Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long: ... Ebook Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 1 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao chÊt lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, chủng loại… và đặc biệt không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tốt cho doanh nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống của công nhân viên. Việc hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quyết định sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong XDCB, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yếu tố bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm.
Để hạ giá thành các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết: Các thông tin về thị trường, giá cả, các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như: năng lực sản xuất, dự trữ vật tư, tiền vốn, lợi nhuận…để từ đó quản lý chặt chẽ được chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ máy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vật tư lao động tiền vốn có hiệu quả…từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một yêu cầu cần thiết và luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tập tại Công ty Cầu I Thăng Long, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mặt khác ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây dựng có những đặc thù riêng. Do đó em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long” cho chuyªn ®Ò của mình.
Nội dung chuyªn ®Ò gồm ba phần chính:
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng.
Chương II: Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
Chương III: Một số ý kiến và nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thiện đề tài này em được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Cô Đoàn Vân Anh, các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô, các chú, các anh chị trong phòng kế toán cũng như các phòng chức năng trong Công ty cùng với sự cố gắng của bản thân. Nhưng do nhận thức có hạn, thời gian tiếp xúc với thực tế không nhiều nên chắc chắn chuyªn ®Ò của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể nâng cao kiến thức của mình nhằm khắc phục vô tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của c« gi¸o §oµn V©n Anh, các thầy cô giáo trong bộ môn, các bác các chú lãnh đạo, đặc biệt là phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty Cầu I Thăng Long và toàn bộ bạn bè nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2004
Sinh viªn: PhÝ V¨n Hµo
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.
I. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Vị trí, đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc dân của đất nước. Do đó ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vì:
- Không một ngành kinh tế nào có thể phát triển được nếu thiếu c¬ së h¹ tÇng. Mặt khác trong sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng cơ bản là một trong các ngành phải đi trước một bước. Có thể nói xây dựng cơ bản mở đường cho các ngành khác tiến vào HĐH.
- Trên góc độ an ninh quốc gia, xây dựng cơ bản góp phần tạo ra những công trình phục vụ cho đất nước. Đồng thời với việc xây dựng các công trình kinh tế phải kết hợp với quốc phòng an ninh bảo vệ tổ quốc.
Ngành xây dựng cơ bản có những đặc thù riêng về kỹ thuật và được thể hiện rõ ở sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm.
Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản:
Quá trình từ khởi công xây dựng cho đến khi công trình được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài và nó phụ thuộc vào qui mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình này được chia thành nhiều giai đoạn: Chuẩn bị điều kiện thi công, thi công móng, tường, trần…mỗi giai đoạn thi công gồm nhiều công việc khác nhau.
- Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, vật tư, máy móc tõ ®ã ¶nh hëng ®Õn tiến độ thi công.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp:
- Sản phẩm xây lắp là c¸c công trình, vật kiến trúc cã qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất: vật liệu, lao động, xe máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình.
- Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các công trình, hạng mục công trình, vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục công trình.
- Sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thường thể hiện không rõ.
2. Yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn, phức tạp đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.
Do vậy cần phải quản lý chặt chẽ, hợp lý về các khoản chi phí để từ đó xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí để xác định giá thành sản phẩm một cách hợp lý. Vì vậy, cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Quản lý chặt chẽ chi phí theo dự toán đã duyệt
- Công tác quản lý đầu tư và xây dựng phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá, chất lượng và đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
- Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo các công trình với chi phí hợp lý thì bản thân Công ty phải có biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ, có hiệu quả.
- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi
3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì đó là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã tập hợp chi phí sản xuất, bằng phương pháp đã chọn. Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình các định mức chi phí vật tư, chi phí sử dụng máy thi công và dự toán chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức dự toán, các chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại mất mát hư hỏng trong sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán kịp thời giá thành sản phẩm xây dựng. Kiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn đặt hàng. Vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách có híệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao kịp thời khối lương xây dựng hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc nhất định.
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công… trong từng thời kỳ nhất định. Lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Việc hạch toán sẽ cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hịên kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán.
II. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
1. Chi phí sản xuất.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào và tạo thành các công trình, hạng mục công trình, các sản phẩm, lao vụ…
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp cẩn bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
2. Phân loại chi phí.
Chi phí sản xuất xây lắp ở các doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại có nội dung, công dụng và đặc tính khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau.Vì vậy cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất xây lắp. Việc phân loại được căn cứ vào các tiêu thức khác nhau:
2.1. Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí theo yếu tố).
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 5 loại:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt thép…), vật liệu phụ, nhiên liệu (xăng, dầu…), phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản khác phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động và các khoản phụ cấp khác.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số phải tính khấu hao TSCĐ đối với tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ từ bên ngoài như tiền điện, nước, tiền điện thoại, chi phí thuê máy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài 4 yếu tố chi phí trên.
Ý nghĩa của cách phân loại này :
Theo cách phân loại này cho ta biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua đó lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, công dụng giống nhau được xếp vào cùng một khoản chi phí không cần xét đến chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào? Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị các loại vật liệu chính (xi măng, sắt thép…), vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo) cần thiết để tạo nên sản phẩm xây dựng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí nguyên vật liệu phục vụ máy móc thi công, tiền lương của công nhân sử dụng máy và chi phí khác của máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí nhằm tổ chức quản lý chung phục vụ thi công không cấu thành thực thể sản phẩm, không tham gia trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp của công trình như chi phí quản lý của các đội công trình, các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý, các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quản lý chỉ đạo công trình.
Ý nghĩa của cách phân loại chi phí này:
Theo cách phân loại chi phí này mỗi loại chi phí khác nhau thể hiện mức độ ảnh hưởng vào giá thành là khác nhau theo từng đối tượng tập hợp và nơi phát sinh chi phí.
2.3. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành:
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Chí phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
Ý nghĩa: Có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý.
2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành các loại chi phí: Chi phí bất biến (định phí), chi phí khả biến ( biến phí) và chi phí hỗn hợp.
Tóm lại mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định. Nhờ có các cách phân loại chi phí mà kế toán có thể kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm nhận biết và phát huy mọi khả năng tiềm tàng để có thể hạ giá thành sản phẩm.
III. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.
1. Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá, và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.
Như vậy, giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao đến giai đoạn qui ước được chấp nhận thanh toán.
Giá thanh sản phẩm xây lắp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành.
2. Các loại giá thành sản phẩm xây dựng.
2.1 Giá thành dự toán.
Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá của nhà nước. Giá thành dự toán là phần chênh lệch giữa giá trị dự toán và và phần lãi định mức.
Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình
Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình
Lãi định mức
=
-
- Lãi định mức: là số % trên giá thành từng sản phẩm xây dựng cơ bản do Nhà nước qui định đối với từng loại hình xây dựng cơ bản khác nhau, từng sản phẩm xây dựng cụ thể.
Giá thành dự toán sản phẩm xây dựng cơ bản là căn cứ để kế hoạch hoá sản phẩm xây dựng cơ bản và vạch ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm xây dựng được giao.
2.2 Giá thành kế hoạch.
Giá thành kế hoạch của công trình hạng mục công trình
Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình
Mức hạ giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể về các định mức, đơn giá , biện pháp thi công. Giá thành kế hoạch tính theo công thức:
=
-
2.3 Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng cơ bản.
Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng cơ bản là những biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ. Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh không cần thiết như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, những mất mát, hao hụt vật tư…
Giữa ba loại giá thành trên thường có mối quan hệ về mặt lượng như sau:
Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế
Việc so sánh giữa các loại giá thành được dựa trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định).
2.4 Giá thành của khối lượng hoàn thành và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước.
Trong các doanh nghiệp xây dựng với đặc điểm của hoạt động ngành xây dựng, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ngoài việc quản lý theo các loại giá thành trên đòi hỏi phải tính toán, quản lý giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật đúng chất lượng, thiết kế được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác, toàn diện hiệu quả sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên nó không đáp ứng kịp thời thông tin cần thiết cho quản lý chi phí sản xuất thi công công trình, do đó đòi hỏi phải tính giá thành của khối lượng xây dựng hoàn thành quy ước.
Giá thành khối lượng sản phẩm xây dựng hoàn thành quy ước là giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thỏa mãn các điều kiện:
+ Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng.
+ Phải đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Tuy nhiên chỉ tiêu này lại có nhược điểm không phản ánh một cách toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình. Do đó trong việcquản lý giá thành đòi hỏi phải sử dụng hai chỉ tiêu để đảm bảo các yêu cầu về quản lý giá thành là kịp thời chính xác, toàn diện và có hiệu quả.
3. Mối quan hệ gữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình vì vậy chúng giống nhau về chất. Giá thành và chi phí sản xuất đều bao gồm các loại chi phí về hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng.
Chi phí sản xuất thể hiện những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một kỳ ( tháng, quí, năm) không tính đến chi phí đó có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc xây lắp hoàn thành theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp còn bao gồm cả chi phí sản xuất của khối lượng dở dang đầu kỳ và không bao gồm chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau thể hiện trên những mặt sau:
- Chi phí sản xuất là căn cứ, cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, công việc hoàn thành.
- Mức tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực sẽ ảnh hưởng tới giá thành dẫn đến kết quả tài chính lãi (lỗ) khi thi công công trình. Như vậy tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất xây lăp.
- Tổ chức quản lý tốt giá thành chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở quản lý tốt chi phí sản xuất.
IV . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng.
1. Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là được tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều phân xưởng, tổ đội khác nhau. Vì vậy, để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào các yếu tố như:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất thi công của doanh nghiệp
- Qui trình công nghệ sản xuât thi công của doanh nghiệp.
- Yêu cầu trình độ quản lý và yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng tổ đội xây lắp, từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng khối lượng xây lắp có thiết kế riêng.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp hợp lý phù hợp giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ khâu ghi chép ban đầu tổng hợp số liệu, vận dụng tài khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Vì đối tượng tập hợp chi phí nhiều và khác nhau do đó hình thành các phương pháp kế toán tập hợp chi phí khác nhau. Với mỗi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thích ứng với phương pháp kế toán tập hợp chi phí gồm:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh như từng tổ đội thi công xây lắp.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc xây lắp có thiết kế riêng…
Thông thường kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Theo phương pháp này đối với các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi phí sản xuất theo các đối tượng. Áp dụng phương pháp này đối với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí.
- Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp:
Theo phương pháp này chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng thì phải lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất đó cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Áp dụng phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp được tiến hành theo các bước sau:
- Tập hợp riêng chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.
- Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức:
Công thức xác định hệ số phân bổ (H):
Trong đó :
åC: Tổng chi phí cần phân bổ
: Tổng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng.
- Xác định chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép…), vật liệu phụ (que hàn, sơn, phụ gia bê tông), các cấu kiện, các loại nhiên líệu (xăng, dầu…) và các loại vật liệu khác dung trực tiếp cho thi công. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí vật tư sử dụng cho chạy máy thi công.
2.1.2 Phương pháp tập hợp
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp trực tiếp chỉ là những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một công trình, hạng mục công trình hoặc liên quan đến từng đơn đặt hàng.
Trong quá trình thi công xây dựng, một số vật liệu luân chuyển được sử dụng như: vật liệu làm ván khuôn, đà giáo, cốp pha…giá trị vật liệu luân chuyển được phân bổ theo các tiêu thức hợp lý có thể là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.3 Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 621- “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” phản ánh chí phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây dựng của công ty.
Kết cấu:
Bên Nợ: - Trị giá thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây dựng của công ty.
Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển chi phí NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây dựng trong kỳ.
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
2.1.4 Trình tự hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán ghi:
- Đối với vật liệu xuất kho thi công cho các công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)
Có TK 152,153
- Những vật liệu sử dụng nhiều lần ( vật liệu luân chuyển như cột chống, ván khuôn, đà giáo, cốp pha…) khi xuất dung kế toán ghi:
Nợ TK 1421
Có TK 152
Đồng thời phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)
Có TK 1421
- Những loại vật liệu xuất dùng trực tiếp cho công trình mà không nhập qua kho, kế toán ghi:
Nếu áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331 (giá chưa có thuế)
Nếu áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 621
Có TK 111,112,331 (giá có thuế)
- Cuối kỳ nguyên vật liệu dùng không hết và giá trị vật liệu thu hồi được (nếu có) nhập khom, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật líệu trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 621 (chi tiết liên quan)
TK1421
TK 1331
Thuế
TK 154
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Trị giá NVL sử
Trị giá NVL nhập kho
NVL xuất kho
Thuế
dụng không hết nhập kho
Trị giá NVL xuất thẳng cho công trình
VAT
Trị giá NVL chờ phân bổ
Trị giá NVL phân bổ dần
TK 111,112,331
TK 152
TK 621
TK 152
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trị giá NVL trực tiếp còn lại Đ.kỳ
Trị giá NVL trực tiếp đưa vào sử dụng
Trị giá NVL trực tiếp còn lại C.kỳ
Chi phí NVL thực tế trong kỳ
Trị giá phế liệu thu hồi
=
+
-
-
2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
2.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp ( bao gồm tiền lương của công nhân trong danh sách và cả lao động thuê bên ngoài).
Trong doanh nghiệp xây dựng chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm:
- Tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý đội, nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp.
- Các khoản trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.2.2 Phương pháp tập hợp.
Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Tất cả những chi phí nhân công trực tiếp mà liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (Từng công trình, hạng mục công trình, và từng đơn đặt hàng…) thì được tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Còn những chi phí nhân công trực tiếp mà liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
2.2.3 Tài khoản sử dụng.
Sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định giá thành.
Kết cấu tài khoản 622:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm tiền lương và tiền công lao động.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
TK 622 cuối kỳ không có số dư .
2.2.4 Trình tự hạch toán.
- Căn cứ vào bảng tính lương,tiền công, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài).
Nợ TK 622 (chi tiết liên quan)
Có TK 111,331,334,335
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK154 (chi tiết liên quan)
Có TK622 (chi tiết liên quan)
TK 334
TK 622
TK 154
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài
TK 111
Tiền lương và các khoản cho công nhân trực tiếp sản xuất
TK 335
Trích trước tiền lương ghỉ phép cho NCTT SX
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
2.3.1 Nội dung chi phí sử dụng máy thi công.
Trong các doanh nghiệp xây lắp việc sản xuất, thi công xây lắp có thể được tiến hành theo hình thức thi công chuyên bằng máy như các doanh nghiệp làm nền móng, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công trình ngầm. Hoặc sản xuất thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa bằng máy. Việc sử dụng máy thi công được tiến hành theo các hình thức khác nhau:
- Doanh nghiệp có máy thi công và tự tổ chức thi công bằng máy.
Doanh nghiệp đi thuê máy thi công.
Chi phí máy thi công: Là toàn bộ chi phí vật tư, lao động và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công của đơn vị bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu cho máy thi công.
- Chi phí khấu hao máy thi công.
- Chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên máy thi công.
- Chi phí tiền lương của công nhân phục vụ và điều khiển máy.
- Nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công.
- Chi phí bằng tiền khác.
2.3.2 Phương pháp tập hợp.
Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công cũng tương tự như kế toán nguyên vật liệu trực tiếp và kết toán nhân công trực tiếp là sử dụng phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
2.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 623- “Chi phí sử dụng máy thi công” dung để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154.
Kết cấu TK 623:
Bên Nợ: Phản ánh các chi phí cho quá trình sử dụng máy thi công (Chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công…).
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công.
2.3.4 Trình tự kế toán.
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công tùy thuộc hình thức sử dụng máy thi công :
2.3.4.1 Trường hợp tổ chức thành đội máy thi công có phân cấp hạch toán ( tổ chức kế toán riêng) thực hiện hạch toán nội bộ, cung cấp lao vụ máy cho các tổ đội xây lắp.
Để tập hợp chi phí hoạt động và tính giá thành ca máy kế toán tổ đội máy thi công sử dụng các tài khoản: TK 621,622,627, và TK 154…
- Khi xuất ng._.uyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, kết toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Nếu nguyên vật liệu mua được chuyển thẳng vào sử dụng cho máy thi công không qua kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
- Khi tính lương phải trả cho công nhân phục vụ và điều khiển máy thi công kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
- Khi phát sinh những chi phí quản lý tổ đội máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 152, 153, 214, 334, 111, 112…
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621
Kế chuyển chi phí nhân công trực tiếp ghi:
Nợ TK 154
Có TK 622
Kết chuyển chi phí sản xuất chung ghi:
Nợ TK 154
Có TK 627
Kế toán xác định giá thành thực tế ca máy thi công, căn cứ giá thành ca máy cung cấp cho các tổ đội xây lắp kế toán ghi:
+ Nếu không tính doanh thu:
Nợ TK 136
Có TK 154
+ Nếu có tính doanh thu nội bộ:
Nợ TK 136
Có TK 512
Có TK 3331
Kết chuyển giá thành ca máy đã cung cấp ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
Kế toán tổ đội xây lắp khi nhận dịch vụ máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 336
Hoặc:
Nợ TK 623
Nợ TK 1331
Có TK 336
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công ghi:
Nợ TK 154
Có TK 623
2.3.4.2 Trường hợp không tổ chức thành tổ đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức riêng nhưng không phân cấp hạch toán (không tổ chức kế toán riêng).
- Khi xuất kho hoặc mua nguyên vật liệu sử dụng máy thi công:
+ Nếu xuất từ kho đưa vào sử dụng ghi:
Nợ TK 623 (6232)
Có TK 152
+ Nếu mua đưa thẳng vào sử dụng ghi:
Nợ TK 623 (6232)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111, 112, 331
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương phải trả công nhân phục vụ và điều khiển máy thi công ghi:
Nợ TK 623 (6231)
Có TK 334
- Căn cứ vào bảng tính khấu hao xe, máy thi công ghi:
Nợ TK 623 (6234)
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác liên quan trực tiếp đến sử dụng máy thi công ( sử chữa, tiền điện, nước…), kế toán ghi:
Nợ TK 623 (6237, 6238)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ kế toán lập bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho từng công trình, hạng mục công trình ( phân bổ theo sản lượng thực hiện, theo số giờ máy sử dụng) kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 623
2.3.4.3 Trường hợp thuê ca máy thi công:
Trong quá trình thì công xây lắp doanh nghiệp không có máy thi công phải thuê ngoài, căn cứ hợp đồng thuê ngoài xe máy thi công xác định số tiền thuê trả cho bên cho thuê, kế toán ghi:
Nợ TK 623
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng máy ghi:
Nợ TK 154
Có TK 623
Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp có phân cấp kế toán và tổ chức thành tổ đội máy riêng.
TK 621
TK 154
TK 136
TK 512
TK 111,112
TK 334
TK 622
TK 3331
TK 632
TK 627
TK 1331
NVLmua ngoài
Kết chuyển
Doanh thu nội bộ
K/C giá vốn
Chi phí nhân công phục vụ và điều khiển máy
Chi phí sản xuất chung
Không tính doanh thu
Thuế VAT
Kết chuyển
Kết chuyển
Thuế VAT
TK152,153,214,334,111,112
2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
2.4.1 Nội dung chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất xây lắp, ngoài chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí phục vụ và quản lý sản xuất phát sinh ở từng tổ đội xây lắp, bao gồm:
- Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản tính BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội.
- Chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi công.
- Chi phí công cụ đồ dùng ở tổ đội thi công.
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở tổ đội thi công không phải là máy móc thi công.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản bằng tiền khác ở tổ đội thi công.
2.4.2 Phương pháp tập hợp.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh, chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau do đó phải được tập hợp theo phương pháp gián tiếp từ đó lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
2.4.3 Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán phải sử dụng TK 627 – “ Chi phí sản xuất chung”.
Kết cấu TK 627:
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất chung.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 gồm 6 TK cấp II:
TK 6271 “ Chi phí nhân viên phấn xưởng”
TK 6272 “ Chi phí vật liệu”
TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”
TK 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ”
TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác”
Nguyên tắc hạch toán: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào TK627 cuối kỳ tiến hành phân bổ, kết chuyển cho từng công trình, hạng mục công trình. Tuỳ theo từng doanh nghiệp có thể chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý.
2.4.4 Trình tự kế toán.
- Chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK627 (chi tiết liên quan)
Có TK334,338,152,153,1421,214…
- Phản ánh số ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK111,112,138
Có TK627 (chi tiết liên quan)
- Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK154
Nợ TK154 (chi tiết liên quan)
Có TK627 (chi tiết liên quan)
TK 334,338
TK 627
TK111,112,152,153
Tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 154
TK 152,153
TK 214
TK 1331
Các khoản giảm trừ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí tính giá thành
NVL, CCDC xuất kho
Chi phí khấu hao TSCĐ
CF dịch vụ mua ngoài và các khoản chi bằng tiền khác
Thuế VAT
TK111,112,331
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh sau khi tập hợp vào các tài khoản tương ứng sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.
TK 621
TK 154
TK 632
TK 622
TK 627
Kết chuyển giá vốn
Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ.
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
TK 623
V. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây dựng.
Sản phẩm xây dựng dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc xây dựng còn đang trong quá trình xây dựng chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt tiêu chuẩn bàn giao.
Đánh giá sản phẩm xây dựng dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý , chính xác là một trong những nhân tố quyết định tính chính xác, trung thực của giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao.
Với đặc điểm hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng thì việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kiểm kê xác định khối lượng xây dựng dở dang, mức độ hoàn thành.
- Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây dựng dở dang theo mức độ hoàn thành.
- Tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang.
Chi phí sản phẩm dở dang C.kỳ
CF sản phẩm DD Đ.kỳ
=
Giá dự toán của giai đoạn xây dựng DD C.kỳ
Giá dự toán của giai đoạn xây dựng hoàn thành
+
*
Giá dự toán của giai đoạn xây dựng DD C.kỳ
+
CF phát sinh trong kỳ
Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
CF thực tế của khối lượng DD CKỳ
=
CF của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán
CF của khối lượng xây lắp DD C.kỳ theo dự toán
+
*
CF thực tế của khối lượng xây lắp DD Đ.kỳ
+
CF thực tế của khối lượng xây lắp thực tế trong kỳ
CF khối lượng DD C.kỳ theo dự toán
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định:
CF thực tế của khối lượng xây lắp DD C.kỳ
=
CF của khối lượng xây lắp bàn giao trong kỳ theo dự toán
+
CF dự toán của khối lượng xây lắp đã tính chuyển theo sản lượng tương đương
CF thực tế của khối lượng xây lắp DD Đ.kỳ
+
CF thực tế của khối lượng xây lăp thực hiện trong kỳ
*
CF theo dự toán của khối lượng xây lắp DD C.kỳ đã tính chuyển theo khối lượng hoàn thành tương đương
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán.
Theo phương pháp này chi phí thực té của khối lượng dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:
CF thực tế của khối lượng xây lắp DD C.kỳ
=
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp DD C.kỳ
CF thực tế của khối lượng xây lắp DD Đ.kỳ
+
CF thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
*
Giá trị của khối lượng xây lắp DD C.kỳ
Ngoài ra đối với một số công việc như: nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí phát sinh thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá.
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng.
1.Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa trên cơ sở đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.
- Qui trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm
- Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm.
- Các yêu cầu quản lý yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiêp.
- Khả năng và trình độ quản lý , hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng do có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất và sản phẩm nên đối tượng tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
2. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là cách thức, phương pháp sử dụng để tính toán, xác định giá thành công trình, hạng mục công trình, hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành trên cơ sở chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp của kế toán theo các khoản mục của chi phí đã quy định.
Đồng thời với việc xác định đối tượng tính giá thành kế toán phải xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho cho các đối tượng tính giá thành.
2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Áp dụng phương pháp này thì giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao.
Công thức tính:
Z = C
Trong đó:
Z: là tổng giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thì:
Z = DĐK + C – DCK
Trong đó:
Z: là giá thành thực tế của khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao
DĐK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng cơ bản dở dang đầu kỳ
C: là chi phí phát sinh trong kỳ
DCK: là chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ.
Nếu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả công trình nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế, dự toán riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp.
Giá thành thực tế của hạng mục công trình i
=
Chi phí dự toán của hạng mục công trình i
*
H
Trong đó:
H: hệ số phân bổ giá thành thực tế
Trong đó:
åC: Tổng chi phí thực tế của cả công trường.
åGdt: Tổng giá trị dự toán của tất cả các hạng mục công trình
2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện nhận thầu, xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang.
Đơn vị:………
Bảng tính giá thành
Khoản mục chi phí
CF XL DD Đ.kỳ
CFXL phát sinh trong kỳ
CFXL DD C.kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CF NVL trực tiếp
CF NC trực tiếp
CF sử dụng MTC
CFSX chung
Tổng cộng
Ưu điểm của phương pháp:
+ Phương pháp tính tương đối đơn giản
Nhược điểm:
+ Kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ hạch toán.
+ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng tập hợp các chi phí sản xuất theo toàn bộ đơn đặt hàng, do đó chi phí có thể biết được là toàn bộ giá thành cuả đơn đặt hàng là cao hay thấp hơn giá thành kế hoạch. Như vậy khó phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành từng loại.
2.3 Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Công thức tính:
Z = DĐk + (C1 +C2 +…+ Cn) – DCK
Trong đó:
Z: là giá thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình.
C1, C2, …, Cn: là chi phí xây dựng các giai đoạn
DĐK, DCK: là chi phí thực tế dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí được duyệt, những thay đổi định mức và thoát ly định mức đã được kế toán phản ánh. Việc tính giá thành sản phẩm được tính theo trình tự sau:
- Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí sản xuất đẻ tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình.
- Xác định khoản chênh lệch chi phí sản xuất thoát ly định mức.
- Khi có thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức.
Trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình
=
Giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình
+(-)
Chênh lệch do thay đổi định mức
+(-)
Chênh lệch do thoát ly định mức
Phương pháp này có tác dụng kiểm tra thưòng xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chính xác các khoản chi phí vượt định mức để có biện pháp kịp thời phát huy khả năng tiềm tàng, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
VII. Tổ chức hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Có 4 hình thức kế toán hiện nay đang được các doanh nghiệp áp dụng: Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ. Tuỳ theo mô hình tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán có thể chọn một trong các hình thức kế toán trên. Mỗi một hình thức kế toán khác nhau có hệ thống sổ là khác nhau.
1. Hình thức nhật ký chung
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
- Nhật ký - Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
3.Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ thẻ, kế toán chi tiết
4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG.
I. Đặc điểm chung của Công ty Cầu I Thăng Long.
Tên gọi: Công ty Cầu I Thăng Long
Tên giao dịch: Công ty Cầu I Thăng Long
Địa chỉ: Xã Thịnh Liệt - Huyện Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 8612825
Ngày thành lập: 25/6/1983
1. Quá trình hình thành và phát triển.
C«ng ty cÇu I Th¨ng Long nguyªn lµ xÝ nghiÖp x©y dùng cÇu 202 ®îc thµnh lËp vµo th¸ng 6/1983 trªn c¬ së hîp nhÊt C«ng ty c«ng tr×nh 108 cña xÝ nghiÖp liªn hiÖp c«ng tr×nh 5 vµ C«ng ty ®¹i tu cÇu I cña côc qu¶n lý ®êng bé
Trong thêi bao cÊp kinh tÕ tËp trung, C«ng ty trùc thuéc liªn hîp c¸c xÝ nghiÖp x©y dùng giao th«ng 2 (nay lµ khu qu¶n lý ®êng bé 2). Trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng C«ng ty ®· trë thµnh thµnh viªn sè mét (cÇu I) cña Tæng c«ng ty cÇu I Th¨ng Long vµ lµ doanh nghiÖp lo¹i I theo nghÞ ®Þnh 388/TTg cña Thñ Tíng ChÝnh phñ.
Tõ ngµy thµnh lËp ®Õn nay, C«ng ty liªn tôc phÊn ®Êu hoµn thµnh xuÊt s¾c nhiÖm vô, x©y dùng míi, ®¹i tu, söa ch÷a, n©ng cÊp më réng trªn 100 cÇu lín nhá gåm cÇu ®êng s¾t, cÇu ®êng bé, c¸c lo¹i cÇu tÇu biÓn, tÇu s«ng. BÊt cø chñng lo¹i c«ng tr×nh nµo, dï khã kh¨n, phøc t¹p ®Õn ®©u C«ng ty còng ®Òu thi c«ng hoµn thµnh ®óng tiÕn ®é, ®¶m b¶o chÊt lîng, gãp phÇn x©y dùng, ph¸t triÓn kinh tÕ, v¨n hãa, x· héi, an ninh quèc phßng, b¶o vÖ tæ quèc. C«ng ty ®· hoµn thµnh vµ bµn giao nhiÒu lo¹i cÇu, ®Æc biÖt lµ cÇu Trµng TiÒn mét c«ng tr×nh kh«ng nh÷ng cã ý nghÜa lín vÒ giao th«ng mµ cßn lµ mét c«ng tr×nh v¨n hãa, mét di tÝch lÞch sö n»m gi÷a lßng Cè ®« HuÕ, c«ng tr×nh ®ßi hái kü, mü thuËt rÊt cao, quy tr×nh c«ng nghÖ phc t¹p, qua ®ã mét lÇn n÷a C«ng ty kh¼ng ®Þnh ®îc vÞ trÝ, tr×nh ®é, n¨ng lùc cña m×nh tríc cÊp trªn, tríc ®ång nghiÖp trong vµ ngoµi níc...
Nh×n l¹i chÆng ®êng 20 n¨m x©y dùng vµ trëng thµnh (1983-2003), C«ng ty ®· thêng xuyªn lo ®ñ c«ng ¨n viÖc lµm cho ngêi lao ®éng, ph¸t triÓn s¶n xuÊt, t¨ng cêng c¬ së vËt chÊt kú thuËt, x©y dùng ®éi ngò, n©ng cao ®êi sèng, truyÒn thèng vµ c¸c ho¹t ®éng x· héi, hoµn thµnh tèt nghÜa vô ®èi víi nhµ níc.
C«ng ty ®· ®îc tÆng 2 hu©n ch¬ng h¹ng nhÊt, 1 hu©n ch¬ng lao ®éng h¹ng 2, 3 hu©n ch¬ng lao ®éng h¹ng ba vµ nhiÒu b»ng khen, cê tríng cña c¸c cÊp c¸c ngµnh.
Điều đó thể hiện khá rõ ở doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chất lượng công trình ngày càng đạt nhiều tiêu chuẩn cao.
Biểu 1 Đơn vị: VNĐ
B¸o C¸o KÕt Qu¶ Ho¹t §éng S¶n XuÊt Kinh Doanh
PhÇn I: L·i,Lç
ChØ tiªu
2.001
2.002
2.003
Tæng doanh thu
71.302.540.162
84.630.420.120
90.540.320.162
Doanh thu thuÇn
71.302.540.162
84.630.420.120
90.540.320.162
Gi¸ vèn hµng b¸n
61.327.890.965
72.420.540.120
75.670.150.000
Lîi tøc gép
9.974.649.197
12.209.880.000
14.870.170.162
Gi¶m gi¸ hµng b¸n
47.566.585
48.765.660
50.420.000
Chi phÝ QLDN
8.567.821.627
8.667.106.200
8.506.700.000
Lîi nhuËn ThuÇn HĐSXKD
1.359.260.985
3.494.008.140
6.313.050.162
Thu nhËp HĐTC
107.954.652
120.950.600
160.760.000
Chi phÝ HĐTC
506.635.511
420.630.200
410.820.000
Lîi nhuËn tõ HĐTC
-398.680.859
-299.679.600
-250.060.000
Thu bÊt thêng
116.437.500
110.520.000
110.320.000
Chi phÝ bÊt thêng
Lîi nhuËn bÊt thêng
116.437.500
110.520.000
110.320.000
Tæng lîi tøc tríc thuÕ
1.077.017.626
3.304.848.540
6.173.310.162
ThuÕ TNDN
269.254.407
826.212.135
1.543.327.541
Lîi nhuËn sau thuÕ
807.763.220
2.478.636.405
4.629.982.622
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty .
Qui trình sản xuất của Công ty có đặc điểm: sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa bàn khác nhau, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các đội cầu, nhiều đội cầu hình thành nên một công trường. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất thi công trong từng thời kỳ mà số lượng các đội cầu, tổ chức sản xuất trong mỗi đội cầu sẽ thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Mỗi đội cầu có đội trưởng giám sát và quản lý thi công, cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kỹ thuật, cán bộ vật tư chịu trách nhiệm về quản lý và cung cấp vật tư, kế toán viên chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại nơi thi công và gửi các chứng từ về phòng kế toán theo từng khối lượng xây dựng hoàn thành.
Mỗi đội cầu được chia ra thành nhiều tổ, phụ trách tổ sản xuất là các tổ trưởng. Ngoài ra trong mỗi đội cầu khi thi công còn có thêm đội cơ giới và đội xây dựng là những đơn vị hỗ trợ đắc lực cho đội cầu và công trường.
Công ty
Văn phòng Công ty
Công trường
Các đội cầu
Đội cơ giới
Đội xây dựng
Có thể khái quát đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty theo mô hình sau:
3. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Do đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài… nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý có những đặc điểm riêng. Mô hình tổ chức của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đứng đầu là lãnh đạo Công ty, tiếp đến là phòng ban, các công trường, các đội cầu và người lao động.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức LĐHC
Phòng kế toán
Phòng vật tư thiết bị
Các công trường
Đội cầu
Đội xây dựng
Đội cơ giới
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt quá trình sản xuất.
- Ban giám đốc:
Đứng đầu là Giám đốc - Người giữ vai trò quan trọng trong Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ, công nhân viên và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc: Bao gồm Phó Giám đốc nội chính, Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc vật tư thiết bị phụ trách về công việc của mình được giao.
- Phòng kế hoạch: Với nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất , trình duyệt với tổng Công ty theo quí năm. Thực hiện việc giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các đội và công trường. Lập và điều chỉnh các dự toán, thanh quyết toán các công trình, cùng các phòng ban có liên quan giải quyết các thủ tục ban đầu như giải quyết mặt bằng thi công, đền bù…
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất trong suốt quá trình sản xuất của Công ty. Đánh giá về mặt kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bàn giao. Tiếp nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật các công trình, lập phương án tổ chức thi công các công trình, lập định mức vật tư thiết bị, máy móc thi công theo tiến độ thi công các công trình. Giám sát các đơn vị thi công đúng tiến độ, đúng đồ án thiết kế, đúng qui trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Phòng vật tư - Thiết bị: Với chức năng mua sắm và quản lý vật tư, quản lý sử dụng thiết bị máy móc cho toàn bộ Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách vật tư - thiết bị. Trên cơ sở kế hoạch kế hoạch được giao phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch cung cấp vật tư chủ yếu cho toàn đơn vị trong toàn Công ty một cách kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra phòng còn theo dõi , hướng dẫn các đơn vị áp dụng có hiệu quả các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu.
- Phòng tổ chức lao động - Hành chính: Với công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý về nhân sự trong toàn Công ty. Giải quyết việc thuyên chuyển, điều động cán bộ công nhân viên trong nội bộ Công ty cũng như ngoài Công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao, phòng tổ chức lao động hành chính lập kế hoạch lao động tiền lương theo tháng, quí, năm cho toàn Công ty. Phòng còn điều phối lực lượng lao động trong toàn Công ty để đảm bảo hoàn thành kế hoạch chung.
- Phòng Kế toán- Tài vụ: Là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng quản lý vừa có chức năng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó để đạt được mục đích trên phòng kế toán – tài vụ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo sử dụng có hiệu quả về tài chính hàng quí và cả năm.
+ Mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời còn cung cấp số liệu hiện có và trực tiếp báo cáo theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp về vốn và kết quả kinh doanh lên cấp trên.
+ Quản lý chặt chẽ quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đôn đốc thanh toán kịp thời với các đơn vị và hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng vốn Công ty.
Như vậy, công tác hạch toán quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và có ý nghĩa trực tiếp đến sự thành công hay thất bại về kinh tế của Công ty cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của mọi thành viên trong Công ty.
Tóm lại mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của ban giám đốc Công ty nhằm đạt lợi ích cao nhất cho Công ty.
4. Đặc điểm qui trình công nghệ.
Qui trình công nghệ là căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Qui trình công nghệ của Công ty Cầu I Thăng Long là qui trình phức tạp kiểu liên tục, được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp và có thể thi công xen kẽ ở các địa điểm khác nhau.
Thông thường qui trình công nghệ của các công trình như sau:
Giai đoạn thi công mố
Giai đoạn thi công trụ và hoàn thiện
Giai đoạn chuẩn bị lán trại
Giai đoạn khảo sát thiết kế, tập kết vật tư thiết bị
Mỗi giai đoạn đều có định mức tiêu hao nguyên vật liệu hao phí nhân công cụ thể và nhìn chung là khác nhau.
Ví dụ: Qui trình thi công mố cầu
Hoàn chỉnh mố
Đổ bê tông
Lắp dựng đào ván khuôn cốt thép
Đào hố móng
Khoan cọc nhồi
Đắp mặt bằng thi công
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
Hầu hết công việc kế toán được thực hiện trong phòng kế toán. Công ty Cầu I Thăng Long không có tổ chức bộ máy kế toán riêng ở từng công trường mà chỉ có kế toán viên làm nhiệm vụ thanh quyết toán và gửi các chứng từ về phòng kế toán của Công ty như: Phiếu xuất kho, nhập kho, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng theo dõi khối lượng hoàn thành và các chứng từ thanh toán khác do cán bộ quản lý ở từng công trình gửi về.
Các chứng từ nói trên được cán bộ phòng kế toán kiểm tra tính chính xác, tiến hành phân loại và ghi sổ kế toán tổng hợp. Trên cơ sở đó kế toán lập các báo cáo tài chính và phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo Công ty trong việc điều hành hoạt động của Công ty.
Kế toán vật tư
Kế toán tiền lương, BHXH
Kế toán thanh toán
Thủ quĩ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán trưởng
Kế toán tài sản cố định, kế toán tổng hợp
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cầu I Thăng Long
Phòng kế toán của Công ty bao gồm:
- Kế toán trưởng: Là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, kiểm tra tình hình hạch toán, tình hình tổ chức cũng như việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra kế toán trưởng còn có trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư và thiết bị. Căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho gửi về, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ, sau đó vào sổ chi tiết vật liệu cho từng công trình. Cuối quí, căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu đã lập, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ toàn Công ty.
- Kế toán tiền lương và BHXH: Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương do phòng lao động tiền lương lập, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng sử dụng lao động. Cuối quí, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Kế toán thanh toán: Phản ánh mọi khoản thanh toán chi phí của khối lượng quản lý, thanh toán lương, bảo hiểm khi phòng lao động tiền lương xác định số liệu. Các khoản mục thanh toán với bên A, thanh toán với nhà cung cấp, kế toán phản ánh đầy đủ và chính xác. Việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kế toán phải giám sát chặt chẽ, các sổ tài khoản liên quan cũng phải được cập nhập thường xuyên. Định kỳ kế toán lập bảng chi tiết để báo cáo.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với các chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, có thể đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất. Định kỳ lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo tiến độ và thời hạn, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.
- Thủ quĩ: Thủ quĩ tại Công ty có nhiệm vụ giữ tiền mặt và căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc có chữ ký đầy đủ để nhập hoặc xuất tiền và vào sổ quĩ kịp thời.
- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập sổ cái các tài khoản. Đồng thời căn cứ vào số dư trên các tài khoản trên sổ cái kế toán lập bảng tổng hợp đối chiếu số phát sinh, bảng cân đối kế toán. Vào kỳ quyết toán kế toán tổng hợp phải tiến hành lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cũng như thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, kế toán tổng hợp kiêm luôn chức năng và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. Có trách nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm hiện có của TSCĐ trên 3 mặt: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Hàng quí căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng, kế toán tính số khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ở
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ gốc (bảng kê)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quĩ
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
1 1
1
2 3
4 3
5
6
2
7 7
Chú thích: : Ghi hằng ngày
: Ghi cuối quí
: Kiểm ta, đối chiếu
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi các sổ, thẻ chi tiết. Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt được ghi vào s._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36162.doc