lời nói đầu
Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường cùng với các quy luật cạnh tranh của nó tạo nên môi trường kinh doanh sôi động nhưng không kém phần khốc liệt.
Để hoà nhập với xu thế chung của thời đại, hội nhập với các nước trên thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày cà
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phải hoàn thiện hơn, lợi nhuận là mục đích sống còn của doanh nghiệp. Muốn tiến hành sản xuất sản phẩm phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: Lao động; Đối tượng lao động; T ư liệu lao động.
Thực hiện được mục tiêu trên thì sản phẩm của doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ và thu hồi vốn nhanh để tái tạo sản xuất. Do đó công tác tổ chức kế toán tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, vì vậy sự cần thiết phải xây dựng chu trình quản lý tài sản cố định một cách khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản cố định giúp doanh nghiệp có được thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sử dụng vốn để chọn phương án kinh doanh đầu tư có lợi nhất.
Từ những nhận thức trên, với thực tế tôi đã chọn chuyên đề: hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội đang áp dụng giải pháp tốt nhất để quản lý và sử dụng tài sản cố định một cách có hiệu quả nhất Bằng sự chỉ đạo chặt chẽ, đầu tư đúng hướng của nghành Đường sắt, bằng sự nỗ lực cuả cán bộ công nhân viên, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội có thể khảng định được mình và tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường.
Chương I
Cơ sở Lý luận về tài sản cố định và
khấu hao tài sản cố định
I. sự cần thiết kế toán tscđ trong doanh nghiệp
Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của DN .
- Trong thực tiễn ta thấy TSCĐ là điều kiện không thể thiếu được góp phần cải thiện sức lao động để tăng năng xuất, nâng cao mức thu nhập bình quân trong DN nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
- TSCĐ trong các DN đánh giá được năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất quy mô của mỗi DN.
Trong công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề cơ khí hóa và tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là không ngừng đổi mới cải tiến hoàn thiện TSCĐ.
Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay thì khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quyết định cho sự tồn tại phát triển của DN.
Như vậy có thể khẳng định kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng giúp cho DN quản lý chặt chẽ được TSCĐ mà DN đang có , giúp cho nhà quản trị DN xác định rõ được hiệu quả sử dụng vốn TSCĐ của DN từ dó có quyết định thay đổi công nghệ SX, tiếp thu những công nghệ tiến bộ phù hợp với hoạt động của DN .
1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ
a ) Khái niệm
TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu là các tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD) và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
- TSCĐ HH là những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH.
- TSCĐ VH là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ VH.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Tài sản của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận là TSCĐ HH khi thoả mãn định nghĩa về TSCĐ HH và đồng thời thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
+ Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định.
Riêng tiêu chuẩn về TSCĐ, Chính sách tài chính của các quốc gia quy định về giá trị TSCĐ trên cơ sở điều kiện kinh tế, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Tiêu chuẩn TSCĐ hiện hành của Việt Nam theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, TSCĐ phải có thời gian sử dụng dự kiến tối thiểu là 1 năm và giá trị tối thiểu là 10 triệu đồng.
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn kiện trên, mà không hình thành TSCĐ HH thì được coi là TSCĐ VH. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau với tính chất và đặc điểm khác nhau. Nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp chung có các
Đặc điểm của TSCĐ :
- Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động SXKD,thời gian sử dụng dài và đối với TSCĐ HH vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- TSCĐ bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD giá trị của chúng chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí SXKD của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho hoạt động khác như: Hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.
Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình SXKD thì cũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về phát luật. Giá trị của TSCĐ vô hình cũng chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí SXKD của doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc quản lý TSCĐ
TSCĐ là một bộ phận tài sản chủ yếu biểu hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc điểm vận động của TSCĐ mà việc quản lý TSCĐ phải đảm bảo được yêu cầu quản lý sau:
- Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở DN. Trên cơ sở đó có kế hoạnh sử dụng hợp lý các TSCĐ, có kế hoạnh sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
- Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong các doanh nghiệp. Đảm bảo thu hồi đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư.
3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ
Xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý và chức năng của kế toán trong công tác quản lý hoạt động SXKD, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý vĩ mô và vi mô của DN. Do vậy kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám đốc chặt chẽ tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ trong DN để công tác đầu tư TSCĐ có hiệu quả. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ với tư cách là một công cụ của quản lý kinh tế tài chính phải phát huy chức năng của mình để thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD trong kỳ.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
II. Phân loại, đánh gía TSCĐ
1. Phân loại TSCĐ
Trong các doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ rất đa dạng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết phải phân loại TSCĐ. Có nhiều cách phân loại khác nhau, thông thường có một số cách sau:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện của TSCĐ
Theo cách phân loại này, dựa trên hình thái biểu hiện của tài sản mà TSCĐ được chia thành: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như: Nhà cửa, máy móc…
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như: Phần mềm máy vi tính, bản quyền…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý có một cách nhìn tổng quát về cơ cấu đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp. Đây là một căn cứ quan trọng để ra các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra cách phân loại này còn giúp DN có các biện pháp quản lý tài sản, tính toán khấu hao khoa học, hợp lý đối với từng loại tài sản. Đối với TSCĐHH phải quản lý cả về mặt hiện vật, giá trị, mức khấu hao TSCĐHH thường được xác định căn cứ vào tính chất kỹ thuật, tính chất vật lý và điều kiện sử dụng tài sản. Khấu hao TSCĐVH thường căn cứ vào giới hạn quy định và những diễn biến của sự phát triển khoa học công nghệ
* Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Cách phân loại này căn cứ vào quyền sở hữu về TSCĐ để sắp xếp toàn bộ TSCĐ: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
TSCĐ tự có là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN. Đây là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh. và những TSCĐ được biếu tặng.
TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN, DN đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định.
Riêng đối với các TSCĐ đi thuê, căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ ( mức độ chuyển giao rủi ro, lợi ích) thì tiếp tục được phân loại thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
- Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.
+ TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ đi thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính.
Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý tài sản. Đối với những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải có biện pháp quản lý riêng. DN có toàn quyền sử dụng, định đoạt với tài sản. Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị phải dựa trên hợp đồng thuê, sử dụng tài sản.
Cách phân loại này còn là cơ sở cho công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở đơn vị; tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản.
* Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ mà toàn bộ TSCĐHH và TSCĐVH của DN được chia thành các nhóm tài sản chi tiết, cụ thể hơn. Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐHH và TSCĐVH của đơn vị được chia thành các nhóm sau:
Đối với TSCĐ HH
- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho…
- Máy móc thiết bị: gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: trong các DN nông nghiệp.
- TSCĐ khác: bao gồm các TSCĐ chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên.
Đối với TSCĐ VH:
- Quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị mặt đất, mặt nước, mặt biển hình thành do phải bỏ chi phí để mua, đền bù san lấp, cải tạo nhằm mục đích có được mặt bằng cho sản xuất kinh doanh.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Chi phí mà DN bỏ ra để có được quyền sử dụng một loại nhãn hiệu hàng hoá nào đó.
- Phần mềm máy vi tính: Giá trị của phầm mềm máy vi tính do DN bỏ tiền ra mua hoặc tự xây dựng, thiết kế.
- Giấy phép và giấy nhượng quyền: Chi phí mà DN bỏ ra để có được các loại giấy phép, giấy nhượng quyền để DN có thế thực hiện các nghiệp vụ nhất định.
- Quyền phát hành: Chi phí mà DN bỏ ra để có được quyền phát hành các loại sách, báo, tạp chí, ấn phẩm văn hoá, nghệ thuật khác.
- Các TSCĐ VH khác
Cách phân loại TSCĐ này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết TSCĐ và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp đặc điểm kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ.
* Cách phân loại khác.
Phân loại theo tình hình sử dụng:
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này cho thấy một cách tổng quát về số lượng, chất lượng TSCĐ hiện có, còn tiềm tàng, ứ đọng, từ đó tạo điều kiện kiểm tra, phân tích, đánh giá tiềm lực hiện có.
2. Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung.
Do đặc điểm vận động về mặt giá trị của TSCĐ nên đánh giá TSCĐ bao gồm các nội dung sau ứng với quá trình hình thành và sử dụng TSCĐ:
- Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ
- Xác định giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐ
a) Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ .
* Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
-Trường hợp tài sản cố định mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ HH mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…
Trường hợp TSCĐ HH mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ… Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số tiền chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ HH theo quy đinh vốn hoá chi phí lãi vay.
- Nguyên giá TSCĐ mua sắm dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ HH tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ HH đem trao đổi.
- Trường hợp TSCĐ hình thành do giao thầu XDCB:
Nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh trong quá trình đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
- Một trường hợp khác:
+ Nguyên giá của TSCĐ nhận góp vốn liên doanh là giá do hội đồng liên doanh xác định cộng với các chi phí khác phát sinh trong quá trình đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến…là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhân tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng nguyên giá TSCĐ HH điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong DN là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Nguyên giá TSCĐ được cho, biếu tặng, nhận lại vốn góp liên doanh, do phát hiện thừa… là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
* Nguyên giá TSCĐ vô hình
- TSCĐVH là quyền sử dụng đất
Là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
- TSCĐVH được tạo ra từ nội bộ DN
Là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để DN có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không được xác định là TSCĐVH mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
* Xác định giá trị tài sản cố định trong quá trình nắm giữ, sử dụng
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được theo dõi theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại
- Nguyên giá TSCĐ sau ghi nhận ban đầu:
Sau ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, nguyên giá TSCĐ được theo dõi trên sổ kế toán một cách ổn định. Trong trường hợp có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp…thì chi phí này được xử lý như sau:
+ Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng theo nguyên giá TSCĐ nếu chúng được xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn làm lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó như: Tăng thời gian sử dụng, tăng công suất, giảm chi phí hoạt động của tài sản…
+ Các chi phí khác không làm tăng lợi ích kinh tế tương lai của TSCĐ thì không được ghi tăng nguyên giá, tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kế ngày càng tăng lên và giá trị còn lại được phản ánh trên sổ kế toán và trên báo cáo tài chính ngày càng giảm đi. Điều đó phản ánh rõ giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị tài sản được sản xuất ra.
- Đánh giá lại TSCĐ .
TSCĐ là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng dài. Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu (nguyên giá TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ trên tài liệu kế toán không phù hợp với giá trị thị trường của TSCĐ. Điều đó làm giảm chất lượng của thông tin kế toán. Để khắc phục vấn đề này DN phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng ở thời điểm đánh giá lại TSCĐ.
Khi đánh giá lại TSCĐ, phải đánh giá lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại TSCĐ. Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
=
Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại
x
Giá trị đánh giá lại củaTSCĐ
NG của TSCĐ trước khi đánh giá lại
Hao mòn và khấu hao TSCĐ .
* Hao mòn tài sản cố định .
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau
TSCĐ của DN bị hao mòn, Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử
dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của DN và do các nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào các hoạt động SXKD và do các nguyên nhân tự nhiên.
Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
* Khấu hao TSCĐ.
Như trên đã nói, TSCĐ bị hao mòn trong quá trình SXKD, để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, DN phải tiến hành khấu hao. Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.
Hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan còn khấu hao TSCĐ lại là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Để đảm bảo thu hồi đầy đủ số vốn đầu tư ban đầu, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ. Muốn vậy, DN phải thực hiện các vấn đề sau:
Xác định đúng phạm vi những TSCĐ phải trích khấu.
Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích khấu hao. Cụ thể:
- Toàn bộ TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao.
- Các TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích khấu hao, bao gồm: TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng, TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước giao cho DN quản lý hộ, TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi, TSCĐ dùng chung cho cả xã hội mà nhà nước giao cho DN quản lý, TSCĐ đã khấu hao hết.
* Các phương pháp tính khấu hao
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với DN và yêu cầu quản lý của DN. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải kinh phí của DN. Sau đây là các phương pháp tính khấu hao phổ biến:
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Với phương pháp này, mức trích khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định, tính toán đơn giản và chính xác. Nhược điểm của phương pháp này là khả năng thu hồi vốn chậm, khó tránh khỏi những hao mòn vô hình, không thích hợp với các DN lớn.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức:
Tỷ lệ khấu hao nhanh
=
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
x
Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng(%)
=
1
Thời gian sử dụng của TSCĐ
x
100
Những năm cuối, khi mức khấu hao xác đinh theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Theo phương pháp này thì mức trích khấu hao được phân bổ vào giá thành những năm đầu lớn khả năng thu hồi vốn nhanh, thích hợp với DN sử dụng TSCĐ có mức hao mòn vô hình cao. Tuy nhiên do mức trích những năm đầu lớn lên làm giá thành bị tăng cao ảnh hưởng đến giá bán từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN hơn nữa phương pháp này tính toán khá phức tạp làm tăng khối lượng công việc kế toán.
- Phương pháp khấu theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
x
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế
Phương pháp này cho thấy, muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi DN phải tăng ca, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
III. Hạch toán kế toán về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Hạch toán về TSCĐ
* Kế toán chi tiết về TSCĐ
TSCĐ trong DN có nhiều loại khác nhau, mỗi TSCĐ có thể lại là một hệ thống các bộ phận cấu thành, yêu cầu quản lý TSCĐ trong DN đòi hỏi phải hạch toán chi tiết TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ nắm được và cung cấp những thông tin quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ theo địa điểm sử dụng, số lượng và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ. Các thông tin đó sẽ là căn cứ để DN biết được hiện trạng TSCĐ, từ đó có kế hoạch cải tiến, trang bị và sử dụng TSCĐ, tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao cho từng đối tượng chi phí, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.
Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:
* Xác định đối tượng ghi tài sản cố định
TSCĐ của DN là các tài sản có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi số theo từng đối tượng ghi TSCĐ.
Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo. Đó có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định.
Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà DN có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản.
Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số hiệu riêng. Việc đánh số TSCĐ là do các DN quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của DN đó nhưng phải đảm bảo tính thuận tiện trong việc nhận biết TSCĐ theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp.
* Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ
Mọi nghiệp vụ kinh tế- tài chính có liên quan đến TSCĐ đều phải được phản ánh vào các chứng từ kế toán làm căn cứ để ghi sổ. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng là:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ)
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số02-TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04-TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)
- Bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
TSCĐ của DN được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau của DN, bởi vậy, kế toán chi tiết TSCĐ phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vi kế toán DN và theo từng nơi bảo quản. Kế toán chi tiết phải theo dõi với từng đối tượng ghi TSCĐ theo các chỉ tiêu về giá trị như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời, phải theo dõi cả các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản
Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (Các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi quản lý.
- Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán
Tại bộ phận kế toán của DN, kế toán sử dụng “Thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn DN để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.
Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của DN. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn.
Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ
Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ DN có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.
Sổ TSCĐ: Được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của từng DN. Mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng một số hoặc một số trang sổ.
2. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
a. Kế toán khấu hao TSCĐ
* Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ
TK 214 chi tiết thành:
2141: Hao mòn TSCĐ HH
2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143: Hao mòn TSCĐ VH
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng TK 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản để theo dõi sự hình thành và sử dụng số khấu hao cơ bản TSCĐ
* Chứng từ sử dụng: Bảng tính và phân bổ khấu hao, các chứng từ khác liên quan.
Sơ đồ tổng quát khấu hao và hao mòn TSCĐ
b. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục hoạt động, công việc sửa chữa có thể do đơn vị tự làm hay thuê ngoài, tuỳ tính chất công việc mà kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản thích hợp.
* Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ (đối với sửa chữa lớn) và các TK chi phí SXKD trong kỳ (đối với sửa chữa thường xuyên)
* Chứng từ kế toán: Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành, các chứng từ tập hợp chi phí
c. Các sổ kế toán được sử dụng trong kế toán TSCĐ
Sổ kế toán chi tiết (Cả hình thức nhật ký chung và chứng từ ghi sổ)
- Sổ TSCĐ
- Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng
- Bảng tình hình tăng TSCĐ, bảng tình hình giảm TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ kế toán tổng hợp
Hình thức kế toán nhật ký chung
- Nhật ký chung
- Sổ cái TK 211, 212, 213, 214
Hình thức chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK 211, 212, 213, 214
Chương II
Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty Vận tải
hành khách Đường sắt Hà Nội
I. Đặc điểm chung tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
1. Quá trình hình thàn._.h và phát triển của Công ty
Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội được thành lập trên cơ sỏ kế thừa Xí nghiệp liên hợp Vận tải Đường sắt khu vực I. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mô hình Xí nghiệp liên hợp không phù hợp với nền kinh tế thị trường, nên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chuyển đổi các Xí nghiệp vận tải vật tư Đường sắt khu vực I thành các Công ty Vận tải để Công ty tổ chức, điều hành sản xuất.
Chính những lý do trên ngày 04 tháng 03 năm 2003 theo quyết định số 34/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định “Về việc thành lập Tổng Công ty Đường sắt Vịêt Nam”.
Quyết định thành lập Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại 3 xí nghiệp Liên hiệp vận tải khu vực 1,2 và 3 hiện nay.
Công Ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội( sau gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp Nhà Nước hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (sau gọi là Tổng công ty).
Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động khai thác kinh doanh vận tải đường sắt, có con dấu riêng, có tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công ty.
Tên đơn vị kinh tế phụ thuộc: Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Điện thoại: 04.9421117 Fax: 8224736
Quy định thành lập số : 03 QĐ/ĐS- TCCB- LĐ ngày 07/07/2003 Của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế, đại lý và dịch vụ vận tải, sửa chữa các phương tiện vận tải đường sắt, chế tạo và sử chữa các thiết bị phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí; sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm; Kinh doanh khách sạn, du lịch; Đại lý xăng dầu và mỡ nhờn; Đại lý bảo hiểm các loại; Cho thuê địa điểm, văn phòng, phương tiện thiết bị; Xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ; Mua bán vật liệu xây dựng; Sản xuất nước uống và bao bì; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Hoạt động thể thao và các giải trí khác; Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy.
Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Trụ sở giao dịch: Số 118 Phố Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Vốn:1.624.124.000 đồng
- Số ĐKKD:113642 ngày 01/07/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội
Phạm vi hoạt động của Công ty trải rộng từ phía Bắc ga Đồng Hới cho đến tất cả các ga phía Bắc.
2. Tổ chức Bộ máy của công ty.
Sơ đồ bộ máy của Công ty
Tổng giám đốc công ty
Phó TGĐ toa xe
Phó TGĐ kinh doanh
Phó TGĐ điều hành vận tải
Các phòng ban của cơ quan công ty
Các đơn vị thành viên của công ty
* Tổng giám đốc công ty:
Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty quyết định bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền thi hành cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về quản lý, điều hành các hoạt động của công ty.
*.Phó tổng giám đốc công ty:
Phó tổng giám đốc công ty là do Tổng công ty quyết định bổ nhiệm. Phó Tổng giám đốc công ty là người giúp Tổng giám đốc công ty điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
*Các phòng ban của cơ quan công ty:
Các phong ban của cơ quan công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc công ty trong việc chỉ đạo quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh của công ty; nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty do Tổng giám đốc công ty quy định phù hợp với quy định của Tổng công ty.
* Các đơn vị thành viên của công ty:
Các đơn vị thành viên của công ty có nhiệm vụ tuân thủ các quyết định, quy định của Tổng công ty trong việc thực hiện: Biểu đồ chạy tầu, kế hoạch sản xuất vận tải và trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.
3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ quan Công ty
* Phòng thống kê máy tính:
Phòng thống kê máy tính có chức năng điều hành công tác thống kê, tin học để hợp lý hoá sản xuất trong công ty. Thống kê hành khách, hành lý hàng hoá, vận chuyển của các ga, xí nghiệp vận tải.Thống kê vận dụng đầu máy toa xe của Công ty. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm lên Công ty.
* Phòng quản lý bán vé điện toán:
Phòng quản lý bán vé điện toán có chức năng khai thác hệ thống bán vé điện toán phục vụ cho công tác tổ chức bán vé điện toán cho hành khác đi tầu. Nhập và phân bổ phương án bán vé, giờ tầu, giá vé các tầu Thống nhất và địa phương. Quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị, vận hành hệ thống mạng và phần mềm ứng dụng để đảm bảo cho máy chủ vận hành bình thường, liên tục.
* Phòng đầu máy toa xe:
Phòng đầu máy toa xe có chức năng quản lý kỹ thuật các loại đầu máy do Công ty quản lý, khai thác. Theo dõi, chỉ đạo, sửa chữa định kỳ các loại đầu máy toa xe. Quản lý hồ sơ, lý lịch, giám sát các đặc tính kỹ thuật của từng loại đầu máy toa xe. Quản lý số lượng, chất lượng, tình hình máy móc thiết bị của công ty.
* Phòng hợp tác quốc tế – phát triển thị trường.
Phòng hợp tác quốc tế – phát triển thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong công tác kinh doanh vận tải, hành khách, hành lý, hành hoá, Tham mưu điều chỉnh giá cước sao cho hợp lý. Xây dựng kế hoạch, công tác tiếp thị vận chuyển hàng hoá của Công ty.
* Phòng tổng hợp:
Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc và lãnh đạo Công ty sắp xếp nơi làm việc, trang bị phương tiện làm việc cho các phòng chuyên môn và các bộ phận. Tổ chức và duy trì bộ máy thông tin, điện nước cho toàn Công ty.
* Phòng kế hoạch - đầu tư:
Phòng kế hoạch - đầu tư có chức năng phụ trách trực tiếp bộ phận kế hoạch sản lượng vận tải và doanh thu toàn Công ty.Tham mưu, đôn đốc thực hiện các hợp đồng vận tải, hợp đồng thuê mướn phương tiện.Xây dựng, phê duyệt, triển khai các dự án đầu tư. Kiển tra thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa lớn theo tiến độ của Tổng công ty.
* Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải:
Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải có nhiệm vụ điều hành công tác kỹ thuật vận tải tầu, hành khách, hàng hoá của Công ty. Phụ trách công tác chạy tầu và biều đồ chạy tầu khách liên tuyến, tầu khách Bắc Nam, tầu hàng. Xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn chạy tầu và thực hiện đúng chế độ chạy tầu.
* Phòng an toàn vận tải Đường sắt:
Phòng an toàn vận tải Đường sắt chịu trách nhiệm về an toàn chạy tầu của Công ty. Xử lý các phạm vi tai nạn về an toàn chạy tầu,giám sát kiểm tra an toàn giao thông đối với các đơn vị ga, tầu thuộc Công ty quản lý.
* Phòng tài chính kế toán – kiểm thu:
Phòng tài chính kế toán – kiểm thu phụ trách về mặt tài chính,kế toán, kiểm thu,công tác quyết toán tài chính trong toàn Công ty. Phân tích hoạt động kinh tế, lưu trữ chứng từ, công tác sử dụng nguồn vốn,… trong toàn Công ty
. Kế quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty
Đơn vị: 1.000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004 so với 2003
(tỷ lệ %)
2005 so với 2004
(tỷ lệ%)
Tổng DTT từ HĐSXKD
698.131.590
715.563.195
766.369.786
102.54
107.01
Tổng LN sau thuế
20.409.507
20.919.111
22.404.415
103.71
107.25
LNT từ HĐSXKD
21.990.694
22.539.778
24.140.153
104.56
109.22
LN sau thuế
87.843.538
91.212.772
97.689.084
105.52
120.01
Thu nhập BQ/người
1.5
1.9
2.1
126.66
131.57
5. Chiến lược phát triển của công ty
Thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2005 tuy còn nhiều khó khăn trở ngại cả về chủ quan và khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển theo mô hình tổ chức mới cũng như những diễn biến phức tạp của cơ chế thị trường. Nhưng cán bộ công nhân viên đã nêu cao ý thức làm chủ tinh thần lao động sáng tạo, một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng khá như tổng doanh thu vận tải tăng 7,1% . doanh thu hành khách tăng 10%.
Hướng tới 2006 trong nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển ổn định nhu cầu luân chuyển hàng hoá và đi lại của hành khách ngày càng cao nên rất thuận lợi cho kinh doanh vận tải đường sắt phát triển.
Về nhiệm vụ vận tải phải đạt 1,9 triệu tấn hàng hoá xếp, 8,3 triệu lượt hành khách lên tàu, 56 ngàn tấn xếp hành lý, 840 tỷ doanh thu vận tải.
Về đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án đầu tư: Hoàn thành và tổ chức nghiệm thu bước 1 và 2 dự án “ mở rộng hệ thống bán vế điện toán” đưa vào khai thác sử dụng.
Về đầu máy toa xe: Thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn đầu máy toa xe(14đầu máy, 184 toa xe khách ) sửa chữa nhỏ 426 toa xe. Nâng cấp , hoán cải 31 toa xe tàu S1/2 thành tàu E.
6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty
a. Hình thức kế toán Công ty áp dụng
Do quy mô của Công ty quản lý trên phạm vi rộng với nhiều Xí nghiệp thành viên nên tổ chức sổ kế toán Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán với hình thức sổ nhật ký chung.
Với hình thức nhật ký chung, việc hạch toán của Công ty được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán.
Các chuẩn mực kế toán được áp dụng theo đúng bảng của Bộ tài chính đề ra. Theo thông tư 23 của Bộ tài chính 30/03/2005 về việc hướng dẫn thực hiên 6 chuẩn mực kế toán đề ra.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho được tính theo phương pháp giá bình quân.
Niêm độ kế toán từ 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm
Kỳ báo cáo là quý
Kế toán tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b. Hệ thống sổ kế toán
Bảng cân đối kế toán
Kết quả kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Sổ cái tài khoản
Sổ nhật ký chung
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết các tài khoản
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Máy vi tính
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Số thẻ kế toán chi tiết
Chú thích:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ bộ máy tài chính kế toán
Trưởng Phòng
Pp kiểm thu 2
Pp kiểm thu 1
PP tài chính
PP Kế Toán
Bộ phận kiểm thu
Bộ phận tài chính kế toán
Kế toán
Ngân hàng
Kế toán tổng hợp
Giám sát tài vụ
Thẩm hạch khách vận
Kt thanh toán
Kt tổng hợp giá thành
Thẩm hạch hoá vận
Quản lý vé
Kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp
đại lý bảo hiểm
Thu chi vận doanh
Kt thanh toán
Thủ quỹ
*Trưởng phòng
Là người có trách nhiệm cao nhất của phòng,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tổ chức, tham mưu, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng về công tác tài chính kế toán- kiểm thu theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, Luật kế toán, Luật ngân sách, Luật thống kê, Quy chế tài chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các quy định khác của Nhà nước và của ngành.
- Phụ trách chung nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm thu, công tác quyết toán tài chính. Tham gia kế hoạch sản xuất tài chính của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tài chính và công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trong phạm vi toàn công ty.
* Phó phòng kế toán:
Tham mưu, giúp việc cho Trưởng phòng về công tác kế toán và các công việc do trưởng phòng phân công.
-Phụ trách, hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chế độ quy định.
- Chỉ đạo lập, gửi báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo kế toán, thống kê khác đúng chế độ quy định.
- Chỉ đạo công tác quản lý và lưu trữ chứng từ tại cơ quan Công ty.
* Phó phòng tài chính:
Tham mưu, giúp việc cho Trưởng phòng về công tác quản lý tài chính và các công việc được Trưởng phòng phân công.
- Phụ trách công tác sử dụng nguồn vốn KHCB và SCL
- Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát và hạch toán kế toán thu chi vận doanh.
- Quản lý vốn kinh doanh và tham mưu xử lý tài sản do thiếu hụt, mất mát, hưu hỏng và các thiệt hại khác.
- Trực tiếp theo dõi và hạch toán các khoản vay tín dụng.
* Phó phòng kiểm thu 1:
Tham mưu giúp việc cho trưởng phòng về công tác kiểm thu, quản lý cấp phát sử dụng hoá đơn tự in và các công việc được giao.
- Đôn đốc và chỉ đạo các xí nghiệp thành viên, các ga thực hịên tốt tiến độ kế toán thu vận tải theo tuần kỳ, tháng đúng quy định theo kế toán ga và theo yêu cầu của công ty.
- Chỉ đạo công tác thẩm hạch, tổng hợp và phân tích số thu vận tải hàng tháng của các ga và đơn vị đúng quy định của Ngành và Công ty.
* Phó phòng kiểm thu 2
Tham mưu và giúp việc cho trưởng phòng về công tác quản lý thu, phân tích tổng hợp thu cước vận tải phát sinh tại các ga, trạm và công tác kế toán ga và các công việc được phân công.
Triển khai hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ thu hành khách,hàng hoá và nghiệp vụ kế toán ga.
* Kế toán tổng hợp thu:
Chịu sự lãnh đạo của lãnh đạo phòng, thực hiện công tác thanh toán cước vận tải và tổng hợp thu vận tải.
- Trực tiếp theo dõi, quản lý công tác thu vận tải toàn công ty và chi phí tại các ga theo nghiệp vụ kế toán ga.
- Hàng tháng trực tiếp nhận báo cáo tổng hợp thu, chi vận doanh của kiểm thu kiểm tra chi tiết nội dung, đối tượng để xác định doanh thu và chi phí hợp lý hạch toán ghi sổ kế toán.
* Kế toán tổng hợp giá thành
Chịu sự lãnh đạo của lãnh đạo phòng, tham mu cho lãnh đạo phòng về công tác kiểm soát chi phí tại các đơn vị và các cơ quan Công ty.
- Thừa uỷ quyền của trởng phòng kiểm soát và phân tích thu chi quỹ tiền mặt của cơ quan.
- Trực tiếp nhận, kiểm tra báo cáo chi phí, giá thành vận tải quý, năm của các đơn vị thành viên.
- Tham gia xây dựng kế hoạch chi phí và tính giá thành, phân tích hoạt động chi phí và kiểm tra tài chính của Công ty.
* Kế toán tổng hợp:
Chịu sự lãnh đaọ của phòng,tham gia cho lãnh đạo phòng về công tác quyết toán, công tác thuế của các đơn vị và Công ty.
- Trực tiếp kiểm tra và nhận báo cáo quýêt toán và báo cáo khác liên quan đến các đơn vị thành viên.
- Tham gia bảo vệ quyết toán thu, chi sản xuất chính, phụ của Công ty với Tổng công ty và các cơ quan Nhà nớc.
- Tham gia các đoàn kiểm tra tài chính của Công ty
* Kế toán thanh toán:
Chịu sự lãnh đạo của lãnh đạo phòng, thanh toán lơng và các chế độ cho ngời lao động thuộc cơ quan Công ty và các nhiệm vụ khác do Trởng phòng giao.
- Trực tiếp theo dõi hạch toán thu, chi tiền mặt tại Công ty
- Quản lý kho chứng từ kế toán và lu trữ giấy thôi trả lơng của CBCNV và các văn bản nghành.
- Cấp và theo dõi lệnh xuất quỹ ga theo yêu cầu của các đơn vị đã đợc lãnh đạo phê duyệt.
* Kế toán ngân hàng:
Trực tiếp theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi ngân hàng của Công ty.
- Theo dõi hạch toán quản lý các tài khoản tiền gửi, tiền vay của Công ty mở giao dịch tại các ngân hàng.
- Hàng ngày đi chuyển tiền cho các khách hàng và cấp kinh phí cho các đơn vị theo lệnh chi của Tổng giám đốc.
- Tham gia phân tích hoạt động kinh tế,tham gioa các đoàn kiểm tra tài chính của Công ty.
* Kế toán vốn và tài sản:
Trực tiếp quản lý vốn và tài sản của Công ty và các đơn vị thành viên.
- Trực tíêp kiểm tra thẩm định tài liệu, hồ sơ quyết toán trình lãnh đạo duyệt thanh toán các công trình thuộc nguồn KHCB và SCL.
- Quản lý tài sản của Công ty,theo dõi các tài khoản 331,411,009.241,1361
- Tham gia các đoàn kiểm tra tài chính của Công ty.
* Kế toán công nợ:
Trực tiếp quản lý các khoản nợ phải thu phải trả khác và các công việc khác Trưởng phòng giao.
- Theo dõi các khoản nợ phải thu(TK138), phải trả(TK338) .Hàng quý đối chiếu, báo cáo lãnh đạo phòng về tình hình vay, trả và phơng án thu hồi công nợ.
- Tham gia hoạt động mua sắm,kiểm kê, thanh lý tài sản của cơ quan.
* Thủ quỹ:
Chịu sự lãnh đạo của phòng, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty.
- Trực tiếp quản lý quỹ cơ quan,thực hiện quy định bảo mật về tiền tệ.
- Hàng tháng căn cứ chứng từ hợp lệ để thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền mặt theo quy định.
* Thẩm hạch khách vận:
Tham mưu về công tác quản lý thu hành khách của các ga.
- Tập hợp chứng từ, báo cáo vé trả lại, tồn căn các loại vé hành khách,hành lý, bổ xung ga.
- Kiểm tra số lượng vé hỏng, vé huỷ, số lượng vé bán, giá vé, số tiền phải thu của từng ga.
- Hàng tháng lên biểu tổng hợp số thu hành khách, hành lý,theo từng ga…
* Thẩm định Hoá vân:
Tham mưu về công tác quản lý thu hàng hoá, thẩm hạch số thu hàng hoá và tạp thu của các ga thuộc Công ty.
- Tập hợp đầy đủ chứng từ: Báo cáo hàng đi, đến, báo cáo xuất hoáđơn tạp phí hoá vận, hoá đơn gửi hàng, hoá đơn tạp phí hoá vận.
- Bóc tách hoá đơn hàng hoá theo từng nội dung kinh tế để lên tổng hợp thu hàng hoá theo từng ga.
- Xử lý thu chỉnh các ga thiếu cước hoàn trả tiền cước thừa cho khách hàng.
* Thu chi vận doanh:
Thẩm hạch Báo cáo thu chi vận doanh của các ga hàng tháng, tham mưu về quản lý thu nộp tại các ga.
- Lâp biểu cân bằng thu chi của tất cả các ga chuyển cho bộ phận kế toán định khoản.
- Thẩm hạch các giấy nộp tiền của các ga, theo dõi số tiền đã về tài khoản của Công ty hay chưa.
- Quản lý chặt chẽ số giấy báo thu cước phí của các ga.
* Giám sát tài vụ:
Thực hiện công tác thu chi vận tải và thu nộp tiền cớc tại các ga, đơn vị.
- Trực tiếp kiểm tra, hớng dẫn nghiệp vụ thu hành khách, hàng hoá.
- Đôn đốc công tác thu nộp tiền cước tại các ga.
- Phát hiện sai phạm và đề xuất xử lý.
* Quản lý vé:
Tham mưu trực tiếp về công tác in ấn, quản lý, cấp phát, sử dụng vé, hoá đơn tự in cho toàn công ty
- Lập đơn in các loại hoá đơn đặc thù,ấn chỉ…
- Tổ chức công tác quản lý, cấp phát theo dõi việc sử dụng các loại hoá đơn đặc thù trong Công ty.
- Tổ chức công tác bảo quản vé và các hoá đơn tại kho vé.
* Đại lý bảo hiểm:
Thực hiện công tác theo hợp đồng làm đại lý với các Công ty bảo hiểm.
- Trực tiếp bán và thu phí các loại bảo hiểm theo hợp đồng đã ký.
- Tổng hợp báo cáo các tiền thu và hoa hồng bảo hiểm.
ở dưới Công ty là các đơn vị thành viên quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch
Tổng Cty đs việt nam
Cty vận tải hành khách
đs Hà nội
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số
Ngày tháng
Số
Ngày tháng
01
31/12/2004
78.500.000
89
31/12/2004
154.511.500
08
31/12/2004
20.222.045
Cộng
5.076.500.000
Cộng
II. Thực trạng công tác kế toán về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
1. Tình hình trang bị TSCĐ tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
*Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Tài sản của Công ty đang sử dụng bao gồm có TSCĐ HH và TSCĐ VH trong đó TSCĐ VH là tài sản mới được đưa vào sử dụng phần mềm điện toán bán vé.
Công ty là một DNNN kinh doanh dịch vụ chuyên ngành vận tải đường sắt, nên TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị vận tải chuyên nghành với giá trị lớn, số lượng nhiều, chủng loại đa dạng, phong phú.
TSCĐ của Công ty được phân bố rộng khắp trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Bắc kéo dài đến thành phố Đà Nẵng do nhiều đơn vị cùng quản lý. Có nhiều TSCĐ được đặt ngoài trời chịu ảnh hưởng của các tác động môi trường ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của TSCĐ nên thường xuyên phải sửa chữa bảo dưỡng.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn vô hình nhanh chóng do chịu sự tác động lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
* Trang bị TSCĐ Tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
- Máy móc thiết bị động lực.
Là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm, nó gồm những loại sau:
+ Máy nén khí.
+ Máy phát điện125KW.
+ Hệ thống hàn gò BX bán tự.
- Máy móc thiết bị truyền dẫn
Là toàn bộ các loại máy móc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, gồm:
+ Hệ thống toát nước và xử lý nước thải
- Máy móc thiết bị loại điện tử tin học
- Máy móc thiết bị khác: Thiết bị chuyên dùng cho lắp ráp, bảo hành thiết bị Đường sắt
- Dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm gồm:
+ Thiết bị chuyên ngành đặc biệt: Thiết bị đo chuyên dùng cho Đường sắt và các thiết bị đo lường thí nghiệm khác.
- Thiết bị và phương tiện vận tải khác như.
+ Đầu máy DIESEL
+ Toa xe hàng
+ Toa xe khách
+ Thiết bị và phương tiện vận tải khác.
- Dụng cụ quản lý.
+ Thiết bị tính toán đo lường.
+ Máy móc và thiết bị điện tử phục vụ quản lý.
+ Phương tiện và dụng cụ quản lý khác.
- Nhà cửa, vật kiến trúc.
Đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi công, xây dựng như: Nhà cửa loại kiên cố, Nhà cửa khác, nhà kho, nhà xưởng..., Các loại kiến trúc khác: cầu, đường, tường rào,bể chứa…, Nhà trạm phục vụ cho Đường sắt.
Phân loại và đánh giá TSCĐ Tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
a ) Phân loại TSCĐ
Để thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các cách sau:
- Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật
- Phân loại tài sản cố định theo nguồn vốn
- Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng
Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật
TSCĐ của Công ty được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật ( theo tài sản)
(Ngày 31/12/2004)
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1. TSCĐ HH
285. 383. 973.638
132. 004. 786. 958
153. 379. 186. 680
- Nhà cửa vật kiến trúc
21. 867..247.174
7. 583. 764. 000
14. 283. 483. 174
-Máy móc thiết bị
19. 538. 063.536
9. 342. 842. 000
10. 195. 221. 536
- Thiết bị vận tải
225. 484..284..297
108. 345. 648. 421
117. 138. 635. 876
- Thiết bị sản xuất
18. 494..378. 631
6. 732. 532. 537
11.761. 846. 094
2. TSCĐ VH
1. 083.583.860
400.738.750
682. 845. 110
- Phần mền Điện toán
1. 083.583.860
400.738.750
682. 845. 110
* Phân loại theo nguồn vốn
Theo cách phân loại này TSCĐ được chia theo các nguồn sau:
(Ngày 31/12/2004)
Nguồn vốn
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
Ngân sách
204. 236. 145. 654
98. 384. 784. 528
105. 851. 361. 126
Tự bổ xung
60. 598. 654. 198
20.849.842.894
39. 748. 811. 304
Vốn khác
21. 632. 757. 646
13. 170. 898. 286
8. 461.859. 360
* Phân loại khác
Ngoài các phân loại trên Công ty còn theo dõi TSCĐ theo:
(Ngày 31/12/2004)
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
Chưa sử dụng
0
0
0
Đã khấu hao hết
0
0
0
Chờ thanh lý
0
0
0
b ) Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định
* Đánh giá tài sản cố định
Đánh giá TSCĐ là một yêu cầu quản lý về mặt giá trị. Tại Công ty, việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán đã ban hành và chế độ quản lý, hạch toán TSCĐ của ngành đường sắt. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Nguyên giá TSCĐ :
+ TSCĐ HH mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ HH mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được
chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử , và các chi phí khác có liên quan trực tiếp.
Ví dụ: Trong tháng 12/2004, Công ty có mua một máy vi tính Dell GX270 với giá mua là 1285 USD với tỉ giá 15.737 đồng/USD với thuế suất 5%
Tiền hàng là 1285 USD x 15.737 = 20.222.045
Tiền thuế GTGT là 5% x 1285 USD x 15.737 = 1.011.102
Vậy căn cứ vào các chứng từ kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ là 20.222.045 đồng.
- TSCĐ HH hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu:
Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Ví dụ: Ngày 6/12/2004 nhận xây dựng nhà che hầm khám máy GB với tổng giá trị quyết toán là 158.261.563 đồng. Như vậy nguyên giá của công trình là 158.261.563 đồng.
- TSCĐ HH do được cấp, điều chuyển
Nguyên giá của tài sản cố định là nguyên giá phản ánh ở Xí nghiệp điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan đến việc điều chỉnh TSCĐ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ: Ngày 12/11/2004 Công ty nhận bàn giao từ Công ty thiết bị dụng cụ có nguyên giá trên sổ kế toán là 76.678.400 đồng, vậy nguyên giá của TSCĐ được điều chuyển đến là 76.678.400 đồng.
* Giá trị còn lại
Công ty thực hiện quản lý giá trị còn lại của TSCĐ trên cơ sở nguyên giá và số khấu hao luỹ kế của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Số khấu hao luỹ kế
của tài sản
Giá trị còn lại của TSCĐ phải được theo dõi cho riêng mỗi TSCĐ trên thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ theo loại TSCĐ và theo đơn vị sử dụng.
Giá trị còn lại của TSCĐ phải phù hợp với nguyên giá của TSCĐ, khấu hao luỹ kế của TSCĐ trong thời gian sử dụng, phù hợp với nguồn vốn hình thành nên TSCĐ đó.
Ví dụ: Giá trị còn lại của TSCĐ máy phát điện tính đến ngày 31/12/2004 là :
Nguyên giá = 156.000.000 đồng
Số khấu hao luỹ kế = 126.000.000 đồng
Giá trị còn lại = 156.000.000 – 126.000.000 = 30.000.000 đồng.
* Đánh giá lại tài sản cố định
Công ty thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị của TSCĐ theo các quy định của Nhà nước và của Tổng công ty.
Do đặc thù là ngành Đường sắt với máy móc thiết bị chuyên dùng có trọng lượng lớn nên việc đánh giá lại tài sản theo phương thức khấu hao hết đến khi nào giá trị còn lại của tài sản = 0 thì thôi.
3. Thủ tục chứng từ và thủ tục tăng, giảm tài sản cố định
* Thủ tục giao nhận tài sản cố định (tăng tài sản cố định)
Chứng từ sử dụng:
- Chứng từ hạch toán tăng TSCĐ do mua ngoài: Quyết định đầu tư, mua sắm của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng mua bán; Biên bản giao nhận và các chứng từ liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng…
- Chứng từ hạch toán tăng do XDCB hoàn thành bàn giao: Biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành; Hồ sơ kỹ thuật…
- Chứng từ hạch toán tăng do điều chuyển: Biên bản giao nhận tài sản; Quyết định giao nhận tài sản…
Thủ tục giao nhận TSCĐ (Thủ tục quản lý tăng TSCĐ):
Khi có TSCĐ tăng thêm hoặc điều tài sản từ đơn vị khác, Công ty thành lập Hội đồng giao nhận TSCĐ. Thành phần bắt buộc trong Hội đồng này bao gồm: Giám đốc, kế toán trưởng, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại TSCĐ được giao nhận (có thể ngoài đơn vị), đại diện bên giao và các thành viên khác so Công ty tự quyết định. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu, lập “Biên bản bàn giao TSCĐ”. Sau đó hội đồng giao nhận sao cho mỗi đối tượng liên quan 1 bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận tài sản cũng được áp dụng làm chứng từ kế toán trong trường hợp nhập, xuất thẳng tài sản cho sản xuất kinh doanh, bộ hồ sơ tài sản sẽ được chuyển đến cho kế toán thực hiện việc ghi sổ và theo dõi.
Ví dụ: Trong tháng 12 Công ty mua máy vi tính Dell GX270 SD CPU, với giá mua theo hoá đơn GTGT là 20.222.045 đồng , thuế GTGT là 5%, Công ty thanh toán bằng chuyển khoản. Đối với TSCĐ tăng này có các chứng gốc từ sau:
Hoá đơn
Giá trị gia tăng
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02 tháng 12 năm 2004
Mẫu số: 01 GTKT- 3LL
Gy/2004b
0000253
Đơn vị bán hàng: Công ty ứng dụng kỹ thuật và sản xuất BQP
Địa chỉ: 89B Lý Nam Đế- Hà nội
Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 03 00520578001
Họ tên người mua hàng: Chị Phương
Tên đơn vị: Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Địa chỉ: 120 Lê Duẩn – Hà Nội
Số tài koản:
Hình thức thanh toán: TM/CK MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Máy tính Dell GX270 SD CPU: 6B6DC1S, Monitor: CN-OO5432-64180-48H-1TSC
01
1285USD
1285USD
TG: 15737 đ/USD Cộng tiền hàng: 20.222.045
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.011.102
Tổng cộng tiền thanh toán: 21.233.147
Số tiền viết bằng chữ: hai mốt triệu hai trăm ba ba ngàn một trăm bốn bẩy đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hợp đồng kinh tế
Số: 302/HĐKINH Tế
- Căn cứ vào Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế của HĐNN nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, công bố ngày 25- 09-1989
- Căn cứ quyết định số 17-HĐKT ngày 16-01-1990 của HĐBT quy định chi tiết về việc ký kết thực hiện HĐKT.
- Căn cứ vào nhu cầu của hai bên
Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2004, tại Hà nội, chúng tôi gồm:
Một bên là : Công ty vận tải hành khách đường sắt hà nội
Do ông : Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : Số 120 Lê Duẩn- Hà Nội
Điện thoại : 04 9421117 Fax : 04 8224736
Tài khoản :
Mã số thuế :
Làm đại diện cho bên mua hàng, sau đây gọi tắt là bên A
Một bên là: C/N Công ty ứng dụng kỹ thuật và sản xuất Bộ quốc phòng
Do ông : Chức vụ : Giám đốc
Theo uỷ quyền số 210/GUQ- HC ngày 15/10/2004 của Giám đốc Công ty ứng dụng kỹ thuật và sản xuất- TECAPRO.
Địa chỉ : Số 24 Nguyễn Trường Tộ- Hà nội
Điện thoại : 04 7163914 Fax : 04 7162452
Tài khoản số : Nội tệ: 1200 31100 1008
Tại : Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt nam
Số 2-Láng Hạ- Hà nội.
Mã số thuế : 0300520578001
Làm đại diện cho bên cung cấp hàng, sau đây gọi tắt là bên B
Sau khi thảo luận hai bên nhất trí ký kết Hợp đồng kinh tế với các điều khoản cụ thể như sau:
Điều 1: Thiết bị cung cấp và Tổng giá trị hợp đồng:
Bên B nhận cung cấp thiết bị tin học cho Bên A theo chủng loại, số lượng và giá cả như sau:
TT
Thiết bị
SL
Đơn giá (USD)
VAT (5%)
Thành tiền (USD)
1
Máy tính Dell OPTIPLEX GX270SD
01
1,285.00
64.25
1,349.25
………………
Điều 2: Địa điểm và thời gian cung cấp
…………………….
Đại diện bên A
Đại diện bên b
* Thủ tục giảm TSCĐ
Chứng từ sử dụng:
- Quyết định phê duyệt nhượng bán, thanh lý, điều chuyển của cấp có thẩm
quyền (theo phân cấp tại quy chế tài chính của tổng công ty)
- Biên bản nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản kiểm kê ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32361.doc