Hoàn thiện công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam

lời nói đầu Xã hội con người luôn luôn phát triển không ngừng qua mọi thời đại. Trong quá trình phát triển liên tục ấy trong cuộc sống con người với những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hết sức phong phú và đa dạng hơn. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của chính mình con người không chỉ trông chờ vào sản phẩm sẵn có trong tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt dần mà đã biết tìm hiểu sáng tạo ra những sản phẩm thông qua quá trình chế biến, tái tạo gọi chung là sản xuất. Có thể nói quá trình sả

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất được coi là một phần quan trọng, chủ yếu trong công việc hàng ngày của xã hội loài người. Việt nam, một nước xã hội chủ nghĩa cũng là một thực thể trong toàn bộ xã hội ấy. Ngày nay, khi nền kinh tế đang chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự đổi mới trong toàn bộ hệ thống quản lý và ứng dụng phương pháp hạch toán kinh tế trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp không thể hoạt động như trước mà phải tự mình vươn lên, tự mình trang trải mọi chi phí với mục tiêu lơị nhuận hàng đầu. Chúng ta biết rằng, trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự quản lý mang tính chất chiến lược, lâu dài, đó là cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu thị trường với giá cả hợp lý, chất lượng bền đẹp. Chính vì vậy mọi doanh nghiệp phải cố gắng làm sao để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình. Để thực hiện mục tiêu này, thì việc quản lý hạch toán tốt từ khâu đầu vào cho tới đầu ra của sản phẩm là hết sức quan trọng. Trong giá thành sản phẩm thì nguyên vật liệu (NVL) là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời NVL còn là cư sở vật chất tạo nên sản phẩm. Trong doanh nghiệp, NVL là tài sản lưu động, tài sản dự trữ sản xuất đồng thời trong quá trình sản xuất NVL chuyển một lần toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ràng trong các doanh nghiệp công nghiệp. Vì là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong trong giá thành sản phẩm do đó việc tiết kiệm chi phí NVL là vấn đề hết sức quan trọng. Tiết kiệm chi phí NVL là một trong các điều kiện hạ thấp giá thành sản phẩm. Việc quản lý chi tiết NVL một cách đúng đắn, khoa học là yêu cầu bức thiết của mỗi doanh nghiệp. NVL phải được quản lý hạch toán chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu bảo quản sử dụng , hạch toán về số lượng chất lượng NVL. Cũng như các doanh nghiệp khác ngày nay công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam cũng cần có hệ thống quản lý chi phí, giá thành sản phẩm tốt trong đó có khâu quản lý hạch toán vật liệu trước mọi nhu cầu đòi hỏi mới. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất (lắp ráp) xe gắn máy công ty có nguồn vật liệu đầu đầu vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình. Việc hạch toán tốt khâu thu mua, quản lý chất lượng, số lượng vật liệu là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng tài sản nguồn vốn một cách có hiệu quả. Qua thời gian thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ kế toán công ty tôi nhận thấy vai trò của NVL trong quy trình sản xuất sản phẩm tôi đã lựa chọn đề tài:” Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam” làm chuyên đề của mình. Nội dung chuyên đề bao gồm: Chương I- Một số vấn đề lí luận cơ bản trong công tác hạch toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Chương II- Thực trạng tổ chức kế toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam(DETESSCO Việt Nam). Chương III- Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam(DETESSCO Việt Nam). Chương I Một số vấn đề lí luận cơ bản trong công tác hạch toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất I- Những vấn đề chung trong công tác hạch toán NVL 1, Khái niệm và đặc điểm NVL 1.1 Khái niệm: NVL là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là những đối tượng, là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm. NVL là tài sản lưu động, là tài sản dự trữ của sản xuất mà được thể hiện dưới dạng vật hoá chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. 1.2 Đặc điểm NVL: Trong quá trình tham gia sản xuất NVL có đặc điểm: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vật liệu bị tiêu hao toàn bộ vào chu kỳ sản xuất và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm. Về mặt gía trị NVL chuyển một lần toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất trong kỳ để hình thành nên giá trị sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm do đó về mặt quản lý và hạch toán cần thực hiện việc quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua cho tới khâu bảo quản, sử dụng rồi đến hạch toán số lượng, chất lượng của NVL. Tất cả công việc đó nhằm tiết kiệm chi phí NVL bởi việc tiết kiệm chi phí NVL là vấn đề hết sức quan trọng. Tiết kiệm về tiêu hao chi phí NVLlà một trong các điều kiện cơ bản để hạ thấp chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Xuất phát từ yêu cầu tiết kiệm, mặt khác do yêu cầu đổi mới trong công tác quản lí, hạ thấp chi phí, Hạ thấp giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm do đó doanh nghiệp cần làm tốt khâu quản lí hạch toán NVL. 2, Phân loại NVL Để đáp ứng nhu cầu quản lí và hạch toán NVL kế toán cần tổ chức phân loaị NVL cho phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lí của nhà nước và của doanh nghiệp. Do NVL sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau trong quy trình sản xuất, đồng thời do yêu cầu sản xuất kinh doanh mà NVL thường xuyên biến đổi và có sự tăng giảm liên tục hàng ngày. vì thế, để thuận tiện cho việc quản lí và hạch toán, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cần thiết phải tiến hành tốt việc phân loại NVL. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của vật liệu trong sản xuất mà NVL được phân chia thành từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế và chức năng của NVL 2.1 NVL chính Là những NVL mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm( ví dụ : Bông trong nhà máy dệt, Chè trong nhà máy chè, Mía trong nhà máy đường...) Ngoài ra nếu doanh nghiệp có bán thành phẩm mua ngoài thì đó cũng được coi là NVL chính. 2.2 NVL phụ: Là những NVL mà chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. nó được sử dụng kết hợp với NVL chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng .. bên ngoài của của sản phẩm góp phần tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc dùng để đảm bảo phục vụ cho hoạt động của các tư liệu lao động được bình thường để phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật, nhu cầu về hành chính quản trị... 2.3 Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, Khí đốt... 2.4 Phụ tùng : là các chi tiết, bộ phận dùng để thay thế sữa chữa cho các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải... 2.5 NVL khác: Là những lọai vật liệu không thuộc những loại trên như phế liệu thu hồi trong thanh lý tài sản cố định ... Nhìn chung, trong công tác phân loại vật liệu do yêu cầu quản lí kinh doanh của doanh nghiệp, NVL cần được phân loại chi tiết tỉ mỉ hơn như trong NVL chính, NVL phụ ... thì còn bao gồm các nhóm, các loại riêng biệt. 3, Đánh giá NVL 3.1 Khái niệm : Đánh giá NVL là biểu hiện bằng tiền giá trị của NVL theo nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất. Trong hạch toán NVL thì NVL phải được tính theo giá thực tế( giá gốc), trong đó nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì trong giá vật liệu bao gồm cả thuế GTGT, còn nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế NVL không bao gồm thuế GTGT. Trong các DN sản xuất, NVL xuất nhập hàng ngày với khối lượng nhiều, lớn vậy để đảm bảo tính hợp lí, hợp lệ của việc hạch toán ghi sổ kế toán thì các đối tượng nhập xuất phải có đầy đủ các loại chứng từ kế toán. Các loại chứng từ này đồng thời cũng là cơ sở cho việc thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình biến động tăng giảm của NVL. Ví dụ khi NVL nhập về thì doanh nghiệp phải có người tiến hành kiểm tra (số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách..) sau đó lập phiếu nhập kho(FNK),. Đây là loại chứng từ làm cơ sở cho thủ kho ghi vào thẻ kho cho số vật tư đó sau đó FNK được chuyển lên phòng kế toán, tại đây kế toán sẽ căn cứ vào FNK và chứng từ nhập liên quan để tính giá thành và ghi sổ cho số vật liệu đó. Nói chung, các loại chứng từ hạch toán NVL có thể bao gồm các loại chứng từ sau: *, Hoá đơn(liên 2) + phiếu nhập kho(FNK) + phiếu chi (với các khoản chi cho NVL mua ngoài có thể là các giấy báo nợ ngân hàng...) *, Biên bản cấp, góp, vốn bằng NVL + FNK(cho NVL được cấp, góp) *, Biên bản, hợp đồng vay NVL + FNK ( cho NVL đi vay) *, Biên bản kiểm kê NVL *, Biên bản đánh giá lại NVL *, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất(FXK) và các chứng từ khác có liên quan 3.2 Tính giá NVL 3.2.1 Tính giá thực tế nhập cho NVL TRong hạch toán NVl thường NVL nhập về được tính theo giá thực tế( giá gốc) cụ thể : - Giá thực tế của vật liệu mua ngoài bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn của ngưới bán cộng thuế nhập khẩu(nếu có) cộng các chi phí liên quan thu mua thực tế(chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho , lưu bãi...) và trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng mua được hưởng. - Giá thực tế NVL được cấp, góp: Giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng thêm các khoản chi phí(vận chuyển, lưư kho,lưu bãi...) do DN bỏ thêm (nếu có) - Giá thực tế NVL đi vay: Giá thực tế là giá vay(trường hợp vay quy ra tiền) thêm các chi phí(nếu có) hoặc giá thực tế tương đương thị trường của NVL đó(nếu trường hợp vay bằng hiện vật) - Giá thực tế NVL được biếu tặng là giá thực tế NVl tính theo giá thị trường tương đương - Giá thực tế với phế liệu: Giá thực tế có thể sử dụng được hoặc bán ra được thị trường chấp nhận 3.2.2 Xác định giá thực tế xuất cho NVL xuất kho Khi có NVL xuất kho sử dụng, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, tuỳ theo yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán coá thể sử dụng một trong các phương pháp sau, song việc sử dụng phương pháp nào đòi hỏi sự nhất quán với phương pháp đã chọn trong suốt cả kỳ, nếu có sự thay đổi phải có lí do, giải thích rõ ràng. *, Phương pháp nhập trước, xuất trước; Theo phương pháp này, giá thực tế NVL mỗi lần xuất kho được tính bằng giá thực tế nhập NVL đó tồn kho đầu tiên tính đến lần xuất kho. Nghĩa là, giá thựctế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của một số NVL mua vào sau cùng. Phứơng pháp này thường áp dụng cho các DN có số chủng loại vật tư ít, số lần nhập xuất ít và thích hợp với điều kiện giá cả ổn định và không thích hợp cho NVL có thơì gian bảo quản như hoá chất, thực phẩm. *, Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho mỗi lần được tính bằng giá thực tế nhập của NVL đó khi nhập sau cùng tính cho tới lần xuất kho. Nghĩa là, giả định vật liệu nào mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại phương pháp nhậop trước xuất trước. Nhìn chung, phương pháp này đặc biệt phù hợp trong điều kiện lạm phát. *,Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá trị bình quân( bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập) Giá thực tế của Số lượng NVL Giá đơn NVL xuất mỗi = xuất cho lần * vị bình lần trong kỳ đó quân Trong đó : Giá đơn vị = Giá thực tế nhập NVL(tồn đầu kỳ+nhập trong kỳ) bình quân Số lượng NVL đó(Tồn đầu kỳ+Nhập trong kỳ) Phương pháp này tuy tốn nhiều công sức khi tính toán nhưng độ chính xác cao, phản ánh được tình hình biến động giá cả trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại bị hạn chế bởi giá thực tế nhập NVL trong kỳ vì thế phải phụ thuộc vào chứng từ. Nếu khi xuất NVL mà chứng từ (hoá đơn) của NVL đó chưa về vì thế nó sẽ ảnh hưởng nhiều tới giá thực tế xuất của NVL. *, Phương pháp giá hạch toán: Để giải quyết tình huống phương pháp giá đơn vị bình quân trên thì giá hạch toánlà giá NVL được biến động trong kỳ sẽ tính theo giá tạm tính là loại giá ổn định trong kỳ, được ghi sổ trong cả kỳ. Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế Công thức: Giá hạch toán của Số lượng NVL Giá hạch toán NVL xuất mỗi lần = xuất lần * đơn trong kỳ đó vị Trong đó giá hạch toán đơn vị thường được chọn là giá kế hoạch hoặc giá thực tế NVL đó tồn đầu kỳ. đến kỳ cuối kế toán xác định giá thực tế xuất của NVL xuất mỗi lần trong kỳ và cả kỳ thông qua hệ số giá Giá thực tế xuất của Giá hạch toán NVL Hệ số NVL xuất trong = đó xuất trong kỳ * giá kỳ trong đó : Hệ số Giá thực tế nhập NVL đó(tồn đầu kỳ+ Nhập trong kỳ) giá Gía hạch toán NVL đó( tồn đầu kỳ+ nhập trong kỳ) Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ NVL chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lí. Phương pháp này đơn giản dễ làm, phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu tăng, giảm trong kỳ. *, Phương pháp trực tiếp: Theo Phương pháp này, NVL được xác định giá trị theo từng lô và đơn chiếc hay giữ nguyên từ lúc nhập vào cho tơí lúc xuất dùng: Giá thực tế xuất của NVL = Giá thực tế nhập của NVL đó tính xuất kho mỗi lần theo hiện vật đã xuất Với phương pháp này khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế đích danh của vật liệu đó. Do vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các lọai NVL có giá trị cao, có tính tách biệt hay độ đồng nhất không cao. II- Kế toán chi tiết vật liệu Với đặc điểm, hình thức nhập xuất vật liệu để có thể quản lí hạch toán tốt quá trình tổ chức công tác hạch toán NVL từ việc lập các chứng từ, sổ sách kế toán, tài khoản phải phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của DN nhằm ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có cũng như sự biến động tăng giảm NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho công tác tập hợp chi phí, tính giá thánh sản phẩm. Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu vào, tình hình thanh toán với người bán, tình hình sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy thực hiện hạch toán chi tiết NVL chính là thực hiện quy trình quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 1, Khái niệm hạchtoán chi tiết NVL 1.1 Hạch toán chi tiết NVl: là công việc ghi chép hàng ngày tình hình biến động về số lượng, giá trị từng thứ vật liệu theo từng kho , từng danh điểm và toàn bộ DN. hạch toán chi tiết NVL được tiến hành đồng thời ở kho, phòng kế toán DN nhằm đảm bảo khớp đúng số liệu giữa kho và phòng kế toán, giữa sổ sách và hiện vật của từng thứ vật liệu trên cơ sở chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Do đó sự liên hệ, phối hợp với nhau trong việc ghi chép vào thẻ kho và sổ chi tiết giữa kho và phòng kế toán đã hình thành nên các phương pháp hạch toán chi tiết NVL. Khi thực hiện một phương pháp hạch toán chi tiết NVL phải sử dụng sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lí của DN, trình độ nghiệp vụ của thủ kho , kế toán mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Hiện nay, trong các DN nước ta thường sử dụng một trong ba phương pháp hạchtoán chi tiết vật liệu: + Phương pháp ghi thẻ song song + Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển + Phương pháp sổ số dư 1.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu 1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song: Theo phương pháp này ở kho chỉ ghi chép về mặt số lượng còn ở phòng kế toán ghi cả số lượng và giá trị NVL. Mỗi thứ vật liệu ở mỗi kho theo phương pháp này được mở làm 2 thẻ là thẻ kho và thẻ hạch toán chi tiết. Trong đó thẻ kho do thủ kho thực hiện và phản ánh vật tư theo thước đo hiện vật còn thẻ hạch toán chi tiết do kế toán chi tiết vật liệu thực hiện và phản ánh cẩ thước đo giá trị và thước đo hiện vật. Quy trình ghi thẻ có thể được diễn ra như sau: +) ở kho : Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ như FNK, FXK,... nhập , xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho của vật tư đó theo số lượng thực nhập, thực xuất. Cuối kỳ, cuối tháng cộng tổng số nhập, tổng số xuất để tính ra số tồn kho. Thủ kho phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu số liệu tồn kho trên sổ sách với số tồn kho hiện vật thực tế sau khi đã ghi chép vào thẻ kho. Thủ kho, sau khi ghi chép vào thẻ kho tiến hành sáp xếp lại chứng từ nhập xuất, lập phiếu giao nhận chứng từ gửi về phòng kế toán nhằm đối chiếu số liệu với thẻ hạch toán chi tiết của kế toán. +) ở phòng kế toán DN: Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất (FNK, FXK )và hoá đơn mua hàng ... của thẻ kho gửi đến để ghi vào thẻ hạch toán chi tiết của vật tư đó sau khi đã kiểm tra các chứng từ cho từng danh điểm vật liệu tương ứng của từng kho về số lượng, giá trị. Cuối kỳ, cuối tháng kế toán tổng số nhập, tổng số xuất tính ra số tồn kho cho mỗi thứ vật tư trên thẻ hạch toán chi tiết của nó. Sau khi tổng song mang đối chiếu số liệu với thẻ kho đồng thời lập ra bảng tổng hợp nhập, xuất , tồn kho trên cơ sổ số liệu đã ghi trên thẻ kho, thẻ hạch toán chi tiết. bảng tổng hợp này sau đó mang đi đối chiếu với kế toán tổng hợp sổ cái tài khoản NVL (TK 152). Có thể nói đây là phương pháp có ưu điểm là ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu nhưng laị có nhược điểm việc ghi chép còn bị trùng lặp giữa chỉ tiêu số lượng giữa kho và kế toán vì thế nó không thích hợp cho những đơn vị có chủng loại vật tư nhiều. Theo phương pháp này, trình tự của nó có thể được biểu diễn như sau: FNK Thẻ kho Thẻ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp nhập FXK xuất,tồnkho Kế toán tổng hợp tài khoản NVL Ghi hàng ngày: ; Ghihàng kỳ: ; Đối chiếu: Sơ đồ phương pháp ghi thẻ song song 1.2.2 Phương pháp sổ số dư: Theo phương pháp này ở kho dùng thẻ kho để theo dõi số lượng từng danh điểm vật liệu và từng thứ vật liệu tương tựu như việc ghi chép thẻ kho trong phương pháp ghi thẻ song song. Còn đối với phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị của từng nhóm, từng thứ vật liệu. Phương pháp này kết hợp chặt chẽ hữu cơ giữa hạch toán nghiệp vụ với hạch toán kế toán. Quy trình diễn ra của phương pháp này có thể ghi như sau: +) ở tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất hàng ngày và tính ra số tồn kho cuối kỳ. Sau khi đã ghi chép trên thẻ kho thì thủ kho phân loại các chứng từ nhập riêng, xuất riêng theo nhóm vật liệu và sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ theo từng nhóm vật liệu giao cho kế toán. Cuối tháng, căn cứ vào tồn kho cuối kỳ của NVL để ghi vào sổ số dư. Sổ số dư thường dùng cho cả năm và sau khi đã ghi song sau đó sổ số dư được gửi về phòng kế toán DN. +) ở tại phòng kế toán DN : Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ tính giá và lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất theo từng nhóm vật liệu. Trên cơ sở bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn các số liệu được lấy ra kế toán tiến hành lập bảng nhập- xuất- tồn kho cho NVL đồng thời kế toán dùng số liệu trên bảng này để đối chiếu số liệu trên sổ số dư( theo nhóm vật liệu ). Công việc giao nhận chứng từ thường được thực hiện định kỳ 3,5,7 ngày trong một kỳ, Nhìn chung phương pháp này có ưu điểm giảm nhẹ được khối lượng ghi chép hàng ngày của kế toán vì kế toán chỉ theo dõi giá trị NVL hàng ngày và theo từng nhóm. Công việc kế toán được giàn đều trong tháng tạo điều kiện cung cấp tài liệu kịp thời cho lãnh đaọ DN đòng thời nó cũng thực hiện được việc kiểm tra, đối chiếu thường xuyên của kế tóan với kho và đảm bảo được tính chính xác cho số liệu. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là số liệu kế toán là tập hợp theo nhóm và chỉ tiêu giá trị do đó khi ghi chép gặp sai sót trong số liệu thì việc tìm kiếm, đối chiếu, kiểm tra số liệu gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, phương pháp này chỉ thích hợp vận dụng cho các DN sử dụng nhiều chủng loại vật tư và hàng ngày vật liệu có biến động tăng giảm nhiều. Ngoài ra nó cũng đòi hoỉ trình độ kế toán phải tương đối khá. Quy trình phương pháp sổ số dư có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVl theo phưong pháp sổ số dư FNK Phiếu giao nhận chứng từ nhập Kế toán Thẻ kho Sổ số dư Bảng luỹ kế N-X-T tổng hợp NVL FXK Phiếu giao nhận chứng từ xuất (tk152) 1.2.3 Phương pháp đối chiếu luân chuyển Theo phương pháp này ở kho dùng thẻ kho để theo dõi số lượng từng danh điểm vật liệu và tương tự như việc ghi chép ở các phương pháp trên. Quy trình của nó diễn ra như sau: +) ở phòng kế toán DN: Dùng sổ đối chiếu luân chuyển để hạhc toán số lượng, số tiền theo từng thứ vật liệu và theo từng kho trong DN. phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật liệu thì căn cứ vào FNK, FXK để lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất theo từng thứ vật liệu và theo từng kho. trên cơ sở số lượng và giá trị nhập, số lượng xuất từng thứ vật liệu đã tổng hợp được kế toán sẽ ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Mỗi thứ vật liệu sẽ được ghi một dòng và được tính ra tồn kho cuối tháng(Việc ghi này chỉ cần ghi một lần vào cuối tháng) cuối tháng kế toán dùng số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu trên thẻ kho của thủ kho. Sổ đối chiếu luân chuyển dùng cho cả năm theo từng kho, từng thứ vật liệu. Phương pháp này có ưu điểm là giảm được khối lượng ghi chép cho kế toán do chỉ ghi một lần vào cuối tháng nhưng vẫn có nhược điểm còn ghi trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa kho và kế toán. Công việc dồn vào cuối tháng do đó số liệu cung cấp sẽ không thể kịp thời. Quy trình phương pháp này có thể biểu diễn như sau: FNK bảng kê nhập Kế toán Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển tổng hợp FXK bảng kê xuất NVL(tk152) Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển III- Kế toán tổng hợp NVL 1) Các phương pháp hạch toán NVL Để hạch toán NVl và các loại hàng tồn kho, kế toán DN có thể sử dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của DN, vào yêu cầu công tác quản lí và trình độ của cán bộ kế toán. 1.1 Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm NVL một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loaị hàng tồn kho hay NVL. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta vì những tiện ích của nó. Tuy nhiên, đối với các DN có nhiều chủng loại vật tư , hàng hoá có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều công sức. Dù sao, phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và cập nhật. 1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ hay cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế chưa xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Độ chính xác của phương pháp này không caomặc dù tiết kiệm công sức ghi chép. phương pháp này chỉ thích hợp cho các đơn vị kinh doanh có những chủng loại vật tư, hàng hoá khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. 2) Bảng phân bổ NVL Do các nghiệp vụ xuất kho NVL phát sinh một cách thường xuyên với khối lượng nhiều nên không thể căn cứ trực tiếp vào từng FXK để ghi từng nghiệp vụ xuất vào các tài khoản và sổ sách kế toán tổng hợp được vì mất nhiều công sức. Vì thế, để giảm bớt khối lượng ghi chép không cần thiết và phục vụ kịp thời cho việc tập chi phí, tính giá thành sản phẩm, cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào các FXK trong tháng tiến hành tập hợp, phân loại chứng từ và lập bảng phân bổ NVL. bảng này được sử dụng làm căn cứ để ghi vào bên có tài khoản 152 mẫu bảng phân bổ NVL có thể được lập như sau: Bảng phân bổ NVL Tháng.......năm....... STT TK ghi có TK ghi Nợ TK1521(VLC) HSG: TK1522(VLP) HSG: hạch toán thực tế hạchtoán thực tế 1 2 3 TK 621 -PX -PX TK627 -PX -PX TK... Cộng ngày... tháng... năm... Người lập bảng(ký, họ tên) Kế toán trưởng ký 3) Nhiệm vụ hạch toán NVL Phản ánh kịp thời chính xác số lượng, chất lượng và giá cả NVL giảm, tăng, Tồn kho theo từng loại, từng thứ. Xác định chính xác số lượng và giá trị NVL thực tế tiêu hao cho các mục đích nhằm giúp cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm nhanh chóng. Kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao, sử dụng và dự trữ NVL, phát hiện ra việc thất thoát vật liệu cũng như các nghiệp vụ thừa, thiếu, ứ đọng, mất phẩm chất...Từ đó đề ra các biện pháp xử lý kịp thời hạn chế các thiệt hại xảy ra. 4)Công tác hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.1 Tài khoản sử dụng: Trong công tác hạch toán NVL kế toán sử dụng tài khoản NVL có số hiệu tài khoản là152- Nguyên vật liệu. Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm hay tồn kho NVL của DN theo giá thực tế. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng loaị , từng nhóm, từng thứ vật tư tuỳ theo yêu cầu quản lí và phương pháp tính toán. TK 1521- NVL chính TK 1522- NVL phụ TK 1523- Nhiên liệu TK1524- Phụ tùng thay thế TK 1525- Vật tư, thiết bị xây dựng cơ bản TK1528- NVL khác, phế liệu thu hồi Tài khoản 152 nhìn chung có nội dung, kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng NVL tại kho trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng tài sản,...) Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm NVL tại kho trong kỳ(xuất dùng, xuất bán, xuất góp liên doanh, thiếu hụt,chiết khấu được hưởng...) Dư nợ: Giá thực tế NVL tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) Ngoài ra để thuận tiện cung cấp thông tin được chính xác trong hạch toánNVl kế toán còn sử dụng tài khoản hàng mua đang đi trên đường có số hiệu là151-“Hàng mua đi đường”. Tài khoản này được mở nhằm theo dõi các loại NVL mà DN đã chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của DN xong đến cuối tháng hàng đó vẫn chưa về nhập kho(kể cả số đang gưỉ tại kho người bán). Tài khoản này có nội dung kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường cuối tháng chưa về nhập kho hoặc đã về tới DN xong đang chờ làm thủ tục nhập kho. Bên có: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường(đầu kỳ và cuối kỳ) Khi NVL được DN mua về nhập kho có thể đã được DN tiến hành thanh toán với người bán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay vay dài hạn... hoặc có thể được thanh toán sau. Các tài khoản thanh toán này có số hiệu 111,112,311,331,...trong đó tài khoản 331 thường được coi là tài khoản sử dụng chủ yếu. Tài khoản 331- phải trả người bán: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh toàn bộ các khoản thanh toán với người cung cấp vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sữa chữa lớn... Ngoài ra, tài khoản 331 cũng dùng để phản ánh số tiền đặt trước, ứng trước cho người bán nhưng DN chưa nhận vật tư, hàng hoá, dịch vụ... Khi sử dụng tài khoản này, kế toán mở sổ chi tiết cho từng chủ nợ, khách nợ và không được bù trừ lên bảng cân đối kế toán. Tài khoản 331 có nội dung kết cấu như sau: Bên Nợ:- Phản ánh số tiền đã trả cho người cung cấp(Kể cả ứng trước) - Phản ánh chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, trị giá hàng mua trả lại. Bên có:- Phản ánh số tiền phải trả cho người cung cấp -Phản ánh só tiền thừa được người bán trả lại Dư nợ:-Số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho người bán Dư có:-Phản ánh số tiền còn nợ người bán. Trong việc xuất dùng NVL tài khoản phản ánh các chi phí NVL là các tài khoản có số hiệu 621,6272,641,642,... Các tài khoản này đều phản ánh các chi phí NVL trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay chi tiết chi phí cho sản xuất chung, chi phí quản lí DN, chi phí bán hàng,... Trong đó chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trực tiếp chế tạo nên sản phẩm. Tài khoản phản ánh chi phí NVL trực tiếp là tài khoản 621-“Chi phí NVL trực tiếp”. Tài khoản được mở để tập hợp tất cả các khoản chi phí về NVL được sử dụng cho việc tập hợp tất cả các khoản chi phí về NVL được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm lao vụ. Tài khoản này mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán . Tài khoản 621 có nội dung kết cấu như sau: bên nợ:Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm Bên có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho - Kết chuyển NVL trực tiếp vào tài khoản 154-“Chi phí sản xuất kinh doanh dỏ dang” tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Trong chi phí sản xuất chung chi phí NVL cũng là tài khoản chi tiết phản ánh trong toàn bộ chi phí sản xuất chung. Tài khoản tập hợp chi phí sản xuất chung được phản ánh vào tài khoản 627-“Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản 627 này dùng để tập hợp chi phí quản lí, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí hay đối tượng tính giá thành. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Tài khoản 627 có nội dung kết cấu như sau: Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung - Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản627 không có số dư Tài khoản này được quy định gồm nhiều tài khoản cấp 2 nhằm theo dõi chi tiết nội dung của các kkhoản chi phí khác nhau. Trong đó chi phí NVL được theo dõi trên tài khoản cấp 2 có số hiệu là 6272- “ chi phí NVL” Tóm lại, trong phương pháp kê khai thường xuyên có nhiều tài khoản sử dụng hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu khác như tài khoản :412- Đánh giá lại NVL 128- Góp vốn liên doanh 3381- thừa trong kiểm kê 1381- Thừa thiếu trong kiểm kê ....... Các tài khoản này xuất phát từ hệ thống tài khoản kế toán do bộ tài chính ban hành. 4.2 Thủ tục, chứng từ: Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết, khi hàng về đến nơi có thể lập ban kiểm nhận để kiểm nhận NVL thu mua cả về số lượng, chất lượng, quy cách... Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào” Biên bản kiểm nhận vật tư”, sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư. Trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng , biên bản kiểm nhận sẽ được giao cho thủ kho. Thủ kho sẽ ghi số vật liệu thực nhập vào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách thủ kho có trách nhiệm báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao hàng lập biên bản. Các chứng từ sử dụng trong hạch toán NVL bao gồm: Hoá đơn bán hàng(mua hàng), hoá đơn GTGT của người bán, FXNK, ._.FXK, FXK kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, ... tuỳ từng nội dung kinh tế cụ thể 4.3 Sơ đồ khái quát hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.3.1 Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TK 331,111, TK 152 TK621 112,141,... Xuất vật liệu chế tạo sản Tăng do mua ngoài phẩm TK627,641,642 TK1331 Xuất vật liệu cho chi phí Thuế GTGT sản xuất, chi phí bán hàng, được khấu trừ chi phí QLDN,... TK 151 TK128,222 Hàng đi đường kỳ trước Xuất kho NVL góp vốn liên doanh TK411 TK1381,642 Nhận cấp, phát, thưởng, góp Vật liệu thiếu phát hiện vốn liên doanh,... trong kiểm kê TK642,3381 Thừa phát hiện khi kiểm kê TK412 TK128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh Đánh giá lại NVL bị giảm TK 412 Đánh giá tăng vật liệu Dư nợ:.... 4.3.2 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có Sơ đồ hạch toán tổng quát NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK152 TK331,111,112, TK621 141,311,... Tăng do mua ngoài(Tổng Xuất vật liệu chế tạo sản giá thanh toán) phẩm TK151,411,222,... Vật liệu tăng do các nguyên TK 627,641,642,... nhân khác Xuất vật liệu cho nhu cầu khác ở phân xưởng xuất vật liệu phục vụ bán hàng,QLDN,XDCB Dư nợ:.... 5) Công tác hạch toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 5.1 Tài khoản sử dụng: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Giá trị vậttư, Tổng giá trị Chênh lệch giá trị hàng hoá xuất = nhập vật tư, + tồn kho đầu kỳ, dùng trong kỳ hàng hoá cuối kỳ Ngoài biến động vật tư, hàng hoá như nhập kho, xuất kho không theo dõi, phản ánh trên các tài khoảnkế toán hàng tồn kho về giá trị vật tư hàng hoá mua vào nhập kho mà trong kỳ được theo dõi và phản ánh riêng trên một tài khoản, tài khoản này là tài khoản 611- tài khoản mua hàng. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì các tài khoản kế toán hàng tồn kho (152,153,...) chỉ dùng để mà kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán. Phương pháp này thường áp dụng cho những đơn vị có nhiều chủng loại vật tư hàng hoá với nhiều quy cáchmẫu mã khác nhau, có giá trị thấp và xuất dùng, xuất bán thường xuyên như các cửa hàng thương mại, bán lẻ. Tài khoản 611- Mua hàng, thường dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm NVL theo giá thực tế( Giá mua + chi phí thu mua). Tài khoản 611 có nội dung, kết cấu: Bên Nợ:- Phản ánh giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và tăng trong kỳ. Bên Có:- Phản ánh giá thực tế NVL, dụng cụ, hàng hoá,... xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt trong kỳ và tồn kho cuối kỳ. Cuối kỳ tài khoản 611 không có số dư và có thể được chi tiết : tk6111: Mua NVL tk6112: Mua hàng hoá Theo phương pháp này tài khoản 152- NVL được sử dụng để phản ánh giá thực tế NVL tồn kho,chi tiết theo từng loại. Tài khoản này theo phương pháp kiểm kê định kỳ có kết cấu như sau: Bên Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế NVL tồn đầu kỳ Dư Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho Các mặt hàng, NVL đang đi đường đã được DN xác định là mua hoặc đang gưỉ tại kho người bán nhưng chưa về nhập kho được phản ánh vào tài khoản 151- Hàng mua đi đường nhằm kết chuyển vào tài khoản 611. tài khoản 151 cũng dùng phản ánh giá trị số hàng mua( đã thuộc quyền sở hữu của DN) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán. Tài khoản này có nội dung như sau: Bên Nợ: giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường. 5.2 các nghiệp vụ hạch toán biến động NVL tại DN theo phương pháp kiểm kê địng kỳ 5.2.1 Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có sơ đồ như sau: TK151,152 TK611 Tk151,152 Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ Giá trị vật liệu tồn cuối chư sử dụng kỳ TK 111,112, 331 TK111,112,331 Chiết khấu, giả giá Giá trị vật liệu mua vào được hưởngvà giá trị trong kỳ hàng trả lại . TK1331 Tk138,334,821,642 Thuế GTGT Giá trị thiếu hụt, mất được khấu mát, chi phí,... trừ TK621,627,641,642 TK 411 TK1421 Nhận vốn liên doanh, Giá trị vật liệuPhân bổ dần cấp, phát tong kỳ xuất dùng lớn giá trị vật liệu TK311,336,338 Giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ Vay cá nhân, đơn vị, đối tượng khác TK 412 Đánh giá tăng vật liệu 5.2.2 Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: TK151,152 TK611 Tk 151,152 Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ chưa sử dụng TK111,112 TK111,112,331 331,411,.... Giá trị vật liệu tăng thêm Chiết khấu, giảm giá, trong kỳ( tổng giá thanh hàng bị trả lại toán). TK 621,627,... Giá trị thực tế NVL xuất dùng Chương II- Thực trạng công tác hạch toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam(DETESCO Việt Nam) I- Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức công tác kế toán tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Vuệt Nam. 1)Đặc điểm tổ chức kinh doanh: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam là một DN thương mại nhà nước, trực thuộc trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam (viết tắt DETSECO Việt Nam- Economic and technics Development Corporation) được thành lập theo quyết định số 1398 QĐ/UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/4/1993. Trụ sở của công ty những ngày đầu hoạt động tại 28- Trần Bình Trọng - Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện nay, trụ sở công ty đặt tại 15B - Hồ Xuân Hương - Hà Nội và đây cũng được coi là trung tâm thương mại , giao dịch của toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty hoạt động với số vốn ban đầu là 875.354 triệu đồng, qua quá trình phát triển kinh doanh công ty đã có những chuyển biến lớn vừa tự mình vươn lên vưọt qua những khó khăn, và cho đến nay tổng số vốn cố định của công ty đã là 9300 triệu đồng, vốn lưu động 7500 triệu đồng(1999). Công ty có bộ máy tổ chức tinh giảm hiệu quả , với tư cách là đơn vị kinh doanh độc lập, tự chủ, tự hạch toán và có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty mở tài khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tại Gia lâm và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty Detesco Việt Nam. Là công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ trong kinh doanh trong phạm vi cho phép của pháp luật, quản lí theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hện đày đủ quyền làm chủ của người lao động, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích xã hội, tập thể và của người lao động. Trong đó lợi ích người lao động được coi là vấn đề quan trọng nhất. Trong hoạt động của mình công ty có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài để xây dựng và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng năm và dài hạn. Với tư cách là DN nhà nước công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp đồng thời cũng được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước, theo hướng dẫn hiện hành của chính phủ nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh và phát triển ngành nghề. Công ty được quyền kinh doanh, phát triển ngành nghề trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trang trải vốn vay và có lãi. Để có thể phát triển nguồn vốn, công ty đã có những hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức linh hoạt và hiệu quả trên cơ sở chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ thương mại thuần tuý sang sản xuất kết hợp thương mại. Năm 2001 công ty vẫn lấy nghành sản xuất xe gắn máy làm ngành sản xuất chính, là hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo của công ty. Có thể nói việc chuyển hướng sang sản xuất xe gắn máy của công ty là chủ trương đúng đắn, là bước đi nhanh kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh thương mại. Công ty đã ra sức củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xe máy Detesco Việt Nam. Công ty đang tiến hành tổ chức lại sản xuất và cải tiến việc quản lí sản xuất cho phù hợp với quy mô ba dây chuyền lắp ráp xe gắn máy(IKD và CKD) với công suất 400-500 xe/ ngày. Để tạo tiền đề cho việc tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất xe gắn máy, năm 2001 này công ty đã hoàn thành hồ sơ xin giấy phép lắp ráp xe gắn máy với tỷ lệ nội địa hoá trên 40%. Trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng lao động, chuyên gia Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài, du lịch theo các tour cũng là một trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty. Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh hiện nay song công ty đã tìm cách tháo gỡ, mở rộng thị trường tạo ra hướng hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả và cũng đã đạt được một số kết qủa nhất định. Ngoài ra công ty đã được cấp giấy phép hoạt động và tổ chức việc khai thác thị trường lao động Đài Loan có hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực trên công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác như kinh doanh xây dựng công nghiệp, dịch vụ nhà đất, buôn bán phần mềm tin học. 2) Tổ chức bộ máy công ty Detesco Việt Nam. Công ty phát triển kinh tế kỹ thật Việt Nam đi theo loại hình tổ chức kinh doanh đa dạng, phân theo từng phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty được tổ chức: 2.1 Văn phòng công ty: Là nơi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, mua bán hàng hoá với các đối tác trong nước và nước ngoài. Thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch mua hàng, bán hàng, xuất hàng, ký kết hợp đồng thương mại , trực tiếp quản lí các mặt hàng thiết yếu cuả DN, hướng dẫn kiểm tra và quản lí kho đồng thời cùng phàng tài vụ nghiên cứu, xúc tiến bán hàng, giải quyết tồn kho,... đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu trung tâm phải lo các vấn đề về kim ngạch , giấy phép, thủ tục xúât nhập khẩu đồng thời văn phòng công ty cũng là trung tâm thương mại thực hiện mọi giao dịch của công ty. 2.2 Phòng tài vụ Là phòng qủan lí, chỉ đạo các nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán, thống kê của công ty, phân phối và điều hoà vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi việc thực hiện quy chế quản lí kinh tế - tài chính, quyết toán và phân tích kết quả kinh doanh, xử lí các tồn đọng trong sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, lập kế hoạch và hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch thu , chi tài chính của các đơn vị trực thuộc công ty. 2.3 Phòng tổ chức cán bộ Là nơi quản lí các mặt công tác tổ chức cán bộ như lưu chuyển nhân viên trong nội bộ DN, quy định mức lương hợp lí cho mỗi người, quyết định lựa chọn, sa thải, đào tạo và đào tạo lại lao động, xây dựng chế độ đãi ngộ cho công nhân viên. 2.4 Các trung tâm và các xí nghiệp chi nhánh Các trung tâm và các xí nghiệp chi nhánh có quyền tự quyết định các phương án kinh doanh độc lập. Tuy nhiên, khi đối mặt với những mặt hàng mà công ty quản lí các đơn vị thành viên phải tập hợp nhu câù, đặt hàng với trung tâm thương mại để trung tâm tiến hành nhập khẩu hay uỷ nhiệm cho các đơn vị thành viên thực hiện hợp đồng nhập khẩu do lãnh đạo công ty ký kết. Nét nổi bật trong công tác tổ chức bộ máy công ty là tất cả các đơn vị kinh tế đều do yêu cầu cuả công ty mà hình thành. Công ty không liên danh liên kết hay cho mượn tư cách pháp nhân. Cán bộ quản lí các đơn vị trực thuộc do giám đốc công ty bổ nhiệm trực thuộc quản lí của ban giám đốc. Công ty theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty đã có những tiến triển, đạt hiệu quả cao. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đã đạt được trong một số năm gần đây: Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả mặc dù phải đứng trước nhiều khó khăn do môi trường kinh doanh. Trong năm 2000 doanh thu công ty tăng lên đáng kể làm lãi tăng với tỷ lệ cao một phần do công ty giảm được các chi phí không đáng có. Công ty cũng đã nâng mức lãi của mình lên tới 72% so với năm ngoái. Công ty cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với nhà nước bằng việc tăng tỷ lệ nộp ngân sách lên tới 50% so với năm ngoái. Bên cạnh đó công ty cũng duy trì, nâng cao mức lương của người lao động lên 150000/ tháng và trong năm 2000 lương bình quân công nhân viên là1100000/ tháng với tỷ lệ 25%. Điều này phản ánh sự nỗ lực to lớn của công ty trong việc chú trọng đến lợi ích, đời sống của công nhân viên, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, tạo niềm tin , sự yên tâm làm việc cho cán bộ, công nhân viên công ty. 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam. Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam tổ chức bộ máy công ty theo mô hình đa dạng hoá và sơ đồ tổ chức bộ máy công ty được triển khai theo mô hình tổ chức trực tuyến. 3) Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuậth Việt Nam. 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán: Là một công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, địa bàn kinh doanh rộng với nhiều chi nhánh, trung tâm và xí nghiệp vì thế bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức vừa phân tán vưà tập trung. Theo hình thức này, bộ máy kế toán công ty được tổ chức: phòng kế toán tại văn phòng công ty Một số đơn vị trực thuộc có tổ chức tổ kế toán Một số đơn vị trực thuộc khác không có tổ chức tổ kế toán mà chỉ có một nhân viên kinh tế làm nhiẹem vụ thu thập các chứng từ kinh tế cần thiết. Như vậy, mỗi mắt xích trên trong bộ máy kế toán của công ty lại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. 3.1.1 Phòng kế toán công ty đây là nơi thực hiện việc hạch toán những nghiệp vụ tài chính liên quan đến hoạt động chung của toàn bộ công ty, liên quan đến hoạt động của các đơn vị trực thuộc mà không tổ chức tổ kế toán. Đay cũng là nơi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến bộ phận văn phòng công ty và thực hiện tập hợp số liệu, lập các báo cáo tài chính chung cho toàn công ty, thực hiện kiểm tra, hướng dẫn các nghiệp vụ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc. 3.2.1 Các đơn vị trực thuộc mà không tổ chức tổ kế toán Tại các đơn vị này sẽ có các nhân viên kinh tế hàng ngày thực hện việc thu nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, kiểm kê vật tư, hàng hoá, xử lý sơ bộ các chứng từ và hàng ngày gửi các chứng từ đã thu nhập được về phòng kế toán công ty nhằm tiến hành hạch toán. 3.1.3 Các đơn vị trực thuộc có tổ chức tổ kế tán tại các đơn vị này thì tổ kế toán sẽ thực hiện công tác hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối độc lập và hoàn chỉnh. Cuối kỳ kế toán tại các đơn vị này tiến hành lập, gưỉ báo cáo về phòng kế toán công ty nhằm có số liệu báo cáo tài chính công ty. Có thể nói bộ máy tổ chức kế toán công ty có nhiệm vụ hoàn thiện việc kiểm tra, tổng hợp toàn bộ công tác kế toán của công ty từ đó giúp cho ban giám đốc có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong tổ chức bộ máy kế toán văn phòng kế toán công ty với vai trò là văn phòng đầu nãotoàn bộ công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện bởi năm thành viên. Kế toán trưởng: Là người phụ trách việc vào sổ cái và lập báo cáo quyết toán, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phát hiện kịp thời những bất hợp lí trong kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về mặt quản lí tài chính, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước và của công ty. Phó phòng kế toán: Là người thực hiện kế toán tổng hợp, theo dõi kiểm tra và xét duyệt các kết quả kinh doanh của công ty, theo dõi chi tiết công nợ, theo dõi hoạt động của các chi nhánh. Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lí quỹ, quản lí thu, chi , lập báo cáo quỹ. Thực hiện đầy đủ quy địnhvà chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc của mình. Hai kế toán viên còn lại thực hiện kế toán hạch toán thanh toán, kế toán tài sản cố định, chi phí, công cụ dụng cụ, lương, thuế, công nợ nội bộ, mua bán, thống kê. 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam(Detesco Việt Nam) Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán theo dõi mua bán các khoản TSCĐ và các chi và thống tiền vốn, chi phí nhánh kê thuế, công công cụ nợ nội bộ lao động Các tổ kế toán trực thuộc công ty 3.3 Hình thức kế toán vận dụng. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán nêu trên công ty áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Có thể cho rằng đây là hình thức kế toán được áp dụng rộng rãi, đơn giản lại dễ làm rất phù hợp với việc sử dụng công tác kế toán bằng máy tính tại công ty. 3.3.1 Hình thức sổ kế toán nhật ký chung; Để quản lí tốt hạch toán NVL trong kỳ kế toán căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ thể lệ kiểm toán của nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nhân viên kế toán của mình đã thực hiện hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Hình thức này được áp dụng theo quy định QĐ 1141/ TC/ CĐKT ngày 1/11/1995 của bộ tài chính. Theo hình thức này kế toán mở các sổ theo dõi sau: Sổ nhật ký chung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó để phản ánh chi tiết các loại, nhóm, thứ NVL kế toán tiến hành mở sổ: Sổ chi tiết NVL Báo cáo số phát sinh các tài khoản Bảng kê phát sinh Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu, khoá sổ, bản kê chi tiết. Căn cứ vào các sổ , bảng kê, kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết Công ty áp dụng hệ thống kế toán DN vừa và nhỏ số 1177TC/CĐKT ngày 23/12/1996 với niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N. Nguyên tắc đánh giá vật tư, tài sản công ty theo phương pháp đích danh nghĩa là vật tư được xếp theo từng lô, khi nhập giá thực tế như thế nào khi xuất cũng theo giá đó. Công ty cũng sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Mỗi khi xuất vật tư, hàng hoá, thành phẩm đều phải lập chứng từ xuất tính giá vật tư xuất vào các tài khoản liên quan. Sau đó cuối kỳ tính giá thực tế hàng tồn kho Giá thực tế = Nhập trong + Tồn đầu + Xuất trong hàng tồn kho kỳ kỳ kỳ Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, công ty sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán ngoại tệ. 3.3.2 Sơ đồ hình thức nhật ký chung Quy trình tổ chưc của hình thức này như sau: Sơ đồ hình thức nhật ký chung: Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ( thẻ) hạch toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp Bảng cân đối tài khoản Các báo cáo kế toán tài chính : ghi hàng ngày : Ghi hàng kỳ : Đối chiếu II- Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam 1, Kế toán NVL tại công ty: 1.1 Đối tượng NVL hạch toán tại công ty Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam với đặc điểm chủ đạo là lấy ngành sản xuất xe gắn máy làm lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Nguồn NVL của công ty chủ yếu là được nhập theo từng lô, từng bộ phận hay chi tiết,... như vậy đó là những thiết bị vật tư có tính chất đặc thù mang tính đồng bộ cao. Nguồn NVL của công ty có tỷ lệ nội hoá ít chỉ dưới 40% còn lại trên 60% là được được nhập khẩu hoàn toàn. Công ty chuyên về lắp ráp xe gắn máy dạng IKD và CKD( trong đó chủ yếu là IKD) vì vậy NVL sử dụng cho toàn bộ quy trình công nghệ lắp ráp thường là các linh kiện xe gắn máy như chế hoá khí, khung, sườn xe, nhông xích... được gọi chung là các linh kiện xe máy sử dụng cho xí nghiệp lắp ráp bên cạnh đó còn có các loại NVL phụ cho sản xuất xe máy như sơn, dầu, mỡ... Có thể nói việc xác định đúng đắn chi tiết NVL của công ty sao cho phù hợp có ý nghĩa rất lớn trong công tác hạch toán NVL phục vụ cho công tác hạch toán chi phí sản phẩm. 1.2 Nhiệm vụ hạch toán NVL tại công ty Kế toán NVL tại công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu với căn cứ là các chứng từ nhập, xuất, thẻ kho... các hoá đơn trực tiếp từ người bán mà đã được gửi về công ty cùng các hoá đơn chứng từ tại các danh điểm là các xí nghiệp chi nhánh... cũng được chuyển trực tiếp lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán chứng từ sẽ được tập hợp, ghi chép vào sổ nhật ký chung bởi phó phòng kế toán từ đó mới phân công hạch toán các nghiệp vụ liên quan. Ngoài ra trong nhiệm vụ hạch toán NVL kế toán NVL có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá cả vật liệu tăng giảm, hàng tồn kho theo từng loại, từng thứ; Xác định chính xác số lượng và giá trị vật liệu thựctế tiêu hao cho các mục đích nhằm giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng; Kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao, sử dụng và dự trữ vật liệu, phát hiện ngăn ngừa các trường hợp sử dụng lãng phí vật liệu hay thất thoát vật liệu cũng như các nguyên nhân thừ, thiếu, ứ đọng, mất phẩm chất...Từ đó đề xuất các biện pháp xử lí lịp thời, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra. Các chứng từ mà công ty thường sử dụng chủ yếu trong công tác hạch toán NVL tại công ty: - Chứng từ nhập NVL - phiếu chi kèm giấy đề nghị thanh toán+ hoá đơn mua hàng. Hoá đơn GTGT( người bán giao nhằm xác định thuế VAT khấu trừ đầu vào). - Các chứng từ liên quan chi phí mua ngoài, chuyên chở, lưu kho , lưu bãi... của NVL. - Chứng từ xuất NVL(FXK) - Bảng danh mục NVL xuất kho cho xí nghiệp lắp ráp xe gắn máy - Một số chứng từ khác có liên quan trong quá trình nhập, xuất NVL như danh mục linh kiện chi tiết giao cho XNLR, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,... Các mẫu chứng từ chủ yếu được sử dụng trong công tác hạch toán tình hình biến động NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam. Tại kho công ty, khi NVL nhập kho thủ kho công ty không tiến hành tiến hành lập thẻ kho theo dõi cho các loại vật tư nhập kho cụ thể khi nhận được FNK và NVL về kho. Công ty nên tiến hành lập thẻ kho cho NVL khi nhập kho. Thẻ kho được lập chi tiết theo số vật liệu thể hiện trên hoá đơn nhập kho vật liệu hay trên FNK cụ thể cho từng loaị vật tư nhập kho nhằm theo dõi vật tư nhập xuất theo yêu cầu sử dụng NVL. Lập được thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu cụ thể cho từng đơn vị vật tư sẽ giúp cho kế toán công ty theo dõi tình hình NVL tại kho được chặt chẽ để có thể lập kế hoạch cho NVL nhập hay xuất dùng tránh tình trạng thừa loaị vật tư này nhưng lại thiếu vật tư khác. Thẻ kho được lập nhằm theo dõi vật tư về số lượng tại kho mà không được thể hiện về mặt giá trị. Phòng kế toán sẽ tiến hành theo dõi vật tư của công ty cả mặt giá trị và mặt số lượng cho các loại vật tư trên bảng kê phát sinh tài khoản NVL.Ví dụ mẫu thẻ kho được lập như sau cho loại vật liệu cụ thể: Đơn vị:DETESCO VN Thẻ kho Tháng 2 năm 2001 Số thẻ: 150 Tại kho: Đơn vị tính: cái C/ từ Diễn giải Số lượng SH NT N X T 45 30 12/2 15/2 Dư đầu kỳ Xuất kho bộ linh kiện cho XNLR Nhập kho linh kiện xe Drini DI 100 ..... 2000 200 1500 3300 31/2 Tổng phát sinh 2000 200 ..... Tồn cuối kỳ 3300 Khi mua NVL nhập kho công ty thực hiện đầy đủ mọi quy định về các thủ tục nhập kho NVL đồng thời yêu cầu bên bán lập hoá đơn đầy đủ cho số vật liệu nhập kho trong đó có hoá đơn GTGT nhằm thực hiện khấu trừ thuế sau này. Hoá đơn GTGT do bên bán lập giao cho công ty khi tiến hành mua bán NVL giữa công ty và công ty cung cấp NVL. Hoá đơn GTGT có mẫu theo đúng mẫu phát hành của bộ tài chính gồm 2liên trong đó liên 2 giao cho người mua, liên 1 là liên gốc nhằm thực hiện thuế GTGT đầu ra cho hàng hoá , NVL bán được. 1.3 Tài khoản sử dụng chủ yếu tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam Công ty chuyên lắp ráp xe gắn máy là chủ yếu và NVL đầu vào chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc.. NVL có tỷ lệ nội hoá ít. Chính vì thế trong công tác hạch toán NVL kế toán công ty thường sử dụng tỷ giá thực tế ngoại tệ để tính giá thực tế cho NVL nhập kho. Ngoài ra trong công tác hạch toán biến động NVL kế toán công ty sử dụng phương pháp kê khai thừơng xuyên để hạch toán cho NVL nhập kho, xuất kho hay tồn kho cuối kỳ. Theo đúng quy định của hệ thống tài khoản áp dụng cho các DN vừa và nhỏ công ty áp dụng hệ số taì khoản theo đúng quy định ban hành. Để phản ánh NVL nhập kho , xuất kho công ty sử dụng tài khoản 152- NVL tài khoản này trong công tác hạch toán NVL của công ty nhằm phản ánh các NVL nhập ho công ty, xuất kho cho sản xuất, thu hồi phế liệu trong quá trình thu mua, sản xuất cho từng đối tượng, từng loaị NVL cụ thể. Công ty tiến hành chi tiết tài khoản 152 thành 2 tài khoản cấp 2 là TK 1521- NVL chính, đó chính là các NVL chủ yếu lắp ráp nên sản phẩm(xe gắn máy); TK 1522- NVL phụ, đó là các loại NVL tham gia gián tiếp vào quy trình tạo ra sản phẩm( sơn, dầu, mỡ...) Cấu trúc, nội dung của TK 152 cũng được phản ánh theo đúng kết cấu, nội dung quy định Bên Nợ: Giá trị NVL nhập kho trong kỳ Bên Có: Gí trị NVL xuất kho trong kỳ Dư Nợ: Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ Ngoài ra khi tiến hành nhập kho NVL công ty cũng sử dụng tài khoản có số hiệu1331 để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ và sử dụng, phản ánh tài khoản này một cách rõ ràng là quyền lợi trách nhiệm trong công tác hạch toán thuế đầu vào cuối kỳ tiến hành hạchtoán thuế đầu vào cuối kỳ nhằm tiến hành khấu trừ thuế đầu vào cho công ty. Tất cả trường hợp mua NVL, nhập kho NVL đều phải phản ánh trên hoá đơn chứng từ đầy đủ bao gồm hoá đơn GTGT và khi DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá thực tế vật liệu không bao gồm thuế GTGT. Khi DN tiến hành mua hàng hoá, NVL nhập khẩu dùng cho sản xuất kinh doanh thuộc diẹn chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ được khấu trừ. Tài khoản phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu kế toán công ty sử dụng tài khoản có số hiệu 3331. Tài khoản này của công ty được sử dụng trong công tác phản ánh thuế GTGT và công ty phải thực hiện tiến hành đầy đủ theo nguyên tắc và nghĩa vụ của một DN. Công ty tiến hành thu mua NVL dù ở trong nước hay nước ngoài đều sử dụng tài khoản phản ánh các khoản thanh toán với người cung cấp. Tài khoản này được công ty chi tiết tới từng đối tượng cung ứng NVL cho công ty. tài khoản này có số hiệu tài khoản là 331- Phải trả người bán, có nội dung kết cấu theo đúng nguyên tắc ; Bên Nợ: Phản ánh nghiệp vụ đã thanh toán cho người cung cấp hoặc được hưởn chiết khấu, thanhtoán, giảm giá vật tư, hàng hoá thanh toán. Bên Có: phản ánh số tiền mà DN nợ người cung cấp về giá trị vật tư, hàng hoá chưa thanh toán. Tài khoản này có thể có dư nợ và dư có. Ngoài ra trong công tác hạch toán tình hình thu mua NVL kế toán công ty cũng sử dụng một số tài khoản khác trong các nghiệp vụ biến động NVL như TK tiền mặt có số hiệu 111- tiền mặt; tài khoản có số hiệu 112- tài khoản tiền gửi ngân hàng;tài khoản có số hiệu141- tài khoản tiền tạm ứng;... nhằm phản ánh các nghiệp vụ nhập kho NVL. Công ty tuỳ theo từng nội dung kinh tế phát sinh mà kế toán công ty có thể sử dụng các tài khoản theo quy định sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình sản xuất sản phẩm NVL xuất dùng trực tiếp tạo nên sản phẩm công ty sử dụng tài khoản có số hiệu 621- Chi phí NVL trực tiếp nhằm phản ánh cho số NVL xuất dùng mà được sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản này kế toán công ty mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán. Tài khoản 621- chi phí NVL trực tiếp kết hợp với bảng kê phát sinh của tài khoản 1521,1522 phản ánh tình hình xuất dùng NVL. Tài khoản 621 có phát sinh bên nợ là giá thực tế của NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm; phát sinh bên có : phản ánh trị giá NVL không sử dụng hết nhập lại kho và kết chuyển NVL trực tiếp vào tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 621 cuối kỳ không còn số dư. Ngoài ra trong công tác hạch toán tập hợp chi phí quản lí, phục vụ sản xuất ở phân xưởng,bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Kế toán công ty thường sử dụng tài khoản 627 để hạch toán chung bao gồm cả chi phí NVL nằm trong đó. Nói chung, trong công tác hạch toán NVL kế toán công ty sử dụng số hiệu tài khoản theo đúng quy định của bộ tài chính, các số hiệu tài khoản này tuỳ thuộc và nội dung kinh tế phát sinh mà kế toán ghi sổ sao cho phù hợp. 2) Trình tự kế toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam 2.1 Hạch toán chi tiết NVL Với đặc điểm tình hình, quy trình công nghệ của mình kế toán công ty tiến hành tổ chức công tác hạch toán NVL như tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán, tài khoản hạch toán phù hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có , biến dộng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc thực hiện hạch toán chi tiết NVL chính là thực hiện quy trình quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng ngày tình hình biến động NVL cho hoạt động sản xuất của công ty là khá lớn kế toán công ty tiến hành ghi chép hàng ngày tình hình biến động ấy về số lượng, giá trị từng thứ , từng loại vật liệu theo từng kho, từng danh điểm và trong toàn DN. Hạch toán chi tiết NVL được tiến hành chủ yếu tại văn phòng kế toán công ty. Theo yêu cầu và tình hình quản lí của công ty kế toán NVL tại công ty thực hiện mọi nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL. Dựa trên tình hình hiện tại của công ty phương pháp hạch toán chi tiết NVL được thực hiện chủ yếu tại văn phòng kế toán . Kế toán NVL sẽ tiến hành ghi chép và quản lí cả tình hình nhập, xuất NVL về cả số lượng và giá trị đồng thời thực hiện hạch toán, lên kế hoạch dự trữ và thu mua NVL. Quy trình hạch toán chi tiết được thực hiện chủ yếu và toàn bộ tại phòng kế toán. Tại đây khi NVL nhập kho kèm theo nó là các chứng từ liên qua như hoá đơn mua hàng, hoá đơn thuế, giấy phép nhập khẩu,... gửi trực tiếp về phòng kế toán công ty khi đó kế toán sẽ tiến hành phân loại, xác nhận các chứng từ về tính hợp lí, hợp lệ và căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hoá và lập FNK cho số vật liệu đó theo giá thực tế ghi trên hoá đơn. Khi tiến hành xuất kho vật liệu cho XNLR FXK cũng được lập tại phòng kế toán công ty kèm theo đó là lệnh xuất kho. Khi có FXK NVL được xuất kho theo giá thực tế đích danh đồng thời kế toán công ty tiến hành vào sổ cho các NVL mà đã được xuất kho vào sổ gọi là danh mục linh kiện, chi tiết xe máy giao cho xưởng lắp ráp từ ngày bao nhiêu cho tới ngày bao nhiêu tuỳ thuộc vào lô._. tiến hành hạch toán ghi sổ theo tài khoản hàng đang đi trên đường có thể sẽ làm cho nguồn thông tin về tài sản của DN khi cung cấp sẽ thiếu chính xác. Bởi NVL đã được DN mua có thể đã chấp nhận thanh toán cho người cung cấp hay đã thanh toán do đó đã thuộc quyền sở hữu của DN và nó đã là một phần tài sản của DN. NVL của công ty được chi tiết thành NVL chính, NVL phụ trong đó chủ yếu là NVL chính đó là các bộ, linh kiện, chi tiết đồng thời khi xuất cũng theo bộ, linh kiện, chi tiết nhưng mỗi bộ, linh kiện, lại có nhiều chi tiết nhỏ. NVL nhập kho cũng có khá nhiều linh kiện, chi tiết nhỏ rất khó quản lí song tất cả đều được hạch toán chung chỉ vào các bảng kê phát sinh các tài khoản 1521, tài khoản 1522 như vậy việc nhập xuất vật liệu nhỏ sẽ khó quản lí trong công tác kiểm kê, hạch toán vật liệu xuất dùng tình trạng thất thoát dễ xảy ra. Thiết nghĩ công ty có thể tiến hành lập sổ danh điểm vật liệu và tổng hợp trên bảng nhập, xuất, tồn vật liệu mà số liệu có thể căn cứ vào thẻ kho đã được lập chi tiết cho từng loại vật tư khi tiến hành nhập, xuất kho vật liệu nhằm giúp kế toán công tycó thể nắm bắt kịp thời số liệu về NVL trong kho ở bất kỳ thơì điểm nào mà không cần trực tiếp tiến hành kiểm tra thường xuyên. Việc làm này phần nào có thể làm hạn chế bớt khối lượng công việc cho kế toán vật liệu công ty mỗi khi NVL về nhập kho hay xuất kho. Bởi mỗi khi NVL nhập về thì phòng kế toán công ty đều tiến hành mọi thủ tục từ khâu nhận hoá đơn cho đến việc xác nhận hoá đơn, lập FNK, kiểm kê vật tư... lập các bảng kê chi tiết vật liệu... nếu lập sổ danh điểm vật liệu, thẻ kho cho vật liệu sẽ phần nào giúp cho công tác kế toán thuận tiện lại có thể dễ dàng đối chiếu, kiểm tra số liệu một cách chi tiết ở bất kỳ thời điểm nào. Tại kho công ty, thủ kho nên tiến hành lập thẻ kho theo dõi số lượng NVL tại kho một cách chi tiết về số lượng biến động NVL. Việc lập thẻ kho được tiến hành tại kho nhằm cung cấp, đối chiếu số liệu một cách chính xác, kịp thời với số liệu tại phòng kế toán công ty. Hiện tại công ty đang thực hiện áp dụng thống nhất giá thực tế NVL xuất kho theo giá thực tế đích danh nghĩa là NVL nhập về theo giá nào thì sẽ được xuất theo giá đó. Việc thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp này làm cho khối lượng công việc ghi chép nhiêù, trùng lặp, lại phải thực hiện ghi sổ nhiều lần. Vả lại phương pháp này còn bị hạn chế bởi giá thực tế nhập NVL trong kỳ phải phụ thuộc vaò chứng từ nhập, nếu khi xuất dùng NVL cho sản xuất thì dễ gây ra ảnh hưởng nhiều tới giá thực tế xuất kho NVL. NVL xuất dùng cho sản xuất ở công ty có tính đồng nhất cao NVL đi theo bộ, linh kiện, chi tiết vì thế công ty có thể thay đổi phương pháp tính giá thực tế xuất kho NVL theo phhương pháp khác cho phù hợp song việc thay đôỉ này nên được tiến hành một cách thống nhất trong một kỳ hạch toán. Khi muốn thay đổi phương pháp tính giá nào cần có sự công khai và phổ biến tới từng nhân viên kế toán. Thêm vào đó , khi tiến hành xuất dùng NVL cho sản xuất chung bởi các chi phí sản xuất chung đều được kế toán công ty hạch toán chung vào tài khoản 627- chi phí sản xuất chung mà không được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như: TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272- chi phí NVL TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274- chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- chi phí bằng tiền khác Trong các chi phí ấy chia thành các tiểu khoản có các khoản chi phí NVL vì thế nếu không phản ánh chi tiết thành tiểu khoản chi phí vật liệu 6272 sẽ không phân biệt được chi tiết NVL chính hay NVL đã xuất dùng cho sản xuất chung vì vậy việc kiểm soát, phân tích các yếu tố chi phí vật liệu cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm gặp nhiều khó khăn, dễ bị nhầm lẫn trong khâu hạch toán vật liệu xuất dùng để tổng hợp chi phí sản xuất do đó khó có thể đánh giá được tỷ lệ yếu tố chi phí NVL trong chi phí sản xuất chung nhằm tính giá thành sản phẩm. Tóm lại, để theo dõi một cách chi tiết hơn nữa tình hình xuất dùng NVL kế toán có thể chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá hạch toán đồng thời lập bảng phân bổ NVL chi tiết cho hoạt động xuất dùng NVL cho sản xuất sản phẩm. Thực hiện điều này sẽ làm cho công tác hạch toán kế toán NVL tại công ty trở nên chặt chẽ, việc ghi sổ, đối chiếu kiểm tra sẽ dễ dàng thuận tiện.. II- Một số ý kiến đóng góp cho công tác hoàn thiện hạch toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam( Detsco Việt Nam) Phương pháp hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ nhập NVL. Như ta đã biết ở trên NVL của công ty thường được nhập từ nước ngoài là chủ yếu( trên 60%), NVL từ khi được xác định là đã thuộc quyển sở hữu của công ty cho tới lúc về nhập kho của công ty có khoản thời gian đi đương tương đối dài hoặc vì lí do nào đó phải gửi tại kho người bán. Cách giải quyết của công ty hiện nay thường là khi công ty nhận được hoá đơn bán hàng mà hàng vânx chưa về nhập kho của công ty kế toán công ty tiến hành kẹp hoá đơn đó vào tập riêng gọi là tập hoá đơn hàng chưa về và chờ cho đến khi hàng về nhập kho công ty mới tiến hành hạch toán số NVL đó vào tài khoản có liên quan và ghi sổ kế toán. Song, vì lí do thông tin và vì NVL đã xác định là mua và công ty đã chấp nhận thanh toán hay đã thanh toán rồi thì số NVL đó đã thuộc quyền sở hữu của công ty vì vậy khi NVL chưa về có thể kẹp hoá đơn và tập riêng cho số hàng đang đi trên đường và chờ NVL về nhập kho tiến hành hạch toán bình thường trong tháng đó. Còn khi NVL đén cuối tháng vẫn chưa về thì vì lí do thông tin và nhằm phản ánh chính xác tình hình hiện tại của công ty thì kế toán công ty có thể mở tài khoản 151- hàng đang đi trên đường. Tài khoản này thường dùng nhằm phản ánh tất cả các NVL, hàng hoá mua vào đã thuộc quyền sở hữu của công ty, nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho. Tài khoản này có nội dung, kết cấu. Bên Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi trên đường Bên Có : Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi trên đường đã về nhập kho. Số dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi trên đường chưa về nhập kho. Với việc mở sổ tài khoản 151 theo dõi riêng cho các loại vật tư đã mua và đang đi trên đường làm cho thông tin kế toán đưa ra chính xác chi tiết hơn. Nó phản ánh được bức tranh hiện tại của công ty. Sử dụng tài khoản 151 để hạch toán NVL đi trên đường như vậy kế toán công ty có thể tiến hành hạch toán theo các bước sau: - Đầu tháng khi công ty tiến hành mua NVL và hàng đang trên đường về, hoá đơn về trước. Cuối tháng hàng về tiến hành hạch toán như bình thường nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về: Nợ TK 151: Giá mua hàng chưa thuế( NVL đang đi đường) Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK : 111,112,331,...: Giá thanh toán Sang đầu tháng sau khi hàng về nhập kho công ty kế toán có thể ghi sổ như sau: Nợ TK 152( chi tiết): Giá trị hàng nhập kho theo gía thực tế Có TK 151 : Giá trị hàng đi trên đường đã về nhập kho Nếu số hàng đang đi đường tháng trước đã về và được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, phục vụ cho công tác quản lí phân xưởng, quản lí DN kế toán có thể tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 621,627,642 Có TK 151 Vấn đề quản lí NVL trong kho Về vấn đề quản lí NVL tại kho từ trước tới nay từ khâu nhập NVL đến khâu xuất dùng NVL, hạch toán hàng tồn kho, kiểm tra quy cách, chủng loại, số lượng vật tư.. của NVL đều do văn phòng kế toán công ty tiến hành trực tiếp chỉ đạo và thực hiện. Để có thể thuận tiện hơn trong công tác quản lí NVL tại kho kế toán công ty nên lập ra thẻ kho và một sổ danh điểm vật liệu.Thẻ kho được lập nhằm theo dõi NVL về mặt số lượng theo số lượng thực nhập, thực xuất. Cuối tháng, cuối kỳ cộng tổng số nhập, tổng số xuất để tính ra số lượng tồn kho thực tế. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho trên sổ sách với số tồn kho hiện vật trên thực tế sau khi đã ghi chép vào thẻ kho. Khi NVL nhập, xuất, tồn kho thực tế thủ kho sẽ tiến hành theo dõi số lượng NVL biến động trên thẻ kho đồng thời định kỳ gửi thẻ về phòng kế toán đối chiếu số liệu trên với sổ chi tiết và các bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho của kế toán. Sổ này sẽ liệt kê toàn bộ NVL có trong kho, trong công ty kể cả NVL chính hay NVL phụ. NVL công ty nhập xuất mang tính thống nhất và đồng bộ cao vì thế lập sổ danh điểm vật liệu có thể thống nhất tên gọi, quy cách, đơn vị tính, giá thực tế nhập, giá thực tế xuất của NVL. thêm vào đó, việc lập sổ danh điểm vật liệu lại khá thuận tiện khi thao tác trên máy tính. Việc này sẽ giúp cho kế toán theo dõi NVL được chính xác , kịp thời bởi khi cần chỉ việc đặt tên, mã số cho số vật liệu và bấm tìm đúng mã số đó là trên màn hình thể hiện ra đúng,. Như vậy, có thể tiết kiệm được thời gian đồng thời cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết. Xây dựng được sổ danh điểm vật liệu giúp kế toán công ty lập ra bảng nhập xuất tồn kho của vật liệu cuối kỳ. Làm như vậy kế toán công ty có thể vẫn phân chia rõ ràng NVL chính NVL phụ và chỉ cần lên sổ cái tổng hợp tài khoản 152 khi tiến hành tổng hợp NVL cuối kỳ nhằm đối chiếu số liệu, lên các báo cáo. Bảng Nhập, xuất, tồn kho của vật liệu sẽ được lập vào cuối tháng Giá trị vật liệu Giá tri vật liệu Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu tồn kho cuối tồn kho đầu nhập trong xuất dùng tháng tháng tháng trong tháng Việc lập bảng nhập, xuất, tồn kho sẽ giúp cho kế toán nắm bắt kịp thời các số liệu về NVL trong kho đồng thời có thể tách bạch chi tiết tình hình NVL theo số lượng, giá trị thực tế cung cấp thông tin,c hính xác kịp thời cho công tác quản lí tại công ty. Sổ danh điểm vật liệu có thể lập theo mẫu như sau: Ví dụ: Sổ danh điểm NVL Ký hiệu: TK 152 Loại: NVL chính ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách NVL Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Mã NVL Danh điểm Tại kho công ty thủ kho hay người chịu trách nhiệm trong công tác nhập xuất tồn kho vật liệu tiến hành lập thẻ kho và định kỳ gửi thẻ kho theo dõi cho từng loại vật liệu về phòng kế toán công ty nhằm thực hiện công tác đối chiếu kiểm tra độ chính xác của số liệu thực tế. Thẻ kho có thể được lập như sau: Thẻ kho Tháng... Số thẻ: Tên vật tư: ở kho nào: Đơn vị tính: chứng từ Số lượng SH NT Diễn giải Nhập Xuất Tồn Dư đầu kỳ Nhập100 bộ chế hoá khí Xuất 500 bộ chế hoá khí Xuất 100 bộ chế hoà khí 100 500 100 1000 1100 600 500 Tổng phát sinh Tồn cuối kỳ 100 600 500 * mẫu bảng kê nhập, xuất, tồn kho NVL có thể lập: Bảng kê nhập- xuất- tồn NVL Tháng3 năm 2001 Số chứng từ Tên vật tư Đơn vị tính Nhập Xuất Tồn SH Ngáy/Tháng SL TT SL TT SL TT Tồn đầu kỳ:. ..... ... ... ... Cộng cuối kỳ: Công tác xuất dùng NVL tại công ty Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam sử dụng phương pháp giá thực tế trực tiếp( giá thực tế đích danh) cho công tác xuất dùng NV. Với kỳ tính giá thành theo từng quý và theo từng lô hàng. Vậy kỳ tính giá thành theo quý, kế toán công ty có thể thay đổi sử dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo giá hạch toán. Có thể nói giá hạch toán là loaị giá có tính chất ổn định trong kỳ và có thể sử dụng là giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ trước và được sử dụng thống nhất trong cả kỳ hạch toán. Khi sử dụng giá hạch toán thì cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh tỷ giá hạch toán sang giá thực tế trên cơ sở các số liệu trên sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nVL. theo phương pháp này: Giá hạch toán Số lượng NVL Giá hạch NVL xuất mỗi xuất dùng trong * toán đơn lần trong kỳ lần đó vị Để theo dõi giá thực tế NVL kế toán có thể lập bảng GTT NVL trong kỳ để tiến hành đối chiếu điều chỉnh.Bảng này được gọi là bảng kê tính giá thực tế NVL được lập nhằm theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất tồn NVL, công cụ dụng cụ theo giá ổn định và giá thực tế Bảng kê này gọi là BK 3- tính GTT vật liệu( công cụ dụng cụ) Tháng..... năm.... Chỉ tiêu TK 1521: NVLC TK 153: CCDC GHT GTT GHT GTT I, Số dư đầu tháng II, Nhập trong tháng TK 331 TK 112 TK 111 III, cộng dư đầu kỳ và nhập trong kỳ IV, Hệ số giá V, Xuất dùng trong tháng VI, Tồn kho cuối tháng Bảng kê này có thể lập căn cứ vào bảng tính giá thực tế vật liệu tháng trước, căn cứ vào số liệu đã ghi sổ kế toán về nhập NVL, ccdc có liên quan đến nghiệp vụ mua hàng từ người cung cấp. Phần chi về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có liên quan đến việc mua hàng, thanh toán các khoản chi phí vân chuyển, bốc dỡ, thuế nhập khẩu... từ nơi mua về tới công ty. Số liệu liên quan đến người tạm ứng khi xuất tiền tạm ứng để mua NVL hoặc thanh toán các khoản chi phí. Số liệu trên sổ kế toán về vật liệu tự chế hay thuê ngoài chế biến. Ngoài ra còn có thể căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng phân bổ vật liệu, ccdc để ghi vào chỉ tiêu xuất dùng trong tháng. Chỉ tiêu về tồn kho cuối tháng là hiệu số giữa chỉ tiêu tổng số dư đầu kỳ + nhập trong kỳ trừ đi xuất dùng trong kỳ. Chỉ tiêu này sẽ được đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn cuối kỳ đó. Trở lại công thức tính giá hạch toán NVL xuất mỗi lần trong kỳ trong đó: Giá hạch toánđơn vị thường được chọnlà giá kế hoạch hoặc giá thực tế NVL đó tồn cuối kỳ. Đến cuối kỳ kế toán xác định giá thực tế xuất NVL đó xuất mỗi lần trong kỳ và cả kỳ thông qua hệ số giá. Như vậy có: Giá thực tế của NVL Giá hạch toán NVL đó * Hệ số Xuất trong kỳ xuất trong kỳ giá Hệ số Giá thực tế nhập của NVL đó( tồn đầu kỳ+ nhập cả kỳ) giá Giá hạch toán của NVL đó( tồn đầu kỳ+ nhập trong kỳ) Đồng thời cuối kỳ kế toán xác định chênh lệch giá trị NVL xuất kho giữa giá thực tế và giá hạch toán, sau đó kế toán ghi bổ sung bút toán điều chỉnh giá trị NVL theo số chênh lệch được xác định: Chênh lệch giá Số lượng Giá thực tế Giá hạch toán trị NVL xuất NVL * đơn vị đơn vị kho xuất kho NVL NVL Kế toán có thể ghi sổ theo các bút toán sau: Nếu là chênh lệch tăng kế toán ghi bổ sung chênh lệch Nợ TK 621,6272,642,... Có TK 152(1,2) Nếu là chênh lệch giảm kế toán thực hiện ghi bút toán đảo Nợ TK 152(1,2) Có TK 621,6272,642,... Phương pháp giá hạch toán khắc phục được khó khăn trong công tác hạch toán tổng hợp vật liệu hàng ngàykhi tính giá thực tế NVL. Hàng ngày, NVL có sự biến động nếu cứ tính giá thành thực tế sau mỗi lần nhập cho mỗi lần xuất thì krrs toans gập khó khăn rất nhiều, lại mất nhiều công sức do đó khi dùng giá hạch toán trong công tác tính giá NVL xuất dùng thì việc tính giá NVL hàng ngày sẽ đơn giản và giảm được phần nào khối lượng công việc của kế toán. Để đảm bảo, đánh giá một cách đúng đắn tỷ lệ chi phí NVL chiếm trong chi phí sản xuất chung kế toán nên hạch toán chi phí NVL vào tài khoản cấp 2 có số hiêh là 6272. điều này có nghĩa là nên phân chia TK 627 - chi phí sản xuất chung thành các tiểu khoản. Việc hạch toán như vậy làm cho công tác tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể rõ ràng hơn cho biết tỷ lệ chi phí NVL chiếm bao nhiêu , từ đó có thể đánh giá được tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí NVL trong toàn bộ chi phí sản xuất chung. Khi sử dụng nhóm tài khoản chi tiết thì chi phí NVL có thể được hạch toán ghi sổ: Nợ TK 6272: Chi phí NVL Có TK 152(1,2) Tổng hợp lại toàn bộ chi phí, dựa vào đó để phân tích đánh giá tình hình xuất dùng NVL được thuận tiện đồng thời kế toán cũng có thể mở thêm bảng phân bổ chi phí NVL theo từng đối tượng tập hợp chi phí . bảng này có thể lập theo mẫu như sau: Bảng phân bổ NVL Tháng ... năm... Đơn vị tính :.... Ghi có TK Ghi Nợ TK TK 1521: NVLC 153:CCDC GHT GTT GHT GTT TK 621 XNLR Tk 6272 TK 642 TK 142(1421) Cộng Việc lập bảng phân bổ NVL cho sản xuúat thường căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu để tổng hợp lại đồng thời căn cứ vào hệ số giá trên bảng kê tính giá thực tế vật liệu để tình giá thực tế cho NVL xuất dùng trênn bảng phân bổ NVL. Số dòng cộng trên bảng phân bổ phải được đối chiếu với số liệu xuất dùng NVL trên bảng tổng hợp Nhập, xuất, tồn kho NVL. Công tác trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty. Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam là một DN nhà nước hạch toán độc lập vậy theo thông tư số 64-TC/TCDN ngày 15/9/1997- BTC thì vào thời điểm khoá số cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính DN kế toán công ty nên tiéen hành lập và hoàn nhập các khoản dự phòng trong đó có cả trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho NVL. Việc trích lập dự phòng là sự xác nhận về phương diện hạch toán tài khoản giảm giá trị tài sản do nguyên nhân mà hậu quả của chúng là không chắc chắn. Khoản dự phòng này rất quan trong đối với DN biểu hiện trên các mặt kinh tế thì thông qua các khoản dự phòng, giảm giá làm cho bảng cân đối kế toán của DN phản ánh được giá trị thực có của tài sản. Về mặt tài chính do các khoản dự phòng được tính trước vào chi phí hoạt động của năm vì thế báo cáo ghi nhận trước các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch do đó nó làm giảm số lãi của năm báo cáo. Nhưng trong đó nó lại giúp cho DN có nguồn tài chính để bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh. Về mặt thuế khoá dự phòng giảm giá được ghi nhận như là khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của DN do đó nó làm giảm đi một lượng tương ứng số lãi của DN. Việc hạch toán giảm giá hàng tồn kho cho DN có thể lập vào cuối tháng , hay cuối niên độ kế toán , đó là số dự phòng phần giá trị bị tổn thất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá trị vật tư tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. NVL tồn kho có giá trị trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên sổ kế toán là đối tượng cần lập dự phòng. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho điều kiện ở đây là vật tư tại thơì điểm lập báo cáo tài chính NVL có giá thị trường thấp hơn giá hạch toán ghi sổ kế toán và số NVL phaỉ có chứng từ, hoá đơn hợp lệ hoặc các chứng từ chứng minh giá vốn vật tư... Việc xác định mức giảm giá là phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của vật tư. Căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng tồn kho thựctế của từng loại vật tư để xác định mức lập dự phòng. Mức lập dự phòng thường được tính theo công thức: Mức lập Số lượng vật tư Giá ghi Giá thực tế dự phòng hàng hoá tồn sổ kế trên thị giảm giá kho tại thời điểm * toán _ trường tại hàng tồn kho 31/12 năm báo cáo thời điểm 31/12 Khi lập dự phòng thường tính riêng cho từng loại vật tư bị giảm giá và phải được tổng hợp lại trên bản kê để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lí DN. Trước khi trích lập dự phòng giảm giá năm kế hoạch cần tiến hành hoàn nhập số đã lập dự phòng giảm giá năm trước vào hoạt đọng thu nhập bất thườmg. Trong hạch toán kế toán có thể sử dụng TK dự phòng giảm giá hàng tồn kho có số hiệu tài khoản 159. Tài khoản này có nội dung, kết cấu : Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có : Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm kế hoạch Dư có : phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn. Phương pháp hạch toán khi tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể diễn ra như sau: - Cuối niên độ kế toán hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm trước: Nợ TK 159: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước Có TK 721: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước - Khi phản ánh mức trích lập dự phòng giảm giá cho năm kế hoạch kế toán ghi sổ: Nợ TK 642(6426): Mức trích lập dự phòng giảm giá Có TK 159: hàng tồn kho cho năm kế hoạch Kết luận Kế toán hạch toán nói chung và kế toán NVL nói riêng dù ở bất kỳ DN nào hay chế độ kinh tế tài chính nào vẫn luôn là công cụ đắc lực không thể thiếu. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng công cụ ấy sao cho phù hợp phát huy được tối đa hiệu quả và hiệu năng của nó. Công cụ kế toán luôn được cải tiến và trải qua các cung bậc thăng trầm của tài chính của nền kinh tế sao cho ngày càng phù hợp nhất. Hạch toán NVL cũng là chi tiết không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống ấy.Qua công tác hạch toán NVL cho ta thấy được tình hình quản lí và sử dụng tài nguyên, chi phí sản xuất cấu thành sản phẩm trong DN đã hợp lí hay chưa. Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam cho thấy yếu tố NVL trong công ty từ khâu đầu vào cho đến khâu xuất dùng, quản lí tồn kho là yếu tố quan trọng trong sự vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế đòi hỏi công tác kế toán sản xuất có sự cải tiến sáng tạo cho cả công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán NVL nói riêng sao cho thực sự phù hợp với thực tiễn của công ty, sáng tạo nhưng vẫn bám chắc những chế độ quy định mà nhà nước ban hành hợp lí, hợp lệ. Qua thời gian học tập lý thuyết và thông qua quá trình thực tập tại công ty tôi đã có những kiến thức hết sức bổ ích. Việc nghiên cứu thực tiễn đã giúp tôi có thể vận dụng lý thuyết, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học hơn. Với một số ý kiến đóng góp nhỏ bé của mình tôi hy vọng các ý kiến này sẽ được công ty nghiên cứu áp dụng trong công tác hạch toán NVL. Để hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các anh chị, các bác ,những cán bộ công nhân viên đặc biệt là các chuyên viên kế toán của công ty.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hưỡng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lời đã giúp em hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam và cô giáo! Mục lục Lời nói đầu................................................................................ 1 Chương I: Một số vấn đề lí luận trong công tác hạch toán NVL trong DN sản xuất.... 3 I- Những vấn đề chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu......................................................................... 3 1, Khái niệm và đặc điểm NVL................................................. 3 1.1 Khái niệm....................................................................................3 1.2 Đặc điểm.....................................................................................3 2, Phân loại NVL...............................................................................3 2.1 NVL chính...................................................................................4 2.2 NVL phụ......................................................................................4 2.3 Vật liệu và nhiên liệu...................................................................4 2.4 Phụ tùng.......................................................................................4 2.5 Vật liệu khác...............................................................................4 3, Đánh giá NVL:..............................................................................4 3.1 Khái niệm đánh giá NVL............................................................4 3.2 Tính giá NVL..............................................................................5 3.2.1 Tính giá thực tế nhập cho NVL.........................................5 3.2.2 Xác định giá thực tế xuất cho NVL..................................6 II- Kế toán chi tiết vật liệu..............................................................8 1, Khái niệm hạch toán chi tiết NVL................................................8 1.1 Hạch toán chi tiết NVL..............................................................8 1.2 Các phương pháp hạch toán chi tiết NVL ..................................8 1.2.2 Phương pháp ghi thẻ song song..........................................8 1.2.2 Phương pháp sổ số dư......................................................10 1.2.3 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển............................11 III- Kế toán tổnghợp NVL.............................................................12 1, Các phương pháp hạch toán NVL...............................................12 1.1 Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên..........................12 1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ...................................................12 2, Bảng phân bổ NVL......................................................................12 3, Nhiệm vụ hạch toán NVL...........................................................13 4, Công tác hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên......................................................................14 4.1 Tài khoản sử dụng ....................................................................14 4.2 Thủ tục, chứng từ.......................................................................16 4.3 Sơ đồ khái quát hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên.........................................17 4.3.1 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.......................................................17 4.3.2 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.....................................................18 5, Công tác hạch toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ..............................................................................18 5.1 Tài khoản sử dụng.....................................................................18 5.2 Sơ đồ hạch toán tổng quát biến động NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ...........................................19 5.2.1 DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ........20 5.2.2 DN áp dụng thuế GTGTG theo phương pháp trực tiếp.....21 Chương II- Thực trạng tổ chức hạch toán NVL tại công typhát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam( DETESCO VN)............................................................................................................22 I- Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức công tác kế toán tại công ty phát triển kinh tế kỹ thật Việt Nam.........................22 1, Đặc điểm tổ chức kinh doanh.....................................................22 1.2 Quá trình hình thành và phát triển............................................22 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty..........22 2, Tổ chức bộ máy công ty DETESCO VN ...................................23 2.1 Văn phòng công ty....................................................................23 2.2 Phòng tài vụ..............................................................................24 2.3 Phòng tổ chức cán bộ................................................................24 2.4 Các trung tâm, xí nghiệp, chi nhánh.........................................24 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam...............................................................25 3, Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty...........................27 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................27 3.1.1 Phòng kế toán công ty.......................................................27 3.1.2 Các đơn vị trực thuộc không có tổ kế toán........................27 3.1.3 Các đơn vị trực thuộc có tổ chức tổ kế toán......................27 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty..................................28 3.3 Hình thức kế toán vận dụng......................................................29 3.3.1 Hình thức kế toán vận dụng..............................................29 3.3.2 Sơ đồ tổ chức hình thức kế toán nhật ký chung.................29 II- Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam..........................................31 1, Kế toán NVL tại công ty.............................................................31 1.1 Đối tượng NVL tại công ty.......................................................31 1.2 Nhiệm vụ hạch toán NVL tại công ty.......................................31 1.3 Tài khoản sử dụng chủ yếu tại công ty.....................................34 2, Trình tự kế toán NVL tại công ty................................................36 2.1 Hạch toán chi tiết NVL tại công ty...........................................36 2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá NVL tại công ty................38 2.2.1 Đối tượng NVL tại Công ty..............................................38 2.2.2 Phương pháp tính giá NVL...............................................39 3, Kế toán tổng hợp NVL tại công ty.............................................40 3.1 Phương pháp hạch toán NVL tại công ty..................................40 3.2 Công tác hạch toán biến động NVL tại công ty........................40 3.2.1 Hạch toán biến động tăng NVL.....................................40 3.2.2 Hạch toán biến động giảm NVL...................................42 4, Hệ thống sổ kế toán hạchtoán NVL tại công ty........................44 4.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán NVL tại công ty..............44 4.2 Các sổ kế toán chủ yếu trong công tác hạch toán NVL tại công ty.............................................................45 1. Báo cáo phát sinh TK 1521........................................................45 2. Sổ cái kế toán TK 1521..............................................................46 3. Báo cáo phát sinh TK 331..........................................................46 4. Sổ cái kế toán TK 331................................................................46 Chương II- Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật VIệt Nam( DETESCO VN)................................47 I- Đánh giá tổng quát công tác tổ chức hạch toán NVL Tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật VIệt Nam.....................47 1, Một số đánh giá khái quát về công tác kế toán tại công ty.........48 1.1 Điểm nổi bật trong công tác kế toán taị công ty... ...................48 1.2 Một số vấn đề càn nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện công tác hạch toán NVL tại công ty.........................................51 II- Một số ý kiến đóng góp cho công tác hoàn thiện hạchtoán NVL tại công ty phát triển kinh tế kỹ thuật VN.............53 1, Phương hướng hoàn thiện hạhc toán các nghiệp vụ nhập NVL.................................................................................53 2, Vấn đề quản lí NVL trong kho...................................................54 3, Công tác tính giá thực tế xuất NVL tại công ty..........................57 4, Công tác trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho....................60 Kết luận.................................................................................63 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0286.doc
Tài liệu liên quan