Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự kiện trọng đại này đã mang đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương, nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Để tăng sức cạnh
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc hoạch địch, kiểm soát chi phí và giải quyết tốt khâu tiêu thụ bởi vì lợi nhuận được nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra và kết quả của hoạt động tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và công tác kế toán thành phẩm tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm đều rất quan trọng vì đó là những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng này, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phẩn Văn phòng phảm Cửu Long, với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên trong phòng Kế toán tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long, em đã tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Sau đây là bài chuyên đề tốt nghiệp của em. Em mong sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý của cô giáo và các bạn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm ba phần:
Phần một: Tổng quan về Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long.
Phần hai: Thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long.
Phần ba: Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long.
Phần một
Tổng quan về Công ty cổ phần
văn phòng phẩm Cửu Long
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long:
Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long tiền thân là một phân xưởng của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, được tách ra thành Nhà máy Văn phòng phẩm Cửu Long theo quyết định số 388/TCLD – CNN ngày 29/04/1991 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Nhà máy có đủ tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh độc lập, với số vốn ban đầu 3072 triệu đồng, với diện tích 5250 m2 và 165 công nhân. Trong thời kỳ này, Nhà máy có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất giấy than, các loại mực viết phục vụ nhu cầu văn phòng thị trường.
Từ năm 1991 đến năm 1995, bên cạnh việc nâng cao chất lượng thành phẩm, Nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư về kỹ thuật và máy móc thiết bị. Nhà máy đã mua dây chuyền sản xuất bao bì phân phối của Trung Quốc với công suất thiết kế là 4 triệu bao/ năm, mua máy thổi chai PVC với công suất thiết kế 1,8 triệu chiếc/năm. Đặc biệt đến ngày 28/01/1995 theo quyết định số 1103/QTTLĐ của Bộ Công nghiệp, Nhà máy đổi tên thành Công ty văn phòng phẩm Cửu Long trực thuộc Tổng Công ty nhựa Việt Nam – Bộ Công nghiệp. Từ đây, Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mọi hành vi kinh doanh của mình, được quyền sử dụng tài sản và vốn do Tổng Công ty giao, được mở tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng và có con dấu riêng.
Từ năm 1995 đến năm 2001, với nhiệm vụ mở rộng thị trường và đa dạng hoá thành phẩm, Công ty đã nhận dệt bao bì xi măng cho các Công ty xi măng lớn như Bỉm Sơn, Phú Thọ,……
Dây chuyền sản xuất chai nhựa được hoàn thiện từ khâu tạo phôi đến khâu thổi chai, Công ty phấn đấu 12 triệu chai/năm.
Từ năm 2001 đến năm 2005 để phù hợp với kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 24/10/2003 Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long được thành lập theo số 176/2003/QĐ - BCN với số vốn điều lệ 2.700 triệu đồng và 100% cổ phần bán cho người lao động trong công ty:
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long
Tên giao dịch quốc tế: Cuu Long stationery join stock company
Tên viết tắt: CLOSTACO
Trụ sở: 536A Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Số tài khoản: 150031000011 – tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Điện thoại: (04).8 625076 – Fax: (04).8 626832
Ngày 11/12/2003, Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long bắt đầu đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003317 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 20/04/2004 và đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/04/2005, thay đổi lần thứ ba vào ngày 02/03/2006.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Văn phòng phẩm Cửu Long
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là: Sản xuất văn phòng phẩm và thương mại.
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long:
Xuất nhập khẩu trực tiếp
Sản xuất kinh doanh vỏ bao cácloại cho các ngành xi măng, lương thực, thực phẩm, bao bì cho ngành phân bón, thức ăn gia súc và ngành khác.
Sản xuất kinh doanh các vỏ chai nhựa.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm và đồ dùng học tập, kinh doanh thiết bị vật tư ngành nhựa, văn phòng phẩm, kim khí hoá chất, ngành in và ngành khác.
Kinh doanh các thiết bị vật tư, nhiên liệu phi nông nghiệp ( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật).
Từ Nhà máy đổi tên thành Công ty và chuyển đổi thành Công ty cổ phần đã giúp ích cho Công ty rất nhiều trong việc tạo lập vị trí, uy tín trong kinh doanh, cạnh tranh. Sau hơn 10 năm hình thành, Công ty có những tiến bộ vượt bậc về mọi mặt: không chỉ mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng thành phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà bên cạnh đó các mặt hàng của Công ty cũng được mở rộng. Ngoài mặt hàng truyền thống là giấy than, các loại mực viết, mực dấu; hiện nay Công ty còn sản xuất bao bì xi măng và chai nhựa - đây là những mặt hàng chủ đạo của Công ty.
Vượt qua khó khăn khi chuyển sang hình thức cổ phần, Công ty vẫn vững vàng sản xuất kinh doanh để để đưa doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty
1.2.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long có một xí nghiệp, một phân xưởng và một tổ sản xuất trực tiếp tạo ra thành phẩm, còn một xưởng cơ - điện không sản xuất trực tiếp mà chỉ cung cấp lao vụ dịch vụ cho các bộ phận khác. Cụ thể:
- Xí nghiệp bao bì: Do giám đốc x nghiệp quản lý và điều hành sản xuất. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất các loại bao PP cung cấp cho các nhà máy xi măng, thức ăn gia súc, thực phẩm.
- Xưởng chai PET: Đứng đầu là giám đốc xưởng, giúp việc cho giám đốc xưởng có thủ kho, thống kê xưởng. Nhiệm vụ chính của xưởng là sản xuất chai nhựa PET cung cấp cho các ngành giải khát, dược phẩm, văn phòng phẩm.
- Tổ văn phòng phẩm: Đứng đầu là Tổ trưởng. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ là sản xuất giấy than, mực viết, mực dấu.
-Xưởng cơ điện: Chia làm hai tổ và chịu sự quản lý của giám đốc xưởng:
+ Tổ KCS: Có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm của tất cả các công đoạn sản xuất của các đơn vị, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
+ Tổ cơ điện: Có nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị cho toàn Công ty, từ đó lên kế hoạch mua phụ tùng thay thế, thực hiện kế hoạch bảo trì máy móc cho các đơn vị trong Công ty.
1.2.3.2. Đặc điểm quy trình sản xuất thành phẩm:
Công nghệ sản xuất thành phẩm tại Công ty được thực hiện bởi các trang thiết bị, máy móc hiện đại; quá trình công nghệ khép kín. Sau đây là một số quy trình công nghệ sản xuất thành phảm chính của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long.
Đối với phân xưởng sản xuất chai PET (Sơ đồ 1)
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất chai nhựa PET
Định hình
ép khô
Sấy
Hạt nhựa
Thổi chai
Bao gói
Thành phẩm
- Đối với xí nghiệp bao bì : chủ yếu sản xuất bao xi măng, bao xi măng trắng, bao thức ăn gia súc. Từ hạt nhựa, ta đưa vào máy nghiền, máy tự sấy nhựa rồi tác dụng cùng hoá chất sẽ kéo thành sợi. Sợi được kéo tự động chuyển qua máy dệt thành mành, cuối cùng mành được cắt, in hình, gấp, chuyển bao máy may bao gói thành bao xi măng ( Sơ đồ 2 )
Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất vỏ bao xi măng PP
Nghiền
Phế
Tạo sợi
Dệt
Tráng
Cắt
In
Lồng gấp
Cắt mở van
Xăm
Bao gói
Thành phẩm
- Đối với tổ Văn phòng phẩm: Tại tổ này sản xuất 2 thành phẩm chính là mực và giấy than. Quy trình sản xuất ấy chia ra 2 loại rõ ràng với 2 tổ sản xuất riêng biệt (Sơ đồ 3; 4)
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất giấy than
Hoá chất
Cán
Khuấy
Phết
Dọc
Xén
Kiểm định
Bao gói
Thành phẩm
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất mực
Hoá chất
Máy pha chế
Bể lọc
Xuống mực
Van nắp
Kiểm định
Bao gói
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Để đáp ứng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long được tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm 3 phòng ban, khối sản xuất thành phẩm và lao vụ phục vụ thể hiện qua sơ đồ sau (Sơ đồ 5)
Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm
Cửu Long
Chủ tịch Hội đồng quản trị CHủ
Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Chất lượng
P. Kinh doanh –
kế hoạch sản xuất
P.Tổ chức hành chính
P. Tài chính – kế toán
Xí nghiệp bao bì
Xưởng
cơ điện
Xưởng sản xuất chai PET
Tổ Văn phòng phẩm
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ gián tiếp
* Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh, phòng ban:
- Chủ tịch hội đồng quản trị:
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT
+ Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
+ Chủ toạ họp Đại hội cổ đông
- Giám đốc Công ty:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT
+ Quyết định lượng và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ
+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
- PGĐ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm điều hành việc thực hiện công tác kỹ thuật trong Công ty, bao gồm định mức vật tư nguyên vật liệu, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất trong Công ty. Trực tiếp chỉ đạo xí nghiệp bao bì , xưởng chai PET, xưởng cơ điện.
- PGĐ chất lượng: Chịu trách nhiệm điều hành việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, trực tiếp chỉ đạo công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trực tiếp chỉ đạo tổ VPP.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Quy hoạch và quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên
+ Tổ chức tuyển dụng
+ Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, y tế, xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Xây dựng và quản lý các nguồn tài chính cho Công ty
+ Thực hiện nhiệm vụ hạch toán các quá trình kinh doanh
+ Chịu trách nhiệm trước GĐ về việc tuân thủ, áp dụng các chế độ tài chính kế toán tại đơn vị
+ Lập và nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của GĐ và theo quy định chế độ tài chính kế toán hiện hành
- Phòng kinh doanh:
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, tháng cho toàn Công ty, trên cơ đó có kế hoạch nhập vật tư nguyên vật liệu cho sản xuất và kinh doanh
+ Điều tra nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm hàng hoá của Công ty. Thực hiện công tác giao bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, thu hồi công nợ không để cho khách hàng chiếm dụng vốn.
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm( 2005 - 2007)
(Năm 2005 là thời gian Công ty chuyển đổi sang công ty cổ phần nên được miễn thuế TNDN.
Năm 2006 mức thuế suất thuế TNDN là 14%, năm 2007 mức thuế suất thuế TNDN là 28%.)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những bước phát triển đặc biệt nhất là vào năm 2007. Doanh thu cũng như lợi nhuận thuần của Công ty không ngừng nâng lên qua các năm. Từ những con số đã đạt được ta có thể thấy rằng, Công ty đã luôn quan tâm, chú trọng đến các biện pháp nhằm mở rộng thị trường, đa dạng hoá các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô và hoạt động của Công ty được mở rộng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã và đang phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, Công ty cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để phấn đấu tăng lợi nhuận.
PHầN 2
thực trạng kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành tại cÔNG TY
cổ phần VĂN PHòNG PHẩM Cửu LONG
2.1. Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần VVP Cửu Long:
Yêu cầu của công tác tập hợp chi phí sản xuất là phải phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu của công tác tập hợp chi phí sản xuất thì điều quan trọng là phải xác định được đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ cũng như yêu cầu về quản lý là yêu cầu lớn có tính chất lâu dài đối với công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm nói riêng trong mọi doanh nghiệp.
2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty VPP Cửu Long:
2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty VPP Cửu Long
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là theo từng phân xưởng
2.2. Quy trình hạch toán CPXS tại Công ty VPP Cửu Long
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là trực tiếp cho từng phân xưởng.
Theo phương pháp này, từ chứng từ gốc kế toán tập hợp các chi phí liên quan theo khoản mục: Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Những chi phí liên quan trực tiếp đến phân xưởng nào thì kế toán tiến hàng tập hợp riêng cho phân xưởng đó, những chi phí liên quan đến nhiều phân xưởng, Kế toán tiến hành tập hợp chung rồi phân bổ cho các phân xưởng theo chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao.
Thời điểm kế toán tiến hành tập hợp chi phí là cuối mỗi tháng. Nếu cuối tháng mà sản phẩm chưa hoàn thành nhập kho, thì Kế toán vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất vào cuối mỗi tháng là cơ sở đánh giá sản phẩm dở dang.
Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long tiến hành sản xuất rất nhiều thành phẩm. Hiện nay, thành phẩm được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất là Vỏ bao xi măng (vỏ bao PP). Vì vậy, để làm rõ quy trình hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ của Công ty, em xin lấy ví dụ cụ thể số liệu của thành phẩm Vỏ bao xi măng.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện máy bằng phần mềm Bravo 5.0 theo quy trình sau ( Sơ đồ 6 )
2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu.
Chi phí nguyên vật liệu chính trong Công ty bao gồm: Giá trị của các loại nhựa pôlime, các loại giấy Crapt, hạt nhựa Taical, mực in, nẹp giấy, chỉ may,….dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu phụ gồm: Băng dính, chi tiết máy may,…..
Chi phí nhiên liệu gồm: Giá trị của xăng, dầu điezen, năng lượng, điện…….phục vụ cho việc vận hành máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chứng từ ban đầu:
Công ty sử dụng các chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chứng từ sau:
Sơ đồ 6 : Trình tự hạch toán chi sản xuất và tính giá thành:
- Bảng phân bổ tiền lượng, NVL, khấu hao
- Phiếu nhập kho, xuất kho và các bảng kế xuất
- Các chứng từ mua ngoài, hoá đơn GTGT….
Nhập chứng từ vào máy
Chứng từ trên máy
Xử lý của phần mềm Bravo 5.0
Nhật ký chung
Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154
Sổ chi tiết các tài khoản 621,622,627,154
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ chi tiết tổng hợp các tài khoản 621, 622, 627, 154
Hệ thống báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ
: Đối chiếu
- Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Các bảng kê nhập, xuất vật tư
- Các bảng phân bổ
- Phiếu chi
- Hoá đơn giá trị gia tăng,…
Sổ sách sử dụng:
Công ty mở sổ chi tiết TK 621 để hạch toán cho từng phân xưởng, Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 621.
Phương pháp hạch toán:
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập và xuất kho:
+ Giá vật liệu nhập kho:
Khi tiến hành sản xuất sản phẩm, bộ phận kỹ thuật tính toán nhu cầu của quá trình sản xuất, thông báo cho phòng kế hoạch sản xuất tìm nguồn và tổ chức thu mua vật tư. Khi vật tư về kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho, khi có lệnh xuất thì thủ kho làm thủ tục xuất kho.
Giá vật tư nhập kho được tính căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các khoản chiết khấu giảm giá ( nếu có) theo công thức:
Giá trị thực tế củavật liệu nhập kho
=
Giá mua ghi trên hoá đơn ( ko bao gồm thuế GTGT)
-
Chi phí thu mua ko bao gồm VAT
-
Các khoản giảm trừ ( nếu có)
Ví dụ: Theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0097506, ngày 02/02/2008, Công ty mua giấy Crapt của Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, giá mua chưa thuế là : 346.440.500đ, thuế GTGT 10% là: 34.644.050đ, tổng giá thanh toán là: 373.557.250đ. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số giấy Crapt trên, Công ty đã trả bằng tiền mặt là 8.022.525đ ( trong đó thuế GTGT 5% là 382.025 đ.)
Như vậy, giá trị thực tế của số giấy Crapt nhập kho = 346.440.500 – (8.022.525 – 382.025) = 338.800.000 đ
+ Giá vật liệu xuất kho:
Hiện tại, Công ty áp dụng phương pháp nhập trước- xuất trước để tính giá nguyên vật liệu xuất tại kho Công ty. Phương pháp này phù hợp với tình hình thực tế của Công ty vì nó hạn chế được sự biến động của giá cả thị trị trường và phù hợp với hình thức kho phân tán.
Giá trị xuất kho vật liệu được tính theo công thức sau:
Giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng
=
Giá thực tế đơn vị của vật liệu nhập kho theo từng lần nhập trước
x
Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
Ví dụ : Ngày 31/01/2008, kho PP ( kho của xí nghiệp bao bì ) còn tồn kho 15.280 kg giấy Crapt với đơn giá 8.200 đ/kg.
Ngày 02/02/2008 mua 38.500 kg giấy Crapt với đơn giá 8.800 đ/kg.
Ngày 05/02/2008 xuất 43.281 kg giấy Crapt .
Giá trị giấy Crapt xuất kho đợc tính nh sau:
15.280 x 8.200 + 28.001 x 8.800 = 371.704.800 đ.
- Phương pháp hạch toán chi tiết:
Phương pháp thẻ song song được áp dụng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Cán bộ phòng Kinh doanh – kế hoạch sản xuất mua vật tư về nhập kho, Kế toán lập phiếu nhập kho làm 3 liên đặt giấy than viết một lần. Liên 1 lưu tại phòng Kế toán, liên 2 chuyển xuống kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho vật liệu, kiểm tra chất lượng, số liệu vật liệu rồi ghi vào thẻ kho, liên 3 giao cho người bán để làm thủ tục thanh toán.
Phần thuế GTGT: Công ty áp dụng hình thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên vật tư mua về nhập kho, phần thuế GTGT đầu vào ghi trên hoá đơn được tập hợp vào TK 133.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu vật liệu thực tế và định mức tiêu hao vật liệu, các quản đốc, tổ trưởng viết phiếu yêu cầu cấp vật tư. Sau đó phiếu này được chuyển cho cán bộ kỹ thuật và phòng Kinh doanh - Kế hoạch sản xuất. Được phép và có lệnh xuất vật tư của phòng Kế hoạch sản xuất, Kế toán viết phiếu xuất kho.
Mẫu chứng từ 01: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long
Địa chỉ: 536A – Minh Khai – Hà Nội
Phiếu xuất kho
Ngày 05 tháng 02 năm 2008 Nợ: TK 621
Có: TK 1521
Số : 011PPH
Họ tên ngời nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh
Địa chỉ : Xí nghiệp bao bì
Lý do xuất kho: xuất để sản xuất vỏ bao xi măng
Xuất tại kho : kho PP
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư (SP hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Giấy Crapt
Kg
15.280
8.200
125.296.000
2
Giấy Crapt
Kg
28.001
8.800
246.408.800
Cộng
371.704.800
- Tổng số tiền (bằng chữ): Ba trăm bảy mươi mốt triệu bảy trăm linh bốn nghìn tám trăm đồng
- Số chứng từ gốc kốm theo: 01
Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành xuất vật tư và ghi vào thẻ kho. Định kỳ, thủ kho tập hợp các phiếu xuất kho và nhập kho để lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất rồi gửi lên phòng Kế toán. Kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ xuất để lập Bảng kê xuất vật tư cho từng phân xưởng cụ thể làm cơ sở để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng. (Biểu số 2)
Biểu số 2: Bảng kê xuất vật tư tháng 02/ 2008 cho xí nghiệp bao bì
Bảng kê xuất vật tư cho xí nghiệp bao bì
Tháng 02 năm 2008
C.từ
Ngày
Số
Diễn giải
Số tiền
TK Nợ
TK Có
PX
05/02/08
011PPH
Xuất giấy Crapt cho anh Mạnh
125.296.000
621PP
1521
PX
05/02/08
011PPH
Xuất giấy Crapt cho anh Mạnh
246.408.800
621PP
1521
PX
10/02/08
013PPH
Xuất chỉ may
9.019.661
621PP
1521
…..
………………….
PX
15/02/08
018PPH
Xuất mực in bao PP
4.951.241
621PP
1521
….
………..
Tổng cộng
1.537.531.789
Trên cơ sở bảng kê này, cuối tháng Kế toán vật tư lập Bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn cho từng danh điểm vật tư. Việc nhập các Bảng kê này giúp cho kế toán theo dõi được tình hình Nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng được xác định như sau:
Giá trị NVL tồn kho cuối tháng
=
Trị giá NVL tồn kho đầu tháng
+
Trị giá NVL mua vào nhập kho trong tháng
-
Trị giá NVL xuất kho trong tháng
Hàng tháng, kế toán chi phí sẽ tổng hợp và kiểm tra chứng từ rồi nhập thẳng dữ liệu vào máy là căn cứ để ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tính giá thành đối với thành phẩm vỏ bao xi măng. Sau khi chứng từ được nhập vào máy, phần mềm kế toán Bravo 5.0 sẽ tự phản ánh các nghiệp vụ vào sổ chi tiết TK 621 – Xí nghiệp bao bì, sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 621 và hàng tháng kết chuyển sang sổ chi tiết TK 154 của xí nghiệp bao bì và Sổ cái TK 154.( Biểu số 3; 4; 5)
Biểu số 3 : Sổ chi tiết tài khoản 621 – Xí nghiệp bao bì
Sổ chi tiết tài khoản
Tháng 02 năm 2008
TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xí nghiệp bao bì
C.từ
Ngày
Số
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
1
2
3
4
5
6
7
Số dư đầu kỳ
PX
05/02/08
011PPH
Xuất giấy Crapt cho sản xuất
1521
371.704.800
PX
10/02/08
013PPH
Xuất chỉ may cho sản xuất
1521
9.019.661
…..
…………….
PX
15/02/08
018PPH
Xuất mực in bao PP cho sx
1521
4.951.241
……
……………….
PK
29/02/08
22
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu chính
154PP
11.537.531.789
Cộng số phát sinh trong kỳ
11.537.531.789
11.537.531.789
Số dư cuối kỳ
Đối với xưởng chai PET và tổ văn phòng phẩm cũng vào sổ chi tiết tài khoản 621- Xưởng chai PET và sổ chi tiết TK 621- Tổ văn phòng phẩm tương tự như trên.
Sau khi dữ liệu được Kế toán nhập vào máy, phần mềm Bravo 5.0 sẽ phản ánh các nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký chung.
Biểu số 4 : Sổ nhật ký chung
Nhật ký chung
Tháng 02 năm 2008
Ct
Ngày
Số
Diễn giải
TK
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số trang trước chuyển sang
xxx
xxx
PN
02/02/08
036PPH
Nhập NVL theo hoá đơn 0097506 ngày 02/02/08
Giấy Crapt
1521
346.440.500
Thuế GTGT được khấu trừ
133
34.644.050
Phải trả c.ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
331
HVT
381.084.550
PX
05/02/08
011PPH
Xuất cho KHSX T2/2008
Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp bao bì
621PP
371.704.800
Giấy Crapt
1521
371.704.800
PX
10/02/08
013PPH
Xuất cho KHSX T2/2008
Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp bao bì
621PP
9.019.661
Chỉ may
9.019.661
…….
PK
29/02/08
26
Kết chuyển chi phí NVL XN bao bì 621PP à 154PP
CP sản xuất kinh doanh dở dang xí nghiệp bao bì
154PP
11.537.531.789
Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp bao bì
621PP
11.537.531.789
…
……………………….
Cộng chuyển trang sau
xxx
xxx
Biểu số 5 : Sổ cái tài khoản 621
Sổ cáI tài khoản
Tháng 02 năm 2008
Tên tài khoản : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 621
CT
Ngày
Số
Diễn giải
TK
đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Số dư đầu kỳ
PX
04/02/08
005PET
Xuất nhựa tráng cho xưởng PET
1521
224.885.852
…….
………………
PX
05/02/08
011PPH
Xuất giấy Crapt cho XN bao bì
1521
371.704.800
PX
10/02/08
013PPH
Xuất chỉ may cho xí nghiệp bao bì
1521
9.019.661
PX
15/02/08
018PPH
Xuất mực in bao PP cho XN bao bì
1521
4.951.241
…..
……………
PX
19/02/08
031VPP
Xuất vật liệu cho tổ văn phòng phẩm để sxuất sphẩm
1521
46.208.603
….
……………….
PK
29/02/08
22
K.c chi phí NVLC của XN bao bì T2/2008
154PP
11.537.531.789
PK
29/02/08
23
Kết chuyển chi phí NVLC của xưởng chai PET T2 /2008
154PE
433.178.161
……
…………
Cộng p.sinh trong kỳ
12.018.890.951
12.018.890.951
Số dư cuối kỳ
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong Công ty chính là hao phí lao động sống mà Công ty đã bỏ ra để sản xuất các sản phẩm. Khi được tiền tệ hoá thì nó là khoản tiền mà Công ty đã chi ra để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp không chỉ có ý nghĩa trong việc tính lương và trả lương chính xác cho người lao động và góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm mà nó còn cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự tại mỗi phân xưởng để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp. Tổ chức tốt công tác tiền lương sẽ làm cho người lao động thấy rõ sức lao động của mình được bù đắp như thế nào. Từ đó, họ có thể yên tâm làm việc với năng suất cao hơn, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo cho thu nhập của người lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp trong Công ty bao gồm: chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp trách nhiệm, lương ca3, lương làm thêm giờ,…của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương gồm KPCĐ, BHXH, BHYT.
Phương pháp xác định chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay, Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo thời gian được áp dụng cho việc tính lương và trả lương cho cán bộ gián tiếp ở Công ty, bộ phận quản lý gián tiếp tại các phân xưởng.
Trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đây là hình thức trả lương phù hợp với đơn vị sản xuất, gắn năng suất với thù lao lao động góp phần khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động.
Cụ thể cách tính lương nhân công trực tiếp ở Công ty như sau:
Tiền lương của nhân công trực tiếp được tính toán trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành. Để tổng hợp kết quả lao động, tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhân viên thống kê phân xưởng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở phiếu giao nhận sản phẩm do các tổ gửi đến hàng ngày, nhân viên thống kê phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho kế toán lao động tiền lương. Cuối tháng, căn cứ vào báo cáo kết quả lao động của từng phân xưởng, kế toán lao động tiền lương lập Bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng; Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho toàn công ty.
Lương sản phẩm cho từng cá nhân trực tiếp sản xuất
=
Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành trong tháng
Lương phải trả
=
Lương
sản phẩm
+
Lương nghỉ phép
+
Lương thêm giờ
+
Lương ca 3
+
Lương
nghỉ lễ,..
Lương cấp bậc
=
Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
x
Hệ số cấp bậc
( Hiện nay, mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là: 540.000đ).
Các tính các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
Các khoản trích theo lương trong Công ty bao gồm : BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản trích theo lương được tính theo công thức sau:
Đối với BHXH, BHYT = Tỉ lệ trích theo lương x Tiền lương cấp bậc
Đối với KPCĐ = Tỉ lệ trích theo lương x Tiền lương phải trả
Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành tính toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỉ lệ trích là 25%, trong đó:
- 20% BHXH được trích theo lương cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó 15% BHXH được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, 5% khấu trừ vào lương hàng tháng của công nhân trực tiếp sản xuất.
- 2% BHYT được trích theo lương cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó, 1% BHYT được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, 1% trừ vào lương hàng tháng của công nhân trực tiếp sản xuất.
- 3% KPCĐ được trích theo lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó, 1% KPCĐ được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, 2% KPCĐ được khấu trừ vào lương hàng tháng của công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó 1% được hạch toán vào quỹ Đoàn hoặc quỹ Đảng( nếu có), 1% còn lại được hạch toán vào quỹ Công Đoàn của Công ty.
Ví dụ : Trong tháng 02/2008, đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm của bộ phận tráng của xí nghiệp bao bì là: 30đ/ cái
Có tài liệu về tiền lương của anh Đào Quang Dân là công nhân sản xuất của bộ phận tráng trong tháng 02/2008 như sau:
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng là: 49.497 ( cái)
Lương làm thêm giờ: 10.000đ
Lương ca 3 : 127.337 đ
Lương ngày nghỉ lễ: 221.192đ
Hệ số cấp bậc : 2,13
( Anh Dân là công nhân chưa vào tổ chức Đoàn và tổ chức Đảng)
Như vậy, cách tính lương và các khoản trích theo lương của anh Dân như sau:
à Lương sản phẩm của anh Dân là : 30 x 49.497 = 1.484.910 đ
Lương cơ bản của anh Dân = 540.000 x 2,13 = 1.150.200đ
Lương phải trả = 1.484.910 + 10.000 + 127.337 + 221.192 = ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33397.doc