Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu_ Chi phí và xĐKQ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
I.Tổng quan về bảo hiểm
I.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo Hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những nguy cơ bất ngờ xảy ra, các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân như:
Các rủi ro do môi trường
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu - Chi phí & xác định kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, rét, hạn ….
Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật: tai nạn ô tô, hàng không, tai nạn lao động v..v…
Các rủi ro do môi trường xã hội: thất nghiệp, trộm cắp, bệnh tật v.v…
Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại tài sản, làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân v.v… làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả mà rủi ro gây ra. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân.
I.2. Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm
Hoạt động của bảo hiểm vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vừa mang đặc trưng của một nghành dịch vụ đặc biệt.
Tính kinh tế biểu hiện qua mối quan hệ giữa người tham gia với quỹ dự trữ bảo hiểm. Người tham gia nộp vào quỹ dự trữ dưới hình thức phí bảo hiểm; người bảo hiểm sử dụng quỹ đó để trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại cho người tham gia, nếu thiệt hại đó thuộc phạm vi rủi ro bảo hiểm. Mặt khác, người bảo hiểm sử dụng quỹ dự trữ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, để tăng tích luỹ theo ngân sách v.v…
Tính xã hội của bảo hiểm thể hiện tính cộng đồng, tính nhân đạo của bảo hiểm. Bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông bù số ít, do đó bảo hiểm phải thu hút số đông người tham gia; phải xâm nhập vào mọi hoạt động trong nền kinh tế. Tính xã hội còn thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên của xã hội, như trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động v.v…
Bảo hiểm là ngành dịch vụ đặc biệt với những đặc trưng cơ bản sau:
+ Sản phẩm vô hình: Nhà bảo hiểm bán các cam kết hay lời hứa về sự đảm bảo cho khách hàng.
+ Chu trình sản xuất ngược: Giá thành sản phẩm hoàn thành sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc, hay giá thành xác định được sau khi có giá bán sản phẩm.
+ Tâm lý người mua hàng: Nhằm đảm bảo yên tâm tinh thần mà không mong muốn lợi ích của sản phẩm, vì không momg có các sự kiện rủi ro xảy ra.
+ Người tiêu dùng không mong muốn tiêu dùng hàng hoá này trừ một số loại hình của bảo hiểm nhân thọ.
I.3. Hệ thống tổ chức Bảo Hiểm ở Việt Nam
Căn cứ tính chất hoạt động, bảo hiểm chia thành BHXH, BHYT và BH thương mại. Trong đó, BHXH và BHYT do Nhà nước tổ chức và quản lý thống nhất, thường do một cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế…) chịu trách nhiệm.
Bảo hiểm thương mại trực thuộc Bộ tài chính quản lý. Mô hình tổ chức chủ yếu là Tổng Công ty, công ty của các thành phần kinh tế ở các tỉnh, thành phố lớn. Tuỳ theo khả năng phát triển, các Tổng Công ty, công ty thành lập văn phòng đại diện ở các địa phương và tổ chức mạng lưới đại lý tiếp cận với khách hàng.
Thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam thực sự sôi động sau khi có Nghị định 100/CP của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm.
II. những vấn đề lý luận cơ bản về Bảo hiểm Nhân thọ
Theo tiêu thức rủi ro bảo hiểm, bảo hiểm con người được chia thành 2 loại: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ.
+ Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các rủi ro như: Bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động, và cả tử vong. Đặc điểm của loại này là không liên quan đến tuổi thọ của con người.
+ Bảo hiểm nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của con người.
II.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ:
Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền bảo hiểm một số tiền thoả thuận khi có sự kiện định trước xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khoẻ của con người, còn người bảo hiểm tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, Bảo hiểm Nhân thọ là quá trình bảo hiểm rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.
II.2. Các loại hình sản phẩm Nhân thọ cơ bản
Bảo hiểm Nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, người bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thực chất là đa dạng hoá các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Có 3 loại hình Bảo hiểm Nhân thọ cơ bản:
+ Bảo hiểm trong trường hợp sống: (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ) nhằm chi trả cho người tham gia bảo hiểm một số tiền trợ cấp hay số tiền bảo hiểm, nếu đến một thời điểm nào đó được ấn định trong hợp đồng mà người được bảo hiểm vẫn còn sống như bảo hiểm tiền trợ cấp hưu trí, bảo hiểm niên kim nhân thọ .v.v.
+ Bảo hiểm trong trường hợp tử vong: Nhằm chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm nếu người được bảo hiểm chết tại một thời điểm được ấn định hoặc chết vào bất kỳ thời điểm nào tuỳ thuộc sự cam kết trong hợp đồng như bảo hiểm tử kỳ( bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn), bảo hiểm nhân thọ trọn đời ( bảo hiểm trường sinh )
+ Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Nhằm chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm số tiền trợ cấp hay số tiền bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm sống đến một thời điểm quy định hay chết trước tại một thời điểm quy định trong hợp đồng. Thực chất bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là loại hình bảo hiểm cùng một lúc bảo hiểm cho cả hai sự kiện “sống” và “chết” của người được bảo hiểm.
+ Các điều khoản bảo hiểm bổ sung: Khi triển khai các loại hình bảo hiểm nhân thọ, nhà bảo hiểm còn nghiên cứu, đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
II.3. Một số khái niệm liên quan đến Bảo hiểm Nhân thọ.
+ Người được bảo hiểm(NĐBH): Là người mà sinh mạng và cuộc sống của họ được bảo hiểm theo điều khoản của hợp đồng, có tên trong giấy yêu cầu bảo hiểm và phụ lục của hợp đồng bảo hiểm.
+ Người tham gia bảo hiểm(NTGBH): Là cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu bảo hiểm, kê khai giấy yêu cầu, ký kết hợp đồng và nộp phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có thể là: Người được bảo hiểm hoặc người có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với NĐBH.
+ Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm(NĐHQLBH): Là người được nhận STBH hoặc hưởng quyền lợi bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra. NĐHQLBH có thể là người được bảo hiểm, người do người tham gia bảo hiểm chỉ định với sự đồng ý của người được bảo hiểm hoặc người kế thừa hợp pháp của NĐBH.
+ Phí bảo hiểm: Là số tiền mà người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phải thanh toán cho công ty bảo hiểm để thực hiện cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Giá trị giải ước: Là số tiền mà người tham gia bảo hiểm được nhận theo các quy định trong điều khoản của hợp đồng khi người tham gia bảo hiểm yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng trước khi đáo hạn hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
II.4. Nhiệm vụ kế toán Doanh thu - Chi phí - Xác định Kết quả.
Để điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp một cách có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp phải nắm bắt được kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế và các hoạt động, bao gồm “Chi phí đầu vào” và “Kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin chính xác cần thiết cho việc ra quyết định, các phương án kinh tế tối ưu của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán Doanh thu - Chi phí - XĐKQ
+ Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu và chi phí phát sinh được thực hiện, số lượng các hợp đồng của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Giám sát, kiểm tra tình hình thức hiện kế hoạch về doanh thu lợi nhuận và nộp ngân sách.
+ Tổ chức khoa học, hợp lý kế toán chi tiết, kết hợp chặt chẽ kế toán đại lý, văn phòng đại diện, chi nhánh công ty.
III. Hạch toán doanh thu - chi phí và xác định kết quả
III/A: Kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
1. Đặc điểm bán hàng và nội dung doanh thu hoạt động KDBH
1.1.Đặc điểm bán hàng trong hoạt động kinh doanh BHNT
Khác hẳn với các hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ, việc bán hàng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những đặc điểm sau:
- Việc bán sản phảm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là việc DNBH ký kết hợp đồng bảo hiểm với những khách hàng của mình( NĐBH ). Sản phẩm bảo hiểm ở đây là một cam kết pháp lý, cam kết bồi thường, trả tiền BH cho NĐBH khi xảy ra rủi ro, tổn thất được bảo hiểm.
Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm không đòi hỏi thời gian đưa sản phẩm đi tiêu thụ như việc tiêu thụ hàng hoá bình thường. Thời điểm khách hàng chấp nhận ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng chính là thời điểm tiêu thụ sản phẩm. Đó là thời điểm doanh thu bán hàng được xác định để hạch toán.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ngoài việc ký kết hợp đồng với những người tham gia bảo hiểm, DNBH còn có quan hệ mua và bán dịch vụ bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Đó là hoạt động tái bảo hiểm bao gồm nhận tái và nhượng tái.
1.2. Nội dung doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm:
+ Doanh thu phí bảo hiểm gốc: Tiền thu về phí bảo hiểm từ các hoạt động được ký kết với người dược bảo hiểm
+ Doanh thu nhận tái bảo hiểm: Tiền thu về phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác từ công ty nhượng tái bảo hiểm.
+ Doanh thu nhượng tái bảo hiểm: Tiền thu về hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác từ công ty nhận tái bảo hiểm.
+ Doanh thu hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm như doanh thu về dịch vụ giám định, đại lý, đòi bồi thường.v.v.
Khi hạch toán doanh thu cần phân biệt các loại doanh thu sau:
+ Doanh thu bán hàng (Doanh thu thực thu): Là tiền thu về phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu về đại lý giám định, đại lý séc bồi thường, đại lý đòi người thứ ba, thu xử lý hàng bồi thường 100% và các khoản thu khác về hoạt động bảo hiểm.
+ Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu bán hàng sau khi giảm trừ các khoản phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm và các khoản giảm trừ khác.
+ Doanh thu phát sinh là khoản doanh thu từ những hợp đồng được trả phí và hoa hồng trong nhiều kỳ.
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu bảo hiểm:
+ Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu và chi phí phát sinh được thực hiện, số lượng các hợp đồng của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Giám sát, kiểm tra tình hình thức hiện kế hoạch về doanh thu lợi nhuận và nộp ngân sách.
+ Tổ chức khoa học, hợp lý kế toán chi tiết, kết hợp chặt chẽ kế toán đại lý, văn phòng đại diện, chi nhánh công ty.
2. Kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm.
2.1. Đối tượng phương pháp kế toán kinh doanh bảo hiểm.
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đối tượng tập hợp chi phí theo từng hoạt động: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng và nhận tái bảo hiểm chi tiết cho từng sản phẩm đến từng hợp đồng. Đó là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép và hạch toán ban đầu, tập hợp số liệu doanh thu phát sinh chi tiết cho từng đối tượng theo địa điểm phát sinh giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao.
2.2. Chứng từ, hệ thống sổ kế toán được sử trong kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm:
Chứng từ.
Ngoài các chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung, hiện nay ở các doanh nghiệp bảo hiểm còn có một số mẫu chứng từ đặc thù là:
+ Biên lai thu phí bảo hiểm tạm thời
+ Phiếu tạm thu.
+ Phiếu thu
+ Bảng kê thanh toán bù trừ các khoản thu, chi kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng và nhận tái bảo hiểm
Sổ sách.
+ Sổ tổng hợp:
Sổ cái TK 51111, TK 5112, TK 5113, TK 13111.
+ Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết TK 51111, TK13111(Chi tiết theo hoạt động).
Báo cáo kế toán.
Báo cáo thu phí bảo hiểm gốc.
Báo cáo thanh toán thu kinh doanh bảo hiểm
Báo cáo tổng hợp thu chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận và nhượng tái bảo hiểm.
2.3. Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng (doanh thu thực thu)
* Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản:
Bên Nợ:
+ Số thuế VAT phải nộp.
+ Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm
+Trị giá hàng bán bị trả lại (bao gồm hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm,...)
+ Khoản giảm giá hàng bán
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
+ Doanh thu thực tế đã được thanh toán của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 511-Doanh thu thực thu, có 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc
Tài khoản 5112 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
Tài khoản 5113 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
Tài khoản 5118 - Doanh thu các hoạt động khác
Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Tài khoản 513 - Doanh thu phát sinh
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 513 “doanh thu phát sinh”:
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu từng kỳ sang TK 511 “Doanh thu bán hàng”, phần phí bảo hiểm, phải thu của kỳ kế toán( không có thuế GTGT).
Bên Có: Doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động khác chưa được thanh toán.( theo giá chưa có thuế VAT)
Số dư bên Có: Số doanh thu bảo hiểm phát sinh chưa đến kỳ thanh toán( giá chưa có thuế VAT)
Tài khoản 513 - Doanh thu phát sinh có 3 tài khoản cấp 2
* Tài khoản 5131 - Doanh thu bảo hiểm gốc
* Tài khoản 5132 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
* Tài khoản 5133 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
* Tài khoản 5138 - Doanh thu các hoạt động khác
Ngoài ra để hạch toán doanh thu, kế toán còn sử dụng một số TK khác
a) TK531: Hàng bán bị trả lại
Bên Nợ:
+ Phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải hoàn trả cho khách hàng do thay đổi hợp đồng kinh tế.
+ Trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả lại phải trả cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK 511 “Doanh thu thực thu” hoặc TK 512 - “ Doanh thu bán hàng nội bộ “, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Số dư bên Nợ: Số phí bảo hiểm gốc, phí nhượng tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm chưa hoàn trả cho khách hàng
b) Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 532
Bên Nợ:
+ Các khoản hoàn một tỷ lệ phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phải trả cho khách hàng do không xảy ra tai nạn tổn thất theo hợp đồng đã cam kết.
+ Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận
Bên Có:
+ Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu thực thu.
+ Kết chuyển toàn bộ số hoàn trả cho khách hàng do không xảy ra tai nạn tổn thất vào TK 511.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
c) Tài khoản 533: Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm
Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 533:
Bên Nợ: Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cam kết.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số đã thực chuyển phí nhượng tái bảo hiểm cho nhà nhận tái bảo hiểm.
Số dư bên Nợ: Số phí nhượng tái bảo hiểm chưa chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm.
d) Các tài khoản khác:
+ TK133 : Thuế GTGT được khấu trừ
+ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
+ TK 111: Tiền VNĐ
+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
+ TK 131- Phải thu của khách hàng.
Bên Nợ: Số tiền phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm như phí bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Bên Có: Số tiền đã thu của khách hàng
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
TK1311 - Phải thu về hoạt động bảo hiểm gốc.
TK 1313-Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm
TK 1313: Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm.
TK 331( TK 3311): Phải trả người tham gia bảo hiểm.
2.3. Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
2.3.1. Kế toán tổng hợp doanh thu kinh doanh bảo hiểm gốc:
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện doanh thu bảo hiểm gốc được thể hiện qua sơ đồ 01:
Lưu ý: Định kỳ, căn cứ vào số phí bảo hiểm gốc phải thu trong kỳ theo hợp đồng kế toán ghi bút toán kết chuyển:
Nợ TK 5131(51311): Doanh thu bảo hiểm gốc( Không có VAT).
Có TK5111( 51111): Doanh thu bán hàng( Không có VAT).
Đồng thời ghi:
Nợ TK 131(13111): Phải thu của khách hàng.(Chi tiết theo nghiệp vụ)
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp.(Chi tiết theo nghiệp vụ)
2.3.2. Kế toán tổng hợp doanh thu kinh doanh nhận tái bảo hiểm:
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện doanh thu nhận tái bảo hiểm được thể hiện qua sơ đồ 02
2.3.3. Kế toán tổng hợp doanh thu kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện doanh thu nhượng tái bảo hiểm được thể hiện qua sơ đồ 03.
Trình tự hạch toán được thể hiện trong các sơ đồ dưới đây:
13133
Doanh thu thực thu
911
Sơ đồ 01: Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
511( 5111 )
Doanh thu phát sinh
131(1311)
111,112
331(3311)
531(5311)
513( 5131 )
532
Giảm phí
Số phải hoàn
phí BH gốc do thay đổi hợp đồng
K/C DT thực thu
khi được
thanh toán
Khi PS
DT hoạt động KD bảo hiểm gốc
Doanh thu
phát sinh khi được thanh toán
Số
thanh
toán
Thanh toán phí
tái BH và hoàn
phí BH
TK 338, 642
533
Phí nhượng
Tái BH phải trả cho nhà nhận tái BH
33853
K/C thực thu hoàn phí nhượng tái BH
Phải thu hoàn phí nhượng tái BH
K/C
Doanh
thu thuần
TK 3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kết chuyển các khoản điều chỉnh giảm doanh thu
hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm
TK 511(5112)
K/C doanh thu
Thực thu khi được thanh
toán tiền
Doanh thu phát sinh
Doanh thu thực thu
TK513 (5132)
Khi phát sinh
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
TK 131(1312)
Doannh thu
Phát sinh khi được thanh toán tiền
111,112
Phí nhận tái
bảo hiểm phải hoàn trả
3312
531(5312)
Kết chuyển các khoản điều chỉnh giảm doanh thu
Khi thanh toán số phải hoàn trả phí bảo hiểm
Kết chuyển
doanh thu thuần
TK 911
532(5322)
Giảm phí
TK 3331
Thuế GTGT
phải nộp
Sơ đồ 02: Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhận tái BH
Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
TK 911
TK 511(5113)
K/C doanh thu
thực thu khi được thanh toán tiền
Doanh thu phát sinh
Doanh thu thực thu
TK513 (5133)
Khi phát sinh
doanh thu nhượng tái bảo hiểm
TK 131(1313)
Doannh thu
phát sinh khi được thanh toán tiền
111,112
Hoàn trả
hoa hồng do phải thu lại phí BH của nhà nhận tái BH
3312
531(5312)
Kết chuyển điều chỉnh giảm doanh thu
Khi thanh toán số phải hoàn trả hoa hồng
Kết chuyển
doanh thu
Sơ đồ 03: Hạch toán doanh thu hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
TK 3331
Thuế GTGT
phải nộp
III/B: Kế toán Chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
1. Chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phương pháp tập hợp.
1.1. Đặc trưng chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, bảo hiểm Nhân thọ nói riêng cung cấp cho khách hàng chỉ là một dịch vụ, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ ra chi phí sản xuất kinh doanh ra trước như các doanh nghiệp sản xuất thông thường, mà thay vào đó là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đó là các khoản tiền bồi thường, tiền hoa hồng - những khoản tiền tạo ra dịch vụ bảo hiểm chiếm phần lớn chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm .
Nội dung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp BH Nhân thọ bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Nhân thọ:
Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là những chi phí trực tiếp, cơ bản tạo ra dịch vụ bảo hiểm. Đó là các khoản chi bồi thường, chi giám định, chi bồi thường, trích lập dự phòng, chi đòi người thứ 3, chi nhượng tái bảo hiểm, chi trả lãi cho chủ hợp đồng v.v... Đây là khoản chi phí kinh doanh cơ bản trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
+ Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là những khoản chi ra trong quá trình bán dịch vụ bảo hiểm, chi quảng cáo, giao dịch, tiếp thị, chi phí nhân viên, chi khấu hao.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí QLDN là những chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Các khoản mục chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm:
Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Nhân thọ:
* Chi bồi thường, trả tiền bồi thường: Đây là khoản chi quan trọng nhất trong doanh nghiệp bảo hiểm. Chi bồi thường trả tiền bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ phải trả cho khách hàng khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm ( tai nạn tổn thất ).
* Chi hoa hồng:
Không giống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, chi phí hoa hồng phát sinh khi bán hàng được hạch toán vào chi phí bán hàng, nhưng trong doanh nghiệp kinh doanh BHNT khoản chi phí này được cấu thành trong giá phí bảo hiểm, vì vậy nó được hạch toán vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đó là khoản chi mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho trả cho các đại lý, môi giới, cộng tác viên, công ty nhượng tái bảo hiểm khi các trung gian này mang lại hợp đồng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoa hồng tái bảo hiểm = Tỷ lệ hoa hồng * Số phí kiểm kê tái bảo hiểm.
+ Chi dự phòng nghiệp vụ: Là khoản tiền theo quy định của chế độ tài chính mà DNBH trích lập vào cuối niên độ nhằm đảm bảo cho DNBH thanh toán cho người được bảo hiểm trong tương lai đối với những rủi ro, tổn thất xảy ra.
Khác với các khoản dự phòng : giảm giá chứng khoán, phải thu khó đòi ... mang yếu tố khách quan xuất phát từ xu hướng vận động thực tế, dự phòng nghiệp vụ là những khoản “ nợ “ được DNBH dự kiến để đảm bảo thực hiện những cam kết của mình đối với người được bảo hiểm.
Tuỳ theo từng nghiệp vụ và tình hình quản lý bảo hiểm DNBH có trích lập các dự phòng: Dự phòng phí bảo hiểm, Dự phòng bồi thường, Dự phòng toán học, Dự phòng cam kết chia lời, Dự phòng dao động lớn, Các dự phòng nhiệp vụ khác.
* Chi giám định
Là các khoản chi mà DNBH bỏ ra để thực hiện việc giám định tổn thất : chi trả tiền cho đại lý giám định bảo hiểm, chi trả tiền sao hồ sơ bệnh án của người được bảo hiểm làm cơ sở chi trả trách nhiệm bảo hiểm ... Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên cũng rất cần vì hoạt động giám định có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
*Chi trả lãi cho chủ hợp đồng:
Chi trả lãi cho chủ hợp đồng hết sức quan trọng nó không chỉ đảm bảo sự công bằng cho người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm mà nó còn tăng uy tín kinh doanh của công ty, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia. Vấn đề quản lý và hạch toán nó cũng đặc biệt quan trọng và phải theo dõi chi tiết cho từng hợp đồng.
*Các khoản chi khác:
Là những khoản chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngoài các khoản chi ở trên như chi đòi người thứ 3, chi xử lý hàng đã bồi thường 100%, chi phòng tránh giảm thiểu rủi ro, tổn thất xảy ra v.v.
1.2.2.Chi phí bán hàng:
Là những khoản chi ra trong quá trình bán dịch vụ bảo hiểm, chi quảng cáo, giao dịch, tiếp thị, chi phí nhân viên, chi khấu hao.
+ Chi phí nhân viên: Chi phí nhân viên là các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp khai thác BH bao gồm tiền lương, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp khác.
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Trị giá bằng tiền các công cụ, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quá trình chuẩn bị bán hàng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Khoản trích khấu hao các TSCĐ sử dụng trong quá trình khai thác bảo hiểm.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền dùng để trả cho các đơn vị cá nhân bên ngoài do cung cấp dịch vụ, lao vụ cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác bảo hiểm.
+ Chi phí bằng tiền khác: Là những khoản chi khác như chi quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chi tiếp khách v.v.
1.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế
Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý như giấy bút, mực,..., vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ
Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng...
Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, thuế nhà đất... và các khoản phí và lệ phí khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, thuê nhà ...
Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên.
2. Phương pháp kế toán chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
2.1. Chứng từ, hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong kế toán chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Chứng từ
Ngoài các chứng từ kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp, DNBH nói chung còn có các mẫu chứng từ đặc thù áp dụng là:
- Phiếu thanh toán tiền bảo hiểm ( Mẫu số C01-DN ) để xác nhập, thanh toán chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm.
- Phiếu thanh toán tiền hoa hồng ( Mẫu số C04 - DN ) để phản ánh tình hình thanh toán hoa hồng cho các trung gian bảo hiểm.
- Bảng kê thanh toán trả tiền bảo hiểm hàng ngày( Mẫu số C06-DN ) : Để tổng hợp số tiền bồi thường trả tiền bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng bảo hiểm và làm căn cứ để thanh toán số tiền mà đại lý hoặc đại diện đã chi trả.
Do đặc trưng riêng, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không sử dụng nguồn NVL tính vào chi phí trực tiếp nên kế toán thực tế kinh doanh bảo hiểm không sử dụng phiếu xuất kho, nhập kho ... vào chi phí thực tế.
Sổ
+ Sổ tổng hợp: Mỗi tài khoản, kế toán tổng hợp được lập một Sổ Cái cho từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhượng và nhận tái bảo hiểm: gồm sổ cái TK 6241, TK 6242, TK 6243.
+ Sổ chi tiết : Do doanh nghiệp bảo hiểm có đối tượng chi phí trực tiếp phức tạp vì vậy từng khoản mục chi phí đều được mở sổ chi tiết như:
- Sổ chi tiết TK 62411.201: Chi phí trực tiếp kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 5 năm ( BV/NA1/1996 ).
Báo cáo
Báo cáo thanh toán chi bảo hiểm gốc.
Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh BH gốc, nhận và nhượng tái BH
2.2. Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán.
Tài khoản 331 có 5 TK cấp 2:
Tài khoản 3311 - Phải trả về hoạt động bảo hiểm gốc:
Tài khoản 3312 - Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm:
Tài khoản 3313 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm
Tài khoản 3314 - Phải trả cho người bán về hàng hoá dịch vụ.
Tài khoản 3318 - Phải trả khác.
Tài khoản 335: Chi phí phải trả.
Tài khoản 3351 - Dự phòng nghiệp vụ
Tài khoản 3352 - Chi phí phải trả khác.
Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Bên Nợ:
+ Kết chuyển chi phí chưa thanh toán đầu kỳ.
+ Chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác.
Bên Có:
+ kết chuyển chi phí khách hàng nợ phí cuối kỳ
+ Kết chuyển số thực thu bồi thường phần trách nhiệm tái bảo hiểm và thu đòi người thứ ba ghi giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm.
+ Số chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn.
+ Các khoản thu khác giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm.
Tài khoản 624 - Không có số dư đầu kỳ.
Tài khoản 6241: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc.
Tài khoản 6242: Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm.
Tài khoản 6243: Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm.
Tài khoản 6248: Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác.
TK 641: Chi phí bán hàng.
Bên Nợ: + Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 911 hoặc TK 142.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên Nợ: + Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh.
Bên Có: + Các khoản giảm chi phí QLDN
+ Số chi phí QLDN được kết chuyển vào TK 911.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
2.3. Phương pháp kế toán chi phí kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
+ Kế toán hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc - Sơ đồ 04
+ Kế toán hoạt động kinh doanh nhân tái bảo hiểm - Sơ đồ 05
+ Kế toán hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm - Sơ đồ 06.
+ Kế toán dự phòng bảo hiểm phải trả - Sơ đồ 07.
+ Hạch toán chi phí bán hàng - Sơ đồ 08
+ Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Sơ đồ 09
TK 154( 1541 )
Chi phí SXKD
dở dang
TK 6241
Chi phí trực tiếp
KDBH gốc
TK 154( 1541)
Chi phí SXKD
doanh dở dang
TK 3313
TK 335( 3351)
K/C chi phí trực tiếp KDBH gốc
dở dang đầu kỳ
Chi bồi thường bảo hiểm gốc
do xảy ra tai nạn tổn thất
Chi hoa hồng bảo hiểm gốc
Chi khác
- Chi đòi người thứ ba
- Chi giám định
- Chi xử lý hàng đã bồi thường 100%
Trích lập dự phòng nghiệp vụ
TK 338
TK 131
K/C chi phí trực tiếp
KD BH gốc dở dang cuối kỳ
Ghi giảm CP số thu bồi
thường phần trách nhiệm nhượng tái BH và thu đòi người thứ ba
TK 3351
Chi bồi thường BH được
chi từ dự phòng dao động lớn
TK 6321
TK 911
Kết chuyển chi phí
trực tiếp KDBH
Kết chuyển giá vốn
hàng bán
Phải thu bồi
thường phần trách nhiệm tái BH
Khi thực
thu tiền
Sơ đồ 04: Hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
111, 112
Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm
Sơ đồ 05: Hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm
TK 154( 1542 )
Chi phí SXKD
dở dang
TK 6242
Chi phí trực tiếp
KD nhận tái BH
TK 154( 1542)
Chi phí SXKD
doanh dở dang
TK ._.3313
TK 335( 3351)
K/C chi phí trực tiếp KD nhận tái
BH chưa thanh toán đầu kỳ
Chi bồi thường nhận tái BH
Chi hoa hồng nhận tái BH
Chi phí khác
Trích lập dự phòng nghiệp vụ
K/C chi phí trực tiếp kinh doanh
Nhận tái BH chưa thanh toán cuối kỳ
TK 6321
Kết chuyển chi phí
trực tiếp KD nhận tái BH
Kết chuyển giá vốn
hàng bán
TK 335( 3351 )
Chi bồi thường nhận tái BH được tính
từ dự phòng dao động lớn
TK 911
Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
TK 154 ( 1543 )
Chi phí SXKD dở dang
TK 6243
Chi phí trực tiếp KD nhượng tái BH
TK 154
Chi phí SXKD dở dang
Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh
nhượng tái bảo hiểm dở dang đầu kỳ
K/C chi phí trực tiếp kinh doanh
nhượng tái bảo hiểm dở dang cuối kỳ
TK 331...
TK 632( 6323 )
Giá vốn hàng bán
TK 911
K/C chi phí
trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
K/C giá vốn hàng bán
Chi phí trực tiếp kinh doanh
nhượng tái bảo hiểm
Sơ đồ 06: Hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm
Sơ đồ hạch toán dự phòng bảo hiểm phải trả
TK 6241-Chi phí trực tiếp kinh doanh BH gốc
TK 6242- Chi phí trực tiếp KD nhận tái BH
TK 6241-Chi phí trực tiếp KD BH gốc
TK 6242-Chi phí trực tiếp KD nhận tái BH
TK 3351
Dự phòng nghiệp vụ
K/C chi phí kinh doanh BH gốc
và nhận tái BH vào quỹ dự phòng giao động lớn
Dự phòng phí
Dự phòng bồi thường
Dự phòng giao động lớn
Dự phòng cam kết chia lãi
Hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch giữa số được trích nhỏ hơn số dự phòng hiện có
Sơ đồ 07: Hạch toán phí dự phòng bảo hiểm phải trả
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
TK 136
111,112,152,141,331...
TK 641
K/C CPBH lên tổng công ty
PS thuộc CPBH
TK 111,112
Sơ đồ 08: Hạch toán chi phí bán hàng
DT thực thu( đối với DNBH
mới thành lập )
K/C CPBH tương ứng với
TK 142
K/C CHBH vào cuối kỳ
TK 911
P/S các khoản chi phí BH
Sơ đồ hạch toán chí quản lý doanh nghiệp
TK 641
TK 334
TK 111,112,1388
Tiền lương trả CNV
TK 338
BHXH,BHYT,KPCĐ
TK 152, 153
Chi phí NVL,CCDC
TK 214
Trích KHTSCĐ
TK 333
Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
TK 111,112
Các khoản phải trả
trực tiếp bằng tiền
TK 336
Cuối kỳ xác định số
phải nộp cấp trên
Khi P/S các khoản
giảm CPQLDN
TK 136
Cuối kỳ K/C toàn bộ
CPQLDN P/S lên TCT
TK 911,142
K/C, phân bổ toàn bộ
CPQLDN lên TCT
Sơ đồ 09: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
III/B: Kế toán XĐKQ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
1. Mối quan hệ giữa Doanh thu - Chi phí - Xác định kết quả
Doanh thu, chi phí, XĐKQ có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp phải xuất phát từ mối quan hệ của các yếu tố trên. Mối quan hệ đó thể hiện như sau:
a) Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu thuần = Thu phí BH gốc + Thu phí nhận tái BH - Các khoản giảm trừ - Các khoản dự phòng phí - Thu khác hoạt động KDBH.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Tổng chi phí trực tiếp HĐKDBH.
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN.
2. Hạch toán Doanh thu - Chi phí - Xác định kết quả
Báo cáo:
Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh
Báo cáo hiệu quả quy ước
Báo cáo lãi lỗ
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 911: xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911:
Bên Nợ:
+ Chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Bên Có:
+ Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường.
+ Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản:
TK 421” Lãi chưa phân phối “
Tk 511: Doanh thu thực thu
TK 531: Hàng bán bị trả lại
+TK 513: Doanh thu phát sinh
Có thể tóm tắt sơ đồ hạch toán hoạt động xác định kết quả kinh doanh như sau:
TK 511
TK 911
TK 624
K/C doanh thu thực thu
K/C chi phí trực tiếp
kinh doanh BH
Tính và KC lỗ trong kỳ
TK 421
Tính và K/C lãi trong kỳ
TK 421
K/C chi phí QLDN
TK 642
K/C chi phí bán hàng
TK 641
TK 142
K/C CP BH trả trước
Chương 2
Thực trạng công tác kế toán doanh thu - chi phí và xác định kết quả tại công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội.
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội.
1. Quá trình phát triển và hình thành công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội
Bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, đặc biệt là những nước phát triển như Mỹ, Anh ..v..v..nó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân các nước trên thế giới.
Năm 1996 Bộ tài chính có quyết định số 281-TC/TCNH ngày 20/3/1996 cho phép triển khai Bảo hiểm Nhân thọ với quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB ngày 22/6/1996, công ty Bảo Hiểm nhân thọ đầu tiên đã được thành lập trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Kể từ ngày 1/1/1998 Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã lập riêng một phòng quản lý Bảo hiểm Nhân thọ để quản lý tình hình hoạt động ở các địa phương. Vì vậy, công ty Bảo hiểm Nhân thọ được đổi tên thành công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội (BAO VIET LIFE HA NOI) và chỉ quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn Hà nội và các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Thanh trì, Sóc Sơn, Từ Liêm.
Từ ngày thành lập cho đến ngày 31/12/1998 công ty độc quyền kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên khắp cả nước, nhưng kể từ thời điểm 1/1/1999 trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt nam đã mở cửa, có sự cạnh tranh của các công ty Bảo hiểm Nhân thọ liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài cũng triển khai hoạt động trên địa bàn như công ty AIA của Mỹ, Frudential của Anh, Manulife của Canada, ngoài ra còn có một công ty bảo hiểm khác của Việt nam là công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) cũng đang tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ.
Tính đến hết năm 2001, tức là sau 5 năm triển khai hoạt động Bảo hiểm Nhân thọ, công ty đã khai thác được 103.000 hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ với doanh thu phí lên tới 400 tỷ VNĐ.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với nhiều công ty Bảo hiểm Nhân thọ mới ra đời cùng kinh doanh những sản phẩm tương tự, trong thế kỷ mới này thị phần của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội có nguy cơ bị thu hẹp lại. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt, thường xuyên và lâu dài của công ty là tiếp tục tăng cường chất lượng phục vụ, kiến nghị với Tổng công ty để đa dạng hoá, hoàn thiện sản phẩm đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới khai thác xứng đáng là tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
2. Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu:
Khắc phục hậu quả rủi ro, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm
Qua công tác bồi thường nhanh chóng đầy đủ của các nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây ra sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó một người có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt qua khả năng tài chính của mình,
Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ việc hỗ trợ tài chính khắc phục hậu quả ,bảo hiểm nhân thọ còn đáp ứng được các nhu cầu về bảo đảm an toàn cho người tham gia, đưa đến cho họ một sự tin cậy về an toàn và một chỗ dựa tinh thần. Góp phần đề phòng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra ,giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi các nhân ,mỗi doanh nghiệp.
Công ty bảo hiểm nhân thọ tạo được nguồn vốn đầu tư đáng kể cho ngân sách nhà nước từ quỹ công ty: Với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không nhỏ, công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội có thể cho vay, mua trái phiếu, kinh doanh bất động sản, tham gia vào thị trường chứng khoán ... hoạt động kinh tế nhờ vậy mà sôi động hơn hiệu quả hơn.
Đây cũng là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân, huy động nội lực để giúp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Hiểm nhân thọ Hà Nội
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và là doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt.
Hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Nhân thọ Hà Nội cũng như các doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ khác đều mang đặc trưng của một ngành dịch vụ đặc biệt. Đó là việc công ty chấp nhận rủi ro và thu phí của người được bảo hiểm để nhận trách nhiệm bồi thường hay trả tiền cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này không giống như các loại dịch vụ du lịch, khách sạn, giải trí, khách hàng được hưởng lợi ích ngay, mà ở đây có thể một thời gian sau hoặc có thể sẽ không bao giờ được nhận sự phục vụ bảo hiểm từ dịch vụ này.
Hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội mới bước sang năm hoạt động thứ 6, còn hết sức mới mẻ, có thể nói đây mới trong giai đoạn triển khai thí điểm, vì vậy các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội mới chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
4. Các loại hình sản phẩm cơ bản tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội.
Căn cứ vào sản phẩm của Tổng Công Ty bảo hiểm Việt Nam, sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội được chia ra làm 4 loại gồm 6 sản phẩm và 5 điều khoản riêng.
a)Bảo hiểm trọn đời:
Bảo hiểm An Khang Trường Thọ ( BV-NC2/2001 ).
b)Bảo hiểm niên kim:
Bảo hiểm An Hưởng Hưu Trí ( BV-ND2/2001 ).
c) Bảo hiểm tử kỳ: Gồm 5 điều khoản riêng
+ Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn( ĐKR5 - BV -NR/2001).
+ Bảo hiểm chi phí phẫu thuật ( ĐKR6 - BV - NR6/2001 ).
+ Bảo hiểm chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn ( ĐKR7 - BV-NR7/2001 ).
+ Bảo hiểm sinh kỳ thuần tuý ( ĐKR3 - BV - NR3/1999 ).
+ Bảo hiểm tử kỳ ( ĐKR4 - BV - NR4/1999 ).
d) Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp:
+ Bảo hiểm An Khang Thịnh Vượng ( BV -NA8/2001 -Thời hạn 10 năm ).
+ Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục( Thời hạn 5 đến 17 năm -BV - NA9/2001 ).
+ Bảo hiểm An Gia Thịnh Vượng.
BV - NA10/2001 ( Thời hạn 5 năm )
BV - NA11/2001 ( Thời hạn 10 năm )
BV - NA12/2001 ( Thời hạn 15 năm )
BV - NA13/2001 ( Thời hạn 20 năm ).
5. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Bảo Hiểm nhân thọ Hà Nội
Công ty chính thức đi vào hoạt động 1/8/1996 với số vốn pháp định 20 tỷ VNĐ. Tính đến thời điểm 31/12/2001 toàn công ty có 89 nhân viên chia làm 7 phòng ban và 820 đại lý. Qua kênh đại lý có 18 phòng bảo hiểm khu vực tại tất cả các quận, huyện. Hiện nay ngoài các đại lý, tổ bán chuyên nghiệp, công ty còn có một số đại lý pháp nhân như ngân hàng công thương , ACB , Petrolimex, Ngân hàng thương mại cổ phần...
Dưới đây là sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
R Sơ đồ khái quát mô hình tổ chức của công ty như sau:
Ban giám đốc
Phòng
tổng
hợp
Phòng
phát
hành
hợp
đồng
Phòng
quản lý đại lý
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòngquản
lý hợp đồng
Phòng tin học
Phòng khai thác Bảo hiểm nhân thọ
quận, huyện
Tổ đại lý
Đại lý
Sơ đồ 10: Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.
Xuất phát từ đặc trưng hoạt động kinh doanh, để công tác quản lý có hiệu quả tổ chức công ty chia làm hai khối: Khối quản lý và khối văn phòng khai thác. Ban giám đốc đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung cho toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước nhà nước về mọi mặt đồng thời cũng là đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
Khối quản lý :
Được chia làm 6 phòng ban chức năng dưới sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc, gồm:
+ Phòng tổng hợp:
Có nhiệm vụ đảm nhận các công tác tổng hợp như xắp xếp lịch công tác cho toàn công ty, theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện, soạn thảo công văn, tổ chức công tác cán bộ, hành chính văn thư. Định kỳ lập báo cáo trình giám đốc công ty xem xét quản lý .
+ Phòng quản lý đại lý:
Tổ chức quản lý các đại lý, cộng tác viên khai thác bảo hiểm. Thực hiện quản lý, kiểm tra hồ sơ, tuyển dụng và đào tạo đại lý.
+ Phòng phát hành hợp đồng:
Có nhiệm vụ đánh giá rủi ro thông qua kiểm tra sức khoẻ để đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận bảo hiểm, từ đó có thể phát hành hợp đồng cho người tham gia bảo hiểm.
+ Phòng quản lý hợp đồng:
Có nhiệm vụ quản lý tình trạng hiệu lực của hợp đồng sau khi phòng phát hành hợp đồng chuyển sang, gồm:
Giải quyết quyền lợi bảo hiểm: Trả tiền bảo hiểm, thanh toán giá trị giải ước, chi bồi thường.
Theo dõi tình hình thu phí, nợ phí và các thay đổi khác có liên quan.
+ Phòng dịch vụ khách hàng:
Có thể nói đây là một trong những thành công lớn của Bảo việt Nhân thọ Hà Nội với việc thành lập phòng dịch vụ khách hàng vào tháng 11 năm 2000 xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nhân thọ. Phòng có nhiệm vụ:
- Phục vụ giải đáp thắc mắc của khách hàng về các vấn đề có liên quan đến Bảo hiểm Nhân thọ.
- Hỗ trợ đại lý trong hoạt động chăm sóc sau khi bán hàng: trợ giá tặng phẩm, vật phẩm để đại lý làm quà tặng khách hàng.
- Thúc đẩy hoạt động khuyếch trương, khuyếch cáo, makerting cho công ty.
- Thường xuyên khảo sát nhu cầu khách hàng để từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện thêm sản phẩm trình tổng công ty.
+ Phòng tài chính kế toán:
Thực hiện công tác hạch toán thu chi: Thu phí bảo hiểm, thu hoạt động khác, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, chi kinh doanh chi quản lý. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ quản lý kế toán, tài chính nghiên cứu chế độ quản lý, xây dựng định mức chi tiêu làm tham mưu cho lãnh đạo và thực hiện thống kê truyền số liệu lên tổng công ty.
Khối văn phòng khai thác:
Gồm 18 văn phòng khai thác chuyên nghiệp và 1 tổ bán chuyên nghiệp được đặt tại các quận huyện trong thành phố Hà Nội. Đây là nơi trực tiếp nhận kế hoạch khai thác của công ty, các văn phòng này chịu sự quản lý trực tiếp của phòng quản lý đại lý trên công ty.
Giữa các phòng ban trong Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội có mối quan hệ mật thiết, hàng tuần, hàng tháng, định kỳ các phòng ban xây dựng kế hoạch trình giám đốc xét duyệt để có các quyết định quản lý đúng đắn.
Với mô hình tổ chức quản lý kinh doanh nói trên công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kỹ thuật kinh tế cũng như tổ chức tới từng địa bàn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6. Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một công ty trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam nên các hoạt động kinh doanh nói chung, công tác kế toán nói riêng mang tính đặc thù: Vừa hạch toán độc lập, lại vừa hạch toán phụ thuộc theo quy định của tổng công ty.
Xuất phát từ đặc trưng kinh doanh trên địa bàn rộng, với doanh thu hàng năm cao( Năm 2001 gần 130 tỷ đồng Việt Nam) các nghiệp kinh tế phát sinh nhiều đòi hỏi công tác tổ chức hạch toán đặc trưng riêng. Bộ máy kế toán của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội gồm 25 người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung có kết hợp với phân tán ở mức độ thấp
+ Trưởng phòng tài chính kế toán( Kế toán trưởng) có chức năng giám sát chung, bao quát toàn bộ hoạt động của phòng, phụ trách công tác chi tiêu và các chế độ tài chính.
- Trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin kế toán cho ban giám đốc, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp.
- Thay mặt cho giám đốc tổ chức hạch toán toàn công ty và thực hiện các khoản đóng góp với ngân sách nhà nước: thuế môn bài, nhà đất...
+ Phó trưởng phòng tài chính kế toán phụ trách công tác tổng hợp, kế hoạch, thống kê có nhiệm vụ tổng hợp kiểm tra lập báo cáo quyết toán tài chính của công ty, lập báo cáo thống kê phân tích hoạt động tài chính, soạn thảo văn bản, chế độ kinh doanh, tổng hợp các kế hoạch kinh doanh của công ty.
+ Bộ phận kế toán chi:
Thực hiện các công tác chi tiêu của công ty như: Chi trả quyền lợi bảo hiểm , Chi hoa hồng đại lý, Chi quản lý kinh doanh, Chi cho vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Đồng thời lập, kiểm tra tổng hợp, báo cáo phân tích số liệu phục vụ cho yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh và chuyển tiền đầu tư về tổng công ty kịp thời, đúng quy định.
+ Kế toán thu tại công ty có nhiệm vụ:
- Thực hiện thu phí trực tiếp trên tổng công ty, tổng hợp doanh thu giữa các văn phòng khai thác về văn phòng công ty.
- Đối chiếu số liệu thu phí với các phòng nghiệp vụ của công ty và quyết toán hoá đơn của các phòng khai thác.
+ Kế toán chuyên thu tại các phòng khai thác :
- Chịu sự phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện của trưởng phòng Tài chính - kế toán. thu phí đầy đủ kịp thời nộp về công ty theo đúng quy định, quản lý việc giao nhận và sử dụng hoá đơn thu phí bảo hiểm, đôn đốc thu nợ phí và kiểm tra công tác thu phí, sử dụng hoá đơn của cán bộ khai thác cán bộ chuyên thu.
- Chịu trách nhiệm quản lý, đề xuất các biện pháp tăng cường an toàn quỹ tiền mặt tại các phòng khai thác.
- Thực hiện chi trả hoa hồng đại lý,
+ Thủ quỹ có nhiệm vụ thực hiện thu, chi, cập nhập sổ quỹ, tiến hành kiểm kê quỹ thường xuyên, kịp thời, đúng quy định và đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt của công ty.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty BHNT Hà Nội:
Sơ đồ tổ chức và phân công công việc
Phòng tài chính - kế toán
Trưởng phòng
Phụ trách công tác chi tiêu và chế độ tài chính
Phó trưởng phòng
Phụ trách công tác tổng hợp, thống kê
Kế toán chi trả quyền lợi bảo hiểm
Phó trưởng phòng
Phụ trách công tác thu phí bảo hiểm
Kế toán tổng hợp
Kế toán chi trả hoa hồng, chi quản lý
Kế toán thu tại văn phòng công ty
Bộ phận kiểm tra kế toán tài chính
Chuyên viên kế hoạch thống kê
Kế toán chuyên thu tại phòng khai thác
Thủ quỹ
Theo quyết định số 1296 TD/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải sử dụng một hình thức sổ kế toán duy nhất là hình thức “ Chứng từ ghi sổ ”.
Tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội đang áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ‘ Chứng từ ghi sổ “. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
“ Chứng từ ghi sổ “ được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ gốc )
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
kế toán
Báo cáo
tài chính
Bảng
tổng
hợp
chi
tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 12: Phản ánh trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ” chứng từ ghi sổ “.
II.2. Đặc điểm hạch toán Doanh thu - Chi phí - XĐKQ tại công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội là đơn vị đầu tiên gia nhập thị trường bảo hiểm Nhân thọ còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2001, tức là sau 5 năm triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội, công ty mới chỉ kinh doanh một loại hình bảo hiểm duy nhất là hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc vì thế trong phạm vi bài viết này chỉ xét đến Doanh thu - Chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
Hiện nay tại công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNDN vì thế tại công ty hiện nay chỉ phải nộp thuế môn bài và việc nộp thuế này mỗi năm thực hiện một lần.
Vì là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên hiện nay tại công ty bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội, công tác xác định kết quả còn rất hạn chế, tại công ty hiện nay không tiến hành lập báo cáo kế toán, bảng cân đối tài khoản việc xác định kết quả chỉ dừng lại ở báo cáo tổng hợp thu chi .
II.3. Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh tại công ty BHNT Hà Nội.
II.3.1. Quy trình kế toán thu phí bảo hiểm gốc tại công ty BHNT Hà Nội.
Phòng TC-KT ngoài các kế toán quản lý chung tại văn phòng công ty còn có các kế toán chuyên thu làm việc tại các phòng khai thác khu vực. Quy trình phát sinh nghiệp vụ kế toán thu phí bảo hiểm gốc liên quan chặt chẽ với các trường hợp sử dụng và quy trình sử dụng các chứng từ thu phí:
1.Biên lai tạm thu
Biên lai tạm thu chỉ sử dụng để tạm thu phí bảo hiểm đầu tiên. Biên lai được đóng thành từng quyển, mỗi quyển 25 số, mỗi số gồm có 3 liên:
+ Liên 1 - liên kế toán ( màu trắng ): Là liên lưu tại kế toán
+ Liên 2 - liên khách hàng ( màu đỏ ): giao cho khách hàng, mặt sau của liên này là giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.
+ Liên 3 - liên nghiệp vụ( màu vàng ): Phòng phát hành hợp đồng sẽ làm chứng từ gốc để phát hành ra hợp đồng. Sau đó phòng phát hành sẽ in ra hoá đơn thu phí bảo hiểm đầu tiên với số tiền đúng bằng số phí của hợp đồng và để cùng với bộ hợp đồng gốc trả cho khách hàng.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Công ty BHNT Hà Nội
Biên lai
thu phí bảo hiểm tạm thời
(Liên 2: Khách hàng )
Họ, tên người tham gia bảo hiểm: Trần Thu Hương
Địa chỉ: 90 - Bà Triệu - Hoàn kiếm - Hà Nội.
Họ tên người được bảo hiểm: Nguyễn Huy Hoàng
Số tiền: 968.800 Bằng chữ: Chín trăm sáu tám nghìn tám trăm đồng
Về khoản: Phí bảo hiểm ước tính theo giấy yêu cầu bảo hiểm số: AC/081972
Ngày 22 tháng 02 năm 2002 Loại hình bảo hiểm: NA9
Biên lai thu phí bảo hiểm tạm thời này có giá trị như giấy chứng nhận thu phí bảo hiểm tạm thời cho người tham gia bảo hiểm theo các quy định ở mặt sau biên lai này.
Lưu ý: Cán bộ khai thác chỉ được thu phí bảo hiểm ước tính bằng số phí bảo hiểm đã ghi trên giấy yêu cầu bảo hiểm.
Xin liên hệ với công ty theo địa chỉ: Công ty BHNTHN - 94 Bà Triệu
Số điện thoại: 9432983 nếu sau 7 ngày quý khách không nhận được hồi âm từ phía Công ty.
Người nộp tiền
( Ký, họ tên )
Người nnhận tiền
( Ký, họ tên )
Ngày 22 tháng 02 năm 2002.
Căn cứ vào biên lai tạm thu phòng phát hành hợp đồng sẽ chuyển thông tin sang hoá đơn thu phí đầu tiên in sẵn chuyển cho khách hàng kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Hoá đơn thu phí định kỳ in sẵn:
Đầu tháng, kế toán sẽ giao cho cán bộ thu phí hoá đơn in sẵn theo định kỳ phải thu trong tháng. Cuối tháng kế toán sẽ thu hồi toàn bộ liên gốc, những hoá đơn huỷ, hoá đơn in sai và những hoá đơn chưa thu được. Hoá đơn in sẵn được đóng thành từng tập chỉ dùng để thu phí định kỳ được công ty in theo sẵn theo như đúng kế hoạch thu phí trong tháng.
Hoá đơn gồm 2 liên dính liền nhau, màu hồng, có Logo Bảo Việt ở chính giữa. Liên 1 dùng để lưu vào chứng từ kế toán khi thu tiền còn liên 2 giao cho khách hàng ( có dấu đỏ ).
Quy trình sử dụng hoá đơn thu phí định kỳ in sẵn như sau:
Khi thu phí, kế toán phòng sẽ kiểm tra và chỉ thu tiền của những tờ hoá đơn đã được xé rời liên khách hàng ( tức là của hoá đơn khách hàng đã nộp tiền).
Nếu khách hàng muốn thay đổi định kỳ nộp phí thì phải huỷ bỏ hoá đơn in sẵn này và viết hoá đơn cacbon cho số tiền khách hàng thực nộp. Huỷ hoá đơn đúng chế độ là cả 2 liên vẫn dính liền nhau.
Khi khách hàng muốn nộp phí trước ( nhưng không phải là thay đổi định kỳ nộp phí ), cán bộ thu phí vẫn sử dụng tờ hoá đơn in sẵn cho số phí nộp đúng kỳ, còn số phí nộp trước sẽ thu được bằng hoá đơn cacbon.
3. Phiếu tạm thu định kỳ
Phiếu tạm thu định kỳ chỉ được dùng để thu phí bảo hiểm định kỳ. Dùng trong trường hợp khách hàng muốn nộp phí trước định kỳ phải nộp hoặc yêu cầu thay đổi định kỳ nộp phí ngay trong tháng. Phiếu tạm thu định kỳ cũng được đóng thành từng quyển, mỗi quyển có 25 số, mỗi số gồm có 3 liên: tương tự như biên lai tạm thu đầu tiên.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Số : 926
Công ty BHNT Hà Nội
Phiếu Thu
Tháng 03
Kèm theo Chứng từ gốc Trang: 1
TT
Họ tên
Lý do thu
Số đơn BH
Số tiền thu
TK Đ ứng
1
Trần Thu Hương
AA/00- B/009552
1.204.600
Cộng
1.204.600
Bằng chữ: Một triệu hai trăm linh bốn nghìn sáu trăm đồng.
Chuẩn thu
Ngày 4 tháng 3 năm 2002 Ngày 4 tháng 3 năm 2002
Người nộp Thủ quỹ Người lập PT Kế toán
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Công ty BHNT Hà Nội
Số : 935
Phiếu Thu
Tháng 03
Kèm theo Chứng từ gốc Trang: 1
TT
Họ tên
Lý do thu
Số đơn BH
Số tiền thu
TK Đ ứng
1
Đinh Thanh Thuý
AA/00- B/009552
968.800
Cộng
968.800
Bằng chữ: Chín trăm sáu tám nghìn tám trăm đồng chẵn.
Chuẩn thu
Ngày 5 tháng 3 năm 2002 Ngày 5 tháng 3 năm 2002
Người nộp Thủ quỹ Người lập PT Kế toán
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 03 loại 101 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
Lập PS thu phí T3
13111.2013
51311.2013
906.996.356
2
Công ty BHNTHN
Lập PS thu phí T3
13111.2023
51311.2023
636.435.746
3
Công ty BHNTHN
Lập PS thu phí T3
13111.2041
51311.2041
799.994.424
4
Công ty BHNTHN
Lập PS thu phí T3
13111.2061
51311.2061
475.886.680
5
Công ty BHNTHN
Lập PS thu phí T3
13111.2832
51311.2832
1.157.800
Cộng
2.280.471.006
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 27 loại 133 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
K/C chi hoàn phí
511.2043
531.2043
1.867.100
2
Công ty BHNTHN
K/C chi hoàn phí
511.2063
531.2063
2.033.800
3
Công ty BHNTHN
K/C chi hoàn phí
511.20711
531.20711
9.374.900
Cộng
13.275.800
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 02 loại 117 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
K/C thu phí BH gốc
33881
13111
1.227.206
Cộng
1.227.206
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 29 loại 137 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
Chi hoàn BH gốc
531.2013
33116.2013
314.800
2
Công ty BHNTHN
Chi hoàn BH gốc
531.2043
33116.2043
1.867.100
3
Công ty BHNTHN
Chi hoàn BH gốc
531.2063
33116.2063
2.033.800
4
Công ty BHNTHN
Chi hoàn BH gốc
531.20711
33116.20711
9.374.900
Cộng
13.590.600
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 30 loại 002 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
Hoàn phí cho KH
33116.2013
1111.2013
314.800
2
Công ty BHNTHN
Hoàn phí cho KH
33116.2043
1111.2043
1.867.100
3
Công ty BHNTHN
Hoàn phí cho KH
33116.2063
1111.2063
2.033.800
4
Công ty BHNTHN
Hoàn phí cho KH
33116.20711
1111.20711
9.317.900
Cộng
13.950.600
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 15 loại 005 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
Nộp tiền VNĐ vào TK
1121
1111
1.521.000.000
2
Công ty BHNTHN
Nộp tiền VNĐ vào TK
1121
1111
85.912.116
3
Công ty BHNTHN
Nộp tiền VNĐ vào TK
1121
1111
97.388.422
4
Công ty BHNTHN
Nộp tiền VNĐ vào TK
1121
1111
119.241.295
5
Công ty BHNTHN
Nộp tiền thu phí vào TK
1121
13111
119.241.295
Cộng
1.942.783.128
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 20 loại 900 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
K/C vàoDT thực thu
51311
51111.2013
636.435.746
2
Công ty BHNTHN
K/C vàoDT thực thu
51311
51111.2041
799.994.424
3
Công ty BHNTHN
K/C vàoDT thực thu
51311
51111.2061
475.886.680
4
Công ty BHNTHN
K/C vàoDT thực thu
51311
51111.2832
1.157.800
Cộng
1.910.474.650
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
công ty bhnt hà nội
chứng từ ghi sổ
Tháng 3 năm 2002
kèm theo chừng từ gốc số 03 loại 001 trang: 1
STT
Họ và tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
1
Công ty BHNTHN
Thu phí BH gốc
1111
13111
1.204.600
2
Công ty BHNTHN
Thu phí BH gốc
1111
13111
968.800
3
Công ty BHNTHN
Thu phí BH đầu tiên
1111
33881
184.500
4
Công ty BHNTHN
Thu phí BH đầu tiên
1111
33881
363.000
5
Công ty BHNTHN
Thu phí BH đầu tiên
1111
33881
2.883.500
Cộng
5.604.400
Sổ chi tiết tài khoản 13111
Trong tháng 3 năm 2002
SCT
Ngày
Mã KH
đại diện KH
Nội dung hạch toán
Bên Nợ
Bên Có
TK đối ứng
Số tiền
TK đối ứng
Số tiền
Số dư đầu kỳ
534.521.555
12/03/02
Đinh Thanh Thuý
AA/200..189227
1111
968.800
12/03/02
Trần Thu Hương
AA/200..190109
1111
1.204.600
31/03/02
Phạm Thị Hà
K/C phí phải thu
33881
1.227.206
31/03/02
Công ty BHNT HN
Phát sinh thu phí
1121
119.241.295
31/03/02
Đàm Thu Hương
Phải thu HĐ BH gốc
513
2.820.471.006
Cộng
2.820.471.006
122.641.901
Số dư cuối kỳ
3.232.350.660
Sổ chi tiết tài khoản 1111
Trong tháng 3 năm 2002
SCT
Ngày
Mã KH
đại diện KH
Nội dung hạch toán
Bên Nợ
Bên Có
TK đối ứng
Số tiền
TK đối ứng
Số tiền
Số dư đầu kỳ
2.371.859.794
4209
03/03/02
Lê Anh Tuấn
242 - A00 -0806
33881
184.500
4209
03/03/02
Lê Anh Tuấn
242 - A00 - 0807
33881
363.000
4245
03/03/02
Nguyễn Hà Giang
242-A00-0680
33881
2.883.500
1535
12/03/02
Trần Thu Hương
AA/200..190109
13111
1.204.600
1525
02/03/02
Đinh Thanh Thuý
AA/200...189227
13111
968.800
Cộng
5.604.400
Số dư cuối kỳ
2.377.464.194
Tổng công ty bảo hiểm Việt nam
Công ty BHNNT Hà Nội
Sổ chi tiết tài khoản 511
Doanh thu thực thu
( Trong tháng 3 năm 2002 )
SCT
Ngày
Đại diện KH
Nội dung hạch toán
Bên Nợ
Bên Có
TK đối ứng
Số tiền
TK đối ứng
Số tiền
Dư đầu kỳ
5.264.550.000
27
03/03/02
Công ty BHNT HN
K/C hoàn phí T3
531.2043
1.867.100
27
03/03/02
Công ty BHNT HN
K/C hoàn phí T3
531.2063
2.033.800
27
03/03/02
Công ty BHNT HN
K/C hoàn phí T3
531.20711
9.374.900
20
31/03/02
Công ty BHNT HN
K/C DT phát sinh T3
513.2013
636.435.746
20
31/03/02
Công ty BHNT HN
K/C DT phát sinh T3
513.2041
799.994.424
20
31/03/02
Công ty BHNT HN
K/C DT phát sinh T3
513.2061
475.886.680
20
31/03/02
Công ty BHNT HN
K/C DT phát sinh T3
513.2832
1.157.800
Cộng PS
13.275.800
1.910.474.650
Dư cuối kỳ
7.161.748.850
Công ty BHNT HN
K/C doanh thu thuần
911
7.161.748.850
Ngày 31/12/2002
Kế toán ghi sổ kế toán trưởng giám đốcTổng công ty bảo hiểm Việt nam
Công ty BHNNT Hà Nội
Sổ chi tiết tài khoản 531
Hàng bán bị trả lại
(Trong tháng 3 năm 2002)
SCT
Ngày
Mã KH
đại diện KH
Nội dung hạch toán
Bên Nợ
Bên Có
TK đối ứng
Số tiền
TK đối ứng
Số tiền
Số dư đầu kỳ
4.107.300
29
31/03/02
Công ty BH NTHN
P/S chi hoàn phí T3
33116.2013
314.800
29
31/03/02
Công ty BH NTHN
P/S chi hoàn phí T3
33116.2043
1.867.100
29
31/03/02
Côn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0128.doc