Hoàn thiện công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kỹ thuật nền móng & xây dựng 20

Lời nói đầu Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt có nhiều tiêu cực nhưng cũng có tác dụng tích cực, các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển được phải không ngừng cố gắng hoàn thiện mình, tự mình chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị với mục tiêu là thu lợi nhuận cao nhất, đưa ra những sản phẩm tốt nhất và quảng bá được thương hiệu của Công ty nhất là trong lĩnh vực xây dựng như hiện nay. Để đạt được mục tiêu này xây nên những công trình to đẹp thì vật liệu là m

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kỹ thuật nền móng & xây dựng 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất thi công công trình. Chi phí vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó công tác tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng, quản lý tốt nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm giá thành công trình, tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy trong thời gian thực tập tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 em đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20". Công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu là công tác phức tạp và lâu dài, trong điều kiện thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết có hạn, chuyên đề thực tập này mới chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu qua đó nêu lên một phần những ưu, nhược điểm trong quản lý hạch toán vật liệu của Công ty và từ đó cũng đề ra một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại đó. Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty. Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. phần I khái quát chung về công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 ( Licogi 20 ) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . 1.1. Sự hình thành của Công ty. Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (tên gọi tắt là Licogi 20) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) – Bộ xây dựng, trụ sở chính của Công ty hiện nay đặt tại 61E- Đê La Thành- Đống Đa – Hà Nội. Sau 26 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau. Bắt đầu từ khi thành lập là: Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới theo quyết định số 194/BXD-TCCB ngày 29/01/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới là một tổ chức nghiên cứu đồng bộ các vấn đề kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc thi công cơ giới và thống nhất toàn ngành về công tác thi công cơ giới bao gồm vận hành, quản lý, sửa chữa thi công theo nhiệm vụ của Liên hiệp giao. Sau đó Công ty đã qua 3 lần đổi tên khác và cho đến quyết định số 1742/QĐ/BXD ngày 31/12/2002 thì đổi tên thành Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 . Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty được giao quyền tự chủ về kinh tế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Trải qua hơn hai mươi năm hoạt động, vật lộn với bao khó khăn, thăng trầm của nền kinh tế, để tồn tại và phát triển bền vững Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, mở rộng quy mô nhằm cạnh tranh với hàng loạt Công ty xây dựng khác và đáp ứng được với những yêu cầu về tiến độ và chất lượng của bên A với những phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ ngày càng cao. Khi mới thành lập, Công ty được Nhà nước giao cho một số vốn: - Vốn cố định : 832.700.000đ - Vốn lưu động : 2.523.000đ 1.2. Quá trình phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty. Qua quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp ta có thể đánh giá sự phát triển của Công ty qua các giai đoạn sau : + Giai đoạn 1 : Từ khi thành lập đến năm 1985. Theo chức năng và nhiệm vụ được giao trong giai đoạn này mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là tổ chức thi công các công trình san nền, đào móng, làm đường đắp đập và gia cố sử lý nền móng, thiết kế kiến trúc và xây dựng các công trình nhà ở và làm việc theo sự phân công của Bộ xây dựng. Những sản phẩm chủ yếu được hoàn thành trong giai đoạn này là hồ sơ thiết kế tổ chức thi công các công trình do liên hiệp đảm nhận thi công như san nền nhà máy nhiệt điện Phả Lại, làm đường lên mỏ đá nhà máy xi măng Bỉm Sơn, san nền nhà máy tuyển quặng apatit Lào Cai... Tốc độ phát triển trong giai đoạn này với giá trị sản lượng từ 1.800.000 – 5.000.000 đ/năm. Trong đó giá trị nghiên cứu, thiết kế khoảng 40%, thi công thực nghiệm 60%. + Giai đoạn 2: Từ 1986 – 1991 Trong giai đoạn này chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước có nhiều đổi mới nhất là về lĩnh vực kinh tế. Trước tình hình đó trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật đã nhanh chóng xắp xếp lại sản xuất, tìm mọi cách tạo ra công ăn việc làm để duy trì lực lượng, ổn định và cải thiện đời sống cho CBCNV. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là triển khai ứng dụng thi công rộng rãi các phương pháp gia cố xử lý nền móng cho các công trình xây dựng bằng các thiết bị thi công và công nghệ mới như máy đóng cọc xi măng đất, búa rung đóng cọc cát, cọc bản nhựa, cọc ống thép, cọc bêtông cốt thép.. Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là đã đóng được hơn 300.000 m dài cọc các loại để xử lý nền móng cho các công trình ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng... với giá trị sản lượng từ 5.900.000 đ đến 1.600.000.000 đ/năm, trong đó giá trị thi công chiếm tới 95%, giá trị thiết kế chiếm 5-7%. + Giai đoạn 3 : Từ 1992 – 1995 Trong giai đoạn này xí nghiệp tiếp tục triển khai thi công các công trình xử lý nền móng và bắt đầu triển khai thi công xây lắp các công trình dân dụng tại Hà Nội, Hải Phòng... Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là đóng các loại cọc như cọc bê tông, cọc cát, cọc xi măng, thí nghiệm nền móng và xây lắp các công trình. Giá trị doanh thu của Công ty từ 2,6 – 17 tỷ đ/năm. + Giai đoạn 4 : Từ 1996 – 200 Trong giai đoạn này Công ty thực sự phát triển kinh doanh cả hai mảng xử lý nền móng và thi công xây lắp. Công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị trong đó nổi bật là thiết bị thi công nền móng mới cọc khoan nhồi. Năm 1995 Công ty mới chỉ có một máy khoan nhồi thì đến cuối năm 2002 đã có 8 máy các loại. Đồng thời Công ty còn mở rộng lĩnh vực thi công xây lắp từ chỗ mới chỉ thi công nhà từ 5-6 tầng đến nay đã thi công nhà 11-15 tầng đạt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao. Giá trị doanh thu trong giai đoạn này từ 22 – 181 tỷ đồng/năm. Ta có thể tóm tắt khái quát các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty theo bảng sau : tt Nội dung công việc A Xây dựng dân dụng: B Xây dựng chuyên dụng và chuyên ngành: 1 Xử lý nền móng và san lấp mặt bằng 2 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới về xử lý nền móng và thi công cơ giới: Thi công khoan cọc nhồi. Thi công cọc Barrette. Thi công tường trong đất. Thi công tường cừ bằng: Larrsen, Bê tông và các vật liệu mới 3 Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp: Lắp đặt các nhà khung thép, Lắp đặt máy móc thiết bị điện và cấp thoát nước Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị Xây lắp các công trình Thuỷ lợi và Thuỷ Điện. Xây lắp các Đường dây điện, Trạm biến thế điện. 5 Xây dựng các công trình giao thông: Cầu, Đường bộ, Sân bay, Bến cảng ... Lắp đặt thiết bị Cơ, Điện, Lạnh, Thang máy. 8 Sản xuất và Kinh doanh các sản phẩm cơ khí. 9 Đầu tư phát triển: Khu đô thị mới Các khu công nghiệp tập trung. Kinh doanh nhà và hạ tầng trong các khu đô thị mới 10 Tư vấn xây dựng bao gồm: Lập dự án đầu tư. Khảo sát xây dựng. Thiết kế quy hoạch. Thiết kế công trình. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Quản lý dự án. Thí nghiệm nền móng công trình xây dựng gồm: Thử tải nén tĩnh. Thử động ( P.D.A, P.I.T ) Siêu âm ( SONIC) 11 Xuất nhập khẩu gồm: Vật tư. Máy móc và thiết bị xây dựng. 2. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Do đặc tính riêng của Công ty sản phẩm tạo là các công trình xây dựng nên ta có thể tóm tắt khái quát về quá trình tạo ra sản phẩm của Công ty phải qua các bước sau: Hoạch định việc tạo ra sản phẩm: Công ty lập kế hoạch và triển khai các quá trình thi công xây dựng các công trình. Nghiên cứu các quá trình liên quan đến khách hàng: Trao đổi thông tin với khách hàng để xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm. 3. Mua: Công ty đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp thích hợp để mua các sản phẩm và dịch vụ cần thiết. 4. Sản xuất và cung cấp dịch vụ: Kiểm soát quá trình thi công các công trình, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm theo yêu cầu. 5. Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường: Công ty cung cấp các bằng chứng về đạt tiêu chuẩn của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình đối với các yêu cầu đề ra. Sơ đồ tổ chức thi công công trình Giám đốc công ty Phó giám đốc kỹ thuật hoặc cơ giới của Công ty Chuyên viên theo dõi KH-KT Công ty Chuyên viên theo dõi máy TBTC Công ty Chuyên viên theo dõi AT-KCS-TN Công ty Chuyên viên phòng KH-VT Công ty Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, chủ nhiệm công trình Bộ phận KT-TC- an toàn TN-KCS công trình Bộ phận điện máy TB -TC công trình Bộ phận kế toán - vật tư thủ kho Tổ chức bảo vệ hành chính công trình Xưởng cốt pha - cốt thép Đội xây dựng Xí Nghiệp Xây dựng Công trình xây dựng của công ty sơ đồ quản lý kỹ thuật tại công trường Phó giám đốc kỹ thuật thi công Công ty Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng đội XD Công ty Bộ phận quản lý KT-TC hiện trường của xí nghiệp, đội xây dựng Công ty Đội thi công cọc, xử lý nền móng Đội xây dựng tổng hợp Đội xây dựng hoàn thiện Công trình xây dựng của công ty Ban điều hành quản lý thi công công trình 3.. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Tính đến ngày 31/10/2006, số cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty là 712 người. Trong đó: Cán bộ quản lý và kỹ sư, cao đẳng là: 132 người Nhân viên phục vụ là: 13 người Công nhân lao động hợp đồng, mùa vụ là: 567 người Sơ đồ tổ chức công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20. Giám đốc công ty Kế toán trưởng Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán tài vụ Phòng tổng hợp Phòng KH - kỹ thuật Phòng KT thị trường XNXD số 1 XNXD số 107 XNXD số 108 XNXD số Chi nhánh Đội thi công cơ giới Các đội XD * Giám đốc Công ty: Do hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc Công ty có quyền điều hành cao nhất Công ty là người trực tiếp phụ trách các lĩnh vực Tổ chức hành chính, kinh tế kế hoạch, tài chính, vật tư trong Công ty. * Phó giám đốc cơ giới: Là người giúp việc cho Giám đốc theo quy mô của Công ty và đặc điểm kinh tế của Công ty. Phụ trách các phòng quản lý máy, các đội sửa chữa, các đội thi công nền móng, thí nghiệm. Lập kế hoạch sửa chữa thiết bị , máy móc, xây dựng, thống nhất với Giám đốc để lập dự trù kinh phí theo tháng qúi năm, trực tiếp chỉ đạo thi công một số công trình nền móng trọng điểm khi được Giám đốc phân công. * Phó giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kế hoạch, lập biện pháp thi công công trình, chỉ đạo theo dõi và đôn đốc thi công công trình đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ . Có trách nhiệm chỉ đạo phòng kỹ thuật theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tại các công trình xây dựng. Xử lý kịp thời những vướng mắc, sai phạm có quyền dừng thi công những công trình không đảm bảo an toàn lao động. Phụ trách phòng kỹ thuật thi công, các đội, xí nghiệp xây dựng. * Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc về mặt tiếp thị, chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đấu thầu công trình xây dựng tìm kiếm công việc cho Công ty. * Phòng tài chính kế toán : Chức năng tham mưu cho Giám đốc để tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty, tập hợp các số liệu thông tin cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật. Thu thập chứng từ gốc, tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, dụng cụ, công cụ sản xuất. Tổ chức hạch toán tiền lương, BHXH, TSCĐ, tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cho thuê máy móc thiết bị và phân phối kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính kịp thời, chính xác. * Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho Giám đốc tổ chức triển khai, quản lý nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương, thi đua, khen thưởng và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Tổ chức quản lý công tác hành chính văn thư lưu trữ hồ sơ tài liệu của Công ty. * Phòng tiếp thị đấu thầu : Tham mưu cho giám đốc tổ chức triển khai về mặt tiếp thị và kinh tế. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản để lập hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trực tiếp kết hợp với các đội, xí nghiệp tham gia công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm cho công ty. * Phòng kế hoạch- Vật tư : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức và triển khai các công việc trong lĩnh vực kế hoạch, lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư giao cho các đội, xí nghiệp trực thuộc, định mức đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng kinh tế, giao khoán sản phẩm đảm bảo hợp lý tiết kiệm cho Công ty. Trên cơ sở khối lượng công việc đã thi công theo giai đoạn đã được ký xác nhận sẽ tiến hành lắp đơn giá để làm thủ tục tạm ứng vốn thi công cho công trình. * Phòng quản lý máy : Quản lý theo dõi tình hình máy móc thiết bị của Công ty để đảm bảo cho máy móc luôn vận hành tốt và hiệu quả. Lập kế hoạch đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị đáp ứng nhu cầu của sản xuất. * Phòng kỹ thuật thi công : Quản lý kỹ thuật công trình, lập biện pháp thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, lập biện pháp xử lý sự cố công trình. Lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật công trình, kiểm tra ký xác nhận khối lượng thi công. * Phòng trắc địa : Quản lý các thiết bị đo đạc và thực hiện công tác đo đạc bàn giao tim mốc định vị công trình. * Phòng đầu tư : Bám sát định hướng kế hoạch đầu tư phát triển ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường đầu tư, phân tích báo cáo và tham mưu giúp việc cho Giám đốc quyết định, lựa chọn các dự án và giải pháp đầu tư . * Các đơn vị kinh tế trực thuộc ( xí nghiệp, đội, chi nhánh ). - Bảo toàn vốn được giao, hoàn thành kế hoạch SXKD ( tháng, quý, năm ) do Công ty giao, đặc biệt là kế hoạch về giá trị doanh thu. - Chịu trách nhiệm toàn bộ trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện mọi công việc do đơn vị đảm nhận theo hợp đồng giao khoán của Công ty, theo qui chế quản lý trong nội bộ Công ty về tất cả các mặt công tác. - Chủ động xây dựng và lập biện pháp thi công, tiến độ thi công, dự toán thi công, kế hoạch tài chính, vật tư, nhân lực, tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm của đơn vị. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về an toàn, chất lượng sản phẩm của đơn vị. - Chủ động lựa chọn, mua vật tư đảm bảo chất lượng cung ứng cho công trình, tổ chức kho bãi dự trữ đảm bảo vật tư cung cấp đồng bộ, liên tục để không ảnh hưởng tới chất lượng công trình. - Quản lý xe, máy và các thiết bị thi công đảm bảo cho xe, máy hoạt động liên tục và đảm bảo chất lượng. 4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty. Với chủ trương giao khoán công trình và hạng mục công trình cho các đơn vị trực thuộc, tốc độ phát triển sản xuất hàng năm của Công ty tăng lên rõ rệt. Số lượng công trình và hạng mục công trình thi công mỗi năm một nhiều. Bảng1: Một số công trình Công ty đã và đang thực hiện trong các năm gần đây. Đơn vị: Triệu đồng STT Tên hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng Giá trị do nhà thầu Thực Hiện Thời hạn HĐ Tên cơ quan ký Hợp Đồng (Việt Nam) bắt đầu kết thúc Thi công phần đài móng, tầng hầm, cọc khoan nhồi - Đài truyền hình Việt Nam 36.953 21.866 2006 2008 Tập đoàn SUMITOMO – MITSUI Thi công cọc nhồi đại trà - Chung cư Vườn Đào, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội 16.272 16.272 2006 2006 Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước Hà Nội Khu căn hộ và văn phòng cao cấp Sailing Tower – Gói thầu: Cọc khoan nhồi và tường vây 35.000 35.000 2006 2006 Tổng công ty Xây dựng số 1 Gói thầu: Khoan cọc nhồi, thí nghiệm nén tĩnh cọc công trình: Chung cư cao cấp Vườn Đào – Lô E – Phú Thượng – Tây Hồ 799,45 799,45 2005 2006 Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng Hạng mục: Cọc khoan nhồi thuộc Dự án Cao ốc xanh 31.880 31.880 2005 2005 Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 8 Khoan cọc nhồi nhà NCC, xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị Gara ngầm, cảnh quan bên trên gara ngầm thuộc Trung tâm hội nghị quốc gia. 33.960 33.960 2005 2006 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Xây dựng từ tầng 1 đến tầng mái thuộc Dự án Chung cư cao tầng kết hợp văn phòng tại Láng Trung, Láng Hạ, Hà Nội. 19.049 19.046 2005 2007 Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện H.N (HACISCO) Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA tại 124 Minh Khai, Hà Nội 62.209 59.981 2004 2006 Tổng công ty lắp máy Việt Nam Khu chung cư cao tầng Chương Dương và trụ sở văn phòng Công ty xây lắp – Gói thầu số 1: Cọc khoan nhồi tại 225 Bến Chương Dương, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh. 21.560 21.560 2004 2004 Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Chương Dương Công ty đã làm ăn có lãi và bổ sung thêm được về vốn kết quả là nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng thêm ta có thể thấy qua một số bảng số liệu sau: Bảng 2 : Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ. TT Nội dung Số liệu các năm (VNĐ) 31/12/ 2003 31/12/ 2004 31/12/ 2005 1. Tổng số tài sản có 160.343.870.897 200.519.722.848 202.454.912.825 2. Tài sản có lưu động 111.702.358.373 143.656.944.132 147.950.325.349 3. Tổng số tài sản nợ 146.481.738.932 183.905.131.037 185.839.642.868 4. Tài sản nợ lưu động 123.970.495.085 167.818.788.512 175.446.793.971 5. Lợi nhuận trước thuế 1.341.606.772 2.860.094.614 957.761.736 6. Lợi nhuận sau thuế 912.292.605 2.059.268.122 780.035.956 Bảng 3: Kết quả doanh thu trong vòng 3 năm gần đây từ 2003 đến 2005 TT Năm Doanh thu (VND) quy đổi (USD) 1. 2003 153.816.476.292 9.797.230 2. 2004 170.387.403.480 10.845.990 3. 2005 181.081.385.602 11.388.766 4. 2006 (Dự kiến) 187.000.000.000 11.761.006 Công ty đã huy động được vốn từ CBCNV của Công ty đồng thời tận dụng được các nguồn vốn từ việc vay ngân hàng. Điều đó đã chứng tỏ Công ty đã biết tận dụng huy động các nguồn vốn bằng nhiều cách và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được ổn định. Ta có thể thấy cụ thể khi so sánh trong những năm gần đây. Năm 2005 doanh thu của Công ty là 181.018.385.602 đ đã tăng 5,87 % so với năm 2004 và tăng 15, 02 % so với năm 2003. Dự kiến trong năm nay doanh số của Công ty sẽ tăng hơn năm 2005 là 3,3 % ( tương đương với 5.918.614.398 đ ) Tài sản cố định của Công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của Công ty lại thay đổi tăng giảm không đồng đều năm 2004 đã tăng gấp đôi so với năm 2003 nhưng năm 2005 lại bị giảm đi rõ rệt nguyên nhân là do số nợ khó đòi ở các công trình sau khi hoàn thành tăng cao, vốn thu hồi chậm mà vật liệu xây dựng đầu vào cho các công trình khi mua Công ty lại thường phải thanh toán tiền luôn . 5. Khái quát về công tác kế toán của Công ty. 5.1. Quy định chung về chế độ tài chính kế toán tại Công ty. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Licogi 20 được qui định như sau: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép kế toán là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm hạch toán. Hình thức sổ kế toán áp dụng là : Sổ Nhật ký chung Phương pháp kế toán tài sản cố định : ( TSCĐ ) + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ là đánh giá theo nguyên giá và gía trị còn lại của TSCĐ. + Phương pháp khấu hao áp dụng theo nghị định của Chính phủ và kế hoạch trích khấu hao cơ bản đã được Tổng Công ty phê duyệt hàng năm. Phương pháp kế toán hàng tồn kho. + Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên + Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá theo giá thực tế + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính các khoản các dự phòng: Tình hình trích lập và hoàn nhập phòng. Mô hình phân cấp và hạch toán kinh tế nội bộ được áp dụng như sau: Công ty Licogi 20 (Hạch toán độc lập) Đội trực thuộc (hạch toán phụ thuộc) Xí nghiệp (hạch toán phụ thuộc) Chi nhánh (hạch toán phụ thuộc) 5.2. Tổ chức bộ máy kế toán. Để tạo sự phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô hoạt động ngành nghề của Công ty bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức và thực hiện theo hình thức kế toán tập trung. Việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, đơn giản, đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, tập trung thống nhất của kế toán trưởng. Đồng thời kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên phòng kế toán và chuyên môn hoá công tác kế toán của bộ phận kế toán. Bộ máy ở phòng kế toán Công ty Licogi 20 bao gồm: - Kế toán trưởng - Kế toán vật liệu + TSCĐ. - Kế toán tiền lương, BHXH - Kế toán thanh toán + vốn bằng tiền - Kế toán ngân hàng, thống kê, thu hồi vốn. - Thủ quỹ. - Kế toán tổng hợp * Kế toán trưởng: Giúp giám đốc thực hiện luật kế toán, thống kê, điều lệ sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát về kinh tế tài chính của Nhà nước tại đơn vị. Có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn Công ty. Kế toán trưởng giúp Giám đốc Công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động, việc sử dụng quỹ tiền lương và quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn giúp Giám đốc Công ty tập hợp số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý những hoạt động sản xuất kinh doanh phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thi hành và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong Công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao. * Kế toán vật liệu + TSCĐ Công ty Licogi 20 áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ cần thiết khác để tiến hành ghi sổ kế toán liên quan. Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ khi có biến động về tăng, giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ hoá đơn hợp lý để phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ sự biến động đó. Đồng thời kế toán cũng căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại đã được cục quản lý vốn duyệt để tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ. * Kế toán tiền lương, BHXH: Kế toán lương nhận bảng lương do phòng tổ chức chuyển đến tính toán và lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho khối văn phòng Công ty. Kế toán tổng hợp lương còn có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ lương của tất cả các công trình theo quy định hàng tháng sau đó làm căn cứ để phân bổ vào các đối tượng sử dụng. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán BHXH kế toán tiến hành trích BHXH theo chế độ hiện hành. * Kế toán thanh toán + vốn bằng tiền: Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra tất cả các khoản thanh toán với người bán và các đơn vị trong nội bộ Công ty. Bộ phận này chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý và hợp lệ, kế toán định khoản kế toán sau đó chuyển cho thủ quỹ. * Kế toán ngân hàng - thống kê - thu hồi vốn: - Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi Ngân hàng, tiền vay Ngân hàng, kế toán có nhiệm vụ viết uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi để thực hiện các khoản thanh toán với khách nợ và chủ nợ. Chứng từ kế toán làm căn cứ hạch toán là các giấy báo có, báo nợ, hoặc các bản sao kê của Ngân hàng, kèm theo các chứng từ gốc. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm, thông báo với Ngân hàng để đối chiếu xác minh, xử lý kịp thời các khoản chênh lệch (Nếu có) - Kế toán thu hồi vốn: Theo dõi về mặt thực hiện thu quyết toán công trình, theo dõi các khoản công nợ với bên A tìm mọi biện pháp để thúc đẩy quá trình thu hồi vốn được nhanh chóng, tránh tình trạng đọng vốn lâu ngày. - Kế toán thống kê: Theo dõi kế hoạch và việc thực hiện khối lượng các công trình hoàn thành, dở dang. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt của Công ty, căn cứ vào phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ để nhập hoặc xuất quỹ, cuối ngày thủ quỹ tiến hành đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt. * Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán nhận số liệu từ bộ phận kế toán tiền lương, kế toán vật liệu và các chi phí khác từ các bảng kê, bảng phân bổ... Sau đó tiến hành kết chuyển sang TK 154 (SP dở dang). Khi công trình hoàn thành bàn giao thì được kết chuyển vào TK 632 (Giá vốn hàng bán). Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán thanh toán lương, BHXH Kế toán ngân hàng, KT vốn bằng tiền Kế toán tổng hợp Kế toán ở chi nhánh Kế toán ở các xí nghiệp Kế toán ở các đội Kế toán vật liệu TSCĐ, CCDC 5.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chung, việc áp dụng hình thức này đã mang lại cho Công ty những kết quả đáng quan tâm. Hình thức kế toán nhật ký chung được áp dụng tại Công ty Licogi 20 bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký chuyên dùng. - Sổ cái các TK - Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: 112, 131, 138, 152, 153, 211, 214, 331, 338 - Hệ thống chứng từ Công ty đang sử dụng: Nhật ký chung. - Hệ thống tài khoản: 131, 331, 138, 338, 133, 333, 334, 152, 153, 211. Công ty đang áp dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 5.4. Hệ thống báo cáo kế toán trong Công ty. Báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo chi tiết Báo cáo công nợ Nhập - Xuất - Tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm Báo cáo TSCĐ - hao mòn Báo cáo thu chi ngoại tệ Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất Báo cáo giá thành. Báo cáo thuế Công ty Licogi 20 phải nộp báo cáo vào thời điểm cuối quý và cuối năm cho các đơn vị sau: - Cục quản lý doanh nghiệp - Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi - Cục thuế Hà Nội - Ngân hàng - Tổng cục thống kê Phần II thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 1. Các vấn đề chung về nguyên vật liệu tại Công ty. 1.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu tại Công ty. Nguyên vật liệu là TSLĐ thuộc nhóm hàng tồn kho, trong các doanh nghiệp tuỳ theo từng giai đoạn SXKD khác nhau mà hàng tồn kho được chia thành các loại khác nhau: - ở giai đoạn chuẩn bị sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: Vật liệu, hàng mua đang đi đường. - ở giai đoạn sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. - ở giai đoạn tiêu thụ, hàng tồn kho bao gồm: Thành phẩm hàng hoá trong kho, hàng gửi bán. Như vậy, nguyên vật liệu tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình SXKD để bắt đầu hình thành lên sản phẩm mới. Là Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp các công trình nên những vật liệu được sử dụng trong sản xuất của Công ty có các đặc thù riêng. Mỗi công trình, hạng mục đều cần sử dụng loại nguyên vật liệu thích hợp do đó phải sử dụng đến nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Để xây dựng các công trình lớn, Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu, phong phú về chủng loại, đa dạng về chất lượng. Ví dụ như riêng loại vật liệu xi măng, cũng rất đa dạng: xi măng trắng Hải Phòng, xi măng Hoàng Thạch, xi măng bao, xi măng rời… thép gồm thép trong nước, thép nhập khẩu với thép tròn F10, F14,… thép tấm, thép gai, thép cạnh, gạch lỗ, gạch đặc, đồ sứ vệ sinh. Có những loại vật liệu là sản phẩm của ngành khai thác mới qua sơ chế được đưa vào sử dụng như: Sỏi, cát, đá. Có loại vật liệu là sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp như: gỗ, tre, nứa để làm giàn giáo, cốt pha… có loại vật liệu đã qua chế biến và ở dạng cân kiện như các loại đồ gỗ, cửa, cầu thang, lan can… Khối lượng các loại vật liệu sử dụng rất khác nhau, có những loại vật liệu cần khối lượng lớn như xi măng, cát, gạch, thép, có những loại vật liệu sử dụng ít như vôi ve, đinh. Hầu hết các loại vật liệu sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên công trình, về mặt chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí xây dựng công trình khoảng 70%-74%. Qua đó ta thấy được vai trò to lớn của nguyên vật liệu trong công nghiệp xây dựng. Ngoài ra việc thu mua vận chuyển, bảo quản các loại nguyên vật liệu có đặc điểm riêng khác. Có loại vật liệu có thể mua ngay tại các cửa hàng đại lý vật liệu xây dựng trong địa bàn thi công, vận chuyển nhanh chóng. Có những loại vật liệu bảo quản trong kho như xi măng, sắt thép… có những loại phải đến tận nơi khai thác để mua và không thể bảo quản trong kho để ngoài trời như cát sỏi, đá, gây khó khăn cho việc bảo quản, dễ xảy ra mất mát hao hụt ảnh hưởng đến quá trình thi công. Việc thu mua vật tư có thể do Công ty trực tiếp đi mua có thể do đội tự mua, theo nhu cầu về vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình tại từng thời kỳ mà nhân viên của đội viết đơn xin mua vật tư lên phòng kế toán, sau khi được duyệt tạm ứng thì nhân viên của đội tiến hành đi mua vật tư và áp tải hàng về tận kho kèm theo các chứng từ. Để tiến hành xây dựng các công trình thi công sửa chữa các sản phẩm xây dựng cơ bản, Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn vật liệu gồm nhiều chủng loại khác nhau. Do đó muốn quản lý chặt chẽ và hạch toán chính xác cũng như bảo quản về nguyên vật liệu chủ yếu bao gồm hầu hết cả loại vật tư mà Công ty đã sử dụng trong xây dựng thi công như xi măng, sắt, gạch, cát… vật liệu rẻ tiền đơn chiếc như vôi, ve, bột màu Công ty đã sử dụng mỗi công trình thi công là một kho do đội thi công quản lý. 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu. Bắt đầu từ 01/01/1999, Nhà nước ta đã chính thức áp dụng VAT và luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực hiện sự chỉ đạo của tổng Công ty, Công ty đã nghiên cứu hai luật thuế mới này, đặc biệt là._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0670.doc
Tài liệu liên quan