Lời mở đầu
Trong xu thế đổi mới chung của cả nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngày càng có thêm nhiều các doanh nghiệp ra đời và lớn mạnh không ngừng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, không những có máy móc thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn vốn dồi dào mà còn
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải có nguồn nguyên vật liệu cung cấp đầy đủ và kịp thời để tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nếu nguồn nguyên vật liệu cung cấp không đầy đủ, không kịp thời sẽ dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Do đó muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm những biện pháp tiết kiệm các chi phí đầu vào của sản phẩm. Trong các chi phí đầu vào của sản phẩm hàng hoá bao gồm nhiều yếu tố và chi phí nguyên vật liệu chiếm một phần không nhỏ trong các khoản chi phí đó.
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản dự trữ sản xuất và nó thường xuyên biến động. Cho nên các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và một số nhu cầu khác của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những đòi hỏi trênX, doanh nghiệp muốn tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh thì cần quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở các khâu như thu mua, bảo quản, sử dụng, dự trữ và thu hồi. Việc tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với yêu cầu quản lý doanh nghiệp cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tụy của Thầy giáo - Thạc Sĩ Trương Anh Dũng, và các cô chú trong đơn vị thực tập, em chọn và nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sản xuấtvà Thương Mại Việt Hưng Phát”.
Nội dung của Chuyên đề gồm hai phần:
- Chương 1 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát
- Chương 2: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát
Chương 1
Thực trạng về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Việt hưng phát
1/ Tổng Quan về công ty may Việt Hưng Phát
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty may Việt Hưng Phát.
- Tên đơn vị : Công ty may Việt Hưng Phát
- Trụ sở chính của công ty : Km1- Quốc Lộ 3- Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội
- Hình thức sở hữu vốn : Cổ phần
- Hình thức hoạt động : Sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty may Việt Hưng Phát được thành lập theo quyết định số 147/QĐ-TCLĐ ngày 25/11/2000 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Trong những ngày đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn với 264 cán bộ công nhân viên được phân thành hai phân xưởng may và bốn phòng ban nghiệp vụ. Số cán bộ tốt nghiệp đại học và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít, số công nhân có tay nghề cao chưa nhiều. Do đó trong quá trình hoạt động Công ty đã phải cử người đi học nâng cao nghiệp vụ, đồng thời mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân viên.
Về cơ sở hạ tầng lúc ban đầu hầu hết các thiết bị máy móc đều là cũ kỹ, lạc hậu. Và với tổng diện tích sử dụng là 1280m2 bao gồm cả nhà làm việc, nhà xưởng, kho hàng. Do vậy kho hàng thiếu thốn chật trội.
Tuy vậy với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên và đường lối chỉ đạo đúng đắn của công ty nên chỉ sau một thời gian ngắn công ty không những vượt qua khó khăn mà còn thu được những kết quả đáng kể. Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng bình quân hơn 30% năm, thu nhập bình quân toàn công ty tăng 15% năm. Đồng thời với những kết quả đó ban lành đạo công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ cao, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng các nhu cầu đó. Nhờ vậy Công ty đã có những sản phẩm phong phú về chủng loại, có chất lượng cao, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Do nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Hưng Phát, Hội đồng Quản trị công ty đã quyết định đổi tên công ty và bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
Tên cũ : Công ty cổ phần may Việt Hưng Phát
Đổi thành: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Hưng Phát.
Trước đây công ty đơn thuần chỉ sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, nhưng để phục vụ cho việc may hàng hoá được diễn ra liên tục tránh tình trạng đứt chuyền Công ty đã mở thêm 1 xưởng thêu hoa. Xưởng thêu này có nhiệm vụ thêu biểu tượng, logo, thêu hoa và con giống cho các mặt hàng đã có thương hiệu để xuất ra thị trường thế giới.
Ngoài ra Công ty còn mở thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm để quảng bá và đưa ra thị trường những mẫu mã có chất lượng.
Việc thay đổi tên Công ty và bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký và được Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho phép sử dụng và hoạt động với tên mới cùng các ngành nghề đã bổ sung kể từ ngày 22/11/2005.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần May Việt Hưng Phát.
1.2.1.Chức năng:
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Việt Hưng Phát có chức năng chủ yếu sau:
+ Sản xuất và gia công hàng may mặc xuất ra thị trường quốc tế
+ Thiết kế mẫu mã để chuẩn bị tung ra thị trường hàng đại trà theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Thêu Logo, biểu tượng cho các mặt hàng may mặc của công ty và nhận thêu gia công cho các đơn vị dệt may khác trong ngành.
1.2.2. Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là may gia công hàng may mặc xuất khẩu. Tỷ trọng hàng may mặc xuất khẩu chiếm trên 90% tổng sản phẩm công ty sản xuất, số còn lại phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các loại mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại Jacket, sơ mi, complê, váy, quần áo cho người lớn và trẻ em.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty thường xuyên đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời, đúng quy cách chủng loại và chất lượng, do đó đã tạo được sự uy tín đối với khách hàng. Các khách hàng thường xuyên của công ty bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và một số nước ở khu vực EU như Thụy Điển, Tây Ban Nha. Ngoài ra còn một số bạn hàng khác ở Châu Mỹ như Canada...
Việc coi trọng uy tín đối với khách hàng luôn được lãnh đạo Công ty đặt lên hàng đầu vì nó rất quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bên cạnh đó vấn đề chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hàng, điều kiện giao hàng và đặc biệt thời gian giao hàng cũng được công ty luôn quan tâm, theo dõi. Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với NSNN, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động. Nhờ vậy Công ty Cổ Phần SX và TM Việt Hưng Phát đã và đang đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.
Bảng tổng kết một số năm gần đây cho thấy rõ được bước đi vững chắc của Công ty.
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
1. TSCĐ
đồng
6.696.297.907
10.805.937.179
18.458.977.708
-Nguyên giá
đồng
10.688.478.037
18.578.007.717
30.648.461.287
-Hao mòn
đồng
(3.992.180.130)
(7.772.070.538)
(12.189.483.579)
2. Tổng doanh thu
đồng
15.396.118.704
20.907.920.995
35.393.551.891
3. Tổng quỹ lương
đồng
4.682.117.497
7.962.801.530
9.827.097.143
4. Tổng thu nhập
đồng
4.469.215.233
5.723.479.687
9.608.048.000
5. Lương bình quân
đồng
702.707
681.367
766.441
Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục đổi mới về chiều sâu đổi mới về công nghệ, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại và cử các cán bộ đi nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, mở các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân.
Công ty đã đưa ra những mục tiêu thực hiện những năm tiếp theo:
- Tăng trưởng bình quân năm là 9-10%
- Doanh thu bình quân tăng 28%/ năm
-Thu nhập của người lao động tăng 15%/ năm.
Mục tiêu đặt ra của công ty là hoàn toàn có cơ sở, có khả năng đạt được. Trong điều kiện hiện nay tiềm năng của công ty sẽ có điều kiện để phát huy và một điều chắc chắn là công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường cạnh tranh.Thành tích của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và sự nghiệp của ngành Dệt may nói riêng.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Hưng Phát là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình. Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban giám đốc. Với cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất.
Hình số 01
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc Công ty
Phòng Kế toán
Phòng KD
Phòng kỹ thuật - KCS
Phòng tổ chức hành chính
Phòng bảo vệ
Phó giám đốc Công ty
Phân xưởng I
Tổ 1
Tổ là, thêu đóng gói
Tổ 7
Tổ
5
Tổ
3
Tổ
9
Phân xưởng II
Tổ cắt
Tổ 2
Tổ
6
Tổ
8
Tổ 10
Tổ 4
Phòng KH -XNK
Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất.
1.3.1. Phòng Kế hoạch -XNK: Phòng kế hoạch -xuất nhập khẩu có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm nguồn cung ứng vật tư cho Công ty. Đồng thời điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh phối kết hợp cùng với các phòng chức năng thực hiện hợp đồng đã ký kết nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
1.3.2. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác, phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong và ngoài nước, mở các đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ, đôn đốc việc thanh toán với khách hàng nước ngoài.
1.3.3. Phòng tài chính -kế toán: Quản lý đồng thời huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất. Phòng có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất của Công ty, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản, v.v...Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty.
1.3.4. Phòng kỹ thuật - KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm): Phòng kỹ thuật xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Khi có kế hoạch thì triển khai giác mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các kho ở các phân xưởng.
1.3.5. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo, điều động tiến độ sản xuất, bố trí tuyển dụng lao động và giải quyết các vấn đề tiền lương đồng thời lập các kế hoạch đào tạo tiếp nhận nhân sự và nâng cao tay nghề công nhân.
1.3.6. Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn anh ninh trật tự trong công ty.
1.3.7. Phân xưởng I:
- Tổ may 1, tổ may 3, tổ may 5, tổ may 7, tổ may 9 chuyên may các loại áo váy cho trẻ em và người lớn.
- Tổ thêu, là, đóng gói thực hiện các chức năng hoàn thiện sản phẩm .
1.3.8. Phân xưởng II :
- Tổ may 2, tổ may 4, tổ may 6, tổ may 8, tổ may 10 chuyên may các loại quần, complê, jacket.
-Tổ cắt thực hiện công đoạn cắt vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà phòng kĩ thuật đề ra.
Khi có đơn đặt hàng của khách hàng hai phân xưởng có thể cùng kết hợp để sản xuất các loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
Mỗi phòng ban của Công ty có nhiệm vụ, chức năng khác nhau song có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. Bộ máy kế toán của công ty của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Hưng Phát được tổ chức thành phòng tài chính-kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ và nguồn vốn.
Kế toán trưởng
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và doanh thu.
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ.
Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm
Về nhân sự phòng kế toán của công ty gồm 5 người có nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.4.1.1. Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán của Công ty, chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan tới tình hình tài chính và công tác hoạch toán kế toán của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng kiểm tra tình hình biến động vật tư tài sản, theo dõi các khoản thu, chi và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
1.4.1.2. Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm cả về số lượng và giá trị. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tập hợp và kê khai thuế hàng tháng.
1.4.1.3. Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về tính lương thời gian và lương sản phẩm theo nguyên công của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, tính bảo hiểm xã hội cho từng đối tượng và kiêm thủ quỹ chịu trách nhiệm việc quản lý về tiền của công ty trong két.
1.4.1.4. Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu, chi sử dụng quỹ tiền, mặt tiền gửi ngân hàng của công ty, có quan hệ giao dịch với ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và ngân hàng ngoại thương. Hàng tháng căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng giao dịch, hạch toán doanh thu bán hàng của Công ty.
1.4.1.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hơp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá thành cho từng sản phẩm.
1.4.2. Chính sách kế toán tại Công ty
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh hiện nay, nên phương pháp kế toán mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào 31/12 hàng năm và kỳ hạch toán được tính theo quý.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt nam đồng (VNĐ).
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi sang các đồng tiền khác: Theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá lại TSCĐ: Theo quy định của Nhà nước.
+ Phương pháp khấu hao: Theo thông tư số 1062/TC/QĐ CSTC ngày 14/01/1996 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo thành phẩm nhập kho.
+ Thời điểm xác định hàng tồn kho: Cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp áp dụng tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo quy định của Nhà nước.
- Tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Công ty may Việt Hưng Phát sử dụng hầu hết các tài khoản có trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản cấp 2.
- Tình hình vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: theo yêu cầu của ban giám đốc nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý định kỳ phòng kế toán lập các báo cáo như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh…
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty may Việt Hưng Phát hiện nay đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Sự lựa chọn hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất của công ty và với trình độ của các nhân viên kế toán bởi vì hình thức kế toán NKCT được xây dựng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, nên đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời, phục vụ nhạy bén yêu cầu quản lý.
Tương ứng với 2 loại hình sản xuất trên, công tác tổ chức kế toán vật liệu cũng có sự khác nhau nhất định đối với 2 loại hình thức đó.
Hình số 02
Chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật ký - chứng từ
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo T chính
Khái quát quá trình ghi sổ kế toán:
Ghi ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu & kiểm tra
1.4.3. Tổ chức các phần hành kế toán tại công ty
1.4.3.1. Đặc điểm thành phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ thành phẩm:
Công ty may Việt Hưng Phát mặc dù còn non trẻC, song bước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành dệt may Việt Nam. Sản phẩm của Công ty không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Điều đó đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắt với các công ty may lớn trong nước như Công ty 10, Công ty may Thăng Long...
Hàng năm Công ty đều tham gia hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao... Công ty sản xuất sản phẩm với nhiều kiểu dáng thiết kế phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường ngoài ra Công ty còn nhận chế biến may mặc cho các công ty khác. Sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm là điều kiện tốt cho khâu tiêu thụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầy của khách hàng.
Các phương thức tiêu thụ của Công ty như sau:
Phương thức bán trực tiếp; Có thể bán buôn hoặc bán lẻ.
Sản phẩm bán trực tiếp ra nước ngoài: Phương thức này thì bộ phận xuất khẩu của Công ty trực tiếp đứng ra ký hợp đồng mua bán. Công ty chủ yếu bán hàng xuất khẩu theo giá FOB, áp dụng theo giá FOB thì mức độ rủi ro thấp và không phải chịu trách nhiệm trong khâu vận chuyển. Công ty trực tiếp thu ngoại tệ từ việc bán hàng xuất khẩu qua các Ngân hàng mà Công ty mở tài khoản.
Trong trường hợp thanh toán Công ty có thể thu tiền trực tiếp hoặc áp dụng phương pháp trả chậm.
1.4.3.2. Đánh giá thành phẩm và cách xác định giá vốn thành phẩm.
Tại Công ty may Việt Hưng Phát công tác kế toán thành phẩm chỉ được đánh giá theo một giá trị là giá thành công xưởng thực tế.
Sản phẩm của công ty được nhập kho hàng tháng và phân ra thành những kho riêng như kho thành phẩm nội địa, kho thành phẩm xuất khẩu. Thành phẩm nhập kho được xác định là giá thành công xưởng thực tế. Giá thành công xưởng thực tế riêng cho từng loại sản phẩm, mã hàng. Số liệu này do bộ phận kế toán chi phí và giá thành củ công ty tính toán và cung cấp.
1.4.3.3. Kế toán thành phẩm tiêu thụ
Yêu cầu thành phẩm là phải đảm bảo theo dõi chặt chẽ cả về lượng và giá trị theo từng loại sản phảam để phản ánh kịp thời tình hình nhập - xuất- tồn kho đồng thời tránh tình trạng mất mát hư hỏng. Công ty may Việt Hưng Phát hạch toán chi tiết thành phẩm kết hợp giữa kho và phòng kế toán.
1.4.3.4. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập - xuất- tồn thành phẩm.
+ Chứng từ nhập.
Phân xưởng hoàn thành 1 Kho thành phẩm ---2--Bên sử dụng chứng từ phòng kế toán tài vụ
(1) sản phẩm sau khi hoàn thành được phòng KCS kiểm tra, đạt yêu cầu
mới nhập kho - Nhân viên kế toán ở phân xưởng lập phiếu nhập kho rồi chuyển cho thủ kho.
(2) Thủ kho nhận fiếu nhập kho, kiểm tra hàng và nhập kho, sau đó cùng người nhập ký vào fiếu. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. Liên 1 lưu tại phân xưởng, liên 2 thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để vào sổ, liên 3 lưu lại phòng kế hoạch Công ty may Việt Hưng Phát.
Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu
(ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)
+ Chứng từ xuất:
Phòng kế hoạch 1 Kho thành phẩm 2 Phòng kế toán
Hoá đơn GTGT được sử dụng thay cho các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trước đây. Mẫu hoá đơn do Công ty thiết kế và đăng ký với Bộ tài chính để phát hành.
1.4.3.5. Kế toán chi tiết thành phẩm
Công ty may Việt Hưng Phát đã sử dụng kế toán máy vào việc tổ chức kếC
toán tại phòng kế toán nên công tác kế toán cũng gon nhẹ hơn và giảm bớt việc ghi chép bằng tay.
Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty may Việt Hưng Phát được thực hiện theo phương pháp thẻ song song. ở kho chỉ theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị.
ở kho : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất thủ kho tiến hành nhập, xuất theo số lượng đã ghi trên chứng từ. Căn cứ vào số thực tế xuất đó thủ kho vào thẻ kho.
Tại phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập xuất thành phẩm mà thủ kho gửi lên, kế toán xác định giá thực tế thành phẩm nhập kho (theo giá thànht
công xưởng thực tế) còn giá xuất kho thì phải chờ đến cuối quý kế toán thành phẩm nhập các chứng từ nhập, xuất này vào sổ theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ.
Cuối quý cộng tổng số nhập - xuất- tồn, lập bảng kê nhập - xuất- tồn thành phẩm cuối quý.
Việc đối chiếu giữa kho và phòng kế toán: Vào ngày cuối cùng của tháng, thủ kho lên phòng kế toán để đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết theo từng mã hàng. Cuối quý đối với thành phẩm nội địa, kế toán tổng hợp số liệu, nhập- xuất- tồn theo từng mã hàng để lập Bảng kê số 8 (nhập- xuất- tồn thành phẩm). Đối với thành phẩm xuất khẩu, do khối lượng nhập - xuất trong kỳ lớn (80-90% tổng số thành phẩm) nên từ sổ chi tiết thành phẩm kế toán lấy số liệu tổng cộng theo từng mã để lên sổ nhập - xuất thành phẩm sau đó mới lên Bảng kê số 8.
Cuối quý khi tính được giá thực tế xuất kho và tính ra được tổng nhập - xuất- tồn trên sổ chi tiết. Kế toán lập Bảng kê số 8. Đồng thời tập hợp trên cả Bảng kê cho từng loại hàng để lập Bảng tổng hợp nhập - xuất- tồn kho thành phẩm hàng hoá.
1.4.3.6. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Kế toán Công ty may Việt Hưng Phát đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho. Căn cứ vào số liệu nhập - xuất- tồn thành phẩm xuất khẩu và nội địa vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán, kế toán ghi sổ tổng hợp...
1.4.3.7. Kế toán doanh thu tiêu thụ.
_ Đặc điểm tiêu thụ.
Sản phẩm ở công ty do bộ phận sản xuất kinh doanh chính làm ra. Sản phẩm của công ty được hình thành từ 2 dạng, một là sản phẩm làm bằng nguyên vật liệu của công ty, hai là sản phẩm gia công cho khách hàng dẫn đến việc tiêu thụ cả hai dạng là tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
_ Kế toán chi tiết doanh thu tiêu thụ.
Đối với trường hợp bán hàng trực tiếp tại kho của công ty hay bán theo phương thức gửi bán theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký, sau khi nhận hoá đơn GTGT, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu.
Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì kế toán phải lập Bảng kê nộp séc. Nếu khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ (bán hàng xuất khẩu và thu qua LCb) kế toán theo dõi riêng trên Sổ chi tiết TK 131 (bán hàng xuất khẩu) ghi theo nguyên tệ
Cuối quý trên cơ sở các sổ chi tiết doanh thu, kế toán lập Bảng tổng hợp TK 511, làm căn cứ ghi Nhật ký chứng từ số 8.
1.4.3.8. Kế toán tổng hợp doanh thu tiêu thụ.
_ Trường hợp bán hàng trực tiếp
Phương thức này chủ yếu là bán hàng nội địa với số lượng ít chủ yếu bán tại các của hàng của công ty.
_ Trường hợp bán trực tiếp ra nước ngoài (xuất khẩux)
Công ty xuất khẩu ra nước ngoài với giá FOB, khách hàng thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ nên trên sổ chi tiết thanh toán với người mua (hàng xuất khẩu) kế toán vừa ghi theo nguyên tệ vừa ghi theo VNĐ theo tỷ giá hạch toán. Đến cuối kỳ căn cứ vào nguyên giá thực tế do ngân hàng ngoại thương công bố, nếu có chênh lệch thì điều chỉnh số chênh lệch để ghi vào TK 413.
Đối với các khoản giảm trừ doanh thu tiêu thụ ở Công ty may Việt Hưng Phát chỉ có giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán được trừ trên giá thoả thuận hoặc tính theo tỷ lệ nào đó trên giá bán.
1.4.3.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của công ty. Đây là quá trình quan trọng kế toán phải tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản doanh thu ...
* Chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh và liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá. CPBH cao hay thấp ảnh hưởng đến việc tính kết quả của quá trình kinh doanh.
+ Chi phí bán hàng được tập hợp theo quý do kế toán chi phí và giá thành thực hiện.
Khi các chi phí bán hàng phát sinh từ các chứng từ gốc và bảng chấm công, bảng thanh toán lương, BHXH, hoá đơn vận chuyển, phiếu chi...
Kế toán ghi trên sổ chi phí bán hàng. Cuối kỳ kế toán lập Bảng kê chi phí và lấy số liệu tổng hợp ghi và Nhật ký chứng từ số 8.
1.4.3.10. Kế toán Tài Sản Cố Định.
_ Kế toán TSCĐ.
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên 1 nămt).
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm phản ánh đầy đủ giá trị hao mòn. Khi có các nghiệp vụ tăng hoặc giảm TSCĐ kế toán lập định khoản và vào sổ chi tiết TSCĐ.
Từ Sổ chi tiết kế toán vào Sổ cái TK 211 vào cuối tháng.
_ Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ.
Để theo dõi khoản khấu hao TSCĐ đế toán sử dụng TK 214. Định kỳ căn cứ vào các phiếu kế toán, kế toán trích và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ. Là 1 doanh nghiệp nhà nước nên Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính. Kế toán áp dụng phương pháp tính khấu hao cơ bản do bộ tài chính mới ban hành. Trên cơ sở nhứng phiếu kế toán, kế toán lập Nhật ký chứng từ số 7 ghi Có TK 214
Cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 và chứng từ khác có liên quan lập Sổ cái TK 211, 214
1.4.3.11. Kế toán vật liệu - Công cụ dụng cụ.
Công ty may Việt Hưng Phát hạch toán tổng hợp vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo chế độ kế toán thì quy định tất cả các loại vật liệu công cụ khi về đến Công ty đều phải tiến hành làm thủ tục nhập kho. Tương tự khi xuất kho vật liệu cho sản xuất đều có các phiếu xuất kho và kế toán căn cứ vào những phiếu nhập, phiếu xuất này đã được thủ kho kiểm tra để lập thẻ hàng ghi chép tình hình nhập, xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cuối tháng kế toán lệp Bảng cân đối kho tài khoản theo dõi từng kho và kiểm tra đối chiếu với Thẻ kho do thủ kho lập.
1.4.3.12. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
_ Quá trình tập hợp các loại chi phí.
Các loại chi phí liên quan đến 2 sản phẩm ở Công ty bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty, kế toán sử dụng các loại chứng từ:
Bảng định mức nguyên vật liệu
Phiếu xuất kho
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuấtT)
Bảng phân bổ chi phí sản xuát chung cho sản phẩm
- Bảng phân bổ chi phí SXC cho sản phẩm, Nhật ký chứng từ số 7 và Sổ cái các tài khoản
Trên cơ sở các phiếu xuất kho vật liệu, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các chứng từ khác có liên quan kế toán tập chi phí vào TK 154 sau đó lập Nhật ký chứng từ số 7 (trên cơ sở Bảng kê số 4 đã được lậpt), sau đó lên Sổ cái TK 154.
_ Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty.
Sản phẩm ở Công ty bao gồm:
- Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt, hoặc do cắt không đồng bộ)
- Dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xongc)
- Dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa làc)
- Dở dưới dạng là (chưa đóng hòmc)
Do Công ty thực hiện chế độ khoán tiền lương khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho mới được tính và thanh toán lương. Do vậy sản phẩm dở cuối kỳ ở Công ty may Việt Hưng Phát là ít do vậy không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở cuối kỳ.
1.4.3.13. Tính giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành
ở Công ty may Việt Hưng Phát giá thành sản phẩm được tính dựa trên chi phí thực tế cấu thành lên sản phẩm và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty tính giá thành là chiếc hoặc bộ.
- Kỳ tính giá thành : Là đơn vị may nên định kỳ hàng tháng Công ty tổ chức tính giá thành
1.4.3.14. Kế toán thành phẩm.
Thành phẩm tại Công ty là các loại quần áo. Việc hạch toán chi phí thành phẩm được kết hợp giữa kho và phòng kế toán. Toàn bộ thành phẩm của Công ty được bảo quản ở các kho. Sản phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật được bảo quản ở kho và sắp xếp theo từng loại riêng biệt tao điêù kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ khi xuất kho. Khi thành phẩm hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng và cho nhập kho những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập và xuất kho lên “ Báo cáo kho Lập Bảng kê số 8 Bảng tổng hợp nhập - xuất- tồn thành phẩm Lập sổ cái TK 155
1.4.3.15. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
- Kế toán các khoản thanh toán với người mua.
Công ty may Việt Hưng Phát tiêu thụ hàng dưới nhiệu hình thức, có thể bán trực tiếp cho khách hàng, ký gửi đại lý, hoặc bán buôn dưới dạng thanh toán trả chậm… Đối với từng khách hàng kế toán theo dõi công nợ trên TK 131 được mở chi tiết cho từng khách hàng kể cả trong nước lẫn ngoài nước. Với khách hàng ngoài nước nếu thanh toán bằng ngoại tệ (bán hàng xuất khẩub và thu qua LC) kế toán theo dõi riêng trên Sổ chi tiết TK 131 (bán hàng xuất khẩu) ghi theo nguyên tệ. Ngoại tệ mà công ty thu được từ việc xuất khẩu chủ yếu là đô la Mỹ (USD). Trong sổ theo dõi nguyên tệ. Cuối quý tính ra số tiền và quy đổi ra VNĐ theo tỷ ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32882.doc