Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long (ko lý luận - Nhật ký chứng từ): ... Ebook Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long (ko lý luận - Nhật ký chứng từ)
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long (ko lý luận - Nhật ký chứng từ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững và lợi nhuận cao luôn là mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và hướng tới. Để đạt được mục tiêu đó, thì một trong những kênh cung cấp thông tin quan trọng giúp cho quá trình giám sát và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp được chính xác và đầy đủ nhất, đó chính là kênh thông tin kế toán. Do vậy, công tác kế toán giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Chi phí sản xuất, Giá thành sản phẩm, Tốc độ lưu chuyển vốn,…
Trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất, Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những vấn đề rất quan trọng tác động đến chính sách giá cả, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh, tiến hành tập hợp và phân bổ nếu cần để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác, kết hợp với việc tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa quan hệ tài chính, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Thông qua các thông tin đó, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích và đánh giá được tình hình sử dụng và quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và sức sống bền lâu cho doanh nghiệp trên thị trường.
Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long, em đã nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Với mục đích mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức của mình cũng như tìm hiểu nhiều hơn về thực tế, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần:
PHẦN I: Tổng quan về Công ty CP Tập đoàn Y Dược Bảo Long.
PHẦN II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Tập đoàn Y Dược Bảo Long.
PHẦN III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty CP Tập đoàn Y Dược Bảo Long.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Đông và tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty CP Tập đoàn Y Dược Bảo Long đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2008
Sinh viên
Trần Thị Thanh Hảo
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Công ty.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long là Công ty Đông Nam Dược Bảo Long được chính thức thành lập từ ngày 15/04/1993 với hai thành viên sáng lập là lương y Nguyễn Hữu Khai và ông Hà Quốc Khánh.
Năm 1987, tại TPHCM tổ chức lớp học bổ túc kiến thức cho các thầy thuốc đông y, gọi là lớp “Mạch lý phương dược” nhằm khôi phục và phát triển nền Y học cổ truyền dân tộc. Lớp học này do lương y Nguyễn Hữu Khai làm chủ nhiệm. Khi ra trường, một số học viên tự mở phòng chẩn trị riêng, còn một số khác không có điều kiện hành nghề thì được thầy Khai tập hợp thành một nhóm và tổ chức sản xuất thuốc đông y tại số nhà 535/24 - Đường Nguyễn Tri Phương. Do thuốc có công hiệu, ngày càng được nhiều người biết đến nên đòi hỏi phải mở rộng thêm cơ sở sản xuất, thầy Khai quyết định chuyển cơ sở đến Hội chữ thập đỏ Quận 5. Lúc này cơ sở đã có 5 sản phẩm thuốc, các tên gọi đều giữ đặc thù có chữ Long và tên đệm đặt theo thuyết ngũ hành là: Kim Long, Mộc Long, Thuỷ Long, Hoả Long, Thổ Long. Tên cơ sở sản xuất được đặt là Ngũ Long Dược Phòng (Nhà thuốc Năm con Rồng). Sau này, cơ sở sản xuất thuốc ngày càng có thêm nhiều loại thuốc mang tên Long nữa, nên đổi tên thành Nhà thuốc Bảo Long. Sau nhiều bước thăng trầm, vượt qua bao khó khăn, vất vả, đến ngày 15/04/1993 Công ty Đông Nam Dược Bảo Long đã chính thức được thành lập. Và đến năm 1995 Công ty đã bắt đầu mở thêm nhiều chi nhánh bán hàng ở trong nước và mở thêm hai chi nhánh sản xuất nữa ở Hà Tây và Hà Nội.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Công ty Đông Nam Dược Bảo Long đã có một cơ sở làm việc ổn định tại Ấp 3 – Xuân Thới Thượng - Huyện Hóc Môn - TPHCM với gần 300 công nhân viên. Các mặt hàng của Công ty ngày càng ổn định và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty có hơn 40 mặt hàng được lưu hành trên cả nước, và có 17 mặt hàng được lưu hành trên toàn lãnh thổ nước Nga.
Ngày 12/03/2001, Công ty Đông Nam Dược Bảo Long được phép của Sở KHĐT tỉnh Hà Tây cho phép thành lập Công ty TNHH Đông Dược Bảo Long đặt trụ sở tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Tây. Ngày 26/07/2004 để phù hợp với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo quyết định nâng cấp Công ty Đông Dược Bảo Long lên thành Tập đoàn và đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long. Tại đây Công ty đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng có tầm cỡ như toà nhà 10 tầng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Tập đoàn đã được Bộ Y tế cho phép thành lập Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long với 50 giường bệnh, đồng thời được chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định cho phép thành lập Trường Dạy nghề dân lập Bảo Long. Tập đoàn đã xây dựng được nhà xưởng 3 tầng khang trang, bề thế và đang cho lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long.
Trụ sở: Thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Tây.
ĐT: 0343 686648
Fax: 0343 686649
1.2. Đặc điểm kinh doanh của Công ty
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh của Công ty số 0302002114 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 12/03/2001. Ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh các loại thuốc Đông dược và Dược liệu.
- Khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng, tăng cường sức khoẻ bệnh nhân bằng phương pháp y học cổ truyền.
- Sản xuất đồ ăn nước uống bổ dưỡng, tăng lực chế biến từ thực phẩm kết hợp với dược liệu.
- Xuất nhập khẩu dược liệu, thuốc đông nam dược và máy móc thiết bị sản xuất dược phẩm.
1.2.2. Chính sách chất lượng của Công ty.
Công ty áp dụng hệ thống chất lượng quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại vào y dược cổ truyền để sản xuất ra những sản phẩm “Chất lượng tốt – Công hiệu cao – Giá thành hợp lý – Đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng”.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty
Gi¸m ®èc
P.G§ KH
Tµi vô
P.G§ ®iÒu hµnh s¶n xuÊt
PG§
kinh doanh
P.G§ tæ chøc hµnh chÝnh
P.G§
kü thuËt
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng
kÕ ho¹ch
Phßng
Kinh doanh
Phßng tæ chµnh chÝnh
Phßng
kü thuËt
Ph©n xëng 1
Ph©n xëng 2
Ph©n xëng 3
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban trong Công ty.
* Ban giám đốc gồm 06 người: 01 Giám đốc và 05 Phó giám đốc
+) Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện trước pháp luật, chịu trách nhiệm chung trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo và giao việc cho các phó giám đốc.
+) Phó giám đốc kế hoạch tài vụ: Trực tiếp điều hành công tác kế toán tài chính của Công ty, phối hợp với các phó giám đốc khác lân kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu và tiêu thụ thành phẩm.
+) Phó giám đốc điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua nguyên vật liệu, dược liệu, hoá chất, bao bì,…chỉ đạo các phân xưởng sản xuất đúng tiến độ.
+) Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm phụ trách kinh doanh, được phép ký kếd các hợp đồng sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, mua bán vất tư, hàng hoá, tổ chức nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác chiếm lĩnh thị trường.
+) Phó giám đốc tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm điều hành tổ chức hành chính, phụ trách công tác đối nội, đối ngoại của Công ty.
+) Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo trực tiếp phòng kỹ thuật thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo trang thiết bị máy móc phục vụ tốt cho sản xuất.
*Các phòng ban chức năng: gồm 05 phòng:
+) Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tại Công ty vừa chấp hành theo quy định của nhà nước, vừa phù hợp với quy mô, điều kiện cụ thể của Công ty. Tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định, thực hiện chức năng quản trị tài chính tại doanh nghiệp. Và thực hiện các nhiệm vụ khác mà Ban lãnh đạo giao cho.
+) Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo các khâu xây dựng, thực hiện và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, định mức sản xuất, định mức sản phẩm, điều động nhân lực giữa các phân xưởng sản xuất cho phù hợp với quy trình sản xuất trong từng giai đoạn. Theo dõi, đôn đốc các bộ phận sản xuất thực hiện đúng tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã đề ra. Tổ chức công tác cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất, quản lý và bảo quản vật tư, hàng hoá của Công ty.
+) Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác đối nội, đối ngoại, lễ tân, tiếp khách của Công ty. Tổ chức đảm bảo điều kiện vất chất phục vụ công tác của khối văn phòng công ty. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý và khai thác phương tiện vận tải của Công ty, quản lý bệnh xá công cộng của Công ty. Tổ chức phục vụ cơm ca, chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổ chức bộ máy, sắp xếp lực lượng lao đông của công ty, xây dựng và quản lý hệ thống định mức lao động tiền lương, xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển nâng cao tay nghề cho CBCNV.
+) Phòng kinh doanh: Tổ chức công tác thị trường của công ty bao gồm chính sách, cơ chế, biện pháp thực hiện quản lý các yếu tố liên quan hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, thị phần của công ty trong hiện tại và tương lai. Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo đội ngũ tiếp thị, bán hàng,… Tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức quản lý khách hàng, thu tiền trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp nâng cao hiệu quả khả năng tiếp thị, bán hàng.
Tổ chức thực hiện giám sát công nghệ quá trình sản xuất, chất lượng đối với thành phẩm tiêu thụ và người lao động. Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm,…
+) Phòng kỹ thuật: Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về sản phẩm, về quy trình cản xuất và bảo quản chất lượng sản phẩm. Kiểm tra đảm bảo quy trình sản xuất thực hiện đúng kế hoạch, cơ chế, biện pháp bảo mật bí quyết công nghệ. Xây dựng tiêu chuẩn về nguyên liệu, phụ liệu. Quyết định chủng loại sản phẩm riêng biệt và các nhiệm vụ khác Ban lãnh đạo giao cho.
Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng: Tổ chức giám sát công nghệ quá trình sản xuất, chất lượng đối với thành phẩm tiêu thụ và người lao động. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, khai thác, sửa chữa, đổi mới và cải tạo thiết bị - máy móc - phụ tùng, đảm bảo an toàn máy móc cho sản xuất và tạm ngừng khi có nguy cơ gây thiệt hại.
*Bộ phận sản xuất: Gồm 03 phân xưởng:
+) Phân xưởng 1: Là giai đoạn đầu tiên, có nhiệm vụ sơ chế các loại dược liệu từ việc thái phiến, phơi khô,… đảm bạo chất lượng đầu vào cho giai đoạn sau của quy trình công nghệ.
+) Phân xưởng 2: Là giai đoạn chính trong quy trình sản xuất ra sản phẩm, Thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra bán thành phẩm làm đầu vào cung cấp cho phân xưởng sản xuất số 3.
+) Phân xưởng 3: Là giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ đóng gói, kiểm tra các sản phẩm đã hoàn thành và nhập kho.
1.3.2. Tổ chức sản xuất tại công ty.
Phương thức sản xuất thuốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long diễn ra ở các phân xưởng sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhất định và tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Đây là một quy trình chế biến phức tạp kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, bán thành phẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến tạo thành thành phẩm hoàn thiện. Do đó các bộ phận sản xuất trong công ty luôn có mối liên hệ gắn bó mật thiết, tác động lẫn nhau.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ sản xuất thuốc của Công ty
PX1
PX2
XuÊt NVL
S¬ chÕ,
(ph¬i sÊy)
NghiÒn
Bét thuèc
Cao láng
XuÊt Bét thuèc
XuÊt Cao láng
Viªn hoµn cøng
Viªn hoµn mÒm
Cèm
Thuèc níc
NghiÒn
bét
DËp viªn
Ðp vØ
XuÊt Bét thuèc
XuÊt Cao láng
XuÊt Cao láng
XuÊt Cao láng
§ãng gãi, ®ãng chai
KiÓm
tra
NhËp kho, b¸n hµng
PX3
Để tiến hành sản xuất thuốc, trước hết các hương liệu, dược liệu được sấy khô, lọc bỏ các tạp chất sau đó được chuyển qua phân xưởng sơ chế để bắt đầu chế biến thành các dạng bột hoặc nấu thuốc. Qua giai đoạn này, bán thành phẩm được chuyển qua phân xưởng bao viên, đóng gói, đóng chai. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất là công việc hết sức quan trọng, do các cán bộ bộ phận KCS trực tiếp xuống từng phân xưởng để thực hiện. Đó là những kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, hình thức, kiểu dáng mẫu mã,…Nếu chưa đạt tiêu chuẩn, sản phẩm đó sẽ được đưa trở lại tái sản xuất, sửa chữa hoặc huỷ bỏ. Những sản phẩm đã đạt chất lượng thì sẽ được duyệt để nhập kho thành phẩm.
Công việc cuối cùng của quá trình sản xuất là vận chuyển thành phẩm về nhập kho. Hệ thống kho thành phẩm của Công ty được trang bị các thiết bị chuyên dùng để vận chuyển và bảo quản thuốc luôn ở trong tình trạng chất lượng tốt nhất.
1.3.3. Một số kết quả SXKD Công ty đã đạt được trong những năm gần đây.
Biểu 1.1: Kết quả SXKD một số năm gần đây
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 2007/2005
1
Doanh thu
Triệu đ
8 728
9 519
11 258
2 509
+29%
2
Lợi nhuận
Triệu đ
2 315
1 283
2 450
135
+5,8%
3
Tổng số công nhân
Người
519
732
800
261
+48,4%
4
Thu nhập bình quân tháng
1000đ /tháng
950
1 000
1 300
350
+36,8%
( Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Qua biểu trên ta thấy: So sánh năm 2007 với 2005, Về doanh thu của công ty tăng 2.529.717(nghìn đồng), tương ứng là tăng gần 29%. Về lợi nhuận: tăng 134.396 (nghìn đồng), tương ứng là tăng 5,8%. Tổng số lao động toàn công ty năm 2007 so với 2005 đã tăng là 261 người, tương ứng là tăng 48,4%. Theo đó, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong công ty cũng đã tăng lên 350 nghìn đồng/người, tương ứng là tăng 36,8%.
Để có được kết quả như trên là do Công ty đã liên tục không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Từ những kết quả đạt được như vậy, Công ty đã đóng góp một phần đáng kế trong công tác tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người lao động trong tỉnh và các vùng lân cận.
1.4 Khái quát về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần tập đoàn Y Dược Bảo Long.
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Do đặc điểm về tổ chức và điều kiện sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính - Kế toán, từ khâu tổng hợp thu thập số liệu, ghi sổ kế toán và lên các báo cáo tài chính. Các đơn vị thành viên không tổ chức hạch toán độc lập mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu thập số liệu và ghi sổ. Cuối pháng, chuyển về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để xử lý và thực hiện các công tác cuối cùng.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Phã Gi¸m ®èc kÕ ho¹ch tµi vô
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n thanh to¸n
Thñ quü
KÕ to¸n tiÒn l¬ng
KÕ to¸n TSC§
KÕ to¸n gi¸ thµnh thµnh phÈm
KÕ to¸n tiªu thô
KÕ to¸n tæng hîp
C¸c nh©n viªn kinh tÕ
Bộ máy kế toán của công ty hoạt động dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kế toán tài vụ và Giám đốc.
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại Công ty., hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi chép, tính toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Công ty. Phân tích các hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của Công ty, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Các phần hành kế toán đều do kế toán trưởng phân công cụ thể cho từng kế toán viên như sau:
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán và ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn vay ngân hàng và các khoản công nợ; đối chiếu sổ quỹ và lập bảng báo cáo quỹ hàng tháng, lập bảng thu chi hàng tháng.
- Thủ quỹ: Là người quản lý về mặt quỹ của Công ty, có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản cẩn thận, không thiếu hụt, mất mát quỹ, khi nhập và khi xuất quỹ phải có đầy đủ phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ cần thiết khác của kế toán thanh toán.
- Kế toán tiền lương: Tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên của toàn công ty trong tháng, tính và trích Bảo hiểm xã hội cho CBCNV, thanh toán các khoản bù trừ với người lao động.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi, phân loại, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ tại Công ty.
- Kế toán giá thành, thành phẩm: Kiểm tra công tác thu mua nguyên vật liệu đầu vào, xuất nguyên vật liệu cung cấp cho bộ phận sản xuất sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ thành phẩm: theo dõi công tác nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, thực hiện việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
- Bộ phận kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty. Thực hiện các bút toán kết chuyển và lập các bút toán khoá sổ cuối kỳ. Kiểm tra số liệu của các bộ phận kế toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định.
- Các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng và đơn vị thành viên: Có nhiệm vụ thu thập các chứng từ phát sinh, ghi sổ ban đầu và chuyển về phòng kế toán vào cuối tháng.
1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại Công ty.
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.4.2.1. Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ
Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ được ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, bao gồm các chỉ tiêu:
*Chỉ tiêu Lao động tiền lương:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
- Biên bản bàn giao khối lượng sản phẩm hoàn thành
- Phiếu báo làm thêm giờ
*Chỉ tiêu Hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
*Chỉ tiêu bán hàng:
- Bảng thanh toán hàng đại lý
- Thẻ quầy hàng
*Chỉ tiêu tiền tệ:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tạm ứng
*Chỉ tiêu Tài sản cố định:
- Biên bản giáo nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
1.4.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản.
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết để phù hợp với yêu cầu, đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình.
1.4.2.3. Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản lý tài chính, Công ty đã tổ chức hệ thổng số kế toán để hệ thống hoá thông tin theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Ngoài hệ thống sổ tổng hợp theo hình thức Chứng từ ghi sổ thì Công ty cũng sử dụng một hệ thống các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ
Chøng tõ KT
LËp chøng tõ ghi sæ
Sæ quü
Sæ chi tiÕt
Sæ c¸i TK
Sæ ®¨ng ký CTGS
B¶ng C§ sè ph¸t sinh
B¸o c¸o
kÕ to¸n
Ghi hµng ngµy
Ghi cuèi th¸ng
§èi chiÕu, kiÓm tra
1.4.2.4. Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Hiện nay Công ty đang sử dụng hai hệ thống báo cáo là Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính là loại báo cáo được lập định kỳ vào cuối quý, cuối năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hệ thống báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho mục đích quản lý như: Báo cáo chi phí giá thành, Báo cáo về chi phí lãi vay, Báo cáo hàng tồn kho,… được lập vào cuối tháng hoặc khi có nhu cầu.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất
2.1.1 Đặc điểm, đối tượng và kỳ kế toán chi phí sản xuất
* Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một bộ phận của chi phí kinh doanh được tính vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó quản lý chi phí là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã có những biện pháp cụ thể nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của mình.
Về cơ bản, chi phí sản xuất của Công ty bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính: bao gồm các nguyên vật liệu, dược liệu là thành phần chính để tạo nên các sản phẩm như: nhân sâm, hoa hồng, tam thất, thiên ma, hoàng cầm, bạch chỉ, hoa hòe, hoàng đằng, kim tiền thảo, bạch thược,…
Chi phí nguyên vật liệu phụ: gồm các hóa chất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng, thay đổi màu sắc, mùi vị,…của sản phẩm. Hóa chất được sử dụng chủ yếu tại Công ty là bột tan.
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản phụ cấp như phụ cấp ăn ca, phụ cấp thâm niên,…
Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: được trích lập theo tỷ lệ quy định là 19 % tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Phản ánh số khấu hao TSCĐ trích trong kỳ của các TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất của Công ty.
Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí như dịch vụ điện thoại, điện tín, chi mua văn phòng phẩm, các khoản bồi dưỡng vận chuyển,…
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào qúa trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì chi phí sản xuất của Công ty được chia làm ba khoản mục ứng với các khoản mục trong giá thành sản phẩm, bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
* Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Công ty có 3 phân xưởng sản xuất là: phân xưởng 1, phân xưởng 2 và phân xưởng 3. Đây là 3 giai đoạn kế tiếp nhau trong một quy trình công nghệ liên tục để sản xuất ra một sản phẩm hoàn thiện. Do đó chi phí sản xuất đựơc theo dõi, tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng kế toán chi phí, giá thành sẽ tập hợp và phân bổ những chi phí chung để tính giá thành cho từng sản phẩm.
Để phù hợp với đối tượng tập hợp, Công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm với kỳ hạch toán là tháng, do đó đã đáp ứng được nhu cầu theo dõi phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất.
* Khái quát quy trình tập hợp chi phí sản xuất
Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, Công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hàng tháng căn cứ bảng kế phiếu xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm, bảng tính và phân bổ tiền lương của các phòng ban phân xưởng, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm. Đồng thời tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức đã định. Sau đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành sẽ thực hiện tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho thành phẩm.
Bước thực hiện cuối cùng là nhập vào bảng tính giá thành và lên thẻ tính giá thành, báo cáo giá thành.
2.1.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất theo khoản mục
2.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Đặc điểm và phương pháp tính Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… được xuất dùng cho chế tạo sản phẩm. Tùy vào đặc điểm cụ thể về sản xuất mà mỗi doanh nghiệp có cơ cấu, chủng loại cũng như nhu cầu về nguyên vật liệu là khác nhau.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long với đặc trưng là sản xuất các loại thuốc Đông - Nam dược nên nguyên vật liệu chủ yếu là các loại dược liệu thiên nhiên có nguồn gốc thảo dược như: Nhân sâm, Tam thất, Hoàng đằng, Hồng hoa, Bạch chỉ, Hoa hòe, Bạch thược, Kim tiền thảo, Thiên ma, Hoàng cầm,…
Nguyên vật liệu phụ chủ yếu là các hóa chất được pha chế theo tỷ lệ quy định có tác dụng cung cấp nhiệt lượng, làm thay đổi mùi vị, màu sắc của sản phẩm. Hoá chất chủ yếu được sử dụng tại Công ty là bột tan.
Với đặc điểm là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên công tác quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là rất phức tạp, vì vậy Công ty đã áp dụng nguyên tắc giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu. Theo đó, giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá trị Giá mua Chi phí Thuế
NVL = ghi trên + thu mua, + nhập khẩu (1)
Nhập kho Hóa đơn bảo quản ( nếu có)
Do Công ty áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên giá mua nguyên vật liệu là giá mua chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng đầu vào.
Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng tính giá xuất theo phương pháp đơn giá bình quân:
Đơn giá Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
bình quân = (2)
cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Giá trị Số lượng Đơn giá
NVL = NVL xuất dùng x bình quân (3)
xuất dùng trong kỳ cả kỳ dự trữ
Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản chi phí này phát sinh đựơc kế toán theo dõi hàng ngày qua phiếu xuất kho NVL và tập hợp cuối tháng phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đựoc tập hợp từ các phân xưởng sản xuất của Công ty.
* Quy trình hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, quyết định mức sản xuất cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. Khi có lệnh sản xuất, kế toán căn cứ lệnh sản xuất để lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu theo nhu cầu của từng phân xưởng sản xuất.
Phiếu xuất kho nguyên vật liệu được lập thành 3 liên: Liên 1 do Phòng kế hoạch sản xuất lưu, liên 2 do người xin lĩnh vật tư giữ và liên 3 do thủ kho giữ để cuối tháng tập hợp lại chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu.
Biểu 2.1:
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
Km 10 - Cổ Đông – Sơn Tây – Hà Tây
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Người nhận hàng: Nguyễn Thị Liên Số phiếu: 01
Bộ phận: Phân xưởng 1
Nội dung: Xuất NVL cho sản xuất thuốc Mộc Long
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Bạch chỉ
…
Kg
1 200
1 200
18 000
21 600 000
Tổng cộng
1 200
1 200
21 600 000
Ngày tháng năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán Người nhận hàng Thủ kho
Biểu 2.2:
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
Km 10 – Cổ Đông – Sơn Tây – Hà Tây
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Người nhận hàng: Nguyễn Thị Liên Số phiếu: 02
Bộ phận: Phân xưởng 1
Nội dung: Xuất NVL cho sản xuất thuốc Mộc Long
STT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Hoa hòe
…
Kg
2 600
2 600
18 000
46 800 000
Tổng cộng
2 600
2 600
18 000
46 800 000
Ngày tháng năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán Người nhận hàng Thủ kho
Các phiếu xuất kho trên là cơ sở để ghi đồng thời vào Sổ chi tiết TK 621 và Chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, kế toán tập hợp tất cả các phiếu xuất kho đã được lập trong tháng để lên Bảng kê phiếu xuất kho, liệt kê tất cả các sản phẩm mà Công ty sản xuất trong tháng cùng với chi phí nguyên vật liệu tiêu hao tương ứng. Bảng kê phiếu xuất có tác dụng theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và đối chiếu Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu.
Biểu 2.3:
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG
Km 10 - Cổ Đông – Sơn Tây – Hà Tây
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT VẬT TƯ
Tháng 01 năm 2008
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng (Kg)
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
NT
SH
02/01
PX01
Xuất Bạch chỉ cho sx Mộc long
1 200
18000
21 600 000
02/01
PX02
Xuất Hoa hòe cho sx Mộc Long
2 600
18 000
46 800 000
…
Tổng cộng
xxx
Ngày tháng năm 2008
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng
Khi lập phiếu xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng vật tư xuất dùng, cột Đơn gía và Thành tiền được tính vào cuối kỳ, sau khi đã tính được đơn giá thực tế bình quân của NVL thực tế xuất kho trong tháng theo công thức (2). Đến cuối tháng, sau khi đã tính được giá xuất NVL, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán hạch toán vào Sổ chi tiết TK 621 và lên Sổ cái TK 621.
Nợ 621: Giá trị NVL xuất kho cho sản xuất sản phẩm
Có 152: Giá trị NVL xuất kho
Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp số liệu ngoài các phiếu xuất kho, bảng kê phiếu xuất, Công ty còn sử dụng các l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33446.doc