Hoàn thiện công tác Kế toán tập hơp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà

Lời mở đầu Kế toán là một trong những công cụ thực tiễn nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi nhà quản lý, mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán để biết tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Thông tin về thị trường, về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý, tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu vừa tận dụng năng lực sản xuất hiện có vừa mang lại lợi nhuận cao. Công cụ để thực hiện tất cả phải là kế

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tập hơp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán và trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau. Việc tổ chức kế toán hợp lý và chính xác chi phí sản xuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, vốn, tiết kiệm có hiệu quả. Từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh với những sản phẩm khác. Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có một ý nghĩa quan trọng. Nó chi phối đến chất lượng công tác kế toán, chất lượng hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính. Bởi lẽ việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm chính là việc thiết lập một hệ thống thông tin về chi phí và giá thành cho các nhà điều hành sản xuất. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp để sản xuất sản phẩm có hiệu quả. Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho cơ sở y tế và nhân dân trong cộng đồng. Việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về thuốc chữa bệnh có chất lượng cao cho nhân dân là công việc có tầm quan trọng trong chương trình thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ của con người. Vì vậy, trước những đòi hỏi lớn lao của đất nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà luôn ý thức được trách nhiệm của mình, không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em quyết định nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà” Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung gồm 3 phần chính: Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Mạnh Dũng- Khoa kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội – người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài thực tập và Ban Giám đốc, phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà. Nam Định, 7/ 2005 Phần I Cơ sở Lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các Doanh nghiệp sản xuất Nội dung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1- Nội dung về hạch toán chi phí sản xuất 1.1.1.1- Khái niệm Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng kỳ: tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định tháng, quý, năm) Đặc điểm Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là sự vận động của các yếu tố sản xuất bỏ ra và biến đổi chúng thành sản phẩm cuối cùng theo mục đích của doanh nghiệp. Trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau và thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh thì về đặc điểm chi phí sản xuất đều không có gì khác nhau. Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếu tố: - Tư liệu lao động - Đối tượng lao động - Sức lao động Sự tham gia của các yếu tố sản xuất và quá trình sản xuất doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các khoản chi phí tương ứng: - Chi phí khấu hao tư liệu lao động - Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu - Chi phí thù lao cho người lao động Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, dịch vụ cho nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu giá thành sản phẩm. Việc tập hợp các khoản chi phí sản xuất được tiến hành trong một thời kỳ nhất định bất kể sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. 1.1.1.3- Phân loại a- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí - Nguyên vật liệu (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng công cụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau. - Nhiên liệu (động lực): Giá trị nhiên liệu bên ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ số dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau. - Tiền lương phải trả công nhân viên là toàn bộ tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. - Các khoản trích theo lương được tính theo 19% tiền lương phải trả công nhân viên. - Khấu hao tài sản cố định là toàn bộ hao mòn tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã trả hoặc phải trả về mua dụng cụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ phần động lực mua ngoài). - Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được tính vào các yếu tố trên. Cách phân loại trên cho biết tỷ trọng từng khoản chi phí chiếm trong từng khoản chi phí, là cơ sở kiểm tra kế hoạch dự toán chi phí sản xuất và tổng hợp thu nhập của ngành và của toàn xã hội. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí giá thành - Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp: Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, quỹ vật liệu phân xưởng, quỹ công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và phí khác bằng tiền. Cách phân loại này giúp cho kế toán tính giá thành theo khoản mục, kiểm tra tình hình tính theo khoản mục và là cơ sở để lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo. Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính. - Chi phí hoạt động tài chính: Gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn đầu tư tài chính. - Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến và có thể do chủ quan hay khách quan mang lại. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả cho từng loại hoạt động kinh doanh. Phân loại chi phí theo quan hệ với quá trình sản xuất - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tương chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung không phân biệt cho từng đối tượng nên cần phân bổ. e- Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí - Chi phí sản xuất: Là chi phí liên quan đến một sản phẩm được sản xuất hoặc được mua. - Chi phí thời kỳ: Là chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng thay đổi sản phẩm. - Biến phí: Là những thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì có tính cố định. Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ - Chi phí thực hiện chức năng quản lý Theo cách phân loại này thì các loại chi phí kể trên là cơ sở để tính giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, trị giá hàng tồn kho và cũng làm căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. Nội dung về giá thành sản phẩm 1.1.2.1- Khái niệm Giá thành là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hoá cùng với các chi phí sản xuất khác mà doanh nghiệp đã thực tế chi ra trong kỳ có liên quan đến sản lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành trong kỳ. 1.1.2.2- Đặc điểm Giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ. Giá thành phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, lao động và các chi phí khác. Để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt phải tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải sử dụng chi phí một cách hợp lý để tăng cường kết quả sản xuất. 1.1.2.3- Phân loại Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu để xác định chỉ tiêu giá thành. * Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức chính sách, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. * Giá thành định mức Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm thích hợp trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. * Giá thành thực tế Giá thành thực tế là chỉ được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí * Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất là cơ sở để xác định giá vốn khi doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm. * Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) Gía thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán và thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất để chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng: Chi phí sản xuất theo thời kỳ (tháng, quý, năm) phản ánh chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất chỉ tính toàn bộ chi ra trong chọn một thời kỳ không tính chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này (nằm trong sản phẩm dở dang đầu kỳ) và không loại trừ chi phí sản xuất chi ra trong kỳ này chuyển sang kỳ sau (nằm trong dở dang cuối kỳ). Trong khi đó giá thành sản phẩm lại được tính bằng cách lấy toàn bộ chi phí chi ra trong kỳ này tính vào giá thành sản phẩm kỳ này cộng với chi phí sản xuất chi ra kỳ trước tính vào giá thành sản phẩm kỳ này và trừ đi chi phí sản xuất chi ra kỳ này chuyển sang giá thành kỳ sau. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ A B C D Qua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD – CD Hay: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm = dở dang đầu kỳ _ dở dang cuối kỳ Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hiện nay cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí sẽ giúp cho công tác tính giá thành được chính xác. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, sử dụng phương pháp tính giá thành hợp lý. Tính toán chính xác giá thành là cơ sở cho việc xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, khai thác hiệu quả khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, xác định giá bán sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao, tình hình thực hiện kế hoạch nội bộ. Để tổ chức chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp và định kỳ phân tích định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để có kiến nghị đề xuất cho giám đốc đưa ra các quyết định phù hợp nhất. - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thánh sản phẩm phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù của doanh nghiệp. - Tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ chính xác. 1.2- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.2.1- Hạch toán chi phí sản xuất 1.2.1.1- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ta cần căn cứ vào những điều kiện sau đây: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ - Căn cứ vào trình độ yêu cầu quản lý của đơn vị - Căn cứ vào trình độ của cán bộ nghiệp vụ + Trường hợp doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, quy trình công nghệ khép kín liên tục thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp nhất là toàn bộ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm. + Trường hợp quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục giữa các bước công nghệ có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật thì đối tượng hạch toán chi phí là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. + Trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đối tượng hạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên định hướng cho cả quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng tập hợp chi phí, tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức bộ sổ kế toán phù hợp để từ đó phân công công tác rõ ràng cho nhân viên kế toán theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ cho đúng chế độ quy định. 1.2.1.2- Tài khoản sử dụng Đối với các doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên ta sử dụng các tài khoản sau: TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK622: “ Chi phí nhân công trực tiêp” TK627: “ Chi phí sản xuất chung” TK 138: “ Tài sản thiếu chờ xử lý” TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 242: “ Chi phí trả trước thời hạn” TK 335: “ Chi phí phải trả” TK 611: “ Mua hàng” Đối với các doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng các tài khoản sau: TK621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK622: “ Chi phí nhân công trực tiêp” TK627: “ Chi phí sản xuất chung” TK 631: “ Giá thành sản xuất” 1.2.1.3- Phương pháp hạch toán kế toán * Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Chi phí vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị của vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, tỷ trọng của chúng trong giá trị sản phẩm, dịch vụ khác nhau tuỳ theo từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm ... Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Tỷ lệ cho từng đối tượng = của từng đối tượng * phân bổ Trong đó: Tỷ lệ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để hạch toán khoản chi phí này kế toán sử dụng TK 621: “ Nguyên vật liệu trực tiếp”. Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên có: NVL trực tiếp dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng chi phí hạch toán sản xuất. Hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể: - Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, ghi: Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK152: Giá thực tế xuất dùng cho từng loại - Trường hợp nguyên vật liệu không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng , ghi: Nợ TK 621: (chi tiết theo đối tượng) Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331: Vật liệu mua ngoài Có TK 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công Có TK 331, 336, 338...: Vật liệu vay mượn - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết, nhập trả lại kho, ghi: Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu) Có TK 621(Chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành, ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết vật liệu) Có TK 621 (Chi tiết đối tượng) Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK152 Giá thực tế của VLTT xuất dùng Giá thực tế của VL dùng cho chế tạo sản phẩm không hết trả lại kho TK 111,112,331 Giá thực tế của VL mua về TK 154 Dùng ngay Kết chuyển hoặc phân bổ chi TK 133 Thuế GTGT được phí NVL cho từng loại sản khấu trừ phẩm TK 154, 411 Vật liệu từ các nguồn khác cho sản xuất sản phẩm b- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do sử dụng lao động chịu, được tính và phí phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm thì kế toán kết chuyển trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức thường chọn để phân bổ là phân bổ theo giờ công định mức, giờ công thực tế hoặc tiền lương sản phẩm hoàn thành tuỳ theo điều kiện cụ thể. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Hạch toán chi tiết nhân công trực tiếp, cụ thể: - Tính ra tổng số tiền công , tiền lương và phụ cấp trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 338: - TK 338.2: KPCĐ - TK 338.3: BHXH - TK 338.4: BHYT - Với những doanh nghiệp mang tính thời vụ, phần tiền lương tính trước, chi phí, các khoản tiền lương tính trước như ngừng sản xuất theo kế hoạch, ghi: Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 335 (Chi tiết theo từng đối tượng) - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng) Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK154 Tiền lương phải trả cho Kết chuyển hoặc phân bổ chi công nhân sản xuất phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo 19% tiền lương phải trả công nhân sản xuất Hạch toán chi phí sản xuất chung (SXC) Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm vì vậy kế toán thường áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức thường chọn để phân bổ là phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất, theo giờ công định mức, theo chi phí vật liệu trực tiếp. Ta có: Mức chi phí SXC Tổng chi phí SXC cần phân bổ T iêu thức phân bổ cho = * phân bổ từng từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí SXC kế toán sử dụng TK 627 và mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: Chi phí sản xuất chung ghi giảm (nếu có) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. TK này cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK6271: “ Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272: “ Chi phí vật liệu” TK 6273: “ Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274: “ Chi phí khấu hao tài sản cố định “ TK 6277: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278: “ Chi phí bằng tiền khác” Hạch toán chi tiết chi phí SXC, cụ thể: - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 (6271): (Chi tiết bộ phận, phân xưởng) Có TK 334: - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 627 (6272): (Chi tiết bộ phận, phân xưởng) Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Chi phí vật liệu dùng chung cho từng phân xưởng, ghi: Nợ TK627 (6272): (Chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 152: (Chi tiết theo tiểu khoản) - Các chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận các phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 (6273): (Chi tiết từng phân xưởng) Có TK 153: Giá trị xuất dùng (Loại phân bổ một lần) - Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 (6274): (Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 214: (Chi tiết tiểu khoản) - Chi phí dịch vụ mua ngoài, ghi: Nợ TK 627 (6277): (Chi tiết theo từng phân xưởng) Nợ TK 113 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...Giá trị mua ngoài - Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (Chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch...), ghi: Nợ TK 627: (Chi tiết theo từng phân xưởng) Có TK 335: ( Chi tiết chi phí phải trả) Có TK 142: (Chi tiết chi phí trả trước) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK111, 138 Tập hợp chi phí nhân viên Chi phí sản xuất chung phân xưởng ghi giảm (nếu có) TK152,153 Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ phân xưởng TK 214 TK 154 Tập hợp chi phí khấu hao Kết chuyển hoặc phân bổ tài sản cố định chi phí sản xuất chung cho TK 242, 335 từng loại sản phẩm Tập hợp chi phí phải trả, trả trước thời hạn TK 111,112,331 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Hạch toán thiệt hại trong sản xuất Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng là những chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng doanh nghiệp có thể sửa chữa được hoặc huỷ bỏ không sửa chữa. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất gồm thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất: + Thiệt hại sản phẩm hỏng là những chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa lại được và là sản phẩm sản xuất không thể sửa chữa lại được sau khi trừ giá trị phế liệu thu hồi, giá trị bắt bồi thường. Để hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng sử dụng TK 1381 Bên nợ: Tập hợp chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa lại được và giá thành sản xuất sản phẩm không thể sửa chữa lại được. Bên có: Xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng Dư nợ: Giá trị thiệt hại sản phẩm hỏng chưa được xử lý ở cuối kỳ Sơ đồ hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng TK 111,152,214,334 TK 1381 TK 1388, 334 Tập hợp chi phí sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại bắt cá có thể sửa chữa lại được nhân bồi thường TK 111,112,152 Gía trị phế liệu thu hồi của TK 154,155,157 sản phẩm hỏng (nếu có) Gía thành sản xuất của sản TK 632 phẩm hỏng không thể sửa chữa được Giá trị thiệt hại sản phẩm hỏng còn lại tính vào giá vốn hàng bán + Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Ngừng sản xuất có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như thiếu điện, thiếu nước, máy móc thiết bị hỏng hóc do thiên tai, hoả hoạn. Toàn bộ chi phí chi ra trong quá trình ngừng sản xuất sau khi trừ phần bắt bồi thường gọi là thiệt hại ngừng sản xuất. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất TK 111, 112, 334 TK 1381 TK 334, 1388 Tập hợp chi phí chi ra trong Giá trị thiệt hại bắt cá thời gian ngừng sản xuất nhân bồi thường TK 632 Gía trị thiệt hại cón lại tính vào giá vốn hàng bán e- Hạch toán các khoản chi phí trả trước dài hạn Chi phí trả trước dài hạn là những chi phí phát sinh một lần quá lớn và có liên quan đến nhiều niên độ kế toán. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm: Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ như quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng văn học, cửa hàng và TSCĐ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm. Tiền thuê cơ bản hạ tầng cơ sở đã trả trước cho nhiều năm Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, phát sinh trong nhiều giai đoạn trước hoạt động . Chi phí nghiên cứu có giá trị lơn Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính. Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh hoặc tổ chức lại doanh nghiệp Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lại doanh nghiệp, sát nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại. Chi phí mua lại các loại bảo hiểm và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua lại một lần cho nhiều niên độ kế toán. Công cụ dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính. Lãi mua hàng, trả chậm, trả góp, lãi thuê tài sản cố định tài chính. Chi phí sữa chữa lơn tài sản cố định (TSCĐ) Chi phí trả trước dài hạn được hạch toán trên TK 242 Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ Bên có: Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh Dư nợ: Chi phí trả trước dài hạn còn đợi phân bổ ở cuối kỳ Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước và chi phí trả trước dài hạn TK 111, 112 TK 242 TK 641,642 Trả trước tiền thuê TSCĐ, tiền Phân bổ chi phí trả trước dài Thuê về cơ sở hoạt động theo hạn vào chi phí SXKD phương thức hoạt đồng TK 133 Thuế VAT TK 111,112,152 TK 642, 635 331, 334, 338 Phân bổ theo tiêu thức phân Nếu chi phí phát sinh lớn phân bổ hợp lý phân bổ vào chi phí SXKD TK 133 Thuế VAT TK 111,112,152 153, 331, 334 Nếu chi phí phát sinh không lớn thì phân bổ vào chi phí SXKD TK 133 Thuế VAT g- Hạch toán chi phí phải trả Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng đã tính vào giá thành nhằm đảm bảo ổn định chỉ tiêu giá thành, thuộc loại chi phí này gồm có: - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch - Ngừng sản xuất theo kế hoạch - Sửa chữa lớn theo kế hoạch - Các khoản lãi vay dự kiến đợt trước - Các khoản mua điện, mua nước, dự kiên đợt trước Kế toán sử dụng TK 335: Chi phí phải trả Bên nợ: Chi phí phải trả thực tế đã chi trong kỳ Phần chênh lệch trích lớn hơn chi được ghi giảm chi phí phải trả Bên có: Trích trước chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh Dư có: Số trích lớn hơn số chi hiện có ở cuối kỳ Dư nợ: Số chi lớn hơn số trích ở cuối kỳ TK này cuối niên độ phải được quyết toán. Nếu số chi lớn hơn số trích ta trích tiếp phần chênh lệch thiếu ở cuối niên độ, ghi: Nợ các TK liên quan Có TK 335: Nếu số chi nhỏ hơn số trích kế toán ghi giảm chi phí phải trả ở cuối niên độ, ghi: Nợ TK335: Có các ._.TK liên quan: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương nghỉ phép phải trả Trích tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất của công nhân sản xuất TK 241 TK 627, 641,642 Kết chuyển giá thành thực tế Trích trước chi phí ngừng SCL TSCĐ theo kế hoạch sản xuất theo kế hoạch TK 111, 112 TK 627, 641 642, 241 Tập hợp chi phí ngừng sản Trích trước chi phí SCL xuất trong kỳ TSCĐ theo kế hoạch TK 111, 112 152, 153 TK 641 Sản phẩm thực tế phát sinh Trích trước chi phí bảo không có bộ phận bảo hành sản phẩm bảo hành sản phẩm độc lập TK 133 TK 635 Thuế VAT Trích trước chi phí lãi vay phải trả theo kế hoạch Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang * Tổng hợp chi phí sản xuất Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX sử dụng TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản này được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ tính giá thành, ngoài ra còn phản ánh đến cả hoạt động kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công. Bên nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh trong kỳ. Bên có: Phản ánh các khoản ghi giảm (nếu có) Phản ánh tổng giá thành thực tế đã hoàn thành trong kỳ Dư nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm còn dở dang cuối kỳ Tuỳ theo yêu cầu quản lý TK 154 có thể được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, v.v… Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cụ thể: - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Chi tiết theo từng đối tượng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), ghi: Nợ TK 154: Có TK 621: - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết theo từng đối tượng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), ghi: Nợ TK 154: Có TK 622: - Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...(Chi tiết theo từng đối tượng), ghi: Nợ TK 154: Có TK 627: - Giá trị giảm chi phí, ghi: + Phế liệu thu hồi: Nợ TK 152: (Chi tiết phế liệu) Có TK 154: ( Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) + Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Nợ TK 138: Có TK 154: (Chi tiết từng sản phẩm...) + Vật liệu xuất dùng không hết trả lại kho nếu chưa phản ánh vào TK 621: Nợ TK 152: Có TK 154: (Chi tiết từng sản phẩm, dịch vụ...) + Kết chuyển giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành: Nợ TK 138: Sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157: Hàng gửi bán Nợ TK 632: Hàng bán thẳng không qua kho Có TK 154: Giá thành công xưởng thực tế Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX TK 621 TK 154 TK 111.1388 Kết chuyển hoặc phân bổ chi Gía trị phế liệu thu hồi, giá phí NVLtrực tiếp cho từng trị bắt bồi thường (nếu có) loại sản phẩm TK 622 TK 1381 Kết chuyển hoặc phân bổ chi Gía trị sản phẩm hỏng phí nhân công trực tiếp cho không sửa chữa lại được từng loại sản phẩm TK 627 TK 632, 157 Kết chuyên hoặc phân bổ chi Gía thành thực tế của sản phí sản xuất chung cho từng phẩm bán tại xưởng loại sản phẩm TK 111, 112 TK 155 Trả lãi vay vốn dùng cho sản Gía thành thực tế của sản xuất kinh doanh phẩm bán tại kho * Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Kiểm kê sản phẩm dở dang bao gồm việc kiểm kê bán thành phẩm tự chế trong kỳ đã nhập kho và đang nằm trên dây truyền sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm đang chế tạo dở. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp: Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang các chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương. Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mức độ chính xác thấp. Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các thời kỳ tương đối đồng đều. Gía trị sản phẩm Tổng chi phí VLC dở dang đầu kỳ + hoặc NVLTT phát Số Giá trị sinh trong kỳ lượng sản phẩm dở = * sản dang cuối Số lượng sản Số lượng sản phẩm kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang DDCK thành trong kỳ cuối kỳ - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. Các chi phí nguên, vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang. Số lượng sản phẩm Số lượng sản Tỷ lệ hoàn thành = phẩm dở dang * hoàn tương đương cuối kỳ thành - Phương pháp đánh giá 50% chi phí chế biến Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. Việc xác định giá trị dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên, vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính xác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm. Giá trị sản phẩm Giá trị VLC 50% chi phí chế biến dở dang = thực tế cho sản + so với cuối kỳ phẩm dở dang thành phẩm - Phương pháp đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức Phương pháp này được đánh giá các bán thành phẩm, phụ tùng hoặc chi tiết máy tự chế đã nhập kho. Để đơn giản các khoản thiệt hại trong sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính hết cho thành phẩm mà không phân bổ cho sản phẩm dở dang. - Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được chi phí định mức hợp lí hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của công đoạn đã hoàn thành. * Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay xuất kho tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nên kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, đối tượng sản xuất, lao vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỉ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. Để phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên nợ: Giá trị vật liệu, công cụ thực tế xuất dùng Bên có: Kết chuyển chi phí vật liệu, công cụ xuất dùng TK này không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể: - Đầu kỳ tiến hành kết chuyển trị giá nguyên vật liệu chưa dùng, ghi: Nợ TK 611 Có TK 151: Trị giá hàng mua đi trên đường Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho - Trong kỳ phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu, ghi: Nợ TK 611: Giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK liên quan 111, 112, 331, 441 - Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, trị giá vật liệu chưa sử dụng, ghi: Nợ TK 151: Trị giá hàng mua đang đi trên đường cuối kỳ Nợ TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho Có TK 611: Trị giá tồn kho cuối kỳ - Trên cơ sở sản xuất phát sinh nợ TK 611 và kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất tiêu thụ, quản lý kỳ này bằng cách lấy tổng số phát sinh nợ TK 611 trừ đị giá trị hàng hồn kho vật liệu cuối kỳ và giá trị mất, thiếu hụt...Căn cứ vào sổ chi tiết kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642: Có TK 611: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng - Vật liệu sử dụng không hết ở phân xưởng sản xuất nhập trở lại kho Nợ TK 611: Có TK 621: - Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (Chi tiết theo từng đối tượng) Nợ TK 631: Có TK 621: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 331, 111 112, 411... TK 611 TK 621 TK 631 Gía trị vật liệu tăng NVL dùng trực tiếp Kết chuyển hoặc phân trong kỳ sản xuất sản phẩm bổ cho từng sản phẩm TK 133 Thuế VAT TK 151, 152 Kết chuyển giá trị vật Liệu chưa sử dụng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ Hạch toán nhân công trực tiếp TK sử dụng: TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” Cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631: Có TK 622: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 631 Tiền lương phải trả công nhân Kết chuyển hoặc phân bổ sản xuất chi phí NCTT TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Hạch toán chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng: TK627: “ Chi phí sản xuất chung” Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng tương tự với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành Nợ TK 631: Có TK 627: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 138 152, 153 Tập hợp chi phí nhân viên vật Công nhân SXC ghi giảm liệu công cụ khấu hao TSCĐ (nếu có) TK 111,112,331 TK 631 Tập hợp chi phí dịch vụ mua Kết chuyển hoặc phân bổ ngoài chi phí khác bằng tiền chi phí SXC cho từng loại TK 133 sản phẩm Thuế GTGT được khấu trừ d- Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang * Tổng hợp chi phí sản xuất TK sử dụng: TK 631 “ Giá thành sản xuất” TK này được dùng để tổng hợp chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Bên nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ TK này cuối kỳ không có số dư Phương pháp hạch toán: Trị giá sản phẩm dở dang, ghi: Nợ TK 631: Có TK 154: - Trong kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...,ghi: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631: Có TK 621: + Chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 631: Có TK 622: + Chi phí sản xuất chung: Nợ TK 631: Có TK 627: - Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, ghi bút toán kết chuyển: Nợ TK 154: Có TK 631: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Gía trị sản phẩm dở dang TK 621 cuối kỳ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT cho từng sản phẩm TK 622 TK 632 Kết chuyển hoặc phân bổ chi Kết chuyển gía thành thực tế phí NCTT cho từng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ TK 627 Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí SXC * Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.1.4- Chứng từ kế toán Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương sản phẩm, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương BHXH, bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ... Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi… Thẻ kho, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng ... Giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo nợ ngân hàng … 1.2.2- Tính giá thành sản phẩm 1.2.2.1- Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những sản phẩm công việc do doanh nghiệp sản xuất ra cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong quản lý, là căn cứ để kế toán mở các tài khoản và các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu theo đúng đối tượng. Cụ thể như trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này là các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Ngược lại, trong các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất có thể phân chia thành các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tượng tập hợp ở đây là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cơ sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng theo từng đơn. Cùng với việc xác định tính giá thành ta cần xác định được kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành nhằm giúp cho công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý và đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời, chính xác đồng thời phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định được kỳ tính giá thành kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản phẩm để quy định kỳ tính cho phù hợp với đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.2.2.2- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ. Việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng trong thực tế được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của mình các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp tính giá thành trực tiếp hoặc giản đơn áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ với số lượng lớn nhưng ít chủng loại, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác,...thường sử dụng phương pháp này. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định theo công thưc sau: Tổng giá CPSX kì trước CPSX CPSX Các khoản thành = chuyển + chi ra _ chuyển sang _ giảm sản phẩm sang trong kỳ kỳ sau chi phí Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo hệ số Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất. Trên dây truyền sản xuất này các chi phí sản xuất không thể tập hợp riêng được theo từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất dày dép, may mặc...thường áp dụng phương pháp tính giá thành này. Trình tự hạch toán theo phương pháp hệ số như sau: Bước 1: Xác định tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm bằng phương pháp giản đơn. Bước 2: Quy đổi số lượng sản phẩm từng loại trong nhóm thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy định: Số lượng Số lượng sản phẩm Hệ số quy định cho sản phẩm = mỗi thứ sản phẩm * từng thứ sản phẩm quy chuẩn trong nhóm trong nhóm Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành đơn vị = Tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm tiêu chuẩn Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ sản phẩm trong nhóm: Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi từng thứ = sản phẩm * của từng thứ sản phẩm tiêu chuẩn sản phẩm c- Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm chất khác nhau như may mặc hoặc dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo...người ta còn căn cứ vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí định mức (kế hoạch) để tính ra giá thành đơn vị từng loại sản phẩm. Công thức tính như sau: Giá thành thực tế Giá thành định mức Tỷ lệ đơn vị sản xuất = đơn vị sản phẩm * chi từng loại từng loại phí Tổng chi phí từng loại sản phẩm Tỉ lệ chi phí = * 100 Tổng giá kế hoạch từng loại sản phẩm Phương pháp tính giá thành phân bước hay còn gọi là phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau và cuối cùng mới tạo ra được sản phẩm. Để tính được giá thành của thành phẩm trước hết kế toán phải tính được giá thành của bán thành phẩm bước 1 sau đó kết chuyển sang bước 2 tuần tự theo và cứ như vậy kế toán tính được thành phẩm của bước cuối cùng. - Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (BTP). Phương án này áp dụng với những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ tương đối cao và doanh nghiệp có bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng bước và thành phẩm của bán công nghệ. Trình tự luân chuyển phương án này thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ luân chuyển theo phương án có tính giá thành BTP Nguyên vật liệu chính bước 1 Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 1 + - - = Giá thành bán thành phẩm bước 1 Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản xuất dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 2 + - = Tổng giá thành phẩm Giá trị sản phẩm dở dang bước n Chi phí chế biến bước n Giá thành bán thành phẩm bước 2 Tổng giá thành bán thành phẩm bước n-1 - Trường hợp tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc doanh nghiệp khong bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế biến cuối cùng. Để xác định được giá thành cho thành phẩm kế toán xác định chi phí từng bước trong thành phẩm sau đó bằng phương pháp tổng cộng chi phí các bước trong thành phẩm ta được tổng giá thành của thành phẩm. Trình độ luân chuyển chi phí của phương án này như sau: Sơ đồ luân chuyển chi phí theo phương án không tính giá thành sản phẩm bán thành phẩm Tổng giá thành của thành phẩm Chi phí chế biến bước n Chi phí chế biến bước 2 Chi phí chế biến bước 1 Chi phí vật liệu chính bước 1 Xác định chi phí chế biến bước 2 trong thành phẩm Xác định chi phí chế biến bước n trong thành phẩm Xác định chi phí chế biến bước 1 trong thành phẩm Chi phí vật liệu chính bước 1 trong thành phẩm + + + + Chi phí VLC Chi phí VLC dở dang + Chi phí VLC phát Số bước 1 = đầu kỳ bước 1 sinh trong kỳ bước 1 X lượng trong Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm dở thành thành phẩm hoàn thành bước 1 dang cuối kỳ bước 1 phẩm Chi phí chế biến + Chi phí chế biến Chi phí chế dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số biến bước = bước 1 bước n X lượng trong Số lượng sản phẩm Số lượng hoàn thành thành thành phẩm hoàn thành + hoàn thành tương phẩm bước n đương bước n Chi phí VLC Chi phí chế biến Chi phí chế Giá thành = bước n trong + bước 2 trong +…+ biến n trong thành phẩm thành phẩm thành phẩmtrong thành phẩm Phần II Thực trạng công tác hạch toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm nam Hà 2.1- Khái quát chung về Công ty 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển * Giới thiệu chung về Công ty Ngày 29/12/1999 theo Quyết định số 2199 Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà được UBND tỉnh Nam Định chuyển về từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Nam Hà. Và bắt đầu từ ngày 01/01/2000 mô hình quản lý mới đã được Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà triển khai và đi vào hoạt động, thời gian hoạt động là 15 năm. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Tên giao dịch: NAMHAJOINT-STOCK PHARMACETICAL COMPANY Tên viết tắt: NAPHACO Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên- Thành phố Nam Định. Điện thoại: 0350 649504- 0450 649408 FAX: 0350 644650 Ngoài ra còn có 3 mạng lưới thuốc trải dài khắp đất nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và các đại lý ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước: Chi nhánh tại Hà Nội: Địa điểm: 96 Thái Hà- Quận Đống Đa- TP Hà Nội. Điện thoại: 04. 8562166 Fax: 04. 8562901 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm: 58/1 Phạm Ngọc Thạch- Quận 3- TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08. 8204236 Fax: 08.8204954 Chi nhánh tại Lạng Sơn: Xã Yên Khoái- Huyện Lộc Bình TX Lạng Sơn. * Các giai đoạn hình thành và phát triển Cùng với sự phát triển của các Công ty trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã có sự hình thành và phát triển để ta trân trọng và tự hào. Tiền thân của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà là Công ty Hà Nam Ninh ngày 21/3/1979, Công ty Dược Phẩm Nam Hà được sáp nhập từ 3 đơn vị Công ty Dược phẩm Hà Nam Ninh, Công ty Dược liệu Hà Nam Ninh và Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nam Ninh thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam Ninh. Trong những năm tồn tại dưới hình thức kế toán tập trung này, Công ty hoạt động theo mô hình khép kín, giảm bớt bộ máy cồng kềnh với nhiệm vụ chính là: - Sản xuất một số mặt hàng dược phẩm được Bộ y tế và Sở y tế cho phép phân phối trong tỉnh và bán cho TW để TW phân phối cho các địa phương. - Nhận hàng từ TW về và phân phối cho các nông trường, trạm trại, các bệnh viện và các cửa hàng dược phẩm trên toàn tỉnh. - Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo trồng, sản xuất một số dược liệu phục vụ cho sản xuất, còn lại bán cho các tỉnh nếu có nhu cầu. Trải qua hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Xí nghiệp liên hiệp Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam Ninh đã từng bước hoàn thiện vững chắc đổi mới về nhiều mặt bao gồm cả sản xuất, lưu thông và phân phối, các sản phẩm của Công ty dần đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo quyết định số 547 QĐUB ngày 20/11/2992 tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam được thành lập lại và đổi tên thành Công ty Dược phẩm Nam Hà- trụ sở chính là 415 Hàn Thuyên- TP Nam Định. Ngày 24/5/1995 Công ty được cấp giấy phép số 2141023/GP giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp và lấy tên là Naphaco, Công ty được mở chi nhánh tại 96 Thái Hà- quận Đống Đa- TP Hà Nội. Tháng 10/1996 Công ty gặp khó khăn về tổ chức, con người và đồng vốn bị chia sẻ do bị tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Tuy vậy, Công ty vẫn không chịu lùi bước, đứng dậy tiếp tục phát triển bền vững. Tháng 8/1997 Công ty được cấp giấy phép số 1877/GP-UB giấy phép hoạt động mở chi nhánh tại 58/1 Phạm Ngọc Thạch- Quận 3- TP Hồ Chí Minh. Ngày 1/1/2000 Công ty Dược phẩm Nam Hà chuyển từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần do đặc điểm của nền kinh tế thị trường và quyết định của Nhà nước về chuyển quyền các doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà với số vốn điều lệ là 4.427 triệu đồng. Trong đó: - Vốn cổ đông trong Công ty với giá trị 3.099 triệu đồng chiếm 70%. Vốn cổ đông ngoài Công ty chiếm 0%. Vốn Nhà nước với giá trị 1.328 triệu đồng chiếm 30%. Từ khi thành lập và hoạt động theo mô hình mới đến nay, Công ty đã tỏ ra nhiều mặt ưu điểm rõ rệt. Ngày càng có nhiều mặt hàng trên toàn quốc, xây dựng thành công dây chuyền đạt tiêu chuẩn JMP, xây dựng được phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn JLP và xu hướng tiến tới IZO 9000 đang là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Công ty đã được Bộ y tế cấp giấy phép sản xuất gần 100 sản xuất thuốc các loại, hiện có khoảng hơn 70 sản phẩm của Công ty đang lưu hành trên toàn quốc. Hiện nay tổng số CBCNV có 700 người( tính đến ngày 30/9/2003) Trong đó: + Dược sĩ đại học, trên đại học có : 70 người. + Đại học các ngành khác: 40 người + Dược sĩ trung học: 52 người. + Trung học các ngành khác: 25 người + Dược tá 304 người Còn lại là công nhân kỹ thuật và công nhân khác. Với đội ngũ CBCNV có trình độ tương đối ổn định, Công ty thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ và công nhân có tay nghề bằng việc đầu tư đài thọ kinh phí để họ đi học nâng cao tay nghề và chuyên môn nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác trong đó phần đông là Dược sĩ Trung học, Dược sĩ Đại học và quản lý kinh tế. Như vậy, sự lãnh đạo đúng hướng có hiệu quả của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ CBCNV hùng mạnh, Công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới về cơ cầu sản xuất, quan tâm ưu tiên việc nghiên cứu sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hợp lý đồng thời nâng cao cải thiện đời sống vật chất tinh thần của tất cả CBCNV. 2.1.2- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1.2.1- Chức năng và nhiệm vụ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở y tế Nam Định, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và đăng ký tài khoản tại ngân hàng với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho sức khoẻ đời sống nhân dân trên địa bàn Nam Định nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Từ khi thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng qua thời gian Công ty đã dần dần từng bước khắc phục, tồn tại và phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn kinh tế thị trường để không ngừng tồn tại và phát triển ấy, tránh sự xâm nhập của mặt hàng thuốc ngoại, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang bị đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất theo tiên tiến hiện đại. Năm 2003 Công ty đã đầu tư công nghệ là 12 tỷ đồng, nhờ sự đầu tư thích đáng đó Công ty đã thu được kết quả tốt, khả năng tích luỹ tăng, thu nhập bình quân theo đầu người tăng. Chính vì vậy mà tổng số vốn nộp ngân sách Nhà nước của Công ty qua các thời kỳ cũng tăng, doanh số hoạt động của Công ty năm sau cao hơn năm trước. 2.1.2.2- Ngành nghề kinh doanh Nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, các loại thuốc đông y tân dược, hoá chất dược liệu, các loai tinh dầu, dụng cụ y tế. Đồng thời Công ty đang từng bước phát triển sang lĩnh vực hoá mỹ phẩm, thuốc tẩy rửa dùng cho người. Sản phẩm của Công ty bao gồm các loại hàng như: Bổ phế thuỷ, CodiB, Kolion, Vitamin 3B, bổ thận âm, các loại siro, Berberin BM, S toophin sunphat, muối Iod, Pilatop... 2.1.2.3-Thị trường Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nhờ óc thông minh, sự sáng tạo, nhạy bén, cách sắp xếp, tổ chức của Ban lãnh đạo phối hợp chặt với tất cả thành viên trong Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà mà tại trụ sở chính, các chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Lạng Sơn và các cửa hàng trên toàn quốc luôn luôn chiếm lĩnh thị trường với giá thành phù hợp, sản phẩm chất lượng cao, tạo được niềm tin đối với quần chúng. Công ty đang tìm hướng mới để đưa mức xuất khẩu lên mức cao hơn với các thị trường như: Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Miama, irắc, Nga... 2.1.3- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty * Đặc điểm tổ chức bộ máy Công tác quản lý ở Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà chiếm một vị trí quan trọng vì nó giữ vai trò chủ đạo. Trong đó, tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý sao cho hợp lý là điều hết sức cần thiết: - Tổ chức bộ máy quản lý như thế nào để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của Công ty, thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản lý của Công ty. - Đảm bảo chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong Công ty. - Phải phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm kinh tế kỹ thuật như loại hình sản xuất chính thức công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh được coi là những căn cứ xây dựng bộ máy quản lý Công ty. * Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà đòi hỏi sự chỉ huy sản xuất và xử lý theo một ý chí thống nhất sự phục tùng nghiêm ngặt, sự điều khiển bộ máy quản lý theo nguyên tắc từ trên xuống. Cũng như các Công ty Cổ phần khác tổ chức bộ máy ở Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà có bộ máy quản lý đặc trưng của một Công ty cổ phần. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa lao động gián tiếp, qua đó giảm được chi phí sản xuất một cách đáng kể. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà Đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị Giám đốc điều hành ban kiểm soát Phó giám đốc quản lý chất lượng phó GĐ Quản trị kinh doanh phó GĐ sản xuất Phòng cung ứng điều độ sx và kho Phân xưởng tân dược GMP Phân xưởng đông dược Phân xưởng thuốc uống Phân xưởng soft-celatin Phân xưởng bao bì Phân xưởng cơ điện hơi Phòng đảm bảo chất lượng Phòng kiểm tra chất lượng Phòng nghiên cứu phát triển Phòng kinh doanh 3 chi nhánh (Hà nội, lạng sơn, TPhCM) 6 hiệu thuốc (X.Trường, H.Hậu, N.Trực, N.Hưng, M.Lộc, Chuyên doanh) Phòng tài vụ kế toán Phòng tổ chức hành chính phòng Marketing Điều hành trực tiếp Điều hành trực tiếp chức năng * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận • Các Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty. Đại hội cổ đông gồm: Đại hội cổ đông thành lập Công ty. Đại hội cổ đông thường niên. Đại hội cổ đông bất thường Nhiệm vụ của Đại hội cổ đông : + Xác định._.uân. Cách tính mức khấu hao hàng năm của TSCĐ ở Công ty như sau: - Mức tính KH Nguyên giá Tỷ lệ KH bình quân năm TSCĐ x TSCĐ - Mức KH bình Mức khấu hao bình quân năm tháng = 12 Ví dụ: Công ty tiến hành khấu hao nhà mái bằng 2 tầng - Mức khấu hao: 300.250.200 x 8% = 24.020.016 - Mức khấu hao bình quân tháng: 24.020.016 = 2.001.668 12 Hàng tháng kế toán căn cứ vào Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm 1 lần để mức tính KHTSCĐ cho từng loại TSCĐ trên cơ sở đó tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng. Căn cứ mức trích khấu hao TSCĐ kế toán tính mức trích khấu hao cho tháng 5 năm 2005 cho từng tài sản và ghi vào sổ TSCĐ, trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp rồi phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng Loại TSCĐ Mức trích khấu hao Đối tượng phân bổ Đơn vị sản xuất Văn phòng 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 26.316.134 16.084.134 11.420.000 2. Phương tiện vân tải 35.979.436 28.479.436 8.900.000 3. Máy móc thiết bị 5.800.000 2.880.000 3.450.000 4. Tài sản không dùng chờ thanh lý 637.156 637.156 Cộng 68.732.726 48.080.726 23.770.000 Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán ghi bút toán sau: Nợ TK 627.4: 48.080.726 Nợ TK 642.4: 23.770.000 Có TK 214.1: 68.732.726 Sau khi ghi vào Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào Sổ cái TK 627.1 Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Chứng từ ghi sổ Ngày 31 Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 34 31/5 Trích khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất 627.4 214.1 48.080.726 Trích khấu hao TSCĐ văn phòng 642.4 214.4 23.770.000 Cộng 71..850.726 Ngày...tháng...năm...2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ TK 3383 Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 5/2005 ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 36 27/5 48.080.726 Trích khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất 23.770.000 Trích khấu hao TSCĐ văn phòng Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Và ghi vào Sổ cái Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ Cái TK 627.4 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” Tháng 5 năm 2005 ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 34 30/5 Chi phí KHTSCĐ dùng cho sản xuất 241.1 48.080.726 Cộng 48.080.726 Ngày...tháng ...năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) c- Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm chủ yếu là dịch vụ điện thoại, điện nước phục vụ cho sản xuất kinh daonh và được kế toán tập hợp trên TK 627 Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thu tiền, điện thoại, tiền nước của nhà cung cấp kế toán ghi chi tiết theo nơi phát sinh các dịch vụ đó. Sau khi nhận được giấy báo trả tiền các nhà cung cấp dịch vụ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các đối tượng sử dụng. Đơn vị : Công ty CPDP Nam Hà Bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài Tháng 5/ 2005 ĐVT: đồng Đối tượng Điện Nước Điện thoại Cộng Khu vực sản xuất 22.157.420 8.700.100 5.625.100 36.482.620 Khu vực văn phòng 4.419.620 3.212.456 3.127.450 10.759.526 Cộng 24.577.040 11.912.556 8.752.550 45.242.245 Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tiếp theo kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo các số liệu ở trên bằng cách: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng và sản phẩm được thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Ngày 31 Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng TT Nội dung Số tiền 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 10.020.157 2 Chi phí khấu hao TSCĐ 48.080.726 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 36.482.620 Cộng 94.583.503 Ngày...tháng...năm...2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí sản xuất chung ở Công ty được phân bổ theo chi phí nhân công sản xuất trực tiếp ở mỗi phân xưởng - Tổng số tiền lương công nhân sản xuất: 100.560.230 - Trong đó: + Phân xưởng I là: 20.100.200 + Phân xưởng II là: 27.354.600 ( Trích số liệu theo bảng tiền lương tháng 5 năm 2005) Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng được tính như sau: Tổng chi phí sản xuất chung 94.583.505 H = = = 0.940 Tổng số lương công nhân sản xuất 100.560.230 + Phân xưởng I: 20.100.200 x 0.940 = 18.894.188 + Phân xưởng II: 27.354.600 x 0.940 = 22.893.324 Kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng Đơn vị : Công ty CPDP Nam Hà Số 22 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng TT Nội dung Số tiền 1 Phân xưởng I 18.894.188 2 Phân xưởng II 22.893.324 3 ................. Cộng 99.620.450 Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Tại các phân xưởng kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của các phân xưởng cho các loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ - Vitamin C: 6.000.000 - Cốm can xi: 4.500.000 Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 loại: Chi phí sản xuất chung của phân xưởng H = Tổng số lương công nhân sản xuất của phân xưởng 22.893.324 = = 0.8369 27.354.600 Chi phí sản xuất chung mà Công ty phân bổ cho từng đối tượng như sau: - Vitamin C = 6.000.000 x 0.8369 = 5.021.400 - Cốm can xi = 4.500.000 x 0.8369 = 3.766.050 Trên cơ sở đó kế toán ghi Sổ chi phí sản xuất của các phân xưởng mở cho từng sản phẩm cụ thể TK 627: “ Chi phí sản xuất chung” Sau khi vào Sổ chi phí sản xuất, kế toán tiếp tục lập Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 627 và cuối cùng kết chuyển vào TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 Sổ chi phí sản xuất Phân xưởng II: Đồng chí Thuý Sản phẩm: Vitamin C TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Thành tiền Số hiệu Ngày tháng Chi phí sản xuất chung được phân bổ 112 334 338 214 Cộng 5.021.547 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị : Công ty CPDP Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 Chứng từ ghi sổ Số:42/5 Ngày 31 Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 52 31/5 Chi phí nhân viên phân xưởng 627.1 334 10.020.157 Chi phí khấu hao TSCĐ 627.4 214 48.080.726 Chi phí dịch vụ mua ngoài 627.7 112 36.482.620 Cộng 94.538.503 (Kèm theo 4 chứng từ gốc) Ngày...tháng...năm...2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 5/2005 ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 42 25/5 10.020.157 Chi phí nhân viên phân xưởng 48.080.726 Chi phí khấu hao TSCĐ 36.482.620 Chi phí dịch vụ mua ngoài 94.538.503 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán vào Sổ cái TK 627 Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ Cái Tháng 5 năm 2005 TK 627 “ Chi phí nhân sản xuất chung” ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 42 31/5 Chi phí nhân viên phân xưởng 334 10.020.157 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 48.080.726 Chi phí dịch vụ mua ngoài 112 36.482.620 31/5 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 94.538.503 Cộng 94.538.503 94.538.503 Ngày...tháng ...năm 2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 621, 622, 627 kế toán ghi : Nợ TK 154: Có TK 621: 250.350.310 Có TK 622: 119.585.049 Có TK 627: 94.538.503 Sau đó kế toán lập Chứng từ ghi sổ TK 154, Sổ chi phí sản xuất chung. Và từ Sổ chi phí sản xuất chung ở các phân xưởng và các sản phẩm kế toán lập Sổ chi phí sản xuất cho toàn bộ Công ty theo khoản mục chi phí đã tập hợp được trên TK 154. Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ chi phí sản xuất Tháng 5 năm 2005 Phân xưởng II: Đồng chí Thuý sản phẩm Vitamin C TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Sư đầu kỳ 0 Chi phí nguyên vật liệu 621 56.936.000 Chi phí nhân công 622 7.200.450 Chi phí sản xuất chung 627 3.666.547 Kết chuyển chi phí sản xuất 154 67.802.997 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ chi phí sản xuất TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Sư đầu kỳ 0 31/5 Chi phí nguyên vật liệu 621 50.350.310 31/5 Chi phí nhân công 622 119.585.049 31/5 Chi phí sản xuất chung 627 69.722.420 Cộng 437.657.779 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trên cơ sở chi phí sản xuất chung các tháng, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố để làm cơ sở lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, kế toán lập chứng từ ghi sổ đồng thời kết chuyển khi sản phẩm hoàn thành kế toán ghi Sổ cái TK 154 Đơn vị : Công ty CPDP Nam Hà Chứng từ ghi sổ Số:58/5 Ngày 31 Tháng 5 năm 2005 ĐVT: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 06 30/5 Nhập kho thành phẩm Vitamin C 155 154 8.715.454 Kết chuyển giá vốn Vitamin C 632 154 60.243.007 ..... ..... ................... ..... ..... ............. Cộng 673.425.132 Ngày...tháng...năm...2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty CPDP Nam Hà Sổ Cái Tháng 5 năm 2005 TK 154“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầy kỳ 621 250.350.310 Kết chuyển chi phí NVL 622 119.585.049 Kết chuyển chi phí nhân công TT 627 69.722.420 Kết chuyển chi phí SXC 155 8.715.454 ..... ..... ................... ..... ...... ...... Kết chuyển giá vốn hàng bán 632 61.437.120 Cộng 673.425.132 673.425.132 2.2.4- Đánh giá sản phẩm dở dang và kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Là một đơn vị chuyên sản xuất các loại thuốc là chủ yếu, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận, với lại chu kỳ sản xuất thường là ngắn ngày, do đó kế toán không quan tâm đến giá trị sản phẩm dở dang trên dây truyền sản xuất mà chỉ quan tâm đến phiếu nhập kho thành phẩm vì vậy tổng chi phí phát sinh bên nợ TK 154 cũng chính là tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Căn cứ để tính giá thành sản phẩm ở công ty là Sổ chi phí sản xuất cụ thể là TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Và từ Sổ chi phí sản xuất TK 154 sản phẩm Vitamin C của phân xưởng II kế toán lập Thẻ tính giá thành. Đơn vị : Công ty CPDP Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 Thẻ tính giá thành Phân xưởng II: Sản phẩm Vitamin C Số sản phẩm hoàn thành: 6.325.900 Ngày sản xuất: 01/05/2005 Ngày hoàn thành: 30/5/2005 ĐVT: đồng STT Khoản mục Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Gía thành đơn vị 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 0 56.936.000 0 56.936.000 9.000 2 Chi phí nhân công trực tiếp 0 7.200.450 0 7.200.450 11.3824 3 Chi phí sản xuất chung 0 5.021.400 0 5.021.400 0.7937 Tổng chi phí 69.157.850 0 67.802.997 9012.176 Phần III Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà 3.1- Nhận xét đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty 3.1.1- ưu điểm Trải qua những năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà đã có những bước phát triển đáng kể. Công ty đã đứng vững và thích ghi với cơ chế thị trường giai đoạn hiện nay. Trong những năm chuyển đổi cơ chế đầy khó khăn và thử thách buộc các doanh nghiệp phải tự mình kinh doanh có lãi, tự chủ về tài chính. Có biết bao doanh nghiệp không có chỗ đứng vì không biết thích ghi với phương thức làm ăn mới. Đứng trước thực trạng đó Ban lãnh đạo Công ty đã nhận ra những mặt yếu kém không phù hợp với cơ chế mới, đưa ra nhiều giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục khó khăn, tiến tới hoà nhập và phát triển cùng sự đi lên của đất nước. Với sự phát triển của sản xuất nói chung, công tác kế toán nói riêng, tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán tại Công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện, nó thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kế toán tại Công ty điều đó góp phần khẳng định vị trí của Công ty trong nền kinh tế thị trường Đạt được những thành tích kinh tế nói trên là do Công ty đã biết sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản nhưng vững mạnh, máy móc thiết bị trang bị đầy đủ theo từng phân xưởng thuốc, đủ năng lực sản xuất thuốc hiện tại của Công ty. Cán bộ CNV với trình độ chuyên môn cao, có tinh thần và nghiệp vụ vững vàng , nhiệt tình trong công tác quản lý kinh tế và hạch toán kế toán tại Công ty. Các phòng ban và phân xưởng của Công ty thấy được vai trò cần thiết là cánh tay phải đắc lực của Công ty nên cũng tích cực trong việc chỉ đạo điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, xác định hướng đi đúng đắn cho Công ty. Góp phần không nhỏ vào thành tích Công ty là sự nỗ lực của Phòng kế toán, đặc biệt là công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán ở Công ty, nhìn chung em thấy việc quản lý công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ biểu hiện qua hệ thống sổ sách khá đầy đủ, hoàn chỉnh về nề nếp, tuân thủ tốt các chế độ kế toán Tài chính hiện hành. Phần hành kế toán tập hợp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức chặt chẽ mạch lạc. Công ty đã tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, chi tiết cho từng sản phẩm theo từng tháng. Các yếu tố tham gia quá trình sản xuất (nguyên vật liệu, lương công nhân...) được xây dựng theo định mức chi phí khá hợp lý. Hơn nữa, Công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào quá trình quản lý sản xuất và hạch toán, điều đó thể hiện trình độ quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, hạch toán các quá trình sản xuất là khoa học, tiến bộ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 3.1.2- Nhược điểm Tuy nhiên, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện: - Sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán: “Chứng từ ghi sổ” nhưng đến cuối tháng kế toán mới lập, như vậy là chưa hợp lý vì công việc sẽ bị dồn vào cuối tháng. Mặt khác các số liệu sẽ không được phản ánh kịp thời phục vụ cho công tác quản lý. Các mẫu sổ theo dõi chứng từ ban đầu phục vụ cho việc tính giá thành còn theo mẫu cũ chưa đúng với quy định hiện hành. - Về vấn đề hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng: Hầu hết ở mỗi quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty đều có sản phẩm hỏng và trong một số trường hợp chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng cũng đáng kể nhưng Công ty không mở sổ tài khoản này theo dõi mà khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất. Chứng tỏ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa được thực hiện tốt, giá thành chưa phản ánh kịp thời. 3.2- Các biện pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 3.2.1- Tổ chức bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, khối lượng công việc kế toán thường xuyên vì vậy Công ty nên bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho đội ngũ nhân viên kế toán để họ học tập, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành. Kế toán phân xưởng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm rất quan trọng cho công tác kế toán của Công ty vì chính từ đây các thông tin kinh tế được phản ánh. Vì vậy, kế toán các phân xưởng cần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác gửi lên phòng kế toán tạo điều kiện cho lãnh đạo ra các quyết định kịp thời, đúng đắn. Song song với củng cố bộ máy kế toán, Công ty cũng cần xem lại công tác quản lý vì hiện tại giám đốc Công ty chưa trực tiếp quản lý phòng kinh doanh nên không kịp thời nắm bắt được thông tin trong khâu kinh doanh - đó khâu rất nhạy cảm với cơ chế thị trường. 3.2.2. Hệ thống sổ sách chứng từ Công ty áp dụng hình thức kế toán: “ Chứng từ ghi sổ” nhưng hiện nay hệ thống sổ sách chứng từ kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty còn thiếu thống nhất, không đồng bộ vì thế các thông tin chứng từ kế toán vốn có chưa thực sự đầy đủ, phần nào giảm khả năng cung cấp thông tin kinh tế vốn có của Công ty. Các chứng từ ban đầu phục vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là biểu mẫu cũ. Vì vậy, Công ty nên áp dụng đồng bộ hệ thống biểu mẫu của Bộ tài chính đã ban hành theo Quyết định số 186/TC- CĐKT ngày 14/3/1995 để đảm bảo tính thống nhất các thông tin kinh tế mà kế toán phản ánh. 3.2.3- Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp Do những chi phí vận chuyển, bốc vác...của Công ty không hạch toán vào giá nguyên vật liệu mà lại tính vào chi phí sản xuất chung là chưa hợp lí nên có những sản phẩm được sản xuất bởi những nguyên vật liệu mua tại chỗ lại phải gán vào chi phí sản phẩm nguyên vật liệu mua ở rất xa. Vì vậy, để phản ánh chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm, Công ty cần tính toán đúng chi phí vận chuyển vào giá vật liệu nhập kho và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm. Xây dựng các định mức chi phí nguyên vật liệu theo các yếu tố giá mua một đơn vị vật liệu với các yêu cầu: Cộng chi phí vận chuyển, bốc xếp trừ chiết khấu từ đó định mức được giá cho một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định định mức lương cho NVL trực tiếp. Để xác định được định mức chi phí NVL trực tiếp căn cứ vào các yếu tố sau: - Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm + Mức hao hụt cho phép + Mức sản phẩm hỏng cho phép. - Định mức giá và lượng NVL trực tiếp được tổng hợp thành định mức chi phí của một đơn vị sản phẩm như sau: Định mức Định mức Định mức chi phí giá nguyên x lượng nguyên = nguyên vật liệu của vật liệu vật liệu 1 đơn vị sản phẩm Mặt khác, Công ty lại tập hợp chi phí NVL chính phụ và một số công cụ, dụng cụ nhỏ dùng vào sản xuất đều phản ánh vào TK 152 điều này là chưa đúng. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn về số lượng, giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán nên lập riêng cho từng loại vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...), còn công cụ dụng cụ tồn kho thì nên ghi rõ tên gọi ký hiệu, quy cách đơn vị tính của từng loại. Trong công tác quản lý NVL: Do chi phí nguyên vật liệu của Công ty chiếm 80% tổng chi phí sản xuất vì thế công tác quản lý nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, khi nhập kho nguyên vật liệu kế toán cần kiểm nghiệm chất lượng vật tư, quản lý chặt chẽ giá mua nguyên vật liệu từ đó tính toán chính xác giá trị nguyên vật liệu cấu thành trong giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, kế toán vật liệu và thủ kho phải cung cấp nhanh thông tin, kho phải được sắp xếp khoa học, dễ tìm, dễ thấy. Với thế mạnh là phòng kế toán Công ty được trang bị một dàn máy vi tính đồng bộ, Công ty nên mở TK cấp II, cấp III theo dõi chi tiết NVL như thế sẽ tăng khả năng truy cập và cung cấp thông tin biến động NVL trong kỳ sản xuất của Công ty. Như vậy, nếu Công ty quản lý tốt NVL thì chi phí NVL và giá thành sản phẩm sẽ được tính chính xác đúng như thực tế nó có. 3.2.4- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty cần xây dựng và nghiên cứu định mức ngày, giờ công sản xuất cho từng loại sản phẩm để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm cho hợp lý đảm bảo tính chính xác cho giá thành sản phẩm. Sở dĩ cần phải xây dựng và nghiên cứu như vậy là vì hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm sản xuất theo chi phí NVL trực tiếp điều này là chưa hợp lý. Bởi vì, nếu như Công ty có sản xuất các loại sản phẩm có giá trị nguyên vật liệu xuất dùng lớn, đắt tiền nhưng do đặc điểm quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm đó mà chi phí nhân công trực tiếp sản xuất không nhiều thì hình thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí NVL như trên là không hợp lý. Xây dựng định mức chi phí lao động trực tiếp: - Định mức giá chi phí lao động trực tiếp tính theo giá của một giờ theo yếu tố sau: Mức lương cơ bản của một giờ + Thuế lao động + Phụ cấp lương - Định mức lương của lao động trực tiếp tạo ra một sản phẩm được tính theo yếu tố sau: Thời gian sản xuất cơ bản cho một sản phẩm + Thời gian cho nhu cầu cá nhân + Thời gian lau chùi máy + Thời gian tính cho sản phẩm hỏng - Từ các định mức giá và lương chi phí lao động trực tiếp, xác định được định mức chi phí thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm là: Định mức Định mức Định mức chi giá lao động X lượng lao = phí lao động trực tiếp động trực tiếp trực tiếp 3.2.5- Tập hợp chi phí sản xuất chung Không phân biệt công cụ lao động trong danh mục nguyên vật liệu Công ty đã bỏ qua chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng (TK 627.3). Như vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất chung không đầy đủ và không đúng với đối tượng dẫn tới cơ cấu chi phí sản xuất chung giá thành sản phẩm thiếu chính xác, thông tin kinh tế chưa đầy đủ vì thế Công ty nên phân loại chi phí đúng với tính chất của chi phí. 3.2.6- Tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) Trong số tài sản của Công ty, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong đó bao gồm chủ yếu là máy móc thiết bị hiện đại, có giá trị lớn. Nhưng để có được số TSCĐ hiện đại đó thì Công ty đã phải chịu một khoản lãi tiền vay ngân hàng là không nhỏ. Mà điều đặt ra là phấn đấu sử dụng TSCĐ có hiệu quả, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm thu hồi vốn đầu tư nhanh. Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên khi mua sắm TSCĐ bằng vốn vay ngân hàng, Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét hiệu quả của việc mua sắm đó có lợi cho sản xuất kinh doanh hay không. 3.2.7- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Kết quả của việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác của giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty hầu như không tính sản phẩm dở dang nếu có thì Công ty áp dụng phương pháp tính sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp điều này làm cho giá thành sản phẩm chưa thật sự chính xác. Vì vậy, Công ty nên chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành tương đương thay vì tính giá là hoàn thành sản phẩm để tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm chính xác. 3.2.8- Hạch toán chi phí phải trả Hiện nay, chỉ khi nào có công nhân nghỉ phép Công ty mới chi trả mà không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất và không hạch toán trên TK 335- Chi phí phải trả Để đảm bảo giữ một tỷ lệ tiền lương trong giá thành ổn định thì Công ty phải trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép năm và hạch toán vào TK 335 Cụ thể: Là doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho công nhân viên trong thời gian công nhân sản xuất nghỉ phép và ngừng việc có kế hoạch bằng cách kế toán tính toán số tiền trích trước lương nghỉ phép hàng tháng trong (doanh nghiệp trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất băng 3% tiền lương phải trả công nhân sản xuất Các bút toán có thể được ghi như sau: - Hàng tháng trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch công nhân sản xuất: Nợ TK 622: Có TK 335: - Kế toán căn cứ vào danh sách những người nghỉ phép để tính tiền lương nghỉ phép và ghi sổ thực tế tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất khi Công ty cho công nhân nghỉ phép: Nợ TK 335: Có TK 334: - Cuối niên độ kế toán hoặc khi tính giá thành thực tế nếu có số tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của một khoản chi phí phải trả nào đó lơn hơn số thực chi kế toán phải thực hiện việc ghi giảm chi phí phải trả bằng định khoản sau: Nợ TK 335: Có các TK liên quan 622, 627, 641, 642: 3.2.9- Phân tích giá thành theo khoản mục và biện pháp hạ giá thành Như ta đã biết, trong Công ty nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% trong giá thành sản xuất sản phẩm, sự biến động về định mức và đơn giá vật liệu phụ ảnh hưởng không đáng kể đến giá thành sản phẩm còn sự biến động về định mức và đơn giá vật liệu chính ảnh hưởng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì điều kiện còn hạn chế cả về khách quan và chủ quan nên trong bài viết này em chỉ phân tích giá thành theo khoản mục nguyên vật liệu chính chủ yếu là: Bột Vitamin C, MgS, Amidon, nước cất. Khoản mục chi phí Định mức tiêu Đơn giá NVL trong giá = hao từng loại + của từng thành đơn vị NVL cho đơn vị NVL sản phẩm sản phẩm mi x Si Trong đó: mi là định mức tiêu hao từng loại NVL cho đơn vị sản phẩm Si là đơn giá từng loại NVL Như vậy khoản mục chi phí NVL trong giá thành đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Định mức tiêu hao của từng loại NVL Giá cả từng loại NVL Về định mức tiêu hao NVL: Theo phiếu xuất kho sô 21/5 thì số lượng NVL đó được xuất để sản xuất 6.250.000 Vitamin C. Thực chất đơn vị đã sản xuất được 6.325.900. Như vậy, để sản xuất ra 6.325.900 viên cần một lượng NVL nhất định theo định mức: Căn cứ vào định mức, đơn giá thực tế tiêu hao từng loại vật liệu ta có bảng sau: Qua số liệu ghi ở bảng trên cho ta thấy: Do ảnh hưởng của khoản mục nguyên vật liệu làm giảm giá thành: 2.075.600đ Trong đó do các nhân tố: Do ảnh hưởng của định mức tiêu hao làm giảm giá thành: 1.157.300 Do ảnh hưởng của đơn giá làm giảm giá thành: 1.593.550 Như vậy đơn vị đã tiết kiệm rất tốt nguyên vật liệu chủ yếu, điều này cần phát huy. Tuy nhiên đơn vị vẫn cần đặt vấn đề xem xét về định mức nguyên vật liệu cho chi phí sản xuất sản phẩm để có định mức phù hợp hơn nữa nhằm tăng cường tiết kiệm để giảm giá thành Qua thời gian thực tập tại Công ty, bằng những kiến thức đã học tại trường, em xin đề xuất một số ý kiến trên. Hi vọng rằng những ý kiến đó mong có thể đóng góp một phần nhỏ bé để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và toàn bộ công tác kế toán nói chung ở Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự cạnh tranh kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đòi hỏi về tính hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề then chốt. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế cao. Việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn luôn được coi trọng, là vấn đề tất yếu của công tác quản lý kinh tế.Trong đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí là con đường duy nhất để các doanh nghiệp dành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tính đúng, tính đủ, chính xác, kịp thời chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, quay vòng vốn nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà, là một sinh viên đã được nhà trường trang bị kiến thức về bản chất và tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm nói riêng, em đã thấy được những mặt mạnh cần phát huy cũng như những hạn chế trong Công ty. Em xin đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào phương hướng hoàn thiện Công ty, những ý kiến đó không ngoài mục đích góp phần hơn nữa trong công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm để ứng dụng vào việc lựa chọn phương án tối ưu trong kinh doanh, phát huy cao nhất hiệu quả của kế toán quản trị đối với Công ty. Qua thời gian tìm hiểu thực tế, em nhận thức được rằng lý luận phải gắn liền với thực tế, vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học cho phù hợp với thực tế. Song thời gian thực tập không dài, trình độ còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn thầy giáo Trần Mạnh Dũng – người trực tiếp hướng dẫn em và các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Nam Định, tháng 7 năm 2005 Sinh viên thực hiện Trần Thu Hằng Danh mục Tài liệu tham khảo 1. PGS. TS Đặng Thị Loan. Kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính. Hà Nội, 2005. 2. TS. Nghiêm Văn Lợi. Thực hành kế toán trong doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Nhà xuất bản tài chính. Hà Nội, 2004. TS. Nguyễn Thị Đông. Lý thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất bản tài chính. Hà Nội, 2002. PTS. Võ Văn Nhị. Kế toán doanh nghiệp, Thuế GTGT, Sơ đồ hạch toán kế toán. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội, 1999. 5. TS. Phạm Huy Đoán. Hệ thống kế toán doanh nghiệp, Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, Hướng dẫn ghi sổ kế toán. Nhà xuất bản tài chính. Hà Nội, 2004. 6. 150 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội, 1995. 7. Hệ thống kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính. Hà Nội, 1995. 8. Một số tài liệu kế toán tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0893.Doc
Tài liệu liên quan