TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Minh Hồng
Lớp : Kế toán 47C
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đặng Thị Thúy Hằng
Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BCKQKD : Báo cáo kết quả kin
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CP : Chi phí
GTGT : Giá trị gia tăng
LN : Lợi nhuận
HTDT : Hạch toán doanh thu
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
TGNH : Tiền gửi Ngân hang
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ 1-1: Biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 7
Biểu đồ 1-2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 8
Bảng 1-1: Chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Công ty từ năm 2006-2008 ..6
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng.... 8
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phẩn vật tư vận tải xi măng 13
Sơ đồ 1-3: Quy trình ghi sổ của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng .19
Hình 2-1: Màn hình Cybersoft phần hành tổng hợp 25
Hình 2- 2: Màn hình phần hành Bán hàng 35
Hình 2- 3: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho 36
Hình 2- 4: Màn hình sổ công nợ phải thu 44
Hình 2-5: Màn hình báo cáo thuế GTGT đầu và 47
Hình 2-6: Màn hình phiếu chi tiền mặt 57
Hình 2-7: Màn hình kết chuyển tự động 59
Biểu 2-1: Nhật ký chung .........................................................................26
Biểu 2-2: Sổ cái TK 15612 27
Biểu 2-3: Sổ cái TK 63212 28
Biểu 2- 4: Sổ tổng hợp phát sinh của TK 632 31
Biểu 2- 5: Hóa đơn GTGT 34
Biểu 2-6: Sổ cái TK 511 38
Biểu 2-7: Sổ cái TK 511112 39
Biểu 2-8: Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng 40
Biểu 2-9: Bảng tổng hợp bán hàng theo khách hàng 41
Biểu 2-10 : Sổ tổng hợp công nợ 45
Biểu 2-11: Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ 48
Biểu 2-12 : Sổ cái TK 641712 53
Biểu 2-13: Sổ cái TK 15622 54
Biểu 2-14 : Sổ cái tài khoản 642 58
Biểu 2-14: Sổ cái TK 911 61
Biểu 3-1: Sổ cái TK 15622 69
Biểu 3-2: Sổ cái tài khoản 63212 70
Biểu 3-3: Báo cáo bán hàng 74
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải nỗ lực hết mình để có phương án kinh doanh đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các doanh nghiệp thương mại thì bán hàng là một khâu quan trọng trong mỗi chu kỳ kinh doanh, nó có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của chu kỳ đó. Chỉ khi giải quyết tốt khâu này các chu kỳ kinh doanh mới có thể diễn ra một cách thường xuyên, nhịp nhàng, liên tục. Khâu bán hàng chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đó là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, hàng hoá nhằm đảm bảo tính năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh và xác định được hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp cần có một bộ máy kế toán khoa học, hợp lý. Trong bộ máy kế toán này bộ phận làm công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò hết sức quan trọng. Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác về các khoản doanh thu, chi phí cụ thể, kết quả của các hoạt động kinh doanh trong kỳ, cung cấp báo cáo, các chỉ tiêu phân tích và giúp nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng, em đã mạnh dạn lựa chọn chuyên đề : “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng”
Chuyên đề được trình bày với kết cấu gồm 3 phần
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
Phần II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
Phần III: Đánh giá và kiến nghị về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
Tên Công ty : Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng.
Trụ sở chính : 21B, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng tiền thân là xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng được chính thức thành lập ngày 01/7/1981 theo quyết định số 179/BXD - TCCB trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng (nay là Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam). Xí nghiệp có nhiệm vụ là cung ứng, vận tải nguyên vật liệu và tham gia tiêu thụ sản phẩm xi măng theo kế hoạch của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngoài ra, xí nghiệp còn sản xuất vỏ bao cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng nhỏ của địa phương và các ngành khai thác tuyển, xỉ thải dùng cho sản xuất xi măng, cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô và kinh doanh vận tải đường bộ.
Do yêu cầu sản xuất của các nhà máy xi măng, ngày 03/12/1990 Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 824/BXD-TCCB về việc sắp xếp lại các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị...phục vụ cho sản xuất xi măng của liên hiệp các Xí nghiệp xi măng Việt Nam, trong đó cho phép hợp nhất hai đơn vị: Công ty vận tải xây dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng, lấy tên là Công ty kinh doanh vật tư vận tải xi măng. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty xi măng Việt Nam) và hạch toán độc lập. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 5/1/1991.
Từ tháng 1/1994 đến tháng 6/1998, theo quyết định của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam về việc chuyển giao chức năng lưu thông tiêu thụ xi măng Việt Nam cho các Công ty vừa sản xuất vừa trực tiếp tiêu thụ xi măng ra thị trường. Công ty không chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng mà còn tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, kinh doanh vận tải như vận chuyển clinker, xi măng nhập khẩu, chuyển tải than xuất khẩu đồng thời mở rộng phạm vi thị trường phụ gia như: quặng sắt, than xuất khẩu đồng thời mở rộng phạm vi thị trường phụ gia như: quặng sắt, quặng boxit, xỉ Phả Lại...Song song với công tác kinh doanh, Công ty bắt đầu đóng mới các đoàn xà lan để xây dựng lực lượng vận tải của đơn vị.
Từ ngày 01/06/1998 đến ngày 31/03/2000, theo chỉ đạo của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam về kiện toàn sắp xếp lại tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng, Công ty được giao nhiệm vụ tiêu thụ xi măng trên 9 địa bàn các tỉnh phía Bắc sông Hồng (Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) và 3 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn được tổng Công ty giao vận chuyển phần lớn khối lượng Clinke Bút Sơn, Bỉm Sơn cho Công ty xi măng Hà Tiên I.
Từ ngày 01/04/2000, thực hiện quyết định số 97/XMVN - HĐQT ngày 31/03/2000 của Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng từ Công ty vật tư vận tải xi măng sang Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Từ thời điểm này, nhiệm vụ trọng tâm của Công ty vật tư vận tải xi măng là kinh doanh vật tư đầu vào, vận chuyển clinke Bắc Nam theo định hướng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam và hợp đồng kinh tế đã kí kết với các Công ty xi măng là thành viên trong Tổng Công ty, mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu, phụ gia cho các Công ty xi măng trong Tổng Công ty xi măng liên doanh và một số công trình thủy lợi khác.
Ngày 22/02/2006 Bộ xây dựng đã có quyết định số 208/QD - BXD về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công ty vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng. Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng chính thức đi vào hoạt động ngày 24/04/2006 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103011963 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng là cung cấp các loại vật tư, vận liệu, vận tải cho các Công ty xi măng. Công ty đã bố trí các chi nhánh tại các tỉnh làm nhiệm vụ thu mua hoặc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng tại tỉnh đó. Công ty kết hợp vận chuyển bằng cả đường thủy, đường bộ và đường sắt.
Hiện nay công ty đã xây dựng được 9 chi nhánh ở miền Bắc và 1 chi nhánh ở miền Nam: Chi nhánh Quảng Ninh, Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Phả Lại, Chi nhánh Hoàng Thạch, Chi nhánh Bỉm Sơn, Chi nhánh Hà Nam, Chi nhánh Phú Thọ, Chi nhánh Hoàng Mai, Chi nhánh Ninh Bình, Chi nhánh Kiên Giang
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng.
Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải.
Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ cho sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội.
Kinh doanh cho thuê kho bãi
Kết quả kinh doanh một số năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tài sản ngắn hạn
112.945.693.487
165.778.597.066
284.995.715.825
Tài sản dài hạn
10.446.871.220
12.514.256.379
18.788.634.743
Doanh thu
439.443.363.040
684.188.704.682
1.154.914.689.637
Lợi nhuận trước thuế
3.875.235.153
8.728.958.808
34.136.152.789
Thuế và các khoản phải nộp NSNN
1.085.065.843
-
-
Lợi nhuận sau thuế
2.790.169.310
8.728.958.808
34.136.152.789
Số lao động
216
265
292
Thu nhập bình quân
4.567.297
5.124.675
5.342.567
Bảng 1-1: Chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Công ty từ năm 2006-2008
Cuối năm 2006 Công ty đã tiến hành cổ phần hóa thành công và chuyển thành Công ty cổ phần nên theo quy định của nhà nước (Quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị đinh số 24/2007/NĐ-CP) Công ty được miễn 100% thuế TNDN trong 2 năm 2007 và 2008 do đó phần thuế TNDN sẽ không có mà được chú thích ở phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Biểu đồ 1-1: Biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008
Dựa vào đồ thị ta thấy, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn liên tục tăng qua các năm. Tổng TSDH năm 2007 tăng 20% (tăng 2 067 385 159 đồng) so với năm 2006, năm 2008 tăng 50% (tăng 6 274 378 364 đồng) so với năm 2007. Tổng TSNH năm 2007 tăng 47% (tăng 52 832 903 579 đồng)
so với năm 2006, năm 2008 tăng 72% (tăng 119 217 118 759 đồng) so với năm 2007. Cùng với việc tăng lên của quy mô tài sản thì kết quả kinh doanh của Công ty cũng ngày một đi lên, doanh thu và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng. Xét về cơ cấu tài sản, tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn cũng có xu hướng tăng theo các năm (năm 2006 là 92%; năm 2007 là 93%; năm 2008 là 94%). Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Biểu đồ 1-2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008
Dựa vào đồ thị, ta thấy được sự phát triển ổn định của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng trong 3 năm qua, ở năm 2008 mặc dù kinh tế khó khăn nhưng doanh thu thuần của Công ty tăng cao nên vẫn đảm bảo có lãi. Doanh thu năm 2008 tăng 68% so với năm 2007, năm 2007 tăng 55% so với 2006. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 290% so với năm 2007 và năm 2007 tăng 160% so với năm 2006.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
Phòng tài chính-kế toán
Thống kê
Phòng tổ chức lao động
Phòng kinh tế - Kế hoạch
Văn phòng Công ty
Phòng kĩ thuật
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Chi nhánh Hoàng Thạch
Phòng kinh doanh vận tải
Phòng đầu tư và phát triển
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Phả Lại
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Hà Nam
Chi nhánh Ninh Bình
Chi nhánh Bỉm Sơn
Chi nhánh Hoàng Mai
Chi nhánh Kiên Giang và VP đại diện tại HCM
Đoàn vận tải
Chi nhánh Phú Thọ
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại HĐQT của Công ty có 05 thành viên
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Văn phòng Công ty
Là đơn vị quản lý công tác, hành chính quản trị; hậu cần an ninh; an toàn cơ quan; mua sắm và quản lý các tài sản thuộc cơ quan Công ty; phục vụ và chăm lo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hóa, công tác quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Giúp Giám đốc Công ty tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Kỹ thuật
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện công tác quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản lý kỹ thuật xe máy, thiết bị máy móc; quản lý chi nhánh tuyển xỉ Phả Lại; tham mưu quản lý toàn bộ hệ thống định mức kỹ thuật, quy định giao nhận, hao hụt vật tư, định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, vật tư trong Công ty; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Phòng Đầu tư và phát triển
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty.
Phòng Kinh doanh vận tải
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác vận tải và kinh doanh vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; tổ chức thực hiện công tác vận tải và kinh doanh vận tải.
Phòng Tổ chức lao động
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong Công ty, công tác lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty.
Phòng Kế toán thống kê tài chính
Tham mưu cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán – thống kê – tài chính trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán.
Khối các chi nhánh của Công ty
Do đặc trưng ngành nghề kinh doanh các loại vật tư, vật liệu, vận tải cho các Công ty xi măng nên Công ty đã bố trí các chi nhánh tại các tỉnh làm nhiệm vụ thu mua hoặc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng tại tỉnh đó. Công ty kết hợp vận chuyển bằng cả đường thủy, đường bộ và đường sắt.
Hiện tại, Công ty đã xây dựng được 9 chi nhánh ở Miền Bắc và 1 chi nhánh ở miền Nam. Các chi nhánh cung ứng các loại vật tư, hàng hóa chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các Công ty xi măng. Các chi nhánh trực thuộc Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của các phòng ban chức năng của Công ty. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi chi nhánh thực hiện theo đúng nhiệm vụ chức năng của mình và sự phân cấp của Giám đốc Công ty. Ngoài ra, các chi nhánh này còn có thể trực tiếp ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế khi được Giám đốc Công ty ủy nhiệm.
Đoàn vận tải
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: quản lý, khai thác kinh doanh vận tải các đoàn sà lan của Công ty.
Ta thấy cách cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng là khá hợp lý với mô hình hoạt động của Công ty.
3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phẩn vật tư vận tải xi măng
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phẩn vật tư vận tải xi măng
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán bán hàng và các khoản phải thu
Kế toán theo dõi cước vận chuyển
Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
Kế toán TSCĐ và kế toán thuế GTGT
Kế toán các chi nhánh
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
kr
Phó phòng kế toán
ph
Kế toán tại các chi nhánh
Kế
Toán
Tại đvi
Chi nhánh
Kế toán trưởng (1 người)
Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, giám đốc, về toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê. Tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, chỉ đạo việc báo cáo quyết toán tại văn phòng Công ty và đơn vị trực thuộc. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế định kỳ. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch tài chính và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định. Xây dựng quy chế về quản lý tài chính lập và luân chuyển chứng từ, quản lý hóa đơn khách hàng. Chỉ đạo công tác kiểm kê định kỳ, đánh giá lại tài sản theo đúng quy định của nhà nước.
Phó phòng kế toán (1 người)
Có nhiệm vụ tổng hợp quyết toán. Phụ trách công tác đầu tư xây dụng cơ bản và sửa chữa lớn. Lập báo cáo nhanh một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty vào thứ 6 hàng tuần cho Ban giám đốc. Chủ trì hội nghị thanh quyết toán. Ký thay kế toán trưởng các chứng tù thu chi tiền mặt, hóa đơn chứng từ và báo cáo có liên quan khi kế toán trưởng đi vắng từ 2 ngày trở lên.
Kế toán tổng hợp (1 người)
Có trách nhiệm kiểm tra công tác hạch toán của các cán bộ kế toán có liên quan, kiểm tra phiếu hạch toán trước khi vào số liệu tổng hợp trên máy, đôn đốc các phần hành thực hiện các công việc để đảm bảo tiến độ tổng hợp và lập các báo cáo kế toán theo quy định.
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ (1 người)
Tính và theo dõi các nguồn tiền lương, thực hiện việc phân bổ tiền lương vào các yếu tố chi phí trong từng tháng, tham gia vào việc chia lương, chia thưởng trong văn phòng Công ty, quản lý việc chi tiêu các quỹ xí nghiệp theo đúng quy định của Công ty. Theo dõi, tính toán trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCD theo chế độ quy định.
Kế toán tài sản cố định và kế toán thuế GTGT (1 người)
Căn cứ vào tình hình thực tế tăng giảm TSCĐ qua các biên bản bàn giao, nhượng bán TSCĐ... để ghi chép sổ sách có liên quan. Tham gia khảo sát khi mua bán TSCĐ của Công ty. Tính và hạch toán chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời có trách nhiệm kê khai và theo dõi thuế GTGT
Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn (1 người)
Theo dõi toàn bộ công tác đầu tư XDCB, sửa chữa lớn tài sản và các tài khoản liên quan, nguồn vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng tài chính. Trực tiếp kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào của lĩnh vực được phân công.
Kế toán bán hàng và các khoản phải thu (1 người)
Có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng kinh tế của khách hàng mua hàng của Công ty, theo dõi các tài khoản phải thu của người mua, tổng hợp số liệu đối chiếu định kỳ hàng tháng theo quy định của Công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ mua bán các mặt hàng trước khi ghi chép các sổ sách có liên quan và làm thủ tục thanh toán (thu) cho khách hàng. Lập báo cáo bán hàng cho từng tháng.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (1 người)
Lập phiếu chi, phiếu thu, phản ánh thu chi và tồn quỹ tiền mặt, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, theo dõi các khoản thu chi, tạm ứng cho nhân viên và hoàn tạm ứng theo quy định.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ chi tiêu bằng tiền gửi ngân hàng trước khi làm thủ tục thanh toán. Lưu trữ chứng từ thu, chi tiền gửi ngân hàng theo đúng chế độ quy định. Kiểm tra đối chiếu thường xuyên sổ kế toán Công ty với sổ phụ của ngân hàng theo đúng chế độ nhà nước quy định. Định kỳ kế toán ghi chép, tập hợp, phân loại các hóa đơn, chứng từ có liên quan để ghi sổ kế toán.
Kế toán theo dõi mua hàng và thanh toán với người bán hàng (1 người)
Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hợp đồng kinh tế với các khách hàng bán hàng cho Công ty. Theo dõi các tài khoản phải trả cho người bán, giá vốn hàng bán tài sản thừa, thiếu chờ xử lý. Định kỳ 6 tháng đối chiếu công nợ với từng khách hàng bán hàng cho Công ty. Lập báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho hàng hóa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng cho khách hàng bán hàng.
Kế toán theo dõi cước vận chuyển (1 người)
Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ khách hàng vận tải, bốc xếp, thuê bảo vệ, thuê kho bãi cho tất cả các mặt hàng thuộc phần Công ty ký kết hợp đồng kinh tế và thanh toán trực tiếp. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ thuê vận chuyển hàng hóa trước khi ghi chép sổ sách và làm thủ tục thanh toán cho khách hàng. Trực tiếp vào số liệu trên máy vi tính của các phần được phân công. Tổng hợp các cước vận chuyển, bốc xếp...theo từng mặt hàng, từng chuyến hàng trong từng tháng, trực tiếp kê khai thuế GTGT của lĩnh vực được phân công phát sinh tại văn phòng của Công ty.
Kế toán chi nhánh (2 người)
Có nhiệm vụ quản lý chi tiêu tại các chi nhánh. Kế toán có nhiệm vụ theo dõi quản lý, kiểm tra, thanh tra quyết toán toàn bộ tình hình chi tiêu tài chính tại các chi nhánh trước khi ghi sổ sách kế toán. Hàng tháng phải đối chiếu với từng chi nhánh để xác định nguồn kinh phí còn lại đến cuối kỳ. Trực tiếp vào số liệu chi tiêu của các chi nhánh trên máy vi tính. Lưu giữ toàn bộ hóa đơn chứng từ chi tiêu của chi nhánh.
Kế toán tại các đơn vị chi nhánh
Tập hợp các chứng từ phát sinh trong tháng tại chi nhánh sau đó nộp về phòng kế toán Công ty để phân loại và hạch toán theo từng phần hành. Phòng kế toán tài chính của Công ty tổ chức hạch toán toàn bộ phần việc của các chi nhánh và phần nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp tại văn phòng Công ty, tổng hợp lập báo cáo quyết toán tài chính.
4. Tổ chức công tác kế toán
4.1. Các nguyên tắc chung được áp dụng tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
+ Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
+ Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định vô hình hay hữu hình đều được phản ánh theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại.
Khấu hao được tính theo đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 06-25 năm
Máy móc thiết bị 05-14 năm
Phương tiện vận tải 06-15 năm
Thiết bị văn phòng 03-10 năm
Phần mềm quản lý 03 năm
+ Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị hàng tồn kho xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
+ Phương pháp tính thuế VAT
Thuế VAT được tính theo phương pháp khấu trừ.
4.2. Áp dụng chế độ chứng từ
Chứng từ của Công ty tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ Công ty hay sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT.
4.3. Vận dụng tổ chức hệ thống tài khoản
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15, một số tài khoản được chi tiết hơn để phục vụ cho công tác của kế toán Công ty tốt hơn. Do đặc thù hoạt động của Công ty nên tài khoản 632, 156 được chi tiết thành các tiểu khoản theo từng mặt hàng:
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 632111- Giá vốn than cám
TK 632112- Giá vốn đá Silic
TK 632113- Giá vốn đá Bazan
TK 632114- Giá vốn đá Bôxit
TK 632118- Giá vốn hàng hóa khác
TK 632312- Giá vốn dịch vụ vận tải xi măng
TK 156: Hàng hóa
TK 1561: Giá mua hàng hóa
TK 15611- Than cám
TK 15612- Đá Silic TK 15613- Đá Bazan
TK 15614- Đá Bôxit
TK 15618- Mặt hàng khác
TK 1562: Chi phí mua hàng hóa
4.4. Vận dụng tổ chức hệ thống sổ.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Công tác kế toán được tiến hành và thực hiện trên máy vi tính đã được cài đặt phần mềm kế toán (phần mềm Cyber Soft). Với hình thức tổ chức sổ kế toán là Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng tại Công ty đều là những sổ sách biểu mẫu quy định theo hình thức Nhật ký chung. Đó là sổ Nhật ký chung, Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ chi tiết, Sổ cái.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 1-3: Quy trình ghi sổ của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng
4.5. Vận dụng tổ chức hệ thống báo cáo
+Hệ thống báo cáo tài chính tuân thủ theo quy định của Nhà nước gồm Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quý, còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính thì lập theo năm. Báo cáo tài chính được gửi cho cơ quan thuế, hội đồng quản trị, ban giám đốc....
+Hệ thống báo cáo quản trị: hàng tháng Công ty lập các báo cáo quản trị như chi phí từng bộ phận, từng công việc, sản phẩm...Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu chi phí, lợi nhuận. Báo cáo quản trị được gửi cho Ban giám đốc Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng, và Ban giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
1. Đặc điểm hàng hóa dịch vụ, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tại Công ty.
1.1. Các loại hàng hoá, dịch vụ tại Công ty.
Do chức năng chính của Công ty vật tư vận tải xi măng là kinh doanh vật tư, vận tải đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng trên toàn quốc, Công ty có những loại hàng hoá, dịch vụ sau:
- Cung ứng các loại vật tư như than, xỉ pirit, các loại phụ gia (đá Silic, đá bazan, đá bôxit, quặng sắt),… cho các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá.
Trong khuôn khổ của đề tài, em đi sâu nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ của mặt hàng đá Silic.
1.2 Phương thức bán hàng và thanh toán tại Công ty.
- Phương thức bán: Do Công ty chủ yếu cung cấp vật tư, dịch vụ cho các nhà máy xi măng với khối lượng lớn, nên Công ty bán hàng theo hình thức bán buôn (có vận chuyển qua kho)
- Phương thức thanh toán:
+ Thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng
+ Thanh toán trả chậm: Công ty áp dụng hình thức thanh toán là chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm trong một thời hạn nhất định để khuyến khích khách hàng và mở rộng quan hệ kinh doanh. Thời hạn thanh toán tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên.
2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.1. Phương pháp tính giá vốn
Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính trị giá vốn của hàng xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
Giá vốn hàng bán ở Công ty là giá mua hàng hoá, còn chi phí thu mua hàng hoá không tính vào giá vốn hàng bán mà phân bổ vào chi phí bán hàng theo lượng hàng bán ra (không đúng theo chế độ quy định). Giá vốn hàng bán được tính vào cuối tháng khi xác định đơn giá bình quân. Công ty tính trị giá vốn hàng bán theo công thức sau:
Trị giá vốn hàng hoá xuất kho để bán
=
Số lượng hàng bán
x
Đơn giá bình quân
gia quyền
GT hàng tồn đầu kì + GT hàng nhập trong kì
Đơn giá bình quân =
SL hàng tồn đầu kì + SL hàng nhập trong kì
VD: Trong tháng 12/2008 có tình hình mua bán đá Silic tại các kho của Công ty như sau:
Dư đầu kì : 0
Tổng hợp các hóa đơn mua hàng trong tháng Công ty mua tổng cộng
30 319,816 tấn đá Silic với trị giá 1 265 154 963 đồng
Đơn giá BQ
=
=
0 + 1 265 154 963
0 + 30 319,816
41 727 đồng
Giá vốn đá Silic xuất bán trong kì được tính như sau:
- Ngày 02/12 bán 4 556,000 tấn đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch
GV = 4 556,000 x 41 727 = 256 845 892 (Đồng)
- Ngày 04/12 bán 24._.62,81603 tấn đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch
GV = 2 462,81603 x 41 727 = 102 765 924 (Đồng) ...
- Ngày 30/12 bán 3 051,00003 tấn đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch
GV = 3 051,00003 x 41 727 = 127 309 078.25181 (Đồng)
2.2. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng
* Tài khoản sử dụng TK 632 và TK 156
TK 632, 156 được chi tiết thành các tiểu khoản theo từng mặt hàng:
TK 632111- Giá vốn than cám
TK 632112- Giá vốn đá Silic
TK 632113- Giá vốn đá Bazan
TK 632114- Giá vốn đá Bôxit
TK 632118- Giá vốn hàng hóa khác
TK 632312 - Giá vốn dịch vụ vận tải xi măng
TK 1561- Giá mua hàng hoá. Trong đó:
TK 15611- Than cám
TK 15612- Đá Silic
TK 15613- Đá Bazan
TK 15614- Đá Bôxit
TK 15618 - Mặt hàng khác
TK 1562- Chi phí thu mua hàng hoá
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn mua hàng, Phiếu xuất kho...
* Sổ kế toán sử dụng: Nhật ký chung, Sổ cái các TK 632 và TK 156, Sổ chi tiết các TK 632 và TK 156, Sổ tổng hợp nhập xuất tồn, Thẻ kho, Thẻ kế toán chi tiết....
2.3. Trình tự kế toán với phần mềm Cyber Accounting
Công ty thực hiện hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song.
Trong tháng 12/2008, Công ty mua 30 319,816 tấn Đá Silic, kế toán căn cứ vào hóa đơn nhập số liệu vào máy. Màn hình nhập liệu như sau:
Hình 2-1: Phiếu nhập mua hàng
Các số liệu sẽ tự động kết chuyển vào Sổ cái TK 15612, Sổ chi tiết TK 15612, Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn....
Cuối tháng căn cứ vào giá trị hàng tồn đầu kì, số lượng hàng tồn đầu kì, trị giá hàng mua trong tháng, số lượng hàng mua trong tháng máy tính tự tính ra đơn giá bình quân cho từng loại hàng hóa theo công thức trên. Từ đơn giá bình quân đó kết hợp với số lượng hàng bán theo hóa đơn GTGT sẽ tính ra giá vốn cho từng lần bán hàng.
Ngày 02/12 tại chi nhánh Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng tại Hoàng Thạch có nghiệp vụ bán 4556,000 tấn đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch.Với số liệu về hàng hóa đá Silic của Công ty tháng 12/2008 như trên, máy tính sẽ tự động tính ra được trị giá vốn hàng xuất bán (4556,000 tấn đá Silic) là 256 845 892 đồng.
Trị giá vốn này sẽ được kết chuyển tự động vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 15612- Đá Silic, tài khoản 632112- Giá vốn đá Silic và kết chuyển vào bảng tổng hợp phát sinh của các tài khoản liên quan...
Với trình tự như trên máy tính tính ra giá vốn đá Silic của các lần bán khác trong tháng và trị giá vốn của đá silic tồn cuối tháng:
Trị giá vốn hàng hoá tồn cuối tháng
=
Số lượng hàng tồn cuối tháng
x
Đơn giá bình quân
gia quyền
Số lượng hàng tồn cuối tháng
=
Số lượng hàng tồn đầu tháng
+
Số lượng hàng nhập trong tháng
_
Số lượng hàng xuất trong tháng
Cuối tháng, để theo xem xét giá vốn của từng loại hàng hóa xuất bán trong tháng kế toán in sổ cái các tài khoản 1561, TK 632 và Bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Các sổ trên đều được in chi tiết cho từng loại hàng hóa. Trước khi in sổ cái kế toán phải kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo đúng và đủ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
Để in sổ cái các tài khoản từ màn hình Cyber Accounting chọn mục “Hệ thống”, chọn “Sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung” sau chọn “Sổ cái tài khoản”.
(3)
(2)
(1)
Hình 2-1: Màn hình Cybersoft phần hành tổng hợp
Sau đó máy tính hỏi cần in sổ cái tài khoản nào, nhập kí hiệu tài khoản cần in vào ví dụ TK 15612,TK 632112 ... Màn hình sẽ hiện ra sổ cái tài khoản đó, để in được chọn mục “In Chứng từ”. Ở đây, Sổ cái theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng, do đó sổ chi tiết cũng giống sổ cái.
TCTCN XI MĂNG VIỆT NAM
CÔNG TY CP VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày: 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008
Đơn vị tính: Đồng……
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
STT
Số hiệu
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Sổ Cái
dòng
TK
đối ứng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
01/12
HĐ 99375
01/12
HT mua đá Silic tháng 12/08
15612
1 265 154 963
331215
1 265 154 963
02/12
HĐ 98139
02/12
HTGV bán đá Silic tháng 12/08
63212
256 845 892
15612
256 845 892
02/12
HĐ 98139
02/12
HTDT bán đá Silic tháng 12/08
1311
260 603 200
511112
260 603 200
.....
.............
.......
......................................
........
........
..............
.........................
.........................
Tổng
712 343 122 123
712 343 122 123
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 2-1: Nhật ký chung
Biểu 2-2: Sổ cái TK 15612
Biểu 2-2: Sổ cái TK 15612
Biểu 2-3: Sổ cái TK 63212
Để biết tổng giá vốn của tất cả hàng xuất bán trong tháng thì kế toán in thêm bảng Tổng hợp phát sinh của TK 632 theo mẫu dưới đây. Từ màn hình Cyber chọn mục “ Báo cáo tài chính”, chọn “ Tổng hợp phát sinh 1 tài khoản” rồi chọn TK 632. Chọn “In chứng từ” để có bảng tổng hợp sau:
Biểu 2- 4: Sổ tổng hợp phát sinh của TK 632
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
TỔNG HỢP PHÁT SINH CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08
Đơn vị tính: VND
Tài khoản
TK đối ứng
Tên tài khoản
Phát sinh nợ
Phát sinh có
632111
15611
HTDT bán than C3c cho Công ty xi măng Hải Phòng
12 157 761 150
632111
15611
HTDT bán than C3b cho Công ty xi măng Hoàng Thạch
20 068 580 633
.......................
632111
9111
HTDT bán than cám
134 175 377 484
632112
15612
HTDT bán đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch
1 265 154 963
632112
9111
HTDT bán đá Silic
1 265 154 963
632113
15613
HTDT bán đá Bazan
85 458 187
632113
9111
HTDT bán đá Bazan
85 458 187
.............................
Tổng cộng
130 773 984 672
130 773 984 672
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
( Ký, họ tên)
3. Kế toán doanh thu bán hàng
3.1. Chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng
* Tài khoản kế toán sử dụng
TK511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng hàng hóa, dịch vụ.
TK 511111 – Doanh thu bán than cám
TK 511112 – Doanh thu bán đá Silic
...........................
TK 512 – Doanh thu nội bộ
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Các TK liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 131
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Hóa đơn GTGT
Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra
Tờ khai thuế GTGT
Bảng chi tiết thanh toán theo khách hàng
Bảng tổng hợp bán hàng theo khách hàng
* Các sổ kế toán sử dụng:
Nhật ký chung
Sổ cái TK 511, TK 131...
Sổ chi tiết TK 511, TK131,…
Tổng hợp phát sinh của một tài khoản
3.2. Quy trình kế toán bán hàng
Công tác tiêu thụ ở Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng diễn ra thường xuyên, liên tục với số lượng lớn. Khi có yêu cầu mua hàng của khách hàng, Công ty kiểm tra xác định hàng tồn kho, số dư nợ khách hàng nếu hợp lý thì sẽ đáp ứng yêu cầu đó. Hoạt động bán buôn khi thực hiện phải có hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và Công ty quy định mọi điều khoản thoả thuận về số lượng, chủng loại, chất lượng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, hoá đơn GTGT sẽ do chi nhánh hoặc Công ty lập ghi rõ số lượng, giá trị hàng hoá, đây cũng là căn cứ để xuất hàng.
Chi nhánh cuối nguồn tiếp nhận các loại chứng từ của chi nhánh đầu nguồn, phối hợp với các đơn vị liên quan để kiểm tra, lập phiếu chất lượng hàng hoá và tổ chức giao hàng cho khách hàng mua, lập phiếu nhập kho xuất thẳng, lập hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác với khách hàng mua. Bộ chứng từ này do các chi nhánh tập hợp và chuyển về Công ty theo hướng dẫn giao phòng kế hoạch, phòng kinh doanh phụ gia để kiểm tra xác nhận khối lượng và giá trị hàng hoá đã tiêu thụ sau đó chuyển cho phòng kế toán để hạch toán kế toán.
Để tiến hành ghi nhận một khoản doanh thu kế toán phải căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa Công ty với khách hàng, hóa đơn GTGT do Công ty hoặc chi nhánh lập.
Ngày 02/12 tại chi nhánh Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng tại Hoàng Thạch có nghiệp vụ bán đá Silic cho Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã được kí kết xuất hóa đơn GTGT như sau
Biểu 2- 5: Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 2 : Giao khách hàng
Ngày 02 tháng 12 năm 2008
Mẫu số : 01.GTGT-3LLEG/2003 B
No : 0098139
Đơn vị bán hàng : CN Công ty CP Vật tư Vận tải Xi măng tại Hoàng Thạch
Địa chỉ : Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương
Số tài khoản : 38370.000.000.105 Ngân hàng Đầu tư Hải Dương
Điện thoại: MST: 01001106352004
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị : Công ty xi măng Hoàng Thạch
Địa chỉ: Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương
Số tài khoản : 48210.000.000.906 Ngân hàng Đầu tư Hải Dương
Hình thức thanh toán : CK MST: 0800004797
Stt
Tên hh, dịch vụ
ĐVT
SL
ĐG
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Đá Silic
Tấn
4556,000
57 200
260 603 200
Cộng tiền hàng :
260 603 200
Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
26 060 320
Tổng cộng tiền thanh toán:
286 663 520
Số tiền viết bằng chữ : Hai trăm tám mươi sáu triệu sáu trăm sáu mươi ba nghìn năm trăm hai mươi đồng
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi họ tên)
Chi nhánh Hoàng Thạch phối hợp với các đơn vị liên quan để kiểm tra, lập phiếu chất lượng hàng hoá và tổ chức giao hàng cho Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Cuối tháng, chi nhánh gửi các chứng từ bán hàng lên Công ty, kế toán Công ty căn cứ vào chứng từ bán hàng tiến hành phản ánh doanh thu hàng bán theo trình tự sau: Từ màn hình nhập dữ liệu chọn mục “Bán hàng” sau đó chọn mục “Cập nhật số liệu” tiếp theo chọn “Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho”
(1)
(3)
(2)
Hình 2- 2: Màn hình phần hành Bán hàng
Sau đó máy tính sẽ hiện ra “Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho” kế toán nhập các thông tin vào các chỗ trống của hóa đơn này như mã khách hàng, địa chỉ, ngày lập hóa đơn, số hóa đơn, mã hàng, tên hàng, mã kho, số lượng, đơn giá, thành tiền và nhập phần thuế suất 10% sau đó máy tính tự tính phần thuế GTGT
Hình 2- 3: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Sau khi nhập các số liệu cần thiết kế toán chọn “trạng thái” kích vào số 1- tức là có chuyển các số liệu trên vào các sổ cái liên quan. Để kết thúc quá trình nhập liệu thì chọn mục “Quay ra”.
Các số liệu này sẽ được máy tính tự động kết chuyển vào các sổ kể toán liên quan.
+ Phần doanh thu chưa thuế (260 603 200) sẽ được kết chuyển vào các số cái các tài khoản 511112, TK 1311, Sổ tổng hợp công nợ, Bảng kê chứng từ hàng hóa bán ra và Bảng tổng hợp phát sinh của tài khoản 511, Báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng, Báo cáo bán hàng chi tiết theo khách hàng, Tổng hợp bán hàng theo khách hàng...
+ Số lượng hàng bán ra (4556,000 tấn) sẽ được kết chuyển vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn của hàng Silic, Báo cáo tổng hợp bán hàng, Tổng hợp bán hàng theo khách hàng.
+ Số tiền thuế GTGT (26 060 320) được kết chuyển vào phần thuế GTGT đầu ra, Báo cáo tổng hợp bán hàng, Tổng hợp bán hàng theo khách hàng.
Để phục vụ việc báo cáo và xem xét tình hình bán hàng của toàn Công ty trong tháng kế toán sẽ in các Sổ cái các tài khoản doanh thu, Bảng tổng hợp phát sinh của tài khoản 511. Trình tự in giống phần trình bày đối với TK 632112 ở trên.
Biểu 2-6: Sổ cái TK 511
Biểu 2-7: Sổ cái TK 511112
Cuối tháng, để theo dõi tổng lượng bán của từng mặt hàng và theo dõi doanh thu theo từng khách hàng Công ty sử dụng Báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng và Tổng hợp bán hàng theo khách hàng.
Biểu 2-8: Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng
TCTCN XI MĂNG VIỆT NAM
CÔNG TY CP VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
BÁO CÁO BÁN HÀNG CHI TIẾT THEO MẶT HÀNG
Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008
STT
MVT
Tên VT
ĐVT
Số lượng
Doanh thu
Thuế GTGT
Tổng tiền
1
01
Than C3b
Tấn
58 649,941
71 336 338 514
3 566 816 786
74 903 155 300
2
02
Than C3c
Tấn
94 673,768
80 926 228 343
4 046 304 521
84 972 532 854
3
03
Than C4a
Tấn
14 499,180
11 605 379 975
580 267 488
12 185 647 463
4
13A
Đá ba zan
Tấn
4 153,58
338 534 234
16 926 712
355 460 946
5
14A
Đá Silic
Tấn
30 319,816
1 734 293 475
173 429 348
1 907 722 823
6
36
Doanh thu vận chuyển thuê Clanker
Tấn
2 331,690
85 139 808
4 257 642
89 397 450
7
38
Vận chuyển xi măng cảng sông
Tấn
4 375,000
79 166 667
3 958 333
83 125 000
8
39
Hàng hóa khác
613,7
372 403 275
37 240 375
409 643 650
Tổng cộng
166 477 484 291
8 430 383 254
174 907 795 545
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
( Ký, họ tên)
Biểu 2-9: Bảng tổng hợp bán hàng theo khách hàng
Bên cạnh việc theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ hàng hoá, Công ty còn theo dõi về công nợ với khách hàng. Đến cuối tháng dựa trên số liệu kế toán nhập máy tính tự kết chuyển các số liệu liên quan vào Sổ cái TK 131 và Sổ tổng hợp công nợ.
Sổ cái tài khoản 131- phản ánh tình hình thanh toán của các khách mua hàng với Công ty. Số liệu trên sổ cái này được máy tính tự động kết chuyển từ hóa đơn bán hàng và chứng từ khách hàng thanh toán với Công ty (séc, chuyển khoản, UNC, ...). Cuối tháng, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trước khi in sổ cái. Để in sổ cái TK 131 thì làm các bước như in sổ cái TK 511112 ở trên chỉ khác ở chỗ khi khai báo tài khoản cần xem và in là TK 131.
Sổ cái TK 131 sẽ có mẫu như sơ đồ dưới đây:
Biểu 2-9: Sổ cái TK 131
Ngoài ra để nắm được tình hình thanh toán và số dư cuối kì của từng khách hàng của Công ty kế toán in ra Sổ tổng hợp công nợ. Số liệu trên sổ tổng hợp này là số lũy kế từ tất cả các lần mua hàng và thanh toán với Công ty của khách hàng đó. Sau khi tập hợp được phát sinh trong tháng máy tính tự tính ra số dư cuối kì cho từng khách hàng theo công thức sau
Số dư cuối kì = Số dư đầu kì + Số phát sinh nợ - Số phát sinh có
Nếu như sổ cái TK 131 giúp nhà quản lí xem xét tình hình thu nợ và số nợ phải thu cuối kì của Công ty là bao nhiêu thì Sổ tổng hợp công nợ này giúp xem xét các khoản phải thu đó tập trung chủ yếu ở những khách hàng nào. Cuối tháng kế toán công nợ phải kiểm tra số liệu trên Sổ cái TK 131 với số liệu trên Sổ tổng hợp này xem có khớp không, tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư cuối kì có trùng nhau không. Để in Sổ tổng hợp công nợ này từ màn hình Cyber chọn mục “Bán hàng”, “Sổ kế toán công nợ phải thu” sau đó chọn “Sổ tổng hợp công nợ”
Hình 2- 4: Màn hình sổ công nợ phải thu
Sau đó chọn mục “In Ctừ” để in Sổ tổng hợp công nợ, ta được sổ tổng hợp có mẫu như sau
Biểu 2-10 : Sổ tổng hợp công nợ
Kê khai thuế GTGT:
Công ty tổ chức mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán, kế toán tại các chi nhánh hạch toán báo sổ cuối tháng tập hợp về Công ty để tổng hợp. Hóa đơn GTGT có thể do Công ty hoặc các chi nhánh lập, các chi nhánh có doanh thu nên theo quy định nộp thuế GTGT hiện nay thì các chi nhánh của Công ty tự kê khai và nộp thuế GTGT trên cơ sở những hóa đơn GTGT do chi nhánh đó lập và những hóa đơn GTGT chi nhánh đó mua hàng. Công ty cũng chỉ kê khai và nộp thuế GTGT theo những hóa đơn do Công ty lập. Dù kê khai và nộp thuế ở chi nhánh hay ở Công ty thì đều tuân theo quy định hiện hành của Nhà nước về kê khai và nộp thuế GTGT. Toàn Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế với mức thuế suất 5% với các mặt hàng như than, đá Bazan... và 10% với các mặt hàng đá Silic, đá Bôxit, vỏ bao, dịch vụ vận tải xi măng... được xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
_
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra
=
SL hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
*
Đơn giá
*
Thuế suất GTGT
Cơ sở để tính thuế GTGT là:
- Tờ khai thuế GTGT ( mẫu số 01/ GTGT)
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/ GTGT)
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (mẫu số 03/ GTGT)
Trình tự kê khai và nộp thuế tại Công ty
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ căn cứ vào Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Số liệu trên bảng kê này được máy tính tự động kết chuyển từ các hóa đơn GTGT mua hàng do kế toán nhập. Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm tra số liệu trên các hóa đơn mua hàng với số liệu bảng kê này. Bảng kê được in ra nộp cùng tờ khai thuế.
Thuế GTGT đầu ra được tính căn cứ trên Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Số liệu trên bảng kê này được máy tính tự động kết chuyển từ các hóa đơn GTGT. Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm tra số liệu trên các hóa đơn GTGT với số liệu bảng kê này. Bảng kê được in ra nộp cùng tờ khai thuế
Để in bảng kê hóa đơn mua hàng thì từ màn hình Cyber chọn mục “Tổng hợp”(1), chọn “Báo cáo thuế GTGT đầu ra”(2) sau đó chọn “Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra”(3).
(3)
)
(2)
(1)
Hình 2-5: Màn hình báo cáo thuế GTGT đầu vào
Sau đó chọn mục “In Ctừ” để in bảng kê. Ta cũng làm tương tự như trên để in được bảng kê hóa đơn bán hàng.
Bảng kê in ra có mẫu sau.
Biểu 2-11: Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ
Cuối tháng, sau khi tổng hợp được 2 bảng kê trên máy tính sẽ tự động kết chuyển phần giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kì và phần thuế GTGT của hàng mua vào từ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào và phần giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kì với phần thuế GTGT của hàng bán ra từ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra sang các mục tương ứng của tờ khai thuế GTGT.
Tờ khai thuế này là căn cứ để cơ quan thuế quản lí việc nộp thuế GTGT của doanh nghiệp. Trước khi in tờ khai thuế kế toán phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa tờ khai và 2 bảng kê trên.
4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
4.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho công tác bán hàng như:
- Tiền lương của các công nhân, đoàn vận tải, lương áp tải che bạt, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ,…
- Chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng, …
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng
- Hạch toán hàng thiếu, điều chỉnh hao hụt hàng hoá, cước thuê vận chuyển hàng hoá, ...
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài như: tiền điện thoại, tiền nước, …
- Chi phí khác bằng tiền như: chi phí tiếp khách, tiền công tác phí, tiền chi phí áp tải than, chi phí giao nhận than, chuyển tải than, đá bôxit,…
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 641 để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh, tài khoản này được chi tiết đến cấp 4.
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 64111 - Tiền lương tiền công và các khoản phụ cấp
TK 64112 - BHXH
TK 64113 - BHYT
TK 64114 - KPCĐ
TK 64121 - Chi phí nhiên liệu vật liệu
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 64141 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 64142 - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
TK 64163 – Hao hụt khác
TK 641711 - Chi phí vận chuyển than
TK 641712 - Chi phí vận chuyển đá Silic
...............................
* Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT hàng hóa mua ngoài, Phiếu chi
Bảng thanh toán lương
Giấy báo nợ Ngân hàng
* Sổ kế toán sử dụng
Nhật ký chung
Sổ chi tiết TK 641, TK 15622
Sổ cái TK 641, TK 15622, TK 334…
Tổng hợp phát sinh của một tài khoản
* Quy trình kế toán chi phí bán hàng
Cuối tháng, chi phí thu mua hàng sẽ được phân bổ cho lượng hàng bán từng lần trong tháng và tính vào chi phí bán hàng trong kì. Cách phân bổ chi phí mua hàng vào chi phí bán hàng được tính tương tự như cách tính giá vốn hàng xuất bán cho từng lần bán hàng tức là tính theo phương pháp bình quân. Khi mua hàng về kế toán hạch toán chi phí thu mua số hàng đó vào tài khoản 1562- Chi phí thu mua hàng. Cuối tháng máy tính tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho số lượng hàng đã bán theo công thức sau.
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng đã bán
=
Chi phí thu mua phân Chi phí thu mua
bổ cho hàng đầu kì + phát sinh trong kì
Số lượng hàng Số lượng hàng
còn đầu kì + nhập trong kì
*
Số lượng hàng xuất bán
Số liệu này được máy tính kết chuyển vào sổ cái TK 64171 chi tiết cho từng hàng hóa.
Trở lại nghiệp vụ bán đá Silic ngày 02/12 ở trên kết hợp với dữ liệu chi phí mua đá Silic tập hợp trong tháng trên tài khoản 15622- Chi phí thu mua đá Silic là 46 616 117 đồng. Vậy chi phí thu mua phân bổ cho lượng hàng bán ngày 02/12
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng
đã bán
=
=
0 + 46 616 117
0+ 30 319,816
7 004 759,826 đồng
*
4 556,000
Số liệu này được kết chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết TK 641712-Chi phí vận chuyển đá Silic.
Cuối tháng, để xem xét tình hình tập hợp và phân bổ chi phí thu mua hàng hóa đối với từng loại hàng hóa kế toán sử dụng các TK 64171, TK 1562. Các sổ trên đều được mở chi tiết cho từng loại hàng hóa.
Trước khi in các sổ kế toán trên ra thì kế toán cần tiến hành đối chiếu kiểm tra số liệu xem đã đúng và đầy đủ các nghiệp vụ chưa, số liệu trên các sổ có khớp nhau không.
Biểu 2-12 : Sổ cái TK 641712
Biểu 2-13: Sổ cái TK 15622
Ngoài ra chi phí bán hàng khác được tập hợp và nhập liệu ở các chi nhánh sau đó mới chuyển về phòng kế toán để kiểm tra và hạch toán chung cho toàn Công ty. Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn do kế toán nhập vào máy thì máy tính tự kết chuyển các số liệu vào sổ cái tài khoản 641.
Cuối tháng kế toán in thêm Tổng hợp phát sinh của tài khoản 641 để biết toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong tháng (xem mẫu sổ trong phần phụ lục)
4.2. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp tại Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho công tác quản lí như:
- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho quản lý, sửa chữa TSCĐ...
- Chi phí CCDC dùng cho quản lý: Là giá trị của những công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng...
- Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi...
- Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất, lệ phí cầu phà, ...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các khoản chi phí mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại ...
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên.
* Tài khoản sử dụng :
TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phản ánh, tập hợp, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp nói chung. Tài khoản này được mở chi tiết đến cấp 4
TK 64211 - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
TK 64212 - BHXH
TK 64213- BHYT
TK 64214 - KPCĐ
TK 64221 – Văn phòng phẩm
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 64241 - Chi phí khấu hao TSCĐ
...............................
* Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
Giấy báo nợ
Phiếu chi
Bảng phân bổ khấu hao
…................
* Sổ kế toán sử dụng
Nhật ký chung
Sổ chi tiết các TK 642, TK 334…
Sổ cái TK 642 và các TK liên quan
Tổng hợp phát sinh của một tài khoản
* Quy trình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn kế toán nhập vào máy, máy tính tự kết chuyển các số liệu liên quan từ các chứng từ, hóa đơn có tài khoản đối ứng là TK 642 vào Sổ cái các tài khoản đó.
Trong tháng 12/2008 có phiếu chi tiền mặt cho chị Trần Thị Vân Anh về thanh toán chi phí tiếp khách, khoản chi này sẽ được hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Phiếu chi này được kế toán tiền mặt kiểm tra và nhập số liệu vào phần mềm kế toán.
Từ màn hình nhập liệu chọn mục “ Tiền mặt” sau đó chọn “Cập nhật số liệu” rồi chọn “ Phiếu chi tiền mặt”. Sau khi màn hình xuất hiện Phiếu chi tiền mặt dưới đây, kế toán căn cứ vào số liệu trên phiếu chi để nhập các thông tin vào máy như tên người nhận tiền, địa chỉ, TK nợ, PS nợ, diễn giải.
Hình 2-6: Màn hình phiếu chi tiền mặt
Kết thúc quá trình nhập dữ liệu chọn mục “ Quay ra”. Số liệu này sẽ được máy tính tự động kết chuyển vào sổ cái TK 64288: Chi phí bằng tiền khác.
Cuối tháng, để xem xét các khoản chi thuộc chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh và sổ tổng cộng thì kế toán in sổ cái các tài khoản 642 và tổng hợp phát sinh của TK 642. Trước khi in thì kế toán phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu đã đầy đủ và khớp nhau chưa.
Biểu 2-14 : Sổ cái tài khoản 642
5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Việc xác định kết quả tiêu thụ được Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng thực hiện vào cuối tháng sau khi tổng hợp các chi nhánh với văn phòng Công ty.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển tự động. Từ màn hình Cyber chọn “ Tổng hợp” -> “Cập nhật số liệu” -> “ Bút toán kết chuyển tự động
Hình 2-7: Màn hình kết chuyển tự động
(1)
(2)
(3)
Máy tự động tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo công thức đã được cài đặt sẵn.
Do mặt hàng Công ty kinh doanh là những mặt hàng vật liệu xây dựng và chủ yếu là than cám. Đặc trưng chủ yếu của mặt hàng này là đang được thị trường tiêu thụ rất mạnh và hàng luôn được giá cao nên không hề phát sinh các khoản như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cũng như chiết khấu bán hàng tại Công ty. Công ty xác định kết quả tiêu thụ trong tháng theo các công thức sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng
( Các khoản giảm trừ = 0)
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Kết quả tiêu thụ
=
Lợi nhuận gộp
_
CPBH
_
CPQLDN
Căn cứ vào các số liệu trên về tổng doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và các tài liệu kế toán sau:
Tổng doanh thu bán hàng: 166 477 484 291
Giá vốn hàng bán: 130 773 984 672
Chi phí bán hàng : 30 507 012 215
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1 902 624 839
Kết quả tiêu thụ của Công ty được tính toán như sau:
Doanh thu thuần = 166 477 484 291
Lợi nhuận gộp = 166 477 484 291– 130 773 984 672 = 35 703 499 619
Kết quả tiêu thụ = 35 703 499 619 – 30 507 012 215– 1 902 624 839
= 3 293 862 565 Đồng
Để phục vụ quản lí và xem xét kết quả tiêu thụ của Công ty trong tháng kế toán in ra sổ cái của Tài khoản 911 và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tháng đó.
Biểu 2-14: Sổ cái TK 911
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bảng tổng hợp số liệu về các loại doanh thu và chi phí phát sinh trong tháng, thể hiện tình hình lãi lỗ của Công ty trong tháng. Số liệu trên báo cáo này do máy tính tự động kết chuyển số liệu từ các sổ cái liên quan vào. Đây là các số liệu tổng hợp trong tháng. Để in Báo cáo từ màn hình Cyber chọn “Báo cáo tài chính” rồi chọn “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”. Chọn mục “In Ctừ” để in báo cáo.
Biểu 2-15: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị báo cáo: CÔNG TY CP VẬT TƯ VậN TẢI XI MĂNG Mẫu số B02-DN
Địa chỉ: 21B, Cát Linh, Hà Nội Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
20/03/2006 của bộ trưởng BTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
MS
Thuyết minh
Kỳ này
Kỳ trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
01
166 477 484 291
90 374 814 591
2. Các khoản giảm trừ
02
VI.25
0
3. Doanh thu thuần BH và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
166 477 484 291
90 374 814 591
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
130 773 984 291
76 098 469 312
5. Lợi nhuận gộp BH và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
35 703 499 619
14 276 345 279
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
796 793 098
634 493 107
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
263 749 038
261 279 255
- Trong đó lãi vay phải trả
23
254 000 000
254 000 000
8. Chi phí bán hàng
24
30 507 012 215
9 758 450 550
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp
25
1 902 624 839
1 332 350 645
10. Lợi nhuận thuần(30=20+(21-22)-(24+25))
30
3 826 906 621
3 558 757 936
11. Thu nhập khác
31
364 879 411
0
12. Chi phí khác
32
214 185 008
0
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
150 694 403
0
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
3 977 601 024
3 558 757 936
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
3 977 601 024
3 558 757 936
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*)
70
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập ngày 31 tháng 12 năm 2008
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
1. Một số ưu điểm và nhược điểm của công tác tổ chức kế toán tại
Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng
1.1. Ưu điểm
Mặc dù trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhưng Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng chỉ đạo của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt nam và hợp tác có hiệu quả với các Công ty xi măng thành viên trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư vận tải cho hoạt động sản xuất của các Công ty xi măng và cho nhu cầu của nền kinh tế xã hội như kinh doanh xi măng, cung ứng vật tư đầu vào, kinh doanh vận tải các mặt hàng trong và ngoài ngành, vận chuyển Clinker, xi măng Bắc – Trung – Nam, góp phần ổn định thị trường xi măng.
Một mặt Công ty đã tìm mọi biện pháp để giữ vững và mở rộng thị phần kinh doanh những mặt hàng truyền thống, tìm thêm những mặt hàng kinh doanh mới, mặt khác Công ty tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý, củng cố lại công tác kế toán cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty trong từng thời kì. Với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đời sống công nhân viên từng bước được
cải thiện và nâng cao. Trong năm 2006 Công ty đã cổ phần thành công và trở thành Công ty cổ phần với vốn đầu tư của chủ sở hữu là hơn 65 tỷ đồng (theo bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2008).
Những thành công trên không thể không kể tới vai trò quan trọng của bộ phận kế toán trong việc tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, cung cấp cơ sở số liệu làm căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh cho Công ty.
Việc tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng được tổ chức khá khoa học và hiệu quả.
- Tổ chức bán hàng và hình thức thanh toán
Do đặc điểm hàng hóa của Công ty là n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31414.doc