Lời nói đầu
Hiện nay, trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế, hoat động mua bán ngoại thương ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong hoat động thương mại, đặc biệt với xu hướng “hướng về xuất khẩu” thì kinh doanh xuất nhập khẩu đang là đối tượng quan tâm chính của nhà nước ta trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh doanh xuất nhập khẩu không những trở thành đầu mối kinh tế quan trọng mà còn tăng cường thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa ta với cá
112 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty thương mại và xây dựng Hà Nội - Vietracimex 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nước trên thế giới, đưa Việt Nam lên một vị thế cao hơn trong chính trường quốc tế (là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo).
Thực tế đã khẳng định vai trò phát triển kinh tế thông qua các hoạt động nhập khẩu, nhất là hoạt động nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, máy móc, thiết bị với trình độ kỹ thuật cao, phục vụ cho sản xuất trong nước mà nước ta chưa có điều kiện sản xuất được. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn góp phần nâng cao khả năng tiêu dùng trong nước, tăng cường tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trên thị trường hàng Việt Nam, thúc đẩy quan hệ mua bán quốc tế, giúp Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ quản lý của nhà nước về nhập khẩu, chế độ kế toán hiện hành, và các yếu tố trên thị trường như tỷ giá hối đoái, các điều chỉnh về thuế, lãi suất, nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu… Do vậy để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có được những kinh doanh phản ánh chính xác, kịp thời những thay đổi trong chế độ quản lý cũng như chế độ kế toán nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn hợp lý. Điều đó cũng có nghĩa là công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, từ khâu nhập khẩu tới khâu tiêu thụ và xác định kết quả ở các doanh nghiệp cần phải được nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, với sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Thuỷ, cùng các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường đại học Kinh tế quốc dân, cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty thương mại và xây dựng Hà Nội(Vietracimex-I) em lựa chọn đề tài: ”Hoàn thiên công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mại và xây dựng Hà Nội (Vietracimex-I)” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm các phần sau:
Phần I : Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lưu chuyển Hàng hoá nhập khẩu.
Phần II : Thực trạng công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mại và xây dựng Hà Nội(Vietracimex-I).
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Thương mại – Xây dựng Hà Nội.
Phần I
Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lưu chuyển Hàng hoá nhập khẩu
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ảnh hưởng tới hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.
1. Đặc điểm và vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động quan trọng của ngoại thương. Đó là việc mua, bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thông qua các hợp đông thương mại.
Cũng như hoạt động kinh doanh hàng hoá trong nước, hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu cũng bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn mua hàng, giai đoạn dự trữ và giai đoạn tiêu thụ. Tuy nhiên nó có một số đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh hàng hoá trong nước:
-Trong quá trình kinh doanh, phụ thuộc rất lớn vào các chính sách ngoại thương của nhà nước, luật pháp quốc tế cũng như thị trường quốc tế.
- Đối tác kinh doanh ở nhiều nước do đó, cách xa về mặt địa lý cũng như có trình độ quản lý khác nhau, dấn đến thời gian thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thường dài hơn các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá trong nước gây ra một số khó khăn sau: chi phí vận chuyển, bảo quản bốc dỡ có thể tăng cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng hàng hoá có thể bị giảm do thời gian vẩn chuyển kéo dài và với khoảng thời gian lưu chuyển kéo dài, thị trường hàng hoá nhập khẩu có thể biến động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng vốn vay để nhập khẩu hàng hoá sẽ làm cho thời gian thu hồi vốn chậm, làm tăng chi phí lãi vay.
- Thời điểm xác định hàng hoá nhập khẩu tuỳ thuộc vào phương thức giao hàng và phương tiện chuyên chở: Nếu vận chuyển bằng đường biển tính là hàng nhập khẩu từ ngày hàng đến địa phận nước ta và được Hải quan ký xác nhận vào tờ khai hàng nhập khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì tính từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của Hải quan Hàng không… Việc xác định thời điểm hàng hoá được coi là nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng chỉ tiêu hàng nhập khẩu và kịp thời giải quyết tranh chấp, thưởng phạt khi giải toả hàng nhập khẩu.
- Quá trình mua bán đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán bằng ngoại tệ. Do đó, doanh nghiệp thường chịu nhiều rủi ro về biến động của đồng ngoại tệ thanh toán, thông qua tỷ giá ngoại tệ thay đổi và phương pháp hạch toán ngoại tệ
1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang chuyển sang hợp tác và hội nhập thì thương mại quốc tế trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của mối quốc gia trong đó có nước ta.
Nước ta phát triển đi lên từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, tư liệu sản xuất nghèo nàn, kinh tế thông thương với nước ngoài vẫn còn là linh vực mới mẻ do đó không tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt do nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương còn thiếu kinh nghiệm.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh thương mại trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước đã thực sự chú trọng và đánh giá đúng đắn về vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vai trò đó được thể hiện ở chỗ:
Nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu về các trang thiế bị máy móc, vật tư, tạo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế quốc dân, đưa sản xuất trong nước theo kịp các nước trên thế giới.
Nhập khẩu cho phép khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh về hàng hoá, vốn, công nghệ của nước ngoài nhằm tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới.
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo đà cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhập khẩu có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho công việc cung ứng hàng hoá ra nước ngoài…
2.Đối tượng và phương thức nhập khẩu.
2.1. Đối tượng nhập khẩu hàng hoá
Đối tượng nhập khẩu là tất cả những hàng hoá, trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu và những mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu được thu mua từ nước ngoài để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, không chỉ dơn thuần là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư mà còn là các trang thiết bị, máy moc vật tư kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, trong tất cả các ngành và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bên cạnh những mặt hàng mà các doanh nghiệp được tự do nhập khẩu, còn có những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện hay các mặt hàng cấm nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của bộ thương mại hoặc bộ chủ quản. Trong trường hợp đặc biệt, khi được phép của thủ tướng chính phủ, doanh nghiệp mới có thể nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.
2.2 Phương thức nhập khẩu.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành xuất nhập khẩu theo phương thức trực tiếp hay phương thức uỷ thác hoặc kết hợp cả trực tiếp và uỷ thác.
Nhập khẩu trực tiếp: Hình thức này được thực hiện ở những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài cũng như am hiểu thị trường về mặt hàng xuất nhập khẩu.
Nhập khẩu uỷ thác: Hình thức này được thực hiện ở các doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài. Vì vậy, phải uỷ thác cho doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu thực tế để họ thực hiện nhập khẩu hàng hoá cho mình. Doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu là đại lý mua hàng trong khẩu này và được nhận hàng hoá uỷ thác từ doanh nghiệp giao uỷ thác và khoản hoa hồng này được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu hang hoá.
3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Phương thức thanh toán là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương, nó cũng có ảnh hưởng tới quá trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực ngoại thương chủ yếu có các hinh thức thanh toán sau:
Phương thức chuyển tiền:
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng của hàng(gọi là người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Liên quan đế phương thức thanh toán này gồm có các bên sau đây:
Người chuyển tiền là người mua người nhập khẩu, hay người măc nợ ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng phuc vụ cho người chuyển tiền ngân hàng đại lý là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng là người bán, người xuất khẩu hay chủ nợ.
Phương thức nhờ thu:
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ thu hộ tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra. Phương thức nhờ thu có hai loại đó la nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu hỗi phiếu kèm chứng từ. Nhờ thu hối phiếu trơn khác với nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ ở chỗ, người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu tiền ở người nhập khẩu chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá gửi thẳng cho người nhập khẩu không gửi cho ngân hàng
( Nhờ thu hối phiếu kèm theo chứng từ không chỉ căn cứ vào hối mà căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo điều kiện .Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá).
Phương thức tín dụng chứng từ :
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay .
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền nhất đó , nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp được những quy định nêu ra trong thư tín dụng .
Thư tín dụng gọi tắt là L/C :là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định , nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định nêu ra trong văn bản đó . Có thể nói L/C là văn bản quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ gồm có các bên sau đây:
+) Người xin mở thư tín dụng: là người nhập khẩu hàng hoá
+) Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
+) Người thụ hưởng: là người xuất khẩu hay người nào khác do người xuất khẩu chủ định. Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở L/C và phục vụ cho người thụ hưởng.
Nội dung phương thức tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 1: Trình tự tiến hành nghiệp vụ tín dụng chứng từ.
(2)
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(6) (7)
(1) (9) (10) (8) (5) (3) (4)
(1): Người nhập khẩu nộp đơn xin mở L/C, yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.
(2): Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
(3):Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở.
(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tin dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không yêu cầu ngân hàng mở L/C sủa đổi bổ sung thư tín dụng cho phù hợp.
(5): Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(6): Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.
(7): Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng.
(8): Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người thụ hưởng.
(9): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(10): Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền.
4. Đặc điểm tính giá hàng hoá nhập khẩu.
4.1. Xác định giá nhập kho hàng hoá nhập khẩu.
Để phản ánh chính xác giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu, thì yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá là phải xác định toàn bộ chi phí bỏ ra để có được hàng hoá đó. Giá thực tế của hàng hoá mua tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá khác nhau (bởi có mặt hàng nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu…) cũng như tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng.
Hiện nay, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia mua bán với nước ngoài thường sử dụng hai loại giá phổ biến là giá CIF và giá FOB(thường nhập theo giá CIF và xuất theo giá FOB).
Giá FOB là giá giao nhận hàng tại biên giới nước xuất khẩu. Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải.
Giá CIF là giá giao nhận hàng tại biện giới nước mua, bao gồm giá FOB cộng thêm phí bảo hiểm và phí vận tải.
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì việc xác định giá trị thực tế của hàng nhập khẩu được tính như sau:
Giá thực tế Hàng nhập khẩu
=
Giá mua ghi trên hoá đơn
+
Thuế nhập khẩu
+
Chi phí thu mua
-
Giảm giá hàng mua được hưởng
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế của hàng hoá nhập khẩu còn bao gồm thêm phần thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. Trong đó:
Thuế nhập khẩu Phải nộp
=
Số lượng mặt hàng chịu thuế kê khai trong tờ khai hàng hoá
x
Giá tính thuế bằng đồng Việt nam
x
Thuế suất
Giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF.
Thời điểm tính thuế nhập khẩu được quy định là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra VNĐ là tỷ giá giữa tiền Việt Nam với tiền nước ngoài, do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá nhập với cơ qua Hải quan.
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
=
Giá nhập khẩu hàng hoá (CIF)
+
Thuế nhập khẩu
*
Thuế suất thuế GTGT
Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ,thì trị giá mua hàng cũng sẽ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) :
Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
=
Giá nhập khẩu hàng hoá (CIF)
+
Thuế nhập khẩu
*
Thuế suất thuế TTĐB
Chi phí mua hàng là toàn bộ số chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có liên quan tới việc thu mua hàng hoá .Ví dụ như chi phí vận chuyển bốc dỡ,phí mở L/C ….
4.2.xác định giá xuất kho của hàng hoá nhập khẩu
Do giá thực tế của hàng hoá bao gồm hai bộ phận :trị gá mua và chi phí thu mua.Nên khi xuất kho cần tách riêng hai bộ phận trên để tính toán .
Dối với trị giá mua, kế toán doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho sau đây :
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) :
Theo phương pháp này ,giả thiết số hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước ,xuất hết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giá thực của từng số hàng xuất .Nói cách khác, cơ sở của phương pháp là giá giá thực tế của hàng hoá mua trước sẽ được dùng làm giáđể tính giá thực tế của hàng hoá xuất bán trước và do vậy giá trị hagf hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng hoá mua vàop sau cùng. Phương pháp này thích hợp trongtrường hợp giá ổn định hoặc có xu hướng giảm .
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) :
Phương pháp này giả định những hàng hoá mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên , ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước .
Phương pháp giá hạch toán :
Theo phương pháp này ,toàn bộ hàng hoá biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán ( giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ).Cuối kỳ,kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau :
Giá thực tế hàng hoá xuất bán (hoặc tồn kho cuối kỳ)
=
Giá hạch toán của hàng hoá suất bán (hoặc tồn kho cuối kỳ)
*
Hệ số giá hàng hoá
Phương pháp giá đơn vị bình quân :
Theo phương pháp này ,giá thực tế của hàng xuất bán trong kỳ được tính theo công thức :
Giá thực tế hàng hoá xuất bán
=
Số lượng hàng hoá xuất bán
*
Giá đơn vị bình quân
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau :
Cách 1:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách 2:
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Luợng hàng hoá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Cách 3 :
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhầp
Lượng hàng hoá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Còn đối với chi phí thu mua ,có liên quan tới cả lượng hàng tiêu thụ trong kỳ cũng như tồn kho cuối kỳ nên cần được phân bổ cho cả hàng tiêu thụ và chưa tiêu thụ .Công thức tính như sau :
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ
=
Chi phí mua hàng đầu kỳ
+
Chi phí mua hàng trong kỳ
*
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
+
Trị giá mua của hàng còn lại cuối kỳ
II.Các phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá nhập khẩu .
Hạch toán chi tiết hàng hoá đòi hỏi phải phản ánh cả về mặt giá trị, số lượng, chất lượng của từng loại hàng hoá (từng danh điểm ) theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. Trong thực tế hiện nay có ba phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá sau đây :
1. Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp này ,tại kho thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất hàng hoá để ghi thẻ kho ( mở chi tiết theo từng danh điểm theo từng kho).Tại phòng kế toán, kế toán hàng hoá dựa trên chứng từ nhập xuất hàng hoá để ghi số lượng và tính giá trị hàng hoá nhập xuất kho vào thẻ kế toán chi tiết hàng hoá ( mở tương ứng với thẻ kho ). Cuối kỳ ,kế toán tiến hành cộng thẻvà đối chiếu số liệu với thẻ kho.Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết ,kế toán căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập “ bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hoá “. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu phần kế toán tổng hợp .
Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản trong khâu ghi chép ,đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót,đồng thời cung cấp thônh tin nhập xuất tồn kho của từng danh điểm hàng hoá kịp thời chính xác .
Sơ đồ 2: Hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho
Hàng hoá
Thẻ kho
Sổ kế toán tổng hợp
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hoá
Thẻ kế toán chi tiết hàng hoá
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
đối chiếu
2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển .
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều danh điểm hàng hoá và số lượng chứng từ nhập xuất hàng hoá không nhiều . Theo phương pháp này ,kế toán chỉ mở “sổ đối chiếu luân chuyển hàng hoá “ theo từng kho ,cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm hàng hoá và theo từng kho ,kế toán lập “ bảng kê nhập hàng hoá”,”bảng kê xuất hàng hoá “ và dựa vào các bảng kê này để ghi vào “ sổ đối chiếu luân chuyển hàng hoá “ .Đồng thời từ “ sổ đối chiếu luân chuyển hàng hoá “ lập “ bảng tổng hợp nhập – xuất –tồn kho hàng hoá “ để đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp .
Phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán . Tuy nhiên do dồn công việc ghi sổ ,kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập , xuất của từng danh điểm hàng hoá khá nhiều thì công việc kiểm tra đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác .
Sơ đồ 3: Hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê nhập hàng hoá
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê xuất hàng
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho
Sổ kế toán tổng hợp về hàng hoá
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
3. Phương pháp sổ số dư :
Phương pháp này thích hợp với những doanh nhgiệp có nhiều danh điểm hàng hoá và đồng thời có số lượng chứng từ nhập xuất mỗi loại khá nhiều.Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi thẻ kho như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng hàng hoá tồn kho từ thẻ kho vào “ sổ số dư “. Kế toán dựa vào số lượng nhập,xuất của từng danh điểm hàng hoá được tổng hợp từ các chứng từ mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3 , 5 hoặc 10 ngày một lần,từ đó ghi vào “ bảng luỹ kế nhập xuất tồn “ ( bảng này được mở theo từng kho). Cuối kỳ, tiến hành tính trên “ sổ số dư “ do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm hàng hoá trên “ sổ số dư” với tồn kho trên “ bảng luỹ kế nhập xuất tồn “. Đồng thời “ bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho” lại được đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về hàng hoá .
Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn việc vào cuối kỳ.Tuy nhiên việc kiểm tra,đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.
Sơ đồ 4: Hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập xuất tồn
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ kế toán tổng hợp về hàng hoá
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
III. hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên .
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng .
Để hạch toán các loại hàng hoá tồn kho , kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX) hoặc kiểm kê định kỳ ( KKĐK) .Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp,vào yêu cầu của công tác quản lý và trình độ cán bộ kế toán cũng như vào quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có,biến động tăng,giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời,tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập - xuất - tồn kho từng loại hàng hoá tồn kho.
Hạch toán lưu chuyển hàng hoá bao gồm ba phần hành cơ bản : đó là hạch toán quá trình mua hàng,hạch toán quá trình dự trữ hàng hoá,hạch toán quá trình bán hàng.Tài khoản sử dụng trong hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu là tất cả các tài khoản có liên quan đến ba phần hành trên,được quy định thống nhất trong hệ thống tài khoản được bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141-tc-cđkt ngày 1-11-1995.
*Tài khoản 151 : hàng mua đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,nhưng cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho hoặc đã về nhưng chưa làm thủ tục nhập kho .
Kết cấu của tài khoản này như sau :
-Bên nợ : + Phản ánh giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ
+ Kết chuyển giá trị thực tế của hàng đang đi đường cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
-Bên có : + Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường ở kỳ trước về nhập kho, hoặc chuyển giao cho khách hàng....
+ Kết chuyển giá trị thực tế hàng hoá đang đi đường đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
-Dư nợ : Giá trị hàng hoá đang đi đường cuối kỳ.
*Tài khoản 156 –hàng hoá:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có của hàng hoá tồn kho,tồn quầy và nhập –xuất trong kỳ theo trị giá nhập kho thực tế .
Kết cấu của tài khoản này như sau :
-Bên nợ: + Trị giá mua của hàng nhập khẩu trong kỳ
+ Chi phí thu mua hàng hoá
+ Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ (hạch toán theo phương pháp KKĐK).
-Bên có : + Trị giá xuất kho của hàng hoá
+ Trị giá xuất trả lại người bán
+ Giảm giá hàng mua
+ Trị giá hàng thiếu hụt coi như xuất
+ Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ đã kết chuyển ( hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ ).
-Dư nợ : Trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ
Tài khoản 156 được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai sau :
TK 1561 : Giá trị mua của hàng hoá
TK 1562 : Chi phí thu mua hàng hoá
*Tài khoản 157 –hàng gửi bán
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển thẳng hoặc nhờ bán đại lý
Kết cấu của tài khoản này như sau :
-Bên nợ : + Trị giá của hàng hoá gửi bán
+ Kết chuyển trị giá hàng gửi bán cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
-Bên có : + Giá trị hàng gửi bán đã được khách hàng chấp nhận thanh toán
+ Giá trị hàng gửi bán bị trả lại
+ Kết chuyển hàng gửi bán đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
-Dư nợ : Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận cuối kỳ
*Tài khoản 511 –doanh thu bán hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ nhất định .
Kết cấu của tài khoản này như sau :
-Bên nợ : + Các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán , hàng bán bị trả lại).
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
-Tài khoản này không có số dư
*Tài khoản 632 : giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu của tài khoản này như sau:
-Bên nợ : + Trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ
+ Kết chuyển giá trị thực tế hàng tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản này không có số dư
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan trong hệ thống tài khoản kế toán như :
TK 111 : Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 131 : Phải thu khách hàng
TK 138 : Phải thu khác
TK 144 : Ký cược ,ký quỹ ngắn hạn
TK 331 : Phải trả người bán
TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 338 : Phải trả khác
TK 532 : Giảm giá hàng bán
TK 531 : Hàng bán bị trả lại
2. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
2.1. Trường hợp nhập khẩu trực tiếp
Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp hàng hoá được bắt đầu thực hiện bằng nghiệp vụ mở L/C theo hợp đồng thương mại đã ký kết.Nếu doanh nghiệp có ngoại tệ gửi tại ngân hàng mở L/C thì chỉ cần theo dõi chi tiết số tiền gửi ngoại tệ dùng để mở L/C trên tài khoản 112 (1122) –chi tiết mở thư tín dụng.Nếu doanh nghiệp phải vay ngân hàng mở L/C thì phải tiến hành ký quỹ một tỷ lệ nhất định theo trị giá số tiền mở L/C .Số tiền ký quỹ được theo trên tài khoản 144 .Khi ký quỹ số tiền theo % quy định ,kế toán ghi:
Nợ TK 144 : Thế chấp,ký quỹ,ký cược ngắn hạn
Có TK 111,112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Người xuất khẩu sau khi nhận được thông báo thư tín dụng đã mở thì tiến hành chuyển hàng cho người nhập khẩu .
2.1.1 Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Phản ánh trị giá mua của hàng nhập khẩu :
+Trường hợp hàng đã về kiểm nhận,nhập kho trong kỳ: căn cứ vào thông báo nhận hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng nhập khẩu,kiểm nhận hàng hoá,nhập kho,kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561) : Trị giá mua của hàng nhập khẩu (TGTT)
Nợ TK 153 (1532) : Trị giá bao bì tính riêng (TGTT)
Nợ (Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 331 : Giá mua hàng (TGHT)
Có TK 111(1112), 112(1122): Thanh toán bằng tiền mặt (TGHT)
Phản ánh số thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu phải nộp :
Nợ TK 156 (1561) : Tính vào trị giá mua của hàng nhập khẩu (TGTT)
Có TK 333 (3333) : Thuế nhập khẩu phải nộp (TGTT)
Phản ánh số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp :
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp
+Trường hợp cuối kỳ hàng hoá nhập khẩu vẫn đang đi đường, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 151 : Trị giá của hàng mua đang đi đường bao gồm cả thuế nhập khẩu (TGTT)
Nợ (Có)TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 331: Giá mua của hàng hoá nhập khẩu (TGHT)
Có TK 111(1112),112(1122): Thanh toán bằng tiền mặt (TGHT)
Có TK 333(3333) : Thuế nhập khẩu phải nộp (TGTT)
Số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phản ánh như trên. Khi hàng đi đường kỳ trước về kiểm nhận,nhập kho hay chuyển bán thẳng cho khách hàng,kế toán ghi:
Nợ TK 156(1561) : Trị giá mua của hàng nhập kho
Nợ TK 153(1532) : Trị giá bao bì tính riêng
Nợ TK 157 : Chuyển bán không qua kho
Nợ TK 632 : Giao trực tiếp tại cảng, tại ga
Có TK 151 : Trị giá thực tế hàng đi đường đã kiểm nhận nhập kho
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), ngoài các bút toán phản ánh trị giá hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp,kế toán phải xác định số thuế TTĐB phải nộp và ghi tăng giá trị mua của hàng nhập khẩu :
Nợ TK 156( 1561), 151 ….
Có TK 333( 3332): thuế TTĐB
Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB ( nếu có) kế toán ghi:
Nợ TK 333(3331,3332,3333)
Có TK 111,112
*Đối với các chi phí thu mua hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 156(1562) : Chi phí thu mua hàng nhập khẩu (TGTT)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT (TGTT)
Nợ (Có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 111(1112), 112(1122): Tổng giá thanh toán (TGHT)
Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu hàng hoá, lượng ngoại tệ chi ra được ghi đơn vào bên có TK 007-ngoại tệ.
2.1.2 Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT của hàng nhập khẩu đưọc tính vào giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu,do đó kế toán ghi:
Nợ TK 151,156(1561): Trị giá mua của hàng nhập khẩu (TGTT)
Nợ (có) TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 331, 111(1112, 112(1122) : Giá mua hà._.ng (TGHT)
Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu phải nộp (TGTT)
Có TK 3331 : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
2.2 Trường hợp nhập khẩu uỷ thác
2.2.1 Tại doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu
Phản ánh số tiền do doanh nghiệp giao uỷ thác nhập khẩu chuyển giao để nhập khẩu hàng hoá và nộp thuế :
Nợ TK 111,112: Số tiền đã nhận
Có TK 1388: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
Khi doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu hoàn thành việc nhập khẩu, căn cứ vào thông báo nhận hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng nhập khẩu, kiểm nhận hàng hoá :
Nợ TK 151: Trị giá mua hàng nhập khẩu (TGHT)
Nợ TK 156(1561): Trị mua hàng nhập khẩu tạm nhập kho (TGHT)
Có TK 331,111(1112),112(1122): Giá mua hàng hoá (TGHT)
Phản ánh số thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu đã nộp hộ :
Nợ TK 1388: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
Có TK 111,112
Khi giao hàng cho đơn vị giao uỷ thác, kế toán ghi trị giá mua của hàng giao trả theo tỷ giá hạch toán:
Nợ TK 1388: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
Có TK 156(1561): Xuất kho giao trả
Có TK 151 : Giao trực tiếp tại nơi nhận
Phản ánh số hoa hồng uỷ thác được hưởng :
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Hoa hồng uỷ thác
Có TK 3331 : Thuế GTGT của hoa hồng uỷ thác
2.2.2 Tại doanh nghiệp giao uỷ thác nhập khẩu
Khi kiểm nhận hàng hoá do bên nhận uỷ thác bàn giao,căn cứ vào các chứng từ do bên nhận uỷ thác giao, kế toán ghi:
Nợ TK 151 : Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu đang đi đường (TGTT)
Nợ TK156(1561): Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu đã nhập kho (TGTT)
Nợ TK157: Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu đã chuyển đi tiêu thụ (TGTT)
Nợ (Có )TK 413 : Chênh lệch tỷ giá
Có TK 3388 (chi tiết doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu ) (TGHT)
Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK151,TK156(1561): Tính vào trị giá mua hàng hoá
Có TK 333(3333 ): Thuế nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu
Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được tính vào chi phí thu mua
Nợ TK156(1562): Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
Nợ TK133 : Thuế GTGT của hoa hồng uỷ thác
Có TK 111,112 ,338
Trường hợp bên giao uỷ thác chuyển tiền cho bên nhận uỷ thác để nhập khẩu và nộp các khoản thuế thì số tiền này được hạch toán như sau :
Nợ TK 3388 : Chi tiết doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu
Có TK liên quan (111,112,311,…)
Số thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu được doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu nộp hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 333(3333): Thuế nhập khẩu
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT
Có TK 3388 : Chi tiết doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu
3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
3.1. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
3.1.1 Bán buôn theo phương thức trực tiếp .
Khi chuyển giao hàng cho người mua, kế toán phản ánh các bút toán sau :
+ Phản ánh giá vốn của hàng tiêu thụ :
Nợ TK 632 : Trị giá mua của hàng tiêu thụ
Có TK 161(1651): Xuất kho giao cho kháh hàng
Có TK 151,111,112,331: Bán trực tiếp không qua kho
+Phản ánh doanh thu của hàng tiêu thụ :
Nợ TK 111,112,131,…: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : Thuế GTGT của hàng bán ra
Phản ánh bao bì tính riêng và các khoản chi hộ cho bên mua
Nợ TK 138(1388)
Có TK liên quan (1532,111,111,…)
* Trường hợp doanh thu bằng ngoại tệ.
-Nếu kế toán không sử dụng tỷ giá hạch toán (TGHT).
Nợ TK liên quan (1112,1122,131,…). Tổng giá thanh toán (TGTT)
Có TK511: Doanh thu bán hàng (TGTT).
Có TK3331: Thuế GTGT của hàng tiêu thụ.
-Nếu kế toán sử dụng tỷ giá hạch toán
Nợ TK liên quan (1112,1122,131,..): Tổng giá thanh toán(TGHT)
Nợ (Có)TK413 chênh lệch tỷ giá
Có TK511,512: Doanh thu hàng bán theo TGTT
Có TK3331: Thuế GTGT
3.1.2 Bán buôn theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
Khi chuyển hàng đến cho người mua, kế toán ghi:
Nợ TK157: Trị giá mua của hàng chuyển đi
Nợ TK 138 (1388): Trị giá bao bì tính riêng
Có TK 1561: Trị giá xuất kho hàng bán
Có TK 1532: Bao bì xuất kho gửi đi có
Có TK 331,111,112: Trị giá mua của hàng và bao bì chuyển thẳng
Khi hàng hoá và bao bì được chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
+ Phản ánh trị giá mua của hàng được chấp nhận:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Trị giá hàng gửi bán được chấp nhận
+Phản ánh doanh thu của hàng được chấp nhận:
Nợ TK liên quan (131,111,112…): Tổng giá thanh toán
Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT
Có TK 138(1388): Bao bì tính riêng
3.1.3 Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán
Về thực chất,doanh nghiệp thưuơng mại đứng ra làm chung gian, môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng(do bên bán hoặc bên mua trả). Bên mua chịu trách nhiêm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Số hoa hồng môi giới được hưởng ghi:
Nợ TK liên quan(111,112,131,…): Tổng số hoa hồng
Có TK 511,512: Hoa hồng môi giới được hưởng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nôp của hoa hồng được hưởng
Các chi phí liên quan đến bán hàng:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK liên quan (334,338,111,…)
3.1.4 Bán lẻ thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp
Phản ánh doanh thu bán hàng (căn cứ vào báo cáo ban hàng và giấy nộp tiền và bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ)
Nợ TK liên quan (111,112)
Có TK 511: Doanh thu ban hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Trường hợp nộp thừa tiền bán hàng (hoặc thiếu tiền): Số tiền thừa hoặc thiếu chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý được chuyển vào bên nợ TK 1381 (Nếu thiếu), hoặc bên có TK3381(nếu thừa). Chẳng hạn nếu nộp thừa ghi:
Nợ TK 111,112: Số tiền đã nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331
Có TK 3381: Số tiền nộp thừa
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán tương tự như trường hợp bán buôn.
3.1.5 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý ký gửi
Số hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức được tiêu thụ. Về cơ bản các bút toán kế toán phản ánh giống như phương thức chuyển hàng.Khi xuất hàng giao cho cơ sở đại lý, ký gửi kế toán phải lập phiếu xuất kho cho hàng gửi bán. Căn cứ vào phiếu xuất kho cho hàng gửi bán, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán chuyển giao cho cơ sở nhận đại lý hay nhận bán hàng ký gửi.
Nợ TK 157
Có TK 1561
Khi nhận được bảng kê hoá đơn bán ra của số hàng đã nhận được các cơ sở đại lý, ký gửi bán gửi về, kế toán phải lập hoá đơn GTGT và phản ánh doanh thu bán hàng bằng bút toán sau:
Nợ TK 131(chi tiết đại lý): Tổng giá bán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT
Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán mà đại lý, ký gửi đã bán:
Nợ TK 632
Có TK 157
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với các cơ sở đại lý, ký gửi và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh hoa hồng trả cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý ký gửi:
Nợ TK 641: Hoa hồng cho đại lý
Có TK 131 (chi tiết đại lý): Tổng số hoa hồng
Khi nhận tiền do cơ sở đại lý ký gửi thanh toán kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,
Có TK 131: Chi tiết đại lý
3.1.6 Hạch toán tiêu thụ theo phương phá bán hàng trả góp.
Về mặt hạch toán, khi hàng bán trả góp giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao này được coi là đã tiêu thụ và kế toán ghi :
Phản ánh giá vốn của hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh số thu khách hàng trả góp
Nợ TK liên quan (111,112…): Số tiền người mua thanh toán lần đầu
Nợ TK 131: Số tiền người mua còn nợ
Có TK 511: Doanh thu tính trên giá bán trả một lần
Có Tk 3331
Có TK 711: Tổng số lợi tức trả chậm
Số tiền (doanh thu gốc và lãi xuất trả chậm ở các kỳ sau do người mua thanh toán), kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111,112,…)
Có TK 131: Chi tiết khách hàng
Các bút toán còn lại kế toán hạch toán như phương thức tiêu thụ trực tiếp.
3.2 Trường hợp doanh nghiệp tinh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối với các doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu (ghi nhận ở TK 511, 512 bao gồm cả thuế GTGT, thuế TTĐB). Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Doanh thu của hàng tiêu thụ:
Nợ TK liên quan (111,112,131,…): Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng (cả thuế GTGT)
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
Nợ TK 642
Có TK 3331
IV. Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Chi phí trong kinh doanh nhập khẩu bao gồm : chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.Chi phí mua hàng nhập khẩu
Chi phí mua hàng nhập khẩu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà đơn vị kinh doanh nhập khẩu đã bỏ ra để thu mua hàng hoá nhập khẩu. Chi phí thu mua hàng nhập khẩu bao gồm chi phí thu mua trong nước và chi phí thu mua ngoài nước.Chi phí thu mua trong nước bao gồm chi phí vận chuyển,bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, tiền thuê kho bãi, hao hụt trong định mức, hoa hồng trả cho đơn vị uỷ thác
Chi phí thu mua ngoài nước bao gốm tất cả các chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu phát sinh ngoài biên giới nước mua. Đó là cước phí vận chuyển hàng hoá từ nước bán đến biên giới nước mua (nếu nhập theo giá FOB), chi phí bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển ,…
Các khoản chi phí này được tập hợp trên tàI khoản 1562 “ chi phí thu mua hàng hoá “ và đến cuối kỳ tính và phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
*Trình tự hạch toán chi phí mua hàng
+ Tập hợp chi phí :
Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua hàng hoá
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331,…
+ Tập hợp các khoản hao hụt trong định mức :
Nợ TK 1562
Có TK 111,112,331...
+ Phân bổ chi phí thu mua hàng nhập khẩu chi hàng hoá tiêu thụ :
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 1562 : Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
2. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong kỳ. Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí quảng cáo, giao hàng, vận chuyển giao dịch, giới thiệu sản phẩm, hoa hồng uỷ thác bán hàng, lương nhân viên bán hàng và các chi phí khác như : đIện nước, đIện thoạI, chi phí bảo hành,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. Như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý chung khác. Đó là chi phí nhân viên quản lý, vật liệu đồ dùng văv phòng, khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng, đIện thoại, đIện nước,...
* Trình tự hạch toán :
+ Tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111,112,214,334,...
+ Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
3. Xác định kết quả kinh doanh.
Cuối kỳ kinh doanh, kế toán dựa vào số liệu đã hạch toán trên các tàI khoản có liên quan như TK 632, TK 511, TK641, TK642, TK711, TK 721, TK811, TK821,... xác định chuyển sang tàI khoản 911, để xác định kết quả kinh doanh. Trình tự hạch toán như sau:
+ Kết chuyển các khoản giảm trừ
Nợ TK 511
Có TK 531, TK 532 : Các khoản giảm trừ
+ Kết chuyển doanh thu thuần sang tàI khoản xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911
+ Kết chuyển tất cả các khoản chi phí
Nợ TK 911
Có TK chi phí (641,642,811,821)
+ Xác định kết quả lãi (lỗ)từ hoạt động kinh doanh
Trường hợp có lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421: Lãi từ hoạt động kinh doanh
Trường hợp bị lỗ:
Nợ TK 421 : Lỗ từ hoạt động kinh doanh
Có TK 911
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
TK 632 TK 911 TK 511
Kết chuyển giá vốn kết chuyển DT thuần
TK 641
Kết chuyển CPBH TK 711
K/C thu nhập HĐTC
TK 642
Kết chuyển CP QLDN
TK 721
TK 811 K/C thu nhập HĐBT
Kết chuyển CP HĐTC
TK 421
K/C lỗ từ HĐKD
TK 821
Kết chuyển CP HĐBT K/C lãi từ HĐKD
V. Hạch toán lưu chuyển hang hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ (KKĐK)
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Khác với phương pháp KKTX, phương pháp KKĐK không phản ánh, theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ theo dõi giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Kế toán theo phương pháp KKĐK rất đơn giản, gon nhẹ và không phải điều chỉnh với số liệu kiểm kê nên giảm được công sức ghi chép. Nhược điểm của phương pháp này là việc xác định giá vốn xuất bán không được chính xác trong trường hợp có hao hụt và mất mát. Do đó phương pháp này chỉ áp dụng đối với các loại hàng hoá có giá trị thấp, điều kiện cân đo đong đếm không được chính xác…
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 611- mua hàng, tiểu khoản 6112 –mua hàng hoá
Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động của hàng hoá trong kỳ báo cáo trong trường hợp đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
-Bên nợ: trị giá thực tế của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ do các nguyên nhân(mua vào, nhân cấp phát, nhận vốn góp…)
Bên có : + Trị giá hàng hoá tồn cuối kỳ
+ Trị giá hàng gửi bán chưa bán tồn cuối kỳ
+ Giảm giá hàng mua
+ Trị giá của hàng xuất bán và xuất khác trong kỳ
Tài khoản 611(6112): Không có số dư.
2. Phương pháp hạch toán
Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Trình tự hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu như sau
Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng nhập khẩu chưa tiêu thụ
Nợ TK 611(6112):
Có TK 156, (1561): Hàng tồn kho đầu kỳ
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường đầu kỳ
Có TK 157: Hàng gửi bán đầu kỳ
Trong kỳ phản ánh trị giá hàng tăng thêm do các nguyên nhân(thu mua, nhận cấp phát…)
Nợ TK 611 (6112):
Có TK 333(3333): Thuế nhập khẩu
Có TK liên quan(331,111,112,…): Giá mua và chi phí thu mua
Số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu
Nợ TK 133(1331):
Có TK 3331(33312):
Số giảm giá hàng nhập khẩu và hàng nhập khẩu trả lại
Nợ TK liên quan(111,112,331,…):
Có Tk 611(6112): Trị giá hàng mua trả lại và giảm giá được hưởng
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT tương ứng với hàng mua trả lại và giảm giá được hưởng
Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi nhập khẩu hàng hoá
Nợ TK liên quan (111,112,138,331):
Có TK 711: Thu nhập hoạt động tàI chính
Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khẩu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ phản ánh giống các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định hàng đã tiêu thụ và hàng tồn kho.
Kết chuyển trị giá hàng còn lại chưa tiêu thụ:
Nợ TK liên quan (151, 1561,157...): Trị giá hàng chưa tiêu thụ.
Có TK 6112: Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ.
Xác định giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 632:
Có TK 6112:
* Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh được hạch toán tương tự như các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phần II
Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mại và xây dựng Hà Nội (Vietracimex-I)
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty Thương mại - Xây dựng hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thương mại –Xây dựng Hà Nội (vietracimex-I) được ra đời trong quá trình tổ chức lại lực lượng sản xuất của công ty thương mại – du lịch và xây dựng công trình để thành lập tổng công ty thương mại và xây dựng-bộ giao thông vận tải,nhằm phát huy tiềm năng của con người,tài sản và tiền vốn của một đơn vị lớn,đã tồn tại và hoạt động trên 40 năm trong lĩnh vực cung ứng và sản xuất vật tư cho toàn bộ nghành giao thông vận tải.
Công ty Thương mại –Xây dựng Hà Nội tiền thân là công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tảI được thành lập theo quyết định số 2970/1999/qđ -bgtvt ngày 28/10/1999 của bộ giao thông vận tải thành lập doanh nghiệp Nhà nước: công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải trực thuộc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng –bộ giao thông vận tải.Tên viết tắt: vietracimex-I.
Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị giao thông vận tải được đổi thành công ty Thương mại –Xây dựng Hà Nội theo quyết định số 2626/qđ-bgtvt ngày 13/8/2001 của bộ giao thông vận tảI..
+ Vốn chủ sở hữu : 5350 triệu đồng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113041 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/12/1999.
+ Trụ sở công ty: số 344 kim ngưu, hai bà trưng, hà nội .
+Điện thoại: (84) 6362451; 8621267.
+ Fax: (84) 8626798.
+ E-mail: vietracimex@fpt.vn
-Nghành nghề kinh doanh :
+ Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp và dân dụng;
+Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư ,thiết bị ,phương tiện nghành giao thông vận tải,máy móc, các loại nguyên liệu sản xuất,nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng;
+ Sản xuất vật liệu xây dựng ;
+ Sửa chữa,tân trang,phục hồi phương tiện thiết bị thi công.
+ Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh với các nước
+ Gia công, chế biến hàng xuất khẩu
Từ khi thành lập cho đến nay,trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã thu được những kết quả đáng kể về xây dựng và kinh doanh thương mại.
Về lĩnh vực xây dựng công trình, từ chỗ ban đầu là một đội xây dựng cơ bản và sửa chữa hệ thống kho tàng,đường xá,nhà làm việc,nhà ở cho nội bộ. Đến năm 1997,công ty đã hình thành thêm một đội thi công cơ giới nhận làm tất cả các công việc về nền, mặt đường bộ,gia công lắp dựng kết cấu thép ...
Những công trình lớn do lực lượng cán bộ, công nhân công ty trực tiếp thi công từ trước đến nay phải kể đến là: xây dựng hệ thống đường,kho bãi,nhà làm việc nội bộ công ty tại 201 minh khai và 344 kim ngưu –Hà Nội,tham gia thi công đường 1A,đường 6,đường láng Hoà Lạc,đường cầu rẽ Thanh Trì, cầu vượt đường 5, đường 14, đường Đại áng – Thanh Trì, Tự nhiên – Thường Tín, Trường Trung học Thành phố Thái Nguyên và nhiều công trình, hạng mục công trình khác ở miền Bắc, miền Trung cũng như miền Nam.
Lực lượng sản xuất của công ty hiện nay quy tụ rất nhiều chủng loại máy móc, thiết bị thi công như: máy lu, máy xúc, máy ủi, máy san gạt, rải thảm nhựa, máy ép bấc thấm, xe ben, máy nghiền sàng đá... và các máy móc thi công thông dụng khác. Cùng với đội ngũ 150 cán bộ, công nhân trong lực lượng lao động thường xuyên có trình độ kinh nghiệm thi công, Công ty đã có doanh số về xây dựng trong những năm qua mỗi năm đạt từ 5 – 10 tỷ đồng. Kể từ năm 2001, với nguồn vốn và tài sản được Tổng Công ty đầu tư bổ sung, doanh thu xây dựng của Công ty đạt đến 20 – 30 tỷ đồng/năm. Công ty sẵn sàng tham gia vào những công trình quốc gia, các công trình giao thông nông thôn, miền núi,vùng sâu,vùng xa, tôn tạo mặt bằng, xây dựng nhà máy, nhà dân dụng và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
* Số liệu về tài chính.
Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ: Trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính trong vòng 3 năm qua.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Thông tin tài chính
Năm 2000
Năm 2001
1
Tổng số tài sản
12.052
13.073
2
Tài sản lưu động
11.394
12.179
3
Tổng số tài sản cố định
658
894
4
Lợi nhuận trước thuế
247
478
5
Doanh thu thuần
50.520
75.320
2.Tổ chức bộ máy quản lý
Phòng xây dựng công trình
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phòng
xuất nhập khẩu
Phòng thiết bị
Phòng tài chính - kế toán
Phòng tổ chức - hành chính
Các xí nghiệp (có 2)
Các trung tâm
(có 8)
Các cửa hàng (Có 7 )
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty,bộ máy tổ chức quản lý của công ty Thương mại –Xây dựng Hà Nội ( VIETRACIMEX-I ) bao gồm các bộ phận phòng ban sau :
+ Giám đốc : là người chịu trách nhiệm chính trước tổng công ty và pháp luật nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ xem xét các báo cáo tài chính hàng năm,xem xét các chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành trong năm và phương hướng mục tiêu cho các năm tiép theo.Quy định những vấn đề khác trong thẩm quyền của mình được ghi trong điều lệ tổ chức công ty.
+ Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc gồm : phó giám đốc thứ nhất phụ trách về kinh doanh,giúp giám đốc về lĩnh vực kinh doanh.Phó giám đốc thứ hai phụ trách về kỹ thuật,giúp giám đốc về các vấn đề kỹ thuật. Các phó giám đốc làm việc theo sự uỷ quyền của giám đốc đồng thời có những chức năng nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức công ty quy định.
+ Phòng xây dựng công trình : có nhiệm vụ lập các kế hoạch về xây dựng công trình công ty trúng thầu ,phụ trách về vấn đề kỹ thuật ,...
+ Phòng xuất nhập khẩu :có nhiệm vụ tìm kiếm các nhà cung cấp các loại vật tư thiết bị giao thông vận tải trong và ngoài nước ...
+ Phòng thiết bị (phòng kinh doanh) tiến hành các nhiệm vụ mua bán các loại vật tư thiết bị giao thông vận tải, phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng các công trình của công ty trúng thầu cũng như phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại...
+ Phòng tài chính kế toán: Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty,đồng thời quản lý vốn và tài sản. Có nhiệm vụ theo dõi giá thành sản phẩm hàng hoá thực hiện theo chế độ chính sách kế toán hiện hành và quy định của công ty. Tiến hành lập các báo cáo tài chính theo định kỳ và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: giá thành, giá bán, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận,... Đảm bảo theo chế độ nộp ngân sách, bảo toàn và phát triển vốn.
+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức quản lý điều hành toàn bộ công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, công tác tiền lương, xây dựng các định mức lao động, hình thức tính lương và trả lương, quản lý công tác bảo vệ tài sản của công ty, chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn công ty,...
+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ thi công các công trình của công ty giao...
+ Các trung tâm: thực hiện các nhiệm vụ mà công ty giao cho như : tìm kiếm, mua sắm các loại vật tư thiết bị giao thông vận tải của các nhà cung cấp trong và ngoài nước...
+ Các cửa hàng: tiến hành các hoạt động kinh doanh và giới thiệu các loại sản phẩm vật tư thiết bị giao thông vận tải.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty thương mại - xây dựng Hà Nội (vietracimex - I).
3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty để xây dựng bộ maý kế toán, tổ chức công tác kế toán cho phù hợp.Do việc sản xuất kinh doanh của công ty vừa tập trung vừa phân tán tại các trung tâm xi nghiệp,các cửa hàng,kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau do vậy công tác kế toán vừa được tổ chức hạch toán tại công ty và tổ chức hạch toán ở dưới các trung tâm,xí nghiệp,cửa hàng.Bộ máy kế toán tại công ty nhiệm vụ hạch toán phần công ty trực tiếp kinh doanh và hạch toán tổng hợp phần các trung tâm,xí nghiệp,cửa hàng hạch toán gửi lên.Còn tại các trung tâm,xí nghiệp,cửa hàng không tổ chức thành bộ máy kế toán hoàn chỉnh mà chỉ có nhân viên kế toán phụ trách công việc hạch toán chi tiết gửi báo cáo tổng hợp lên kế toán công ty.Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm, hình thức ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên....
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty như sau :
Kế toán Trưởng
Kế toán thuế + hàng hoá
Kế toán ngân hàng + Thanh toán công nợ
Kế toán quỹ
Kế toán tổng hợp
Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong bộ máy kế toán của công ty:
+ Phòng tài chính kế toán : có chức năng tổ chức thu thập,xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý từ đó đánh giá tình hình thực kế hoạch,kiểm tra việc sử dung vật tư ,thiết bị,tiền vốn và tài sản ....Để công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động về vốn của công ty.Theo yêu cầu của công tác quản lý,bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người :
+ Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng tài chính): trực tiếp phụ trách phòng kế toán của công ty,chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động tài chính của công ty,chịu trách nhiệm về nguyên tắc tài chính – kế toán được áp dụng tại công ty đối với các cơ quan tài chính cấp trên,đối với thanh tra,kiểm tra nhà nước,kiểm toán nhà nước,phản ánh công tác hạch toán kế toán của công ty theo đúng chế độ tài chính kế toán nhà nước ban hành...
+ Kế toán thuế +hàng hoá: có nhiệm vụ theo dõi,hạch toán các khoản thuế phải nộp nhà nước, tình hình nhập –xuất - tồn kho hàng hoá, giá nhập, giá xuất, với số lượng tương ứng...
+ Kế toán ngân hàng + thanh toán công nợ: theo dõi hạch toán các khỏan vay nợ ngân hàng, tình hình thanh toán với ngân hàng, với khách hàng, với nhà cung cấp, hạch toán chi tiết với từng khách hàng,từng ngân hàng,nhà cung cấp,đồng thời hạch toán tổng hợp....
+ Kế toán quỹ: có nhiệm vụ quản lý,bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt,hạch toán rõ ràng về nội dung tăng giảm tiền mặt của công ty,đồng thời hạch toán riêng từng loại tiền như :VNĐ,ngoại tệ ...
+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,phản ánh số liệu tổng hợp về tình hình tài chính của công ty kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định ....
3.2. Tổ Chức Vận Dụng Hệ Thống Sổ Sách Kế Toán Tại Công ty .
Công ty đã sử dụng các chứng từ, tài khoản kế toán và lập các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số1141/TC –QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính.Công ty áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán .Cách ghi sổ như sau :
+ Hàng ngày , căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ,mỗi một nghiệp vụ ghi một chứng từ ghi sổ.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sau đó được dùng để ghi vào sổ cái.Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ , thẻ kế toán chi tiết.
+ Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,tính tổng số phát sinh nợ,tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái.Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
+ Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ kế toán chi tiết ) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Cách ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Mẫu chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số :
Ngày ... tháng ... năm ...
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kèm theo ... chứng từ gốc.
Người lập. Kế toán trưởng.
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bộ(Sở)...
Đơn vị
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Năm...
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
ngày tháng
Cộng
Ngày... tháng... năm...
Người ghi sổ. Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị.
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu)
Bộ (Sở)... Sổ cái.
Đơn vị... Năm...
Tên tài khoản...
Số hiệu...
C/từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Cộng phát sinh số dư cuối tháng
Cộng luỹ kế từ đầu quý
Ngày... tháng... năm...
Người ghi sổ. Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu)
3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Kế toán tại công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán dùng cho các doanh nghiệp sản xuất –kinh doanh được ban hành theo quyết định số 1864/ 1998/QĐ/BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính .
3.4 phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Công ty hạch toán hàng tồn kho yheo phương pháp kê khai thường xuyên. Như vậy, kế toán hàng hoá sẽ theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục, có tính chất hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá trên sổ sách kế toán. Để xác định giá trị hàng hoá xuất kho kế toán áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh tức là gía trị của lô hàng xuất tính theo giá trị của lô hàng đó khi nhập.
Kế toán hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.
3.5. Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng
Chứng từ kế toán là bằng chứng phản ánh về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành . Mọi số liệu ghi trong sổ kế toán đều được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ,trên cơ sở nắm rõ nguyên tắc cơ bản trong việc lập chứng từ,ghi chép chứng từ, ghi sổ kế toán,và lưu trữ bảo quản chứng từ. Hệ thống chứng từ kế toán trong công ty như sau :
+Nhóm 1 : lao động tiền lương gồm có bảng chấm công,bảng thanh toán lương,bảng thanh toán bảo hiểm xã hội,bảng thanh toán tiền công làm thêm giờ,...
+Nhóm 2 : về hàng tồn kho gồm có phiếu nhập - xuất kho, thẻ kho biên bản giao nhận vật tư hàng hoá,biên bản kiểm kê cuối kỳ ....
+Nhóm 3 : bán hàng gồm có hoá đơn giá trị gia tăng, hợp đồng mua bán hàng hoá, ....
+Nhóm 4 : tiền tệ gồm có phiếu thu,phiếu chi,giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng,biên bản kiểm kê quỹ, ....
+Nhóm 5 : tài sản cố định gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định,thẻ tài sản cố định,biên bản thanh lý,nhượng bán TSCĐ ....
+Nhóm 6 : xây dựng hợp đồng nhận thầu gồm có : hợp đồng nhận thầu, biên bản bàn giao công trình hoàn thành ....
Ngoài các chứng từ thuộc các nhóm kể trên trong công ty còn sử dụng một số loại chứng từ khác theo chế độ quy định.
3.6.Tổ Chức Vận Dụng Hệ Thống Báo Cáo Kế Toán Tại Công ty
Theo quy định ,chế độ tài chính – kế toán của nhà nước công ty đã áp dụng các hình thức báo cáo sau :
+ Bảng Cân Đối Kế Toán
+ Báo Cáo kết quả kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo luân chuyển tiền tệ
Kết thúc mỗi kỳ báo cáo (tháng, quý, năm) phòng kế toán lấy số liệu ở sổ cái và các bảng tổng hợp, bảng chi tiết để lập các báo cáo tài chính. Việc lập các báo cáo tài chính giúp cho hoạt động tài chính, quản lý tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả sản xuất kinh doanh trong công ty được tổng hợp và theo dõi thường xuyên. Chính vì vậy đã giúp cho ban giám đốc công ty nắm bắt kịp thời tình hình tài chí._.. Bên cạnh đó phải mở sổ chi tiết để theo đõi các loại vốn bằng ngoại tệ, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ kịp thời và chính xác.
Thực tế, tại công ty không sử dụng TK 007, cũng như mở sổ chi tiết ngoại tệ trong quan hệ thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài. Khi cần điều chỉnh theo tỷ giá thực tế, kế toán lấy tổng số tiền VNĐ chia cho tỷ giá hạch toán để ra số ngoại tệ, sau đó điều chỉnh theo tỷ giá thực tế.
Đây là một công việc hết sức thủ công và tốn công sức cũng như dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền là ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, kế toán công ty nên sử dụng TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ghi đơn)
Kết cấu và nội dung của TK 007
Bên nợ : Số ngoại tệ tăng trong kỳ (Nguyên tệ)
Bên có : Số ngoại tệ giảm trong kỳ (Nguyên tệ)
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn dư cuối kỳ.
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra VNĐ.
Kế toán có thể chi tiết TK 007 cho tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và chi tiết cho từng loại ngoại tệ.
00711 (USD)
0071
Tại quỹ 00712 (JPY)
TK 007 .........
00721 (USD)
00722 (JPY) 00722 (JPY)
Tại ngân hàng .......
Việc sử dụng TK 007 rất thuận lợi trong việc điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ tại quỹ, tại ngân hàng vào cuối kỳ:
Mức điều chỉnh Lượng ngoại tệ Tỷ giá thực
ngoại tệ tại quỹ = tại quỹ cuối kỳ x tế cuối kỳ - Số dư TK 111(1112)
Lượng ngoại tệ tại quỹ cuối kỳ = Số dư nợ TK 007
Mức điều chỉnh ngoại Lượng ngoại tệ tại Tỷ giá thực
tệ tại ngân hàng = ngân hàng cuối kỳ x tế cuối kỳ - Số dư TK 1122
Lượng ngoại tệ tại ngân hàng cuối kỳ = Số dư nợ TK 007
Để theo dõi tình hình tăng giảm ngoại tệ và có kế hoạch dự trữ trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với VNĐ, kế toán có thể áp dụng mở sổ chi tiết ngoại tệ. Mẫu sổ chi tiết ngoại tệ như sau:
*ý kiến 3: Công ty nên áp dụng chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Việc áp dụng chiết khấu, giảm giá hàng bán là vấn đề kinh tế quan trọng trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh như hiện nay. Nó sẽ đem lại nhiều mặt lợi cho công ty: Số lượng khách hàng sẽ đến với công ty nhiều hơn và sẽ duy trì được những mối quan hệ buôn bán lâu dài. Nhiều khi giảm giá hàng bán sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn khi không giảm giá, bởi số lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên. Do đó, cần có sự phối hợp giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty để đưa ra quy trình, tỷ lệ chiết khấu, giảm giá thích hợp. Thông thường, tỷ lệ chiết khấu thường thấp hơn so với lãi suất ngân hàng. Bởi khi khách hàng thanh toán chậm, thì vòng luân chuyển vốn của công ty sẽ chậm lại cũng như số tiền đó nếu công ty phải vay ngân hàng thì công ty phải trả lãi, thì khi chiết khấu, khách hàng sẽ thanh toán nhanh hơn. Khi đó công ty sẽ giảm được chi phí và nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.
Sổ chi tiết ngoại tệ
Tài khoản
Loại ngoại tệ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Tỷ
giá
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
NT
VNĐ
NT
VNĐ
NT
VNĐ
NT
VNĐ
1.Số dư đầu kỳ
2.Số phát sinh
.....
Cộng phát sinh
3. Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ Ngày... tháng... năm
Kế toán trưởng
Khi công ty áp dụng chiết khấu, giảm giá quy trình hạch toán như sau:
- Giảm giá hàng bán cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán.
Có TK 131: Trừ bớt số tiền phải thu.
Có TK liên quan (111,112,...): Trả cho khách hàng bằng tiền.
Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 532
- Đối với các khoản chiết khấu thanh toán kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 811: Chi phí tài chính
Có TK 131: Trừ bớt số tiền phải thu
Có TK liên quan (111,112): Trả bằng tiền
Sơ đồ hạch toán quá trình chiết khấu giảm giá hàng bán cho khách hàng.
TK 111,112,131 TK 532 TK 511
(1) (2)
TK 811
(3)
Ghi chú: (1): Giảm giá hàng bán cho khách hàng.
(2): Kết chuyển giảm giá hàng bán cuối kỳ.
(3): Chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
* ý kiến 4: Hoàn thiện hạch toán giai đoạn nhập khẩu hàng hoá.
Trong quá trình hạch toán giai đoạn nhập khẩu hàng hoá, kế toán công ty không sử dụng tài khoản 151, điều đó không phù hợp với bản chất của giai đoạn này.Theo nguyên tắc, kế toán chỉ phản ánh Nợ TK 156 khi hàng hoá đã nhập kho, có đầy đủ các chứng từ cần thiết và khi hàng còn đang đi đường mà chứng từ đã về thì kế toán sử dụng TK151 để phản ánh. Thực tế tại công ty khi chứng từ về trước, kế toán đợi hàng về mới ghi sổ. Cũng như đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác, khi giao hàng tại cảng do không sử dụng TK 151 kế toán đã phản ánh:
Nợ TK 131
Có TK 331
Do vậy, để phản ánh chính xác nội dung của nghiệp vụ kinh tế, kế toán công ty nên sử dụng TK 151 để hạch toán. Trình tự hạch toán như sau:
- Khi hoá đơn mua hàng và các chứng từ liên quan đã về mà hàng còn đang đi đường, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu (TGTT)
Nợ(Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp (TGHT)
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu (TGTT)
- Khi hàng về nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561)
Có TK 151
- Đối với việc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác.
Nợ TK152: Trị giá mua hàng nhập khẩu (tỷ giá thoả thuận)
Có TK 331, 1112, 1122: Giá mua hàng hoá (tỷ giá thoả thuận)
Khi giao hàng cho doanh nghiệp giao uỷ thác, giao uỷ thác, kế toán ghi trị giá mua của hàng giao trả theo tỷ giá thoả thuận:
Nợ TK 131 (1388): Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
Có TK 151: Giao trực tiếp tại nơi nhận hàng.
* ý kiến 5: Về sổ theo dõi kết quả hoạt động bán hàng.
Công ty mới chỉ xác định kết quả hoạt động bán hàng cho toàn bộ sản phẩm của công ty. Để tiện cho việc theo dõi và quản lý, công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi kết quả hoạt động bán hàng theo từng loại hàng hoá.
Những thông tin chi tiết này sẽ rất có ích cho quản trị kinh doanh của doanh nghiệp khi trả lời câu hỏi “cho ai” có nghĩa là hàng hoá của công ty bán ở đâu là có lãi nhất và hàng hoá nào được ưa chuộng ở vùng nào. Từ đó có chiến lược bán hàng phù hợp đưa lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.
III- Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thương mại - xây dựng Hà Nội.
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà doanh nghiệp nào. Đó là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của các doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, điều cần thiết là phải tìm ra các giải pháp, phương hướng thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết, ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Thương mại - xây dựng Hà Nội qua một số chỉ tiêu sau:
1- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội.
1.1- Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh của công ty qua hai năm 2000 và 2001, ta xem xét một số chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng số :
Một số chỉ tiêu chung về kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2000 và 2001.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
+(-)
%
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lãi gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6. LN thuần từ hoạt động kinh doanh
7. Hệ số doanh lợi giá thành
8. Hệ số doanh lợi doanh thu
50.520
46.413
4.107
2.302
1.558
247
0,0053
0,0049
75.320
70.047
5.273
2.736
2.059
478
0,0068
0,0063
24.800
23.634
1.106
434
501
231
0,0015
0,0014
149,1
150,9
128,39
118,85
132,2
193,5
128,3
128,5
Qua các chỉ tiêu phân tích trên, ta nhận thấy doanh thu của năm 2001 so với năm 2000 tăng rất nhiều, tăng 24.800 (triệu đồng), hay tăng 49,1% và tương ứng với mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 231 (triệu đồng), hay tăng 93,5%. Việc tăng doanh thu và lợi nhuận thuần cao như vậy phần lớn là do từ năm 2001 công ty bắt đầu chuyển sang hình thức nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu. Công ty đã đầu tư mọi tiềm năng về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất vào lĩnh vực hoạt động này. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào việc tăng lợi nhuận và doanh thu qua hai năm 2000 và 2001 thì chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty do số vốn đầu tư cho mỗi năm là khác nhau. Vì vậy, ta cần phải xem xét các chỉ tiêu trong bảng.
Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng nhiều tương ứng với mức tăng của donh thu. Giá vốn hàng bán năm 2001 tăng so với năm 2000 là 23.634(triệu đồng) hay tăng 50,9%, chi phí bán hàng tăng 434 (triệu đồng) hay tăng 18,8%. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 501 (triệu đồng) hay tăng 32,2%. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn mức tăng của chi phí bán hàng, điều này chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tích cực để giảm chi phí bán hàng và nâng cao lợi nhuận.
Xen xét các chỉ tiêu hiệu quả ta nhận thấy hệ số doanh lợi giá thành năm 2000 còn thấp: cứ 1 đồng giá vốn chỉ tạo được 0,0053 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2001 chỉ tiêu này đã được nâng cao lên, cứ 1 đồng giá vốn thì tạo được 0,068 đồng lợi nhuận tăng 0,0015 đồng hay tăng 28,3%. Hệ số doanh lợi doanh thu năm 2001 cũng tăng nhiều so với năm 2000. Nếu năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu tạo được 0,0049 đồng lợi nhuận thì đến năm 2001 chỉ tiêu này đã là 0,0063 đồng tăng 0,0014 đồng hay tăng 28,5%.
Như vậy, qua đánh giá khái quát chung ta nhận thấy hiệu quả kinh doanh năm 2001 rất khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều vượt trội so với năm 2000. Để phân tích sâu hơn ta tiến hành xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.2- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
TSCĐ là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, TSCĐ đảm bảo điều kiện và năng lực kinh doanh. Nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, sau mỗi quá trình kinh doanh nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và giá trị chuyển dần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Mua sắm TSCĐ là quá trình đầu tư của doanh nghiệp và số vốn ban đầu được thu hồi thông qua khấu hao TSCĐ. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp sẽ giúp ta đánh giá được chất lượng quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng số : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
+(-)
%
1. Doanh thu thuần
2. Lợi nhuận thuần
3. Nguyên giá TSCĐ bình quân
4. Sức sản xuất của TSCĐ
5. Sức hao phí của TSCĐ
6. Sức sinh lợi của TSCĐ
50.520
247
658
76,8
0,013
0,3754
75.320
478
894
84,2
0,011
0,5346
24.800
231
236
7,4
0,002
0,1592
149,1
193,5
135,9
109,6
84,6
142,4
Sức sản xuất của TSCĐ năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 7,4 đồng hay tăng 9,6%, có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh năm 200 đem lại được 76,8 đồng doanh thu thuần trong khi đó năm 2001 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 84,2 đồng doanh thu thuần.
Sức hao phí của TSCĐ năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,002 đồng hay giảm 15,4%, có nghĩa là năm 2000 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì cần hao phí 0,013 đồng TSCĐ nhưng đến năm 2001 chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 0,011 đồng. Vì vậy suất hao phí của TSCđ năm 2001 giảm so với năm 2000 càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2001 tốt hơn.
Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2001 cao hơn năm 2000 là 0,1592 đồng hay tăng 42,4%, có nghĩa cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,3754 đồng trong năm 2000, đến năm 2001 thì cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,534 đồng lợi nhuận,nó cao hơn năm 2000.
Qua phân tích 3 chỉ tiêu trên ta nhận thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001 cao hơn năm 2000.
Tuy vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không những chỉ phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định mà cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại như công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội.
1.3- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình kinh doanh (dự trữ- - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để xác định tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cần xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chêch lệch
+(-)
%
1. Doanh thu thuần
2. Lợi nhuận thuần
3. VLĐ bình quân
4. Số vòng quay của VLĐ
5. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ
6. Thời gian 1 vòng quay VLĐ
50.520
247
11.394
4,43
0,225
81,26
75.320
478
12.179
6,18
0,162
58,25
24.800
231
785
1,75
-0,063
-23,01
149,1
193,5
107
139,5
72
71,68
Qua tính toán các chỉ tiêu trong bảng ta nhận thấy số vòng quay của vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1,75 vòng hay tăng 39,5%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng. Có nghĩa là năm 2000 VLĐ của công ty quay được 4,43 vòng thì đến năm 2001 con số này đã tăng lên 6,18 vòng.
Hệ số đảm nhiệm của VLĐ năm 2001 đã giảm so với năm 2000 có nghĩa là trong năm 2000 để có được 1 đồng doanh thu thuần cần 0,225 đồng VLĐ nhưng đến năm 2001 thì nó giảm xuống chỉ còn 0,162 đồng, chỉ tiêu này giảm chứng tỉ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu thời gian của một vòng luân chuyển của VLĐ năm 2001 giảm xuống so với năm 2000 có nghĩa là năm 2001 vòng luân chuyển của VLĐ chỉ hết 58,25 ngày đã giảm 23 ngày, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt.
Như vậy do đẩy mạnh những hoạt động kinh doanh hiệu quả tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đông thời khai thác sử dụng tiết kiệm hợp lý VLĐ nên tốc độ chu chuyển VLĐ năm 2001 tăng đáng kể so với năm 2000.
1.4- Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên phần I- lãi, lỗ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của công ty sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tổng số tiền lãi tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.Bởi vậy, cần phải tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích cụ thể khả năng sinh lợi của vốn sản xuất, ta xét chỉ tiêu mức doanh lợi theo vốn lưu động.
Mức doanh lợi theo vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Năm 2000 = = 0,022 (đồng)
Năm 2001 = = 0,039 (đồng)
Mức doanh lợi theo vốn lưu động cho chúng ta biết hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2001 cao hơn so với năm 2000. Năm 2000, cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 0,022 đồng lãi trong khi năm 2001, cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được 0,039 đồng lãi, tăng 0,017 đồng hay tăng 77,2%.
Qua việc phân tích sơ bộ các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, chúng ta có thể thấy rõ là khả năng sinh lợi của đồng vốn hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh của công ty là rất khả quan. Công ty đã có những phương pháp hữu hiệu trong viêc mở rông thị phần, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, vì thế công ty ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, hàng hoá tiêu thụ nhanh, gây dựng nhiều uy tín lớn trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, tạo đà cho công ty từng bước ổn định và ngày càng phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích kinh tế, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp đạt được. Họ cho rằng hoạt động kinh doanh của công ty có thể tối đa được lợi nhuận nhưng lại không mang lại phúc lợi cho xã hội đáng kể. Đứng trên quan điểm này, ta có thể thấy công ty cũng đạt được một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội như: Trong năn qua công ty vẫn luôn bảo đảm đầy đủ việc làm cho hơn 150 cán bộ công nhân viên, đảm bảo phúc lợi xã hội cũng như điều kiện và cơ sở vật chất kỹ thuật làm việc, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Trong đó, có những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp vầ cũng có những nhân tố khách quan mà doanh nghiệp không kiểm soát được, đòi hỏi doanh nghiệp phải kịp thời nhận biết và có biện pháp thích ứng với sự biến đổi của những nhân tố này. Những nhân tố chính như nhân tố thị trường trong và ngoài nước, nhân tố chất lượng hàng hoá, giá cả hàng nhập khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân tố con người.
Bên cạnh đó có một số nhân tố khác như: cơ chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu của Nhà nước, chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối, các thủ tục hành chính,... Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khâủ, nhóm nhân tố này được xem như là nhân tố khách quan, nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doan của các doanh nghiệp. Những biện pháp quản lý nhập khâủ của nước ta hiện nay là: Thuế nhập khẩu, giấu phép kinh doanh xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát ngoại tệ. Trong những năm gần đây, cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi quá nhanh các chỉ thị, nghị định, quy chế điều tiết quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty phải thường xuyên bám sát, nắm bắt những thông tin về sự thay đổi cơ chế để có biện pháp kịp thời,phù hợp với những quy định kinh doanh của nhà nước. Cơ chế quản lý và sự ổn định các chính sách là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty đạt hiệu quả cao.
Như vậy, để duy trì sự phát triển ổn định, an toán và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi công ty phải không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, trong đó có công tác hạch toán kế toán, nhằm phát huy mọi lợi thế mà công ty có được cũng như hạn chế được những rủi ro hay khó khăn mà công ty phải đương đầu trong tương lai.
2- Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội ( VIETRACIMEX - I ).
Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu ta tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xem xét các chỉ tiêu trên ta thấy lợi nhuận đã có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh tế khác. Do lợi nhuận năm 2001 tăng lên đã dẫn đến sự tăng lên của các chỉ tiêu: hệ số doanh lợi giá thành, hệ số doanh lợi doanh thu. Lợi nhuận là kết qủa tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng lên của lợi nhuận trong kinh doanh sẽ dẫn đến việc tích tụ vốn là điều kiện cơ bản cho mở rộng và phát triển kinh doanh, nâng cao uy tín và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc tăng lợi nhuận là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu, giảm chi phí.
* Tăng doanh thu: Doanh thu là nhân tố quyết định tốc độ luân chuyển vốn, hiệu quả sử dụng vốn, ngược lại việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mở rộng doanh thu của công ty. Doanh thu của công ty phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu: khối lượng hàng hoá tiêu thụ, chất lượng và giá cả hàng hoá tiêu thụ.
+ Khối lượng hàng hoá tiêu thụ: Có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Khối lượng tiêu thụ nhiều hay ít phụ thuộc vào việc tiếp thị, nghiên cứu quan hệ cung cầu, khả năng tiêu thụ của mặt hàng để tổ chức mua và dự trữ hàng hoá hợp lý, khoa học, trên cơ sở đó tổ chức xuất giao hàng nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh doanh thu. Trong kinh doanh ngoại thương, luật pháp và tập quán quốc tế về thương maị bắt buộc người bán không những phải chuẩn bị đúng, đủ hàng hoá theo hợp đồng mà còn thực hiện các hành vi có liên quan khác trong công tác chuẩn bị để đảm bảo việc giao hàng và thanh toán thuận lợi, đúng thời hạn. Bên cạnh đó, công ty phải đa dạng hoá hình thực tiêu thụ, mở rộng quan hệ với bạn hàng, xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá hợp lý.
+ Chất lượng hàng hoá: Đây là nhân tố qua trọng bậc nhất trong điều kiện kinh tế thị trường có canh tranh, giữ vai trò quyết định đối với nhân tố khối lượng và nhân tố giá cả. Chất lượng hàng hoá của công ty phụ thuộc vào nhà cung cấp và việc tổ chức mua hàng. Công ty phải không ngừng nắm bắt thông tin về thị trường để tìm nguồn hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý. Là cầu nối trong lĩnh vực lưu thông, công ty cần phản ánh với nhà cung cấp về nhu cầu hàng hoá và hướng dẫn sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, để có thể mua vào hàng hoá chất lượng cao.
+ Giá cả: Trong kinh doanh xuất khẩu, việc xác định giá CIF cần được cân nhắc, tính toán trong quá trình ký kết hợp đồng. Nếu hàng hoá theo giá CIF thì phải dựa trên cơ sở chọn tổ chức vận chuyển có uy tín, bảo quản tốt hàng trong quá trình vận chuyển và thuê được tổ chức bốc dỡ hàng bảo đảm tránh tổn thất hư hỏng.Khi mua được hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì có thể đẩu mạnh được quá trình tiêu thụ: tăng khối lượng, tăng giá bán dẫn đến tăng doanh thu.
* Tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh: Để làm được điều này, công ty cấn áp dụng các biện pháp làm tăng mức luân chuyển hàng hoá, tổ chức tốt khâu vận chuyển hàng hoá, quản lý kho bãi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng phải tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết như duy trì mối quan hệ tốt vơí khách hàng thường xuyên để giảm chi phí giao dịch tìm kiếm một bạn hàng mới, hay nhà cung cấp...
Cùng với các nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần phải thực hiện công tác đào tạo, đầu tư vào lĩnh vực con người để có đội ngũ nhà kinh doanh giỏi. Công ty phải có những chính sách đúng đắn trong công tác khen thưởng kỷ luật nhằm tạo nên một đôị ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt trong kinh doanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được khi lãnh đạo công ty biết phối hợp các biện pháp với nhau một cách nhịp nhàng tạo được sự thông suốt trong hoạt động quản lý điều hành cũng như trong hoạt đông kinh doanh. Bên cạnh những nỗ lực của công ty thì cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía tổng công ty và các cơ quan Nhà nước.
Đối với tổng công ty, cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn, nhân lực giúp công ty hoàn thiện hơn công tác kế toán cũng như hoạt động kinh doanh tại công ty. Đối với Nhà nước, cần có các chính sách ưu đãi về thuế suất và lãi vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội nói riêng trong các hoạt động nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho ngành giao thông vận tải trong nước.
Muốn vậy, Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn điều chỉnh kịp thời về những thay đổi về thuế, tỷ gía, lãi suất ngân hàng, hơn cả là tạo ra sự ổn định, linh động hơn trong các khâu giải quyết thủ tục Hải quan, tránh tình trạng kéo dài thời gian giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp vì như vậy doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều chi phí kèm theo như chi phí đi lại,...
Trên đây là những ý kiến của riêng em về phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy có thể còn nhiều sai sót, song cũng muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh tại công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội.
Kết luận
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiêú trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu đóng một phần to lớn trong việc cung cấp các trang thiết bị, khoa học công nghệ mới cho sự nghiệp CNH - HĐH cuả đất nước. Kết quả này có được một phần là nhờ vào công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu chặt chẽ, xuyên suốt các quá trình mua, bán, dự trữ hàng hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng đắn các khoản chi phí và thu nhập, tăng cường tốc độ và hiệu quả của quá trình lưu chuyển hàng hoá, giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu đứng vững trong cơ chế thị trường ngày càng trở nên sôi động.
Chuyên đề “ Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội “ đã giải quyết được những vấn đề sau:
Phần I: Nêu lên ảnh hưởng của hoạt đông kinh doanh nhập khẩu với những đặc điểm riêng tới quá trình hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.
Phần này làm rõ lý luận về phương pháp và trình tự hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và KKĐK.
Phần II: Giới thiệu đặc điểm tổ chức bộ máu quản lý hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty.
Phần này trình bày rõ thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty Thương mại và xây dựng Hà Nội.
Phần III: Đánh giá khái quát quá trình hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công tu đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình này.
Do phạm vị đề tài rộng, thời gian thực tập không nhiều cũng như kiến thức còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em mong được sự nhận xét, sữa chữa của các thầy cô giáo.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của kế toán trưởng công ty Thương mại và xây dựng Hà nội đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thuỷ đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính . Chủ biên - TS Nguyễn Văn Công - NXB Tài chính năm 2000.
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - NXB thống kê ; PGS - TS Phạm Thị Gái.
Giáo trình kinh tế ngoại thương -.GS Bùi Xuân Lưu - NXB Giáo dục.
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Vũ Hữu Tửu - NXB Giáo dục.
Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính Hà Nội.
Thanh toán quốc tế ngoại thương - PGS Đinh Xuân Trinh - NXB Giáo dục.
Thông tư số 64 - TC/ TCDN ngày 15/9/1997 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước.
Thông tư số 33 / 1998/ TC - BTC hướng dẫn hạch toán và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước.
Mục lục
Lời nói đầu
Phần I: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
I.đặc đIểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ảnh hưởng tới hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.
1.đặc đIểm và vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
2.đối tượng và phương thức nhập khẩu
3. các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong hoạt động nhập khẩu
4.đặc đIểm tính giá hàng hoá nhập khẩu
II.các phươnh thức hạch toán chi tiết hàng hoá nhập khẩu
1.phương pháp thẻ song song
2. phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
3.phương pháp sổ số dư
III.hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. kháI niệm và tài khoản sử dụng
2. hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu
2.1 hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
2.2 hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu gián tiếp
3. hạch toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
3.1 trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
3.2 trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoạec các mặt hàng không chịu thuế GTGT
IV. kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh
1. chi phí thu mua hàng hoá
2. chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
3. xác định kết quả kinh doanh
V. hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.khái niệm và tài khoản sử dụng
2. phương pháp hạch toán
phần II: thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mạI và xây dựng hà nội
I.đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại và xây dựng hà nội
1. quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại và xây dựng hà nội
2. tổ chức bộ máy kế toán
3.đặc đIểm tổ chức công tác kế toán tại công ty thương mạI và xây dựng hà nội
II.hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty thương mại và xây dựng hà nội
1. kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
2. kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
III.hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu tại công ty thương mại –xây dựng hà nội
IV. hạch toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty thương mại- xây dựng hà nội
1.kế toán chi phí thu mua hàng hoá
2.kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.kế toán xác định kết quả kinh doanh
V. hạch toán chi tiết lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mạI và xây dựng hà nội
1. tại kho
2.tại phòng kế toán
VI.phân tích hiệu quủa kinh doanh tại công ty thương mạI –xây dựng hà nội
1.đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2. phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
3.phân tích tốc đọ chu chuyển của vốn lưu động
4. phân tích khả năng sinh lời của vốn sản xuất
Phần III: một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mạI –xây dựng hà nội
I.đánh giá chung về công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mại –xây dựng hà nội
1.những ưu điểm trong công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty
2 những nhược điểm trong công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty
II.một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty thương mạI- xây dựng hà nội
III.phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại- xây dựng hà nội
1. đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thương mạI –xây dựng hà nội
2. phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại- xây dựng hà nội
kết luận
tàI liệu tham khảo
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29110.doc