Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty sản xuất Xuất nhập khẩu Xe đạp xe máy Hà Nội

LờI NóI ĐầU Kế toán là một trong những công cụ thực tiễn quan trọng trong quản lý kinh tế.Mỗi nhà quản lý, nhà đầu tư hay cơ sở kinh doanh,cần phải dựa vào những thông tin kế toán để làm căn cứ ra quyết định kinh doanh. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thi trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.Công tác quản lý kinh tế đang đứng trước những yêu cầu và nội dung có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít những thách thức khó khă

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty sản xuất Xuất nhập khẩu Xe đạp xe máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Với vai trò là một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau, bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp,nên công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và đã có những tác động tích cực đến hoạt động kinh tế.Chính vì vậy, việc thực hiện công tác kế toán tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suât lao động , nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…Nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Nhờ vậy,tài sản cố định luôn gắn liền với doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh, việc quản lý tài sản cố định một cách khoa học không những giúp cho doanh nghiệp hạch toán tài sản cố định được chính xác mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, chống thất thoát tài sản cố định.. Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội là một đơn vị kinh doanh có quy mô và giá trị tài sản cố định tương đối lớn. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ, chính xác kịp thời số lượng tài sản cố định hiện có cũng như tình hình biến động tài sản cố định, vốn khấu hao tài sản cố định là một yêu cầu tất yếu hiện nay nhằm giảm bớt chi phí tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Với mong muốn được sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường kết hợp với hoạt động thực tiễn của một doanh nghiệp cụ thể, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Xe đạp xe máy Hà Nội”.làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung của tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Chương II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Xe đạp xe máy Hà Nội. Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tại Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Xe đạp xe máy Hà Nội. Chương I: Cơ sở lý luận chung của tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 1.tài sản cố định và sự cần thiết phải hạch toán tài sản cố định. 1.1.Tài sản cố định và vai trò của tài sản cố định. 1. 1.1.Khái niệm tài sản cố định. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào. Về mặt hiện vật, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Tư liệu lao động phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, chúng không những khác nhau về giá trị, giá trị sử dụng mà còn khác nhau về thời gian hoạt động.Để thuận tiện cho việc quản lý ,sử dụng và phát triển đối với các tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như nhà cửa vật kiến trúc ,phương tiện vận tải , máy móc thiết bị … được xếp thành một nhóm riêng gọi là tài sản cố định. Khác với đối tượng lao động( nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang bán thành phẩm…) các tư liệu (máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu cuả tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những tư liệu chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đã quy định về tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định như sau: Mọi tư liệu lao động là từng tài sản cố định có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định: Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên. Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng quốc gia và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá của từng thời kỳ. Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Các tài sản cố định này có đặc điểm chung là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai trò là công cụ lao động. Trong những chu kỳ sản xuất đó, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định bị thay đổi. Song giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các tài sản cố định của doanh nghiệp cũng được coi như mọi hàng hoá thông thường khác. Nó không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng.Thông qua mua bán, trao đổi tài sản cố định có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể trên thị trường. 1.1.2. Vai trò của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh, là vật trung gian truyền dẫn sức lao động của con người tới đối tượng lao động. K.Mark gọi là “Hệ thống xương bắp của nền sản xuất kinh doanh”. Tài sản cố định là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động của xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân, nó thể hiện chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Nếu tài sản cố định được trang bị một cách đồng bộ, đầy đủ thì chất lưọng sản phẩm sẽ tốt đồng thời nâng cao năng suất lao động góp phần tăng doanh thu của doanh nghiệp. Còn nếu tài sản cố định được trang bị bởi những thiết bị cũ nát, lạc hậu thì hoặc sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hoặc gây thiệt hại lớn cho sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công nghệ; từng bước nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phát triển. Qua những phân tích khái quát trên chúng ta nhận thấy, tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Các tài sản cố định luôn được hoàn thiện, cải tiến, đổi mới và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, một nền kinh tế. 1.1.3. Phân loại tài sản cố định. Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và hình thức sử dụng khác nhau…nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định cần sắp xếp tài sản cố định vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp có thể được phân loại theo các đặc trưng sau: 1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu tài sản cố định . Theo cách phân loại này tài sản cố định được chia làm 2 loại: .tài sản cố định hữu hình: Là các tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm những tài sản cố định được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như văn phòng, nhà kho, hàng rào, bến cảng…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị: gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực… Phương tiện ,thiết bị vận tải, truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ , đường không, đường ống…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải… Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như: thiết bị điện tử, máy tính, fax… Cây lâu năm , súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (chè, cà phê, cao su…), súc vật làm việc( như trâu, bò , ngựa , voi…) và súc vật cho sản phẩm( như trâu, bò sữa…) Tài sản cố định hữu hình khác… . Tài sản cố định vô hình: Là các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng có giá trị kinh tế lớn do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 thì mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả 4 điều kiện quy định trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất: bao gồm các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, chi mua quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ( nếu có)… Quyền phát hành: gồm toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi ra để có quyền phát hành. Bản quyền, bằng sáng chế: gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua lại bản quyền, băng sáng chế của các phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu thử nghiệm được nhà nước cấp bằng sáng chế. Nhãn hiệu hàng hoá: gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hoá. Phần mềm vi tính: gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để có phần mềm vi tính. Giấy phép và giấy phếp nhượng quyền: gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền ( giấy khai thác, giấy phép sản xuất…) Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị ( gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra) của các tài sản cố định vô hình khác chưa kể ở trên như quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiểu dáng công nghiệp…) Theo cách phân loại này, giúp cho nhà quản lý chi tiết , cụ thể từng nhóm, loại tài sản cố định 1.1.3.2 Phân loại theo quyền sở hữu. Theo cách phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tài sản tự có:(tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) là những tài sản được mua sắm, xây dựng , chế tạo bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp( ngân sách cấp, được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh…) Tài sản cố định thuê ngoài: là những tài sản cố định do doanh nghiệp đi thuê, bao gồm tài sản cố định thuê hoạt động và tài sản cố định thuê tài chính .Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên cho thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. .Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định đi thuê không thoả mãn các quy định trên trong hợp đồng thuê tài sản. Cách phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn với công tác quản lý tài sản. Giúp cho doanh nghiệp tổ chức kế toán và quản lý tài sản một cách chặt chẽ, chính xác, thúc đẩy việc sử dụng tài sản cố định một cách có hiệu quả. 1.1.3.3.Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này tài sản cố định được phân thành: Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp( ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp). Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự có của đơn vị (quỹ phát triển…) Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh bằng hiện vật. 1.1.3.4.Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng: Theo cách phân loại này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành: Tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tài sản cố định dùng trong hoạt động phúc lợi công cộng.Tài sản cố định chờ xử lý. Tài cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những Tài sản cố định đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải trích khấu hao, phải đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi: Là những tài sản cố định dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như : nhà ăn, nhà nghỉ, nhà văn hoá…những tài sản cố định nàychỉ xác định hao mòn vào cuối niên độ và ghi giảm nguồn vốn tương ứng. Tài sản cố định chờ xử lý: Bao gồm những tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mới của quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, tài sản cố định tranh chấp chờ giải quyết. Những tài sản cố định này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn,sử dụng cho việc đầu tư đổi mới. 1.1.4. Đánh giá tài sản cố định : Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định . Tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. *Đánh giá theo nguyên giá: Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng mua sắm tài sản cố định kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. -Các trường hợp xác định nguyên giá: +Đối với tài sản cố định hữu hình tuỳ thuộc vào nguồn hình thành khác nhau, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định như sau: Tài sản cố định hữu hình mua sắm kể cả tài sản cố định mới và đã sử dụng gồm: giá mua trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng,như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử ( nếu có) thuê chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Tài sản cố định mua chậm trả: Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá tài sản cố định đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản trả chênh lệch giữa giá mua trả ngay và giá mua trả chậm được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng mới hoặc tự chế: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của tài sản tự xây hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt chạy,thử.Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành tài sản cố định thì nguyên giá tài sản cố định là chi phí sản xuất đó cộng với chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong trường hợp trên, mỗi khoản lỗ ( lãi) nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản cố định đó. Các chi phí không hợp lý như : nguyên vật liêu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình nhận của các đơn vị khác góp vốnliên doanh: Nguyên giá là giá trị thoả thuận của các bên tham gia liên doanh, cộng với các chi phí trước khi sử dụng (nếu có). Tài sản cố định được cấp: Nguyên giá là giá trị ghi trong “biên bản bàn giao tài sản cố định” của đơn vị cấp và các chi phí lắp đặt, chạy thử( nếu có). Tài sản cố định được biếu tặng: Nguyên giá là giá trị tính toán trên cơ sở thị trường của các tài sản cố định tương ứng. Tài sản cố định hữư hình do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu: Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp là các lệ phí trước bạ ( nếu có). +Đối với tài sản cố định vô hình: Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra. Chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có), san lấp mặt bằng…(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựmg các công trình trên đất). Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ không hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định. Chi phí thành lập doanh nghiệp: Là chi phí thực tế có liên quan tới viêc chuẩn bị cho việc khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp cuả mỗi người và được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp bao gồm: chi phí công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án… Chi phí nghiên cứu phát triển: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu thăm dò, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn…nhằm đem lại lợi ích đầu tư lâu dài cho doanh nghiệp. Chi phí về bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu( bao gồm cả sản xuất thử nghiệm, chi cho công tác nghiệm thu của nhà nước) được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế, quyền tác giả, hoặc các chi phí để thành lập doanh nghiệp…Các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí lợi thế kinh doanh: là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm. Chênh lệch = Gía - Gía trị của các tài sản Phải trả thêm mua theo đánh giá thực tế Chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định là cơ sở để tính toán khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá của từng đối tượng tài sản cố định trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xây dựng một lần khi tăng tài sản cố định và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của tài sản cố định trong doanh nghiệp.Trừ các trường hợp sau: đánh giá lại tài sản cố định, xây dựng trang bị thêm tài sản cố định; cải tạo nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định, tháo dỡ các bộ phận làm giảm nguyên giá tài sản cố định. *Đánh giá theo giá trị còn lại của tài sản cố định: Gía trị còn lại của tài sản cố định( còn lại là giá trị kế toán) của tài sản cố định giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế. Gía trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế Trường hợp nguyên giá tài sản cố định được đánh giá lại thì giá trị còn lại của tài sản cố định cũng được xác định lại. Thông thường giá trị còn lại của tài sản cố đínhau khi đánh giá lại thì được điều chỉnh theo công thức: Gía trị còn lại Gía trị còn lại Tỷ lệ đánh của TSCĐ sau khi = TSCĐ Trước khi x giá lại đánh giá lại đánh giá lại Tỷ lệ Nguyên giá mới đánh giá = x 100% lại Nguyên giá cũ Ngoài phương pháp chuẩn mực nói trên, còn có phương pháp thay thế khác được chấp nhận :Gía trị còn lại = giá trị đích thực - khấu hao luỹ kế Việc đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị còn lại phản ánh số vốn đầu tư về tài sản cố định hiện có, đó là cơ sở để xem xét mức độ hao mòn của tài sản cố định, nguyên giá của tài sản cố định hiện có cuả doanh nghiệp phải tương đương với nguồn hình thành lên nó. *Đánh giá theo giá trị hao mòn của tài sản cố định: Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vao hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tái sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định. Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh trong tài sản cố định đã trích đến thời điểm xác định. Gía trị hao mòn phản ánh nguồn vốn đầu tư coi như đã thu hồi trong tài sản cố định ở một thời điểm nhất định. 2.Công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định 2.1.Quản lý . Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hiện đại háo và tăng nhanh chóng về số lượng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao đọng và chất lượng sản phẩm. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý tài sản cố định những yêu cầu ngày càng cao. Do đặc điểm của tài sản cố định, cần phải quản lý chặt chẽ tài sản cố định cả về mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật: Cần phải kiêm tra chặt chẽ việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh, trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Đồng thời phải tính toán được giá trị hao mòn của tài sản cố định để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. 2.2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định. 2.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định. Hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp phải đảm bảo được các nhiệm vụ sau: -Ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá tráotcđ hiện có,tình hình tăng , giảm và hiện trạng của tài sản cố định trong phạm vi toàn đơn vị, cũng thư tại từng bộ phận sử dụng tài sản cố định, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định và kế hoạch đầu tư mới tài sản cố định trong đơn vị. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị đôỉ mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt nhằm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán tài sản cố định theo chế độ quy định. Tham gia kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo yêu cầu bảo toàn vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản sử dụng tài sản cố định tại đơn vị. 2.2.2.Tổ chức chứng từ kế toán tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định cũng như kế toán bất kỳ một nghiệp vụ phát sinh nào cũng phải dựa trên cơ sở chứng từ gốc để ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán.Vì vậy pải tổ chức chứng từ kế toán để đảm bảo chứng từ được hợp pháp, hợp lệ khi hình thành.Đồng thời chứng từ giúp các nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát các biến động của tài sản. Để hạch toán tài sản cố định ta cần 2 loại chứng từ chủ yếu: 2.2.2.1..Chứng từ mệnh lệnh: Bao gồm các quyết định đầu tư, các quyết định điều động tài sản, các quyết định về thanh lý hoặc bán tài sản, quyết định về đánh giá hoặc kiểm kê tài sản. 2.2.2.2.Chứng từ thực hiện: Biên bản giao nhận (mẫu số 01-tài sản cố định) Biên bản giao nhận tài sản cố định được dùng làm thủ tục giao nhận tài sản cố định giữa các đơn vị kinh tế và kế toán ghi sổ, thẻ tài sản cố định và các sổ kế toán co liên quan.Mục đích sử dụng mẫu sổ này là nhằm xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên phát, được biếu tặng…đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh (khong dùng biểu mẫu này trong trường hợp nhượng bán thanh lý hoặc tài sản cố định thừa thiếu do kiểm kê). Biên bản được lập theo từng đối tượng tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định cùng loại, cùng giá trị và được giao nhận cùng một lúc do cùng một đơn vị giao thì có thể lập chung một biên bản giao nhận sau đó chuyển cho phòng kế toán.Kế toán biên nhận căn cứ biên bản này và các chứng từ kàm theo để lập thẻ tài sản cố định và tiến hành nhập tài sản cố định. Còn kế toán bên giao căn cứ biên bản này ghi vào thẻ và hạch toán giảm tài sản cố định. Biên bản này được lập thành hai bản,hai bên ký nhận, mỗi bên giữ một bản. Thẻ tài sản cố định (mẫu số 02-TSCĐ) Dùng để ghi chép kịp thời và đầy đủ chi tiết từng tài sản cố định của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định do kế toán tài sản cố định lập, kế toán trưởng ký xác nhận, thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định này dùng cho mọi tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc…Căn cứ để lập thẻ là: Biên bản giao nhận, biên bản đánh giá tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu số 03-TSCĐ) Dùng làm thủ tục thanh lý tài sản cố định hư hỏng từng phần hay toàn bộ và làm căn cứ ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán. Khi có quyết định về vệc thanh lý tài sản cố định đơn vị phải thành lập ban thanh lý tài sản cố định gồm:đại diện kỹ thuật, đại diện kế toán tài vụ, bộ phận sử dụng tài sản cố định.Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ kế toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi để ghi vào biên bản. Biên bản thanh lý phải do ban thanh lý tài sản cố định lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Sau đó ban thanh lý đưa một bản cho đơn vị đã sử dụng tài sản cố định, một bản lưu lại phòng kế toán. Biên bản Giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành ( Mẫu số 04-TSCĐ). Dùng để xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có tài sản sửa chữa và bên thực hiên sửa chữa. Đồng thời là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa tài sản cố định. Khi có tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành phải tiến hành lập biên bản giao nhận gồm đại dien bên thực hiện sửa chữa và đại diện bên có tài sản cố định sửa chữa.Biên bản này lập thành 2 bản, hai bên giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản.Sau đó chuyển cho phòng kế toán trưởng của đơn vị chính mình ký duyệt và lưu lại tại phòng kế toán. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ( Mẫu số 05-TSCĐ) Được dùng vào việc xác nhận đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ ghi lại sổ kế toán và các tài liệu liên quan số chênh lệch ( tăng, giảm) tài sản cố định do đánh giá lại. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vi phải thành lập hội đồng đánh giá tài sản cố định. Sau khi đánh giá xong hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên bao biên bản đánh giá lại tài sản cố định.Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được lập làm 2 bản, 1 lưu ở phòng kế toán và 1 lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của tài sản cố định. 2.2.3. Hạch toán chi tiết tài sản cố định 2.2.3.1Đánh số tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp là các tài sản lớn cần được quản lý đơn chiếc.Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi sổ theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đối tượng ghi tài sản cố định.Mỗi đối tượng ghi tài sản cố định phải có số liệu riêng.Việc đánh số tài sản cố định là do các doanh nghiệp quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng phải đảm bảo tính thuận tiện trong việc nhận biết tài sản cố định theo nhóm, theo loại và tuyệt đối không trùng lặp. 2.2.3.2 Tổ chức hạch toán chi tiết +Kế toán chi tiết tài sản cố định Kế toán chi tiết tài sản cố định sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu tài sản cố định,tình hình phân bổ tài sản cố định theo địa điểm sử dụng, số lượng và tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, tình hình huy động và sử dụng tài sản cố định cũng như tình hình bảo quản trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định.Các chỉ tiêu quan trọng đó là căn cứ để cho doanh nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng tài sản cố định, phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản tài sản cố định. Kế toán chi tiết tài sản cố định được thực hiện theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối tượng ghi tài sản cố định là từng hiện vật kết cấu hoàn chỉnh với tất cả các vật gá lắp và phụ tùng kèm theo hoặc từng vật cụ thể riêng biệt, về mặt kết cấu dùng để thực hiện những chức năng độc lập nhất định, hoặc từng tổ hợp bao gồm nhiều kết cấu hợp thành cùng thực hiện một chức năng nhất định. Để theo dõi chi tiết tài sản cố định, kế toán phải làm tốt các công tác như: Đánh số tài sản cố định (theo từng đối tượng ghi tài sản cố định); kế toán chi tiết ở đơn vị hay bộ phận sử dụng thì kế toán phải mở sổ đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để tránh thất lạc.Thẻ chi tiết tài sản cố định do kế toán tài sản cố định lập và ký xác nhận đồng thời được lưu lại ở phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. +Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định: Để hạch toán tài sản cố định hữu hình, kế toán tài sản cố định cần phải tôn trọng một số quy tắc sau: Tài sản cố định hữu hình là tư liệu lao động có hình thái vật chất, có đủ điều kiện , tiêu chuẩn của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành (trừ trường hợp có một số quy định riêng đối với một số tài sản đặc thù).Tài sản cố định hữu hình được phản ánh trong tài khoản tài sản cố định theo nguyên giá.Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá cuả từng tài sản cố định tuỳ thuộc vào nguồn hình thành mà xác định nguyên giá tài sản cố định. Mọ._.i trường hợp tăng(giảm) tài sản cố định hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận tài sản cố định và phải thực hiện đúng thủ tục quy định, kế ttoán phải có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định về mặt kế toán. tài sản cố định hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi tài sản cố định, từng loại tài sản cố định và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý tài sản cố định. Đối với tài sản cố định vô hình khi hạch toán cần tôn trọng một số quy tắc sau: Nguyên giá tài sản cố định vô hình là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp, chuẩn bị sản xuất, về công tác nghiên cứu phát triển…số chi trả về các quyền đặc nhượng, bằng phát minh sáng chế. Toàn bộ chi phí thực tế liên quan đến tài sản cố định vô hình trong quá trình hình thành, trước hết được tập hợp vào tài sản xây dựng cơ bản dở dang. Khi kết thúc quá trình đầu tư phát triển xác định tổng chi phí đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng loại tài sản cố định vô hình), ghi tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình vào bên nợ tài khoản. Tài sản cố định vô hình .Trong quá trính sử dụng phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vô hình theo mức độ hao mòn của tài sản cố định vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh Tài sản cố định được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi trong sổ tài sản cố định. Tại nơi sử dụng bảo quản: Tại nơi sử dụng bảo quản tài sản cố định ( các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ “tài sản cố định theo đơn vị sử dụng”để theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong phạm vi quản lý. Tại bộ phận kế toán: Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng thẻ “tài sản cố định” và sổ tài sản cố định toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn của tài sản cố định. Thẻ tài sản cố định: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định. Sổ tài sản cố định: Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm và tình hình hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Mỗi loại tài sản cố định có thể được dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ. 2.2.3.3.Tổ chức hạch toán tổng hợp tài sản cố định. 2.2.3.3.1 Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình, vô hình. a.Tài khoản sử dụng: +Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình . Tài khoản này dùng để phản ánh gía trị hiện có và tình hình tăng giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 211-tài sản cố định hữu hình. Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng do dược cấp phát, do hoàn thành xây dựng cơ bản bàn giao, do mua sắm… Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do xây lắp trang bị thêm… Bên có: Nguyên giá tài sản cố định giảm do nhượng bán thanh lý, do góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định… Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định. Số dư bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định hiện có ở doanh nghiệp. TK 211 gồm 7 TK cấp 2 sau: TK2111-Đất bỏ hoang TK2112 -Nhà cửa, vật kiến trúc. TK2113-Máy móc thiết bị. TK2114 Phương tiện vận tải truyền dẫn. TK2115- Thiết bị dụng cụ quản lý. TK2116- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. TK2118-tài sản cố định hữu hình khác. +Tài khoản 213-Tài sản cố định vô hình, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 213 như sau; Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng. Bên có: Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm. TK 213 bao gồm 7 TK cấp 2: TK2131- Quyền sử dụng đất có thời hạn. TK2132-Quyền phát hành. TK2133-Bản quyền, bằng sáng chế. TK2134-Nhãn hiệu hàng hoá. TK2135-Phần mềm máy vi tính. TK2136- Giấy phép và giấy nhượng quyền. TK2138- Tài sản cố định vô hình khác. b.Tình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu sau: Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số trường hợp tăng, giảm tài sản cố định chủ yếu. -Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình. . Các trường hợp tăng chủ yếu: .Tài sản cố định tăng do mua sắm. .Tài sản cố định tăng do được cấp, được chuyển từ đơn vị khác, nhận góp vốn liên doanh .Tài sản cố định tăng do nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định. .Tài sản cố định tăng do được biếu tặng. .Tài sản cố định tăng do doanh nghiệp mua lại tài sản cố định thuê tài chính. -Trường hợp giảm do nhượng bán: Tài sản cố định nhượng bán là những tài sản cố định mà doanh nghiệp không cần dung đến, hoặc xét thấy việc sử dụng không đem lại hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định, doanh nghiệp cũng phải thành lập hội đồng để xác định giá bán tài sản cố định, tổ chức việc nhượng bán tài sản cố định theo quy định hiện hành. Căn cứ vào những chứng từ liên quan kế toán ghi giảm nguyên giá tài sản cố định, ghi nhận giá trị còn lại như một khoản chi phí khác. -Trường hợp kế toán thanh lý tài sản cố định hữu hình, vô hình. Tài sản cố định thanh lý, nhượng bán là các tài sản cố định đã khấu hao hết hoặc không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định đã lạc hậu về kỹ thuật sử dụng, không hiệu quả, không đạt yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. -Trường hợp góp vốn tham gia liên doanh bằng tài sản cố định hữu hình. Hoạt động góp vốn liên doanh với các đơn vị khác được coi là một hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính-đoanh nghiệp sử dụng số vốn tạm thời không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính để đầu tư kiếm lời. Các đơn vị có thể góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền, vật tư , tài sản cố định… Trường hợp kế toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng mất giá của đồng tiền (lạm phát)là hiện tượng phổ biến.Do vậy, tiêu chuẩn về giá trị của tài sản cố định có thể trở nên không phù hợp, dòi hỏi phải được thay đổi. Khi có quyết định nhà nước thay đổi tiêu chuẩn tài sản cố định ( cả tiêu chuẩn thời hạn sử dụng và tiêu chuẩn giá trị ,chủ yếu là tiêu chuẩn giá trị). Đơn vị phải tiến hành soát xét toàn bộ tài sản cố định hiện có để xác định những tài sản cố định chuyển thành công cụ dụng cụ, căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ. Trình tự kế toán tăng giảm tài sản cố định được minh hoạ bằng sơ đồ 1.1 2.2.3.3.2.Hạch toán đi thuê và cho thuê tài sản cố định. Theo chế độ kế toán Việt Nam thì chia làm hai loại: Thuê tài chính và thuê hoạt động. Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định thuê tài chính . Kế toán sử dụng TK212-Thuê tài chính. .Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: Các nghiệp vụ chủ yếu của nghiệp vụ tài sản cố định thuê tài chính được thể hiện trên sơ đồ 1.2 Kế toán tăng giảm tài sản cố định thuê hoạt động được phản ánh trên TK001- Tài sản thuê ngoài. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả các tài sản mà đơn vị thuê của đơn vị khác. Sơ đồ1.1 kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình và vô hình. TK111,112 TK411 TK228,212 TK412 TK153 TK338 1a 2a 2a TK241(2) TK133(2) 4a TK333(3) 6a 5a TK128,222 7a 8a 9a 10a 11a 1a TK111,112 TK214 TK811 TK111,112 2b TK711 TK333(3) TK111,112,,331 3b TK412 TK128,222 TK138(1) TK153 TK627,641 TK136(1) 4b 5b 6b 7b 8b TK214 TK142 9b 10b Trong trường hợp ảnh hưởng đến nguồn vốn thì kế toán đồng thời phải điều chỉnh nguồn vốn. TK411 TK414,441 TK431(2) TK431(3) (I) (II) (III) Trong đó: (1a):Mua trực tiếp theo phương pháp khấu trừ (2a): Mua theo phương pháp khấu trừ (3a):Tập hợp chi phí (4a):TSCĐ sản xuất hoàn thành ,bàn giao. (5a): TSCĐ nhập khẩu (6a):Nhận vốn góp liên doanh, được cấp (7a):Nhận lại TSCĐ đem góp vốn liên doanh (8a): Nhận lại TSCĐ cho thuê dài hạn, chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ tự có (9a):Đánh giá lại TSCĐ tăng (10a):Chuyển CCDC thànhTSCĐ (11a): Phát hiện thừa khi kiểm kê (1b): Thanh lý nhượng bán TSCĐ (2b):Chi phí thanh lý nhượng bán (3b):Thu nhập từ thanh lý nhượng bán (4b):Đánh giá lại TSCĐ giảm (5b):Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ (6b):TSCĐ thiếu khi kiểm kê (7b):Chuyển TSCĐ thành CCDC (còn mới nguyên) (8b):Phân bổ 1 lần (9b):Phân bổ nhiều lần (10b): Cấp TSCĐ cho đơn vị phụ thuộc (I):Mua sắm, xây dựng TSCĐ bằng nguồn vốn XSCB hoặc quỹ đầu tư phát triển (II): Mua TSCĐ bằng quỹ khen thưởng phúc lợi để dùng mục đích kinh doanh (III): Mua TSCĐ bằng qũy phúc lợi dùng cho mục đích phúc lợi. Sơ đồ1.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ thuê tài chính. TK111,112,331 Số chi phí liên quan trực tiếp tới PS khi nhận TSCĐ thuê tài chính Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính Trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính TK2141 nếu mua lại TSCĐ thuê tài chính TK342 TK212 TK2142 TK627,641,642 TK315 Khi nhận khi Số nợ nhận gốc HĐ phải trả TK211 và thanh toán TK635 nếu mua lại TSCĐ thuê tài chính TK133 Số tiền trả thêm khi mua lại TSCĐ thuê tài chính Trình tự kế toán tăng,giảm tài sản cố định thuê hoạt động được thể hiện trên sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.3 Hạch toán tài sản cố định thuê hoạt động TK001 Khi nhận TSCĐ đi thuê Khi trả TSCĐ đi thuê TK2142,242 TK627,641,642 TK111,112,331 Nếu trả trước tiền thuê Phân bổ vào chi phí TK133 SXKD Tiền thuê TSCĐ phải trả TK133 Tổng số tiền phải thanh toán Thuế GTGT được khấu trừ 2.2.3.3.3.Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định Trong quá trình sử dung, tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau.Để đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thườngtrong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định khi bị hư hỏng. Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của tài sản cố định rất khác nhau nên tính chất và quy mô công việc sửa chữa cũng rất khác nhau. Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa tài sản cố định thì công việc sửa chữa tài sản cố định chia làm 2 loại. -Sửa chữa thường xuyên: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thường.Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sưả chữa phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán. -Sửa chữa lớn:Là hoạt động sửa chữa khi tài sản cố định bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cho tài sản cố định duy trì được năng lực hoạt động bình thường.Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa lớn phát sinh nhiều do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn. Nếu xét theo phương thức tiến hành sửa chữa tài sản cố định thì doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa tài sản cố định theo hai phương thức: -Sửa chữa tài sản cố định theo phương thức tự làm:Theo phương thức này, doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định như: Chi phí nguyên vật liêu, chi phí nhân công, phụ tùng…Công việc sửa chữa tài sản cố định có thể do bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định,hay bộ phận phụ của doanh nghiệp thực hiện. Sửa chữa tài sản cố định theo phương thức thuê ngoài: Theo phương thức này doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấu thầu và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu. Hợp đồng phải quy định rõ gía giao thầu sửa chữa tài sản cố định, thời gian giao nhận tài sản cố định, nội dung công việc sửa chữa…Hợp đồng giao thầu sửa chữa tài sản cố định là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa tài sản cố định. Để phản ánh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán sử dụng TK2413-Sửa chữa lớn tài sản cố định Kết cấu của TK2413- Sửa chữa lớn tài sản cố định. Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí và chi phí quyết toán sửa chữa lớn tài sản cố định của doanh nghiệp. Bên nợ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh. Bên có: Phản ánh giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán. Dư bên nợ: phản ánh chi phí sửa chữa lớn dở dang trình tự kế toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định được thể hiện trên sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4 Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định (1) TK2413 TK335 TK334,338,152,153 TK627,641,642 TK331,111,112 (2) (3) TK133 (4) (5) (6) (10) (9) (8) (7) TK711 TK242 Trong đó: (1):Sửa chữa nhỏ ,thường xuyên ,tự làm (2): Đơn vị tự làm (3): Thuê ngoài sửa chữa (4): Kết chuyển giá thành sửa chữa theo kế hoạch (5):Thu hồi (6): Kết chuyển giá thành sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (7); Trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch (8): Trích bổ sung (9):Phân bổ chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (10):Thuê ngoài sửa chữa nhỏ, thường xuyên 2.2.3.3.4.Hạch toán kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bảnđối với DN và đơn vị HCSN có thu a.Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản có các nhiệm vụ sau: Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nguồn vốn hình thành( bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn chủ sở hữu, vốn vay…)tình hình chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, tình hình sử dụng và thanh toán vốn đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, từng thứ tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng mang lại. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định mức các chính sách quản lý tài chính về đầu tư xây dựng của nhà nước và của doanh nghiệp; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tính chấp hành kỷ luật thanh toán, chấp hành dự toán. Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan chức năng của nhà nước. b. Nội dung công tác kế toán của đơn vị chủ đầu tư nói chung và kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp nói riêng gồm: Kế toán nguồn vốn đầu tư. Kế toán sử dụng vốn đầu tư mà trọng tâm là kế toán chi phí thực hiên đầu tư. Lập báo cáo tài chính và báo các quyết toán vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có thành lập ban quản lý dự án và có tổ chức công tác đầu tư xây dựng cơ bản riêng hay không; đồng thời tuỳ thuộc vào tình hình đầu tư doanh nghiệp lựa chọn, mà nội dung cụ thể của kế toán đầu tư c. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Việc phân chia chi phí đầu tư xây dựng thành các nội dung chi phí trên đây là tuân thủ quy định trong quy chế đầu tư và xây dựng hiện hành,đơn vị chủ đầu tư la doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết chi phí đầu tư xây dựng theo nộ dung chi phí cần quản lý. Chi phí đầu tư xây dựng không bao gồm thuế GTGT đầu vào có chi phí đầu tư xây dựng tao ra tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá, dìch vụ thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm cả thủ tục GTGT đầu vào nếu đầu tư xây dựng tao ra tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi và sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Để phản ánh chi phí đầu tư XDCB phát sinh và kết chuyển chi phí vào giá thành công trình, kế toán sử dung TK 241-Chi phí đầu tư xây dựng. Kết câú cơ bản của tài khoản này như sau: Bên nợ: Chi phí đầu tư xây dựng dự án thực tế phát sinh(kể cả các khoản thiệt hại ( nếu có) Bên có: Kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt. Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng. Dư nợ: Chi phí đầu tư xây dựng dự án dở dang. Gía thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành dưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán. d.Hạch toán nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị hành chính sự nghiệp + Tài khoản sử dụng: Để theo dõi nguồn hình thành và tình hình sử dụng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản , kế toán sử dụng tài khoản 441-Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên nợ phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Dư có: Nguồn kinh phí Đầu tư xây dựng cơ bản hiện còn. + Phương pháp hạch toán; Phản ánh số kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách hoặc cấp trên cấp (kể cả trường hợp nhận vật tư , thiết bị viện trợ được ghi thu, ghi chi qua Ngân sách) Nợ TK liên quan (TK111,112,152) Có TK 441-Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. Bổ sung nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ quỹ cơ quan, từ chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý , nhượng bán TSCĐ Nợ TK 431(4312) bổ sung từ quỹ phúc lợi Nợ TK531 –Bổ sung từ kết quả nhượng bán, thanh lý TSCĐ Có TK 441-Ghi tăng nguồn kinh phí đấu tư XDCB Kết chuyển nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản khi côn gtác đầu tư xây dựng cơ bản , mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao. Nợ TK 441-Ghi giảm nguồn vốn Có TK 411-Ghi tăng vốn kinh doanh Có TK –Ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nộp lai kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân sách hoặc cấp trên (nếu không dùng hết) Nợ TK 441-Số kinh phí trả lại Ngân sách hoặc cấp trên Có TK 111,112… Sơ đồ : Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản TK411 TK441 TK111,112,211,331… TK111,112 TK414,421,431 TK111,156 TK411 TK411 (4) (5) (6) (1) (2) (3) TK411 TK441 TK111,112,211,331… TK111,112 TK414,421,431 TK111,156 TK411 TK411 (4) (5) (6) (1) (2) (3) Trong đó: (1):Nhận vốn đầu tư XDCB (2):Bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB (3):Tiền hàng việ trợ bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB (4):Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh (5): Trả vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cấp trên (6)Trả vốn liên doanh , vốn cổ phần Sơ đồ hạch toán nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với đơn vị HCSN TK241 TK411,466 TK 111,112 (1) (1) (2) (3) (8) (7) (6) (4) (5) TK441 TK111,112,152,1556,211,213 TK421 TK531 TK431 (1 ):Nộp lại ngân sách số kinh phí đầu tư XDCB nhưng không sử dụng hết (2): Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt đã được duyệt y (3):Kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguònn kinh phí XDCB để mua sắm , xây dựng TSCĐ (4): Nhận cấp phát , nhận viện trợ , biếu tặng , bổ sung nguồnkinh phí đầu tư XDCB (5): Số kinh phí đầu tư XDCB được cấp trên cấp hay cấp dưới nộp (6):Bổ sung nguồn kinh phí đầu tư XDCB từ quỹ cơ quan (7):Bổ sung từ chênh lệch ,thanh lý , nhượng bán TSCĐ (8): Bổ sung từ chênh lệch thu chi chưa xử lý. 2.3.Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ 2.3.1.Hao mòn và khấu hao TSCĐ. 2.3.1.1. Khái niệm hao mòn: Hao mòn là sự giảm sút về giá trị và giá trị TSCĐ do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp và do các nguyên nhân khác. Tài sản cố định bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng cảu tài sản cố định do các tài sản cố định đã tham gia vào hoạt động sản xuât kinh doanh và do các nguyên nhân tự nhiên. Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định do nguyên nhân khoa học kỹ thuật gây ra. 2.3.1.2.Khái niêm khấu hao TSCĐ. Về kinh tế: khấu hao phản ánh giá trị thực của tài sản cố định làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Về mặt tài chính: khấu hao là một bộ phận giúp cho doanh nghiệp thu lại bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định. Về mặt thuế khóa: khấu hao là bộ phận các chi phí hợp lý được trừ vào lợi nhuận, được trừ vào lợi tức chịu thuế. Về măt kế toán: khấu hao là việc ghi nhận giảm giá trị của tài sản cố định. Về bản chất khấu hao tài sản cố định là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.1.3.Mối quan hệ giữa hao mòn và khấu hao: Ta thấy nên coi khấu hao là một tính toán xác định mức độ hao mòn của tài sản cố định và phân bổ nó vào chi phí sản suất kinh doanh thì việc này cũng có nghĩa là hao mòn tài sản cố định bao nhiêu thì khấu hao tài sản cố định bấy nhiêu.Nhưng tài sản cố định bị cả hao mòn hữu hình và vô hình, do đó vấn đề xác định chính xác lượng hao mòn thực rế của tài sản cố định đặt ra là vấn đề khó giải quyết. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định, còn khấu hao là biện pháp chủ quan, vì nó phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp cũng như người quản lý. Tuy nhiên do chi phí khấu hao tài sản cố định là một chi phí hợp lệ, hợp lý của chi phí sản xuất kinh doanh cho nên chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến thuế phải nộp với Nhà nước. -Xác định thời gian hữu ích của tài sản cố định. Khi xác định thời gian hữu ích của tài sản cố định cần xem xét các nhân tố sau: .Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó . Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản: số ca làm việc, sửa chữa bảo dưỡng… . Hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng tài sản. . Các giới hạn pháp lý của việc năm giữ sử dụng tài sản. Đối với các tài sản cố định tăng, giảm trong kỳ, việc tính khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, tức là: Nếu có tài sản cố định tăng thì việc trích khấu hao phải được thực hiện từ tháng tiếp theo.Tương tự, nếu trong tháng có tài sản cố định thôi trích khấu hao thì việc thôi trích khấu hao sẽ được thực hiên từ tháng tiếp theo. 2.3.2.Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. Tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau.Lựa chon phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý đối với doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao được lựa chon phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn nhanh đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Theo quy định của nhà nước hiện nay và theo chuẩn mực kế toán các doanh nghiệp có thể tiến hành theo 1 trong 3 phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng( khấu hai theo thời gian sử dụng-phương pháp tuyến tính) Phương pháp khấu hao theo sản lượng Phương pháp khấu hao nhanh. 2.3.2.1.Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng: Theo phương pháp này, mức tính khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định được tính như sau; Gía trị phải khấu hao Mức trích khấu hao = hàng năm của TSCĐ Số năm sử dụng Hoặc Mức khấu hao = Gía trị phải tỷ lệ năm của TSCĐ khấu hao x khấu hao năm Nếu đơn vị thực hiện khấu hao theo từng tháng thì: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ Mức khấu hao tháng = của TSCĐ 12 tháng Sau khi tính đựoc mức khấu hao cuả từng tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác định mức tríh khấu hao của từng bộ phận sử dụng tài sản cố định và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Để công việc tính khấu hao tài sản cố định được đơngiản, khấu hao tài sản cố định của một tháng bất kỳ được tính dựa trên cơ sở mức trích khấu hao tài sản cố định tháng trước và mức khấu hao tăng giảm trong tháng theo công thức: Số khấu hao Số khâú hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = đã trích + Tăng của TSCĐ _ TSCĐ Giảm tháng này tháng trước trong tháng trong tháng Việc tính khấu hao phải đảm bảo nguyên tắc:Tròn tháng. Những tài sản cố định tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao Những tài sản cố định giảm trong tháng này thì tháng sau thôi tính khấu hao Phương pháp tính khấu hao này có tác dụng:Do cố định mức khấu hao theo thời gian nên thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động,tăng sản lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là : Việc thu hoòi vốn chậm,không theo kịp mức hao mòn thực tế nhất là hao mòn vô hình. Cũng vì vậy mà doanh nghiệp không có đủ điều kiện để trang bị tài sản cố định mới. 2.2.3.2.Phương pháp tính khấu hao theo sản lượng Phương pháp này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức: Mức khấu hao Sản lượng Mức khấu hao phải trích = hoàn thành x bình quân trên trong tháng trong tháng 1 đơn vị sản phẩm Nguyên giá của tài sản cố định Mức khấu hao ( tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng) bình quân trên 1 = đơn vị sản phẩm Sản lượng tính theo công suất thiết kế Khấu hao tính theo sản lượng được vận dụng thích hợp đối với những tài sản là phương tiện vận tải (ô tô trong doanh nghiệp vận tải hoặc là máy móc thiết bị trong các công ty xây dựng cơ bản).Theo phương pháp này DN muốn thu hồi vốn nhanh và khắc phục được hao mòn vô hình thì đòi hỏi phải tăng ca tăng kíp. 2.2.3.3.Phương pháp khấu hao nhanh: Hiện nay nhà nước có cho phép các doanh nghiệp tiến hành phương pháp khấu hao nhanh . Theo phương pháp này thì khi tài sản cố định còn mới sản xuất ra nhiều sản phẩm thì mức khấu hao còn cao hơn. Càng vè sau công suất cảu tài sản cố định bị giảm dần,do đó số khấu hao cũng giảm dần.Phương pháp này thu hồi được vốn nhanh đồng thời khắc phục được hao mòn vô hình. 2.2.3.3.1..Phương pháp khấu hao giảm dần ( theo số dư giảm dần) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có nghĩa là:khấu hao theo giá trị còn lại của tài sản cố định. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp số dư giảm dần có điều chỉnh thoả mãn các điều kiện sau: Là tài sản cố định đầu tư mới Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lừơng thí nghiệm theo phương pháp này thì tỷ lệ khấu hao gấp hai lần tỷ lệ khấu hao bình quân trên giá trị còn lại của tài sản cố định. Tính theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần thì mức khấu hao bình quân năm là: Mức khấu hao = 2 x Gía trị còn lại của TSCĐ bình quân năm Số năm tính khấu hao Hoặc có thể tính: Mức khấu hao = 2 x Khấu hao x giá trị còn lại bình quân năm bình quân năm Của TSCĐ Xác định mức khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức sau; Mức trích khấu hao giá trị còn lại tỷ lệ hàng năm của = của tài sản x khấu hao tài sản cố định cố định nhanh. Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức: Tỷ lệ Tỷ lệ khấu hao Hệ số khấu hao nhanh = TSCĐ theo phương x điều (%) pháp đường thẳng chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao 1 TSCĐ theo phương = x 100 pháp đường thẳng thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụgn của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định (t) Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t<=4 năm) 1.5 Trên 4 năm đến 6 năm(4 năm<t <= 6 năm) 2 Trên 6 năm 2,5 Những năm cuối , khi mứ khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần ( hoặc thấp hơn)mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng gía trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. 2.2.3.3.2..phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng Tổng số năm sử dụng = n (n +1 ) 2 trong đó : n là số năm sử dụng TSCĐ Mức khấu hao theo (n - k + 1) x nguyên giá TSCĐ tổng số năm sử dụng = (năm thứ k = n-(n-k)) Tổng số năm sử dụng ( với :K <= n) 2.2.3.3.4Phương pháp khấu hao theo số lượng và chất lượng. Theo phương pháp này mức khấu hao tài sản cố định được tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao và giá trị khấu hao của tài sản cố định. Mức trích Gía trị phải tỷ lệ khấu hao = khấu hao còn lại x khấu hàng kỳ của TSCĐ hao Trong đó : Gía trị phải khấu hao còn lại là giá trị phải khấu hao xác định khi tăng tài sản trừ giá trị khấu hao luỹ kế đã trích từ kỳ trước. Tỷ lệ khấu hao trong suốt thời gian sử dụng. Theo quy định của nhà nước thì toàn bộ tài sản cố định sử dụng đều phải khấu hao. Nưng có những tài sản cố định không cần phải tính khấu hao _ Những tài sản cố định khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. -Tài sản cố định không tham gia vào sản xuất kinh doanh như là tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định dùng vào hoạt đọng phúc lợi công cộng. Do những yêu cầu về hạch toán và quản lý đối với khấu hao kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau; Căn cứ vào chế độ quy định của Nhà nước và chế đọ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp để lựa chọn một phương pháp khấu hao thích hợp đối với daonh nghiệp. Chấp hành các quy định về điều hào và sử dụng vốn khấu hao. Tổ chức tính toán và phân bổ số khấu hao tài sản cố định chính xác vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng tài sản cố định. 2.3.3 Tổ chức hạch toán tài sản cố định. Để phản ánh giá trị hao mòn và tính khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng TK214-Hao mòn tài sản cố định . TK 009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản. TK 214 có 3 tài khoản cấp 2; TK 2141-Hao mòn tài sản cố định hữu hình. TK2142- Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính. TK 2143 – Hao mòn tài sản cố định vô hình. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan như TK627,TK641,TK642. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: Định kỳ căn cứ vào bảng tính và phan bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của tài sản cố định. Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6274) Nợ TK 641-Chi phí bán hàng(6414) Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Nợ TK 241- XDCB dở dang. Có TK 214-Hao mòn tài sản cố định. Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.Kế toán ghi đơn Nợ TK 009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Riêng đối với các tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng và hoạt động sự nghiệp, giá trị hao mòn của chúng được phản ánh: Nợ TK4313-Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định. Nợ TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định. Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định. Quan hệ cho vay, cấp vốn khấu hao trong nội bộ : +Khi nộp vốn khấu hao tài sản cố định cho cấp trên theo phương thức ghi giảm vốn, kế toán đơn vị cấp dưới ghi: Nợ TK 411-Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111,112… Đồng thời ghi có TK 009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản. +Khi nhận được vốn cơ bản của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán đơn vị cấp trên ghi: Nợ TK 111,112… Có TK136-Phải thu nội bộ(1361- vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc) +Trường hợp vốn khấu hao được diều chuyển tạm thời, sẽ được hoàn lại (không phải là trả lại vốn) kế toán ghi: Nợ TK136-Phải thu nội bộ (1368) Có TK111,112… Đồng thời ghi có TK 009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản. +Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao tài sản cố định của đơn vị cấp trên để bổ ._.hông còn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Song việc thực hiện thanh lý những tài sản này vẫn chưa được thực hiện.Điều này dẫn đến vốn bị ứ đọng, gât lãng phí. Thứ tư : về sổ sách kế toán: Kế toán không sử dụng nhật ký chứng từ số 7 và số 9 thay vào đod kế toán sử dụng nhật ký chứng từ số 10. Việc sử dụng nhật ký chứng từ số 10 sẽ không chi tiết được đối với TK 241,TK 211 dẫn đến khó khăn trong việc lên sổ hai loại tài khoản này. Thứ năm: Công ty không sử dung TK 213-“TSCĐ vô hình” Tuy bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hện diện của chúng bằng những vật hữu hình như: giấy chứng nhận, hoá đơn hay cá văn bản liên quan. Tất cả những tài sản cố định vô hình này cũng có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng kỳ.Vì vậy việc đánh giá loại tài sản này không chắc chắn sẽ làm giảm lợi ích kinh tế.Nên công tác quản lý tài sản cố định không hiệu quả và chặt chẽ. Thứ sáu: Các nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định phát sinh trong kỳ chưa định khoản chi tiết theo tài khoản cấp hai,như vậy kế toán sẽ gặp khó khăn trong việc xem xét sổ sách vị không biết được tài sản cố định đó là máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải. Thứ bảy :Do công tác tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành của công ty được tiến hành theo từng quý nên khấu hao tài sản cố định được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh cũng được thực hiện theo quý.Đ iều này có thể làm cho tính chính xác của chi phí không caokhông phản ánh đúng đắn kịp thời phần giá trị tài sản cố định dịch chuyển và giá trị sản phẩm mới tạo ra. Thứ tám : Đánh số hiệu tài sản cố định; Công tác kế toán ban đầu còn thiếu sót do kế toán chưa đánh số hiệu tài sản cố định.Điều này sẽ gặp khó khăn cho công tác quản lý tài sản cố định khi muốn xác định nhanh một hoặc một nhóm tài sản cố định bất kỳ.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà công ty đang từng bước tiến tới sử dụng phần mềm trong công tác kế toán thì yêu cầu về việc mã hoá tài sản cố định càng quan trọng. 3.1.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố đinh nói riêng .Muốn vậy các doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, kiểm tra phân tích đánh gía tình hình tài chính của doanh nghiệp,đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.Kế toán là một côngcụ quan trộng để tính toán kiểm tra việc chấp hành, quản lý các hoạt động, tính toán tính kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản cố định, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ đọng tài chính của tổ chức, đơn vị .Chính vì vậy daonh nghiệp phải phấn đấu hoàn thiện công tác kế toán. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội đã tương đối hoàn thiện về côngtác tổ chức bộ máy kế toán tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót.Sau một thời gian thực tập đi sâu vào tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định của công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hăn công tác kế toán tài sản cố định tại công ty. +ý kiến thức nhất: Về công tác phân loại tài sản cố định. Hiện nay công ty đang tiến hành phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng.Theo em để việc quản lý được tốt hơn , nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty nên chăng phânloại tài sản cố định theo một số đặc trưng khác ví dụ như phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật. Theo cách phân loại này tài sản cố định của công ty được chia thành: -Nhà cửa vật kiến trúc -Máy móc thiết bị -Phương tiện vận tải -Thiết bị dụng cụ quản lý -TSCĐ hữu hình khác. Theo cách phân loại này toàn bộ tài sản cố định hữu hình của công ty được chia thành các nhóm tài sản cố định một cách chi tiết cụ thể hơn.Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán chi tiết tài sản cố định. +Hai là: về kế toán chi tiết tài sản cố định: tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội , đối với tài sản cố định xây dựng chưa hoàn thành kế toán đã ghi tăng tài sản cố định và trích khấu hao , trong trường hợp này kế toán đã thực hiện sai quy định về chế độ kế toán. Vì vậy riêng đối với tài sản cố định sửa chữa , XDCB hoàn thành khi bàn giao thì kế toán mới được ghi tăng tài sản cố định. +Ba là: công ty chưa tiến hành mã hoá tài sản cố định bởi vì tài sản cố định của công ty hiện có chưa nhiều .Việc quản lý và theo dõi thủ công chưa gặp khó khăn gì.Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì số lượng tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày một nhiều.Khi đó việc theo dõi tài sản cố định thủ công như hiện nay của công ty sẽ gặp khó khăn.Vì vậy việc mã hoá tài sản cố định để dễ nhận biết và quản lý thông tin là điều rất cần thiết. ví dụ như : Nhóm nhà cửa vật kiến trúc mã 01 Nhóm máy móc thiết bị mã 02 Bốn là:Công ty nên xác định TSCĐ vô hình của mình như :Lợi thế thương mại , uy tín doanh nghiệp , chi phí nghiên cứu , độc quyền nhãn hiệu. Công ty nên sử dụng 2 tài khoản là TK 2413 và TK 213 để việc quản lý tài sản cố định được chi tiết hiệu quả hơn đảm bảo lợi ích kinh tế cho công ty.Đồng thời đánhgiá tần quan trọng và tập trung phát triển loại TSCĐ này. Trường hợp công ty áp dụng TK 213 sẽ hạch toán chi tiết hơn trong vấn đề quản lý,tránh tình trạng giả nhãn hiệu. Mặt khác sử dụng tài khoản này công ty sẽ hạch toán đúng như quy định của pháp luật về chế độ kế toán. Hiện tại ở công ty chưa phát sinh tiền thuê tài sản cố định trả trước .Nhưng trong tương lai việc phát sinh nghiệp vụ này là không tránh khỏi.Như vậy sử dụng TK 3387-“ doanh thu chưa thực hiện” là cần thiết để theo dõi tình hình thu nhập từ đó hạch toán chính xác sẽ phản ánh đúng đắn hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. +Năm là: về hoạt động thanh lý nhượng bán.công ty nên đẩy nhanh việc thanh lý nhượng bán những tài sản cố dịnh không cần dùng để nhanh thu hồi vốn hạn chế việc ứ đọng vốn gây lãng phí và việc sử dụng vốn không có hiệu quả.Kế toán nên có ý kiến vói ban lãnh đạo của công ty quan tâm hơn nữa tới việc thanh lý nhượng bán tài sản cố dịnh không cần dùng . +Sáu là:Về việc tính khấu hao TSCĐ Hiện nay để tính khấu hao TSCĐ ở công ty và các phòng ban , các đơn vị , hàng quý kế toán TSCĐ ở công ty tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn công ty rồi phan bổ cho các đơn vị phụ thuộctuỳ theo nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị đó. Tại các đơn vị này , nhân viên kế toán cũng căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ mà công ty giao để trích khấu hao và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị minh trong kỳ kế toán đó. Công ty vẫn đang áp dụng cách tính khấuhao đối với những TSCĐtăgn ( giảm)trong quý này thì sang quý sau mới tính (hoặc thôi tính ) khấu hao .Theo quyết định như hiện nay thì không sai .Song cách tínhnày sẽ không phản ánh kịp thời , đuúng đắn giá trị phần TSCĐ chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và thường làm cho giá thành sản phẩm giảm tính chính xác.Để khắc phục nhược điểm này , đơn vị có thể tiến hành trích ( hoặc thôi trích)khấu hao đối với những TSCĐ tăng ( giảm) ngay từ những ngày TSCĐ này bắt đầu được đưa vào sử dụng (oặc thôi sử dụng ). Việc tính khấu hao của những TSCĐ này có thể áp dụng theo cách tính (hoặc thôi trích )khấu hao theo số ngày sử dụng . Cụ thể là; Mức Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ Ngày khấu = x sử hao 4 (quý) dụng Ngày Thời gian sử dụng sử = dụng 90(ngày) .Trường hợp những TSCĐ đã hết khấu hao mà vẫn tiếp tục được huy động vào hoạt động SXKD trong một thời gian dài , để đảm bảo tính chính xác cho việc xác định chiphí SXKD , tính giá thành sản phẩm ,công ty nên đánh giá lại TSCĐ và tiếp tục tính khấu hao phần giá trị còn lại của TSCĐ đó.(Tất nhiên việc đánh giá lại này phải đựơc sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền).Phần khấu hao này được bổ sung vào nguồn vốn tự bổ sung của công ty coi như một phần thu nhập của đơn vị. Hiện nay công ty đang tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản , dễ hiểu , mức khấu hao được tính vào giá thành đều đặn,tạo điều kiện ổn định giá thành.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là : không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và giá thành trong các thời kỳ khác nhau. Hơn nữa cách tính này cũng làm chậm quá trình thu hồi vốn đầu tư làm cho TSCĐ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Trước những ưu diểm và hạn chế của phương pháp khấu hao đường thẳng .Công ty nên áp dụng thêm phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể là: Nhà cửa vật kiến trúc: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng Máy móc thiết bị, phương tiện vận tỉa truyền dẫn; Loại TSCĐ này thường gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh,tính năng công suất bị giảm dần trong quá trình sử dụng nên công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Thiết bị công cụ quản lý:Loại TSCĐ này chịu tác động nhiều của hao mòn vô hình, do vậy công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều kiện. Bẩy là:Theo quyết định 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ Là 10 triệu đồng. Vì vậy những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn vì giá trị nhỏ nên chuyển xuống thành công cụ dụng cụ. Khi chuyển xuống,nếu TSCĐ có giá trị nhỏ thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng tài sản. Nếu giá trị còn lại lớn tì hạch toán vào TK 142, 242 Ví dụ : Những tài sản có giá trị nhỏ hơn 10 triệu được chuyển xuống thành công cụ dụng cụ .Công ty nên có danh sách TSCĐ chuyển sang theo dõi như công cụ dụng cụ. Danh sách những TSCĐ chuyển sang theo dõi như CCDC (Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) STT Tên tài sản Nguồn vốn Số trên sổ sách kế toán Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Gía trị còn lại 1 Máy vi tính phòng tổng hợp Tự bổ sung 16.414.000 13.724.000 2.690.000 2 Máy phô tô copy Tự bổ sung 25.350.900 17.745.630 7.605.270 3 Máy điều hoà …………….. Tự bổ sung 19.276.000 15.613.400 3.662.600 +Tám là : Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư xây dựng và mua sắm; Đây là công việc hết sức quan trọng ,nó ảnh hưỏng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản cố dịnh. Chất lượng mua sắm đầu tư tài sản cố dịnh có tốt thì hiệu quả sử dụngTSCĐ mới cao . Khi mua công ty phải xác định việc mua sắm theo đúng nhu cầu thực tế và được tiến hành theo xu hướng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh đống vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao.Đồng thời lựa chọn tài sản cố dịnh phù hợp điều kiện của công ty và trình độ khoa học kỹ thuật. Tăng cường hơn nữa công tác tìm kiếm nguồn đầu tư ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung. tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản cố dịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh: Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động. Việc tổ chức tốt bộ máy công tác kế toán giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động của tài sản cố dịnh từ đó có biện pháp sử dụng tốt nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung cũng như tài sản cố dịnh của doanh nghiệp nói riêng giúp cho công ty hạn chế, khắc phục những yếu kém ,phát huy những mặt tích cực không ngừng nâng cao năng suất lao động , tăng doanh thu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển góp phần làm giàu đất nước. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải tăng năng lực sản xuất tăng chất lượng, không ngừng đổi mới cải tiến sản phẩm…Chính vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến vấn đề có và sử dụng tài sản cố dịnh mà điều quan trọng là tìm các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn , phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của tài sản cố dịnh.Muốn vậy các doanh nghiệp phải có chu trình quản lý tài sản cố dịnh chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố dịnh , chống thất thoát tài sản cố dịnh thông qua công cụ đắc lực là kế toán tài chính.Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh do vậy tài sản cố dịnh của công ty có quy mô giá tri tương đối lớn .Vì vậy một yêu cầu đặt ra là để quản lý tình hình sản xuất kinh doanh cần phải quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản cố dịnh trong công ty thì biện pháp hữu hiệu nhất là công tác tổ chức và hạch toán tài sản cố dịnh. Trong thời gian qua, xung quanh vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố dịnh của công ty đã có rất nhiều ý kiến đóng gópđược đưa ra bàn lụân , nhiều giải pháp được đưa ra nghiên cứu vận dụng và thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại công việc vướng mắc đòi hỏi cần phải tìm ra các phương pháp hữ hiệu để hoàn thiện. Trong thời gian thực tập tại công ty trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được ở trường , qua sách báo , tài liệu tham khảo của công ty cùng vơí sừ giúp đỡ tận tình của thầy giáo :Đào Bá Thụ và sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Em đã mạnh dan đưa ra một số ý kiến về các giải pháp nâng cao công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố dịnh trong những năm tới. Song với lượng kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thức tập chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các cô chú trong công ty. Em xin chận thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo: Đào Bá Thụ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này. Phụ lục Trang Lời nói đầu …………………………………………………… Chương I: Cơ sở lý luận chung của tổ chức hạch toán tài sản cố định với ciệc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 3 1.Tài sản cố định và sự cần thiết phải hạch toán tài sản cố định. 3 1.1.Tài sản cố định và vai trò của tài sản cố định. 3 1.1.1.Khái niêm tài sản cố định. 3 1.1.2 Vai trò của tài sản cố định. 4 1.1.3. Phân loại tài sản cố định. 4 1.1.3.1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiệnkết hợp đặc trưng kỹ thuật và kết cấu tài sản cố định. 5 1.1.3.2.Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu 6 1.1.3.3.Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành 7 1.1.3.4.Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng. 7 1.1.4.Đánh giá tài sản cố định. 7 2.Công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. 10 2.1.Quản lý 10 2.2.Tổ chức hạch toán tài sản cố định. 11 2.2.1.Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán tài sản cố định. 11 2.2.2.Tổ chức chứng từ kế toán tài sản cố định. 11 2.2.2.1.chứng từ mệnh lệnh 12 2.2.2.2. Chứng từ thực hiện 12 2.2.3.Hạch toán chi tiết tài sản cố định. 13 2.2.3.1.Đánh số tài sản cố định. 13 2.2.3.2.Tổ chức hạch toán chi tiết tài sản cố định. 13 2.2.3.3.Tổ chức hạch toán tổng hợp tài sản cố định. 15 2.2.3.3.1.Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình 15. 2.2.3.3.2.Hạch toán đi thuê và cho thuê tài sản cố định 17. 2.2.3.3.3.Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định 21. 2.2.3.3.4.Hạch toán kế toán chi phí đầ tư XDCB 22. 2.3.Hạch toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 25 2.3.1.Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 25 2.3.1.1. Khái niêm hao mòn 25 2.3.1.2.Khái niêm khấu hao tài sản cố định. 25 2.3.1.3.Mối quan hệ giữa hao mòn và khấu hao. 25 2.3.2.Phương pháp tính khấu hao . 26 2.3.2.1.Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. 26 2.3.2.2.Phương pháp khấu hao theo sản lượng. 27 2.3.2.3.Phương pháp khấu hao nhanh. 28 2.3.2.3.1. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần 28 2.3.2.3.2.Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng 30. 2.3.3.4.Phương pháp khấu hao theo số lượng và chất lượng. 30 2.3.3.Tổ chức hạch toán tài sản cố định 31 2.4.Phân tích đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định 34 2.4.1.Chỉ tiêu cơ cấu đầu tư tài sản cố định. 35 2.4.2.Chỉ tiêu về tình hình sử dụng. 35 2.4.3.Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 35 2.5.Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán 36 2.5.1.Ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. 36 2.5.2.Ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. 37 2.5.3.Ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. 38 2.5.4.Ghi sổ theo hình thức sổ cái 39 Chương ii: THựC TRạNG CÔNG TáC Tổ CHứC HạCH TOáN TSCĐ TạI CÔNG TY SảN XUấT XUấT NHậP KHẩU XE ĐạP XE MáY Hà NộI 41 2.1.đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức 41hach toán tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy hà nội 41 2.1.1.quá trình hình thành , phát triển và nhiêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty . 41 2.1.1.1.Giới thiệu vài nét về công ty. 41 2.1.1.2.lịch sử hình thành 41 2.1.2.đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội 44 2.1.3.Chức năng và nhiêm vụ của công ty. 46 2.1.3.1.Chức năng. 46 2.1.3.2.Nhiệm vụ 46 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 47 2.1.4.1.Cơ cấu ban giám đốc 48 2.1.4.2.Cơ cấu các phòng ban. 48 2.1.4.3.Các đơn vị trực thuộc 49 2.1.5.đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 49 2.1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 49 2.1.5.2.Hình thức sổ kế toán áp dụng 50 2.2.tình hình thực tế tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy hà nội. 52 2.2.1.Đặc điểm tài sản cố định của công ty. 52 2.2.2.Phân loại tài sản cố định. 52 2.2.3.Đánh giá tài sản cố định. 53 2.2.4.Hạch toán và tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty 53 2.2.4.1.Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định tài sản cố định tại công ty. 54 2.2.4.2Hạch toán cho thuê tài sản cố định tài sản cố định tại công ty. 72 2.2.4.3.Hạch toán sửa chữa tài sản cố định tại công ty 72 2.3.Tổ chức hạch toán khấu hao tài sản cố định. 77 2.3.1.Đặc điểm chung về công tác khấu hao tài sản cố định tại công ty. 77 23.2.Phương pháp tính khấu hao và phân bổ khấu hao. 77 Chương iii: phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và hạch toán tài sản cố định tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà nội 81 3.1.Đánh giá thực trạng công tác quản lý tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy hà nội. 81 3.1.1.Nhứng ưu nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định. 81 3.1.1.1. Nhứng ưu điểm trong công tác quản lý tài sản cố định. 81 3.1.1.2. Nhứng hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty. 83 3.1.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội 84 kết luận 89  tài liệu tham khảo : Giáo trình : Hạch toán kế toán doanh nghiệp của PGS-TS Nguyễn Văn Công.NXB –Tài chính năm 2004 Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh củaViên Đạihọc Mở Hà nội do nhà giáo Phan Quang Niệm chủ biên .Xuất bản năm 2003 Giáo trình : Phân tích hoạt động khinh doanh của PGS-TS Nguyễn Toàn Thắng . NXB Giáo Dục năm 2003 Giáo trình : Kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp của Viên Đại hoc Mở Hà Nội -Do PTS : Phan Trọng Phức và PGS-TS Nguyễn Văn Công chủ biên –NXB Tài chính năm 1999 Giáo trình : Hệ thống kế toán doanh nghiệp của Nhà xuất bản tài chính năm 2002 Giáo trình: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính của PTS Nguyễn Thị Lời .NXB Tài chính năm 2003. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004 và một số giá trình khác.  NHậN XéT CủA GIáO VIÊN HƯớNG DẫN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….  NHậN XéT CủA CÔNG TY ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Công ty SX- XNK Xe đạp, xe máy Hà Nội cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Địa chỉ 231 Tôn Đức Thắng độc lập- tự do – hạnh phú Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định năm 2004 STT Tên TSCĐ và đơn vị sử dụng Nguyên gia Thời gian Ghi chú Tổng số Nguồn NS Nguồn TBS I Dư ĐK 1/1/2004 5.412.175.612 1.285.513 4.126.755.099 II Tăng trong kỳ 1.099.467.234 1.099.467.234 1 Văn phòng công ty 1.099.467.234 1.099.467.234 2 Sửa chữa nâng cấp CH XM 37.107.000 37.107.000 3 XD xây lắp đặt trạm biến áp 136.105.079 136.105.079 15 Tăng tháng 5/2004 4 XD xưởng sản xuất 269.994.805 269.994.805 20 Tăng tháng 4/2004 5 Mua 7 bộ máy hàn 181.055.160 181.055.160 8 Tăng tháng 9/2004 6 Ô tô FORD 417.018.190 417.018.190 10 Tăng tháng 11/2004 7 Máy dập khủyu 24.187.000 24.187.000 7 Tăng tháng 3/2004 8 Máy tiện vạn năng 34.000.000 34.000.000 8 Tăng tháng 9/2004 Giảm trong kỳ 317.200.000 317.200.000 Ô tô MAZDA 317.200.000 317.200.000 Dư cuối kỳ 31/12/2004 6.194.442.846 1.285.513 4.9.9.022.333  Bảng phân tích cơ cấu tài sản cố định ở công ty sx- xnk xe đạp xe xe máy STT Phân loại TSCĐ Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng(%) Tăng trong năm Giảm trong năm Nguyên giá Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.379.714.324 43.97 406.099.884 2.785.814.208 44.97 406.099.884 1 2 MMTB động lực 620.769.079 11.47 68.427.440 689.196.519 11.13 68.427.440. -0.34 3 MMTB công tác 961.033.606 17.76 181.679.922 1.142.713.528 18.45 181.679.992 0.69 4 Phương tiện vận tải truyền dẫn 942.727.533 17.42 413.718.428 317.200.000 1.039.245.961 16.78 96.518.428 -0.64 5 Dụng cụ quản lý 507.931.070 9.38 29.350.900 537.281.970 8.67 29.350.900 -0.71 Cộng 5.412.175.612 100 1.099.276.574 6.194.252.186 100 782.076.574 Bảng phân tích tình hình trang bị và sử dụng Tài sản cố định ở công ty sx- xnk xe đạp xe máy hà nội STT chỉ tiêu năm 2003 năm 2004 Chênh lệch 1 Nguyên giá TSCĐ 5.412.175.612 6.194.252.186 782.076.574 2 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 0.18 0.09 (0.09) 3 Số lao động 80 78 (1) 4 Mức trang bị TSCĐ(1:3) 67.652.195 79.413.489 11.761.294 5 TSCĐ mới đưa vào sử dụng 1.033.049.375 1.099.276.574 66.227.199 6 Hệ số đổi mới TSCĐ(5:1) 0.19 0.18 (0.01) 7 TSCĐ loại bỏ trong năm 0 317.200.000 317.200 8 Hệ số loại bỏ TSCĐ(7:1) - 0.05 0.05 9 Nguyên giá bình quân TSCĐ 1.353.043.903 1.548.563.047 195.519.144 10 Doanh thu 78.749.700.000 86.952.300.000 8.202.600.000 11 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(10:9) 58.2 56.15 2.05 12 Lợi nhuận 3.997.000.000 4.269.700.000 272.700.000 13 Sức sinh lợi của TSCĐ(12:10) 0.05 0.049 (0.001) Bảng tính và phân bổ khấu hao Quý 4/2004 STT chỉ tiêu tỷ lệ KH % Nơi sử dụng toàn DN TK 627 TK 642 TK 136 Nguyên giá Khấu hao cửa hàng sữa chữa xe máy xe đạp phân xưởng xe đạp Phân xưởng xe máy Phòng vật tư 1 Máy chữ vănphòng 9.6 5.800.000 139.200 2 Ô tô MAZDA 7.3 288.200.000 5.259.650 5.259.650 3 Nhà tầng VI 6.0 117.289.400 1.768.592 1.768.592 4 Ty vi sony34 14.4 23.200.000 862.267 862.267 5 Máy vi tính 3.3 16.414.000 672.500 672.500 6 Nhà 5 tầng-231 3.3 1.425.000.000 11.823.309 9.423.309 7 Nhà 3 tầng NLB 4.0 742.054.338 7.420.545 146.743 6.556.484 599.923 117.395 8 Máy photo 20.0 25.350.900 1.267.545 1.267.545 9 Máy hàn CO2 20.0 40.500.000 2.025.000 2.025.000 10 Nhà 3 tầng TĐT 2.4 1.269.994.805 6.350.224 6.350.224 11 Nhà cửa hàng xe máy 9.9 140.416.340 2.561.101 2.561.101 12 Trạm biến áp công suất 320 KVA 10.0 136.105.079 6.805.254 6.805.254 13 Cộng quý 4 4.230.324.862 46.955.187 2.561.101 34.744.301 6.556.484 599.923 117.395 Sở công nghiệp công ty sx- xnk xe đạp xe máy hà nội Bảng tổng hợp khấu hao cơ bản Bảng tổng hợp khấu hao cơ bản 2003 Năm 2004 STT Tên TSCĐ và đơn vị sử dụng Nguyên giá TSCĐ Thời gian tỷ lệ % Số tiền khấu hao cơ bản Tổng số Nguồn NS Nguồn tự bổ xung Tổng số Nguồn NS Nguồn tự bổ xung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I Khối QLVP 5.305.288.111 1.143.422.386 4.161.865.743 1 nhà 5 tầng TĐT 1.425.000.000 1.425.000.000 12 3 47.293.233 47.293.233 2 Máy vi tính phòng tổng hợp 22.955.850 22.955.850 0 II Phòng xuất khẩu 81.483.700 81.483.700 1.537.466 1.537.466 1 Máy điều hòa 15.544.000 15.544.000 0 2 Máy vi tính 33.124.700 33.124.700 0 III Phòng KD 515.441.470 89.466.662 425.974.808 7.997.159 7.997.159 1 Dây chuyền lắp ráp XM 244.513.000 15.000.000 229.513.000 0 2 Nhà kho+ VP xe máy 44.492.739 22.643.373 21.849.366 12 12 5.300.994 5.300.994 IV Phòng KD vật tư 79.272.920 17.278.613 61.994.307 9.150.319 2.197.719 6.952.600 1 Máy điều hòa 19.276.000 19.276.000 12 20 3.662.600 3.662.600 2 Nhà Văn phòng 38.396.920 17.278.613 21.118.307 12 6 2.197.719 2.197.719 V Cửa hàng dịch vụ LIXEA 212.956.645 35.252.870 177.703.775 19.448.040 1 nhà cửa hàng 25.375.680 25.375.680 0 Cộng 6.194.442.846 1.285.420.513 4.909.022.333 205.633.01 7.647.542 Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc mua sắm sửa chữa , xây dựng thanh lý tài sản cố định , căn cứ vào các phiếu chi để lập NKCT cà vào sổ cái các tài khoản liên quan Sổ cái Năm 2004 TK 211 Số dư đầu năm Nợ Có 5.412.175.612 ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cộng TK111 24.187.000 29.350.900 44.240.440 18.635.000 116.413.340 TK112 181.679.992 393.83.428 574.763.35 TK333 2.000.000 2.000.000 TK241 406.099.884 406.099.884 Cộng phát sinh Nợ 24.187.000 435.450.784 225.920.362 413.718.428 1.099.276.574. Có 317.200.000 317.200.000 Dư cuối kỳ Nợ 5.436.362.612 5.871.813.396 6.97.733.758 6.194.252.186 6.194.252.186 Có Ngày 31/12/2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Công ty SX- XNK Xe đạp, xe máy Hà Nội cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Địa chỉ 231 Tôn Đức Thắng độc lập- tự do – hạnh phúc Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định năm 2004 STT Tên TSCĐ và đơn vị sử dụng Nguyên gia Thời gian Ghi chú Tổng số Nguồn NS Nguồn TBS I Dư ĐK 1/1/2004 5.412.175.612 1.285.513 4.126.755.099 II Tăng trong kỳ 1.099.467.234 1.099.467.234 1 Văn phòng công ty 1.099.467.234 1.099.467.234 2 Sửa chữa nâng cấp CH XM 37.107.000 37.107.000 3 XD xây lắp đặt trạm biến áp 136.105.079 136.105.079 15 Tăng tháng 5/2004 4 XD xưởng sản xuất 269.994.805 269.994.805 20 Tăng tháng 4/2004 5 Mua 7 bộ máy hàn 181.055.160 181.055.160 8 Tăng tháng 9/2004 6 Ô tô FORD 417.018.190 417.018.190 10 Tăng tháng 11/2004 7 Máy dập khủyu 24.187.000 24.187.000 7 Tăng tháng 3/2004 8 Máy tiện vạn năng 34.000.000 34.000.000 8 Tăng tháng 9/2004 Giảm trong kỳ 317.200.000 317.200.000 Ô tô MAZDA 317.200.000 317.200.000 Dư cuối kỳ 31/12/2004 6.194.442.846 1.285.513 4.9.9.022.333  Sổ cái Năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có 216.231.263 Ghi có TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng TK 111 1.475.000 1.774.000 1.712.000 4.961.000 1121 0 141 106.622.270 106.622.270 4111 0 627 0 Cộng phát sinh Nợ 1.475.000 1.068.396.270 1.712.000 0 1.071.583.270 Có 0 1.269.994.805 0 3.187.000 1.273.181.805 Dư cuối kỳ Nợ 217.706.263 16.107.728 17.819.728 1.273.181.805 14.632.728 Có TK 241 Ngày 31/12/2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Sổ cái Năm 2004 TK 214 Số dư đầu năm Nợ Có 1.707.637.590 Ghi có TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng 111 317.200.000 317.200.000 Cộng phát sinh Nợ 317.200.000 317.200.000 Có 39.823.719 40.523.168 40.713.943 46.979.204 167.500.034 Cộng phát sinh Nợ 0 Có 1.747.461.309 1.787.984.477 1.828.158.420 1.557.937.624 1.557.937.624 Ngày 31/12/2004 Người lập biểu Kế toán trưởng  Bảng tổng hợp số liệu Tài sản có đến ngày 21/12/2004 STT Tên TSCĐ và đơn vị sử dụng Nguyên giá TSCĐ tỷ lệ % Số tiền khấu hao cơ bản Tổng số Nguồn NS Nguồn tự bổ xung Tổng số Nguồn NS Nguồn tự bổ xung 1 2 3 4 5 7 8 9 10 I Khối QLVP 5.305.288.111 1.143.613.028 4.161.675.083 1.557.937 1 vô tuyến 2 Nhà phòng đo kiểm II Phòng xuất khẩu 1 Máy điều hòa 2 Máy vi tính III Phòng KD 1 Dây chuyền lắp ráp XM 2 Máy điều hòa IV Phòng KD vật tư 1 Máy điều hòa 2 Tủ lạnh V Cửa hàng dịch vụ LIXEA 1 nhà cửa hàng Cộng Đơn vị : Công ty SX-XNK xe đạp xe máy HN Mẫu số :02-TSCĐ Địa chỉ : 213 Tôn Đức Thắng , ĐĐ,HN Ban hành kàm theo QĐsố :1141-TC/QĐ/CĐKT THẻ TSCĐ số 8 Ngày 8tháng 12năm 2004 lập thẻ Kế toán trưởng (ký ,họ tên ) : Nguyễn Văn Đạo Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 4 ngày 1 tháng 12 năm 2004 Tên ,ký hiệu , mã hiệu , quy cách(cấp hạng) : Xe ô tô MAZDA323 Nước sản xuất : Việt Nam Năm sản xuất ; 1992 Thể tích là m việc của động cơ : 1000 cm3 Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày :……9……tháng…12.năm2004 Lý do đình chỉ Chứng từ số Nguyên giá TSCĐ Gía trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Gía trị hao mòn Cộng dồn 05 25/12/1995 Thanh lý ô tô 317.200.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 203 2004 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 35.244.444,45 70.488.888,9 105.733.333,4 140.977.777,8 176.222.222.3 211.466.666,7 246.711.111,2 281.955.555,6 317.200.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số …ngày 8…tháng12…năm2004 Lý do giảm…………………….  Nhật ký chứng từ số 10 cho TK 211 STT Ctừ Diễn giải Ghi có TK……Nợ TK211 Ghi có TK 211 , Ghi nợ các TK Dư cuối tháng Số Ngày 141 241 Cộng 214 Cộng Nợ Có 1 Dư đầu kỳ 5.147.828.921 5.147.828.921 2 23/10 Mua ô tô FORD 417.018.190 417.018.190 3 17/12 Máy dập trục khuỷu 21.000.000 3.187.000 24.187.000 4 26/12 Máy tiện vạn năng 34.000.000 34.000.000 5 2/12 Thanh lý ô tô Mazda 317.200.000 317.200.000 6 7 Cộng 5.619.301.111 3.187.000 5.622.488.111 317.200.000 317.200.000 5.35.288.111 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0536.doc
Tài liệu liên quan