Trang
Lời mở đầu........................................................................................................................3
chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.............................. .........6
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.......................................................................................................6
1.1.1.Quá trìn
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình thành và phát triển của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.......................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh...............................................11
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ……………………………...…11
1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất đường kính trắng ……………………………………………………..….15
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang......................................................................................................17 1.2.1. Tổ chức Bộ máy kế toán...........................................................................17
1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán.......................................................................20
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp......................................22
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang...............................................................................................................27
2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang..................................................27
2.1.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất…………………27
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm………………27
2.1.3.Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.....................................................................................................28
2.2. Kế toán chi phí sản xuất, đánh giá chi phí sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang..................28
2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm đường tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang......................................................................................28
2.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………………..…28
2.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp……………….………….37
2.2.1.3. Kế toán sản xuất chung………………………………...…….46
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất………………………………...…….56
2.2.3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang........................................................................................61
2.2.4. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang....................................................................................................63
2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành ……………..….…63
2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành…………………………………….…63
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang................................................................................................................................65
3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang...........................65
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuả Công ty……………………………………………...….65
3.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.........................66
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang…68
3.2.1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………………………68
3.2.2. Về hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép………..….68
3.2.3. Về tính giá trị dở dang cuối kỳ……………………………………....70
3.2.4. Về phần mềm kế toán máy MS5.0......................................................71
kết luận.........................................................................................................73
Lời mở đầu
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động và mọi hình thức sở hữu. Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm nhiệm chức năng tổ chức thông tin tạo cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý đúng đắn.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết và cạnh tranh gay gắt hiện nay, mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhu cầu cảu thị trường và đạt lợi nhuận tối đa. Khi quyết định bất kỳ của một phương án sản xuất một loại sản phẩm nào, trước tiên doanh nghiệp phải tính đến lượng chi phí phải bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.
ở Các doanh nghisệp sản xuất, khi nói đến chi phí không thể không nói đến giá thành sản phẩm là các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành.
Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cơ chế thị trường có điều tiết và cạnh tranh đều phải hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành một cách hợp lý vì điều đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá bán, thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Để đạt được điều đó, thì trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ, tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp nhà quản lý lãnh đạo doanh nghiệp phân tích và đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành như thế nào? Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thích hợp cho sự phát trển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tổ chức tốt việc quản lý chi phí sản xuất, tính chính xác giá thành sản phẩm là một yêu cầu cần thết và luôn là một trong những vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm.
Do chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác, muốn vậy chỉ khi có kết quả tập hợp chi phí sản xuất cũng chính xác, đầy đủ. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau và là khâu trọng tâm trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm về đường kính, quặng Penpats, đá răm, xây dựng các công trình XDCB. Công ty có khối lượng sản phẩm rất lớn phục vụ trong nhiều lĩnh vực từ chế biến nông sản đến xây dựng các công trình ... Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Tuy nhiên hiện nay do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nên Công ty đã gặp không ít khó khăn . Làm thế nào để hạch toán đúng và đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác,từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trường là một vấn đề Công ty đặc biệt quan tâm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp xúc với công tác kế toán ở công ty kết hợp với những nhận thức của bản thân về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và lựa
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do Công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm và được chia làm nhiều bộ phận khác nhau như: Bộ phân sản xuất đường, Bộ phân mỏ đá, Bộ phận mỏ Penspat…và mỗi bộ phận đều được hạch toán độc lập, vì thời gian có hạn nên trong chuyên đề này Em lấy số liệu của sản phẩm đường để minh hoạ chi tiết quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận”, Nội dung chuyên đề gồm 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Để hoàn thành chuyên đề này Em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty. Và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Trương Anh Dũng cùng với sự cố gắng của bản thân. Nhưng do thời gian thực tập ngắn, với nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của Em không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy Em rất mong muốn tiếp thu và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty để có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình học tập và công tác thực tế sau này./.
chương 1
Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang có trụ sở chính đóng tại đường Trần Hưng Đạo - Phường Minh Xuân - Thị xã Tuyên Quang.
Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang được thành lập từ năm 1959, lấy tên là Xí nghiệp Cơ điện. Đến năm 1972 sáp nhập với Xí nghiệp trung đại tu ô tô và đổi tên thành Xí nghiệp cấp III thuộc Sở công nghiệp Tuyên Quang. Đến ngày 14/11/1993 thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Cơ khí cấp III được xếp là một doanh nghiệp Nhà nước và lấy tên gọi là Xí nghiệp Cơ khí tỉnh Tuyên Quang, đồng thời được cấp giấy phép kinh doanh số 104611 do Trọng tài kinh tế tỉnh cấp.
Năm 1997 Xí nghiệp Cơ khí Tuyên Quang được giao thêm nhiệm vụ mới là xây lắp các đường điện hạ thế từ 35kv trở xuống. Đến ngày 5/11/1998 thực hiện quyết định số 1093/QĐ-UB ngày 5/11/1998 của UBND tỉnh Tuyên Quang, Xí nghiệp Cơ khí Tuyên Quang tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp và đổi tên là Công ty Cổ phần Cơ khí Tuyên Quang.
Trong thời gian cổ phần hoá chưa được bao lâu thì đến ngày 4/6/1999 thực hiện quyết định số 537/QĐ-UB của UBND tỉnh Tuyên Quang. Công ty Cổ phần Cơ khí Tuyên Quang sáp nhập với Nhà máy Đường Tuyên Quang thành Công ty Đường Tuyên Quang và được cấp giấy phép kinh doanh số 112713 ngày 7/6/1999 do Sở kế hoạch đầu tư cấp.
Đến ngày 20/4/2003 thực hiện quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang số 206/QĐ-CT đổi tên Công ty Đường Tuyên Quang thành Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
Sau sáu năm đổi mới, sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng mạnh. Cụ thể là: Năm 1999 sản lượng sản xuất đường chỉ đạt 2.678 tấn, năm 2000 sản lượng sản xuất đạt 8.451 tấn ...và đến năm 2005 sản lượng sản xuất đã đạt tới 10.000 tấn. Công nhân sản xuất đường khi hết vụ mía vẫn được bố trí việc làm bằng các công việc khác nhau như: khai thác quặng Penspant, khai thác đá xây dựng, xây dựng các công trình XDCB trong tỉnh.....
Với những tiềm lực sẵn có, nhà nước đầu tư, cùng với sự lãnh đạo của Công ty năng động, sáng tạo, nắm bắt thị trường luôn chú trọng công ăn việc làm cho công nhân viên. Vì vậy họ luôn có tâm huyết với nghề gắn bó với Công ty. Từ đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh luôn hoàn thành kế hoạch và có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên rõ rệt được thể hiện qua 1 số chỉ tiêu sau:
Tổng số lao động hiện nay là 563 người.
Trong đó:
+ Cán bộ nhân viên quản lý : 21 người
+ Lao động trực tiếp sản xuất : 542 người.
Thu nhập bình quân năm 2004 là 827.935 đồng/người, đến năm 2006 đã tăng lên 1.001.692 đồng/người.
Biểu số: 01
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang
Năm 2003 đến năm 2005.
S TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1
Sản phẩm sản xuất chủ yếu:
- Đường
- Quặng
- Đá răm
Tấn
"
m3
8.617
61.000
-
8.858
62.750
50.000
9.100
63.100
51.000
2
Doanh thu
Tr.đ
53.925
64.388
65.000
3
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
1.589
2.693
2.700
Doanh thu năm 2004 đạt 64.388 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 19,4%, năm 2005 đạt 65.000 triệu đồng tăng so vơí năm 2004 là 0.95%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 2.693 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 69,4%, năm 2005 đạt 2.700 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 0,25%.
Qua các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có chiều hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Đây là chiều hướng khá tốt của Công ty.
Biểu số: 02
Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán sau:
Công ty PTCN Tuyên Quang
Phường Minh xuân –TX TQ
Mẫu số B01-DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ trưởng BTC
Bảng cân đối kế toán
Ngày 30 tháng 6 năm 2005
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A- Tài sản ngắn hạn (100) =110+ 120+ 130+ 140 +150
100
86.596.927.794
76.407.070.687
I- Tiền và các khoản tương đương tiền
110
2.334.778.419
5.127.970.458
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
-
III- Các khoản phải thu ngắn hạn
130
55.215.055.029
57.327.153.427
IV- Hàng tồn kho
140
29.005.428.437
13.924.005.893
V- Tài sản ngắn hạn khác
150
41.665.909
27.940.909
B- Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 +250 +260)
200
47.644.919.864
50.594.103.292
I- Các khoản phải thu dài hạn
210
II- Tài sản cố định
220
46.984.619.864
49.933.803.292
III- Bất động sản đầu tư
240
10
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
11
660.300.000
660.300.000
V- Tài sản dài hạn khác
260
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)
270
143.241.847.685
127.001.173.979
Nguồn vốn
2
3
4
5
A- Nợ phải trả (300 = 310 + 320)
300
129.159.659.911
124.295.954.943
I- Nợ ngắn hạn
310
93.548.556.911
88.684.851.943
II- Nợ dài hạn
320
35.611.103.000
35.611.103.000
B- Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 420)
400
5.082.187.747
2.705.219.037
I- Vốn chủ sở hữu
410
1.314.274.481
(1.062.694.229)
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
3.767.913.266
3.767.913.266
Tổng cộng nguồn vốn (430 = 300 + 400)
430
134.241.847.658
127.001.173.979
Người lập biểu Kế toán trưởng Lập, ngày 20 tháng 7 năm 2005
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Giám đốc
(Ký, họ tên,đóng dấu)
Theo Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 30 tháng 6 năm 2005 cho thấy :
Tổng tài sản cuối năm đã tăng so với đầu năm là: 16.240.673.706 đồng (tăng12,7%) như vậy quy mô tài sản mà Công ty quản lý và sử dụng đã có sự tăng thêm đáng kể so với đầu năm.
Nợ phải trả là nguồn vốn cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của Công ty, cuối năm so với đầu năm tăng lên 4.863.704.968 đồng.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .
Doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động như sau:
- Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh tế độc lập.
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và tiêu thụ đường, Quặng Fenspats.
Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ các phòng năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Công ty có những bộ phận sản xuất nằm tại các địa điểm khác nhau :
- Bộ phận sản xuất đường địa điểm đóng tại phường Minh Xuân – Thị xã Tuyên Quang và đây cũng chính là trụ sở chính của Công ty.
- Bộ phận mỏ đá địa điểm đóng tại xã Nông tiến – Thị xã Tuyên Quang chức năng của bộ phận của bộ phận này khai thác, sản xuất đá xây dựng.
- Bộ phận mỏ Penspat địa điểm đóng tại xã Hào Phú – Huyện Sơn Dương – Tuyên Quang chức năng của bộ phận này là khai thác, nghiền quặng Penspat.
- Xí nghiệp Cổ phần Cơ khí địa điểm đóng tại xã Trung Môn – Huyện Yên Sơn – Tuyên Quang chức năng là gia công các sản phẩm cơ khí, xây dựng đường điện ... Xí nghiệp Cổ phần Cơ khí hạch toán độc lập có phòng kế toán và báo cáo tài chính riêng không tổng hợp trong báo cáo tài chính của Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang hoạt động theo nguyên tắc thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao.
Bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty đã đảm bảo được tính tập trung, thống nhất trong quản lý, trong điều hành cũng như đảm bảo được một chế độ thủ trưởng. Nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang được tổ chức như sau:
Ban giám đốc của Công ty.
Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước mà luật doanh nghiệp đề ra và quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
Ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật. Mỗi phó giám đốc đều có nhiệm vụ
Phó giám đốc kinh tế chức năng quyền hạn nhất định trong
và nguyên liệu. lĩnh vực quản lý của mình.
Phòng tổ chức hành chính
Làm công tác hành chính, tổ chức, quản lý lao động, hồ sơ cán bộ công nhân viên. Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ của người lao động như tiền lương và các chế độ khác của người lao động theo chế độ hiện hành. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác: Định mức lao động, tiền lương, an toàn lao động, bảo hộ lao động.
Phòng kế hoạch cung tiêu
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch giá thành các loại sản phẩm của Công ty, kế hoạch lao động tiền lương, các khoản phải nộp ngân sách. Xây dựng kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế mua nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong năm và có một phần dự trữ hợp lý. Ký kết và thanh lý các hợp đồng mua bán hàng hoá với khách hàng. Tổ chức và thực hiện tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.Tham mưu cho lãnh đạo có những quyết định đúng đắn về công tác tiêu thụ và chất lượng sản phẩm.
- Phòng kế toán tài chính:
Quản lý vốn, tài sản, vật tư của Công ty, nhằm sử dụng có hiệu quả vật tư, tiền vốn, làm công tác thống kê kế toán, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà Nước. Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc quản lý kinh tế – tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành, trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán – thống kê. Đề xuất các biện pháp quản lý kinh doanh trên lĩnh vực: Vật tư, tài sản đầu vào, các chế độ chính sách của Nhà Nước và Công ty đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, độc hại), thành phẩm hàng hoá đầu ra (tham mưu điều chỉnh giá cả hàng hoá bán ra cho phù hợp theo từng thời kỳ).
-Phòng kế hoạch sản xuất:
Phụ trách, điều hành về công nghệ, kỹ thuật, con người trong dây truyền sản xuất đường. kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư, nguyên liệu đầu vào, các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm làm ra trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất đường. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Phòng nông vụ:
Tổ chức thu mua mía nguyên liệu trong vùng và ngoài vùng quy hoạch nguồn nguyên liệu của Công ty. Xây dựng, đầu tư giống, vật tư, tiền vốn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía cho các hộ dân trồng mía trong vùng quy hoạch nguồn nguyên liệu. Đảm bảo đủ mía cây cho dây truyền đường hoạt động hết công suất thiết kế.
Phòng bảo vệ:
Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn trật tự giữ gìn an ninh chính trị, kinh tế, tài sản cho cán bộ công nhân viên và toàn Công ty.
-Bộ phận mỏ đá:
Quản lý, tổ chức khai thác, bốc xếp chế biến đá, đảm bảo về khối lượng, chất lượng đá phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Bộ phận mỏ quặng penspast:
Quản lý, tổ chức khai thác, bốc xếp chế biến quặng penspast, đảm bảo đủ nguyên liệu quặng thô cho máy nghiền, đảm bảo về khối lượng, chất lượng quặng theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Bộ phận cổ phần Cơ khí:
Xí nghiệp Cổ phần Cơ khí (Gia công các sản phẩm Cơ khí, xây dựng đường điện...) hạch toán độc lập có phòng kế toán riêng và báo cáo tài chính riêng không tổng hợp trong báo cáo tài chính của Công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, các chức năng quản lý được phân công rõ cho từng phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban, bộ phận có chức năng nhiệm vụ giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Giữa các phòng ban bộ phận có mối quan hệ với nhau có chức năng tham mưu tư vấn cho giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức như thế đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn.
Sơ đồ số: 01
Sơ đồ bộ máy quản lý SXKD của Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang
Giám Đốc
Bộ phận Mỏ đá
Phòng nông vụ
Phòng sản xuất
Phòng kế hoạch cung tiêu
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận quặng Penpat
P.Giám Đốc Kỹ Thuật
P.Giám Đốc Nguyên Liệu
Bộ phận cổ phần cơ khí
1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất đường kính trắng .
Máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ của Công ty được mua và chuyển giao công nghệ từ Nhà máy Đường Phổ Ninh- Quảng Đông-Trung Quốc, đường kính trắng được sản xuất bằng phương pháp sunfit hoá dùng sữa vôi và SO2 để xử lí lắng trong nước mía và sản phẩm là đường kính trắng theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Mía sau khi được chất ở ruộng được bó thành từng bó, sếp lên dây cáp có trọng lượng 500-5000 kg và được chuyển đến nhà máy đường bằng xà lan và xe ôtô. Hệ thống cầu trục sẽ chuyển mía qua băng tải đưa vào hệ thống chặt- ép, mía sau khi ép thu được nước mía hỗn hợp.
Nước mía hỗn hợp sẽ được trung hoà bằng SO2 sau đó được đem đi gia nhiệt bốc hơi, bã mía được tận dụng làm chất đôt sử dụng cho quá trình bốc hơi, gia nhiệt và nấu đường. Thiết bị gia nhiệt là những ống chìm thẳng đứng có nhiều ngăn, hệ thống bốc hơi gồm 5 nồi, nước ngưng tụ trong hệ thống gia nhiệt, bốc hơi sẽ được tập hợp để cung cấp nước nóng cho lò hơi.
Đường non sau khi được gia nhiệt, bốc hơi sẽ được nấu trong bốn nồi nấu chân không và được phân loại theo các loại đường A,B,C. Đường non A, B được trợ tinh trong các thiết bị trợ tinh và làm nguội tự nhiên, đường C được làm nguội cưỡng bức bằng nước lạnh sau đó được li tâm bán tự động, được sàng lọc, cân đóng bao và chuyển kho thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất thu được những phế liệu : Mùn mía, bã mía, mật rỉ.
Sơ đồ số: 02
Sơ đồ tổ chức sản xuất Đường kính trắng
Phòng kế hoạch - SX xuaatsxuất
Trưởng ca sản xuất
Tổ cẩu ép
Tổ Lò hơi
Tổ làm sạch
Tổ bốc hơi
Tổ
nấu đường
Tổ Phân ly
Tổ thành phẩm
Tổ
cơ điện
Tổ
KCS
Tổ Điện + Tua bin
Quy trình công nghệ sản xuất đường kính trắng
Mía
Hệ thống máy ép
Dao
băm I
Băng tải mía II
Dao băm II
Máy đánh tơi
Tổ bốc hơi
Băng tải mía I
Bục xả mía
Gia nhiệt II
Trung hoà
Sông SO2 lần I
Gia nhiệt I
Nước mía hỗn hợp
Hệ thống cô đặc
Nước mía trong
Láng trong
Thành phẩm
Phân
ly
Trợ
tinh
Nấu đường
Lọc kiểm tra
Sông SO2 lần II
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang.
1.2.1. Tổ chức Bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động,
sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của các bộ nhân viên kế toán Công ty. Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán tài chính, ở các bộ phận được bố trí một kế toán theo dõi toàn bộ số liệu hàng ngày, thống kê, định kỳ gửi báo cáo về phòng kế toán tài chính.
Phòng kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho giám đốc, thực hiện công tác kế toán cho Công ty, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính theo pháp luật nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra phòng còn có chức năng tổ chức công tác kế toán phù hợp vơí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty... Bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công nghiệp được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số: 03
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Kế toán TT, công nợ mía
Kế toán
vật tư
Kế toán công nợ, TP
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê phân xưởng
Qua sơ đồ trên cho thấy, bộ máy kế toán của Công ty, có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Kế toán trưởng:
Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thống kê thông tin kinh tế hạch toán kinh tế của Công ty. Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế – tài chính ở Công ty. Đồng thời tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ cũng như nghiên cứu triển khai chế độ kế toán hiện hành của Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty nhà nước về tổ chức công tác tài chính, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ Nhà Nước, lập báo cáo tài chính, xét duyệt các báo cáo của Công ty trước khi gửi tới cơ quan chức năng, tham gia góp ý với lãnh đạo về hoạt động tài chính để có biện pháp quản lý, đầu tư kịp thời và có hiệu quả.
- Kế toán tổng hợp:
Tập hợp và nhận các loại chứng từ của các bộ phận kế toán, cập nhật hạch toán chứng từ trên máy. Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định, tập hợp chi phí và tính giá thành từng loại sản phẩm. Và làm các phần hành kế toán còn lại.
Kế toán vật tư:
Theo dõi nhập, xuất, tồn vật tư, tập hợp phiếu nhập, phiếu xuất hàng ngày và cập nhật số liệu vào máy.
Kế toán công nợ, thành phẩm:
Phụ trách tất cả các khoản công nợ, tập hợp đối chiếu công nợ, giám sát thu hồi các khoản công nợ.Theo dõi xuất tồn thành phẩm.
Kế toán thanh toán:
Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản vay, tạm ứng, thanh toán cho người bán.
Kế toán thanh toán công nợ mía, tài sản cố định:
Theo dõi toán bộ nguồn đầu tư cho người dân trồng mía, thanh toán và theo dõi khoản phải trả cho dân khi thu mua mía. Và có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất TSCĐ, đặt ra công tác hạch toán TSCĐ, phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác TSCĐ, tính đúng nguyên giá TSCĐ.
Thủ quỹ:
Có trách nhiệm giữ tiền, kiểm tra kiểm kê đối chiếu với kế toán tiền mặt, chịu trách nhiệm về số liệu tồn quỹ, về tính chính xác của các loại tiền phát ra. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi ghi sổ quỹ.
1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, Công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán AMS 5.0. Quy trình kế toán máy AMS 5.0 như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy tính
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán
Chi tiết
Các báo cáo
Kế toán
Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động
Tệp sổ cái
Tệp số liệu tổng hợp tháng
Tệp số liệu chi tiết
Chứng từ kế toán
Nhập dữ liệu
Tự động chuyển sổ
Báo cáo kế toán, sổ sách kế toán
Tổng hợp dữ liệu cuối tháng
Ưu điểm của phần mềm kế toán này là giúp cho kế toán có thể nhập các bút toán nhanh hơn, việc kiểm tra thống kê lại các bút toán đơn giản hơn so với kế toán thủ công. Tuy nhiên phần mềm này còn có một số hạn chế như việc nhập bút toán còn phụ thuộc nhiều vào các thao tác của kế toán viên nên có thể có những sai sót do vô tình hoặc cố ý của các kế toán viên.
1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán bằng Việt Nam đồng. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác thì theo tỷ giá hạch toán cố định từng tháng hoặc quý.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Do Công ty sử dụng vật liệu có giá trị lớn, ít chủng loại và có điều kiện quản lý, bảo quản riêng theo từng lô trong kho. Do vậy giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Phương pháp này có ưu điểm là xác định được ngay giá trị vật liệu khi xuất kho nhưng đòi hỏi Công ty phải theo dõi và quản lý chặt chẽ từng lô vật liệu xuất, nhập kho.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên, vật liệu, dụng cụ, công cụ nói riêng.
+ Phương pháp này có nhược điểm là: Khối lượng ghi chép nhiều, tốn nhiều thời gian.
Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp sổ số dư.
Tài khoản sử dụng để hạch toán: 152, 153, 155, 331
Phương pháp kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại.
Trong quá trình sản xuất TSCĐ bị hao mòn dần. Trích khấu hao là tính vào chi phí một phần hao mòn của TSCĐ để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó. Hiện nay Công ty Phát triển Công nghiệp Tuyên Quang đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Để xá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32172.doc