Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long (chứng từ ghi sổ)

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long (chứng từ ghi sổ): ... Ebook Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long (chứng từ ghi sổ)

doc137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long (chứng từ ghi sổ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chat lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, chủng loại… và đặc biệt không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tốt cho doanh nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống của công nhân viên. Việc hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quyết định sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong XDCB, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yếu tố bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các nghành khác trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Để hạ giá thành các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết: các thông tin về thị trường, giá cả, các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như: năng lực sản xuất, dự trữ vật tư, tiền vốn, lợi nhuận…để từ đó quản lý chặt chẽ được chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ máy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vật tư lao động tiền vốn có hiệu quả nào…từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tổ chức công tác kế toán tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một yêu cầu cần thiết và luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tập tại công ty cầu I Thăng Long, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mặt khác ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây dựng có những đặc thù riêng. Do đó em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu I Thăng Long” cho luận văn của mình. Nội dung luận văn gồm ba phần chính: Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng. Chương II: Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu I Thăng Long. Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu I Thăng Long. Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thiện đề tài này em được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng kế toán cũng như các phòng chức năng trong công ty cùng với sự cố gắng của bản thân. Tuy nhiên do nhận thức có hạn, thời gian tiếp xúc với thực tế không nhiều nên chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể nâng cao kiến thức của mình nhằm khắc phục tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Dương Nhạc, các thầy cô giáo trong bộ môn, các bác các chú lãnh đạo , cán bộ kế toán trong công ty cầu I Thăng Long và toàn bộ bạn bè nhiệt tình giúp em hoàn thành bản luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2003 Sinh viªn: Lª ThÞ Ngäc Hµ Ch­¬ng I- Lý luËn chung vÒ c«ng t¸c kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh trong doanh nghiÖp x©y dùng I. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Vị trí, đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc dân của đất nước, vì vậy một bộ phận phần lớn thu nhập kinh tế quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do đó ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vì: - Không một nghành kinh tế nào có thể phát triển được nếu thiếu xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nó. Mặt khác trong sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng cơ bản là một trong các nghành phải đi trước một bước. Có thể nói xây dựng cơ bản mở đường cho các nghành khác tiến vào HĐH. - Trên góc độ an ninh quốc gia, xây dựng cơ bản góp phần lớn tạo ra những công trình phục vụ cho đất nước. Đồng thời với việc xây dựng các công trình kính tế phải kết hợp với quốc phòng an ninh bảo vệ tổ quốc. Ngành xây dựng cơ bản có những đặc thù riêng về kỹ thuật và được thể hiện rõ ở sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản: - Quá trình từ khởi công xây dựng cho đến khi công trình được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài và nó phụ thuộc vào qui mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình này được chia thành nhiều giai đoạn: Chuẩn bị điều kiện thi công, thi công móng, tường, trần…mỗi giai đoạn thi công gồm nhiều công việc khác nhau. - Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp: - Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất: vật liệu, lao động, xe máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình. - Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục, vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục công trình. - Sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thường thể hiện không rõ. 2. Yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn, phức tạp đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Từ trước tới nay, công tác quản lý trong xây dựng cơ bản được coi như là một “lỗ hổng lớn” làm thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước. Để hạn chế được thất thoát này doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế, và trước hết là quản lý chi phí, giá thành mà trước hết là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng. Các yêu cầu cụ thể: - Quản lý chặt chẽ chi phí theo dự toán đã duyệt - Công tác quản lý đầu tư và xây dựng phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá, chất lượng và đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. - Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo các công trình với chi phí hợp lý thì bản thân công ty phải có biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ, có hiệu quả. - Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi 3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì đó là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là việc quản lý và sử dụng lao động vật tư, tiền vốn một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó quản lý chi phí sản xuất là phải quản lý chặt chẽ theo định mức, theo đúng dự toán chi phí đã duyệt, quản lý giá thành là quản lý theo mức độ giới hạn chi phí để sản xuất ra sản phẩm nghĩa là phải quản lý giá thành kế hoạch đối với từng khoản mục. Đặc biệt trong xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng có thể giảm bớt được vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sản xuất sản phẩm xây dựng. Để thực hiện các mục tiêu phấn tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã tập hợp chi phí sản xuất, đã xác định thích hợp bằng phương pháp đã chọn. Phản ánh đầy đủ chính xác đầy đủ kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình các định mức chi phí vật tư, phân cống sử dụng máy thi công và dự toán chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức dự toán, các chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại mất mát hư hỏng trong sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. - Vận dụng phương phàp tính giá thành thích hợp để tính toán kịp thời giá thành sản phẩm xây dựng. Kiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng. Vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách có híệu quả. - Xác định đúng đắn và bàn giao kịp thời khối lương xây dựng hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc nhất định. - Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công… trong từng thời kỳ nhất định. Lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cung cấp chính xác, nhanh chóng các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là công cụ quản lý sắc bén không thể thiếu được trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và đặc biệt là trong doanh nghiệp xây dựng. Việc hạch toán sẽ cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hịên kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng là vấn đề chung tâm của công tác hạch toán trong doanh nghiệp. Tập hợp chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, nhân công, máy thi cônglà bao nhiêu so với dự toán và kế hoạch, xác định được mức tiết kịêm hay lãng phí chi phí sản xuất để từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp. II. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. 1. Chi phí sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào và tạo thành các công trình, hạng mục công trình, các sản phẩm, lao vụ… Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện là các hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành sản phẩm. Để đo lường hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng kỳ hoạt động kinh doanh là bao nhiêu nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý, mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp cẩn bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. 2. Phân loại chi phí. Việc phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng với việc hạch toán. Mặt khác, nó là tiền đề của việc kiểm tra phân tích chi phi, thúc đẩy quản lý chặt chẽ chi phi sản xuất theo nhiều cách khác nhau. 2.1 Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí theo yếu tố). Theo cách này căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của cácchi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu, mục đích hoặc tác dụng gì. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 5 loại: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt thép…), vật liệu phụ, nhiên liệu (xăng, dầu…), phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản khác phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động và các khoản phụ cấp khác. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số phải tính khấu hao TSCĐ đối với tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ từ bên ngoài như tiền điện, nước tiền điện thoại, chi phí thuê máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài 4 yếu tố chi phí trên. Ý nghĩa của cách phân loại này : Theo cách phân loại này cho ta biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua đó lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của chi phí. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định. Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại chi phí này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia thành các mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị các loại vật liệu chính (xi măng, sắt thép…), vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo) cần thiết để tạo nên sản phẩm xây dựng. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thường xuyên máy móc thi công, tiền lương của công nhân sử dụng máy và chi phí khác của máy thi công. - Chi phí chung: là những chi phí nhằm tổ chức quản lý chung phục vụ thi công không cấu thành thực thể sản phẩm, không gia trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp của công trình như chi phí quản của các đội công trình, các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý, các loại vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý chỉ đạo công trình. Ý nghĩa của cách phân loại chi phí này: Theo cách phân loại chi phí này mỗi loại chi phí khác nhau thể hiện mức độ ảnh hưởng vào giá thành là khác nhau theo từng đối tượng tập hợp và nơi phát sinh chi phí. Ngoài ra theo cách phân loại này còn phục vụ cho công tác kế hoạch hoá chi phí và tính giá thành theo khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài hai cách phân loại trên còn có các cách phân loại chi phí sản xuất khác như: - Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với qui mô sản xuất. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí sản xuất được chia thành: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Tóm lại mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định. Nhờ có các cách phân loại chi phí mà kế toán có thể kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm nhận biết và phát huy mọi khả năng tiềm tàng để có thể hạ giá thành sản phẩm. III. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. 1. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện toàn bộ chất lượng lao động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của đơn vị. Cùng một loại hình sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm đánh giá tương đối chính xác về trình độ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị…trình độ quản lý lao động, quản lý kinh tế. Vì thế việc phấn đấu giá thành sản phẩm trở thành mục tiêu kinh tế quan trọng của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay giá thành là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Trong xây dựng cơ bản, để xây dựng một công trình hay hoàn thành một lao vụ…thì doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình thi công đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao đến giai đoạn qui ước được chấp nhận thanh toán. Khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, người ta có thể tính giá thành cho một loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ và tính giá thành của sản phẩm sẽ là một trong những cơ sở cho việc xác định giá bán. Đối với doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm mang tính cá biệt thể hiện ở chỗ : mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng. Hơn nữa khi nhận thầu một công trình xây dựng thì rõ ràng giá bán (giá nhận thầu) đã có trước khi thi công công trình. Như vậy giá bán có trước khi xác định được giá thành thực tế của công trình đó. Do đó giá thành thực tế của công trình đó chỉ quyết định tới lãi lỗ của doanh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi. 2. Các loại giá thành sản phẩm xây dựng. 2.1 Giá thành dự toán. Đây là giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm xây dựng theo thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản do cấp thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng của giá cả thị trường. Giá thành dự toán nhỏ hơn phần giá trị dự toán ở phần lãi định mức. Gi¸ thµnh dù to¸n c«ng tr×nh, h¹ng môc c«ng tr×nh = Gi¸ trÞ dù to¸n c«ng tr×nh, h¹ng môc c«ng tr×nh - L·i ®Þnh møc Giá thành dự toán công trình, hạng mục công trình == Giá thành dự toán công trình, Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình hạng mục công trình - Lãi định mức Trong đó: - Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình: được xác định trên cơ sở các định mức, đơn giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và dựa trên mặt bằng giá cả thị trường, đó là giá nhận thầu. - Lãi định mức: là số % trên giá thành từng sản phẩm xây dựng cơ bản do Nhà nước qui định đối với từng loại hình xây dựng cơ bản khác nhau,từng sản phẩm xây dựng cụ thể. Giá thành dự toán sản phẩm xây dựng cơ bản là căn cứ để kế hoạch hoá sản phẩm xây dựng cơ bản và vạch ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm xây dựng được giao. 2.2 Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể về các định mức, đơn giá , biện pháp thi công, giá thành kế hoạch tính theo công thức: Giá thành kế hoạch công Giá trị dự toán công trình, trình, hạng mục công trình= hạng mục công trình - Lãi định mức 2.3 Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng cơ bản. Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng cơ bản là những biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế đượctính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ. Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh không cần thiết như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, những mất mát hao hụt vật tư… Giữa ba loại giá thành trên thường có mối quan hệ về mặt lượng như sau: Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế Việc so sánh giữa các loại giá thành được dựa trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định). 2.4 Giá thành của khối lượng hoàn thành và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước. Cũng xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chi phí về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành của khối lượng hoàn thành và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước. Giá thành của khối lượng hoàn thành là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật đúng thiết kế, đúng hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá một cách chính xác hiệu quả sản xuất thi công công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên chỉ tiêu này không đáp ứng một cách kịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong suốt quá trình thi công. Do đó để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phải xác định được giá thành khối lượng hoàn thành qui ước. Khối lượng xây dựng hoàn thành qui ước là khối lượng xây dựng hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thoả mãn các điều kiện: - Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo kỹ thuật. - Khối lượng này phải xác định một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. - Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại có nhược điểm không phản ánh một cách toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình. Do đó trong việcquản lý giá thành đòi hỏi phải sử dụng hai chỉ tiêu để đảm bảo các yêu cầu về quản lý giá thành là kịp thời chính xác, toàn diện và có hiệu quả. 3. Mối quan hệ gữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên chúng chỉ thống nhất về mặt lượng trong trường hợp khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc khối lượng xây dựng dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau. Bên cạnh những điểm giống nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn có những điểm khá nhau, đó là: - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến khối lượng dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. - Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng xây lắp hoàn thành. - Chi phí sản xuất chỉ tính trong một thời kỳ, còn giá thành lại liên quan đến khối lượng xây dựng dở dang kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau thể hiện trên những mặt sau: - Chi phí sản xuất là căn cứ, cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, công việc hoàn thành. - Mức tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực sẽ ảnh hưởng tới giá thành dẫn đến kết quả tài chính (lãi, lỗ) khi thi công công trình. Như vậy tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất xây lăp. - Tổ chức quản lý tốt giá thành chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở quản lý tốt chi phí sản xuất. IV . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiễp xây dựng. 1. Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn các chi phí phát sinh được tập hợp theo phạm vi, giới hạn đó. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều phân xưởng, tổ đội khác nhau. Ở từng địa điểm sản xuất lại có thể chế biến nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, lao vụ khác nhau. Do vậy chi phí phát sinh của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm công việc. Vì vậy các chi phí phát sinh phải được tập hợp theo yếu tố khoản mục chi phí , theo những phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí ở từng doanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố như: - Đặc điểm tổ chức sản xuất thi công của doanh nghiệp - Qui trình công nghệ giai đoạn thi công của doanh nghiệp. - Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng. 2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất là quá trình tập hợp, hệ thống các chi phí phát sinh trong một quá trình sản xuất ở các thời kỳ khác nhau vào từng tài khoản cấp một, cấp hai của đối tượng hạch toán theo yếu tố chi phí. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp gián tiếp: áp dụng đối với những chi phí sản xuất chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương pháp này căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào thẳng cho đối tượng liên quan. Phương pháp gián tiếp: được áp dụng trong trường hợp các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng này phải xác định lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Đó là tiêu thức phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng. Trước hết phải xác định hệ số phân bổ (H): Trong đó : åC: Tổng chi phí cần phân bổ : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng: 2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép…), vật liệu phụ (que hàn, sơn, phụ gia bê tông), các cấu kiện, các loại nhiên líệu (xăng, dầu…) và các loại vật liệu khác dung trực tiếp cho thi công. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí vật tư sử dụng cho chạy máy thi công. 2.1.2 Phương pháp tập hợp Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp trực tiếp chỉ là những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một công trình, hạng mục công trình hoặc liên quan đến từng đơn đặt hàng. Trong quá trình thi công xây dựng, một số vật liệu luân chuyển được sử dụng như: vật liệu làm ván khuôn, giàn giáo…giá trị vật liệu luân chuyển được phân bổ theo các tiêu thức hợp lý có thể là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.3 Tài khoản sử dụng Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài khoản 621- chi phí nhân công trực tiếp và được chi tiết cho từng đối tượng. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dung cho sản xuất, thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154. 2.1.4 Trình tự hạch toán Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán ghi: - Đối với vật liệu xuất kho thi công cho các công trình, kế toán ghi: Nợ TK621 (chi tiết liên quan) Có TK152,153 - Những vật liệu sử dụng nhiều lần ( vật liệu luân chuyển như cột chống, ván khuôn, đà giáo…) khi xuất dung kế toán ghi: Nợ TK1421 Có TK152 Đồng thời phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK621 (chi tiết liên quan) Có TK 1421 - Những loại vật liệu xuất dùng trực tiếp cho công trình mà không nhập qua kho, kế toán ghi: Nếu áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK621 Nợ TK133 Có TK111,112,331 (giá chưa có thuế) Nếu áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK621 Có TK111,112,331 (giá có thuế) - Cuối kỳ nguyên vật liệu chưa được sử dụng hết vào sản xuất và giá trị vật liệu thu hồi được (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK152 Có TK621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật líệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK154 (chi tiết liên quan) Có TK621 (chi tiết liên quan) Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK111,112… TK152 TK621 TK152 Trị giá NVL nhập kho Giá trị NVL xuất kho TK1331 TK1421 Trị giá NVL sử dụng Thuế Trị giá Không hết nhập kho VAT NVL chờ Trị giá NVL TK154 Thuế phân bổ phân bổ VAT dần Kết chuyển chi phí Trị giá NVL xuất thẳng cho công trình NVL trực tiếp 2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 2.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp… chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trong và ngoài biên chế và lao động thuê ngoài. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm lương công nhâ._.n điều khiển và phục vụ máy thi công, tiền lương công nhân xây lắp và vận chuyển ngoài cự ly thi công, không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quĩ lương công nhân trực tiếp sản xuất. 2.2.2 Phương pháp tập hợp. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp phân bổ trực tiếp: áp dụng phương pháp này trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (từng công trình, hạng mục công trình và từng đơn đặt hàng) Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không hạch toán được cho từng đối tượng cụ thể như: tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương theo thời gian của công nhân sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày… thì được tập hợp chung, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công có thể là chi phí nhân công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất… 2.2.3 Tài khoản sử dụng. TK621 dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công của công nhân xây lắp bao gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác có tính chất tiền công của công nhân sản xuất xây lắp. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154. 2.2.4 Trình tự hạch toán - Tiền công, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài). Nợ TK622 (chi tiết liên quan) Có TK111,334,335 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK154 (chi tiết liên quan) Có TK622 (chi tiết liên quan) Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công sản xuất trực tiếp TK111 Tiền công phải trả cho lao thuê ngoài. TK335 Trích trước tiền lương nghỉ Phép của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép. 2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 2.3.1 Nội dung chi phí. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lựợng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thủ công vừa bằng máy), chi phí này bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân công: bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công. - Chi phí vật liệu: bao gồm nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công. - Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho xe máy thi công. - Chi phí khấu hao máy thi công. - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho xe máy thi công. - Chi phí bằng tiền khác dùng cho xe máy thi công. 2.3.2 Phương pháp tập hợp. Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công có thể là phương pháp trực tiếp, có thể là phương pháp gián tiếp. Đối với những khoản chi phí sử dụng máy thi công liên quan trực tiếp đến từng đối tượng cụ thể thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với những chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí có thể dung tiêu thức thích hợp để phân bổ: số ca máy thực tế, giá trị công trình, hạng mục công trình. 2.3.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công dung để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154. 2.3.4 Trình tự kế toán - Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy, có tổ chức kế toán riêng thì: Kế toán chi phí liên quan đến hoạt động đội máy thi công: Nợ TK621,622,627 Có TK111,152,334 Kế toán chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy thực hịên trên tài khoản 154. + Nếu doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận. Nợ TK623 (6238) Có TK154 + Nếu doanh nghiệp thực hiện các phương thức bán lao vụ bằng máy giữa các bộ phận trong nội bô. Nợ TK623 (6238) Nợ TK133 Có TK333 (3331) Có TK512,511 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp tổ chức đội máy thi công riêng biệt) TK111,152,334… TK621,622,627 Chi phí liên quan tới hoạt động máy thi thi công TK154 TK623 Giá thành ca máy thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau TK512,511 Giá thành ca máy thực hiện theo phương thức bán lao vụ TK133 TK3331 - Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Tiền lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân điều khiển máy: Nợ TK623 (6231) Có TK11,334 Nguyên vật liệu sử dụng cho xe máy thi công: Nợ TK623 (6232) Nợ TK133 Có TK152,153,111,112,331.. Khấu hao máy thi công sử dụng ở đội máy thi công: Nợ TK623(6234) Có TK214 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh: sửa chữa máy thi công, tiền điện, nước… Nợ TK623 (6237) Nợ TK133 Có TK111,112,331 Chi phí bằng tiền phát sinh: Nợ TK623 (6238) Nợ TK133 Có TK111 Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: chi phí thực tế máy thi công tính cho công trình, hạng mục công trình: Nợ TK154 Có TK623 Trường hợp tạm ứng chi phí sử dụng máy thi công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ, khi quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK623 Có TK141 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt) TK334,111… TK623 TK154 Tiền lương phải trả cho công nhân Kết chuyển chi phí sử dụng điều khiển máy thi công máy thi công TK152,153,111… NVL sử dụng cho máy thi công TK133 TK111,112,331 Thuế VAT Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác TK133 TK141 2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.4.1 Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội thi công, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội, nhân viên kỹ thuật kế toán đội thi công, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dung cho quản lý đội, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở đội (không phải là máy thi công), chi phí dịch vụ mua ngoài. 2.4.2 Phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh, chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau thì được phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Chi phí sản xuất chung tính Tổng chi phí sản xuất chung Tiêu thức cho một công trình, hạng mục = x phân bổ cho công trình Tổng tiêu thức phân bổ một CT, HMCT 2.4.3 Tài khoản sử dụng Toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất chế tạo sản phẩm xây dựng trong các tổ đội công trình được tập hợp vào tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung. 2.4.4Trình tự kế toán. - Chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế, kế toán ghi: Nợ TK627 (chi tiết liên quan) Có TK334,338,152,153,1421,214… - Phản ánh số ghi giảm chi phí, kế toán ghi: Nợ TK111,112,138 Có TK627 (chi tiết liên quan) - Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK154 Nợ TK154 (chi tiết liên quan) Có TK627 (chi tiết liên quan) Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK111,112… Chi phí tiền lương và các khoản trích lương của bộ phận quản lý thi Các khoản giảm trừ chi phí sản công… xuất chung TK152,153 NVL,CCDC dùng cho sản xuất chung TK154 TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung TK111,112,331… Kết chuyển chi phí sản xuất Chung Chi phí dịch vụ mua ngoài, bằng tiền 2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh sau khi tập vào các tài khoản tương ứng sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 (tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm). Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK621 TK154 TK632 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá thành khối lượng TK622 xây dựng hoàn thành Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK623 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công TK627 Kết chuyển chi phí SXC V. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây dựng. Trong doanh nghiệp xây dựng sản phẩm làm dở có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây dựng dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết phải kiểm kê khối lượng sản phẩm, công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn khối lượng sản phẩm hoàn thành so với khối lượng sản phẩm hoàn thành qui ước của từng giai đoạn thi công xác định được khối lượng công tác xây lắp dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng tới tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành. Đặc điểm của xây dựng cơ bản là kết cấu rất phức tạp do đó việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó . Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. 1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán. Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng + của khối lượng xây lắp dở lượng xây lắp thực Chi phí thực tế đầu kỳ hiện trong kỳ Chi phí khối của khối lượng = x lượng dở dang dở dang cuối kỳ Chi phí của khối Chi phí của khối cuối kỳ theo lượng xây lắp hoàn + lượng xây lắp dở dự toán thành bàn giao trong dang cuối kỳ theo kỳ theo dự toán dự toán 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định: Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng + của khối lượng lắp lắp đặt dở dang đặt thực hiện trong Chi phí theo dự Chi phí thực tế đầu kỳ kỳ toán của khối của khối lượng = x lượng lắp đặt dở lắp đặt dở dang Chi phí của khối Chi phí theo dự toán dang cuối kỳ đã cuối kỳ lượng lắp đặt bàn + của khối lượng lắp đặt tính chuyển theo giao trong kỳ theo dở dang cuối kỳ đã tính sản lượng hoàn dự toán chuyển theo sản lượng thành tương hoàn thành tương đương đương 3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán. Theo phương pháp này chi phí thực té của khối lượng dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Chi phí thực tế của Chi phí của khối khối lượng xây + lượng thực hiện lắp dở dang đầu trong kỳ Giá trị của Chi phí thực tế của kỳ khối lượng của khối lượng xây = x xây lắp dở lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của Giá trị dự toán của dang cuối khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp quí hoàn thành bàn giao dở dang cuối kỳ trong kỳ Ngoài ra đối với một số công việc như: nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí phát sinh thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng. 1.Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành ở tưng doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể: - Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất. - Qui trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm - Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm. - Các yêu cầu quản lý yêu cầu cung cấp thông tin cho viẹc ra các quyết dịnh trong doanh nghiêp. - Khả năng và trình độ quản lý , hạch toán. Đối với các doanh nghiệp xây dựng do có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất và sản phẩm nên đối tượng tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 2. Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành đã được xác định. Trong đó kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo đặc điển của từng đối tượng kế toán tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho nhiều đối tượng. 2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn Đây là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vì sản phẩm thi công mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa viêc áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính giá thành được thực hiện đơn giản dễ dàng. Theo phương pháp này giá thành công trình, hạng mục công trình được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí tập hợp cho công trình, hạng mục công trình từ khi khởi hành đến khi hoàn thành. Công thức tính: Z = C Trong đó: Z: là tổng giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thì: Z = DĐK +C – DCK Trong đó: Z: là giá thành thực tế của khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao DĐK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng ciư bản dở dang đầu kỳ C: là chi phí phát sinh trong kỳ DCK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trình hoặc giá thành thực tế phải tính riêng cho từng công trình, cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã qui định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành cho từng hạng mục công trình đó . Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trường sản xuất đảm nhận. Nhưng không có điều kiện theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình, thì toàn chi phí đã tập hợp trên toàn công trường đều phải được phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó: Giá thành thực tế của hạng Giá thành dự toán của hạng mục công trình thứ i = mục công trình thứ i x H Trong đó: H: hệ số phân bổ giá thành thực tế åC H = x 100 åGdt Trong đó: åC: Tổng chi phí thực tế của cả công trường. åGdt: Tổng giá trị dự toán của tất cả các hạng mục công trình 2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này thích hợp khi thực hiện các công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc phức tạp. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phụ không phù hợp với kỳ hạch toán. Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các chi phí đều được tập hợptheo mỗi đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong đơn nhiều hay ít, cũng không kể trình độ phức tạp của việc sản xuất sản phẩm đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo mỗi đơn đặt hàng, bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản mục tính giá thành. Trong hạch toán hàng ngày, các chi phí sản xuất cơ bản được căn cứ vào chứng từ gốc ghi trực tiếp vào đơn đặt hàng. Các chi phí gián tiếp, chi phí chung thường được tập hợp theo từng nơi phát sinh ra chi phí đó, sau đó định kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của đơn đặt hàng có liên quan theo một tiêu chuẩn nhất định. Đơn đặt hàng làm xong thì mới tính giá thành nên trên lý luận thì phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng không cần đánh riêng sản phẩm làm dở. Trong trường hợp này có 3 phương pháp để đánh giá sản phẩm làm xong: - Căn cứ theo giá thành kế hoạch để đánh giá - Nếu trước kia xí nghiệp đã xây lắp sản phẩm tương tự thì căn cứ theo giá thực tế trước kia và tham khảo những thay đổi của điều kiện sản xuất hiện tại để đánh giá. - Thống kế đánh giá đúng phần đơn đặt hàng chưa kết thúc để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành. Ưu điểm: + Phương pháp tính tương đối đơn giản Nhược điểm: + Kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ hạch toán. + Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng tập hợp các chi phí sản xuất theo toàn bộ đơn đặt hàng, do đó chi phí có thể biết được là toàn bộ giá thành cuả đơn đặt hàng là cao hay thấp hơn giá thành kế hoạch. Như vậy khó phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành từng loại. 2.3 Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc. Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình. Công thức tính: Z = DĐk + (C1 +C2 +…+ Cn) – DCK Trong đó: Z: là giá thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình. C1, C2, …, Cn: là chi phí xây dựng các giai đoạn DĐK, DCK: là chi phí thực tế dở dang đầu kỳ, cuối kỳ 2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện sau: - Phải xác định được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra các chênh lệch đó . Công thức tính: Giá thành thực tế Giá thành định mức Chênh lệch do Chênh lệch của sản phẩm = của sản phẩm ± thay đổi định ± do thoát ly mức định mức - Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. - Xác định số chênh lệch do thay đổi dịnh mức: Vì giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành do vậy khi có sự thay đổi định mức cần phải được tính toán lại theo định mức. Việc tính toán thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với số sản phẩm làm dở đầu kỳ , vì chi phí tính cho số sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Số chênh lệch do thay đổi định mức xác định bằng định mức cũ trừ đi định mức mới - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là chênh lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi. Việc xác định chêch lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí, song số chênh lệch do thoát ly định mức thường được tiến hành như sau: Chênh lệch do Chi phí thực tế Chi phí định mức thoát ly định = (theo từng khoản - (theo từng khoản mức mục) mức) Ưu điểm: + Yếu tố giá thành đã được xác định trước nên có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý xí nghiệp, kiểm tra mức phấn đấu hạ giá thành kế hoạch, phân tích tình hình sản xuất từ đó đánh giá hao phí hợp lý của các tổ đội sản xuất xây dựng, thúc đẩy hạch toán nội bộ. + Qua hạch toán riêng chênh lệch định mức hao phí giúp bộ máy quản lý của doanh nghiệp phát hiện kịp thời, xác định nguyên nhân và mức tăng hay tiết kiệm tài sản, vật tư, lao động tiền vốn…để đề ra cá biện pháp khắc phục nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. + Yếu tố thay đổi định mức trong giá thành thực tế của sản phẩm giúp ta kiểm tra và đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp tổ chức kỹ thuật đã thực hiện, xác định ảnh hưởng của sự thay đổi định mức đối với giá thành thực tế của sản phẩm bảo đảm áp dụng thống nhất các định mức để tính giá thành thực tế của sản phẩm. VII. Tổ chức hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có 4 hình thức kế toán hiện nay đang được các doanh nghiệp áp dụng: Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ. Tuỳ theo mô hình tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán có thể chọn một trong các hình thức kế toán trên. Mỗi một hình thức kế toán khác nhau có hệ thống sổ là khác nhau. 1 Hình thức nhật ký chung - Sổ Nhật ký chung - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái - Nhật ký - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết 3.Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ thẻ, kế toán chi tiết 4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chương II: Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu I Thăng Long. I. Đặc điểm chung của công ty cầu I Thăng Long. Tên gọi: Công ty cầu I Thăng Long Tên giao dịch: Công ty cầu I Thăng Long Địa chỉ: Xã Thịnh Liệt - Huyện Thanh Trì – Hà Nội Điện thoại: 8612825 Ngày thành lập: 25/6/1983 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty cầu I Thăng Long được thành lập từ ngày 25 tháng 6 năm 1983 trên cơ sở hợp nhât giữa công ty đại tu cầu I của cục quản lý đường bộ và công ty công trình 108 của xí nghiệp liên hiệp công trình 5. Từ năm 1983 đến năm 1992, công ty trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 2 ( nay là khu quản lý đường bộ 2). Từ năm 1993 đến nay công ty là đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long. Hai mươi năm thành lập, công ty đã xây dựng mới, đại tu, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cho đất nước trên hàng trăm công trình các loại như: cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng biển, cảng sông… có qui mô tầm cỡ vừa và nhỏ. Một số công trình cầu do công ty làm đã được cả nước biết đến như: cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Sông Bạc ở Hà Giang, cầu Đông Hà ở Quảng trị, cầu Đông Tiến ở Hoà Bình… Công ty hiện có những ngành kinh doanh chính sau: Xây dựng công trình giao thông Xây dựng công trình dân dụng Xây dựng công trình công nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Với đội ngũ lao động trong công ty thường xuyên có việc làm, đời sống không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty luôn được tăng cường, đội ngũ lao động trưởng thành về nhíều mặt tạo đà cho công ty vững bước tiến lên, hoạt động đúng hướng, đúng khuôn khổ của pháp luật. Nội bộ công ty luôn đoàn kết cùng nhau xây dựng công ty nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp loại I theo quyết định 388/TTg của Thủ tướng chính phủ. Kể từ khi thành lập đến nay công ty cầu I Thăng Long là một trong những đơn vị mạnh về xây dựng của nghành giao thông vận tải Việt Nam. Với hai mươi năm phát triển, công ty đã khẳng định sự vươn lên và đứng vững ở mỗi giai đoạn. Điều đó thể hiện khá rõ ở doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chất lượng công trình ngày càng đạt nhiều tiêu chuẩn cao. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm Biểu 1 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nguồn vốn lưu động 50.394.000.000 47.383.000.000 56.659.000000 Doanh thu trước thuế 1.454.000.000 1.454.000.000 1.454.000.000 Tổng số tài sản có 44.296.000.000 50.763.000.000 74.390.000.000 Doanh thu sau thuế 42.842.000.000 47.846.000.000 70.848.000.000 Lợi nhuận trước thuế 1.638.000.000 1.208.000.000 1.000.000.000 Lợi nhuận sau thuế 1.228.000.000 906.000.000 750.000.000 Tổng số nợ phải trả 34.429.000.000 31.465.000.000 39.998.000000 Nợ phải trả trong kỳ 17.806.000.000 6.442.000.000 15.540.000.000 Nguồn vốn chủ sở hữu 15.964.000.000 16.218.000.000 16.660.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 9.726.000.000 9.726.000.000 9.726.000.000 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty . Qui trình sản xuất của công ty có đặc điểm: sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa bàn khác nhau, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội cầu, nhiều đội cầu hình thành nên một công trường. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất thi công trong từng thời kỳ mà số lượng các đội cầu, tổ chức sản xuất trong mỗi đội cầu sẽ thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể. Mỗi đội cầu có đội trưởng giám sát, và quản lý thi công, cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kỹ thuật, cán bộ vật tư chịu trách nhiệm về quản lý và cung cấp vật tư, kế toán viên chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại nơi thi công và gửi các chứng từ về phòng kế toán theo từng khối lượng xây dựng hoàn thành. Mỗi đội cầu được chia ra thành nhiều tổ, phụ trách tổ sản xuất là các tổ trưởng. Ngoài ra trong mỗi đội cầu khi thi công còn có thêm đội cơ giới và đội xây dựng là những đơn vị hỗ trợ đắc lực cho đội cầu và công trường. Trong đó đội xây dựng với nhiệm vụ chuyên sản xuất vật liệu xây dựng nội bộ. Đội cơ giới có nhiệm đảm bảo máy thi công cho đội cầu. Có thể khái quát đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty theo mô hình sau: Công ty Công trường Các đội cầu Đội cơ giới Văn phòng công ty Đội xây dựng 3. Đặc điểm tổ chức quản lý. Công cầu I Thăng Long là công ty xay dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng mới, đại tu, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cho đất nước các công trình sau: cầu đường sắt, cầu đường bộ, cầu cảng biển, cảng sông có tầm cỡ vừa và nhỏ. Do đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài… nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý có những đặc điểm riêng.Mô hình tổ chức của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đứng đầu là lãnh đạo công ty, tiếp đến là phòng ban, các công trường, các đội cầu và người lao động. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Ban giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức LĐHC Phòng kế toán Phòng vật tư thiết bị Các công trường Đội cầu Đội xây dựng Đội cơ giới Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt quá trình sản xuất. Đi sâu vào chức năng hoạt động của từng phòng ban của công ty ta có thể hiểu sâu hơn về nhiệm vụ và chức năng của từng phòng. Mỗi phòng ban chức năng đều có trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên. - Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc - người giữ vai trò quan trọng chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ, công nhân viên và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: phụ trách về công nghệ sản xuất , kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. - Phòng kế hoạch: Với nhiệm vụ lập ké hoạch sản xuất , trình duyệt với tổng công ty theo quí năm. Thực hiện việc giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các đội và công trường. Lập và điều chỉnh các dự toán, thanh quyết toán các công trình, cùng các phòng ban có liên quan giải quyết các thủ tục ban đầu như giải quyết mặt bằng thi công, đền bù… Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị và kịp thời tham mưu đưa ra các biện pháp hiệu quả trong công việc chỉ đạo bảo đảm cho toàn công trình hoàn thành theo quí, năm. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất trong suốt quá trình sản xuất của công ty. Đánh giá về mặt kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bàn giao. Tiếp nhận hồ sươ thiết kế kỹ thuật các công trình, lập phương án tổ chức thi công các công trình, lập định mức vạt tư thiết bị, máy móc thi công theo tiến độ thi công các công trình. Giám sát các đơn vị thi công đúng tiến độ, đúng đồ án thiết kế, đúng qui trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Phòng vật tư thiết bị Với chức năng mua sắm và quản lý vật tư, quản lý sử dụng thiết bị máy móc cho toàn bộ công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách vật tư thiết bị. Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của công ty, phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch mua sắm vật tư theo quí, năm một cách chính xác. Trên cơ sở kế hoạch kế hoạch được giao phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch cung cấp vật tư chủ yếu cho toàn đơn vị trong toàn công ty một cách kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra phòng còn theo dõi , hướng dẫn các đơn vị áp dụng có hiệu quả các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu. - Phòng tổ chức lao động hành chính Với công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý về nhân sự trong toàn công ty. Giải quyết việc thuyên chuyển, điều động cán bộ công nhân viên trong nội bộ công ty cũng như ngoài công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao, phòng tổ chức lao động hành chính lập kế hoạch lao động tiền lươg theo tháng, quí, năm cho toàn công ty. Phòng còn điều phối lực lượng lao động trong toàn công ty để đảm bảo hoàn thành kế hoạch chung. - Phòng tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng quản lý vừa có chức năng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó để đạt được mục đích tren phòng tài chính kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xây dựng kế hoạch đảm bảo sử dụng có hiệu quả về tài chính hàng quí và cả năm. + Mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời còn cung cấp số liệu hiện có và trực tiếp báo cáo theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp về vốn và kết quả kinh doanh lên cấp trên. + Quản lý chặt chẽ quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đôn đốc thanh toán kịp thời với các đơn vị và hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng vốn công ty. Như vậy, công tác hạch toán quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng ._.5 IV TK642 30.704.889 7.213.934 37.918.823 Cộng 5.406.147.777 331.193.863 552.019.349 283.801.410 6.573.162.399 (ghi có TK152, ghi nợ các TK) Công ty cầu I Thăng Long Biểu 10 Bảng phân bổ CCLĐ quí IV/2002 (ghi có TK153, ghi nợ các TK) STT TK, tên công trình Số tiền Ghi chú I TK1421 54.911.688 II TK621 20.896.028 1 Đập Thảo Long 1.869.108 2 Cảng Chân Mây 7.350.000 3 Cầu Kênh Kịa 4.242.188 4 Cầu Đá Bạc 2.604.300 5 Cầu Chợ Dinh 2.880.088 6 Cầu Làng Ngòn 1.950.344 III TK623 11.024.758 1 Đập Thảo Long 1.935.168 2 Cảng Chân Mây 1.234.625 3 Cầu Kênh Kịa 2.362.724 4 Cầu Đá Bạc 1.735.168 5 Cầu Chợ Dinh 1.385.826 6 Cầu Làng Ngòn 2.371.247 IV TK627 12.788.484 1 Đập Thảo Long 2.569.785 2 Cảng Chân Mây 1.987.164 3 Cầu Kênh Kịa 2.037.265 4 Cầu Đá Bạc 1.934.789 5 Cầu Chợ Dinh 1.876.111 6 Cầu Làng Ngòn 2.383.370 V TK642 306.300 Cộng 99.927.258 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 11 Bảng phân bổ CCLĐ quí IV/2002, tài khoản chi phí chờ phân bổ (ghi có TK1421, ghi nợ các TK) STT TK, tên công trình Số tiền I TK621 19.434.133 1 Đập Thảo Long 1.627.870 2 Cảng Chân Mây 3.754.800 3 Cầu Kênh Kịa 5.385.772 4 Cầu Đá Bạc 6.588.548 5 Cầu Chợ Dinh 520.000 6 Cầu Làng Ngòn 1.557.143 II TK623 3.976.469 1 Đập Thảo Long 761.945 2 Cảng Chân Mây 588.724 3 Cầu Kênh Kịa 500.000 4 Cầu Đá Bạc 650.00 5 Cầu Chợ Dinh 721.000 6 Cầu Làng Ngòn 754.00 III TK627 3.248.407 1 Đập Thảo Long 600.000 2 Cảng Chân Mây 520.000 3 Cầu Kênh Kịa 385.772 4 Cầu Đá Bạc 627.870 5 CầuChợ Dinh 620.000 6 Cầu Làng Ngòn 530.765 IV TK642 760.835 Cộng 27.455.844 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 12 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 50 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí NVL trực tiếp 621 152 1.524.954.952 Chi phí NVL dùng cho máy thi công 623 116.504.098 Chi phí NVL dung cho sản xuất chung. 627 101.249.588 Cộng x x 1.742.708.638 Kèm theo bảng phân bổ NVL quí IV/2002 (ghi có TK152, ghi nợ các TK ) Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 13 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 51 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí CCDC dùng cho sản xuất trực tiếp 621 153 2.880.088 Chi phí CCDC dùng cho máy thi công 623 1.385.826 Chi phí CCDC dùng cho sản xuất chung 627 1.876.111 Cộng x x 6.142.025 Kèm theo bảng phân bổ CCLĐ quí IV/2002 (ghi có TK152, ghi nợ các TK) Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 14 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 52 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Phân bổ chi phí CCDC cho chi phí NVL trực tiếp 621 1421 520.000 Phân bổ chi phí CCDC cho chi phí sử dụng máy thi công 623 721.000 Phân bổ chi phí CCDC cho chi phí sản xuất chung 627 620.000 Cộng x x 1.861.000 Kèm theo bảng phân bổ CCLĐ quí IV/2002, tài khoản chờ kết chuyển (ghi có TK1421, ghi nợ các TK) Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 15 Sổ chi tiết - Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: TK621 Công trình cầu Chợ Dinh NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS Số 50 31/12 Chi phí NVL trực tiếp 152 1.524.954.952 31/12 CTGS Số 51 31/12 CCDC dùng cho sản xuất trực tiếp 153 2.880.088 31/12 CTGS Số 52 31/12 Phân bổ chi phí CCDC cho chi phí NVLtrực tiếp 1421 520.000 31/12 CTGS Số 110 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 1.528.355.040 Cộng phát sinh 1.528.355.040 1.528.355.040 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 16 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 110 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp quí IV/2002 Công trình Đập Thảo Long 154 621 318.954.078 Công trình Cảng Chân Mây 154 621 1.674.023.522 Công trình cầu Kênh Kịa 154 621 1.432.851.908 Công trình cầu Đá Bạc 154 621 522.624.751 Công trình cầu Chợ Dinh 154 621 1.528.355.040 Công trình cầu Làng Ngòn 154 621 269.603.410 Cộng 5.746.412.709 Kèm theo… chứng từ gốc Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 17 Sổ cái - Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: TK621 NTGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 Số 50 31/12 Chi phí NVL trực tiếp- Cầu Chợ Dinh 152 1.524.954.952 31/12 Số 51 31/12 CCDC dùng sản xuất trực tiếp- Cầu Chợ Dinh 153 2.880.088 31/12 Số 60 31/12 Chi phí NVL trực tiếp- Đập Thảo Long 152 315.457.100 … … … … … … … 31/12 Số 110 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp các công trình. 154 5.746.412.709 Cộng phát sinh 5.746.412.709 5.746.412.709 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 24 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 55 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất 622 334 146.057.700 Tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công 623 47.528.200 Tiền lương của nhân viên quản lý thi công 627 34.558.100 Cộng x x 228.144.000 Kèm theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH quí IV/2002 Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 25 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 56 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp 622 338 27.750.963 Các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công 623 9.030.358 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý thi công 627 6.566.039 Cộng 43.347.347.360 Kèm theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH quí IV/2002 Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 26 Sổ chi tiết - Năm 2002 Tên tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: TK622 Công trình cầu Chợ Dinh NTGS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS số 55 31/12 Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp 334 146.057.700 31/12 CTGS số 56 31/12 Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp 338 27.750.963 31/12 CTGS số120 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 173.808.663 Cộng phát sinh 173.808.663 173.808.663 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 27 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 120 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp quí IV/2002 154 622 Công trình Đập Thảo Long 154 622 36.916.537 Công trình Cảng Chân Mây 154 622 53.533.935 Công trình cầu Kênh Kịa 154 622 21.346.815 Công trình cầu Đá Bạc 154 622 15.895.544 Công trình cầu Chợ Dinh 154 622 173.808.663 Công trình cầu Làng Ngòn 154 622 153.523.804 Cộng 455.025.298 Kèm theo…chứng từ gốc Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Sổ Cái – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Biểu 28 Số hiệu: TK622 NTGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS số 55 31/12 Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp - cầu Chợ Dinh 334 146.057.700 31/12 CTGS số 56 31/12 Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp- cầu Chợ Dinh 338 27.750.963 31/12 CTGS số 65 31/12 Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp - Đập Thảo Long 334 31.022.300 … … … … … … 31/12 CTGS số120 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 455.025.298 Cộng phát sinh 455.025.298 455.025.298 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 29 Bảng tính khấu hao TSCĐ Quí IV/2002 Stt Tên tài sản Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Nơi sử dụng ( Khấu hao quí) TK623 TK627 TK642 I Máy móc thiết bị thi công 13.909.468.000 8.642.700.000 5.266.768.000 510.420.000 1 Máy ủi 110 240.000.000 176.000.000 64.000.000 4.000.000 2 Máy ủi 171 360.000.000 270.000.000 90.000.000 7.500.000 3 Búa đóng cọc 450.000.000 250.000.000 200.000.000 12.500.000 4 Máy xúc 4121 410.000.000 410.000.000 … … …. … … II Thiết bị dụng cụ quản lý 376.450.000 249.530.000 126.920.000 6.215.500 7.169.600 1 Máy fax 17.080.000 8.540.000 8.540.000 1.067.500 2 Máy điều hoà 9.284.000 6.936.000 2.348.000 580.000 … … … … … … III Phương tiện vận tải truyền dẫn 8.567.500.000 5.906.700.500 119.834.500 196.940.000 1 Ôtô Maz2549 250.000.000 175.000.000 6.250.000 2 Ôtô Maz5335 195.000.000 146.250.000 4.062.500 3 Ôtô Tôyota 380.500.000 142.687.500 11.890.625 … … … … … … IV Nhà cửa, vật kiến trúc 3.968.756.000 1.955.380.000 138.750.000 289.750.000 1 Nhà điều hành sản xuất 957.000.000 689.040.000 9.570.000 2 Nhà làm việc 590.000.000 324.500.000 7.375.000 3 Nhà kho 276.000.000 184.000.000 4.600.000 … … … … … … V TS chờ thanh lý 236.780.000 236.780.000 IV 420.308.000 420.308.000 Cộng 510.420.000 264.800.000 490.860.000 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 31 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 210 Công trình cầu Chợ Dinh Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Khấu hao máy thi công 623 214 137.043.153 Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung 627 71.096.404 Cộng x x 207.138.557 Kèm theo… chứng từ gốc Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 32 Sổ chi tiết – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công Số hiệu: TK623 NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CGTS số 50 31/12 Chi phí NVL dùng cho máy thi công 152 116.504.098 31/12 CTGS số 51 31/12 Chi phí CCDC dùng cho máy thi công 153 1.385.826 31/12 CGTS số 52 31/12 Phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sử dụng máy thi công 1421 721.000 31/12 CTGS số 55 31/12 Tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công 334 47.528.200 31/12 CTGS số 56 31/12 Các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy thi công 338 9.030.358 31/12 CTGS số210 31/12 Khấu hao máy thi công 214 137.043.153 31/12 CTGS số310 31/12 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 312.212.635 Cộng phát sinh 312.212.635 312.212.635 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 33 Chứng từng ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 310 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công quí IV/2002 Công trình Đập Thảo Long 154 623 158.828.142 Công trình Cảng Chân Mây 154 623 136.465.036 Công trình cầu Kênh Kịa 154 623 130.745.274 Công trình cầu Đá Bạc 154 623 94.449.708 Công trình cầu Chợ Dinh 154 623 312.212.635 Công trình cầu Làng Ngòn 154 623 163.682.372 Cộng 1.096.393.167 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Sổ Cái – Năm 2002 Tên tài khoản: chi phí sử dụng máy thi công Biểu 34 Số hiệu: TK623 Ntgs CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS Số 50 31/12 Chi phí NVL dùng cho máy thi công - cầu Chợ Dinh 152 116.504.098 31/12 CTGS số 51 31/12 Chi phí CCDC dùng cho máy thi công – cầu Chợ Dinh 153 1.385.826 31/12 CTGS số 60 31/12 Chi phí NVL dùng cho máy thi công - Đập Thảo Long 152 70.254.667 … … … … .. … 31/12 CTGS số310 31/12 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 1.096.393.167 Cộng phát sinh 1.096.393.167 1.096.393.167 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 37 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 2015 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi thanh toán với người bán 331 111 185.765.400 Chi lương 334 585.721.500 Chi mua nguyên vật liệu 152 1.189.373.730 Chi khác 627 47.301.600 + Đập Thảo Long 6.112.700 + Cảng Chân Mây 4.215.800 + Cầu Kênh Kịa 5.231.100 + Cầu Đá Bạc 3.265.000 + Cầu Chợ Dinh 14.753.400 + Cầu Làng Ngòn 13.723.600 … … … … … Cộng 3.008.134.250 Kèm theo các bảng tổng hợp các bảng kê Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 37 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 2020 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua nguyên vật liệu 152 112 1.359.181.600 Thanh toán với người bán 331 985.781.000 Thuế gtgt được khấu trừ 133 110.794.973 Chi khác 627 57.047.300 + Đập Thảo Long 9.215.800 + Cảng Chân Mây 4.259.600 + Cầu Kênh Kịa 8.759.300 + Cầu Đá Bạc 15.321.400 + CầuChợ Dinh 12.765.900 + Cầu Làng Ngòn 6.725.300 … … … … … Cộng x x 4.938.785.500 Kèm theo các bảng tổng hợp các bảng kê Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 39 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 2025 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua NVL chưa thanh toán với người bán 152 331 2.785.938.600 Thuế gtgt được khấu trừ 133 185.721.384 Chi khác 627 42.421.320 +Đập Thảo Long 5.165.720 + Cảng Chân Mây 4.873.400 + Cầu Kênh Kịa 5.258.500 + Cầu Đá Bạc 12.355.800 + Cầu Chợ Dinh 10.985.500 + Cầu Làng Ngòn 3.782.400 … … … … … Cộng x x 3.278.920.500 Kèm theo các bảng tổng hợp các bảng kê Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 40 Sổ chi tiết – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: TK627 Ntgs Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS Số 50 31/12 Chi phí NVL dùng cho sản xuất chung 152 101.249.588 31/12 CTGS số 51 31/12 Chi phí CCDC dùng cho sản xuất chung 153 1.876.111 31/12 CTGS số 52 31/12 Phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sản xuất chung 1421 620.000 31/12 CTGS số 55 31/12 Tiền lương của nhân viên quản lý thi công 334 34.558.100 31/12 CTGS số 56 31/12 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý thi công 338 6.566.039 31/12 CTGS số210 31/12 Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung 214 71.096.404 31/12 Số215 31/12 Chi khác 111 14.753.400 31/12 Số220 31/12 Chi khác 112 12.765.900 31/12 Số225 31/12 Chi khác 331 10.985.500 31/12 Số2030 31/12 Kết chuyển chi phí SXC 154 254.471.042 Cộng phát sinh 254.471.042 254.471.042 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 41 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 2030 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí sản xuất chung quí IV/2002 Công trình Đập Thảo Long 154 627 115.937.884 Công trình Cảng Chân Mây 154 627 122.048.503 Công trình cầu Kênh Kịa 154 627 107.445.110 Công trình cầu Đá Bạc 154 627 112.929.696 Công trình cầu Chợ Dinh 154 627 254.471.042 Công trình cầu Làng Ngòn 154 627 181.421.557 Cộng x x 894.253.792 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Sổ Cái – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: TK627 Biểu 42 NTGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 31/12 CTGS số 50 31/12 Chi phí NVL dùng cho SXC- cầu Chợ Dinh 152 101.249.588 31/12 CTGS số 51 31/12 Chi phí CCDC dùng cho SXC- cầu Chợ Dinh 153 1.876.111 31/12 CTGS số 60 31/12 Chi phí NVL dùng cho SXC- Đập Thảo Long 152 43.124.201 … … … … … … … 31/12 CTGS số2030 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 894.253.792 Cộng phát sinh 894.253.792 894.253.792 Dư cuối kỳ Công ty cầu I Thăng Long Biểu 46 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2002 Số: 3055 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Giá thành thực tế khối lượng xây dựng hoàn thành quí IV/2002 Công trình Đập Thảo Long 632 154 628.502.121 Công trình Cảng Chân Mây 632 154 1.992.193.243 Công trình cầu Kênh Kịa 632 154 1.690.316.507 Công trình cầu Đá Bạc 632 154 743.930.359 Công trình Cầu Chợ Dinh 632 154 2.266.258.077 Công trình cầu Làng Ngòn 632 154 871.120.173 Cộng x x 8.192.320.480 Kèm theo bảng tính giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành quí IV/2002 Người lập Ngày tháng năm Kế toán trưởng Công ty cầu I Thăng Long Biểu 47 Sổ chi tiết – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: TK154 Ntgs Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 51.892.867 31/12 CTGS số110 31/12 Kết chuyển CFNVLTT 621 1.528.355.040 31/12 CTGS số120 Kết chuyển CFNCTT 622 173.808.663 31/12 CTGS số310 31/12 Kết chuyển CFSDMTC 623 312.212.635 31/12 CTGS số2030 31/12 Kết chuyển CFSXC 627 254.471.042 31/12 CTGS số3055 31/12 Giá thành thực tế KLXD hoàn Thành 632 2.266.258.077 Cộng phát Sinh 2268.848.380 2.266.258.077 Dư cuối kỳ 54.482.170 Công ty cầu I Thăng Long Sổ Cái – Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Biểu 47 Số hiệu: TK154 Ntgs CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Quí IV/2002 Dư đầu kỳ 249.073.384 31/12 CTGS số110 31/12 Kết chuyển CFNVLTT - cầu Chợ Dinh 621 1.528.355.040 31/12 CTGS số120 31/12 Kết chuyển CFNCTT - Cầu Chợ Dinh 622 173.808.663 31/12 CTGS số310 31/12 Kết chuyển XCFSDMTC - Cầu Chợ Dinh 623 312.212.635 31/12 CTGS số2030 31/12 Kết chuyển CFSXC - Cầu Chợ Dinh 627 254.471.042 … … … … … … … 31/12 Số3055 31/12 Giá thành KLXD 632 8.192.320.480 Cộng phát sinh 8.192.084.966 8.192.320.480 Dư cuối kỳ 248.837.870 Công ty cầu I Thăng Long Bản nghiệm thu khối lượng thi công Tháng 12/2002 Biểu 18 Công trình cầu Chợ Dinh STT Công trình, hạng mục CT Đơn vị khối lượng thực hiện Định mức lao động Cộng số công 1 Đổ bê tông dầm L=33 m phiến 1 312 công /phiến 312 2 Cao kéo dầm bê tông phiến 2 150 công/ phiến 300 3 Đổ bê tông dầm ngang m3 5 10,78 công/m3 53,9 4 Đổ bê tông mối nải dọc m3 2 5 công/m3 10 5 Gia công cốt thép dầm ngang kg 1085 70 kg/công 15,5 6 Xuống thép phi 6-phi 16 tấn 25,65 1,5 tấn/công 17,1 7 Xuống xi măng tấn 20 4 tấn/công 5 8 Xuống ống ghen xe 2 2 công/xe 4 9 Xuống gối + Bản đệm neo xe 2 2 công/xe 4 10 Vận chuyển cốt thép kho bãi tấn 20 1 tấn/công 20 11 Đắp đất đường vòng chân trụ m3 2,000 100m3/công 20 12 Đóng cát vào bao tải chứa bao 3,000 50 bao/công 60 13 Đóng cát vào tải xi măng bao 2800 100 bao/công 28 Cộng 849,5 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 22 Bảng tổng hợp thanh toàn lương và phụ cấp Tháng 12 năm 2002 Công trình cầu Chợ Dinh Stt Bộ phận Số người Lương sản phẩm Lương thời gian Các khoản phụ cấp Tổng cộng Các khoản khấu trừ Còn lĩnh Trách nhiệm Độc hại Lưu động Khu vực 5% BHXH 1% BHYT Cộng 1 Văn phòng 8 6.666.000 426.000 - 733.000 183.100 8.008.300 400.415 80.083 480.498 7.527.802 2 Cơ giới 8 6.224.300 21.000 - 694.400 173.400 7.133.100 355.655 71.131 426.786 6.686.314 3 Bảo vệ + Điện 6 270.197 4.588.700 21.000 - 532.900 133.100 5.545.897 277.290 55.458 332.748 5.213.149 4 Cấp dưỡng 4 658.700 - - 96.900 24.200 779.800 38.990 7.798 46.788 733.012 5 Tổ kích kéo 1 8 5.784.741 2.015.500 42.000 56.000 1.036.200 258.900 9.193.341 459.665 91.933 551.598 8.641.743 6 Tổ kích kéo 3 12 5.343.779 862.200 63.000 49.600 894.200 223.400 7.436.179 371.805 74.361 446.166 6.990.013 7 Tổ phun cát sơn 8 3.267.224 42.000 76.800 535.800 134.000 4.055.824 202.790 40.558 243.348 3.812.476 8 Đội sắt mộc1+2 5 3.122.398 63.000 66.400 296.900 74.200 3.622.898 181.140 36.228 217.368 3.405.530 9 Tổ kích kéo 4 4 3.449.157 42.000 20.000 335.700 83.800 3.930.657 181.530 39.306 220.836 3.709.821 Cộng 21.237.496 21.015.400 720.000 268.800 5.156.200 1.288.100 49.685.996 2.469.280 496.856 2.966.136 46.719.860 Công ty cầu I Thăng Long Biểu23 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Quí IV năm 2002 TK334 TK338 TK335 Tổng cộng Lương cơ bản Các khoản phụ cấp Cộng có TK134 TK3382 KPCĐ 2% TK3383 BHXH 15% TK3384 BHYT 2% Cộng có TK334 TK622 343.828.500 38.545.700 382.374.200 7.648.484 57.356.130 7.647.484 72.651.098 455.025.198 Đập Thảo Long 28.415.700 2.606.600 31.022.300 620.466 4.653.345 620.466 5.894.237 36.916.537 Cảng Chân Mây 41.331.600 3.654.900 44.986.500 899.730 6.747.975 899.730 8.547.435 53.533.935 Cầu Kênh Kịa 16.923.100 1.015.400 17.938.500 358.770 2.690.775 358.770 3.408.315 21.346.815 Cầu Đá Bạc 12.578.400 779.200 13.357.600 267.152 2.003.640 267.152 2.537.944 15.895.544 Cầu Chợ Dinh 126.758.400 19.299.300 146.057.700 2.921.154 21.908.655 2.921.154 27.750.963 173.808.663 Cầu Làng Ngòn 117.821.300 11.190.300 129.011.600 2.580.232 19.351.740 2.580.232 24.512.204 153.523.804 TK623 82.085.500 11.680.100 93.765.600 1.875.312 14.064.840 1.875.312 17.815.464 11.581.064 Đập Thảo Long 5.390.800 582.700 5.973.500 119.470 896.025 119.470 1.134.965 7.108.465 Cảng Chân Mây 8.492.800 1.742.400 10.235.200 204.704 1.535.280 204.704 1.944.688 12.179.888 Cầu Kênh Kịa 3.020.100 403.600 3.423.700 68.474 513555 68.474 650.503 4.074.203 Cầu Đá Bạc 3.168.400 571.200 3.709.600 74.192 556.440 74.1929 704.824 4.414.424 Cầu Chợ Dinh 41.482.300 6.045.900 47.528.200 950.564 7.129.230 950.564 9.030.358 56.558.558 Cầu Làng Ngòn 20.561.100 2.334.300 22.895.400 457.908 3.434.310 457.908 4.350.126 27.245.526 TK627 73.893.800 7.484.800 81.378.600 1.627.572 12.206.790 1.627.572 15.461.934 96.840.534 Đập Thảo Long 6.254.300 704.200 6.958.500 139.170 1.043.775 139.170 1.322.115 8.282.615 Cảng Chân Mây 11.670.100 1.420.400 13.090.500 261.810 1.963.575 261.810 2.487.195 15.577.695 Cầu Kênh Kịa 2.195.800 467.200 2.663.000 53.260 399.450 53.260 505.970 3.168.970 Cầu Đá Bạc 2.476.900 415.500 2.892.400 57.848 433.860 57.848 549.556 3.441.956 Cầu Chợ Dinh 31.642.700 2.915.400 34.558.100 691.162 5.183.715 691.162 6.566.039 41.124.139 Cầu Làng Ngòn 19.654.000 1.562.100 21.216.100 424.322 3.182.415 424.322 4.031.059 25.247.159 TK642 120.712.400 2.414.248 18.106.860 2.414.248 22.935.356 143.647.756 TK334 120.712.400 33.911.540 6.782.308 40693.848 40.693.848 Tổng cộng 620.520.200 57.710.600 678.230.800 13.564.616 135.646.160 20.346.924 169.557.700 847.788.500 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 8 Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, CCDC Quí IV/2002 STT TK1521 TK1522 TK1523 TK1524 Cộng TK152 K153 TK1421 I TK621 5.214.107.816 266.892.656 225.082.076 5.706.082.548 20.896.028 19.434.133 1 Đập Thảo Long 257.796.468 20.444.787 37.215.845 315.457.100 1.869.108 1.627.870 2 Cảng Chân Mây 1.578.080.081 57.173.248 27.665.393 1.662.918.722 7.350.000 3.754.800 3 Cầu Kênh Kịa 1.248.767.007 101.105.742 73.351.199 1.423.223.948 4.242.188 5.385.772 4 Cầu Đá Bạc 441.896.603 44.203.293 27.332.007 513.431.903 2.604.300 6.588.548 5 Cầu Chợ Dinh 1.455.854.102 18.041.275 51.059.575 1.524.954.952 2.880.088 520.000 6 Cầu Làng Ngòn 231.713.555 25.924.311 8.458.057 266.059.923 1.950.344 1.557.143 II TK623 41.658.893 23.477.080 219.282.513 174.972.393 459.390.879 11.024.758 3.976.469 III TK627 150.381.068 40.824.127 76.949.871 101.615.083 369.770.149 12.788.484 3.284.407 IV TK642 30.704.889 7.213.934 37.918.823 306.300 760.835 Cộng 5.406.147.777 331.193.863 552.019.349 283.801.410 6.573.162.399 45.015.570 27.455.844 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 2 Trích sổ chi tiết vật tư xuất dùng trực tiếp – Công trình cầu Chợ Dinh Tháng 10 năm 2002 Tên vật tư Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền TK Kho xuất Tháng Công trình Đá 0,5 x 1 104.766,877 243 25.458.351 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Đá cấp phối 87.259,452 313 27.312.208 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Cát vàng 39.359,734 156 6.140.119 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép phi 6 kg 4.900 888 4.351.200 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Xi măng PC 30BS kg 790 14.000 11.060.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … …. Cộng TK1521 154.422.168 Que hàn 4ly kg 7.200 50 360.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép 1ly kg 7.000 36 252.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Ống ghen phi 55 m 20.058 372 13.478.976 1522 Huế 10/2002 Câu Chợ Dinh Tre cây cây 14.000 30 420.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK1522 16.013.771 Xăng A83 lít 5.730 424 2.429.520 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Dầu Diezel lít 4.236 2.878 12.191.208 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Ôxy chai 34.138 29 990.002 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Đất đèn kg 5.778 150 866.700 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK153 29.899.574 Đá cắt thép viên 18.000 15 270.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Băng dính cuộn 6.000 40 240.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Chổi đánh rỉ cái 4.000 60 240.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … .. … … … … CộngTK153 1.955.710 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 3 Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng trực tiếp Công trình cầu Chợ Dinh Quí IV/2002 Tháng TK1521 TK1522 TK1523 Cộng TK152 TK153 TK153 (50%) Cộng TK153 10/2002 145.422.168 16.031.771 29.899.574 191.335.513 1.955.710 - 1.955.710 10/2002 1.279.783.619 456.184 10.304.381 1.290.500.184 554.144 1.040.000 1.594.144 10/2002 30.648.315 1.571.320 10.059.575 43.075.255 370.234 - 370.234 Cộng 1.455.854102 18.041.275 51.059.575 1.524.954.952 2.880.088 1.040.000 3.920.088 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 4 Sổ chi tiết xuất vật tư dùng cho máy thi công – Cầu Chợ Dinh Tháng 10/2002 Tên vật tư Đơn vị Đơn giá Khối lượng Thành tiền TK Kho xuất Tháng Công trình Thép phi 8 kg 4.850 1.200 5.820.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép phi 10CT kg 4.400 525 2.310.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép phi 6 kg 4.900 720 3.528.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK1521 7.218.820 Que hàn 4 ly kg 7.200 40 288.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép 2 ly kg 6.500 30 186.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép 1 ly kg 7.000 36 252.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK1522 3.146.168 Xăng A83 lít 5.730 1.000 5.730.000 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Dầu Diezel lít 4.236 700 2.965.200 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Ôxy chai 34.138 29 990.002 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK153 20.427.350 Zoăng cái 75.000 10 750.000 1524 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Vòng bi cái 110.000 8 880.000 1524 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Bugi cái 25.000 15 375.000 1524 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK154 15.248.700 Đá cắt thép viên 18.000 15 270.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Bao sắc rắn cái 1.200 100 120.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Cuộn băng dính cuộn 6.000 10 60.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … .. … Cộng TK153 570.000 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 5 Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho máy thi công - Cầu Chợ Dinh Quí IV/2002 Tháng TK1521 TK1522 TK1523 TK1524 Cộng TK152 TK153 TK153 (50%) Cộng TK153 10/2002 7.218.820 3.146.168 20.427.350 15.248.700 46.041.038 570.000 - 570.000 10/2002 8.179.327 5.759.655 13.451.675 12.134.325 38.524.982 428.184 1.442.000 1.870.184 10/2002 3.425.163 1.267.373 15.427.350 10.818.192 30.938.078 387.642 - 387.642 Cộng 18.823.310 10.173.196 49.306.375 38.201.217 116.504.098 1.385.826 1.442.000 2.827.826 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 6 Trích sổ chi tiết xuất vật tư dùng cho sản xuất chung - Cầu Chợ Dinh Quí IV/2002 Tên vật tư Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền TK Kho xuất Tháng Công trình Thép phi 10CCT3 kg 4.400 200 880.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Xi măng PC30 kg 800 800 792.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép phi 8 kg 4.800 560 2.716.000 1521 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK1521 10.563.340 Que hàn 4 ly kg 7.200 40 288.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Que hàn 2 ly kg 6.600 20 132.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Thép 1 ly kg 7.00 10 70.000 1522 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK1522 6.345.200 Dầu Diezel lít 4.236 560 2.372.160 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Đất đèn kg 5.780 30 173.400 1523 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … … … … … … Cộng TK153 4.321.850 Lưỡi cưa sắt cái 2.600 20 52.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Băng dính cuộn 6.500 15 97.500 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Đá cắt thép viên 18.000 20 360.000 153 Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh … … … … …. … … … … Cộng TK153 670.000 Dây dùi dầm phi 50 sợi 620.000 2 1.240.000 153(50%) Huế 10/2002 Cầu Chợ Dinh Cộng TK153(50%) 1.240.000 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 7 Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất chung - Cầu Chợ Dinh Quí IV/2002 Tháng TK1521 TK1522 TK1523 TK1524 Cộng TK152 TK153 TK153(50%) Cộng TK153 10/2002 10.563.340 6.345.200 4.321.850 - 21.230.390 670.200 1.240.000 1.910.200 10/2002 16.720.565 4.210.300 8.321.900 9.234.185 29.252.765 580.300 - 580.300 10/2002 20.764.152 5.823.765 7.120.168 7.824.163 33.708.085 625.611 - 625.611 Cộng 48.048.057 16.379.265 19.763.918 17.058.348 84.191.240 1.876.111 1.240.000 3.116.111 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37130.doc
Tài liệu liên quan