊ SỐ 8-NHẬP, XUẤT, TỒN KHO T ài khoản: 155 Thành phẩm:Khăn xuất khẩu / Đơn vị tính: Chiếc Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 155, ghi Có các TK Ghi Có TK 155, ghi Nợ các TK Số hiệu Ngày tháng 154 Cộng Nợ TK 157 632 Cộng Có TK Số lượng Tổng tiền Số lượng Tổng tiền Số lượng Tổng tiền PX 112 3/12 Xuất bán cho tổng công ty 416.260 1.456.924.260 1.456.924.260 PN 95 4/12 Nhập từ sản xuất 794.157 2.779.678.706 2.779.678.706 PX 113 6/12 Xuất bán cho công ty Hoàng Thị Loan 61498 331.571.425 331.571.425 PX 114 9/12 Xuất cho đại lý 945 12.886.020 12.886.020 … … … … … … … … … … Tổng 29.958.649.586 29.958.649.586 2.433.366.320 25.890.845.722 28.324.212.042 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ ( Ký,ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TỔNG HỢP (Ký, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.3 : Nhật ký chứng từ số 8 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 ( Trích quý IV- 2008) Đơn vị tính : VNĐ TK ghi Có TK Ghi Nợ 131 155 157 … 511 515 632 635 641 642 … 911 111 960.845.887 112 30.121.633.670 7.619.491 131 29.293.274.910 155 157 … 511 3.589.835.591 632 25.618.457.245 2.433.366.509 911 28.051.823.754 607.717.433 834.436.903 Cộng 31.082.479.567 25.618.457.245 2.433.366.509 30.678.446.986 25.819.491 28.051.823.754 5.250.000 607.717.433 834.436.903 3.589.835.591 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.4: Sổ Cái TK 632 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG SỔ CÁI TK 632 Năm 2008( trích quý IV) Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: VNĐ Có các TK, đối ứng Nợ với các TK Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 155 25.618.457.245 94.473.828.861 TK 157 2.433.366.509 9.733.456.281 Cộng số phát sinh Nợ 28.051.823.754 104.207.285.142 Cộng số phát sinh Có 28.051.823.754 104.207.285.142 Số dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN GHI SỔ KÉ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng Công ty cổ phần dệt Hà Đông có hai thị trường tiêu thụ chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu nhưng do hoạt động dưới hình thức công ty mẹ- công ty con (công ty trực thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội) nên công tác xuất khẩu thành phẩm của công ty được chuyển qua trung gian là Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, hay nói cách khác các thành phẩm xuất khẩu của công ty sẽ được tiêu thụ cho Tổng công ty hoàn toàn tương tự như các thành phẩm nội địa khác Đối với các khách hàng thường xuyên như Tổng công ty và các công ty trực thuộc Tổng công ty, đầu năm phòng kế hoạch thị trường kết hợp với phòng kế toán của công ty tiến hành ký kết các hợp đồng mua bán và hợp đồng nguyên tắc. Sau đó trong kỳ, tuỳ theo đơn đặt hàng của các khách hàng này công ty sẽ tiến hành soạn thảo các phụ lục hợp đồng và tiêu thụ thành phẩm cho họ trên cơ sở các hợp đồng mua bán và hợp đồng nguyên tắc đã ký (xem phụ lục 2.2) Căn cứ vào các chứng từ: Hoá đơn GTGT, bảng kê hàng hoá, dịch vụ bán ra, phiếu thu hoặc giấy báo Có của Ngân hàng, các hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng, kế toán kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các hoá đơn GTGT, khi thành phẩm xác định là tiêu thụ, nhận được 3 liên hoá đơn, tiến hành cập nhật chứng từ này vào phần mềm kế toán. Dù khách hàng trả ngay hay trả chậm, kế toán đều sử dụng TK 131 làm tài khoản trung gian để ghi nhận doanh thu trước khi phản ánh vào TK Tiền mặt hoặc TK Tiền gửi Ngân hàng. Việc hạch toán như vậy giúp cho kế toán tránh trùng lặp một nghiệp vụ kinh tế từ Hoá đơn GTGT và phiếu thu hoặc giấy báo Có của Ngân hàng. Khi đó, phần mềm sẽ tự động sinh ra hai bút toán phản ánh giá vốn (như đã trình bày ở trên) và phản ánh doanh thu cùng thuế GTGT, sau đó chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 511 Nhật ký chứng từ số 8 Sổ Cái TK 511 Hiện nay tại công ty cổ phần dệt Hà Đông còn một số tồn tại trong khâu tiêu thụ, đó là các thành phẩm của công ty được xuất bán thường xuyên cho Tổng công ty nhưng phòng kế toán không theo dõi các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm này mà do phòng kế hoạch thị trường theo dõi, đến cuối tháng phòng kế hoạch thị trường mới ghi hoá đơn và kế toán mới tiến hành hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. Một số hoá đơn GTGT của công ty được lập chưa đúng nguyên tắc. Dẫn chứng tài liệu: Ngày 5 tháng 12 năm 2008, công ty có một thương vụ với công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan. Công ty tiến hành soạn thảo phụ lục hợp đồng trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc số 25/HĐNT ngày 01 tháng 08 năm 2008 giữa hai công ty (xem biểu số 2.5) Biểu số 2.5: Phụ lục hợp đồng TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc HANOISIMEX PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG - Căn cứ hợp đồng nguyên tắc số 25/ HĐNT ngày 01 tháng 08 năm 2008 được ký kết giữa hai công ty cổ phần dệt Hà Đông và công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan - Căn cứ tình hình thực tế và sự thoả thuận của hai bên - Công ty cổ phần dệt Hà Đông bán cho công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan các sản phẩm dệt các loại như sau: Điều 1: Số lượng và đơn giá: STT Mã hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Bộ lót nồi Bộ 33 7.273 240.009 2 12H375/2842/X-1 Chiếc 2983 3.636 10.846.188 3 12H750/2842-1 Chiếc 370 5.909 2.186.330 4 12F600/2842/X-1 Chiếc 4758 9.091 43.254.978 5 12F600/3452-1 Chiếc 39190 5.455 213.781.450 6 12F937/3485/X-1 Chiếc 7149 8.182 58.493.188 7 12F1080/3475/X-1 Chiếc 3237 13.636 44.139.732 8 12B1700/50100-1 Chiếc 28 22.727 636.356 9 12B3000/65130-1 Chiếc 2037 22.727 44.294.899 10 12B3750/65130-1 Chiếc 500 30.455 15.227.500 11 12B3750/65139-1 Chiếc 7 29.091 203.637 12 12B4500/68140-1 Chiếc 780 36.364 28.636.920 13 12B4763/61127/I-1 Chiếc 43 40.909 1.759.087 14 20NJ05136NVH 130 W(12B600) Chiếc 18 38.182 687.276 15 12M2625/4265-1 Chiếc 130 22.727 2.954.510 16 12M3375/4266/J-1 Chiếc 235 26.818 6.302.230 Chiết khấu mức 22,5 % 106.958.525 Tổng 61498 368.412.695 Cộng tiền hàng : 368.412.695 Tiền thuế VAT( 10%) : 36.841270 Tổng cộng tiền thanh toán: 405.253.965 Trị giá: Bốn trăm linh năm triệu, hai trăm năm mươi ba nghìn chín trăm sáu mươi năm ngàn đồng ./. Điều 2: Địa điểm và thời gian giao hàng: - Địa điểm giao hàng: Tại kho công ty thành phẩm nội địa của công ty cổ phần dệt Hà Đông - Thời gian giao hàng: tháng 12 năm 2008 Điều 3: Các điều khoản khác - Các điều khoản khác như hợp đồng nguyên tắc số 25/ HĐNT ngày 01 tháng 08 năm 2008 - Phụ lục hợp đồng được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản có giá trị như nhau ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA Sau khi phụ lục hợp đồng được hai bên ký kết, phòng kế hoạch thị trường tiến hành soạn thảo Hoá đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên, liên thứ 3 được lưu ở phòng kế toán tài chính để hạch toán (xem biểu số 2.6) Biểu số 2.6: Hoá đơn GTGT của thương vụ bán hàng HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG RS/2008B C.TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG-HANOISIMEX Phố Cầu Am- Vạn Phúc- Hà Đông- Hà Nội MST: 0500476693 Liên3: Nội bộ 0010404 Ngày 5 tháng 12 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ Số Tài khoản: Điện thoại: Họ và tên người mua hàng: Chu Trần Trường Tên đơn vị: Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan Điạ chỉ: Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố Vinh- Nghệ An Số TK : 10201000388535 Hình thức thanh toán: Bù trừ tiền hàng MST: 2900024811 Đơn vị : VNĐ STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 =1 x 2 Khăn bông, khăn tắm, các sản phẩm khác( có bảng kê chi tiết đính kèm) 61498 475.371.220 Cộng tiền hàng 475.371.220 Tiền thuế VAT( 10%): 47.537.122 Tổng cộng tiền thanh toán: 522.908.342 Số tiền bằng chữ: Năm trăm hai mươi hai triệu, chín trăm linh tám nghìn, ba trăm bốn mươi hai đồng./. Người mua hàng ( Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng ( Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sau khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ, hoá đơn được chuyển đến phòng kế toán tài chính, kế toán tiêu thụ thành phẩm tiến hành nhập dữ liệu của hợp đồng vào phần mềm kế toán, chương trình sẽ tự động hạch toán theo bút toán sau: Nợ TK 131 : 522.908.342 Có TK 511 : 475.371.220 Có TK 33311 : 47.537.122 Cùng với thực hiện bút toán như trên, phần mềm kế toán cũng tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết TK doanh thu và sổ chi tiết công nợ. Cuối quý, phần mềm tự động tổng hợp vào các loại sổ chi tiết TK Doanh thu (xem biểu số 2.7), Nhật ký chứng từ số 8 ( xem biểu số 2.3 - trang 28), làm cơ sở để tổng hợp sổ Cái TK 511(xem biểu số 2.8) Biểu số 2.7: Sổ chi tiết TK 5112( Trích quý IV- năm 2008) CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 5112- Doanh thu bán các thành phẩm Quý IV-2008 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số hiệu Ngày tháng … … … … … … HĐ 010404 03/12/08 Phải thu của Tổng công ty PX112 1.674.064.380 HĐ 010405 05/12/08 Phải thu của công ty Hoàng Thị Loan PX 113 131 475.371.220 HĐ 010406 09/12 Phải thu của công ty thời trang PX 114 131 101.709.219 HĐ 010407 10/12/08 Phải thu của Tổng công ty PX 115 131 98.557.960 PT30 10/12 Thu tiền khăn của khách lẻ 1111 3.456.988 PT31 11/12/08 Thu tiền của công ty TNHH sản xuất và thương mại Tuấn Linh PLHĐ 25 1111 76.980.467 HĐ 010408 13/21/08 Phải thu công ty TNHH dệt may Hoàng Anh PX 116 131 112.568.979 HĐ 010409 15/12/08 Phải thu của công Hoàng Thị Loan PX 117 131 34.897.598 PT 37 16/12/08 Thu tiền của công ty TNHH sợi dệt Vĩnh Phúc 131 115.336.305 PT42 20/12/08 Thu tiền của Tổng công ty 1111 125.889.780 … … … … … … Kết chuyển từ TK 5111 sang 911 911 29.293.274.910 Cộng phát sinh Tài khoản 29.293.274.910 29.293.274.910 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.8: Sổ Cái TK 511 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG SỔ CÁI TK 511 Năm 2008( trích quý IV) Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: VNĐ Có Các TK đối ứng với Nợ các TK Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 911 30.678.446.986 111.271.542.909 Cộng số phát sinh Nợ 30.678.446.986 111.271.542.909 Cộng số phát sinh Có 30.678.446.986 111.271.542.909 Số dư cuối kỳ Nợ Có Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) 2.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty cổ phần dệt Hà Đông được theo dõi trên 3 TK tương ứng với các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại Kế toán chiết khấu thương mại Các sản phẩm dệt may và gia công của công ty cổ phần dệt Hà Đông có thị trường tiêu thụ chủ yếu là các khách hàng truyền thống, trong đó có Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là một khách hàng lớn. Vì vậy tại thời điểm đầu năm hoặc đầu các quý, dựa trên tình hình kinh tế và thị trường cụ thể cùng điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của công ty và các đối tác, công ty đã tiến hành ký kết các hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng mua bán với các khách hàng truyền thống quy định cụ thể các mức chiết khấu thương mại để thúc đẩy khâu tiêu thụ thành phẩm của công ty (xem phụ lục 2.2). Việc làm này đã góp phần duy trì và thúc đẩy doanh thu tiêu thụ thành phẩm của công ty với các khách hàng truyền thống trong điều kiện khủng hoảng kinh tế mạnh như năm 2008 vừa qua. Cụ thể như trong thương vụ ngày 5 tháng 12 năm 2008 với công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (như đã trình bày trong phần 2.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm) công ty đã chiết khấu cho công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan số tiền là 106.958.525 VNĐ( tương ứng với mứcchiết khấu 22,5% đã thoả thuận trong hợp đồng nguyên tắc). Sở dĩ có mức chiết khấu lớn như vậy là do trong năm 2008 hoạt động tiêu thụ của công ty chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái tài chính thế giới nên để kích thích tiêu thụ công ty chấp nhận mức chiết khấu rất cao 22,5%. Công ty sử dụng TK 521 để hạch toán số chiết khấu thương mại đã thực hiện với khách hành. Khi kế toán cập nhật hóa đơn GTGT vào phần mềm kế toán, chương trình sẽ tự động hạch toán: Nợ TK 521: 97.235.023 Nợ TK 33311: 9.723.502 Có TK 131: 106.958.525 Cuối kỳ, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển số dư TK 521 về TK 511 để xác định kết quả tiêu thụ của thành phẩm với bút toán: Nợ TK 511: 97.235.023 Có TK 521: 97.235.023 Kế toán hàng bán bị trả lại Thực tế tại công ty cổ phần dệt Hà Đông, trong năm 2008 không xảy ra các trường hợp hàng bán bị trả lại do quy trình sản xuất tiến bộ và khoa học với các bước sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt nên các sản phẩm dệt may của công ty có chất lượng cao. Đặc biệt đối với thành phẩm xuất khẩu, công ty có quy trình kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập kho, nếu sản phẩm không đủ chất lượng như quy định thì sẽ được nhập vào kho nội địa hoặc lưu kho riêng cho khách hàng mua khăn cân. Thêm vào đó trong quá trình tiêu thụ thành phẩm cho bên đối tác, các thành phẩm của công ty đều được kiểm nhận chất lượng quy cách, chất lượng, mẫu mã cẩn thận trước khi giao cho khách hàng nên thực tế tại công ty, trong năm 2008 không xảy ra các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại. Kế toán giảm giá hàng bán Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, trực thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, giá bán các sản phẩm xuất khẩu của công ty là Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội phê duyệt thông qua quyết định giá nên đối với thành phẩm xuất khẩu, công ty không áp dụng hình thức giảm giá hàng bán. Đối với thành phẩm nội địa, do số lượng thành phẩm tiêu thụ nội điạ của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nên công ty cũng không áp dụng hình thức giảm giá hàng bán. 2.2.3 Kế toán thanh toán với khách hàng Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm của công ty có một khâu hết sức quan trọng là công tác quản lý nợ phải thu. Chính sách thanh toán với khách hàng cũng là một trong những biện pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty. Hiện nay công ty đã áp dụng chính sách bán chịu cho các khách hàng truyền thống, còn đối với các khách hàng không thường xuyên, công ty có yêu cầu ứng trước tiền hàng từ 20-30% tổng giá trị thanh toán của số hàng bán. Bên cạnh đó, với các đối tác phát sinh cả giao dịch bán hàng và mua hàng với công ty thì phương thức thanh toán chủ yếu là bù trừ tiền hàng. Hiện nay công ty chưa có các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng để thúc đẩy quá trình thanh toán với khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn Đến cuối năm, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết các khoản phải thu của từng khách hàng, lập các biên bản đối chiếu công nợ, định kỳ nếu các khách hàng không thanh toán đủ, công ty sẽ tiếp tục gửi thư báo Nợ đến để thúc đẩy quá trình thanh toán. Hiện nay do chưa có chính sách phạt với các khoản thanh toán quá hạn so với hợp đồng kinh tế nên vốn của công ty bị chiếm dụng khá nhiều. Để quản lý Nợ phải thu liên quan đên hoạt động tiêu thụ thành phẩm, công ty dử dụng TK 131- Phải thu của khách hàng, TK này được chi tiết theo đối tượng khách hàng như sau: TK 1311: Phải thu của khách hàng khăn TK 1312: Phải thu của khách hàng phế liệu TK 1313: Phải thu của khách hàng gia công TK 1314: Phải thu dài hạn của khách hàng TK 1315: Phải thu của khách hàng khác Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, kế toán tiến hành cập nhật chứng từ hóa đơn bán hàng vào phần mềm kế toán,dù khách hàng thanh toán ngay hay trả chậm kế toán cũng dùng TK 131 làm trung gian để theo dõi quá trình thanh toán. Việc làm này tránh trùng lặp khi kế toán cập nhật các chứng từ có liên quan khác như: Phiếu thu (biểu số 2.9) Giấy báo Có của Ngân hàng. Lúc này máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng (biểu số 2.10). Cuối kỳ, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào Bảng kê số 11(xem biểu Số 2.11), Nhật ký chứng từ số 8 (xem biểu số 2.3 - trang 28) làm cơ sở để máy tính tiếp tục cho số liệu trên Sổ Cái TK 131 (xem biểu số 2.12) Cụ thể, khi công ty tiến hành xuất bán cho Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội lô hàng xuất khẩu vào ngày 3 tháng 12 theo hoá đơn GTGT số 010404 theo hình thức trả chậm với tổng số tiền thanh toán là 1.841.470.818 VNĐ kế toán tiến hành cập nhật hoá đơn này vào phần mềm kế toán. Đến ngày 20 tháng 12 năm 2008 Tổng công ty tiến hành thanh toán tiền hàng cho công ty bằng tiền mặt với số phiếu thu 4 (biểu số 2.9) số tiền là 125.889.000, kế toán lại tiến hành cập nhật chứng từ này vào phần mềm kế toán Biểu số 2.9: Phiếu thu Đơn vị: Công ty cổ phần dệt Hà Đông Mẫu số 02-TT Điạ chỉ: Cầu Am-Hà Đông-Hà Nội Ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính PHIẾU THU Quyển số : 04 Ngày 20 tháng 12 năm 2008 Số: 42 Nợ: 111 Có: 131 Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Chính Địa chỉ: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Lý do thu: Thu tiền bán hàng theo hóa đơn GTGT số 010404 Số tiền: 125.889.000 đồng….. Viết bằng chữ: Một trăm hai mươi năm triệu, tám trăm tám mươi chín nghìn đồng chẵn……. Kèm theo: hóa đơn GTGT………..chứng từ gốc… Ngày 20 tháng 12 năm 2008 Giám đốc KT.trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Biểu số 2.10 : Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG TK: 1311- Phải thu của khách hàng- khăn( VNĐ) Đối tượng : Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Từ ngày 01/10/08 đến 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày Tháng Nợ Có Nợ Có - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 398.778.987 … … … … … … … … … 03/12/08 HĐ010404 03/12/08 Phải thu của Tổng công ty 5111 33311 1.674.064.380 167.406.438 10/12/08 HĐ010407 10/12/08 Phải thu của Tổng công ty 5111 33311 98.557.960 9.855.796 20/12/08 PT42 20/12/08 Thu tiền hàng Tổng công ty 1111 125.889.000 22/12/08 GBC 25 22/12/08 Tổng công ty thanh toán tiền hàng 1121 800.000.000 27/12/08 PT 50 27/12/08 Tổng công ty thanh toán tiền hàng 1121 78.650.000 - Cộng số phát sinh - Số dư cuối kỳ 2.556.980.560 2.186.970.001 768.789.546 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.11: Bảng kê số 11 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG BẢNG KÊ SỐ 11 PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG (TK 131) Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ S T T Tên người mua SD đầu kỳ Ghi Nợ TK 131,Có Các TK Ghi Nợ các TK,Có TK 131 SD cuối kỳ Nợ Có 511 33311 Cộng Nợ TK 131 111 112 Cộng Có TK 131 Nợ Có 1 Tổng công ty 398.778.987 2.333.618.691 233.336.869 2.556.980.560 360.780.345 1.826.189.656 2.186.970.001 768.789.546 2 C.ty CP Hoàng Thị Loan 0 688.880.890 68.888.089 757.768.979 57.889.556 856.739.887 3 Cty thời trang 60.485.665 215.896.354 21.589.635 237.485.989 111.880.141 120.700.000 232.580.141 65.391.513 Cty CP TM Hải Phòng 35.000.000 64.005.931 6.400.539 70.406.524 5.406.524 100.000.000 0 4 Cty TNHH SX và TM Tuấn Linh 20.156.958 67.543.333 6.754.333 74.297.666 32.767.333 50.000.000 82.767.333 11.687.291 5 Cty TNHH dệt may Hoàng Anh 101.320.452 101.320.452 101.320.452 0 6 Công ty sợi dệt Vĩnh Phúc 57.985.471 68.899.934 6.889.993 75.789.927 150.000.000 150.000.000 16.224.602 … … … … … … … … … … … … 25 Cty cổ phần dệt Nam Định 245.967.265 175.341.910 17.534.191 192.876.101 330.261.522 108.581.844 Tổng cộng 976.464.651 29.293.274.910 2929.327.491 32222.260.241 960.845.887 30.121.633.670 31.082.479.567 2.116.245.335 Ngày31 tháng 12 năm2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.12: Sổ Cái TK 131 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG SỔ CÁI TK 131 Năm 2008 (Trích quý IV) Số dư đầu năm Nợ Có 976.464.651 Đơn vị tính: VNĐ Có Các TK, đối ứng với Nợ với TK Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK511 29.293.274.910 156.802.398.724 TK33311 2929.327.491 15.680.239.872 Cộng số PS Nợ 32222.260.241 172.482.638.596 Cộng số PS Có 31.082.479.567 170.366.393.261 Số dư cuối kỳ Nợ 2.116.245.335 2.116.245.335 Có Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.2.4. Kế toán thuế GTGT đầu ra Căn cứ để tính thuế GTGT là các hóa đơn GTGT. Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế toán tiêu thụ tiến hành cập nhật vào phần mềm kế toán các thông tin cần thiết trên hóa đơn như: số hiệu hóa đơn, ngày lập hóa đơn, giá trị tiền hàng chưa có thuế GTGT và số thuế GTGT. Từ đó có các thông tin cần thiết để kế toán lập bảng kê hóa đơn dịch vụ bán ra. Công ty cổ phần dệt Hà Đông áp dụng phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế. Vì thế, đến cuối mỗi kỳ tính thuế( cụ thể là cuối mỗi tháng) công ty tính ra số thuế GTGT phải nộp theo công thức: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của hàn hóa dịch vụ bán ra - Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào Thuế GTGT đầu ra = Trị giá của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ tương ứng Cuối mỗi tháng, chương trình máy tính tự động tổng hợp tổng thuế GTGT đầu vào từ sổ chi tiết TK 133 và tiến hành khấu trừ vào TK thuế GTGT đầu ra 3331 để tính thuế GTGT phải nộp trong tháng bằng bút toán: Nợ TK 3331: 153.889.072 Có TK 133: 153.889.072 Đồng thời, từ các bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra ( phụ lục số 2.3 ), bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào ( phụ lục số 2.4 ), kế toán tổng hợp tiến hành lập tờ khai thuế GTGT ( biếu số 2.13) và nộp cho cơ quan thuế. Khi công ty nhận được giấy thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thủ quỹ xuất tiền mặt cho nhân viên nộp thuế hoặc thông báo cho Ngân hàng công thương Hà Đông đại diện cho công ty nộp tiền thuế qua TK của công ty tại Ngân hàng. Lúc này kế toán thanh toán lập phiếu chi hoặc nhận giấy báo Nợ của Ngân hàng và tiến hành cập nhật các chứng từ này vào phần mềm kế toán, máy tính sẽ tự động hạch toán theo bút toán: Nợ TK 3331: 746.085.954 Có TK 111 hoặc 112: 746.085.954 Biểu số 2.13: Tờ khai thuế GTGT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số: 01/GTGT TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) [01] Kỳ kê khai: tháng ....12.............năm 2008. [02] Mã số thuế: 0500673693 Serial No. [03] Tên cơ sở kinh doanh: Công ty cổ phần dệt Hà Đông [04] Địa chỉ trụ sở: Số 1- Phố Cầu Am [05] Quận/huyện: Vạn Phúc- thành phố Hà Đông [06] Tỉnh/ Thành phố: Hà Nội [07] Điện thoại: 0433824403 [08] Fax: 0433824505 [09] E-Mail: nmhadong@hn.vn.vn Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu "X") [10] B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [11] 68.569.556 C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào 1 Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ ([12]= [14]+[16]; [13]= [15]+[17]) [12]1561.336.895 [13]153.889.072 a Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước. [14]561.336.895 [15]153.889.072 b Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu [16] [17] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [18] [20] [19] b Điều chỉnh giảm [21] 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào ([22]= [13]+[19]-[21]) [22]153.889.072 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [23]153.889.072 II Hàng hoá, dịch vụ bán ra 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ ([24]= [26]+[27]; [25]= [28]) [24]9685.445.821 [25]968.544.582 1.1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 1.2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]= [29]+[30]+[32]; [28]= [31]+[33]) [27]9685.445.821 [28] a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] [31] c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% Ngày nộp tờ khai: (Do cơ quan thuế ghi) …./...…/……… [32]9685.445.821 [33]968.544.582 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [34] [35] b Điều chỉnh giảm [36] [37 ] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ([38] = [24] + [34] - [36], [39] = [25] + [35] - [37]) [38]9685.445.821 [39]968.544.582 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ([40] = [39] - [23] - [11]) [40]746085954 2 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ([41] = [39] - [23] - [11]) [41] 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42] 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42]) [43] Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai. Hà Nội , ngày 19 tháng 01 năm 2008 Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) 2.3 Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 2.3.1 Phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuần túy với ngành nghề kinh doanh chính đăng ký với cơ quan pháp luật là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ hoàn toàn cho hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Chi phí tài chính của công ty hoàn toàn là chi phí lãi tiền vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính là phần lãi tiền gửi của công ty tại các Ngân hàng. Chính vì đặc điểm sản xuất kinh doanh như trên nên kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tiến hành tuần tự theo các bước như sau: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần của hoạt động tiêu thụ thành phẩm = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần của hoạt động SXKD = Lợi nhuận thuần của hoạt động tiêu thụ thành phẩm + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính 2.3.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty cổ phần dệt Hà Đông là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý là các khoản mục chi phí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này cũng đặt ra cho công ty các yêu cầu trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Bán hàng là một khâu quan trọng trong quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần dệt Hà Đông, khâu này cũng làm phát sinh nhiều chi phí. Để hạch toán chi tiết chi phí bán hàng, công ty sử dụng các TK cấp 2 của TK 641 như sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415: Chi phí bảo hành TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được theo dõi chi tiết trên các TK cấp 2 của TK 642 như sau: TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý TK 6423: Chi phí ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21854.doc
Tài liệu liên quan