Chương một
Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của lao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm)
- Giá thành sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Vissan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
_ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Xét về nội dung thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất và đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Xét về mặt kế toán, thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng, sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm sau :
+ Chi phí sản xuất là chi phí bỏ ra trong thời kỳ sản xuất kinh doanh
+ Giá thành sản phẩm chỉ tính đến những chi phí liên quan đến những khối lượng dịch vụ hoàn thành
+ Chi phí sản xuất chỉ tính theo thời kỳ nhất định tuỳ theo từng doanh nghiệp mà kỳ tập hợp chi phí có thể là tháng, quý, năm không cần tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa, sự khác nhau biểu hiện ở công thức sau đây :
- Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí thực tế
= +
Kinh doanh trong kỳ dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ
- Tsp = Cđk + Ctk + Cck
Trong đó: Tsp: là gía trị sản phẩm
Cđk: là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Ctk: là chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Cck: là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Nội dung cơ bản của chúng đều là những biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh . chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm , công việc lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản phẩm tăng hoặc giảm, quản lý giá thành phải gắn với chi phí sản xuất
1.1.2 . Phân loại chi phí sản xuất
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí để chia ra các yếu tố chi phí. Mỗi một yếu tố chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất chung được chi ra làm các yếu tố chi phí sau :
- Chi phí nguyên vật liệu
Bao gồm toàn bộ tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất và nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Bao gồm số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài :
Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài những yếu tố đã nêu ở trên
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn rong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra các khoản mục chi phí như sau :
- Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp (TK:621):
Bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) :
Bao gồm những chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung (TK 627) :
Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng , tổ đội sản xuất. Bao gồm: Chi phí lương , BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên (phân xưởng, tổ đội sản xuất), chi phí vật liệu, chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức , cung cấp số liệu cho công tấc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập giá thành kế hoạch cho kỳ
1.1.2.1. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm
Được chia làm hai loại :
- Chi phí khả biến (biến phí): Là chi phí có sự thay đổi về tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Chi phí cố định (định phí): Là chi phí không thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với việc quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.2.2 . Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu phí
Theo cách này chi phí sản xuất được chia làm hai loại :
Chi phí trực tiếp
Chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tương j chịu phí
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, phải phân bổ cho các đối tượng theo một tiêu chuẩn thích hợp
Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn , hợp lý
1.1.2.3 . Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí
Chia ra làm hai loại: Chi phí đơn nhất
Chi phí tổng hợp
- Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như NVL chính, tiền lương công nhân sản xuất.
- Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố chi phí khác nhau tập hợp lại theo cùng nội dung công dụng như chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức từng loại chi phí trong việc hình thành từng loại sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại .
Như vậy, phân loại chi phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý. Là tiền đề để tính giá thành được chính xác, phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra, phân tích chỉ tiêu giá thành. Phân loại chi phí sản xuất còn giúp cân đối chi phí trong phạm vi doanh nghiệp là toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kiểm tra mối quan hệ giưa chỉ tiêu giá thành với các chỉ tiêu khác, thấy rõ cơ cấu các yếu tố chi phí thuộc lao động sống, lao động vật hoá được hình thành trong mỗi đơn vị sản phẩm, góp phần kiểm tra giấm sát chặt chẽ mỗi loại chi phí phát sinh. Song song với việc quản lý chi phí thì giá thành cũng được quản lý bằng cách như sau
1.1.3 . Phân loại giá thành sản phẩm
1.1.3.1. Phân loại gía thành theo ( t )và cơ sở số liệu tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch do bộ kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động trong sản xuất, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sởchi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm
1.1.3.2 . Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm (giá thành công xưởng): Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm ( chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Công thức tính như sau
Ztt = Cđk + Ctk – Cck
Trong đó: Ztt là giá thành thực tế của sản phẩm
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ : Bao gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm đã tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm đó. Công thức tính như sau :
G. thành sp G.thành thực tế Cphí bán hàng pbổ Cphí q.lý dn pbổ
= + -
Tiêu thụ sx sp đã tiêu thụ cho sp đã tiêu thụ cho sp đã tiêu thụ
Với yêu cầu công tác quản lý giá thành thì việc phân loại giá thành như trên là rất cần thiết. Bởi lẽ, từ cách phân loại này doanh nghiệp biết được lượng lao động hao phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn thành. Quản lý giá thành được coi là cơ sở, là xuất phát điểm của giá cả, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Với những bức thiết của việc quản trị doanh nghiệp thì các nhà quản lý đặc biệt là bộ phận kế toán cần phải tổ choc kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo cho việc vận hành của các hoạt động được liên tục
1.1.4. Nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp thì kế toán cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp
Tổ chức tập hợp phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ .
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục đã quy định và đúng kỳ giá thành đã xác định .
Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện các kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thánh sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
1.2. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm
1.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm
1.2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Đối tượng hạch toán chi phí :
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp theo những phạm vi, giới hạn đó .
Các chi phí trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm (phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ đội sản xuất…) và liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các loại lao vụ khác nhau. Để biết được chi phí đó phát sinh ở đâu? dùng vào mục đích gì? sử dụng chi phí đó như thế nào có đảm bảo hợp lý và tiết kiệm chi phí hay không? cần thiết phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào
+ Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
+ Đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí
+ Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp
Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất và yêu cầu hạch toán sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp phức tạp hay giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ quy trình công nghệ riêng biệt từng phân xưởng, tổ đội sản xuất….Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp không những có ý nghĩa trong việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất mà còn là cơ sở để tính giá thành sản phẩm,lao vụ .
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Tuỳ thuộc vào khả năng tập hợp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương phấp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp
+ Phương pháp hạch toán trực tiếp :
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh các chi phí sản xuất trực tiếp liên quan đến sản phẩm trong kỳ, bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC
Đối với chi phí sản xuất trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đó
+Phương pháp tập hợp gián tiếp (phương pháp phân bổ)
Theo phương pháp này những chi phí sản xuất trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí, dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, hay nhiều hoạt động lao vụ….Sau khi tập hợp những khoản chi phí này, kế toán phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Dùng công thức sau :
C
H(T) = Hay Ci = H(T) *Ti
ồ T(i)
Trong đó : H : Là hệ số phân bổ chi phí
C : Là chi phí sx đã tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí
T : Là chi phí tính cho một đơn vị tiêu thức
Ti: Là tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ
Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng I
Với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp là khác nhau, Vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Tiêu thức phân bổ hợp lý phải thoả mãn điều kiện là tỷ lệ thuận với đại lượng phân bổ, hoặc đại lượng phân bổ không quá nhỏ …Sau khi phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu phí và tổng chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã phân bổ theo tiêu thức phù hợp ta được tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ
1.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Cơ sở để xác định tính giá thành
Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý trong doanh nghiệp
- Phương pháp tính giá thành trong sản phẩm
Phương pháp này là một phương pháp hay là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành sản phẩm, và giá thành đơn vị sản phẩm
Về cơ bản có 6 phương pháp tính giá thành
+ Phương pháp giản đơn :
Phương pháp này căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Kế toán xác định tổng giá thành sản phẩm trong kỳ từ đó tính được giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức
Giá trị sp Chi phí phát sinh Giá trị sp
ồZsp = + _
dở dang đ. kỳ t. kỳ dở dang c. kỳ
Như vậy, cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này là tương đối đơn giản , dễ tính toán.Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Nếu áp dụng trong trường hợp ngược lại thì công việc tập hợp chi phí sẽ khó khăn
+ Phương pháp tổng cộng chi phí :
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay cộng chi phí sản xuất các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm theo công thức sau :
Zsp = Z1 + Z2 + Z3 +…+Zn
+ Phương pháp hệ số :
Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng lại đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau, chi phí không thể tập hợp riêng được cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quả trình sản xuất thì thường áp dụng phương pháp hệ số. Công thức tính như sau:
ồM = Si + Hi
Trong đó: ồM: làTổng số lượng sản phẩm quy đổi ra sản phẩm gốc
Si: là sản lượng thực tế của loại sản phẩm i
Hi: là hệ số quy đổi sản phẩm i
Giá thành đơn vị
Zđv = x Hi
sp gốc
+ Phương pháp tỷ lệ :
Để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp cần phải xác định được giá thành kế hoạch cho từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm là đối tượng tinhs giá thành, sau đó căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kế hoạch để tình giá thành đơn vị từng loại sản phẩm
Zđv = Zkh x Tc
Trong đó: Zđc: là giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
Zkh: là giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại
Tc: là tỷ lệ chi phí
ồ Ztt
mà Tc = x100
ồ Zkh
+ Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ :
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các loại doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất, thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm chính xác ta phải tách giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản xuất
Tổng giá trị sản phẩm được tính như sau :
Tổng giá Giá trị sp Tổng chi Giá trị sp Giá trị sp
trị sp= chính dở dang + phí phát - phụ thu - chính dở
đầu kỳ sinh trong kỳ hồi cuối kỳ dang cuối kỳ
+ Phương pháp liên hợp :
Phương pháp này kết hợp cách tính của nhiầu phương pháp tính giá thành. Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều đặc điểm tính chất khác nhau. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp tính giá sao cho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng công ty .
1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
1.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính vật liệu phụ nhiên liệu …Được xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Ngoài ra do điều kiện thực tế không thể tính trực tiếp chi phí vật liệu cho từng đối tượng thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ
- Tài khoản sử dụng : TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
- Phương pháp trực tiếp :
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm …) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó
Chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá
Trực tiếp = còn + xuất sử dụng - còn cuối kỳ - phế liệu
Trong kỳ đầu kỳ trong kỳ chưa sử dụng thu hồi
- Phương pháp gián tiếp :
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được, thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số theo trọng lượng, số lượng sản phẩm …Công thức phân bổ như sau:
Chi phí NVL Tổng chi phí Tỷ lệ
Phân bổ cho = NVL cần x (hay hệ số)
Từng đối tượng phân bổ phân bổ
Trong đó : Tỷ lệ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
(hay hệ số) =
phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
- Kết cấu nội dung như sau :
Nợ TK 621 Có
-Trị giá NVLxuất trực tiếp cho -Trị giá NVL xuất dùng không hết chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
dịch vụ
-Trình tự hạch toán : sơ đồ 1
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nvl trực tiếp (theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK 151, 152, 331
111, 112, 411, 311
TK 621
TK 154
TK 152
1
NVL dùng trực tiếp Kết chuyển chi phí
Cho chế tạo sản phẩm NVL trực tiếp
Vật liệu dùng không hết
Nhập kho hay chuyển kỳ sau
1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thù lao, lao động phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ hoặc lương phụ cấp
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 622
- Kết cấu nội dung: Nợ TK 622 Có
- Chi phí nhân công - Kết chuyển chi phí
thực tế phát sinh nhân công trực tiếp
- Phương pháp hạch toán : sơ đồ 2
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nctt
TK 334
TK 622
TK 154
TK 338
(Theo phương pháp kktx )
Tiền lương và phụ cấp Kết chuyển chi phí
Phải trả cho CNTT sản xuất NCTT
Các khoản đóng góp
Theo tỷ lệ với tiền lương
Của công nhân trực tiếp
Sx thực tế phát sinh
1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phấm sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT
Theo chế độ tài chính quy định chi phí sản xuất chung bao gồm
+ Chi phí nhân viên phân xưởng +Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí vật liệu + Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản sử dụng :Kế toán sử dụng TK 627, tài khoản này cuối kỳ không có số dư do đã phân bổ hết cho các loại sản phẩm, lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản
TK 6271:Chi phí nhân viên phân xưởngTK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK6272: Chi phí vật liệu TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
- Kết cấu và nội dung : Nợ TK 627 Có
- Chi phí SXCthực tế - Các khoản ghi giảm chi phí SXC
phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí SXC
- Phương pháp hạch toán :
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
( theo phương pháp kktx )
TK 334 TK 627 TK 111,112, 152
Chi phí nhân viên Các khoản giảm chi phí SXC
Phân xưởng ( phế liệu thu hồi, vật tư
TK 152, 153 xuất dùng không hết)
Chi phí vật liệu
Dụng cụ
TK 1421, 335 TK 154
Chi phí theo dự toán Phân bổ( hoặc kết chuyển)
chi phí SXC
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 331, 111, 112
Chi phí dịch vụ mua
Ngoài, CF bằng tiền #
TK 133
Thuế VAT đầu
vào đc khấu trừ
1.2.2.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp
Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Theo phương pháp này cuối kỳ toàn bộ chi phí sản xuất sau khi tập hợp được kết chuyển sang TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
TK 154 được mở trực tiếp theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, từng lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ
- Kết cấu và nội dung : Nợ TK 154 Có
- kết chuyển chi - các khoản giảm giá
NVlTT, NCTT, SXC - Giá thành sản xuất thực tế của
sp lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất được phân bổ như sau:
Sơ đồ 3
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
(theo phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 621 TK 154 TK 152, 156, 111, 138
Kết chuuyển chi phí các khoản ghi giảm chi phí
NVLTT
TK 622 TK 155 , 152
Kết chuyển chi phí Giá thành sản xuất thành
NCTT phẩm lao vụ nhập kho
TK 627 TK 157
Kết chuyển chi phí Giá thành sản xuất thành
SXC phẩm lao vụ gửi bán
TK 632
Giá thành sản xuất sản phẩm
Lao vụ bán thẳng
TK 627, 641, 642
Giá thành sx thành phẩm
Lao vụ phục vụ cho các hđ #
1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
KKĐK là phương pháp phản ánh một cách thường xuyên liên tục, cập nhật tình hình biến động tăng giảm hiện có của từng mặt hàng tồn kho
Việc thanh toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX và KKĐK nhìn chung giống nhau song cũng có những điểm khác nhau như sau :
1.2.3.1. Hạch toán chi phí NVL
sau khi đã kiểm kê giá trị vật liệu, hàng hoá tồn kho thì hàng hoá xuất dùng được tính theo công thức sau :
Hx = Htđ + Hn + Htc
Trong đó: Hx: là giá trị hàng hoá xuất trong kỳ
Htđ: là giá trị hàng hoá tồn đầu kỳ
Hn: là giá trị hàng hoá nhập trong kỳ
Htc: là giá trị hàng hoá tồn cuối kỳ
- Tài khoản sử dụng : kế toán sử dụng TK 621 (chi phí NVLTT)
- Kết cấu và nội dung :
Nợ TK 621 Có
- Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho - Kết chuyển chi phí vật liệu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh t. kỳ giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
- Phương pháp hạch toán :Sơ đồ 4
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
(theo phương pháp KKĐK)
TK 621 TK 631 TK 154
Kết chuyển chi phí Giá trị sản phẩm dịch
NVLTT vụ dở dang cuối kỳ
TK 622 TK 632
Kết chuyển chi phí Tổng giá thành sản xuất
NCTT của sản phẩm dịch vụ
TK 627 hoàn thành nhập kho
Kết chuyển hay phân gửi bán hay tiêu thụ trực
Bổ chi phí SXC tiếp
1.2.3.2.Tổng chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631
- Kết cấu tài khoản : Nợ TK 631 Có
- Phản ánh giá trị của sản phẩm Kết chuyển giá trị sản phẩm ddck
ddđk và các CFSX phát sinh trong kỳ -Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ liên quan đến chế tạo sản phẩm dịch vụ hoàn thành
- Phương pháp hạch toán :
sơ đồ 5
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất
TK 154
TK 154
TK 621
TK 611
TK 622
TK 138
TK 627
TK 632
TK 631
(theo phương pháp KKĐK)
Kết chuyển giá trị Kết chuyển giá trị
sản phẩm dở dang đầu kỳ sản phẩm dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi
NVLTT nhập kho
Kết chuyển chi phí Giá trị sản phẩm hỏng
NCTT không sửa chữa được
Kết chuyển chi phí kết chuyển giá vốn của
SXC sản phẩm hoàn thành
1.1.3. Yêu cầu khách quan của việc xác định hợp lý cho chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, xây dưng, thương mại…là sản xuất và cung cấp hàng hoá dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Để dạt được mục tiêu đó, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí nhất định. Chính vì thế, việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý là yêu cầu đặt ra hàng đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị tường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Với tiến bộ khoa học ngày càng phát triển, máy móc trang thiết bị không ngừng đổi mới, chỉ có tiết kiệm chi phí doanh nghiệp mới tăng tích luỹ để tạo lập nguồn vốn, đầu tư nâng cấp máy móc thiết. Do đó yêu cầu đặt ra đối với những doanh nghiệp hiện nay là phải tổ chức sản xuất ra sao và đưa ra những biện pháp gì để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá tành sản phẩm. Hơn nữa việc tổ chức quản lý tốt sản xuất là nhân tố quyết định mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ đó sẽ hạn chế lãng phí NVL, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng…Bên cạch đó, việc hạ giá thành sản phẩm cũng là một công cụ hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, để tìm kiếm được thị trường và giảm được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác mà kinh doanh vẫn có lãi
Do đó yêu cầu khách quan của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Điều này dẫn đến doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng tiềm tàng hơn trong tương lai
Chương hai
tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở chi nhánh
công ty VISSAN.
2.1. Đặc điểm tình hình chung của chi nhánh công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản.
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản.
Công ty Việt nam kỹ nghệ súc sản tại Hà nội có tên viết tắt là (chi nhánh ViSSan). Là một doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở chính tại số 9, đường số 2, Nam Thành công - Quận Đống Đa- Hà nội.
Tiền thân của chi nhánh Vissan là công ty Việt nam kỹ nghệ súc sản Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại 420 Nơ Trang Long quận Bình Thạnh - TPHCM. Ra đời nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Với nhu cầu bức thiết đó, ngày 20/2/1997 dưới sự cho phép của UBND thành phố HCM (côngvăn số 4470/UB-KT ngày 18/12/96) và uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập chi nhánh Công ty Vissan tại Hà Nội.
Chi nhánh Vissan là một đơn vị sản xuất chế biến và kinh doanh thương mại trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá tại
Hà nội và các tỉnh phía Bắc. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo đảm vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các nhà sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Bên cạnh đó, chi nhánh công ty còn quan hệ với nhiều đơn vị bạn trong nhiều lĩnh vực để góp phần đa dạng về mặt chủng loại và công nghệ vệ sinh an toàn thực phẩm cao, đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường, tạo đà phát triển vững chắc cho chi nhánh.
Mặc dù địa điểm kinh doanh chi nhánh Vissan còn phải đi thuê để sử dụng, nhưng chi nhánh đã tạo được công việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, đồng thời cũng có phương án đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao phục vụ lâu dài cho chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh công ty luôn luôn cố gắng sản xuất kinh doanh đủ bù đắp chi phí, bảo đảm vốn và có lãi, cải thiện và nâng cao mức sống. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, sản phẩm của công ty Vissan đảm bảo về chất lượng và được người tiêu dùng tín nhiệm...
Kể từ năm thành lập đến nay, sản phẩm của chi nhánh Vissan đã khẳng định sự cố gắng nỗ lực trong toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh, điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cơ bản của chi nhánh VISSAN trong 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng số vốn
1.000 đ
300.500
422.128
532.000
Tổng sản lượng
Tấn
5.600
8.000
10.550
Tổng doanh thu
1.000 đ
7.700.000
9.800.000
11.000.000
Nộp ngân sách
1.000 đ
30.000
178.000
356.000
Lợi nhuận
1.000 đ
74.000
198.000
210.000
Nguồn trích: Phòng Kinh Doanh
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của chi nhánh Vissan.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Với đặc điểm là một đơn vị vừa sản xuất chế biến vừa kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như là nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Qua quá trình nghiên cứu, chi nhánh Vissan đã tìm thấy lợi thế và tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẵn có trong nước tiến hành mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm, nâng cao chữ tín với khách hàng.
Việc tổ chức SX của đơn vị có một phân xưởng sản xuất chính ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0007.doc