Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị: ... Ebook Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế vừa tạo ra những cơ hội và nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành ngày càng ác liệt và một trong những công cụ cạnh tranh sắc bén nhất là cạnh tranh về giá. Mọi doanh nghiệp đều cố tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Có thể nói, kế toán chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính xác, hợp lý sẽ giúp nhà quản lý đưa ra nhiều quyết định quan trọng liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như có nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, có nên chấp nhận những đơn đặt hàng đặc biệt với một mức giá đặc biệt hay không…Tất cả những vấn đề này đều liên quan đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và xác định chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Những năm qua, Công ty đã cố gắng không ngừng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đuợc vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, với cơ chế đấu thầu công khai đòi hỏi Công ty phải đưa ra được mức giá thấp hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo để thắng thầu nhưng vẫn phải sinh lợi. Điều này đòi hỏi sự cố gắng của toàn Công ty nhưng nhất là bộ phận kế toán phải làm việc khoa học, năng động để giúp cho lãnh đạo Công ty.
Sau thời gian thực tập tại Công ty, với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Hữu Đồng và sự chỉ bảo của các cô chú trong phòng kế toán tại Công ty em đã nắm bắt được một số kiến thức thực tế về kế toán tại Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị”. Bố cục của luận văn gồm có ba phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cở sở hạ tầng Quảng Trị.
Mặc dù được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo và các cô các chú trong phòng kế toán của Công ty, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những sai sót em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cô, chú kế toán trong Công ty.
Em xin chân thành cám ơn!
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với những ngành sản xuất khác và có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán.
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, có tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải lập dự toán.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư nên tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như xe máy, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo. Do đó, công tác quản lý sử dụng và hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp.
Thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào bàn giao sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm những công việc khác nhau và các công việc thường diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên. Do đó đơn vị thi công phải tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
1.1.2 Đặc điểm kế toán trong đơn vị xây lắp
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếu thể hiện ở nội dung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp.
Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình… nên thường phải lập dự toán chi phí giá thành và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của công trình.
Kế toán chi phí phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể. Theo đó để so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét các nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoành thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành..từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp: phương pháp trực tiếp, phương phá hệ số hoặc tỷ lệ…
1.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.
Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới hình thái vật chất, phí vật chất, tài chính và phi tài chính.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí thường được phân theo các tiêu thức sau:
1.2.1.2.1 Phân theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất với của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân chia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu.
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất – kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
1.2.1.2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục.
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phái thường xuyên và chi phí tạm thời
+ Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phụ vụ máy..; chi phí vật liệu; chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.
+ Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: chi phí sửa chữa lớn máy thi công; chi phí công trình toạm thời cho máy thi công…
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng.
- Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
1.2.1.2.3 Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc hoàn thành
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Nhưng biến phí đơn vị sản phẩm có tính ổn định khi khối lượng sản phẩm thay đổi.
- Định phí: là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành trong phạm vi giới hạn công suất thiết kế. Định phí tính cho đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức đó nó sẽ thể hiện các đặc điểm của biến phí.
1.2.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh có liên quan đến trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cấu thành thực thể công trình, hạng mục công trình. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí trực tiếp căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình nên ít gây ra sự sai lệch thông tin chi phí ở từng bộ phận, từng quá trình sản xuất kinh doanh.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí bao gồm: tiền lương cán bộ quản lý, các chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất của toàn doanh nghiệp. Chi phí này không thể căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình mà phải tập hợp riêng sau đó phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp. Do đó, dễ dẫn đến những sai lệch chi phí trong từng bộ phận, từng quá trình sản xuất kinh doanh và cũng dẫn đến những quyết định khác nhau.
1.2.2 Giá thành và phân loại giá thành
1.2.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
Giá thành luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có của nó là chi phí sản xuất chi ra và giá trị khối lượng sản phẩm thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc hoành thành. Giá thành sản phẩm chính là sự dịch chuyển giá trị của những yếu tố chi phí bên trong nó, còn chi phí là cơ sở để hình thành nên giá thành.
1.2.2.2 Phân lại giá thành
1.2.2.2.1 Phân theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành
Giá thành dự toán: là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng, lãnh thổ. Dựa vào giá trị dự toán ta có thể tính được giá thành dự toán của công trình:
Giá thành dự toán
=
Giá trị dự toán
-
Lợi nhuận dự toán
Giá thành dự toán làm căn cứ cho doanh nghiệp xây lắp xây dựng kế hoạch xây lắp vì đây là hạn mức chi phí cao nhất mà doanh nghiệp có thể chi trả để đảm bảo có lãi và là tiêu chuẩn phấn đấu hạ định mức thực tế. Đồng thời nó cũng dùng để các cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch: là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Giá thành kế hoạch phải nhỏ hơn hoặc bằng giá thành hợp đồng nên nó là mục đích phấn đấu của doanh nghiệp trong việc hạ giá thành, nâng cao trình độ, năng lực quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán:
Giá thành kế hoạch
=
Giá thành dự toán
-
Mức hạ giá thành
Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây, lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán.
Giá thành thực tế chỉ được xác định sau khi công trình hoàn thành hoặc đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Nó là chỉ tiêu phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức thi công, hạ giá thành sản phẩm và là cơ sở đẻ xác định lãi, lỗ doanh nghiệp thu được đối với từng công trình.
1.2.2.2.2 Phân theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đế việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Ở doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Giá thành
tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí BH
+
Chi phí QLDN
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất – quá trình sản xuất bao gồm mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất. Chúng đều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về mặt lượng. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất của một kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm xây lắp là tổng hợp các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện:
- Tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất. Trong một kỳ tính giá:
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
CPSX dở dang đầu kỳ
+
CPSX phát sinh trong kỳ
-
CPSX dở dang cuối kỳ
- Tổ chức quản lý tốt giá thành chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức tốt quản lý chi phí sản xuất.
- Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp.
Nói tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, đối với các doanh nghiệp thì quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất
1.2.4 Yêu cầu của công tác quản lý và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Yêu cầu và sự cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng bởi vì nó xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả này các doanh nghiệp so sánh với dự toán, với số liệu trung bình của ngành để phân tích tình hình sản xuất của bản thân doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp cho việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như biến động về giá, nhu cầu xây dựng, chính sách của Nhà nước... Do đó, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản tạo điều kiện cho việc phân tích, cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp định mức tối ưu trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm doanh nghiệp.
1.2.4.2 Nhiệm vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp với tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Phản ánh đây đủ và kiểm tra đối chiếu thường xuyên các chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, kịp thời theo đúng khoản mục giá thành và bàn giao kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.
- Kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang của doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định. Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất và lập các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để cung cấp số liệu cho nhà quản lý.
1.3 Hạch toán các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.3.1.1 Đối tượng hạch toán
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình hay đối tượng xây lắp có thiết kế riêng, từng tổ, đội sản xuất…
1.3.1.2 Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
1.3.1.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình
Chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp riêng cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kể từ khi khởi công đến lúc hoàn thành.
1.3.1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng
Các chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi thực hiện xong đơn đặt hàng thì tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
1.3.1.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo khối lượng công việc hoàn thành
Toàn bộ chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định được tập hợp cho từng đối tượng chịu phí. Giá thành thực tế của khối lượng công việc hoàn thành là toàn bộ chi phí bỏ ra trong giai đoạn thi công khối lượng xây lắp đó.
1.3.1.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ, đội sản xuất hay các khu vực thi công.
1.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất
1.3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc hình thành sản phẩm xây lắp. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên việc hạch toán chính xác chi phí NVL trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp phải tôn trọng những quy tắc:
- Nguyên, vật liệu sử dụng cho việc xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan, theo số lượng thực tế sử dụng và theo giá thực tế xuất kho.
- Cần kiểm tra số NVL đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi nếu có để loại khỏi chi phí NVL trực tiếp trong kỳ.
Chi phí NVL sử dụng trong kỳ
=
Giá trị NVL đưa vào SX
-
Giá trị NVL chưa sử dụng
-
Giá trị phế liệu thu hồi
- Đối với vật liệu sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể hạch toán riêng được thì phải tính toán phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ thường là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số hoặc theo trọng số, số lượng sản phẩm theo công thức:
Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí NVL cần phân bổ
x
Tiêu thức phân bổ của đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng
* Chứng từ sử dụng:
Chứng từ ban đầu sử dụng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp là: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…
* Tài khoản sử dụng:
- TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK này không có số dư cuối kỳ và được chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí như từng công trình, hạng mục công trình...
* Quy trình hạch toán:
TK152, 111...
TK621
Xuất kho NVL dùng cho thi công
TK152
TK154
TK111, 112, 331
NVL mua ngoài xuất trực tiếp cho SX
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK133
Giá trị NVL xuất dùng không hết thu hồi
VAT
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Trong quá trình hạch toán chi phí nhân trực tiếp phải tuân theo những quy tắc:
- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất có liên quan trực tiếp đến công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan.
- Các khoản trích theo lương, tính trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp như BHYT, BHXH, KPCĐ không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp.
* Chứng từ sử dụng:
Chứng từ ban đầu dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là: bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán khối lượng…
* Tài khoản sử dụng:
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. TK này không có số dư và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
* Quy trình hạch toán:
TK334
TK622
TK154
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp
TK111, 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
Chi phí NCTT thuê ngoài
Kết chuyển chi phí NCTT
TK111, 112, 331
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các chi phí liên quan đến việc sử dụng xe máy của đơn vị xây lắp như: Chi phí vật liệu, nhiên liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao MTC, chi phí sửa chữa lớn, nhỏ, chi phí nhân công sử dụng MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác…
* Tài khoản sử dụng:
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. TK này cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2.
* Trình tự hạch toán:
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công
Trường hợp Công ty có tổ chức bộ máy thi công riêng:
TK 152
TK 621
TK 1543
TK 623
Xuất NVL dùng cho MTC
Kết chuyển chi phí NVL TT
Kết chuyển CPSDMTC nếu đội không xác định kết quả riêng
TK 334
TK 622
Lương công nhân điều khiển MTC
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 512
Giá nội bộ
TK 3331
VAT
TK 632
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả riêng
TK 152, 214
TK 627
Chi phí dùng để quản lý đội máy thi công
Kết chuyển chi phí SXC
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng MTC trong trường hợp Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng.
Trường hợp đội xây lắp có tổ chức máy thi công hỗn hợp:
TK 152, 153, 242
TK 623
Kết chuyển chi phí SDMTC
TK 1541
Xuất kho NVL, CCDC cho SDMTC
TK 111, 112, 331
Các chi phí dịch vụ mua
ngoài khác
TK 133
VAT
TK 334
Chi phí nhân công điều khiển MTC
TK 214, 335
Chi phí khấu hao, sửa chữa lớn MTC
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí SDMTC trong trường hợp có tổ chức đội máy thi công hỗn hợp
Trường hợp máy thi công thuê ngoài:
TK 111, 112, 331
Giá thuê MTC chưa thuế
TK 6237
TK 1541
Kết chuyển chi phí SDMTC
TK 133
VAT
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán chi phí SDMTC thuê ngoài
1.3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất của đội xây dựng, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân việc quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định (19%) trên tiền lương phải trả CNTT xây lắp (trong danh sách lao động của công ty), nhân viên quản lý đội, công nhân sử dụng MTC, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội. Trong quá trình hạch toán tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tổ chức hạch toán chi phí SXC theo từng công trình, hạng mục công trình, phải chi tiết hóa theo các khoản quy định.
- Nếu chi phí SXC có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp khác nhau thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan theo phương thức phân bổ thích hợp.
* Tài khoản sử dụng:
TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK này không có số dư cuối kỳ và được chi tiết là 6 tiểu khoản theo khoản chi.
* Trình tự hạch toán:
TK 334, 338
Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương
TK 627
TK 152,111
Các khoản ghi giảm chi phí SXC
TK 152, 153
Xuất NVL, CCDC cho sản
xuất chung
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ của đội
TK 331
Chi phí bằng tiền và thuê ngoài khác
TK 352
Trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình
TK 133
VAT
TK 1541
Phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng tính giá thành
TK 632
Kết chuyển chi phí SXC vào giá vốn hàng bán
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung
1.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.3.2.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:
* Tài khoản sử dụng:
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này có số dư bên Nợ và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
* Trình tự hạch toán:
TK152,153
TK1541
TK621
Các khoản ghi giảm chi phí (Phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được)
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK622
TK621
Bàn giao cho chủ đầu tư
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK155
TK623
Bàn giao
Công trình chờ bàn giao
Kết chuyển chi phí SDMTC trực tiếp
TK627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
TK331
Khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao chưa được xác định tiêu thụ
TK133
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.3.2.5.2 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong các doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình còn đang trong quá trình thi công chưa hoàn thàn, chưa bàn giao hoặc các đối tượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang:
- Đánh giá giá trị sản phẩm xây lắp dở dang theo chi phí thực tế phát sinh:
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Tổng CP phát sinh từ khi khởi công đến cuối kỳ tính giá thành
-
Các khoản giảm trừ giá thành xây lắp
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương:
Giá trị sản phẩm xây lắp DD CK
=
CP thực tế khối lượng XL DD ĐK
+
CP thực tế khối lượng phát sinh trong kỳ
x
Giá trị dự toán XL DD CK theo sản lượng tương đương
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán khối lượng XL Đ CK theo sản lượng tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá dự toán:
Giá trị sản phẩm xây lắp DD CK
=
Chi phí thực tế khối lượng XL DD ĐK
+
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
x
Giá trị dự toán khối lượng XL DD CK
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán khối lượng XL
DD CK
1.4 Tính giá thành sản phẩm
1.4.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được tổng giá thành và giá thành xây lắp. Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình có giai đoạn công việc đã hoàn thành, các đối tượng công tác xây lắp có dự toán riêng hoàn thành.
Xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp. Để giúp cho công tác tính giá thành được khoa học, hợp lý thì cần phải xác định kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian tính giá thành nhất định. Đây là mốc thời gian bộ phận kế toán tính giá thành phải tổng hợp số liệu thực tế cho từng đối tượng. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất và hình thức bàn giao công trình của từng doanh nghiệp.
1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.4.2.1 Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. Giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành.
Giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ được tính theo công thức:
Giá thành công tác xây lắp hoành thành bàn giao
=
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành và dự toán chi phí được duyệt, kế toán tính giá thành sản phẩm theo định mức theo công thức:
Giá thành thực tế của sản phẩm
=
Giá thành định mức
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch so với định mức
Để áp dụng phương pháp này có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Chế độ quản lý ở các khâu, đội sản xuất đã kiện toàn ở tất cả các khâu, đội sản xuất, các bộ phận quản lý chức năng có liên quan đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí, giá thành tương đối tốt.
1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, trong quá trình sản xuất xây lắp chi phí phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng, khi nào hoàn thành thì chi phí tập hợp được là giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng là chi phí của khối lượng xây lắp dở dang.
Ngoài các phương pháp tính giá thành đã nêu ở trên, còn một số phương pháp khác như: phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số…
1.5 Tổ chức sổ kế toán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Các hình thức tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp gồm:
Nhật ký chung
Nhật ký chứng từ
Nhật ký sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Trong các hình thức ghi sổ trên thì hình thức chứng từ ghi sổ đươc áp dụng khá rộng rãi ở các doanh nghiệp
Sổ kế toán chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Thẻ tính giá thành
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái các TK621, 622, 623, 627
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi chú:
Ghi trong kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
1.6 Đặc điểm hạch ._.toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới
1.6.1 Kế toán Mỹ
Trong kế toán tài chính ở Mỹ, chi phí được sử dụng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để được hàng hóa hoặc dịch vụ.
Trong kế toán Mỹ sản xuất sản phẩm xây dựng được quan niệm là sản phẩm đơn chiếc, mỗi dự án thi công có thiết kế riêng, nên các công ty thường áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo công việc. Theo phương pháp này chi phí NVL, chi phí NC trực tiếp được ghi nhận riêng cho từng công trình hoặc đơn đặt hàng. Còn chi phí SXC được tính cho từng công việc theo định mức ngày từ đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc được phân bổ theo những tiêu thức thích hợp nhất định.
Hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất, chi phí gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp và chi phí SXC được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
Kế toán chi phí sản xuất của Mỹ và Việt Nam đều sử dụng cả hai phương pháp là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên và có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, kế toán Mỹ linh động hơn ở hệ thống tài khoản, chỉ quy định chuẩn cho tên tài khoản còn các công ty có thể tự thiết kế số liệu tùy theo yêu cầu quản lý riêng.
NVL
SPDD
GVHB
Giá trị NVL Sử dụng trực tiếp
Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành bán ngay
Phải trả người bán (tiền...)
CPDV mua ngoài cho SX
CPSXC
Hao mòn TSCĐ
KHTSCĐ phục vụ SX
Phải trả CNV
Tiền lương trả LĐ gián tiếp
Tiền lương trả cho lao động trực tiếp
Thành phẩm
Giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho
Sơ đồ 1.9: Hạch toán CPSX theo kế toán Mỹ (Phương pháp KKTX)
1.6.2 Kế toán Pháp
Theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất được là số tiền bỏ ra để mua vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, chi phí nhân viên, phí khấu hao. Do đó, giá thành sản phẩm bao gồm có các khoản chi phí mang tính sản xuất.
Kế toán Pháp chỉ sử dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và không có tài khoản giá thành như Việt Nam mà cuối kỳ, sau khi điều chỉnh chi phí, kết chuyển sang TK xác định kết quả giữa niên độ
TK mua hàng
Tiền lương trả LĐ gián tiếp
TK chi phí sản xuất
TK giá vốn
TK phân chia
Chi phí trực tiếp
phân bổ trực tiếp
TK giá phí phân phối
Chi phí trực tiếp
phân bổ trực tiếp
Kết chuyển giá phí phân phối
TK thành phẩm
Giá thành SP tiêu thụ
Giá thành SP nhập kho
TK SPDD
Trị giá SPDD
Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí sản xuất theo kế toán Pháp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁP TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị là một công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước với vốn từ các cổ đông là người lao động trong Công ty, không có sự góp vốn của nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế : Quang Tri infrastructure development and investment joint stock company.
Trụ sở chính : 53 Lê Lợi, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân.
Xuất phát là một xí nghiệp xây dựng được chia tách từ Công ty xây lắp Bình Trị Thiên, tháng 7/1989 (chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa được thành lập trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị.
Tháng 11/1992 thực hiện Nghị định số 388 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty phát triển và kinh doanh nhà Quảng Trị trực thuộc UBND tỉnh Quảng Trị theo quyết định số 733/QĐ-UB ngày 27/11/1992 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Tháng 10/1996 UBND tỉnh Quảng Trị ra quyết định sáp nhập Công ty với Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và lấy tên là Công ty phát triển và kinh doanh nhà Quảng Trị.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định số 2447/QĐ-UB ngày 28/09/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Công ty được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty chuyên hoạt động, sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, đầu tư hạ tầng cơ sở (nhà cửa, các công trình công cộng khác bán và cho thuê) và trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi với các ngành nghề sau:
- Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình cấp thoát nước thuộc nhóm B, C, xây lắp đường dây và trạm điện dưới 35 KV.
- Đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng, khu công nghiệp, cụm dân cư
- Sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm, cẩu đến tận cấu kiện cho các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu cống, thuỷ lợi, thuỷ điện…
- Sản xuất và nhận lắp đặt ống bi ly tâm.
- San nền đào đắp đất, ép cọc trên các địa hình.
Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp với mục tiêu và điều lệ của Công ty cổ phần đề ra.
- Mở rộng qui mô sản xuất, tích luỹ và phát triển vốn.
- Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất của Công ty
Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty có thể biểu diễn qua sơ đồ:
Lập dự án thi công và lập dự toán
Nhận hồ sơ
Chủ đầu tư mời thầu
Tham gia đấu thầu
Nghiệm thu, bàn giao, lập quyết toán
Chuẩn bị nguồn lực NVL, vốn, nhân công…
Tiến hành xây dựng
Thắng thầu
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ xây dựng của Công ty
Tuỳ từng công trình, hạng mục công trình mà Công ty có những phương án tổ chức thi công thích hợp, kỹ thuật sản xuất vừa thủ công kết hợp với thi công cơ giới.
Công ty chỉ đạo trực tiếp đến các đội, phân xưởng, tổ sản xuất theo tiến độ thi công đã đề ra phù hợp với trình độ chung của toàn Công ty.
Mỗi phân xưởng, đội, tổ đều có đội trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh trong phạm vi tổ, đội đảm nhận.
Mỗi công trình Công ty bổ nhiệm một kỹ sư làm chủ nhiệm công trình, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về mọi mặt của công trình.
Đội thi công cơ giới và xe máy chuyên chở nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc…đến tận công trình, hạng mục công trình.
Xưởng sửa chữa xe máy chuyên sửa chữa nhỏ thường xuyên các loại xe, máy trong Công ty.
Trạm bê tông luôn sản xuất bê tông tươi và bê tông ly tâm phục vụ cho khách hàng.
Các đội xây lắp và các tổ mộc, nề, sắt, bê tông, xử lý nền móng thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình như tên gọi.
2.1.2.3. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Từ lúc thành lập cho đến nay, đặc biệt là sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị luôn có những bước phát triển. Mặc dù hiện nay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đang có sự cạnh tranh rất cao với ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhưng Công ty vẫn đang cố gắng khẳng định vị trí của mình. Công ty dành được nhiều công trình, hạng mục công trình lớn, đảm bảo việc làm cho công nhân viên của Công ty.
Đvt: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2006 so với 2007
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
Vốn chủ sở hữu
12 553,734
12 625,850
72,116
0,574
2
Doanh thu
38 400,33
39 597,48
1 197,15
3,118
3
Tổng chi phí kinh doanh
37 899,52
38 957,547
1 058,027
2,792
4
Lợi nhuận sau thuế
360,5832
460,816
100,2328
27,79
5
Thu nhập bình quân tháng
1,230
1,342
0,112
9,1
Bảng 2.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty
Từ bảng số liệu ở trên ta nhận thấy rằng tình hình kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển, doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 và đặc biệt là LNST của Công ty tăng lên rõ rệt. Công ty liên tục làm ăn có lãi, đời sống của nhân viên cũng được cải thiện. Không những thế, Công ty nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Hàng năm, doanh nghiệp đều được Chi cục thuế tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen về những thành tích và đóng góp tích cực của Doanh nghiệp.
2.1.2.4 Thị trường của Công ty
Công ty chủ yếu thực hiện các công trình trên địa bàn tỉnh. Các công trình, hạng mục công trình mà Công ty nhận thầu chủ yếu là các trụ sở, nhà làm việc của các tổ chức, đơn vị. Là một đơn vị có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng nên Công ty trúng thầu rất nhiều công trình lớn của tỉnh. Công ty cũng tham gia xây, lắp một số công trình ở tỉnh Savănnaket của Lào do chính phủ Việt Nam tài trợ. Ngoài ra Công ty còn bán bê tông thương phẩm cho các công trình không do Công ty thi công.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị là một công ty cổ phần nên việc xây dựng bộ máy có những đặc thù riêng. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ, công nhân viên từ Công ty phát triển và kinh doanh nhà Quảng Trị chuyển sang, Công ty bố trí, sắp xếp, đào tạo nâng cao và đào tạo lại để các vị trí theo mô hình cơ cấu tổ chức mới phải đảm bảo năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn sao cho Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngay.
Theo điều 32- điều lệ tổ chức hoạt động Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị thì Công ty sẽ thiết lập một bộ máy quản lý mà bộ máy này sẽ chịu trách nhiệm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị.
Phã gi¸m ®èc
®iÒu hµnh SX
Phã gi¸m ®èc
ph¸t triÓn SX
06 tæ
méc,
SẮT,
c¬
khÝ,
®iÖn, níc
§éi
thi c«ng
c¬
giíi
Xëng
söa
ch÷a
xe
m¸y
Tr¹m
Sx
Bª
t«ng
Phßng
KÕ ho¹ch
vËt
t
05
®éi
x©y
l¾p
Phßng
Kü
thu©t
Phßng
Tµi vô
kÕ
to¸n
Phßng
Tæ chøc
hµnh
chÝnh
héi ®ång qu¶n trÞ
Gi¸m ®èc ®iÒu hµnh
BAN KIỂM SOÁT
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức.
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.3.2.1 Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Uỷ ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Công ty. Cổ đông bao gồm tất cả các thành viên có tham gia góp vốn vào Công ty dưới hình thức mua cổ phần.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất ở Công ty, có quyền nhân danh Công ty đưa ra các quyết định liên quan đến lợi ích của cổ đông trừ các thẩm quyền thuộc về đại hội cổ đông đã được quy định ở điều lệ của Công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phải chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có 3 thành viên trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn kế toán.
Giám đốc điều hành là người được Hội đồng quản trị chỉ định để điều hành hoạt động sản xuất của Công ty. Tại Công ty Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn Giám đốc điều hành nên Giám đốc điều hành còn là người đại diện của Công ty trước pháp luật.
Phó giám đốc điều hành sản xuất: là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ sản xuất, thi công của Công ty…
Phó giám đốc phát triển sản xuất: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất và công tác tổ chức, hành chính của đơn vị, chỉ đạo các dự án đầu tư và triển khai công tác phát triển sản xuất.
2.1.3.2.2 Các phòng ban
Phòng Kế hoạch, vật tư : Có nhiệm vụ tổng hợp, cân đối nhu cầu vật tư kỹ thuật, nguyên vật liệu để có kế hoạch toàn diện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch, theo dõi, điều độ quá trình thi công, xây dựng các hạn mức kỹ thuật vật tư cho từng đối tượng công trình, lập bảng thanh toán lương với các tổ đội sản xuất, tổ chức thu mua nguyên vật liệu, tìm kiếm khách hàng để tiến hành ký kết các hoạt động mua bán; phối hợp với phòng Tài vụ kế toán tiến hành các hoạt động kinh tế thường kỳ nhằm phát hiện những mặt yếu kém để tìm biện pháp khắc phục.
Phòng Kỹ thuật : Thiết kế các phương án kỹ thuật thi công, quản lý và cung cấp các thông số kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công… lập dự toán thi công, giám sát thi công, theo dõi tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán với đơn vị chủ đầu tư…
Phòng Tài vụ - kế toán: Quản lý chung tình hình tài chính của Công ty như: tổ chức và quản lý chặt chẽ các vấn đề về vốn, thanh toán, tình hình tiêu thụ sản phẩm, thanh toán lương, tính giá thành, tổ chức chỉ huy hệ thống công tác thống kê kế toán, ghi chép thống nhất các số liệu ban đầu thường xuyên, chính xác, kịp thời đối với thủ kho các công trình, trạm, bộ phận sản xuất… Đồng thời thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm soát, đánh giá định kỳ, lập các báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp luật về quản lý và sử dụng đồng tiền.
Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về công tác tuyển dụng, đào tạo và các chế độ của cán bộ công nhân viên; theo dõi và quản lý lao động về hợp đồng lao động, BHYT, BHXH, hưu trí, thôi việc, thuyên chuyển công tác; thực hiện công tác quản lý lương, khen thưởng; mua sắm cung cấp trang thiết bị cho Công ty.
Ngoài các phòng ban, Công ty còn có các cơ sở sản xuất trực thuộc:
- Đội thi công cơ giới và xe máy phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Có 5 đội xây lắp; 2 tổ mộc; 2 tổ sắt; 1 tổ cơ khí; 1 đội điện, nước; trạm trộn bê tông tươi; 1 tổ xử lý nền móng.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
2.1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán
Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung để phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Theo hình thức này thì tất cả các công tác kế toán từ xử lý chứng từ, hạch toán tổng hợp, chi tiết cho đến tổng hợp lập các báo cáo kế toán đều được thực hiện tập trung ở phòng Tài vụ kế toán. Tại phòng này cũng thu thập và xử lý tất cả các thông tin về tình hình tài chính của Công ty thông qua công tác hạch toán kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị được tổ chức rất gọn nhẹ, số lượng nhân viên kế toán rất ít. Đứng đầu là Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài vụ kiêm kế toán tổng hợp. Còn lại là ba kế toán viên:
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán, và vốn bằng tiền
Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo phương thức trực tuyến. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài vụ kiêm chỉ đạo trực tiếp đến từng nhân viên kế toán không qua khâu trung gian nào khác. Mối liên hệ trong bộ máy kế toán đơn giản, thực hiện trực tiếp trong một cấp kế toán của đơn vị.
* Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, tổng hợp, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty, đề ra biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Thường xuyên giám sát công việc của kế toán viên nhằm phát hiện kịp thời mọi sai sót, đảm bảo số liệu kế toán được chính xác.
+ Lập sổ sách kế toán hợp lý, đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Đảm bảo chứng từ hợp lệ, sẵn sàng cho công tác thanh tra khi có yêu cầu.
+ Thực hiện công tác kế toán, quyết toán thuế hàng năm đúng hạn theo yêu cầu của Nhà nước.
+ Khi báo cáo tài chính được lập, tiến hành phân tích các chỉ số kinh kế - tài chính nhằm cung cấp thông tin giúp ban giám đốc Công ty đưa ra các quyết định kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán tổng hợp
+ Có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ, sổ sách kế toán, điều hành mọi nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên. Thông qua các chứng từ của tổ, đội xây lắp để tính giá thành xây lắp các công trình, hạng mục công trình nhằm cung cấp thông tin cho Ban giám đốc, tham mưu các biện pháp kinh tế tối ưu.
+ Nghiên cứu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Từ đó, tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành, kịp thời phục vụ
cho việc đề ra các biện pháp nhằm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh về giá cho Công ty.
* Kế toán vật tư
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau. Cuối tháng, tập hợp chứng từ, lên bảng kê chi tiết nhập, xuất, tồn vật tư rồi nộp cho kế toán tổng hợp.
* Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền
Thường xuyên theo dõi các khoản phải thu, nợ phải trả, lãi tiền vay, tiền gửi ngân hàng, lập báo cáo thu, chi; thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra báo cáo quỹ hàng ngày…Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, tính thanh toán lương, phụ cấp hàng tháng cho công nhân viên, lập bảng phân bổ tiền lương.
* Kế toán TSCĐ kiêm thủ quỹ
Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ, tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
Quản lý tiền mặt của Công ty; căn cứ vào chứng từ được duyệt hợp lý, hợp lệ để tiến hành thu, chi tiền mặt, ngân phiếu phục vụ sản xuất và ghi sổ quỹ hàng ngày; hàng ngày kiểm tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán vốn bằng tiền.
2.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.4.4.1 Chính sách kế toán chung
Công ty sử dụng hình thức kế toán máy, dùng phần mềm kế toán MISA. Công ty đã đưa hình thức kế toán này vào sử dụng từ năm 2000. Đây là phần mềm kế toán tiết kiệm thời gian, được thiết kế độc lập đồng thời tích hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quản trị tài chính doanh nghiệp hoàn hảo.
Hiện tại Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA SME 7.9 đây là phiên bản mới và được cập nhật những thay đổi mới nhất theo chế độ kế toán hiện hành.
- Niên độ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao áp dụng khác nhau đối với từng loại tài sản.
Mức KH phải trích năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ KH bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Hàng tháng khi tiến hành trích KH, số KH phải trích được xác định:
Số KH phải trích tháng này
=
Số KH đã trích tháng trước
+
Số KH tăng tháng này
-
Số KH giảm
tháng này
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo giá thực tế.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, dụng cụ trên các TK và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất.
2.1.4.4.2 Tổ chức vận dụng phương pháp kế toán
* Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ
Công ty chủ yếu áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Một số chứng từ nội bộ Công ty tự thiết kế như: Phiếu theo dõi ca máy thi công, Giấy đề nghị thanh toán, ….
* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý.
* Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Ở Công ty cổ phần đầu tư phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng Quảng Trị hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
Hệ thống sổ sách của Công ty tuân thủ theo quy định của Bộ Tài Chính:
+ Sổ chi tiết : Dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt như :Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng….
+ Sổ tổng hợp: Sổ cái, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Quy trình ghi sổ tại Công ty có thể được khái quát như sau:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi trong kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.4 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS
* Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Để cung cấp thông tin kế toán cho yêu cầu quản lý nội bộ và báo cáo cho các cơ quan chức năng nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của Công ty, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai, Công ty thiết lập hệ thống báo cáo bao gồm:
* Báo cáo tài chính năm : gồm 4 báo cáo lập theo mẫu và quy định của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
* Báo cáo nội bộ của Công ty:
- Định kỳ tháng : Lập báo cáo quỹ.
- Định kỳ quý :
+ Báo cáo lãi lỗ về tiêu thụ sản phẩm.
+ Báo cáo tình hình thu chi tiền mặt.
+ Báo cáo công nợ
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
2.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Đặc điểm sản phẩm xây lắp là quá trình thi công lâu dài và phức tạp, sản phẩm có tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất…Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí được Công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục giá thành. Hiện nay, Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục sau :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp các chi phí trực tiếp phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình và phân bổ các chi phí gián tiếp phát sinh liên quan đến nhiều công trình.
Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết của từng tháng trong quý, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng quý làm cơ sở cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm sản phẩm của ngành xây dựng là mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị là theo từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành theo quý.
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất
Trong luận văn tốt nghiệp này, em xin lấy số liệu trong quý IV năm 2007 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị và chi tiết theo công trình Trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Trị để minh họa cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Công trình trung tâm hội nghị là công trình do Công ty trúng thầu với giá 9 215 749 000VNĐ (chín tỷ hai trăm mười lăm nghìn bảy trăm bốn mươi chín nghìn đồng). Đơn vị chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Công trình bắt đầu thi công từ ngày 01/04/2007 và kết thúc bàn giao vào ngày 01/01/2008. Công trình bao gồm một nhà hai tầng, một bể bơi và hàng rào bao quanh khu nhà.
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn. Tại Công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu là rất quan trọng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Khi Công ty trúng thầu công trình hay hạng mục công trình phòng kỹ thuật kết hợp với phòng kế hoạch - vật tư lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành, lập dự án, phương án thi công cho từng giai đoạn công việc cho các tổ, đội và kế hoạch cung ứng vật tư cho từng công trình hạng mục công trình. Việc mua vật tư để phục vụ cho các công trình, hạng mục công trình chủ yếu được thực hiện bởi nhân viên phòng kế hoạch - vật tư, các đội cũng có thể tự tổ chức thu mua với các vật liệu nhỏ lẻ, mang tính chất rời như cát, đá, vôi….dựa trên số liệu dự toán đã được duyệt và đặt dưới sự giám sát của Kế toán trưởng và Giám đốc Công ty.
Đối với vật liệu nhập kho, giá thực thế vật liệu là giá mua vào chưa có thuế GTGT cộng với chi phí vận chuyển, thu mua (nếu có).
Đối với vật liệu xuất từ kho của Công ty thì giá thực tế vật liệu xuất được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
* Chứng từ sử dụng:
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư
+ Các hoá đơn mua vật tư (Hoá đơn giá trị gia tăng)
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Việc mua vật tư do cán bộ vật tư hay đội trưởng các đội đảm nhiệm đều cần phải viết “Giấy đề nghị tạm ứng” (Phụ lục 1). Sau khi giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng xét duyệt, kế toán vốn bằng tiền sẽ lập phiếu chi. Hợp đồng kinh tế giữa Công ty và nhà cung cấp do Giám đốc ký. Nguyên vật liệu được mua chủ yếu được chuyển thẳng đến chân công trình, cũng có thể để ở kho Công ty. Sau khi vật tư đã được vận chuyển đầy đủ, người giao nhận và thủ kho sẽ lập “Biên bản giao nhận” (Phụ lục 2).
Khi nguyên vật liệu được đưa đến chân công trình, nếu là xuất ra từ kho Công ty thì căn cứ vào phiếu xuất kho, nếu là được vận chuyển thẳng đến công trình thì căn cứ vào “Hoá đơn bán hàng” (Phụ lục 3) để lập “Phiếu nhập kho” (Phụ lục 4). Phiếu nhập kho được lập riêng cho mỗi lần nhập và được lập thành 2 liên (liên 1 thủ kho ghi thẻ kho sau đó giao cho kế toán NVL, liên 2 do người giao hàng giữ).
Khi xuất nguyên vật liệu để sử dụng cho thi công công trình, tiến hành lập “Phiếu xuất kho” (Phụ lục 5) làm 2 liên (1 liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán, 1 liên đưa cho người nhận vật tư giữ).
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán khoản mục chi phí NVLTT, Công ty sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này phản ánh giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây lắp. TK 621 không có số dư cuối kỳ và sổ chi tiết được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
+ VD : 621 - TTHN : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thi công công trình trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Trị
Kèm theo giấy đề nghị tạm ứng là Hợp đồng kinh tế hoặc Bảng báo giá nguyên vật liệu
Trích hợp đồng kinh tế:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
Số: 32
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ vào Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào nghị định 17/HĐTB ngày 16/01/1990 quy định thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào khả năng, nhu cầu và sự thoả thuận, thống nhất của 2 bên
Hôm nay này 11 tháng 11 năm 2007. Chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Người đại diện: Hoàng Kim Thận Chức vụ : Giám đốc
Ông : Nguyễn Thuận Văn Chức vụ: Nhân viên vật tư
Địa chỉ : 53 Lê Lợi, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Bên B: Công ty cổ phần gạch ngói Quảng Trị
Người đại diện: Ngô Văn Tha Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Km 10, Quốc lộ 9, thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Sau khi bàn bạc thống nhất hai bên cùng thoả thuận ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán gạch như sau”
Điều 1: Hàng hoá - số lượng - giá cả:
Bên B nhận bán cho bên A loại gạch 4 lỗ và gạch chỉ cho bên A thi công công trình theo nội dung sau:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
đ/viên
Thành tiền
1
Gạch 4 lỗ
Viên
56 000
785,181
43 970 136
2
Gạch chỉ
Viên
39 000
821,256
32 028 984
Cộng
75 999 120
Điều 2: Trách nhiệm của các bên:
Bên A:
- Nhận và xác nhận khối lượng, chất lượng cho bên B tại nơi giao hàng
- 15 ngày sau khi nhận hàng thì phải đối chiếu công nợ với bên B và thanh toán cho bên B đủ số tiền theo biên bản đối chiếu công nợ đó.
Bên B:
- Cung cấp gạch đúng, đủ số lượng theo yêu cầu của bên B
- Có trách nhiệm giao tận chân công trình
- Cấp hoá đơn GTGT khi bên A thanh toán xong tiền hàng
Điều 3:
……….
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Bảng số 2.2: Hợp đồng kinh tế
Trích chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 212
Tháng 11
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
…
…
….
…
…
….
634
16/11
Xi măng Cosoco cho công trình TTHN
621
331
104 000 000
635
17/11
Gạch cho công trình TTHN
621
331
74 999 129
…
…
…..
…
…
….
Cộng
739 047 000
Kèm theo 07 chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Bảng 2.3: Chứng từ ghi sổ
Trích sổ cái TK 621
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
QUÝ IV NĂM 2007
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
……………..
179
31/10
Thép dùng cho công trình TTHN
331
102 089 000
…
…
………….
180
31/10
Đá dăm công trình trường Lê Duẩn
331
55 999 120
212
30/11
Xi măng cho công trình TTHN
331
104 000 000
212
30/11
Gạch dùng cho công trình TTHN
331
75 999 120
213
30/11
Gạch lát công trình trường Lê Duẩn
331
103 650 500
…
….
………….
…
……..
249
31/12
Xi măng cho công trình TTHN
331
89 045 780
249
31/12
Thép cho công trình TTHN
152
74 057 890
….
….
……
…
…..
328
31/12
K/c CPNVLTT công trình TTHN
154
1 986 050 000
329
31/12
K/c CPNVLTT trường Lê Duẩn
154
754 965 000
…
….
……
…
……
Cộng
9 080 145 000
9 089 145 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Ng._.toán đồng thời đảm bảo sự chính xác trong tính toán các con số cũng như việc chuyển sổ vì được thực hiện bởi máy tính.
3.1.1.4 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty là tương đối chính xác. Giữa kế toán giá thành và các phần hành kế toán khác có sự phối hợp khá nhịp nhàng, chặt chẽ và đồng bộ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là theo bốn khoản mục chi phí của từng công trình, hạng mục công trình nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mỗi công trình đều có một giá dự toán riêng, do đó việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh với giá dự toán giúp Công ty có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh khi có những khoản chi phí bất hợp lý, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm chi phí sản xuất.
Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Việc tổ chức kho tại ngay công trình giao cho đội quản lý và nguyên vật liệu do hai nguồn cung cấp là phòng kế hoạch - vật tư và đội tự tổ chức thu mua đến tận chân công trình làm giảm chi phí vận chuyển cũng như giúp đội thi công chủ động trong công việc và bảo quản, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Công ty đã tạo được những mối quan hệ tốt, tìm được các nhà cung cấp uy tín đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu để phục vụ cho công trình.
Về chi phí nhân công trực tiếp: Áp dụng hình thức lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành đã có tác dụng kích thích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công.
Về chi phí sử dụng máy thi công: áp dụng linh hoạt giữa sử dụng máy thi công của Công ty và thuê ngoài đảm bảo cho tiến độ thi công được kịp thời, nâng cao chất lượng công trình.
Về chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó đã phản ánh đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất chung của từng công trình góp phần tính đúng giá thành sản phẩm xây lắp.
3.1.2 Những tồn tại
3.1.2.1 Về tổ chức sản xuất, thi công
Tại Công ty việc tổ chức sản xuất thi công vẫn còn điểm chưa hợp lý. Tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi công các công trình đều do Ban giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo làm cho các đội, tổ mất tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất cũng như làm chậm tiến độ thi công của công trình.
3.1.2.2 Về tổ chức nhân sự kế toán
Kế toán trên máy tính đã được áp dụng tại Công ty khá lâu và làm giảm bớt lao động trong kế toán tuy nhiên kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá thành và kế toán trưởng lại chỉ có một người. Điều này gây khó khăn cho kế toán trưởng khi phải một mình xử lý quá nhiều công việc cũng như làm chậm thời gian hoàn thành công việc hạch toán, tính giá thành sản phẩm…Do chỉ có một người phải đảm trách nhiều công việc nên không có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán giá thành nên dễ xảy ra sai sót hoặc gian lận mà Công ty khó có thể phát hiện được.
3.1.2.3 Về tổ chức luân chuyển chứng từ
Tại Công ty, các chứng từ của các đội gửi về phòng kế toán thường bị chậm trễ làm cho quá trình hạch toán không phản ánh một cách chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này làm cho công việc kế toán tập trung nhiều vào cuối kỳ trong khi đầu kỳ và giữa kỳ nhiều khi không có chứng từ để hạch toán hoặc phải ghi bút toán tạm tính.
3.1.2.4 Về công tác kế toán hạch toán các khoản mục chi phí
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện tại Công ty sử dụng hai TK để theo dõi các khoản phải trả cho công nhân là: TK 334 dùng để theo dõi nhân công trong danh sách của Công ty và TK 331 để theo dõi những khoản phải trả cho công nhân ngoài danh sách của Công ty. Điều này chưa đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành và gây khó khăn cho kế toán khi phải theo dõi những khoản thanh toán cho nhân công trên cả hai tài khoản. Mặt khác, TK 331 dùng để vừa theo dõi các khoản phải trả cho nhà cung cấp vừa theo dõi tiền lương phải trả cho nhân công ngoài công ty dễ gây nhầm lẫn hoặc sót chi phí nhân công ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp chưa được hạch toán đúng quy định hiện hành.
* Chi phí sử dụng máy thi công
Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn nên nếu trong kỳ có nhiều máy móc thiết bị phải tiến hành sửa chữa, thay thế phụ tùng nhiều sẽ ảnh hưởng hoặc phản ánh không chính xác giá thành trong kỳ đó.
Phần hạch toán chi phí sử dụng máy thi công có điểm chưa đúng với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp đó là phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân điều khiển xe, máy không được hạch toán vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà phải hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung.
* Chi phí sản xuất chung
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân điều khiển máy thi công vẫn chưa được hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo chế độ kế toán hiện hành.
Mặc dù chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trình nào hạch toán trực tiếp vào công trình đó tuy nhiên có nhiều khoản phát sinh có giá trị nhỏ không có chứng từ kèm theo nên khó để biết được chi phí đó có thực sự có hay không
3.1.2.5 Về kế toán quản trị
Kế toán quản trị chiếm một vai trò quan trọng không kém so với các bộ phận kế toán khác của doanh nghiệp. Đặc biệt với cơ chế đấu thầu công khai và sự cạnh tranh về giá khốc liệt như hiện nay, việc cung cấp những thông tin mang tính hoạch định chiến lược là rất cần thiết, kế toán quản trị sẽ đáp ứng được những yêu cầu nói trên một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cho đến nay việc áp dụng kế toán quản trị vào công tác kế toán của Công ty vẫn chưa được triển khai.
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra một hướng đi đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề hàng đầu. Một công cụ vô cùng quan trọng, trợ giúp đắc lực cho quản lý là thông tin kế toán, trong đó thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một công cụ không thể thiếu được. Nếu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mắc sai sót sẽ dẫn đến một loạt các sai sót về sau như giá vốn hàng bán sai, kết chuyển lãi, lỗ sai và do đó dẫn đến việc xác định kết qủa kinh doanh sai. Điều này nói lên rằng: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu như không có sự độc quyền về giá dưới mọi hình thức mà ngược lại các doanh nghiệp còn sử dụng giá làm phương tiện cạnh tranh sắc bén. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp, giá của các công trình được biết một cách công khai khi tham gia đấu thầu, vì vậy mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống tính giá thành khoa học nhằm đáp kịp thời cho công tác quản lý của lãnh đạo cấp trên.
Giá thành sản phẩm xây lắp là một chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh tổng hợp kết quả nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đánh giá kết quả quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp là hết sức cần thiết và là một trong những điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp sản xuất tồn tại và phát triển mạnh.
Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu công tác quản lý đặt ra.
- Tính toán, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ tất cả những chi phí sản xuất theo yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tính toán kịp thời, chính xác giá thành thực tế của khối lượng công tác xây lắp hoàn thành làm cơ sở xác định giá bán hợp lý.
- Kiểm tra việc hạ giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công trình để tìm ra những biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình trong từng thời kỳ nhất định, từ đó lập các báo cáo kịp thời cho ban giám đốc để có biện pháp quản lý hợp lý và hiệu quả hơn.
Để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty phải tuân theo những nguyên tắc chung sau:
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trước tiên phải phù hợp với chính sách kinh tế, tài chính và các chế độ kế toán hiện hành.
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty.
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
3.2.2.1 Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ
Chứng từ ban đầu là chứng từ lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đây là cơ sở để vào sổ kế toán, kiểm tra tính hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế. Vì vậy, tập hợp chứng từ đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ tạo quyết định tới tính chính xác và tin cậy của số liệu, phương pháp kế toán tiếp theo. Nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đặc biệt là phục vụ cho công tác kê khai thuế GTGT hàng tháng đúng thời gian quy định, Công ty cần phải có quy định cụ thể là từ ngày 30 đến mồng 5 hàng tháng các đội phải nộp các chứng từ, hoá đơn liên quan lên phòng kế toán.
3.2.2.2 Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Việc sử dụng TK 331 để theo dõi các khoản phải trả cho công nhân nằm ngoài danh sách của Công ty là chưa đúng với quy định hiện hành và gây nên những bất cập. Do tài khoản này vừa dùng để hạch toán khoản phải trả cho nhà cung cấp vừa hạch toán tiền công cho công nhân ngoài danh sách của Công ty dễ dẫn đến việc tập hợp thiếu hoặc nhầm lẫn. Công ty chỉ cần sử dụng một TK 334 (Phải trả người lao động) nhưng chi tiết rõ ràng cho từng loại công nhân:
- TK 3341: Phải trả công nhân viên.
- TK 3348: Phải trả người lao động khác.
Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp phải hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung mới đúng với chế độ kế toán hiện hành.
3.2.2.3 Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn nên nếu trong kỳ có nhiều máy móc, thiết bị phải sửa chữa, thay thế phụ tùng sẽ ảnh hưởng đến giá thành trong kỳ đó. Công ty cần phải trích trước đề phòng cho máy móc bị hư hỏng nặng:
- Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa MTC vào chi phí kinh doanh theo dự toán kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Trích trước chi phí sửa chữa MTC
Có TK 335 – Chi phí trả trước
- Khi công việc sử chữa lớn MTC diễn ra, tập hợp chi phí sửa chữa MTC:
Nợ TK 2413 – Chi phí sử chữa MTC
Nợ TK 133 - Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ( nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 331,…. yếu tố chi phí
Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa và tiến hành kết chuyển.
- Trường hợp sửa chữa lớn theo kế hoạch, căn cứ vào giá thành thực tế của công việc sửa chữa, giá thành dự toán đã trích trước kế toán ghi:
Nợ TK 335 – Giá thành dự toán đã trích trước
Nợ TK 627 - Phần dự toán thiếu
Có TK 2413 – Giá thành thực tế
Có TK 627 - Phần dự toán thừa.
Trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
Nợ TK 242 - Nếu phân bổ cho năm sau
Nợ TK 627 – Phân bổ chi phí vào năm nay
Có TK 2413
Khi phân bổ chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch vào chi phí năm nay:
Nợ TK 627
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Các khoản trích BHYT, BHXH và KPCĐ của công nhân điều khiển máy thi công phải được hạch toán vào chi phí sản xuất chung để theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
3.2.2.4 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung
Công ty cần có một số quy định cụ thể về việc xác định và hạch toán những khoản mục được coi là hợp lý, hợp lệ để tránh tình trạng đưa những chi phí không hợp lý làm ảnh hưởng đến giá thành xây lắp.
Khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe máy phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung để đúng với quy định kế toán hiện hành.
3.2.2.5 Hoàn thiện hạch toán chi phí bảo hành công trình
Chi phí bảo hành công trình là một trong những yếu tố chi phí giúp doanh nghiệp tạo được uy tín và đuợc khách hàng tin tưởng. Việc đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đơn vị nhận thầu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty nên đưa thêm chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp nhằm tạo niềm tin cho khách hàng. Thời gian bảo hành công trình tuỳ thuộc vào loại và cấp công trình
- Khi trích trước chi phí sử chữa và bảo hành công trình:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 - Dự phòng phải trả
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338…
- Cuối kỳ, tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Khi công việc bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành còn lại:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711 – Thu nhập khác
3.2.2.6 Hoàn thiện hạch toán thiệt hại trong sản xuất
Các công trình xây dựng thường chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên do đó các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công chắc chắn có xảy ra. Bên cạnh đó cũng có những thiệt hại như phá đi làm lại do không đúng yêu cầu kỹ thuật hay do sự thay đổi của chủ đầu tư…
Tại Công ty không theo dõi khoản mục này một cách chính xác và đầy đủ, toàn bộ chi phí vẫn được tính vào các khoản mục chi phí để tính giá thành công trình. Tuy nhiên, theo chế độ hiện hành thì không phải khoản thiệt hại nào cũng được tính vào giá thành sản phẩm xây lắp mà chỉ có những khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch thì mới hạch toán vào chi phí sản xuất.
Đối với thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình xây lắp kế toán cần mở sổ theo dõi riêng. Toàn bộ thiệt hại được tập hợp vào bên Nợ của TK 138 (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Nợ TK 1381
Có TK 111, 112, 152, 331, 334…….
- Khi có quyết định xử lý thiệt hại:
Nợ TK 111, 152 – Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138 (1388), 334 – Giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 632 - Thiệt hại tính vào giá vốn hàng bán
Nợ TK 811 - Thiệt hại tính vào chi phí khác
Có TK 138 (1381) – Tài sản thiếu chờ xử lý
- Nếu do chủ đầu tư yêu cầu và chịu bồi thường
Nợ TK 111, 152 – Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 131 – Giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường
Có TK 138(1381) – Tài sản thiếu chờ xử lý
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra một hướng đi đúng nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh là vấn đề hàng đầu. Để làm được điều này có phần không nhỏ của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thành công của công tác quản lý. Nó cung cấp thông tin về các loại chi phí đã phát sinh, số liệu của giá thành để nhà quản trị có cơ sở so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, giá thành của đơn vị sản xuất ra so với giá thành bình quân của ngành, từ đó có định hướng điều chỉnh cho thích hợp. Đồng thời kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác để phản ánh toàn diện về tình hình hoạt động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp của em nhằm phản ánh tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị.
Để hoàn thành được luận văn này em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Hữu Đồng và các cô, chú trong phòng kế toán tại Công ty.
Tuy đã cố gắng tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự nỗ lực của bản thân trong việc hoàn thành bản luận văn nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các cô chú kế toán trong Công ty.
Xin chân thành cám ơn!
PHẦN PHỤ LỤC
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
Mẫu số: 03 – TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 15 tháng 11 năm 2007
Số : 149
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Tôi tên là : Nguyễn Thuận Văn
Địa chỉ : Phòng kế hoạch – vật tư
Đề nghị Công ty tạm ứng cho tôi số tiền là 76 000 000đ
Số tiền viết bằng chữ : Bảy mươi sáu triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng : Mua gạch phục vụ công trình trung tâm hội nghị tỉnh
Thời hạn thanh toán:
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên)
Phụ lục 1: Giấy đề nghị tạm ứng
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Số: 24
Hôm nay, ngày 17 tháng 11 năm 2007
- Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế số 32 ngày 11 tháng 11 năm 2007
- Tại địa điểm giao nhận: Trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Trị
Đại diện bên giao hàng : Công ty cổ phần gạch ngói Quảng Trị
Ông: Lê Đức Tú Chức danh: nhân viên giao nhận
Đại diện bên nhận hàng: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Ông: Đoàn Công Thuyết Chức danh : Thủ kho
Trả hàng tại: Trung tâm hội nghị tỉnh
STT
Hàng hoá
Số lượng(viên)
1
Gạch 4 lỗ
56 000
2
Gạch đặc
39 000
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN HÀNG ĐẠI DIỆN BÊN GIAO HÀNG
(Ký tên) (Ký tên)
Phụ lục 2: Biên bản giao nhận
Trích hoa đơn GTGT:
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 22 tháng 11 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần gạch ngói Quảng Trị
Địa chỉ : Km 10, Quốc lộ 9 , thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Số điện thoại:…………………………………………………
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thuận Văn
Địa chỉ : 53 Lê Lợi, thị xã Đông Hà, Quảng Trị
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Gạch 4 lỗ
Viên
56 000
785,181
43 970 136
2
Gạch chỉ
Viên
39 000
821,256
32 028 984
Cộng tiền hàng : 75 999 120
Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 7 599 912
Tổng cộng tiền thanh toán: 83 599 032
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi ba triệu năm trăm chín mươi chín nghìn không trăm ba mươi hai đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 3: Hoá đơn GTGT
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
Mẫu số: 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 17 tháng 11 năm 2008
Số: 305
Nợ : 152
Có: 331
Người giao hàng : Lê Đức Tú
Theo Biên bản giao nhận số 24
Nhập tại kho: Trung tâm hội nghị
STT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Gạch chỉ
56 000
56 000
785,181
43 970 136
2
Gạch 4 lỗ
39 000
39 000
821,256
32 028 984
Cộng
75 999 120
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bảy mươi lăm triệu chín trăm chín mươi chín nghìn một trăm hai mươi đồng
- Số chứng từ gốc kèm theo : 03
Ngày 17 tháng 11 năm 2007
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ lục 4: Phiếu nhập kho
CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢNG TRỊ
53 LÊ LỢI – TX ĐÔNG HÀ
Mẫu số:02- VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 11 năm 2007
Số: 316
Nợ : 621
Có : 152
Họ và tên người nhận : Nguyễn Văn Rành
Lý do xuất : Thi công công trình trung tâm hội nghị
Xuất tại kho: Kho trung tâm hội nghị
TT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Gạch chỉ
viên
`12 000
12 000
821,256
9 855 072
2
Xi măng COSCO
Kg
5 000
5 000
835
4 175 000
Cộng
14 030 072
Số tiền bằng chữ : Mười bốn triệu không trăm ba mươi nghìn không trăm bảy mươi hai đồng.
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Ngày 21 tháng 11 năm 2007
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phục lục 5: Phiếu xuất kho
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
Công trình: Trung tâm hội nghị tỉnh
Hạng mục: Hàng rào
- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của hạng mục công trình hàng rào của công trình TTHN
- Căn cứ vào hợp đồng làm khoán giữa:
Đại diện bên khoán: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Họ và tên: Nguyễn Quang Quỳnh Chức vụ: Kỹ sư giám sát
Đại diện bên nhận khoán:
Họ và tên: Nguyễn Văn Rành Chức vụ: Tổ trưởng
Cùng nhau nghiệm thu những công việc giao khoán sau đây đảm bảo đúng chất lượng kỹ thuật và yêu cầu công trình:
- Đào đất : 59 m3
- Xây móng bằng bơ lô : 74 m3
- Đổ bê tông giằng móng: 21m3
- Xây hàng rào: 87m3
- Quét sơn hàng rào: 97,5m3
Ngày 01 tháng 12 năm 2007
Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên)
Đại diện bên nhận khoán
(Ký, họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, họ tên)
Phụ lục 6: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thànhBẢNG THANH TOÁN KHỐI LƯỢNG
(Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/2007)
Công trình: Trung tâm hội nghị
Hạng mục công trình: Hàng rào
Đại diện bên nhận khoán: Nguyễn Văn Rành Chức vụ: tổ trưởng
Căn cứ vào hợp đồng giao khoán số 57/HĐGK đã ký ngày 01/11/2007
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành ngày 30/11/2007
Hai bên nhất trí thanh toán khối lượng công việc như sau:
TT
Nội dung công việc
Đơn vị
Khối lượng
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Đào đất
m3
59
1,32
52 000
4 049 760
2
Xây móng bằng bờ lô
m3
74
1,02
39 000
2 943 720
3
Đổ bê tông giằng móng
m3
21
1,86
53 000
2 070 180
4
Xây hàng rào
m3
87
1,20
45 000
4 698 000
5
Quét sơn hàng rào
m3
97,5
0,98
58 000
5 541 900
Tổng cộng
19 303 560
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Người nhận khoán
Người giao khoán
Phụ lục 7: Bảng thanh toán khối lượng
BẢNG CHẤM CÔNG
Công trình: Trung tâm hội nghị
Tổ : Nguyễn Văn Rành
STT
Họ và tên
Ngày trong tháng
TS ngày công thực tế
Cộng thêm giờ, phép
1
2
3
…
14
15
16
…
…
29
30
31
1
Lê Văn Ánh
+
+
+
…
V
+
+
..
..
+
+
27
2
Nguyễn Viết Hào
+
+
+
..
+
+
+
…
…
+
+
28
3
Ngô Văn Lanh
V
+
+
..
V
+
+
…
…
+
+
24
…
…….
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
11
Nguyễn Văn Sành
+
+
+
…
+
+
+
…
…
+
+
30
Tổng cộng
254
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Người chấm công
Đội trưởng
Kỹ thuật viên công trình
Phụ lục 8: Bảng chấm công công nhân trực tiếp xây lắp
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO MÁY THI CÔNG
Công trình: Trung tâm hội nghị
STT
Tên MTC
Tổng mức KH
Tổng số giờ máy
Số giờ máy tại công trình TTHN
Khấu hao MTC tại công trình Trung tâm hội nghị
1
Máy đào
28 654 000
214
56
749 824
2
Máy ủi
32 800 000
306
102
1 093 333
…
…
…
..
…
…
11
Máy trộn bê tông
19 890 000
217
63
577 452
Cộng
587
10 320 754
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ lục 9: Bảng phân bổ khấu hao máy thi công
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG THUÊ NGOÀI
HOÀN THÀNH
Công trình: Trung tâm hội nghị
Thời gian nghiệm thu: ngày 11 tháng 11 năm 2007
Các bên tham gia nghiệm thu:
Bên A: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng trị
+ Ông: Nguyễn Văn Hưng Chức vụ: Đội trưởng thi công
+ Ông: Lê Đình Lưu Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật
Bên B: Xí nghiệp cơ giới 78
+ Ông: Ngô Văn Tâm Chức vụ: Phó giám đốc
+ Ồng: Nguyễn Huy Minh Chức vụ: Tổ trưởng
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 251/HĐKT hai bên đã ký kết ngày 01/11/2007.
- Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành
Hai bên thống nhất nghiệm thu khối lượng hoàn thành như sau:
Bên B đã hoàn thành việc đào và vận chuyển 789m3 (bảy trăm tám mươi chín mét khối) đất đá tại vị trí bể bơi theo đúng với yêu cầu kỹ thuật của bên A đề ra và hoàn thành đúng thời hạn quy định trong hợp đồng giữa hai bên.
Ngày 11 tháng 11 năm 2007
Đại diện bên A
(Ký, họ tên)
Đại diện bên B
(Ký, họ tên)
Phụ lục 10 : Bảng nghiệm thu khối lượng thuê ngoài hoàn thành
Công ty Cổ phần Đầu tư & PTCS hạ tầng Quảng Trị
Bộ phận: Quản lý công trình Trung tâm hội nghị
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 11 năm 2007
STT
Họ và tên
Chức vụ
Lương thời gian
Các khoản phải khấu trừ
Thực lĩnh
Ký nhận
Số công
Số tiền
BHXH
BHYT
Tổng cộng
1
Trần Hữu Mạnh
Tổ trưởng
25
2 590 600
129 530
25 906
155 436
2 435 164
2
Nguyễn Văn Hào
Kỹ sư
26
3 650 000
182 500
36 500
219 000
3 431 000
3
Ngô Văn Hiếu
Đội trưởng
26
4 534 500
226 725
45 345
272 070
4 262 430
…
….
…
…
…
…
…
…
….
9
Đoàn Văn Thuyết
Thủ kho
21
1 540 000
77 000
15 400
92 400
1 447 600
Tổng cộng
264
29 904 600
1 495 230
299 046
1 794 276
28 110 324
Kế toán thanh toán
(ký, họ tên)
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Phụ lục 11: Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên quản lý công trình TTHN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học kinh tế quốc dân - Chủ biên: GS.TS Đặng Thị Loan.
Hệ thống tài khoản kế toán – NXB Tài chính (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006).
Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán – NXB Tài chính (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006).
Kế toán trong cac doanh nghiệp xây lắp – NXB Tài chính năm 2005 - Nguyễn Văn Bảo.
Luận văn tốt nghiệp của các tác giả khác.
Quy chế, điều lệ, lịch sử hinh thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
Các báo cáo tài chính, sổ sách, chứng từ kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
CP
Chi phí
CT
Chứng từ
CTGS
Chứng từ ghi sổ
CK
Cuối kỳ
ĐK
Đầu kỳ
GTGT
Giá trị gia tăng
K/c
Kết chuyển
V
Vắng
NCTT
Nhân công trực tiếp
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
MTC
Máy thi công
NT
Ngày tháng
SH
Số hiệu
SXC
Sản xuất chung
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TSCĐ
Tài sản cố định
KH
Khấu hao
LNST
Lợi nhuận sau thuế
UBND
Ủy ban nhân dân
TTHN
Trung tâm hội nghị
LD
Lê Duẩn
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ xây dựng của Công ty 5
Sơ đồ 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức 8
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 11
Sơ đồ 2.4 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS 16
Bảng 2.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty 6
Bảng 2.2: Chứng từ ghi sổ 23
Bảng 2.3 Sổ cái TK 621 24
Bảng 2.4 Sổ chi tiết TK 621 25
Bảng 2.5: Hợp đồng giao khoán 28
Bảng 2.6: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp 29
Bảng 2.7: Chứng từ ghi sổ 31
Bảng 2.8: Sổ cái TK 622 32
Bảng 2.9: Sổ chi tiết TK 622 33
Bảng 2.10: Phiếu theo dõi ca máy thi công 38
Bảng 11: Hợp đồng thuê máy thi công 39
Bảng 12: Chứng từ ghi sổ 39
Bảng 13: Sổ cái TK 623 40
Bảng 14: Sổ chi tiết TK 623 41
Bảng 15: Chứng từ ghi sổ 44
Bảng 16: Sổ cái TK 627 45
Bảng 17: Sổ chi tiết TK 627 46
Bảng 18: Chứng từ ghi sổ 48
Bảng 19: Sổ cái TK 154 49
Bảng 20: Sổ chi tiết TK 154 50
Bảng 21: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp 52
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 14
Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng. 15
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí SDMTC trong trường hợp có tổ chức đội máy thi công hỗn hợp 16
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán chi phí SDMTC thuê ngoài 16
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung 17
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 18
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 22
Sơ đồ 1.9: Hạch toán CPSX theo kế toán Mỹ (Phương pháp KKTX) 23
Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí sản xuất theo kế toán Pháp 24
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ xây dựng của Công ty 27
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức. 30
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 33
Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS 38
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty 28
Bảng 2.2: Hợp đồng kinh tế 44
Bảng 2.4: Sổ cái TK 621 46
Bảng 2.5: Sổ chi tiết TK 621 47
Bảng 2.6: Hợp đồng giao khoán 50
Bảng 2.7: Bảng thanh toán tiền lương trực tiếp 52
Bảng 2.8: Chứng từ ghi sổ 53
Bảng 2.9: Sổ cái TK 622 54
Bảng 2.10: Sổ chi tiết TK 622 55
Bảng 2.11: Phiếu theo dõi ca máy thi công 58
Bảng 2.12: Hợp đồng thuê máy thi công 61
Bảng 2.13: Chứng từ ghi sổ 61
Bảng 2.14: Sổ cái TK 623 62
Bảng 2.15: Sổ chi tiết TK 623 63
Bảng 2.16: Chứng từ ghi sổ 66
Bảng 2.17: Sổ cái TK 627 67
Bảng 2.18: Sổ chi tiết TK 627 68
Bảng 2.19: Chứng từ ghi sổ 70
Bảng 2.20: Sổ cái TK 154 71
Bảng 2.21: Sổ chi tiết TK 154 72
Bảng 2.22: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp 74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36732.doc