Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TK : Tài khoản TSCĐ : Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn HĐQT : Hội đồng quản trị TGĐ : Tổng giám đốc. TGNH : Tiển gửi ngân hàng TS : Tài sản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn STK : Số tài khoản CTHT : Chứng từ hạch toán MST : Mã số thuế CCDC : Công cụ dụng cụ XDCB : Xây dựng cơ bản CQCT : Cơ quan công ty SCL : Sửa chữa lớn TCHC,TCKT : Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán V... Ebook Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THH : Vật tư hàng hóa VT-CG : Vật tư-Cơ giới NMTĐ : Nhà máy thủy điện. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Biểu 2.1: 33 TỔNG HỢP KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2007 33 Biểu 2.2 55 SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 55 Biểu 2.3 58 SỔ NHẬT KÝ CHUNG 58 Biểu 2.4 59 SỔ CÁI TÀI KHOẢN (211-Tài sản cố định hữu hình) 59 Biểu 2.5 61 TỔNG HỢP PHÂN BỔ KHẤU HAO. Cả năm 2007 61 Biểu 2.6 62 CHI TIẾT PHÂN BỔ KHẤU HAO 62 Biểu 2.7: 64 SỔ CÁI TÀI KHOẢN (214- Hao mòn TSCĐ) 64 Biểu 2.8 70 Đánh giá tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình. 70 Biểu 2.9: 71 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. 71 Lời mở đầu Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lỹ vĩ mô của nhà nước. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. Tài sản cố định là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Nên trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định đặc biệt được quan tâm. Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý tài sản cố định của một doanh nghiệp. Kế toán tài sản cố định cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán tài sản cố định phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài sản kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời. Công ty cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Tài sản cố định đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các tài sản cố định được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công. Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại tài sản cố định đặc biệt là các loại máy thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định. Hiểu được tầm quan trọng của tài sản cố định, từ những hiểu biết của bản thân trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.Phạm Thị Bích Chi và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu, kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 11. Phần II: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 11. Quá trình hình thành phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 11. Công ty cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Năm 1976 theo Quyết định của Bộ Xây dựng, đơn vị chuyển về thị xã Hoà Bình để chuẩn bị khởi công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà và được đổi tên là “Xí nghiệp Lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà”. Đến năm 1989 theo Quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng công ty, Xí nghiệp Lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty Xây lắp điện nước. Năm 1993 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Xây lắp điện nước được đổi tên thành ”Công ty Xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà”. Ngày 11/3/2002 Bộ Xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành Công ty Sông Đà 11. Thực hiện Nghị quyết TW 3 về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/8/2004 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1332 /QĐ- BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 – thuộc Tổng công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần Sông Đà 11. * Một số thông tin chính về công ty cổ phần Sông Đà 11: Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 11. Tên tiếng Anh: SONG DA N 11 JOINTSTOCK COMPANY. Tên giao dịch tiếng Anh: SONG DA N 11.JSC. Tài khoản: 12510000015544 Ngân hàng đầu tư phát triển - chi nhánh Đông Đô. Mã số thuế: 0500313811-1 Hiện tại, công ty vẫn chưa đăng kí nhãn hiệu thương mại mà đang sử dụng biểu tượng của Tổng Công ty Sông Đà, phía dưới có thêm dòng chữ Sông Đà 11. Trụ sở công ty tại cơ sở 2 Tổng công ty Sông Đà km 10 Trần Phú, phường Văn Mỗ, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Điện thoại: (034) 501876 -822867-Fax: (034) 820280. Email: songda11@songda.com.vn Giấy chứng nhận ĐKKD 0303000212 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 21/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 10/01/2005. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 ( hai mươi tỷ đồng VN chẵn ) Vốn cổ phần: 2.000.000 ( hai triệu cổ phần ). Đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà đã có một đội ngũ hơn 2000 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học). Là một đơn vị thành viên qua hơn 45 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Dưới đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây: Chỉ tiêu 2006 2007 Doanh thu thuần (đ ) 227.435.743.125 241.795.666.861 Lợi nhuận (đ ) 9.790.150.358 12.427.266.264 Tổng tài sản 272.877.258.569 355.881.477.344 Thu nhập/người/tháng (ngđ) 2.210 2.550 Qua một số những chỉ tiêu kinh tế trên, ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty hiện đang có những tăng trưởng đáng kể, doanh thu thuần năm 2007 tăng 7% so với năm 2006, lợi nhuận của công ty tăng 18% so với năm 2006. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2007 tăng 14% so với năm 2006 kết quả này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, công ty cần phát huy hơn nữa. * Các Xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Công ty trên toàn quốc Xí nghiệp Sông Đà 11.1 - Địa chỉ: Xã Ít Ong - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La. - Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công xây lắp thủy điện Sơn La, Nậm Chiến, các công trình khu vực Tây Bắc và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Xí nghiệp Sông Đà 11.2 - Địa chỉ: Phường Hoa Lư - Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai. - Nhiệm vụ chính: Tham gia thi công xây lắp thủy điện Sê san 3, Sê san 3A, Xêkamản3, Pleikrông, Sê san 4, Eakrông Rou, các công trình khu vực Tây Nguyên và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Xí nghiệp Sông Đà 11.3 - Địa chỉ: G9 Thanh Xuân Nam - Thanh xuân - Hà Nội. - Nhiệm vụ chính: Xây lắp và quản lý vận hành hệ thống điện nước tại thủy điện Bản Vẽ. Xí nghiệp cũng nhận thầu xây lắp công trình khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Xí nghiệp Sông Đà 11.4 - Địa chỉ: Phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Nhiệm vụ chính: Thi công xây lắp điện, nước Xi măng Hạ Long. Xí nghiệp cũng chuyên thầu xây lắp tại tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khu vực Đông Bắc. Xí nghiệp Sông Đà 11.5 - Địa chỉ: Thành phố Đà Nẵng. - Nhiệm vụ chính: Thi công đường dây và trạm điện đến 500KV tại khu vực Miền Trung và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Nhà máy thủy điện Thác Trắng. - Địa chỉ: Thành phố Điện Biên - Tỉnh Điện Biên. - Nhiệm vụ chính: Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm. Trung tâm thí nghiệm điện - Địa chỉ: Thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. - Nhiệm vụ chính: Lắp đặt, thí nghiệm - hiệu chỉnh các thiết bị điện của đường dây, trạm biến áp, các nhà máy thủy điện, các dây chuyền công nghệ và sản xuất công nghiệp như chế tạo tủ bảng điện, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Xí nghiệp vật liệu xây dựng sản xuất đá. Địa chỉ: Xã Hòa Sơn- Huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa Bình Nhiệm vụ chính: sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp điện nước Chi nhánh công ty tại Miền Nam. - Địa chỉ: 74-76 Khu phố 3-Phường Long Bình Tây- Thành phố Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai. - Nhiệm vụ chính: Thi công đường dây và trạm điện đến 500KV tại khu vực Miền Nam và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác * Những thành tích đã đạt được của công ty cụ thể như sau: Huân chương Lao động hạng Ba (Số 215) Ngày 20/01/1986 Huân chương Lao động hạng Nhì (Số 248) Năm 1989 Cờ thi đua xuất sắc của Công đoàn ngành Năm 2000, 2001 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng Năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 Bằng khen của Chính phủ (Số 266) Ngày 10/04/2002 Cờ Công đoàn xuất sắc ngành XD Năm 2001, 2002, 2003 Huân chương Lao động hạng Nhất 2004 Huân chương Lao động hạng Nhất (Số 18) Ngày 10/04/2005 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 11. Lĩnh vực kinh doanh. Từ một đơn vị làm công tác xây lắp điện nước và phục vụ điện nước tại các công trình thủy điện do Tổng công ty giao, đến nay Công ty đã phát triển lớn mạnh, theo mô hình đa thương mại, góp phần tham gia vào nhiều dự án, công trình trọng điểm của Quốc gia. Hiện nay những lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là: - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành phân phối điện nước cho các công trình. - Xây lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công trình, quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và đô thị. - Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500 KV - Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận hành kinh doanh bán điện. - Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng hóa đường bộ. - Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng hóa đường bộ. - Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng khu công nghiêp. Hiện nay công ty đang thực hiện một số công trình như: + Công trình điện 220KV Hà Khẩu- Lào Cao. + Công trình ĐZ 110KV Đại Lộc – Thạch Mỹ. + Xây dựng và lắp đặt TB 110KV Thanh Chương. + Công trình ĐZ 110KV Lạng Sơn- Lào Cai. + Công trình Hoành Bồ - Mông Dương. Sản phẩm dịch vụ chính. Lĩnh vực xây lắp và trạm biến áp Lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm biến áp là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty. Công ty có đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, đã trải qua nhiều công trình lớn và phương tiện, thiết bị thi công hiện đại và có khả năng đáp ứng các hạng mục thi công khó khăn. Cho đến nay, công ty đã thi công và đưa vào vận hành nhiều công trình quan trọng và luôn được đánh giá cao của các nhà đầu tư về chất lượng , uy tín: Công ty đã xây dựng: Hàng trăm trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV đến 500KV Hàng ngàn km đường dây tải điện từ 35KV đến 500KV. Lĩnh vực xây lắp hệ thống cấp thoát nước. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển cùng Tổng Công ty Sông Đà với nghành nghề ban đầu là cấp điện, nước thi công cho các nhà máy thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Yaly…Đến nay, công ty đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong lĩnh vực xây lắp hệ thống cấp thoát nước, đã thi công các công trình cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khách sạn, nhà ở, văn phòng…Trong những năm gần đây, Công ty đã liên tiếp được các chủ đầu tư tín dụng giao cho thi công các hạng mục về hệ thống cấp thoát nước trọng điểm trên quốc gia và được đánh giá cao. Năm 2002 Công ty cổ phần Sông Đà 11 gia nhập Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam. Một số công trình điển hình Công ty đã và đang thi công: Hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long. Dự án cấp nước bốn tỉnh miền Trung- SP5 Hệ thống cấp thoát nước khu công nghiệp Nội Bài. Hệ thống cấp thoát nước khách sạn Deawoo. Hệ thống cấp thoát nước khách sạn Tây Hồ. Hệ thống cấp thoát nước Đại sứ quán Nhật Bản. Dự án cấp nước khu công nghiệp Hòa An- Tân Thạch – Đồng Nai. Dự án cấp nước khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh. Lĩnh vực thí nghiệm hiệu chỉnh điện. Song song với những nghành nghệ truyền thống, lĩnh vực thí nghiêm- hiệu chỉnh điện của Công ty đã phát huy được hiệu quả cao. Xuất phát điểm từ đội thí nghiệm nhỏ, ngày nay Công ty đã có một Trung tâm thí nghiệm điện hiện đại với thiết bị máy móc hiện đại nhất của hãng nổi tiếng thế giới như Vanguard, Programma, SMG, Chauvin… Bên cạnh đó, Công ty có đội ngũ kỹ sư, công nhân thí nghiệm chuyên nghiệp, đủ khả năng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp đặt thiết bị điện đến 500KV. Đặc biệt, cuối năm 2004 Trung tâm được công nhận có phòng thí nghiệm hợp chuẩn ISO/IEC 17025, số hiệu Villas 162 và được Tổng cục đo lường và tiêu chuẩn quốc gia cấp giấy ủy quyền kiểm định, máy biến dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường với số hiệu N146. Một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã và đang thực hiện việc thí nghiệm- hiệu chỉnh toàn bộ đưa vào vận hành là: Nhà máy thủy điện RyNinh II 8,1 MW Nhà máy thủy điện Nà Lợi 9,1 MW Nhà máy thủy điện Cần Đơn 72 MW Nhà máy thủy điện Nậm Nu 12 MW Nhà máy thủy điện Tuyên Quang 320 MW Nhà máy thủy điện Sêsan 3A 180 MW Lĩnh vực gia công cơ khí và lắp đặt thiết bị. Bên cạnh nghành nghề truyền thống là xây lắp các công trình điện, nước lĩnh vực gia công cơ khí và lắp đặt thiết bị cũng là thế mạnh của Công ty cổ phần Sông Đà 11. Ban đầu, Công ty chỉ gia công lắp máy móc số hạng mục nhỏ phục vụ thi công các công trình lơn. Tuy nhiên, đến nay phần gia công có khí, lắp máy của công ty đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, với trang thiết bị tiên tiến , đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề có khả năng. Gia công cơ khí phức tạp phục vụ công tác lắp đặt các công trình thủy điện, công nghiệp như khung nhà xưởng… Lắp đặt các thiết bị điện, điều khiển và dây truyền công nghiệp có yêu cầu độ chính xác cao cho nhà máy thủy điện đến 40 MW và các thiết bị khác như điện, nước thông tin liên lạc cho các công trình, công nghiệp nhà cao tầng. Một số công trình tiêu biểu mà Công ty đã thi công: Công trình thủy điện: Nhà máy thủy điện RyninhII 8,1 MW Nhà máy thủy điện NàLơi 9,1 MW Nhà máy thủy điện Nậm Mu 12 MW Nhà máy thủy điện Cần Đơn 72 MW Công trình công nghiệp: Trạm biến áp 220KV Nghi Sơn. Trạm biến áp 220 Sóc Sơn- Hà Nội. Trạm biến áp 110 Lạc Sơn – Hòa Bình Trạm biến áp 500 Hòa Bình. Lĩnh vực đầu tư. Với bề dày kinh nghiệm tham gia thi công các công trình lơn, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, đầu tư. Trong những năm gần đây Công ty có chú trọng đầu tư một số dự án lớn như đầu tư thiết bị phục vụ thi công với giá trị hàng chục tỷ đồng/năm, đầu tư thành lập Trung tâm thí nghiệm điện với giá trị gần mười tỷ đồng. Tất cả những dự án này đều đã và đang hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, Công ty tích cực đầu tư vào các nhà máy thủy điện để kinh doanh bán điện thương phẩm cho Tổng công ty điện lực Việt Nam. Công ty đang là chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thác Trắng công suất 6 MW tại tỉnh Điện Biên. Công ty đã ký hợp đồng bán điện thương phẩm với Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong thời hạn 25 năm, dự kiến giá trị thực hiện khoảng 350 tỷ đồng, công ty cũng đang triển khai thực hiện đầu tư một số dự án: Một số dự án thủy điện tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng. Dự án cung cấp nước sạch tại Đồng Nai. Dự án đầu tư xưởng chế tạo cơ khí tại Hà Tây. Dự án đầu tư sản xuất đá xây dựng Hòa Bình. Dự án đầu tư liên doanh lắp ráp và sản xuất thiết bị điện. Một số dự án đầu tư khu đô thị tại các tỉnh và thành phố lớn. Kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 11 Là một đơn vị thành viên qua hơn 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Trong quá trình thi công, công ty luôn đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và chất lượng công trình. Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2005-2010 của công ty là xây dựng và phát triển công ty thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Khắc phục khó khăn và tận dụng những thuận lợi, Công ty đã và đang thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, trong đó lấy sản xuất kinh doanh điện nước, kinh doanh đô thị, thí nghiệm hiệu chỉnh nhà máy điện, chế tạo sản xuất vật tư thiết bị làm sản phẩm chính để đầu tư phát triển, từ đó làm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và kinh doanh nhà ở. Vốn sản xuất của công ty luôn được bổ xung hàng năm ở dạng vốn cố định và vốn lưu động.( ĐVT: nghìn VNĐ) Chỉ tiêu 2006 2007 Vốn LĐ 152.206.785 170.207.789 Vốn CĐ 57.929.161 59.238.459 Bên cạnh đó, Công ty không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng thành thạo máy móc công nghệ hiện đại, đảm bảo công trình đều được đưa vào sử dụng đúng thời hạn, phù hợp mọi thông số kỹ thuật đã vạch ra, luôn phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty và Tổng công ty Sông Đà. Các công trình thi công giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2006-2010 Công ty sẽ thực hiện với giá trị sản xuất kinh doanh như sau: ( Theo “Bản cáo bạch” của công ty cổ phần Sông Đà 11 năm 2006) Giá trị sản lượng thực hiện giai đoạn (2006-2010): Đơn vị: Triệu đồng Stt Các chỉ tiêu Kế hoạch 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 206.000 285.000 310.000 340.000 360.000 A Giá trị kinh doanh xây lắp 226.300 238.700 251.500 224.700 217.300 I Các công trình thủy điện 57.000 54.500 63.700 45.000 32.800 II Công trình đường dây và trạm 136.800 145.200 147.300 136.700 136.500 III Các công trình khác 32.500 39.000 40.500 43.000 48.000 B Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng - 5.000 10.000 15.000 25.000 C Giá trị kinh doanh sản xuất công nghiệp 5.200 21.700 28.400 74.000 80.000 D Giá trị kinh doanh sản phẩm, bán sản phẩm xây lắp 28.500 19.600 20.100 26.300 37.700 Các dự án đầu tư giai đoạn 2006-2010. Các dự án đầu tư giai đoạn 2006-2010. ( Theo “Bản cáo bạch” của công ty cổ phần Sông Đà 11 năm 2006). Stt Tên dự án Tổng cộng Kế hoạch Tổng cộng 479.603 2006 2007 2008 2009 2010 A Đầu tư lĩnh vực sản xuất công nghiệp 362.952 45.403 112.200 159.100 159.300 43.600 B Đầu tư khu đô thị và nhà cao tầng 65.000 28.052 86.200 126.700 122.000 - C Đầu tư NCNL điều hành sản xuất 47.451 13.151 7.000 8.400 9.300 9.600 D Đầu tư lĩnh vực tài chính 39.200 4.200 5.000 10.000 10.000 10.000 Trong quá trình phát triển tùy theo giai đoạn và việc ngiên cứu thị trường. Công ty sẽ đưa ra quyết định đầu tư đối với từng phương án để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Ngoài ra, nhằm mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2010, dự kiến trong tương lai mỗi đơn vị trực thuộc của Công ty sẽ quản lý một dự án sản xuất công nghiệp. Mục tiêu của Ban lãnh đạo Công ty là xây dựng Sông Đà 11 thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng đơn vị trực thuộc thành những đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của công ty cổ phần Sông Đà 11 được kiện toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo mức độ sản xuất chuyên môn hóa cao, các phòng ban có nhiệm vụ đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hóa nghành nghề, đa dạng hóa sản phẩm của công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận: Có một bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo cho xí nghiệp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của mình, giảm bớt được chi phí không cần thiết. Nắm bắt được tình hình đó công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình như sau: Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị, dưới là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soat và tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh xí nghiệp trực thuộc. * Ban giám đốc gồm có: Tổng giám đốc: Do chủ tịch hội quản trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao. Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách theo dõi kỹ thuật của công ty. Phó tổng giám đốc kinh tế: phụ trách các lính vực kinh tế, kinh doanh, kế hoạch, tài chính. Phó tổng giám thi công ty: phụ trách thi công, giúp tổng giám đốc tổ chức các biện pháp thi công theo kỹ thuật, chất lượng các công trình, tiến độ thi công, vật tư, tài sản. * Các phòng ban gồm có: Phòng tổ chức - hành chính: là giúp cho giám đốc công ty trong công tác xây dựng và thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và điều phối sử dụng quản lý công nhân viên. Thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, làm các thủ tục giấy tờ, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của công ty. Phòng kinh tế - kế hoạch: có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn báo cáo về tổng công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho các đơn vị, theo dõi thực hiện kế hoạch. Phòng kỹ thuật - cơ giới: theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty, lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ thiết bị của các đơn vị, theo dõi hiện trạng mày móc thiết bị toàn công ty để tham mưu cho việc thanh lý mua sắm bổ sung. Phòng tài chính - kế toán: có chức năng tham mưu giúp tổng giám đốc công ty trong công tác huy động và phân phối các nguồn lực tài chính theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế nhằm quản lý sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả. Ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác quá trình hình thành vận động và chu chuyển của vốn biểu hiện bằng số lượng và giá trị theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các chế độ của Nhà nước và quy định và công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính. Phòng dự án: Ngiên cứu thông tin trong và ngoài nước về đầu tư, xây dựng cơ bản, các Nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư nói chung và xây dựng nói riêng, giúp tổng giám đốc trong việc tham gia đấu thầu. Sơ đồ 11 Tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Sông Đà 11. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH TẾ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THI CÔNG PHÒNG TCHC PHÒNG KT-VẬT TƯ PHÒNG KTKH PHÒNG DỰ ÁN XÍ NGHIỆP SĐ 11-2 XÍ NGHIỆP SĐ 11-1 ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG XÍ NGHIỆP SĐ 11-3 XÍ NGHIỆP SĐ 11-4 XÍ NGHIỆP SĐ 11-5 CHI NHÁNH CTY TẠI MIỀN NAM XN VẬT LIỆU XD, SẢN XUẤT ĐÁ. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN THÁC TRẮNG TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN Ban quản lý dự án và các xí nghiệp: là nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Nhiệm vụ là tổ chức quản lý, thi công theo yêu cầu nhiệm vụ của giám đốc giao cho. Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Đến nay, công ty cổ phần Sông Đà 11 có lực lượng lao động là 1885 người bao gồm cả biên chế và hợp đồng. trong đó, số lao động nam là 1335 người chiếm 68.5%, lao động nữ là 615 người chiếm 31.5%. Bảng tổng hợp về cơ cấu lao động stt Chỉ tiêu Số lao động ( người ) Tỷ lệ (%) 1 Lao động quản lý: Cán bộ quản lý Cán bộ kỹ thuật Cán bộ công nghệ 550 305 215 98 15,5 11,3 15,8 14,5 2 Lao động gián tiếp (không bao gồm lao động quản lý) 98 5 3 Lao động trực tiếp 637 34,5 Cộng 1885 100 Qua số liệu này ta thấy, cơ cấu lao động hợp lý vì đây là doanh nghiệp xây lắp, tính chất công việc phức tạp và nặng nhọc, các công việc đều đòi hỏi phải có một sức khỏe nhất định, tỷ lệ lao động nam phải chiếm phần lớn. Về cơ cấu, toàn bộ lao động của công ty được phân loại như trong bảng trên. Nhìn vào bảng trên có thể đánh giá khái quát: cơ cấu lực lượng lao động của công ty bao gồm lực lượng trực tiếp, lao động quản lý, lao động gián tiếp (không bao gồm lao động quản lý) với tỷ lệ lần lượt là 11,3%, 15,8%, 14,5%. Như vậy lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn rất phù hợp với quy mô hoạt động mới được mở rộng trong năm 2007 của công ty với chức năng chủ yếu là thi công, lắp đặt các công trình. Song để xem xét tính chất lao động của công ty, không chỉ quan tâm theo dõi về mặt số lượng mà còn luôn chú trọng đến chất lượng lao đông. Sự đánh giá đó được thể hiện qua bảng phân loại trình độ nhân viên dưới đây: Bảng phân loại trình độ lực lượng lao động stt Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ lệ (%) 1 Lực lượng cán bộ công nhân viên Cán bộ có trình độ đại học và trên Đại học Cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp 472 205 267 25 11 14 2 Lao động gián tiếp (không bao gồm lao động quản lý) 98 5 3 Lao động trực tiếp 1.315 70 Cộng 1885 100 Bảng phân loại trình độ lao động trên ta thấy lực lượng cán bộ công nhân viên trong công ty chiếm 25%, trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 11%, đây là một tỷ lệ chưa cao, công ty cần xem xét nhằm cải thiện hơn trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, lao động trực tiếp trong công ty chiếm tới 70% đây là một tỷ lệ khá hợp lý phù hợp với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng của công ty, với chức năng chủ yếu là thi công , lắp đặt công trình. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. Tổ chức bộ máy kết toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh được chia thành các chi nhánh, các xí nghiệp có trụ sở không tập trung tại cùng một địa điểm nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức mang tính “vừa tập, vừa phân tán”. Đối với các chi nhánh, xí nghiệp phải tự hạch toán độc lập, công tác kế toán và các hoạt động sản xuất kinh doanh do Ban kế toán ở các chi nhánh, các xí nghiệp đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng tài chính kế toán công ty để thiết lập báo cáo định kỳ. Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ này, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Phân công nhiệm vụ phòng tổ chức công tác kế toán tại công ty. Phòng tài chính- kế toán của công ty được tổ chức như sau: * Kế toán trưởng- Đoàn Ngọc Ly: - Chức năng: giúp Tổng giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo quy định về quản lý kinh tế tài chính và điều lệ kế toán trưởng. - Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ làm kế toán, hướng dẫn, phổ biến chính sách chế độ của Nhà Nước về quy định của Tổng công ty, công ty; tham mưu cho Tổng giám đốc dự thảo các quy định quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện. Huy động, quản lý sử dụng vốn, tài sản; tham gia công tác xây dựng, dự toán công trình, và giải quyết thanh toán công nợ kịp thời. xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, tài chính hàng quý, năm. Thường xuyên và định kỳ tổ chức kiểm tra công tác tài chính kế toán toàn công ty. * Phó kế toán trưởng công ty: - Chức năng: giúp kế toán trưởng công ty tổ chức và thực hiện công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Thay mặt khi kế toán trưởng công ty đi vắng ( có ủy quyền từng lần cụ thể ). - Nhiệm vụ: trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo công tác lập, duyệt, xử lý luân chuyển chứng từ kế toán để hàng ngày cập nhật vào máy kịp thời. tổ chức chỉ đạo lập, kiểm tra báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm. Theo dõi công tác ký kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế. tổ chức tham gi kiểm tra tài chính, quyết toán của các đơn vị trực thuộc theo quy định của công ty. Sơ đồ 12: Bộ máy kế toán của công ty Ghi chú: Chỉ đạo trực tuyến Chỉ đạo chức năng KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN LƯƠNG BHXH BHYT KPCĐ KẾ TOÁN ĐỘI CÔNG TRÌNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC BAN KẾ TOÁN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC * Phó kế toán trưởng công ty phụ trách khu vực miền Nam kiêm trưởng ban tài chính kế toán xí nghiệp 11.2. - Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán khu vực miền Trung, miền Nam và phụ trách công tác tài chính kế toán xí nghiệp Sông Đà 11.2 theo đúng các quy định về quản lý tài chính của Nhà Nước, Tổng công ty, công ty. - Nhiệm vụ: thay mặt kế toán trưởng công ty ._.giải quyết công việc tại khu vực miền Trung khi có sự chỉ đạo của kế toán trưởng công ty ( có ủy quyền từng lần cụ thể ). Tổ chức thực hiện, triển khai công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp 11.2. * Tổ kế toán tổng hợp, đầu tư, thu vố, công nợ và phân tích. - Chức năng: giúp kế toán trưởng công ty theo dõi tình hình thực hiện công việc liên quan đến tài chính, tín dụng, công tác đầu tư, thu hồi vốn, các khoản công nợ và phân tích chỉ tiêu kinh tế toàn công ty. - Nhiệm vụ: kế toán tổng hợp toàn công ty, kế toán nhật ký chung. Theo dõi các dự án đầu tư và kế toán công nợ nội bộ, thu vốn, phải thu khách hàng. *Tổ kế toán ngân hàng- phải trả người bán- TSCĐ-VTHH- thực hiện nghĩa vụ với ngân sách – Nguồn vốn. - Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty theo dõi toàn bộ công tác ngân hàng, các khoản phải trả người bán, theo dõi tình hình quan hệ với ngân sách Nhà Nước và tình hình quản lý vật tư tài sản của đơn vị. - Nhiệm vụ: Kế toán theo dõi quan hệ với ngân sách Nhà Nước, phải trả người bán. Kế toán theo dõi TSCĐ, vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng. * Tổ kế toán thanh toán. - Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty theo dõi tình hình thanh toán chế độ cho công nhân viên, theo dõi kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán công nợ phải thu khác, các khoản tạm ứng. - Nhiệm vụ: Kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán, kế toán các khoản tạm ứng, kế toán tiền lương và bảo hiểm. kế toán theo dõi các đội, chủ công trình. * Thủ quỹ kiêm văn thư: - Chức năng: Giữ quỹ và làm công tác hành chính của phòng ( như lưu trữ công văn ). Tập hợp chứng từ thu, chi vào sổ cuối ngày và giao cho kế toán nhật ký chung để vào máy. -Nhiệm vụ: Mở sổ theo dõi công văn đến cà đi theo thứ tự, thời gian, số công văn và nội dung trích yếu. * Ban tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc. - Chức năng: Giúp kế toán trưởng công ty và giám đốc xí nghiệp thực hiện hạch toán tại đơn vị theo quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà Nước, Tổng công ty và công ty. - Nhiệm vụ: Thực hiện công tác thanh toán khối lượng nghiệm thu hoàn thành và công nợ tại đơn vị. Thường xuyên và định kỳ thực hiện việc báo cáo tình hình thu vốn và công nợ. Triển khai hạch toán kinh doanh tại đơn vị. Theo dõi chi phí sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng hạng mục công trình. Chế độ kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trên cơ sở áp dụng chế độ kế toán, Công ty cổ phần Sông Đà 11 quyết định ban hành kèm theo quyết định số 57CT/HĐQT ngày 25/8/2005 của HĐQT Công ty cổ phần Sông Đà 11 làm cơ sở chung cho công tác hạch toán kế toán, đảm bảo tính nhất quán giữa toàn công ty nói chung và giữa các bộ phận kế toán nói riêng. Những quy định chung: Kỳ kế toán: được xác định theo năm Dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam Tỷ giá sử dụng để quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế. Các phương pháp sử dụng để hạch toán kế toán: Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ, thành phẩm: Phương pháp giá thực tế. Tính giá xuất nguyên vật liệu, công cụ-dụng cụ, thành phẩm: Phương pháp bình quân gia quyền. Hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song. Xác định giá trị sản xuất dở dang: theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Hình thức ghi sổ: Hình thức Nhật ký chung Công ty áp dụng phần mềm kế toán SAS (Song Da Accoungting System)của công ty phần mềm Unesco. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận bằng phần mềm này, trên cơ sở đó, máy tự động kết chuyển các nghiệp vụ phát sinh sang sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản và sổ chi tiết có liên quan ( nếu có). Việc áp dụng kế toán máy vào hoạt động thì trình tự hạch toán được tiến hành như sau: Hằng ngày, các cán bộ kế toán kiểm tra và thu nhập chứng từ theo từng lĩnh vực sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp tiến hành nhập số liệu vào máy. Với chương trình kế toán đã được cài sẵn, sau khi nhập số liệu vào máy, kết chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết liên quan và cho phép kết xuất số liệu, thông tin để in ra các sổ và báo cáo liên quan Chứng từ sử dụng. Công ty đã đăng ký và sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính về việc đăng ký và sử dụng hoá đơn, chứng từ trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn tự thiết kế một số chứng từ sử dụng nội bộ như Giấy điều động, Bảng thanh toán tạm ứng, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Biên bản đánh giá và kiểm kê TSCĐ... Để thuận tiện cho việc ghi chép, quản lý, cũng như đảm bảo tính chính xác và tăng cường khả năng kiểm soát nội bộ, Công ty đã mua ngoài một phần mềm Kế toán SAS. * Quy trình luân chuyển chứng từ cơ bản được tiến hành như sau: Từ bên ngoài hoặc từng bộ phận (phòng ban) điều hành trực tiếp của Công ty lập chứng từ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ. Công tác kiểm tra, hoàn thiện chứng từ được thực hiện thường xuyên ngay từ khâu lập và các khâu sau đó: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ; kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập, người kiểm tra, người xét duyệt. Sau khi được sử dụng cho chỉ đạo các nghiệp vụ ở từng bộ phận điều hành trực tiếp, chứng từ được chuyển về phòng Tài vụ để ghi sổ. Cuối cùng chứng từ kế toán đã sử dụng được lưu trữ (sắp xếp, phân loại, bảo quản, cất giữ) tại phòng Tài vụ. * Các chứng từ Kế toán Công ty thường xuyên sử dung. Chỉ tiêu Chứng từ sử dụng. Tài sản cố định + Biên bản giao nhận TSCĐ; + Thẻ tài sản cố định; + Biên bản thanh lý TSCĐ; + Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành; + Biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ Hàng tồn kho + Phiếu nhập kho; + Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; + Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản phẩm, hàng hoá); + Thẻ kho; + Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá; + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ... + Hoá đơn Giá trị gia tăng; Lao động và tiền lương + Bảng chấm công; + Bảng chấm công làm thêm giờ (Công ty tự thiết kế); + Bảng thanh toán tiền lương; + Phiếu nghỉ hưởng BHXH; + Danh sách người lao động; + Danh sách người lao động hưởng BHXH (tự thiết kế); + Bảng thanh toán BHXH; + Bảng thanh toán tiền thưởng; + Phiếu xác nhận công việc hoàn thành (tự thiết kế); + Phiếu báo hỏng (tự thiết kế); + Biên bản điều tra tai nạn lao động... Tiền tệ + Phiếu thu; + Phiếu chi; + Giấy đề nghị tạm ứng; + Giấy thanh toán tiền tạm ứng; + Biên lai thu tiền; + Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quý; + Bảng kiểm kê quỹ... Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Chế độ Kế toán doanh nghiệp”. để phản ánh được đầy đủ mọi mặt hoạt động kinh tế của công ty, kế toán sẽ sử dụng các tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết mà kế toán sử dụng tương đương vơi một sổ được mở. Phần lớn các tài khoản đều được áp dụng theo hệ thống tài khoản chung đã được ban hành. Tuy nhiên công ty cũng mở chi tiết một số tài khoản theo đối tượng riêng để tiện kiểm tra và đối chiếu. Chẳng hạn như: TK 1312 công ty đã mở là TK ứng trước của khách hàng. Các tài khoản khác như: TK 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết theo công trình và hạng mục công trình như: Bao gồm: TK 6271: chi phí nhân viên quản lý công trình TK 6272: chi phí vật liệu phục vụ quản lý công trình TK 6273: chi phí công cụ, dụng cụ. TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: chi phí bằng tiền khác. Trong đó: TK 627123: xưởng gia công cơ khí. TK 627127: kinh doanh điện. TK 627141: Công trình nghi sơn Thanh Hóa. TK 627145: Công trình điện Nghĩa Lộ. TK 627147: Công trình điện Bắc giang- Thái Nguyên. TK 627150: Công trình điện hầm đèo ngang. ……. ……. Mặt khác, TK 131 “ phải thu của khách hàng” TK 138 “ phải thu khác” cũng được mở chi tiết cho từng khách hàng: TK 131102: BQL dự án điện Miền Trung. TK 131103: Tổng công ty Sông Đà. TK 131107: Tổng công ty điện lực Việt Nam. .... Chú ý : Riêng TK 623 ‘ chi phí sử dụng máy thi công’ hiện nay công ty chưa đưa vào áp dụng mà các nghiệp vụ liên quan được hạch toán chung vào TK 621, TK622, TK627 Tk 621 : đối với phần nguyên vật liệu phục vụ công tác máy thi công Tk 622 : đối với phần lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công Tk 627 : đối với phần chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, sửa chữa thiết bị, máy móc thi công… Vì vậy chi phí máy thi công được xem như một phần chi phí thuộc các khoản mục chi phí 621, 622, 621 trong chi phí giá thành sản phẩm. Như vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Sông Đà 11 không có phần hạch toán riêng cho máy thi công. Phụ luc 1: Danh mục tài khoản công ty cổ phần Sông Đà 11 sử dụng. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ở công ty cổ phần Sông Đà 11. Công ty cổ phần Sông Đà 11 áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô hoạt động và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh,Công ty đã ứng dụng tin học vào tổ chức công tác kế toán. Với hệ thống máy tính đầy đủ và hiện đại được Tổng công ty Sông Đà trang bị, Công ty sử dụng phần mềm kế toán SAS( Song Da Accounting System) do Trung tâm phát triển công nghệ thông tin UNESCO và Tổng công ty Sông Đà phối hợp thực hiện. Trong quá trình sử dụng, phần mềm kế toán SAS đã phát huy được tác dụng rõ rệt thể hiện qua một số tính năng ưu việt sau: Chương trình chạy trong môi trường Window XP, vì vậy tận dụng được ưu việt của giao diện đồ họa, thao tác in ấn và khả năng kết nối mạng. Đồng thời các báo cáo trong chương trình có thể tự động đưa sang các chương trình khác như Word, Excel… thuận tiện cho người sử dụng. Chương trình có thể cung cấp các loại bảng biểu phù hợp với mô hình quản lý của công ty. Sau khi nhập chứng từ, chương trình sẽ tự động đưa số liệu và các mẫu biểu có liên quan. Chương trình luôn kiểm tra số hiệu tài khoản khi nhập chứng từ, nếu số hiệu tài khoản nào không có trong hệ thống tài khoản đang áp dụng thì chương trình sẽ thông báo cho người sử dụng biết và không cho nhập. Trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán, trình tự hạch toán tiến hành như sau: Hàng ngày, các bộ phận kế toán chi tiết trên Công ty thu thập kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công sau đó chuyển cho kế toán nhật ký chung làm căn cứ nhập liệu vào máy. Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi có lệnh, chương trình tự động hạch toán vào sổ " Nhật ký chung", các sổ cái, sổ chi tiết liên quan và cho phép kết xuất, in ra các sổ và báo cáo kế toán tương ứng. Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối SFS Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp Ghi trong kỳ Ghi cuối kỳ QH đối chiếu Ghi chú: Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. Phòng kế toán công ty lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – trình bày báo cáo tài chính, gồm: Trung thực và hợp lý. Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của công ty. + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. + Trình bày khách quan, không thiên vị. + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Cán bộ kế toán lập báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà 11 bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Sông Đà năm 2007 Ngoài các loại báo cáo tài chính trên Công ty còn sử dụng các loại báo cáo quản trị khác cho từng phần hành để đáp ứng nhu cầu thông tin và quản lý, đó là: Báo cáo tồn quỹ Tiền mặt - Tiền VNĐ. Báo cáo số dư TGNH. Báo cáo chi tiết phải thu khách hàng. Báo cáo chi tiết ứng trước của khách hàng. Báo cáo chi tiết phải thu khác. Báo cáo chi tiết tạm ứng. Báo cáo chi phí trả trước. Báo cáo kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá. Báo cáo kiểm kê khối lượng thi công dở dang. Báo cáo tổng hợp tăng giảm chi tiết TSCĐ. Bảng kê chi tiết tăng giảm chi tiết TSCĐ. Báo cáo khấu hao TSCĐ. Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước. Báocáo chi tiết vay ngắn hạn. Báo cáo các quỹ doanh nghiệp... Hiện nay, Công ty nộp BCTC cho những cơ quan sau: Tổng công ty Sông Đà. Ủy ban Chứng khoán. Chi cục thuế tỉnh Hà Tây. Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Đặc điểm tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Công ty cổ phần Sông Đà 11 do đặc thù riêng của nghành xây lắp năng lượng, nên tài sản cố định tại công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tài sản cố định thể hiện năng lực trình độ sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt thiết bị máy móc của công ty là đa dạng, đa chủng loại, nên việc quản lý rất phức tạp, nhất là quản lý ghi chép hồ sơ. Để tăng cường hiệu quả quản lý và đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, công tác quản lý tài sản cố định ngoài theo những quy định chung của hoạt động kế toán, công ty còn thực hiện theo những quy định chung của tổng công ty. Bên cạnh đó, công ty là một xí nghiệp xây lắp với nhiều xí nghiệp trực thuộc, các công trình do công ty xây dựng là không tập trung mà phân tán ở nhiều địa bàn. Để phục vụ các công trình xây lắp, các loại máy móc, thiết bị luôn được điều động đến tận công trình. Việc quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định được thực hiện bằng một phần mềm máy tính khá hữu dụng đã cung cấp khá đầy đủ, chính xác hệ thống thông tin về quản lý tài sản cố định đáp ứng yêu cầu về quản lý, hạch toán tài sản cố định của công ty. Công ty cổ phần Sông Đà 11 có giá trị tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng rất ít trong tài sản cố định và ít biến động như: giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, trung tâm thí nghiêm điện... Phân loại tài sản cố định tại công ty. Phân loại theo nguồn hình thành. Do tài sản cố định của công ty hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, kế toán tại công ty phải tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, nhằm tính đúng và tính đủ giá trị khấu hao vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi nhanh vốn đầu tư: Tài sản cố định đầu tư bằng vốn thuộc ngân sách. Tài sản cố định được đầu tư bằng vốn tự bổ sung. Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn vay. Phân loại theo mục đích sử dụng: Cách phân loại này giúp công ty nắm được cơ cấu tài sản phục vụ sản xuất, tài sản không cần dùng, tài sản chờ xử lý... Từ đó lập kế hoạch thanh lý những tài sản không cần dùng đến. Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định dùng cho phúc lợi. Tài sản cố định chờ xử lý. Phân loại theo đặc trưng kinh tế. Cách thức phân loại này nhằm tạo điều kiện cho kế toán quản lý tốt TSCĐ trong quá trình sử dụng và là cơ sở cho việc phân bổ đúng chi phí khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ. Nhà cửa vật kiến trúc. Máy móc thiết bị. Phương tiện vận tải, truyền dẫn. Thiết bị dụng cụ quản lý. Phân loại theo tình hình sử dụng. Tài sản cố định đang dùng. Tài sản cố định chờ sử dụng. Công ty đã kết hợp giữa phòng kỹ thuật cơ giới và phòng kế toán- quản lý chặt chẽ tài sản cố định ở mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp thông tin chính xác có kế hoạch đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông đà 11. Công tác tính giá tài sản cố định mà công ty đang áp dụng. Công ty cổ phần Sông Đà 11 tiến hành tính giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, cụ thể từng trường hợp sẽ được minh họa trong phần hạch toán. Tình hình quản tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Mỗi tài sản cố định trước khi đưa vào sử dụng đều được quản lý theo các bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ kỹ thuật (do phòng kỹ thuật cơ giới quản lý ) và hồ sơ kế toán ( do phòng tài chính kế toán của công ty quản lý): - Hồ sơ kỹ thuật: Bao gồm các tài liệu kỹ thuật liên quan đến tài sản cố định được lập, lưu trữ và quản lý tại phòng kỹ thuật cơ giới của công ty. - Hồ sơ kế toán: Bao gồm những chứng từ liên quan đến tài sản cố định được lập, lưu trữ và quản lý tại phòng tài chính kế toán của công ty, bao gồm: Quyết định đầu tư được duyệt. Biên bản đấu thầu hay chỉ định thầu. Hợp đồng kinh tế với người thắng thầu . Biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Biên bản quyết toán công trình hoàn thành., Hóa đơn GTGT. Biên bản giao nhận tài sản cố định. Bên cạnh đó, hằng năm công ty tiến hành kiểm kê tài sản cố định, việc kiểm kê được thể hiện thông qua Bảng tổng hợp kiểm kê tài sản cố định. Biểu 2.1: TỔNG HỢP KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2007 ( Đến thời điểm 0h ngày 01 tháng 01 năm 2008). Tên tài sản Thực tế kiểm kê Giá trị còn lại Tỷ lệ % A. Tài sản CĐ hữu hình 130.250.099.712 103.469.320 79% 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 500.347.453 237.917.902 48 Xí nghiệp 11.4 500.347.453 237.917.902 48 2. Máy móc thiết bị 106.790.880.607 91.618.916.603 86 - xí nghiệp 11.1 1.298.382.626 790.831.476 61 - xí nghiệp 11.2 857.980.439 2.276.208.857 27 - xí nghiệp 11.3 2.588.438.871 1.940.237.392 75 - xí nghiệp 11.4 1.472.415.431 549.341.262 37 - xí nghiệp 11.5 1.537.043.890 470.143.981 31 -Trung tâm thí nghiệm điện 8.248.371.260 4.872.481.369 59 -NM thủy điện Thác Trắng. 83.038.057.614 80.690.852.692 97 - Chi nhánh tại Miền Nam. 40.190.476 28.819.574 72 3. Phương tiện vận tải, tải dẫn 20.096.257.867 10.777.903.280 - - Xí nghiệp 11.1 2.840.182.008 2.170.579.309 76 - xí nghiệp 11.2 3.887.085.562 1.301.615.661 33 - xí nghiệp 11.3 1.503.835.207 627.531.263 42 - xí nghiệp 11.4 1.185.510.106 285.051.891 27 - xí nghiệp 11.5 2.285.212.532 613.820.057 68 -Trung tâm thí nghiệm điện 4.147.671.331 2.828.236.973 20 -NM thủy điện Thác Trắng 347.995.000 70.990.985 92 - Chi nhánh tại Miền Nam. 44.239.360 593.868.310 67 - Cơ quan công ty 3.252.526.761 2.186.208.831 - 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.862.613.785 834.465.535 - - Xí nghiệp 11.1 113.678.540 43.503.994 30 - Xí nghiệp 11.2 147.996.779 58.889.445 40 - Xí nghiệp 11.3 231.433.286 63.838.025 28 - Xí nghiệp 11.4 77.092.944 0 - Xí nghiệp 11.5 170.470.540 31.966.165 19 -Trung tâm thí nghiệm điện 193.778.379 127.835.658 26 -NM thủy điện Thác Trắng 222.092.379 150.325.425 68 - Chi nhánh tại Miền Nam. 72.586.372 41.767.087 58 - Cơ quan công ty 1.333.484.507 316.339.736 24 B. Tài sản CĐ vô hình 1.979.470.426 1.662.400.855 84 Cơ quan công ty 1.729.470.426 1.412.400.855 82 TT thí nghiệm điện 250.000.000 250.000.000 - Cộng (A+B) 132.229.570.138 105.131.604.175 - - Xí nghiệp 11.1 425.243.198 3.004.914.779 71 - Xí nghiệp 11.2 12.603.062.780 3.636.713.963 29 - Xí nghiệp 11.3 4.323.707.364 2.631.606.680 61 - Xí nghiệp 11.4 3.225.365.934 1.172.311.055 28 - Xí nghiệp 11.5 3.992.726.962 1.115.930.203 61 -Trung tâm thí nghiệm điện 13.139.821.005 8.078.554.000 97 -NM thủy điện Thác Trắng 83.608.144.993 80.912.169.102 88 - Chi nhánh tại Miền Nam. 759.016.208 664.454.971 62 - Cơ quan công ty 6.315.481.692 3.914.949.422 - Tổng cộng 132.229.570.138 105.131.604.175 - Tổng số TS theo sổ sách 132.293.092.351 105.174.578.424 80 Tổng số TS kinh tế kiểm kê 132.229.570.138 105.131.604.175 80 Chênh lệch 63.522.213 42.974.249 - Kế toán lập biểu Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm2007 Tổng giám đốc Thủ tục luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở công ty Cổ phần Sông Đà 11 đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ theo hình thức “Nhật ký chung” trên máy vi tính được thực hiện như sau: Chứng từ tăng giảm TSCĐ, bảng khấu hao TSCĐ tự động trên máy tính Cơ sở dữ liệu chứng từ, nghiệp vụ Sổ nhật ký chung Thẻ, sổ kế toán chi tiết. Sổ cái tài khoản 211,213 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo kế toán In các báo cáo tài chính, sổ kế toán chi tiết Cập nhật chứng từ vào máy Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu Sơ đồ 21: Trình tự ghi sổ nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ theo hình thức Nhật ký chung trên máy tính. Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. Sau khi cổ phần hóa, TSCĐ của công ty tăng chủ yếu do mua sắm mới. Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm được minh họa theo sơ đồ sau : Phòng dự án lập dự án Tổng GĐ công ty thực hiện HĐQT phê duyệt dự án Phòng kinh tế kế hoạch xét duyệt, lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng Phòng kế toán lập hồ sơ tăng tài sản 1 2 3 4 5 Sơ đồ 22; Luân chuyển chứng từ trong nghiệm vụ mua sắm TSCĐ. Hàng năm, phòng dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu của các xí nghiệp, cơ quan thuộc công ty về tài sản cố định để lập dự án trình lên HĐQT công ty phê duyệt dự án. Sau khi được HĐQT phê duyệt, dự án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện, tiếp sau TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập “ Biên bản xét chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp để lựa chọn một nhà cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất. Phòng Kinh tế kế hoạch trình lên TGĐ phê duyệt nhà cung cấp đã lựa chọn, sau khi được phê duyệt phòng Kinh tế kế hoạch tiến hành ký kết hợp đồng với bạn hàng. Cuối cùng, Phòng kinh tế kế hoạch giao toàn bộ chứng từ cho phòng kế toán để phòng kế toán lập hồ sơ tăng tài sản. - Các chứng từ sử dụng + Quyết định của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 11 + Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn vận chuyển. + Hợp đồng kinh tế (về việc cung cấp máy tính xách tay) + Biên bản giao nhận, và biên bản thanh lý hợp đồng. Để trình bày cụ thể những chứng từ sử dụng, quy trình luân chuyển chứng từ, và hạch toán tăng TSCĐ của công ty, em xin lấy ví dụ về nghiệp vụ mua máy tính xách tay cho cơ quan Cổng ty cổ phần Sông Đà 11. Dự án mua máy tính xách tay của cơ quan công ty đã được Tổng giám đốc phê duyệt và TGĐ giao cho phòng Kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp. Sau khi tìm kiếm các nhà cung cấp, phòng Kinh tế kế hoạch sẽ lập biên bản xét chào giá cạnh tranh, nội dung cụ thể như sau: Tổng công ty Sông Đà Công ty cổ phần Sông Đà 11 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- o0o --- Biên bản xét chào giá cạnh tranh V/v Cung cấp máy tính Notebook Căn cứ: - Luật đấu thầu năm 2005; - Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ; - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 31/8/2004; - Quyết định số 21 CT/HĐQT ngày 22/03/2007 về việc đầu tư máy vi tính phục vụ quản lý điều hành. I. Thời gian và địa điểm xét chào giá cạnh tranh - Thời gian: Hồi 14h ngày 4 tháng 08 năm 2007 - Địa điểm: Phòng họp Công ty cổ phần Sông Đà 11 II. Nhà cung cấp tham gia chào hàng 1. Công ty cổ phần thương mại và phát triển tin học - Địa chỉ 25/178 Thái Hà - Hà Nội - Điện thoại 04.537862 Fax: 04.5374003 - Tổng giá chào hàng: 1.620 USD (Chưa bao gồm thuế VAT) - Tiến độ giao hàng: ngay sau khi bên bán nhận được tiền 2. Công ty TNHH Công nghệ ánh sáng - Địa chỉ 109/C10 Trường Chinh - Hà Nội - Điện thoại: 04.8688874 Fax: 04.8687510 - Tổng giá chào hàng: 1.590 USD (chưa bao gồm thuês VAT) - Tiến độ giao hàng: ngay sau khi bên bán nhận được tiền. 3. Công ty TNHH TM và TH Tâm Bình - Địa chỉ 108 Trung Tự - Hà Nội - Điện thoại: 04.8526879 Fax: 04.8526877 - Tổng giá chào hàng: 1.640 USD (chưa bao gồm thuế VAT) - Tiến độ giao hàng: ngay sau khi bên bán nhận được tiền. III. Thành phần hội đồng xét chào cạnh tranh 1. Ông Nguyễn Bạch Dương Tổng Giám đốc Chủ tịch HĐ 2. Lê Văn Tuấn Phó TGĐ Phó CTHĐ 3. Nguyễn Mạnh Hà P.TGĐ TP.DA Uỷ viên 4. Lê Văn Thụ TP KTKH Uỷ viên 5. Đoàn Ngọc Ly KTT Uỷ viên 6. Ngô Đăng Tiến TP KTCG Uỷ viên IV. Nội dung đánh giá 1. Tiêu chuẩn cung cấp, điều kiện cung cấp. - Chủng loại, cấu hình, yêu cầu kỹ thuật 2. Thương mại tài chính - Giá cả hàng hoá, các điều kiện thanh toán - Các điều kiện về bảo hành, thời gian bảo hành V. Kết luận Sau khi so sánh các điều kiện nêu trong bản chào giá cạnh tranh của các nhà cung cấp, Hội đồng xét chào giá Công ty căn cứ vào các chỉ tiêu đã đề ra kết hợp với các thông tin tham khảo đã thống nhất quyết định lựa chọn Công ty TNHH Công nghệ ánh sáng là đơn vị cung cấp máy tính Notebook IBM T43 cho Công ty vì các lý do sau: 1. Chủng loại máy, cấu hình phù hợp với yêu cầu của Công ty. 2. Giá trị chào hàng thấp nhất. 3. Các điều kiện thanh toán phù hợp với yêu cầu Công ty, chế độ bảo hành tốt nhất. Giá trúng thầu là 1.590 USD (chưa bao gồm thuế VAT) Hội đồng xét chào giá cạnh tranh Lê Văn Tuấn Chủ tịch Nguyễn Bạch Dương Nguyễn Mạnh Hà Lê Văn Thụ Đoàn Ngọc Ly Ngô Đăng Tiến Có ba nhà cung cấp được lựa chọn đưa vào danh mục, sau khi xem xét giá cả, chất lượng sản phẩm Hội đồng xét chào giá Công ty căn cứ vào các chỉ tiêu đề ra kết hợp với các thông tin tham khảo đi đến quyết định lựa chọn công ty TNHH Công nghệ Ánh Sáng là đơn vị cung cấp máy tính. Sau đó, phòng Kinh tế kế hoạch ký kết Hợp đồng với công ty TNHH Công nghệ Ánh Sáng. Sở KHĐT thành phố Hà Nội Công ty tnhh công nghệ ánh sáng -------------- Số: /2007/HĐ-LITEK Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- o0o --- HỢP ĐỒNG KINH TẾ V/v Cung cấp máy tính xách tay * Bộ luật dân sự năm 2005; * Căn cứ khả năng và nhu cầu của hai bên. Hà Nội, ngày 4 tháng 08 năm 2007, chúng tôi gồm: I. Bên A (Bên mua): Công ty cổ phần Sông Đà 11 Đại diện là : Ông Nguyễn Bạch Dương Chức vụ : Tổng giám đốc Địa chỉ : Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây Điện thoại : 04. 8546317 Mã số thuế : 0500313811 - 1 II. Bên B (Bên bán): Công ty TNHH Công nghệ Ánh sáng Đại diện là : Ông Nguyễn Quốc Huy Chức vụ : Phó giám đốc Địa chỉ : C10 ngõ 109 Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại : (84) 8688874 Fax: (84) 8687510 Mã số thuế : 0101635944 Số tài khoản : 12549359 Tại Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu, Hà Nội Sau khi bàn bạc thống nhất hai bên có tiến hành ký hợp đồng theo điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên B nhận cung cấp cho bên A những vật tư thiết bị sau: No Tên vật tư Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 IBM T43 Centrino Sonoma 1.86 GHz Ram 512 HDD 40GB, 14.1''XGA TFT, DVD, Nhận dạng vân tay, WinXPPro Made in: CHINA (máy mới nguyên 100%) 01 1.590 25.465.000 Tổng thanh toán chưa VAT 25.465.000 Giá bán: 25.465.000 VND (chưa bao gồm thuế GTGT) VAT: + 5% = 1.273.000 VND Điều 2: Tổng giá trị của hợp đồng - Tổng giá trị của hợp đồng là: 26.738.000 (Viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bảy trăm ba mươi tám nghìn đồng chẵn) Điều 3: Chất lượng hàng hoá - Bên B đảm bảo cung cấp hàng hoá đúng chủng loại, đúng chất lượng, đúng số lượng theo điều 1 của hợp đồng cho bên A. - Hàng hoá là của chính hãng và đảm bảo mới nguyên. Điều 4: Địa điểm và điều kiện giao hàng - Trong vòng 48h kể từ khi tiền nổi trong tài khoản, bên B phải bàn giao trang thiết bị cho bên A. Hàng được giao tại TP. Hà Nội Điều 5: Bảo hành - Thời gian: bảo hành 12 tháng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Địa điểm bảo hành: Tại Hà Nội (Tại Công ty LiTeK) - Bên B có trách nhiệm bảo hành lỗi của nhà sản xuất, không bảo hành các lỗi do người sử dụng gây ra như: rơi vỡ, điện áp… hoặc do sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật. Các điều kiện về bảo hành được giới thiệu chi tiết trong phiếu bảo hành đi kèm theo máy. Điều 6: Phương thức thanh toán - Thanh toán bằng đồng Việt Nam, bằng séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi - Thời hạn thanh toán: Thanh toán ngay khi ký hợp đồng Đơn vị hưởng séc: Công ty TNHH Công nghệ Ánh Sáng STK: 12549359 tại Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Hà Nội Điều 7: Phạt giao chậm - Bên bán giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, đúng tiến độ đã ghi trong hợp đồng kinh tế. Nếu bên bán giao hàng chậm 07 ngày so với thoả thuận tại điều 4 của hợp đồng thì bên bán phải chịu phạt số tiền là 1%, sau đó cứ 03 ngày chậm phạt 0,5%, nhưng tổng số tiền phạt không quá 12% tổng giá trị hợp đồng. - Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán như đã ghi trong điều 6. Nếu thanh toán chậm thì bên mua bị phạt theo lãi xuất trả chậm của Ngân hàng công thương Việt Nam. Điều 8: Điều khoản c._.hị thanh toán Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, họ tên, đóng dấu) Người lập (ký, họ tên, đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền( Viết bằng chữ)................................. Thủ quỹ (ký, họ tên) Người nhận tiền (ký, họ tên) Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Tỷ giá ngoại tệ: Số tiền quy đổi: Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên và hạch toán như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 Cơ quan công ty-MST: 0500313811-1 PHIẾU HẠCH TOÁN Số CT : CTHT189A Ngày CT : Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Ngày GS: 31/10/2007 Diễn giải : Hạch toán quyết toán chi phí SCL xe ôtô Huyndai 29T-4362 cho Xí nghiệp Sông Đà 11-3. Tài khoản 33501-CP SCL- TSCĐ trong kế hoạch 1368010801-Vốn lưu động XN11-3 Phát sinh Nợ 95.647.997 Phát sinh Có 95.647.997 Người lập biểu (Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. - Phân tích tình hình biến động TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Biểu 2.8 Đánh giá tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình. Loại tài sản Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Nguyên giá Nguyên giá +- % TSCĐ hữu hình 142295301512 130250099712 -12045201800 -8,12 - Nhà cửa, vật kiến trúc 516307160 500347453 -15959707 -3,15 - Máy móc, thiết bị 112230116172 106790880607 -5439235565 -5,86 - Phương tiện vận tải 25322012184 20096257867 -5225754317 -21,18 Thiết bị, dụng cụ quản lý. 3925866060 2862613785 -1063252275 -27,28 Qua bảng phân tích trên nhìn chung nguyên giá TSCĐ hữu hình năm 2007 so với năm 2006 giảm 12.045.201.800 đồng hay 8,12. Trong đó nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc năm 2007 giảm 3,15% so với năm 2006. Nguyên giá các khoản mục khác trong TSCĐ hữu hình cũng giảm do từ năm 2006 sang năm 2007 công ty có nhiều tài sản hỏng cần thanh lý và một phần tài sản được công ty điều chuyển sang công ty khác trong Tổng công ty Sông Đà, và tài sản được đánh giá lại. Tuy nhiên nhìn vào sự thay đổi cơ cấu TSCĐ năm 2007 so năm 2006 ta thấy công ty Cổ phần Sông Đà 11 đang chú trọng chuyển sang cơ cấu TSCĐ hợp lý hơn. tổng khấu hao TSCĐ trong năm nguyên giá TSCĐ bình quân = Hệ số hao mòn TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ = tổng doanh thu thuần nguyên giá TSCĐ bình quân Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp ta tính ra các chỉ tiêu sau: Sức sinh lời của TSCĐ = nguyên giá TSCĐ bình quân lợi nhuận thuần trước thuế Biểu 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 chênh lệch +- % 1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm 160.345.250.472 145.270.362.258 2. Nguyên giá TSCĐ cuối năm 145270362258 132229570138 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân năm 152807806365 138749966198 4. Khấu hao TSCĐ trong năm 52406384142 52284207268 5. Doanh thu thuần 100285396406 106001393869 6. Lợi nhuận thuần 10084072182 1287732640 7. Hệ số hao mòn của TSCĐ ( 7=4/3 ) 0.34 0.48 0,14 13,76 8. Sức sản xuất của TSCĐ ( 8=5/3 ) =0.66 =0.76 0,1 15,15 9. Sức sinh lời của TSCĐ ( 9=6/3 ) 0.07 0.08 0,01 14,28 Qua bảng trên cả hai năm 2006 và 2007 hệ số hao mòn TSCĐ đều lớn hơn 0,3 cho thấy TSCĐ của công ty được tính khấu hao nhanh tạo điều kiện đổi mới công nghệ nhanh chóng, điều này rất quan trọng đối với một công ty xây dựng có tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS trên 50%. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 so năm 2006 tăng 0,1 tương đương 15,15% và sức sinh lời TSCĐ năm 2007 tăng 0,01 tương đương 14,28% so với năm 2006. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty đang được cải thiện dần qua thời gian. Trong năm 2007 cứ một đồng giá trị còn lại TSCĐ bình quân tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 đem lại cho công ty 0,76 đồng doanh thu thuần. Đồng thời một đồng giá trị còn lại của TSCĐ tại công ty cổ phần Sông Đà 11 mang lại 0,08 đồng lợi nhuận trước thuế, kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng dài hạn của công ty là tốt. Điều này tạo điều kiện cho công ty Cổ phần Sông Đà 11 có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Đánh giá chung về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Ưu điểm của công tác kế toán kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Về quản lý tài sản cố định. Tại công ty cổ phần Sông Đà 11 TSCĐ phục vụ cho hoạt động xây lắp là chủ yếu, được phân về các xí nghiệp, khối cơ quan công ty, khi tài sản cố định được phần về bộ phận nào thì sau khi tiếp nhận TSCĐ được sử dụng đúng mục đích, kế hoạch của công ty. Đồng thời các bộ phận có trách nhiệm quản lý TSCĐ và nếu xảy ra mất mát thì phải bồi thường vật chất. Do vậy TSCĐ được quản lý chặt chẽ, các bộ phận có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Định kỳ công ty tiến hành kiểm kê để sớm phát hiện những trường hợp thừa thiếu TSCĐ và có biện pháp kịp thời, đồng thời qua kiểm kê cũng xác định được những TSCĐ cần sửa chữa hay thanh lý. Về tổ chức bộ máy kế toán. Đội ngũ nhân viên trong phòng Kế toán- Tài chính ở công ty có trình độ chuyên môn cao. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác kế toán. Các kế toán viên được phân công theo từng phần hành cụ thể, tạo cơ sở cho sự chuyên môn hóa thực hiện công việc. Để nâng cao chất lượng công việc và cập nhật các kiến thức, thông tin kế toán tài chính mới ban hành, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 thường xuyên mời các chuyên gia, các giảng viên của các trường kinh tế đào tạo cho các nhân viên phòng Kế toán- Tài chính. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình mang tính “ vừa tập trung vừa phân tán”, đối với các chi nhánh các xí nghiệp phải tự hạch toán độc lập, công việc kế toán và các hoạt động san xuất kinh doanh do ban kế toán ở các chi nhánh, các xí nghiệp đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng tài chính kế toán công ty để lập báo cáo định kỳ. Đây là một ưu điểm, nó tăng tính chủ động của các đơn vị trực thuộc, không gây mất thời gian, chậm trễ trong việc hạch toán. Về phần mềm kế toán hỗ trợ. Theo chủ trương của Tổng công ty Sông Đà và yều cầu hoạt động trong thị trường cạnh tranh, phòng kế toán của công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã sử dụng phần mềm kế toán SAS hỗ trợ cho công tác kế toán: nhanh, chính xác, chuyên nghiệp trong việc phân loại, hạch toán và tổng hợp các báo cáo. Về chứng từ kế toán. Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn được lập đầy đủ, hợp lý, hợp lệ theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng các mẫu chứng từ như: Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ... theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển, lưu trữ và bảo quản cũng như việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và sổ sách. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách chặt chẽ, việc xác định từng tài sản cố định bằng các số liệu tương ứng với các đặc trưng kỹ thuật và tác dụng của chúng giúp cho kiểm toán viên thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất cá nhân, bộ phận sử dụng trong quá trình bảo quản và sử dụng TSCĐ. Về tài khoản kế toán. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 25/2006/QĐ –BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Ngoài ra công ty còn mở các tài khoản chi tiết cấp 3, 4 để thuận lợi trong hạch toán, điều này rất có ý nghĩa trong hạch toán TSCĐ. Về hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo. Hàng năm công ty lập hệ thống sổ và báo cáo theo đúng quy định, bên cạnh đó, công ty còn lập hệ thống sổ và báo cáo quản trị riêng nhằm phục vụ cho mục đích quản lý. Đối với TSCĐ công ty còn lập sổ tăng giảm tài sản cố định, sổ khấu hao theo đơn vị sử dụng đồng thời có các báo cáo tăng giảm TSCĐ, bảng tổng hợp khấu hao như vậy có thể thấy rõ ràng tình hình tăng giảm TSCĐ, mức khấu hao để có biện pháp và phân bổ, sử dụng TSCĐ hợp lý. Việc xác định từng TSCĐ bằng các số liệu tương ứng với đặc trưng kỹ thuật và tác dụng của chúng giúp cho kế toán viên thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, xem xét nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất cá nhân, bộ phận sử dụng trong quá trình bảo quản và sử dụng TSCĐ. Về công tác sửa chữa lớn TSCĐ. Hàng năm công ty đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, điều giúp công ty chủ động trong quá trình sửa chữa. Đối với những TSCĐ hết giá trị mà vẫn hoạt động được công ty trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa chữa lớn. Bên cạnh đó, công ty Cổ phần Sông Đà 11 tiến hành cả sửa chữa lớn ngoài kế hoạch nhằm sửa chữa kịp thời TSCĐ hỏng để có thể tận dụng hết công suất tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Công việc sửa chữa thường xuyên tài sản cố định đảm bảo cho quá trình thi công- sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Đối với công tác đầu tư mới TSCĐ. Là một công ty Cổ phần có sự chi phối của Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, công ty luôn nhận thức rõ vấn đề đầu tư trang thiết bị TSCĐ đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã đầu tư một cơ cấu TSCĐ hợp lý và có chất lượng nhằm đảm bảo tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty đã xây dựng được một cơ cấu TSCĐ tương đối ổn định. Công ty đã tiến hành quản lý TSCĐ chặt chẽ theo đúng chế độ. Đầu tư cho TSCĐ có đặc điểm vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài...nên không dễ dàng để huy nguồn đầu tư cho tài sản cố định, nhưng công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã rất năng động trong việc huy động vốn tự có và vốn tín dụng để giải quyết vấn đề này. Phần vốn tín dụng trong đầu tư TSCĐ của công ty là tương đối lớn. Hạn chế và những nguyên nhân về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì công tác kế toán TSCĐ tại công ty vẫn tồn tại một số hạn chế sau: Hạch toán tổng hợp TSCĐ. Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được Công ty phản ánh vào các sổ tổng hợp là Sổ Nhật ký chung và Sổ cái, sổ Nhật Ký chung không có cột “ đã ghi sổ cái” ( cột này có dấu hiệu cho việc đã phản ánh nghiệp vụ trên sổ Nhật ký chung vào Sổ cái tài khoản). Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, theo dõi quá trình ghi chép vào Sổ cái. Tương tự Sổ cái các tài khoản cũng không có cột “ trang Nhật ký chung”. Về phân tích tài chính. Định kỳ hàng quý hoặc năm, công ty không tiến hành phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các thông tin về tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng quý, năm. Việc phân tích tài chính liên quan đến TSCĐ rất hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác ghi sổ kế toán. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã xây dựng được nội quy, nguyên tắc mua sắm, nhượng bán... đây là điều rất tốt. Tuy nhiên khi kế toán tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ tăng giảm tài sản thì lại căn cứ vào ngày trên chứng từ để hạch toán chứ không căn cứ vào ngày thực tế ghi sổ. Điều này làm sai lệch bản chất nghiệp vụ như vậy là chưa kịp thời, Công ty nên tiến hành xem xét lại công tác hạch toán sao cho đúng với nguyên tắc phù hợp của kế toán. Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng của kế toán là ghi chếp và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, ngoài ra kế toán còn cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có những cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp, đối với các nhà đầu tư, các thông tin này là cơ sở để ra các quyết định đầu tư. Việc hạch toán kế toán và quán lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt qua trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu giúp công ty phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trên. Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Ý kiến thứ nhất: Thực hiện đúng quy định của bộ sổ kế toán, theo em công ty nên bổ sung cho đầy đủ mẫu Sổ nhật ký chung và Sổ cái như trang sau: Ý kiến thứ hai:Về công tác ghi sổ kế toán. Như đã đề cập, Công ty đã xây dựng được nội quy, nguyên tắc mua sắm, nhượng bán... đây là điều rất tốt, tuy nhiên khi kế toán tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ tăng giảm tài sản thì lại căn cứ vào ngày trên chứng từ để hạch toán chứ không căn cứ vào ngày thực tế ghi sổ. Điều này làm sai lệch bản chất nghiệp vụ như vậy là chưa kịp thời. Công ty nên xem xét lại công tác hạch toán so cho đúng với nguyên tắc phù hợp cua kế toán. Sổ Nhật Ký Chung Năm….. Ngày GS Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Cơ quan công ty SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản……… Số hiệu….. Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Trang số Nhật ký chung TK Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu kỳ Tổng PS trong năm Số dư cuối năm Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Ý kiến thứ ba:Về công tác khấu hao tài sản cố định. Vế lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Theo quyết định 2006/2003/QĐ-BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, cho phép doanh nghiệp căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mà xác định một khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa, cũng như việc quy định ba phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong đó có phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang áp dụng. Doanh nghiệp mua TSCĐ bằng cả vốn bổ sung và nguồn vốn tín dụng, nên để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể trả vốn vay nhanh khi tiến hành đầu tư TSCD bằng nguồn vốn tín dụng, Bộ tài chính đã cho doanh nghiệp khấu hao TSCĐ theo năm vay vốn nhưng không quá số vốn vay. Việc này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính nhanh mức khấu hao từ đó làm giảm tối đa thời gian khấu hao. Vì công ty Cổ phần Sông Đà 11 quản lý TSCĐ của cả các chi nhánh trực thuộc nên lưu ý đến quy định này, để khi khấu hao hết thì có kế hoạch thanh lý hay nhượng bán TSCĐ, tận dụng thời gian khấu hao nhanh để tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ và cập nhật công nghệ mới. Nhưng đồng thời công ty nên có sự giám sát chặt chẽ việc sử dụng và trích khấu hao của các chi nhánh, đội tránh tình trạng lợi dụng quy định này để làm tăng chi phí hay bảo quản không tốt TSCĐ, hay có thông đồng với các đơn vị được nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ, như là: TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. TSCĐ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải gắn liền với biến động của sản xuất kinh doanh thì nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. Về công tác sửa chữa lớn TSCĐ. Theo quy chế của Công ty, TSCĐ chỉ sửa chữa theo kế hoạch nhưng trên thực tế không xác định chính xác thời gian tài sản hỏng. Nếu trong quá trình sử dụng tài sản hỏng nhưng chưa đến kỳ sửa chữa thì sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng cũng như hạch toán. Theo em công ty Cổ phần Sông Đà 11 nên tiến hành cả sửa chữa lớn tài sản ngoài kế hoạch nhằm sửa chữa kịp thời TSCĐ hỏng để có thể tận dụng hết công suất tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Ý kiến thứ tư: Thực hiện định kỳ phân tích tài chính. Định kỳ theo quý hoặc năm, công ty nên tiến hành phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các thông tin về tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trong mối liên hệ với doanh thu, chi phí, lợi nhuận hàng quý, năm. Việc phân tích tài chính liên quan đến TSCĐ theo một số chỉ tiêu như phần II (2.7).Qua các thông tin phân tích này có được các thông tin rất hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, so sánh với các năm trước để phát hiện chiếu hướng phát triển thực tế của công ty, đồng thời có thể định hướng hoặc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Ý kiến thứ năm: Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ. Đây là bước rất quan trọng vì nó quyết định đến giá cả mua, chất lượng TSCĐ và hiệu quả sử dụng về sau này. Công ty có phòng Kinh tế-Kế hoạch thu thập, so sánh báo giá, đánh giá chất lượng, chức năng của TSCĐ cần mua, đo dó đây là đặc điểm cần phát huy. Nhưng việc mua mới TSCĐ lúc nào cũng nên không thì công ty nên xem xét, vì TSCĐ thuê tài chính và thuê hoạt động cũng có những ưu điểm riêng, em xin trình bày để công ty Cổ phần Sông Đà 11 có nhiều thông tin hơn để ra quyết định đầu tư TSCĐ hợp lý hơn. Áp dụng hình thức thuê tài chính: Sử dụng TSCĐ thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà số vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, mà tiền thuê ( cả gốc và lãi ) được thanh toán trong nhiều kỳ. Sử dụng hình thức thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp dễ dàng và chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn vay. Đặc điểm của thuê tài chính là bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu pháp lý với TS cho thuê, vì vậy khi thực hiện hợp đồng thuê tài chính thì bên cho thuê không đòi hỏi doanh nghiệp phải có các tài sản thế chấp như khi vay tín dụng hoặc ngân hàng. Sử dụng TSCĐ thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các dự án, hoặc đẩy cao tiến độ thi công khi cần thiết. Áp dụng hình thức thuê hoạt động: Sử dụng TSCĐ thuê hoạt động thì bên thuê không phải chịu trách nhiệm về việc bảo trì, bảo hiểm TSCĐ và không phải chịu các rủi ro về TSCĐ nếu như không phải do lỗi của bên đi thuê. Ý kiến thứ sáu: Sử dụng tốt công tác điều chuyển nội bộ TSCĐ. Do công ty cổ phần Sông Đà 11 có đặc điểm là thuộc Tổng công ty Sông Đà, bản thân công ty cũng có các các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc tức là công ty có nguồn lực có thể huy động TSCĐ do điều chuyển nội bộ dễ dàng. Đây là việc hết sức cần thiết và công ty cần tận dụng ưu thế này để huy động TSCĐ hoàn thành các công trình đang còn chậm tiến độ hay thiếu cớ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời công ty có thể hỗ trợ các chi nhánh, công ty chi phối... khi cần. Kết luận Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp hiện nay đang là một trong những công cụ quan trọng nhất phục vụ đắc lực trong công tác quản lý tài chính. Bên cạnh đó, việc hạch toán TSCĐ còn có tác dụng quản lý và sử dụng TSCĐ hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, tránh lãng phí trong đầu tư, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với công ty Cổ phần Sông Đà 11. Là một trong những thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện công tác quản lý của mình, đặc biệt là quản lý tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị nói riêng và Tổng công ty Sông Đà nói chung. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 em đã có điều kiện tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định để có thể so sánh với những kiến thức mà em đã được trang bị tại trường, đồng thời em đã học được nhiều bổ ích từ việc vận dụng linh hoạt chế độ kế toán tại công ty, trên cơ sở đó em xin đưa ra một số ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện hơn việc hạch toán tài sản cố định tại công ty. Tuy vậy, do thời gian và kiến thức kế toán còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán công ty Cổ phần Sông Đà 11 để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Phạm Thị Bích Chi và các cô chú, anh chị Phòng Tài chính-Kế toán công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình . Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008. Sinh Viên Vũ Thị Vân DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp- NXB Đại học kinh tế Quốc dân-2006 Các chuẩn mực kế toán. Hệ thống kế toán doanh nghiệp- NXB Tài Chính- 2005 Luận văn khóa trên. Trang web: www.htt//webketoan.com.vn Tài liệu do phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cung cấp. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 03 năm 2006 Quyết định số 206/ 2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 12 tháng 12 năm 2003. Mục Lục: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 11. 3 1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 11. 3 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 11. 6 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh. 6 1.2.2 Sản phẩm dịch vụ chính. 7 1.2.3 Kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 11 11 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. 13 1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. 13 1.3.2 Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 16 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. 17 1.4.1 Tổ chức bộ máy kết toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 17 1.4.2 Chế độ kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 21 2 Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 30 2.1 Đặc điểm tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 30 2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 30 2.1.2 Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông đà 11. 32 2.2 Thủ tục luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. 34 2.2.1 Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. 35 2.2.2 Hạch toán TSCĐ giảm tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 44 2.3 Kế toán chi tiết tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 53 2.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 56 2.4.1 Tài khoản sử dụng. 56 2.4.2 Hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố đinh. 57 2.5 Kế toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 60 2.5.1 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 60 2.5.2 Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. 61 2.6 Hạch toán sửa chữa tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 64 2.6.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. 65 2.6.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty cổ phần Sông Đà 11. 66 2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 70 3 Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 73 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 73 3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 73 3.1.2 Hạn chế và những nguyên nhân về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 76 3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 77 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. 77 3.2.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 4 Phụ lục 1: Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 5 Phụ lục 2:Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 Phụ lục 1: Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 Tài khoản Tên tài khoản 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 112 Tiền gửi Ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Tiền ngoại tệ 131 Phải thu của khách hàng 1311 Phải thu của khách hàng xây lắp 1312 Phải thu của khách hàng tư vấn thiết kế 1313 Phải thu của khách hàng máy móc thiết bị 1315 Phải thu của khách hàng cho thuê nhà, kho 1316 Phải thu của khách hàng kinh doanh khác 133 Thuế GTGT được khấu trừ 136 Phải thu nội bộ 1361 Tạm ứng các công trình xây lắp 1362 Tạm ứng các công trình tư vấn thiết kế 1363 Vật tư điều cho các công trình 138 Phải thu khác 141 Tạm ứng 142 Chi phí trả trước 152 Nguyên liệu, vật liệu 1521 Nguyên vật liệu kho Công ty 1522 Nguyên vật liệu kho công trường 153 Công cụ, dụng cụ 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 156 Hàng hoá 211 Tài sản cố định hữu hình 214 Hao mòn tài sản cố định 241 Xây dựng cơ bản dở dang 311 Vay ngắn hạn 331 Phải trả cho người bán 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 33311 Thuế GTGT nội địa 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3337 Thuế môn bài 3338 Các loại thuế khác+thuế sử dụng đất 334 Phải trả công nhân viên 335 Chi phí phải trả 338 Phải trả phải nộp khác 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3388 Phải trả, phải nộp khác 341 Vay dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Nguồn NSNN cấp 4112 Nguồn tự bổ sung 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 413 Chênh lệch tỷ giá 414 Quỹ đầu tư phát triển 415 Quỹ dự phòng tài chính Lãi, lỗ từ hoạt động kinh doanh 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4311 Quỹ khen thưởng 4312 Quỹ phúc lợi 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng 5112 Doanh thu cung cấp dịch vụ 515 Doanh thu hoạt động tài chính 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 622 Chi phí nhân công trực tiếp 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí sản xuất chung các công trình xây lắp 6272 Chi phí sản xuất chung các công trình tư vấn thiết kế 632 Giá vốn hàng bán 6321 Giá vốn hàng bán xây lắp 6323 Giá vốn hàng bán máy móc thiết bị 6326 Giá vốn hàng bán kinh doanh khác 635 Chi phí tài chính 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 711 Thu nhập hoạt động tài chính 721 Thu nhập bất thường 7211 Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ 811 Chi phí khác 8111 Chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ 911 Xác định kết quả kinh doanh Phụ lục 2:Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 Công ty cổ phần Sông Đà 11. Địa chỉ: A 16 TT9 Đô Thị Văn Quán – Hà Đông Hà Tây. Bảng cân đối kế toán ( ngày 31/12/200) tµi s¶n M· sè ThuyÕt minh Sè cuèi kú Sè ®Çu n¨m A. Tµi s¶n ng¾n h¹n 100 249,078,864,859 165,207,263,697 I TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 110 57,282,477,380 29,259,172,869 II C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 120 V.02 - - III C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 130 101,322,959,140 78,527,360,739 IV Hµng tån kho 140 80,315,058,345 50,945,411,853 V Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 150 10,158,369,994 6,475,318,236 B Tµi s¶n dµi h¹n 200 106,802,612,485 107,670,094,872 (200=210+220+240+250+260) I C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 210 - - II Tµi s¶n cè ®Þnh 220 99,637,911,509 107,435,202,327 III BÊt ®éng s¶n ®Çu t 240 V.12 - - IV C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n (*) 250 5,900,000,000 - V Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 260 1,264,700,976 234,892,545 Tæng céng tµi s¶n (270=100+200) 270 355,881,477,344 272,877,358,569 nguån vèn Sè cuèi kú Sè ®Çu n¨m A Nî ph¶i tr¶ ( 300=310+330) 300 254,188,577,526 235,757,525,259 I Nî ng¾n h¹n 310 167,969,749,002 147,282,236,449 II Nî dµi h¹n 330 86,218,828,524 88,475,288,810 B Vèn chñ së h÷u ( 400=410+430) 400 101,692,899,818 37,119,833,310 I Vèn chñ së h÷u 410 V.22 101,692,899,818 37,119,833,310 1 Vèn ®Çu t cña chñ së h÷u 411 50,000,000,000 20,000,000,000 2 ThÆng d vèn cæ phÇn 412 29,692,425,608 - 3 Vèn kh¸c cña chñ së h÷u 413 - - 4 Cæ phiÕu quü (*) 414 - - 5 Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n 415 - 2,104,296,101 6 Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i 416 - - 7 Quü ®Çu t ph¸t triÓn 417 10,583,430,333 6,209,327,164 8 Quü dù phßng tµi chÝnh 418 766,599,540 403,599,540 9 Quü kh¸c thuéc vèn chñ së h÷u 419 - - 10 Lîi nhuËn sau thuÕ cha ph©n phèi 420 10,650,444,337 8,402,610,505 11 Nguån vèn ®Çu t XDCB 421 - - II Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 430 - - 1 Quü khen thëng, phóc lîi 431 - - 2 Nguån kinh phÝ 432 V.23 - - 3 Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§ 433 - - Tæng céng nguån vèn ( 440=300+400) 440 355,881,477,344 272,877,358,569 Báo cáo kết quả kinh doanh Quý IV và lũy kế năm 2007 chØ tiªu m· sè thuyÕt minh Kú nµy Luü kÕ ®Õn 31/12/2007 Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 01 VI.25 106,001,393,869 241,795,666,861 C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 02 - - Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dv 10 106,001,393,869 241,795,666,861 Gi¸ vèn hµng b¸n 11 VI.27 91,200,258,136 198,542,592,225 Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 20 14,801,135,733 43,253,074,636 Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21 VI.26 1,318,135,736 3,011,820,689 Chi phÝ tµi chÝnh 22 VI.28 3,401,551,075 12,892,559,435 Chi phÝ b¸n hµng 24 - - Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 25 8,785,335,587 22,884,603,250 Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 30 3,932,384,807 10,487,732,640 Thu nhËp kh¸c 31 210,394,498 2,445,843,953 Chi phÝ kh¸c 32 418,384,752 506,310,329 Lîi nhuËn kh¸c 40 (207,990,254) 1,939,533,624 Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 50 3,724,394,553 12,427,266,264 Chi phÝ thuÕ thu nhËp. 52 VI.30 1,739,817,277 1,739,817,277 Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 60 1,984,577,276 10,687,448,987 L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 70 397 2,137 Kế toán trưởng Hà tây, ngày 15 tháng 01 năm 2008 Tổng Giám Đốc. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11120.doc
Tài liệu liên quan