Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội: ... Ebook Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CPSX: Chi phí sản xuất TSCĐ: Tài sản cố định NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT: Nhân công trực tiếp CCDC: Công cụ dụng cụ PXSX: Phân xưởng sản xuất TK: Tài khoản NG: Nguyên giá KH: Khấu hao BHXH: Bảo hiểm xã hội KPCĐ: Kinh phí công đoàn BHYT: Bảo hiểm y tế CPSXC: Chi phí sản xuất chung DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất mứt của công ty........................................................ 7 Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. 9 Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty 8 Sơ đồ 5 Quy trình ghi sổ trên máy vi tính tại đơn vị. 16 Sơ đồ 4 tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà nội. 11 Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây...................18 Biểu số 1 SỔ LĨNH VẬT TƯ 22 Bảng số 9 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN 32 Biểu số 3 PHIẾU XUẤT KHO 24 Bảng 4 SỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU 27 Bảng 5 SỔ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ 28 BẢNG 6 SỔ NHẬT KÝ CHUNG 29 Bảng 7 SỔ CHI TIẾT TK 6211 30 Bảng số 8 SỔ CÁI TK 621 30 Biểu số 2 BÁO CÁO VẬT TƯ 23 Bảng 15 PHIẾU XUẤT KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ 40 BẢNG 11 SỔ NHẬT KÝ CHUNG 36 Bảng 12 SỔ CHI TIẾT TK 622 37 Bảng 13 SỔ CÁI TK 622 37 Bảng 14 PHIẾU XUẤT KHO 39 Bảng 10 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 35 Bảng 22 SỔ CÁI TK 154 48 Bảng 17 SỔ CHI TIẾT TK 627 43 Bảng 18 SỔ CHI TIẾT NỢ TK 627 44 Bảng 19 BẢNG TỔNG HỢP NỢ TK 627 45 BẢNG 20 SỔ CÁI TK 627 46 Bảng 21 SỔ CHI TIẾT TK 154 47 BẢNG 16 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 42 Bảng 23 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 50 Bảng 25 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 60 Bảng 24 SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU 58 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, tìm chỗ đứng trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình. Sản phẩm, hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để để cạnh tranh và phát triển. Những sản phẩm, hàng hoá có thể cạnh tranh được trên thị trường phải là những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nhưng giá cả phải phù hợp. Đối với một doanh nghiệp vấn đề lợi nhuận là rất quan trọng, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì không những chỉ đầu ra của quá trình sản xuất mà đầu vào sản xuất cũng phải được đảm bảo. Để sản phẩm của doanh nghiệp được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra được giá bán phù hợp. Là một phần hành quan trọng trong kế toán tài chính, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho nhà quản trị những thông tin quan trọng về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra được những phương án sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là khâu quan trọng bậc nhất của công tác Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị. Vì vậy việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa. Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính, cùng với quá trình tìm hiểu tại Công ty Cổ phần bánh mứt hẹo Hà Nội em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội”. Kết cấu đề tài của em gồm hai phần: Phần 1: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Phần 2: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. CHƯƠNG I THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI. 1.1. Tổng quan về công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Thông tin chung về công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội là một trong những doanh nghiệp lớn trên toàn quốc chuyên sản xuất các loại bánh mứt kẹo. Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội (HANOBACO). Tên giao dịch : Ha Noi confectionery joint Stock Company. E mail : hanobaco@fpt.vn Website : www.habaco.com.vn Điện thoại : (84-4) 8350006 Fax : 84-4-8359845 Địa chỉ : Số 15, Ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các loại bánh : Bánh trung thu, bánh xốp, bánh trứng , bánh sampa, mứt tết... Tóm tắt những thay đổi quan trọng của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội: Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội tiền thân là một xí nghiệp hợp doanh do các nhà tư bản góp vốn và thành lập năm 1962 mang tên “ Công ty đường bánh kẹo” dưới sự chỉ đạo của sở thương nghiệp Hà Nội.Công ty gồm 5 phân xưởng sản xuất nằm rải rác khắp nội ngoại thành. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng bánh, mứt kẹo mang tính chất thủ công nghiệp và một phần nhỏ cơ khí. Công ty sản xuất chủ yếu vào thời vụ lớn như trung thu và tết nguyên đán phục vụ cho cán bộ công nhân viên. Lúc đầu công ty chỉ có 200 cán bộ công nhân viên của một số cán bộ công thương. Trong quá trình sản xuất, xây dựng và trưởng thành đến tháng 12/1974 tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới gần 800 người. Đến tháng 01/1975 thi hành chỉ thị của Uỷ Ban Nhân Dân Hành Chính Thành Phố và sở Thương nghiệp công ty đã tách rời hai phân xưởng Kẹo Dịch Vọng và Đội Cấn sang cục công nghiệp Hà Nội. Tháng 8/1988 công ty được chuyển giao về liên hiệp thực phẩm, vi sinh dưới sự chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và được mang tên là xí nghiệp Bánh – Mứt – Kẹo – Hà Nội. Nhiệm vụ chính là sản xuất các loại bánh, mứt kẹo phục vụ nhân dân thủ đô, các tỉnh phía bắc và miền trung. Xí nghiệp có 3 phân xưởng chính và 19 điểm bán hàng làm nhiệm vụ ở 3 quận. Trong cơ chế mới gặp khó khăn về giao thông liên lạc xí nghiệp lại sản xuất theo thời vụ, lao động làm hợp đồng ngắn hạn từ 100 đến 200 người nên việc tổ chức còn gặp nhiều khó khăn. Qua 4 năm hoạt động sản xuất kinh doanh bỏ bao cấp hoàn toàn xí nghiệp đã có nhiều cố gắng và được Nhà Nước cho thành lập lại doanh nghiệp năm 1992. Nhiệm vụ vẫn là sản xuất bánh – mứt kẹo và các dịch vụ thương nghiệp, nhà hàng ăn uống. Đến cuối năm 1994 trụ sở của xí nghiệp đã chuyển về số 5 Láng Trung – Quận Đống Đa. Các điểm kinh doanh vẫn tập trung ở quận Hoàn Kiếm. Tổng số cán bộ công nhân đã lên đến 190 người, hoạt động kinh doanh mang tính tập trung. Cuối năm 2004 công ty đi vào cổ phần hoá, số vốn góp tại công ty là 100% trong đó vốn nhà nước là 51% vốn công ty là 49% , từ đây công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Hội. Đặc điểm của sản phẩm: Công ty cổ phần bánh mứt kẹo hà Nội là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm, bánh mứt kẹo, bánh trung thu.Trong đó mứt tết chiếm khoảng 20%-25%. Công ty cung cấp ra thị trường nhiều chủng loại bánh, mứt tết khác nhau như : Bánh xốp, bánh sampa, bánh nhện... Thị trường tiêu thụ : Với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý công ty đã đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước, trong đó thị trường miền bắc là chủ yếu. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì cũng là vấn đề được Công ty hết sức coi trọng, hàng năm hình thức bao bì sản phẩm của công ty luôn được đổi mới phong phú và thật sự bắt mắt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thời hiện đại. Những đổi mới cả hình thức chất lượng đã đưa sản phẩm và thương hiệu Công ty lên tầm cao mới, trong những năm gần đây 2 sản phẩm bánh Trung thu và mứt Tết của Công ty đạt được sự tăng trưởng nhảy vọt về sản lượng tiêu thụ, vững chắc chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong dòng sản phẩm này trên thị trường Hà Nội và khu vực phía bắc. Vượt qua những khó khăn do những diễn biến xấu của thị trường, năm 2008 công ty vẫn đạt mức tăng trưởng hơn 30 %. Không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước công ty cũng chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu.Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,nâng cao chất lượng sản phẩm,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm công ty cũng chú trọng công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Các sản phẩm bánh Trung thu mang thương hiệu Hanobaco đã được xuất sang thị trường các nước Đông Âu như: Nga, Ba Lan, Cộng hoà Séc… Mùa Trung thu năm nay, bên cạnh các sản phẩm truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo, Hanobaco cũng cho ra đời các dòng sản phẩm bánh cao cấp khác như bánh Vọng Nguyệt, Minh Nguyệt Quang, Dạ Thu Thưởng Nguyệt...  Ngoài ra Hanobaco quan tâm đặc biệt cho những khách hàng có chế độ ăn kiêng , đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường bằng việc cho ra đời một sản phẩm mới ISOMALT, được sản xuất theo công thức dinh dưỡng của Hội Tiểu đường Hoa Kỳ,được Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm công nhận đạt chất lượng theo quyết định số 378/2006/YT-CNTC. Đặc điểm về quy trình công nghệ : Đối với doanh nghiệp sản xuất quy trình công nghệ và máy móc thiết bị chiếm một vai trò hết sức quan trọng nhất là với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Chính vì vậy việc đầu tư đổi mới máy móc quy trình công nghệ luôn được công ty quan tâm chú trọng.Quy trình sản xuất diễn ra trong một dây chuyền khép kín,máy móc thiết bị luôn được đầu tư xây dựng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy sản phẩm phong phú đa dạng nhưng chúng có những đặc thù chung vì vậy được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ. Nguyên liệu Sơ chế (cắt, gọt, tẩm đường..) Nấu Đóng hộp Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất mứt của công ty Nguyên vật liệu Nhào bột Tạo hình(bánh nướng) Nướng điện(bánh kem xốp) Làm nguội Nướng Làm nguội Đóng túi Máy cắt nhanh Đóng hộp Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu bộ máy quản lí của công ty là đại hội đồng cổ đông.Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí của công ty, thay mặt công ty mọi vấn đề liên quan mục đích quyền lợi của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty sẽ được thể hiện trên sơ đồ dưới đây: Tổng giám đốc Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc hành chính, nhân sự,dịch vụ Phó tổng giám đốc sản xuất, kinh doanh,kĩ thuật Phòng DV cửa hàng Phòng hành chính nhân sự Phòng KH thị trường Phòng vật tư Phòng kế toán tài chính Phân xưởng sản xuất bánh Phân xưởng sản xuất mứt Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. Bộ máy quản lý của công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả. Ban lãnh đạo của công ty gồm: Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh kĩ thuật: Là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý các hoạt động kinh doanh, kĩ thuật của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc phụ trách hành chính nhân sự: Là người trực tiếp theo dõi, quản lý hành chính, nhân sự, của công ty và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Các phòng ban trực thuộc bao gồm: - Phòng kế toán tài chính: Thực hiện việc tổ chức, hạch toán, phân tích thông tin, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh. - Phòng vật tư : Phụ trách thực hiện việc cung cấp,bảo quản lưu trữ vật tư của công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục và hiệu quả. - Phòng kế hoạch và thị trường : Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng hành chính nhân sự : Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý hành chính, nhân sự của công ty. Phụ trách các công việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự. - Phòng dịch vụ, cửa hàng : Phụ trách các công việc về việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm, quản lý và phụ trách các cửa hàng. Hai phân xưởng sản xuất bánh và sản xuất mứt chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm của công ty. Phân xưởng sản xuất bánh chịu trách nhiệm sản xuất các loại bánh như : bánh trung thu, bánh kem xốp, bánh sampa, bánh xốp vừng. Phân xưởng sản xuất mứt chịu trách nhiệm sản xuất các loại mứt tết. Đứng đầu các phân xưởng là các giám đốc phân xưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề thuộc về phân xưởng của mình và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và toàn phân xưởng về hoạt động mà mình phụ trách. 1.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. 1.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.Tất cả các công việc như xử lí chứng từ, ghi chép phản ánh, ghi sổ chi tiết và lập báo cáo trong doanh nghiệp đều được thực hiện tại phòng kế toán. Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán TSCĐ, công nợ Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, XĐKQ Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm Kế toán TGNH Tiền mặt Vật Tư Sơ đồ 4 tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà nội. Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc phụ trách toàn bộ công việc của phòng đồng thời kiêm kế toán tổng hợp. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động tài chính kế toán, giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính trong công ty theo đúng điều lệ kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kế toán, phổ biến hướng dẫn thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ tài chính kế toán hiện hành. Đồng thời, kế toán trưởng có nhiệm vụ thiết kế phương án tự chủ tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của Công ty như việc tính toán chính xác mức vốn cần thiết, tìm mọi biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty Phó phòng kế toán : là người đứng sau kế toán trưởng.Nhận nhiệm vụ phụ trách thay kế toán trường khi kế toán trưởng đi vắng và kiêm kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.Làm nhiệm vụ theo dõi sự biến động, tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật tư. Đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục và hạn chế các trường hợp hao hụt, mất mát.Đồng thời chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng và cơ quan thuế, lập các bảng kê khai thuế hàng tháng và thanh quyết toán thuế hàng năm, xác định quyền và nghĩa vụ về các khoản thuế phải nộp NSNN. Kế toán TSCĐ và công nợ : phụ trách các công việc về quản lí, phản ánh, ghi chép nguồn gốc, sự biến động của công nợ và theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ của công ty và tình hình trả nợ của khách hàng để cân đối các khoản nợ đảm bảo tốt khả năng thanh toán cho công ty. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng theo đúng chế độ. Kế toán CPSX và tính giá thành : phụ trách các công việc về phản ánh chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và XĐKQ : Phụ trách các công việc về nhập xuất thành phẩm,tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Có nhiệm vụ tổ chức theo dõi đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng laọi sản phẩm trên các mặt Hiện vật cũng như giá trị. Theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp. Thủ quỹ : Là người duy nhất trong công ty được quản lý chìa khóa két và mở két khi cần thiết. Có trách nhiệm thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt tại quỹ của công ty. Ngoài ra thủ quỹ phải thực hiện kiểm kê đối chếu hàng ngày giữa số tồn quỹ theo sổ kế toán và số tồn thực tế trong két. 1.1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty. - Chế độ kế toán chung tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. Chính sách kế toán của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội được áp dụng theo chế độ và quy định hiện hành,theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 10/03/2006 của bộ tài chính doanh nghiệp. Năm kế toán của công ty bắt đầu tư ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngay 31 tháng 12 dương lịch. Đơn vị tiền tệ thống nhất được sử dụng hạch toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc ghi nhận giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí công ty đã bỏ ra để có được tài sản đó (Bao gồm chi phí mua sắm tài sản cố định kể cảc chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử..). Phương pháp tính khấu hao sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp số dư giảm dần. Phương pháp tính thuế GTGT được sử dụng là phương pháp khấu trừ. Đối với hàng tồn kho công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Công ty tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức ghi sổ nhật kí chung và tiến hành làm kế toán trên máy. Các máy tính của kế toán viên được cài phần mềm kế toán, được nối với nhau và nối với kế toán trưởng. - Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. Hệ thống chứng từ của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính. Hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng gồm : Chứng từ liên quan đến lao động tiền lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài. Chứng từ liên quan đến hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, bảng kê mua hàng, bảng kê phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, bảng thanh toán đại lí kí gửi, thẻ quầy hàng. Chứng từ liên quan đến tiền gồm : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kê quỹ, bảng kê chi tiền. Chứng từ liên quan đến tài sản : biên bản giao nhận tài sản,biên bản thanh lí, biên bản bàn giao hoàn thành sửa chữa lớn, biên bản kiểm kê,bảng tính, phân bổ khấu hao. - Nguyên tắc quản lí và luân chuyển chứng từ : Tất cả các chứng từ do công ty và bên ngoài lập đều phải tập trung tại phòng kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ và sử dụng để ghi sổ. Các chứng từ trước khi sử dụng đều phải thông qua kế toán trưởng kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu ghi chép trên chứng từ kế toán, kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, đối chiếu chứng từ với các tài liệu khác có liên quan, tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Chứng từ sau khi được kiểm tra phải trình lên giám đốc phụ trách , quản lí tài chính kí, đóng dấu rồi mới được sử dụng. Đối với các chứng từ không đúng thủ tục, thông tin không chính xác, rõ ràng thì phải yêu cầu làm thêm thủ tục điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Đặc điểm tài khoản tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội Hệ thống tài khoản công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Hệ thống tài khoản của công ty gồm các tài khoản cấp 1, cấp 2 trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoại bảng theo quy định của QĐ 15. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng đi từ tổng thể đến chi tiết. Các tài khoản cấp 1 là các tài khoản mẹ, tổng hợp tiếp đến là các tài khoản con, chi tiết. Ví dụ về tài khoản mở chi tiết được sử dụng trong công ty: TK152 Nguyên vật liệu. Đây là tài khoản mẹ, tổng hợp, tài khoản này có 3 tài khoản con: -1521 Nguyên vật liệu chính. -1522 Nguyên vật liệu phụ. -1523 Nhiên liệu. - Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội . Trình tự ghi sổ: Trước đây công ty sử dụng hình thức ghi sổ là nhật kí chứng từ nhưng hiện nay công ty đang dùng hình thức nhật kí chung để phù hợp hơn với quy mô sản xuất của công ty. Công tác kế toán của công ty hiện nay được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán máy để công việc kế toán được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán viên của từng phần hành tiến hành cập nhật các dữ liệu liên quan đến phần hành của mình vào máy, máy sẽ tự động xử lí dữ liệu và lên các sổ theo chương trình cài đặt. Kế toán tổng hợp sẽ có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các phần hành của từng bộ phận để đưa ra kết quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Vào cuối tháng hay định kì kế toán tổng hợp in ra các báo cáo, sổ kế toán theo yêu cầu của quản lý. -Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Báo cáo tài chính Máy tính Sơ đồ 5 Quy trình ghi sổ trên máy vi tính tại đơn vị. Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày vào máy. In sổ, báo cáo cuối tháng cuối năm. Đối chiếu kiểm tra. Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà nội. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội được lập theo quy định 15/2006 QĐ –BTC. Cuối quý, cuối năm các kế toán tổng hợp thực hiện các công việc tổng hợp số liệu, lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và in các báo cáo tài chính của công ty. Các báo cáo tài chính của công ty : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của công ty được kế toán lập sau đó kế toán trưởng và giám đốc kí và đóng dấu.Các báo cáo tài chính của công ty được gửi cho cơ quan thuế, ngân hàng, đối tác...những đối tượng liên quan sử dụng báo cáo tài chính. Các báo cáo nội bộ của công ty gồm : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho nhiều kỳ Báo cáo tình hình tăng giảm các quỹ ở các doanh nghiệp Báo cáo dòng tiền cho nhiều kỳ Báo cáo phân tích tài chính Báo cáo quản trị công nợ phải thu, phải trả theo hoá đơn, theo hạn thanh toán ,khách hàng, nhà cung cấp. Báo cáo bán hàng, mua hàng. Báo cáo tổng hợp hàng nhập hàng xuất Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn Bảng kê chi phí theo khoản mục, vụ việc, hợp đồng Bảng, thẻ tính giá thành sản phẩm. Việc lập các báo cáo nội bộ giúp cho công việc quản trị của công ty.Các báo cáo nội bộ của công ty chỉ được sử dụng cho nội bộ công ty mà không được sử dụng rộng rãi như báo cáo tài chính. Các báo cáo nội bộ của công ty cũng do kế toán tổng hợp lập. 1.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch +/ % 1 Doanh thu Triệu đồng 39 500 50 600 11 100 28.1 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1 450 1985 535 36.89 3 Sản lượng Tấn 1008 1310 302 29.96 4 Lợi nhuận/DT % 3.67 3.92 0.25 6.8 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 329 450 179 54.4 6 Số lượng CNV Người 1298 1334 36 2.77 Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2008 đã tăng 302 tấn, tương ứng tốc độ tăng 29.96% so với năm 2007. Việc tăng sản lượng tiêu thụ đã dẫn đến doanh thu năm 2008 đã tăng 11 100 triệu đồng so với năm 2007. Lợi nhận của công ty năm 2008 đã tăng 535 triệu tương ứng tốc độ tăng 36.89% so năm 2007. Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu đã tăng từ 3.67% năm 2007 lên 3.92% năm 2008 Như vậy cứ một đồng doanh thu năm 2008 đã đem về nhiều đồng lợi nhận hơn cho công ty so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ năm 2008 công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với năm 2007 và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Số lượng công nhân viên của công ty năm 2008 đã tăng 36 người so năm 2007, tương ứng tốc độ tăng 2.77%. Như vậy năm 2008 công ty đã có sự mở rộng về quy mô sản xuất hơn so năm 2007. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước hết phát huy hơn nữa các sản phẩm truyền thống vốn là thế mạnh của công ty như: Bánh trung thu, mứt tết, bánh xốp trứng, đồng thời sẽ mở rộng sản xuất những sản phẩm mới có tính chất công nghiệp cao để dần xoá bỏ tính chất thời vụ. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo, Hanobaco cũng cho ra đời các dòng sản phẩm bánh cao cấp khác như bánh Vọng Nguyệt, Minh Nguyệt Quang, Dạ Thu Thưởng Nguyệt.. Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm cũng luôn được quan tâm. Năm nay công ty chú trọng công tác tiếp thị sản phẩm ở nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra thi trường các nước như: Nga, Ba Lan, CH Séc.. 1.2.Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty. 1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất hàng loạt, quy trình sản xuất khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong mỗi dây chuyền công nghệ và trong các phân xưởng khác nhau. Mỗi phân xưởng có giám đốc phân xưởng quản lý, điều hành các hoạt động của phân xưởng do đó hoạt động của các phân xưởng hầu như không liên quan đến nhau. Các chi phí phát sinh của mỗi sản phẩm đều gắn với từng phân xưởng do đó để thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng. 1.2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động quan trọng, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp tới việc tính toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Là một công ty sản xuất thực phẩm-bánh kẹo do đó chi phí nguyên vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của công ty. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu từ nhập mua ngoài, tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà công ty có các phương thức thu mua khác nhau: Mua theo hợp đồng, mua trực tiếp tại các đơn vị quen thuộc, mua lẻ.. Với đặc thù sản xuất của công ty là theo thời vụ, nguyên liệu sản xuất là những mặt hàng nông sản thực phẩm không bảo quản được lâu trong kho nên công ty chỉ tổ chức thu mua vật tư dồn dập vào thời điểm trước mùa vụ sản xuất ít ngày. Để tiến hành sản xuất được thương xuyên. kịp thời công ty sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu lớn bao gồm nhiều thứ nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có chức năng, công dụng, tính lý hóa riêng để quản lý nguyên vật liệu được tốt công ty cần phân loại các nguyên vật liệu. Dựa vào đặc thù cảu từng loại nguyên vật liệu công ty phân laọi NVL như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: Bột mì, đường nha, trứng.. - Nguyên vật liệu phụ: Tuy không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm nhưng vật liệu phụ có tác dụng làm tăng chất lượng của nguên vật liệu chính hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ. Vật liệu phụ gồm nhiều loại khác nhau như tinh dầu, bơ, phẩm, phèn, túi kẹo, vỏ hộp... -Phế liệu thu hồi: Loại vật liệu được loại ra trong quá trình sản xuất như bột, đất... Các nguyên vật liệu phần lớn là thực phẩm dễ hỏng, dễ hư hại do đó cần được bảo quản cẩn thận. Những năm gần đây công ty đã chú trọng việc cải tạo, nâng cấp kho mới. Giá nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo giá mua thực tế. Công ty tiến hành hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Hiện nay công ty đang tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Tài khoản và chứng từ sử dụng. TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 621 tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm. 621 Bánh sampa 360g 621 Bánh sampa túi nhỏ 621 Mứt gừng 621 Mứt bí... Ngoài ra, công ty còn sử dụng các tài khoản như TK 133, TK 152, 154.. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, sổ chi tiết xuất vật tư, báo cáo sử dụng vật tư .. Nội dung công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và hệ thống định mức cán bộ định mức gửi định mức và sản lượng kế hoạch xuống các phân xưởng, các cán bộ phân xưởng dựa vào đó để tính ra tổng mức định vật tư là căn cứ để các cán bộ xuống kho xin lĩnh vật tư và là căn cứ để thủ tho xuất kho nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu sản xuất. Khi có yêu cầu sử dụng vật tư các bộ phân xưởng sẽ lập phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên phòng vật tư xét duyệt và xuất vật tư dùng. Sổ lĩnh vật tư được lập và sử dụng cho từng loại nguyên vật liệu theo thứ tự thời gian. Mẫu sổ lĩnh vật tư được thể hiện ở biểu số 1. Biểu số 1 SỔ LĨNH VẬT TƯ Tháng 1/2009 Phân xưởng sản xuất bánh. Vật tư: Đường RE Biên Hòa Đơn vị: Kg STT Ngày Số lượng lĩnh Cộng dồn Chữ ký thủ kho ... 5 10/1 3.015 3.015 6 12/1 2.505 5.520 7 15/1 2.500 8.020 8 17/1 2.080 10.100 9 20/1 1.950 12.050 10 22/1 2.779 14.829 11 30/1 2.591 17.420 Tổng cộng 17.420 Cuối tháng sau khi tập hợp từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm nhân viên thống kê lập “ Báo cáo sử dụng vật tư” cho từng sản phẩm sau đó chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra đối chiếu với phiếu xuất kho và định mức sử dụng vât liệu. Báo cáo sử dụng vật tư sẽ được thể hiện trên bảng dưới đây: Biểu số 2 BÁO CÁO VẬT TƯ Tháng 1/2009 Phân xưởng sản xuất bánh: bánh sampa 360g Sản lượng: 8 530 Kg. STT Tên vật tư Đơn vị VTSD ĐM TH CL/Kg 1 Đường RE Biên Hòa Kg 1 779 0.200 0.209 0.009 2 Đường RS Nghệ An Kg 3 198 0.400 0.375 -0.025 3 Bột Mỳ Kg 3 771 0.400 0.442 0.042 4 Bột Nở Kg 22 0.003 0.003 0.000 5 Vani Kg 7 0.001 0.001 0.000 6 Dầu thực vật Kg 403 0.04 0.047 0.007 7 Trứng gà Quả 38 959 4.500 4.567 0.067 8 Ga đốt Kg 641 0.075 0.075 0.000 9 Băng dính vàng Cuộn 224 0.020 0.026 0.006 10 Bìa lót sampa Cái 23 705 2.800 2.779 -0.001 11 Giấy gói lót khay Ram 6 0.001 0.001 0.000 12 Túi pp Cái 259 0.025 0.030 0.005 13 Túi sampa Cái 23 705 3.000 2.779 -0.221 14 Hộp cát tông Cái 3 009 0.300 0.353 0.053 15 Túi xách nhỏ Cái 46 977 5.500 5.507 0.007 Ngày 30/01/2009 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21906.doc
Tài liệu liên quan