Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long

Tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NKCT : Nhật ký chứng từ TSCĐ : Tài sản cố định SP : Sản phẩm NVL : Nguyên vật liệu CPSX : Chi phí sản xuất GTSP : Giá thành sản phẩm CP NVL TT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC : Chi phí sản xuất chung BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CCDC : Công cụ dụng cụ KPCĐ : Kinh phí công đoàn CPSX : Chi phí sản xuất GTSP : Giá thành sản phẩm DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu ... Ebook Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long

doc120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 01: Phiếu xuất kho Biểu số 02: Phiếu theo dõi bàn cắt Biểu số 03: Báo cáo tổng hợp chế biến Biểu số 04: Báo cáo tổng hợp Vật liệu chính Biểu số 05: Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ Biểu số 06: Báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ Biểu số 07: Báo cáo tổng hợp chi phí bao bì Biểu số 08: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 621 Biểu số 09: Sổ cái tài khoản 621 Biểu số 10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào đối tượng sử dụng Biểu số 12: Sổ cái Tài khoản 622 Biểu số 13: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ Biểu số 14: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627 Biểu số 15: Sổ cái Tài khoản 627 Biểu số 18: Bảng hệ số quy đổi sản phẩm Biểu số 19: Báo cáo thành phẩm nhập kho Biểu số 20: Thẻ tính giá thành DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX Sơ đồ 2 : Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX Sơ đồ 3 : Hạch toán chi phí SXC theo phương pháp KKTX Sơ đồ 4 : Hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX Sơ đồ 5 : Hạch toán CPSX theo phương pháp KK ĐK Sơ đồ 6 : Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Pháp Sơ đồ 7 : Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Mỹ Sơ đồ 8 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 9 : Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty Sơ đồ 10 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 11 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTY CP May Thăng Long Sơ đồ 12 : Trình tự ghi sổ kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long Sơ đồ 13 : Sơ đồ hạch toán CPNVL TT tại CTY CP may Thăng Long Sơ đồ 14 : Sơ đồ hạch toán CP NCTT tại CTY CP may Thăng Sơ đồ 15 : Sơ đồ hạch toán CPSXC tại CTY CP may Thăng Long. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi lớn, sự phát triển kinh tế đã ngày càng khẳng định sức mạnh của chúng ta không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu sự gia nhập chính thức của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu. Điều này mang lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Như chúng ta đã biết, ngành dệt may là một trong những ngành đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặc biệt trong năm 2007, ngành dệt may đã vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt ở mức 7,8 tỷ USD. Tuy vậy trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt đã khiến không ít doanh nghiệp dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Để có thể thành công được đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý nhạy bén với những định hướng đúng đắn mới giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp đều phải đề ra và thực hiện mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là phải làm sao tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách hợp lý để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần may Thăng Long - một trong những thương hiệu may Việt Nam quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước – em đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long”. Mục đích nghiên cứu đề tài của em là vận dụng những kiến thức lý luận về hạch toán kế toán đã học ở trường để tìm hiểu thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long. Từ đó học tập rút ra kinh nghiệm cho bản thân và bằng vốn kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Luận văn tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm có ba phần: Phần 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần 2:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long. Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long. Để hoàn thành được bài viết này, e đã hết sức cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung. Tuy nhiên do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế và những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo cũng như ban giám đốc công ty và phòng kế toán của công ty để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.1.1. Chi phí sản xuất: 1.1.1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất: Sự tiến hoá của con người gắn liền với lao động. Có lao động mới có con người và một xã hội phát triển văn minh như ngày nay. Lao động kết hợp với tư liệu lao động và đối tượng lao động tạo ra nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là điều kiện tiên quyết quy định tính tất yếu vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Hay nói cách khác sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Ở bất kỳ phương thức sản xuất nào thì quá trình sản xuất vẫn là sự vận động và tiêu hao của ba yếu tố (tư liệu lao động, lao động và đối tượng lao động) để thu được một kết quả nhất định thì người sản xuất phải bỏ ra chi phí nhất định để tiến hành quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, quá trình sản xuất là một trong các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, một mặt đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hành sản xuất, mặt khác đơn vị lại thu được một lượng kết quả sản xuất gồm thành phẩm và sản phẩm dở dang. Từ đó hình thành nên khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh “Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm” (mà thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ) Chi phí luôn được gắn với các hoạt động làm phát sinh chi phí và gắn liền với các yếu tố tạo nên quá trình sản xuất, do đó làm phát sinh các chi phí tương ứng: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng,… Nhưng chỉ những chi phí phát sinh để trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất và là bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau cả về nội dung, tính chất công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về bản chất của chi phí sản xuất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Trước hết cần hiểu phân loại chi phí sản xuất là gì? “Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định” Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.1.2.1. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nôi dung kinh tế của CPSX khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí đo như thế nào. Các phân loại này còn gọi là cách phân loại CPSX theo yếu tố chi phí. Theo đó CPSX được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp ssã chi trả về các loại dịch vụ mua bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí..phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu trên. Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố CPSX để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, sử dụng để lập các báo cáo quản trị cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, lập bản thuyết minh báo cáo tài chính… 1.1.1.2.2. Phân loại theo mục đích, công dụng: Mỗi yếu tố CPSX phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Dựa vào đó, người ta có thể phân loại các chi phi có cùng công dụng, mục đích vào một khoản mục, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Do đó cách phân loại này được gọi là phân loại CPSX theo khoản mục. Theo đó chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu nhưng được sử dụng cho mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí phải trả về tiền công, tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Không tính vào khoản mục này những chi phí tiền công và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cuả nhân viên quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp và nhân viên bán hàng. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí đã nêu trên. Chi phí sản xuất chung được chia ra thành 5 khoản mục nhỏ: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP theo khoản mục và la căn cứ để phân tích tình hình thiực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau. 1.1.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm: Dựa vào mối quan hệ giữa CPSX phát sinh trong kỳ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ tạo ra trong kỳ làm tiêu thức phân loại. Theo đó CPSX được phân loại thành 2 loại: Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm công việc lao vụ tạo ra trong kỳ. Cách phân loại này đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với kế toán quản trị trong việc phân tích điểm hoà vốn và phục vụ việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ GTSP từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2.4. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí: Phân loại CPSX theo tiêu thức này thì CPSX được chia thành hai loại: Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là những CPSX có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định. Những chi phí trực tiếp kế toán có thể hạch toán trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí căn cứ vào số liệu trên chứng từ. Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là những CPSX có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Những chi phí này khi hạch toán, kế toán phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phi cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. 1.1.1.2.5. Phân loại theo nôi dung cấu thành của chi phí: Theo tiêu thức phân loại là nội dung cấu thành của chi phí thì chi phí cũng được chia thành 2 loại: Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu chính, tiền công công nhân sản xuất… Chi phí tổng hợp: Là những chi phí do nhiều yếu tố tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung… Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hạ GTSP để tổ chức kế toán tập hợp CPSX thích hợp với từng loại. 1.1.2. Giá thành sản phẩm: 1.1.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm: Trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì quá trình sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình này, doanh nghiệp đồng thời phải bỏ ra các khoản chi phí nhưng sẽ thu được một kết quả sản xuất nhất định. Do đó có thể nói bản chất của GTSP là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự dịch chuyển này thì không thể nói đến CPSX và GTSP. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, GTSP sẽ bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm đó. Do đó có thể định nghĩa: “ Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ” 1.1.2.2. Phân loại giá thành: Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Thông qua chỉ tiêu GTSP người ta có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất, hiệu quả của việc sử dụng những yếu tố vật chất. Căn cứ vào GTSP mà các doanh nghiệp xác định được giá cả của sản phẩm hàng hoá, quyết định mức doanh lợi cao hay thấp, do đó có thể nói GTSP có chức năng như đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp để bù đắp CPSX mà doanh nghiệp bỏ ra. Do có tính chất quan trọng như vậy nên chỉ tiêu giá thành luôn được xem là một chỉ tiêu cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp cho doanh nghiệp cũng như giúp cho nhà nước có căn cứ xem xét, đánh giá kiểm tra và đề xuất các biện pháp thích hợp ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết cần phải phân biệt các loại giá thành với nhau. Cũng như CPSX, GTSP cũng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính GTSP: Phân loại theo tiêu thức thới gian và cơ sở số liệu tính GTSP thì GTSP được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là GTSP được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và tiến hành trước khi quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm được bắt đầu. Giá thành kế hoạch của sản phẩm vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành cũng như kế hoạch hạ giá thành của đơn vị. Giá thành định mức: Giá thành định mức là GTSP được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Cũng như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức phải được tính trước khi quá trình sản xuất diễn ra.Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho các nhà quản lý đánh giá được các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đang áp dụng từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là GTSP được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Khác với giá thành kế hoạch và giá thành định mức, giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm kết thúc. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm; nó cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng chi phí và giá thành có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của công tác kế toán hay không. 1.1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: Theo phạm vi tính toán thì giá thành được chia thành hai loại: Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho và nó cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ chỉ được tính khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được xác định là đã tiêu thụ. Dựa vào giá thành toàn bộ, doanh nghiệp có thể xác định kết quả sản xuất phục vụ cho việc tính lợi nhuận, do đó giá thành toàn bộ đóng vai trò quan trọng trong các quyết định kinh doanh đúng đắn mang tính chiến lược dài hạn của các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: CPSX và GTSP là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. CPSX là mặt hao phí sản xuất (đầu vào) còn GTSP phản ánh mặt kết quả sản xuất (đầu ra) cho nên CPSX và GTSP có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau về phạm vi và hình thái biểu diễn. Mối quan hệ chặt chẽ của CPSX và GTSP được thể hiện qua những điểm cơ bản sau: CPSX và GTSP đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. CPSX là căn cứ để tính GTSP và nó ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP Tuy vậy CPSX và GTSP không phải là một, chúng có tính riêng biệt và nội dung kinh tế không giống nhau. Trong khi CPSX luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí nhất định còn GTSP lại gắng với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã sản xuất hoàn thành. CPSX phát sinh trong kỳ bao gồm những chi phí phát sinh thực tế ở kỳ này, không phân biệt chi phí đó phải trả kỳ trước hoặc kỳ sau, CPSX ở mỗi kỳ độc lập với nhau. Ngược lại GTSP lại bao gồm phần lớn CPSX phát sinh kỳ này và một phần chi phí đã chi ra ở kỳ trước ( tồn tại dưới dạng sản phảm dở dang) nhưng được tính cho sản phẩm trong kỳ này. Trong một quy trình sản xuất, CPSX kỳ trước chuyển sang cho kỳ này thường không khớp với CPSX kỳ này chuyển sang kỳ sau nên CPSX trong một kỳ thường không khớp với tổng giá thành hoàn thành trong kỳ đó. Mối quan hệ này có thể được biểu diễn như sau: CPSX DD ĐK CPSX phát sinh trong kỳ GTSP CPSX DD CK Qua đó ta có thể thấy: Tổng giá thành SP hoàn thành = Chi phí SP dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và CPSX phát sinh trong kỳ chỉ bằng nhau khi CPSX DD ĐK bằng đúng CPSX DD CK hoặc trong các ngành sản xuất không có SPDD 1.1.4. Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Trong công tác quản lý doanh nghiệp, CPSX và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn đựơc các nhà quản lý quan tâm. Hai chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, thông tin do kế toán cung cấp về hai chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư…để từ đó có các quyết định quản lý thích hợp. Với tầm quan trọng như vậy nên vấn đề tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trở nên rất quan trọng. Để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu của quản lý CPSX và tính GTSP, kế toán CPSX và tính GTSP phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau: Thứ nhất là việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và phương pháp tính GTSP phải phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Thứ hai, phải tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Thứ ba là vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Thứ tư là định kỳ tổ chức lập và phân tích các báo cáo về CPSX và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng để đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấu đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 1.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất: 1.2.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Để hạch toán CPSX và tính GTSP được chính xác, kịp thời đảm bảo cung cấp các thông tin kế toán trung thực thì việc đầu tiên đó là phải xác định đúng đối tượng hạch toán CPSX và đối tượng tính GTSP. Công việc này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận và trong thực tiễn hạch toán. Trước hết xét đến đối tượng tập hợp CPSX, đây là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp CPSX. Có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX của doanh nghiệp mới giúp cho công việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX một cách tốt nhất. Vậy xác định đối tượng tập hợp CPSX là như thế nào? “ Xác định đối tượng tập hợp CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí” mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chiụ chi phí. Để xác định được đối tượng tập hợp CPSX một cách chính xác thì cần dựa vào những căn cứ sau: Thứ nhất là phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: là sản xuất giản đơn hay phức tạp. Với sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp CPSX có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hoặc có thể là một nhóm sản phẩm…Với sản xuất phức tạp thì đối tượng tập hợp CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm… Thứ hai là phải dựa vào loại hình sản xuất: Là sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Với sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp CPSX thường là các đơn đặt hàng riêng biệt. Còn với loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp CPSX có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết… Thứ ba là phải dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Với trình độ cao thì có thể chi tiết đối tượng tập hợp CPSX ở nhiều góc độ khác nhau. Ngược lại nếu như trình độ quản lý cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh thấp thì đối tượng đó có thể bị thu hẹp lại. 1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán CPSX. Nếu xét trên góc độ xem xét phương pháp gắn với đối tượng hạch toán thì phương pháp hạch toán CPSX bao gồm các phương pháp hạch toán CPSX theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng,… Nếu theo góc độ tập hợp CPSX trực tiếp hay gián tiếp cho kết quả sản xuất cần tính giá thì bao gồm có phương pháp hạch toán trực tiếp và phương pháp hạch toán gián tiếp. Nếu dựa vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho thì bao gồm: phương pháp hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Để hiểu rõ hơn phương pháp hạch toán CPSX ta có thể xem xét phương pháp hạch toán CPSX trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. 1.2.1.2.1 Phương pháp hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên: * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nội dung: Nguyên vật liệu trực tíêp là yếu tố chi phí cơ bản là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định dưới tác dụng của lao động nó sẽ tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình dạng vật chất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo chúng theo các định mức đó. Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Kết cấu tài khoản như sau: TK 621 Trị giá NVLTT xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện công việc lao CP NVLụ, dịch vụ trong kỳ - Giá trị NVLTT xuất dùng không dùng hết - Kết chuyển chi phí NVL TT - Trị giá thực tế vật liệu thu hồi Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ sau: TK151,152,331, 112… TK 621 TK 154 TK 111,112,141 TK 152 TK 632 TK 133 Vật liệu dùng trực tiếp Cho chế tạo sản phẩm Kết chuyển chi phí NVL TT Mua NVL sử dụng ngay Không qua nhập kho Thuế GTGT được khấu trừ Vật liệu thu hồi nhập kho Chi phí ngoài định mức Sơ đồ 1 : Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này phản ánh chi phí nhân công trựct tiếp được tập hợp và phân bổ trong kỳ. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 622 Tập hợp CPNC TTsản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ Kết chuyển (hoặc phân bổ) CPSX NCTT cho các đối tượng chịu chi phí Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 334 TK 154 TK 662 TK 335 TK 338 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân TT Kết chuyển chi phí NCTT (BHXH,BHYT,KPCĐ) Các khoản trích theo lương Trích trước Lương phép Sơ đồ 2 : Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX * Hạch toán chi phí sản xuất chung: Nội dung: Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản mục vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở các phân xưởng các tổ đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí gián tiếp phát sinh nhằm phục vụ cho hoạt động của toàn phân xưởng do đó khi hạch toán khó có thể hạch toán chi tiết trực tiếp cho từng phân xưởng, từng sản phẩm..vì vậy đối với khoản mục Chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chung rồi phân bổ cho từng đối tượng. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này phản ánh toàn bộ những chi phí quản lý, phục vụ cho sản xuất trong phạm vi phân xưởng, đội sản xuất. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 627 Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh - Các khoản ghi giảm CPSXC - Kết chuyển(hay phân bổ) CPSXC Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 bao gồm: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Theo phương pháp kê khai thường xuyên thì chi phí sản xuất chung được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 334(338) TK 627 TK 111, 152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXC TK 152 TK 214 TK 331,111 Chi phí vật liệu Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí SXC khác Thuế GTGT được khấu trừ TK 133 TK 154 Phân bổ(k/c) Chi phí SXC TK 632 Chi phí ngoài định mức Sơ đồ 3 : Hạch toán chi phí SXC theo phương pháp KKTX * Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Các chi phí sản xuất có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ, lao vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất đã được hạch toán riêng theo các khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm cần phải được tập hợp lại theo từng đối tượng tập hợp chi phí, để từ đó kết hợp với tình hình và kết quả sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất mà tính giá thành thực tế của những sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất là tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Tk 154 Tổng hợp ._.các chi phí sản xuất trong kỳ - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành SD: chi phí thực tế của SP, lao vụ,dịch vụ dở dang chưa hoàn thành Quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên được hạch toán theo sơ đồ sau: TK 152,111 Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm CP Chi phí NCTT TK 621 TK 622 TK 627 Chi phí SXC TK 154 nhập kho Gửi bán Tiêu thụ Thực tế Gía thành TK 157 TK 632 Sơ đồ 4 : Hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX 1.2.1.2.2. Phương pháp hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Đến cuối kỳ, doanh nghiệp mới tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm..trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành và của hàng đã bán. Theo phương pháp này, để hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất, kế toán vẫn sử dụng tài khoản 621, tài khoản 622, tài khoản 627. Còn để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 631 - Giá trị sản phẩm, dịch vụ do dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ. - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất SP. - Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ sau: TK 621 TK 622 TK 611 TK 631 TK 138 K/C CFNCLTT CPNVLTT sử dụng TK 611 TK 334, 338 CFNCTT K/C CFNCTT Phế liệu thu hồi Sau sản xuất Tiền bồi thường về sản phẩm hỏng TK 627 CFSXC TK 632 CPSX quản lý Phục vụ sản xuất TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK 111, 112 CP bằng tiền khác TK 154 K/C CFDD ĐK K/C CF SXC Giá thành SP thực tế hoàn thành Kết chuyển CP dở dang cuối kỳ Sơ đồ 5 : Hạch toán CPSX theo phương pháp KK ĐK 1.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyền sản xuất chưa kết thúc giai đoạn sản xuất. Cuối kỳ, để tính được giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm đủ hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Đây là một công việc phức tạp, khó có thể chính xác tuyệt đối. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác kế toán cần phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý nhất. Để có thể đánh giá sản phẩm dở dang thì cuối kỳ, kế toán cần phải tiến hành kiểm kê lượng sản phẩm đã hoàn thành và đang dở dang tại các phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán sẽ xác định được giá trị của các bộ phận sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau: * Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc CPNVL TT) còn các chi phí chế biến sản phẩm khác sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Điều kiện áp dung: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà CPNVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của sản phẩm. Khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ ít và tương đối ổn định ở đầu kỳ cũng như cuối kỳ. Công thức: DCK = DĐK + C X QD QHT + QD Trong đó: D ĐK : Chi phí dở dang đầu kỳ. DCK : Chi phí dở dang cuối kỳ. C : Chi phí phát sinh trong kỳ. QHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. QD : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là tính đơn giản, dễ làm, khối lượng tính toán ít và kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành được nhanh chóng. Nhược điểm: Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá thiếu chính xác vì chỉ tính có một khoản chi phí. * Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Phương pháp này dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm có khơi lượng sản phẩm dở dang lớn và chênh lệch giữa sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được chia thành hai nhóm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sẽ được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng dở dang thực tế (như phương pháp xác định giá trị SP dở dang theo nguyên vật liệu chính)- DCK1 - Các chi phí chế biến còn lại: Được xác định theo giá trị sản phẩm ước tính tương đương. Công thức: DCK2 = DĐK + C x QD x M% QHT + QD x M% Trong đó: D ĐK : Chi phí dở dang đầu kỳ. DCK : Chi phí dở dang cuối kỳ. C : Chi phí phát sinh trong kỳ. QHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. QD : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. M : M ức độ hoàn thành của SP dở dang Từ đó ta có: DCK = DCK1 + DCK2 Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả chính xác và khoa hoc hơn Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều và phức tạp. * Phương pháp đánh giá sảnt phẩm làm dở theo định mức chi phí: Phương pháp này dựa vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất cho từng giai đoạn và việc quản lý thực hiện định mức chi phí đã đi vào nề nếp. Công thức: DCK = QD x Định mức chi phí x M% Trong đó: DCK : Chi phí dở dang cuối kỳ. QD : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. M : M ức độ hoàn thành của SP dở dang Ưu điểm: Công việc tính toán nhanh chóng. Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế thường không khớp với chi phí thực tế định mức. Ngoài ra, trên thực tế còn có thể sử dụng các phương pháp khác để xác định giá trị của sản phẩm dở dang như: xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến; phương pháp thống kê kinh nghiệm… 1.2.3. Tính giá thành sản phẩm: 1.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất được hạch toán và tập hợp nhằm mục đích tính giá thành cho sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán là việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định các loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính giá thành. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Đồng thời cũng cần phải xác định kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành. Theo căn cứ trên thì đối tượng tính giá thành có thể là: Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành; từng bộ phận, chi tiết sản phẩm; sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm; từng công trình, hạng mục công trình. Về kỳ giá thành, đây là thời điểm mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành kịp thời. Để xác định được kỳ tính giá thành, kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nhgiệp… để xác định kỳ tính giá thành là: tháng, quý, năm… Đơn vị tính giá thành: Phải là đơn vị được thừa nhận và phù hợp đơn vị tính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh như: sản phẩm, tấn, kg,… 1.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp và kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá theo các phương pháp tính giá thành phù hợp. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Cũng như việc hạch toán chi phí sản xuất, khi tiến hành tính giá thành sản phẩm có rất nhiều phương pháp tính giá thành, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá cho phù hợp. 1.2.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp): Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ phù hợp với kỳ báo cáo. Tổng giá thành SP = Chi phí SP dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí SP dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.2.3.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nhiều giai đoạn chế biến (như ngành dệt, giầy da…) mà đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận hay các chi tiết sản phẩm: Giá thành SP hoàn thành = Chi phí bước 1 + Chi phí bước 2 + … + Chi phí bước n Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.2.3.2.3. Phương pháp hệ số: Phương pháp tính giá thành theo hệ số áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, chi phí được hạch toán chung cho các loại sản phẩm và yêu cầu cần tính giá thành cho từng chủng loại sản phẩm để nhập kho hoặc bán (ví dụ như trong một số ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu,…) Trong các trường hợp này thì đối tượng tập hợp chi phí thường là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình sản xuất đó đã sản xuất hoàn thành. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số bao gồm các bước như sau: Bước 1: Quy đổi số lượng các sản phẩm về số lượng sản phẩm chuẩn. Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng chuẩn = n å Si i =1 x Hi Trong đó: Si: Là sản lượng thực tế của loại sản phẩm i. Hi: Hệ số quy đổi cho sản phẩm loại i. Bước 2: Tính tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm theo khoản mục (Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho cả quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm và kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang). Từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn Tổng giá thành SP = Chi phí SP dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí SP dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị SP chuẩn = Tổng giá thành SP Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng chuẩn Bước 3: Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của từng loại SP = Giá thành đơn vị SP chuẩn X Số lượng SP chuẩn của từng loại SP Giá thành đơn vị thực tế của từng loại SP = Tổng giá thành thực tế của từng loại SP Số lượng thực tế của từng loại SP 1.2.3.2.4. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ chung thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với quy cách, phẩm cấp, kích cớ khác nhau.(Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ống nước, các doanh nghiệp sản xuát quần áo dệt kim…) Trong phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành sản phẩm sẽ là từng chủng loại sản phẩm với từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để áp dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ thì trước hết kế toán giá thành phải dựa vào một tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ xác định tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các chủng loại sản phẩm trong nhóm. Thông thường tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn là giá thành định mức (hoặc giá thành kế hoạch) Bước 1: Xác định tỷ lệ giá thành của cả nhóm sản phẩm: Tỷ lệ giá thành SP = Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành kế hoạch Bước 2: Tính giá thành thực tế từng chủng loại sản phẩm: Tổng giá thành thực tế của từng loại SP = Tỷ lệ giá thành SP X Tổng giá thành kế hoạch của từng loại SP Từ đó tính giá thành đơn vị của từng chủng loại sản phẩm căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế của mỗi chủng loại sản phẩm. 1.2.3.2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm được các sản phẩm phụ (ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất đường, bia, rượu…) Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ còn đối tượng tính giá thành là các sản phẩm chính (khi tính giá thành của các sản phẩm chính kế toán giá thành phải loại bỏ chi phí sản xuất sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ). Tổng giá thành SP chính = Chi phí dở dang ĐK + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang CK - Giá trị SP phụ Đối với các sản phẩm phụ thì giá trị của nó được xác định dựa trên giá kế hoạch hoặc giá bán trên thị trường theo nhiều phương pháp tính giá. 1.2.3.2.6. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất có tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau (ví dụ như trong các doanh nghiệp sản xuất dệt kim, may mặc, giày dép…). Theo đó khi tính giá thành sản phẩm kế toán giá thành có thể phải kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí hoặc phương pháp hệ số với phương pháp tổng cộng chi phí… 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số nước trên thế giới: Như chúng ta đều biết khi tổ chức hệ thống tổ chức quản lý dù là quản lý về mặt xã hội hay quản lý về mặt tài chính thì cũng đều cần phải căn cứ vào đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội - luật pháp…để tổ chức cho hợp lý. Trong công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng vậy, để thấy được mối liên hệ giữa đặc điểm của từng nền kinh tế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em xin được phép trình bày những điểm cơ bản của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại hai quốc gia là Pháp và Mỹ. 1.3.1. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Pháp: Pháp là nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao và có lịch sử lâu đời, do đó trong nội dung và phương pháp hạch toán CPSX và tính GTSP cũng mang những điểm đặc thù. Theo hệ thống kế toán Pháp thì khái niệm chi phí sản xuất được hiểu như sau: “Chi phí sản xuất là số tiền mà họ bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết sản xuất sản phẩm, mang lại lợi ích cho công ty”. CPSX bao gồm: chi phí mua hàng hóa, vật tư và các loại dự trữ cho sản xuất; các phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi hạch toán CPSX thì đối với những chi phí trực tiếp (là các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm) thì khi phát sinh có thể nhận biết ngay nó thuộc loại giá phí nào nên sẽ được hạch toán trực tiếp vào loại giá phí đó; còn đối với những chi phí gián tiếp (là những chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm) không phân biệt được ngay thuộc loại giá phí nào thì khi hạch toán phải thông qua các trung tâm phân tích. Về khái niệm GTSP, nó bao gồm tất cả các khoản chi thuộc về tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng hay nói cách khác thì GTSP là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bù đắp bằng doanh thu bán hàng. Trong hệ thống kế toán giá thành của Pháp có sự phân biệt giữa giá phí và giá thành. Giá phí: Là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã phải đầu tư để thực hiện các giai đoạn khác nhau trong quá trình tái sản xuất. Tương ứng với các giai đoạn này là các loại giá phí khác nhau. Các giai đoạn trong quá trình tái sản xuất bao gồm: giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ ứng với đó là các loại giá phí: giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất. giá phí phân phối. Giá thành sản phẩm: Là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất được dùng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp bằng doanh thu bán hàng. Mối quan hệ giữa giá phí và giá thành được thể hiện qua công thức sau: Giá thành SP = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối Quá trình hạch toán CPSX được mô tả qua sơ đồ sau: Chi phí được phân bổ Giá phí và giá thành Chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp Các trung tâm phụ Các trung tâm chính Sơ đồ 6: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Pháp 1.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại Mỹ: Theo hệ thống kế toán Mỹ thì chi phí được hiểu là giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có các hàng hoá hoặc dịch vụ, lao vụ nào đó. Còn giá thành sản phẩm là một khái niệm được sử dụng như một chỉ tiêu đo lường các hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm giá thành lại được tiếp cận thông qua khái niệm giá phí. “Giá phí của doanh nghiệp khi đi vào sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí để tạo ra sản lượng sản phẩm đem ra tiêu thụ trên thị trường”. Như vậy hai khái niệm giá phí và giá thành là tương ứng với nhau, đó đều là những chi phí sản xuất liên quan đến một kết quả sản xuất nhất định và kết quả sản xuất là những sản phẩm hàng hoá. Theo đó thì chi phí sản xuất được phân ra làm hai loại: Chi phí cố định (là những khoản chi phí có tính độc lập không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất) và chi phí biến đổi ( là những khoản chi phí biến đổi trực tiếp theo sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ). Giá thành còn được chia thành hai loại: giá thành sản phẩm ( là các giá phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm) và giá thành chung (là các giá phí liên quan đến các hoạt động bán hàng và các hoạt động chung của doanh nghiệp): Giá phí vật liệu trực tiếp Giá phí lao động trực tiếp Giá phí sản xuất chung Sản phẩm chế tạo Thành phẩm tồn kho Giá phí chung của kỳ Giá vốn hàng bán Giá thành Sản xuất Giá thành Hàng bán Sơ đồ 7: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Mỹ PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần may Thăng Long: 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long Tên thường gọi: Công ty may Thăng Long Tên giao dịch Tiếng Anh: Thanglong garment joint stock company Tên viết tắt: Thaloga Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (84-4) 8623372 Fax: (84-4) 8623374 Email: thaloga@fpt.vn Website: Mốc đánh dấu sự hình thành của công ty cổ phần may Thăng Long là ngày 08/05/1958 - Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu - tiền thân của công ty cổ phần may Thăng Long ngày nay. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam, có trụ sở đặt tại 15-Cao Bá Quát. Khi mới thành lập công ty chỉ có 400 máy đạp chân với 550 công nhân có chút hiểu biết về may mặc, nhưng ngay trong năm thành lập đầu tiên (1958) cán bộ công nhân viên trong công ty đã vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn và đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 12,8%. Với vai trò là một công ty may mặc xuất khẩu, công ty đã nhanh chóng thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như: Liên Xô, Đông Âu, Tiệp Khắc… Từ năm 1961 đến năm 1965, để nâng cao hiệu quả hoạt động công ty đã xây dựng và tiến hành thực hiện kế hoạch năm năm lần thư nhất. Trước đòi hỏi phải mở rộng quy mô tháng 7 năm 1961 công ty đã được chuyển về trụ sở mới tại 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng - Hà Nội. Kết thúc kế hoạch năm năm lần thứ nhất, côn ty tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ hai. Mặc dù đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao. Trong giai đoạn từ 1976-1980 công ty tập trung vào một số hoạt động như: Thực hiện triển khai là đơn vị thí điểm của toàn ngành may mặc, trang bị thêm máy móc, cải tiến dây chuyền công nghệ…Đến năm 1979, xí nghiệp được đổi tên mới thành Xí nghiệp may Thăng Long. Từ năm 1980-1985 công ty bước vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Đây là giai đoạn nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên bối cảnh chung của nền kinh tế rất khó khăn. Tuy vậy ban lãnh đạo công ty đã có những đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội mới và vì thế số lượng sản phẩm của công ty được xuất khẩu vẫn tăng lên trong từng năm (năm 1981 số sản phẩm xuất khẩu là 2.669.771, năm 1985 đã lên tới 3.382.270). Năm 1986 đánh dấu một sự thay đổi lớn khi cơ chế bao cấp được xoá bỏ. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường khắc nghiệt. Trong lúc đó trên thế giới hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu suy yếu và sụp đổ, thị trường và các bạn hàng truyền thống của công ty gần như mất hoàn toàn. Trước những khó khăn đó phát huy truyền thống của công ty với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, ban lãnh đạo công ty đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ thụ động chờ đợi khách hàng, sang tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng mới tại các nước Tây Âu và các nước châu Á, châu Phi. Đồng thời công ty cũng quyết định đầu tư 20tỷ đồng để đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế toàn bộ máy móc thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức trước đây bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn của Cộng hoà liên bang Đức và Nhật Bản. Nhờ những thành tích đạt được năm 1991, Công ty là đơn vị đầu tiên trong nghành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Đến tháng 6/1992, công ty trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ công nghiệp cho phép chuyển đổi từ loại hình xí nghiệp sang loại hình công ty, công ty có tên gọi mới là Công ty may Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ-CNN ngày 24/3/1993. Nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới của ngành, công ty đã quyết định đầu tư mua đất và thành lập một xí nghiệp ở Hải Phòng mở rộng quy mô sản xuất. Việc mở rộng thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới vẫn được công ty chú trọng. Đồng thời thị trường trong nước cũng đã bắt đầu được khai thác. Trong năm 1993, công ty đã đăng ký bản quyền thường hiệu ThaLoGa tại thị trường Việt Nam và mở một Trung tâm thương mại và giới thiêu sản phẩm được đầu tư và đặt tại 39 Ngô Quyền nhằm giới thiệu các sản phẩm và thương hiệu của công ty. Công ty may Thăng Long đã trở thành công ty đầu tiên ở phía Bắc chuyển đổi kết hợp cả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bắt đầu từ năm 2000, công ty thực hiện hoạt động theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000 theo tiêu chuẩn SA 8000. May Thăng Long đã trở thành một thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao quen thuộc của hàng triệu người tiêu dùng trong cả nước. Cho đến năm 2003, Công ty đã có một cơ ngơi khang trang, gồm 9 xí nghiệp và nhà máy may thành viên tại Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hải Phòng và Quảng Ninh, với tổng số 90 dây chuyền may được chuyên môn hóa cao và 2 dây chuyền giặt mài, mỗi năm có thể sản xuất được 12 triệu sản phẩm các loại và giặt mài được 4 triệu sản phẩm, phục vụ cho Công ty và các doanh nghiệp khu vực phía Bắc. Năm 2003 cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty, công ty được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần theo quyết định 165/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công nghiệp và lấy tên là Công ty cổ phần May Thăng Long. Công ty trở thành công ty cổ phần nhà nước và Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% và được cấp Giấy CNĐKKD số: 0103003573 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 13/01/2004. Đến năm 2007 công ty chuyển đổi chủ sở hữu theo Quyết định 42/QĐ-BCT của bộ công thương ban hành ngày 15/02/2007 từ doanh nghiệp có 51% vốn cổ phần nhà nước sang 100% cổ phần do các cổ đông góp vốn. Hiện nay Công ty là đơn vị liên kết của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Vốn điều lệ :23.306.700.000 Số lượng cổ phần: 118.864 cổ phần Mệnh giá 1 cổ phần: 100.000VNĐ/1cp. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển và đã đạt được một số chỉ tiêu tài chính như sau: (Đơn vị: VNĐ) STT Chỉ tiêu tài chính Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản: 128.096.933.850 130.777.436.278 2 -Tài sản ngắn hạn 54.634.954.423 65.270.075.934 -Tài sản dài hạn 73.461.979.427 65.507.360.344 2 Nợ phải trả: 111.821.738.249 108.553.173.332 -Nợ ngắn hạn 73.711.169.618 81.628.488.572 -Nợ dài hạn 38.110.568.631 26.924.684.760 3 Tổng doanh thu 96.204.510.194 104.613.148.318 4 Lợi nhuận trước thuế 1.981.518.267 2.789.352.153 5 Thu nhập bình quân/ người/ tháng 1.000.000 1.240.000 Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển. Trong giai đoạn 50 năm xây dựng phát triển công ty có một kết quả khá tốt, công ty đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội... Năng lực sản xuất được mở rộng, sản phẩm ngày càng phong phú với chất lượng ngày càng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 1992- 2006 là: Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu là 124%; Tốc độ tăng trưởng bình quân nộp nhân sách là 130%; Tốc độ tăng trương bình quân kim ngạch xuất khẩu là 147%; Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập là 121%; Năng suất lao động tăng bình quân 10-15%; Doanh thu nội địa tăng từ 4,2tỷ đồng năm 1992 lên 28 tỷ đồng năm 2006... Trong tương lai công ty sẽ còn tiếp tục phát triển và đóng góp vào sự phát triển đất nước. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: Từ tháng 10 năm 2003, theo QĐ 165/2003/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp, Công ty may Thăng Long trở thành Công ty Cổ phần May Thăng Long, do đó công ty chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của một bộ phận là các cổ đông trong công ty. Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, việc thực hiện quản lý kinh doanh được tiến hành theo hai câp: cấp công ty và cấp xí nghiệp. * Thứ nhất là bộ máy quản lý ở cấp Công ty: Bộ máy tổ chức bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Trong đó: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty thông qua biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sẽ vạch ra chiến lược phát triển trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng giám đốc. Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của Đại hội đồng cổ đông và đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát sẽ thực hiện giám sát hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Ngoài ra, ban kiểm soát của công ty còn có hai uỷ viên ban kiểm soát. Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan bổ nhiệm hay bãi miễn Tổng giám đốc. Bộ máy giúp việc là các phó giám đốc (bao gồm có phó giám đốc điều hành kỹ thuật, phó giám đốc điều hành sản xuất, phó giám đốc điều hành nội chính và phó giám đốc điều hành tài chính) và các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng bao gồm: Văn phòng công ty: Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty, quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề chính sách liên quan đến người lao động. Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu mã các mặt hàng theo các đơn đặt hàng và nhu cầu của công ty, là nơi kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và đưa vào nhập kho. Phòng kinh doanh nội địa: Có chức năng tổ chức tiêu thụ hàng hóa nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các cửa hàng, đại lý. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu một cách đầy đủ và phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty theo chế độ kế toán hiện hành. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị, qua đó cung cấp các thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phòng kế hoạch sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài bộ máy quản lý ở công ty còn có hệ thống cửa hàng thời trang bao gồm: các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại và giới thi._..652 …. 472.020.802 …. 97.048.821 ….. 173.105.576 ….. 174.149.327 ….. 225.801.740 …… 3.290.551.432 5 Tài khoản 152: - XN I 5.226.224 Cộng 126.287.538 1217760626 8.002.000 1.610.095.652 6908127234 504642232 818.946.894 6.843.699.843 3.290.551.432 173.105.576 174.149.327 225.801.740 Biểu số 17: Nhật ký chứng từ số 7 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 142 TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Các TK phản ánh ở NKCT khác Cộng CP NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 4 1. Tài khoản 154: 813.720.650 6.843.699.843 3.290.551.432 10.947.971.925 2. Tài khoản 621: 813.720.650 813.720.650 3. Tài khoản 622: 6.436.106.432 407.593.411 6.843.699.843 4. Tài khoản 627: 126.287.538 404.039.976 8.002.000 1.610.095.652 472.020.802 97.048.821 173.105.576 174.149.327 225.801.740 3.290.551.432 5 Tài khoản 152: 5.226.224 Cộng 126.287.538 1217760626 8.002.000 1.610.095.652 6908127234 504642232 818.946.894 6.843.699.843 3.290.551.432 173.105.576 174.149.327 225.801.740 2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính GTSP ở công ty là phương pháp hệ số. Do vậy GTSP sẽ được tính chung cho cả nhóm các sản phẩm sản xuất trong kỳ sau đó sẽ được chia ra cho từng loại căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn. * Hệ số tính giá thành: Tại công ty cổ phần may Thăng Long các sản phẩm đều được mã hoá. Công ty sử dụng đơn giá sản phẩm làm hệ số quy đổi sản phẩm. Từ đó công ty xây dựng được một “Bảng hệ thống hệ số quy đổi sản phẩm” (Biểu số 18): Biểu số 18: Bảng hệ số quy đổi sản phẩm Công ty cổ phần may Thăng Long Bảng Hệ Số Quy Đổi Sản Phẩm Tên sản phẩm Mã hàng Hệ số Áo jacket Áo DK Quần soóc Quần XK ……… J4PA541 DY22381 180652 YT 71300 ………. 1.05 0.48 0.98 0.42 ……… * Trình tự tính GTSP: Quá trình tính GTSP bao gồm các bước sau - Bước 1: Tính tổng GTSP của nhóm sản phẩm được sản xuất trong kỳ - Bước 2: Chia GTSP cho từng loại sản phẩm theo các bước: Cuối mỗi quý, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ phải lập “Báo cáo thành phẩm nhập kho” (Biểu số 19)trong đó thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu được tính riêng. Báo cáo này được chuyển sang cho kế toán chi phí và tính GTSP. Biểu số 19: Báo cáo thành phẩm nhập kho Công ty cổ phần may Thăng Long Phòng kế toán Thành phẩm nhập kho Kho nội địa Tháng Phiếu nhập Đơn vị nhập Mã hàng Sản l ượng 1 1/1 XN1 JA3-410-25 350 2 ½ XN1 JA3-410-25 150 3 1/3 XN1 ….. Cộng 1 4/1 XN2 JP137316 750 2 5/2 XN2 JP137316 250 3 3/3 XN2 ….. Cộng …… + Quy đổi sản lượng sản phẩm theo hệ số: Gọi số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của SP A và SP B lần lượt là: QA, QB. Hệ số quy đổi SP chuẩn của SP A va SP B lần lượt là: hA, hB Khi đó sản lượng sản phẩm quy đổi của SP A và SP B là: Q’A = QA * hA Q’B = QB * h B Tổng sản lượng sản phẩm quy đổi là: Q’ = Q’A + Q’B + Tính giá thành một đơn vị sản phẩm quy đổi: GTSP 1 đơn vị SP quy đổi = Tổng GTSP hoàn thành nhập kho Tổng sản lượng SP quy đổi Z1 đơn vị SP quy đổi = åGTSP Q’ + Tính giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm hay của từng mã hàng: ZA = Z1đơn vị SP quy đổi * hA ZB = Z1 đơn vị SP quy đổi * hB Biểu số 20: Thẻ tính giá thành Thẻ tính giá thành Quý 1 năm 2008 Khoản mục CP Chỉ tiêu Tổng cộng CP NVL TT CP NCTT CP SXC CP NVLC CP NVLP TT CP bao bì 1. CPSX KDDD ĐK 1.007.610.769 1.007.610.769 2.CP SX phát sinh trong kỳ 10.947.971.925 1.452.840 396.903.108 415.364.722 6.843.699.843 3.290.551.432 3. Tổng CPSX 11.955.582.694 1.009.063.609 396.903.108 415.364.722 6.843.699.843 3.290.551.432 4. CPSX KDDD CK 2.033.701.740 2.033.701.740 5. Tổng GTSP 9.921.880.954 PHẦN 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 3.1 Đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long: Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định được thương hiệu của mình với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để có được sự thành công đó, ban lãnh đạo của công ty đã luôn tìm tòi đổi mới tìm ra hướng đi cho công ty. Đóng góp một phần rất lớn trong đó là bộ máy kế toán ở công ty. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty, em nhận thấy tổ chức công tác kế toán của công ty có rất nhiều ưu điểm và đồng thời cũng còn tồn tại một số những hạn chế cần khắc phục. 3.1.1 Những ưu điểm: Về tổ chức bộ máy kế toán: Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung là khá hợp lý. Mỗi kế toán viên trong công ty đều được phân công công việc rõ ràng. Giữa các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán một cách chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp cho việc đối chiếu và kiểm tra dễ dàng hơn, khả năng sai phạm được giảm thiểu. Giữa các bộ phận, các phần hành kế toán luôn có sự phối hợp một cách linh hoạt giúp cho việc hoàn thành các công việc được giao một cách kịp thời. Đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc cũng là một ưu điểm của công ty. Mọi hoạt động trong phòng kế toán đều được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng. Về công tác tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán: Công ty sử dụng các chứng từ đúng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra theo đúng quy định, thường xuyên được kiểm tra kiểm soát nên làm giảm khả năng xảy ra sai phạm. Sổ sách được ghi chép và phản ánh đúng và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Sổ sách được tổ chức theo hình thức NKCT nên có kết cấu theo nguyên tắc ô bàn cờ, do đó có tính chất đối chiếu kiểm tra cao.Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán NKCT đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho các nhà quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn. Việc lựa chọn hình thức ghi sổ là hình thức NKCT đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, giúp cho việc thực hiện chuyên môn hoá trong phân công công tác kế toán. Hiện nay công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được đặt viết riêng, do vậy việc ghi chép, phản ánh lên sổ được thực hiện nhanh chóng, chính xác và phù hợp với những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Là một doanh nghiệp sản xuất do đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là phần hành kế toán quan trọng trong cơ cấu tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. Nhìn chung các chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí và phản ánh kịp thời trên sổ sách kế toán. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: việc công ty theo dõi và hạch toán chi tiết theo chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí Bao bì là rất hợp lý. Với cách làm này công ty có thể theo dõi chính xác tình hình sử dụng từng loại NVL xuất dùng. Đối với Chi phí nguyên vật liệu chính công ty lựa chọn phương pháp hạch toán bàn cắt. NVL chính tiêu hao cho từng mã hàng sẽ được theo dõi chính xác trên “Phiếu theo dõi bàn cắt”, cuối tháng ở các xí nghiệp đều phải tổng hợp các phiếu này thành “Báo cáo thanh toán bàn cắt” giúp kế toán hạch toán chính xác lượng NVL chính tiêu hao cho từng mã hàng, tính toán được lượng NVL chính tiết kiệm được so với định mức. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: công ty lựa chọn hình thức trả lương theo sản phẩm và theo thời gian là hợp lý. Việc trả lương theo sản phẩm đối với những ngày công nhân tham gia sản xuất sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm và chăm chỉ hơn. Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Các công nhân sản xuất được hưởng lương theo hệ số phân cấp nhất định tuỳ thuộc vào tay nghề, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc cũng là một ưu điểm, bởi như vậy việc trả lương cho lao động sẽ chính xác hơn và khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra chế độ thưởng khi tiết kiệm được nguyên vật liệu cũng khuyến khích công nhân sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, không lãng phí giúp cho việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí của công ty. Việc tính lương ở công ty được bộ phận lao động tiền lương của văn phòng công ty thực hiện trên phần mềm tính lương, do đó việc tính lương cho cán bộ, công nhân trong công ty mang tính chính xác cao. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: việc chi tiết theo từng khoản mục cũng giúp cho công tác hạch toán được chính xác, rõ ràng. Công ty lựa chọn tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung theo sản lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi là hợp lý với phương pháp tính giá thành theo hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn. Trong công tác tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hay tính giá thành cho các mã hàng là hoàn toàn hợp lý với điều kiện sản xuất của công ty là sản xuất rất nhiều loại sản phẩm hàng may mặc. Với đặc điểm của ngành may mặc, việc xác định định mức tiêu hao cho các sản phẩm khá dễ dàng và chính xác. Do đó đơn giá của các sản phẩm được xác định cũng khá chính xác. Việc lựa chọn đơn giá sản phẩm làm hệ số quy đổi sản phẩm, là hệ số tính giá thành trong phương pháp tính giá thành theo hệ số là rất hợp lý. 3.1.2 Những tồn tại: Về tổ chức bộ máy kế toán: Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới là sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn, khi đó quy mô hoạt động của công ty sẽ rất lớn vì vậy mô hình kế toán tập trung sẽ không còn phù hợp, không đáp ứng được khối lượng công việc kế toán. Về hình thức ghi sổ kế toán: Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán của Công ty Điện lực Hà Nội, với hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán tương đối phức tạp, gây ra những khó khăn, phức tạp trong việc áp dụng kế toán máy. Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, trong khi kế toán đã tổ chức theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo xí nghiệp, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy làm giảm khả năng quản lý chi phí theo nơi phát sinh chi phí. Đối với khoản mục CP NVL trực tiếp: Công ty tiến hành tập hợp CP NVL cho toàn bộ quy trình công nghệ và chi tiết theo xí nghiệp như vậy khi đến kỳ tính giá thành có đơn đặt hàng chưa hoàn thành khiến cho kế toán gặp khó khăn trong việc xác định CP NVL TT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Ngoài ra công ty không sử dụng “Bảng phân bổ NVL” nên rất dễ làm người sử dụng thông tin gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình sử dụng NVL ở công ty. Do đặc điểm của ngành dệt may, trong quá trình sản xuất sẽ có các đầu tấm đoạn nối hay vải thừa, vải vụn. Đặc biệt trong loại hình sản xuất gia công, định mức tiêu hao NVL thực tế thường thấp hơn so với định mức ghi trong hợp đồng, phần chênh lệch này được theo dõi trên “Báo cáo tiết kiệm NVL” nhưng lại không được tính làm giảm chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác chi phí sản xuất tiêu hao. Bên cạnh đó, phế liệu thu hồi khi bán thanh lý công ty lại hạch toán là một khoản doanh thu, điều này đã phản ánh sai lệch tính chất của khoản thu. Đối với khoản mục CP NCTT: công ty cũng tập hợp chi phí phát sinh theo xí nghiệp, nhưng thực tế đến kỳ tính giá thành có nhiều đơn đặt hàng chưa hoàn thành nên việc tập hợp CP NCTT theo xí nghiệp sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm không chính xác. Đối với khoản mục CP SXC: công ty tiến hành tập hợp CP SXC trên phạm vi toàn công ty sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp cà từng mã hàng theo tiêu thức là sản lượng quy đổi của các mã hàng, chứ không tập hợp theo từng xí nghiệp, điều này dẫn đến công ty không thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở từng phân xưởng, đặc biệt trong điều kiện công ty hiện nay còn có các xí nghiệp ở các tỉnh thành khác. Như vậy cách theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung như hiện nay là không hợp lý vì nó sẽ không phản ánh được chính xác CPSXC thực tế phát sinh ở các xí nghiệp, việc phân bổ chi phí cho từng xí nghiệp không cho kết quả chính xác sẽ làm sai lệch tổng chi phí phát sinh ở các xí nghiệp, đồng thời không khuyến khích nhân viên ở xí nghiệp sử dụng tiết kiệm CPSXC để nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty. Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty là đánh giá theo NVL chính, phương pháp này được áp dụng trong điều kiện khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX (thường từ khoảng 70% - 90% tổng chi phí sản xuất). Nhưng do đặc điểm của công ty loại hình sản xuất gia công là chủ yếu, đối với loại hình sản xuất gia công thì toàn bộ NVL là do khách hàng cung cấp, công ty chỉ phải chịu chi phí vận chuyển NVL nên tỷ trọng chi phí NVL trong tổng CPSX không lớn. Áp dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này là không thích hợp và còn phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dở dang, dẫn đến việc tính giá thành không chính xác. Hơn nữa đối với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc tính giá thành sản phẩm chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, đối với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phi sản xuất đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau, do đo việc đánh giá sản phẩm dở dang là không cần thiết nó vừa làm tăng khối lượng công việc lại vừa phản ánh không chính xác giá trị sản phẩm dở dang trong khi đó đây lại là loại hình sản xuất chủ yếu của công ty. Về kỳ tính giá thành ở công ty là theo quý nên thông tin về chi phí và giá thành không nhanh nhạy và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của quản lý và không theo kịp sự biến động của thị trường. 3.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty may Thăng Long: 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty may Thăng Long: Hiện nay dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những cách nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình là các doanh nghiệp phải thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu này thì những thông tin về CPSX và GTSP do kế toán cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh chính xác được CPSX và GTSP của doanh nghiệp. Hiện nay, ngành dệt may đang là một trong những ngành được nhà nước chú trọng phát triển và cũng là một trong những ngành có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và GDP của nền kinh tế quốc dân, các sản phẩm dệt may của Việt Nam có mặt tại rất nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, đây cũng là ngành có tiềm năng và điều kiện phát triển rất tốt. Với đặc điểm là một ngành công nghiệp nhẹ, yêu cầu về khoa học công nghệ không cao thích hợp với điều kiện của những nước đang phát triển như Việt Nam. Xét về các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là các loại vải, sợi…đây đều là những nguyên vật liệu mà thị trường nội địa sẵn có với chất lượng tốt, phong phú về chủng loại và giá cả phù hợp. Về nhân công, đây là ngành sản xuất không đòi hỏi nhân công phải có trình độ cao, việc đào tạo cũng không khó khăn. Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công lại rẻ…Bên cạnh đó, thị trường ở cả trong và ngoài nước mặc dù có sự cạnh tranh nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn. Trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì việc xâm nhập vào thị trường thế giới cũng trở nên dễ dàng hơn. Công ty cổ phần may Thăng Long là một công ty lớn và có bề dày lịch sử phát triển, là một doanh nghiệp luôn đi đầu trong ngành dệt may, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Với xu thế phát triển của ngành, công ty cổ phần may Thăng Long cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và công ty cổ phần may Thăng Long cũng nằm trong số đó. Đặc biệt hiện nay công ty đã trở thành công ty có 100% vốn do các cổ đông đóng góp nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh đang là vấn đề đặt ra đối với công ty. Với những điều kiện thuận lợi về các yếu tố đầu vào thì giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua thực hiện mục tiêu tiết kiệm CPSX và hạ GTSP rất cần được chú trọng. Đây cũng là điều mà tất cả các doanh nghiệp muốn hướng đến. Để đạt được mục tiêu đó thì công ty cần phải có hệ thống kế toán tốt, nhất là phải có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp, có thể cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kịp thời. Từ đó mới đưa ra được các giải pháp để quản lý chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn cải thiện được chất lượng sản phẩm và thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Trong tương lai, công ty cổ phần may Thăng Long sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn với nhiều công ty con nên vịêc phải hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính GTSP nói riêng là rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. 3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cao su Việt Trung. Việc hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cho bộ máy kế toán được gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ và phục vụ cho việc ra quyết đinh quản lý của Công ty. Thứ ba, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất phải không làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và vẫn đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành. Thứ tư, Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuát phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với cơ chế tài chính. Thứ năm, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với sự phát triển của Công ty. Kết quả công tác hoàn thiện không chỉ phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời songs người lao động. 3.2.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long: 3.2.2.1 Hoàn thiện về hình thức ghi sổ: Hình thức ghi sổ mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký-chứng từ. Đây là hình thức có ưu điểm là phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng lại hệ thống chứng từ, sổ sách khá phức tạp. Hiện nay công ty áp dụng song song cả kế toán thủ công và kế toán máy. Thực tế đã cho thấy hình thức nhật ký-chứng từ khi áp dụng vào phần mềm kế toán máy gặp rất nhiều khó khăn. Phần mềm kế toán máy của công ty điện lực Hà Nội mà công ty đang sử dụng mặc dù hiện đại và được viết dựa vào những đặc điểm của công ty nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm của hình thức nhật ký-chứng từ. Phần mềm kế toán máy của công ty sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức nhật ký chung. Do đó tại công ty tồn tại song song cả hai hệ thống sổ sách kế toán của hai hình thức ghi sổ này, điều này gây ra sự khó khăn phức tạp cho công tác kế toán, làm tăng khối lượng công việc ảnh hưởng đến quá trình cung cấp thông tin… Do đó theo em công ty nên xem xét lại hình thức ghi sổ đang áp dụng, có thể lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Điều này sẽ làm giảm khối lượng công việc cho nhân viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình ghi chép, lưu trữ thông tin kế toán mà lại đảm bảo phù hợp với phần mềm kế toán máy mà công ty đang sử dụng. 3.2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí: Hiện nay, công ty tiến hành tập hợp chi phí cho toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất. Trong khi loại hình sản xuất chủ yếu ở công ty là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, mặt khác kế toán cũng tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí chi tiết theo từng xí nghiệp. Vì vậy theo em công ty nên xem xét lại việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, để thuận tiện cho việc tính giá thành và quản lý chi phí theo nơi phát sinh chi phí công ty nên tập hợp CPSX theo từng xí nghiệp thành viên và chi tiết cho từng đơn đặt hàng ở các xí nghiệp. Như vậy đồng thời cũng có thể đánh giá được hiểu quả kinh tế mà từng đơn đặt hàng đem lại làm cơ sở để ký kết các hợp đồng mới. 3.2.2.3 Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí: Đối với khoản mục CP NVL TT: được chi tiết thành ba khoản mục. Trong đó có khoản mục CP NVL chính được hạch toán theo phương pháp bàn cắt. Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường bao giờ cũng xuất hiện NVL thừa là vải vụn, vải thừa…Chúng có thể sử dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hoặc thu hồi để thanh lý. Nhưng khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Do vậy em nghĩ công ty nên trừ phần chi phí NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất. Ngoài ra khi hạch toán CP NVL TT công ty cần sử dụng bảng phân bổ NVL để tiện cho người sử dụng thông tin. Bảng phân bổ Nguyên vật liệu STT Ghi Có TK Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK) Tài khoản 152 1 2 3 4 TK 621- CPNVL TT -Phân xưởng 1 -Phân xưởng 2 ….. TK 627- CPSXC -Phân xưởng 1 -Phân xưởng 2 … TK 641- CP bán hàng TK 642- CP quản lý DN … Cộng Phần phế liệu thu hồi, công ty nên coi là một khoản thu nhập khác và hạch toán vào tài khoản thu nhập khác (TK 711): Nợ TK 152: Có TK 711: Để giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành đặc biệt đối với hình thức gia công thì CP NCTT nên tập hợp cho từng xí nghiệp và chi tiết theo đơn đặt hàng. Trong loại hình sản xuất gia công, chi phí vận chuyển NVL chính cũng nên tập hợp theo từng xí nghiệp rồi phân bổ cho từng đơn hàng từ đó lại phân bổ từng mã hàng sản xuất tại xí nghiệp. Đối với khoản mục CP NCTT hiện nay công ty đang tập hợp cho toàn công ty rồi chi tiết theo xí nghiệp nhưng đến kỳ tính giá thành có đơn đặt hàng chưa hoàn thành nên việc xác định CP NCTT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành sẽ khó khăn và phức tạp, do vậy theo em công ty nên tổ chức tập hợp chi phí nhân công theo xí nghiệp sản xuất và sau đó chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Đối với khoản mục CP SXC: hiện nay công ty tập hợp cho toàn bộ công ty. Theo em để có thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí tại các xí nghiệp đồng thời đảm bảo phản ánh chính xác khi tổng chi phi sản xuất phát sinh ở từng xí nghiệp thì công ty nên tập hợp CP SXC theo xí nghiệp và chi tiết cho đơn đặt hàng, như vậy số liệu trên bảng kê số 4 sẽ chính xác hơn từ đó việc tính GTSP cũng được phản ánh chính xác hơn. 3.2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang: Do CP NVL chính không phải là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX của công ty. Do đó theo em công ty không nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí NVL chính. Mặt khác, loại hình sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng, do đó theo em công ty không cần thiết phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Như vậy giá trị sản phẩm dở dang không bị phản ánh sai lệch, hơn nữa cũng làm giảm sự phức tạp trong công tác tính giá thành mà giá thành sản phẩm lại được phản ánh một cách chính xác. Theo đó, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành để giao cho khách hàng và thanh lý hợp đồng. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp theo khoản mục chi phí sẽ đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau và kết chuyển sang tài khoản CP SXKD DD (TK 154). Sang kỳ sau sẽ trở thành CP SXKD DD đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh cho đơn đặt hàng này lại được tập hợp theo khoản mục chi phí, đến khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tiến hành tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng này. 3.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Hiện nay, loại hình sản xuất gia công chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động sản xuất ở công ty nên theo em công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khi đó có thể coi toàn bộ các sản phẩm sản xuất theo loại hình mua đứt-bán đoạn là một đơn đặt hàng. Các khoản mục CPSX sẽ được tập hợp theo từng xí nghiệp và sau đó sẽ được chi tiết theo đơn đặt hàng. Khoản mục CP SXC cũng sẽ tập hợp cho từng xí nghiệp, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Cuối kỳ, kế toán lập “Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng” rồi lập thẻ tính giá thành cho các đơn đặt hàng hoàn thành và tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Từ đó tính được GTSP đơn vị sản phẩm của các mã hàng trong đơn đặt hàng. Khi tiến hành tính GTSP cho từng mã hàng trong đơn đặt hàng, công ty có thể tiến hành tính GTSP theo phương pháp hệ số như hiện nay. Như vậy sẽ vừa đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, GTSP sẽ được tính một cách đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo chính xác lại giảm được đáng kể khối lượng công việc cho kế toán. 3.2.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Song song với công tác kế toán tài chính ở công ty cũng tổ chức kế toán quản trị. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở cả hai bộ phận kế toán là kế toán tài chính và kế toán quản trị là rất cần thiết. Từ việc tổ chức công tác kế toán tài chính CPSX và tính GTSP, công ty phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị CPSX và tính GTSP đảm bảo việc phân chia CPSX, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho các mục đích quản lý trong doanh nghiệp. Công tác kế toán quản trị CPSX và tính GTSP phải phản ánh được CPSX kinh doanh toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất, các hợp đồng, các đơn đặt hàng... Đông thời phải phản ánh được tình hình thực hiện dự toán, định mức CPSX và GTSP, giải trình được các nguyên nhân tạo ra các chênh lệch giữa thực tế với dự toán và định mức. Từ thông tin kế toán cung cấp ở hai bộ phận, ban lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt được một cách chính xác tình hình sử dụng và tiết kiệm CPSX cũng như tính chính xác của việc tính giá thành. Từ những thông tin này ban lãnh đạo công ty sẽ có những quyết định phù hợp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Hiện nay tại công ty cổ phần may Thăng Long chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị riêng biệt, các báo cáo quản trị được kế toán tổng hợp lập để phục vụ cho mục đích quản lý của các nhà quản trị. Như vậy khối lượng công việc của kế toán tổng hợp tăng lên khá nhiều và rất vất vả. Vì thế theo em để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chính xác đầy đủ và kịp thời của báo cáo quản trị thì công ty nên tổ chức thêm bộ phận kế toán quản trị riêng biệt theo nhu cầu của công ty. KẾT LUẬN Hiện nay, ngành dệt may là một trong những ngành đang phát triển và đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng như đóng góp vào GDP cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với xu thế phát triển của ngành, công ty cổ phần may Thăng Long cũng đã và đang cố gắng không ngừng cải tiến dây chuyền công nghệ, hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách sử dụng lao động, các chính sách marketing… và công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc biệt với mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai là phát triển theo mô hình tập đoàn thì việc hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là việc rất cần thiết. Trong thời gian thực tập tại công ty được sự đồng ý của ban giám đốc công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán công ty cổ phần may Thăng Long, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty. Từ đó có thêm những hiểu biết về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình nhưng do hạn chế về trình độ lý luận và thiếu kiến thức thực tiễn nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của ban giám đốc và các cô chú tại phòng kế toán của công ty cũng như của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu do phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần may Thăng Lông cung cấp. 2. Công ty Cổ phần may Thăng Long những chặng đường lịch sử (lưu hành nội bộ) 3. Luận văn tốt nghiệp của các khoá 44,45 4. Quyết định 15/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. 5. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp,Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 6. “Chuyên khảo hướng dẫn thực hành về kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê 2000 7. “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – Nhà giáo ưu tú. Vũ Huy Cẩm – NXB Thống kê 1996 8. Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê 9. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS. TS Nguyễn Văn Công – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội 2006 10. Tạp chí kế toán, kiểm toan, công báo 11. Website: http:// www.thaloga.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10775.doc
Tài liệu liên quan