Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Hoạt động xây dựng cơ bản là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực khác bao gồm xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hoá các công trình hiện có.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế quốc dân, ngành xây dựng cơ bản không ngừng phát triển, ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo rao “bộ xương sống” cho nền kinh tế. Ch
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ (ko lý luận - Chứng từ ghi sổ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính vì vậy đòi hỏi cơ chế quản lý và cơ chế tài chính trong đó có công tác kế toán ngày càng phải được hoàn thiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp xây lắp. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp xây lắp phải tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải biết chính xác giá thành sản phẩm, cơ cấu chi phí trong giá thành để còn phân tích, tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiêu quả các nguồn lực của mình. Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp. Từ đó có thể thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp xây lắp thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, hiện nay trên thực tế tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản còn cao do nhiều nguyên nhân; cả khách quan và chủ quan. Do đó, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Nhận thức tầm quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp, trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Th.S Trương Anh Dũng và các cán bộ kế toán trong phòng Tài chính - Kế toán của công ty, em đã lựa chọn viết chuyên đề thực tập cho mình với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ”. Mục tiêu của em khi viết đề tài này là tìm hiểu và góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề của em gồm có những nội dung chính sau:
Chương I: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.
Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.
Chương i
khái quát chung về Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty đầu tư xây dựng và phát triển
công nghệ
1. Giới thiệu chung
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
Tên doanh nghiệp: Công ty đầu tư xây dựng và phát
triển công nghệ
Tên giao dịch: Investment - contruction and
technology Development company
Tên viết tắt: I.C.D
Trụ sở giao dịch: Số 9 đường Giải Phóng, Phường Đồng Tâm
Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 8696387 - 8691623 - 8694917
Fax: 84- 4 - 8696387
Cơ quan sáng lập: Bộ giáo dục và đào tạo
Xí nghiệp Liên hợp xây dựng của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị đó là Xí nghiệp Thiết kế và xây dựng trường Đại học Xây dựng và Xí nghiệp xây dựng trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông báo số 167/TB ngày 3-6-1993 của Văn Phòng Chính Phủ và Quyết định số 1251/GD-ĐT ngày 11-6-1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và được đổi tên thành “Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ” theo quyết định 4441QĐ - BGD&ĐT - TCCB ngày 06 tháng 08 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở tại số 9 Đường Giải Phóng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, trực thuộc quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ thuộc sở hữu Nhà nước, là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng. Phạm vi hoạt động trên cả nước và hợp tác với nước ngoài theo chức năng nhiệm vụ của công ty, có giấy phép hành nghề xây dựng số 221 (ngày 20 - 9 -1993) của Bộ Xây dựng và giấy phép đăng ký kinh doanh số 1008870 do Trọng tài kinh tế Nhà nước Thành phố Hà Nội cấp ngày 19 - 6 - 1993, trong đó quy định rõ ngành nghề kinh doanh của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ như sau:
Tư vấn xây dựng: Lập dự án, khảo sát thiết kế công trình, thiết kế qui hoạch, giám sát công trình xây dựng và thẩm định thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng.
Lập dự án: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo, đo lường và kiểm định các thiết bị công nghiệp và dân dụng.
Thi công xây dựng công trình hạ tầng: Cầu, hầm, đường, giao thông, thuỷ lợi, mở luồng cảng sông biển.
Xây dựng và lắp đặt thiết bị trạm biến áp, đường dây tải điện đến 35kv đường cáp điện ngầm đến 110kv, thiết bị điện công nghiệp, dân dụng và điện.
Xây lắp các trạm, hầm chứa, đường ống và thiết bị gas, xăng dầu.
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà.
Tổ chức đào tạo nghề, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển giao công nghệ
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ sản xuất tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ đã gặp không ít khó khăn. Trước hết, đó là việc chưa ổn định về tổ chức, cơ sở nghèo nàn, không đồng bộ cho lao động sản xuất xây dựng ở quy mô lớn, cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp còn thiếu và hầu hết đã cũ, đội ngũ lao động thiếu về số lượng, chưa đủ ngành nghề cần thiết cho việc thực hiện mọi loại công tác. Vốn sản xuất kinh doanh còn thiếu so với yêu cầu của thi công xây lắp các công trình có quy mô lớn, đặc biệt là thiếu vốn lao động.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ đã tích cực kiện toàn tổ chức quản lý sản xuất, tìm kiếm các hợp đồng nhận thầu thi công các công trình xây dựng, tổ chức sắp xếp lại lao động, xây dựng lại cơ sở vật chất, cải tạo chỗ ăn, chỗ ở và làm việc cho cán bộ công nhân viên. Nhờ vậy mà số lượng công trình cũng như tổng doanh thu, lợi nhuận của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ đã không ngừng tăng lên qua các năm, các khoản phải nộp ngân sách đều được thực hiện đầy đủ.
Có thể nhìn vào một số chỉ tiêu chủ yếu trong bảng dưới đây để phần nào thấy được kết quả mà Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ đã đạt được.
Kết quả kinh doanh của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng doanh thu
26.036.838.646
26.606.737.908
32.216.178.129
2
Tổng chi phí
25.360.097.302
25.812.393.164
31.242.053.166
3
Tổng lợi nhuận
784.822.737
794.344.744
974.124.963
4
Số lao động
105
105
110
Kết cấu vốn của Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển công nghệ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng tài sản ngắn hạn
10.862.548.799
16.423.661.344
14.456.732.765
Tổng tài sản dài hạn
12.259.861.378
12.160.572.624
12.861.380.174
Nợ phải trả
6.674.053.057
11.859.113.202
10.051.371.620
Nguồn vốn chủ sở hữu
16.448.357.120
16.725.120.766
17.266.741.319
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ xuất kinh doanh
Khảo sát và thăm dò
Thiết kế
Thi công phần móng công trình
Thi công phần khung công trình
Xây thô công trình
Lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị
Hoàn thiện công trình
Kiểm tra và nghiệm thu
Bàn giao công trình
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ để hoàn thành một công trình thì cần phải trải qua một quy trình công nghệ bao gồm các bước thực hiện: Khảo sát và thăm dò, thiết kế, thi công phần móng công trình, thi công phần khung công trình, xây thô công trình, lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị, hoàn thiện công trình, kiểm tra và nghiệm thu và sau đó bàn giao công trình.
Mỗi công trình có một chỉ huy công trình chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất thi công, đảm bảo đúng tiến độ, đúng kỹ thuật, khi có nhu cầu chỉ huy công trường phải báo lên Công ty xin vật tư, lao động, máy thi công. Khi được Công ty giao, chỉ huy công trường có trách nhiệm quản lý, phân phối cho các sản xuất, đảm bảo sử dụng vật tư, lao động, máy thi công tiết kiệm, đúng mục đích.
Vật tư chuyển đến công trường phải nhập kho công trường (như xi măng, sắt thép,...), có thể đổ ngay trên bề mặt công trường (đá, cát,...). Lực lượng công nhân lao động tại các công trường được tổ chức thành các tổ sản xuất (tổ nề, tổ beton, tổ cơ giới,...).
1.3. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
Mô hình tổ chức của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ được thiết kế dựa trên các quy định về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước, với điều kiện hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Mô hình tổ chức của Công ty Đầu tư xâydựng và Phát triển công nghệ được chia thành hai bộ phận chính: Bộ máy quản lý chung và bộ phận sản xuất kinh doanh.
1.3.1. Bộ phận sản xuất kinh doanh
Bao gồm các Xí nghiệp xây lắp, Xí nghiệp sản xuất phụ và Xí nghiệp dịch vụ... Các đơn vị này được Công ty giao vốn, nhà xưởng, máy móc và độc lập điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo sự phân công của Công ty, bao gồm từ việc mua vật tư đến tổ chức lao động và máy móc cho sản xuất thi công theo sự phân công của Công ty, phân phối thu nhập cho người lao động. Các đơn vị hạch toán nội bộ nhưng không có tư cách pháp nhân nên mọi quan hệ thanh toán qua Ngân hàng, nộp thuế, BHXH, BHYT, KPCĐ của các đơn vị này đều phải thông qua Công ty. Cụ thể quan hệ sản xuất quản lý của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ với Xí nghiệp trực thuộc như sau:
Đối với xí nghiệp xây lắp: Công ty ký hoặc uỷ quyền cho Xí nghiệp xây lắp ký hợp đồng thầu với bên A. Việc thi công được công ty giao cho Xí nghiệp xây lắp thông qua “Hợp đồng kinh tế giao khoán nội bộ” quy định rõ dự toán chi phí công trình, phương án thi công, thời gian khởi công và hoàn thành.
Đối với xí nghiệp dịch vụ và Xí nghiệp sản xuất phụ: Công ty thu 9% trên doanh thu số báo cáo định kỳ do Xí nghiệp gửi lên. Trường hợp khách hàng thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng qua tài khoản của Công ty thì Công ty chỉ rút 9% số tiền đó, 9% Công ty giữ lại sẽ được khấu trừ vào khoản cuối kỳ Xí nghiệp phải nộp lên Công ty.
Mỗi xí nghiệp thành viên có một bộ máy điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị bao gồm: Giám đốc, một số cán bộ giúp việc chức năng cho Giám đốc do Giám đốc chọ có thông qua Tổng Giám đốc. Xí nghiệp xây lắp được Công ty giao máy móc, lao động, tiền cho hoạt động sản xuất, trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất thi công các công trình và hạch toán trung
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xây lắp
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp
Giám đốc xí nghiệp xây lắp
Bộ phận tổ chức hành chính
Bộ phận kế hoạch
Bộ phận TC-KT
Chỉ huy công trường
Chỉ huy công trường
Tổ cơ giới
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Chức năng cụ thể của từng bộ phận trong Xí nghiệp xây lắp như sau:
+ Bộ phận tổ chức: Có một cán bộ làm nhiệm vụ theo dõi cán bộ công nhân của Xí nghiệp (về lương, bậc thợ, BHXH, BHYT,...)
+ Bộ phận kế hoạch: Gồm hai người cán bộ ký thuật và cán bộ vật tư. Cán bộ kỹ thuật theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công của công trình và căn cứ vào dự toán để lên kế hoạch, định mức, tham mưu cho giám đốc và vật tư, lao động, máy thi công trong từng giai đoạn, từng công việc nhất định cho từng công trình. Từ đó, khi chỉ huy công trình gửi các yêu cầu lên giám đốc mới có cơ sở để ra quyết định mua vật tư, điều động các tổ sản xuất hay máy móc thi cong. Cán bộ kỹ thuật kiêm thủ quỹ Xí nghiệp xây lắp. Cán bộ vật tư chuyên lo cung ứng vật tư cho tất cả các công trình.
+ Bộ phận tài chính kế toán bao gồm: Kế toán tổng hợp, kế toán vật tư, kế toán tiền lương kiêm chi phí sản xuất và máy thi công.
1.3.2 Bộ máy quản lý chung
Sau đây là mô hình sơ cấu tổ chức của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ:
Sơ đồ: Mô hình tổ chức quản lý ở công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ
Xí nghiệp sản xuất phụ và dịch vụ VLXD
Các xưởng
Dịch vụ VLXD
Xí nghiệp1
Xí nghiệp2
Xí nghiệp3
Xí nghiệp4
Xí nghiệp5
Các đội công trình
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kế hoạch kỹ thuật và hiện trường
Phó giám đốc
Kinh doanh
Kế toán trưởng
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Tổng Giám đốc
Các đội công trình
Các đội công trình
Các đội công trình
Các đội công trình
Ghi chú: Quan hệ chức năng tham mưu
Quan hệ chỉ đạo
Bộ máy quản lý chung
Gồm có: Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các bộ phận giúp việc Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh ở các phòng nghiệp vụ. Theo quan hệ phân cấp quản lý, bộ máy quản lý chung thực hiện các chức năng sau:
- Chỉ đạo phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ về thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh cung ứng vật tư.
- Thiết lập các quan hệ đối ngoại, liên kết kinh tế với các cơ quan và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Xác định kết quả cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban như sau:
* Tổng giám đốc: Là người duy nhất đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền hạn ký hợp đồng kinh tế, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng, phát huy và bảo toàn phát triển vốn. Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp ký duyệt, điều tiết phân phối vốn, thanh quyết toán mọi chứng từ chi tiêu của Công ty.
* Phó tổng giám đốc kỹ thuật:
+ Giúp tổng giám đốc về kỹ thuật toàn Công ty, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng.
+ Chỉ đạo và giám sát quá trình sản xuất theo quy định và trình tự xây dựng cơ bản, chỉ đạo công tác lập hồ sơ quyết toán công trình.
+ Ký các văn bản, tài liệu khi Tổng giám đốc uỷ quyền và ký các hồ sơ bàn giao nghiệm thu kỹ thuật công trình.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra chất lượng các hồ đấu thầu do Công ty liên hợp chủ trì.
* Phó tổng giám đốc kinh doanh:
+ Giúp cho Tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh, công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị trong toàn Công ty.
+ Giúp giám đốc các xí nghiệp trực thuộc trong việc tiếp thị và mở rộng thị trường xây dựng và tiêu thụ sản phẩm do xí nghiệp sản xuất.
+ Ký các văn bản, tài liệu liên quan đến chức năng của mình khi Tổng giám đốc uỷ quyền.
* Phòng kinh tế kỹ thuật và hiện trường:
Gồm có 4 người: Trưởng phòng, phó phòng và hai nhân viên; có nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược phát triển năng lực sản xuất và các định mức kinh tế - kỹ thuật trong Công ty.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn) của Công ty và giao cho các Xí nghiệp trực thuộc.
+ Đại diện cho Xí nghiệp tham gia hợp đồng, nghiệm thu các phần việc, bộ phận hay hạng mục công trình hoàn thành.
+ Khai thác các hợp đồng kinh tế cho Công ty, giao và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký (về tiến độ, kỹ thuật, thanh quyết toán) ở các Xí nghiệp trực thuộc.
+ Giải quyết các vấn đề kỹ thuật xây dựng, công nghệ sản xuất các sản phẩm phụ... nảy sinh tại các công trình trọng điểm. Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình này.
* Phòng tổ chức - hành chính:
+ Quản lý vấn đề nhân sự trong Công ty (chính sách tiền lương, tuyển lao động, giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên), vấn đề hồ sơ theo dõi tài sản của Công ty, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (lưu trữ tài liệu tài chính- kế toán).
+ Quản trị chung trong Công ty (lễ tân, tạp vụ, lập phương án trang bị sửa chữa nhà cửa, tài sản dùng chung trong Công ty).
* Phòng tài chính - kế toán:
Gồm có 6 người: Trưởng phòng, phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương và BHXH, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và thủ quỹ. Có nhiệm vụ:
+ Xây dựng quy chế tài chính trong Công ty và thực hiện công tác tín dụng đối với Xí nghiệp trực thuộc.
+ Tổ chức và kiểm tra định kỳ công tác kế toán ở đơn vị.
+ Kế toán tổng hợp và quyết toán năm tài chính trong Công ty, giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - tín dụng.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý mà tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Đầu tưãây dựng và Phát triển Công nghệ được chia thành hai cấp, thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ: mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở công ty đầu tư
xây dựng và phát triển công nghệ
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Thủ
quỹ
Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng
Kế toán ở các xí nghiệp trực thuộc
Kế toán trưởng
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 6 người tương ứng với từng bộ phận trong bộ máy kế toán của Công ty và các cán bộ kế toán ở các Xí nghiệp trực thuộc. Đội ngũ kế toán trung thực và có khả năng, ngoài cán bộ có trình độ đại học ra, các cán bộ còn lại cũng được đào tạo theo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Sự phân công của từng cán bộ như sau:
Kế toán trưởng: Thay mặt nhà nước giám sát tài chính, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của phòng tài chính - kế toán.
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng, đồng thời làm công tác kế toán tổng hợp tất cả các mặt (vật liệu, tài sản cố định) phát sinh trong Công ty, thanh toán với các Xí nghiệp trực thuộc, lập báo cáo kế toán (Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản,...). Thanh toán với các Xí nghiệp trực thuộc, phụ trách các TK 111, 112, 131, 141,...
Thủ quỹ: Bảo quản quỹ tiền mặt, trả lương, bảo hiểm cho công nhân viên trong Công ty căn cứ vào phiếu thu, chi, chứng từ gốc hợp lệ, thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi tiền mặt, đối chiếu kế toán tiền mặt bảo đảm tính hợp lý khi hạch toán thực tế là trên sổ
Kế toán chi phí và tính giá thành: tập hợp mọi chi phí phát sinh của từng công trình và từng xí nghiệp rồi tính giá theo từng kỳ.
Kế toán ở Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển công nghệ chủ yếu theo dõi khoản chi phí chung của toàn Công ty, tổng hợp kết quả của các Xí nghiệp trong kỳ, là pháp nhân đại diện cho Xí nghiệp trực thuộc trong quan hệ với Ngân sách nhà nước, với khách hàng qua Ngân hàng,...
Kế toán ở các Xí nghiệp trực thuộc hạch toán tương đối đầy đủ từ tập hợp, phân loại chứng từ đến vào sổ kế toán (sổ tổng hợp, sổ chi tiết), cuối kỳ tính giá thành, xác định kết quả và lập báo cáo gửi lên Công ty. Xí nghiệp sản xuất phụ và Xí nghiệp dịch vụ gửi bảng cân đối tài khoản, còn Xí nghiệp xây lắp gửi bảng kết quả.
Nhiệm vụ của cán bộ kế toán ở Xí nghiệp trực thuộc:
Kế toán tổng hợp: gửi sổ đăng ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết chi phí sản xuất từng công trình. Định kỳ hàng quý tính giá thành cho từng công trình hoàn thành và lập báo cáo khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý gửi lên Công ty.
Kế toán vật tư: tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu vật tư nhập, xuất, tồn kho. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư. Giữ sổ chi tiết 152, 153, 621
Kế toán tiền lương kiêm chi phí sản xuất chung : phản ánh các khoản phải trả và tình hình đã trả cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp; phản ánh tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của cán bộ công nhân viên. Giữ sổ chi tiết tài khoản 334, 338, 622, 623.
2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
2.2.1. Chế độ chứng từ
Tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, hệ thống chứng từ sử dụng trong các phần hành kế toán chủ yếu được lập và sử dụng mẫu theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20 - 3- 2006. Mặc dù các chứng từ và sổ sách do Công ty tự lập để phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình nhưng các chứng từ sổ sách được lập theo mẫu và không có sự khác biệt gì so với mẫu của chế độ ban hành.
2.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô vừa, vì vậy để phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, Công ty sử dụng các tài khoản tổng hợp và các tài khoản ngoài bảng theo quy định do Bộ Tài Chính ban hành và quy định theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20 - 3 - 2006 .
2.2.3. Vận dụng hệ thống sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ và yêu cầu quản lý, Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn và áp dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" đối với toàn công ty. Định kỳ lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng.
Hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái của các tài khoản.
- Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TSCĐ, vật tư, sổ chi tiết thanh toán cho người mua, người bán, với Ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ, sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh, sổ theo dõi hợp đồng...
Sơ đồ: Trình tự kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký CTGS
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chỳ:
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ sử dụng Báo cáo tài chính trong công tác kế toán tại đơn vị, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.
- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN.
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN.
- Bảng cân đối tài khoản.
2.2.5. Các chế độ kế toán khác
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên.
- Công ty hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp Thẻ song song.
- Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Chứng từ ghi sổ được Công ty lập vào cuối tháng.
* Hạch toán chi tiêt vật tư theo phương pháp thẻ song song: Do Công ty có ít chủng loại vật liệu khối lượng các nghiệp vụ nhập xuất ít nên đã áp dụng hạch toán vật tư theo phương pháp thẻ song song
- ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng
Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy đinh cho từng danh điểm vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hàng ngày
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý - hợp pháp của chứng từ để ghi chép số thực tế nhập xuất vào thẻ kho. Cuối ngày tính ra số nguyên vật liệu tồn kho ghi vào thẻ kho. Thu kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại để đảm bảo sổ sách và hiện vật phải khớp nhau. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển chứng từ nhập xuất đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu về phòng kế toán
- Phòng kế toán: Sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liêu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho.
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho trên sổ kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho
Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với số liệu kế toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán chi tiết vật liệu vào bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn theo từng nhóm từng loại nguyên vật liệu
Sơ đồ: Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Ghi chỳ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu chi tiết
Bảng kê tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
Chứng từ xuất
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Sổ kế toán chi tiết
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra và đối chiếu
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng.
Chương II
Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ
1. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp
1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp
Tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung
Sản phẩm xây lắp của công ty là các công trình xây dựng. Đối tượng được công ty sử dụng ký kết hợp đồng là các công trình lớn và công ty có khả năng hoặc bên chủ đầu tư yêu cầu thì công ty tổ chức hạch toán chi phí theo hạng mục công trình
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, Công ty áp dụng cả hai phương pháp: Tập hợp trực tiếp và phân bổ gián tiếp chi phí. Cụ thể là:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình
Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung nếu liên quan đến một công trình, hạng mục công trình thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó; nếu liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp
1.2. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp
1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành. Do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công đồng thời tính chính xác giá thành công trình xây dựng, từ đó tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Để hạch toán chi phí này, công ty sử dụng TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công tình
Tại Công ty, khi có công trình phòng Kỹ thuật và an toàn lao động căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công từng công trình, hạng mục công trình, tính khối lượng xây lắp theo từng loại công việc để từ đó tính định mức dự toán xây dựng cơ bản và định mức nội bộ theo tiến độ để yêu cầu cấp vật tư cho thi công công trình.
Công ty không áp dụng chế độ khoán gọn nguyên vật liệu cho đội thi công. Đối với những loại nguyên vật liệu chính (sắt thép, xi măng, ...) đều do Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng với người bán. Sau đó đến kỳ lĩnh, các đội cử người đi lĩnh nguyên vật liệu về công trường. Đối với nguyên vật liệu phụ (như ve, sơn, đinh, thép ly...) thì do đội tự mua bằng tiền tạm ứng. Xét về tổng thể thì lượng vật tư do đội mua chiếm không quá 10% tổng chi phí nguyên vật liệu mỗi công trình.
1.2.1.1. Khi đội sản xuất trực tiếp mua nguyên vật liệu:
Đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu lập giấy đề nghị tạm ứng kèm theo phiếu bao giá gửi lên giám đốc (Biểu 2.1 – Trang 20) Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng lập phiếu chi (Biểu 2.2 – Trang 21).
Biểu 2.1:
Công ty Đầu tư xây dựng và
phát triển công nghệ
Số 9 Giải Phòng - Hà Nội
Mẫu số 03 - TT
Ban hành theo QĐ số 1141/TC/QĐ - CĐKT
Ngày 01/11/1985 của Bộ Tài chính
Giấy Đề nghị tạm ứng
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2005
Số:151
Kính gửi : Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ
Tên tôi là: Nguyễn Văn Thành
Địa chỉ: Tổ tổng hợp - Công trình nhà học Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Đề nghị tạm ứng số tiền là : 2.960.000đ
(Hai triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn)
Lý do xin tạm ứng: Mua que hàn cho công trình nhà học Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Thời hạn thanh toán: Ngày 10 tháng 12 năm 2005.
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách bộ phận
Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.2
Công ty Đầu tư xây dựng và
phát triển công nghệ
Số 9 Giải Phòng - Hà Nội
Mẫu số 02 - TT
Ban hành theo QĐ số 1141/TC/QĐ - CĐKT
Ngày 01/11/1985 của Bộ tài chính
Phiếu chi
Ngày 02 tháng 12 năm 20005
Quyển số:.....
Số:...........
Nợ: 141....
Có: 111.....
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Thành
Địa chỉ: Tổ tổng hợp - Công trình nhà học Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Lý do chi: Mua que hàn cho công trình nhà học Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
Số tiền: 2.960.000 (Hai triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn)
Kèm theo: ........Chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người lập phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu chín trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn.
Ngày 02 tháng 12 năm 2005
Thủ quỹ
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
Phiếu chi được thành lập 3 liên: Liên 1: lưu. Liên 2: người đề nghị tạm ứng giữ, Liên 3: chuyển cho thủ quỹ ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán tiền mặt. Giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi là cơ sổ để kế toán vào Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ chi tiết TK 111, 141. Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái TK 111, 141.
Khi giao tiền tạm ứng kế toán công ty ghi:
Nợ TK 141 - Chi tiền anh Thành tổ tổng hợp: 2.960.000đ
Có TK 111 - Tiền mặt 2.960.000đ
Tại đội sản xuất khi mua nguyên vật liệu về đến công trình: Thủ kho, công trình, đội trưởng cùng nhân viên phụ trách thu mua tiến hành kiểm tra vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại và nhận hàng. Kế toán đội căn cứ vào hoá đơn mua hàng (Biểu 2.3 – Trang 23) ghi vào Bảng theo dõi chi tiết vật tư. Bảng này được lập cho từng công trình (Biểu 2.2 – Trang 21.
Sau khi đã ghi vào bảng theo dõi chi tiết vật tư, kế toán đội đưa hoá đơn lên công ty thanh toán. Kế toán công ty sau khi xem xét hoá đơn và đối chiếu với giấy đề nghị tạm ứng, lập giấy thanh toán tiền tạm ứng, sau đó căn cứ và các chứng từ này để ghi Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.6 – Trang 27) theo định k._.hoản:
Nợ TK 621 - Chi tiết nhà học Trường ĐHSPTN: 2.960.000đ
Có TK 141 - Chi tiền anh Thành tổ tổng hợp: 2.960.000đ
Biểu 2.3:
Mẫu số : 01GTKT - 3LL
Ký hiệu : AA/02
Số
Hoá đơn giá trị gia tăng
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 10 tháng 12 năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công ty Chương Dương
Địa chỉ: 522 đường Giải Phóng quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Số tài khoản: 0021000521658 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Mã số thuế: 0101066254
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Thành
Tên đơn vị: Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
Địa chỉ: số 9 - Giải Phóng - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hành thức thanh toán: Tiền mặt
Mã số thuế: 0100105743
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (đ)
Que hàn
Kg
100
29.600
2.960.000
Cộng tiền hàng:
2.960.000
Thuế suất GTGT 0%:
0
Tổng cộng tiền thanh toán
2.960.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 2.4
Bảng theo dõi chi tiết vật tư
Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
(Tháng 12 năm 2005)
STT
Chứng từ
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Đơn vị bán
Đơn giá
Thành tiền
Ký nhận
SH
NT
1
EK 842
04/12
Oxy
Bình
10
Cty đầu tư và TM Long Hải
119.381,5
1.193.815
2
BM 013
10/12
Que hàn
Kg
100
Cty Chương Dương
29.600
2.960.000
3
EV 601
30/12
Bê tông
m 3
100
Cty BT & XD Thịnh Liệt
850.000
85.000.000
Tổng cộng
89.153.815
Người lập phiếu
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 141, 621 (Biểu 2.5 – Trang 25).
Biểu 2.5
Sổ chi tiết TK 621
Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Quý IV năm 2005
Đơn vị tính : Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
06/10
CH 015
06/10
TT tiền mua đất cát, đá CT nhà học trường ĐHSPTN
112
15.663.000
06/11
AA 705
06/11
TT tiền mua bê tông CT nhà học trường ĐHSPTN
112
23.200.000
04/12
EK 842
04/12
TT tiền mua quy hàn CT nhà học trường ĐHSPTN
141
23.200.000
10/12
BM 013
10/12
TT tiền mua que hàn CT nhà học trường ĐHSPTN
141
2.960.000
30/12
EV 601
30/12
TT tiền mua que hàn CT nhà học trường ĐHSPTN
112
85.000.000
31/12
31/12
K/c CPNVTTT CT nhà học trường ĐHSPTN
154.1
128.016..815
Cộng quý IV
128.016..815
128.016..815
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Sau đó, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.6 – Trang 27 ) để ghi vào sổ cái TK 141, 621 (Biểu 2.7 – Trang 28)
1.2.2.2 Khi Nguyên vật liệu do công ty chịu trách nhiệm mua
Sau khi ký hợp đồng mua nguyên vật liệu công ty thông báo cho đội sản xuất. Đến thời hạn các đội cử người đi lĩnh nguyên vật liệu về công trường. Khi vật liệu về đến chân công trình, người bán và nhân viên đội căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết cùng lập biên bản giao nhận hàng hoá, đồng thời nhân viên kế toán đội ghi vào bảng theo dõi chi tiết vật tư và mang biên bản giao nhận hàng hoá thanh toán với người bán.
Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán Ngân hàng lập giấy uỷ nhiệm chi và chuyển tiền. Nếu thanh toán bằng vay Ngân hàng, kế toán Ngân hàng lập khế ước vay ngắn hạn rút vốn vay và uỷ nhiệm chi. Nếu thanh toán bằng tiền mặt, kế toán tiền mặt lập phiếu chi.
- Trên cơ sở chứng từ gốc (giấy uỷ nhiệm chi, khế ước vay, phiếu chi, giấy
thanh toán tạm ứng) kế toán ghi Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết tài khoản tương ứng
Nợ TK 621 - Chi tiết nhà học Trường ĐHSPTN: 85.000.000đ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 4.250.000đ
Có TK 112 (TK 112.1) - Tiền gửi ngân hàng: 89.250.000đ
Sau khi được ghi vào Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.6 – Trang 27), số liệu các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào Sổ cái các tài khoản có liên quan.
Cuối quý, số liệu dòng tổng cộng trên sổ cái TK 621 được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn công ty (Biểu 2.43 – Trang 74)
Hết năm tài chính, kế toán đội lập Bảng kê chi phí vật tư cho từng công trình (Biểu 2.8 – Trang 29), bảng này được sử dụng để đối chiếu số liệu với sổ kế toán công ty.
Biểu 2.6
Chứng từ ghi sổ
Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Số 12, Ngày 02 tháng 12 năm 2005
Trích yếu
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Thanh toán tiền mua đất cát, đá Công trình nhà học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
621
112
15.663.000
15.663.000
Thanh toán tiền mua bê tông Công trình nhà học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
621
112
23.200.000
23.200.000
Thanh toán tiền mua quy hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
621
141
1.193.815
1.193.815
Thanh toán tiền mua que hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
621
141
2.960.000
2.960.000
Thanh toán tiền mua que hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
621
112
85.000.000
85.000.000
K/c CPNVTTT CT nhà học trường ĐHSPTN
154.1
621
128.016..815
128.016..815
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.7
Sổ cáI
Năm 2005
Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621
(Trích quý IV năm 2005)
Đơn vị tính: Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
06/10
CH 015
06/10
Thanh toán tiền mua đất cát, đá Công trình nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
112
15.663.000
06/11
AA 705
06/11
Thanh toán tiền mua bê tông Công trình nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
112
23.200.000
04/12
EK 842
04/12
Thanh toán tiền quy hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
141
1.193.815
10/12
BM 013
10/12
Thanh toán tiền mua que hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
141
2.960.000
30/12
EV 601
30/12
Thanh toán tiền mua que hàn Công trình nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
112
85.000.000
31/12
31/12
K/c CPNVTTT CT nhà học trường ĐHSPTN
154.1
128.016..815
Cộng quý IV
128.016..815
128.016..815
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.8
Bảng kê chi phí vật tư công trình
Năm 2005
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Tên đơn vị, người bán
Tên vật tư
Thuế VAT
đầu vào
Giá trị HH
trước thuế
Giá trị HH sau thuế
Ghi chú
SH
NT
Quý IV
6.400.840
128.016..815
134.417.655
CH 015
06/12
Cty Tuyết Anh
Cát, đá
783.000
15.663.000
16.446.000
AA 705
06/11
Cty VL XD Sunway
Bê tông
1.160.000
23.200.000
24.360.000
EK 842
04/12
Cty đầu tư và TM Long Hải
Oxy
59.691
1.193.815
1.253.506
BM 013
10/12
Cty Chương Dương
Que hàn
-
2.960.000
2.960.000
EV 601
30/12
Cty BT & XD Thịnh Liệt
Bê tông
4.250.000
85.000.000
89.250.000
Tổng cộng
12.653.531
256.033.630
268.687.161
Đội trưởng
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy việc tăng năng xuất lao động và phát huy sáng kiến trong sản xuất. Vì vây, việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, thực hiện việc phân bổ tiền lương cho các đối tượng, đồng thời quản lý tốt thời gian lao động và quản lý quỹ lương doanh nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp trích theo lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất (công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận chuyển, khuân vác, công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường). Đối với yếu tố chi phí nhân công trực tiếp, công ty thực hiện theo phương thức khoán gọn cho đội xây dựng trong nội bộ công ty. Công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng tại công ty không phải là công nhân thuộc danh sách của công ty mà là công nhân thuê ngoài theo hợp đồng, chi phí nhân công trực tiếp cho số lao động này được hạch toán vào TK 141, còn bộ phận quản lý đội mới thuộc danh sách công nhân viên của công ty nên mới được hạch toán vào TK 334.
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và trả lương theo khoán sản phẩm.
- Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho số cán bộ gián tiếp trên Công ty và bộ phận quản lý gián tiếp các đội và các công nhân tạp vụ trên công trường
- Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất và được giao khoán theo hợp đồng giao khoán.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
1.2.2.1 Hạch toán tại đội xây dựng
Sau khi nhận khoán với Công ty, đội trưởng lập hợp đồng làm khoán (Biểu 2.9 – Trang 31) với công nhân thuê ngoài, nếu không lập hợp đồng làm khoán thì tính lương theo bảng chấm công. Sau khi ký hợp đồng làm khoán tổ tiến hành thi công. Hàng ngày tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân và chấm công và bảng chấm công (Biểu 2.10 – Trang 32).
Biểu 2.9
Công ty Đầu tư xây dựng và
phát triển công nghệ
Số 9 Giải Phòng - Hà Nội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------------------
Hợp đồng Giao khoán
Số : 235
Công trình: nhà học trường ĐHSPTN
Ngày 01 tháng 12 năm 2005
Chúng tôi gồm:
Họ tên: Phan Thanh Dũng - Đội trưởng đội xây dựng thi công công trình nhà học trường ĐHSPTN, đại diện cho bên giao khoán
Họ tên: Trần Ngọc Thượng - Tổ trưởng tổ Nề + Cốt pha đại diện cho bên nhận khoán
A. Cùng ký kết hợ đòng giao khoán như sau:
I. Nội dung các công việc khoán:
TT
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đào móng cột
m3
108
12.000
1.296.000
2
Đóng cột tre
100m
36
25.000
900.000
3
Xây cột trụ
m3
120
45.000
5.400.000
...
...
...
...
...
...
Cộng
9.270.000
B. Thời gian thực hiện hợp đồng : Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
Người nhận khoán
Người giao khoán
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
C. Phần theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng
Người giao khoán: ...........................................
Người giao khoán: ....................................
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
Biểu 2.10
bảng chấm công
Tháng 12 năm 2005
Công trình: nhà học trường ĐHSPTN
Tổ: Nề + Cốt pha
STT
Họ và tên
Cấp bậc lương hoặc chức vụ
Ngày trong tháng
Tổng số ngày công
Hệ số cấp bậc công việc
Quy ra công
Ký nhận
1
2
3
...
30
31
A
B
C
1
2
3
...
30
31
32
33
34
35
1
Trần Ngọc Thượng
Tổ Trưởng
x
x
x
x
x
30
1.2
36
2
Phạm Văn Thường
Tổ phó
x
x
...
x
x
30
1.1
33
3
Phạm Văn Tuấn
T.nề + C.pha
x
x
x
...
x
30
1.0
30
4
Nguyễn Văn Tuân
T.nề + C.pha
x
x
x
...
x
30
1.0
30
5
Trần Văn Thuần
T.nề + C.pha
x
x
...
x
x
30
1.0
30
6
Trương Văn Bình
T.nề + C.pha
x
x
...
x
x
30
1.0
30
7
Nguyễn Văn Chung
T.nề + C.pha
x
x
...
x
x
30
1.0
30
8
Trương Văn Chung
T.nề + C.pha
x
x
...
x
x
30
1.0
30
9
Trần Ngọc Sơn
T.nề + C.pha
x
x
x
...
x
30
1.0
30
10
Nguyễn Văn Lượng
T.nề + C.pha
x
x
x
...
x
x
30
1.0
30
Cộng
300
309
Người chấm công Đội trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi khối lượng công việc của hợp đồng làm khoán đã thực hiện xong thì đội trưởng, đại diện bên nhận khoán sẽ lập Bảng nghiệm thu và thanh toán khối lượng giao khoán (Biểu 2.11 – Trang 33).
Biểu 2.11
Bảng nghiệm thu và thanh toán khối lượng giao khoán
Công trình: nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
+ Một bên là: Ông Phan Thanh Dũng - Đội trưởng đội xây dựng thi công công trình nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đại diện cho bên giao khoán.
+ Một bên là: Ông Trần Ngọc Thượng - Tổ trưởng tổ Nề + Cốt pha đại diện cho bên nhận khoán.
Cùng nhau nghiệm thu những khối lượng công việc giao khoán sau đây (đảm bảo đúng chất lượng công trình):
. Đào móng cột: Kích thước 1,2m x 1,2m x 1,2m
. Đóng cọc tre: Cọc ngập đất 2m
. Xây cột trụ: Kích thước 0,35m x 0,45m x 4,2m
TT
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng số công
1
Đào móng cột
m3
108
12.000
1.296.000
43
2
Đóng cọc tre
100m
36
25.000
900.000
30
3
Xây cột trụ
120
45.000
5.400.000
186
Cộng
7.596.000
259
Bằng chữ: Bảy triệu năm trăm chín mươi sáu đồng chẵn
Tổ trưởng
Kỹ thuật CT
Kế toán
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Đến cuối tháng đội trưởng tập hợp các hợp đồng làm khoán, các Bảng nghiệm thu và thanh toán khối lượng giao khoán và các Bảng chấm công để tính toán lương cho công nhân (Biểu 2.12 – Trang 35).
Trong trường hợp cuối tháng vẫn chưa hết hợp đồng (đối với lao động nhận khoán) thì đội trưởng cùng cán bộ kỹ thuật xác định khối lượng công việc đã thực hiện để tính lương cho công nhân.
Số tiền công tạm ứng
cho tổ
=
80%
´
Tổng chi phí dự toán tính trên khối
lượng công việc hoàn thành trong tháng
- Sau đó, tổ trưởng các tổ sản xuất sẽ căn cứ vào Bảng chấm công để tạm ứng, tính ra tiền lương bình quân một ngày công theo số tiền công được tạm ứng trong tháng.
Tiền lương bình quân tạm tính
cho một công của tổ
=
Số tiền công tạm ứng cho tổ trong tháng
Số công tổ thực hiện trong tháng
- Tính tiền công tạm ứng cho công nhân trong tháng:
Tiền lương tạm ứng
trong tháng cho
công nhân của tổ
=
Tiền lương bình quân
tạm tính cho một
ngày công của tổ
´
Số ngày công
làm việc của
công nhân đó
´
Hệ số cấp
bậc công việc
thực hiện
- Trên cơ sở Bảng nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành, đội trưởng và kế toán đội sẽ tiến hành tính toán, thanh toán số tiền công còn lại cho các tổ sản xuất theo khối lượng công việc tổ đã thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình.
Số tiền công còn phải
thanh toán cho từng tổ
=
Tổng số công tính cho
công việc tổ đã thực hiện
-
Tổng số tiền đã tạm
ứng hàng tháng cho tổ
Biểu 2.12
Bảng Thanh toán lương
Tháng 12 năm 2005
Công trình: nhà học trường ĐHSPTN
Tổ: Nề + Cốt pha
STT
Họ và tên
Bậc thợ
Số ngày công
Hệ số cấp bậc
Quy ra công
Lương một công
Số tiền được lĩnh
Các khoản giảm trừ
Còn lĩnh
Ký nhận
Tạm ứng
Tiền ăn
Cộng
1
Trần Ngọc Thượng
Tổ Trưởng
30
1.2
36
30000
1080000
1080000
2
Phạm Văn Thường
Tổ phó
30
1.1
33
30000
990000
990000
3
Phạm Văn Tuấn
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
4
Nguyễn Văn Tuân
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
5
Trần Văn Thuần
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
6
Trương Văn Bình
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
7
Nguyễn Văn Chung
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
8
Trương Văn Chung
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
9
Trần Ngọc Sơn
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
10
Nguyễn Văn Lượng
T.nề + C.pha
30
1.0
30
30000
900000
900000
Tổng cộng
300
309
9270000
9270000
Người lập biểu
Phụ trách kỹ thuật
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
- Tổ trưởng các tổ sẽ tính tiền lương còn phải trả cho từng công nhân trong tổ:
Tiền lương bình quân thực tế cho một
công của tổ
=
Tổng số tiền công thực tế của khối lượng
công việc của tổ đã thực hiện
Tổng số công tổ đã thực hiện từ khi khởi
công đến khi hoàn thiện
Tổng tiền lương
thực tế của công
nhân trong tổ
=
Tiền lương bình quân
thực tế cho một ngày
công của tổ
´
Tổng số ngày công công nhân đó thực hiện
´
Hệ số cấp bậc công việc thực hiện
Sau khi tính lương cho tổng số lao động, đội trưởng (hoặc kế toán đội) lập bảng tổng hợp lương cho từng công nhân (căn cứ tài liệu các tổ trưởng gửi lên). Sau đó gửi lên phòng kế toán Công ty các Hợp đồng giao khoán, Bảng nghiệm thu và thanh toán khối lượng giao khoán, Bảng chấm công và Bảng tổng hợp tiền lương.
Ví dụ: Tính lương tháng 12/2005 cho ông Trần Ngọc Thượng - tổ trưởng tổ Nề + Cốt pha theo các tài liệu trên:
Tiền lương bình quân thực tế
cho một công của tổ
=
9.270.000
=
30.000 (đ/công)
309
Tiền công thực tế của ông Thượng = 30.000 x 30 x 1,2 = 1.080.000 (đ)
Tiền công của các công nhân khác được tính tương tự như trên.
Cuối quý, kế toán đội lập Bảng tổng hợp lương cho từng đội công trình (Biểu 2.13 - Trang 37) làm căn cứ xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao trong kỳ và đối chiếu với kế toán tổng hợp tại công ty.
Biểu 2.13
Bảng tổng hợp lương quý IV/2005
Công trình: Nhà học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Đơn vị tính: Đồng
STT
Bộ phận
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
1
Tổ công nhật
7.863.000
8.017.000
8.264.000
24.144.000
2
Tổ nề + cốt pha
9.393.000
9.090.000
9.270.000
27.753.000
3
Tổ tổng hợp
8.078.000
7.903.000
8.016.000
23.997.000
4
Tổ sắt
16.181.000
15.628.000
16.131.000
47.940.000
Cộng quý IV
41.515.000
40.638.000
41.681.000
123.834.000
Người lập bảng
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
1.2.2.2. Hạch toán tại phòng kế toán
Khi nhân viên đội tạm ứng để trả lương công nhân trực tiếp xây dựng, kế toán ghi:
Nợ TK 141 - Chi tiết ... :
Có TK 111 - Tạm ứng:
Hàng tháng, kế toán tiền lương đối chiếu Bảng chấm công, Hợp đồng giao khoán, Bảng nghiệm thu và thanh toán khối lượng giao khoán và Bảng tổng hợp lương (các chứng từ này phải hợp lệ) do dưới đội gửi lên Bảng tổng hợp lương tháng cho từng công trình (Biểu 2.14 – Trang 38)
Bảng 2.14
Bảng tổng hợp lương tháng 12 năm 2005
Công trình: Nhà học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Đơn vị tính: Đồng
STT
Bộ phận
Số tiền
1
Tổ công nhật
8.264.000
2
Tổ nề + cốt pha
9.270.000
3
Tổ tổng hợp
8.016.000
4
Tổ sắt
16.131.000
Tổng cộng
41.681.000
Chủ nhiệm công trình Kế toán tiền lương
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Số liệu trên Bảng tổng hợp hoặc Bảng phân bổ tiền lương là cơ sở để kế toán ghi vào, Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.15 – Trang 39), Sổ chi tiết TK 141, 622 (Biểu 2.17- Trang 41). Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ ghi vào Sổ cái TK 141, 622 (Biểu 2.16 – Trang 40 )
Biểu 2.15
Chứng từ ghi sổ
Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Số 13, ngày 3 tháng 12 năm 2005
Trích yếu
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
622
141
41.515.000
41.515.000
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
622
141
40.638.000
40.638.000
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
622
141
41.681.000
41.681.000
K/c Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
154.1
622
123.834.000
123.834.000
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.16
Sổ cái
Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622
(Trích quý IV/2005)
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/10
150GS
31/10
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
141
41.515.000
30/11
496GS
30/11
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
141
40.638.000
31/12
975GS
31/12
Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
141
41.681.000
31/12
31/12
K/c Chi phí Nhân công trực tiếp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
154.1
123.834.000
Cộng quý IV
123.834.000
123.834.000
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.17
Sổ chi tiết TK 622
Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
(Trích quý IV năm 2005)
Đơn vị tính: Đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Quý IV
31/10
150GS
31/10
Chi phí Nhân công trực tháng 10
141
41.515.000
30/11
496GS
30/11
Chi phí Nhân công trực tiếp tháng 11
141
40.638.000
31/12
975GS
31/12
Chi phí Nhân công trực tiếp tháng 12
141
41.681.000
31/12
31/12
K/c Chi phí Nhân công trực tiếp quý IV
154.1
123.834.000
Tổng cộng quý IV
123.834.000
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Ví dụ: căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương quý IV năm 2005 công trình nhà học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 622 - Công trình nhà học trường Đại học SPTN: 41.681.000đ
Có TK 141 - Tạm ứng: 41.681.000đ
Cuối quý, số liệu dòng tổng cộng trên sổ cái TK 622 được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn công ty (Biểu 2.43 – Trang 74)
1.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Máy móc thiết bị là một yếu tố rất quan trọng, góp phần làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thi công của công trình. Do đó việc quản lý chặt chẽ, hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sủ dụng máy thi công góp phần quan trọng đảm bảo việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp, đảm bảo cho máy móc thiết bị được sử dụng có hiệu quả.
Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Đối với những máy thi công mà công ty không đáp ứng được thì sẽ tiến hành thuê máy. Những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng công ty căn cứ vào nhật trình ca máy để tính vào chi phí cho từng công trình. Đối với máy thuê ngoài thông thường công ty đứng ra thuê luôn cả máy, người lái và các vật tư cần thiết cho chạy máy (tức là thuế trọn gói).
Để tập hợp và phân bổ chi phí sủ dụng máy thi công, công ty sử dụng TK 623 - “Chi phí sử dụng máy thi công”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
1.2.3.1 Trường hợp máy thuê ngoài
Công ty và đơn vị cho thuê máy lập hợp đồng thuê thiết bị có mẫu như sau:
Biểu 2.18
Công ty Đầu tư xây dựng và
phát triển công nghệ
Số 9 Giải Phòng - Hà Nội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------- ả --------
Hợp đồng thuê thiết bị
Ngày 9 tháng 12 năm 2005
Bên cho thuê máy (Bên A): Công ty quy chế Từ Sơn
Địa chỉ: Tổ 25 phường Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội
Bên thuê máy (Bên B): Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ
Địa chỉ: Số 9 Giải Phóng - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hai bên cùng thoả thuận thuê thiết bị với các điều khoản cụ thể như sau:
Điều 1: Loại máy, công việc, thời gian.
Bên A đồng ý cho bên B thuê:
- 01 máy búa rung 40 KVA NB
- 02 máy phát điện NB 125 KVA nhãn hiệu DENYO
Thời gian thuê: Bắt đầu từ ngày 09/12/2005 đến ngày 25/12/2005
Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán
- Đơn giá cho thuê:
+ Máy búa rung: 80.000đ/giờ
+ Máy phát điện: 70.000đ/giờ
....
Quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi thông qua nhật trình sử dụng máy thi công và lệnh điều động máy. Thông qua lệnh điều động máy (nếu máy thuê sử dụng cho nhiều công trình) công ty cho thuê máy xác định thời gian máy dừng hoạt động tại công trình này chuyển sang công trình này chuyển sang công trình khác để xác định chi phí thuê máy cho công trình.
Bảng 2.19
Nhật ký sử dụng máy thi công
Đơn vị: Công ty quy chế Từ Sơn
Tháng 12 năm 2005
Tên máy: Máy búa rung 40 KV A NB
Ngày
ND công việc
Giờ hoạt động
Họ tên người điều khiển máy
Xác nhận chỉ huy công trường
Khối lượng
Đơn giá
12/12
Phục vụ tại công trình nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
6 giờ
80.000đ
Tổng cộng
Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng thuê máy, nhật trình sử dụng máy và lệnh điều động máy kế toán đối tính ra chi phí thuê máy một tháng cho từng công trình. Trên cơ sở chi phí thuê của từng máy một tháng cho từng công trình. Trên cơ sở chi phí thuê của từng máy một tháng trên công trình kế toán lập bảng chi phí thuê máy từng quý cho từng công trình.
Bảng 2.20:
Bảng tổng hợp chi phí thuê máy
Quý IV năm 2005
Công trình: nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Đơn vị tính: Đồng
Loại máy
Số giờ hoạt động
Đơn giá
Thành tiền
Máy búa rung
6
80.000
480.000
Máy phát điện
6
70.000
420.000
Tổng cộng
900.000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng tổng hợp chi phí thuê máy hàng tháng và căn cứ để kế toán công ty lên Chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 623 và các tài khoản liên quan. Bảng tổng hợp chi phí thuê máy theo quý là căn cứ để kế toán tổng hợp hết chuyển chi phí thuê máy sang TK 154.1, ghi bút toán kết chuyển vào Chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 623, 154.1
Ví dụ: Chi phí thuê ngoài cho công trình nhà học trường ĐHSPTN của công ty quy chế Từ Sơn tháng 12/2005 là 900.000, thuế suất thuế GTGT 5%, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (623.7) - Công trình nhà học trường ĐHSPTN: 900.000đ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 45.000đ
Có TK 331 - Chi tiết công ty quy chế Từ Sơn: 945.000đ
1.2.3.2 Trường hợp sử dụng máy của công ty
Chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp này bao gồm: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao máy thi công và một số chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí nhân công: tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp, Chứng từ ban đầu là các bảng chấm công, nhật trình sử dụng xe, máy và các hợp đồng làm khoán. Hàng ngày đội trưởng theo dõi quý trình làm việc của tổ máy thông qua bảng chấm công, cuối tháng lập bảng tổng hợp lương cho bộ phận này. Nếu công nhân tham gia thi công nhiều công trình thì kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. Căn cứ vào ), Bảng thanh toán lương (Biểu 2.21 – Trang 47), Bảng tổng hợp lương (Biểu 2.22 – Trang 48), kế toán tổng hợp nghiệp vụ ghi vào Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.26 – Trang 53), Sổ cái (Biểu 2.27 – Trang 54), Sổ chi tiết TK 141, 623 (Biểu 2.28 – Trang 55). Sau khi khớp số liệu cuối quý, kế toán tổng hợp chi phí máy thi công để kết chuyển vào TK 1541.
Biểu 2.21:
Bảng thanh toán lương
Tháng 12 năm 2005
Công trình: nhà học trường ĐHSPTN
Bộ phận: Công nhân lái máy thi công
STT
Họ và tên
Bậc thợ
Số ngày công
Hệ số cấp bậc
Quy ra công
Lương một công
Số tiền được lĩnh
Các khoản giảm trừ
Còn lĩnh
Ký nhận
Tạm ứng
Tiền ăn
Cộng
1
Trần Hải Nam
Cn lái máy
22
1
22
30000
660000
2
Nguyễn Xuân Vinh
Cn lái máy
23
1
23
30000
690000
3
Mai Văn Hải
Cn lái máy
21
1
21
30000
630000
Tổng cộng
66
66
90000
1980000
Người lập biểu
Phụ trách kỹ thuật
Đội trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.22
Bảng tổng hợp lương công nhân lái máy
Công trình: nhà học trường ĐHSPTN
Quý IV năm 2005
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Họ và tên
Số công
Đơn giá
Thành tiền
...
...
...
...
...
Tháng 12
1.980.000
1
Trần Hải Nam
22
30.000
660.000
2
Nguyễn Xuân Vinh
23
30.000
690.000
3
Mai Văn Hải
21
30.000
630.000
...
...
...
...
...
Tổng cộng quý IV
5.220.000
Người lập bảng Đội trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ví dụ: Chi phí công nhân lái máy tháng 12/2005 kế toán ghi:
Nợ TK 623 (623.1) - nhà học trường ĐHSPTN: 1.980.000đ
Có TK 141 - Tạm ứng: 1.980.000đ
- Chi phí vật liệu cho chạy máy hạch toán tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi có nhu cầu đội tự mua bằng tiền tạm ứng sau đó hạch toán lại với công ty theo nguyên tắc: chi phí phát sinh tại công trình nào, ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho công trình, cho máy đó. Sau đó chuyển chứng từ gốc về phòng kế toán công ty để ghi Chứng từ ghi sổ, Sổ cái và Sổ chi tiết TK 141, 623.
Biểu 2.23
Bảng chi tiết vật tư sử dụng cho máy thi công
Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Quý IV năm 2005
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Loại máy
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
...
...
...
...
...
...
...
...
Tháng 12
2.984.850
...
...
...
...
...
...
...
...
14G
27/12
Máy vận thăng
Dầu HD 400
Hộp
10
57.000
570.000
15G
30/12
Máy trộn bê tông
Dầu Mogas 83
Lít
60
8.000
480.000
Tổng cộng
8.560.350
Người lập bảng Đội trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào chứng từ 14G ngày 27/12 Kế toán ghi:
Nợ TK 623 (623.2) - Nhà học trường ĐHSPTN: 570.000đ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 57.000đ
Có TK 141 - Tạm ứng: 627.000đ
- Chi phí khấu hao máy thi công.
Hàng tháng căn cứ vào Bảng tính khấu hao công ty lập cho mọi loại TSCĐ trong công ty (Biểu 2.24 – Trang 51), Sổ chi tiết TSCĐ, lệnh điều động xe, máy của công ty, kế toán TSCĐ trích khấu hao xe, máy cho từng công trình (máy thi công công trình phân bổ khấu hao theo giờ máy chạy (theo dõi ở nhật trình sử dụng xe, máy thi công) nếu xe, máy thi công sử dụng cho nhiều công trình. Tại các đội xây dựng, căn cứ vào các tài liệu trên hàng tháng lập bảng tính khấu hao máy máy thiết bị sử dụng trong công trình, cuối quý lập Bảng tính khấu hao máy thi công sử dụng cho công trình để đối chiếu với kế toán tại công ty (Biểu 2.25 – Trang 00)
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian:
Mức trích khấu hao năm
của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao
Tỷ lệ khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Múc trích khấu hao tháng
=
Mức trích khấu hao năm
của TSCĐ
12 tháng
Ví dụ: Máy vận thăng 500Kg, nguyên giá: 25.500.000đ, thời gian sử dụng 5 năm, Trong thời gian từ 05/10/2005 đến 31/12/2005 được sử dụng cho thi công công trình nhà học trường ĐHSPTN (không sử dụng cho thi công công trình nào khác). Khấu hao máy vận thăng 500kg cho công trình nhà học ĐHSPTN được xác định như sau:
Mức trích khấu hao năm
=
25.500.000
=
5.100.000đ
5
Mức trích khấu hao tháng
=
5.100.000
=
425.000đ
12
- Tính cho công trình nhà học trường ĐHSPTN:
+ Tháng 10:
425.000
x
27
=
370.161đ
31
+ Tháng 11: 425.000đ
+ Tháng 12: 425.000đ
Biểu 2.24
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Quý IV năm 2005
Đơn vị tính: Đồng
STT
Loại tài sản
TSCĐ
Toàn doanh nghiệp
Chi tiết CT nhà học trường ĐHSPTN
Nguyên giá
Khấu hao
GT còn lại
A
Nhà cửa
1
Trụ sở công ty
50
226.500.000
1.135.500
138.951.000
...
...
...
...
...
...
...
B
MM thiết bị
1
Máy vận thăng 500kg
5
25.500.000
1.275.000
118.275.000
1.220.161
2
Máy bê tông
5
21.016.800
1.050.840
8.406.720
779.655
...
...
...
...
...
...
...
C
Phương tiện vận tải
1
Xe tải
18
122.850.000
1.076.250
48.133.750
1.256.352
...
...
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32170.doc