MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1-1 Sổ danh điểm vật liệu 6
Sơ đồ 1-1 Phương pháp ghi thẻ song song 16
Sơ đồ 1-2: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 17
Sơ đồ 1-3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư 18
Sơ đồ 1-4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX 21
Sơ đồ 1-5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK 23
Sơ đồ 1-6 Hạch toán tổng hợp theo phương pháp Chứng từ ghi sổ 26
Sơ đồ 2-1: Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực P
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm Minh Dương. 36
Sơ đồ 2-2 Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 37
Sơ đồ: 2-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Thực Phẩm Minh Dương 38
Bảng 2-1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 40
Sơ đồ 2-4: Tổ chức bộ máy kế toán. 41
Bảng 2-2 Bộ máy kế toán năm 2009 42
Sơ đồ 2-5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp 47
Biểu mẫu 2- 1: Bảng thu mua hàng nông – lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất) 57
Biểu mẫu 2-2: Hóa đơn thu mua hàng nông – lâm – thủy sản ngày 11/12/2008 58
Biểu mẫu 2-3: Biên bản kiểm nghiệm bột sắn ẩm ngày 11/12/2008 60
Biểu mẫu 2-4: Phiếu nhập kho ngày 11/12/2008 61
Biểu mẫu 2-5: Phiếu chi ngày 11/12/2008 63
Biểu mẫu 2-6: Đề xuất duyệt giá nhập vật tư ngày 10/12/2008 64
Biểu mẫu 2-7: Hóa đơn GTGT ngày 10/12/2008 65
Biểu mẫu 2-9: Giấy đề nghị xuất vật tư ngày 17/12/2008 67
Biểu mẫu 2-10: Phiếu xuất kho ngày 17/12/2008 68
Biểu mẫu 2-11: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 69
Biểu mẫu 2-12: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho 70
Sơ đồ 2-1: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vât liệu theo phương pháp Thẻ song song 71
Biểu mẫu 2-13: Thẻ kho tháng 12 năm 2008 73
Biểu mẫu 2-14: Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu 75
Biểu mẫu 2-15: Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm 76
Biểu mẫu 2-16: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 78
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ tổ chức hạch toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 82
Biểu mẫu 2-18 Chứng tù ghi sổ số 01 85
Biểu mẫu 2-19: Chứng từ ghi sổ số 02 87
Biểu mẫu 2-20: Sổ cái nguyên liệu, vật liệu 88
Biểu mẫu 2-21: Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu 90
Biểu mẫu 2-22: Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán 91
Biểu mẫu 2-23: Sổ cái tài khoản 331 92
Biểu mẫu 2-24: Sổ cái tài khoản 621 93
Biểu mẫu 3-1: Hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 104
Sơ đồ 3-1: Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 106
Biểu mẫu 3-2: Chứng từ ghi sổ khi nhập kho nguyên vật liệu 108
Biểu mẫu 3-3: Chứng từ ghi sổ khi xuất kho nguyên vật liệu 109
Biểu mẫu 3-4: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 110
Biểu mẫu 3-5 Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu 111
Phụ lục 01: Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 116
Phụ lục 02: Phiếu nhập kho ngày 10/12/2008 118
DANH MỤC VIẾT TẮT
DN
Doanh nghiệp
CTCP
Công Ty Cổ Phần
HTX
Hợp tác xã
TSCĐ
Tài sản cố định
NVL
Nguyên vật liệu
KH - TT
Kê hoạch – Thị trường
TC – KT
Tài chính – Kế toán
CNV
Công nhân viên
GTGT
Giá trị gia tăng.
KKTX
Kê khai thường xuyên
KKĐK
Kiểm kê định kỳ
CTGS
Chứng từ ghi sổ
NT-XT
Nhập trước – xuất trước
NS -XT
Nhập sau – xuất trước
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt với sự tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các công ty trong nước càng phải tự hoàn thiện mình để có thể cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vấn đề sống – còn đặt ra với các doanh nghiệp (DN). Vì thế, DN muốn tồn tại và phát triển DN cần biêt cách khai thác lợi thế, điều tiết hoạt động theo đúng tính chất cung – cầu trên thị trường tức là phải hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Như vậy sự phát triển của một DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, tiết kiệm chi phí tới mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết, cơ bản và lâu dài của mỗi một DN.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm. Trong toàn bộ chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm tỉ trọng rất lớn. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đồng thời nó là thành phần cơ bản cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Với an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu, tổ chức quản lí và hạch toán NVL tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lí và các phần hành kế toán trong các DN. Trên cơ sở đó DN mới xây dựng được định mức thu mua, dự trữ và sử dụng NVL một cách hợp lý nhất, góp phần tiết kiệm NVL, tránh lãng phí, thất thoát. Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ kiểm soát chi phí đến nâng cao chất lượng của sản phẩm. Hoàn thiện công tác hạch toán NVL là vấn đề có tính chiến lược đòi hỏi mỗi DN phải có cơ sở pháp lý, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của DN mình, kịp thời ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán NVL trong các DN sản xuất nên trong thời gian thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Dưới sự hưỡng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của chú kế toán trưởng, các cô, chú anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty, dưới sự hưỡng dẫn của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Phương cộng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với ba phần chính:
Phần I: Lý luận chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu tại doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dưong.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Do những hạn chế nhất định về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, thời gian thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương không có nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn cùng mối quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể thầy cô giáo nói chung và cô giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Phương đã tận tình hướng dẫn và cho em những ý kiến quý báu.
Em cũng chân thành cảm ơn bác Kế toán trưởng, cùng các anh chị phòng TC – KT cũng như ban lãnh đạo công ty CPTP Minh Dương đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và làm luận văn.
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu.
1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu.
Ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. NVL trong doanh nghiệp sản xuất là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật chất hóa. NVL là một dạng tài sản vật chất thuộc loại hàng tồn kho. Nó cũng là một dạng tài sản lưu động, là một đối tượng lao động giữ vai trò có thể chính hoặc phụ trong hoạt động sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu.
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như: bột, enzim…..trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, vải, chỉ …trong doanh nghiệp may mặc…..
Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định. Dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu tao ra thực thể sản phẩm mới trong doanh nghiệp sản xuất vật chất. Do khối lượng NVL sử dụng, định mức NVL tiêu dùng là cơ sở để tạo ra khối lượng sản phẩm sản xuất tương ứng.
Giá trị của NVL tiêu dùng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí hoạt động trong kỳ báo cáo tùy theo mục đích sử dụng NVL.
Giá trị NVL sử dụng để tạo thành chi phí NVL có thể được ghi giảm trên cơ sở thu hồi phế liệu, vật liệu thừa có ích và các khoản bồi thường khác gắn với việc bồi thường sử dụng NVL.
1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp.
NVL là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá tri NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.Vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiêt kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thông danh điểm và đánh giá số danh điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL.
Để quá trình sản xuất, kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức hợp lí. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi đủ tiêu chuẩn kĩ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho, tránh việc bố trí kiêm nghiệm chức năng thủ kho với kế toán vật tư.
1.1.4. Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Để cung cấp đầy đủ kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.
Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lí kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại có thể xẩy ra.
1.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.
1.2.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu
Phân loại NVL theo vai trò và tác dụng NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.Vì vậy khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp Thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. NVL cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua vào với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo thành phẩm.
Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đối màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài…tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kĩ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ quá trình lao động.
Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Tạo điều kiên cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại dưới thể lỏng, rắn hoặc khí.
Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sủa chữa máy móc thiết bị, phương tiên vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất….
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kêt cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác: là các loại vật liệu đặc trưng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi.
1.2.2. Phân loại theo nguồn nhập nguyên vật liệu
Ngoài cách phân loại phổ biến trên, kế toán có thể tiến hành phân loại NVL dựa trên vai trờ và tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh: Đó là dựa vào nguồn nhập NVL. Căn cứ vào nguồn hình thành mà NVL trong doanh nghiệp có thể được chia thành 2 nhóm chính sau:
Nguồn NVL nhập từ bên ngoài: NVL hình thành do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng….
NVL tự chế: Là những NVL do doanh nghiệp tự sản xuất.
Cách phân loại này có ý nghĩa cơ sở, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định vị trí giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
1.2.3. Sổ danh điểm nguyên vật liệu.
Hạch toán NVL theo cách phân loại nói trên đáp ứng được nhu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với loại NVL. Để đảm bảo thuận tiện tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL.Các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm nguyên vật liệu”. Sổ này xác định thông nhất tên gọi, kí mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL.
Bảng 1-1Sổ danh điểm vật liệu
Kí hiệu
Tên,nhãn hiệu,...NVL
Đơn vị tính
Đơn giá
hoàn thành
Ghi chú
Nhóm
Danh điểm NVL
1.3. Tính giá nguyên vật liệu.
1.3.1. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu.
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là việc dùng tiền đề để biểu hiện giá trị của chúng.
1.3.1.1. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Việc tính giá NVL phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho. Theo chuẩn mực này quy định thì hàng tồn kho được tính theo giá giá gốc.
Theo nguyên tắc thận trọng: Nếu có giá thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gốm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Như vậy để phù hợp với chuẩn mực kế toán số 02, trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp Việt Nam, NVL được tính theo giá thực tế.
Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL. Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo nguồn nhập.
1.3.1.2. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Việc lựa chọn phương án tính giá thực tế NVL xuất kho có thể căn cứ theo nguyên tắc:
Nguyên tắc lựa chọn: việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL thực tế xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp…từ đó lựa chọn ra phương pháp tính giá xuất kho phù hợp nhất.
Tuy nhiên việc lưa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán: Tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL xuất kho mà doanh nghiệp sử dụng phải đảm bảo nhất quán it nhất trong vòng một niên độ kế toán, nếu có thay đổi thì doanh nghiệp cần phải giải trình rõ trên Báo cáo tài chính liên quan.
1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Đối với NVL mua ngoài nhập kho
Giá thực tế NVL nhập kho
=
Giá mua trên hóa đơn (không bao gồm Thuế GTGT)
-
Các khoản giảm giá và CKTM (nếu có )
+
Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu thu mua
+
Thuế nhập khẩu (nếu có )
+
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Đối với những doanh nghiệp tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Thuế GTGT không được tính vào giá trị thực tế của NVL.
Đối với những doanh nghiệp tinh Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thi Thuế GTGT được tính vào giá tri thực tế của NVL.
Đối với NVL tự gia công chế biến nhập kho:
Giá thực tế NVL gia công nhập kho trong kì
=
Trị giá thực tế
NVL xuất gia công chế biến
+
Chi phí chế biến
Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:
Giá NVL thuê ngoài gia công chế biến
=
Trị giá thực tế NVL xuất gia công chế biến
+
Chi phí giao nhận
+
Tiền thuê gia công
Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc cổ phần nhập kho:
Giá thực
tế NVL nhập kho
=
Giá do hội đồng tham gia thống nhất đánh giá
+
Chi phí phát sinh khi tiếp nhận NVL
Đối với NVL đươc biếu tặng, tài trợ: Trị giá thực tế của NVL bằng tổng gia tri hợp lí ban đầu của những NVL tương đương và chi phí có phát sinh liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận.
Đối vơi NVL được cấp viên trợ: Giá thực tế NVL nhập kho bằng tổng giá trị ghi trên biên bản giao nhận và chi phí phát sinh liên quan trực tiếp.
Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp: giá trị thực tế của phế liệu nhập kho bằng giá trị thực tế hoặc giá bán trên thi trường.
1.3.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Phương pháp tính giá xuất kho theo giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này thì khi xuất kho lô NVL nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
Giá thực
tế NVL xuất kho
=
Số lượng xuất kho
x
Đơn giá xuất
Trường hợp này thích hợp cho những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.
Ưu điểm: Công tác tinh giá NVL thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL.
Nhược điểm: Hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cần phải cho phép bảo quản riêng từng lô nhập kho NVL. Như vậy chi phí quản lý NVL khá tốn kém và tốn nhiều công sức.
Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước. Vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế lần nhập đó.
Giá thực
tế NVL xuất kho
=
Số lượng xuất kho (NT – XT)
x
Đơn giá nhập
Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều như các DN thương mại với hàng hóa có giá trị lớn…
Ưu điểm: cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho một cách kịp thời. Trị giá vốn của NVL tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu NVL tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Nhược điểm: Theo phương pháp này, doanh thu hiện được tạo ra bởi giá trị của NVL tồn kho đã mua vào từ đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Từ sự biến động của giá hàng tồn kho lớn điều này có thể dẫn tới sự thiếu chính xác của lãi gộp và doanh thu thuần. Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO dẫn đến lợi nhuận lớn nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, và ngược lại. Đồng thời, nếu số lượng chủng loại NVL đa dạng, phát sinh nhập – xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
Phương pháp nhập sau - xuất trước (NS –XT ):
:Theo phương pháp xuất kho này còn gọi là phương pháp LIFO, NVL được tính giá xuất kho trên cơ sở là giả định là lô NVL nào nhập kho sau sẽ xuất dùng trước.Vì vậy việc tính giá của NVL, xuất kho NVL thuộc lần nhập gần nhất là giá thưc tế của lần nhập đó.
Giá thực tế
NVL xuất kho
=
Số lượng xuất kho (NS –XT)
x
Đơn giá nhập
Trường hợp này thích hợp với doanh nghiệp có số danh điểm NVL nhập kho không nhiều.
Ưu điểm: Kế toán có thể tính giá một cách kịp thời. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với sự biến động của giá cả thị trường, làm cho những khoản doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại.
Nhược điểm: Phải tính giá cho từng danh điểm và phải hạch toán chi tiết số tồn kho theo từng loại giá. Như vậy tốn rất nhiều công sức, NVL nào đã cứ tồn kho sau cùng rất lãng phí và chất lượng NVL bị giảm sút.
Về thông tin kế toán, ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu nhập thuần. Vì khi giá cả tăng lên, LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. Trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng làm cho giá trị vật tư xuất dùng tăng và giá trị vật tư tồn kho giảm, giá vốn trong trường hợp này là cao nhất và ngược lại.
Phương pháp giá bình quân
Theo phương pháp này giá thực tế NVL xuất kho được tính theo giá đơn vị bình quân và từ dó xác định giá thực tế của NVL xuất kho như sau:
Giá thực tế
NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Trong đó phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền có thể được tính trong 3 trường hợp khác nhau chủ yếu như sau:
Trường hợp 1: Phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ:
Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân của một đơn vị NVL dựa trên giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ theo công thức:
Đơn giá thực tế bình quân 1 đơn vị NVL cả kì dự trữ
=
Giá trị thực tế NVL tồn kho đầu kì
+
Giá trị thực tế NVL
nhập kho trong kì
Số lượng NVL tồn kho đầu kì
+
Số lượng NVL nhập kho trong kì
Trường hợp này thích hợp cho những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập xuất mỗi danh điểm là nhiều.
- Ưu điểm: Giảm nhẹ viêc hạch toán chi tiêt NVL, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất từng danh điểm.
- Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kì hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác, tiến hành tính toán giá theo từng danh điểm mất khá nhiều thời gian.
Trường hợp 2: Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập.
Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của mỗi danh điểm NVL theo công thức:
Đơn giá thực tế bình quân 1 đơn vị NVL sau mỗi lần nhập
=
Giá trị thực tế NVL tồn kho trước khi nhập
+
Giá trị thực tế NVL nhập kho của từng lần nhập
Số lượng NVL tồn kho trước khi nhập
+
Số lượng NVL nhập kho của từng lần nhập
Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh diểm NVL, số lần nhập xuất kho mỗi danh điểm NVL là không nhiều.
Ưu điểm: Kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời.
Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều, phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm.
Trường hợp 3: Phương pháp giá bình quân cuối kì trước.
Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước theo công thức:
Đơn giá thực tế
NVL xuất kho
cuối kỳ trước
=
Giá trị thực tế NVL tồn cuối kỳ trước
Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước
- Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao,phụ thuộc vào tình hình biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chinh xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).
Phương pháp trị giá hàng tồn kho cuối kì:
Với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này vận dụng theo công thức sau:
Giá thực tế NVL tồn kho cuối kì
=
Đơn giá NVL nhập kho lần cuối
x
Số lượng NVL tồn kho cuối kì
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Giá thực tế NVL nhập kho
+
Giá thực tế NVL tồn kho đầu ki
-
Giá thực tế NVL tồn kho cuôi kì
Trường hợp này thích hợp với doanh Nghiệp có nhiều chủng loại NVL với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp lại được xuất dùng thường xuyên thì không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho.
Ưu điểm: Đơn giản,dễ tính.
Nhược điểm: độ chính xác chỉ là tương đối.
Phương pháp giá hạch toán
Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, giá cả thi trường thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiêu công sức và nhiều khi không thực hiện được. Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. Khi đó kế toán sử dụng giá hạch toán để tính giá trị NVL xuất hàng ngày, sau đó cuối kỳ điều chỉnh theo giá thực tế nhờ hệ số giá.
Trong kỳ:
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng xuất kho
x
Đơn giá hạch toán
Cuối kỳ:
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Hệ số giá NVL
x
Giá thực tế NVL xuất kho
Hệ số giá NVL
=
Giá thực tế NVL tồn kho đầu kì
+
Giá thực tế NVL nhập kho trong kì
Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kì
+
Giá hạch toán NVL nhập kho trong kì
Giá thực tế NVL xuất dùng trong kì
=
Giá hạch toán NVL
xuất dùng trong kì
x
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL
Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất NVL hàng ngày. Kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL trong công tác tính giá nên tính giá được tiến hành nhanh chóng, không bị phụ thuộc và số lượng danh điểm NVL, số lần nhập xuất của mỗi loại.
Nhược điểm: tính toán phức tạp, đội ngũ kế toán phải có trình độ cao.
1.4. Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu.
1.4.1. Thủ tục nhập kho
Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã kí kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi mua hàng về đến nơi, nếu cần xét thấy cần thấy có thể lập ban kiểm nghiệm, để kiểm nhận và đánh giá hàng mua về các mặt: số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm” sau đó bộ phận cung ứng hàng lập “Phiếu nhập kho” trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhập hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua làm thủ tục nhập kho Thủ kho sau khi cân, đo, đong đếm sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và sử dụng để phản ánh phản ánh số lượng nhập tồn của từng loại hàng, vật tư vào thẻ kho.
Trường hợp phát hiện thừa, thiếu sai quy cách, phẩm chất, thủ kho phải báo ngay cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản. Hàng ngày hoặc định kì thủ kho chuyển giao phiếu nhập kho cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ kế toán.
1.4.2. Thủ tục xuất kho
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận sử dụng vật tư viết phiếu xin lĩnh vật tư, dựa vào phiếu lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viêt giấy xuất kho trình Giám đốc duyêt. Dựa vào phiếu xuất kho, thủ kho xuất NVL và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho, sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho từng thứ tự vật tư vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kì thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất kho để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
1.5. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
1.5.1. Tổ chức hạch toán ban đầu.
Các chứng từ kế toán được Nhà nước ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, và các quyết định khác bao gồm:
Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
Hóa đơn bán hàng.
Hóa đơn GTGT.
Đối với các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, phải lập kip thời đầy đủ, theo đúng quy cách về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải chụi trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chứng từ kế toán hướng dẫn
Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức.
Biên bản kiểm vật tư.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì.
1.5.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Như chúng ta đã biết, NVL trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nên thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Chính vì vậy mà hạch toán NVL phải bảo đảm theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm NVL. Trong thực tế công tác kế toán hiện nay của nước ta, các doanh nghiệp thường áp dụng 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL là:
Phương pháp ghi thẻ song song
Phương pháp đối chiếu luân chuyển
Phương pháp sổ số dư.
Mỗi phương pháp hạch toán chi tiết đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy khi lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết doanh nghiệp cần phải gắn từng phương pháp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về đặc điểm NVL, khối lượng nghiệp vụ nhập – xuất NVL, trình độ của kế toán viên, quy mô doanh nghiệp… để từ đó xác định được phương pháp hạch toán phù hợp.
1.5.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song
Sơ đồ 1-1Phương pháp ghi thẻ song song
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ chi tiết vật tư
Sổ tổng hợp chi tiết
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Theo phương pháp này, hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho vật tư hợp pháp, hợp lệ thủ kho tiến hành nhập, xuất kho NVL và khi số lượng NVL và thực nhập, thực xuất vào chứng từ sau đó khi vào thẻ kho tính số tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất. Hằng ngày sau khi xong thẻ kho, thủ kho phải chuyển lên phòng kế toán có kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho nhận.
Hằng ngày hoặc định kì khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật tư, kế toán phải kiểm tra chứng từ kế toán, hoàn chỉnh chứng từ và ghi số lượng, giá trị, phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết.
Định kì hoặc cuối tháng kế toán chi tiết vật tư và thủ kho đối chiếu số liệu thẻ kho và các sổ kế toán chi tiết
Căn cứ vào các số liệu tổng hợp từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, mỗi danh điểm vật tư ghi một dòng. Cuối tháng kế toán xác định tổng nhập – tổng xuất và tổng tồn trên sổ tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn của kho NVL hoặc công cụ. Số liệu này dùng để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp chi tiết về NVL.
Như vậy, phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý tốt NVL. Tuy nhiên phương pháp này còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán. Vì vậy làm tăng chi phí kế toán. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, mật độ nhập – xuất ít.
1.5.2.2. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ 1-2:Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Theo phương pháp này, hàng ngày dựa vào các phiếu nhập kho, xuất kho đã được kiểm tra kế toán ghi vào thẻ kho.
Cuối kì, cuối tháng trên cơ sơ phân loại chứng tư nhập, xuất kho theo từng danh điểm NVL, theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập, xuất NVL”. Căn cứ vào các bảng kê này lập “Sổ đối chiếu luân chuyển NVL” và là căn cứ để lập “Bảng tổng hợp Nhập- xuất- tồn NVL”.
Đồng thời, tiến hành đối chiếu giữa thẻ kho và sổ đối chiếu luân chuyển và bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn NVL với sổ kế toán tổng hợp chi tiết NVL.
Với phương pháp này, kế toán dễ kiểm tra đối chiếu nhưng còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán và công việc dồn nhiều vào thời điểm cuối tháng. Từ đó làm tăng chi phí kế toán. Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng doanh nghiệp quy mô nhỏ, mức độ nhập xuất ít.
1.5.2.3. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư
Sơ đồ 1-3Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư
Phiếu nhập kho
Sổ giao nhận chứng từ nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng kê lũy kế NXT
Kế toán tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Theo phương pháp này, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho đã được kiểm tra và hơp lệ thủ kho tiến hành l._.ập thẻ kho. Đồng thời lập các phiếu giao nhận chứng từ nhập,xuất theo từng danh điểm NVL căn cứ vào các phiếu giao nhận lập “Bảng lũy kế Nhập- Xuất- tồn kho NVL”.
Đến cuối tháng căn cứ thẻ kho thủ kho lập “Sổ số dư”. Căn cư vào bảng lũy kế Nhập - xuất - tồn kho NVL kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập- Xuất- tồn kho NVL. Đồng thời, tiến hành đối chiếu số liệu giữa Sổ số dư và Bảng lũy kế Nhập- Xuất- tồn kho NVL; bảng tổng hợp Nhập- Xuất- tồn kho NVL với sổ kế toán tổng hợp chi tiết NVL.
Với phương pháp này kế toán giảm nhẹ được công tác ghi chép của kế toán vì tránh được sự trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán gặp nhiều khó khăn: kế toán muốn biết chỉ tiêu số lượng Nhập- Xuất- tồn kho của từng danh điểm NVL phải xuống kho xem xét thẻ kho. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng với doanh nghiệp quy mô lớn mật độ nhập – xuất nhiều, trình độ kế toán tương đối cao.
1.6. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.
1.6.1. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX).
1.6.1.1. Khái niệm.
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư trên sổ kế toán.
1.6.1.2. Đặc điểm và tài khoản sử dụng.
Theo phương pháp này bất kỳ thời điểm nào trên sổ sách kế toán cũng xác định được giá trị hàng tồn kho hiện có. Do đó cung cấp thông tin kịp thời và có độ chính xác cao. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
Chủ yếu kế toán sử dụng 2 loại tài khoản sau:
Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản 152: “Nguyên liệu,vật liệu”
TK 152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại NVL của doanh nghiệp theo giá thực tế và được chi tiết theo cơ cấu vật liệu sử dụng tại doanh nghiệp. Kết cấu của TK 152:
Bên Nợ:
Giá trị thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, gia công chế biến, nhận vốn góp hoặc từ nguồn khác…
Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
Trị giá thực tế NVL xuất dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đi góp vốn.
Trị giá NVL trả lại người bán, giảm giá hàng mua.
Chiết khấu thương mại NVL khi mua được hưởng.
Trị giá NVLhao hụt, mất mát, phát hiện khi kiểm kê.
Dư Nợ: Giá trị thực tế NVL tồn kho.
TK 152 được chi tiết thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết từng loại, nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của DN, theo vai trò và công dụng của NVL như sau:
TK 1521: NVL chính.
TK 1522: Vật liệu phụ.
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1525: Vật liệu khác
…
TK 151- hàng mua đang đi đường, được dùng để phản ánh giá trị vật tư hàng hóa của doanh nghiệp đã thu mua nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho, ví dụ như hàng đang lưu kho, lưu bãi ỏ người bán, hàng đang trên đường vận chuyển hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận để nhập kho…
Kết cấu của TK151:
Bên Nợ: Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi đường…
Bên Có: Giá trị hàng hóa vật tư đang đi đường đã về nhâp kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng.
Dư Nợ: Giá trị hàng hóa vật tư đi đường chưa về nhập kho.
1.6.1.3. Hạch toán tổng hợp tăng giảm NVL theo phương pháp KKTX.
=> Được phản ánh trực tiếp trên TK 152 như sau: (Sơ đồ 1-4 trang 21)
Sơ đồ 1-4Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX
TK 111,112,331,311 TK 152 TK 621,627,641,642…
Giá mua và chi phí thu mua Giá trị NVL xuất kho sử dụng
NVL đã nhập kho trong DN
TK 133
VAT đầu vào TK 154
Giá trị NVL xuất dùng
TK 151
Để gia công chế biến
Hàng mua đang hàng đi đường
đi đường nhập kho
TK 154 TK 221, 222, 223, 228
Nhập kho NVL tự chế hoặc gia công Xuất NVL góp vốn đầu tư
TK 811 TK 3387,711
TK 411 CL giảm CL tăng
Nhận vốn góp đầu tư bằng NVL
TK221,222,223,228 TK 411
Nhận lại vốn góp đầu tư bằng NVL Xuất NVL trả vốn góp đầu tư
TK 338, 711 TK 138, 632
Trị giá NVL thừa khi kiểm kê Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê
1.6.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
1.6.2.1. Khái niệm
Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê định kỳ để phản ánh giá trị NVL cuối kỳ (hàng tồn kho) trên sổ kế toán tổng hợp. Từ đó mới xác định kết quả và ghi sổ giá trị hàng tồn kho xuất dùng trong kỳ theo công thức sau:
Giá trị NVL
xuất kho
=
Giá trị NVL
tồn đầu kì
+
Giá tri NVL
nhập trong kì
-
Giá trị NVL
tồn cuối kì
1.6.2.2. Đặc điểm và tài khoản sử dụng.
Phương pháp này có ưu điểm là giảm khối lượng ghi chép kế toán, tuy nhiên tính chính xác của giá trị hàng tồn kho xuất dùng lại phụ thuộc vào chất lượng quản lý tại kho, quầy, bến bãi… Nên thường áp dụng ở những DN có cơ cấu chủng loại vật tư, hàng hóa nhiều, giá trị thấp, nhập – xuất thường xuyên.
Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động của vật tư hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị NVL mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng: Tài khoản mua hàng. Còn cáác TK 152, 151 chỉ sử dụng để phản ánh giá trị của NVL đi đường và tồn kho cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê định kỳ.
TK 611: TK mua hàng, được chi tiết thành 2 TK cấp 2:
TK 6111: Mua NVL
TK 6112: Mua hàng hóa.
Kết cấu TK 611:
Bên Nợ:
Kết chuyển giá gốc hàng hóa NVL, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kì
Trị giá thực tế vật tư, hàng hóa.
Mua vào trong kỳ, bán bị trả lại
Bên Có:
kết chuyển giá gốc hàng hóa, NVL tồn kho cuối kì (theo kết quả kiểm kê)
Giá gốc hàng hóa NVL sử dụng trong kì, hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kì)
Giá gốc NVL mua vào trả lại cho người bán, được giảm giá.
TK 611 không có số dư cuối kỳ.
1.6.2.3. Phương pháp hạch toán.
Khái quát lại tuần tự các nghiệp vụ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1-5, trang 23):
Sơ đồ 1-5Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK
TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152
(1) Kết chuyển NVL đi đường và (5) Kết chuyển NVL đi đường và
tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ
TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331
(2) Giá trị thực tế NVL mua vào (4)Trả NVL cho người bán hoặc trả CKTM
trong kỳ giảm giá hàng mua được hưởng
TK 133 TK 133
TK 411, 711
TK 621, 627, 641, 642
(3) Các trường hợp tăng NVL khác (6) Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ
thuộc loại phân bổ 1 lần
TK 142, 242
(7)Giá trị NVL xuất (8) Phân bổ
dùng thuộc loại vào chi phí ở
phân bổ 50% và các kỳ sau
nhiều lần
1.6.3. Hạch toán kiểm kê kho nguyên vật liệu
Để quản lý tốt NVL, định kỳ hoặc đột xuất mà doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm kê kho NVL để xác định tồn kho của từng danh điểm. Từ đó làm cơ sở đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán và xác định NVL thừa thiếu:
Với trường hợp kết quả kiểm kê phát hiện thiếu NVL, căn cứ vào Biên bản kiểm kê xác định giá trị NVL mất mát, hao hụt:
Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
Có TK 152 – Giá thực tế NVL thiếu.
Căn cứ vào Biên bản xử lý về giá trị NVL hao hụt, mất mát, kế toán ghi:
Nợ TK 11, 112, 334, 338 – Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 632 – Chênh lệch đánh giá lại phần hao hụt
Có TK 1381- tài sản thiếu chờ xử lý.
Với trường hợp kết quả kiểm kê phát hiện NVL thừa so với sổ sách kế toán, kế toán xác định nguồn gốc của số NVL này để có biện pháp xử lý:
Nợ TK 152:
Có TK 711 – NVL thừa xác định là của DN
Có TK 3381 – NVL thừa do phía nhà cung cấp.
Nếu DN trả lại nhà cung cấp, kế toán ghi đơn: Nợ TK 002
Và khi trả lại:
Nợ TK 3381
Có TK 152
Đồng thời ghi Có TK 002
Nếu đơn vị mua nốt số thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 3381
Có TK 331, 111, 112
1.6.4. Dự phòng giảm giá nguyên vât liệu tồn kho.
Với các DN, số lượng nhu cầu về vật tư nhiều, cần thường xuyên cho sản xuất diễn ra liên tục, kế toán nên tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL.
Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của số NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Vào cuối niên độ kế toán khi có đầy đủ các tài liệu chắc chắn về giá NVL trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế NVL đang tồn kho dự trữ trong kho, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK159: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Vào cuối niên độ kế toán tiếp theo
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước. Khi đó số chênh lệch lớn hơn được ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá NVL tồn kho)
Có TK 159 _ Dự phòng giảm giá NVL tồn kho.
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước. Khi đó số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập và ghi:
Nợ TK 159
Có TK 632
1.7. Hệ thống sổ kế toán
1.7.1. Các hình thức sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay.
Hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp thì các DN có thể áp dụng một trong 5 hình thức sổ kế toán sau:
Hình thức Nhật kí chung.
Hình thức Nhật kí- Sổ cái.
Hình thức Nhật kí chứng từ.
Hình thức Chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán trên máy tính.
Cụ thể trong CTCP Thực phẩm Minh Dương áp dụng hình thức sổ kế toán là “Hình thức Chứng từ ghi sổ”.
1.7.2. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (CTGS).
Điều kiện áp dụng và đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán CTGS
Điều kiện áp dụng:
Hình thức kế toán CTGS được áp dụng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi loại hình quản lý và trình độ kế toán, đặc biệt thuận lợi trong trường hợp sử dụng kế toán bằng máy vi tính.
Đặc trưng cơ bản:
Hình thức CTGS là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái.
CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
CTGS được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Các loại sổ áp dụng theo hình thức CTGS.
Chứng từ ghi sổ;
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;
Sổ Cái;
Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ
Sơ đồ 1-6Hạch toán tổng hợp theo phương pháp Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập Chứng từ ghi sổ và các sổ (thẻ) kế toán chi tiết có liên quan. Đồng thời kế toán cũng vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có và số dư từng TK trên sổ cái. Căn cứ vào sổ Cái và Chứng từ ghi sổ lập Bảng cân đối số phát sinh và căn cứ vào đó cùng Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tát cả các TK trên bảng can đối số phát sinh phải bằng nhau.Và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ…
Hình thức CTGS và ưu nhược điểm.
Hình thức CTGS có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót để điều chỉnh. Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khối lượng nghiệp vụ nhiều, đông nhân viên kế toán. Nhưng hình thức này có nhược điểm là việc ghi chép tiến hành trùng lắp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu kiểm tra số liệu bị dồn vào cuối tháng.
1.8. Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới.
1.8.1. Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.8.1.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02)
Về xác định giá nguyên vật liệu nhập kho.
Theo VAS 02, giá trị NVL được tính theo giá gốc (giá thực tế). Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở trạng thái và địa điểm hiện tại.
Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm: giá mua và các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyện bốc dỡ, bảo quản trong quá trình thu mua và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua.
Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí mua và chế biến hàng tồn kho.
Đối với thành phẩm, sản phẩm dở dang thì chi phí bao gồm :
Chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Về phương pháp tính giá NVL xuất kho.
Theo VAS02 có 4 phương pháp cơ bản :
Phương pháp giá đích danh.
Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp nhập trước – xuất trước.
Phương pháp nhập sau – xuất trước.
1.8.1.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02)
Về xác định giá NVL nhập kho.
Theo chuẩn mực này, NVL phải được tính theo giá gốc.
NVLphải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của NVL tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá gốc NVL bao gồm chi phí thu mua, chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Chi phí thua mua bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình thu mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp ; các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua.
Chi phí chế biến gồm:
Chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung : Định phí và biến phí.
Chi phí khác: chi phí thiết kế, chi phí đi vay (lãi tiền vay để đi mua NVL).
Về phương pháp tính giá NVL xuất kho :
IAS 02 đưa ra một số phương pháp tính giá như sau :
Phương pháp giá đích danh.
Phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp nhập trước – xuất trước.
Phương pháp thay thế được chấp nhận: Nhập sau – xuất trước (đã bị loại bỏ).
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
1.8.2. So sánh giữa IAS 02 và VAS 02.
1.8.2.1. Những điểm tương đồng.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế để phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhất là hài hòa và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Trên cơ sở vận dụng IAS 02, VAS 02 có những điểm tương đồng sau:
Về nguyên tắc tính giá: đều quy định NVl được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Về phương pháp tính giá NVL: đều tính theo phương pháp giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp NT – XT.
Về hạch toán : mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng đều hạch toán vào giá vốn hàng bán.
1.8.2.2. Những điểm khác biệt cơ bản.
Nhằm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta, VAS 02 cũng có những điểm khác biệt sau so với IAS 02:
Về phương pháp tính giá vật liệu: IAS không cho phép các DN áp dụng phương pháp NS – XT do nhiều đơn vị dùng nó để tránh thuế, lậu thuế thì VAS 02 vẫn cho phép sử dụng.
Về xử lý vật liệu thiếu khi kiểm kê: VAS 02 quy định sau khi tổ chức cá nhân bồi thường phần còn lại sẽ hạch toán vào giá vốn hàng bán còn IAS 02 thì quy định ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Về đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: theo IAS 02 thì DN có thể lập dự phòng giảm giá khi DN thấy giá trị hàng tồn kho bị giảm còn VAS 02 thì quy định chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và áp dụng với mọi loại hàng tồn kho.
Về phương pháp lập dự phòng: IAS 02 quy định đối với NVL dự trữ cho sản xuất dựa trên chênh lệch giữa giá phí thay thế với giá sổ sách. Còn VAS 02 quy định là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ sách với giá mua hoặc giá bán.
Về phân bổ chi phí sản xuất chung: IAS 02 quy định phân bổ biến phí dựa trên tình hình sử dụng thực tế máy móc thiết bị. Phân bổ định phí dựa trên năng suất trung bình của thiết bị sản xuất. Còn VAS 02 quy định chi phí sản xuất chung được phân bổ trên khối lượng sản xuất thực tế.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG.
2.1. Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân.
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương
Tên giao dịch tiếng Anh: Minh Dương Food Fuff Joint Stock Company.
Trụ sở chính: Xã Di Trạch – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội.
Mã số thuế: 0500141619.
Điện thoại: 0433661818
Fax: 0433 339 999.
Hiện tại công ty đã và đang đưa ra thị truờng các sản phẩm vừa là nguyên vật liệu đầu vào, vừa là lại sản phẩm tốt có uy tín đang được ưa chuộng trên cả nước và nước ngoài. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1989 – 1994:
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tiền thân là Liên Hiệp hợp tác xã công nghiệp Thương mai Minh Dương.
Năm 1989 thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đó là chính sách tôn trọng và phát huy 5 thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã (HTX),.... Là người đi đầu phong trào, dựa vào tiềm lực kinh tế và năng lực của bản thân. Ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và đứng ra làm chủ nhiệm HTX Minh Khai với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, và xác định nhiệm vụ là vừa kinh doanh, vừa là cầu nối trung gian tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên trong vùng. Với việc đầu tư đúng hướng và chính sách quản lý tốt nên HTX Minh Khai hoạt động ngày thêm hiệu quả, không ngừng góp phần cải thiện đời sống cho xã viên trong HTX, mà còn tạo cho ngân sách địa phương một nguồn thu lớn sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Giai đoạn 1994-2000:
Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông Nguyễn Duy Hồng đã tiếp tục hợp tác với một số thành viên tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình HTX mua bán Minh Khai, đồng thời cũng là thành viên của HTX mua bán Dương Liễu. Đến năm 1994, khi cả 2 HTX đều phát triển tốt, xét thấy thời cơ đã đến để liên kết 2 HTX về một khối; ngày 09/3/1994 theo quyết định số 18/QĐ-UB của UBND huyện Hoài Đức, liên hiệp HTX công nghiệp thương mại Minh Dương ra đời với 22 xã viên, vốn điều lệ là 990 triệu đồng. Từ đó, liên hiệp bắt đầu xây dựng và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền sản xuất chính là: dây truyền sản xuất mạch nha và đường Glucô. Có thể nói từ khi liên kết 2 HTX thành liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương, vấn đề công ăn việc làm được giải quyết dần dần trong dân cư, đồng thời cũng đem lại thu nhập khá ổn định và ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong liên hiệp.
Trong 6 năm hoạt động liên tục, mặc dù không phải lúc nào cũng gặp khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của mọi người đều vượt qua và ngày càng phát triển mình lên. Song trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến một lần nữa liên hiệp cần phải làm mới lại mình để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh, từ liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương đã chuyển đổi thành CTCP Thực Phẩm do ông Nguyễn Duy Hồng làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.
Giai đoạn 2000 đến nay:
CTCP Thực Phẩm Minh Dương ra đời theo quyết định số 0303000001/CPTP ngày 18/01/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay sáp nhập vào Hà Nội). Sự ra đời của công ty Minh Dương là một xu thế tất yếu và hoàn toàn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và một bước tiến quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX Công nghiệp Thương mại Minh Dương. Qua đây ta còn thấy được sự nhạy bén trong nắm thời cuộc của ban lãnh đạo HTX Minh Dương mà nay là ban lãnh đạo CTCP Minh Dương, điều này bước đầu cho ta niềm tin vào sự thành công của công ty trong tương lại. Từ khi chuyển đổi đến nay, công ty đã đưa vào hoạt động 4 khu sản xuất đóng trên địa bàn 4 xã:
Khu sản xuất mạch nha công nghiệp nhà máy tại xã Minh Khai.
Khu sản xuất đường Glucô bằng công nghệ enzim nhà máy tại xã Cát Quế.
Khu trang trại gồm cây trồng và vật nuôi đóng trên địa bàn xã Dương Liễu.
Khu sản xuất mạch nha và đường Glucô nhà máy tại xã Di Trạch mới đưa vào hoạt động tháng 11/ 2005. Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn với cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, lại xây dựng trên diện tích đất rộng, giao thông thuận tiện.
Từ 02/2006 công ty chuyển toàn bộ hoạt động của 2 khu sản xuất mạch nha và đường Glucô về nhà máy ở Di Trạch, đồng thời với việc di chuyển các phòng ban lãnh đạo ra Di Trạch để điều hành quản lý. Song song vẫn tồn tại 2 nhà máy ở Minh Khai và Cát Quê cùng hoạt động thống nhất với nhà máy ở Di Trạch và hoạt động chịu sự quản lý của ban điều hành tại Di Trạch.
Như vậy, trụ sở chính của CTCP Thực Phẩm Minh Dương sẽ đóng tại xã Di Trạch - Hoài Đức – Hà Nội.
Những năm gần đây, công ty đã không ngừng lớn mạnh và có sự phát triển vượt bậc làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm dẫn đến thu nhập bình quân đầu người cũng tăng và việc nộp thuế cho Nhà nước cũng được đảm bảo. Có được những thành quả đó là nhờ sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh.
2.1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương hoạt động với chức năng sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm cung cấp cho cả thị trường dưới cả 2 hình thức là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Với 2 sản phẩm chính cung cấp ra thị trường là mạch nha và đường Glucô. Hai sản phẩm này được chế biến từ các nguồn nhiên liệu liên quan đến tinh bột và một số nguyên vật liệu phụ khác qua công nghệ enzim. Sản phẩm mạch nha và đường Glucô là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các công ty, nhà máy sản xuất bánh kẹo, công ty dược phẩm, và phục vụ tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm đường Glucô còn là một mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì nó có đặc tính nổi trội so với các loại đường khác trên thị trường. Do đó có thể thấy rằng hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 mặt hàng này là nguồn thu chủ yếu của công ty.
Mặt khác CTCP Minh Dương còn xây dựng và đưa vào hoạt động khu trang trại cây trồng và vật nuôi với diện tích rộng lớn, tương đối đa dạng về chủng loại: hoa quả, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt có những sản phẩm từ hươu, cá sấu, đà điểu.. Với số lượng lớn và sản phẩm chất lượng, một mặt tao sự phong phú trên thị trường thực phẩm, mặt khác góp phần xây dựng và phát triển mô hình trang trại trên mảnh đất có nhiều điều kiện thuận lợi.
Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm sản xuất một số sản phẩm khác như: phù trúc, giấy tinh bột, thực phẩm chay… Tuy sự đóng góp của các sản phẩm này vào doanh thu chưa cao, song có thể nói ban lãnh đạo công ty đã rất cố gằng trong việc tiếp cận thị trường, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới mà người tiêu dùng ưa chuộng.
Với mục đích tồn tại và ngày một lớn mạnh, nhiệm vụ chính công ty đưa ra là ngày càng cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ tốt đem lại lợi nhuận cao cho DN. Có làm được điều đó mới tăng thu nhập, đảm bảo được đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau chúng tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Cũng như các DN khác, công ty phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ với Nhà nước như nộp Thuế,..
Công ty cũng thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn..
2.1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Với nguyên liệu chính sử dụng là tinh bột, mà công ty lại đóng trên địa bàn vốn trước đó đã phát triển về với nghề làm loại sản phẩm này, nên đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất. Cùng với bộ máy quản lý hiệu quả, ban giám đốc là những người nhanh nhậy trong đầu tư kinh doanh, nên từ khi thành lập đi vào hoạt động đến nay các sản phẩm của công ty đã từng bước tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường với số lượng và chất lượng ngày càng cao
Hiện nay các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng ở các tỉnh trong nước và mở rộng ra nước ngoài. Công ty đã có hơn 50 đại lý trên toàn quốc.
Để quản lý tốt mạng lưới phân phối, công ty chia ra làm 3 khu vực chính, đó là: thị trường miền Bắc, thị truờng miền Trung và thị trường miền Nam. Với sự quản lý thị truờng theo khu vực này, công ty dễ nhận biết các đặc tính thị trường để cho những biện pháp thích hợp:
Thị trường miền Bắc là thị trường chính của công ty: cung cấp mạch nha là nguyên vật liệu chính cho các khu công nghiệp, công ty sản xuất các loại bánh kẹo uy tín, các ngành sản xuất bia, các công ty dược phẩm. Sản phẩm cung cấp đến thị truờng có chất lượng tốt, đảm bảo, giá thành hơi cao so với các sản phẩm làm thủ công nên chủ yếu tập trung ở các thành phố, các nhà máy chuyên sản xuất các lại bánh kẹo có chất lượng tốt. Còn thị truờng nông thôn thì hạn chế hơn.
Thị truờng miền Trung: công ty phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn như Vinh, Huế, Đà Nẵng…chỉ các thành phố lớn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cao.
Thị trường miền Nam cũng coi là thị truờng có tiềm năng. Tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, và một số tỉnh khác. Do đặc tính của người tiêu dùng ở đây, sản phẩm của công ty cũng được phân phối rộng khắp, tuy nhiên so sánh độ dài địa lý nên rất là hạn chế.
Thị trường tiêu thụ của công ty còn gặp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như các loại sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Malaisia, Thái lan, Mỹ, Australia, Canada 1 số nước ở Châu Âu …Một mặt, do đặc tính tiêu dùng, tâm lý thị hiếu của khách hàng,… làm việc chiếm thị trường trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, công ty cũng thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á…nhưng nói chung sản lượng này đóng góp vào doanh thu là rất nhỏ.
Với việc đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt và phương châm hoạt động của công ty là lấy chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống còn của mình, nên mạch nha và đường Glucô của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy và tạo được mối quan hệ tốt với bạn hàng thường xuyên của mình là những doanh nghiệp lớn như: công ty bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Tràng An…các công ty dược phẩm có uy tín và nhiều đại lý khác. Việc có được những bạn hàng lớn, điều đó góp phần thúc đẩy, khuyến khích công ty đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thị phần cung cấp sản phẩm cho những bạn hàng truyền thống của mình và tìm thêm được bạn hàng mới. Như vậy với 2 sản phẩm chính là mạch nha và đường Glucô đã là nền tảng tạo ra sự phát triển nhanh và khá bền vững cho công ty.
2.1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương sản xuất mạch nha và đường Glucô trên dây chuyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ sản phẩm. Mỗi công đoạn quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên đòi hỏi đội ngũ công nhân với số lượng không nhiều nhưng phải có trình độ tay nghề cao để vận hành và sử dụng máy an toàn và có hiệu quả. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2-1:Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Tinh bột
Hòa sữa
Dịch hóa
Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinh
Cô đặc
Đóng gói
Tiêu thụ
Enzim
to
Sơ đồ 2-2Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Tinh bột
Hòa sữa
Dịch hóa
Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinh
Cô đặc
Ly tâm
Nghiền
Đóng gói
Tiêu thụ
Enzim
to
Enzim
to
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị thành viên.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Tại trụ sở chính, ban lãnh đạo hoạt động gồm các chức vụ quan trọng từ trên xuống dưới. Tại đây các kế hoạch về hoạt động sản xuất, các chiến lược kinh doanh được ban lãnh đạo công ty bao gồm tổng giám đốc,trợ lý cùng các phòng ban chức năng… cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi các vấn đề phức tạp. Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, những quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu, đề suất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền xuống cấp dưới theo trực tuyến đã quy định Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên công ty đã thiết lập cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DN tương đối hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bào quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Sơ đồ: 2-3:Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Thực Phẩm Minh Dươ._. TK 111, 112, 331,…Tổng giá trị NVL đã bao gồm thuế.
Sang kì sau NVL về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 152: Giá trị NVL nhập mua.
Có TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường
Nghĩa là kế toán đồng thời mở thêm sổ chi tiết và sổ Cái Hàng mua đang đi đường (TK151) để theo dõi một cách đầy đủ.
Như vậy công ty sẽ quản lí tốt hơn tài sản của mình cũng như là tình hình công nợ của công ty mình
Việc sử dụng TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào hạch toán kế toán
Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng chuẩn mực mới ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho cần được công ty đưa vào áp dụng trong niên độ kê toán tới.
Vào cuối niên độ kế toán, khi giá tri thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng hàng tồn kho.
Mức dự phòng giảm giá NVL tồn kho
=
Số lượng NVL tồn kho tại thời điểm cuối niên độ
x
Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại NVL tồn kho đó
Mức chênh lệch
=
Giá gốc NVL tồn kho theo sổ kế toán
x
Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn kho
Vào cuối niên độ kế toán khi có đầy đủ chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ về giá vốn NVL trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế NVL đang tồn kho dự trữ trong kho, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phương pháp hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3-1: Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159 TK 632
Cuối niên độ kế toán tính, trích, lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
Cuối niên độ kế toán năm sau, trích bổ sung dự phòng
giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải trích lập dự phòng
năm sau lớn hơn số phải trích lập năm trước)
Cuối niên độ kế toán năm sau, hoàn nhập dự phòng
(nếu số phải trích lập dự phòng năm sau nhỏ hơn số phải
trích lập năm trước)
Việc lập dự phòng này tính theo từng loại vật tư, giả sử đến 31/12/2008 có sự sụt giảm mạnh về giá của NVL là Than hoạt tính.
Đối với 25.218 kg Than hoạt tính còn tồn kho, giá gốc của NVL này là 27.000đ/kg (đã bao gồm giá mua và chi phí mua liên quan khác). Cũng tại thời điểm này, giá thị trường chỉ là 25.000đ/kg, giả sử các chi phí liên quan khác đối với việc bảo quản là 1.000đ/kg, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện được của 1 đơn vị Than hoạt tính là 24.000đ/kg (= 25.000đ/kg - 1.000đ/kg). Khi đó công ty cần trích một khoản dự phòng giảm giá cho Than hoạt tính là: 25.218 x (27.000 – 24.000) = 75.654.000đ. Và hạch toán trích lập lần đầu:
Nợ TK 632 : 75.654.000
Có TK 159: 75.654.000
Như vậy khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho thì đây là công cụ hữu hiệu, để bảo toàn vốn lưu động, hoạt động SXKD của công ty trong điều kiện giá cả đầy biến động. Dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp trong niên độ đó nhưng lại là nguồn bù đắp nếu giá NVL của thi trường thực sự phát sinh giảm.
3.2.3.4. Về đánh giá nguyên vật liệu.
Công ty áp dụng tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn. Như đã trình bày ở phần II, các NVL chính của công ty là mua chủ yếu của người sản xuất trực tiếp với số lượng nhỏ lẻ công ty rất sáng tạo khi sử dụng Bảng kê thu mua hàng nông –lâm - thủy sản để theo dõi tình hình mua hàng. Cuối ngày kết thúc việc mua bán NVL, đơn giá ghi trên phiếu nhập kho là giá bình quân của tất cả lượng hàng đó. Mặt khác đặc điểm sản xuất của công ty là đưa NVL vào sản xuất không mang tính tập trung do đó cuối ngày kế toán mới tổng hợp các nghiệp vụ xuất phát sinh và phản ánh tổng số NVL đã xuất ra trong ngày để phản ánh trên phiếu xuất kho. Điều này rất thuận tiện cho phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân liên hoàn.
Đơn giá NVL bình quân hàng ngày
=
Giá tri thực tế NVL tồn đầu ngày
+
Giá trị thực tế NVL nhập trong ngày
Số lượng NVL thực tế tồn đầu ngày
+
Số lượng NVL thực nhập trong ngày
Đến cuối ngày kế toán đã có trị giá NVL xuất dùng trong ngày. Công việc này đã làm giảm bớt công việc cho kế toán vào cuối tháng. Đồng thời nó phản ánh sát thực hơn tình hình biến động giá cả NVL trên thị trường.
3.2.3.5. Về hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Minh Dương.
Đối với bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho NVL, thành phẩm. Công ty nên mở thêm cột “tổng số” đối với thành phẩm, để tiện quản lý.
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” nhưng đến cuối tháng mới cộng chứng từ ghi sổ. Trên cơ sở xây dựng tốt phương pháp tính giá NVL theo phương pháp bình quân liên hoàn (mục 3.2.3.4), về việc mở “Chứng từ ghi sổ” nên thống nhất lại chuẩn theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC tức là Doanh nghiệp sẽ mở các Chứng từ ghi sổ phân theo thời kỳ, kết hợp với nội dung kinh tế nghiệp vụ. Kế toán sẽ phân theo nghiệp vụ nhập riêng, xuất riêng để tiện theo dõi, và các Chứng từ ghi sổ này phân chia theo thời gian là 7 ngày, tương đương với việc doanh nghiệp sẽ mở 8 Chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ nhập – xuất.
Kỳ 1: từ ngày 01 - 07
Kỳ 2: từ ngày 07 – 15
Kỳ 3: từ ngày 15 – 22
Kỳ 4: Từ ngày 22 – 30
Và được lập theo mẫu số S02a-DN (ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC):
Biểu mẫu 3-2: Chứng từ ghi sổ khi nhập kho nguyên vật liệu
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu số S02a-DN
(theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỪNG TỪ GHI SỔ
SỐ 040
Từ 01/12/N – 07/12/N
Trích yếu
Số hiệu
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
152
152
….
Tổng
x
Kèm theo… chứng từ gốc
Ngày 07/12/N
Người lập sổ Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Biểu mẫu 3-3: Chứng từ ghi sổ khi xuất kho nguyên vật liệu
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu số S02a-DN
(theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỪNG TỪ GHI SỔ
SỐ 045
Từ 01/12/N – 07/12/N
Trích yếu
Số hiệu
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
152
152
….
Tổng
x
Kèm theo… chứng từ gốc
Ngày 07/12/N
Người lập sổ Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Măt khác công ty cũng không mở “Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ”. Chính đó là những nhược điểm mà công ty cần khắc phục, điều đó làm cho việc theo dõi, đối chiếu, kiểm tra trở nên khó khăn. Theo em trong thời gian càng sớm công ty nên giảm số ngày cộng một chứng từ ghi sổ, để tránh nhầm lẫn số liệu và dễ kiểm tra đối chiếu. Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự thời gian căn cứ vào các chứng từ ghi sổ và quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Như vậy việc hạch toán kế toán được chặt chẽ hơn tránh gây những sai sót trong khi đối chiếu. Kết cấu của Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ theo mẫu số S02b-DN như sau:
Biểu mẫu 3-4: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Đơn vị: CTCP Thực Phẩm Minh Dương Địa chỉ: Hoài Đức – Hà Nội
Mẫu số S02b-DN
(theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm ….
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
Số hiệu
Ngày, tháng
-Cộng tháng
-Cộng lũy kế từ đầu quý
Cộng tháng
Cộng lũy kế từ đầu quý
Sổ này có …trang, đánh số từ trang số 01 đến trang….
Ngày mở sổ: …
Ngày …tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Đối với sổ kế toán mà công ty áp dụng công ty nên cho thêm cột “Đơn giá” nhập để tiện theo dõi tình hình giá cả biến động trên thị trường của hàng hóa, NVL…Để công ty có kế hoạch phù hợp cho công tác tài chính và quản lí của mình. Mẫu như sau (Mẫu số S10-DN ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC):
Biểu mẫu 3-5 Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Ngày…tháng… năm …
Tên, quy cách, phẩm chất, mã số vật tư, sản phẩm hàng hóa: …..
Đơn vị tính: Kg
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Cộng
Sổ này có …trang, đánh số từ trang số 01 đến trang….
Ngày mở sổ: …
Ngày …tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp hoàn thiện.
3.3.1. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đưa ra.
Các giải pháp em đã đưa ra ở trên dựa vào việc phân tích các hạn chế trong việc hạch toán chi tiết tổng hợp NVL của công ty. Nếu công ty tiến hành khắc phục những hạn thì sẽ mang lại lợi ích không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài.
Kế toán NVL có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp mà đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL sẽ tác động lớn và tích cực đến công tác quản lí và sử dụng NVL trong công ty. NVL được quản lí chặt chẽ trên cả hai mặt giá trị và số lượng theo từng khâu từng bộ phận. Mặt khác quản lí NVL chặt chẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Quản lí NVL không chỉ quản lí chung mà còn quản lí trên sự phân chia từng loại NVL, do đó mọi hư hại mất mát, kém phẩm chất luôn được phát hiện kịp thời từ đó có biện pháp giải quyết nhanh chóng không làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tới chất lượng sản phẩm, có tác dụng đẩy nhanh kế hoạch doanh thu, chi phí mà công ty đặt ra.
3.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.3.2.1. Về phía nhà nước
Trên nền tảng pháp luật là tiền đề cho xã hội phát triển kinh tế. Một hệ thống Pháp luật đầy đủ chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho nền kinh tế phát triển từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển hòa cùng vào dòng chảy nền kinh tế toàn cầu.
Ở Việt Nam với nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, nhà nước chủ chương thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy nhà nước không ngừng phải hoàn thiện bộ máy pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để dảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiêp, giữa các thành phần kinh tế.
Cơ chế chính sách quản lí của nhà nước
Nhà nước là người nắm vai trò quan sát nên nhà nước cần thực hiện một số công việc như sau:
Thứ nhất, triển khai đánh giá hệ số tín nhiệm đối với doanh nghiệp từ đó áp dụng các biện pháp ưu đãi với mức độ khác nhau đối với các doanh nghiệp. Như vậy, những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn về cả số lượng tiền vay và cả lãi xuất tiền vay. Hệ số tín nhiệm được đánh giá dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN hoặc tính khả thi và hiệu quả của dự án vay vốn. Dưới sự ảnh hưởng của sự khủng hoảng thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng suy giảm đáng kể, hàng loạt các chính sách mà Nhà nước đưa ra nhằm kích cầu, khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt kể đến các chính sách về chi tiêu Ngân sách, các chính sách về đầu tư, các chính sách đưa ra từ phía các ngân hàng: ưu đãi cho vay về lãi suất và đối tượng vay vốn…có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế.
Nhà nước cũng nhận thấy vai trò của việc xét tính hiệu quả và khả năng chi trả của DN đối với mỗi dự án vay vốn vô cùng cần thiết nó tăng cường công tác thanh tra giám sát dễ kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn của DN, là biện pháp hữu hiệu để nhà nước tránh được những thất thoát vốn mà vẫn giúp được các DN phát triển kinh tế ổn định. Các cơ quan chủ quản cần tiến hành xây dựng những nguyên tắc kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với báo cáo tài chính của các DN. Có biện pháp quy chế gắn trách nhiêm với các bộ phận quản lí doanh nghiệp trước sự thất thoát của tài sản và vốn trong từng DN.
Ngoài ra vai trò của nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản mà vẫn chặt chẽ, giúp tăng đầu tư nước ngoài hàng hóa nước ta có thể dễ dàng xuất sang các nước khác hoặc việc mua NVL trong nước không sản xuất hay giá cả cao... với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Nhà nước phải ban hành chính sách đồng bộ để các DN lấy đó làm cơ sở hoạt động cho mình .
3.3.2.2. Về phía công ty.
Luôn luôn hoàn thiện và đổi mới hệ thống kế toán – hiệu năng – hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để thực hiện tốt các giải pháp đó phải có một đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm trong công việc. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có nhiệt huyết với công việc, trình độ chuyên môn vững vàng, phải luôn nghĩ rằng làm lợi cho công ty chính là làm lợi cho xã hội cũng như cho chính bản thân mình.
Công ty cần có đội ngũ lãnh đạo quản lí tốt có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ lãnh đạo phải là người đi tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động của công ty cũng như là tấm gương đạo đức và lối sống.
Công ty cần mở rộng các mối quan hệ với các đối tác các công ty xí nghiệp khác để có thi trường rộng lớn hơn. Tranh thủ sự giúp đỡ đóng góp của họ nhằm đưa công ty ngày một phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Để có thể áp dụng tốt các giải pháp này thì công ty phải có một nguồn tài chính nhất định. Đồng thời công ty phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và luôn cập nhật những thông tin về khoa học kĩ thuật và vận dụng vào Sản xuất kinh doanh của DN.
Để thực hiện các vấn đề trên đòi hỏi công ty cần giải quyết hàng loạt vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, có các biên pháp giáo dục khuyến khích về kinh tế đối với người lao động trong DN. Công ty cần phải xác định được tồn kho dự trữ NVL dựa trên các căn cứ sau:
Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên về NVL
Khả năng cung ứng NVL của thị trường
Thời gian vận chuyển NVL từ nơi cung ứng tới doanh nghiệp.
Giá cả các NVL được cung ứng .
Công ty phải nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có chính sách thích nghi, phù hợp với chúng nhằm có cơ hội phát triển cao hơn nữa.
Một điều quan trọng nhất là khi xây dựng tổ chức thực hiện bất cứ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của công ty thì điều cơ bản là cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả mang lại phải phù với chính chi phí bỏ ra.
Thử phân tích cụ thể hơn đối với việc nâng cao tay nghề cho bộ máy kế toán NVL nói riêng:
Công việc này cũng là một phần quan trọng mà công ty cần lưu ý. Nhưng để thực hiện công việc này cũng gặp một số khó khăn đối với công ty như là: Kinh phí để nâng cao tay nghề cho công nhân viên cũng là nguồn kinh phí không nhỏ. Và khi đào tạo xong việc ràng buộc nhân viên ở lại công ty cũng là vấn đề nan giải, làm sao công ty có thể giữ nhân viên đó mãi nếu nhân viên đó muốn công việc là ở chỗ khác,…Mặt khác khi tuyển những nhân viên có trình độ tay nghề cao trình độ chuyên môn cao để họ tìm ra những phương pháp tổ chức công tác kế toán phù hợp hơn với công ty thì cũng là rất khó, đế thay đổi việc tổ chức công tác kế toán đối với một nhân viên chưa hiểu sâu về phong cách và tác phong của công ty sản xuất từ lâu năm. Chính vì vậy sự tin tưởng của ban quản lí vào kế hoạch này là không cao. Đồng thời khi sử dụng những nhân viên này mà thực sự vẫn chưa đạt được mục đích mà công ty mong muốn ở họ thì kinh phí để bỏ ra cho họ là cao.
à Như vậy trường hợp này cũng không mang tính cấp bách đối với công ty. Khi thực hiện những công việc trên cần có những ràng buộc của công ty với các nhân viên được ưu tiên một cách chặt chẽ. Đồng thời với cá nhân các nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công ty. Vì thời gian gần đây công ty đã đầu tư vào nâng cấp hệ thống máy móc và một số công việc quan trọng nên lúc này không phù hợp để công ty làm công việc này. Khi công ty đã có cơ sở vật chất và nguồn vốn dồi dào thì việc nâng cao tay nghề của nhân viên là một việc tất yếu.
KẾT LUẬN
Nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng việc duy trì sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, là một yếu tố cơ bản nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc tổ chức hạch toán NVL là một nhu cầu tất yếu của công tác quản lí và sử dụng NVL làm sao cho hiệu quả, hợp lí nhất với công ty và theo quy định của chế độ kế toán. Điều này góp một phần quan trọng trong việc giám chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo hình ảnh của công ty trên thị trường.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thực phẩm. Việc quản lý sao cho tốt NVL, hạch toán NVL đúng đắn là vô cùng quan trọng. Thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty ngày càng lớn dần cả về chất và lượng, công ty đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường hàng thực phẩm, luôn tiềm ẩn rủi ro.
Tuy nhiên do thời gian thực tập là chưa lâu, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các bác, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty và các bạn để luận văn của em đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và ban lãnh đạo CTCP Thực Phẩm Minh Dương, bác Tính - kế toán trưởng, các cô chú, anh chị trong phòng TC – KT và một số phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Danh Thị Dung
Phụ lục 01:Bảng cân đối số phát sinh năm 2008
CTCP Thực Phẩm Minh Dương
Hoài Đức – Hà Nội
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
Tháng 12 năm 2008
TK
Tên tài khoản
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
Số cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
111
Tiền mặt
1 077 996 880
10 603 809 700
11 059 997 796
621 808 784
112
Tiền gửi ngân hàng
53 695 813
7 102 771 169
6 994 543 834
161 923 148
131
Phải thu khách hàng
19 615 629 895
188 637 500
9 686 856 326
10 915 779 819
18 521 056 492
322 987 500
133
Thuế VAT
156846 235
156 846 235
138
Phải thu, phải trả khác
1 000 000
1 000 000
141
Tạm ứng
1 451 606 100
1 579 150 000
217 575 000
2 813 181 100
142
Chi phí chờ kết chuyển
132 329 600
26 503 700
158 833 300
152
Nguyên vật liệu
7 784 001 399
4 446 162 055
5 313 818 073
6 916 345 381
153
Công cụ dụng cụ
1 865 404 397
656 414 950
149 580 271
2 372 239 076
154
Chi phí sản xuất dở dang
200 000 000
6 837 177 221
7 037 177 221
155
Thành phẩm
6 748 262 647
6 837 177 221
7 463 582 216
6 121 857 652
156
Hàng hóa
1 514 997 872
135 193 089
743 377 324
906 813 637
211
Tài sản cố định
52 698 160 412
1 289 631 200
53 987 791 612
214
Hao mòn TSCĐ
14 250 819 347
250 000 000
14 500 819 347
241
Xây dựng cơ bản dở dang
4 522 034 516
204 530 546
4 726 595 062
311
Vay ngân hàng ngắn hạn
22 899 198 200
4 087 044 000
5 231 120 000
24 043 274 200
331
Phải trả người bán
1 327 183 656
12 495 729 460
8 499 891 495
6 593 742 593
599 097 409
9 861 494 311
333
Thuế và các khỏan phải nộp
680 336 020
406 846 235
504 366 307
777 856 092
334
Thanh toán tiền lương
17 891 256
431 191 200
450 000 000
36 700 056
338
Phải trả phải nộp khác
5 936 022 800
1 813 639 573
1 747 509 473
5 869 892 700
341
Vay ngân hàng dài hạn
1 280 000 000
90 000 000
1 190 000 000
342
Vay đối tượng khác
6 432 072 000
346 000 000
6 086 072 000
411
Nguồn vốn kinh doanh
30 788 168 078
30 788 168 078
421
Lãi chưa phân phối
4 021 458 616
11 400 000
419 219 753
4 429 278 369
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
11 400 000
11 400 000
511
Doanh thu bán hàng
9 182 490 019
9 182 490 019
621
Chi phí NVL trực tiếp
5 306 575 877
5 306 575 877
627
Chi phí sản xuất chung
1 181 021 073
1 181 021 073
631
Giá thành sản xuất
632
Giá vốn hàng bán
8 309 005 940
8 309 005 940
641
Chi phí bán hàng
342 751 494
342 751 494
642
Chi phí quản lý DN
200 527 932
200 527 932
711
Các khoản thu nhập khác
89 015 100
89 015 100
911
Xác định kết quả
9 271 505 119
9 271 505 119
Cộng
98 991 333 277
98 991 333 277
99 142 528 469
99 142 528 469
97 907 542 653
97 907 542 653
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Phụ lục 02:Phiếu nhập kho ngày 10/12/2008
Đơn vị: CTCP Thực Phẩm Minh Dương Bộ phận:: Hoài Đức-Hà Nội
Mẫu số 01-VT
(theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 10 tháng 12 năm 2008
Số: 34
Nợ TK 152
Có TK 111
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Trọng
- Địa chỉ: Công ty CP Trường Phát
- Lí do nhập: Phục vụ sản xuất
- Nhập tại kho: Kho Di Trạch
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách….của NVL, sản phẩm hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực nhập
01
Than hoạt tính
TL3
Kg
3200
24.300
77.760.000
Cộng
3200
77.760.000
Cộng tiền bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Nhập ngày 10 tháng 12 năm 2008.
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Phụ trách cung tiêu Thủ kho
(Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
GS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Bộ Tài Chính. 2009. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hưỡng dẫn các chuẩn mực. NXB Thống kê.
Quy định, chế độ:
Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về “ Chế độ kế toán Doanh nghiệp”
Quyết định số QĐ48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quyết định số 144/2001/QĐ – BTC ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thông tư 89/2002/TT-BTC hưỡng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán.
Tài liệu công ty
Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2007”, Hà Tây – 2007.
Phòng Tài chính – Kế toán, Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2008”, Hà Nội – 2008.
Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008” tháng 3/2009.
Phòng Tổ chức – Hành chính, “ Điều lệ của công ty”, Hà Nội – 2008
Phòng Tổ chức – Hành chính, Catalogue “ Giới thiệu công ty”, Hà Nội – 2009
Phòng Tài chính – Kế toán, “Hồ sơ kê khai và nộp thuế”, Hà Nội – 2008.
Các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết liên quan đến phần hành NVL từ năm 2007 đến hiện tại.
Tài liệu số liệu từ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành NVL từ năm 2007 đến hiện tại.
Một số báo cáo khác.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỠNG DẪN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2009
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21326.doc