Hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không (99tr)

000000 Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng trong doanh nghiệp sản xuất 3 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 3 1.1.1.Khái niệm chung về doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 3 1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu bán hàng 3 1.1.1.2. ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng 4 1.1.2. Khái niệm và nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu của khách hàng 6

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không (99tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.2.1. Khái niệm 1.1.2.2. Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu của khách hàng 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao doanh thu bán hàng và những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 8 1.2. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ xác định doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 10 1.2.1. Thời điểm và phạm vi ghi nhận doanh thu bán hàng 8 1.2.2. Các phương thức bán hàng 11 1.2.2.1. Bán hàng theo phương thức trực tiếp 11 1.2.2.2. Bán hàng theo phương thức chờ chấp nhận 11 1.2.2.3. Bán hàng theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi 11 1.2.2.4. Bán hàng theo phương thức bán hàng trả góp, trả chậm 12 1.2.2.5. Bán hàng theo phương thức đổi hàng 12 1.2.3. Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách 12 1.2.3.1. Tài khoản hạch toán doanh thu bán hàng 12 1.2.3.2. Tài khoản hạch toán các khoản phải thu khách hàng 14 1.2.3.3. Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng 15 1.2.3.4. Phương pháp hạch toán thanh toán với khách hàng 19 1.3. Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho việc hạch toán doanh thu bán hàng hàng và thanh toán với khách hàng 22 1.3.1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung 22 1.3.2. Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái 23 1.3.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ 23 1.3.4. Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ 25 ChươngII: Thực tế công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 26 2.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Nhựa cao cấp hàng không 26 2.1.1.Giới thiệu chung về công ty Nhựa cao cấp hàng không 26 2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty 26 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty 27 2.1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty Nhựa cao cấp hàng không 29 2.1.2.1. Đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 29 2.1.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm 30 2.1.2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất 31 2.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý của công ty Nhựa cao cấp hàng không 32 2.1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 32 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty 32 2.1.3.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty Nhựa hàng không 34 2.2. Thành phẩm, các phương thức tiêu thụ và thể thức thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 38 2.2.1. Đặc điểm thành phẩm và các phương thức tiêu thụ 38 2.2.1.1. Đặc điểm thành phẩm 38 2.2.1.2. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty 40 2.2.2. Các thể thức thanh toán với khách hàng khi bán hàng 42 2.3. Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 43 2.3.1. Quy trình bán hàng, tài khoản và chứng từ hạch toán tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 43 2.3.1.1. Quy trình chung về bán hàng ở công ty 43 2.3.1.2. Tài khoản sử dụng khi hạch toán 44 2.3.1.3. Chứng từ hạch toán 45 2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 51 2.3.2.1. Hạch toán doanh thu bán hàng 51 2.3.2.2. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng 64 ChươngIII: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 72 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty 72 3.1.1. Ưu điểm 72 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 75 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp hàng không 78 3.2.1.Công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ bán hàng và thanh toán 78 3.2.2. Hạch toán kế toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại 79 3.2.3. Thực hiện chiết khấu bán hàng và giảm giá 79 3.2.4. Trích lập dự phòng 80 3.2.5. Linh hoạt trong phương thức thanh toán 82 3.2.6. Hoàn thiện việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 82 3.2.7. Thực hiện việc áp dụng kế toán quản trị tại công ty 83 Kết luận 86 Lời mở đầu Doanh thu bán hàng và thanh toán là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là quá trình quan trọng nhất của quá trình kinh doanh vì nó nói lên kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là làm ăn có hiệu quả hay không hiệu quả , quyết định tới vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi cấp thiết của cơ chế hạch toán kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải tự tổ chức bộ máy kế toán của mình để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lí Tài chính- kế toán ngày càng đa dạng và phức tạp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì phải được quản lí tốt về mặt Tài chính - kế toán, trong đó phải đặc biệt chú trọng quản lí các nguồn thu chính của doanh nghiệp và các khoản công nợ phải thu, phải trả, các khoản chi phí.... Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay dịch vụ , nguồn thu được tạo ra chủ yếu từ quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Cho nên, việc theo dõi và quản lí được tổng số thu, số đã thu và số nợ còn phải thu của khách hàng mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán bán hàng và thanh toán giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lí của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Việc quản lí doanh thu bán hàng và công nợ của khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng và mang tính cấp bách. Với nhận thức đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không , dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Thạc sỹ - Đinh Thị Mai và sự chỉ bảo tận tình của các Cô chú ,anh chị ở phòng Tài chính -kế toán, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không ”làm mục tiêu và nội dung và nội dung nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp Khoá luận được trình bày theo 3 phần cơ bản sau đây: Chương I : Những lí luận chung về công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng trong Doanh nghiệp sản xuất Chương II: Thực trạng công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không chương một Cơ sở lý luận chung về kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng trong doanh nghiệp sản xuất 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 1.1 Khái niệm chung về doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng 1.1.1.Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu bán hàng 1.1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng từ các hoạt động SXKD thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Có các loại doanh thu sau: - Doanh thu bán hàng (thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường) - Doanh thu hoạt động tài chính - Doanh thu nội bộ Trong đó bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó là doanh thu bán hàng Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có ) mà cơ sở kinh doanh được hưởng Đối với cơ quan kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đối với hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì: doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu nghoài giá bán ( nếu có ) mà doanh nghiệp được hưởng, tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế Các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các thành phần kinh tế cùng tồn tại, cùng cạnh tranh và cùng bình đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác dụng của các qui luật như : Qui luật cung cầu, qui luật giá trị... Để tồn tại được các doanh nghệp luôn luôn phải cố gắng sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là thu lơị nhuận. Song để có được điều đó thì doanh thu phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Mà doanh thu chỉ có được khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm. Mặt khác, giữa doanh thu bán hàng và số tiền thực thu được có sự khác biệt nhau đáng kể, điều đó thể hiện ở chỗ doanh thu bán hàng được xác định ngay cả khi chưa thu được tiền mà chỉ cần người mua chấp nhận thanh toán còn tiền bán hàng chỉ xác định khi đã thu được tiền hàng về. Trong trường hợp có giảm giá, chiết khấu, nợ khó đòi thì doanh thu bán hàng và tiền bán hàng còn có sự khác nhau vế lượng, có lúc tiền bán hàng chỉ là một bộ phận của doanh thu bán hàng, nó chính là số tiền mà khách hàng đã thanh toán cho doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để đẩy mạnh bán ra, thu hồi nhanh chóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng. Những khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được doanh nghiệp cho hưởng chiết khấu thương mại, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, còn nếu hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá, nếu trong trường hợp chất lượng hàng của doanh nghiệp quá xấu khách hàng có thể trả lại hàng. Tất cả các khoản này ghi vào giảm trừ doanh thu bán hàng. -Chiết khấu thương mại là khoản mà người bán thưởng cho người mua do trong một thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá . - Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng, hàng lạc hậu v.v …(do chủ quan của người bán). - Trị giá hàng bị trả lại là số tiền mà doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp hàng đã xác định là bán nhưng do chất lượng hàng hoá kém hoặc một lý do nào đó khách hàng trả lại số hàng đó. Công thức xác định doanh thu bán hàng : Doanh thu = Sản lượng X Giá bán bán hàng tiêu thụ đơn vị Để tăng khối lượng hàng bán ra, doanh nghiệp sử dụng một số chính sách ưu đãi trong bán hàng, lúc đó kế toán phải theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm doanh thu (Chiết khấu thương mại ,giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bị trả lại, thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT – nếu doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp ) Như vậy doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng bị trả lại, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT (nếu doanh nghiệp tính theo phương thức trực tiếp). 1.1.1.2 ý nghĩa của chi tiêu doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phản ánh qui mô của quá trình sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo tổ chức sán xuất kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán. Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm, hàng hoá và đã cung cấp hàng hoá dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận .Điều đó chứng tỏ sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng, giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu thị trường. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản về chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trang trải cho số vốn đã dùng cho sản xuất, có tiền để thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, làm các nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện được doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp hần thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn lưu động tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau. Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rát lớn đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Như vậy doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu cực kì quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên cơ cở đó xác định số doanh thu về doanh thu tiêu thụ hàng hoá sản phẩm dịch vụ trong năm. Chỉ tiêu doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, nó cho biết khả năng quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy lập kế hoạch doanh thu bán hàng là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. 1.1.2 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán các khảon phải thu của khách hàng 1.1.2.1Khái niệm Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phát sinh các nghiệp vụ thanh toán phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị với công nhân viên, với ngân sách nhà nước, với người mua, người bán... Thanh toán được hiểu theo nghĩa chung nhất là quan hệ kinh tế giữa bên phải trả và bên nhận tiền. Trong doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ thanh toán khác nhau nảy sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên dưới tốc độ cung cấp thông tin cho quản lý, kế toán thường phân các quan hệ thanh toán ra thành các nhóm sau: Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp; thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng; thanh toán với ngân sách; thanh toán nội bộ và các quan hệ thanh toán khác. Nếu xét mối liên hệ giữa thanh toán với doanh thu bán hàng thì chỉ có quan hệ thanh toán với khách hàng là có mối quan hệ mật thiết ngoài ra còn có quan hệ thanh toán liên quan đó là quan hệ thanh toán nội bộ. Quan hệ thanh toán với khách hàng giữa doanh nghiệp với khách hàng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch ra bên ngoài. Khi khách hàng( người mua ) chấp nhận mua( chấp nhận thanh toán ) khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp chuyển giao hoặc khách hàng đặt trước tiền hàng cho doanh nghiệp sẽ phát sinh quan hệ thanh toán này. Phân loại thanh toán: * Nếu xét về thời gian thanh toán có thể chia thành hai loại thanh toán sau : - Bán hàng thanh toán ngay: Sau khi lập hoá đơn bán hàng khách hàng phải thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...tại phòng kế toán. - Bán hàng trả chậm: Doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. * Nếu xét về hình thái biểu hiện thì chia thanh toán thành các loại sau: - Thanh toán bằng tiền mặt: đây là hình thức thanh toán mà khách hàng dùng tiền mặt(kể cả ngân phiếu) để thanh toán các khoản nợ về số vật tư hàng hoá mà họ đã nhận hoặc cũng có trường hợp khách hàng dùng tiền mặt để đặt trước tiền hàng. - Thanh toán không bằng tiền mặt: Là hình thức thanh toán mà khách hàng không dùng tiền mặt mà dùng tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang...để thanh toán các khoản nợ về số vật tư hàng hoá mà họ đã nhận. DDây có thể là số đặt trước của khách hàng. 1.1.2..2 Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu của khách hàng. Trong quá trình hạch toán các khoản phải thu của khách hàng phải tôn trọng một số qui định sau: - Các khoản phải thu, phải hạch toán chi tiết đến từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ cụ thể(địa chỉ). - Thường xuyên (tháng, quí, năm) phải kiểm tra đối chiếu từng khoản phải thu, có xác nhận của con nợ cụ thể. - Đối với khách hàng không thanh toán với doanh nghiệp bằng tiền mặt, sec…mà thanh toán bằng hiện vật(trường hợp hàng đổi hàng) hoặc các khoản thanh toán bù trừ giữa các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả, cần thiết phải có chứng từ hợp lệ, đúng qui định có liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ……. - Trường hợp các khoản nợ đã quá hạn, không có khả năng thu hồi, khi chuyển ra theo dõi ở các tài khoản ngoài bảng tổng kết tài sản khi đã trừ đi phần dự phòng trích lập cần phải có biên bản xoá nợ kèm theo chứng minh rõ ràng về số nợ tổn thất. Tài khoản phải thu thừơng có số dư bên nợ nhưng cũng có trường hợp có số dư bên có do khách hàng đặt trước tiền hàng hoặc số đã thu lớn hơn số phải thu. Các khoản phải thu bằng ngoại tệ các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ. Tài khoản 007 “nguyên tệ các loại” là tài khoản ghi đơn, được mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ và ghi theo đơn vị nguyên tệ. Đồng thời tất cả các khoản phải thu bằng ngoại tệ đều phải qui đổi thành tiền Việt Nam theo một tỷ giá thích hợp để phản ánh vào sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán.Tuy nhiên để phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp, việc hạch toán ngoại tệ và các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ có thể vận dụng như sau : * Với những doanh nghiệp phát sinh ít nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ : Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được ghi sổ theo tỷ giá thực tế . * Với những doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: Để giảm nhẹ việc ghi sổ kế toán, có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi chép ở các tài khoản phản ánh tiền, các khoản phải thu và các khoản phải trả. * Cuối kỳ căn cứ vào số dư của các tài khoản phản ánh tiền bằng ngoại tệ ,các tài khoản phản ánh các khoản phải thu và các khoản phải trả có gốc ngoại tệ để điều chỉnh theo tỷ giá thực tế vào cuối ky kế toán. 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao doanh thu bán hàng và những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, nó quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy nâng cao doanh thu bán hàng là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo. Như vậy, nếu thực hiện chậm doanh thu bán hàng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và ngược lại. Khi tiêu thụ được thông suốt sẽ thu được tiền về trang trải mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện tốt doanh thu bán hàng mới có thể thu được lợi nhuận. Do vậy cần có biện pháp tích cực nhằm đưa doanh thu bán hàng tăng nhanh góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các hình thức tiêu thụ sản phẩm cũng phong phú đa dạng hơn. trên thực tế việc bán hàng – ghi nhận doanh thu bán hàng và thu được tiền không xảy ra đồng thời một lúc. Khi ghi nhận doanh thu bán hàng có trường hợp thu được tiền ngay, có trường hợp trả chậm (nợ phải thu). Chính vì vậy doanh nghiệp phải quản lý tốt các khoản phải thu nhằm thu đúng, đủ, kịp thời số tiền mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp. * Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng . Doanh thu bán hàng = sản lượng tiêu thụ X giá bán đơn vị. Từ công thức trên ta thấy doanh thu bán hàng phụ thuộc vào hai nhân tố chính đó là sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị. Khối lượng tiêu thụ : Khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu tiêu thụ càng lớn. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. Đầu tiên sản lượng tiêu thụ phụ thuộc vào qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Qui mô sản xuất của doanh nghiệp quyết định số lượng sản phẩm xuất ra và nó cũng quyết định số sản phẩm tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào các quan hệ cung cầu trên thị trường, chất lượng sản phẩm, giá cả……….Vấn đề sản phẩm đưa ra phải phù hợp nhu cầu thị hiếu thị trường. Doanh nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu thị trường để đưa ra khối lượng sản phẩm tiêu thụ phù hợp tận dụng tối đa các cơ hội có thể cho doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ còn phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm. Chúng có mang tính thời vụ hay không? Có bị ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên không? Việc tiêu thụ chúng có theo mùa, theo một chu kỳ nhất định hay không? Từ đó có những chính sách bán hàng, marketing hợp lý nhằm mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Giá đơn vị sản phẩm: Giá cả quyết định tới khối lượng hàng bán và nó cũng là nhân tố quyết định trực tiếp tới doanh thu bán hàng. Nếu giá bán càng cao doanh thu bán hàng càng lớn và ngược lại. Để đảm bảo được doanh thu doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để tái sản xuất mở rộng. Trong điều kiện bình thường đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh giá bán đơn vị là do doanh nghiệp xác định. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời điểm và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra các chính sách giá cả sao cho hợp lý. Chính sách giá cả của doanh nghiệp không nên qui định một cách cứng nhắc, việc định giá hết sức khó khăn, phức tạp. Đây thực sự là một nghệ thuật đòi hỏi phải khôn khéo, linh hoạt và mềm dẻo sao cho phù hợp với thị trường, đảm bảo trang trải và có lãi. Giá bán sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh phải đảm bảo với viêc nâng cao chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng tới giá bản sản phẩm và doanh thu bán hàng. Ơ doanh nghiệp số sản phẩm sản xuất ra có thể được phân loại I, II, III, và đương nhiên giá bán sản phẩm phải cao hơn. Vì vậy chất lượng chính là giá trị được tạo nên. Chất lượng sản phẩm là “Lời quảng cáo tốt nhất về sản phẩm cho doanh nghiệp “. Chính vì thế trong quá trình tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị mới, công nghệ hiện đại…… nhằm đưa chất lượng sản phẩm đi lên khẳng định vị trí, uy tín của chính doanh nghiệp mình. Nếu chất lượng sản phẩm có cao thì hoặc giá bán cao hoặc sản lượng tiêu thụ nhiều thì DTBH lớn và lợi nhuận thu được là cao. Nếu chất lượng sản phẩm kém hoặc giá bán thấp hoặc không bán được hàng hoặc khách hàng từ chối không thanh toán hay trả lại hàng hay giảm giá tất cả làm giảm DTBH và kéo theo giảm lợi nhuận cùng uy tín của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải luôn tự hoàn thiện mình, không ngừng có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Tất cả vì mục tiêu tăng DTBH và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2. Hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng. 1.2.1.Thời đIểm và phạm vi ghi nhận DTBH. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng hoá, vật tư đã được người bán chuyển giao. Như vậy gắn với từng trường hợp tiêu thụ cụ thể kế toán ghi nhận DTBH.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam( Chuẩn mực số 14), DTBH được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau : + Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua . + Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá. + Doanh thu dược xác định tương đối chắc chắn. + Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.2.2. Các phương thức bán hàng. 1.2.2.1 Bán hàng theo phương thức trực tiếp trực tiếp. Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho ) của doanh nghiệp. Số hàng khi đã bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. Lúc này kế toán ghi nhận DTBH. 1.2.2.2. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa đIểm trong hợp đồng. Khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao thì bên bán mát quyền sở hữu số hàng đó. Số hàng được coi là tiêu thụ kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng. 1.2.2.3. Bán hàng theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi. Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý )xuất hàng giao cho bên nhận đại lý ký gửi ( gọi là bên đại lý ). Bên đại lý sẽ được hưởng thù laođại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc hoặc chênh lệch giá. Khi bên cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi đã bán được. Lúc này doanh thu bán hàng được ghi nhận. 1.2.2.4. Bán hàng theo phương thức bán hàng trả góp, trả chậm. Bán hàng trả góp trả chậm là phương thức bàn hàng thu tiền nhỉều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay taị thời điểm mua .Số tiền còn lại gười mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phẩi chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.Thôngthường ,số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm(xác định tương tự như thuê dài hạn TSCĐ trả đều ở các kỳ ). Về thực chất chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì DN mới hết quyền sở hữu. Tuy nhiên về mặt hạch toán khi hàng bán trả góp, trả chậm giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. 1.2.2.5 Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng. Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường, khi xuất sản phẩm ,hàng hóa đem đi trao đổi với khách hàng đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ giống như các phương thức bán hàng khác. 1.2.3 Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách. 1.2.3.1.Tài khoản hạch toán doanh thu bán hàng . Theo phương pháp kê khai thường xuyên, khi hạch toán doanh thu bán hàng và doanh thu với khách kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau. Nội dung kết cấu các tài khoản được ghi như sau: TK-511 : Doanh thu bán hàng. TK-511 được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh của doanh nghiệp và các khoản giảm doanh thu. Kết cấu tài khoản 511 như sau: Bên nợ: - Số thuế phải nộp ( Thuế TTĐB , thuế XK) tính trên doanh số bán trong kỳ. - Số giảm giá hàng bán và DT hàng bán bị trả lại kết chuyể trừ vào DT. - Kết chuyển số DT thu thuần về tiêu thụ. Bên có: - Tổng số DT bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ TK 511 không có số dư và có 4 tài khoản cấp 2: +TK 5111 : Doanh thu bán hàng hoá +TK 5112 :Doanh thu bán các thành phẩm +TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ +TK 5114 : Doanh thu trợ cấp trợ giá TK 512_ Doanh thu bán hàng nội bộ TK 512 được dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty......Ngoài ra tài khoản này còn được sử dụng để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào một số hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương cho công nhân viên chức. Kết cấu tài khoản này: Bên nợ: - Các khoản giảm DT ( Giảm giá hàng bán và hàng hoá bị trả lại )nội bộ. Thuế phải nộp là thuế TTĐB, thuế XK. - Kết chuyển doanh thu thuần. Bên có: - Doanh thu bán hàng nội bộ. Tài khoản này không có số dư và được chi tiết thành 3 tiểu khoản: TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 531 : Hàng bán bị trả lại Tài khoản này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá số hàng này sang tài khoản 511 hoặc 512 để giảm doanh thu bán hàng. Kết cấu tài khoản này: Bên nợ: - Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại. Bên có: - Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại. TK 532 - Giảm giá hàng bán : Tài khoản này phản ánh số tiền giảm cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang tài khoản 511 để giảm giá doanh thu bán hàng. Bên nợ: - Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán. Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán. TK 532 cuối kỳ không có số dư TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước TK này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản này như sau: Bên nợ : - Số thuế, phí và các khoản đã nộp Nhà nước. Bên có: - Số thuế, phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước. Dư bên có: Số thuế, phí và các khoản còn phải nộp cho Nhà nước. Trong trường hợp cá biệt tài khoản có số dư nợ, phản ánh số đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp hai: +TK 3331: thuế GTGT phải nộp +TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt +TK 3333: Thuế xuất khẩu +TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp +TK 3335: Thu trên vốn +TK 3336: Thuế tài nguyên +TK 3337: Thuế nhà đất +TK 3338: Các loại thuế khác +TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng các tài khoản liên quan là: - TK 155: Thành phẩm - TK 156: Hàng hoá - TK 157: Hàng gửi bán - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 113: Tiền đang chuyển 1.2.3.2 Tài khoản hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán sử dụng chủ yếu các TK 131, TK 136, TK 139 ngoài ra còn có các TK liên quan khác. - TK 131 : Phải thu của khách TK 131 được theo dõi cho từng khách hàng, trong đó phân ra khách hàng đúng hạn, khách hang có vấn đề để căn cứ xác định số dự phòng cần lập và biện pháp sử lý. Kết cấu 131 như sau: Bên nợ: - Số tiền bán sản phẩm, vật tư hàng hoá, dịch vụ phải thu ở khách hàng. - Số tiền thừa trả lại cho khách. - Điều chính khoản chênh lệch ngoại tệ Bên có: - Số tiền đã thu từ khách hàng( kể cả tiền khách hàng đặt trước) - Số triết khấu, giảm giá và DT hàng bán bị trả lại trừ vào nợ phải thu - Các nghiệp vụ làm giảm phải thu của khách TK 131 đồng thời vừa có số dư vừa có số dư nợ Dư nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu ở khách hàng Dư có: Phản ánh số tiền người mua trả trước hoặc trả thừa TK 136 phải thu nội bộ TK 136 được dùng để phản ánh các quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới , giữa các đơn vị trực thuộc với nhau TK 136 phải mở chi tiết cho từng đối tượng có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng TK. Kết cấu TK như sau: Bên nợ : - Các khoản vốn đã cấp cho đơn vị trực thuộc - ._.Các khoản phải thu từ đơn vị trực thuộc - Các khoản đơn vị cấp dưới phải thu hoặc được đơn vị cấp trên cấp - Các khoản chi hộ, trả hộ lẫn nhau Bên có: - Các khoản đã thu , dã nhận - Thanh toán bù trừ TK136 có số dư bên nợ phản ánh còn phải thu ở các đơn vị nội bộ TK136 được chi tiết thành hai tiểu khoản : +1361: Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc +1368: phải thu nội bộ khác TK 139_ Dự phòng hải thu khó đòi Tài khoản này phản ánh việc lập dư phòng và xử lý các khoản dư phòng về các khoản hải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản này như sau: Bên nợ: - Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xoá nợ - Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng phải thu khó đòi đã lập không sử dụng cuối niên độ kế toán lớn hơn số phải trích lập dự phòng 1Bên có: - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí Dư có: Số dự phòng, các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ Ngoài ra còn sử dụng tài khoản có liên quan như: - TK 711: Thu nhập bất thường - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 911: Kết quả sản xuất kinh doanh 1.2.3.3 Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng * Tiêu thụ trực tiếp và chuyển hàng chờ chấp nhận Sơ đồ tổng quát về doanh thu tiêu thụ trực tiếp. K/c giảm giá & DT Hàng bán bị trả lại DTBH(Không có thuế DTGT) Thuế GTGT phải nộp TK 911 TK 531, 532,521 TK 511 TK 3331 TK 111, 112,131 *Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi Sơ đồ tổng quát tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý ( Bán theo đúng giá do bên đại lý qui định) + Tại đơn vị giao đại lý. 333 Thuế GTGT TK642 Tổng gía thanh toán (cả thuế VAT) thanh toán 111,112 K/c doanh thu thuần TK 131 TK 511 TK 911 + Bên nhận bán hàng đại lý -Bán -Trả lại -Nhận TK 003 Toàn bộ tiền hàng nhận đại lý , ký gửi đã bán (phải trả chủ hàng ) Hoa hồng đại lý được hưởng K/c DT thuần TK 331 TK 511 TK 911 TK 111,112,131,.., Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng * Bán hàng theo hình thức trả góp Sơ đồ hạch toán DTBH trả góp Thu tiền người mua các kỳ sau Tổng số tiền còn phải thu của người muaCòn phải thu Lợi tức trả chậm TK 338(3387) TK 3331 Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán thu tiền ngay TK 131 Số tiền người mua trả lần đầu tại thời điểm mua hàng K/c DT thuần TK 111,112 TK 511 TK 911 * Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng Sơ đồ hạch toán DTBH theo phương thức hàng đổi hàng K/c DT thuần TK 911 Thuế GTGT phải nộp TK 3331 DT tiêu thụ SP không có thuế K/c giảm giá hàng bán và DT hàng bị trả lại TK 111, 112, 131... TK511, 512 TK 531,521, 532 Trường hợp tiêu thụ nội bộ Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT TK 133 DT BH không có thuế Vật tư HH đem đổi TK 3331 K/c DT thuần TK 911 Giảm giá hàng bán TK 156, 152 TK 131, 136 TK 512, 511 TK 531,521 532 1.2.3.4 Phương pháp hạch toán thanh toán với khách hàng Do nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nên các hình thức bán hàng cũng phong phú đa dạng lên. Trên thực tế thường không xảy ra đồng thời quá trình bán hàng và thu được tiền mà chúng có sự khác nhau về cả không gian và thời gian. Khách hàng có thể thanh toán tiền hàng ngay sau khi nhận hàng hoặc trả tiền sau một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Khi doanh nghiệp bán chịu tức là xuất hiện một khoản phải thu của khách hàng thì doanh nghiệp phải theo dõi khoản phải thu này đồng thời đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra kế toán dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ Sơ đồ kế toán tổng quát quá trình thanh toán của khách hàng TK139, 642 Nợ khó đòi đã xử lý Số tiền đã thu(kể cả ứng trước) TK 111, 112 TK 331 Bù trừ công nợ TK 111, 112 Chi hộ, trả hộ tiền thừa cho khách hàng TK 3331 Thuế GTGT phải nộp TK 3331 Thuế GTGT Giảm giá hàng bán ,CkhấuTM và hàng bị trả lại DTBH không có thuế GTGT TK 531, 521,532 TK 131, 136 TK 511 * Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi Lập dự phòng phải thu khó đòi thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí mà thực tế chưa phát sinh của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ kế toán sau Nguyên tắc lập dự phòng: - Lập dự phòng được tiến hành vào cuối năm báo cáo trước khi lập các báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng cho năm sau cần căn cứ vào tình hình thực tế đã xảy ra và dự báo trên các bằng chứng đáng tin cậy. Số dự phòng cần lập không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinhcủa doanh nghiệp - Trước khi lập dự phòng cho niên độ kế toán sau phải tiến hàng hoàn nhậpdự phòng cho niên độ kế toán báo cáo ( nếu có) Phương pháp lập: - Theo kinh nghiệm( ước tính trên doanh thu bán chịu) Số dự phòng cần lập = Doanh thu bán chịu X Tỷ lệ thất thu ước tính - Ước tính trên khách hàng nghi ngờ (dựa trên thời gian qua hạn thực tế của các khoản nợ phải thu) Số dự phòng cần lập = Nợ phải thu của x Tỷ lệ không thu được Cho khách hàng i khách hàng I ước tính Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi Số thu hồi được (nếu có) Phần chênh lệch lớn hơn dự hòng đã lập tính vào chi phí quản lý ( nếu có) Hoàn nhập phần chênh lệch (Số dự phòng cần lập cho năm tới nhỏ hơn số dự phòng còn lại của năm nay)vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào cuói niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính (nếu số cần trích lập cho năm tới lớn hơn số dự phòng còn lại) Trừ vào số dự phòng đã lập(nếu có) Số nợ phải thu được xác định là không đòi được đã xử lý xoá sổ trong kỳ TK6426 TK139 TK111,112,... TK 131,138,… Sơ đồ tổng quát doanh thu bán hàng của hàng chịu thuế TTĐB hay thuế XK K/c DT thuần DTBH của hàng chịu thuế TTĐB hay thuế XK TK 531, 532,521 Thuế TTĐB hay thuế XK, VAT trực tiếp TK 511 TK 333 TK 111, 112, 131 K/c giảm giá hàng bán,chiết khấu TM và hàng bán bị trả lại TK 911 Sơ đồ thanh toán với khách hàng TK 521,532,531 TK 642 Nợ khó đòi đã xử lý Số đã thu (ứng trước) TK 111, 112 Bù trừ công nợ Chi, trả hộ tiền hàng cho khách TK 111, 112 TK 331 DTBH gồm cả thuế GTGT TK 131 TK 511, 512 Giảm giá HB, hàng bán bị trả lại và chiết khấu TM Các trường hợp kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng khác tương tự như trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 1.3. Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho việc hạch toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng Sổ kế toán là sự biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tàI khoản và ghi chép trên sổ kế toán là sự biểu hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ kếp Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở chứng gốc. Các dónh nghiệp khác nhau về loại hình quy mô và đIều kiện kế toán sẽ hình thành một hình thức soỏ kế toán khác nhau Hiện nay các doanh nghiệp áp dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau: 1.3.1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Đây là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là “ Nhật ký chung “ sau đó căn cứ vào nhật ký chung lấy số liệu để vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ này được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản liên quan để đến cuối tháng lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết TK Nhật ký bán hàng Báo cáo tàI chính Bảng cân đối tàI khoản Sổ cái Nhật ký chung Chứng từ gốc Ghi chú : : Ghi hàng ngà : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu 1.3.2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ cái Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào mọi quyển gọi là “ Nhật ký_ sổ cái “ . Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh hteo thời gian và hệ thống. Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ_ Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bản chứng từ gốc để cuối tháng kế toán lập sổ chi tiết xác định kết quả inh doanh. Từ nhật ký sổ cái, sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký sổ cái Sổ chi tiết TK 632, 511, 911,131 Nhật ký sổ cái TK 632, 511, 911,131 Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu 1.3.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức này thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, thuận tiện cho việc áp dụng máytính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lập nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm chễ, nhất là trong điều kiện thủ công. Sổ trong hình thức này gồm: sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng cân đối tài khoản. Sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ_ghi sổ Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 632, 511, 911,131 Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 632,511,911,131 Chứng từ ghi sổ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu 1.3.4.Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của kế toán nghiệp vụ. Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số Sổ cái TK 632, 511,911,131 Báo cáo tài chính Bảng kê Số 5,10,11 Sổ chi tiết TK 632, 511, 911,131 Bảng tổng hợp Chi tiết Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu Chương hai Thực tế công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty nhựa cao cấp hàng không Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nhựa Cao Cấp Hàng Không Giới thiệu chung về Công ty Nhựa Cao Cấp Hàng Không 2.1.1.1/Quá trình hình thành của công ty Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không tiền thân có tên gọi là Xí nghiệp hoá Nhựa Cao Su Hàng Không được thành lập theo quết định số 732/ QĐ- TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam Theo quyết định số 747 QĐ/TCCB- LĐ ngày 20/ 04/ 1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông vận Tải, Xí nghiệp Hoá Nhựa Cao Su Hàng Không đổi tên thành Xí nghiệp nhựa cao cấp hàng không trực thuộc Cục Dân Dụng Việt Nam Nhằm phát huy tính tự lực sáng tạo trong kinh doanh cũng như để phù hợp với Nghị Định 388/ HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Thủ tướng Chính phủ ). Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1125 QĐ/TCCB-LĐ ngày 21/07/1994 thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi “ Công ty Nhựa Cao Cấp hàng Không “ trực thuộc Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, đây cũng là tên giao dịch chính thức của công ty. Cùng với sự thay đổi cơ chế trong việc xác lập các tập đoàn, các tổng công ty chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, công ty nhựa cao cấp Hàng Không chính thức trở thành đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng KhôngViệt Nam tại quyết định số 328/TTG ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, nghị định số 07/CPngày 27/1/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty hàng Không việt Nam. Chức năng chíng của công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ phục vụ cho nhu cầu của nghành Hàng Không Việt Nam, ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu thị trường ngoài nghành (chiếm 60-70%) 2.1.1.2/ Quá trình phát triển của công ty Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: *Giai đoạn I :(Từ 1989-1991) Đây là giai đoạn khó khăn nhất của công ty với tổng số vốn được giao là 1.100.000.000 đồng, có trụ sở chính đặt tại sân bay Gia Lâm- HN. Công ty hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ hành khách trên máy bay . Do xuất phát điểm còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lao động chủ yếu là lao động dôi dư của nghành Hàng Không VN. Lực lượng này giường như không đợc đào tạo do cơ chế để lại, do vậy trình độ còn thấp, chủng lloại sản phẩm mà công ty sản xuất ra còn ít. Những điều này đã khiến cho công ty khó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do đó công ty kinh doanh không có lãi. Doanh số giảm từ 954.740.000 (năm1990)xuống còn 301.893.000 (năm 1991) *Giai đoạn II (Từ 1992- 1995): Từ năm 1992 cùng với sự hội nhập và mở cửa của nền kinh tế , quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng khách quốc tế đến VN ngày càng tăng, bởi thế nghành Hàng Không VN nói chung và Công ty nhựa cao cấp Hàng Không nói riêng đã kịp thì cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và đổi mới máy móc, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994 các chỉ số kinh tế cho thấy doanh thu tăng 199% lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người tăng 81% ( so với năm 1993) *Giai đoạn III(từ năm 1996 đén nay) Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của công ty so với các giai đoạn trước. - Một kế hoạch phát triển sản xuất táo bạo đã được lãnh đạo công ty chuẩn bị cả về con người và phương tiện máy móc. Năm 2001, công ty nhậ một dây chuyền sản xuất màng cũng hiện đại của Hà Lan, sắm thêm 3 dàn máy phun ép nhựa thuỷ lực, 2 máy hút chân không.....giá trị thiết bị đầu tư tới 15 tỷ đồng. Công ty đã tung ra hàng trăm mẫu mã ản phẩm gia dụng: bình nước, phích nước, phích đá, dụng cụ văn phòng, vỏ bình ác qui, ghế nhựa.....mang thương hiệu của công ty(Aplaco). Sản phẩm mới, chất lượng cao đã nâng doanh thu của công ty lên mức 30 tỷ đồng vào năm 2001 Nhằm mục tiêu xuất khẩu ,công ty thường xuyên tham gia các hoạt đọng xúc tiến thương mại quốc tế, thiết lập mối quan hệ bạn hàng với các đối tác từ nhiều nước . Công ty cũng sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000,được tổ chức chất lượng quốc tế TUV NORD(CHLB Đức)cấp chứng chỉ từ tháng 1 năm 2002. Công ty triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh và an toàn công nghiệp 5S (Nhật Bản), quản lý môi trường ISO 14000 năm 2002 . Sản phẩm xuất khẩu của công ty tăng 450% so với năm 2001 , năm 2003 tăng gấp 4 lần so với năm 2002 với mức kim ngạch đạt 1,4triệu USD . Hiên công ty đã có các hợp đồng xuất khẩu hàng trong 3 năm tới với tổng trị giá trên 5 triệu USD, việc mở rộng thành công thị trường xuất khẩu đã đưa công ty trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành nhựa VN trong chiến lược tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Biểu2.1: Một số kết quả kinh doanh của Công ty qua 4 năm (2000-2003) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 2001 2002 2003 1. Số lao động Người 178 180 192 215 2. Tổng tài sản Triệu đồng 22.775 24.300 30.400 36.527 - TSCĐ Triệu đồng 7.300 10.249 17.765 18.628 - TSLĐ Triệu đồng 15.475 14.051 15.635 17.899 3. Doanh thu Triệu đồng 16.980 19.000 27.096 39.296 Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của công ty nhựa cao cấp Hàng Không 2.1.2.1/ Đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty nhựa cao cấp Hàng không là đơn vị thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty HKVN , là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh ,hạch toán độc lập . Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là : SXKD các mặt hàng bằng nhựa , KD các thiết bị vật tư ngành nhựa , liên doanh ,liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật ; đầu tư tạo nguồn vốn , thuê và cho thuê các thiết bị ngành nhựa , tự tuyển chọn và đào tạo có hiệu qủa nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ của công ty . SX các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ trên máy bay , các bao bì công nghiệp ,sản phẩm trang bị nội thất bằng nhựa .... sản phẩm nhựa thay thế hàng nhập khẩu cung cấp cho thị trường . 2.1.2.2/ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm . Bất cứ đơn vị tổ chức SXKD thuộc lĩnh vực nào thì việc xác định SX cái gì , SX như thế nào , bán cho ai ? . Đây là những vấn đề hết sức cơ bản cần phaỉ xác định rõ , sau khi đã xác định rõ những điều đó thì việc tiêu thụ sản phẩm như thế nào , tiêu thụ ở đâu cũng là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp . Công ty nhựa cao cấp Hàng Không là một doanh nghiệp SXKD cũng đã xác định được điều đó và thị trường tiêu thụ của công ty được chia thành : + Thị trường trong ngành Hàng Không + Thị trường ngoài ngành * Thị trường trong ngành Hàng Không: Đây là thị trường chủ lực của công ty từ khi thành lập đến nay , các sản phẩm cung cấp ở thị trường này chiếm khoang 70% số lượng mặt hàng được sản xuất tại công ty. Hiện nay, gần như công ty đã độc chiếm được thị trường ngành Hàng Không trước các đối thủ trong và ngoài nước. Thị trường này đợc chia làm 2 mảng là thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Name ; Mảng thị trường Miền Bắc công ty chiếm khoảng 90% thị phần, mảng thị trường Miền Nam chiếm khỏang 50% , ít hơn khoảng 40% . * Thị trường ngoài ngành: Đây là thị trường mà công ty mới tham gia trong một thời gian ngắn, bước đầu chỉ là việc tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Tuy vậy trong một thời gian chưa dài mà sản phẩm của công ty đã có được uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm . Thị trường này đã đem lại cho công ty khoảng 60-70% doanh thu Do thị trường tiêu thụ ngoài ngành rất rộng lớn, đa dạng nên thị hần mà công ty có được còn ở mức khiêm tốn . Trong những năm tới , cùng với kế hoạch sản xuất và phát triển thị trường công ty sẽ đầu tư mở rộng thị trường tự do , tăng thị phần và tập trung vào cung cấp các sản phẩm thế mạnh. 2.1.2.3/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất a/ Về quy trình công nghệ SX sản phẩm: Do chức năng chính của công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa cho ngành Hàng Không , bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm cho thị trường tự do, nên sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không rất đa dạng và phong phú về chủng loại mẫu mã mặt hàng như khay nhựa, nắp nhựa ,dao ,dĩa ,thìa ,cốc.... vì vậy quy trình công nghệ SX của các phân xưởng gồm nhiều công đoạn đoạn được biểu diễn qua sơ đồ a1 (trang bên) b/ Về trang bị sản xuất: Nhìn chung so với các doanh nghiệp cùng ngành nhựa ở Việt Name thì Công ty nhựa cao cấp Hàng Không có cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất ở trình độ cao. Các máy móc thiết bị đang hoạt động đều là máy mới hiện đại được nhập từ Nhật Bản và Đài Loan đủ sức để tạo ra các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu của các nhóm hàng mục tiêu trong và ngoài nước đặc biệt đối với các sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng Không thì luôn được đảm báo tiêu chuẩn của thế giới c/ Về nguyên vật liệu đang sử dụng: Hầu hết các nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu các hạt nhựa từ nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Sigapore, Thái Lan ….Những năm gần đây để giảm chi phí cho giá thành thì Cônh ty còn nhập nguyên vật liệu đầu vào từ một số công ty liên doanh ở trong nước Điều đó cho thấy cán bộ công ty luôn luôn tìm cách để giảm chi phí về giá thành mà không làm giảm về chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một bài toán hết sức hóc búa đối với Giám Đốc Công ty mà không phải bất cứ người lãnh đạo nào cũng giải được nó Phân xưởng bao bì PVC Phân xưởng Nhựa Bảng cân đối tài khoản Nhập kho Nhập kho Nhập kho công ty Đóng gói thành phẩm Phân định lượng Màng cứng Kiểm ta tự động và bán tự động Định hình màng Hoá nhựa Bao bì đóng gói Cắt dán đột Đùn thổi màng Hoá nhựa Hạt nhựa Nhập kho Đóng gói TP Gia công nhỏ Phun ép khuôn Hoá nhựa Hạt nhựa Gia công nhỏ Nắp khay Hút chân không Đặt khuôn Cắt màng Màng PVC-PE Phân xưởng màng cứng Phân xưởng màng K/c DT thuần về sản phẩm tiêu thụ Bao bì Nhập kho công ty (Biểu 2.2 )Qui trình công nghệ SX sản xuất sản phẩm 2.1.3/ Hệ thống tổ chức quản lý của công ty nhựa cao cấp Hàng Không 2.1.3.1/ Bộ máy tổ chức của công ty: *Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: (Biểu 2.3) Công ty nhựa cao cấp Hàng Không tổ chức quản lý theo một cấp: Giám Đốc thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và phân xưởng. Phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Giám Đốc , đảm bảo lãnh đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, thông qua cấp trung gian. Ơ phân xưởng có quản đốc điều hành sản xuấtvà chịu trách nhiệm đối với Giám Đốc 2.1.3.2/ Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: Giám đốc: Là người đại diện cho Công ty có quyền điều hành cao nhất trong Công ty , là người thực hiện lãnh đạo, điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng . Hệ thống các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Giám đốc. Tại các phân xưởng cũng có các quản đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước gím đốc về sản phẩm làm ra. Đồng thời, Giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu, phiếu chi , hợp đồng…..và các báo cáo tài chính Phó Giám đốc: Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc cùng điều hành công ty, thay mặt Giám đốc ký các Phiếu xuất, nhập….Đồng thời, Phó Giám đốc còn là người thay mặt Giám đốc quản lý tình hình chung của Công ty, nắm bắt các thông tin về thị trường , giá cả để thông báo cho Giám đốc Phòng Hành chính: phòng bao gồm 2 nhân viên, đảm bảo về các điều kiện làm việc cho Công ty như : quản lý điều hành công tác văn thư, Đồng thời, ở đây cũng hình thành các chứng từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách , hội họp…. và chịu trách nhiệm về các hoạt động và các chứng từ đó Phòng TCCB-LĐTL: phòng tổ chức cán bộ- lao động tiền lương gồm có 2 nhân viên có nhiệm vụ quản lí chung về công tác nhân lực, sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức Cán bộ- Lao động tiền lương cùng kết hợp với phòng tài chính kế toán trong việc xác định mức lương phải chi trả cho Cán bộ - Công nhân viên dựa trên các số liệu theo dõi của phòng Kế toán, phòng Tổ chức Cán bộ – Lao động tiền lương sẽ thanh toán cho Cán bộ- Công nhân viên Phòng kế hoạch: Phòng bao gồm 10 nhân viên có nhiệm tham mưu cho Giám đốc trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh , xây dựng các chiến lược dài và ngắn hạn , đồng thời chịu trách về kế hoạch của đầu vào, đầu ra của sản phẩm, ký xác nhận vào các chứng từ như : Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá …... Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sự hoạt động của hệ thống máy móc , công nghệ trong công ty, tham mưu cho Giám đốc trong việc đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị công nghệ, thiết kế mẫu mã sản phẩm,tổ chức triển khai thực hiện về kỹ thuật mẫu mã, sản phẩm mơí…. Phòng thiết kế công nghệ : gồm 12 người Phòng chất lượng : Phòng này mới được tổ chức từ năm 2000, bao gồm 2 nhân viên có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm , đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật sản xuất Phòng Marketing : Bao gồm 10 người được tách ra từ phòng kế hoạch. Nhiệm vụ của phòng Marketing là giới thiệu sản phẩm , quảng bá, triển khai việc tiêu thụ hàng hoá vào thị trường tự do, tổ chức tham gia hội chợ , triển lãm … Phòng Kế toán – tài chính: Phòng bao gồm 9 nhân viên, tham mưu và tổ chức thực hiện nghiệp vụ Kế toán-Tài chính cho Giám đốc , kiểm soát và chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính , chịu trách nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng hiệu quả các nguồn tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh , lập các định mức vật tư kỹ thuật …. Phòng kế toán- Tài chính phải căn cứ vào các số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ của sản phẩm làm căn cứ cho phòng kế hoạch định mức giá bán sao cho có lợi nhất cho công ty Phòng quản lý nội vụ: Phòng bao gồm 13 nhân viên được tách ra từ phòng hành chính. Nhiệm vụ của phòng là đảm bảo các điều kiện làm việc cho công ty như: Hệ thống kho tàng, nhà xưởng , phương tiện đi lại, bảo vệ, công tác nhà kho…. 2.1.3.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty Nhựa Cao cấp hàng không. 2.1.3.3.1. Đặc điểm bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ kế toán để thực hiện khối lượng công việc kế toán với đầy đủ các thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở. Tại Công ty Nhựa Cao cấp hàng không bộ máy kế toán là phòng tài vụ gồm 9 người có mối quan hệ chặt chẽ qua lại, xuất phát từ sự phân công lao động phần hành kế toán. Mỗi kế toán viên đều được quy định vị trí, lệ thuộc chế ước lẫn nhau. Đây là mô hình bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Cụ thể các chức vụ, quyền hạn như sau: * Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng: Phụ trách chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của doanh nghiệp, phân công công việc cho từng nhân viên kế toán dựa trên kế hoạch công tác chung. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình công tác kế toán tài chính của Công ty. * Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng. Cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng về các phần việc được phân công. * Kế toán tài sản và sản xuất phụ ã Chức năng: Theo dõi, kiểm soát các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quản lý tài sản và hoạt động sản xuất phụ của Doanh nghiệp. ã Nhiệm vụ: Quản lý chứng từ tài sản ,xây dựng phương án phân bổ TSCĐ, TSLĐ và các trang thiết bị và chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động sản xuất phụ. * Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa ã Chức năng: Quản lý, kiểm soát chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. ã Nhiệm vụ: Quản lý chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa, cập nhật số liệu chính xác,báo cáo chi phí định kỳ, đề xuất các giải pháp cần thiết trên cơ sở phân tích dữ liệu thống kê ,đối chiếu số liệu thường xuyên với các bộ phận liên quan, thay thế kế toán thanh toán khi cần thiết, cùng kế toán công nợ xác định công nợ chính xác, kịp thời và lập báo cáo thuế đầu vào. * Kế toán doanh thu ã Chức năng: Quản lý doanh thu, cập nhật số liệu, báo cáo doanh thu. ã Nhiệm vụ:Đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan, thay thế kế toán ngân hàng khi cần thiết, báo cáo thành phẩm theo định kỳ, lập báo cáo thuế đầu ra và lập báo cáo thuế và các báo cáo tài chính khác. * Thủ quỹ: ã Chức năng: Quản lý, thu chi tiền mặt, các giấy tờ có giá trị như tiền được nhập vào quỹ Công ty theo đúng quy định của nghiệp vụ tài chính kế toán, ã Nhiệm vụ: Kiểm tra tính đúng đắn của từng loại tiền trước khi nhập quỹ, từ chối nhận bất kỳ loại tiền nào khi phát hiện tiền giả, đề xuất ý kiến với kế toán trưởng phương án, giải pháp để thống nhất cách giải quyết nghiệp vụ, căn cứ trên chứng từ thu chi hợp lệ để thực hiện thu chi tiền mặt, nhận và nộp tiền mặt tại ngân hàng ,thu đòi tiền hàng và công nợ, cập nhật số liệu thu chi tiền mặt vào sổ quỹ và thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động đối ngoại, đối nội khi được kế toán trưởng, lãnh đạo Công ty yêu cầu. * Kế toán thanh toán nội bộ ã Chức năng: Quản lý, kiểm tra, kiểm soát công tác thanh quyết toán đối với các đơn vị, bộ phận và cá nhân trong toàn đơn vị. ã Nhiệm vụ: Kiểm tra và xử lý chứng từ trước khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán, trực tiếp theo dõi hướng dẫn và thực hiện công tác thanh quyết toán tài chính Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, đề xuất ý kiến với kế toán trưởng phương án, giải pháp để thống nhất cách giải quyết nghiệp vụ, căn cứ chứng từ hợp lệ, hợp pháp tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt, đối chiếu và thu đòi tạm ứng, lưu trữ chứng từ tiền mặt và các báo cáo liên quan và thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động đối ngoại, đối nội khi được kế toán trưởng, lãnh đạo Công ty yêu cầu. * Kế toán công nợ ã Chức năng: Quản lý, theo dõi, kiểm soát mọi số liệu/chứng từ liên quan đến công nợ. Đáp ứng chính xác và kịp thời mọi yêu cầu liên quan đến công nợ của Doanh nghiệp. ã Nhiệm vụ: Quản lý chứng từ công nợ khách hàng, lập kế hoạch thu và trả công nợ, đảm bảo thường xuyên cập nhật đầy đủ chính xác số liệu, lập kế hoạch hàng tuần thanh toán và thu đòi công nợ, hoàn thiện đầy đủ hợp pháp chứng từ và lữu trữ có khoa học, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình công nợ cho Kế toán trưởng, cùng các phòng ban và các cá nhân có liên quan đối chiếu xác nhận công nợ bằng văn bản theo định kỳ và đột xuất và lưu trữ và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. * Kế toán ngân hàng: ã Chức năng: Quản lý, kiểm soát mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến Ngân hàng, hoạt động sản xuất nhập khẩu ã Nhiệm vụ:Trực tiếp theo dõi công tác giao dịch ngân hàng, quản lý chứng từ ngân hàng, lập chứng từ thanh toán ngân hàng, trực tiếp theo dõi công tác xuất nhập khẩu, cùng kế toán trưởng giao dịch và lập chứng từ huy động vốn ngân hàng, lưu trữ và kiểm soát chứng từ thuế xuất nhập khẩu, doanh thu xuất khẩu đồng ngoại tệ. Bộ máy kế toán được khái quát như sau:(Biểu 2.4) Kế toán trưởng (Trưởng phòng) Phó phòng KT thanh toán nội bộ KT Công nợ KT ngân hàng KT nguyên vật liệu, hàng hóa KT tài sản và sản xuất phụ KT Doanh thu Thủ quỹ Sơ đồ bộ máy kế toán 2.1.3.3.2. Tổ chức kế toán: Công ty Nhựa Cao cấp hàng không là một trong số các đơn vị áp dụng hình thức kế toán mới của Việt Nam. Chuyển hình thức kế toán làm thay đổi cơ bản nội dung ghi chép sổ sách, nhật ký, báo biểu kế toán, đồng thời phải chuyển đổi và làm mới một loạt chương trình kế toán trên hệ thống máy tính. Đề phù hợp với đặc điểm, qui mô sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. Đây là hình thức sổ rất khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà máy là một đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, loại hình tương đối phức tạp, yêu cầu chuyên môn hóa cao trong công tác kế toán. Với hình thức đó công ty luôn tuân thủ những qui định của Bộ Tài chính về việc sử dụng chứng từ, sổ kế toán. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp kế toán. Hệ thống sổ của công ty hiện nay bao gồm: Bảng cân đối số phát sinh - Sổ chi tiết các tài khoản. - Sổ cái các tài khoản. Ghi sổ kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc của h._.hanh toán với khách hàng tại Công ty nhựa cao cấp hàng không 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty. Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành công ty Nhựa cao cấp hàng không đã ngày một trưởng thành và phát triển. Sự phát triển của nhà máy không những thể hiện ở quy mô mà còn thể hiện ở trình độ quản lý của công ty. Chính những điều đó đã làm nên một APLACO vững mạnh và quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Trong những năm tháng qua khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường sôi động cạnh tranh gay gắt công ty đã đứng vững và phát triển. Để đạt được mục tiêu đó cán bộ lãnh đạo Công ty đã tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài cho công ty đó là: Từng bước đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Thực hiện đúng phương châm "Khách hàng là thượng đế", chất lượng sản phẩm được đảm bảo, các chính sách bán hàng và thanh toán đa dạng, linh hoạt ... Tất cả đưa ra doanh thu bán hàng ngày càng tăng, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty Cùng với sự lớn mạnh của công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khác hàng nói riêng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hoạch toán của nhà máy. Trong điều kiện cơ chế quản lý đổi mới hệ thống hạch toán của nhà máy tương đối hoàn chỉnh gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, trí thức và lòng say mê công việc, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty luôn chấp hành mọi chính sách chế độ kế toán hiện hành. Sổ sách được ghi chép đầy đủ, kịp thời và hơn thế có sự phân công công việc cho các thành viên một cách rõ ràng và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Có thể nói về cơ bản công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Hãy xem xét một cách khách quan những ưu nhược điểm này, để từ đó có những giải pháp cụ thể đó là một việc làm cần thiết. 3.1.1. Về ưu điểm: Qua tình hình thực tế của công ty cho thấy công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách đã ngày càng hoàn thiện phù hợp với chuẩn mực kế toán và thực tế công ty. ăVề hệ thống chứng từ sử dụng Việc tổ chức thông tin kế toán theo hình thức Chứng từ- ghi sổ là tương đối hợp lí, phù hợp với qui mô phạm vi của các nghiệp vụ phát sinh tại Công ty. Chứng từ- ghi sổ được lập ra có thể tổng hợp những nghiệp vụ có cùng nội dung kinh tế nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép, phản ánh của kế toán đồng thời việc tập trung Chứng từ- ghi sổ những nghiệp vụ phát sinh tại đây đã đảm bảo không bỏ sót thông tin đồng thời tránh mất mát, thất lạc chứng từ. Chứng từ- ghi sổ được mở riêng cho từng phần hành và cho nhóm các phần hành kế toán có liên quan, do vậy sẽ giúp cho các nhân viên kế toán phần hành rất nhiều trong việc tìm lại những thông tin trên Chứng từ- ghi sổ. ăVề công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ Với các qui định về bảo quản và lưu trữ chứng từ đã được đề cập ở phần viết trên, có thể nhận định rằng: chứng từ thu bán cũng như các chứng từ thanh toán được bảo quản rất nghiêm chỉnh và khoa học. Việc sắp xếp chứng từ như vậy đã giúp ích rất nhiều cho cán bộ, nhân viên trong phòng khi có nhu cầu tìm lại thông tin, số liệu. Có thể nói, thực sự đây còn là ý thức của mỗi cá nhân trong phòng nhằm góp phần cải thiện và nâng cao dần chất lượng công tác kế toán ở đơn vị, trong đó có phần hành kế toán doanh thu bán hàng hàng và thanh toán với khách hàng Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên trong phòng Tài chính- kế toán gồm 9 người. Với nội dung công tác kế toán đã được đặt ra và khối lượng công tác kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động, có thể nói rằng, sự phân công nhiệm vụ cho các lao động trong phòng Tài chính- kế toán là hợp lí, vừa đủ và khoa học. Vừa đủ thể hiện ở chỗ Công ty có đầy đủ nội dung công tác kế toán các phần hành: Tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí, công nợ, kế toán doanh thu bán hàng, thanh toán.. Là đơn vị sản xuất kinh doanh nên nhiệm vụ chính là sản xuất và bán sản phẩm do đó kế toán hầu như đều tập trung vào tất cả các phần hành kế toán Mỗi phần hành kế toán đều có sự bố trí các nhân viên cụ thể để phụ trách và các kế toán viên phần hành trong phòng Tài chính- kế toán vẫn có sự phối hợp trong công tác đã tạo nên một môi trường làm việc đầy đủ . Mặc dù là một đơn vị của Nhà nước nhưng các cán bộ nhân viên tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không đều rất nhiệt tình trong công việc với trình độ chuyên môn cao, làm việc có ý thức kỉ luật. Chính điều này góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động của công ty Nhựa cao cấp hàng không trong những năm gần đây. Một điểm khác cần nói thêm về công tác kế toán tại Công ty: hiện nay, Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán ACS để xử lí dữ liệu, thông tin kế toán. Điều này sẽ giảm đáng kể khối lượng công việc kế toán, đặc biệt là khối lượng công tác kế toán lớn và hình thức tổ chức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ- ghi sổ đã hạn chế rất nhiều các sai sót trong kế toán góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lí tài chính- kế toán tại Công ty 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên đã đạt được những kết quả khả quan song công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng nói riêng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục cụ thể là: 3.1.2.1.Về tính thông tin của các sổ kế toán Hầu hết các sổ sách, chứng từ tại Công ty đều được máy tính lập cho nên sau khi sổ sách chứng từ đã được in ra và được phê duyệt nếu có các bộ phận hoặc những người liên quan đến kiểm tra sổ sách thì rất khó nắm bắt được chính xác nội dung phản ánh từ các sổ kế toán này nhất là trên các Sổ cái- Sổ tổng hợp, do máy tính tự động kết xuất các dữ liệu phát sinh theo nội dung nghiệp vụ, chẳng hạn khi nhìn vào các sổ này thì ta không thể có được các thông tin về ngày tháng phát sinh, chứng từ gốc của nghiệp vụ và nếu muốn biết thì lại phải xem lại các số liệu trên ở rất nhiều sổ chi tiết liên quan. Phải chăng đây cũng là một hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán kế toán bằng máy tính do vậy phòng cũng nên đề nghị công ty cung cấp một chương trình phần mềm kế toán ưu việt hơn. 3.1.2.2 Tổ chức Công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng Trong điều kiện áp dụng kế toán máy làm cho việc hạch toán trở nên gọn nhẹ, dễ dàng. Thế nhưng, do cách thiết kế phần mềm kế toán ở đây chỉ đề cập đến hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ thu bán và thanh toán với khách hàng mà không có chương trình dành cho hạch toán chi tiết các nghiệp vụ trên để làm cơ sở đối chiếu với các sổ sách của phần kế toán tổng hợp. Điều này là hết sức cần thiết, vì rằng, công tác kiểm tra, đối chiếu của kế toán là công việc không thể thiếu đối với bất kì bộ phận kế toán nào. Nói như vậy không có nghĩa là công tác kiểm tra đối chiếu của kế toán tại Công ty chưa tốt, thực tế thì việc kiểm tra đối chiếu ở đây cũng được tổ chức theo cách riêng của phòng nhưng công việc này sẽ đầy đủ và hiệu quả hơn nếu có thêm phần hạch toán chi tiết các khoản phải thu khách hàng và công nợ của khách hàng. 3.1.2.3. Về công tác kế toán hàng bán bị trả lại ở công ty hiện nay, do số hàng bán bị trả lại của công ty là không nhiều ,chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ .Do vậy mà kế toán doanh thu thường phản ánh gộp các bút toán .Ví dụ như ,ngày 17/12/2003 khi nhận được hoá đơn số 0011127 phản ánh giá trị số hàng mà cửa hàng của chị Hoa (thị xã Hà Đông) trả lại công ty, kế toán doanh thu đã phản ánh nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 15510001 : 638.000 Có TK 13111000 : 638.000 Việc định khoản này đã vi phạm nguyên tắc kế toán ,vì đã không phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại cũng như ghi giảm giá vốn hàng bán và thuế GTGT đầu vào . Do vậy kế toán doanh thu cần phải điều chỉnh lại nghiệp vụ này cho phù hợp chế độ kế toán của nhà nước 3.1.2.4 Về chiết khấu bán hàng và giảm giá hàng bán Chiết khấu bán hàng và giảm giá bán hàng cho khách hàng mua với khối lượng lớn là một trong các chính sách linh hoạt của bán hàng. Chính chiết khấu giúp cho khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, đảm bảo lượng vốn lưu động của nhà máy đạt mức quy định, còn giảm giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn, để khách hàng mua với khối lượng lớn hơn. Vì vậy đây là những việc nên làm. Công ty cần có quy định cụ thể về mức chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán ngay sẽ được hưởng mức chiết khấu nào và thanh toán sau 10 ngày được hưởng mức chiết khấu nào. Đối với việc giảm giá hàng bán cũng cần phải qui định rõ về mức giảm giá mà khách hàng được hưởng, ví dụ mua một lần trị giá hàng từ 100 triệu trở lên nên được giảm giá 1%. 3.1.2.5 Vấn đề dự phòng phải thu khó đòi. Hiện nay tỷ lệ doanh thu bán hàng trả chậm chiếm tỉ lệ lớn trên tổng doanh thu của công ty nhưng công ty vẫn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi. Như vậy đã vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh. Để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan gây ra làm thất thu các khoản nợ của khách hàng công ty nên lập dự phòng để giảm bớt những rủi ro đó. Thực chất việc lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của công ty ,bởi vì tổng công ty sẽ hỗ trợ một phần cho sự mất mát đó 3.1.2.6 Sự linh hoạt trong thanh toán. Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng thực sự quá trình này chỉ kết thúc khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Sự linh hoạt trong thanh toán còn giúp cho người mua hàng được thuận tiện hơn. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức bán hàng thanh toán ngay và bán hàng thanh toán chậm ,để có được số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh thì công ty cần linh hoạt hơn nữa trong khâu thanh toán .3.1.2.7 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Về cơ bản công ty đã tổ chức tốt quá trình tiêu thụ nhưng trên thực tế công ty vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình để hàng hoá tiêu thụ được nhanh với số lượng lớn. Công ty đã mở rộng mạng lưới của mình ra miền Nam nhưng mạng lưới tiêu thụ còn mỏng. Sản phẩm của công ty còn nhiều nơi chưa biết đến đặc biệt là các tỉnh Miền trung. 3.1.2.8 Về việc áp dụng kế toán quản trị. Hiện nay phòng kế toán của nhà máy chưa áp dụng bộ phận kế toán quản trị mà trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý tài chính và hệ thống kế toán mới kế toán quản trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hành và chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Công tác kế toán quản trị là phương tiện để các doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình. 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty nhựa cao cấp hàng không 3.2.1. Công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ bán hàng và thanh toán *Hạch toán chi tiết: Do hạn chế của kế toán máy mà ở Công ty đã không tổ chức hạch toán chi tiết các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với khách hàng như theo qui trình của công tác tổ chức hạch toán kế toán chung. Theo tôi thì Công ty nên thiết kế thêm phần tổ chức hạch toán chi tiết các khoản thu bán và thanh toán với khách hàng nhằm đảm bảo cho công tác kiểm tra đối chiếu được đầy đủ chính xác hơn. *Hạch toán tổng hợp: Hầu như công tác kế toán ở đây chỉ gồm phần hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ mà không có phần hạch toán chi tiết. Khi các nghiệp vụ thu bán và thanh toán phát sinh thì đến cuối kì trên các sổ kế toán chi tiết sẽ được đối chiếu với báo cáo công nợ . Do đó, chỉ đến cuối tháng mới đối chiếu được công nợ của khách hàng. Nếu tại công ty tổ chức thêm hạch toán chi tiết thì việc theo dõi số thu bán, công nợ của khách hàng sẽ tốt hơn và các số liệu giữa hạch toán chi tiết và tổng hợp sẽ được đối chiếu thường xuyên hơn. Việc tổ chức thêm hạch toán chi tiết nghiệp vụ thu bán và thanh toán có thể làm tăng khối lượng công tác kế toán tại phòng Tài chính- kế toán nhưng trong kế toán thì việc kiểm tra đối chiếu càng tỉ mỉ thận trọng càng tốt và như vậy sẽ giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán cho lãnh đạo và những người quan tâm được chính xác, kịp thời. 3.2.2.Hạch toán kế toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại Với tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu ,các sản phẩm của công ty khi đem ra tiêu thụ trên thị trừơng thì được thị trường chấp nhận ngay và rất hiếm khi có trường hợp hàng của công ty bị trả lại,vì thế nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty gần như không có . Tuy nhiên xem xét trên bảng tổng hợp công nợ quí IV năm 2003, ta thấy có 2 chứng từ 0011127 và 001178 phản ánh gía trị hàng hoá bị trả lại mà kế toán doanh thu đã định khoản chưa đúng, cụ thể kế toán đã định khoản nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 15510001 :638.000 Có TK 1311000: 638.000 Việc định khoản này cần định khoản lại như sau: BT1) Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại - Nợ TK 15510001: 550.000 Có TK 6321000 : 550.000 BT2) Phản ánh giá thanh toán của số hàng bị trả lại - Nợ TK :53110001:580.000 Nợ TK 33311000:58.000 Có TK 1311000 :638.000 BT3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại Nợ TK 51110001:638.000 Có TK 53110001:638.000 3.2.3. Thực hiện chiết khấu bán hàng và giảm giá hàng bán: * Sử dụng chiết khấu bán hàng: Sử dụng chiết khấu bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh ,tránh cho việc bị chiếm dụng vốn của công ty . Do vậy cần có tỷ lệ chiết khấu cụ thể với lãi suất ngân hàng. Công ty nên tính chiết khấu cho khách hàng bởi như thế thì có thể thu được tiền bán hàng ngay, đáp ứng yêu cầu vốn lưu động cho công ty. Khi tính chiết khấu cho khách kế toán ghi bút toán. Nợ TK 635 : Chi phí tài chính Có TK 111,… (các TKliên quan) * Thực hiện giảm giá cho khách khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Việc giảm giá cho khách khi khách mua hàng với khối lượng lớn của nhà máy còn chưa được thực hiện. Việc thực hiện giảm giá này giúp cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn hơn nhằm được hưởng giảm giá. Như vậy sẽ tăng khối lượng hàng tiêu thụ và làm tăng doanh thu bán hàng. Việc giảm giá này thực hiện chủ yếu với khách thường xuyên mua hàng với khối lượng lớn. Khi giảm giá cho khách kế toán ghi: Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng Nợ TK 3331 (33311) : Thuế GTGT trả lại cho khách hàng Có TK111, 112: Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu ở người mua Có TK 338(3388) :Số giảm giá hàng bán chấp nhận nhưng chưa thanh toán Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm thu này về TK 511 Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 532: Giảm giá hàng bán Thực hiện chiết khấu bán hàng và giảm giá cho khách hàng khi khách hàng mua với khối lượng lớn là một trong những công cụ tài chính, chính sách bán hàng giúp cho khối lượng hàng tiêu thụ của công ty càng lớn và số tiền phải thu của khách nhanh chóng hơn. 3.2.4 .Trích Lập dự phòng Vì dự phòng tài chính là một phần lợi ích mà Nhà nước mang lại cho công ty, do vậy công ty nên lập dự phòng để giảm bớt phần nào rủi ro (nếu có) Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu Số dự phòng cần lập cho năm tới = Tổng số doanh thu bán chịu X Tỉ lệ phải thu khó đòi ước tính * Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế ) : Số dự phòng cần lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ i x Tỉ lệ ước tính không thu được ở khách hàng đáng ngờ i - Khi trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi kế toán ghi: Nợ TK 642(6426): Chi phí quản lý DN Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi - Khi có các bằng chứng đáng tin cậy về khoản phải thu không thu được, kế toán ghi: Nợ TK642(6426): Chi phí quản lý DN Có TK 131: Phải thu của khách hàng Đồng thời kế toán ghi Nợ TK004- Nợ khó đòi đã xử lý để tiếp tục theo dõi khoản nợ này. - Cuối niên độ kế toán, nếu số dự phòng không dùng hết thì hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí quản lý DN Sau khi tiến hành lập dự phòng cho kỳ kế toán tiếp theo, cách làm tương tự như trên. Lập dự phòng cho từng loại khách hàng và ghi vào"Sổ Cái TK139". Bảng trích lập dự phòng Thời gian nợ Tên khách hàng Số nợ phải thu Tỷ lệ khó đòi ước tính Mức lập dự phòng cần lập 1 2 3 4 5 0-3 tháng 3-6 tháng 6-12 tháng 12-18 tháng 18-24 tháng > 24 tháng 3.2.5. Linh hoạt trong phương thức thanh toán: Công ty cũng nên có sự linh hoạt trong bán hàng ,ví dụ như khách hàng khi mua hàng có thể trả ngay 30% còn 70% trả sau 45 ngày. Như vậy giúp khách hàng có một lượng tiền mặt nhất định thuận tiện khi thanh toán và công ty cũng có thêm lượng tiền cần thiết. Việc theo dõi công nợ, công ty cần thực hiện chặt chẽ. Hàng tháng yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, lập biên bản xác nhận số nợ, số nợ quá hạn yêu cầu khách thanh toán ngay tránh tình trạng dây dư để cho công ty rơi vào tình trạng chiếm dụng vốn quá nhiều gây ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hàng tháng kế toán phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ và thanh toán từ đó tìm ra những ưu điểm và nhược điểm để kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn. 3.2.6. Hoàn thiện việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Muốn thực hiện được doanh thu bán hàng đòi hỏi phải có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp tăng sản lượng tiêu thụ và có chiến lược mở rộng thị trường thích hợp. Đối với công ty, điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, mặt hàng của nhà máy chưa được tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều, bởi vậy nên chăng có việc khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng từ đó mới có thể đưa ra các mặt hàng phù hợp. Đối với thị trường trong nước công ty nên mở rộng thêm hệ thống đại lý tại các tỉnh và khu vực miền Trung, tìm mọi cách thâm nhập vào thị trường miền Nam. Đa dạng hoá các hình thức quản lý như uỷ thác, đại lý hoa hồng. Bằng cách này nhà máy sẽ có thêm các đại lý, thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và mạng lưới chân rết khắp nơi, đảm bảo cho khối lượng tiêu thụ sẽ lớn hơn. Đối với thị trường nước ngoài, đây là một thị trường khó cạnh tranh nhưng với đà phát triển như hiện nay thì công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài như lập thêm các văn phòng đại diện ở các nước nơi để cung cấp thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường để có những bước xử lý chính xác và ra quyết định kịp thời. 3.2.7. Thực hiện việc áp dụng kế toán quản trị tại công ty Trong điều kiện hiện nay, công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với quy mô sản xuất lớn và việc tiêu thụ nhiều thì việc áp dụng kế toán quản trị là một việc làm cần thiết. Như chúng ta biết, mỗi loại thành phẩm công ty sản xuất ra có một mức lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm khác nhau gọi là lợi nhuận cá biệt. Lợi nhuận này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty theo các mức độ khác nhau. Khi cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh thay đổi trong toàn bộ cơ cấu sản phẩm thì tương ứng sẽ làm thay đổi lợi nhuận của nhà máy và ngược lại. Do vậy công ty cần có một bộ phận kế toán làm công tác phân tích và phản ánh thông tin về tình hình sản xuất sản phẩm nhằm giúp các nhà quản lý điều hành nhà máy một cách hiệu quả nhất và đưa ra quyết định chính xác về nên tăng loại sản phẩm nào và giảm lợi sản phẩm nào trong cơ cấu sản phẩm để lợi nhuận của nhà máy là cao nhất. Như vậy kế toán quản trị trong công ty là một việc làm cần thiết. Muốn làm tốt công tác kế toán quản trị cần có bảng tổng hợp sản lượng tiêu thụ thành phẩm của công ty và báo cáo tổng hợp về tình hình tiêu thụ. Để cung cấp cho nhà quản trị những thông tin sản xuất bao nhiêu thì hoà vốn và khối lượng tiêu thụ là bao nhiêu để đạt lợi nhuận là cao nhất. Kế toán quản trị phải chia chi phí làm 2 loại: Định phí: Là những chi phí mà khi tăng khối lượng sản phẩm thì chi phí này không thay đổi (đó thường là chi phí quản trị doanh nghiệp định phí bán hàng, định phí sản xuất chung). Biến phí là những chi phí mà khi tăng khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ làm tăng chi phí (đó thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất). Trên cơ sở đó kế toán lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí cho từng loại sản phẩm. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để các nhà quản trị đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm để đề ra quyết định trong tương lai lâu dài. Tất nhiên để có quyết định cuối cùng để các nhà quản trị phải xem xét các yếu tố liên quan khác. Để đáp ứng mục đích và yêu cầu trên đòi hỏi nhân viên kế toán quản trị phải có kiến thức cơ bản về quản trị. Làm tốt công tác quản trị góp phần mang lại lợi nhuận tối ưu cho nhà máy. Muốn làm tốt điều đó kế toán quản trị cần tổ hợp báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Một số báo cáo kế táon quản trị độc lập mà công ty nên có: STT Tên báo cáo Nơi lập Nơi nhận Báo cáo tháng (kế hoạch sản xuất từng PX) - Bảng sử dụng vật tư - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Tình hình công nợ - Thu, chi tài chính - Tình hình công nợ Phòng kế toán Phòng kế toán Phòng kế toán Phòng kế toán Ban Giám đốc, phòng kế toán, Quản đốc phân xưởng Kết luận Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi hết sức đa dạng và phức tạp với xu thế nhất thể hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt nam là hoà nhập vào thị trường mới. Các giao dịch về mua bán hàng hoá, dịch vụ và các quan hệ thanh toán không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã mở ra, lan toả đến nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong tiến trình đẩy nhanh tốc độ thích nghi với môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ này công tác kế toán doanh thu và thanh toán với khách hàng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lí chung của mọi doanh nghiệp. Bản khoá luận tốt nghiệp của em được trình bày theo ba phần cơ bản với mục đích đem những lí luận được học ở nhà trường vận dụng vào tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập. Bằng nỗ lực cao của bản thân trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tình hình doanh thu bán hàngvà thanh toán với khách hàng tại Công Nhựa cao cấp Hàng Không em hy vọng sẽ đóng góp được những ý kiến hữu ích cho quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng của đơn vị. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, thực sự em đã thu được nhiều bài học kinh nghiêm quí báu về công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không Toàn bộ Khoá luận tốt nghiệp em đã viết với mọi cố gắng của bản thân, với mong muốn nội dung của bài sẽ được đánh giá như một kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu thực sự nghiêm túc. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo đặc biệt là Cô giáo Đinh Thị Mai- Giảng viên chuyên ngành kế toán trường Đại học Công Đoàn , cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ nhân viên Phòng Tài chính- kế toán của Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không giúp em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo Lý thuyết hạch toán kế toán - TS Nguyễn Thị Đông Đại học KTQD Hà nội Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính (2004) – TS Nguyễn Văn Công Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - TS Đặng Thị Loan Giáo trình kế toán quản trị - TS Nguyễn Minh Phương Phân tích hoạt động kinh doanh - TS Nguyễn Năng Phúc Đại học KTQD Hà nội Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Vụ chế độ kế toán Chuẩn mực kế toán – Vụ chế độ kế toán Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp – Ngô Thế Chi ,NXB Tài chính (2000) Tạp chí kế toán Năm 2003,2004 Tạp chí HERITAGE của hàng không dân dụng Việt nam Bản tin của Hàng không dân dụng Việt nam Các dữ liệu tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty Nhựa cao cấp hàng không Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhận xét khoá luận thực tập tốt nghiệp Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không Nhận xét của công ty nhựa cao cấp hàng không Quan hệ về mặt chất lượng Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty Quan hệ về mặt chức năng Phân xưởng Dập khay nhôm PX:Cơ khí ,Mộc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Trợ lý giám đốc Phòng kế hoạch PX phun ép nhựa PX Màng cứng PX Bao bì (PVC) PXnmàng mỏng Phòng chất lượng Pòng công nghệ và thiết kế Pòng kỹ thuật Phong quản lý nội vụ Phòng kế toán tài chính Phòng TCCBLĐTL Phòng hành chính Phòng Mar keting P.Giám đốc (đại diện lãnh đạo về chất lượng) Giám đốc Bảng kê hoá đơn , chứng từ hàng hoá ,dịch vụ bán ra theo tờ khai thuế GTGT) (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phưng pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng) (Tháng 03 năm 2004) Tên cơ sở kinh doanh : Công ty Nhựa cao cấp Hàng KhônG Mã số :0100108825-1 Địa chỉ : Sân bay Gia Lâm –Hà Nội Hoá đơn ,chứng từ bán Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh bán chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày KE/2004 1007 1/3/04 Takanichi VietnamCO 2500152396-1 Xương yên xe 9.925.000 10% 992.500 KE/2004 1008 VPKVMB 0100107518001-1 Chum giả sứ M2 10.909.080 10% 1.090.920 KE/2004 1009 VPKVMB 0100107518001-1 Khay1/1 32.727.280 10% 3.272.720 KE/2004 1010 VPKVMB 0100107518001-1 Khay 2/3 63.636.350 10% 6.363.650 KE/2004 1011 Công ty LD Hai Ha-KoTo Hộp kẹo 14.145.400 10% 1.414.510 KE/2004 1012 Công ty Quốc tế Tây Hồ Cốc ps3XK 1.309.080 10% 130.92 KE/2004 1013 2/3/04 VPKVMB 0100107518001-1 Hộp ăn hạng Y 69.090.800 10% 6.909.200 KE/2004 1014 VPKVMB 0100107518001-1 cốc nhựa cao 26.727.400 10% 2.672.600 KE/2004 1015 VPKVMB 0100107518001-1 Dao nhựa 654.540 10% 65.460 KE/2004 1016 VPKVMB 0100107518001-1 Dĩa nhựa 814.528 10% 81.472 KE/2004 1017 VPKVMB 0100107518001-1 Que khuấy 545.460 10% 54.540 KE/2004 1018 VPKVMB 0100107518001-1 Dây niêm phong 40.000.000 10% 4.000.000 KE/2004 1019 VPKVMB 0100107518001-1 Túi thu khăn 818.180 10% 81.820 KE/2004 1020 VPKVMB 0100107518001-1 Chum giả sứ M2 8.727.264 10% 872.736 KE/2004 1021 VPKVMB 0100107518001-1 Khay 2/3 16.363.640 10% 1.636.360 KE/2004 1022 VPKVMB 0100107518001-1 Khay 2/3 25.454.540 10% 2.545.460 ……… …… ………… ………… …………… …………… ……………. ……… …………… KE/2004 1336 12/3/04 VPKVMN 0100104216661-1 cốc nhựa cao 76.364.000 10% 7.636.000 KE/2004 1337 CH54 Nguyễn văn Tố Hàng nhựa 6.666.368 10% 666.632 KE/2004 1338 CTYTNHH Thiên Long 3081448304-1 Ly nhựa 150.000 10% 15.000 KE/2004 1339 Siêu thi INTERSHOP 0100107469-1 Hàng nhựa 580.000 10% 58.000 ………… …… ………… ……………………….. …………………… …………… …………… ……… …………… KE/2004 1756 27/3/04 Takanichi VietnamCO 2500152396-1 Xương yên xe 10.659.000 10% 106.590 KE/2004 1757 Nhà hàng Đầm Sen Ghế nhựa 3.709.091 10% 370.909 KE/2004 1758 29/3/04 NIPPO MECHA TRONíC 01 01277671 Khay nhựa 13.260.000 10% 1.326.000 KE/2004 1759 công ty TNHH SX Đá mài SEC 09 00216996 Đế,khay đá mài 340.909 10% 34.090 KE/2004 1760 Công ty Công trình HK Nước khoáng 7.000.000 10% 700.000 KE/2004 1761 CTY cổ phần đs mài Đông Đô 01 01277671 Cuống đá mài 7.382.497 10% 7.38.250 ………… …… …………. …………………………. ……………………. …………….. ……………… ……… …………… KE/2004 1812 30/3/04 CTY TNHHSX đá mài SEC 09 00216996 Đế,khay đá mài 6.909.090 10% 690.909 KE/2004 1813 XN thương mại mặt đất Nội Bài 010010718008-1 tấm che mưa 2.000.000 10% 200.000 KE/2004 1814 CTYTNHH Thiên Long 10 00337069 Hàng nhựa 409.090 10% 40.090 KE/2004 1815 Siêu thi INTERSHOP 0100107469-1 Khay nhựa 10.569.000 10% 1.056.900 KE/2004 1816 công ty khoá Việt Tiệp 01 00100537-1 Hộp khoá 621.818 10% 62.181 KE/2004 1817 Ngân hàng Sài Gòn 03 0011039080061 Ly nhựa 7.881.000 10% 788.1 ………… …… …………. …………………………. …………………… …………….. ……………… ……… KE/2004 1987 Công ty Bánh kẹo Hải châu 01 00114184-1 Hộp kẹo 9.578.400 10% 957.840 KE/2004 1988 31/3/04 Cty Bóng đèn Rạng Đông 0100125112-1 Ghế nhựa 12.134.000 10% 1.213.400 ………… …… …………. …………………………. ………………… …………….. ……………… ……… Tổng cộng 3.725.525.853 303.656.201 Người lập Kế toán trưởng Bảng tổng hợp công nợ Quý I năm 2004 MKH Tên khách hàng Dư đầu Phát sinh Dư cuốis Nợ Có Nợ Có Nợ Có 301004 Cty bánh kẹo Hải Châu 242.596.932 1.038.547.600 669.901.900 611.242.632 301006 Cty bánh kẹo Hải Hà 6.000.000 670.006.500 455.397.500 220.609.000 301008 Cty Bđèn phích nước RĐ 72.262.440 152.426.250 221.930.000 2.758.690 301010 Văn phòng KV miền Bắc 1.422.927.886 2.911.639.000 2.497.508.600 1.008.797.486 301114 Công ty Cổ phần Phượng Hoàng 17.556.000 8.400.000 9.156.000 301188 Công ty Việt Phát triển 2.900.000 2.100.000 800.000 ... .……………………………. .………………. .………………. .………………… .………………… .………………. .………………. Tổng cộng Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Công nợ khách hàng Khách hàng 301114-Công ty cổ phần Phượng Hoàng Tài khoản 131-Phải thu của khách hàng Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/03/2004 Chứng từ Tài khoản đối ứng Nợ Có Diễn giải Ngày Số 08/02/2004 TH015/7 11110000 8,400,000 Công ty Cổ phần Phượng Hoàng (187 Nghi Tàm nộp tiền hộp kẹo bát giác. FX: 19008/7 - ngày 4/7/2003 (Chị Hiền nộp tiền Cộng 8,400,000 04/02/2004 11008 33311000 763,650 Xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Phượng Hoàng 08/03/2004 33311000 605,100 Xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Phượng Hoàng 09/03/2004 01221 33311000 227,275 Xuất bán hàng cho Công ty CO Phượng Hoàng (Hồng) Cộng 1,596,025 14/03/2004 01308 51110000 7,636,350 Xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Phượng Hoàng 27/03/2004 01783 51110000 6,050,900 Xuất bán hàng cho Công ty cổ phần Phượng Hoàng 28/03/2004 01921 51110000 2,272,725 Xuất bán hàng cho Công ty CO Phượng Hoàng (Hồng) Cộng 15,959,975 Tổng cộng 17,556,000 8,400,000 Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ 17,556,000 8,400,000 Dư cuối kỳ 9,156,000 Ngày lập 31/03/2004 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT584.doc
Tài liệu liên quan