lời nói đầu
Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc tăng nhanh xuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh t
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu tại Công ty XNK tổng hợp I Hà Nội GENERALEXIM (86tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế thông qua việc đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của nước ta đến năm 2000 đã khẳng định:"khai thác và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong nước đi đôi với việc ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mở rộng kinh tế thị trường góp phần làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội". Song song với mở rộng quan hệ ngoại giao là hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó mà các nước có thể phát huy được lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế tương đối của mình.
Sau 14 năm đổi mới, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và không ít các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng đang đứng trước những bỡ ngỡ nhất thời trong việc tìm kiếm hiệu quả kinh doanh do tính phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực. Do vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải quản lý được hoạt động kinh doanh của mình. Hạch toán kế toán đã và luôn là công cụ hữu hiệu của quản lý kinh tế. Các thông tin kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó vừa là phương tiện để quản lý kinh tế, vừa là nhân tố quan trọng để thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Kinh tế thị trường càng phát triển, yêu cầu quản lý càng cao, càng phức tạp. Cùng với khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại đòi hỏi công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
Xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ cơ bản, có đặc thù riêng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng xuất khẩu. Do vậy, việc phản ánh theo dõi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh và hoàn thiện các khâu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được yêu cầu đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội " GENERALEXIM"
Chuyên đề được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu:" duy vật biện chứng". Với sự cố gắng, lỗ lực của bản thân đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo: Phạm Thị Gái, các cán bộ phòng kế toán- tài chính văn phòng Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trên, đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Nội dung chủ yếu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội
Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
I. vai trò của hoạt động xuất khẩu với nền kinh tế quốc dân.
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Xuất nhập khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức cá nhân nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa các đơn vị kinh doanh trong nước với các tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt nam với chính phủ của các quốc gia khác.
Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đồng thời tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp với trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn thô sơ, một nước công nghiệp chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một chương trình kinh tế mang tính chiến lược đó là “xuất khẩu để nhập khẩu”. Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, hoạt động xuất khẩu được thực hiện với các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, ca cao vv... , các mặt hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, thảm, quần áo vv... là chủ yếu để thu hút nguồn ngoại tệ, còn hoạt động nhập khẩu được tiến hành với các máy móc thiết bị nhằm đổi mới dây truyền công nghệ, khoa học kỹ thuật phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu của nước ta tập trung vào một số mặt hàng có ưu thế, mặt hàng truyền thống đã khuyến khích và làm thức dậy nhiều làng nghề truyền thống cùng với nền văn hoá dân tộc (xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước có cơ hội phát triển thuận lợi).
Xuất khẩu hàng hoá góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vào xuất khẩu nhiều ngành nghề trước đây chỉ được sẩn xuất với quy mô nhỏ đã được mở rộng thành một ngành sản xuất với quy mô lớn. Thông qua xuất khẩu, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao phù hợp với yêu cầu chất lượng, mẫu mã đã ghi trong hợp đồng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá kéo theo sự phát triển của sản xuất, đây là nguồn thu hút lao động lớn với thu nhập ổn định góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao đời sống dân cư.
Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm cơ sở cho việc xích lại gần nhau giữa các quốc gia về các mối quan hệ kinh tế chính trị. Mỗi nước sẽ tiến hành sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng ưu thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hình thành phân công lao động quốc tế. Như vậy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quỗc gia.
2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện thông qua hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các chủ thế thuộc các nước khác nhau và trụ sở của các bên nhất thiết phải nằm ở các nước khác nhau trừ trường hợp một bên trong hợp đồng có trụ sở thuộc khu chế xuất 100% vốn nước ngoài. Do vậy, hàng hoá khi xuất khẩu không nhất thiết phải rời khỏi biên giới Việt Nam mà có thể chuyển vào khu chế xuất 100% vốn nước ngoài hoặc được chuyển sang một đơn vị kinh doanh khác theo một hợp đồng ngoại thương khác. Ngược lại, không phải mọi hành vi đưa hàng hoá ra khỏi biên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đó là những hàng hoá được đưa đi hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Đồng tiền dùng trong quan hệ thanh toán có thể là ngoại tệ với một trong hai nước hoặc là ngoại tệ với cả hai. Thông thường người ta dùng ngoại tệ mạnh để thanh toán như: USD, GBP, DEM, FRF, Euro vv.... Trị giá lô hàng giao dịch thường lớn trong đó hoạt động mua và bán có thể tách rời nhau và không bị rằng buộc với những lần giao dịch trước.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý trong nước mà còn phụ thuộc vào các quy tắc và thông lệ quốc tế như các quy trình của một phương thức giao dịch, trị giá hàng hoá xuất khẩu thường được căn cứ vào giá của mặt hàng đó ở sở giao dịch, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ trong từng điều kiện cơ sở giao hàng được quy định cụ thể trong Incorterms 2000.
Xuất khẩu hàng hoá cũng đặc biệt quan tâm đến các phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán vì trong thực tế bên nào cũng muốn sử dụng đồng tiền nước mình làm đồng tiền thanh toán. Người xuất khẩu bao giờ cũng muốn thu tiền hàng trong thời gian ngắn nhất trong khi người nhập khẩu muốn kéo dài thời gian trả tiền hàng. Do vậy trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng các bên phải thống nhất được phương thức thanh toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán và tính toán phù hợp.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán thường cách nhau khá dài do vậy sức mua (giá trị thực) của dồng tiền thanh toán có thể tăng hoặc giảm gây bất lợi cho bên này hoặc bên kia nên khi ký kết các bên phải đưa ra điều kiện đảm bảo ngoại hối.
Mỗi đối tượng hàng hoá xuất khẩu khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau và không phải mặt hàng nào cũng được mang đi xuất khẩu. Do đó ta phải tìm hiểu những đối tượng của hoạt động xuất khẩu.
2. 1 - Đối tượng của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động kinh tế xuất hiện từ thời đại của người tiền sử, ban đầu, hoạt động này chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp. Với sự cải tiến về công cụ sản xuất, con người đã có những sản phẩm dư thừa và tích luỹ làm nảy sinh nhu cầu trao đổi giữa những ngươì sản xuất với nhau về các loại sản phẩm khác nhau. Việc trao đổi ngày càng được mở rộng giữa các vùng, các quốc gia khác nhau với các chủng loại hàng hoá đa dạng về kích thước mẫu mã và chất lượng vv.... Hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia chính là tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày nay.
Ngay từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, người ta đã đưa ra những lý luận cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu: Theo quan điểm của trường phái trọng thương thì sự giàu có của một quốc gia phải được thể hiện bằng vàng bạc châu báu và để trở thành môt quốc gia giầu có thì phải đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; Theo A. Smith thì một quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu hàn hoá có lợi thế tuyệt đối (hàng hoá có chi phí sản xuất nhỏ hơn) và nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế sẽ thu được lợi ích từ thương mại; Theo D. Ricardo thì một quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hoá có lợi thế so sánh ( hàng hoá có tỷ lệ chi phí sản xuất nhỏ hơn ) và nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế sẽ thu được lợi ích từ thương mại.
Ngày nay hoạt động xuất khẩu được thực hiện với hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì đối tượng này là khác nhau tuỳ thuộc vào lợi thế so sánh của mỗi nước. Ngoài các yếu tố chính trị hay nghĩa vụ quốc tế thì những hàng hoá nào mà giá trị thực hiện trên thị trường thế giới lớn hơn giá trị thực hiện trên thị trường nội địa thì đó là đối tượng của hoạt động xuất khẩu và ngược lại những hàng hoá nào mà giá trị thực hiện trên thị trường thế giới nhỏ hơn giá trị thực hiện trên thị trường nội địa thì đó là đối tượng quan tâm của hoạt động nhập khẩu.
Việt Nam với nền nông nghiệp lâu đời đã tạo cho chúng ta có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và một số loại cây công nghiệp khác. Bên cạnh đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ với các làng nghề truyền thống như gốm sứ, mây tre đan vv... là một trong những thế mạnh và tiềm năng của nước ta. Tuy nhiên, do sự chậm phát triển về khoa hoạ kỹ thuật, các sản phẩm sản xuất ra thường có chất lượng không cao và giá thành sản phẩm lớn. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, cà phê, chè, lạc nhân, cao su, vv... Trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất đã đưa nước ta lên đứng vị trí thứ hai thế giới về kim ngạch xuất khẩu gạo. Đồng thời Nhà nước ta cũng chú trọng việc khôi phục các làng nghề truyền thống với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở mức độ tinh xảo có giá trị lớn. Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong việc thu ngoại tệ về cho đất nước. Đi đôi với những mặt hàng trên là những khoáng sản như than, dầu mỏ vv.. với kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt nhưng về chất lượng, chủng loại chưa được cải thiện nhiều. Hàng xuất khẩu thường là nguyên liệu thô dưới dạng bán thành phẩm với chất lượng chưa ổn định gây rạ thiệt thòi về giá xuất khẩu và khả năng chiếm lĩnh thị trường thấp. Do vậy, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương “xuất khẩu để nhập khẩu” với nội dung xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu các máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật - công nghệ.
2. 2 - Các phương thức giao dịch xuất khẩu.
Đối với mỗi phương thức giao dịch khác nhau đều dẫn đến những hình thức giao hàng, những quan hệ thanh toán khác nhau. Do vậy mỗi phương thức giao dịch khác nhau sẽ dẫn tới những công việc kế toán khác nhau:
Phương thức giao dịch trực tiếp.
Phương thức giao dịch qua trung gian.
Phương thức buôn bán hàng đổi hàng.
Phương thức giao dịch tái xuất.
Phương thức gia công quốc tế.
Phương thức đấu giá, đấu thầu quốc tế.
Phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá.
Phương thức giao dịch tại hội chợ, triển lãm.
Sự phong phú của các phương thức giao dịch xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nhiều nước trên thế giới, mở rộng phạm vi tìm kiếm bạn hàng. Do điều kiện kinh tế nước ta, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên các đơn vị kinh doanh của nước ta chỉ sử dụng một số phương thức giao dịch phổ biến như: giao dịch trực tiếp, giao dịch qua trung gian, gia công quốc tế, giao dịch hàng đổi hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây phương thức đấu thầu, đấu giá quốc tế và giao dịch tại hội chợ, triển lãm ngày càng phát triển mở rộng và thể hiện được tính ưu việt của nó.
Mỗi phương thức giao dịch ngoại thương khác nhau đi kèm với những nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu khác nhau và công tác hạch toán kế toán cho từng thương vụ kinh doanh theo các phương thức này cũng khác nhau. Dù tiến hành giao dịch theo phương thức nào thì kết thúc đều là việc người bán giao hàng cho người mua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán. Trong quá trình giao dịch các bên phải thương lượng với nhau về nhiều điều kiện trong đó đáng quan tâm hơn cả là các điều kiện cơ sở giao hàng và các phương thức thanh toán.
2. 3 - Các hình thức xuất khẩu.
+ Xuất khẩu theo nghị đinh thư: doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư ký giữa cơ quan cấp trên với chính phủ một nước khác.
+ Xuất khẩu trực tiếp: trong đó doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như có năng lực và trình độ chuyên môn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, tổ chức xuất khẩu hàng hoá và thu tiền hàng.
+ Uỷ thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, nhưng không có khả năng hoặc không đủ điều kiện về pháp lý để trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá mà phải nhờ đến các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu hộ. Theo hình thức này, doanh nghiệp có hàng giao uỷ thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ mình số hàng đó. Doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu lô hàng đó. Khi có đầy đủ giấy tờ xác nhận hàng đã xuất khẩu do bên nhận uỷ thác giao lại thì doanh nghiệp giao uỷ thác mới xác định là đã xuất khẩu lô hàng, đồng thời tiến hành thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác và các khoản chi phí khác với bên nhận uỷ thác thông qua một biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu được ký giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu.
Hiện nay, để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường ký kết cả hai hình thức trên. Doanh nghiệp vừa là đơn vị nhận uỷ thác vừa giao uỷ thác. Doanh thu từ hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu là hoa hồng uỷ thác được hưởng và phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả hai hình thức xuất khẩu trên đều có thể thực hiện theo hiệp định hay nghị định thư hoặc tự cân đối.
3- Phạm vi và thời điểm xác định hàng xuất khẩu.
Như đã nói ở trên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá dựa trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết thanh toán bằng ngoại tệ hoặc theo các nghị định thư, hiệp định thư chính phủ giao. Hàng hoá xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và hợp thị hiếu. Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, những hàng hoá dịch vụ sau được tính là hàng xuất khẩu:
Hàng hoá, dịch vụ bán cho công ty nước ngoài thông qua hợp đồng xuất khẩu, thanh toán bằng ngoại tệ.
Hàng hoá gửi đi triển lãm, hội chợ ở nước ngoài sau đó bán thu ngoại tệ.
Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định thư, nghị định thư do chính phủ ta ký với chính phủ nước ngoài, giao cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện.
Hàng hoá, dịch vụ bán tại các shop, cửa hàng bán lẻ cho khách nước ngoài tham quan, du lịch và kiều bào về thăm quê hương tại nước ta, thanh toán bằng ngoại tệ.
Nguyên vật liệu, vật tư cung cấp cho các công trình thiết bị toàn bộ theo yêu cầu nước ngoài bán công trình thiết bị cho nước ta thanh toán bằng ngoại tệ.
Các dịch vụ sửa chữa tầu biển, máy bay, tầu hoả cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ.
Khác với buôn bán trong nước, xuất khẩu là bán hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài nên nên nó mang những đặc điểm, đặc thù riêng. Trong kinh doanh xuất khẩu thời gian thanh toán và thời gian giao hàng có khoảng cách rất xa. Kế toán là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao từng nghiệp vụ phát sinh, tính toán chính xác trung thực các khoản thu nhập trong kinh doanh. Chính vì thế trong quy trình hạch toán doanh thu hàng xuất khẩu phải chú ý thời điểm được tính doanh thu xuất khẩu là từ khi hàng hoá đã sắp xếp lên phương tiện chuyên chở, hoàn thành thủ tục hải quan, rời khỏi hải phận, ga biên giới, sân bay quốc tế cuối cùng của nước ta. Cụ thể như sau:
Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển thì được tính là: xuất khẩu từ ngày thuyền trưởng ký vận đơn, hải quan cảng biển xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan, hàng qua khỏi lan can tàu.
Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ thì được tính là xuất khẩu từ ngày hàng hoá rời khỏi biên giới nước ta theo xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan cửa khẩu.
Nếu hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không thì được tính là xuất khẩu từ ngày cơ quan hàng không tại sân bay ký chứng từ vận chuyển, hải quan sân bay xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan để vận chuyển hàng ra nước ngoài.
Nếu là hàng chuyển đi tham gia triển lãm, hội chợ ở nước ngoài thì hàng hoá được tính là xuất khẩu khi hoàn thành thủ tục mua bán được ngoại tệ hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán sau.
Nếu là các dịch vụ sửa chữa tầu biển, máy bay trên địa phận nước ta thì dịch vụ tính là xuất khẩu khi hoàn thành dịch vụ sửa chữa, thu được ngoại tệ hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán sau.
Trị giá hàng xuất khẩu được tính theo 3 phương pháp giao hàng chính: giá FOB (giá giao hàng tại biên giới, hải cảng, sân bay); giá CF (giá hàng giao tới cảng người nhận); giá CIF (giá hàng giao tới cảng người nhận).
Giá FOB = Giá hàng hoá+ Chi phí vận chuyển bốc xếp tại cảng, ga, biên giới của người bán.
Giá CF = Giá hàng hoá+ Chi phí vận chuyển bốc xếp tại cảng, ga, biên giới của người bán + chi phí vận tải biển, tàu, máy bay.
Giá CIF = Giá hàng hoá+ Chi phí vận chuyển bốc xếp tại cảng, ga, biên giới của người bán + chi phí vận tải biển, tàu, máy bay + chi phí bảo hiểm
4 - Các phương thức thanh toán và phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng.
4. 1 - Các phương thức thanh toán trong ngoại thương.
Trong giao dịch đàm phán, các bên rất quan tâm đến việc tìm ra một phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện với cả hai bên. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất, nó chỉ cách thức người bán hàng dùng để thu tiền và cách thức người mua dùng để trả tiền. Trên thực tế có nhiều phương thức khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền trong quan hệ mua bán quốc tế, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn tại nơi quy định. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương được chia thành hai nhóm:
Nhóm các phương thức thanh toán không kèm chứng từ.
Phương thức ghi sổ.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn.
Phương thức thư bảo đảm trả tiền.
Nhóm phương thức thanh toán có kèm chứng từ.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức uỷ thác thu mua.
Phương thức thanh toán qua tài khoản treo ở ngân hàng nước ngoài.
4. 2 - Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong ngoại thương.
Phương tiện thanh toán là vật được quy định chung dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế các phương thức lưu thông tín dụng hình thành trên cơ sở sự phát triển của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng và chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế.
Hoàn toàn khác với tiền kim loại chúng không có giá trị nội tại, mà chỉ là dấu hiệu của tiền tệ. Nhưng nếu tiền giấy là ký hiệu của tiền thật do Nhà nước phát hành thì phương tiện lưu thông tín dụng phần lớn là do kết quả của hợp đồng mua bán hàng hoá và các nghiệp vụ do ngân hàng tạo ra. Các phương tiện thanh toán này bao gồm:
+ Hối phiếu: là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô diều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể xác định hoặc đến một ngày có thể nhất định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Một trong những đặc tính quan trọng của hối phiếu là tính lưu thông. Hối phiếu có thể chuyển nhượng một lần hay nhiều lần trong thời hạn của nó thông qua hình thức ký hậu hối phiếu.
+ Séc: là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của để trả cho người có tên trong séc hoặc theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. hiện nay séc được sử dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa và quốc tế, nó có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền. Séc cothể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng phương pháp ký hậu trong thời hạn hiệu lực của nó (nhưng việc ký hậu séc chỉ được thực hiện đối với loại séc theo lệnh).
+ Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người nay trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó. Kỳ phiếu chỉ có một bản chính có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho môtj hay nhiều người. Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tìa chính nhăm đảm bảo khả năng thanh toán của nó.
II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá theo kế toán hiện hành.
1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp.
1.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 157: hàng gửi đi bán – tài khoản này để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ gửi hàng hoá đi xuất khẩu.
Tài khoản 156: hàng hoá - tài khoản này phản ánh ghi chép hàng xuất kho chuyển đi xuất khẩu.
Tài khoản 611: mua hàng
Tài khoản 131: phải thu khách hàng – phản ánh các khoản phải thu từ nghiệp vụ xuất khẩu.
Tài khoản 331: phải trả người bán – phản ánh các khoản thanh toán cho người bán hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Tài khoản 511: doanh thu bán hàng
Ngoài ra còn có sử dụng các tài khoản khác như: tài khoản 111, 112, 007
1.2. Trình tự kế toán.
- Khi xuất kho hàng hoá đi xuất khẩu:
Nợ TK 157 trị giá xuất kho
Có TK 156
Trường hợp hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu không qua kho. Kế toán ghi
Nợ TK 157 : trị giá hàng hoá
Nợ TK 1331 : thuế VAT
Có TK 111, 112, 331 : giá thanh toán
- Các chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu:
+ Chi phí bằng tiền việt được tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641, 133 chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu.
Có TK 111, 112
+ Chi phí bằng ngoại tệ
Nợ TK 641 : phản ánh theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : phản ánh theo tỷ giá thực tế
Có 1112, 1122 : phản ánh theo tỷ giá hạch toán
Chênh lệch tỷ giá phán ảnh trên tài khoản 413
- Hàng làm thủ tục hải quan tại cảng. Tính thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng hoá
Nợ TK 511 theo tỷ giá hạch toán
Có TK 333(3)
- Khi xác định tiêu thụ cho lô hàng xuất khẩu
+ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 1112, 1122, 131 : tỷ giá hạch toán
Có TK 511 : tỷ giá thực tế
Chênh lệch tỷ giá phản ánh 413
+ Kết chuyển trị giá vốn:
Nợ TK 632 phản ánh giá theo tỷ giá thực tế
Có TK 157
- Khi nhận được chứng từ về việc người nhập khẩu trả tiền
Nợ TK 1112, 1122 phản ánh tỷ giá hách toán
Có TK 131
2. Kế toán xuất khẩu uỷ thác
2.1. Tài khoản sử dụng:
TK 157, TK003, TK 511, TK 632
2.2. Trình tự kế toán
2.2.1. Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác (A)
Khi xuất hàng cho đơn vị nhận uỷ thác (B)
Nợ TK 157 giá xuất kho
Có TK 156
Chi phí vận chuyển
Nợ TK 641 : chi phí thực tế
Nợ TK 133 : VAT
Có TK 111, 112 : giá thanh toán
Khi nhận được chứng từ thuế chuyển tiền cho bên B nộp hộ:
Nợ TK 138 (8) thuế xuất khẩu phải nộp
Có 111, 112
khi nhận được thông báo từ bên B về việc hoàn thành nghiệp vụ xuất khẩu.
+ Ghi nhận doanh thu:
Nếu trừ ngay tiền hoa hồng
Nợ 111(2), 112(2), 138(8): tỷ giá hách toán
Nợ 641(7)-hoa hồng tỷ giá thực tế
Nợ 13311_VAT hoa hồng
Có 511 DT theo giá bán
Chênh lệch phản ánh trên TK 413
ii. Nếu không trừ ngay tiền hoa hồng
Nợ TK 111, 112, 188: tỷ giá hạch toán
Có 511 tỷ giá thực tế
Chênh lệch phản ánh trên TK 413
iii. Thanh toán tiền hoa hồng cho B
Nợ TK 641 tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 tỷ giá thực tế
Có TK 111, 112 tỷ giá hạch toán
Chênh lệch phản ánh trên TK 413
+ Chênh lệch tỷ giá vốn
Nợ TK 632 giá xuất kho
Có TK 157
+ Thuế xuất khẩu:
i. Nợ TK 511 thuế
Có 333(3)
ii. Đồng thời
Nợ TK 333(3)
Có 138(8)
+ Trả tiền chi phí chi hộ cho bên B
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112
2.2.2 Kế toán tại đơn vị uỷ thác B
- Khi nhận hàng cho đơn vị giao uỷ thác chuyển đến nhận giữ hộ
Nợ TK 003: trị giá bán
- Các chi phí phát sinh trong quá trình nhận xuất khẩu uỷ thác
+ Chi phí do bên nhận uỷ thác chịu
Nợ TK 641: trị giá thực tế
Nợ TK 133: trị giá thực tế
Có TK 111, 112: trị giá hạch toán
Chênh lệch phản ánh trên TK 413
+ Chi phí do bên giao uỷ thác chịu
Nợ TK 138(8) tỷ giá hạch toán
Có TK 111, 112
- Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá tại cảng tính thuế xuất khẩu phải nộp và chuyển chứng từ cho bên giao uỷ thác
+Nhận tiền nộp thuế
Nợ TK 111, 112
Có TK 338(8)
+ Nộp thuế
Nợ TK 338(8)
Có TK 111, 112
- Hàng hoá xác định tiêu thụ
+ Nếu trừ ngay tiền hoa hồng
Nợ TK 1111, 1112, 1121, 131: giá CIF, FOB
Có TK 511(3): hoa hồng tỷ giá thực tế
Có TK 53311: VAT hoa hồng
Có TK 338(8): số phải trả (A) – tỷ giá hạch toán
Chênh lệch phản ánh trên TK 413 (hàng hoá và VAT hàng hoá)
+ Nếu không trừ ngay tiền hoa hồng
Nợ TK 1122, 131 tỷ giá hạch toán
Có TK 338(8)
Đồng thời ghi Có TK 003
+ Khi trả tiền và thanh lý hợp đồng
Nợ TK 338(8) tỷ giá hạch toán
Có TK 1112, 1122
+ (B) nhận tiền hoa hồng
Nợ TK 111, 112: tỷ giá hạch toán
Có TK 511(3) tỷ giá thực tế
Có TK 33311 tỷ giá thực tế
Chênh lệch phản ánh trên TK 413
+ Nhận tiền chi phí đã chi hộ
Nợ TK 111, 112 chi phí
Có TK 138(8)
III. Kế toán các khoản thanh toán trong xuất khẩu
1. Thanh toán với ngân sách nhà nước
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 3333: thuế xuất nhập khẩu phải nộp cho ngân sách
Tài khoản 511: doanh thu bán hàng
Ngoài ra còn có sử dụng các tài khoản khác như: tài khoản 111, 112
Trình tự kế toán
- Hàng làm thủ tục hải quan tại cảng. Tính thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng hoá
Nợ TK 511 theo tỷ giá hạch toán
Có TK 333(3)
Khi nộp thuế xuất khẩu cho ngân sách:
Nợ TK 333(3) theo tỷ giá hạch toán
Có TK 111,112
- Nếu thuế xuất khẩu đã nộp được hoàn lại do không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất ít hơn số kê khai hoặc nhập khẩu trở lại vì lý do nào đó:
Nợ TK 333(3): Trừ vào số phải nộp kỳ sau (tỷ giá hạch toán )
Nợ TK111, 112: số được hoàn lại bằng tiền (theo tỷ giá hạch toán)
Có TK TK 511: số thuế được hoàn lại (theo tỷ giá thực tế)
Thanh toán với người mua
2.1 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 131: phải thu khách hàng – phản ánh các khoản phải thu từ nghiệp vụ xuất khẩu.
Tài khoản 511: doanh thu bán hàng
Ngoài ra còn có sử dụng các tài khoản khác như: tài khoản 111, 112
2.2 Trình tự kế toán
Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu hàng hoá căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán phản ánh số tiền phải thu của khách hàng:
Nợ TK 131(chi tiết đối tượng): số phải thu ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 511: doanh thu (tỷ giá thực tế)
Chênh lệch tỷ giá phản ánh TK 413
- Nếu doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thanh toán cho khách hàng và trừ vào số nợ phải thu:
Nợ TK 811 ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 131 (chi tiết đối tượng) (tỷ giá hạch toán)
Trường hợp hàng kém phẩm chất phải chấp nhận giảm giá trừ vào nợ phải thu:
Nợ TK 532 ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 131 (chi tiết đối tượng) (tỷ giá hạch toán)
Trường hợp hàng bán bị trả lại do nguyên nhân nào đó:
+ Khách hàng trả lại hàng và chịu chi phí vận chuyển:
Nợ TK 531 ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 131 (chi tiết đối tượng) (tỷ giá hạch toán)
+ Khách hàng trả lại hàng và đòi lại chi phí vận chuyển:
Nợ TK 531: doanh số hàng bán bị trả lại ( tỷ giá hạch toán)
Nợ TK 821: tiền cước vận chuyển, chi phí, tiền phạt khách hàng yêu cầu thanh toán
Có TK 131 (chi tiết đối tượng) (tỷ giá hạch toán)
Trường hợp khách hàng vừa là con nợ vừa là chủ nợ và đồng ý thanh toán bù trừ:
Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng) ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 131 (chi tiết đối tượng) (tỷ giá hạch toán)
Nếu hàng đúng yêu cầu khách hàng, nhận được xác nhận chuyển tiền của khách hàng:
Nợ TK 1132 ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 131(chi tiết đối tượng): (tỷ giá hạch toán)
Khi nhận được báo có của ngân hàng về số tiền hàng:
Nợ TK 1122 ( tỷ giá hạch toán)
Có TK 1132 (tỷ giá hạch toán)
IV. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu
Để xác định giá vốn hàng xuất khẩu trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho hạch toán hàng tồn kho trình tự hạch toán như sau
1.1. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 632: giá vốn hàng bán
Tài khoản 156, 157: hàng tồn kho, gửi bán
Tài khoản 511: doanh thu bán hàng
Ngoài ra còn có sử dụng các tài khoản khác như: tài khoản 111, 112, 331, 532, 531
1.2. Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán.
* Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
* Trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại đưa về nhập kho
Nợ TK 156
Có TK 632
* Trường hợp hàng xuất khẩu bị huỷ bỏ
Nợ TK 138(8), 821
Có TK 632
* Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nợ TK 911
Có TK 632
Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
2.1. Kế toán chi phí bán hàng.
Trong quá trình xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp phải chi trả những khoản chi phí dịch vụ cho khâu bán hàng xuất khẩu: chi phí ._.nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, quảng cáo, những chi phí đó gọi là chi phí bán hàng.
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK641" chi phí bán hàng" để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí bán hàng.
Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản
TK 6411 - Chi phí nhân viên bán hàng.
TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì
TK6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng
TK6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415 - Chi phí bảo hành.
TK6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418 - Chi phí bằng tiền.
b. Trình tự hạch toán
TK334, 338
TK 152, 153
TK 214
TK 142 (1), 335
TK641
TK111, 138
TK911
TK142(1422)
Chi phí nhân viên
Chi phí khấu hao
Chi phí vật liệu dụng cụ
Chi phí dự toán
Chi phí bảo hành
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Và chi phí bằng tiền khác
Ghi giảm chi phí bán hàng
Chi phí chờ kết chuyển
kết chuyển CFBH chờ kết chuyển phát sinh kỳ trước
Kết chuyển toàn bộ hoặc một phần nào TK911
Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng.
TK 111, 112, 152, 155
TK331, 112, 111
2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng được một hoạt động nào.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" để phản ánh chi phí quản lý phát sinh trong một kỳ hạch toán và cuối kỳ kết chuyển chi phí đó vào tài khoản xác định kết quả.
TK642 được chi tiết thành các tiểu khoản sau
TK6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK6428: Chi phí bằng tiền khác.
b. Trình tự hạch toán
Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK334, 338
TK152, 153
TK 214
TK1421, 335
TK333
TK139, 159
TK331, 112, 111
TK642
TK111, 138, 152
TK911
TK1422
1
2
3
4
5
6
7
11
10
1) Chi phí nhân viên
(2) Chi phí vật liệu dụng cụ
(3) Chi phí khấu hao.
(4) Chi phí dự toán.
(5) Thuế, phí và lệ phí phải nộp.
(6) Chi phí dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
(8) Ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
(9) Kết chuyển toàn bộ hặc một phần vào TK911.
(10) Chi phí chờ kết chuyển.
(11) Kết chuyển chi phí kỳ trước chờ kết chuyển.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp xác định kết quả kinh doanh xuất khẩu.
Kết quả kinh doanh của = Doanh thu - Giá vốn - CFQL DN,CFBH
hoạt động xuất khẩu xuất khẩu thuần hàng xuất khẩu
Doanh thu XK thuần = Tổng doanh thu XK – các khoản giảm trừ – Thuế XK
a. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 911 "Xác định kết quả" " được dùng để phản ánh xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. TK 911 không có số dư cuối kỳ.
Bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến hàng tiêu thụ gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh nếu lãi.
Bên Có: Tổng số doanh thu thuần vềtiêu thụ trong kỳ; Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính và hoạt động bất thường; Kết chuyển kết hoạt động kinh doanh nếu lỗ Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau
Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ xác định kết quả hoạt động kinh doanhTK632
TK911-XK
TK511,512
TK641, 642
2
1
TK142 2
4a
4b
3
TK421
5a
5b
xuất khẩu
(1) Kết chuyển doanh thu thuần về xuất khẩu.
(2) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu trong kỳ.
(3) Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào thu nhập.
(4a) Chờ kết chuyển.
(4b) Kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả.
(5a) Kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả.
(5b) Kết chuyển lãi về xuất khẩu.
Chương II
Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại cÔNG TY XUấT NHậP KHẩU TổNG HợP I
I. Một số nét khái quát về Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Đầu nhưng năm 80, khi nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất khẩu cho các ngành, các địa phương được sử dụng ngoại tệ do xuất khẩu các mặt hàng vượt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu giao nộp thì công tác xuất nhập khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa khuyến khích công tác xuất nhập khẩu địa phương vừa chấn chỉnh từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Như vậy, nhiêm vụ đặt ra cho công tác xuất nhập khẩu là một lúc vừa phải tôn trọng các qui luật kinh tế, vừa phải giữ đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc dân.
Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I ra đời trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ trước Bộ là góp phần đưa công tác xuất nhập khẩu đi đúng hướng, thu hút các đầu mối nhỏ về một hướng.
Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I được thành lập ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TTCB cuả Bộ Ngoại thương, nhưng phải đến tháng 3/1982 Công ty mới đi vào hoạt động. Công ty chỉ có biên chế ban đầu gồm 50 cán bộ công nhân viên với số vốn được giao là 913.000 đồng với nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu uỷ thác.
Năm 1993 theo quyết định số 340 TM/TCCB của Bộ Thương mại, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I được mở rộng hơn do sát nhập với Công ty PROMEXIM nhưng vẫn lấy tên là Công ty XNK Tổng hợp I và tên giao dịch đối ngoại The Vietnam National General Export Import Corpration viết tắt là GENERALEXIM HANOI.
Công ty XNK Tổng hợp I là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt nam, tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng VIETCOMBANK TW, EXIMBANK, ANZBANK, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Hàng hải...
Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động của công ty bị trói buộc, một mặt do chính sách chung của nhà nước, mặt khác do những biện pháp quản lý cứng nhắc của cơ chế quản lý kinh tế về thị trường, về mặt hàng nên kinh doanh không được mở rộng. Còn về việc tạo nguồn hàng xuất khẩu trong nước, công ty chỉ đơn thuần áp dụng những phương thức đổi hàng và phải thông qua các công ty xuất khẩu địa phương, phần lớn là các đơn vị trong hệ thông ngoại thương. Chính vì vậy trong thời kỳ này hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ giới hạn trong những hợp đồng trả nợ xuất khẩu, chủ yếu là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Đông Âu.
Bước sang kinh tế thị trường, công ty đã nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh cho phù hợp với điều kiện thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường được coi trọng đặc biệt với sự mở rộng thị trường ra nước ngoài, đến nay công ty đã có quan hệ với gần 30 thị trường như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, EU, Hàn quốc, ấn Độ, Nga, Mỹ, Trung Quốc... Không những chỉ quan tâm khai thác thị trường nước ngoài, công ty còn cố gắng khai thác triệt để thị trường trong nước.
Chính vì sự năng động đó mà công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.
Nhiệm vụ của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ, đại lý ký gửi hàng hoá, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng văn phòng, nhà kho cho thuê... theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo nguồn hàng xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, công ty có quyền ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu với các bạn hàng trong và ngoài nước, liên doanh, hợp tác đầu tư về nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, được vay vốn tại ngân hàng, được đặt đại diện chi nhánh của công ty ở trong và ngoài nước theo luật pháp Việt Nam và nước sở tại.
Công ty được giao và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, được huy động các nguồn vốn khác nhau trong và ngoài nước để thực hiện nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, công ty có trách nhiệm phải chấp hành đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết, kinh doanh theo mục đích thành lập công ty và theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng và khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế.
Nội dung hoạt động của công ty:
+ Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc và các mặt hàng khác do công ty tổ chức gia công chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra.
+ Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng như: nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kể cả chuyển khẩu tạm nhập để tái xuất.
+ Tổ chức sản xuất lắp rắp, gia công liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng.
+ Bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty liên doanh và lắp ráp.
+ Đầu tư liên doanh xây dựng văn phòng, nhà kho cho thuê.
Công ty có chức năng kinh doanh chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó còn có các họat động khác như: kinh doanh dịch vụ thương mại, làm đại lý ký gửi hàng hoá, đầu tư liên doanh, liên kết... Chức năng đó được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Trực tiếp xuất khẩu: hàng may mặc, thêu ren, nông sản phẩm, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản...
+ Trực tiếp nhập khẩu: vật tư nguyên vật liệu, thực phẩm công nghệ, hàng điện tử, điện máy, đồ gia dụng, ôtô xe máy, sợi may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I hạch toán kinh doanh độc lập và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan. Việc quản lí hoạt động của công ty theo chế độ gồm:
* Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc chung, 3 phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần công việc được giám đốc giao phó.
Cụ thể giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi việc của công ty, đồng thời trực tiếp quản lý các phòng: phòng nghiệp vụ 3, tổ chức cán bộ, ban xây dựng, phòng kế toán tài vụ, tham gia trong hội đồng quản trị tại 53 Quang Trung. Phó giám đốc thường trực chịu trách nhiệm chuyên nghiên cứu về vấn đề xuất nhập khẩu, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu, đồng thời chịu trách nhiệm nghiên cứu mở rộng thị trường ở những khu vực mới như Châu Phi, Trung Cân Đông..., phụ trách vấn đề đầu tư mở rộng sản xuất và các phòng nghiệp vụ 1, nghiệp vụ 2, nghiệp vụ 4, nghiệp vụ 5, xưởng lắp ráp xe máy IKD và chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Phó giám đốc phụ trách công tác đoàn thể và dịch vụ giao nhận của công ty đồng thời phụ trách các phòng: phòng hành chính quản trị, phòng nghiệp vụ 8, xí nghiệp may Đoan Xá-Hải Phòng. Phó giám đốc còn lại tham gia vào Hội đồng quản trị tại liên doanh 53 Quang Trung, là trưởng ban công nợ của công ty, đồng thời phụ trách các phòng: nghiệp vụ 6, xí nghiệp chế biến Quế, cửa hàng 46 Ngô Quyền. Về quyền hạn và trách nhiệm thì Giám đốc chịu trách nhiêm điều hành chung, các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc của mình được giao và các phòng ban mình phụ trách. Các phòng ban chịu sự điều hành và quản lý của ban giám đốc, các đơn vị thành viên được sự uỷ quyền của công ty trong việc:
- Ký hợp đồng.
- Giao dịch với hải quan và thuế.
Vay vốn: đối với vay vốn thì công ty sẽ bảo lãnh vay vốn cho các đơn vị thành viên với điều kiện số vốn đó phải được bảo toàn và phát triển, đồng thời đơn vị được bảo lãnh vay vốn cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
* Khối quản lý phục vụ bao gồm:
- Phòng Tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực. Qui hoạch, đào tạo, điều hành bổ xung theo yêu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó thực hiện một số công tác khác như bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động, tiền lương.
- Phòng Tổng hợp: Thực hiện việc lập báo cáo, thống kê phối hợp với phòng nghiệp vụ làm công tác điều tra thương nhân, hạn chế rủi ro, tổn thất.
- Phòng Hành chính Quản trị: Tổ chức công tác lễ tân, quản trị văn thư, bảo quản, quản lý tài sản của công ty.
- Phòng Kế toán Tài vụ: Có trách nhiệm tổ chức hạch toán kịp thời đầy đủ và chính xác kết quả kinh doanh, sử dụng có hiệu quả tiền nhàn rỗi, quản lý chi tiêu chặt chẽ, phục vụ thanh tra kiểm tra tốt.
* Khối kinh doanh:
- Các phòng nghiệp vụ:
Phòng nghiệp vụ 1: Thực hiện công tác xuất khẩu là chủ yếu.
Phòng nghiệp vụ 2: Thực hiện công tác nhập khẩu.là chủ yếu
Phòng nghiệp vụ 3: chuyên gia công hàng xuất khẩu.
Phòng nghiệp vụ 4: Nhập khẩu và lấp ráp xe máy.
Phòng nghiệp vụ 5,6,7: Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
XN chế biến Quế và nông lâm sản XK: Ngoài kinh doanh XNK ra còn sản xuất chế biến mặt hàng quế, hoa hồi và các mặt hàng về nông lâm sản XK.
Phòng giao nhận: Thực hiện công việc đảm bảo an toàn kho, tổ chức công tác quản lý kho và phương tiện cho thuê chuyên chở.
Một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 46 Ngô Quyền Hà nội.
Một khách sạn ở số 7 Triệu Việt Vương - Hà Nội.
* Khối sản xuất:
- Xí nghiệp may Đoạn xá - Hải Phòng.
- Xưởng lấp ráp xe máy tại Tương Mai – Hà Nội.
* Hệ thống chi nhánh:
- Chi nhánh tại Hải Phòng.
- Chi nhánh tại Đà Nẵng.
- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.
* Tham gia liên doanh cổ phần với các đơn vị:
- Công ty TNHH Đệ nhất tại 53 Quang Trung – Hà Nội.
- Ngân hàng cổ phần thương mại xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Hiện là cổ đông thứ 2 của ngân hàng này.
Giám đốc
PGĐ phụ trách
Kinh doanh
XNK
PGĐ phụ trách công tác doàn thể
PGĐ phụ trách liên doanh
Các PNV
1, 2
4, 5
Chi nhánh ĐN
TPHCM
Phòng
Nghiệp
Vụ 8
Chi nhánh
Hải
Phòng
XN may
Đoan
Xá, HP
Liên doanh
53
Quang
Trung
XN
Quế
Cửa hàng
46
Ngô
Quyền
Phòng
Tổng Hợp
Phòng kế toán
Tài vụ
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng hành chính quản trị
XN may
Đoan
Xá, HP
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty:
3. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của công ty
3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán tài vụ là một bộ phận nghiệp vụ kế toán tham mưu giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán kinh tế, thường xuyên kiểm tra thanh lý các hợp đồng, cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định về các hoạt động đầu tư kinh doanh, hoạt động dài hạn, ra kế hoạch hàng năm cho các phòng nghiệp vụ, đảm bảo quyền chủ động tài chính trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước giao. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm tra tài sản, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.
Kế toán trưởng là người phụ trách mọi công việc chung, cung cấp số liệu cho giám đốc trong việc ra các quyết định, chịu trách nhiệm đôn đốc công nợ, lập kế hoạch. Dưới kế toán trưởng là các bộ phận kế toán thành viên:
- Bộ phận kế toán chuyên làm về kế hoạch tài chính gửi lên Bộ từ đó giao kế hoạch tài chính cho các phòng.
- Bộ phận kế toán tiền mặt và tiền lương: theo dõi chi phí, lập bảng chấm công và tính lương cho công ty.
- Bộ phận kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình tăng giảm và ghi chép, tập hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tiền gửi ngân hàng, mở sổ theo dõi L/C hàng xuất nhập trong tháng, trong tuần, hàng kỳ ra ngân hàng mở L/C cho các phòng nhập theo quy định, thường xuyên cân đối ngoại tệ với L/C.
- Bộ phận kế toán hàng hoá: thực hiện viết phiếu xuất, nhập kho, kiểm tra bộ chứng từ hoàn chỉnh để đảm bảo công tác khấu trừ thuế, định kỳ thực báo cáo kiểm kê.
- Bộ phận kế toán thu nhập: theo dõi các tài khoản: 531, 532, 711, 721, 3331, và chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT đầu ra.
- Bộ phận kế toán công nợ: theo dõi, cân đối thuế, hàng kỳ nộp thuế và phụ trách các tài khoản thuộc nghĩa vụ đối với nhà nước.
-Bộ phận kế toán công nợ phải thu: chịu trách nhiệm thanh lý các hợp đồng với khách hàng, đòi các khoản nợ quá hạn, sao chép các khoản công nợ, kết chuyển vào các tài khoản trong kỳ.
- Bộ phận kế toán chi nguyên vật liệu và chi khác: viết phiếu kế toán trích khấu hao TSCĐ, mỗi năm tiến hành kiểm nguyên vật liệu, mở sổ thẻ chi tiết TSCĐ.
- Bộ phận kế toán về thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu: kiểm tra các tờ khai hàng nhập, tính thuế, kiểm tra mã thuế trên các tờ nhập, thường xuyên rà soát thuế trên các cửa khẩu, theo dõi tính thuế hàng kỳ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tài vụ:
Kế toán trưởng
Bộ
Phận
Kế
Hoạch
Kế
Toán
Quỹ
Tiền
Mặt
Kế
Toán
Tiền
Gửi
Ngân
Hàng
Kế
Toán
Kho
Hàng
Kế
Toán
Thu
Nhập
K T
Công
Nợ,
Thuế
Vốn,
Lơi tức
K T
Chi
Phí,
TSCĐ,
CCDC
CF khác
Kế
Toán
Thuế
VAT,
XNK
Kế
Toán
Quỹ
Tiền
Mặt
Kế toán các đơn vị trực thuộc
3.2 Hình thức kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy kế toán của công ty, hình thức kế toán được áp dụng tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I là Nhật ký-Sổ cái. Theo hình thức này, thì trình tự ghi sổ kế toán được trình bày như sau:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Bảng tổng hợp
Chứng từ gốc
Nhật ký sổ cái
BCTC
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng.
: Đối chiếu, kiểm tra.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Công ty XNK Tổng hợp I được thành lập từ năm 1981 đến nay đã tròn 20 năm trưởng thành và phát triển. Quá trình hoạt động của công ty trong suốt 20 năm qua đã gặp không ít những khó khăn trở ngại do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực tìm tòi, phấn đấu, luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Thương Mại giao cho. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Đơn vị tính 1.000 USD
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Thực hiện
% HTKH
Thực hiện
% HTKH
Thực hiện
% HTKH
- Tổng hợp kim ngạch XNK
56.611
112
63.429
115
78.433
152,23
- Kim ngạch XK
23.909
108,68
23,538
101,1
32.587
138,67
- Kim ngạch NK
32.702
114,5
39.891
126
45.486
132,88
Công ty XNK tổng hợp I hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả của ngành XNK ở Việt Nam với tổng số lao động hơn 700 người, với số vốn sản xuất - kinh doanh đến nay đạt 56.000.000.000 đồng. Với hệ thống các chi nhánh, xí nghiệp trên khắp các thành phố lớn và địa phương trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.
II. tình hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội.
Xuất khẩu hàng hoá là việc chuyển hàng hoá trong nước ra nước ngoài nhằm thu về một khoản tiền nhất định thông qua hợp đồng ngoại thương. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội chủ yếu tiến hành xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá được sản xuất, gia công chế biến trong nước dưới hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thường sử dụng điều kiện giao hàng là điều kiện FOB trên cả hai phương thức xuất khẩu: xuất khẩu theo nghị định thư và phương thức tự cân đối. Theo điều kiện này công ty tiến hành thu thập toàn bộ các chi phí giao dịch cho tới khi hàng hoá được xếp lên tầu giao cho người vận tải và tiến hành xác định doanh thu cho hàng bán.
Hiện nay do chính sách của Nhà nước ta là khuyến khích xuất khẩu nên các mặt hàng xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Trong quá trình xuất khẩu công ty sử dụng nhiều phương thức thanh toán trong đó phổ biến nhất là phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
1- Kế toán bán hàng xuất khẩu
1. 1- Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế một cách cụ thể:
Tài khoản 511 - Doanh thu: phản ánh doanh thu cung ứng hàng hoá với kết cấu như sau:
• Bên Nợ: phản ánh số doanh thu thuần được kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh (các khoản giảm trừ do chiết khấu giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại).
• Bên Có: phản ánh doanh thu cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 156 - hàng hoá: tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại hàng hoá để xuất khẩu. Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thực tế đích danh, trị giá hàng xuất kho mang đi xuất khẩu bằng với trị giá nhập kho của hàng hoá đó và để theo dõi cho từng đối tượng hàng hoá trên tài khoản chi tiết như vậy công ty có thể kết chuyển giá vốn hàng hoá chính xác cho từng đối tượng. Kết cấu tài khoản 156 như sau:
• Bên Nợ: phản ánh trị giá hàng mua vào để xuất khẩu bao gồm hàng hoá hiện có ở trong kho và hàng hoá đã chuyển đi xuất khẩu nhưng chưa xác định tiêu thụ, chi phí vận chuyển kiểm dịch lắp đặt trong khâu mua.
• Bên Có: phản ánh trị giá xuất kho của hàng hoá được xác định tiêu thụ trong kỳ.
• Số dư cuối kỳ bên Nợ: phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ (công ty không phát sinh các trường hợp hàng bán bị trả lại).
Tài khoản 131 - phải thu khách hàng: phản ánh số phải thu của khách hàng về việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ và phản ánh số phải trả cho người mua về số tiền hàng do người mua ứng trước. Kết cấu tài khoản này như sau:
• Bên Nợ: phản ánh số phải thu ở người mua, người nhập khẩu về số hàng đã tiêu thụ trong kỳ.
• Bên Có: phản ánh số tiền người mua, người nhập khẩu đã thanh toán hoặc ứng trước trong kỳ.
• Số dư cuối kỳ bên Nợ phản ánh số còn phải thu ở người mua, người nhập khẩu cuối kỳ.
• Số dư cuối kỳ bên Có phản ánh số còn phải trả cho người mua, người nhập khẩu do việc nhận trước tiền hàng.
Tài khoản 131 được mở và theo dõi cho từng đối tượng khách hàng. Khi khách hàng xác nhận lô hàng được bàn giao xong kế toán phản ánh vào tài khoản 131 đồng thời ghi vào bên Nợ tài khoản chi tiết 131 để theo dõi căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng kế toán phản ánh số nợ theo tỷ giá thực tế. Khi khách hàng (người nhập khẩu) thanh toán kế toán căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng ghi Có vào tài khoản 131 và tài khoản 131 chi tiết của khách hàng đó. Căn cứ vào số chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có kế toán phản ánh chênh lệch tỷ giá đối ứng với tài khoản 413.
Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ, tài khoản này có kết cấu như sau:
• Bên Nợ: phản ánh trị giá vốn của lô hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ.
• Bên Có: phản ánh trị giá hàng hoá bị trả lại và kết chuyển trị giá vốn hàng bán cuối kỳ vào tài khoản 911.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 138 - Phải thu khác: phản ánh các khoản thu trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải thu khác. Kết cấu tài khoản như sau:
• Bên Nợ: phản ánh các khoản chi phí đã chi hộ bên giao ủy thác, các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác.
• Bên Có: phản ánh số tiền đã thu được, kết chuyển vào tài khoản 338 trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác.
Số dư cuối kỳ bên Nợ: số còn phải thu từ bên giao uỷ thác và từ các khoản phải thu khác.
Tài khoản 138 được mở chi tiết cho từng đối tượng trong quan hệ uỷ thác xuất khẩu, phản ánh các quan hệ thu chi hộ và thanh toán bù trừ với từng đối tượng giao uỷ thác.
Tài khoản 338 - Phải trả khác: phản ánh các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải trả khác. Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: phản ánh quan hệ bù trừ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản nợ khác đã trả.
Bên Có: phản ánh số thu hộ đơn vị giao uỷ thác và các khoản phải trả khác.
Số dư cuối kỳ bên Có phản ánh số thu hộ đơn vị giao uỷ thác và các khoản phải trả cuối kỳ.
Tài khoản 338 được mở theo dõi cho từng đối tượng giao uỷ thác, phản ánh các khoản thu hộ bên giao uỷ thác và việc thanh toán bù trừ với các khoản chi hộ, hoa hồng uỷ thác vv...
Các tài khoản về thu nhập chi phí được hạch toán riêng cho từng nghiệp vụ xuất khẩu để xác định kết quả kinh doanh cho từng thương vụ. Các tài khoản loại này cuối kỳ đều không có số dư nhưng khi theo dõi chi tiết cho từng thương vụ thì cuối kỳ các tài khoản chi tiết này vẫn có thể có số dư cuối kỳ để phản ánh tiến độ thực hiện thương vụ đó
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK1111, 1121, 1122 (chi tiết tiền gửi ở từng ngân hàng), 141, 641, 003 vv...
1. 2 Trình tự hạch toán ghi sổ kế toán
a) Kế toán mua hàng xuất khẩu
Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, công ty tổ chức thu mua hoặc ký hợp đồng mua hàng của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong nước. Thông thường công ty đặt mua hàng theo những yêu cầu trong hợp đồng xuất khẩu không tổ chức chế biến. Tuy vậy, đối với một số mặt hàng nông sản phải mua thu gom của nhiều đơn vị khác nhau công ty phải tổ chức phân loại đóng gói các chi phí này thường không lớn nên công ty hạch toán ngay vào trị giá mua hàng bán.
Khi mua hàng chuẩn bị cho xuất khẩu căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập và phiếu nhập kho, phiếu chi kế toán ghi:
Nợ TK 156 - Trị giá hàng mua.
Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng.
Có TK 1111, 331 - Tổng giá thanh toán.
Trị giá mua bao gồm trị giá ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển hàng về kho của công ty.
Nếu hàng thuộc nhóm hàng nông sản, công ty phải tiến hành phân loại đóng gói. Các chi phí về bao gói và nhân công đóng gói, phân loại được chi bằng tiền mặt. Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi
Nợ TK 156 Số tiền đã chi
Có TK 1111
Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp.
Việc hạch toán và ghi sổ một hợp đồng xuất khẩu trực tiếp của công ty được thực hiện như sau:
*Ví dụ 1: Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp số HĐ 81GX/99 ký ngày 20/12/2000 giữa công ty Chatanico LTD Osaka (bên mua) và công ty Generalexim (bên bán) và hợp đồng nội 172/XN5 giữa GENERALEXIM (bên mua) và hợp tác xã Tân Tiến (bên bán).
Theo hợp đồng nội thì GENERALEXIM mua một lô hàng mây tre đan của hợp tác xã Tân Tiến cụ thể:
Tên hàng
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Trị giá
Khay tre TK-60
Bộ
2.500
35.000
87.500.000
Giá trên đây là giá giao hàng lên tầu tại cảng Hải Phòng bao gồm cả bao bì.
Trị giá hợp đồng: 87.500.000
Phương thức thanh toán: chuyển khoản.
- Theo hợp đồng bên bán phải chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng đến tay người tiêu dùng nước ngoài.
- Bên bán phải chịu khoản chi phí vận chuyển thẻ kho bãi cho đến khi hàng hoá lên tàu.
* Theo hợp đồng ngoai.
- Giá trị hợp đồng: 7000 USD (FOB Hải Phòng)
- Thuế xuất khẩu: 0%
- Địa điểm giao hàng: cảng Hải Phòng.
Tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội, việc theo dõi hàng hoá xuất khẩu chi tiết theo từng lô. Trên sổ theo dõi hàng xuất khẩu kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến từng lô hàng (từ thời hạn giao hàng, lên tàu đến thời điểm xác định doanh thu hàng xuất khẩu...) căn cứ theo dõi hàng xuất khẩu là các hoá đơn thương mại, thư tín dụng, báo cáo Có của ngân hàng các cột trên sổ phản ánh các thông tin về thời gian, giá trị của hợp đồng xuất khẩu, là căn cứ để thanh toán cũng như ghi sổ theo dõi hàng hoá theo lô. Tại công ty sổ theo dõi hàng hoá theo lô được lập cho cả hàng xuất khẩu nhằm theo dõi chi tiết việc thực hiện 1 thương vụ xuất khẩu từ khoán mua đến khoán bán. Sổ theo dõi hàng hoá theo lô là căn cứ để ghi các sổ chi tiết TK 156, 157, 331, 632, 511.
* Quy trình hạch toán.
- Ngày 20/12/2000, HTX Tân Tiến xuất kho hàng hoá giao hàng cho GENERALEXIM. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 5%. GENERALEXIM nhập vào kho 3 phiếu nhập kho số K31229
87.500.000 * 5% = 4.375.000
Nợ TK133 : 4.375.000.
Nợ TK156 (156115) : 87.500.000
Có TK331: 91.875.000.
- Ngày 25/12/2000 GENERALEXIM giao hàng cho bên nhập khẩu lên tàu tại cảng Hải Phòng.
Trị giá hợp đồng: 7000 USD tỷ giá ngoại tệ 14.080 đ/USD
Doanh thu tiêu thụ 7000 * 14080 = 98.560.000đ
Phản ánh chi phí xuất hàng hoá, làm các thủ tục.
Nợ TK64115 : 1500.000.
Có TK1121: 1.500.000.
- Ngày 27/12/2000 công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng Vietcombank số 001227 về số tiền hàng đã được bên nhập khẩu thanh toán.
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK131(131115) : 98.560.000
Có TK511 98.560.000
Phản ánh số tiền được thanh toán.
Nợ TK1122 (11221) : 98.560.000.
Có TK131 : 98.560.000
Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 : 98.560.000
Có TK 156(156115): 98.560.000
Công ty không phải chịu chi phí giao hàng lên tầu mà do HTX Tân Tiến chi trả.
- Ngày 28/12/2000 GENERALEXIM tiến hành trả tiền cho HTX Tân Tiến. Nhận được giấy báo Nợ số 001228 của ngân hàng Vietcombank về số tiền đã trả, kế toán ghi.
Nợ TK331 : 91.875.000
Có TK1121 91.875.000.
- Cuối kỳ ngày 31-12-2000kế toán kết chuyển chi phí và xác định kết quả tiêu thụ, các bút toán:
* Kết chuyển chi phí bán hàng.
Nợ TK911 : 1.500.000.
Có TK64115 : 1.500.000.
* Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK911 : 87.500.000.
Có TK632 : 87.500.000.
* Kết chuyển doanh thu tiêu thụ.
Nợ TK511 : 98.560.000.
Có TK911 : 98.560.000.
- Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Nợ TK3331 : 4.375.000
Có TK133 : 4.375.000
* Phản ánh vào sổ chi tiết.
Sổ chi tiết TK 11211- Vietcombank
Tháng 12 năm 2000
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
SDĐK
115.338.000
.....
......
.....
BN 001221
25/12/2000
Chi phí xuất hàng HĐ81
641
1.500.000
BN 001228
28/12/2000
Thanh toán tiền hàng HĐ 172 XN5
331115
91.875.000
Cộng phát sinh
202.300.000.
107.720.640
SDCK
209.917.360
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Tháng 12 năm 2000
Tài Khoản 331115
Đối tượng: HTX Tân Tiến.
Loại tiền: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT541.Doc